Báo cáo Thực tế môi trường đất

Tài liệu Báo cáo Thực tế môi trường đất: PHẦN NHẬN XÉT HÌNH THỨC TRÌNH BÀY Bài báo cáo trình bày rõ ràng, có nhiều hình ảnh minh họa, hành văn mạch lạc. Bài làm có nhiều lỗi chính tả “kền thổ”(trang 2),”tần đất”(trang3),... Các hình ảnh minh họa cưa được đặt tên hoặc đặt tên chưa hoàn chỉnh(trang 5). CẤU TRÚC BÀI LÀM Thứ tự trình bày chưa hợp lý, theo nhóm Lucky nên trình bày theo càn bài như sau: “Chương I Tính chất và quá trình hình thành Khái niệm đất đỏ vàng Đặc điểm hình thành đất đỏ vàng Đất nâu đỏ trên đá bazan Đất nâu vàng trên đá bazan Đất vàng đỏ trên đá granite Đất vàng đỏ trên đá phiến sét Tính chất nhóm đất đỏ vàng Tính chất đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá bazan Tính chất đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất vàng nhạt trên granite Chương II Phân loại và phân bố đất đỏ vàng I. Đất nâu đỏ trên đá bazan II. Đất nâu vàng trên đá bazan III. Đất vàng đỏ trên đá granite IV.Đất vàng đỏ trên đá phiến sét Chương III Hiện trạng đất đỏ vàng I. Nhóm đất dốc tụ II. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá...

doc16 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tế môi trường đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN NHẬN XÉT HÌNH THỨC TRÌNH BÀY Bài báo cáo trình bày rõ ràng, có nhiều hình ảnh minh họa, hành văn mạch lạc. Bài làm có nhiều lỗi chính tả “kền thổ”(trang 2),”tần đất”(trang3),... Các hình ảnh minh họa cưa được đặt tên hoặc đặt tên chưa hoàn chỉnh(trang 5). CẤU TRÚC BÀI LÀM Thứ tự trình bày chưa hợp lý, theo nhóm Lucky nên trình bày theo càn bài như sau: “Chương I Tính chất và quá trình hình thành Khái niệm đất đỏ vàng Đặc điểm hình thành đất đỏ vàng Đất nâu đỏ trên đá bazan Đất nâu vàng trên đá bazan Đất vàng đỏ trên đá granite Đất vàng đỏ trên đá phiến sét Tính chất nhóm đất đỏ vàng Tính chất đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá bazan Tính chất đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất vàng nhạt trên granite Chương II Phân loại và phân bố đất đỏ vàng I. Đất nâu đỏ trên đá bazan II. Đất nâu vàng trên đá bazan III. Đất vàng đỏ trên đá granite IV.Đất vàng đỏ trên đá phiến sét Chương III Hiện trạng đất đỏ vàng I. Nhóm đất dốc tụ II. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá Chương IV Các vấn đề môi trường đất I. Ô nhiễm đất II. Thoái hóa đất III. Ô nhiễm do khai thác bôxít Chương V Giải pháp NỘI DUNG Nội dung bao quát được vấn đề. Phần giải pháp, nhóm Green 252A đưa ra được nhiều giải pháp hay khả thi trong việc sử dụng đất đỏ vàng. Tuy nhiên, do chưa đi sâu vào vấn đề cần giải quyết nên nội dung trình bày còn sơ sài, thiếu thuyết phục. Phần mở đầu và phần kết luận không khớp với nội dung toàn bài. PHẦN PHẢN BIỆN Để tiện cho việc theo dõi nhóm Lucky sẽ phản biện dựa trên dàn bài của nhóm green 252A Các bạn thiếu phần khái niệm đất đỏ vàng: Nhóm đất đỏ vàng hay còn gọi là nhóm đất Feralit trong phân loại của FAO, nó được gọi tên là Ferralsols, là nhóm đất có màu đỏ hoặc lẫn đỏ, thường xuất hiện dưới tán rừng mưa nhiệt đới. Tầng tích luỹ chất hữu cơ (tầng A) thường mỏng, hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp, trong thành phần của mùn, axít fulvônic thường chiếm ưu thế. Thường có tích tụ các ôxit của Fe và Al trong tầng B, do vậy tạo nên màu đỏ vàng thường thấy của loại đất này (trong phân loại của Bộ nông nghiệp Mỹ, người ta lấy tên nhóm đất này là oxisols có nguyên nhân từ điều này). Hàm lượng các khoáng vật nguyên sinh rất thấp, trừ các khoáng vật rất bền (thạch anh, cao lanh). Hay còn có một cách định nghĩa khác : “loại đất phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, phổ biến màu đỏ vàng, tích luỹ sắt (Fe), nhôm (Al), do đó nó còn được gọi là đất feralit”. Từ độ cao 900 m đến vùng thấp 25 m là nhóm đất đỏ vàng feralit. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất, khoảng gần 20 triệu ha, bao gồm tất cả các tỉnh trung du và miền núi cả nước. Trong nhóm này, có đất đỏ badan là loại đất tốt nhất ở nước ta, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai và rải rác ở một số tỉnh miền Trung. Đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cà phê, cao su và chè. I.