Hiệu quả chương trình hướng dẫn kỹ thuật hít và sử dụng bình xịt định kiều cho người bệnh hen phế quản

Tài liệu Hiệu quả chương trình hướng dẫn kỹ thuật hít và sử dụng bình xịt định kiều cho người bệnh hen phế quản: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 201 HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT HÍT VÀ SỬ DỤNG BÌNH XỊT ĐỊNH LIỀU CHO NGƯỜI BỆNH HEN PHẾ QUẢN Nguyễn Văn Chường*, Trần Thiện Trung**, Ann Henderson*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hen phế quản (HPQ) là một bệnh hô hấp mạn tính thường gặp và nghiêm trọng, phổ biến trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến 1-18% dân số ở các quốc gia khác nhau. Thuốc dạng hít là phương pháp điều trị hiệu quả nhất để giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh HPQ, tránh các cơn hen nặng kịch phát và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong các loại thuốc dạng hít, bình xịt định liều (BXĐL) là thiết bị được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy nhiều người bệnh HPQ sử dụng thuốc hít không đúng và sau các chương trình can thiệp, giáo dục thì tăng đáng kể tỉ lệ người bệnh sử dụng thuốc hít đúng kĩ thuật, tuân thủ sử dụng thuốc hít trong điều trị và kiểm soát cơn...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả chương trình hướng dẫn kỹ thuật hít và sử dụng bình xịt định kiều cho người bệnh hen phế quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 201 HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT HÍT VÀ SỬ DỤNG BÌNH XỊT ĐỊNH LIỀU CHO NGƯỜI BỆNH HEN PHẾ QUẢN Nguyễn Văn Chường*, Trần Thiện Trung**, Ann Henderson*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hen phế quản (HPQ) là một bệnh hô hấp mạn tính thường gặp và nghiêm trọng, phổ biến trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến 1-18% dân số ở các quốc gia khác nhau. Thuốc dạng hít là phương pháp điều trị hiệu quả nhất để giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh HPQ, tránh các cơn hen nặng kịch phát và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong các loại thuốc dạng hít, bình xịt định liều (BXĐL) là thiết bị được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy nhiều người bệnh HPQ sử dụng thuốc hít không đúng và sau các chương trình can thiệp, giáo dục thì tăng đáng kể tỉ lệ người bệnh sử dụng thuốc hít đúng kĩ thuật, tuân thủ sử dụng thuốc hít trong điều trị và kiểm soát cơn hen. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả chương trình hướng dẫn kỹ thuật hít và sử dụng BXĐL thông qua kỹ thuật hít và mức độ kiểm soát cơn hen của người bệnh HPQ trước và sau can thiệp. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu bán thực nghiệm đánh giá trước sau can thiệp, 64 người bệnh HPQ đủ 18 tuổi trở lên đến khám và điều trị tại khoa Khám bệnh và khoa Nội tổng quát thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa từ tháng 02/2019 đến tháng 06/2019. Tất cả người bệnh được đánh giá kỹ thuật sử dụng bình xịt định liều và mức độ kiểm soát cơn hen bằng test kiểm soát hen ACT (Asthma Control Test) trước chương trình can thiệp và sau 1 tháng. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng kỹ thuật BXĐL trước khi được can thiệp chiếm 32,4% thấp hơn so với 78,1% người bệnh sau khi can thiệp, sự cải thiện có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Điểm trung bình kiểm soát cơn hen trước can thiệp là 17,4 ± 4,6 thấp hơn so với điểm trung bình kiểm soát cơn hen sau can thiệp là 20,6±3,1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Kết luận: Chương trình hướng dẫn kỹ thuật hít và sử dụng BXĐL của điều dưỡng đã cải thiện đáng kể kỹ thuật sử dụng BXĐL đúng cho người bệnh HPQ, góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát hen của người bệnh. Từ khóa: hen phế quản, bình xịt định liều, kỹ thuật hít, kiểm soát cơn hen ABSTRACT EFFECTIVENESS OF THE GUIDING PROGRAM OF INHALER TECHNIQUE AND USING METERED DOSE INHALER FOR ASTHMA PATIENTS Nguyen Van Chuong, Tran Thien Trung, Ann Henderson * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 201 – 206 Background: Asthma is a chronic and severe respiratory illness, common throughout the world, affecting around 1-18% of the population in different countries. Inhalation therapy is the most effective treatment to help control the symptoms of asthma, to prevent severe asthma attacks and to improve the quality of life for patients. In these types of inhalers, metered dose inhaler (MDI) is the device most commonly used. However, studies in the world and in Vietnam showed that many asthma patients use inhalers incorrectly and after the intervention and education programs significant increase in the rate of patients use inhalers properly techniques, compliance with inhalant use in the treatment and control of asthma. *Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương Nha Trang **Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ***University of Northern Colorado – School of Nursing Tác giả liên lạc: CN. Nguyễn Văn Chường ĐT: 0777777359 Email: nvchuong432@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 202 Objective: Evaluate the effectiveness of the guiding program of inhaler technique and use metered dose inhaler through the inhalation technique and the levels of asthma control before and after intervention. Subjects and Methods: Quasi-experimental study, sixty-four patients asthma are 18 years or older to be examined and treated at the Outpatient Department and General Medicine Department at Khanh Hoa General Hospital from February to June 2019. All patients were evaluated technical use of the MDI and the level of asthma control with asthma control test (ACT) before intervention and after 1 month. Results: The proportion of patients practice correctly MDI techniques before intervention accounted for 32.4% lower than 78.1% of patients after intervention, the improvement was statistically significant with p<0.001 (χ2). The mean score level of asthma control before intervention was 17.4 ± 4.6 lower than the mean score level of asthma control after intervention was 20.6 ± 3.1, the difference was statistically significant with p <0.001 (χ2). Conclusions: The guiding program of inhaler technique and use MDI of nurse has significantly improved the technique of using the correct MDI for asthma patients, contributing to improving the effectiveness of asthma control of patients. Key word: asthma, MDI, inhaler technique, asthma control ĐẶT VẤN ĐỀ Hen phế quản (HPQ) là một bệnh hô hấp mạn tính thường gặp và nghiêm trọng, phổ biến trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến 1-18% dân số ở các quốc gia khác nhau(12). Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc HPQ là 4,1%, trong đó ở trẻ em là 3,2% và người lớn là 4,3%(13). Bệnh HPQ gây nên một gánh nặng lớn cho người bệnh, gia đình và cộng đồng, vì gây ra các triệu chứng hô hấp, ảnh hưởng đến hoạt động, đôi khi xuất hiện các cơn hen kịch phát cần phải chăm sóc y tế khẩn cấp và có thể gây tử vong(12). Thuốc dạng hít là phương pháp điều trị hiệu quả nhất để giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh HPQ, tránh các cơn hen nặng kịch phát và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ưu điểm của việc sử dụng thuốc đường hít là thuốc được phân bố trực tiếp đến đường hô hấp, có tác dụng nhanh, liều lượng thấp, hạn chế tác dụng phụ toàn thân và có thể mang theo bên người(6). Trong các loại thuốc dạng hít, bình xịt định liều (BXĐL) là thiết bị được sử dụng phổ biến nhất. Theo sáng kiến toàn cầu về hen phế quản (GINA) năm 2017, 80% người bệnh hen không sử dụng thuốc hít đúng cách, khoảng 50% người bệnh kể cả người lớn và trẻ em không tuân thủ việc dùng thuốc được kê toa để kiểm soát cơn hen, chính điều này đã làm cho việc kiểm soát triệu chứng kém và tăng số cơn hen kịch phát(12). Mặc dù hiện nay tại Việt Nam có nhiều bệnh viện đã triển khai các mô hình tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh hen như: Câu lạc bộ bệnh nhân hen phế quản, phòng khám và tư vấn bệnh hen để nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành sử dụng thực hành thuốc đúng và hỗ trợ kiểm soát cơn hen cho người bệnh HPQ(3). Tuy nhiên, với mục đích đánh giá hiệu quả công tác hướng dẫn kỹ thuật hít và sử dụng bình xịt định liều của điều dưỡng nhằm nâng cao hơn nữa kỹ thuật hít và sử dụng BXĐL trong điều trị và kiểm soát cơn hen của người bệnh HPQ. Chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu hiệu quả chương trình hướng dẫn kỹ thuật hít và sử dụng bình xịt định liều cho người bệnh hen phế quản” với các mục tiêu: Xác định tỷ lệ người bệnh HPQ sử dụng đúng kỹ thuật BXĐL trước và sau can thiệp. Xác định mức độ kiểm soát cơn hen của người bệnh HPQ trước và sau can thiệp bằng test kiểm soát hen ACT (Asthma Control Test). ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Người bệnh đủ 18 tuổi trở lên đến khám và điều trị HPQ tại khoa Khám bệnh, khoa Nội tổng quát thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 203 Khánh Hòa, thời gian từ tháng 02/2019 - 6/2019. Tiêu chí chọn vào Người bệnh đủ 18 tuổi trở lên. Chẩn đoán hen phế quản. Đang sử dụng BXĐL. Không có hoặc đã qua cơn hen nặng. Tiêu chí loại ra Chưa từng sử dụng BXĐL. Người bệnh không thể thực hiện động tác ấn xịt thuốc. Người bệnh bị mù hoặc điếc. Đang trong cơn hen nặng. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu bán thực nghiệm đánh giá trước sau can thiệp với 64 người bệnh HPQ. Phương pháp thu thập số liệu Chọn mẫu theo tiêu chí chọn vào. Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn thông tin cá nhân, quan sát trực tiếp người bệnh thực hiện kỹ thuật sử dụng BXĐL và người bệnh tự đánh giá mức độ kiểm soát cơn hen bằng test kiểm soát hen ACT theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Nghiên cứu viên hướng dẫn kỹ thuật sử dụng BXĐL đúng cho người bệnh. Phương pháp hướng dẫn gồm: + Hướng dẫn từng kỹ thuật bằng lời nói. + Minh họa kỹ thuật bằng tờ thông tin về cách sử dụng BXĐL. + Thực hiện minh họa kỹ thuật động tác cho người bệnh xem. Sau 1 tháng, đánh giá lại kỹ thuật sử dụng BXĐL theo bảng kiểm và mức độ kiểm soát cơn hen bằng test kiểm soát