Kết quả nghiên cứu thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tài liệu Kết quả nghiên cứu thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội: DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0014JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 127-137 This paper is available online at KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TÍNH TÍCH CỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMHÀ NỘI Trần Thị Tuyết Mai Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này đề cập đến thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN), bao gồm: nhận thức của sinh viên về lợi ích của NCKH, thực trạng các biểu hiện tính tích cực NCKH (tính chủ động, tính tự giác, tính tự tin, kết quả NCKH), những thuận lợi và khó khăn trong NCKH của sinh viên, từ đó đưa ra các đề xuất biện pháp góp phần nâng cao tính tích cực NCKH của sinh viên hiện nay. Từ khóa: Tính tích cực, sinh viên, giảng viên, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 1. Mở đầu Ở Hoa Kì, trong chiến lược 1998 - 2000 của Bộ Giáo dục đã ghi nhận NCKH giáo dục góp phần cải thiện nền giáo dục quốc gia ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0014JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 127-137 This paper is available online at KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TÍNH TÍCH CỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMHÀ NỘI Trần Thị Tuyết Mai Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này đề cập đến thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN), bao gồm: nhận thức của sinh viên về lợi ích của NCKH, thực trạng các biểu hiện tính tích cực NCKH (tính chủ động, tính tự giác, tính tự tin, kết quả NCKH), những thuận lợi và khó khăn trong NCKH của sinh viên, từ đó đưa ra các đề xuất biện pháp góp phần nâng cao tính tích cực NCKH của sinh viên hiện nay. Từ khóa: Tính tích cực, sinh viên, giảng viên, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 1. Mở đầu Ở Hoa Kì, trong chiến lược 1998 - 2000 của Bộ Giáo dục đã ghi nhận NCKH giáo dục góp phần cải thiện nền giáo dục quốc gia và trong chiến lược này họ đã xác định những vấn đề ưu tiên tổ chức cho sinh viên NCKH [3]. Tác giả Francesco Cordasci và Elliots S.M Galner [14] đã chỉ ra những hoạt động cụ thể để hình thành kĩ năng NCKH cho sinh viên. Tác giả Gary Anderson (New York) [15] đã đặt trọng tâm vào việc tìm tòi các nguyên tắc, phương pháp cũng như công cụ, kĩ thuật nghiên cứu khoa học giáo dục để huấn luyện cho sinh viên. Bên cạnh đó, Brian Allison đã chỉ ra cho sinh viên các kĩ năng nghiên cứu, như: kĩ năng tiến hành một cuộc điều tra mẫu, kĩ năng thiết kế một bảng hỏi...[13]. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về hoạt động NCKH của sinh viên có hai hướng. Một là khẳng định tầm quan trọng của NCKH đối với sinh viên, hai là đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Hướng thứ nhất: theo các công trình nghiên cứu của các tác giả, công tác NCKH của sinh viên là phương pháp có hiệu quả nhất trong việc đào tạo chuyên gia có chất lượng [9]. Trong tác phẩm về “Tự học, tự giáo dục, tự nghiên cứu” [10], tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cũng đã nói đến tầm quan trọng của NCKH đối với các trường sư phạm. Đặc biệt ông nhấn mạnh đến trách nhiệm của người thầy ở đại học là phải gây hứng thú tập dượt, tìm tòi, nghiên cứu cho sinh viên. Theo hướng thứ hai: nhiều tác giả đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả của các hoạt động NCKH của sinh viên. Theo đó cần đưa vào quá trình học tập của sinh viên các yếu tố NCKH, cần đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống về phương pháp NCKH cho sinh viên. Tác giả Nguyễn Tấn Phát [8] và Hà