Đề tài Vấn đề nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai

Tài liệu Đề tài Vấn đề nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 Phạm vi của đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 2 Nội dung nghiên cứu 2 Phương pháp nghiên cứu 3 Chương 1 : Hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội TP.Pleiku 4 Hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội TP.Pleiku. 4 Điều kiện tự nhiên TP.Pleiku 4 Vị trí địa lí 4 1.1.1.2 Tài nguyên 9 1.1.2 Kinh tế xã hội 12 1.2 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội TP.Pleiku đến 2025. 14 Chương 2 : Tổng quan về CTR 20 2.1 Chất thải rắn 20 2.1.1 Khái niệm 20 2.1.2 Nguồn gốc phát sinh và phân loại CTR 20 2.1.3 Thành phần của CTR 22 2.1.4 Tính chất của CTR 24 2.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường 31 2.2.1 Tác hại của CTR tới môi trường nước 34 2.2.2 Tác hại của chất thải rắn tới môi trường không khí 35 2.2.3 Tác hại của CTR tới môi trường đất 38 2.2.4 Tác hại của CTR tới cảnh quan và sức khỏe cộng đồng 38 2.3 Hệ thống quản lý và xử lý CTR 39 2.3.1 Ngăn ngừa , giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn...

doc87 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vấn đề nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 Phạm vi của đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 2 Nội dung nghiên cứu 2 Phương pháp nghiên cứu 3 Chương 1 : Hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội TP.Pleiku 4 Hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội TP.Pleiku. 4 Điều kiện tự nhiên TP.Pleiku 4 Vị trí địa lí 4 1.1.1.2 Tài nguyên 9 1.1.2 Kinh tế xã hội 12 1.2 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội TP.Pleiku đến 2025. 14 Chương 2 : Tổng quan về CTR 20 2.1 Chất thải rắn 20 2.1.1 Khái niệm 20 2.1.2 Nguồn gốc phát sinh và phân loại CTR 20 2.1.3 Thành phần của CTR 22 2.1.4 Tính chất của CTR 24 2.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường 31 2.2.1 Tác hại của CTR tới môi trường nước 34 2.2.2 Tác hại của chất thải rắn tới môi trường không khí 35 2.2.3 Tác hại của CTR tới môi trường đất 38 2.2.4 Tác hại của CTR tới cảnh quan và sức khỏe cộng đồng 38 2.3 Hệ thống quản lý và xử lý CTR 39 2.3.1 Ngăn ngừa , giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn 39 2.3.2 Tái sử dụng , tái chế CTR và thu hồi năng lượng 40 2.3.3 Thu gom và vận chuyển CTR 43 2.3.4 Các phương pháp xử lý CTR 44 Chương 3 : Hiện trạng phát sinh và hệ thống quản lý CTRSH tai TP.Pleiku 49 3.1 Nguồn phát sinh CTRSH 49 3.2 Khối lượng , thành phần CTRSH 50 3.3 Hiện trạng công tác quản lý CTR 53 3.3.1 Cơ quan chuyên trách thu gom, vận chuyển , xử lý rác 52 3.3.2 Hiện trạng khảo sát thực tế………………………………………...57 3.3.3 Các cơ quan liên quan đến trách nhiệm quản lý CTR……………..60 Chương 4 : Dự báo phát sinh và các đề xuất quản lý CTRSH cho TP.Pleiku đến năm 2025 63 4.1 Dự báo tốc độ phát sinh dân số và CTRSH tại TP.Pleiku đến năm 2025 4.1.1 Dự báo dân số tại TP.Pleiku đến năm 2025………………………63 4.1.2 Dự báo mức độ phát sinh CTRSH tại TP.Pleiku đến năm 2025….64 4.2 Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý CTR sinh hoạt 65 Chương 5 : Kết luận và kiến nghị 76 Kết luận 76 Kiến nghị 77 Những chữ viết tắt CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt KT – XH : Kinh tế - xã hội BLC : Bãi chôn lấp TP : thành phố CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt TN&MT : Tài nguyên và môi trường Danh mục các bảng STT Tên Trang 1 Thành phần CTRĐT phân theo nguồn phát sinh 23 2 Sự thay đổi thành phần CTR theo mùa 23 3 Thành phần cùa CTRĐT theo tính chất vật lý 24 4 Trọng lượng riêng , độ ẩm của CTRSH 26 5 Thành phần các nguyên tố trongCTRĐT 28 6 Trị số hàm lượng năng lượng và phần trơ còn lại sau khi đốt của các thành phần CTRSH 30 7 Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác 37 8 Điễn biến thành phần khí thải bãi rác 37 9 Các vật liệu thu hồi từ CTR cho tái sinh và tái sử dụng 42 10 Một số nguồn hoạt động phát sinh ra chất thải 49 11 Thành phần CTRSH trên địa bàn Tp.Pleiku 51 12 Khối lượng rác thải sinh hoạt từ năm 2000-2010 tại TP.Pleiku 52 13 Sơ đồ hệ thống thu gom và vận chuyển rác trên địa bàn TP.Pleiku 56 14 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hộ gia đình có dụng cụ chứa rác 57 15 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hài lòng của hộ dân đối với hệ thống thu gom, vận chuyển 58 16 Dự báo dân số của TP.Pleiku đến năm 2025 63 17 Dự báo mức độ phát sinh CTRSH tại TP.Pleiku đến năm 2025 65 18 Sơ đồ hệ thống PLRTN được đề xuất tại TP.Pleiku 67 19 Sơ đồ cải thiện hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 68 20 Sơ đồ hệ thống thu gom CTR có thể tái chế trên địa bàn thành phố Pleiku 69 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết cùa đề tài Những năm trước đây , Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu , chưa phát triển . Các hoạt động kinh tế , nông nghiệp , công nghiệp , xây dựng , chế biến nông lâm hải sản đề đạt sản lượng và khối lượng sản phẩm thấp , do vậy lượng rác thải chưa nhiều và chưa thưc sự được chính quyền , các doanh nghiệp và người dân quan tâm đến vấn đề môi trường . Tuy nhiên , trong hơn hai thập kỷ qua , từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường , sức sản xuất phát triển mạnh . Bên cạnh đó tốc độ phát triển dân số tăng lên rất nhanh , các đô thị mới được xây dựng và mở rộng một cách nhanh chóng . Với sự phát triển nhanh của các đô thị thì vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành một thách thức lớn , đang được các cấp chính quyền quan tâm nhiều nhất . Một trong những loại chất thải đang gây ô nhiễm lớn đến môi trường sống hiện nay là chất thải rắn (CTR) sinh hoạt và công nghiệp . Những năm qua , tốc độ phát triển KT- XH của tỉnh GiaLai ngày càng tăng , nhu cầu cung ứng vật tư cho sản xuất , cung ứng hàng tiêu dùng càng tăng dẫn đến lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều hơn . Bên cạnh lượng rác thải sinh hoạt với số lượng đáng kể , rác thải từ phụ phẩm nông nghiệp cũng phát sinh với khối lượng lớn khi vào vụ mùa thu hoạch . Toàn bộ lượng rác thải này có đặc điểm chung là chưa phân loại tại nguồn phát sinh . Riêng TP.Pleiku đang trong xu thế phát triển kinh tế , nhiều cơ sở sản xuất được thành lập , vấn đề bức xúc nảy sinh ra là CTR , trong đó có chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là một trong những vấn đề cần quan tâm . Hiện nay toàn bộ lượng rác được thu về bãi chôn lấp (BCL) . Tuy nhiên phần đất dành cho việc chôn lấp trong thành phố không còn nhiều cho nên việc đổ rác vào BCL như hiện nay là không hợp lý , vì lượng rác thực phẩm chiếm tỷ lệ rất cao so với CTR khác . Loại rác trên đòi hỏi phải có giải pháp xử lý theo quy trình phức tạp . Do đó đây chính là nguyên nhân làm tăng chi phí xử lý CTR ( phải xây dựng BCL theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường , xây dựng trạm xử lý nước rò rỉ , …), trong lt triển kinh tế xã hội TP.Pleiku. Phạm vi của đề tài Trong giới hạn về phạm vi , nội dung nghiên cứu nên đề tài này chỉ nêu lên hiện trạng quản lý hệ thống xử lý CTR sinh hoạt ở TP.PleiKu và đề xuất thực hiện các biện pháp thu gom , phân loại và xử lý CTR tại TP.PleiKu. Mục đích nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm năng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại TP.PleiKu tỉnh Gia Lai” được thực hiện nhằm đề xuất các biện pháp xử lý , hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải gay ra và nâng cao hiệu quả quản lý CTR đô thị tại TP.PleiKu . Nội dung nghiên cứu + Tổng quan về CTR đô thị và các vấn đề có liên quan . + Đánh giá hệ thống quản lý CTRSH tại TP.PleiKu. + Dự báo mức độ phát sinh khối lượng rác CTR tại TP.PleiKu tới năm 2025. + Đề xuất các giải pháp thu gom , phân loại và xử lý CTR đến năm 2025 . Phương pháp nghiên cứu E.1 Phương pháp điều tra Tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn TP.PleiKu các điểm tập kết rác , quy trình thu gom , vận chuyển và bãi rác ở TP.PleiKu. Lập 100 phiếu khảo sát ở các hộ gia đình nhằm thu thập thông tin xung quanh vấn đề rác thải như : hiện trạng môi trường, thành phần rác thải, dụng cụ chứa rác… Vì một số lý do nên cuộc khảo sát chỉ thực hiện ở 5 phường trong trung tâm thành phố : là Diên Hồng, Ia Kring, Hội Thương, Yên Đỗ, Trà Bá. E.2 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin Phân tích 200kg rác ( 100kg rác ở hộ gia đình và 100kg rác ở chợ ). Toàn bộ các số liệu được thực hiện trên các bảng biểu và đồ thị . Số liệu được quản lý và phân tích với phần mềm Microsoft Excel và phần soạn thảo văn bản sử dụng phần mềm Microsoft Word . E.3 Phương pháp dự báo Để dự báo được dân số của TP.PleiKu đến năm 2025 ta áp dụng công thức tính ( theo mô hình Euler cải tiến ) : N*i+1 = Ni + r . Ni. ∆t = Ni ( 1 + r . ∆t ) . Trong đó : N*i+1 : dân số sau 1 năm ( người ) Ni : dân số hiện tại ( người) r : tốc độ tăng dân số (%) ∆t : thời gian ( năm ) Để dự báo được khối lượng rác sinh hoạt phát sinh đến năm 2025 thì áp dụng công thức : Khối lượng phát thải = dân số x hệ số phát thải (kg/ngày/người) CHƯƠNG I : HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TP.PLEIKU 1.1 Hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội TP.Pleiku. Điều kiện tự nhiên TP.Pleiku 1.1.1.1 Vị trí địa lí Thành phố Pleiku trực thuộc tỉnh GiaLai. Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có toạ độ địa lý từ 12058’28” đến 14036’30’ độ vĩ Bắc, từ 107027’23” đến 108054’40” độ kinh Đông, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp nước bạn Campuchia, phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum. Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên, trong năm chia làm 2 mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường sơn có lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm ; Có nhiều sông hồ với trữ năng lý thuyết khoảng 10,5 đến 11 tỷ kwh,  nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 250C, khí hậu Gia Lai nhìn chung thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, kinh doanh tổng hợp  nông lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 15.536,9 km2, với 7 nhóm đất khác nhau, phù hợp với nhiều loại cây trồng; trong đó nhóm đất Bazan có 386.000 ha. Dân số trung bình là: 1.213.000 người, trong đó dân tộc kinh: 618.630 người chiếm 51%, các dân tộc khác: 594.370 người chiếm 49%. Tốc độ tăng dân số tự nhiên: 1,75%, số người trong  độ tuổi lao động : 624.931 người.       Gia Lai có 16 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã AyunPa và 13 huyện. Trong đó Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và thương mại của tỉnh, nơi hội tụ của 2 quốc lộ chiến lược của vùng Tây Nguyên là quốc lộ 14 theo hướng Bắc Nam và quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây, là điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, cả nước và quốc tế. Gia Lai có vị trí khá thuận lợi về giao thông, với 3 trục quốc lộ: quốc lộ 14 nối Gia Lai với các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Tây Nguyên với Tp.Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, quốc lộ 19 nối tỉnh với cảng Quy Nhơn và Campuchia, quốc lộ 25 nối Gia Lai với tỉnh Phú Yên và Duyên Hải Miền Trung. Gia Lai nằm ở vị trí trung tâm của khu vực, là cửa ngõ đi ra biển của phần lớn các tỉnh trong khu vực, nên đây là điều kiện để cùng các tỉnh bạn đẩy mạnh hợp tác phát triển và phát huy các lợi thế vốn có của mình nhằm tăng năng lực sản xuất và hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo khâu đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển đúng hướng, tạo thế cho Gia Lai trở thành vùng kinh tế động lực trong khu vực thúc đẩy các tỉnh khác trong vùng cùng phát triển. Với vị trí nằm trong khu vực tam giác phát triển kinh tế Việt Nam, Lào, Campuchia cũng là lợi thế rất lớn cho Gia Lai. Và Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai. TP.Pleiku là đô thị phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào. Tổng diện tích tự nhiên là 26.166,36 ha, Pleiku nằm trên độ cao trung bình 300m -500 m; ngã ba quốc lộ 14 và quốc lộ 19 có độ cao 785 m. * Dân số, dân tộc Dân số trung bình 214.710 người (31/2/2010), năm 1971 dân số thị xã là 34.867 người, bao gồm 24 dân tộc đang sinh sống; người Kinh chiếm đa số (87,9%), còn lại là các dân tộc khác, chủ yếu là các dân tộc Gia Rai và Ba Na (12,08%). Số người trong độ tuổi lao động khoảng 115.060 người chiếm 56,6% dân số. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm nhanh, đến năm 2008 đạt 1,12%. Kết quả trên đã góp phần tích cực cho công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. * Phân chia hành chính Thành phố có 14 phường (trong đó phường Thắng Lợi, mới được thành lập vào cuối năm 2006, được tách ra từ một phần địa giới hành chính của xã Chư Á; phường Phù Đổng, phường Chi Lăng, phường Đống Đa, được thành lập vào đầu năm 2008, được tách ra từ một phần địa giới hành chính của phường Hội Phú, phường Thống Nhất, xã Ia Kênh, xã ChưHDrông), và 9 xã. Diện tích đất nội thành là 7.346,11 ha với dân số khoảng 157.325 người (14 phường). Hệ thống giao thông, lưới điện quốc gia, thông tin liên lạc đã thông suốt từ thành phố đến 23 xã, phường. Các phường là Diên Hồng, Ia Kring, Hội Thương, Hoa Lư, Tây Sơn, Thống Nhất, Hội Phú, Yên Đỗ, Yên Thế, Trà Bá, Thắng Lợi, Chi Lăng, Phù Đổng, Đống Đa và các xã là Biển Hồ, ChưHDrông, An Phú, Trà Đa, Gào, Diên Phú, Tân Sơn, Ia Kênh, Chư Á. * Kinh tế Thành phố có ưu thế về thổ nhưỡng, thời tiết thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, cây lâm sản đa dạng. Các tiềm năng về du lịch sinh thái từ cảnh quan thiên nhiên do đặc thù địa hình Tây nguyên mang lại như khu Lâm viên Biển Hồ, Làng văn hoá Plei Ốp; di tích lịch sử Đền tưởng niệm Liệt sỹ Hội Phú, Nhà lao Pleiku... Nét đặc sắc về văn hoá: Nhà sàn, Cồng chiêng Tây nguyên (trong tháng 11/2009 thành phố Pleiku sẽ tổ chức Festival Cồng chiêng Quốc tế - Gia Lai lần thứ I), Nhà thờ Plei Choét, Chùa Minh Thành v.v... Đặc sản: Trà, Cà phê, phở khô Pleiku... Ưu thế về đất đai rộng, chưa được khai thác nhiều, có khả năng thu hút đầu tư trong thời gian đến. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 15,2% (giai đoạn 2005 - 2010), cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng trong cơ cấu chung của GDP. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 852 USD/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2008 giảm còn 281 hộ chiếm 0,64%, theo qui định của Bộ lao động thương binh và xã hội với tiêu chí đạt được như trên thì địa bàn thành phố cơ bản thoát nghèo. Khu công nghiệp Trà Đa đang tiếp tục thu hút đầu tư của các doanh nghiệp (trên 30 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, đến nay đã có 25 doanh nghiệp đi vào hoạt động, 5 doanh nghiệp đang xây dựng cơ bản), khu Tiểu thủ công nghiệp Diên Phú hiện đã có nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời quy hoạch phát triển cụm du lịch tham quan các cảnh quan đẹp của núi rừng Tây Nguyên như nhà lao Pleiku, Biển Hồ nước, công viên Đồng Xanh, Diên Hồng, công viên văn hóa các dân tộc thiểu số… Thành phố Pleiku đã được Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020. Đang tổ chức kêu gọi các nhà đầu tư thi công các khu quy hoạch đã được phê duyệt: Khu dân cư Lê Thánh Tôn, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Linh, Diên Phú, IaSoi; cụm CN-TTCN, khu đô thị mới Hoa Lư - Phù Đổng, suối Hội Phú, và các khu dân cư mới theo quy hoạch, các khách sạn cao tầng v.v… * Cơ sở hạ tầng Cấp nước sinh hoạt: Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch là 86%, cấp 128 lít nước/người/ngày. Điện chiếu sáng: Mạng lưới điện quốc gia đã kéo đến 23/23 xã, phường và đến tận thôn, làng. Hơn 99,21% số hộ dân được sử dụng lưới điện quốc gia. Vệ sinh môi trường: Được chú trọng đầu tư đồng bộ với sự phát triển hạ tầng đô thị, đến nay thành phố đang quản lý và chăm sóc trên 13.560 cây xanh đường phố. Hệ thống thông tin liên lạc đang được mở rộng đầu tư nâng cấp, đến nay đã phủ sóng thông tin toàn bộ 23/23 xã, phường, thôn, làng, bản. Tính đến cuối năm 2008 số máy điện thoại lắp đặt bình quân đạt 45 máy/100 dân (dự kiến cuối năm 2009 đạt 72 máy/100 dân). Sân bay Cù Hanh đang được đầu tư nâng cấp có thể để tiếp đón máy bay hành khách cỡ lớn như A320. Công sở, nhà dân đã được đầu tư nâng cấp khang trang, hiện đại, đến nay có hơn 80% nhà kiên cố và bán kiên cố. Khu vực nội thành phần lớn là nhà kiên cố, cao tầng; Trung tâm thương mại đã được đầu tư làm mới và hệ thống các chợ khu vực đi vào hoạt động ổn định. Qua 5 năm xây dựng và phát triển đô thị, tổng mức đầu tư toàn xã hội trong 5 năm (2004 - 2008) trên địa bàn thành phố đạt hơn 1.588 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Thành phố đầu tư hơn 804,69 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, kết quả đạt khả quan như đầu tư trên 64 tỷ đồng xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 20 trường học (215 phòng học); đầu tư trên 39,2 tỷ đồng xây dựng đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 19,3 km(đường láng nhựa và bê tông xi măng), cải tạo nâng cấp với chiều dài 46 km; cải tạo nâng cấp và xây dựng mới 72 phòng họp tổ dân phố thôn, làng… * Giao thông Hiện có 850 km đường bộ, bao gồm 18,7 km đường bê tông ximăng, 100,7 km đường bê tông nhựa, 467,8 km đường láng nhựa, 8,5 km đường cấp phối và 254,3 km đường đất. Sân bay Cù Hanh (hiện nay là cụm cảng hàng không Pleiku) cách trung tâm thành phố khỏang 5 km đang được đầu tư nâng cấp để tiếp nhận các máy bay lớn. Thành phố Pleiku có Khu công nghiệp Trà Đa 109,3ha, đã xây dựng và đi vào hoạt động, điều kiện hạ tầng hoàn chỉnh, đã có 95% diện tích được các nhà đầu tư thuê, đã mở rộng 15ha, đang có kế hoạch mở rộng lên 300ha. Khu công nghiệp Tây Pleiku được quy hoạch tổng thể với quy mô 500ha, cụm công nghiệp Chư Sê nằm cạnh giao lộ 14 và 25; cụm công nghiệp Ayunpa nằm cạnh quốc lộ 25; cụm công nghiệp An Khê nằm bên quốc lộ 19 và xu hướng đón tiếp các nhà đầu tư và giao thương với cảng biển của Miền Trung. Bên cạnh đó còn có các khu công nghiệp khác như: Cụm tiểu thủ công nghiệp Diên Phú (Pleiku), khu công nghiệp Trà Bá, Bắc Biển Hồ, khu công nghiệp Hàm Rồng, khu công nghiệp khu kinh tế cửa khẩu đường 19….. tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chọn lựa địa điểm xây dựng nhà máy. 1.1.1.2 Tài nguyên Tài nguyên đất: Theo phân loại của FAO – UNESCO thì đất đai của tỉnh gồm các loại sau: - Nhóm đất phù sa: chiếm 4,13% diện tích tự nhiên. Nhóm đất phù sa phân bố ở nơi có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước, tầng đất dày, phù hợp cho phát triển cây nông nghiệp đặc biệt là cây lúa nước và cây hoa màu lương thực. - Nhóm đất xám: diện tích 364,638ha, chiếm 23,47% diện tích tự nhiên, được hình thành trên nền phù sa cổ, đá mác ma axits và đá cát, đất có thành phần có giới nhẹ, dễ thoát nước, khả năng giữ chất dinh dưỡng kém nên nghèo dinh dưỡng. Đất thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày hoặc trồng rừng để bảo vệ đất. - Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 756.433ha, chiếm 48,69% tổng diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất có nhiều loại đất có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là loại đất đỏ trên đá bazan. Tập trung ở các huyện trên cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng, đất thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày: chè, cà phê, cao su và các loại cây ăn qủa.. - Nhóm đất đen dốc tụ: diện tích 16.774ha, chiếm 1,08% diện tích tự nhiên. Nhóm đất ở độ cao 300-700m, độ dốc 3o – 8o, thích nghi cho trồng rừng, khôi phục thảm thực vật bề mặt bảo vệ đất. - Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 164.751ha, chiếm 10,60% diện tích tự nhiên. Đất không có khả năng cho sản xuất nông nghiệp, cần giữ rừng và khoanh nuôi bảo vệ đất. Đất nông nghiệp chiếm 83,69% diện tích tự nhiên của Gia Lai, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 32,15% và hiện mới sử dụng chưa đến 400.000 ha nên quỹ đất để phát triển sản xuất nông nghiệp còn lớn. Tài nguyên nước: - Tài nguyên nước mặt: Tổng trữ lượng nước mặt của Gia Lai khoảng 23 tỷ m3 phân bố trên các hệ thống sông chính: sông Ba, sông Sê San và phụ lưu hệ thống sông Sêrêpok, do có nhiều sông suối nên ngành thuỷ điện là ngành có rất nhiều tiềm năng của tỉnh. Sông suối của tỉnh Gia Lai có đặc điểm là ngắn và có độ dốc lớn, nên rất thuận lợi trong việc xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Tuy nhiên các cao nguyên thì lại rất thiếu nước mặt, do không có điều kiện để làm công trình tưới. Hiện tại trên cao nguyên Pleiku chỉ có Biển Hồ là nơi dự trữ nước mặt lớn nhất, song cũng chỉ được sử dụng để cung cấp nước sinh hoạt của thành phố Pleiku và các vùng phụ cận. Sự phân hoá sâu sắc của lượng mưa trong năm khiến cho mùa mưa nước mặt dư thừa gây lũ lụt, xói mòn đất, còn trong mùa khô lại thiếu nước cho sản xuất. - Tài nguyên nước ngầm: Theo kết quả điều tra của liên đoàn địa chất thuỷ văn ở 11 vùng trên địa bàn tỉnh cho thấy tổng trữ lượng nước cấp A + B: 26.894 m3/ngày, cấp C1 là 61.065m3/ngày và C2 là 989m3/ngày. Nhìn chung, tiềm năng nước ngầm của tỉnh có trữ lượng khá lớn, chất lượng nước tốt, phân bố chủ yếu trong phức hệ chứa nước phun trào bazan cùng với các nguồn nước mặt đảm bảo cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Tài nguyên rừng: Trong 871.645 ha đất lâm nghiệp của Gia Lai, diện tích có rừng là 719.314 ha, trữ lượng gố 75,6 triệu m3. So với cả vùng Tây Nguyên, Gia Lai chiếm 28% diện tích lâm nghiệp, 30% diện tích có rừng và 38% trữ lượng gỗ. Sản lượng gỗ khai thác hàng năm cả rừng tự nhiên và rừng trồng từ 160.000 – 180.000 m3 sẽ đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho chế biến gỗ, bột giấy với quy mô lớn và chất lượng cao. Gia Lai còn có quỹ đất lớn để phục vụ trồng rừng, trồng cây nguyên liệu giấy. Rừng của tỉnh Gia Lai liên quan mật thiết với những đặc trưng địa lý tự nhiên và quá trình diễn biến tài nguyên rừng, thảm rừng của vùng Tây Nguyên. Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai nhiều thuận lợi, nên thảm thực vật ở đây phát triển rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều loại khác nhau: - Thảm thực vật rừng: rừng tự nhiên ở Gia Lai chiếm khoảng 78,3%  diện tích đất lâm nghiệp, có nhiều loại cây quý hiếm, gỗ tốt như: sao, giáng hương, gội, trắc, kiền kiền, bằng lăng, chò sót…Rừng Gia Lai phát triển chủ yếu trên địa hình núi cao, các khe suối và hợp thuỷ có nhiều tầng và nhiều loại độ che phủ tốt, tầng thảm mục dày, đất tơi xốp. Loại rừng này có diện tích rất lớn, đây là nguồn tài nguyên quý không chỉ riêng của tỉnh, của vùng Tây Nguyên nói chung mà của cả nước. Rừng non tái sinh và cây bụi phân bố ở khắp các vùng trên địa bàn tỉnh, trên các dạng địa hình và các loại đất khác nhau với thảm thực vật chủ yếu là cây họ dầu, họ đậu, họ xoan, họ dẻ…ngoài ra còn có thảm cỏ tự nhiên, thực vật trồng và nhiều loại cây lương thực khác. - Động vật rừng: Theo kết quả nghiên cứu của Viện sinh thái tài nguyên sinh vật thì hệ động vật rừng gồm: 375 loài chim thuộc 42 họ, 18 bộ; 107 loài thú thuộc 30 họ, 12 bộ; 94 loài bò sát thuộc 16 họ, 3 bộ; 48 loài lưỡng cư thuộc 6 họ, 2 bộ; 96 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng, động vật đất….Đặc biệt có những loài thú quý hiến như: tê giác, bò tót, hổ beo, gấu ngựa, cầy bay, sóc bay, culi lùn, vượn đen, dơi đốm hoa, các loài chim như hạc cổ trắng, công, trở sao, gà lôi vằn, gà tiên mặt đỏ, các loài bò sát như: tắc kè, thằn lằn giun, trăn hoa… Tài nguyên khoáng sản: Theo các tài liệu hiện có về tiềm năng khoáng sản và hiện trạng khai thác mỏ, tỉnh Gia lai có các loại khoáng sản sau: - Quặng bôxít: 2 mỏ có trữ lượng lớn là Kon Hà Nừng (C2: 210,5 triệu tấn với hàm lượng AL2O3: 33,76%-51,75%; SiO2: 14,04%) vá Đức Cơ. Ngoài ra còn có các điểm khoáng hoá bôxít ở Thanh Giao, Lệ Thanh, Lệ Cần, Bàu Cạn và PleiMe. - Vàng: Phát hiện trên 73 điểm, trong đó có 66 điểm quặng hoá gốc và 6 điểm sa khoáng, các vùng có triển vọng là: Kông Chro, Ia Mơ, Krông Pa, Ayun pa. - Các khoáng sản kim loại khác: mỏ sắt ở An Phú – Tp.Pleiku, kẽm ở An Trung – Kông Chro. - Đá Granít: thuộc dạng xâm nhập phân bố ở 8 điểm với trữ lượng lớn, trong đó có 2 mỏ đá ở Bắc Biển Hồ - thị trấn Phú Hoà và mỏ đá Chư Sê là có trữ lượng lớn Ngoài ra còn có đá vôi, đất sét, cát xây dựng, các khoáng sản làm vật liệu….Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của tỉnh rất đa dạng và phong phú, thuận lợi cho phát triển một số ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Tài nguyên du lịch: Nổi bật là tài nguyên du lịch tự nhiên với hệ sinh thái đa dạng, rừng nguyên sinh, hệ thống các thác nước, hồ tự nhiên và nhân tạo. Bên cạnh đó là nguồn tài nguyên nhân văn và những công trình di tích lịch sử - văn hoá của tỉnh như: Nhà lao Pleiku, khu Tây Sơn thượng đạo, di tích căn cứ địa của Anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ; làng kháng chiến Stơr; cùng với các địa danh Pleime, Cheo reo, Ia Răng đã đi vào lịch sử; các lễ hội dân gian, không gian văn hóa cồng chiêng và các tài nguyên du lịch nhân văn khác….. Kinh tế xã hội Kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá toàn diện, tốc độ tăng  trưởng bình quân đạt 13,1%/năm, trong đó ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng bình quân 6,97%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 23,31%/năm, dịch vụ tăng bình quân 14,7%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản 47,33%; công nghiệp - xây dựng 25,2%, dịch vụ 27,47%. + Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; nông thôn được đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng công nghiệp hóa, đã hình thành ổn định các vùng cây lương thực và cây công nghiệp, đến nay toàn tỉnh có 176.373 ha cây công nghiệp dài ngày (trong đó 76.367ha cà phê với sản lượng 132.800 tấn; 73.218 ha cao su với sản lượng 63.433 tấn; 5.050 ha tiêu với sản lượng 20.881 tấn)  và 28.150 ha cây công nghiệp ngắn ngày, đã gắn liền với công nghiệp chế biến, góp phần phát triển sản xuất ổn định. + Sản xuất công nghiệp phát triển khá, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 26,3%/năm (vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra tăng bình quân 20%/năm), đã khai thác và phát triển tốt lợi thế các ngành công nghiệp thuỷ điện, chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng, khai khoáng, gắn việc xây dựng nhà máy chế biến đã gắn với vùng nguyên liệu. Tổng vốn đầu tư xã hội tăng khá, trong 3 năm đã đầu tư hơn 16.200 tỷ đồng, tăng 22% so với vốn đầu tư trong 5 năm 2001-2005. Thu hút đầu tư có tiến bộ, số doanh nghiệp thành lập mới trong 3 năm tăng 42% so với năm 2005 với tổng vốn đăng ký gấp 3,1 lần, nhiều dự án đầu tư quy mô lớn được đầu tư trên địa bàn tỉnh, làm cho bộ mặt thành thị, nông thôn được đổi mới.             + Các ngành dịch vụ ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ đạt 14,7%/năm. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2008 đạt 140 triệu USD (vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra 130 triệu USD). + Thu ngân sách trên địa bàn đạt khá, đến năm 2008 thu được 1.737 tỷ đồng, gấp 2,15 lần so với năm 2005, tăng bình quân 29%/năm (vượt mục tiêu Nghị quyết là 18,5%/năm); tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách bình quân 13,4%/năm. - Lĩnh vực xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, những vấn đề xã hội bức xúc được quan tâm giải quyết, tỷ lệ hộ nghèo (đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là dưới 19%). Xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm: Năm 2008 thu nhập bình quân/ người: 10,52 triệu đồng, số hộ thoát nghèo trong năm:  8.500 người, tỷ lệ hộ nghèo 18,12%  (giảm từ 29,82% của năm 2005 xuống còn 18,12% năm 2008), giải quyết việc làm mới cho 22.000 người lao động; xuất khẩu 700 lao động. Thực hiện tốt chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo gắn với phát triển bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc. Giáo dục – Đào tạo: Từng bước quy mô trường lớp tiếp tục phát triển, chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên. Toàn tỉnh có 221 trường mầm non, 221 trường tiểu học, 224 trường trung học cơ sở, 35 trường THPT, 5 trường Trung học chuyên nghiệp và một phân hiệu ĐH Nông Lâm. Đến nay toàn tỉnh có 28 trường đạt chuẩn quốc gia; có 143/215 xã, phường, 03/16 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở, đạt 66,5%             Y tế: Những năm gần đây hệ thống y tế Gia Lai từng bước được cải thiện và nâng lên về mặt chất lượng. Việc cung ứng các dịch vụ y tế được mở rộng, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được khám chữa bệnh và hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã được tăng cường đầu tư, chuẩn hóa dân từng bước và cơ bản đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân trên toàn tỉnh. Đến nay có 19 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã theo quy định của Bộ y tế, chiếm tỷ lệ 8,6%, 40% trạm y tế xã có bác sỹ; tỷ lệ bác sỹ /1 vạn dân là 4,3; tỷ lệ giường bệnh viện/ 1 vạn dân: 13,7. Tỉnh có Bệnh viện tỉnh, Bệnh viện y học cổ truyền và 2 bệnh viện khu vực là An Khê và AyunPa, ngoài ra còn có hệ thống các Trung tân y tế ở các huyện và trạm xá xã. Bên cạnh đó, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai đang đầu tư Bệnh viện tư nhân Hoàng Anh Gia Lai với quy mô 200 giường bệnh. Trong những năm qua công tác hợp tác đầu tư đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ, nhất là từ khi tỉnh Gia Lai ký kết hợp tác đầu tư với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên đã có 76 dự án đầu tư vào Gia Lai với số  vốn  trên 8.000 tỷ  đồng.  Hiện nay, nhu cầu đầu tư vào tỉnh Gia Lai còn rất lớn, giai đoạn 2009-2015, các ngành, địa phương đã xây dựng hơn 30 dự án để kêu gọi đầu tư. Tỉnh Gia Lai sẵn sàng tạo mọi điều kiện tốt nhất để chào đón các Doanh nhân, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đến tỉnh để cùng biến các cơ hội tiềm năng thành những công trình hợp tác có hiệu quả cao nhất. 1.2 Định hướng phát triển đến năm 2020: Những định hướng lớn phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh đến năm 2020 như sau: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy chuyển dich cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế :             Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, nhằm từng bước thu hẹp khoảng cách về GDP bình quân đầu người so với mức trung bình của cả nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tăng đầu tư vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng 13%, phấn đấu đạt mức 12-13% trong giai đoạn 2011-2015 và 11-12% trong giai đoạn 2016-2020.             GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) năm 2010 đạt 15 triệu đồng, năm 2015 đạt 32 triệu đồng, gấp 2,137 lần năm 2010, năm 2020 đạt 60 triệu đồng.              Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp- xây dựng, dịch vụ đến năm 2010: NLN: 43,9%, CN-XD: 27,7%, DV: 28,4%; đến năm 2015: NLN: 39%, CN-XD: 30%, DV: 31%; đến năm 2020 NLN: 29%, CN-XD: 36%, DV: 35%. Phấn đấu tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 13%; giai đoạn 2011-2020: 13-14%, tăng khả năng tự cân đối của ngân sách địa phương. Thực hiện tiết kiệm chi, tăng chi cho đầu tư phát triển.             Tăng nhanh nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tập trung nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục mở rộng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt chú ý tới kết cấu hạ tầng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Mở rộng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 35,% giai đoạn 2006-2010, đến năm 2010 đạt 180 triệu USD; giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 17,35% đạt 400 USD vào năm 2015; giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 13,4% đạt 750 triệu USD vào năm 2020. Phát triển các ngành kinh tế Nông lâm nghiệp: Phát triển nhanh sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng theo hướng CNH-HĐH, hình thành các vùng sản xuất tập trung trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của từng vùng, gắn nông lâm nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trường trong nước và ngoài nước, nâng cao dần mức thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Tăng cường đầu tư chiều sâu, tạo sự chuyển biến về chất trong sản xuất nông nghiệp và phát triển toàn diện kinh tế nông thôn. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho dân. Cùng với phát triển nông lâm nghiệp, cần phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao. Công nghiêp: - Phát triển công nghiệp Gia Lai nằm trong tổng thể phát triển công nghiệp cả nước, nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh, liên vùng.             - Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mà sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh, có hiệu quả kinh tế cao, có thị trường ổn định (trong nước và đặc biệt là xuất khẩu) thu hút được nhiều lao động.             - Đa dạng hoá nguồn vốn và thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp, ưu tiên đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung ở thành thị, đồng thời khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiện xoá đói, giảm nghèo.              - Đầu tư một số nhà máy có quy mô sản xuất lớn và đầu tư mở rộng hết công suất các nhà máy hiện có, đầu tư mới nhiều nhà máy chế biến nông lâm sản như: Chế biến cà phê, điều, chế biến cồn... đặc biệt là khu Liên hợp sản  xuất cao su đi vào hoạt động nên giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh. Xây dựng một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khóang sản.             - Đưa vào hoạt động các công trình thủy điện vừa và nhỏ giai đoạn 2 (23 công trình) triển khai đầu tư các công trình thủy điện vừa và nhỏ giai đoạn 3 (32 công trình).             - Chú trọng phát triển sản xuất linh kiện phụ trợ với mức độ chuyên môn hóa cao.              Đến năm 2020 hoàn chỉnh khu công nghiệp Tây Pleiku với quy mô 615 ha.             Giai đoạn 2016-2020 chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm có công nghệ cao và hàm lượng kỹ thuật cao, phát triển công nghiệp tinh chế tinh luyện và chế biến sâu...              Đến năm 2020 quy hoạch lân cận TP.Pleiku một khu công nghiệp diện tích 1.000 ha và một khu công nghiệp công nghệ cao diện tích 500 ha. Dịch vụ: Các ngành thuộc khối dịch vụ giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong thời gian tới trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu và toàn diện, sự phân công và hợp tác diễn ra mạnh mẽ và xã hội phát triển theo hướng văn minh, hiện đại tạo điều kiện thúc đẩy và đồng thời đòi hỏi khối dịch vụ phải phát triển nhanh để đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.  Chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ như: thương mại, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính- ngân hàng, du lịch... phát triển các dịch vụ mới. Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.  Khối dịch vụ phát triển đạt nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 15%/năm giai đoạn 2011-2015 và 15,5%/năm giai đoạn 2016- 2020. Thương mại: Phát triển hệ thống thương mại trên cơ sở đa dạng hoá các thành phần kinh tế và đa phương hoá trong hợp tác, liên kết, liên doanh đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân ngày càng cao.                               Đảm bảo đầu ra cho những sản phẩm hàng hóa, đồng thời, đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ yêu cầu về vật tư cho sản xuất và hàng hoá tiêu dùng cho nhân dân. Phát triển trung tâm thuơng mại, hệ thống siêu thị, phát triển mạng lưới chợ. Phấn đấu đưa tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường tăng bình quân 20% giai đoạn 2011-2015 và 22% giai đoạn 2016-2020 . Xuất khẩu: Đặc biệt chú trọng xuất khẩu để đảm bảo đầu ra rộng lớn và ổn định cho sản xuất. Mở rộng xuất khẩu các mặt hàng mới vào các thị trường mới. Nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm chủ lực của tỉnh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới, tăng sản phẩm chế biến, giảm dần tỷ trọng sản phẩm thô. Phấn đấu trị giá kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh của các doanh nghiệp địa phương năm 2015 đạt 400 triệu USD và tới năm 2020 đạt 750 triệu USD. Tập trung phát triển các sản phẩm  chủ lực  như: cà phê, cao su, tinh bột sắn, sản phẩm chế biến từ gỗ, cao su... đa dạng hoá sản phẩm bằng một số mặt hàng khác như: điều, tiêu, bắp, đậu... Nhập khẩu: Nhập khẩu các thiết bị  hiện đại, nguyên vật liệu cần thiết phục vụ phát triển sản xuất nông-công nghiệp của tỉnh, nhập khẩu hàng tiêu dùng khoảng từ 30-35% còn lại là nhập khẩu máy móc thiết bị để phát triển sản xuất . Du lich: Phát triển du lịch Gia Lai phải được đặt trong tổng thể du lịch vùng Tây Nguyên, gắn với phát huy bản sắc dân tộc tổ chức, xây dựng tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo từ du lịch lễ hội truyền thống đến du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tham quan nghiên cứu và thể thao. Phấn đấu tăng doanh thu du lịch với tốc độ tăng bình quân: 27% giai đoạn 2011-2015 và 27,6 % giai đoạn 2016-2020. Dịch vụ vận tải: Đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa hành khách với chất lượng ngày càng cao. Nâng cao chất lượng phưong tiện vận tải, giảm tối đa tai nạn giao thông. Xây dựng tuyến đường sắt lên Tây Nguyên, mở rộng sân bay, tăng cường chuyến bay. Dịch vụ bưu chính viễn thông: Phát triển dich vụ bưu chính viễn thông theo hướng hiện đại và rộng khắp, nâng cao chất lượng giảm chi phí, bảo đảm giá cước hợp lý nhằm nâng cao sức cạnh tranh để đáp ứng xu hướng hội nhập. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tiếp tục phát triển bưu điện văn hóa xã, phổ cập các dịch vụ bưu chính viễn thông cơ bản. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ tổng hợp như: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ thông tin, tư vấn, khuyến mại, quảng cáo, chuyển giao công nghệ, tìm kiếm việc làm v.v.. Tâp trung khai thác, cung cấp rộng rãi loại  hình dịch vụ trên thu hút doanh nghiệp, các tầng lớp dân cu sử dụng rộng rãi . Với định hướng phát triển như trên cộng với chủ trương thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Gia Lai, tin tưởng rằng các tiềm năng của vùng đất này sẽ nhanh chóng được khai thác, sử dụng có hiệu quả để đem lại sự no ấm, phát triển bền vững cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh. ( Nguồn CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CTR 2.1 Chất thải rắn 2.1.1 Khái niệm CTR (Solid Waste) là thuật ngữ dùng để chỉ các chất thải thông thường ở dạng rắn được phát sinh trong quá trình sinh hoạt , sản xuất và các hoạt động khác của con người . CTR có thể bao gồm cả cặn bùn , nếu tỉ lệ nước trong cặn bùn ở mức độ cho phép , xử lý được cặn bùn như xử lý CTR . CTR là những thành phần được thải bỏ trong quá trình sinh hoạt hay trong quá trình sản xuất của con người . CTR là một thuật ngữ để chỉ những chất tồn tại ở dạng rắn . Vật chất mà con người thải bỏ trong khu vực độ thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó được gọi là CTR . Chất thải đó được coi như CTR đô thị nếu như nhìn nhận nó là một thứ mà thành phố có trách nhiệm thu gom và phân hủy . CTR mặc dù có tác động tiêu cực đến môi trường sống , như ngày nay , một phần đáng kể trong CTR có thể thu hồi , tái chế và tái sử dụng lại được . 2.1.2 Nguồn gốc phát sinh và phân loại CTR Nguồn gốc phát sinh , thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là các cơ sở quan trọng trong việc thiết kế , lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các biện pháp QLCTR . Có nhiều cách phân loại ngườn gốc phát sinh CTR khác nhau nhưng phân loại theo cách thông thường nhất là : Rác hộ dân : Phát sinh từ hoạt động sản xuất của các xí nghiệp , hộ gia đình và các biệt thự . thành phần của rác thải bao gồm : thực phẩm , giấy Carton , plastic , gỗ , thủy tinh , can thiếc , các kim loại khác … ngoài ra các hộ gia đình còn có thể chứa một phần chất thải độc hại . Rác quét đường : Phát sinh từ hoạt động vệ sinh hè phố , khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan . Nguồn rác này do người đi đường và các hộ dân sống hai bên đường xả thải . Thành phần của chúng có thể gồm các loại như cành lá cây , giấy vụn bao nilon, xác động vật chết . Rác khu thương mại : Phát sinh từ các hoạt động buôn bán của của hàng bách hóa , nhà hàng khách sạn , siêu thị văn phòng , giao dịch , nhà máy in . Các loại rác thải từ khu thương mại bao gồm : giấy carton , plastic , thực phẩm , thủy tinh . Ngoài ra rác thương mại còn chứa một phần chất thải độc hại . Rác cơ quan công sở : Phát sinh từ cơ quan xí nghiệp , trường học , văn phòng làm việc . Thành phần rác ở đây giống như rác ở khu thương mại . Rác chợ : Phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ . Thành phần chử yếu là rác hữu cơ bao gồm rau , quả hư hỏng . Rác xà bần từ các công trình xây dựng : Phát sinh từ các hoạt động xây dựng và tháo dỡ các công trình xây dựng , đường giao thông . Các loại chất thải bao gồm như gỗ , thép , bê tông , gạch , thạch cao . Rác bệnh viện : Bao gồm rác sinh hoạt và rác y tế phát sinh từ các hoạt động khám bệnh , điều trị bệnh , nuôi bệnh trong các bệnh viện và cơ sở y tế . Rác y tế có thành phần phức tạp bao gồm các loại bệnh phẩm , kim tiêm , chai lọ chứa thuốc , các loại thuốc quá hạn sử dụng có khả năng lây nhiễm độc hại tới sức khỏe cộng đồng nên phải dược phân loại và tổ chức thu gom hợp lý , vận chuyển và xử lý riêng . Rác công nghiệp : Phát sinh từ các hoạt động sản xuất của xí nghiệp , nhà máy sản xuất công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng , nhà máy hóa chất , nhà máy lọc dầu , nhà máy chế biến thực phẩm) . Thành phần của chúng bao gồm chất thải độc hại và không độc hại . Thành phần chất thải không độc hại có thể đổ chung với rác hộ dân . Căn cứ vào nguồn phát sinh , CTR được phân ra các loại chính như sau : Rác thải sinh hoạt : là CTR phát sinh từ hộ gia đình , công sở , trường học các chợ , từ các nhà hàng , khách sạn , khu thương mại , cửa hàng tạp hóa … Thành phần rác thải bao gồm : thực phẩm , giấy , carton , plastic (nhựa), gỗ , thủy tinh , kim loại , da , cao su… Trong rác thải sinh hoạt còn phân làm nhiều nguồn rác thải cụ thể hơn như : rác thải thương mại , rác thải đường phố và công viên , rác công sở … Chất thải y tế : bao gồm rác thải sinh hoạt trong khu vực bệnh viện và chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong quá trình khám chữa bệnh và xét nghiệm tại các bệnh viện và cơ sở y tế . Bao gồm : các ống tiêm , kim chích , các y cụ , các loại mô và cơ quan người băng dịch thấm , băng thấm máu , các loại thuốc được loại do quá hạn sử dụng hoặc cho kém phẩm chất . Chất thải xây dựng : chủ yếu gồm các phế thải cứng được thải ra trong quá trình xây dựng dân dụng , công nghiệp cũng như hạ tầng kỹ thuật . Các loại chất thải này bao gồm gỗ , sắt , thép , bê tông , gạch , bụi cát , bao bì xi măng … CTR công nghiệp : là chất thải ra trong dây chuyền sản xuất của nhà máy hoặc xí nghiệp . thành phần chúng đa dạng , phụ thuộc vào ngành sản xuất . CTR nông nghiệp : Phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch các mùa vụ và cây ăn trái … Chất thải này bao gồm các phụ phẩm của quá trình sản xuất, chế biến như rơm rạ , lá cây , thân cây , khoai hư … 2.1.3 Thành phần của CTR Thành phần của CTR biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải , thông thường được tính bằng phần trăm theo khối lượng . Thông tin về thành phần CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp cần thiết để xử lý , các quá trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống , chương trình và kế hoạch quản lý CTR . Thông thường trong rác thải đô thị , rác thải từ các khu dân cư và thương mại chiếm tủ lệ cao nhất từ 50 – 70% . Giá trị phân bố sẽ thay đổi tùy thuộc vào sự mở rộng các hoạt động xây dựng , sửa chữa , mở rộng các dịch vụ đô thị . Thành phần riêng biệt của CTR thay đổi theo vị trí địa lý , thời gian , mùa trong năm , điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia . Sau đây là bảng miêu tả về thành phần CTR theo nguồn phát sinh , tính chất vật lý và theo mùa . Bảng 1 : Thành phần CTRĐT phân theo nguồn phát sinh % Trọng lượng Nguồn chất thải Dao động Trung bình Nhà ở và khu thương mại 60 – 67 62.0 Chất thải đặc biệt (dầu , lốp xe , bình điện) 3 – 12 5.0 Chất thải nguy hại 0.1 - 1.0 0.1 Cơ quan 3 – 5 3.4 Xây dựng và phá dỡ 8 – 20 14.0 Làm sạch đường phố 2 – 5 3.8 Cây xanh và phong cảnh 2 – 5 3.0 Lĩnh vực đánh bắt 1.5 – 3 0.7 Bùn đặc từ nhà máy xử lý 3 – 8 6 Tổng cộng 100 (Nguồn Geogre Tchobanaglous , etal , Mcgraw-Hill Inc , 1993) Bảng 2 : Sự thay đổi thành phần CTR theo mùa Chất thải % Khối lượng % Tthay đổi Mùa mưa Mùa khô Giảm Tăng Thực phẩm 11.1 13.5 21.0 Giấy 45.2 40.6 11.5 Nhựa dẻo 9.1 8.2 9.9 Chất hữu cơ khác 4.0 4.6 15.0 Chất thải vườn 18.7 4.0 28.3 Thủy tinh 3.5 2.5 28.6 Kim loại 4.1 3.1 24.4 Chất trơ và chất thải khác 4.3 4.1 4.7 Tổng cộng 100 100 (Nguồn Geoger Tchobanaglous và cộng sự) Bảng 3 : Thành phần của CTRĐT theo tính chất vật lý Thành phần % trọng lượng Khoảng giá trị Trung bình Thực phầm 6 – 25 15 Giấy 25 – 45 40 Bìa cứng 3 – 15 4 Chất dẻo 2 – 8 3 Vải vụn 0 – 4 2 Cao su 0 – 2 0.5 Da vụn 0 – 2 0.5 Sản phẩm vườn 0 – 20 12 Gỗ 1 – 4 2 Thủy tinh 4 – 16 8 Xốp 2 – 8 6 Kim loại không thép 0 – 1 1 Kim loại thép 1 – 4 2 Bụi tro gạch 0 – 10 4 Tổng cộng 100 (Nguồn : Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự , quản lý CTR , Hà nội 2001) 2.1.4 Tính chất của CTR 2.1.4.1 Tính chất vật lý Tính chất lý học : Những tính chất vật lý quan trọng của CTR bao gồm : Khối lượng riêng , độ ẩm , kích thước hạt , cấp phối hạt , khả năng giữ ẩm tại thực địa (hiện trường) và độ xốp của rác nén trong thành phần CTR . Khối luộng riêng : Khối lượng riêng của CTR được định nghĩa là trọng lượng của một đơn vị chất tính trên đơn vị thể tích (kg/m3) . Bởi vì CTR có thể ở các trạng thái như : xốp , chứa trong các thùng chưa container , không nén , nén ,… nên khi báo cáo giá trị khối lượng riêng phải chú thích trạng thái của các mẫu rác một cách rõ ràng . Dữ liệu khới lượng riêng rất cần thiết được sử dụng để ước lượng tổng khối lượng và thể tích cần được quản lý . Khối lượng riêng thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như : vị trí địa lý , mùa tgrong năm , thời gian lưu giữ chất thải . Do đó cần phải thận trọng khi chọn giá trị thiết kế . Khối lượng riêng của một chất thải đô thị biến đổi từ 180 – 400 kg/m3 , điển hình khoảng 300 kg/m3 . Tỷ trọng :Tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng và có đơn vị là kg/m3 . Đối với rác thải sinh hoạt tỷ trong thay đổi từ 120 – 590 kg/m3 . Đối với xe vận chuyển rác có thiết bị ép rác , tỷ trọng rác có thể lên đến 830 kg/m3 . Độ ẩm : Độ ẩm CTR là tỷ số giữa lượng nước có trong một lượng chất thải và khối lượng chất thải đó . Ví dụ : độ ẩm của rác thải y tế là 37 – 42% . Độ ẩm của CTR được biểu diễn bằng 2 phương pháp : Phương pháp khối lượng ướt và phương pháp khối lượng khô . Phương pháp khối lượng ướt độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như là phần trăm khối lượng ướt của vật liệu . Phương pháp khối lượng khô độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như là phần trăm khối lượng khô vật liệu . Phương pháp khối lượng ướt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý CTR bởi vì phương pháp có thể lấy mẩu trực tiếp ngoài thực địa . Độ ẩm theo phương pháp khối lượng ướt được tính như sau : M = (w - d) / w x 100 Trong đó : M là độ ẩm , % W là khối lượng mẫu lúc lấy tại hiện trường , kg (g) D là khối lượng mẫu lấy sau khi sấy khô ở 1050C , kg (g) Bảng 4 : Trọng lượng riêng , độ ẩm của CTRSH STT Thành phần Trọng lượng riêng Độ ẩm % khối lượng 1b/yd3 Khoảng giá trị Giá trị trung bình Khoảng giá trị Giá trị trung bình 1 Thực phẩm 220 – 810 490 50 – 80 70 2 Giấy 70 – 220 150 04 – 10 6 3 Carton 70 – 135 85 04 – 08 5 4 plastic 70 – 220 110 01 – 04 2 5 Vải 70 – 170 110 06 – 15 10 6 Cao su 170 – 340 220 01 – 04 2 7 Da 170 – 440 270 08 – 12 10 8 Rác làm vườn 100 – 380 170 30 – 80 60 9 Gỗ 220 – 540 400 15 – 40 20 10 Thủy tinh 270 – 810 150 01 – 04 2 11 Can thiếc (đồ hộp) 85 – 270 150 02 – 04 3 12 Nhôm 110 – 405 270 02 – 04 2 13 Kim loại khác - - - 3 14 Bụi , tro , gạch - - - 8 Chú thích : 1b/yd3 x 0.5933 = kg/m3 (Nguồn : Giáo trình quản lý CTR – ĐHDL Văn Lang) Kích thước về cấp phối hạt : kích thước về cấp phối hạt của vật liệu thành phần trong CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc tính toán và thiết kế các phương tiện cơ khí như thu hồi vật liệu , đặc biệt là sử dụng các sàn lọc phân loại bằng máy hoặc phân chia bằng phương pháp từ tính . Độ thấm (tính thấm) của chất thải đã được nén . Tính dẫn nước của chất thải đã được nén là một tính chất vật lý quan trọng , nó sẽ chi phối và điều khiển sự đi chuyển của các chất lỏng (nước rò rỉ , nước ngầm , nước thấm ) và các khí bên trong các bãi rác . Khả năng tích ẩm của CTR : khả năng giữ nước tại hiện trường của CTR là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẩu chất thải dưới tác dụng kéo xuống của trọng lực . Khả năng giữ được nước của CTR là một tiêu chuẩn quan trọng trong tính toán xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác . Nước đi vào mẫu CTR vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra tạo thành nước rò rỉ . Khả năng giữ nước tại hiện trường thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân hủy của chất thải . Khả năng giữ nước 30 phần trăm theo thể tích tương với 30 inches . Khả năng giữ nước của hỗn hợp CTR (không nén) từ các khu dân cư và thương mại thường dao động khoảng 50% - 60%. 