Hiệu quả sử dụng ODA các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam

Tài liệu Hiệu quả sử dụng ODA các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam: TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 88 - 100 88 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ODA CÁC TỈNH TIỂU VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM Nguyễn Thị Lan Anh Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Tiểu vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực Trung du và miền núi phía Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong những năm qua, kinh tế của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc phát triển đạt tốc độ khá, đời sống của nhân dân đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, các tỉnh này vẫn còn là những tỉnh nghèo nhất Việt Nam: Thu nhập bình quân đầu người thấp, mức sống của dân cư còn nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng còn yếu kém,... Trong bối cảnh đó, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đóng góp trong tổng vốn đầu tư để phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống người dân. Sử dụng ODA ở Việt Nam cũng như ở các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc đã đạt được những thành công nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều...

pdf13 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả sử dụng ODA các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 88 - 100 88 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ODA CÁC TỈNH TIỂU VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM Nguyễn Thị Lan Anh Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Tiểu vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực Trung du và miền núi phía Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong những năm qua, kinh tế của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc phát triển đạt tốc độ khá, đời sống của nhân dân đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, các tỉnh này vẫn còn là những tỉnh nghèo nhất Việt Nam: Thu nhập bình quân đầu người thấp, mức sống của dân cư còn nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng còn yếu kém,... Trong bối cảnh đó, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đóng góp trong tổng vốn đầu tư để phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống người dân. Sử dụng ODA ở Việt Nam cũng như ở các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc đã đạt được những thành công nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế. Bài viết tập trung làm rõ hiệu quả sử dụng ODA ở các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc dựa trên phân tích dữ liệu từ điều tra khảo sát 171 cán bộ tham gia quản lý ODA và 425 người dân thụ hưởng ODA với sự hỗ trợ phân tích của phần mềm SPSS. Từ đó, phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả sử dụng ODA giúp các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý, các đơn vị thụ hưởng ODA xem xét nhằm đưa ra quyết định chính xác nâng cao hiệu quả sử dụng ODA ở các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ khóa: Hiệu quả sử dụng ODA, ODA, Tây Bắc. 1. Giới thiệu Khu vực Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, Việt Nam với tổng diện tích là 37,5 nghìn km2 chiếm 11,3% tổng diện tích toàn quốc, các dân tộc thiểu số chiếm trên 75% tổng dân số (Lê Thông và Nguyễn Quý Thao, 2012). Đến nay, toàn bộ khu vực này có số huyện nghèo chiếm trên một nửa của cả nước (43/62 huyện), trình độ dân trí thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, chính trị chưa thực sự ổn định,... Nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của khu vực là nguồn ngân sách Nhà nước tại địa phương và do ngân sách trung ương cấp, nguồn FDI chiếm tỷ lệ nhỏ, ODA hàng năm của các tỉnh đáp ứng khoảng 3% tổng vốn ngân sách của tỉnh. Sử dụng ODA trong thời gian qua của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc còn gặp nhiều khó khăn như khả năng bảo