Thế Ngữ [5] cho rằng việc đưa NCKH vào trường học là một vấn đề quan trọng sẽ thúc đẩy sự phát triển khoa học, đem lại những tiến bộ vững chắc cho công tác dạy học và giáo dục, đồng thời nâng cao hiệu quả đào tạo ở các trường Sư phạm. Ngày nhận bài: 10/9/2016. Ngày nhận đăng: 12/12/2016. Liên hệ: Trần Thị Tuyết Mai, e-mail: tuyetmaik57tlgd@gmail.com 127 Trần Thị Tuyết Mai Gần đây, còn có công trình nghiên cứu của tác giả Đào Thị Oanh về NCKH giáo dục trong trường sư phạm. Tác giả nhấn mạnh đây là hoạt động đặc thù trong lĩnh vực giáo dục. NCKH giáo dục là hoạt động có tính hệ thống, xuất phát từ những vấn đề cần giải quyết trong hoạt động giáo dục, hay nhằm phát hiện ra những khái niệm, quy luật mới của thực tiễn giáo dục mà trước đó ta chưa biết [6]. Bên cạnh đó, trường Sư phạm không chỉ là nơi đào tạo giáo viên mà phải là trung tâm NCKH cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học sư phạm [1]. Trong thời đại bùng nổ thông tin và phát triển khoa học công nghệ với tốc độ gia tăng như hiện nay, việc thúc đẩy NCKH và chuyển giao công nghệ là đòn bẩy để các trường Đại học phát triển bền vững, vươn ngang tầm quốc tế [2]. Hơn thế, trong xu thể đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay, các trường đại học lớn phải là trung tâm nghiên cứu mạnh của cả nước [11]. Mặt khác, theo Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH về quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề đã nêu rõ năng lực NCKH là tiêu chí quan trọng và rất cần thiết phải trang bị đối với người giáo viên trong tương lai [12]. Trên thực tế, đào tạo và nghiên cứu là hai mặt có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản, trong đó NCKH là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Quá trình đào tạo ở các trường Sư phạm, không chỉ đơn thuần là dạy kiến thức mà còn tổ chức cho sinh viên NCKH nhằm trang bị kĩ năng nghiên cứu, năng lực học tập suốt đời [4]. Trong các năng lực, giáo viên, giảng viên sư phạm cần có các năng lực: năng lực nghiệp vụ sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục, năng lực quản lí đào tạo [7]. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, trường ĐHSP Hà Nội luôn coi việc tổ chức, phát triển hoạt động NCKH của sinh viên là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường. Sinh viên đã và đang tham gia vào hoạt động NCKH. Tuy nhiên, ở một bộ phận sinh viên hiện nay chỉ tham gia mang tính chất phong trào mà chưa tích cực, chủ động trong NCKH nên hiệu quả mang lại chưa cao. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng này là do sinh viên còn thiếu tính tích cực. Vấn đề đặt ra là phải phát huy tính tích cực của sinh viên trong hoạt động NCKH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐHSPHN. Nội dung bài viết dưới đây đề cập đến kết quả nghiên cứu thực trạng tính tích cực NCKH của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội và định hướng đề xuất biện pháp nhằm góp phần nâng cao tính tích cực NCKH của sinh viên hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tổ chức nghiên cứu - Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, đề tài tìm hiểu thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội và đưa ra một số định hướng biện pháp góp phần nâng cao tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên. - Đối tượng và khách thể: Nghiên cứu thực trạng biểu hiện tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội. Việc nghiên cứu được tiến hành trên 187 sinh viên thuộc các khoa: Tâm lí - Giáo dục học, Triết học, Khoa Vật lí, Khoa Hóa học và khoa Ngữ Văn và lấy ý kiến phỏng vấn của 20 giảng viên. - Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng bao gồm: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học. 