2.1.4.2 Tính chất hóa học Tính chất hóa học : Các thông tin về thành phần hóa học của các vật chất cấu tạo nên CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá các phương pháp , lựa chọn phương pháp xử lý và tái sinh chất thải . Ví dụ như khả năng đốt cháy vật liệu rác tùy thuộc vào thành phần hóa học của CTR . Nếu CTR được sử dụng làm nhiên liệu cho quá trình đốt thì 5 tiêu chí phân tích hóa học quan trọng nhất là : Phân tích gần đúng – sơ bộ Điểm nóng chảy của tro Phân tích cuối cùng (các nguyên tố chính) Hàm lượng năng lượng của CTR Phân tích sơ bộ Phân tích sơ bộ đối với các thành phần có thể cháy được trong CTR đô thị bao gồm các thí nghiệm sau : Độ ẩm (lượng nước mất đi sau khi sấy ở 1050C trong 1 giờ) Chất dễ cháy bay hơi (khối lượng mất đi thêm vào khi đem mẫu CTR đã sấy ở 1050C trong 1 giờ đốt cháy ở nhiệt độ 9500C trong lò nung kín) Carbon cố định (phần nhiên liệu còn lại dễ cháy sau khi loại bỏ các chất bay hơi) Tro (khối lượng còn lại sau khi đốt cháy ở lò hở) Điểm nóng chảy của tro Điểm nóng chảy của tro được định nghĩa là nhiệt độ đốt cháy chất thải để tro sẽ hình thành một khối rắn (gọi là clinker) do sự nấu chảy và kết tụ . Nhiệt độ nóng chảy để hình thành clinker từ CTR trong khoảng 20000F – 220000F (11000C – 120000C) Phân tích cuối cùng các thành phần tạo ra CTR . Phân tích cuối cùng chất thải chủ yếu xác định phần trăm (%) của các nguyên tố C ,H , O , N , S và tro . Trong suốt quá trình đốt CTR sẽ phát sinh các hợp chất Clor hóa nên phân tích cuối cùng thường bao gồm phân tích xác định các halogen . Kết quả phân tích cuối cùng được sử dụng để mô tả các thành phần hóa học của chất hữu cơ trong CTR . Kết quả phân tích còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tỷ số C/N của chất thải có thích hợp cho quá trình chuyển hóa sinh học hay không . Các số liệu phân tích cuối cùng của các thành phần CTRSH trong bảng sau : Bảng 5 : Thành phần các nguyên tố trong CTR đô thị STT Thành phần Phần trăm trọng lượng khô (%) Carbon Hydro Oxy Nitơ Sulphur Tro 1. Thực phẩm Chất thải thực phẩm 48.0 6.4 37.6 2.6 0.4 5.0 Trái cây thải bỏ 48.5 6.2 39.5 1.4 0.2 4.2 Thịt thải bỏ 59.2 9.4 24.7 1.2 0.2 4.9 2. Giấy 43.5 6.0 44.0 0.3 0.2 6.0 Carton 44.0 5.9 44.6 0.3 0.2 5.0 Tạp chí 32.9 5.0 38.6 0.1 0.1 23.3 Giấy in báo 49.1 6.1 43.0 < 0.1 0.2 1.5 Giấy tập 43.4 5.8 44.3 0.3 0.2 6.0 3. Plastic 60.0 7.2 28.8 - - 10.0 Polyetylen 85.2 14.2 - < 0.1 < 0.1 0.4 Polystyren 87.1 8.4 4.0 0.2 - 0.3 Polyetan 63.3 6.3 17.6 6.0 < 0.1 4.3 Polyvinylchloride 45.2 5.6 1.6 0.1 0.1 2.0 4. Vải 55.0 6.6 31.2 4.6 0.15 2.5 5. Cao su 78.0 10.0 - 2.0 - 10.0 6. Da 60.0 8.0 11.6 10.0 0.4 10.0 7. Rác làm vườn 47.8 6.0 38.0 3.4 0.3 4.5 8. Gỗ Gỗ hỗn hợp 49.5 6.0 42.7 0.2 0.1 1.5 Gỗ vụn , cứng 48.1 6.8 45.5 0.1 < 0.1 0.4 9. Thủy tinh và khoáng sản 0.5 0.1 0.4 < 0.1 - 98.9 10. Kim loại hỗn hợp 4.5 0.6 4.3 < 0.1 - 90.5 11. Bụi , tro … 23.6 3.0 2.0 0.5 0.2 68.0 12. Các thành phần khác Rác văn phòng 24.3 3.0 4.0 0.5 0.2 68.0 Dầu , sơn 66.9 9.6 5.2 2.0 - 68.0 Dầu sử dụng 44.7 6.2 38.4 0.7 < 0.1 9.9 (Nguồn : Giáo trình quản lý CTR – ĐHDL Văn Lang) Hàm lượng năng lượng của các thành phần CTR : Hàm lượng năng lượng của các thành phần hữu cơ trong CTRĐT có thể được xác định theo một trong các cách sau : Sử dụng nồi hay lò chung cất quy mô lớn (full scale) như calorimeta . Sử dụng bình đo nhiệt trị trong phòng thí nghiệm . Bằng cách tính toán nếu công thức hóa học hình thức được biết Do khó khăn trong việc trang bị một lò chưng cất quy mô lớn , nên hầu hết các số liệu về hàm lượng năng lượng của các thành phần hữu cơ của CTR đều dựa trên kết quả thí nghiệm sử dụng bình đo nhiệt trị trong phòng thí nghiệm . Các số liệu về hàm lượng năng lượng và phần trơ còn lại thành phần CTRSH được cho trong bảng sau : Bảng 6 : Trị số hàm lượng năng lượng và phần trơ còn lại sau khi đốt của các thành phần CTRSH STT Thành phần Phần trơ còn lại % Hàm lượng năng lượng Btu/lb Khoảng giá trị Giá trị trung bình Khoảng giá trị Giá trị trung bình 1 Thực phẩm 02 – 08 5 1500 – 3000 2000 2 Giấy 04 – 08 6 5000 – 8000 7200 3 Carton 03 – 06 5 6000 – 7500 7000 4 Plastic 06 – 20 10 12000 - 16000 14000 5 Vải 02 – 04 2.5 6500 – 8000 7500 6 Cao su 08 – 20 10 9000 – 12000 10000 7 Da 08 – 20 10 6500 – 8500 7500 8 Rác làm vườn 02 – 06 4.5 1000 – 8000 2800 9 Gỗ 0.6 – 02 1.5 7500 – 8500 8000 10 Thủy tinh 96 – 99+ 98 50 – 100 60 11 Can thiếc 96 – 99+ 98 100 – 150 300 12 Nhôm 90 – 99 96 - - 13 Kim loại khác 94 – 99 98 100 – 150 300 14 Bụi , tro , gạch 60 – 80 70 1000 – 5000 3000 Chú thích : Btu/lb * 2.326 = KJ/kg (Nguồn : Chương trình quản lý CTR – ĐHDL Văn Lang) Chuyển hóa hóa học : Đốt : Đốt là phẩn ứng hóa học giữa oxi với các thành phần hữu cơ trong chất thải , sinh ra các hợp chất thải bị oxy hóa cùng với sự phát sáng và tỏa nhiệt . Chất hữu cơ + không khí (dư) -> CO2 + NO2 + không khí (dư) + NH3 + SO2 + NOx + tro + nhiệt Lượng không khí cấp dư nhằm bảo đảm quá trình đốt xảy ra hoàn toàn . Sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt cháy CTRĐT bao gồm khí nóng chứa CO2 , H2O , không khí dư và không cháy còn lại . Trong thực tế ngoài những thành phần này còn có 1 khối lượng nhỏ các khí NH3 , SO2 , NOx và các khí vi lượng tùy thuộc vào bản chất của chất thải . Nhiệt phân : Hầu hết các chất hữu cơ đều không bền với quá trình đun nóng . Chúng có thể bị phân hủy qua các phản ứng bởi nhiệt độ và ngưng tụ trong điều kiện không có oxi tạo thành những thành phần dạng rắn , lỏng và khí . Khí hóa : Quá trình bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiên liệu C để thu nguyên liệu cháy và khí CO , H2 và một số nguyên tố hidrocarbon trong đó có CH4. 2.1.4.3 Tính chất sinh học Tính chất sinh học : Ngoại trừ nhựa , cao su và da , các thành phần hữu cơ của hầu hết CTRĐT có thể được phân loại về các phương diện như sau : Các phần tử có thể hòa tan trong nước như đường , tinh bột , amino acid và nhiều acid hữu cơ . Bán cellulose : Các sản phẩm ngưng tụ của 2 đường 5 và 6 carbon . Cellulose : sản phẩm ngưng tụ của đường glucose 6 carbon Dầu , mỡ và sáp : Là những ester của alcohols và acid béo mạnh dài Lignin : Một polymer chứa các vòng thơm với nhóm methoxul (-OCH3) Lignocelluloza : Hợp chất do lignin và celluloza kết hợp với nhau Prorein : Chất tạo thành từ sự kết hợp chuỗi các amino acid Có lẽ tính chất sinh học quan trọng nhất của các thành phần hữu cơ có trong CTRĐT là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo thành khí , chất hữu cơ trơ và chất vô cơ . Sự hình thành mùi hôi và phát sinh ruồi cũng liên quan đến tính dễ phân hủy của các vật liệu hữu cơ có trong CTRĐT như rác thực phẩm . Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ có trong CTR : Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS) , xác định bằng cách đốt cháy CTR ở 5500C , thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTR . Tuy nhiên sử dụng giá trị VS để mô tả khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTR thì không đúng vó một vài thành phần hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng lại kém khả năng phân hủy sinh học như giấy in . Thay vào đó hàm lượng lignin của CTR có thể sử dụng để ước lượng tỉ lệ phần dễ phân hủy sinh học của CTR và được tính toán bằng công thức sau : BF = 0.83 – 0.028LC Trong đó : BF : tỷ lệ phân hủy sinh học biểu diễn trên cơ sở VS 0.83 và 0,028 là hằng số thực nghiệm LC : hàm lượng lignin của VS biểu diễn bằng % khối lượng khô Các chất thải rắn có hàm lượng lignin cao như giấy in có khả năng phân hủy sinh học kém hơn đáng kể so với chất thải hữu cơ khác trong CTRĐT . Trong thực tế các thành phần hữu cơ trong CTR thường được phân loại theo thành phần phân hủy chậm và pâh hủy nhanh . Sự hình thành mùi hôi : Mùi hôi có thể phát sinh khi CTR được lưu giữ trong khoảng thời gian dài ở một nơi giữa thu gom , trạm trung chuyển và nơi chôn lấp . Sự phát sinh mùi tại nơi lưu trữ có ý nghĩa rất lớn , khi tại nơi đó có khí hậu nóng ẩm . Nói một cách cơ bản là sự hình thành của mùi hôi là kết quả của quá tronh2 phân hủy yếm khi1voi7 sự phân hủy các thành phần hợp chất hữu cơ tìm thấy trong các đô thị . Ví dụ trong điều kiện yếm khí (khử) , sunphat SO42- có thể phân hủy thành S2- và kết quả là S2- sẽ kết hợp với H2 tạo thành hợp chất có mùi trứng thối là H2S là do kết quả của 2 chưỡi phản ứng hóa học : 2CH3CHOHCOOH + SO42- à 2CH3COOH + S2- + 2H2O + 2CO2 Lactate Sulfate Acid Acetic Sulfide ion 4H2 + SO42- à S2- + 4H20 S2- + 2H+ à H2S Ion sulfide (S2-) có thể cùng kết hợp với muối kim loại như sắt , tạo thành các sulfide kim loại S2- + Fe2+ à FeS Nước rác tại bãi rác có màu đen là do kết quả hình thành các muối sulfide trong điều kiện yếm khí . Do đó nếu không có sự hình thành các muối sulfide thì việc hình thành mùi hôi tại bãi chôn lấp là một vấn đề o nhiễm môi trường có tính chất nghiêm trọng . CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH à CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOH Methionine Metyl mercaptan Aminobutyric acid CH3SH + H2O à CH4OH + H2O Sự hình thành ruồi nhặng : Trong thời điểm mùa hè hay trong khu vực khí hậu nóng ẩm , sự nhân giống và sinh sản của ruồi là vấn đề quan trọng cầm quan tâm tại nơi lưu trữ CTR . Ruồi có thể phát triển trong thời gian 2 tuần sau khi trứng được sinh ra . Đời sống của ruồi nhặng từ khi trong trứng cho đến khi trưởng thành có thể được mô tả như sau : Trứng phát triển từ 8 – 12 giờ Giai đoạn 1 của ấu trùng (giòi) 20 giờ Giai đoạn 2 của ấu trùng 24 giờ Gia đoạn 3 của ấu trùng 3 ngày Giai đoạn nhộng 4 – 5 ngày Tổng cộng 9 – 11 ngày Giai đoạn phát triển của ấu trùng trong các thùng chứa rác đóng vai trò rất quan trọng và chiếm khoảng 5 ngày trong sự phát tiển của ruồi . Để hạn chế sự phát triển của ruồi thì các thùng lưu trữ rác nên đổ bỏ để thùng rỗng trong thời gian này để hạn chế sự di chuyển của các loại ấu trùng . Chuyển hóa sinh học : Quá trình phân hủy kị khí Quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ trong CTRĐT trong điều kiện kị khí xảy ra theo 3 bước : Quá trình phân thủy phân các hợp chất có trong phân tử lớn thành những hợp chất thích hợp là nguồn năng lượng . Quá trình chuyển hóa các hợp chất sinh ra từ bước 1 thành các hợp chất có năng lượng thấp hơn . Chuyển đổi các hợp chất trung gian thành phần sản phẩm riêng lẻ , chủ yếu là CH4 và CO2 Ưu điểm : Chi phí đầu tư thấp , sản phẩm phân hủy , phân hầm cầu , phân gia súc có hàm lượng dinh dưỡng cao . Thu hồi khí phục vụ cho sản xuất . Trong quá trình ủ sẽ tồn tại một số loại vi sinh , vi khuẩn gây bệnh vì nhiệt độ thấp . Khi ủ chất thải với khối lượng 1000 tấn/ngày mới có hiệu quả kinh tế . Nhược điểm : Chi phí xử lý cao Kỹ thuật khó , phức tạp Trong quá trình vận hành cần duy trì một số đặc trưng trong quá trình ủ 2.2 Ảnh hưởng của CTR đến môi trường 2.2.1 Tác hại của CTR đến môi trường nước CTR đặc biệt là chất thải hữu cơ , trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng . Tại các bãi rác , nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các ngườn nước khác như : nước mưa , nước ngầm , nước mặt hình thành nước rò rỉ . Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh . Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân hủy sinh học , hóa học … Nhìn chung , mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ rất cao (COD : từ 3.000 – 45.000mg/l, N-NH3 : từ 10 – 800mg/l, BOD5: 2.000 – 30.000mg/l , TOC , Carbon hữu cơ tổng cộng : 1.500 – 20.000 mg/l , Phosphorus tổng cộng từ 1 – 70 mg/l … và lượng lớn các vi sinh vật ) . Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi không có lớp chống thấm , sụt lún hoặc lớp chống thấm bị thủng …) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm , gây ô nhiễm cho tầng nước và sẽ rất nguy hiểm khi con người sử dụng tầng nước này cho ăn uống , sinh hoạt . Ngoài ra chúng còn có thể d chuyển theo phương ngang , rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt . Nếu rác thải có chứa kim loại nặng , nồng độ kim loại nặng trong giai đoạn lên mem acid sẽ lên cao hơn trong giai đoạn lên men metan . Đó là do các acid béo mới hình thành tác dụn với kim loại tạo thành phức kim loại . Các hợp chất hidroxyl vòng thơm , acid humic và acid fulyic có thể tạo phức với Fe, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn… Hoạt động của các vi khuẩn kị khí khử sắt có hóa trị 3 thành sắt hóa trị 2 sẽ kéo theo sự hòa tan của các kim loại Ni, Pb, Cd, Zn. Vì vậy, khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác định nồng độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm. Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: các chất hữu cơ bị Halogen hóa, các Hidrocacbon đa vòng thơm … chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nó thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào các chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe , sinh mạng của con người hiện tại và cả thế hệ con cháu mai sau. 2.2.2 Tác hại của CTR đến môi trường không khí Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng…), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp ( nhiệt độ tốt nhất là 350 C và độ ẩm là 70 – 80% ) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiểm khác có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. Trong điều kiện kỵ khí : gốc sulfate có trong rác có thể bị khử thành sulfide (S2-), sau đó sulfide tiếp tục kết hợp với ion H+ để tạo thành H2S , một chất có mùi hôi khó chịu theo phản ứng sau : 2CH3CHOHCOOH + SO42- à 2CH3COOH + H2O + CO2 S2- + 2H+ à H2S Sulfide lại tiếp tục tác dụng với các Cation kim loại , ví dụ như Fe2+ tạo nên màu đen bám vào thân , rễ hoặc bám vào cơ thể vi sinh vật . Quá trình phân hủy các chất hữu cơ , trong đó có chứa sulfur trong CTR có thể tạo thành các hợp chất có mùi hôi đặc trưng như : Methyl mercaptan và acid amino butyric . CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH à CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOH Methionine Methyl mercaptan Aminobutyric acid Methyl mercap tan có thể phân hủy tạo thành methyl alcohol và H2S . Quá trình phân hủy rác thải chứa nhiều đạm bao gồm cả quá trình lên men chua , lên men thối , mốc xanh , mốc vàng , có mùi ôi thiu . Đối với các acid amin : tùy theo môi trường mà CTR có chứa các acid amin sẽ bị các vi sinh vật phân hủy trong điều kiện kỵ khí hay hiếu khí . Trong điều kiện hiếu khí : acid amin có trong rác thải hữu cơ được men phân giải thành acid hữu cơ và NH3 (gây mùi hôi) . R – CH(COOH) – NH2 -> R – CH2 – COOH + NH3 Trong điều kiện kỵ khí : acid amin bị phân hủy thành các chất dạng amin và CO2 R – CH(COOH) – NH2 -> R – CH2 – NH2 + CO2 Trong số các amin mới được tạo thành có nhiều loại gây độc cho con người và động vật . Trên thực tế các amin được hình thành ở 2 quá trình kị khí và hiếu khí . Vì vậy đã tạo ra một lượng đáng kể các khí độc và cả vi khuẩn , nấm mốc phát tán vào không khí . Thành phần khí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bãi chôn lấp rác được thể hiện ở bảng sau : Bảng 7 : Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác Thành phần khí % thể tích CH4 CO2 N2 O2 NH3 SOx  , H2S , Mercaptan… H2 CO Chất hữu cơ bay hơi vi lượng 45 – 50 40 – 60 2 – 5 – 1.0 – 1.0 0 – 1.0 0 – 0.2 0 – 0.2 0.01 – 0.6 (Nguồn : Handbook of Solid waste Management , 1994) Diễn biến thành phần khí thải bãi rác trong 48 tháng đầu tiên được thể hiện rong bảng 8 . Bảng 8 cho thấy : Nồng độ CO2 trong khí thải bãi rác khá cao , đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên . Khí CH4 được hình thành trong điều kiện phân hủy kỵ khí , chỉ tăng nhanh từ tháng 6 trở đi và đạt cực đại vào các tháng 30 – 36 . Do vậy , đối với các bãi chôn rác có quy mô lớn đang hoạt động hoặc đã hoàn tất công việc hoàn tất công việc chôn lấp nhiều năm , cần kiểm tra nồng độ khí CH4 để hạn chế khả năng gây cháy nổ tại khi vực . Bảng 8 : Diễn biến thành phẩn khí thải bãi rác Khoảng thời gian từ lúc hoàn thành chôn lấp (tháng) % Trung bình theo thể tích N2 CO2 CH4 0 -3 5.2 88 5 3 – 6 3.8 76 21 6 – 12 0.4 65 29 12 – 18 1.1 52 40 18 – 24 0.4 53 47 24 – 30 0.2 52 48 30 – 36 1.3 46 51 36 – 42 0.9 50 47 42 – 48 0.4 51 48 (Nguồn : Handbook of Solid waste Management , 1994) 2.2.3 Tác hại của CTR đến môi trường đất Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí , khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian , cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản , nước , CO2, CH4 … Với 1 lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm . Nhưng với lượng rác thải quá lớn vượt qua khả năng tự làm sạch của đất thì với môi trường đất sẽ quá tải và bị ô nhiễm . Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng , các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm gây ô nhiễm tầng nước này . Đối với rác không phân hủy (nhựa , cao su …) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất . 2.2.4 Tác hại của CTR đến cảnh quan và sức khỏe cộng đồng CTR phát sinh từ các khu độ thị , nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan đô thị . Thành phần CTR rất phức tạp , trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc , các chất thải hữu cơ , xác súc vật chết … Tạo điều kiện tốt cho muỗi , chuột , ruồi … sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người , nhiều lúc trở thành dịch . Một số vi khuẩn , siêu vi khuẩn , kí sinh trùng … tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như bệnh sốt rét , bệnh ngoài da, dịch hạch , thương hàn , phó thương hàn , tiêu chảy , giun sán , lao … Phân loại , thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh , người bới rác , nhất là khi gặp phải các CTR nguy hại từ y tế , công nghiệp như kim tiêm , ống chích , mầm bệnh , chất hữu cơ bị halogen hóa … Tại các bãi rác lộ thiên , nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực : gây ô nhiễm không khí , các nguồn nước , ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người . Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy , làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống thoát nước đô thị . 2.3 Hệ thống quản lý và xử lý CTR Quản lý CTR là những hoạt động cản thiết của xã hội bao gồm : Ngăn ngừa và giảm thiểu CTR Tái sử dụng và tái chế CTR Thu gom , vận chuyển và xử lý CTR Nhằm để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của chúng đến môi trường sống . 2.3.1 Ngăn ngừa , giảm thiểu CTR tại nguồn Ngăn ngừa , giảm thiểu CTR tại nguồn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các hộ gia đình , các cơ sở cũng như toàn xã hội do việc giảm các chi phí quan trắc , kiểm soát , thu gom , vận chuyển và xử lý CTR … Một số giải pháp ngăn ngừa , giảm thiểu CTR . Sử dụng tối ưu nguyên liệu bằng cách hạn chế chất thải và tận dụng lại các nguyên liệu thừa , thay đổi công thức sản phẩm đẻ tạo ra ít chất thải , nghiên cứu giảm lượng bao bì và đóng gói sản phẩm hoặc thay bằng các vật liệu dễ phân hủy , dễ tái chế (như bao bì giấy , gỗ … thay cho bao nilon hay các bao bì bằng nhựa tổng hợp). Đối với các hộ dân , các cơ sở , trường học , công sở … cần tận dụng lại các sản phẩm , sử dụng tiết kiệm hơn vật dụng , năng lượng trong công việc và sinh hoạt hằng ngày để hạn chế việc phát sinh các chất thải . Các cơ sở công nghiệp cần áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn hoặc công nghệ sạch (thay đổi quy trình công nghệ , áp dụng công nghệ mới) với mục đích giảm thiểu các chất thải , giảm thiểu chi phí thu gom , vận chuyển chất thải và tiết kiệm nguyên , nhiên liệu . 2.3.2 Tái sử dụng , tái chế CTR và thu hồi năng lượng Tái sử dụng (reuse) hoặc tận dụng CTR : thu hồi CTR dễ dùng lại cho cùng một mực đích hoặc sử dụng cho mục đích khác . Ví dụ như tận dụng các chai lọ sau khi sử dụng để đựng các chất lỏng khác . Tái chế (recycling) CTR : tái chế chất thải để trở thành nguyên liệu ban đầu hoặc dùng làm nguyên liệu để tạo thành nguyên kiệu có giá trị hơn . Các phế liệu thường được tái chế : giấy , kim loại , thủy tinh , nhựa … Thu hồi năng lượng : nhiều chất thải có giá trị nhiệt lượng cao (gỗ , trấu , cao su ..) , có thể sử dụng là nhiên liệu . Tận dụng được giá trị nhiệt lượng của CTR sẽ có lợi hơn việc thải bỏ đi . Các vật liệu có thể thu hồi từ CTR dùng cho tái chế hoặc thu hồi năng lượng : Giấy và Carton Giấy và carton thường chiếm tỉ lệ khoảng 1.2 – 4.6% trong tổng lượng CTR Giấy và giấy báo : tái sinh bằng cách tẩy mực và in ấn thành giấy mới hoặc Carton mới , làm xốp Carton , xốp trần nhà . Giấy chất lượng cao : tái sinh để sản xuất giấy in , giấy trắng , giấy đánh máy , có thể trực tiếp thay thế bột gỗ . Giấy hỗn hợp : gồm tất cả các loại giấy , được tái sinh để tạo ra một sản phẩm tương thích . Thùng Carton : là một trong những nguồn giấy phế liệu riêng biệt để tái chế . Nguồn phát sinh chủ yếu là những khu thương mại (chợ , siêu thị , cơ quan trường học , cửa hàng …) Nhựa hay plastic Do đặc tính nhẹ nên chi phí vận chuyển , tái sinh , tái chế của các sản phẩm nhựa rẻ hơn so với kim loại và thủy tinh. Thành phần nhựa trong các đô thị từ 1.2 – 4.2% , như vậy nếu thu hồi và tái chế lượng phế liệu này sẽ giảm đáng kể lượng thể tích chôn lấp cần thiết . 1 số nguồn sử dụng nhựa như sau : HDPE (High density polyethylene) hay lớp nhựa chống thấm ở bãi chôn lấp : nhựa này sau khi tái sinh và tái chế được dùng để chế tạo thành các loại khăn phủ , túi đựng hàng hóa , ống dẫn , thùng chứa nước , đồ chơi trẻ em . LDPE (Low density polyethylene) : để tạo những bao bì nilon , tấm trải băng nhựa . PP (polypropylene) : để sản xuất pin ôtô , nắp thùng chứa , nhãn hiệu của các chai lọ hoặc để chế tạo những vật dụng để ngoài trời như thùng thư , tường rào … PS (polystryrene) được dùng để chế tạo các bao bì thực phẩm , khay đựng thức ăn , ly uống nước , vật dụng nhà bếp , hũ yaourt … Các nhà sản xuất sử dụng đặc tính của tất cả các loại nhựa để tạo ra những sản phẩm tiêu dùng. Thủy tinh Trong thành phần CTRSH tại các hộ gia đình , thủy tinh chiếm khoảng () – 0.4% trong đó chủ yếu là miểng chai và chúng được dùng để sản xuất các chai lọ thủy tinh mới . Lon , nhôm , thiếc: Việc tái sinh lon nhôm , thiếc hiện nay rất thành công ở Việt Nam . Nếu tái chế triệt để sẽ mang lại hiệu quả kinh tế vì nó tạo ra nguồn nhiên liệu trong nước ổn định . Nhưng cần lưu ý trong lúc thu gom không cho lẫn lộn các thành phần khác như cát , sỏi … vì lẫn tạp chất thì công nghệ tái chế sẽ tốn kém hơn . Kim loại màu : Hầu hết kim loại màu chiếm từ 0.01% trong thành phần CTRSH từ các hộ gia đình . Chúng được thu hồi từ các vật liệu để ngoài trời , đồ dùng nhà bếp , dụng cụ , máy móc , vật liệu xây dựng (dây đồng , máng nước) . Hầu như những phế phẩm của kim loại màu đều được đem đi tái sinh thành các loại khác nhau . Cao su : Tất cả phế liệu cao su được thu hồi để tái chế lốp xe , làm nhiên liệu và nhựa rải đường . Rác thực phẩm: rác thực phẩm chiếm khoang363 – 69% trong CTRSH , 1 số rác thực phẩm như thực phẩm dư , lá cây , rau quả … nên phân loại để sản xuất phân comspost theo phương pháp kỵ khí hoặc hiếu khí . Nếu áp dụng phương pháp kị khí hoặc chôn lấp vệ sinh cần thu gom khí sinh học và tận dụng sản xuất điện hoặc sản xuất khí hóa lỏng . Pin gia dụng Pin gia dụng là một trong những chất thải nguy hại nên việc tái chế rất khó khăn vì hầu như có rất ít công ty có công nghệ thích hợp để tái chế nó . Thêm vào đó nó là một sản phẩm rất khó phân loại (pin tiểu , đặc biệt là pin đồng hồ đeo tay , pin viết chỉ bảng) và chúng có thể gây độc do hơi thủy ngân hay chì . Bảng 9 : Các vật liệu thu hồi từ CTR cho tái sinh và tái sử dụng Vật liệu có thể tuần hoàn Giấy Giấy cũ Quầy bán báo , báo thải từ hộ gia đình Carton Sản phẩm đóng gói từ các thùng hàng Giấy cao cấp Giấy in máy tính , giấy thải từ các văn phòng Giấy hỗn hợp Hỗn hợp giấy vụn , tạp chí , giấy in … Plastic các loại Polyethelene Terephthalate(PETE/1) Chai lọ chứa nước giải khát , dầu ăn thực vật và phim chụp ảnh . Polyethylene trọng lượng cao(HDPE/2) Lọ đựng sữa , bình đựng nước , bình chứa chất tẩy rửa và dầu ăn . Polyvynyl chloride(PVC/3) Ống dẫn nước , chai lọ , bao bì gói thực phẩm Polythylene trọng lượng thấp(LDPE/2) Giấy gòi , bao bì và các vật liệu trong ngành phim ảnh Polypropylene(PP/5) Nhãn hiệu và bao bì cho các chai lọ , bình chứa , vỏ bọc ắc quy . Polystyrene(PS6) Bao bì các linh kiện điện – điện tử , bình chứa thức anh nhanh , dao , muỗng , nĩa … Plastic hỗn hợp Kết hợp nhiều loại plastic trên Thủy tinh Chai lọ , bình nhựa Kim loại màu Can thiếc Kim loại đen Nhôm , đồng , chì Nhôm Can chứa bia và các loại nước giải khát Phân hữu cơ của CTRĐT Thực phẩm chợ , động vật CTR xây dựng Bê tông , gỗ , kim loại Gỗ Thùng gỗ , pallet Dầu thải Dầu thải từ xe ô tô , xe tải Vỏ xe Vỏ xe ô tô , xe tải , hon da , xe đạp Ac-quy , chì Ắc quy xe ô tô , xe tải Pin sử dụng trong gia đình Kẽm , thủy ngân , bạc (Nguồn : Giáo trình quản lý CTR – ĐH Văn Lang) 2.3.3 Thu gom và vận chuyển CTR. Hoạt động thu gom và vận chuyển CTR phải đảm bảo nguyên tắc : rác thải trong ngày nào phải được thu gom và vận chuyển đi trong ngày đó. Căn cứ vào khối lượng và đặc điểm rác thải, cự ly , thời gian , địa điểm của khu vực mà xây dựng phương án thu gom, vận chuyển thích hợp. 2.3.4 Các phương pháp xử lý CTR. Việc lựa chọn phương pháp xử lý CTR dựa trên các yếu tố sau : Thành phần tính chất của CTR. Tổng lượng CTR cần xử lý . Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng . Yếu tố bảo vệ môi trường. Chúng ta sẽ tham khảo một số phương pháp xử lý CTR chủ yếu hiện nay : 2.3.4.1 Phương pháp xử lý nhiệt . Nhiệt phân. Đây là phương pháp xử lý rác tiến bộ nhất , được thực hiện ở các nước phát triển ( Mỹ, Đan Mạch… ). Nhiệt phân là quá trình phân hủy rác bằng nhiệt trong điều kiện thiếu oxy hoặc có oxy để phân hủy rác thành khí đốt theo các phản ứng C + CO2 à CO2 C + H2CO à CO2 + H2 C + ½ CO2 à CO C + H2 à CH4 Các sản phẩm sinh ra từ quá trình nhiệt phân là các sản phẩm khí, chủ yếu như : CO2,CO, H2,CH4 và một số sản phẩm lỏng có chứa các hóa chất như : acid acetic, acetone , methanol … được tận dụng làm nguyên liệu để chế biến các sản phẩm có ích khác , tuy nhiên chỉ có 31% - 37% rác được phân hủy , phần còn lại được xử lý tiếp tục bằng phương pháp thiêu đốt. Thiêu đốt rác . Thiêu đốt là phương pháp xử lý rác phổ biến nhất ngày nay, được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Đây là quá trình oxy hóa CTR ở nhiệt độ cao để tạo thành CO2 và hơi nước theo phản ứng : CxHyOz + (x+y/4+z/2) O2 à x CO2 + y/2 H2O Ưu điểm của phương pháp thiêu đốt là xử lý triệt để rác thải, tiêu diệt các VSV gây bệnh và các chất ô nhiễm , diện tích xây dựng nhỏ , vận hành đơn giản , ít tốn nhiên liệu, có thể xử lý CTR có chu kỳ phân hủy lâu dài . Nhược điểm chính là việc sinh khói bụi và một số khí ô nhiễm khác như : SO2, HCl, NOx ,CO… cho nên khi thiết kế xây dựng lò đốt phải xây dựng kèm theo hệ thống xử lý nước thải . Việc sử dụng các lò thiêu đốt rác hiện nay không dừng lại ở mục đích giảm thể tích ban đầu của rác ( khoảng 90%) , mà còn thu hồi nhiệt lượng phục vụ các nhu cầu khác như : tân dụng cho lò hơi, lò sưởi , cấp điện … Khi thiết kế lò đốt , có 4 yếu tố cần thiết cho sự đốt cháy hoàn toàn chất thải là : lượng oxy cung cấp , nhiệt độ cháy phải đảm bảo từ 900oC- 1300oC ( hoặc cao hơn nữa tùy loại chất thải ), thời gian đốt chất thải và mức độ xáo trộn bên trong lò . Ngoài ra còn chú ý thêm vật liệu chế tạo lò đốt để đảm bảo chịu nhiệt cao. Khí thải sau khi làm nguội có thể được xử lý bằng dung dịch kiềm để trung hòa các chất độc hại tạo thành sau khi nung. Ở Việt Nam công nghệ thiêu đốt thích hợp cho việc xử lý chất thải bệnh viện, chất thải nguy hại, các loại chất thải có thời gian phân hủy dài. 2.3.4.2 Xử lý hóa học . Các giải pháp xử lý hóa học thường được ứng dụng để xử lý CTR công nghiệp .Các giải pháp xử lý hóa học hiện nay rất nhiều : oxy hóa , trung hòa , thủy ngân … Chủ yếu để phá hủy CTR hoặc làm giảm độc tính của CTR nguy hại. Sử dụng vôi , kiềm làm giảm khả năng gây độc của các kim loại nặng do tạo thành các hydroxit không hòa tan. Đối với các CTR có tính axit có thể trung hòa bằng các chất kiềm và ngược lại. 2.3.4.3 Xử lý sinh học. Xử lý sinh học là một trong những phương pháp xử lý rác hiệu quả nhất , rẻ tiền ít gây ô nhiễm và phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. Công nghệ xử lý sinh học có thể chia làm 3 loại : Xử lý hiếu khí tạo thành phân ( composting) Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia. Việc ủ rác sinh hoạt với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy có thể được tiến hành ngay ở các hộ gia đình đê bón phân cho vườn của mình . Ưu điểm của phương pháp này là giảm được đáng kể khối lượng rác , đồng thời tạo ra phân bón hữu cơ giúp ích cho công tác cải tạo đất. Chính vì vậy phương pháp này được ưu chuộng ở các quốc gia nghèo và các nước đang phát triển. Quá trình ủ rác hiếu khí diễn ra theo phản ứng sau : Vi khuẩn Chất hữu cơ + O2 à Các chất đơn giản + CO2 + H2O + NH3 + SO4. hiếu khí Phương pháp ủ rác hiếu khí dực trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí với sự có mặt của oxy . Thường chỉ sau 2 ngày nhiệt độ rác tăng lên khoảng 45oC , sau 6-7 ngày đạt tới 70 -75oC . Nhiệt độ này đạt được chỉ với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động như : oxy , độ ẩm , tỉ số C/N , pH và một số chất dinh dưỡng vô cơ như : photpho, lưu huỳnh , kali , nito … Sự phân hủy hiếu khí diễn ra khá nhanh , sau 2- 4 tuần rác được phân hủy hoàn toàn . Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị hủy diệt do nhiệt độ ủ tăng . Bên cạnh đó , mùi hôi cũng bị khử nhờ quá trình ủ hiếu khí . Nhiệt độ tối ưu cho quá trình này là 50-60oC. Xử lý kỵ khí. Công nghệ ủ kỵ khí được sử dụng rộng rãi nhất ở Ấn Độ ( chủ yếu thực hiện ở quy mô nhỏ ) Quá trình kỵ khí, phản ứng xảy ra như sau : Vi khuẩn Chất hữu cơ + O2 à Các chất đơn giản + CO2 + CH4 + NH3 + H2S. kỵ khí Công nghệ này có những ưu điểm : + Chi phí đầu tư ban đầu thấp . + Sản phẩm phân hủy có thể kết hợp xử lý với phân hầm cầu và phân gia súc cho phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao. + Đặt biệt là thu hồi khí CH4 làm nguồn cung cấp nhiệt phục vụ cho nhu cầu đun nấu, lò hơi … Tuy nhiên có một số nhược điểm : + Thời gian phân hủy lâu hơn xử lý hiếu khí ( 4- 12 tháng ). + Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí luôn là H2S , NH3 gây mùi hôi khó chịu. + Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại cùng với quá trình phân hủy vì nhiệt độ phân hủy thấp. Xử lý kỵ khí kết hợp hiếu khí. Công nghệ này sử dụng 2 phương pháp xử lý hiếu khí và kỵ khí . Ưu điểm : Không có lượng nước thải ra từ quá trình phân hủy hiếu khí : sử dụng nước rò rỉ trong quá trình ủ lên men kỵ khí, vừa tạo được lượng phân bón phục vụ nông nghiệp và tạo khí CH4 cung cấp nhiệt . 2.3.4.4 Ổn định hóa. Phương pháp ổn định hóa ( cố định, đóng rắn ) chủ yếu được sử dụng xử lý CTR độc hại , nhằm 2 mục địch : Giảm rò rỉ các chất độc hại bằng cách giảm bề mặt tiếp xúc , hạn chế ở mức cao sự thẩm thấu của chất thải vào môi trường. Cải thiện kích thước chất thải về độ nén và độ cứng. Ổn định chất thải là công nghệ trộn vật liệu thải với vật liệu đóng rắn , tạo thành thể rắn bao lấy chất thải hoặc cố định chất thải trong cấu trúc của vật rắn . Phương pháp này thường dung để xử lý CTR của kim loại, mạ kim loại, chì , tro của lò đốt … tạo thành khối rắn dễ vận chuyển và chon lấp trong hố hợp vệ sinh. 2.3.4.5 Chôn lấp rác . Đổ rác thành đống hay bãi hở. Đây là phương pháp xử lý rác cổ điển đã được loài áp dụng từ lâu đời . Hiện nay, các đô thị ở Việt Nam và một số nước khác vẫn còn đang áp dụng . Phương pháp này có nhiều nhược điểm : + Làm mất cảnh quan . + Là môi trường thuận lợi cho các động vật gậm nhấm , các loài côn trùng . vi trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở gây nghuy hiểm cho sức khỏe con người . + Gây ô nhiễm môi trường nước và không khí. Đây là phương pháp xử lý rác đô thị rẻ tiền nhất , chỉ tiêu tốn chi phí cho công việc thu gom và vận chuyển rác tuef nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi dienj tích bãi thải lớn , không phù hợp với những thành phố đông dân. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh . Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới ( Mỹ, Anh,…) áp dụng trong quá trình xử lý rác. Đây kaf phương pháp xử lý rác thích hợp nhất trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư nhưng lại có một mặt bằng đủ lớn và nguy cơ ô nhiễm môi trường ít. Trong các bãi chon lấp rác hợp vệ sinh , bên dưới thành đáy được phủ lớp chống thắm, có đặt hệ thống ống thu nước rò rĩ và hệ thống thu khí thải từ bãi rác . Nước rò rĩ sẽ được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn qui định. Bãi chôn rác hoạt động bằng cách : mỗi ngày trải một lớp rác mỏng, sau đó nén ép chúng lại bằng các loại xe cơ giới , tiếp tục trải lên trên một lớp đất mỏng khoảng 15 cm Công việc lặp đi lặp lại đến khi bãi rác đầy. Ưu điểm của bãi chôn rác vệ sinh : + Các loài côn trùng, ruồi, bọ … khó sinh sôi nảy nở do rác bị nén, ép chặt và được phủ lớp đất. + Giảm mùi hôi thối , ít gây ô nhiễm không khí, các hiện tượng cháy bùng và cháy ngầm khó có thể xảy ra. + Góp phần hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. + Chi phí vận hành không quá cao. + Tận dụng được khí CH4 làm khí đốt. Nhược điểm : + Diện tích đất phủ lớn. + Các lớp đất phủ thường hay bị xói mòn. + Do rác được ủ trong điều kiện kỵ khí , khí CH4 hoặc H2S được hình thành có khả năng gây cháy nổ hoặc gây ngạt. CHƯƠNG 3 : HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI TP.PLEIKU 3.1 Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt. Trong tất cả các quá trình sinh hoạt cũng như sản xuất luôn có thành phẩm phụ là chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Như vậy chất thải được sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chung quy vẫn do hoạt động con người mà có tùy theo mức độ tác động, mục đích sử dụng mà con người tạo ra nhiều loại rác thải có tính chất độc hại khác nhau . Các nguồn rác thải sinh hoạt tại TP.Pleiku bao gồm : + Khu dân cư + Cơ quan, trường học… + Khu công nghiệp + Khu dịch vụ thương mại. Bảng 10 : Một số nguồn hoạt động phát sinh ra chất thải. Nguồn phát sinh Hoạt động hoặc vị trí phát sinh Loại CTR Khu dân cư Các hộ gia đình , các biệt thự, các căn hộ chung cư Thực phẩm, giấy, carton, plastic, gỗ ,thủy tinh, nhôm, các kim loại khác, các loại vật dụng lớn, đồ điện tử , rác vườn , vỏ xe, chất thải độc hại… Khu thương mại Cửa hàng bách hóa, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch. Thực phẩm, giấy, carton, plastic, gỗ ,thủy tinh, nhôm, các kim loại khác, chất thải độc hại… Cơ quan, công sở Trường học, bệnh viện , văn phòng cơ quan nhà nước Thực phẩm, giấy, carton, plastic, gỗ ,thủy tinh, nhôm, các kim loại khác, chất thải độc hại…Riêng CTR y tế thì được thu gom và xử lý riêng vì tính chất độc hại cao. Công trình xây dựng và phá hủy Các công trình xây dựng , các công trình sửa chữa hoặc làm mới : đường xá, ống nước… Gỗ , thép , betong, gạch, bụi, nhựa . Dịch vụ công cộng Hoạt động vệ sinh đường phố , làm đẹp cảnh quan, làm sạch các hồ chứa , bãi đậu xe, khu vui chơi giải trí. Chất thải đăt biệt , rác quét đường, cành cây, lá cây, xác động vật chết… Các nhà máy xử lý chất thải đô thị Nhà máy xử lý nước cấp, nước thải, chất thải. Bùn, tro… CTR đô thị Tất cả các nguồn kể trên Tất cả các nguồn kể trên Công nghiệp Các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng , các nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu , các nhà máy chế biến thực phẩm, các ngành công nghiệp khác. Chất thải đặc trưng từng ngành nghề , vật liệu thải. 3.2 Khối lượng, thành phần CTRSH. Khối lượng rác thải trung bình khoảng 95 tấn/ngày, và được công ty công trình đô thị thu gom với tỷ lệ thu gom rác hiện nay đạt khoảng 75%. Thành phần CTRSH thì tùy theo từng nguồn phát sinh , chủ yếu là từ hộ dân , chợ… Và dưới đây là bảng thành phần CTRSH của TP.Pleiku trong quá trình khảo sát thực tế. Bảng 11 : Thành phần CTRSH trên địa bàn Tp.Pleiku STT Tên Thành phần Kết quả phân tích Hộ gia đình (%) Chợ (%) 1 Giấy Sách, báo, các vật liệu giấy khác 10,21 8,34 2 Thủy tinh Chai, cốc, kính vỡ … 0,56 _ 3 Kim loại Sắt, nhôm, đồng, các loại khác 0,83 _ 4 Nhựa Chai nhựa, túi nilon, các loại khác 17,52 16,71 5 Hữu cơ dễ phân hủy Thức ăn thừa, rau, trái cây… 69,16 74,59 6 Hữu cơ khó phân hủy Cao su , da … 0,52 0,2 7 Xà bần Sành , sứ, gạch, đá … _ _ 8 Chất thải nguy hại Bóng đèn, pin, acquy, hóa chất độc… _ _ 9 Chất có thể đốt cháy Cành cây, gỗ vụn,tóc … 1,2 0,16 Tổng cộng 100 100 ( _ ) : không đáng kể Bảng phân tích thực tế trên chỉ mang tính tương đối vì có một vài sai sót trong quá trình thực hiện như : cân khối lượng chưa hoàn toàn chính xác, rác ở chợ có độ ẩm cao … Theo kết quả thống kê thì thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất là thành phần rác hữu cơ và một số thành phần khác như túi nilon, nhựa , giấy … các thành phần này có thể tận dụng làm nguyên liệu tái chế. Bên cạnh đó, một số thành phần nguy hại và những thành phần gây ô nhiễm môi trường chiếm tỉ lệ nhỏ, không đáng kể. Bảng 12 : Khối lượng rác thải sinh hoạt từ năm 2000-2010 tại TP.Pleiku Năm Khối lượng thu gom ( tấn/năm) 2000 10707 2001 12597 2002 14820 2003 19760 2004 23247 2005 27350 2006 27616 2007 32405 2008 34046 2009 34010 2010 32617 ( Nguồn : Công ty Công Trình Đô Thị , TP.Pleiku ) 3.3 Hiện trạng công tác quản lý CTR. 3.3.1 Cơ quan chuyên trách thu gom, vận chuyển , xử lý rác. Cơ quan chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại TP.Pleiku là công ty Công trình Đô Thị . Công ty được thành lập với các chức năng nhiệm vụ sau : + Hoạt động công ích : quản lý một số nhiệm vụ có liên quan đến môi trường , trong đó có chức năng thu gom vận chuyển và xử lý rác thải. + Hoạt động kinh doanh : thi công các công trình công cộng và vật tư chuyên ngành. Lực lượng cán bộ , công nhân viên : Tính đến 4/2011 thì tổng cộng gồm có 418 người , trong đó : cán bộ văn phòng là 29 người, nhân viên lao động là 389 người ( Nguồn : từ công ty Công Trình Đô Thị TP.Pleiku ). Công ty Công Trình Đô Thị bao gồm : 2 đội vệ sinh và 1 đội vận chuyển, xử lý. + Đội vệ sinh 1 gồm 3 tổ , 8 nhóm + Đội vệ sinh 2 gồm 3 tổ, 7 nhóm. + Đội vận chuyển , xử lý gồm 2 tổ. Các phương tiện thu gom , vận chuyển và xử lý rác bao gồm : + 8 xe ép rác chuyên dung và 1 xe rút hầm cầu. + 190 phương tiện thu gom thô sơ ( xe đẩy tay , …) + 257 thùng đựng rác công cộng 660l + 59 thùng đựng rác công cộng 240l + 125 thùng đựng rác công cộng 65l Hiện trạng lưu trữ tại nguồn Đối với khu thương mại Chợ : Phần lớn chất thải là rau quả, thực phẩm không còn sử dụng được. Tất cả các loại này được đổ thành đống hoặc bỏ vào thùng đẩy tay và được công nhân vệ sinh đến quét dọn theo đúng giờ quy định. Tùy theo qui mô mỗi chợ mà hình thức thu gom rác khác nhau. Tuy nhiên, một số chợ do có diện tích chật hẹp nên đổ trực tiếp xuống sàn hoặc đổ thành đống cho công nhân thu gom đến dọn và lấy rác. Nhà hàng , khách sạn : chất thải chủ yếu là thực phẩm thừa , rau quả, lon hộp … được lưu trữ trong các túi nilon hoặc thùng có thể tích phù hợp với điều kiện nơi đặt thùng chứa. Các phương tiện