Đề tài Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC

Tài liệu Đề tài Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC: Lời Mở Đầu Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý vốn là một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính. Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý vốn là đảm bảo cho quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất. Vốn kinh doanh được chia làm hai phần: vốn lưu động và vốn cố định. Trong đó, việc huy động đáp ứng đủ vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã khó thì việc bảo toàn, sử dụng và phát triển nó như thế nào còn khó hơn nhiều mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Việc chuyển đổi nền kinh tế đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng XHCN. Cùng việc hoàn thiện sắp xếp lại doanh nghiệp theo định hướng của chính phủ, tạo môi trường pháp lý và kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động là một trong những điều kiện làm cho doanh nghiệp thực sự phải chăm lo đến sự ...

doc71 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý vốn là một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính. Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý vốn là đảm bảo cho quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất. Vốn kinh doanh được chia làm hai phần: vốn lưu động và vốn cố định. Trong đó, việc huy động đáp ứng đủ vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã khó thì việc bảo toàn, sử dụng và phát triển nó như thế nào còn khó hơn nhiều mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Việc chuyển đổi nền kinh tế đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng XHCN. Cùng việc hoàn thiện sắp xếp lại doanh nghiệp theo định hướng của chính phủ, tạo môi trường pháp lý và kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động là một trong những điều kiện làm cho doanh nghiệp thực sự phải chăm lo đến sự tồn tại và phát triển của mình. Do đó bắt buộc các doanh nghiệp phải chú trọng đến vấn đề quản lý, sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng. Từ đó nêu ra vấn đề làm sao để có thể quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp, vì vậy em đã chọn đề tài cho chuyên đề cuối khóa là: "Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC" Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em gồm có 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức và sử dụng vồn lưu động ở công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở Công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC Do những hạn chế về thời gian và kiến thức nên chuyên đề của em còn nhiều sai sót. Em mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để cho bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 27 tháng 04 năm 2009 Sinh viên: Trương xuân thái CHƯƠNG 1 Một số vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động. 1.1.1.1. Khái niệm về vốn lưu động. Đối với mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn và trong nền kinh tế thị trường vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định tới sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vậy vốn là gì? Có thể hiểu: “Vốn là một phạm trù kinh tế. Vốn là biểu hiện bằng tiền của tất cả giá trị các tài sản được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là giá trị ứng ra ban đầu cho các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp nhằm mục tiêu sinh lời”. Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần hội tụ đầy đủ 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Khác với tư liệu lao động và sức lao động được sử dụng lâu dài, đối tượng lao động chỉ tham gia trong từng chu kỳ sản xuất kinh doanh và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm. Bộ phận đối tượng lao động này xét về hình thái hiện vật được gọi là tài sản lưu động. Nếu xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Tóm lại, vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước để hình thành tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện được thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. 1.1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động Là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ nên đặc điểm vận động của vốn lưu động chịu sự chi phối của bởi những đặc điểm của TSLĐ. Do đó vốn lưu động có những đặc điểm sau: + VLĐ chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, hết chu kỳ đó doanh nghiệp thu hồi được VLĐ và dùng VLĐ cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. + VLĐ dịch chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được thu hồi toàn bộ khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh khi doanh nghiệp bán được hàng hoá sản phẩm, thu tiền bán hàng về. + Kết thúc một chu kỳ sản xuất thì VLĐ cũng hoàn thành một vòng tuần hoàn. Việc hoàn thành một vòng tuần hoàn đồng nghĩa với một phần lãi của doanh nghiệp được xác định. 1.1.2. Phân loại vốn lưu động của Công ty. Để quản lí và sử dụng VLĐ có hiệu quả cần phân loại VLĐ của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Có những cách phân loại sau : + Dựa vào vai trò từng loại VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ được chia thành ba loại : - VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất : bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… - VLĐ trong khâu sản xuất : Bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển. - VLĐ trong khâu lưu thông : Bao gồm các giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, kí cựơc, kí quĩ ngắn hạn… Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bổ của VLĐ trong từng khâu của sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu VLĐ hợp lí sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất. + Dựa vào hình thái biểu hiện, VLĐ được chia thành hai loại : - Vốn vật tư, hàng hoá: Là các khoản VLĐ có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm… - Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn tại quĩ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn… Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ, đồng thời cũng là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá khả năng thanh toán của mình. 1.1.3. Kết cấu vồn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng. * Kết cấu vốn lưu động Kết cấu VLĐ là tỷ trọng của từng bộ phận vốn hay từng khoản vốn bị chiếm trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp. * Các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu VLĐ + Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư: khoảng cách giữa các doanh nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp. + Các nhân tố về mặt sản xuất: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất. + Các nhân tố về mặt thanh toán: phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỹ luật thanh toán của các doanh nghiệp. 1.1.4. Nguồn hình thành VLĐ của doanh nghiệp. Vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như từ vốn vay, vốn chủ sỡ hữu hay một số nguồn khác và ứng với mỗi nguồn vốn huy động thì có chi phí sử dụng vốn khác nhau. 1.1.4.1. Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn. Vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được huy động từ những nguồn vốn sau: * Nguồn vốn chủ sở hữu: thể hiện một bộ phận VLĐ được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sỡ hữu của doanh nghiệp. Bao gồm: + Nguồn vốn góp của chủ sở hữu (vốn góp ban đầu và vốn góp bổ sung thêm). + Lợi nhuận để tái đầu tư. * Các khoản nợ phải trả: thể hiện phần VLĐ được tài trợ bằng nguồn vốn nợ. Bao gồm: + Nợ tín dụng: là các khoản nợ vay của ngân hàng và của các tổ chức tín dụng, các khoản nợ có tính chất chu kỳ. + Nợ chiếm dụng: là phần VLĐ được tài trợ bởi nguồn vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng được như: nợ phải trả cho người bán, phải trả công nhân viên, thuế phải trả nhà nước, các khoản phải trả phải nộp khác. 1.1.4.2. Phân loại theo thời gian huy động vốn. * Nguồn VLĐ thường xuyên là: nguồn vốn hình thành nên một lượng tài sản lưu động nhất định bao gồm mức dự trữ hàng tồn kho và các khoản vốn trong thanh toán (nợ phải thu, tạm ứng…). Nguồn VLĐ thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng có tính chất dài hạn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có tác dụng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục. Nguồn VLĐ thường xuyên được xác định thông qua bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp và tại một thời điểm kinh doanh nó được xác định như sau: Nguồn VLĐ Tổng nguồn vốn Tổng giá trị còn lại thường xuyên = thường xuyên - của TSCĐ và TSDH khác Hoặc: Nguồn VLĐ Tài sản Nợ thường xuyên = lưu động - ngắn hạn * Nguồn VLĐ tạm thời là: nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) mà doanh nghiệp sử dụng để đáp ứng các nhu cầu tạm thời về vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bảng cân đối kế toán nguồn vốn tạm thời được xác định bằng nợ ngắn hạn, bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, khoản trả nợ nhà cung cấp, phải trả công nhân viên, phải nộp ngân sách Nhà nước, các khoản phải nộp khác… Trong tất cả các nguồn trên thì nguồn VLĐ được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu có chi phí sử dụng vốn thấp nhất và rủi ro tài chính cũng thấp nhất, tiếp đến là các khoản nợ do chiếm dụng và cuối cùng là các khoản nợ chiếm dụng có chi phí sử dụng vốn lớn nhất và rủi ro tài chính cũng cao nhất. Do vậy mà tùy vào đặc điểm kinh doanh của ngành mà VLĐ của doanh nghiệp có thể được hình thành từ nguồn nào là chủ yếu. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có các biện pháp huy động vốn thích hợp để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn và an toàn về mặt tài chính cao. 1.2. Nội dung VLĐ và các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp. 1.2.1. Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp. Trong hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp, thường xuyên phát sinh nhu cầu VLĐ. Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ cần thiết mà doanh nghiệp phải ứng ra để hình thành một mức dự trữ hàng tồn kho nhất định và các khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng tín dụng của người cung cấp và các khoản chiếm dụng đương nhiên khác (nợ thuế ngân sách Nhà nước, nợ cán bộ công nhân viên, các khoản nợ khác…) 1.2.2. Các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp. a> Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường của doanh nghiệp. Phương pháp này căn cứ vào những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn lưu động ứng ra để xác định vốn lưu động thường xuyên cần thiết. Trình tự tiến hành của phương pháp như sau: - Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng. - Xác định khoản nợ phải trả cho người cung cấp. - Tổng hợp nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của Doanh nghiệp. * Xác định nhu cầu vốn lưu động dự trữ hàng tồn kho cần thiết. - Xác định lượng dự trữ nguyên vật liệu chính: Nhu cầu vốn dự trữ cần thiết nguyên vật liệu chính trong kỳ được xác định. Dn = Nd x Fn Trong đó: Dn : Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính năm kế hoạch Nd : Số ngày dự trữ cần thiết về nguyên vật liệu chính. Fn : Chi phí nguyên vật liệu chính bình quân mỗi ngày trong kỳ kế hoạch. - Xác định nhu cầu vốn dự trữ đối với các khoản vật tư khác : Công thức xác định : Dk = Mk x T% Trong đó: Dk : Nhu cầu vốn dự trữ của một loại vật tư khác trong khâu dự trữ năm kế hoạch của doanh nghiệp. Mk: Tổng mức luân chuyển của loại vật tư khác trong kỳ kế hoạch. T%: Tỷ lệ nhu cầu vốn so với tổng mức nhu cầu luân chuyển vốn của doanh nghiệp. - Xác định nhu cầu vốn sản phẩm dở dang: Phụ thuộc 2 yếu tố sau: Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày kỳ kế hoạch. Chu kỳ sản xuất sản phẩm. Công thức xác định : Ds = Pn x Ck Trong đó : Ds : Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang. Pn : Chi phi sản xuất sản phẩm bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch. Ck : Chu kỳ sản xuất sản phẩm. - Xác định nhu cầu vốn về chi phí trả trước : Công thức xác định: Vp = Pd + Ps - Pp Trong đó: Vp : Nhu cầu vốn chi phí trả trước trong kỳ kế hoạch. Pp : Số dư chi phí trả trước ở đầu kỳ kế hoạch. Ps : Chi phí trả trước dự kiến phát sinh trong kỳ. Pp : Chi phí trả trước dự kiến phân bổ vào giá thành sản phẩm trong kỳ. - Xác định nhu cầu vốn thành phẩm: Công thức xác định: Dtp = Zn x Ntp Trong đó : Dtp : Nhu cầu vốn dự trữ thành phẩm kỳ kế hoạch. Zn ơ : Giá vốn hàng bán bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch. Ntp : Số ngày dự trữ thành phẩm. * Dự kiến khoản phải thu: Công thức xác định: Npt = Kpt x Sd Trong đó: Npt : Nợ phải thu dự kiến kỳ kế hoạch. Kpt : Thời hạn trung bình cho khách hàng nợ (kỳ thu tiền trung bình) b> Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Chia làm hai trường hợp : - Trường hợp thứ nhất : Là dựa vào kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp cùng loại ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình. - Trường hợp thứ hai : Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ vừa qua của doanh nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về vốn lưu động cho các thời kỳ tiếp theo. Phương pháp này thực hiện theo trình tự sau : - Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động trong năm báo cáo. Khi xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình để loại trừ số liệu không hợp lý. - Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo. Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần. 1.3. Hiệu quả sử dụng VLĐ và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.3.1. Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Điểm xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Không có vốn sẽ không có bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Song, việc sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, việc quản lý, sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng là một nội dung rất quan trọng của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung hay VLĐ nói riêng là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu chủ yếu là làm cho đồng vốn sinh lời tối đa. 1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. * Xuất phát từ tầm quan trọng của VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động là một bộ phận không thể thiếu được trong vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù VLĐ chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh nghiệp sản xuất và chiếm tỷ trọng khá lớn trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ nhưng xuất phát từ vai trò của VLĐ với quá trình sản xuất, nó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên liên tục và tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm của VLĐ là cùng một lúc VLĐ có các thành phần vốn ở các khâu dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông cho nên nếu quản lý và sử dụng tốt, VLĐ sẽ được vận động, luân chuyển liên tục, thời gian VLĐ lưu lại ở các khâu ngắn. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Nếu quản lý không tốt thì VLĐ sẽ không luân chuyển được hoặc sẽ luân chuyển chậm làm cho quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn và có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ Hiệu quả sử dụng VLĐ là chỉ tiêu chất lượng phản ánh những cố gắng, những biện pháp hữu hiệu về kỹ thuật và những biện pháp quản lý và khai thác triệt để khả năng vốn hiện có để có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Trong kinh doanh, doanh nghiệp phải đứng trước những yêu cầu là sử dụng hợp lý, hiệu quả VLĐ nhằm làm cho nhu cầu VLĐ được thu hồi sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ với lượng vốn nhất định sẽ mở rộng được quy mô kinh doanh, tăng được vòng quay VLĐ. Ngoài ra quản lý tốt VLĐ sẽ giúp cho doanh nghiệp có được lượng hàng tồn kho hợp lý, giảm được các chi phí bảo quản, chi phí lưu kho và đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ theo dõi quản lý tốt tình hình công nợ của mình để từ đó có biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng. Như vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là một yêu cầu cấp thiết trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp là điều kiện cho các doanh nghiệp không ngừng tăng trưởng và phát triển. 1.3.3. Một số chỉ tiêu đành giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, VLĐ quyết định đến tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì lý do đó, mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên tính toán đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ để từ đó tìm ra những biện pháp tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ được tốt hơn. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau: * Tốc độ luân chuyển VLĐ. Việc sử dụng hợp lý VLĐ biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp cao hay thấp. Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: + Số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay VLĐ) Hệ số này là một trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong DN. Hệ số này cho biết một đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra được mấy đồng doanh thu. Nếu DN thu được doanh thu trên một đồng vốn lưu động là lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động là cao và ngược lại. Công thức: M L = ———–– VLĐ Trong đó: L: số lần luân chuyển (số vòng quay) của VLĐ trong năm M: tổng mức luân chuyển trong năm (thông thường tổng mức luân chuyển VLĐ được xác định bằng doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ) VLĐ : vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ. + Kỳ luân chuyển VLĐ Kỳ luân chuyển vốn lưu động là số ngày cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng luân chuyển. Công thức: 360 VLĐ K = ——–– hay K = 360 × ——–– L M Trong đó: K: kỳ luân chuyển VLĐ Kỳ luân chuyển VLĐ tỷ lệ nghịch với số lần luân chuyển của VLĐ. Như vậy, số ngày luân chuyển VLĐ càng ngắn thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao. * Mức tiết kiệm (lãng phí) VLĐ Từ sự phân tích tốc độ luân chuyển VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ ta có thể xem xét ảnh hưởng của chúng tới mức độ tiết kiệm (lãng phí vốn lưu động) sử dụng trong kỳ. Công thức: M1 M1 M0 Vtk = ——– x ( K1 - K0 ) hay Vtk = ——– - ——– 360 L1 L0 Trong đó: Vtk : số VLĐ có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm (+) do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ này so với kỳ trước. M1, M0 : tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ này, kỳ trứơc. K1, K0 : kỳ luân chuyển VLĐ kỳ này, kỳ trước. L1, L0 : số lần luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, năm báo cáo. Chỉ tiêu này bổ sung cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nó phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm (lãng phí) được do tốc độ lưu chuyển vốn lưu động kỳ này so với kỳ gốc. Số vốn lưu động có thể tiết kiệm được có thể được sử dụng vào mục đích khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, còn nếu bị lãng phí cần tìm cách khắc phục . * Hàm lượng VLĐ (hay mức đảm nhiệm VLĐ) Vốn lưu động bình quân Mức đảm nhiệm VLĐ = –————————––––– Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thì cần có bao nhiêu đồng vốn lưu động . Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn càng cao vốn lưu động được tiết kiệm càng nhiều. * Tỷ suất lợi nhuận trứơc thuế VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận trước thuế VLĐ = ——————————–––––– Vốn lưu động bình quân * Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VLĐ = ——————————–––––– Vốn lưu động bình quân * Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho là tỷ lệ giữa Tổng giá vốn hàng bán và Hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho được xác địnhnhư sau: Tổng giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = ——————————–––––– Hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số này cao làm cho doanh nghiệp củng cố lòng tin vào khả năng thanh toán. Ngược lại, hệ số này thấp có nghĩa là doanh nghiệp bị ứ đọng vật tư, hàng hóa vì dự trữ quá mức hoặc sản phẩm tiêu thụ chậm. * Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho là tỷ lệ giữa số ngày trong kỳ (thường là 360 ngày) và số vòng quay hàng tồn kho. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho được xác định như sau: Số ngày trong kỳ ( 360 ) Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = ——————————–––––– Số vòng quay hàng tồn kho Số ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. * Vòng quay các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu là tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng (có thuế) và số dư bình quân các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu được xác định như sau: Doanh thu bán hàng (có thuế) Vòng quay các khoản phải thu = ——————————–––––– Số dư bình quân các khoản phải thu * Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình là tỷ lệ gữa số ngày trong kỳ (360) và số vòng quay các khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình được xác định như sau: Số ngày trong kỳ (360) Kỳ thu tiền bình quân = ——————————–––––– Số vòng quay các khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. * Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: • Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tỷ lệ giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với tổng nợ ngắn hạn (bao hàm cả nợ dài hạn đến hạn trả). Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được xác định như sau: TSLĐ và ĐTNH Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = ——————————–––––– Tổng nợ ngắn hạn Hệ số này cao thể hiện khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp ở mức độ cao và ngược lại. * Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ lệ giữa hiệu của tài sản lưu động và vốn vật tư hàng hoá, với tổng nợ ngắn hạn (bao hàm cả nợ dài hạn đến hạn trả). Hệ số khả năng thanh toán nhanh được xác định như sau: TSLĐ - Vốn vật tư hàng hoá Hệ số khả năng thanh toán nhanh = ——————————–––––– Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ trong một thời gian ngắn, không dựa vào việc bán vật tư hàng hóa, là một đặc trưng tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Độ lớn hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán của món nợ phải thu, phải trả trong kỳ. * Hệ số khả năng thanh toán tức thời. Hệ số khả năng thanh toán tức thời là tỷ lệ giữa tiền và các khoản tương đương tiền, với tổng nợ ngắn hạn (bao hàm cả nợ dài hạn đến hạn trả). Hệ số khả năng thanh toán nhanh được xác định như sau: Tiền + Các khoản tương đương tiền Hệ số khả năng thanh toán tức thời = ——————————–––––– Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền. 1.4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp. 1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức sử dụng VLĐ. VLĐ của doanh nghiệp trong cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới hình thái khác nhau. Trong quá trình vận động, VLĐ chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, nhưng có hai nhóm nhân tố chính là nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan. * Nhân tố khách quan: Đây là những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát cuả doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể khắc phục một cách hoàn toàn mà phải thích ứng và phòng ngừa hợp lý. Các nhân tố cụ thể gồm: + Trạng thái của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng, lạm pháp cao doanh nghiệp có thể bị mất vốn, hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút nhiều do sức mua kém, sản phẩm tiêu thụ chậm, VLĐ cũng luân chuyển chậm hơn và bị ứ đọng. Ngược