128 2.2. Thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.2.1. Nhận thức của sinh viên về lợi ích của nghiên cứu khoa học Theo đánh giá của sinh viên các em cho rằng NCKH mang lại cho các em nhiều lợi ích khác nhau. Trước hết, đa số các em cho rằng NCKH để tìm hiểu, khám phá và tích lũy các kiến thức cần thiết phục vụ cho học tập. Với những kiến thức ấy góp phần làm cho tầm hiểu biết của các em phong phú hơn. Em N.L.T chia sẻ: "Kiến thức là vô tận, mỗi ngày chúng em lại được học thêm một ít. Qua các đề tài nghiên cứu khoa học, em lại mở rộng thêm vốn kiến thức của bản thân mình". Đồng thời, thông qua NCKH các em còn được rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng viết, kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề... Từ đó giúp các em hình thành và phát triển tư duy độc lập, phản biện và sáng tạo. Em Đ.V.D chia sẻ: "Em thấy lợi ích lớn nhất mà em thu được khi tham gia NCKH là rèn luyện các kĩ năng phục vụ trực tiếp cho quá trình học tập và cho hoạt động của người giáo viên sau này". Đồng thời, việc tham gia NCKH cũng mang lại nhiều lợi ích cho kết quả học tập, áp dụng các kiến thức và kĩ năng đã có vào giải quyết các nhiệm vụ học tập mà giảng viên đề ra. Hơn thế, những kết quả NCKH còn được áp dụng vào giải quyết các vấn đề của thực tế đời sống... Bên cạnh đó, một số ít sinh viên còn cho rằng, NCKH để khẳng định chính bản thân mình. Ngoài ra, thông qua NCKH sinh viên còn được học hỏi tác phong, kĩ năng làm việc của giảng viên và học hỏi những điểm mạnh của những bạn khác trong nhóm nghiên cứu. Cùng với đó, chúng tôi cũng tìm hiểu về tác động của NCKH đối với nghề nghiệp sau này của sinh viên, những giáo viên tương lai. NCKH giúp các em trang bị các kiến thức đầy đủ và toàn diện hơn. NCKH còn cung cấp kĩ năng, kinh nghiệm giảng dạy về các vấn đề logic, khoa học. Mặt khác, giúp sinh viên có ý thức trách nhiệm về công việc, yêu nghề, yêu công việc hơn. Bên cạnh đó, còn rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và rèn phong cách làm việc với giảng viên để sau này có kĩ năng làm việc với học sinh... 2.2.2. Thực trạng biểu hiện tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường ĐHSPHN Bảng 1: Biểu hiện tính chủ động trong nghiên cứu khoa học của sinh viên trường ĐHSPHN TT Các biểu hiện ĐTB ĐLC Các mức độ Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên 1 Tự mình xác định tên đềtài NCKH 2,79 0,78 3,3 44,3 37,7 14,8 2 Tự đặt ra mục tiêu nghiên cứu cụ thể của cá nhân 2,54 0,85 8,2 44,3 32,8 14,8 3 Tự xây dựng kế hoạch nghiên cứu 2,58 0,86 4,9 41,0 41,0 13,1 4 Chủ động tìm đọc các sách báo, tạp chí và công trình NCKH liên quan 2,75 0,84 3,3 32,8 39,3 24,6 5 Tự xây dựng bộ công cụ NCKH 2,26 0,79 16,4 31,1 47,5 4,9 129 Trần Thị Tuyết Mai 6 Lựa chọn các phương pháp NCKH phù hợp với bản thân 2,57 0,83 11,5 47,5 26,2 14,8 7 Tự đi thu thập các số liệu thực tế 2,58 0,89 14,8 47,5 21,3 16,4 8 Xử lí và phân tích các sốliệu thu được 2,66 0,90 16,4 49,2 16,4 18,0 9 Chủ động tìm kiếm cách thức để giải quyết các nhiệm vụ NCKH 2,72 0,76 4,9 54,1 34,4 6,6 10 Vận dụng kiến thức đã có vào giải quyết các nhiệm vụ NCKH 2,76 0,79 1,6 54,1 27,9 16,4 11 Vận dụng các kĩ năng đã có vào giải quyết các nhiệm vụ NCKH 2,78 0,79 1,6 41,0 42,6 14,8 12 Chủ động xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn sau các nội dung NCKH 2,85 0,83 4,9 47,5 26,2 21,3 * Ghí Chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn Trong biểu hiện tính chủ động, ta thấy biểu hiện "Xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn sau các nội dung NCKH" xếp vị trí thứ nhất với X = 2,85. Như vậy, đa số sinh viên đánh giá rằng các em thường chủ động trong việc xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn về các nội dung NCKH. Em Đ.V.D chia sẻ: "Sau khi kết thúc mỗi nội dung, nhiệm vụ NCKH là em và các bạn đều liên hệ để gặp gỡ cô giáo nhờ cô góp ý và chỉnh sửa giúp các em". Xếp vị trí tiếp theo là "Xác định tên đề tài NCKH" với X = 2, 79. Điều này cho thấy hầu hết sinh viên đều chủ động trong việc đưa ra tên đề tài NCKH. Sở dĩ như vậy vì để thực hiện một đề tài NCKH thì công việc đầu tiên và khó khăn là việc xác định cho mình tên đề tài phù hợp. Em B.T.L chia sẻ: "Em thường nghĩ ra 1, 2 thậm chí 4,5 cái tên đề tài NCKH, em vạch sẵn ra sau đó mới nhờ thầy, cô chỉ cho tên nào là phù hợp với ý tưởng mình sẽ thực hiện trong đề tài này". Xếp vị trí cuối cùng là "Xây dựng bộ công cụ NCKH" với X = 2,26. Điều này cho thấy, đa số sinh viên vẫn chưa thật sự chủ động trong việc xây dựng cho đề tài của mình bộ công cụ để điều tra thực tế. Em T.T.L chia sẻ: "Em thấy đây là công việc khó khăn nhất và sau khi tìm hiểu lí luận xong, chúng em thường chờ cô giáo định hướng cấu trúc rồi mới đi xây dựng bộ công cụ. Em thấy tự mình xây dựng bộ công cụ rất khó". Như vậy, có thể thấy biểu hiện "Xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn sau các nội dung NCKH là biểu hiện được sinh viên thực hiện nhiều nhất, và biểu hiện "Xây dựng bộ công cụ NCKH" ít được sinh viên chủ động thực hiện. 130 2.2.3. Thực trạng biểu hiện tính tự giác trong nghiên cứu khoa học của sinh viên trường ĐHSPHN Bảng 2: Biểu hiện tính tự giác trong nghiên cứu khoa học của sinh viên trường ĐHSPHN TT Các biểu hiện ĐTB ĐLC Các mức độ Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên 1 Tự giác trao đổi các băn khoăn, thắc mắc với giảng viên hướng dẫn trong quá trình NCKH 2,84 0,82 6,6 42,6 23,0 27,9 2 Tuân thủ theo các bước của quá trình NCKH 2,85 0,82 4,9 42,6 32,8 19,7 3 Thực hiện các nhiệm vụ NCKH nghiêm túc, kỉ luật 2,89 0,81 3,3 45,9 27,9 23,0 4 Hoàn thành các nội dung NCKH đúng thời hạn quy định 2,68 0,85 14,8 45,9 26,2 13,1 5 Tự giác giải quyết các nhiệm vụ NCKH theo đúng yêu cầu 2,66 0,75 6,6 47,5 37,7 8,2 6 Tự mình hoàn thiện báo cáo đề tài NCKH 2,25 0,87 21,3 26,2 44,3 8,2 Trong biểu hiện tính tự giác, ta thấy biểu hiện "Thực hiện các nhiệm vụ NCKH nghiêm túc, kỉ luật" xếp vị trí thứ nhất với X = 2,89. Điều này cho thấy đa số sinh viên khi NCKH đều có tính nghiêm túc, kỉ luật. Sở dĩ như vậy, vì để hoàn thành các nhiệm vụ NCKH các em cần có tổ chức kỉ luật tốt để thực hiện các công việc đã đề ra. Em L.T.L chia sẻ: "Em thấy một trong những điều cần thiết trong NCKH là tính kỉ luật. Em cũng tự đặt ra cho mình những yêu cầu để thực hiện theo các yêu cầu đó". Bên cạnh đó, biểu hiện "Tuân thủ theo các bước của quá trình NCKH" xếp vị trí thứ 2 với X = 2,85. Điều này có nghĩa đa số sinh viên cũng cho rằng các em đã tuân thủ theo các bước trong quá trình làm NCKH. Việc thực hiện theo đúng quy trình giúp các em thu được kết quả NCKH tốt hơn. Em Đ.T.L chia sẻ: "Em được giảng viên hướng dẫn các bước NCKH và từ đó em thực hiện theo đúng các bước để đảm bảo tiến trình và chất lượng nhiệm vụ yêu cầu" . Xếp vị trí cuối cùng là "Giải quyết các nhiệm vụ NCKH theo đúng yêu cầu đề ra" với X = 2,66. Như vậy, đa số sinh viên cho rằng việc giải quyết các nhiệm vụ NCKH chưa được các em thực hiện tốt so với các biểu hiện trên. Sở dĩ như vậy vì không phải nhiệm vụ nào các em cũng thực hiện và tìm ra cách giải quyết cho các nhiệm vụ đó. Đôi khi các em phải cần đến sự đốc thúc của giảng viên thì mới giải quyết các nhiệm vụ. Em T.V.