đảm vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA thấp; các địa phương trong vùng chưa chủ động đưa ra những chính sách, giải pháp cụ thể thu hút nguồn vốn ODA cho toàn vùng và cho từng địa phương; năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp huyện, thôn bản còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng... (Ban Chỉ đạo Tây Bắc, 2013). Bài viết tập trung nghiên cứu, làm rõ hiệu quả sử dụng ODA của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc thời gian qua nhằm đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng ODA, đóng góp tốt hơn trong phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc. 2. Tình hình thu hút ODA trong 20 năm qua của tiểu vùng Tây Bắc Trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2013 lượng ODA được ký kết ở các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc liên tục tăng. Như Bảng 1 dưới đây, số liệu cho thấy giai đoạn 2006 - 2010 với  Ngày nhận bài: 21/9/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016 Liên lạc: Nguyễn Thị Lan Anh, e - mail: lananhsonla@yahoo.com 89 lượng ODA được ký kết là lớn nhất trên 3.500 tỷ VNĐ, giai đoạn đó tỉnh Lai Châu có số lượng ký kết ODA lớn nhất đạt trên 1.400 tỷ VNĐ. Bảng 1. Ký kết ODA của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc từ 1993 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Giai đoạn Điện Biên Lai Châu Sơn La Trung bình 1993 - 1995 - - 31.710,0 10.570,00 1996 - 2000 98.250,0 98.250,0 478.571,0 225.023,67 2001 - 2005 333.000,0 333.000,0 763.421,0 476.473,67 2006 - 2010 1.021.658,0 1.461.430,0 1.177.843,0 1.220.310,33 2011 - 2013 - 165.800,0 - 55.266,67 Tổng số 1.452.908,0 2.058.480,0 2.451.545,0 1.987.644,33 Nguồn: Tổng hợp số liệu Báo cáo 20 năm hợp tác của các Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu Bảng 1 cũng cho thấy, lượng ODA ký kết trong 20 năm vừa qua giữa các tỉnh là không đồng đều, giai đoạn 1993 - 1995 chỉ có tỉnh Sơn La bắt đầu thu hút ODA, Tỉnh Lai Châu cũ chưa thu hút nguồn vốn này. Trong suốt thời gian từ 1996 - 2005, tỉnh Lai Châu cũ chỉ thu hút trên 862 tỷ VNĐ thì tỉnh Sơn La đã thu hút được trên 1.200 tỷ VNĐ. Nhưng kể từ khi tách tỉnh Lai Châu thành Lai Châu và Điện Biên thì từ năm 2006 tỉnh Lai Châu thu hút được trên 643 tỷ VNĐ, tỉnh Sơn La chỉ thu hút được chưa đầy 300 tỷ VNĐ. Từ năm 2011, các tỉnh này hầu như không thu hút thêm được ODA trong khi ký kết hàng năm của Việt Nam là ngày một tăng. Đây là điều đáng suy nghĩ khi các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc còn nhiều khó khăn. Để thấy rõ hơn thu hút ODA của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc trong thời gian qua cần thiết phải so sánh với các tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên và cả nước. Bảng 2. Tỷ lệ thu hút ODA của các vùng giai đoạn 1993 - 2013 Vùng Tổng ODA (Triệu đồng) Tỷ lệ so với cả nước (%) 1.Đồng bằng sông Hồng 177.222.450,0 32,60 2. Trung du và miền núi Bắc Bộ (12 tỉnh) 40.892.990,0 7,52 - Tây Bắc (4 tỉnh) 7.950.577,3 1,46 - Đông Bắc (8 tỉnh) 32.942.412,7 6,06 3. Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung 127.932.990,0 23,53 4. Tây Nguyên (4 tỉnh) 23.264.500,0 4,28 5. Đông Nam Bộ 107.113.260,0 19,70 6. Đồng bằng sông Cửu Long 67.233.980,0 12,37 Tổng 543.660.170,0 100,0 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các sở KH&ĐT tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu 90 Bảng 2 cho thấy tỷ lệ thu hút ODA của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc là thấp nhất cả nước. Nếu xét khu vực Tây Nguyên (4 tỉnh) so với Tây Bắc (4 tỉnh) thì khu vực Tây Nguyên khả năng thu hút ODA gấp hơn 3 lần so với tiểu vùng Tây Bắc. Từ đây có thể khẳng định rằng thu hút ODA của tiểu vùng Tây Bắc còn yếu, kém. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này, cũng như phải nghiên cứu, tìm hiểu để tăng khả năng thu hút ODA cho khu vực còn nhiều khó khăn như Tây Bắc. Hơn nữa số liệu trên cũng cho thấy trung bình một tỉnh của cả nước trong 20 năm qua ký kết ODA được trên 8.500 tỷ VNĐ để phục vụ phát triển kinh tế. Còn với 1 tỉnh của vùng Tây Bắc trong 20 năm qua mới ký kết được gần 2.000 tỷ VNĐ. Một lần nữa khẳng định ODA ký kết hàng năm ở Tây Bắc mới chỉ bằng 1/4 so với trung bình của cả nước. 3. Thực trạng hiệu quả sử dụng ODA của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc 3.1. Phương pháp đánh giá 3.1.1. Xây dựng thang đo, phiếu khảo sát Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm thực hiện mục đích xây dựng thang đo khảo sát, trong đó trình tự thực hiện gồm công việc: Xây dựng thang đo nghiên cứu, phỏng vấn ý kiến chuyên gia, tiến hành hiệu chỉnh thang đo. Thang đo về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ODA là thang đo được áp dụng theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Ngoại giao Nhật Bản - MOFA [2]. Thang đo với 5 nhóm tiêu chí gồm: Phù hợp, hiệu suất, hiệu quả, bền vững và tác động được hiệu chỉnh phù hợp với điều kiện áp dụng tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam. 3.1.2. Phương pháp khảo sát, thu thập ý kiến đánh giá Tác giả đã tiến hành khảo sát tại 33 (trong 43 dự án đang thực hiện) dự án ODA tại khu vực 3 tỉnh Tây Bắc là Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. Trong đó: Sơn La 16 dự án, Lai Châu 8 dự án và Điện Biên 9 dự án. Tại các dự án, tác giả cũng thực hiện việc khảo sát người dân tại các khu vực mà dự án thực hiện. Số lượng phiếu khảo sát phát ra đối với đối tượng cán bộ quản lý các cấp là 185 phiếu, số phiếu thu về là 178 phiếu, số phiếu hợp lệ là 171 phiếu, chiếm tỷ lệ 92%. Số lượng phiếu khảo sát phát ra đối với đối tượng người dân thụ hưởng là 480 phiếu, số phiếu thu về là 425, số phiếu hợp lệ là 376 phiếu, chiếm tỷ lệ 78,3%. 3.1.3. Phương pháp phân tích dữ liệu Dữ liệu sau khi được thu thập về, tiến hành mã hóa, kiểm tra. Sau đó, xử lý dữ liệu được tiến hành dựa vào ứng dụng phần mềm SPSS. Các bước của giai đoạn phân tích gồm: Thống kê mô tả và thống kê suy luận, Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích T - test. 3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng ODA tiểu vùng Tây Bắc Kết quả kiểm định dữ liệu khảo sát cán bộ quản lý ODA: Kết quả cho thấy, đối với thang đo khảo sát tính phù hợp các biến quan sát PH4, PH5, PH6 có hệ số tương quan biến - 91 tổng ở mức thấp hơn 0,3, do đó các biến này cần phải loại bỏ khỏi thang đo. Sau khi loại bỏ ba biến này, thang đo có được hệ số tin cậy là 0,831, các hệ số tương quan biến tổng và hệ số Cronbach - alpha nếu loại biến đều đảm bảo, do đó dữ liệu của thang đo sau khi bỏ các biến là đảm bảo độ tin cậy. Với các thang đo khác, hệ số Cronbach - alpha đều đạt mức cao trên 0,7, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt trên 0,3, hệ số Cronbach - alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều thấp hơn giá trị hệ số hiện tại, do đó dữ liệu của các thang đo đã đảm bảo độ tin cậy, không có biến quan sát nào cần bị loại bỏ khỏi thang đo. Bảng 3. Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo khảo sát Đối tượng Thang đo Cronbach - alpha Biến quan sát loại bỏ Cán bộ quản lý dự án Phù hợp 0,831 PH4, PH5, PH6 Hiệu quả 0,897 Không Hiệu suất 0.853 Không Tác động 0,777 Không Bền vững 0,924 Không Người dân Phù hợp 0,916 Không Hiệu quả 0,797 Không Hiệu suất 0,870 Không Tác động 0,845 Không Bền vững 0,869 Không Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát Kết quả kiểm định dữ liệu khảo sát người dân hưởng lợi: Kết quả kiểm định cho thấy, dữ liệu khảo sát người dân với các yếu tố bao gồm tính hiệu quả, tính hiệu suất, tính tác động, tính bền vững, tính phù hợp của dự án đều có hệ số Cronbach - alpha đạt giá trị cao, thấp nhất trong đó là giá trị 0,797 của thang đo tính hiệu quả. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị cao hơn 0,5 cho thấy có sự tương quan tốt giữa biến quan sát và thang đo mà các biến đó biểu diễn. Như vậy, dữ liệu khảo sát của các thang đo đã đảm bảo độ tin cậy. 3.