Đặc điểm đất đỏ vàng( trang 2) Các bạn viết “Chứa rất ít khoáng sơ sinh (trừ thạch anh và các khoáng rất bền khác)” vậy khoáng sơ sinh là gì? Nhóm Lucky cho rằng là khoáng nguyên sinh chứ không phải là sơ sinh. Đặc trưng đất đỏ vàng hàm lượng khoáng nguyên sinh (trừ thạch anh) thấp; SiO2/R2O3 dưới 2: kaolinit chiếm ưu thế; dung tích hấp thu cation thấp; cấu trúc bền; trong mùn axit funvic trội hơn axit humic. “Các đoàn lạp có tính bền tương đối cao” nhóm Geen chưa nêu ra dược đoàn lạp là gì? Các hạt cơ bản trong đất có thể kết dính với nhau qua các quá trình lí học, hoá học, lí - hoá, sinh học, vv. Đoàn lạp đơn giản tạo thành từ các hạt đất cơ bản. Nếu tạo thành từ các hạt có đường kính nhỏ hơn    0,25 mm thì gọi là vi đoàn lạp. Theo hình thái các đoàn lạp có các dạng: có góc cạnh, dạng phiến, dạng tròn, dạng không cân đối. Theo kích thước có phân biệt: tảng khối (đường kính lớn hơn 10 mm); cục (đường kính từ 0,25 mm đến 10 mm); bụi (hay vi đoàn lạp: nhỏ hơn 0,25 mm). III. Tính chất nhóm đất đỏ vàng(trang 6) Về tính chất thì: Lý tính Tầng đất dày lại cấu trúc tốt, độ xốp cao, dung trọng thấp, tỷ lệ khoáng đang phong hoá và chưa phong hoá thấp. Do có nhiều sét nên khả năng giữ nước của đất rất cao. Sau trận mưa lớn, qua 3 - 4 ngày lượng nước mà đất giữ được vẫn còn tới 40 - 50%. Về mặt hoá tính đất khá giàu lân tổng số, ở vùng mới khai hoang, hàm lượng lân đạt 0,5%, ở các nương cà phê, trung bình là 0,2 - 0,3%, song lân dễ tiêu lại rất nghèo vì Fe3+, Al3+ giữ chặt. Tuy nhiên đất chua, đặc biệt khoáng vật sét rất đơn điệu, chỉ có kaolinít, các khoáng vật hyđrômica không còn tồn tại, do đó, đất rất nghèo kali. Trong phần này cần bổ sung thêm phần phân bố các loại đất đó: Đất Nâu Đỏ: Có nhiều như cao nguyên Pleiku , BanmêThuột , Quảng Đức , Lâm Đồng đều bao phủ bởi đất đỏ. Còn ở miền Đông Nam Phần có đất đỏ ở các tỉnh Phước Long, Bình Long, Long Khánh, Phước Tuy và một ít ở Bình Tuy (Vỏ Đắt). Ở miền duyên hãi Viện Nm có rãi rác đất đỏ: Quảng Trị (Vùng Giao Linh và Cùa), ở Quảng Ngải (đường ra biển) , ở Tuy Hòa (Tuy Bình)...Trên đất đỏ nhiều vùng trồng cao su và cà phê ( Ban Mê Thuột ). Ở vùng duyên hãi (Phước Tuy, Quảng Ngải , Quảng Trị) trống nhiều hoa màu (sắn , tiêu , khoai lang , lúa rẩy ...) Loại đất đỏ nâu phát triển trên đá vôi, phân bố ở nhiều tỉnh như: Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Quảng Ninh, Ninh Bình,... Đất nâu vàng – Xanthic Ferasols: Diện tích 5785,2 ha, được hình thành chủ yếu trên sản phẩm phong hóa của mẫu chất phù sa cổ, phân bố rãi rác ở xã Sùng Nhơn, Mepu, Trà Tân, Tân Hà có màu nâu vàng, vàng nâu hoặc đỏ vàng do có chứa sắt, nhôm cao, tầng dày trên 100 cm, độ dốc dưới 30, thành phần cơ giới là cát pha thịt hoặc thịt nặng, khả năng giữ nước và giữ màu kém, ít chua, mùn phân giải yếu, dinh dưỡng nghèo, đầu tư tốt sẽ thích hợp trồng cây ăn quả, hoa màu. Đất nâu vàng trên đá Bazan (Yellowish brown soils on basaltic rocks) (Fu), nâu đỏ trên đá Bazan (Reddish brown soils on basaltic) (Fk): Diện tích 21.900 ha chiếm 4,34%, tập trung chủ yếu ở phía tây thị xã Tuy Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh. Đất Vàng Đỏ :nó đựợc phát sinh từ nhiều loại đá acid khác nhau , từ đá granit ( Đà Lạt, Bạch Mã ) đến đá phiến thạch hay sa thạch (Huế)....Đất Vàng đỏ ta gặp vùng Đà Lạt, vùng giữa Quãng Trị và Thừa Thiên, vùng lăng tẩm nhà vua ở Thừa Thiên , vùng ven sông La Ngà ( giữa Túc Trưng và Định Quán) , vùng giữa Cheo Reo và An Khê... Quá trình hình thành đất đỏ vàng (trang 7) cần bổ sung như sau: Cách đây vài chục vạn năm, ở vùng Tây Nguyên hùng vĩ, núi lửa đã hoạt động liên tục. Những dung nham nóng chảy từ sâu trong lòng đất ra ngoài, lắng đọng lại thành những tầng đá badan. Loại đá này bị phong hoá, tạo điều kiện để các thế hệ cỏ cây hoa lá nối tiếp nhau phát triển và dần hình thành nên nhiều loại đất đỏ phì nhiêu mà chúng ta thường gọi là đất đỏ badan. Thực ra màu đỏ là màu chiếm ưu thế, còn thực tế, đâu đâu cũng bắt gặp nhiều màu sắc có tính pha trộn: màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng, đỏ tím, vàng đỏ,... thể hiện tính đặc thù của quá trình feralít phát triển mạnh. Nhóm Green có viết “Quá trình