Đ chia sẻ: "Không phải nhiệm vụ nào đề ra em cũng tìm cách giải quyết được. Đôi khi gặp nhiệm vụ khó khăn làm em không kiên trì và có lúc thậm chí bỏ mặc". Như vậy, có thể thấy biểu hiện "Thực hiện các nhiệm vụ NCKH nghiêm túc, kỉ luật" là biểu hiện được sinh viên thực hiện nhiều nhất, và biểu hiện "Giải quyết các nhiệm vụ NCKH theo đúng yêu cầu đề ra" ít được sinh viên tự giác thực hiện. 131 Trần Thị Tuyết Mai 2.2.4. Thực trạng biểu hiện tính tự tin trong nghiên cứu khoa học của sinh viên trường ĐHSPHN Bảng 3: Biểu hiện tính tự tin trong nghiên cứu khoa học của sinh viên trường ĐHSPHN TT Các biểu hiện ĐTB ĐLC Các mức độ Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên 1 Tự tin nêu ra các ý tưởng cá nhân 2,59 0,94 13,1 31,1 36,1 19,7 2 Bảo vệ ý tưởng, quan điểm NCKH của mình trước nhóm nghiên cứu 2,58 0,79 4,9 55,7 32,8 6,6 3 Bảo vệ ý tưởng, quan điểm NCKH của mình trước giảng viên hướng dẫn 2,44 0,81 4,9 55,7 32,8 6,6 4 Phản biện lại các quan điểm của nhóm nghiên cứu đưa ra 2,29 0,72 11,5 41,0 44,3 3,3 5 Phản biện lại các quan điểm giảng viên hướng dẫn đưa ra 2,15 0,76 14,8 31,1 50,8 3,3 6 Tự tin thực hiện ý tưởng NCKH của mình đến cùng 2,50 0,75 8,2 42,6 41,0 8,2 7 Giải quyết các khó khăn trong quá trình NCKH theo cách riêng của mình 2,48 0,72 6,6 42,6 45,9 4,9 Trong biểu hiện tính tự tin, ta thấy biểu hiện "Tự tin nêu ra các ý tưởng cá nhân" xếp vị trí thứ nhất với X = 2,59. Điều này cho thấy hầu hết các em sinh viên khi tham gia NCKH đã mạnh dạn nêu ra ý tưởng cá nhân của mình. Có tự tin nêu ra ý tưởng thì giảng viên hay nhóm nghiên cứu mới biết và định hướng được cho ý tưởng đó như thế nào. Em L.V.M chia sẻ: "Em thấy mình đã có sự tự tin khi nêu ra ý tưởng trước giảng viên. Em thấy nếu không nói rõ ý tưởng của mình ra thì giảng viên cũng rất khó định hướng cho mình". Xếp vị trí thứ 2 là "Bảo vệ ý tưởng, quan điểm NCKH của mình trước nhóm nghiên cứu" với X = 2,58. Như vậy, sinh viên cho rằng các em đã dám đứng ra bảo vệ quan điểm cá nhân trước nhóm nghiên cứu. Thông thường, các em cùng làm chung một đề tài NCKH nên có nhóm riêng của mình để cùng thực hiện các nhiệm vụ NCKH. Em B.T.D có chia sẻ: "Em thấy ý kiến của mình là đúng đắn, phù hợp thì sẽ bảo vệ đến cùng". Xếp vị trí cuối cùng là "Phản biện lại các quan điểm giảng viên hướng dẫn đưa ra" với X = 2,15. Điều này có nghĩa sinh viên ít khí phản biện lại ý kiến của giảng viên. Sở dĩ như vậy vì hầu hết các em cho rằng giảng viên luôn chính xác trong mọi vấn đề và kể ra các em có ý kiến khác cũng không tự tin để phản biện điều mà giảng viên đã nêu ra. Em L.T.T chia sẻ: "Em không phản biện lại ý kiến của giảng viên vì em thấy những điều giảng viên đưa ra đã thuyết phục rồi". 132 Như vậy, có thể thấy biểu hiện "Tự tin nêu ra các ý tưởng cá nhân" là biểu hiện được sinh viên thực hiện nhiều nhất, và biểu hiện "Phản biện lại các quan điểm giảng viên hướng dẫn đưa ra" sinh viên ít tự tin thực hiện. 2.2.5. Thực trạng biểu hiện kết quả trong nghiên cứu khoa học của sinh viên trường ĐHSPHN Bảng 4: Biểu hiện kết quả trong NCKH của sinh viên trường ĐHSPHN TT Các biểu hiện ĐTB ĐLC Các mức độ Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên 1 Phát triển các đề tài NCKH thành đề tài NCKH Cấp Trường 1,71 079 44,3 13,1 41,0 1,6 2 Phát triển các đề tài NCKH thành công trình dự thi sinh viên NCKH cấp Bộ 1,54 079 60,7 6,6 27,9 4,9 3 Phát triển đề tài NCKH thành Khóa luận tốt nghiệp 2,08 091 26,2 21,3 45,9 6,6 4 Công bố kết quả về đề tài NCKH trong kỉ yếu Hội thảo Khoa học 1,67 087 54,1 14,8 26,2 4,9 5 Công bố bài báo cùng với giảng viên trên Tạp chí Khoa học chuyên ngành 1,64 082 57,4 13,1 26,2 3,3 6 Áp dụng kết quả NCKH vào trong quá trình học tập 2,29 089 21,3 27,9 47,5 3,3 7 Áp dụng kết quả NCKH vào xử lí các tình huống trong cuộc sống 2,32 086 14,8 32,8 49,2 3,3 8 Áp dụng kết quả NCKH vào quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất nghề nghiệp 2,44 079 11,5 41,0 45,9 1,6 9 Áp dụng kết quả