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng ODA tiểu vùng Tây Bắc 3.3.1. Đánh giá về tính phù hợp Kết quả thống kê cho thấy, cán bộ quản lý đánh giá ở mức trung bình khá về tính phù hợp của dự án (3,60 - 3,75), đối với người dân thì một số nhận định đạt được ở mức trung bình khá, một số ở mức khá. Kết quả đánh giá được thể hiện Hình 1. 3.3.2. Đánh giá về tính hiệu quả Kết quả đánh giá cho thấy, các nhận định về tính hiệu quả của các dự án ODA đang được đội ngũ cán bộ quản lý cũng như người dân thụ hưởng đánh giá ở mức trung bình khá. 92 Hình 1. Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá tính phù hợp của ODA Hình 2. Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá tính hiệu quả của ODA 3.3.3. Đánh giá về tính hiệu suất Hình 3. Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá tính hiệu suất của ODA 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 PH1 PH2 PH3 PH4 PH5 PH6 3,82 3,76 3,75 3,74 3,77 3,66 3,61 3,76 3,7 Người dân Cán bộ quản lý 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 HQ1 HQ2 HQ3 HQ4 3,73 3,61 3,61 3,64 3,59 3,76 3,63 3,76 Người dân Cán bộ quản lý 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 HS1 HS2 HS3 HS4 HS5 3,58 3,54 3,56 3,51 3,63 3,74 3,73 3,68 3,75 3,72 Người dân Cán bộ quản lý 93 Kết quả khảo sát cho thấy, cán bộ quản lý dự án đánh giá tính hiệu suất của ODA chỉ đạt mức trung bình, người dân thì cho rằng tính hiệu suất đạt ở trung bình khá. 3.3.4. Đánh giá về tính tác động Mức độ tác động của các chương trình, dự án có sử dụng ODA được đánh giá như sau: Kết quả phân tích cho thấy, khi đánh giá về tính tác động của dự án, cán bộ quản lý dự án đánh giá ở mức khá cao (từ 3,81 - 3,84). Còn người dân thì đánh giá ở mức trung bình (từ 3,59 - 3,66). Hình 4. Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá tính tác động của ODA 3.3.5. Đánh giá về tính bền vững Kết quả đánh giá tính bền vững cho thấy cũng chỉ đạt ở mức trung bình, nhưng điểm khác là ở mức trung bình thấp hơn so với các đánh giá trên đây. Hình 5. Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá tính bền vững của ODA 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 TD1 TD2 TD3 3,81 3,81 3,84 3,66 3,59 3,66 Người dân Cán bộ quản lý 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 BV1 BV2 BV3 BV4 BV5 3,59 3,54 3,53 3,6 3,56 3,62 3,34 3,63 3,61 3,44 Người dân 94 3.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) thể hiện hiệu quả sử dụng ODA Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với nhóm thang đo lường các yếu tố thể hiện hiệu quả sử dụng ODA được tổng hợp theo Bảng dưới đây. Bảng 4. Tổng hợp phân tích nhân tố thể hiện hiệu quả sử dụng ODA Biến 1 2 3 4 5 BV4 ,906 BV1 ,886 BV5 ,869 BV2 ,858 BV3 ,820 HS5 ,867 HS4 ,823 HS3 ,759 HS2 ,759 HS1 ,727 HQ4 ,876 HQ1 ,875 HQ3 ,872 HQ2 ,842 PH2 ,888 PH3 ,869 PH1 ,814 TD3 ,844 TD2 ,823 TD1 ,816 Eigenvalues 4,753 3,112 2,558 2,101 1,968 Phương sai trích 19,336 35,207 50,591 61,957 72,464 KMO = 0,798 Sig = 0,000 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số KMO = 0,798 > 0,5, giá trị Sig = 0,000 < 0,05, do đó kết quả phân tích nhân tố đảm bảo được độ tin cậy và mức ý nghĩa thống kê; Giá trị tổng phương sai trích bằng 72,46, lớn hơn 50%, cho thấy các nhân tố được phân tích từ phép phân tích có thể biểu diễn được 72,46% dữ liệu thu được từ kết quả khảo sát, đây là một tỷ lệ cao, thể hiện được sự hội tụ ở mức cao của các nhân tố; Giá trị Eigenvalues của nhân tố thứ năm là 1,968 > 1, cho thấy có năm nhân tố được đưa ra từ phép phân tích; Kết quả này cho thấy, tính hội tụ của các biến quan sát trong một thang đo khảo sát là đảm bảo, các nhân tố được đưa ra từ lý thuyết cũng thể hiện sự phù hợp cao với dữ liệu khảo sát thực tế thông qua hệ số phương sai trích đạt mức cao. Do đó thang đo được xây dựng trên cơ sở lý thuyết đã thể hiện được độ tin cậy và chính xác. 95 3.5. Kết quả phân tích T - test yếu tố thể hiện hiệu quả sử dụng ODA 3.5.1. Kết quả phân tích T - test đối với các câu hỏi đối tượng khảo sát là cán bộ Bảng 5. Kết quả kiểm định T - test các câu hỏi với đối tƣợng khảo sát là cán bộ Mô tả mẫu Test Value = 3.5 Biến Trung bình Độ lệch chuẩn t Sig. (2 - tailed) Sai khác PH1 3,820 0,807 5,259 0,000 0,325 PH2 3,760 0,878 3,874 0,000 0,260 PH3 3,750 0,832 3,998 0,000 0,254 PH4 3,860 1,113 4,225 0,000 0,360 PH5 3,660 1,128 1,864 0,064 0,161 PH6 3,850 1,063 4,281 0,000 0,348 HQ1 3,730 0,932 3,241 0,001 0,231 HQ2 3,610 1,020 1,387 0,167 0,108 HQ3 3,610 0,897 1,577 0,117 0,108 HQ4 3,640 0,925 1,942 0,054 0,137 HS1 3,580 0,734 1,511 0,133 0,085 HS2 3,540 0,842 0,590 0,556 0,038 HS3 3,560 0,760 0,956 0,341 0,056 HS4 3,510 0,836 0,229 0,819 0,015 HS5 3,630 0,812 2,025 0,044 0,126 TD1 3,810 0,785 5,117 0,000 0,307 TD2 3,810 0,804 5,086 0,000 0,313 TD3 3,840 0,795 5,532 0,000 0,336 BV1 3,590 0,879 1,349 0,179 0,091 BV2 3,540 0,909 0,547 0,585 0,038 BV3 3,530 0,842 0,499 0,618 0,032 BV4 3,600 0,885 1,426 0,156 0,096 BV5 3,560 0,841 0,864 0,389 0,056 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát Kết quả kiểm định với giá trị T - test = 3,5 cho thấy, nhóm các yếu tố về sự phù hợp của dự án ODA nhận được mức đánh giá cao hơn 3,5 có ý nghĩa thống kê một cách rõ ràng, với các giá trị Sig đều nhỏ hơn 0,05, sự sai khác đều có giá trị lớn hơn 0, ngoại trừ biến PH5, hệ số Sig = 0,064 > 0,05, do đó giá trị trung bình của biến này không khác biệt so với giá trị kiểm định 3,5 một cách có ý nghĩa thống kê; nhóm các yếu tố về sự hiệu quả của dự án ODA nhận được mức đánh giá cao hơn 3,5 với sự khác biệt lớn hơn 0, tuy nhiên, ý nghĩa thống kê chỉ đạt được với kiểm định của biến HQ1, với giá trị Sig = 0,001. Điều này cho thấy, chỉ có biến HQ1 có điểm trung bình lớn hơn 0,5 với mức ý nghĩa thống kê được chấp nhận; Nhóm các yếu tố về sự hiệu suất của dự án ODA nhận được mức đánh giá cao hơn 3,5 với sự khác 96 biệt lớn hơn 0, tuy nhiên, ý nghĩa thống kê chỉ đạt được với kiểm định của biến HS5, với giá trị Sig = 0,044. Do đó, chỉ có biến HS5 có giá trị trung bình lớn hơn mức T - test = 3,5 có ý nghĩa thống kê được chấp nhận; Nhóm các yếu tố về sự tác động của dự án ODA nhận được mức đánh giá cao hơn 3,5 có ý nghĩa thống kê một cách rõ ràng, với các giá trị Sig đều nhỏ hơn 0,05, sự sai khác đều có giá trị lớn hơn 0. Điều này cho thấy, các biến quan sát trong nhóm yếu tố tác động có điểm trung bình lớn hơn mức T - test = 3,5 với mức ý nghĩa thống kê được chấp nhận; Nhóm các yếu tố bền vững của dự án ODA nhận được mức đánh giá cao hơn 3,5 ở tất cả các biến quan sát. Tuy nhiên, sự khác biệt này lại cho thấy không có ý nghĩa thống kê khi giá trị Sig trong kiểm định của các biến quan sát đều lớn hơn 0,05. Như vậy sự khác biệt của giá trị trung bình các biến trong yếu tố Bền vững không có ý nghĩa thống kê đối với giá trị T - test = 3,5. 3.5.2. Kết quả phân tích T - test đối với các câu hỏi đối tượng khảo sát là người dân Bảng 6. Kết quả kiểm định T - test các câu hỏi đối tƣợng khảo sát là cán bộ Mô tả mẫu Test Value = 3.5 Biến Trung bình Độ lệch chuẩn t Sig. (2 - tailed) Sai khác PH1 3,740 1,024 4,632 0,000 0,245 PH2 3,770 1,039 5,013 0,000 0,269 PH3 3,660 1,014 3,152 0,002 0,165 PH4 3,610 1,021 2,171 0,031 0,114 PH5 3,760 1,053 4,703 0,000 0,255 PH6 3,700 1,000 3,868 0,000 0,199 HQ1 3,590 0,907 1,989 0,047 0,093 HQ2 3,760 0,841 5,884 0,000 0,255 HQ3 3,630 0,775 3,326 0,001 0,133 HQ4 3,760 0,762 6,697 0,000 0,263 HS1 3,740 0,936 4,959 0,000 0,239 HS2 3,730 0,895 4,956 0,000 0,229 HS3 3,680 0,906 3,871 0,000 0,181 HS4 3,750 1,060 4,527 0,000 0,247 HS5 3,720 0,951 4,555 0,000 0,223 TD1 3,680 0,890 3,996 0,000 0,184 TD2 3,600 0,861 2,336 0,020 0,104 TD3 3,700 0,912 4,352 0,000 0,205 BV1 3,620 0,992 2,288 0,023 0,117 BV2 3,340 1,107 - 2,888 0,004 - 0,165 BV3 3,630 0,832 3,037 0,003 0,130 BV4 3,610 0,835 2,532 0,012 0,109 BV5 3,440 0,956 - 1,187 0,236 - 0,059 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát 97 Kết quả kiểm định T - test = 3,5 