lại, nền kinh tế ổn định doanh nghiệp có thể đưa ra kế hoạch, phương pháp sử dụng vốn hữu hiệu trong dài hạn, các nhân tố của quá trình sản xuất ít bị biến động lớn, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng. + Sự tiến bộ cùa khoa học kỹ thuật: Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật con người sẽ tạo ra nhiều nguyên vật liệu thay thế nguyên vật tự nhiên khan hiếm hoặc những nguyên vật liệu cùng tính năng nhưng rẽ hơn…Trước tình hình đó, doanh nghiệp phải tiếp thu những công nghệ mới, phát huy hiệu quả tối đa những nguồn lực của mình để duy trì và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Như vậy, sự phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ nếu doanh nghiệp tận dụng được. Ngược lại, nó là yếu tố bất lợi đối với doanh nghiệp bị động không theo kịp. + Rủi ro trong kinh doanh: Những thiên thai bất thường như: bão lũ, hoả hoạn, bênh dịch…doanh nghiệp sẽ mất tài sản, mất vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh. Những rủi ro đó xảy ra có tính chất bất ngờ nên phải có cách phòng ngừa hiệu quả và lâu dài. * Nhân tố chủ quan. Có nhiều nhân tố chủ quan của bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ cũng như ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: + Xác định nhu cầu VLĐ Đây là yếu tố hết sức quan trọng vì xác định thừa hay thiếu VLĐ doanh nghiệp có thể lãng phí hoặc rơi vào tình trạng bị động của mình, đây cũng là cơ sở tìm nguồn trang trải cho nhu cầu VLĐ cần thiết. + Lĩnh vực và phương án đầu tư. Là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất những sản phẩm lao vụ, dịch vụ tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay VLĐ. Ngược lại, sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất chất lượng kém, không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được thì VLĐ sẽ bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng VLĐ thấp. + Trình độ quản lý của doanh nghiệp Do VLĐ tồn tại ở nhiều bộ phận với các hình thái khác nhau nên quá trình quản lý cũng rất phức tạp đòi hỏi sự chặt chẽ, hợp lý. Nếu quá trình quản lý của doanh nghiệp tốt sẽ bảo toàn được vốn. Ngược lại nếu quá trình quản lý yếu kém thì sẽ làm vồn bị thất thoát hoặc ứ đọng. + Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp Doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, hiện đại sẽ đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng nhanh vòng quay của vốn. Ngược lại, với máy móc, thiết bị lạc hậu thì doanh nghiệp khó tìm được chỗ đứng trên thị trường. 1.4.2. Các biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp bởi đó là điều kiện cho doanh nghiệp không ngừng phát triển. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó thì doanh nghiệp cần phải đưa ra những biện pháp hợp lý phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Có thể chỉ ra một số biện pháp như sau: 1.4.2.1. Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ từ đó có phương án huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn. Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó chính là tổng giá trị TSLĐ mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, doanh nghiệp cần có những phương pháp để xác định chính xác nhu cầu VLĐ tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động và sử dụng có hợp lý VLĐ đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp, hạn chế tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đi vay ngoài kế hoạch với lãi suất cao. Nếu thừa vốn, doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý linh hoạt như: Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, cho các đơn vị khác vay… tránh để vốn nhàn rỗi không sinh lời, không phát huy được hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. 1.4.2.2. Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản xuất sản phẩm. Hiệu quả sử dụng vốn trước hết được quyết định bởi việc doanh nghiệp có khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến việc: Sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Để nhằm huy động mọi nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh, với mục đích sinh lời. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quy mô và tính chất kinh doanh không phải do chủ doanh nghiệp quyết định mà do thị trường chi phối. Khả năng nhận biết dự doán thị trường, nắm bắt thời cơ là nhân tố quyết định đến thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, giải pháp hữu hiệu có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản xuất sản phẩm hợp lý. Trái lại, nếu lựa chọn sai phương án kinh doanh thì dễ dẫn đến sản xuất, kinh doanh những loại sản phẩm không phù hợp với yêu cầu thị trường, sản phẩm không tiêu thụ được, vốn bị ứ đọng cùng với nó là hiệu quả sử dụng VLĐ thấp. 1.2.4.3. Các biện pháp quản lý thích hợp đối với từng loại khoản vốn. * Quản trị vốn bằng tiền: Quản lý tốt quá trình sử dụng vốn bằng tiền bằng việc xác định mức tồn quỹ hợp lý và dự đoán, quản lý các luồng nhập, xuất ngân quỹ. Động lực dự trữ tiền mặt cho các hoạt động là để doanh nghiệp có thể mua sắm vật tư, hàng hoá, thanh toán các chi phí cần thiết cho hoạt động bình thường của doanh nghiệp. * Quản trị tốt các khoan phải thu: Với tư cách là chủ nợ, phải đưa ra các chính sách tín dụng, lập kế hoạch và kiểm soát các khoản phải thu. Để kiểm soát các khoản này cần phải phân loại và theo dõi số dư nợ của từng nhóm khách hàng, theo tập quán thương mại của họ, đồng thời phải phân tuổi các khoản phải thu trên cơ sở đó có thể phân tích mức độ trả nợ và không trả nợ đúng hạn của khách hàng. Doanh nghiệp cần phải chủ động phòng ngừa bằng việc mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính khi xảy ra rủi ro. *Quản trị tốt hàng tồn kho: Có dự trữ hàng tồn kho đúng mức, doanh nghiệp mới tránh được tình trạng hàng bị ứ đọng nhiều, doanh nghiệp sẽ không bị gián đoạn sản xuất, không thiếu sản phẩm để bán, đồng thời sẽ tiết kiệm 1.2.4.4. Đầu tư công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất: Việc đưa kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất có ý nghĩa đặc biệt cho việc thúc đẩy tăng nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ, nhờ đó mà rút ngắn được thời gian sản xuất. Tuy nhiên, khi quyết định đầu tư vào TSCĐ thì cần lưu ý đến tính hiệu quả, sự phù hợp về nguồn vốn, khả năng khai thác sản xuất và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. 1.2.4.5. Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lý và sử dụng VLĐ. Thực hiện biện pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường công tác kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng tiền vốn nói chung và VLĐ nói riêng trong tất cả các khâu từ dự trữ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Trên đây, là một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại doanh nghiệp. Trong thực tế, do mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm khác nhau (trong từng ngành, nghề và toàn bộ nền kinh tế) nên mỗi doanh nghiệp cần phải căn cứ vào những phương hướng biện pháp chung để đưa ra nhằm đẩy mạnh công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại doanh nghiệp mình. Chương 2 Thực trạng công tác tổ chức và sử dụng vồn lưu động ở công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC. 2.1. Khái quát chung về công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC. Tên giao dịch trên thị trường: HC auto. Trụ sở chính: 143 TRẦN KHÁT CHÂN- HAI BÀ TRƯNG -HÀ NỘI Điện thoại: 043.562.5031 Fax: 043.562.5031 Là công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn điều lệ là: 106.400.000.000 đồng Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC hay là HC auto được thành lập vào năm 1997 là công ty chuyên về lĩnh vực ô tô. Trong những năm qua HC Autotech đã từng bước khẳng định năng lực của mình trên thị trường trong nước. Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt phục vụ cho nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực tiềm năng cho xưởng sửa chữa ô tô tại 206 Phạm Văn Đồng và một số xưởng sửa chữa ô tô trong nội thành Hà Nội và ở các tỉnh khác. Hiện nay, công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC có trụ sở chính tại 143 Trần Khát Chân – Hai Bà Trưng- Hà Nội 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty. Công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC có nhiệm vụ kinh doanh chính là : Kinh doanh buôn bán ô tô nội và ngoại nhập, sản xuất phụ tùng ô tô,lắp ráp, và sửa chữa bào dưỡng ô tô, các showroom của công ty trưng bày giới thiệu các loại ô tô mới của công ty. Công ty còn liên kết với trường cao đẳng công nghiệp hà nội nay là đại học công nghiệp hà nội thành lập trung tâm đào tạo công nghệ cao HC autotech với mục đích là đào tạo ra nhân công phục vụ cho sửa chữa và sản xuất phụ tùng cũng như lắp ráp ô tô tại các showroom lớn của công ty như showroom tại đường Phạm Văn Đồng. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy nhân sự của công ty. Công ty TNHH dịch vụ kĩ thuật ô tô HCauto hoạt động trên địa bàn đông dân cư, có nhiều doanh nghiệp lớn. Lại được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nên công ty có những lợi thế so với các công ty khác. Công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC kinh doanh trên lĩnh vực kinh doanh và sửa chữa ô tô. Tuy nhiên là một công ty của nước ta là một nước có nên kinh tế chưa phát triển nên vốn của công ty là không lớn. công ty có vốn điề lệ là: Số lượng cán bộ của công ty không ngừng tăng. Từ hơn 100 nhân viên nay công ty đã có gần 400 nhân viên, và có khoảng 10.3% cán bộ có trình độ đại học,4 cán bộ có trình độ cao cấp. Sơ đồ cấu tạo về công ty: Tổng giám đốc Các phó tổng giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng tổng hợp Phòng kĩ thuật Phòng công nghệ thông tin Phòng đảm bảo chất lượng Tổng Giám đốc: Là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Tổng Giám đốc giúp việc TGĐ và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty. Giám đốc là người trực tiếp nhận nhiệm vụ từ các phó tổng giám đốc và chỉ đạo các phòng ban thực hiện nhiệm vụ được giao. Các phòng nghiệp vụ của Công ty: Phòng Tổ chức Hành chính : có nhiệm vụ thực hiện điều hành, sắp xếp nhân sự trong công ty. Phòng Tài chính Kế toán : có nhiệm vụ cân đối nguồn tài chính của công ty và đưa ra chiến lược phát triển của công ty trong gian đoạn tới Phòng Tổng hợp Phòng Kỹ thuật : các nhân viên trong phòng ban có trách nhiệm là đảm bảo quyền lợi của khách hàng, giải đáp và tư vấn cho khách hàng về sản phẩm của công ty, đưa ra các thông số hợp lí gửi xuống các showroom tư vấn về kĩ thuật sửa chữa và kĩ thuật sản xuất sản phẩm phụ tùng ô tô Phòng Công nghệ Thông tin : nhiệm vụ chính của phòng ban này là quảng bá thương hiệu của công ty trên các phương tiện thông tin đặc biệt là trên mạng internet đẻ khách hàng biết và tìm hiểu trước khi quyết định đến công ty mua hoặc sửa chữa tại showroom chính của công ty. Phòng đảm bảo chất lượng : có trách nhiệm là giải quyết trách nhiệm của công ty sau bán hàng,phụ trách nhận và trao trả phương tiện cũng như phụ tùng không phù hợp nếu có sự cố xảy ra. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty đã có những cố gắng để cái tiến về chất lượng dịch vụ và sản xuất phụ tùng ô tô, công ty đã có những bước dần dần cải tiến về quy trình công nghệ dựa vào việc liên kết với một công ty sản xuất ô tô khá nổi tiếng của Hàn Quốc vì thế công ty có quy trình sản xuất khá hiện đại và phương pháp quản lí khoa học dựa vào những kinh nghiệm sau nhiều năm hoạt động về lĩnh vực kinh doanh ô tô trên thị trường nước ta. Tuy nhiên trong năm qua do nền kinh tế thế giới có nhiều biến động nên công ty không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất là yếu tố đầu vào phục vụ cho việc sản xuất và lắp ráp ô tô. + Kinh doanh buôn bán ô tô và lắp ráp ô tô phục vụ cho việc bán ô tô. Công ty ngoài việc tự lắp ráp phụ tùng ô tô thành ô tô hoàn chỉnh còn nhập khẩu ô tô để trưng bày trong các showroom để bán vì thế ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty được xác định là buôn bán ô tô. Ngoài ra công ty còn có các trung tâm sửa chữa ô tô phục vụ cho mục đích của công ty là bảo dưỡng và sản xuất phụ tùng ô tô. Chính vì thế mà sản phẩm chủ yếu của công ty là ô tô nguyên chiếc nội hoặc ngoại nhập và còn có những phụ tùng ô tô do công ty nhập về hoặc tự sản xuất ra… Đây là nghề mang lại lợi nhuận chủ yếu của công ty. Nó mang lại khoảng 60% lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên công ty cũng không thể chỉ tập trung vào kinh doanh một loại hình dịch vụ được chính vì thế công ty đã tham gia vào kinh doanh các loại hình dịch vụ khác như: +Kinh doanh dịch vụ vận tải. Hàng hoá vận chuyển chính là các vật tư, vật liệu mà Công ty đã nhận vận chuyển cho các khách hàng của công ty. Hàng hóa vận chuyển tương đối là đa dạng từ mặt hàng sắt thép các loại đến xi măng, xăng dầu và các loại thiết bị ô tô, xe máy,… Địa bàn hoạt động của công ty những năm mới hoạt động thì còn hạn hẹp trong nội thành Hà Nội nhưng gần đây địa bàn hoạt động đã được mở rộng rất nhiều với nhiều cơ sở của công ty trong khu vực miền Bắc. Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu là phương tiện của Công ty đầu tư hoặc của liên danh, liên kết với các đơn vị bạn. + Một số lĩnh vực kinh doanh khác. Đó là sản xuất các tấm lợp công nghiệp,sản xuất các loại lốp ô tô.... Quy mô các dự án của Công ty còn nhỏ, thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nội thành Hà Nội. vì thế công ty cần chú trọng hơn trong chất lượng phục vụ của các dự án công ty nhận và phát triển sang các tỉnh thành trong khu vực miền Bắc để tăng doanh thu cho công ty cũng như giảm bớt sự cạnh tranh trong việc kinh doanh các dịch vụ này. 2.1.5. Những kết quả chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua. Trong nền kinh tế thị trường kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, vì vậy vốn luôn luôn được coi trọng trong công tác quản lý tài chính. Trước khi xem xét tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty chúng ta đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty đã đạt được trong trong 2 năm gần đây. Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2007 và năm 2008 Đv: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền % 1 Doanh thu BH & CCDV 130.409 86.130 44,279 51,41 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 21 - - - 3 DTT về BH & cung cấp DV 130.387 86.130 42,257 51,38 4 Giá vốn hàng bán 105.779 70.074 45,705 76,08 5 LN gộp về BH & CC DV 24.608 16.055 8,553 53,2 6 Doanh thu hoạt động TC 6.525 2.142 4.383 204, 62 7 Chi phí hoạt động tài chính 5.138 3.698 1.440 38,94 8 Chi phí bán hàng 3.850 1.309 2.541 194,12 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.801 5.160 3.641 70,56 10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 3.344 1.031 2.313 224,35 11 Thu nhập khác 4.055 346 3.709 1072 12 Chi phí khác 1.170 1.008 162 16,07 13 Lợi nhuận khác 2.884 (662) - - 14 Tổng lợi nhuận trước thuế 6.227 369 5.858 1587,5 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 858 16 Tổng lợi nhuận sau thuế 5.368 341 5.027 1474,2 Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của công ty ta thấy các chỉ tiêu về kinh doanh của công ty trong năm 2008 đều tăng rõ rệt so với năm 2007, cụ thể như sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2008 so với năm 2007 tăng xấp xỉ 44,279 tỉ đồng, tương đương với khoảng 51,41% so với năm 2007. trong năm 2008 các khoản giảm trừ có tăng nhưng không đáng kể so với năm 2007. Do đó doanh thu thuần của công ty tăng đáng kể, tăng xấp xỉ 42,257 tỷ đồng. Như thế trong năm 2008 công ty đã hoàn thành chỉ tiêu đặt ra. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 76,08%, tương ứng với 45,705 tỷ đồng lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2008 so với năm 2007. Điều đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty, năm 2008 tăng xấp xỉ 8,5 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 53,27% so với năm 2007. Trong năm 2008 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 2.313 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 224,35% so với năm 2007. Tăng chủ yếu do các yếu tố sau: + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2007 bị lỗ - 662 triệu đồng, nhưng năm 2008 Công ty đã lãi 1.387 đồng. Đây là dấu hiệu khả quan, cho thấy rằng Công ty đã và đang quan tâm đến hoạt động tài chính của mình. Tuy nhiên do Công ty sử dụng vốn vay với tỷ lệ lớn trong tổng vốn kinh doanh của mình nên chi phí lãi vay còn khá cao. Cho nên Công ty cần có biện pháp hợp lý để nâng cao hơn nữa lợi nhuận từ hoạt động tài chính. + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 tăng so với năm 2007. Cụ thể: chi phí bán hàng tăng 2.541 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 194,12%; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 3.641 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 70,56%. Tuy nhiên nhìn một cách tổng quát thì sự tăng này cũng là hợp lý bởi trong năm qua Công ty đã mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh nên đã làm tăng thêm lao động cũng như đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và tiền lương của cán bộ công nhân viên cũng được tăng lên đáng kể. Lợi nhuận trước và sau thuế năm 2008 so với năm 2007 tăng một cách rõ rệt. Lợi nhuận trước thuế tăng 5.858 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 5.027 triệu đồng, tương ứng với một tỷ rất cao. Để đạt được kết quả này là do Công ty đã quan tâm đến từng chỉ tiêu lợi nhuận và tăng một cách hợp lý. Trong đó, cũng cần quan tâm đến chỉ tiêu lợi nhuận khác. Đây không phải là khoản thu nhập chủ yếu của các doanh nghiệp nhưng biết đầu tư hợp lý và có biện pháp phù hợp nên Công ty đã chuyển từ bị lỗ năm 2007 sang lãi 2.884 triệu đồng năm 2008, góp phần không nhỏ vào tổng lơi nhuận của Công ty. Nhìn chung, trong năm 2008 Công ty đã làm ăn có lãi và phát triển theo chiều hướng gia tăng lợi nhuận. Để đánh giá một cách chi tiết hơn về tình hình quản lý và sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng ta sẽ xem xét và phân tích ở những phần tiếp theo sau. 2.2. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC. 2.2.1. Những đặc điểm kinh tế chủ yếu chi phối công tác tổ chức và sử dụng VLĐ. Vốn là điều kiện cần thiết và không thể thiếu được của mỗi doanh nghiệp trong quá trình hình thành và phát triển. Tuy nhiên tùy vào đặc điểm kinh doanh của ngành và đặc điểm kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp là khác nhau mà có một cơ cấu vốn hợp lý. Công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật HC với đặc thù kinh doanh về ô tô, và phụ tùng ô tô thì kết cấu VLĐ chiếm tỷ trọng khá lớn trong vốn kinh doanh. Với đặc thù là Công ty kinh doanh ô tô vì thế điều kiện tự nhiên không ảnh hưởng nhiều đến công việc kinh doanh của Công ty tuy nhiên phần lớn ô tô của Công ty là do nhập ngoại về để bán thế nên những yếu tố bên ngoài tác động rất lớn đến việc kinh doanh của Công ty. đặc biệt trong năm vừa qua với việc nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng thì công việc kinh doanh của Công ty cũng gặp khá nhiều khó khăn vì yếu tố đầu vào của Công ty bị ảnh hưởng rất lớn do đó nó làm giảm đi phần nào lợi nhuận của Công ty. Công ty đã phải huy động vốn cao hơn bình thường để có đủ lượng vốn cần thiết có thể để duy trì được hoạt động kinh doanh mà vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm bán ra thị trường và cũng đảm bảo cho việc hoạt động của các cơ sở sửa chữa của công ty, nhất là trong hoàn cảnh Công ty có rất nhiều sức ép về việc cạnh tranh của các Công ty khác cùng kinh doanh trong lĩnh vực ô tô. Vì thế mà Công ty phải xác định một cách hợp ló nhu cầu VLĐ cũng như phương thức tổ chức và sử dụng vốn để đảm bảo có thể thu hồi vốn đúng kế hoạch, tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hay thiếu vốn gây gián đoạn việc kinh doanh của Công ty. Môi trường kinh doanh của công ty chịu rất nhiều tác động bởi các yếu tố bên ngoài như giá cả những chiếc ô tô nhập ngoại, tỷ giá hối đoái, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước…gây ảnh hưởng đến nhu cầu VLĐ của Công ty. Do vậy trong công tác tổ chức VLĐ Công ty cần phải có sự dự đoán về sự thay đổi của giá cả và xu hướng của thị trường trong tương lai để có thể đảm bảo không gây ra sự xáo trộn lớn trong công tác tổ chức và sử dụng VLĐ. Ngoài ra, tổ chức sử dụng VLĐ của Công ty còn chiu tác động bởi một số đặc điểm kinh tế khác nữa. Với sự nỗ lực toàn Công ty sẽ biết tận dụng những tác động tích cực và hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng. 2.2.2. Những thuận lợi, khó khăn của công ty. Là Công ty mới thành lập với quy mô không phải là lớn, hoạt động trong cơ chế thị trường có nhiều thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Trong đó có những khó khăn của việc vận hành sản xuất kinh doanh theo một cơ chế mới chưa hoàn toàn có đủ bề dày kinh nghiệm và luôn luôn tiềm ẩn muôn vàn rủi ro. Tình hình sản xuất kinh doanh tương đối ổn đinh và hiệu quả khá cao là do sự năng động sáng tạo và quyết tâm cao của toàn Công ty. Cụ thể trong năm qua Công ty đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn. Thuận lợi. + Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, năng động, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong công tác, đoàn kết gắn bó với Công ty góp phần vào sự phát triển của Công ty. + Công ty đã xây dựng được định hướng phát triển đúng đắn trên cơ sở đó quyết định được từng bước đi vững chắc trong những năm tiếp theo. + Bước đầu Công ty đã duy trì được hoạt động SXKD ở các lĩnh vực trên nền tảng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 thông qua các quy chế, quy định quản lý phân cấp nội bộ. * Khó khăn: + Năm 2008 tức là 1 năm sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, do vậy sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt và khó khăn. Kinh nghiệm của Công ty trong lĩnh vực kinh doanh ô tô còn thua kém xa so với các Công ty nhất là các tập đoàn ô tô lớn của nước ngoài. Nhất là điều kiện về trang thiết bị phục vụ sản xuất cũng như yếu tố đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu của công ty còn hạn hẹp. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. + Với yêu cầu thực tế của năm 2008 Công ty ngày càng phải nâng cao chất lượng phục vụ cũng như cải tiến về quy trình công nghệ sản xuất phụ tùng ô tô để có thế nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như nâng cao được khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường, thế nhưng nguồn vốn của Công ty còn hạn hẹp không thể đáp ứng được hết toàn bộ những yêu cầu trên.