NCKH vào quá trình hình thành, phát triển kĩ năng nghề nghiệp 2,44 0,88 14,8 41,0 39,3 4,9 133 Trần Thị Tuyết Mai Trong biểu hiện kết quả NCKH, ta thấy biểu hiện "Áp dụng kết quả NCKH vào quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất nghề nghiệp" và Áp dụng kết quả NCKH vào quá trình hình thành, phát triển kĩ năng nghề nghiệp" cùng xếp vị trí thứ nhất vớiX = 2,44. Điều này cho thấy, đa số sinh viên đánh giá bản thân thường áp dụng kết quả NCKH trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng và phẩm chất nghề nghiệp để phục vụ cho tương lai. Em B.T.L chia sẻ: "Em thấy khi NCKH mình có thể áp dụng những kết quả NCKH để hình thành nên các phẩm chất nghề nghiệp, như tính tự tin, lòng kiên trì, ý chí nỗ lực...". Xếp vị trí cuối cùng là "Phát triển các đề tài NCKH thành công trình dự thi sinh viên NCKH cấp Bộ" với X = 1,54. Điều này có nghĩa ít sinh viên sau khi hoàn thành đề tài NCKH mà phát triển đề tài ấy lên thành công trình sinh viên NCKH nộp cho Bộ. Nhà trường rất khuyến khích sinh viên thực hiện điều này nhưng hầu như sinh viên chưa thực hiện được điều đó. Chia sẻ về điều này, em B.T.L nói: "Em thấy đề tài của mình chưa đủ "tầm" để có thể nâng lên thành đề tài cấp Bộ". Như vậy, có thể thấy biểu hiện “Áp dụng kết quả NCKH vào quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất nghề nghiệp" và “Áp dụng kết quả NCKH vào quá trình hình thành, phát triển kĩ năng nghề nghiệp" là biểu hiện được sinh viên thực hiện nhiều nhất, và biểu hiện "Phát triển các đề tài NCKH thành công trình dự thi sinh viên NCKH cấp Bộ" sinh viên ít thực hiện. 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong nghiên cứu khoa học của sinh viên trường ĐHSPHN Về thuận lợi Trước hết, do giảng viên tận tình hướng dẫn, sinh viên được trao đổi ý kiến với giảng viên, được thoải mái bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân. Cùng với đó, sinh viên cũng được trao đổi kinh nghiệm với các anh chị khóa trên để học hỏi thêm các kinh nghiệm NCKH. Bản thân sinh viên có sự tự tin, cảm thấy hứng thú với hoạt động NCKH. Khi các em có sự tự tin sẽ dám nêu ra ý tưởng nghiên cứu, thực hiện mọi nhiệm vụ và giải quyết các nhiệm vụ NCKH tới cùng. Cùng với niềm say mê, hứng thú NCKH sẽ giúp các em vượt qua những cản trở trong quá trình NCKH để đạt được mục tiêu đề ra. Từ nguồn tài liệu nghiên cứu phong phú, hấp dẫn, thú vị, sinh viên tham khảo, chọn lọc và sử dụng các tư liệu phù hợp từ các tài liệu vào trong quá trình nghiên cứu của bản thân. Mặt khác, sinh viên cũng có thể tham khảo các báo cáo khoa học từ những nhà khoa học, thầy cô, anh chị đã có từ trước nên học được cấu trúc cũng như cách viết một đề tài khoa học. Nhà trường cũng có chế độ ưu tiên cho những sinh viên tham gia NCKH góp phần khích lệ, động viên các em. Ngoài ra với sự ủng hộ từ bạn bè, gia đình giúp sinh viên có thêm tinh thần và động lực để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ NCKH. Về khó khăn Một bộ phận sinh viên cho rằng khó khăn khi NCKH là do các em chưa được hướng dẫn cụ thể, bài bản về cách thức NCKH, thời lượng về môn phương pháp NCKH được học ít và học muộn so với nhu cầu NCKH của các em. Một trong những khó khăn lớn nhất là do các em thiếu kiến thức, kĩ năng NCKH. Phải đến năm thứ 2,3 các em mới có điều kiện tiếp cận NCKH một cách có hệ thống hơn nhờ môn "phương pháp nghiên cứu khoa học". Tuy nhiên, với thời lượng trên lớp của môn học không đủ cho sinh viên thực hành nhiều. Mặt khác, một số tài liệu tham khảo hạn chế, một số tài liệu mang tính hàn lâm vượt ngoài sự hiểu biết của sinh viên. Các em cũng tự nhận thấy rằng do trình độ ngoại ngữ kém nên khó khăn trong quá trình tiếp cận các tài liệu nước ngoài về lĩnh vực nghiên cứu. 