với các câu trả lời của người dân cho thấy, hầu hết các giá trị ý nghĩa thống kê đều đạt mức thấp hơn 0,05, chỉ có các biến quan sát BV5 là có giá trị lớn hơn 0,05. Trong số các biến quan sát còn lại, sự khác biệt phần lớn đều đạt giá trị lớn hơn 0, chỉ có biến quan sát BV2 có sự khác biệt là - 0,165, điều này cho thấy, ngoại trừ biến quan sát này, các câu trả lời của người dân đều có điểm trung bình lớn hơn 3,5 với mức ý nghĩa thống kê cao. 4. Đánh giá, thảo luận về hiệu quả sử dụng ODA của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc Từ phân tích hiệu quả sử dụng ODA trên đây, tác giả rút ra một số đánh giá tổng thể về hiệu quả sử dụng ODA của các tỉnh khu vực Tây Bắc, Việt Nam như sau: ODA đã góp phần tích cực trong tập trung đầu tư, nâng cấp, cải tạo và xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu bức thiết như: Đường giao thông nông thôn, hệ thống điện, cấp thoát nước, hệ thống thuỷ lợi [4][11][12][13]; ODA chủ yếu được sử dụng nhằm xóa đói giảm nghèo, tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thực hiện các chương trình, dự án ODA giúp cho các thôn bản, các xã, các huyện và các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc thực hiện được mục tiêu chiến lược, kế hoạch của tỉnh và Nhà nước. Tiến độ giải ngân ODA của các tỉnh vùng Tây Bắc là gần bằng với tiến độ chung của cả nước. Mặc dù tiến độ giải ngân này không cao nhưng bằng với cả nước đã là một thành công, cố gắng nỗ lực thực hiện các chương trình, dự án ODA để ODA đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống người dân. Bên cạnh những thành công trong việc thu hút và sử dụng ODA của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc ở trên, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn này vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đạt yêu cầu. Thứ nhất, hiệu quả sử dụng ODA của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc nói chung, của từng tỉnh nói riêng đều ở mức độ trung bình. Sự phù hợp trong việc thực hiện dự án cũng chỉ đạt ở mức trung bình. Sự tác động đến mọi mặt đời sống xã hội cũng chỉ ở mức bình thường. Sự bền vững của ODA cũng là một yếu tố đạt mức độ trung bình. Thứ hai, tiến độ thực hiện của các dự án là rất chậm, mức độ phù hợp của ODA với năng lực của địa phương trong việc thực hiện, hấp thụ và quản lý ODA chưa cao. Thứ ba, tỷ lệ giải ngân ODA là rất thấp, như đã nêu ở trên tiến độ giải ngân so với kế hoạch từng năm chỉ đạt khoảng 60%, còn đối với những dự án đã hoàn thành thì chỉ có thể giải ngân xấp xỉ 80% so với vốn ký kết. Thứ tư, trong quá trình xây dựng dự án tiền khả thi, thực hiện các chương trình dự án, một số chương trình, dự án chưa thực sự xuất phát từ mục tiêu, nhu cầu thực sự của địa phương, chưa tính đến năng lực thực hiện của địa phương,... 5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc Một là, tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo các vùng trong việc xây dựng chính sách thu hút, sử dụng ODA của khu vực. Hiện nay Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phân các vùng kinh tế khác nhau và giao cho Thủ tướng và các phó thủ tướng là trưởng ban của từng vùng. Chính vì vậy, đối với các tỉnh thuộc các vùng cần phải tập trung và kết hợp tốt với nhau để tăng cường công tác thu hút, tăng cường hiệu quả sử dụng ODA cho vùng và cho địa phương. Ví 98 dụ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc cần thiết phải là đầu mối trong việc xây dựng chính sách thu hút, quản lý nguồn vốn ODA trong cả vùng, là cơ quan tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư mang tính chất vùng, là cơ quan tổng hợp tổ chức trao đổi kinh nghiệm trong công tác thu hút, sử dụng ODA và các nguồn vốn khác phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của vùng và từng địa phương,... Hai là, tăng cường xúc tiến thu hút, nâng cao hiệu quả sử dụng ODA cho khu vực . Ban chỉ đạo từng vùng (Ví dụ: Ban chỉ đạo Tây Bắc) và các tỉnh cần quan tâm chú trọng việc xây dựng đề án thu hút và sử dụng ODA mang tầm vùng và của từng tỉnh. Sau khi đã hoàn chỉnh được đề án thu hút và sử dụng ODA cùng vùng, của địa phương thì các tỉnh cần phải cụ thể hóa bằng danh mục vận động ODA hàng năm, từng thời kỳ, các địa phương cần thiết sắp thứ tự ưu tiên đầu tư cho các dự án, trước hết tập trung vào những lĩnh vực liên quan đến xoá đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân như nước sạch, y tế, giáo dục. Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần ưu tiên triển khai các dự án ODA do Bộ, ngành trung ương quản lý tới các tỉnh còn nhiều khó khăn như khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ,... nhằm khắc phục sự non yếu trong đề xuất, xây dựng dự án ODA của các tỉnh. Chú ý đặc biệt đến các chương trình, dự án đang thực hiện thuộc Bộ Giao thông Vận tải với các Dự án Giao thông nông thôn, Nâng cấp tỉnh lộ,...; Bộ Xây dựng với Dự án Nâng cấp và phát triển đô thị; Bộ Y tế với dự án Y tế nông thôn, và các dự án chuẩn bị được thẩm định và phê duyệt khác. Ba là, tăng cường phối hợp giữa các tỉnh với Ban chỉ đạo các vùng trong thu hút, sử dụng ODA của vùng. Chính quyền các địa phương cần chủ động và tích cực xây dựng định hướng chiến lược thu hút và sử dụng ODA, sau đó cụ thể hóa bằng đề án thu hút và sử dụng ODA của từng tỉnh. Đồng thời, Ban chỉ đạo từng vùng chỉ đạo các tỉnh tập hợp các dự án vận động ODA, các tỉnh cùng phối hợp tốt và trình các cơ quan điều phối ODA (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) để tạo cơ sở vận động các nhà tài trợ hỗ trợ cho các địa phương; các tỉnh trong vùng cần phối hợp trong việc vận động, sử dụng ODA nhằm tranh thủ được các dự án, chương trình lớn, mang quy mô vùng hoặc tiểu vùng nhằm tránh phân tán và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. Hơn thế nữa, việc phối hợp trong xây dựng đề xuất dự án cũng sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các cơ quan của Chính phủ trong việc vận động nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ có quy mô tài trợ lớn. Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ có liên quan đến ODA cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã mang tính chuyên nghiệp. Để xây dựng đội ngũ cán bộ có liên quan đến ODA ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã mang tính chuyên nghiệp cần thực hiện các biện pháp như sau: Công tác tuyển dụng mới cán bộ có liên quan đến ODA ở cấp tỉnh, huyện đảm bảo các yêu cầu: Có trình độ chuyên môn, có kỹ năng làm công tác kinh tế đối ngoại; coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý; ưu tiên tuyển dụng cán bộ đã tham gia các chương trình, dự án có liên quan đến ODA; tổ chức đào tạo, đào tạo lại thường xuyên đội ngũ cán bộ có liên quan đến ODA ở các cấp. 99 Thường xuyên nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ có liên quan đến ODA ở các cấp. Năng lực của nhiều ban quản lý còn rất yếu, đặc biệt là các đơn vị lần đầu tiên sử dụng ODA. Để khắc phục tình trạng trên, các tỉnh cần phải quan tâm giải quyết những vấn đề sau: Đào tạo mới, đào tạo lại, tranh thủ các nguồn tài trợ trong đào tạo nâng cáo năng lực đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ có liên quan đến ODA nói riêng; tranh thủ tối đa hoạt động đào tạo từ bản thân các chương trình, dự án ODA đang thực hiện. Tận dụng triệt để công tác đào tạo của các chương trình, dự án ODA. 6. Kết luận Bài viết đã đề cập đến thực trạng hiệu quả sử dụng ODA của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc hiện nay; các chương trình, dự án ODA phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của địa phương, ODA đã góp phần phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống của người dân, sử dụng hiệu quả ODA đã được quan tâm,... Nhưng, việc sử dụng ODA của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc cũng còn nhiều tồn tại làm cho hiệu quả nguồn vốn này chưa cao; trong đó phải kể đến tiến độ giải ngân còn chậm, đối ứng không kịp thời, khâu xây dựng