đó là những khó khăn lớn nhất của Công ty cần khắc phục. 2.2.3. Nguồn hình thành VKD và VLĐ của Công ty trong năm 2008 2.2.3.1. VKD và nguồn hình thành VKD của Công ty. Mục tiêu chủ yếu của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, sử dụng vốn một cách có hiệu quả có nghĩa là kinh doanh có hiệu quả, đạt lợi nhuận cao. Bảng2: Cơ cấu tài sản của công ty trong năm 2008 Đv: triệu đồng Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) A. Tài sản ngắn hạn 142,723 57.845 50,193 68.012 92,530 184.348 B. Tài sản dài hạn 104.008 42.155 23,607 31.988 80.401 340.581 Tổng tài sản 246,731 100 73,800 100 172,931 234,323 Nhìn vào số liệu tính toán trên ta thấy: + Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VKD của Công ty. Kết cấu này phù hợp với ngành dịch vụ kinh doanh buôn bán ô tô: sản phẩm ô tô có giá trị lớn, thời gian có thể bán được một chiếc ô tô là khá dài do đó vốn kinh doanh bị ứ đọng lâu dài tại các điểm trưng bày bán ô tô hoặc các khoản phải thu do Công ty sử dụng phương thức bán xe trả góp. + Tổng tài sản của Công ty vào thời điểm cuối năm tăng 172,931 triệu đồng so với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ 234,323 %. Điều này chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng tăng lên và cho thấy khả năng huy động vốn của công ty trong việc tăng qui mô vốn của mình. - Tài sản ngắn hạn tăng 92,530 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 184.348 %, cho thấy quy mô và năng lực kinh doanh của công ty ngày càng tăng, nhất là kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cung cấp cho các công trình xây dựng. - Tài sản dài hạn tăng 80.401 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 340.581 %, có thể lý giải rằng Công ty tăng một lượng lớn (hơn 80.000 triệu đồng) các khoản đầu tư tài chính dài hạn trong năm vừa qua. Mặt khác Công ty cũng đầu tư thêm một lượng tài sản cố định để phục vụ cho quá trình sản xuất các loại phụ tùng ô tô cũng như mở các điểm sửa chữa ô tô trong nội thành Hà Nội và mở rộng thêm ra các tỉnh trong khu vực phía bắc. + Trong năm 2008 tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tăng một lượng lớn nhưng để có kết quả trên Công ty phải huy động từ nguồn vốn CSH, nguồn vốn bổ sung và các khoản nợ, chủ yếu là nợ ngắn hạn Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2008 Đv: triệu đồng Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) A. Nợ phải trả 175,385 71.083 56,274 76.252 118,423 210,44 1. Nợ ngắn hạn 146,213 83.367 50,114 89.053 96,099 191,76 2. Nợ dài hạn 29,172 16.633 6,160 10.947 23,012 373,57 B. Vốn CSH 71,346 28.917 17,526 23.748 53,82 307,087 Tổng nguồn vốn 246,731 100 73,800 100 172,931 234,323 Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm tổng nguồn vốn ở thời điểm cuối năm tăng một lượng rất lớn là 172,931 triệu đồng so với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ 234,323%. Trong đó nợ phải trả tăng 118,423 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 210,44%, chủ yếu là tăng các khoản nợ ngắn hạn (tăng 96,099 triệu đồng) còn các khoản nợ dài hạn cũng tăng so với đầu năm (tăng 23,012 triệu đồng). Nợ phải trả tăng lên và chiếm một tỷ trọng lớn hơn so với vốn CSH một phần do lượng vốn của Công ty bị khách hàng chiếm dụng nhiều do công ty bán hàng theo chính sách trả góp hàng năm, vì vậy Công ty phải tìm cách huy động vốn từ nguồn vay ngắn hạn tại ngân hàng và nguồn vốn chiếm dụng của người mua trả tiền trước là chủ yếu. Hệ số nợ cao như vậy sẽ làm cho rủi ro tài chính của Công ty cao và chi phí sử dụng vốn lớn. Tuy nhiên trong năm 2008 tỷ trọng vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên là 28.917 % và nợ phải trả giảm xuống còn 71.083 %. Đây là một biểu hiện tích cực cho thấy sự cố gắng của Công ty trong việc đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính. Nhưng nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của Công ty cũng chưa thật hợp lý, Công ty cần tăng vốn chủ sở hữu để độ an toàn tài chính vững chắc hơn nữa. Từ các kết quả đã phân tích ở trên cho ta thấy, để có vốn cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và ổn định phù hợp với sự phát triển quy mô kinh doanh của mình, Công ty đã phải huy động nguồn lực bên ngoài là chủ yếu. Điều đó sẽ dẫn đến việc Công ty sẽ gặp phải khó khăn trong việc chủ động sản xuất kinh doanh và tài chính. Do vậy, với một nguồn vay ngắn hạn chiếm một tỷ lệ lớn thì việc phân bố và sử dụng nguồn này thật hợp lý thì mới có hiệu quả và tránh được rủi ro. 2.2.3.2. Nguồn tài trợ VLĐ. Căn cứ vào thời gian huy động vốn, hiện nay Công ty huy động vốn từ hai nguồn đó là nguồn vốn tạm thời và nguồn vốn thường xuyên. VLĐ của doanh nghiệp cũng có trường hợp được tài trợ bằng nguồn dài hạn song chủ yếu là bằng các nguồn ngắn hạn. Đó là các nguồn tài trợ có thời hạn dưới 1 năm. Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết: Nhu cầu VLĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Bảng 4:cơ cấu nguồn vốn lưu động của công ty Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm So sánh ĐN/CN Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL% Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn 146.213 83.37 50.114 89.05 96.099 191.76 Tài sản dài hạn Nợ dài hạn 29.172 16.63 6.160 10.95 23.012 373.57 Vốn chủ sở hữu 71.346 29.716 17.526 23.75 53.82 307.14 Nhìn vào bảng ta thấy VLĐ của công ty cuối năm tăng 96.099 triệu đồng, so với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ tăng 191.76 %, và VLĐ của Công ty được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. Ngoài ra công ty còn dùng 17.526 triệu đồng vào đầu năm; 71.346 triệu đồng vào cuối năm của nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho nhu cầu VLĐ thường xuyên. Vay nợ dài hạn của công ty tăng 23.012 triệu tương ứng với 373.57%, vay nợ ngắn hạn tăng 96.099triệu tương ứng với tỉ lệ 191.76% đã làm cho công ty tiết kiệm hơn nữa chi phí sử dụng vốn, tăng tính linh hoạt trong việc tài trợ các nhu cầu ngắn hạn, vì nó ảnh hửong đến khả năng trả nợ của công ty khi đến kì trả nợ. Đây là một điều đáng lo ngại ở công ty nó thể hiện công ty có thể gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nếu không có chính chiến lược kinh doanh hợp lí.nhất là ở công ty kinh doanh về mặt hàng ô tô, là mặt hàng được coi là xa xỉ ở nước ta và có tốc độ tiêu thụ hàng là chậm. vì thế công ty cần phải cố gắng hơn trong việc quản lí sử dụng vốn trong việc kinh doanh của công ty để tăng khả năng cạnh tranh của công ty về mặt tài chính trên thị trường tiêu thụ vốn đã có nhiều khó khăn của nước ta trong thời gian đầu ra nhập WTO. 2.2.4. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC. 2.2.4.1. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng VLĐ ở Công ty. Công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC là Công ty kinh doanh ô tô, sản xuất phụ tùng ô tô,lắp ráp ô tô và sửa chữa bảo dưỡng các loại xe cơ giới do đó VLĐ chiếm một tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau đây xem xét kết cấu VLĐ của công ty qua bảng sau: Bảng 5: Kết cấu vốn lưu động của công ty năm 2008 Đv: triệu đồng Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) I. Tiền và các khoản TĐT 14.427 10 11.550 23.02 2.877 24,91 1. Tiền 14.427 100 11.550 100 2.877 24,91 III. Các khoản PTNH 74.408 52.14 21.092 42.02 53.316 252.8 1. Phải thu khách hàng 49.576 66,63 18.603 88.2 30.973 166.5 2. Trả trước cho người bán 21.061 28,31 348 1,65 20.713 5952 4. Các khoản phải thu khác 3.772 5.06 2.141 10,15 1.631 76.18 IV. Hàng tồn kho 48.759 34.17 15.646 31.17 33.113 211.7 1. Hàng tồn kho 48.759 100 15.646 100 33.113 211.7 V. Tài sản ngắn hạn khác 5.129 3.69 1.905 3.79 3.224 169.2 1. Thuế GTGT được khấu trừ 629 12.27 102 5.35 527 515,6 2. Thuế và các khoản PTNN 1.085 21.15 - - 1.085 - 3. Tài sản ngắn hạn khác 3.415 66.58 1.803 94.65 1.612 89.41 Tổng cộng 142,723 100 50.193 100 92.530 184.35 Nhìn vào bảng ta thấy các khoản mục trong VLĐ của Công ty vào cuối năm đều tăng so với đầu năm. Tổng VLĐ cuối năm tăng 92.530 triệu đồng so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ tăng 184.348 %. Điều này cho thấy VLĐ của Công ty tăng lên một lượng tương đối lớn, cụ thể như sau: Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất (52,14%) trong VLĐ và cuối năm tăng 53.316 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 252.8 % so với đầu năm. Điều này phản ánh rằng trong năm qua lượng vốn của Công ty bị khách hàng chiếm dụng khá lớn, nó gây ra tình trạng ứ đọng vốn trong lúc Công ty lại thiếu vốn để tiến hành đầu tư, vòng quay vốn chậm. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn là 34.17 % trong VLĐ, và cuối năm tăng 33.113 triệu đồng so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ tăng 211.7 %. Do có những chiếc ô tô Công ty nhập về nhưng chưa bán được nên còn đang nằm trong các điểm trưng bày của Công ty. Tỷ trọng vốn bằng tiền trong năm qua có giảm (10%<23.02%) nhưng lượng tiền vào cuối năm cũng tăng 2.877 triệu đồng so với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ tăng 24,91%, có thể là do nhu cầu chi tiêu và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong những năm tiếp theo của Công ty tăng lên. Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong VLĐ (đầu năm 3.79%; cuối năm 3.69%) nhưng Công ty cũng cần quản lý các khoản này thật chặt chẽ để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ hơn nữa. Qua phân tích khái quát tình hình VLĐ của Công ty, ta nhận thấy cơ cấu VLĐ của Công ty còn những bất hợp lý. Vốn trong các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đều tăng vào cuối năm, điều này ảnh hưởng không tốt đến khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh toán, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Vốn lưu động giữ vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là đối với công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán ô tô nên nhu cầu VLĐ rất lớn, có kết cấu khá phức tạp. Do đó hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ được nâng cao nếu VLĐ được tổ chức hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. Muốn vậy, Công ty cần áp dụng đồng bộ các biện pháp giảm ứ đọng vốn và thời gian lưu lại ở từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Có thể xem xét, đánh giá tình hình quản lý vốn qua từng khâu chủ yếu sau: 2.2.4.2. Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán. Trong một doanh nghiệp, vốn bằng tiền dùng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu hằng ngày, để trả các khoản nợ có tính chất thường xuyên như tiền lương, tiền thưởng và tận dụng các cơ hội kinh doanh mang lại lơi nhuận cao. Mức dự trữ vốn bằng tiền hợp lý quyết định đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Từ bảng trên ta thấy tỷ trọng vốn bằng tiền ở thời điểm cuối năm (10%) giảm so với đầu năm (23.02%) nhưng vốn bằng tiền cuối năm cũng tăng 2.877 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 24,91%. Trong năm 2008 Công ty đã hoàn thành được một số chỉ tiêu công ty đã đề ra trong năm trước và doanh thu cũng tăng lên thì vốn bằng tiền tăng là một điều hợp lý. Mặt khác, Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì phải sãn sàng cho những khoản tiền lớn để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu gia tăng. Bảng 6: Tình hình quản lý vốn bằng tiền của Công ty năm 2008 Đv: triệu đồng Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) 1. Tiền mặt tại quỹ 2.816 19.52 95 8.31 1.866 196.42 2. Tiền gửi ngân hàng 11.611 80.48 10.6 91.69 1.011 9.54 Tổng cộng 14.427 100 11.550 100 2.877 24.91 Tiền mặt tại quỹ vào thời điểm cuối năm chiếm tỷ trọng lớn hơn so với đầu năm trong tổng vốn bằng tiền và tăng 1.866 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 196.42 %. Đây là một tỷ lệ tăng rất lớn cho thấy rằng trong năm 2008 nhu cầu chi tiêu hằng ngày của Văn phòng công ty và các chi nhánh tăng lên đáng kể. Tiền gửi ngân hàng ở cuối năm chiếm tỷ trọng 80,48 % trong tổng vốn bằng tiền và tăng 1.011 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 9.54 % ở cuối năm so với đầu năm. Ta thấy tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn bằng tiền của Công ty. Nguyên nhân đầu tiên là khách hàng thanh toán tiền mua ô tô cho Công ty dưới dạng chuyển khoản. Điều này giúp cho Công ty quản lý được tốt hơn và các giao dịch thường xuyên được thuận lợi hơn. Thứ hai, Công ty có những đơn đặt hàng mua thiết bị sửa chữa và phụ tùng ô tô cũng như những hợp đồng nhập thêm ô tô về để bán nên Công ty phải giao dịch qua ngân hàng. Hơn nữa, việc tăng các khoản tiền gửi ngân hàng cũng giúp cho Công ty chi tiêu thường xuyên vừa tạo thêm vốn nhờ vào việc hưởng lãi xuất của ngân hàng. Để đánh giá sự phù hợp giữa dự trữ vốn bằng tiền với nhu cầu của Công ty ta phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty. Bảng 7: Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty năm 2008 Chỉ tiêu Đv Cuối năm Đầu năm Chênh lệch STĐ TL (%) 1. Tài sản lưu động Tr đ 142,723 50.193 92.53 184.35 2. Vốn bằng tiền Tr đ 14.427 11.550 2.877 24,91 3. Hàng tồn kho Tr đ 48.759 15.646 33.113 211.64 4. Nợ ngắn hạn Tr đ 146,213 50,114 96.099 191.76 5. HS khả năng thanh toán hiện thời (=1/4) Lần 0.97 1.001 - 0,031 -3.097 6. Hệ số thanh toán nhanh {=(1-3)/4} Lần 0.64 0.69 - 0,05 -7.25 7. Hệ số thanh toán tức thời (=2/4) Lần 0.098 0.23 - 0.132 -57.39 Nhìn vào bảng trên ta thấy khả năng thanh toán của Công ty vào thời điểm cuối năm đều giảm so với thời điểm đầu năm. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời cuối năm giảm 0,031 lần, tương ứng tỷ lệ giảm 3.097 %. Vào thời điểm cuối năm cứ 1 đồng vốn thì có 0,97 đồng vốn lưu động để đảm bảo thanh toán, hệ số này nhỏ hơn 1 nên cần có những biện pháp hợp lý để đảm bảo về mặt tài chính cho Công ty trong những năm tiếp theo. Hệ số này giảm là do nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty (chiếm hơn 70%) và nợ ngắn hạn cuối năm tăng so với đầu năm một tỷ lệ rất lớn là 191.76 %. Khả năng thanh toán nhanh giảm 0,05 lần, tương ứng tỷ lệ giảm 7.25 %, hệ số này nhỏ hơn nhiều hệ số khả năng thanh toán hiện thời là do hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong VLĐ. Vốn bằng tiền cuối năm có tăng nhưng không đáng kể nên khả năng thanh toán tức thời vào cuối năm giảm so với đầu năm là 0,132 lần, tương ứng tỷ lệ giảm 57.39 %. Các hệ số khả năng thanh toán của Công ty thể hiện trên bảng cho ta thấy an toàn về mặt tài chính của Công ty là không cao, rất dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nếu Công ty không có biện pháp quản lý chặt chẽ và hiệu quả. 2.2.4.3. Tình hình quản lý các khoản phải thu của Công ty trong năm 2008 Trong kinh doanh việc tồn tại các khoản phải thu là một điều tất yếu bởi mối quan hệ chiếm dụng vốn lẫn nhau. Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng chủ yếu phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, vật tư, hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ, bàn giao thanh toán khối lượng thi công mà khách hàng đã nhận nhưng chưa thanh toán tiền cho doanh nghiệp. Vì thế, các khoản phải thu thường xuyên phát sinh, nếu các khoản phải thu tồn tại ở mức độ hợp lý, doanh nghiệp vừa đẩy nhanh quá trình sản xuất kinh doanh tạo cơ hội tăng doanh thu, lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn và ổn định về mặt tài chính. Ngược lại, các khoản phải thu quá cao có thể dẫn đến rủi ro về mặt tài chính khi khách hàng mất khả năng thanh toán; tăng thêm chi phí cho những đồng vốn huy động thêm để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 8: Tình hình biến động các khoản phải thu của Công ty năm 2008 Đv: triệu đồng Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) 1. Phải thu khách hàng 49.576 66,63 18.603 88.2 30.973 166.5 2. Trả trước cho người bán 21.061 28,31 348 1,65 20.713 5952 4. Các khoản phải thu khác 3.772 5.06 2.141 10,15 1.631 76.18 Tổng cộng 74.408 52.14 21.092 42.02 53.316 252.8 Nhìn vào bảng trên ta thấy đối với Công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong VLĐ, đầu năm chiếm 42.02%, cuối năm chiếm 52.14%. Nguyên nhân các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn do Công ty bán hàng cho khách hàng nhưng chưa nhận được tiền thanh toán hoặc chuyển khoản nhất là công ty thực hiện chính sách bán ô tô trả góp nên nhận được tiền thanh toán chậm.Trong năm 2008 các khoản phải thu tăng 53.316 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 252.8%. Tăng chủ yếu là do các khoản phải thu của khách hàng và trả trước cho người bán tăng. Cụ thể: Cuối năm các khoản phải thu của khách hàng tăng 30.973 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 166,5% so với đầu năm, đây là khoản tăng lớn nhất trong các khoản phải thu. Trong năm doanh thu thuần của Công ty tăng lên do đó các khoản phải thu của khách hàng tăng cũng là điều dễ hiểu. Do năm vừa qua Công ty đã nhận được nhiều hợp đồng mua phụ tùng và ô tô, nhất là hợp đồng nhập ô tô về để bán của Công ty cũng tăng lên đáng kể nên khoản cho khách hàng nợ cũng nhiều lên. Đây cũng là lý do làm khoản trả trước cho người bán trong năm tăng lên rõ rệt. Trả trước cho người bán trong năm tăng lên 20.713triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 5952%, cho thấy Công ty đã bỏ ra một phần vốn của mình để phục vụ nhu cầu cần thiết của Công ty là nhập ngoại ô tô nguyên chiếc và nhập cả các phụ tùng ô tô về giao cho các công ty lắp ráp ô tô trong nước. Còn các khoản phải thu khác cuối năm tăng 1.631 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 76.18 %. Tuy khoản này không phải là khoản thu nhập chính của Công ty nhưng cũng cần phải có kế hoạch quản lý chặt chẽ hơn nữa. Sau đây chúng ta sẽ xem xét tình hình thu hồi nợ của Công ty để có cái nhìn tổng quát hơn. Bảng 9: Phân tích tình hình thu hồi nợ của Công ty năm 2008 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Đv Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch STĐ TL (%) 1. Doanh thu thuần Tr đ 130.387 86.130 44.257 51.84 2. Doanh thu có thuế Tr đ 143.4257 94.743 48.6827 51.384 3. Số dư bình quân CKPT Tr đ 47.75 36.254 11.496 31.71 4. Vòng quay CKPT (=2/3) Lần 3.0037 2.61 0.3937 15.08 5. Kỳ thu tiền TB (=360/4) Ngày 120 138 -18 -13.043 Nhìn vào bảng ta thấy vòng quay các khoản phải thu năm 2008 có tăng so với năm 2007, tăng 0,3937 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 15.08%. Cho nên, kỳ thu tiền trung bình của năm 2008 đã giảm đi 18 ngày, tỷ lệ giảm là 13.043%. Tuy công tác quản lý các khoản phải thu năm 2008 có tốt hơn năm 2007 nhưng số vòng quay các khoản phải thu của Công ty còn rất nhỏ, cũng có thể là do tính chất kinh doanh của Công ty là kinh doanh và buôn bán ô tô. Một mặt hàng còn được coi là hàng hóa xa xỉ tại nước ta hiện nay. Nhưng Công ty bị chiếm dụng vốn rất lớn, điều này sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Vấn đề đặt ra hiện nay cho Công ty là tìm ra biện pháp quản lý các khoản phải thu một cách hợp lý để giảm các khoản phải thu trong tổng VLĐ của Công ty. Việc quản lý các khoản phải thu phụ thuộc chủ yếu vào chính sách quản lý tài chính nói chung và chính sách quản lý VLĐ của Công ty. 2.2.4.4. Tình hình quản lý hàng tồn kho. Trong quá trình luân chuyển của VLĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tu hàng hóa dự trữ, tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Một mặt, hàng tồn kho cung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh (nguyên vật liệu), mặt khác nó dự trữ hàng hóa chờ tiêu thụ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tính đến thời điểm cuối năm 2008, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 34,1% trong tổng VLĐ. Đây là khoản vốn chiếm tỷ trọng khá lớn trong VLĐ. Hơn nữa hàng tồn kho bao gồm nhiều khoản mục khác nhau, mỗi khoản mục có những đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. Vì thế, công tác quản lý hàng tồn kho càng đòi hỏi khoa học và chặt chẽ. Bảng 10: Tình hình biến động hàng tồn kho năm 2008 của Công ty Đv: triệu đồng Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) 1. Công cụ, dụng cụ 80 1.65 65 4.16 15 23.076 2. Chi phí SXKDDD 25.684 52.67 12.481 79.77 13.203 105.78 3. Thành phẩm 12.085 24.78 1.354 8.65 10.731 792.54 4. Hàng hóa 10.19 20.9 1.161 7.42 8.574 530.57 Tổng cộng 48.759 100 15.646 100 33.113 211.7 Ta thấy vào thời điểm cuối năm các khoản mục hàng tồn kho đều tăng so với đầu năm. Đây cũng là điều dễ hiểu vì trong năm qua Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các đơn đặt hàng, số lượng sản phẩm phụ tùng cũng như ô tô nguyên chiếc được bán ra tăng lên. Trong đó chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hàng tồn kho, tính đến cuối năm chiếm tỷ trọng là 52,67%. Do những đơn đặt hàng lớn mà thời gian sản xuất lại dài đã làm cho chi phí sản sản xuất kinh doanh dỡ dang cuối kỳ tăng lên. Đây là đặc trưng của ngành kinh doanh buôn bán ô tô, cũng giải giải thích lý do vì sao hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ. Hàng hóa chủ yếu là ô tô nguyên chiếc và một số phụ tùng ô tô, thiết bị mà Công ty mua ở trong và ngoài nước trong năm tăng lên rất lớn vào cuối năm, tăng 8.574 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 530.57%. Điều này được giải thích, thứ nhất là nhiều đơn đặt hàng mà Công ty kí với khách hàng chủ yếu của Công ty đang được tiến hành sản xuất với tiến độ nhanh. Điều này giải thích lý do hàng hóa chủ yếu là vật tư, thiết bị mà Công ty mua trong và ngoài nước lại tăng mạnh vào thời điểm cuối năm, nhằm phục vụ tốt cho đối tác và khách hàng chủ yếu của Công ty. Thứ hai, giá cả vật tư, thiết bị ngày càng tăng, Công ty mua vật tư, thiết bị với số lượng lớn để giảm chi phí mua khi các vật tư, thiết bị trượt giá trên thị trường. Thành phẩm ở cuối năm tăng lên 10.731 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 792.54%. Thành phẩm tồn kho chủ yếu là những chiếc ô tô nguyên chiếc mà công ty nhập về để bán cũng như những phụ tùng mà Công ty nhập về để lắp ráp cũng như để bán và sửa chữa để thực hiện đúng theo hợp đồng đã kí với các đối tác quan trong của Công ty...Đây là những sản phẩm mới mà Công ty đưa vào thị trường. Việc tiêu thụ bước đầu còn gặp khó khăn nên thành phẩm tồn kho tăng lên vào cuối năm là điều dễ hiểu. Một nguyên nhân khác là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng lên nên làm tăng giá trị sản phẩm sản xuất ra, ảnh hưởng đến tỷ lệ so sánh giữa giá trị thành phẩm cuối năm so với đầu năm. Vấn đề đặt ra là lượng thành phẩm tồn kho khá lớn như vậy sẽ ảnh hưởng nhiều mặt đến công tác quản lý của Công ty, cụ thể: + Chi phí lưu kho và chi phí bảo quản thành phẩm sẽ tăng lên rất nhiều. + Nguy cơ ứ đọng vốn sẽ làm giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn của Công ty trong những năm tiếp theo. Công cụ, dụng cụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong hàng tồn kho. Tuy hàng tồn kho cuối năm có tăng so với đầu năm nhưng tăng không đáng kể so với đầu năm, vì chủ yếu là các dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân làm việc ở các cơ sở sản xuất phụ tùng cũng như ở các cơ sở sửa chữa ô tô của Công ty và các dụng cụ khác như búa, kìm…Công cụ, dụng cụ tăng lên không đáng kể là do Công ty tiết kiệm chi phí đầu vào, công cụ, dụng cụ được sử dụng triệt để. Để thấy rõ hơn về công tác quản lý hàn tồn kho ta xem xét tốc độ luân chuyển hàng tồn kho trong năm 2008 qua bảng sau: Bảng 11: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2008 và năm 2007 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Đv Cuối năm Đầu năm Chênh lệch STĐ TL (%) 1. Giá vốn hàng bán Tr đ 105.779 60.074 45.705 76.08 2. Hàng tồn kho bình quân Tr đ 32.202 10.578 21.624 204.42 3. Vòng quay hàng tồn kho (=1/2) Lần 3.28 5.68 -2.4 -42.25 4. Kỳ luân chuyển HTK (=360/3) Ngày 109.85 63.38 46.47 73.32 Từ bảng trên ta thấy tốc độ tăng giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ tăng hàng tồn kho của năm 2008 so với năm 2007. Do đó, vòng quay hàng tồn kho năm 2008 giảm so với năm 2007, giảm 2.4 lần, tương ứng tỷ lệ giảm 42.25%, kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên 46.47 ngày, tương ứng tỷ lệ tăng 73.32%. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn. Điều này làm cho công ty gặp khá nhiều khó khăn trong việc cân đối tài chính cho kì kinh doanh tiếp theo. Tỉ trọng hàng tồn kho tăng lên làm ảnh hưởng đến công tác bảo quản hàng tồn kho. Nó làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh về tài chính của công ty vì công ty phải trích ra một phần lớn hơn nữa lợi nhuận để làm công tác bảo quản hàng tồn kho của công ty. Vì là công ty kinh doanh trong lĩnh vực ô tô nên hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn là một điều dễ hiểu vì ở nước ta hiện nay thì ô tô vẫn là mặt hàng xa xỉ và chịu thuế tương đối cao, số lượng người sử dụng ô tô trong giao thông còn nhỏ. Tuy vậy, công tác quản lý hàng tồn kho còn những hạn chế nhất định với những nguyên nhân cụ thể đã phân tích ở trên. Trong đó chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang, thành phẩm, hàng hóa tăng lên với tỷ lệ lớn vào cuối năm và chiếm tỷ trọng lớn làm cho Công ty bị ứ đọng vốn trong quá trình sản xuất tiếp theo. Công ty cần nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ các hợp đồng đã kí với khách hàng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa. 2.2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty. Hiệu quả sử dụng VKD nói chung và VLĐ nói riêng nói lên trìn độ tổ chức quản lý của một công ty. Việc tổ chức và quản lý có mang lại mức doanh thu hoặc lợi nhuận cao hay không chính là việc sử dụng vốn cao hay thấp. Bảng 12: Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Đv Cuối năm Đầu năm So sánh STĐ TL (%) 1 Doanh thu thuần Tr đ 130.387 86.130 44.257 51.38 2 LN gộp về bán hàng Tr đ 24.608 16.055 8.553 53.273 3 LN từ HĐKD Tr đ 3.343 1.031 2.312 224,3 4 LN trước thuế Tr đ 6.227 369 5.858 1587,5 5 LN sau thuế Tr đ 5.368 341 5.027 1474,2 6 VLĐ bình quân Tr đ 96.458 48.773 47.685 97.77 7 Số vòng quay VLĐ (7)=(1):(6) Lần 1.35 1.76 -0.41 -23.3 8 Kỳ luân chuyển VLĐ (8)=360:(7) Ngày 266.67 204.54 62.13 30.375 9 Hàm lượng VLĐ (9)=(6):(1) % 74 57 17 29.8 10 TSLN bán hàng VLĐ (10)=(2):(6) % 25.5 32.9 -7.4 -22.5 11 TSLN HĐKD VLĐ (11)=(3):(6) % 3.5 2.1 1.4 66.67 12 TSLN trước thuế VLĐ (12)=(4):(6) % 6.4 0.76 5.64 742.1 13 TSLN sau thuế VLĐ (13)=(5):(6) % 5.56 0.7 4.86 694.3 Nhìn vào bảng ta thấy doanh thu thuần và VLĐ bình quân đều tăng nhưng do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của VLĐ nên làm giảm tốc độ luân chuyển VLĐ. So với năm 2007 thì trong năm 2008 số vòng quay VLĐ giảm nhưng giảm không đàng kể (giảm 0,41 lần), tương ứng với tỷ lệ 23.3%. Điều này làm cho kỳ luân chuyển vốn tăng lên 62 ngày, tương ứng với tỷ lệ 30.375%. Từ đó có thể làm giảm hiệu quả việc sử dụng VLĐ, tác động đến độ tăng của doanh thu thuần và sự biến động của VLĐ bình quân. Hàm lượng VLĐ trong năm 2007 là 57%, năm 2008 là 74%, có nghĩa một đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra 0.57 đồng VLĐ trong năm 2007 và 0.74 đồng VLĐ trong năm 2008. Hàm lượng VLĐ của Công ty tăng lên nhưng tăng với tốc độ không đáng kể (tăng 17%). * Các chỉ tiêu về TSLN + TSLN bán hàng VLĐ đã giảm 32.9 % năm 2007 xuống còn 25.5% năm 2008. Tức là một đồng VLĐ góp phần tạo ra 0.329 đồng lợi nhuận (trước thuế) của hoạt động bán hàng năm 2007, tương ứng với 0.255 đồng năm 2008. Sự giảm này là do lợi nhuận từ hoạt động bán hàng có tăng (tăng 53.273 %) nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của VLĐ (tăng 97.77%) + TSLN hoạt động kinh doanh VLĐ tăng 1,4%, tức là một đồng VLĐ năm 2008 tăng 0,014 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh so với năm 2007. Đây là một dấu hiệu khả quan của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng tỷ suất này thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bán hàng trên VLĐ. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do trong 2 năm vừa qua lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Công ty chưa cao. + TSLN trước thuế VLĐ đã tăng 5.64% năm 2008 so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng 742.1%, TSLN sau thuế tăng 4.86% năm 2008 so với năm 2007, tương ứng tỷ lệ tăng 694.3%. Cho thấy sự ảnh hưởng của chỉ tiêu lợi nhuận khác đến tổng lợi nhuận của Công ty, trong năm 2008 Công ty đã thu được 2.884 triệu đồng từ lợi nhuận khác. Qua phân tích các chỉ tiêu ở trên ta thấy là trong năm 2008 công ty đã có nhiều cố gắng nhất là trong khâu bán hàng,công ty đã có chính sách bán hàng trả góp làm cho số lượng ô tô bán ra tăng lên so với năm 2007,việc quản lí thực hiện sản xuất các hợp đồng đã kí kết cũng tăng lên, chính vì thế mà lợi nhuận của công ty đã tăng lên so với năm 2007. 2.2.6. Những vấn đề đặt ra trong viếc tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ ở công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC. Trong năm vừa qua Công ty đã có nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển, đi sâu vào ngành nghề kinh doanh truyền thống và mở rộng thêm một số ngành nghề khác góp phần vào những thành tựu đáng kể của Công ty. Năm qua, lợi nhuận sau thuế của Công ty là 5.027 triệu đồng, tăng so với năm trước 1474,2% và đảm bảo việc làm, nâng cao đời sống cho cán bộ CNV. Tuy nhiên, qua việc phân tích và đánh giá ở trên cho chúng ta thấy còn nhiều vấn đề cần đặt ra mà nhà quản lý cần phải giải quyết để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, ổn định vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ thể: Thứ nhất: Công ty mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong điều kiện vốn tự có chiếm tỷ trọng khiêm tốn. Do vậy Công ty phải đi vay từ các tổ chức tín dụng, khách hàng và vay nội bộ (hơn 70%) để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng. Điều này làm cho hệ số nợ của Công ty là rất cao và chi phí sử dụng vốn lớn, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và rủi ro tài chính. Thứ hai: Khả năng thanh toán của Công ty là không cao do nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 70%) trong tổng nguồn vốn. Nợ ngắn hạn tăng lên là do Công ty đã tài trợ toàn bộ VLĐ bằng nguồn vốn ngắn hạn thậm chí một phần tài sản dài hạn cũng được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Điều này sẽ làm cho Công ty gặp khó khăn khi thanh toán các khoản phải trả vì vào những lúc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn có thể phải bán, thế chấp tài sản dài hạn để trả nợ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề là Công ty phải quản lý nợ ngắn hạn thật tốt để nâng cao khả năng thanh toán hơn nữa và giảm chi phí lãi vay tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính hơn nữa. Mặt khác, đây cũng là vấn đề mà Công ty cần phải xem xét, điều chỉnh lại chính sách tài trợ vốn của mình. Nếu chính sách tài trợ vốn không hợp lý, cho dù sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm đến đâu thì vẫn có thể mất an toàn về tài chính. Thứ ba: Một lượng vốn lớn của Công ty bị chiếm dụng chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng. Điều này dẫn đến gây ứ đọng vốn trong thanh toán, làm chậm tốc độ luân chuyển VLĐ và phát sinh các khoản chi phí phục vụ cho việc theo dõi, thu hồi nợ làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. Nhìn chung chưa có các khoản nợ quá hạn nhưng công tác thu hồi nợ trong năm qua là chưa tốt. Mặt khác, Công ty cần có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp và các đối tác để giảm các khoản trả trước cho người bán. Thứ tư: Lượng hàng tồn kho tăng lên trong khi vòng quay hàng tồn kho lại giảm. Như vậy, cho thấy là giá vốn hàng có tăng nhưng lượng hàng tồn kho tăng quá nhanh. Nếu những năm tiếp theo hàng tồn kho không được giải phóng thì Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn và làm tăng chi phí quản lý hàng tồn kho. Chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên gây khó khăn cho việc phân tích, xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ của Công ty. Thành phẩm tồn kho tăng lên cho thấy rằng đây là một vấn đề mà Công ty cần quan tâm hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm thị trường tiêu thụ. Nhìn chung ở Công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC xét trên một góc độ nào đó thì tình hình kinh doanh nói chung và tình hình sử dụng VLĐ nói riêng là chưa cao. Cho nên trong thời gian tới, Công ty cần phải có những biện pháp thích hợp, có sự cố gắng của toàn công ty để làm ăn có hiệu quả hơn nữa, đưa Công ty phát triển và ngày càng đi lên. Chương 3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC 3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới Trong những năm vừa qua, công ty đã có nhiều cố gắng đạt được như: doanh thu tiêu thụ tăng lên, lợi nhuận sau thuế tăng, thu nhập của công nhân viên trong Công ty không ngừng được cải thiện, hình ảnh Công ty ngày càng được cũng cố trên thị trường. Hiện nay trên thị trường trong nước có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh ô tô. Tuy nhiên, công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC vẫn đứng vững và phát triển, đạt được lòng tin của khách hàng và các đối tác làm ăn. Công ty đã và đang xây dựng một thương hiệu mạnh và uy tín trên thị trường kinh doanh ô tô trong nước. Tuy nhiên Công ty cũng gặp phải những khó khăn nhất định, để giữ vững và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trước tình trạng cạnh tranh gay gắt như hiện nay Công ty cần có những mục tiêu, phát triển trong những năm tới. Mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược đến năm 2015 là phấn đấu xây dựng và đưa Công ty trở thành công ty mạnh với nhiều ngành nghề dịch vụ kinh doanh không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh ô tô; xuất nhập khẩu nhiều phụ tùng ô tô chất lượng cao tuy nhiên đây là một mục tiêu rất khó có thể đạt được của công ty vì cơ sở sản xuất phụ tùng ô tô của Công ty còn hạn hẹp và quy mô cũng chỉ ở mức vừa mà thôi, không thể cạnh tranh với các công ty lơn ngoài nước. Công ty cũng tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận kinh tế cao và khả năng cạnh tranh lớn như: đầu tư sản xuất công nghiệp, đầu tư tài chính… Thực hiện việc đổi mới và đang dạng hóa phương thức quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Tạo dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo. Không ngừng ổn định và giữ vững nhịp độ phát triển sản xuất kinh doanh hàng năm tăng trưởng từ 10-15% theo cơ cấu và tỷ trọng các ngành nghề, lĩnh vực cho phù hợp nhằm khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực hiện có và phát triển trong từng giai đoạn của Công ty. 3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC. Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC nói riêng đang đứng trước nhũng thuận lợi và khó khăn nhất định. Từ đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất thì đòi hỏi các nhà quản trị phải nắm bắt, đánh giá được tình hình thực tế của Công ty. Qua nghiên cứu tình hình quản lý VLĐ của Công ty trong những năm vừa qua và định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới, em xin đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ của công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC. 3.2.1. Dự doán nhu cầu VLĐ hợp lý. Công ty áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu để dự báo nhu cầu VLĐ và xác định nguồn trang trải. Nội dung của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành nhu cầu VLĐ với doanh thu kỳ trước để xác định một tỷ lệ chuẩn về nhu cầu VLĐ tính theo doanh thu và dùng tỷ lệ này để xác định nhu cầu VLĐ cho các kỳ tiếp theo. Sau đây chúng ta sẽ xác định nhu cầu VLĐ cho năm 2009 với doanh thu dự kiến là 340.000 triệu đồng. Doanh thu thuần năm 2008 là 130.387 triệu đồng, từ đó ta có tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của các khoản mục có quan hệ trực tiếp với doanh thu ở bảng sau: Bảng 13: Các khoản mục có quan hệ trực tiếp với doanh thu Đv: triệu đồng Tài sản Số dư bình quân % so với DTT Nguồn vốn Số dư bình quân % so với DTT 1. Các khoản phải thu 47.75 36.62 1. Phải trả người bán 23.254 17.83 2. Hàng tồn kho 32.2025 24.7 2. Nợ ngân sách nhà nước 1.210 0.93 3. Phải trả công nhân viên 0.1547 0.12 Tổng cộng 79.9525 61.32 Tổng cộng 24.62 18.88 Dựa vào kết quả tính toán trên bảng, có thể xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần như sau: Tđ = 61.32% - 18.88% = 42.44% Như vậy nhu cầu VLĐ cho năm 2008 là: 340.000 x 42.44% = 144.296 (triệu đồng) Sau khi đã xác định được nhu cầu VLĐ, Công ty phải tìm nguồn trang trải cho nhu cầu đó. Ngoài lợi nhuận để tái đầu tư, tăng vốn góp của chủ sở hữu, nếu xét đến phương án đi vay thi sẽ tiếp tục làm tăng hệ số nợ của Công ty, khả năng thanh toán của Công ty càng giảm. Do vậy, các nhà quản lý cần tính toán để có thể huy động vốn một cách tối đa với chi phí thấp nhất. 3.2.2. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu. Trong năm 2008, số vốn của Công ty bị chiếm dụng là rất lớn, trong đó chủ yếu là phải thu của khách hàng và trả trước cho người bán. Chúng ta sẽ xem xét từng khoản mục này để có những giải pháp thích hợp nhất. Trả trước cho người bán trong năm 2008 tăng so với năm 2007 là 20.713 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 5952%, đây là một khoản bị chiếm dụng khá lớn. Công ty cần quan tâm và phải tìm ra các biện pháp để nâng cao uy tín trước các nhà cung cấp và các đối tác vì thế có thể giảm đáng kể lượng trả tiền trước cho người bán, nhất là khi mua với khối lượng lớn. Công ty cần thanh toán đúng kỳ hạn cho các nhà cung cấp, để tạo niềm tin cho họ. Nên ký các hợp đồng dài hạn vừa có thể tiết kiệm được chi phí vừa ổn định các yếu tố đầu vào, không bị động trong sản xuất kinh doanh. Các khoản phải thu của khách hàng là những khoản vốn bị chiếm dụng nhiều nhất. Để quản lý tốt khoản này chúng ta sẽ xem xét một số biện pháp sau: + Công ty tổ chức theo dõi tất cả các khoản nợ phải thu trong và ngoài Công ty. Chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng mua thiết bị, phụ tùng sửa chữa ô tô và nhất là ô tô nguyên chiếc khi khách hàng mua trả góp theo chính sách bán hàng trả góp của Công ty. Tuy Công ty chưa có nợ quá hạn nhưng các khoản nợ tăng nhiều ở cuối năm nên Công ty cũng cần áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn, cụ thể hơn như đôn đốc, nhắc nhở, áp dụng kỹ luật thanh toán… tùy vào mức độ thực hiện nghĩa vụ của khách hàng. + Với những hợp đồng mà đối tác gặp khó khăn trong thanh toán cho Công ty(thường là bán ô tô chuyên chở cho các hợp tác xã vận tải của địa phương trong khu vực phía bắc), Công ty sẽ yêu cầu đối tác xác nhận số lượng hàng đã nghiệm thu chờ thanh toán để làm giải trình cho ngân hàng (ngân hàng đã tạo cho Công ty vay vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh) và xin ngân hàng tiếp tục tạo điều kiện cho Công ty vay vốn để tiếp tục đầu tư vào các dự án của công ty đã đề ra. + Công ty áp dụng chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại để khuyến khích các chủ đầu tư, các khách hàng thanh toán đúng kỳ hạn cho Công ty. 3.2.3. Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho. Quản lý hàng tồn kho có vai trò quan trọng trong công tác quản lý VLĐ của Công ty. Hàng tồn kho gồm nhiều khoản mục khác nhau, mỗi khoản mục có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. Vì thế, công tác quản lý hàng tồn kho càng đòi hỏi khoa học và chặt chẽ. + Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang. - Đối với khoản mục này Công ty yêu cầu các đội sửa chữa phải tập trung làm việc và quản lí chặt chẽ trong quá trình làm việc để sao cho đạt được hiệu quả cao trong thời gian làm việc nhưng cũng không được làm cho công nhân cảm thấy gò bó và tiếp thu ý kiến của công nhân để có biện pháp điều chính phương thưc sản xuất cho phù hợp với năng lực công nhân. Các cơ sở sản xuất phải tập hợp đầy đủ chứng từ về Công ty, mở sổ theo dõi từng hạng mục sản xuất. Nhờ đó, Công ty sẽ tiến hành kiểm soát được tiến độ hoàn thành các hợp đồng đã kí kết, xác định được khối lượng sản phẩm sản xuất dở dang. Từ đó, tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ của toàn Công ty. Đối với những công trình hoàn thành Công ty nhanh chóng làm các thủ tục cần thiết để nghiệm thu bàn giao cho chủ đầu tư. - Một trong những nguyên nhân dẫn đến tốc độ luân chuyển VLĐ giảm của Công ty là do khối lượng sản xuất dang dở lớn, điều đó có nghĩa là VLĐ của Công ty bị ứ đọng trong khâu sản xuất. Để giảm khối lượng sản xuất dở dang Công ty nên tập trung máy móc, nhân lực, vật tư để rút ngắn thời gian sản xuất xuống. Đảm bảo thời gian hoàn thành hợp đồng đã kí với các đối tác. Muốn vậy, cần phải có sự giám sát chặt chẽ của Công ty và của đơn vị. Mặt khác, để đẩy nhanh tốc độ sản xuất cần phải thực hiện tốt công tác kế hoạch sản xuất. Quản lý kế hoạch là việc làm hết sức cần thiết, nắm bắt được khối lượng sản xuất từng hợp đồng sẽ tạo điều kiện để Công ty điều tiết và chỉ đạo thực hiện theo chế độ đã định. Điều quan trọng nhất ở đây là phải đảm bảo được chất lượng hàng hóa theo những điều khoản đã thoả thuận với đối tác khi ký kết hợp đồng, tránh tình trạng hàng hóa sản xuất xong nhưng không đảm bảo chất lượng hoặc có nhiều sai sót nên không được các đối tác chấp nhận. Muốn vậy, đòi hỏi bộ phận giám sát thi công của đơn vị và của Công ty cần có sự phối hợp chặt chẽ. + Thành phẩm tồn kho: đang chiếm tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho của Công ty. Muốn nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho thì việc giải phóng thành phẩm tồn kho trong những năm tiếp theo là một vấn đề khá quan trọng. Do đó Công ty cần phải nâng cao chất lượng các sản phẩm của mình có những kế hoạch phương pháp quảng bá để bán được ngày càng nhiều ô tô ra thị trường, kí được nhiều hợp đồng cung cấp phụ tùng và bán ô tô cho các hợp tác xã vận tải trong khu vực phía bắc cũng như trong cả nước. Đây là khâu quạn trọng nhất quyết định sự tồn vong của công ty muốn vậy công ty cần tăng cường quảng cáo, tiếp thị để tìm kiếm thị trường tiêu thụ không chỉ trong phạm vi tp Hà Nội mà còn ở nhiều tp khác ở khu vực phía bắc ví dụ như tp Hải Phòng Công ty đã mở showroom tại 64 Lạch Tray. Với nhiều hình thức quảng cáo đặc biệt là chương trình bán hàng trả góp, liên kết với trường đại học Công Nghiệp Hà Nội để mở trung tâm công nghệ cao HC autotech cũng là một hình thức quảng bá hình ảnh của công ty trong con mắt của khách hàng cũng như đào tạo thêm nhân công chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất phụ tùng ô tô đảm bảo chất lượng của các hợp đồng mà công ty đã kí với đối tác. 3.2.4. Tăng cường công tác tổ chức, huy động đảm bảo nhu cầu VLĐ cho sản xuất. Trong giai đoạn hiện nay việc huy động vốn trên thị trường là rất khó khăn. Sự nỗ lực của Công ty trong công tác huy động vốn là rất cần thiết. + Đối với các khoản vốn chiếm dụng được như: Phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả công nhân viên, phải trả phải nộp khác… Công ty nên sử dụng một cách linh hoạt. Tuy nhiên, với nguồn VLĐ chiếm dụng được Công ty không nên lạm dụng quá gây mất uy tín, nên thanh toán một cách liên tục khi đến hạn để giữ uy tín nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cho Công ty. + Đối với các khoản vay ngắn hạn ngân hàng: việc sử dụng nhiều vốn vay Công ty cũng cần phải chú ý đến lãi vay phải trả và gánh nặng nợ nần, phải chịu lãi suất quá hạn hoặc mất uy tín gây khó khăn cho lần vay sau. Vì vậy, bên cạnh việc khai thác khoản chiếm dụng được Công ty nên cân đối lại cơ cấu nguồn vốn tài trợ phù hợp và sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. 3.2.5. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Trong điều kiện thi trường hiện nay, công việc kinh doanh của Công ty có thể gặp phải những rủi ro không lường trước được. Trên thực tế trong năm qua Công ty chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi và giảm giá hàng tồn kho. Thêm vào đó là quỹ dự phòng tài chính của Công ty còn quá nhỏ. Do đó nếu thị trường yếu tố đầu vào và đầu ra có sự biến động lớn thì tình hình tài chính của Công ty sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, Công ty cần phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tránh mất vốn cũng như bù đắp được những thiếu hụt vốn khi có rủi ro xay ra. + Công ty cần phải lập kế hoạch sản xuất, dự tính công tác tiêu thụ và tình hình thực hiện thanh toán trên cơ sở có sự điều chỉnh. Trên cơ sở đó mà Công ty dự tính các khoản phải thu khó đòi, các khoản mục hàng tồn kho mà giá cả có xu hướng biến động cao để tính trước chi phí sản xuất trong năm. + Trích dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. + Công ty cần nghiên cứu và thường xuyên bổ sung vào quỹ dự phòng tài chính từ lợi nhuận sau thuế, đảm bảo bù đắp những thiệt hại và đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi. + Đầu tư thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm, nhằm giảm bớt vốn hàng tồn kho. + Công ty cần mua bảo hiểm cho tài sản nhằm khắc phục những thiệt hại cho tài sản khi có rủi ro xảy ra, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục. 3.2.6. Giải pháp về nhân sự và lao động Dù bất cứ ở môi trường nào, nhân tố con người vẫn được đặt lên hàng đầu. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, người ta không chỉ cần có vốn, công nghệ mà quan trọng hơn cả là con người. Vì vậy Công ty cũng cần quan tâm đến vấn đề nhân sự và lao động. + Cải tiến bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn, phân định rõ ràng nhiệm vụ của từng bộ phận. + Tuyển dụng người có trình độ, có năng lực, nhiệt tình với công việc để bổ sung khi cần thiết. + Gắn quyền lợi của cán bộ công nhân viên với thành tích trong công tác và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. + Thường xuyên kiểm tra, sát hạch về trình độ công nhân viên trong Công ty và nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý. Đào tạo các cán bộ kỹ thuật cả về chuyên môn và kinh nghiệm sẵn sàng áp dụng vào thực tiễn. 3.2.7. Một số giải pháp khác. + Sử dụng VLĐ tiết kiệm bằng việc nâng cao ý thức cho cán bộ công nhân viên trong Công ty trong quá trình quản lý và sử dụng vốn. + Hoàn thiện và tăng cường hệ thống quản lý tài chính doanh nghiệp với mục tiêu tối ưu hóa chi phí, giảm giá thành sản phẩm và tối đa hóa lợi nhuận của Công ty. + Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức tín dụng (ngân hàng, công ty tài chính) thông qua các hợp đồng thoả thuận hợp tác, đa dạng hoá kênh huy động vốn. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế muốn tồn tại và phát triển được thì phải kinh doanh có hiệu quả. Việc tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là vấn đề không thể thiếu cho vấn đề sống còn của bất kỳ doanh nghiệp nào nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Do đó vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Thời gian thực tập không nhiều nhưng với những kiến thức đã được học em đưa ra một số biện pháp với hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường, tin tưởng rằng với sự đổi mới của ban lãnh đạo Công ty cùng sự cố gắng của cán bộ công nhân viên và những lợi thế mà Công ty đã tạo ra được cho mình trong thời gian qua, công ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC sẽ ngày càng đạt được những hiệu quả tốt hơn nữa trong sản xuất và kinh doanh. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đoàn Hương Quỳnh đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo, cùng với sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị phòng Tài chính - Kế toán và các phòng ban khác trong Công ty trong suốt quá trình em thực hiện chuyên đề này! Hà nội, ngày 27 tháng 04 năm 2009 Sinh viên: Trương X uân Thái Mục lục Đề mục Trang Danh môc tham kh¶o Gi¸o tr×nh “Qu¶n trÞ tµi chÝnh doanh nghiÖp” - Häc viÖn tµi chinh - Nhµ xuÊt b¶n tµi chÝnh n¨m 2008 Gi¸o tr×nh “ Ph©n tÝch tµi chÝnh doanh nghiÖp” - Nhµ xuÊt b¶n tµi chÝnh n¨m 2005 Tµi chÝnh doanh nghiÖp hiÖn ®¹i – Nhµ xuÊt b¶n tµi chÝnh n¨m 2008 LuËt doanh nghiÖp – Nhµ xuÊt b¶n ChÝnh trÞ quèc gia 2005 Trang Website: www.HCauto.vn www.hvtc.edu.vn 6. C¸c t¹p trÝ tµi chÝnh doanh nghiÖp, t¹p chÝ nghiªn cøu kinh tÕ, t¹p chÝ tµi chÝnh tiÒn tÖ. 7. B¸o c¸o tµi chÝnh, b¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh vµ c¸c tµi liÖu liªn quan cña c«ng ty TNHH dịch vụ và kĩ thuật ô tô HC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc131..doc
Tài liệu liên quan