134 Các em không có nguồn kinh phí hỗ trợ cho quá trình NCKH. Theo các em, để NCKH bản thân sinh viên cũng phải có kinh phí nhất định để phục vụ cho việc in ấn tài liệu, đi lại và cho quá trình điều tra thực tế tại các trường phổ thông... Hạn chế về cơ sở vật chất, thiết bị nhất là các môn thực hành thí nghiệm như sinh học, hóa học...cũng là một trong những khó khăn được đa số sinh viên đưa ra. Ngoài ra, các em còn khó khăn trong việc sắp xếp thời gian NCKH vì thời gian học các môn học và kiến thức lí thuyết và bài tập cũng khá nhiều, chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể, thiếu tự tin, thiếu kinh nghiệm NCKH, khó khăn trong cách tiếp cận NCKH. Cùng một vấn đề, có nhiều ý kiến, khó tìm dẫn chứng để khẳng định ý kiến riêng của mình... 2.4. Định hướng biện pháp góp phần nâng cao tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường ĐHSPHN - Thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho sinh viên về NCKH: Nhà trường cần phổ biến cho sinh viên về các nội dung NCKH từ năm thứ nhất để tạo định hướng cho sinh viên được tham gia NCKH sớm hơn, thực hiện các nhiệm vụ NCKH theo đúng yêu cầu đề ra. Nhà trường cũng cần xây dựng nên chương trình hướng dẫn cụ thể cho sinh viên về NCKH. - Thứ hai: Tổ chức các hình thức bồi dưỡng: Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho sinh viên các kiến thức cơ bản về NCKH. Bên cạnh đó, nhà trường nên tổ chức các khóa đào tạo các kĩ năng NCKH cho sinh viên và cho các em có cơ hội được thực hành những kĩ năng này trên lớp học. Hơn thế, trường và khoa tổ chức các Hội thảo nhỏ về NCKH cho sinh viên, không chỉ giới hạn 1 hội thảo hằng năm cho sinh viên có đề tài được lựa chọn báo cáo ở cấp Khoa và cấp Trường. Mặt khác, trường phát triển các câu lạc bộ NCKH để sinh viên có cơ hội được giao lưu, trau dồi và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình NCKH. Đây cũng là cơ hội để các em kết hợp NCKH theo các nhóm nhỏ. - Thứ ba: Tổ chức NCKH song song với quá trình đào tạo, thông qua đào tạo: Giảng viên tổ chức giảng dạy các học phần dưới dạng NCKH, chia nhỏ học phần thành các vấn đề NCKH để sinh viên tập dượt. Giảng viên theo dõi quá trình sinh viên NCKH, giúp sinh viên nhiều hơn trong những vấn đề khó khăn nảy sinh trong quá trình NCKH, định hướng và có cách thức, phương pháp phù hợp để giải quyết các nhiệm vụ NCKH. Tổ chức các buổi thảo luận trên lớp về các chủ đề NCKH giúp sinh viên định hướng tốt hơn. Hoặc giảng viên có thể lồng ghép những nội dung NCKH trong các tiết dạy trên lớp. Đồng thời, giảng viên tích cực tương tác, hỗ trợ sinh viên mà mình hướng dẫn, giúp sinh viên lựa chọn đề tài phù hợp, gần gũi và gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với chuyên ngành đào tạo của các em. - Thứ tư: Nhà trường cần xây dựng cơ chế quản lí, giám sát hoạt động NCKH của sinh viên để sinh viên tham gia tích cực, tránh hiện tượng bỏ dở giữa chừng, nâng cao ý thức trách nhiệm của các em khi tham gia vào NCKH. Hàng năm nhà trường nên có công văn phát động rộng rãi phong trào NCKH về cấp Khoa để Khoa kết hợp với Liên chi đoàn - Hội sinh viên phát động thi đua NCKH cho các sinh viên. Bên cạnh đó, nhà trường nên tổ chức đánh giá, xếp loại và chế độ khen thưởng đối với các công trình NCKH của sinh viên đạt kết quả cao - Thứ năm: Hỗ trợ về mặt vật chất cho sinh viên NCKH: bao gồm kinh phí NCKH và các phương tiện kĩ thuật, trang thiết bị, cơ sở vật chất nói chung cho quá trình NCKH của sinh viên (nhất là đối với sinh viên khoa Hóa, Sinh học) rất cần có phòng thực hành thí nghiệm; Xây dựng hệ thống tư liệu mở cho sinh viên tham khảo trong suốt quá trình NCKH. Các nguồn tài liệu tham khảo cần được cập nhật thường xuyên trên hệ thống thư viện nhà trường. 