feralit chỉ mạnh từ 150m trở xuống, càng lên cao quá trình feralit yếu dần”(trang 8) nhưng nhưng để xác định quá trình feralit mạnh hay yếu, ta chủ yếu dựa vào tỉ lệ SiO2/R2)3, nếu <=2 thì là mạnh, vậy thì quá trình feralit không phụ thuộc vào độ cao. Và câu “CEC trong sét <14 me/100g đất , chứng tỏ quá trình feralit rất mạnh” (trang 6) ,câu này với câu trên không thống nhất với nhau. Tích luỹ tuyệt đối là do về mùa mưa ẩm, nước hoà tan sắt nhôm ở trạng thái khử di chuyển xuống trong mạch nước ngầm; đến mùa khô, do tác dụng mao dẫn, các oxit đó bị thấm lên trên, bị oxi hoá và kết tủa lại, hình thành kết von và đá ong. Tích luỹ tương đối do silic oxit (SO2) bị hoà tan rửa trôi trong nước hoà tan khí cacbonic (CO2) gọi là quá trình feralit hoá (thay đổi tỉ lệ hàm lượng SiO2 với R2O3 = Al2O3 + Fe2O3). Vì SiO2 bị rửa trôi, đương nhiên hàm lượng của nó giảm đi tương đối so với các oxit của sắt và  nhôm, hàm lượng của các oxit này lại tăng lên tương đối so với SiO2 nên tỉ lệ SiO2/R2O3 càng thấp thì quá trình feralit hoá càng mạnh VI. Hiện trạng và khả năng sử dụng nhóm đất đỏ vàng (trang 9) Các bạn viết “Trên nhóm đất đỏ vàng có nhiều loại sử dụng đất hơn hẳn các nhóm đất khác , mà thế mạnh là các cây công nghiệp dài ngày và chủ yếu trồng trên ba loại đất chính là : đất nâu đỏ trên bazan , đất nâu vàng trên bazan ,đất nâu vàng trên phù sa cổ .Các đất trên đá phiến sét và granit do chất lượng kém nên ít được sử dụng trong nông nghiệp . Các đất nâu vàng và nâu đỏ trên bazan là đất tốt nhất trong các đất đỏ vàng. Khai thác tối ưu đất này cho sản xuất các cây công nghiệp dài ngày, trong đó cây cao su là cây chủ lực sau đó là cây điều , thanh long và các loại cây ăn quá khác . Đất nâu vàng trên phù sa cổ có chất kém hơn nâu đỏ trên bazan . Nó thích hợp cho việc trồng cây công nghiêp dài ngày như : cao su , điều ; các cây công nghiệp ngắn ngày : như lạc , mía , đậu tương và các loại cây ăn quả .” Các bạn đưa ra chưa đầy đủ theo nhóm mình nên làm như sau: Trên nhóm đất đỏ vàng có nhiều loại hình sử dụng đất hơn hẳn các nhóm đất khác, mà thế mạnh là các cây công nghiệp dài ngày và chủ yếu trồng trên ba loại đất chính là: - Đất nâu đỏ trên đá bazan Đất nâu vàng trên đá bazan Đất nâu vàng trên phù sa cổ Các đất nâu vàng và nâu đỏ trên đá bazan là đất tốt nhất ở Nam Bộ nói riêng và toàn quốc nói chung. Khai thác tối ưu đất này cho sản xuất các cây công nghiệp dài ngày, trong đó, cây cao su là cây chủ lực sau đó là cây điều, thanh long, các loại cây ăn quả khác. Đất nâu vàng trên phù sa cổ có kém chất hơn đất nâu đỏ trên bazan. Nó thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như : cao su, điều, các cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, mía, đậu tương, cà, cây ăn quả. NHÓM ĐẤT DỐC TỤ Đất dốc tụ có 53.882ha chiếm 2,3% diện tích toàn vùng, phân bố rải rác hầu hết khắp vùng, trong các hợp thủy xen kẽ với nhóm đất đỏ vàng, đất xám, đất cát. Đất dốc tụ hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở các chân sườn thoải hoặc khe dốc. Vật liệu feralit hóa được dòng nước mang từ đồi núi lân cận tập trung về nơi thấp của địa hình. Cùng với vật liệu này thường có một lượng chất hữu cơ từ ít đến nhiều. Nước mặt đọng trong thời gian dài làm cho đất bị gley, lớp thực vật mọc dày đặc bi vùi lấp có thể tồn tại trong phạm vi độ sâu phẫu diện đất. Do đặc điểm hình thành và phân bố rộng rãi nên đất dốc tụ có đặc điểm hình thành rất phức tạp, nó phụ thuộc vào thành phần mẫu chất tạo đất, cùng với đặc điểm địa hình khu vực. Nhưng tổng quát chung đất dốc tụ có 2 dạng hình cơ bản: Đất dốc tụ có thành phần cơ giới nặng, hình thành chủ yếu ở những vùng đất bazan Đất dốc tụ cát, hình thành trong những vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát, đất xám, các đất trên mẫu chất granit. Về tính chất hóa học, do đất dốc tụ có quá trình bồi tích là chính, vì vậy đất có độ phì nhiêu khá cao, dĩ nhiên không đồng đều, nó phụ thuộc vào mẫu chất tạo nên chúng.