hen ACT. Cách đánh giá: + Đánh giá kỹ thuật sử dụng BXĐL (6 bước): Mỗi bước thực hành kỹ thuật BXĐL của người bệnh sẽ được đánh giá đúng và sai. Đánh giá thực hiện đúng kỹ thuật khi người bệnh thực hiện đúng từ 5 bước trở lên. + Đánh giá mức độ kiểm soát cơn hen dựa vào test ACT: 25 điểm: Hen được kiểm soát hoàn toàn. 20-24 điểm: Hen được kiểm soát tốt. <20 điểm: Hen chưa được kiểm soát. Phân tích dữ liệu Quản lý số liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. Y đức Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y đức Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh số 37/ĐHYD-HĐĐĐ. KẾT QUẢ Qua nghiên cứu trên 64 người bệnh HPQ tại khoa Khám bệnh, khoa Nội tổng quát thần kinh bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa trong thời gian từ tháng 02/2019 đến tháng 06/2019. Kết quả nghiên cứu được trình bày như sau: Đặc điểm người bệnh hen phế quản Bảng 1. Đặc điểm người bệnh HPQ (n=64) Đặc điểm người bệnh HPQ Số người bệnh Tỷ lệ (%) Tuổi TB ± ĐLC (53,7 ± 13,7) 18-40 12 18,8 41-60 28 43,7 >60 24 37,5 Giới Nam 29 45,3 Nữ 35 54,7 Nơi cư trú Thành phố Nha Trang 53 82,8 Khác 11 17,2 Trình độ học vấn ≤ Tiểu học 10 15,6 Trung học cơ sở 12 18,8 Trung học phổ thông 25 39,0 Trung cấp/ CĐ/ĐH/ Sau ĐH 17 26,6 Nghề nghiệp Hưu trí/già 17 26,5 Cán bộ viên chức 10 15,6 Công nhân 6 9,4 Nông dân 2 3,1 Kinh doanh/buôn bán 9 14,1 Nội trợ 6 9,4 Khác 14 21,9 Số năm mắc bệnh HPQ < 5 năm 18 28,1 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 204 Đặc điểm người bệnh HPQ Số người bệnh Tỷ lệ (%) 5- 10 năm 18 28,1 > 10 năm 28 43,8 Thời gian sử dụng BXĐL < 1 năm 5 7,8 1-5 năm 21 32,8 > 5 năm 38 59,4 Người hướng dẫn kỹ thuật sử dụng BXĐL Người bệnh tự tham khảo 11 17,2 Bác sĩ 41 64,1 Điều dưỡng 7 10,9 Nhân viên nhà thuốc 5 7,8 Khác 0 0 Tuổi trung bình của người bệnh trong nghiên cứu là 53,7 tuổi, nhóm tuổi từ 41-60 chiếm tỷ lệ cao nhất 43,7%. Tỷ lệ nữ chiếm 54,7% cao hơn so với nam chiếm tỷ lệ 45,3%. Số người bệnh có thời gian sử dụng BXĐL trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 59,4% và phần lớn người bệnh được bác sĩ hướng dẫn sử dụng BXĐL chiếm 64,1% (Bảng 1). Tỷ lệ người bệnh hen phế quản thực hiện đúng kỹ thuật sử dụng BXĐL trước và sau can thiệp Trước can thiệp, người bệnh thực hiện đúng bước 5 (Hít vào chậm và sâu qua miệng đồng thời ấn bình xịt) chiếm tỷ lệ thấp nhất là 39,1%. Sau can thiệp, tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng bước 5 tăng lên 76,7%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p <0,001 (χ2) (Bảng 2). Tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng kỹ thuật BXĐL trước khi được can thiệp chiếm 32,4% thấp hơn so với 78,1% người bệnh sau khi can thiệp, sự cải thiện có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (χ2) (Bảng 3). Bảng 2. Tỷ lệ người bệnh hen phế quản thực hiện đúng từng bước kỹ thuật sử dụng BXĐL Stt Trình tự các bước kỹ thuật sử dụng BXĐL Trước can thiệp Sau can thiệp P Số NB (n=64) Tỷ lệ (%) Số NB (n=64) Tỷ lệ (%) 1 Mở nắp bình xịt 58 90,6 62 96,9 0,289 2 Giữ bình thẳng, lắc kỹ 41 64,1 57 89,1 0,002 3 Thở ra chậm 38 59,4 53 82,8 0,006 4 Ngậm kín miệng ống 42 65,6 56 87,5 0,007 5 Hít vào chậm và sâu qua miệng đồng thời ấn bình xịt 25 39,1 49 76,6 0,001 6 Nín thở 10 giây 36 56,3 50 78,1 0,029 Bảng 3. Tỷ lệ người bệnh hen phế quản sử dụng đúng kỹ thuật BXĐL Stt Sử dụng kỹ thuật BXĐL Trước can thiệp Sau