135 Trần Thị Tuyết Mai 3. Kết luận Như vậy, NCKH có vai trò rất quan trọng trong nhiệm vụ đâò tạo ở trường Sư phạm. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên trường ĐHSPHN đã có tính tích cực NCKH nhưng vẫn ở mức chưa cao, các biểu hiện chủ yếu được thực hiện ở mức "Thỉnh thoảng". Yếu tố thúc đẩy các em nhiều nhất là do "Giảng viên hướng dẫn nhiệt tình, tâm huyết", "Giảng viên có trình độ, kinh nghiệm trong hướng dẫn sinh viên NCKH". Yếu tố cản trở lớn nhất là do sinh viên "Chưa tích lũy đủ kiến thức NCKH" và "Chưa có các kĩ năng NCKH". Từ thực trạng trên, Trường ĐHSPHN nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng cần có những biện pháp tác động kịp thời, có các cách thức hướng dẫn, động viên sinh viên hiệu quả để các em tích cực NCKH và thực hiện các ý tưởng NCKH đến cùng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Thị Kim Anh, 2014. Viện nghiên cứu khoa học sư phạm trong trường Đại học Sư phạm, Tạp Chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 59(6A), tr221 - 226. [2] Võ Thị Minh Chí, Hồ Lam Hồng, 2014. Thực trạng liên kết trong NCKH giữa các trường sư phạm, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 59(6A), tr 167-183. [3] Vũ Đình Cự, 1998. Giáo dục hướng tới thế kỉ XXI, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. [4] Nguyễn Văn Lượt, 2007. Ý chí trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Tạp chí Tâm lí học, Số 10 (103), Tr48 - 52. [5] Hà Thế Ngữ, 1982. Đưa kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục vào thực tiễn trường học, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Hà Nội. [6] Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung, 2014. Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giảng viên đại học sư phạm, Tạp Chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 59(6A), tr142-153. [7] Đào Thị Oanh, 2014. Giải pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu khoa học giáo dục, quản lí đào tạo cho giảng viên Đại học Sư phạm, Tạp Chí Giáo dục, Số 337, kì 1, tháng 7, tr37-43. [8] Nguyễn Tấn Phát, Công tác NCKH với việc nâng cao chất lượng đào tạo, Tạp chí nghiên cứu Số 5/1999, Hà Nội. [9] Nguyễn Thạc, Hoạt động NCKH của sinh viên, Tạp chí đại học và giáo dục chuyên nghiệp Số 8/1985, Hà Nội. [10] Nguyễn Cảnh Toàn, 2002. Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu, Tuyển tập tác phẩm, 2 tập, trường ĐHSP Hà Nội, trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông tây, Hà Nội. [11] Nghị quyết số 14 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. [12] Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề [13] Brian Allison, 1996. Research skills for students, Singapore. [14] Francesco Cordasci và Elliots S.M Galner, 1963. Research and report wrting, Nxb Barnes Noble, New York. [15] Gary Anderson, 1990. Fundamentals of education Research, New York. 136 ABSTRACT The status of active research of Hanoi National University of Education students Tran Thi Tuyet Mai Institute for Educational Reseach, Hanoi National University of Education This article refers to the status of active research of Hanoi National University of Education students, including: students’ awareness about the benefits of scientific research, the status performances of the active research (initiative, self- self-consciousness, self-confidence, the results of Scientific Research), the advantages and disadvantages of scientific research. Then, giving solutions plays an essential role in developing the active research of educational students. Keywords: Activity, students, lecturers, Hanoi National University of Education. 137

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4662_tttmai_9305_2130312.pdf
Tài liệu liên quan