Đất thường có phản ứng chua (pH 4-5), giàu mùn, đạm, lân, nhất là kali. Các cation kiềm trao đổi khá cao. Về tính chất vật lý: thành phần sa cấu rất thay đổi từ cát thô đến đất sét. Trong thành phần cấp hạt còn có thể lẫn nhiều mảnh đá mẹ có kích cỡ rất khác nhau, đôi chỗ có kết von. Hiện trạng sử dụng đất dốc tụ : ở Vùng Đông Nam Bộ trong 8.897 ha đất dốc tụ đã được sử dụng như sau: hoa màu: 2.750 ha, lúa nước: 3.490 ha, đất hoang (chưa sử dụng): 1910ha, đất khác: 743ha. Đất dốc tụ ưu tiên cho việc sản xuất các cây hoa màu, lương thực là chính, nhằm giải quyết lương thực tại chỗ. ĐÁT XÓI MÒN TRƠ SỎI ĐÁ Đất xói mòn trơ sỏi đá có 12.300 ha, chiếm 0,5% diện tích toàn vùng Đông Nam Bộ Đất được hình thành là hậu quả của một quá trình xói mòn rửa trôi rất mãnh liệt trong một thời gian dài, ở một vùng khí hậu nhiệt đới có lượng mưa lớn và tập trung một thời gian ngắn trong năm, khi lớp phủ thực vật đã bị cạn kiệt. Đất xói mòn trơ sỏi đá không còn khả năng sản xuất, có thể sử dụng cho việc khai thác đá làm vật liêu xây dựng. Đồng thời có thể trồng rừng và bảo vệ rừng nhằm khôi phục hệ sinh thái tự nhiên. Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 5,4 triệu ha, là vùng có diện tích đất đang sử dụng chiếm tỷ lệ cao: 81,5%, đứng thứ 4 trong 7 vùng của nước ta. Địa hình đất Tây Nguyên là một phức hợp núi, cao nguyên, trũng giữa và đồng bằng. Tài nguyên đất ở đây rất đa dạng, đặc biệt có 1,3 triệu ha đất đỏ bazan với hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân, kali... cao, cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, hồ tiêu, cao su, chè, dâu tằm, cây ăn quả. VII. Các vấn đề môi trường và giải pháp(trang 10) Nhóm Lucky đưa ra các vấn đề như sau: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT Nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất ở Việt Nam là sử dụng không hợp lý phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật và kích thích sinh trưởng, các chất thải không qua xử lý ở các vùng đông dân cư, đô thị và khu công nghiệp và các chất độc do chiến tranh để lại. Các loại hình ô nhiễm chủ yếu là: ô nhiễm đất do sử dụng phân hoá học, phân tươi, ô nhiễm đất do hoá chất bảo vệ thực vật, ô nhiễm đất do nước thải đô thị và khu công nghiệp, ô nhiễm đất do các chất độc trong chiến tranh để lại. Mức độ ô nhiễm bởi các chất lỏng, rắn và khí ở một số nơi khá nghiêm trọng. Bình thường hệ sinh thái đất luôn ở trang thái cân bằng. Tuy nhiên khi có mặt một số chất và hàm lượng của nó vượt quá khả năng chịu tải của đất thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm. Đất có thể bị ô nhiễm do các nguồn gốc : -Nguồn gốc tự nhiên -Nguồn gốc nhân sinh Ảnh hưởng của chất thải công nghiệp,chất thải sinh hoạt,giao thông và hoạt động công nghiệp… Ô nhiễm kim loại nặng Trong những năm trở lại đây nền kinh tế nước ta phát triển mạnh, sự phát triển công nghiệp, mạng lưới giao thông và đô thị hóa nhiều nhà máy xí nghiệp, các khu du lịch..ra đời.làm cho ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Ô nhiễm do chất độc hóa học Các chất độc hóa học còn tồn dọng trong đất do chiến tranh: Theo thống kê của chính phủ Mỹ, gần 50% diện tích rừng và đất canh tác ở miền Nam Việt Nam đã bị rải chất độc từ 1 lần trở lên. Mỹ đã sử dụng 72 triệu lit chất diệt cỏ và làm trụi lá cây, trong đó chất độc màu da cam có chứa dioxin chiếm 60%,chất trắng chiếm 13% và chất xanh chiếm 27%. Ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Việc sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật gây nên sự dư thừa và tích tụ lại trong đất làm mất môi trường sống của các sinh vật đất, đất bị ô nhiễm. Ô nhiễm do sử dụng phân bón Lượng phân bón vào đất,cây hấp thu không hết phần còn lại tích tụ trong đất làm cho các thành phần đất bị biến đổi Ô nhiễm do tập quán sinh hoạt Sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lí các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất. Ngoài ra, ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng của các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống đất (theo nước mưa), vv. - Các loại vi khuẩn, kí sinh trùng phát sinh do việc sản xuất chăn nuôi không hợp vệ sinh, dùng phân tươi bón cây, vv. -Các loại chất thải rắn, phóng xạ, ao bì nilon, kim loại, amiăng phát sinh từ các nguồn thải công nghiệp đưa vào đất - Các loại hoá chất độc hại sinh a do sự phân huỷ các loại hoá chất sử dụng trong nông nghiệp (như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng, vv.), trong chiến tranh hoá học... ngấm vào đất. THOÁI HÓA ĐẤT Thoái hoá đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta, đặc biệt là ở miền núi, nơi tập trung hơn 3/4 quỹ đất. Các dạng thoái hoá đất chủ yếu là: Xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, bạc màu, khô hạn và sa mạc hoá, đất ngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt lở, đất bị ô nhiễm.   Trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện tích đất (13 triệu ha) ở miền núi có những vấn đề liên quan tới suy thoái đất. ở miền núi, nguyên nhân suy thoái môi trường đất có nhiều, song chủ yếu do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số; tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi; khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý; lạm dụng các chất hữu cơ trong sản xuất; triển khai xây dựng các công trình hạ tầng như: nhà ở, đường giao thông, trường học… Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã đến mức báo động.   Như vậy, trong quá trình canh tác luôn luôn diễn ra hai quá trình thục hoá và thoái hoá, xét về mặt độ phì nhiêu, hay tăng sức sản xuất hoặc giảm sức sản xuất của đất, xét về mặt sử dụng. Sự thục hoá làm cho những tính chất đất tự nhiên vốn dĩ không thích hợp với cây trồng được cải thiện, đất tơi xốp hơn, bớt chua, giảm độc tố, tăng khả năng hấp thu trao đổi, cung ứng đủ dinh dưỡng dễ tiêu cho cây,... Ngược lại với thục hoá là quá trình thoái hoá, theo đó các yếu tố thuận lợi cứ giảm dần, đất nghèo kiệt đi đến hoàn toàn mất sức sản xuất với những cây trồng nhất định. Có cải tạo cũng vô cùng tốn kém và trong trường hợp xấu nhất phải bỏ hoá. Như vậy, thành tạo đất là quá trình rất lâu dài, trong khi thoái hoá đất thì rất nhanh chóng chỉ cần một hành động bất cẩn bột phát là có thể làm mất lớp đất canh tác hình thành từ hàng ngàn năm trước. Cả hai quá trình thục hoá và thoái hoá đều tác động đến hai hình thái độ phì nhiêu, nhưng cải thiện độ phì nhiêu tiềm tàng là một khó khăn lớn thường vượt ra khỏi tầm tác động của một thế hệ con người, chẳng hạn thay đổi thành phần cấp hạt, keo khoáng phân tán cao, tính đệm của đất thấp. Ô NHIỄM TỪ KHAI THÁC BÔXIT Quá trình sơ chế bô - xít để lấy alumina thường để lại tối thiểu là ½ trọng lượng quặng đã khái thác là bùn đỏ + khối lượng nước nhiễm bùn này trong quá trình tuyển rửa. Cả hai thành phần này - bùn và nước nhiễm bùn - vốn không thân thiện với môi trường, lại tồn đọng các hóa chất gây ăn mòn (đặc biệt là soude caustic), khiến chúng trở thành những vũng bùn lớn hầu như không có loài vi sinh nào sống được, hủy hoại bề mặt của đất và các mạch nước ngầm, gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường. Gọi loại bùn đỏ này là “bom bẩn” không phải là hoàn toàn vô lý. Cách xử lý tối ưu là phải có nơi chôn loại bùn và nước thải này rồi phủ một lớp đất dầy lên trên, để lấy lại mặt bằng nơi khai thác và phủ xanh bằng trồng trọt. Đó cũng là phương thức đề phòng mưa gió chuyển tải bùn đỏ loang ra khắp vùng chung quanh, tuy nhiên vấn đề ô nhiễm nước ngầm do mưa tạo ra thì chưa có cách gì xử lý được ổn thỏa.   Việc hoàn thổ nơi khai mỏ và chôn bùn như vậy rất tốn kém, thường để lại những cảnh quan loang lổ như những vết sẹo lớn mầu nâu đỏ trên mặt đất. Cũng vì lý do này, vị trí nơi khai thác bô - xít phải là những vùng hoang vắng và xa các khu dân cư, xa các nguồn nước nổi và nước ngầm. Riêng vấn đề nhiệt độ không khí gia tăng và bụi do mưa gió cuốn đi khắp nơi chưa có cách nào xử lý thỏa đáng. Mỗi năm, lớp phủ thổ nhưỡng ở Tây Nguyên bị xói mòn và trôi ra biển hàng trăm triệu tấn. Phá rừng để lấy đất canh tác là vấn đề nóng bỏng nhất ở đây. Bình quân từ năm 1990 đến nay, mỗi năm vùng mất tới 15.000 ha rừng. Tỷ lệ che phủ trước năm 1985 khoảng 75%, nay chỉ còn 60%. Ở Đak Lak, năm 1960 còn 1,8 triệu ha rừng, chiếm 92% diện tích đất tự nhiên, nay chỉ còn 50%... Đó mới chỉ là số liệu trên giấy tờ. Thực tế chắc còn bi đát hơn. Và bổ sung các giải pháp sau: Để chống tình trạng thoái hoá đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất cần thực hiện một số giải pháp sau:   Về chính sách, pháp luật: Bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn nữa các chính sách và pháp luật về quyền sở hữu, sử dụng và quản lí nhà nước về đất đai. Xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin về tài nguyên đất; Quy hoạch và quản lí sử dụng tài nguyên đất đối với tất cả các đối tượng sử dụng đất; Tiếp tục xây dựng và ban hành các chính sách, các quy định về quản lí đất dốc, đất lưu vực sông và đất ngập nước; Cần lồng ghép có hiệu quả các chính sách quốc gia với các kế hoạch hành động quốc tế về việc chống thoái hoá và sử dụng đất bền vững; Phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đất đai… để mọi người tự giác thực hiện bảo vệ đất.   Về kinh tế: Cần quy hoạch, sắp xếp lại dân cư giữa các vùng, miền nhằm giảm áp lực của dân số đối với tài nguyên đất. Hạn chế tình trạng di cư tự do, chặt đốt phá rừng; Có những giải pháp hợp lý nhằm bảo đảm an ninh lương thực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, định canh định cư, bảo vệ và phát triển rừng, chống xói mòn đất; Xây dựng các chương trình tổng hợp nhằm bồi dưỡng, “trẻ hoá” đất nông nghiệp ở các vùng đồng bằng đông dân; Nghiên cứu và áp dụng công nghệ sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp liên hoàn ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm bảo đảm hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; Có chế tài xử phạt kinh tế nghiêm minh những đối tượng gây thoái hoá đất.   Về kỹ thuật: Thực hiện quản lí lưu vực để bảo vệ đất và nước, phát triển thuỷ lợi, giữ cân bằng sinh thái và điều hoà các tác động qua lại giữa đồng bằng và miền núi; áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hoá học, cơ học…) và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu; Tái tạo lớp phủ thực vật bằng cây rừng hoặc tổ hợp nông - lâm kết hợp để bảo vệ độ phì nhiêu của đất và sử dụng bền vững đất dốc; Thực hiện tuần hoàn hữu cơ trong đất. Trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế, thương mại cao nhưng ít phải xới xáo đất và thực hiện các hệ thống nông-lâm và chăn nuôi gia súc kết hợp ở vùng đất dốc.   Đối với miền núi thì việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc là hữu ích và thiết thực để chống xói mòn, hạn chế thoái hoá đất. Canh tác bền vững trên đất dốc cần thực hiện các biện pháp để làm giảm tối đa tác hại của mưa và dòng chảy do mưa tạo ra, đồng thời làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Có nhiều biện pháp như: làm ruộng bậc thang, xếp bờ đá, bón phân hữu cơ, trồng băng cây xanh… Nhưng biện pháp quan trọng nhất và bền vững nhất đem lại hiệu quả kinh tế nhất là chọn và bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất dốc:   Trồng cây lâm nghiệp: Trồng cây lâm nghiệp trên đỉnh đồi, theo hàng quanh đường đồng mức, nơi đất tốt trồng cây đặc sản như: quế, hồi, tre hay trám, lát, giổi…, nơi đất xấu trồng cây cải tạo đất như các loại cây keo, kết hợp trồng xen cây nông nghiệp khi rừng chưa khép tán.   Trồng cây băng xanh: Tạo các băng xanh trồng các cây họ đậu, cốt khí có tác dụng chống xói mòn đất, tăng độ phì cho đất, cung cấp phân xanh, thức ăn cho gia súc. Các băng xanh được bố trí giáp phần trồng cây lâm nghiệp trở xuống, khoảng giữa các băng từ 5-10m, mỗi băng rộng 1m, đất trong băng được cuốc xới rồi gieo hạt với mật độ dày.   Trồng cây nông nghiệp: Trên khoảng đất trống giữa các băng cây xanh trồng các cây lương thực (ngô, khoai, sắn, đỗ, đậu, lạc, vừng….) hoặc trồng cây công nghiệp (chè, cây ăn quả…), mỗi băng nên trồng một loại cây, hàng năm luân canh các loại cây giữa các băng để phòng trừ sâu bệnh và bồi dưỡng đất. Mùa khô cắt các cây ở băng xanh phủ vào gốc cây nông nghiệp để giữ ẩm, làm giàu đất, vừa che phủ mặt đất chống xói mòn.   Trồng cây ăn quả dưới chân đồi: Chọn cây ăn quả phù hợp với điều kiện khí hậu, đất ở từng địa phương, trồng cây ăn quả phải đầu tư phân bón (tốt nhất là phân hữu cơ), chăm sóc tốt mới cho hiệu quả kinh tế cao. Cùng với các giải pháp trên cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên đất; đào tạo và huấn luyện để nâng cao kiến thức của người dân về công nghệ, kỹ thuật sử dụng và quản lí đất; Tổ chức tuyên truyền và phát động phong trào quần chúng áp dụng các mô hình hiệu quả sử dụng bền vững tài nguyên đất. Khôi phục, phát triển rừng tự nhiên bằng cây bản địa ở Tây Nguyên    Rừng khu vực Tây Nguyên trước đây vẫn đa dạng về loài, giàu về trữ lượng và đa dạng về sinh học, là nơi sản xuất và cung cấp phần lớn gỗ cho cả nước. Song lâu nay, diện tích rừng khu vực này bị khai thác, chặt phá bừa bãi để lấy đất làm nương rẫy, dĩ nhiên ảnh hưởng môi trường sinh thái.    