can thiệp P Số NB (n=64) Tỷ lệ (%) Số NB (n=64) Tỷ lệ (%) 1 Đúng kỹ thuật 22 32,4 50 78,1 <0,001 2 Chưa đúng kỹ thuật 42 65,6 14 21,9 Mức độ kiểm soát cơn hen của người bệnh hen phế quản theo ACT Điểm trung bình kiểm soát cơn hen trước can thiệp là 17,4±4,6 thấp hơn so với điểm trung bình kiểm soát cơn hen sau can thiệp là 20,6±3,1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001 (Bảng 4). Bảng 4. Điểm trung bình giữa điểm kiểm soát cơn hen trước can thiệp và sau can thiệp (n=64) Điểm kiểm soát cơn hen p Trước can thiệp (TB ± ĐLC) Sau can thiệp (TB ± ĐLC) 17,4 ± 4,6 20,6±3,1 < 0,001 Tỷ lệ người bệnh kiểm soát hen hoàn toàn trước can thiệp là 7,8% thấp hơn so với 17,2% sau can thiệp, tỷ lệ người bệnh không kiểm soát cơn hen giảm từ 67,2% trước can thiệp xuống 35,9% sau can thiệp. Sự cải thiện về mức độ kiểm soát hen hoàn toàn và không kiểm soát có ý nghĩa thống kê với p <0,001 (Bảng 5). Bảng 5. Mức độ kiểm soát cơn hen của người bệnh hen phế quản theo ACT Mức độ kiểm soát cơn hen Trước can thiệp Sau can thiệp p Số NB(n=64) Tỷ lệ(%) TB±ĐLC Số NB(n=64) Tỷ lệ(%) TB±ĐLC Kiểm soát hoàn toàn 5 7,8 25,0 11 17,2 25,0 <0,001 Kiểm soát tốt 16 25,0 22,0±1,6 30 46,9 21,4±1,3 0,148 Không kiểm soát 43 67,2 14,8±2,9 23 35,9 17,3±1,8 <0,001 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 205 BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi, người bệnh HPQ có tuổi trung bình là 53,7 ± 13,7, tuổi thấp nhất là 22 tuổi và cao nhất là 82 tuổi. Tỷ lệ nữ chiếm 54,7% cao hơn so với nam chiếm tỷ lệ 45,3% và đa số người bệnh cư trú ở Thành phố Nha Trang với tỷ lệ 82,8%. Người bệnh có trình độ THPT trở lên chiếm đa số 65,6%, đây là một điểm thuận lợi cho việc hướng dẫn kỹ thuật hít và sử dụng BXĐL cho người bệnh. Số người bệnh có thời gian sử dụng BXĐL trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 59,4% và phần lớn người bệnh được bác sĩ hướng dẫn sử dụng BXĐL chiếm 64,1%, chỉ có 10,9% người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn sử dụng BXĐL. Điều này cho thấy, việc hướng dẫn kỹ thuật sử dụng thuốc hít cho người bệnh chủ yếu đến từ bác sĩ, điều dưỡng có hướng dẫn cho người bệnh nhưng còn thấp, trong khi đó điều dưỡng có nhiều thời gian tiếp xúc với người bệnh trong quá trình tiếp nhận bệnh và theo dõi chăm sóc. Tỷ lệ người bệnh hen phế quản thực hiện đúng kỹ thuật sử dụng BXĐL trước và sau can thiệp Trước can thiệp Trên 64 người bệnh tham gia nghiên cứu không có người bệnh nào thực hiện đúng hoàn toàn các bước kỹ thuật sử dụng BXĐL theo bảng kiểm nghiên của chúng tôi. Trong các bước kỹ thuật sử dụng BXĐL, tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng kỹ thuật bước 5 (hít vào chậm và sâu qua miệng đồng thời ấn bình xịt) là thấp nhất chiếm 39,1%, lỗi người bệnh hay mắc phải là hít vào nhanh và nông, ấn và hít không đồng bộ. Chỉ có 56,3% người bệnh thực hiện đúng kỹ thuật bước 6, do người bệnh không nín thở lại hoặc nín thở ít hơn. Tỷ lệ thực hiện đúng ở bước 3 là 59,4%, lỗi gặp phải do người bệnh không thở ra trước khi hít. Tỷ lệ người bệnh hen phế quản thực hiện đúng từng bước kỹ thuật sử dụng BXĐL trước can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với tác giả Phạm Thị Thanh Thúy(7), tuy nhiên có sự khác biệt với các tác giả Jolly(5), Sanchis(10), Sodhi(11). Sự khác biệt này có thể lý giải do sự khác nhau về địa điểm nơi nghiên cứu, độ tuổi và trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu. Do đó khi hướng dẫn kỹ thuật sử dụng BXĐL nhân viên y tế cần chú ý nhấn mạnh các bước hay sai và lỗi người bệnh hay gặp để họ có thể thực hành chính xác và đạt hiệu quả cao. Sau can thiệp Kỹ thuật sử dụng BXĐL của 64 người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi đã cải thiện rõ ở từng bước kỹ thuật. Cụ thể: tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng bước 2 tăng từ 64,1% lên 89,1%, tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng bước 3 tăng từ 59,4% lên 82,8%, tỷ lệ thực hiện đúng bước 4 tăng từ 65,6% lên 87,5%, tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng kỹ thuật BXĐL ở bước 5 tăng từ 39,1% lên 76,6%, người bệnh thực hiện đúng kỹ thuật bước 6 sau khi được hướng dẫn tăng lên 78,1% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Thúy(7) và Al-Kalalde(1) cho thấy các lỗi sai thường gặp của người bệnh khi sử dụng BXĐL có sự cải thiện đáng kể sau khi nhận được chương trình giáo dục sức khỏe. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng kỹ thuật BXĐL sau khi được can thiệp chiếm 78,1% cao hơn so với 32,4% người bệnh trước khi can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Kết quả này tương đồng với tác giả Phạm Thị Thanh Thúy(7), Harnett(4) tuy nhiên cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Rodrigue(9). Như vậy, qua các nghiên cứu đã khẳng định rằng tỷ lệ người bệnh sử dụng thuốc hít đúng kỹ thuật sẽ giảm dần theo thời gian nếu người bệnh không được thường xuyên kiểm tra, đánh giá lại, ngay cả ở những người bệnh đã có kinh nghiệm lâu năm sử dụng thuốc hít(4,5). Vì vậy cần thiết phải giáo dục thường xuyên, giáo dục lại kỹ thuật sử dụng thuốc hít trong suốt cuộc đời của người bệnh. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 206 Mức độ kiểm soát cơn hen của người bệnh hen phế quản theo ACT Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức độ kiểm soát hen hoàn toàn của người bệnh trước can thiệp là 7,8% thấp hơn so với 17,2% sau can thiệp. Tương tự, mức độ kiểm soát hen tốt của người bệnh trước can thiệp là 25% tăng lên 46,9% sau khi can thiệp. Tỷ lệ người bệnh không kiểm soát cơn hen giảm từ 67,2% trước can thiệp xuống 35,9% sau can thiệp. Sự cải thiện về mức độ kiểm soát hen hoàn toàn và không kiểm soát có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Điểm trung bình kiểm soát cơn hen trước can thiệp là 17,4 ± 4,6 thấp hơn so với điểm trung bình kiểm soát cơn hen sau can thiệp là 20,6 ± 3,1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Mức độ kiểm soát cơn hen của người bệnh theo ACT trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với tác giả Yildiz(14) nhưng cao hơn so với nghiên cứu của Rodrigues(9), tuy nhiên đều cho thấy người bệnh HPQ có sự cải thiện mức độ kiểm soát cơn hen sau các chương trình giáo dục về kỹ thuật hít và sử dụng BXĐL. Các nghiên cứu cũng khẳng định kỹ thuật hít không đúng cách và không chính xác làm phức tạp việc kiểm soát hen, giáo dục người bệnh sử dụng đúng kỹ thuật thuốc hít không chỉ cải thiện việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh HPQ mà còn cho phép giảm liều trong thời gian dài(2,8). KẾT LUẬN Chương trình hướng dẫn kỹ thuật hít và sử dụng BXĐL của điều dưỡng đã cải thiện đáng kể kỹ thuật sử dụng BXĐL đúng cho người bệnh HPQ, góp phần nâng cao hiệu quả mức độ kiểm soát hen của người bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ lớn người bệnh sử dụng BXĐL chưa đúng kỹ thuật, đặc biệt là các bước quan trọng quyết định đến hiệu quả sử dụng thuốc. Do đó, nhân viên y tế đặc biệt là điều dưỡng thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng thuốc hít của người bệnh mỗi lần tái khám hoặc nhập viện để đảm bảo người bệnh có kỹ thuật sử dụng thuốc hít thuần thục. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al-Kalaldeh M, El-Rahman M A, El-Ata A (2016). "Effectiveness of nurse-driven inhaler education on inhaler proficiency and compliance among obstructive lung disease patients: A quasi- experimental study". Canadian Journal of Nursing Research, 48(2):48-55. 2. Arora P, Kumar L, Vohra V, et al (2014). "Evaluating the technique of using inhalation device in COPD and bronchial asthma patients". Respiratory Medicine, 108(7):992-8. 3. Bùi Thị Hương, Bùi Văn Dân, Hoàng Thị Lâm (2016). "Đánh giá mức độ kiểm soát hen bằng ACT đối với bệnh nhân câu lạc bộ hen bệnh viện đại học Y Hà Nội". Tạp chí Nghiên cứu Y học, 99(1):131-136. 4. Harnett CM, Hunt EB, Bowen BR, et al (2014). "A study to assess inhaler technique and its potential impact on asthma control in patients attending an asthma clinic". Journal of Asthma, 51(4):440-5. 5. Jolly GP, Mohan A, Guleria R, et al (2015). "Evaluation of metered dose inhaler use technique and response to educational training". Indian Journal of Chest Diseases and Allied Sciences, 57(1):17-20. 6. Neininger M P, Kaune A, Bertsche A, et al (2015). "How to improve prescription of inhaled salbutamol by providing standardised feedback on administration: a controlled intervention pilot study with follow-up". BMC Health Services Research, 15:40. 7. Phạm Thị Thanh Thúy (2018). "Hiệu quả giáo dục sức khỏe của điều dưỡng nâng cao kiến thức về bệnh và thực hành sử dụng dụng cụ hít ở người lớn mắc bệnh hen". Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 8. Purohit AN, Patel PP, Gandhi AM, et al (2017). "An evaluation of impact of educational interventions on the technique of use of metered-dose inhaler by patients". Indian Journal of Pharmacology, 49(2):194-200. 9. Rodrigues C D B, Pereira R P, Dalcin PTR (2013). "Effects of an outpatient education program in patients with uncontrolled asthma". Jornal Brasileiro de Pneumologia, 39(3):272-279. 10. Sanchis J, Gich I, Pedersen S (2016). "Systematic review of errors in inhaler use: Has patient technique improved over time?" Chest, 150(2):394-406. 11. Sodhi MK (2017). "Incorrect inhaler techniques in Western India: still a common problem". International Journal of Research in Medical Sciences, 5(8):3461-3465. 12. The Global Strategy for asthma management and prevention global innitiative for asthma (2017). Pocket guide for asthma Management and Prevention (for Adults and children older than 5 years). GINA, pp.1-135. 13. Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn (2011). "Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen ở người trưởng thành Việt Nam". Tạp chí Y tế Công cộng, 4(2):123. 14. Yildiz F (2014). "Importance of inhaler device use status in the control of asthma in adults: the asthma inhaler treatment study". Respiratory Care, 59(2):223-30. Ngày nhận bài báo: 30/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_chuong_trinh_huong_dan_ky_thuat_hit_va_su_dung_binh.pdf
Tài liệu liên quan