tiền khả thi yếu nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện, thực hiện dự án chưa phù hợp với năng lực của địa phương... Từ những đánh giá trên tác giả đã tập trung đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] D. W. Gerbing, & J. C. Anderson (1988). An updated paradigm for scale development incorporating unidimensionality and its assessment. Journal of Marketing Research, 25(2): 186 - 192. [2] Ministry of Foreign Affairs of Japan (2013). ODA Evaluation Guidelines. [3] Chính phủ (2013). Quyết định số 1064/QĐ - TTg ngày 08/7/2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020. [4] Ban Chỉ đạo Tây Bắc (2013). Tài liệu Hội nghị Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các dự án ODA, NGO vào vùng Tây Bắc, Phú Thọ. [5] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007). Tổng quan tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam thời kỳ 1993 - 2007, Hà Nội. [6] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013). Báo cáo đánh giá toàn diện 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ (1993 - 2013), Hà Nội. [7] Cục Thống kê tỉnh Sơn La. Niên giám thống kê các năm từ 1990 đến 2013. [8] Cục Thống kê tỉnh Điện Biên. Niên giám thống kê các năm từ 1990 đến 2013. [9] Cục Thống kê tỉnh Lai Châu. Niên giám thống kê các năm từ 2004 đến 2013. [10] Kỷ yếu hội thảo “Quy hoạch thu hút và sử dụng ODA cho các địa phương khu vực phía Bắc” ngày 17 tháng 5 năm 2004. [11] Sở Kế hoạch và Đầu tư Điện Biên. Các báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA trên địa bàn tỉnh Điện Biên các năm. 100 [12] Sở Kế hoạch và Đầu tư Lai Châu. Các báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA trên địa bàn tỉnh Lai Châu các năm. [13] Sở Kế hoạch và Đầu tư Sơn La. Các báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA trên địa bàn tỉnh Sơn La các năm. [14] Vụ Kinh tế Đối Ngoại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. “Báo cáo tình hình thu hút và sử dụng ODA của các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2005 - 2007”. [15] Vụ Kinh tế Đối Ngoại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Báo cáo “Định hướng và giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư ODA để phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020”, tháng 6 năm 2008. THE EFFICIENCY IN THE USE OF ODA IN THE NORTHWESTERN SUB - REGIONAL PROVINCES, VIET NAM Nguyen Thi Lan Anh Tay Bac University Abstract:The Northwest sub - region plays an important strategic position in economic development of Northern midlands and mountainous region in particular and Viet Nam in general. In the past few years, the provinces in the Northwest sub - region have attained the economic progress at fair speed, local people’s life has been improved step by step. However, these provinces are still classified into the group of the poorest provinces in Viet Nam: low income per capita, low standard of living, poor infrastructure. In that circumstance, the official development aid has a significant contribution into total investment capital and the development ofeconomy, construction of facilities, improvement of inhabitants' life. By using ODA in Viet Nam, despite the fact that Northwest sub - region has gotten certain achievements, there are some inevitable limitations. This article focuses on clarifying the efficiency of ODA use in Northwest sub - region by using SPSS software to analyze data which were collected from the survey with the participation of 171 cadres managing ODA and 425 local people benefiting from ODA. From that, assessing and analyzing the state on efficiency of ODA use help managers and policy makers, ODA managing and beneficiary units give proper decisions to enhance the efficiency of ODA use in Northwest sub - region in particular and Viet Nam in general. Keywords: Northwest, ODA, the efficiency in the use of ODA.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf26_5012_2135968.pdf
Tài liệu liên quan