Vì vậy vấn đề khôi phục, cải tạo và phát triển rừng, từng bước hình thành khu sản xuất nông - lâm nghiệp ổn định, bền vững là yêu cầu cấp thiết, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên và của cả nước. Ðể khôi phục và phát triển nâng cao chất lượng rừng, đã có không ít giải pháp kỹ thuật được ứng dụng cho từng địa hình và trạng thái rừng thuộc các vùng khác nhau. Chẳng hạn trồng lại rừng mới trên đất còn tính chất đất lâm nghiệp, trảng cỏ hoặc đất đai bị thoái hóa, cải tạo rừng kém chất lượng bằng cách chặt trắng rồi trồng lại, khoanh nuôi, tái sinh tự nhiên, hoặc khoanh nuôi có trồng bổ sung cây lâm nghiệp vào vùng rừng nghèo kiệt... Ở Tây Nguyên, nhất là các tỉnh Gia Lai, Ðác Lắc, thời gian qua đã có một số cơ sở nghiên cứu và sản xuất kinh doanh thử nghiệm khôi phục, làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa, trong đó phải kể đến Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới (TTLNNÐ), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Bây giờ có điều kiện đi qua các lâm trường KaNác, Sơ Pai, Sông Kôn..., ta dễ nhận ra những băng, đám rừng phủ mầu xanh của loài gỗ giổi. Tuy mỗi nơi có diện tích từ 100 đến 300 ha trồng khảo nghiệm nhưng bước đầu cho thấy triển vọng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và giá trị kinh tế của loại cây này. Theo các nhà chuyên môn, giổi là loại cây cao (hơn 30 m), đường kính thân gỗ thường 60 - 80 cm, gỗ giổi được dùng làm nhà cửa ở nông thôn, đồng thời sản xuất tủ, giường, bàn ghế, chế tác các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ đời sống xã hội. Ở nước ta, giổi có nhiều loại: giổi tượng, giổi xanh, giổi nhung, giổi lá dầu, giổi lông.    Nó thích hợp trên nhiều loại đất có nguồn gốc đá mẹ khác nhau, trong đó đất Feralít đỏ vàng, nâu đỏ, xám vàng như vùng Tây Nguyên là điều kiện cho phát triển cây giổi. Quế là cây có nhiều công dụng, vỏ quế chứa tinh dầu, có thể làm thuốc, gỗ được sử dụng làm ván nhân tạo, hay làm giàn giáo xây dựng. Loài cây này được phân bố rộng cả ở các tỉnh phía bắc và các tỉnh phía nam, trong đó nổi tiếng xưa nay vẫn là các vùng quế bạt ngàn Trà Mi, Trà Bồng (Quảng Nam). Quế được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng cho năng suất cao vẫn là đất Feralít đỏ, đất thịt nhẹ đến trung bình, giàu chất mùn và kali.    Theo các cán bộ Viện Khoa học Lâm nghiệp, quế có thể được trồng thuần loại, hoặc trồng xen lẫn với cây khác. Tại một số lâm trường tỉnh Gia Lai cách đây năm, sáu năm, cây quế đã được TTLNNÐ trồng hỗn giao với giổi. Cách trồng này, thực tế cho thấy hai loại cây giổi và quế sinh trưởng bình thường, sự cạnh tranh về dinh dưỡng không quá khắc nghiệt bởi cây giổi lấy chất dinh dưỡng từ lòng đất sâu, còn quế sử dụng thức ăn ở đất mặt.    Tuy nhiên điều cần lưu ý, nếu trồng hỗn giao trên đất bị mất rừng thì mật độ trên một ha thường trồng 2.000 cây quế + 500 cây giổi. Dầu rái cũng là loại cây bản địa có nhiều từ Quảng Bình vào tận các tỉnh Ðông Nam Bộ. Loại cây này được trồng ở các lâm trường thuộc các địa phương Xuân Lộc, Mã Ðà, Trảng Bom, Lộc Ninh theo phương thức trồng xen với các loại cây khác hoặc thuần loại. Tại Tây Nguyên, câu dầu rái được trồng thử nghiệm ở cả hai vùng đông Trường Sơn và tây Trường Sơn có nhiệt độ trung bình hằng năm tương ứng chỉ có điều mùa khô hạn giữa hai vùng có sự khác nhau. Khảo nghiệm của các nhà chuyên môn cho thấy, khôi phục và phát triển rừng địa bàn này bằng cây dầu rái theo phương thức băng chặt rộng đối với đất trống, đồi núi trọc (mật độ 500 cây/ha với đông Trường Sơn) và trồng hỗn giao với các loại cây khác trên đất rừng bị thoái hóa (mật độ hơn 1.000 cây/ha với tây Trường Sơn). Dầu rái là loại cây cao gỗ lớn, sinh trưởng nhanh (chiều cao đạt 1 - 1,5 m/năm, đường kính 1,5 - 2 cm/năm); gỗ thường được dùng trong xây dựng làm ván nhân tạo và có giá trị xuất khẩu cao...    