lưu trữ này đều do chủ phát sinh chất thải đầu tư . Khi đến giờ thu gom công nhân vệ sinh sẽ đến lấy và chuyển ra bãi rác. Cơ quan, truờng học : chủ yếu là đồ văn phòng, giấy và thực phẩm. Lượng thải này thường được chứa trong túi nilon. Đối với hộ gia đình : hình thức lưu trữ : + Chất thải được bỏ trực tiếp vào thùng + Chất thải được bỏ vào túi nilon Đối với rác đường phố : thành phần chủ yếu của rác đường phố là lá cây, cỏ, giấy và nhiều thứ khác mà người đi đường thải bỏ. Công việc thu gom rác Quá trình thu gom rác thải được phân bố như sau : + 3h30 – 7h sáng: Quét dọn đường phố Nội dung công việc : Chuẩn bị dụng cụ và trang bị bảo hộ lao động. Đẩy xe cộ dọc tuyến đường, quét nhặt hết các loại rác , xúc hết rác trên đường phố trong phạm vi được phân công cả ca làm việc. Đẩy xe về vị trí quy định để chờ chuyển sang xe lớn. Đảm bảo an toàn giao thông. Tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh. Vệ sinh dụng cụ và cất vào nơi quy định. + 17h – 21h : thu gom rác bằng xe cộ . Nội dung công việc : Chuẩn bị dụng cụ và trang bị bảo hộ lao động. Đẩy xe gom dọc đường phố, ngõ hẻm để thu rác . Gom rác từ thùng , giỏ… thu nhặt các túi rác hai bên đường , xúc dọn các mô rác lên xe gom. Đẩy xe về vị trí để chuyển sang xe lớn. Dọn sạch rác tại vị trí chuyển sang xe lớn. Vận động, tuyên truyền nhân dân giữ gìn vệ sinh, đổ rác đúng giờ. Đảm bảo an toàn giao thông . Vệ sinh dụng cụ và cất vào nơi quy định. Hiện nay, phần lớn lượng rác sinh hoạt thải ra trong thành phố đều được công ty Công Trình Đô Thị thu gom , ngoại trừ 3 xã: xã Gào,xã Diên Phú và xã Ia Kênh. 3 xã này không sử dụng dịch vụ thu gom vì người dân ở đây đa số đều tự xử lý rác , và phương pháp chủ yếu để xử lý rác đó là phương pháp đốt . Hệ thống trung chuyển và vận chuyển Hiện nay TP.Pleiku có 4 bãi trung chuyển : Trần Phú, Bến Xe nội thành, Wừu , Cù Chính Lan. Công việc do Công ty công trình Đô Thị đảm nhận và cụ thể được thực hiện như sau : 17h – 21h : thu gom rác đường phố của các hộ dân, các đơn vị hành chính, các điểm kinh doanh, các chợ, các bệnh viện … 21h – 22h : sau khi thu gom sẽ được đưa về bãi trung chuyển , và được xe ép rác chuyển đến bãi chôn lấp. Sau đó , rác được chở đến bãi rác của Thành Phố. Công tác xử lý rác tại bãi rác Sau khi rác được xe vận chuyển vào trong bãi rác thì việc xử lý rác sẽ được thực hiện theo một số bước : + Tùy theo điều kiện thực tế mà hướng dẫn các xe đổ rác vào các vị trí phù hợp để giảm bớt hoạt động của xe ủi . + Rác được tập kết ở bãi rác được phun qua một lượt chế phẩm xử lý sinh học, sau đó được xe xúc lật đẩy vào ô chôn lấp và được phun chế phẩm một lần nữa. Một ngày đẩy rác tùe bãi tập kết xuống ô chứa rác một lần. + Phun chế phẩm xử lý rác : Chế phẩm xử lý rác được phun đều trên bề mặt lớp rác, liều lượng phun và pha chế theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. + Khi xe đang đổ rác , tiến hành phun dung dịch xử lý , đảm bảo đều khắp lên số rác mới. + Khi đủ lượng rác trên bãi , ủi rác thành từng lớp , sẵn sang tiếp nhận các xe tiếp theo. + Rác được san ủi, từ trên xuống theo từng lớp , lớp ngày hôm sau phủ lên lớp ngày hôm trước. + Kết thúc ca, rắc vôi để ngăn côn trùng và phun phủ dung dịch khử mùi lên mặt rác mới để hạn chế mùi hôi. Phí thu gom : phí thu gom rác đối với các hộ gia đình là 8.000 đồng/tháng. Đối với hộ gia đình có kinh doanh, trường học, bệnh viện, dịch vụ, tổ chức , cơ quan… thì phí thu gom từ 15.000 – 4.000.000 đồng/tháng. Nguời thu phí rác có thể là công nhân thu gom rác hoặc các nhân viên thu phí rác tùy theo từng nơi. Hiện nay, tỷ lệ nộp phí rác chỉ chiếm khoảng 38%. Doanh thu cho hoạt động quản lý chất thải rắn năm 2009 của công ty là 4.287.840.000 VNĐ/năm , và số tiền này không đủ cho chi phí , nên hằng năm công ty phải nhận nguồn cấp thêm từ thành phố với số tiền là : 11.250.520.000 VNĐ/năm. ( nguồn từ Công ty Công Trình Đô Thị ) Sơ đồ hệ thống thu gom và vận chuyển rác trên địa bàn TP.Pleiku được minh họa như sau : Hộ gia đình Trường học Bệnh viện Đường phố Chợ Các xe thu gom rác tay Các xe ép rác chuyên dụng Bãi trung chuyển Bãi rác của TP Nguồn rác sinh hoạt Bảng 13 : Sơ đồ hệ thống thu gom và vận chuyển rác trên địa bàn TP.Pleiku Riêng rác của bệnh viện được đưa vào thành phần rác nguy hại nên sẽ được thu gom riêng. 3.3.2 Hiện trạng khảo sát thực tế Để biết rõ hơn về tình hình quản lý rác thải của công ty Công Trình Đô Thị, đồng thời có những ý kiến của chính người dân về hệ thống thu gom hiện nay thì em đã thực hiện một cuộc khảo sát thực tế với số lượng là 100 phiếu. Qua thống kê kết quả khảo sát đối với hộ gia đình thì 100% hộ gia đình đều cho rằng việc vứt rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường và gây bệnh cho con người. Điều này cho thấy rằng nhận thức của người dân rất cao nhưng ý thức của người dân vẫn còn rất kém. Hiện trạng xả rác bừa bãi vẫn còn phổ biến do không ai muốn giữ rác lại bên mình cho đến khi tìm được thùng rác để vứt , tuy hiện tại công ty Công Trình Đô Thị đã lắp thí điểm 125 thùng rác công cộng loại 60 lít ở 2 con đường Hùng Vương và Trần Phú , nhưng so với lượng người của Thành Phố thì số thùng vẫn còn là quá ít. Hầu hết các hộ gia đình khảo sát đều sử dụng thùng rác có nắp đậy để chứa rác , chiếm 63% trong tổng số phiếu. Ngoài ra thì họ còn sử dụng sọt và bao nilon để đựng rác .Và trong thành phần rác thải đa số là thực phẩm dư, bao bì đựng. Bảng 14 : Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hộ gia đình có dụng cụ chứa rác : Thùng có nắp đậy : Sọt : Bao nilon : Thùng không có nắp đậy : Không có dụng cụ chứa rác Đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển thì kết quả khảo sát cho thấy có 57% hộ gia đình hài lòng với dịch vụ hiện nay. Một số lý do khiến các hộ gia đình chỉ nhận xét dịch vụ thu gom ở mức tạm được vì : trong quá trình thu gom còn làm rơi vãi rác gây mất vệ sinh và để lại mùi hôi, có những lúc công nhân quét rác rồi tấp xuống cống luôn chứ không thu gom , hoặc đốt rác tại nhà làm khói bay quá nhiều gây sự khó chịu cho nguời dân… Bảng 15 : Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hài lòng của hộ dân đối với hệ thống thu gom, vận chuyển 1 : Hài lòng 2 : Tạm được 3 : Không hài lòng Và khi khảo sát người dân về việc tăng phí thu gom để có thể cải tiến hệ thống thu gom thì phần trăm số hộ dân đồng ý là 48% . Lý do chủ yếu các hộ cảm thấy không cần phải cải tiến vì họ cho rằng sự thay đổi sẽ rất phức tạp, và một phần thì cảm thấy hài lòng với hệ thống thu gom hiện nay. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI DÂN XUNG QUANH HIỆN TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ RÁC THẢI SINH HOẠT. Tên chủ hộ : ………………………………………………………………………............ Số nhân khẩu : …………………………………………………………………………… Theo gia đình việc vứt rác bừa bãi có gây ô nhiễm môi trường và gây bệnh cho con người hay không ? Có Không Hiện tại gia đình sử dụng dụng cụ chứa rác nào ? Thùng có nắp đậy Thùng không có nắp đậy Bao , túi nilon Sọt Không có dụng cụ chứa rác Khối lượng rác thải bỏ trong ngày của gia đình khoảng : ………………. Thành phần rác thường gồm : Thực phẩm dư. Giấy Nhựa, bao bì. Kim loại Các loại khác. Xe thu gom rác thường thu gom vào khoảng ……………………….. giờ. Phí thu gom hiện nay có phù hợp không ? Có Không Gia đình có thấy hài lòng với hệ thống thu gom hiện nay hay không ? Có Tạm được Không Những hạn chế của dich vụ thu gom làm cho gia đình không hài lòng : …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Gia đình có những ý kiến gì để giúp cho hệ thống thu gom được tốt hơn ( giờ giấc thu gom, cách thu gom …): …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Gia đình cho rằng nên cải tiến dịch vụ thu gom hay không ? Có Không Gia đình có chấp nhận gia tăng phí thu gom nếu dịch vụ thu gom được cải thiện và nâng cao hay không ? Có Không Cám ơn gia đình đã giúp đỡ. Nguyễn Đình Hùng 3.3.3 Các cơ quan liên quan đến trách nhiệm quản lý CTR. Các cơ sở thuộc UBND tỉnh và các phòng thuộc UBND thành phố cũng có trách nhiệm liên quan đến rác thải như : Sở Xây Dựng . Sở có trách nhiệm lập kế hoạch sử dụng đất ( vị trí của các cơ sở chôn và xử lý rác ). Họ có trách nhiệm đảm bảo việc tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng và các chỉ tiêu kỹ thuật khác cũng như thực hiện các Nghị định và quy định pháp luật. Địa chỉ: 20, Phạm Văn Đồng, Pleiku , Gia Lai Sở Tài nguyên và Môi trường Sở có trách nhiệm về đảm bảo điều kiện vệ sinh và môi trường trong , bao gồm trách nhiệm về đánh giá tác động môi trường, giám sát các dự án và tiến độ trong mỗi giai đoạn ( xây dựng các lò đốt, các bãi chôn lấp ). Họ cũng là cơ quan giải quyết các thắc mắc về ô nhiễm. Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tham gia và việc xây dựng các bãi chôn lấp và giám sát tình hình nước trong quá trình xây dựng và khi bãi chôn lấp bắt đầu hoạt động. Địa chỉ: 110 Phạm Văn Đồng - Phường Thống Nhất - TP.Pleiku - Tỉnh Gia Lai. Sở Khoa học và Công nghệ. Sở có trách nhiệm quyết định quá trình xử lý chất thải công nghiệp để đảm bảo cơ sở công nghiệp đó tự xử lý sơ bộ để tránh ô nhiễm bãi chôn lấp Thành phố. Sở đưa ra các hướng dẫn và đề xuất tùy vào hoàn cảnh nhưng vẫn có trách nhiệm thực hiện. Sở Khoa học và Công nghệ tham gia hầu hết các công việc của Sở Tài nguyên và Môi trường vì họ cung cấp công nghệ phục vụ cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Địa chỉ: 26 Phạm Văn Đồng, Pleiku, Gia Lai Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị kế hoạch ngân sách cho các dự án đầu tư . bao gồm việc xây dựng và cơ sở hạ tầng ,thiết bị để quản lý và xử lý rác thải. Thủ tục phê duyệt các đề xuất đầu tư mới trong lĩnh vực quản lý rác thải như sau: + Trình đề xuất lên Sở Kế hoạch và Đầu tư + Sở Kế hoạch và Đầu tư lại trình lên UBND tỉnh phê duyệt. + Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt , Kế hoạch dự án chuyển đến Sở tài chính để cấp vốn. + Cuối cùng Sở tài chính phân bố ngân sách cho các phòng ban. Phòng Tài chính UBND thành phố. Phòng Tài chính được ủy quyền để liên hệ trực tiếp với các nhà tài trợ .Phòng mở một tài khoản riêng cho từng dự án tài trợ. Nguồn tài trợ mà họ nhận được phải được Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch đầu tư thong qua. Thủ tục thanh toán cho các dự án xây dựng đã được quy định và mỗi dự án mới đều có một Hội đồng. Hội đồng này có trách nhiệm đẩm bảo mọi thanh toán cho nhà thầu bằng cách dựa trên công việc họ đã làm được và các công việc đó thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết. Phòng là đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùng trước mọi khoản thanh toán cho nhà thầu. Phòng có quyền đóng góp ý kiến hoặc phản đối các quyết định của ban quản lý dự án về mọi việc liên quan đến tài chính. Địa chỉ: 02 Hoàng Hoa Thám, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai CHƯƠNG 4 : DỰ BÁO PHÁT SINH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CHO THÀNH PHỐ PLEIKU ĐẾ NĂM 2025 4.1 Dự báo tốc độ phát sinh dân số và CTRSH tại TP.Pleiku đến năm 2025. Trong quá trình quản lý CTR một yếu tố không thể thiếu đó là dự báo về khối lượng , thành phần CTR . Qua đó cơ quan chức năng có thể xây dựng được kế hoạch thu gom , xử lý và tái sử dụng trong tương lai, cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động của bái chôn lấp, đồng thời đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường. Việc dự báo khối lượng chất thải phát sinh chỉ mang tính tương đối bì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như : phong tục tập quán của vùng , tốc độ gia tăng dân số , tốc độ phát triển kinh tế… Để dự báo diễn biến CTR tại TP.Pleiku trong tương lai, cần dựa vào các yếu tố sau : + Tốc độ gia tăng dân số đến năm 2025 + Sự gia tăng tốc độ thải rác của từng người. + Cơ cấu kinh tế 4.1.1 Dự báo dân số tại TP.Pleiku đến năm 2025. Như ta đã biết bùng nổ dân số là một trong những yếu tố rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến lượng phát sinh rác thải hằng ngày , do vậy để dự báo được khối lựong rác phát sinh từ năm 2011 đến 2025 cần phải quan tâm và chú ý đến yếu tố dân số. Để dự đoán dân số TP.Pleiku đến năm 2025 ta dùng công thức sau : Dân số năm sau = dân số hiện tại x ( 1 + tốc độ tăng dân số/100) Bảng 16 : Dự báo dân số của TP.Pleiku đến năm 2025 Năm Tốc độ tăng dân số (%) Dân số 2010 1.12 214.710 2011 1.12 217.115 2012 1.08 219.460 2013 1.08 221.830 2014 1.08 224.226 2015 1.08 226.648 2016 1.08 229.095 2017 1.05 231.500 2018 1.05 233.931 2019 1.05 236.387 2020 1.05 238.869 2021 1.05 241.377 2022 1.02 243.839 2023 1.02 246.326 2024 1.02 248.839 2025 1.02 251.377 4.1.2 Dự báo mức độ phát sinh CTRSH tại TP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochung.doc
Tài liệu liên quan