Một thời gian dài, vì nhiều lý do rừng ở nước ta bị chặt phá bừa bãi, dẫn đến độ che phủ của rừng thấp, trong đó rừng Tây Nguyên cũng bị tàn phá nặng nề (ước tính mỗi năm các tỉnh như Ðác Lắc, Gia Lai mất ba, bốn nghìn ha rừng). Rừng tự nhiên ở nước ta, ngoài chức năng cung cấp gỗ củi và các loại động, thực vật quý hiếm, nó còn đóng vai trò chủ đạo trong phòng hộ, chống xói mòn, rửa trôi đất, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Vì vậy, việc khôi phục, phát triển để nâng cao độ che phủ của rừng là vấn đề cấp thiết. Ngành lâm nghiệp nước ta, những năm gần đây đã có một số đề tài nghiên cứu, ứng dụng đến tiến bộ kỹ thuật vào công tác phục hồi rừng tự nhiên bằng các loại cây bản địa; mặt khác đẩy nhanh tốc độ trồng rừng mới nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho công nghiệp chế biến gỗ.    Ở Tây Nguyên khoảng mười năm trở lại đây, các lâm trường ở Gia Lai, Ðác Lắc đã và đang triển khai mô hình khôi phục, phát triển rừng tự nhiên bằng các loại cây bản địa, bước đầu một số diện tích rừng đã khép tán và phát huy hiệu quả. Vấn đề cần phải quan tâm là, cùng với việc nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm khôi phục và phát triển vốn rừng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp ở địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là tình trạng di cư tự do vì đây là một trong những nguyên nhân rừng bị chặt phá. Ðồng thời có cơ chế, chính sách đầu tư phù hợp, chọn cây bản địa thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng để xây dựng vốn rừng ở Tây Nguyên. Một trong những biện pháp để cải tạo đất : Chuẩn đoán dinh dưỡng để bón phân. Nhiều khi 1 số nguyên tố dinh dưỡng nào đó, mặc dù không bị thiếu trong đất, nhưng cây hút vẫn không đủ do thiếu nguyên tố khác, ví dụ, thiếu N làm hạn chế sự hút Kali, hoặc đất chua nghèo C thì mức N trong đất không thể nâng lên được mặc dù bón đạm đầy đủ. Vì vậy cần có sự kết hợp giữa phân tích đất và lá để đánh giá đúng hơn tình trạng dinh dưỡng Cao Su. Để làm việc này, ta có thể căn cứ vào sự chuẩn đoán dinh dưỡng đa lượng trong đất (đất mặt 30 cm) dựa vào bảng sau: Đánh giá C %  N tổng số % Nguyên tố, phương pháp chiết P (ppm), Sulphuric/ perchloric P (ppm), Bray II K (me/100 g đất), 6N HCl Mg (me/ 100 g đất), 6N HCl Thấp <0.5 <0.10 <250 <11 <0.50 <0.75 TB 0.5-1.5 0.10-0.25 250-350 11-20 0.50-2.0 0.76-3.0 Cao 1.5-2.5 0.25-0.40 350-600 20-30 2.0 -4.0 3.0 -8.0 Rất cao >2.5 >0.40 >600 >30 >4.0 >8.0 Thấp/ TB = triển vọng thiếu Cao/rất cao = dinh dưỡng đất đầy đủ nhưng cần xem xét tình trạng mất cân đối với nguyên tố khác, đặc biệt là mức rất cao. Và cũng có thể chuẩn đoán dinh dưỡng đa, vi lượng trong lá (cho lá tuổi tối thích vào  khoảng 90 -150 ngày trong bóng râm của tán cây) theo bảng sau: Đánh gía % chất khô ppm N P K Mg Mn (a) (b) (c) (d) (e) Thấp <3.2 <3.3 <2.9 <0.19 <1.25 <1.35 <0.2 <45 TB 3.2-3.5 3.3-3.7 2.9-3.2 0.20-0.25 1.25-1.5 1.35-1.65 0.20-0.25 45-150 Cao 3.5-3.7 3.7-3.9 3.2-3.4 0.26-0.28 1.50-1.65 1.65-1.85 0.26-0.30 151-300 Rất cao >3.7 >3.9 >3.4 >0.28 >1.65 >1.85 >0.30 >300 Gây độc >500 (a) = cho tất cả các giống, trừ các giống đã nhắc tới ở (b) và (c) (b) = cho các giống RRIM 600, GTI và các giống có đặc tính tương tự. (c) = các giống nhiễm đục thân. (d) = cho tất cả các giống, trừ các giống đã nhắc tới ở (e). (e) = cho các giống RRIM 600, GTI, hầu hết các giống PB và dòng dõi. Thấp = thấp xa so với mức tối thích, có khuynh hướng biểu lộ triệu chứng thiếu TB = dưới mức tối thích Cao = trên mức hiệu quả không rõ ràng Một số câu hỏi : Thế nào là quá trình tích lũy oxit Nhôm, Sắt tương đối , tuyệt đối? xetxkioxyt là gì? (trang 8) Tại sao sử dụng đất đỏ vàng để trồng cây cạn ngắn ngày lại làm cho đất bị xói mòn thoái hóa nhanh chóng ? Nói “đất đỏ vàng” hay “đất vàng đỏ” có gì giống và khác nhau? Sự phân bố các loại đất đỏ vàng ở Việt Nam ? Các băng cây xanh được thiết lập như thế nào,có tác dụng gì? Ở trang 2 nhóm Green có viết “Các đoàn lạp có tính bền tương đối cao”vậy “đoàn lạp” là gì?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai phan bien.doc
Tài liệu liên quan