Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội

Tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội: Lời nói đầu Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh thế giới có nhiều thuận lợi. Các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới đã và đang hoạt động có hiệu quả. Đảng và Nhà nước ta đã gia nhập vào ASEAN, AFTA và đang trong quá trình hội nhập vào WTO… Hội nhập với kinh tế trong khu vực và thế giới là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển kinh tế trong từng nước cũng như toàn thế giới. Nền kinh tế mở cửa đã tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển nhằm đảm bảo cho sự phát triển lưu thông hàng hoá với nước ngoài, khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta và của thế giới trên cơ sở phân công lao động quốc tế. Để đạt được mục tiêu phát triển của mình các quốc gia phải không ngừng phát triển mọi mặt của hoạt động kinh tế đối ngoại trong đó có hoạt động nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu là một trong những bộ phận quan trọng của thương mại quốc tế. Nhập khẩu cho phép bổ sung những sản phẩm trong nước chưa sản xuất đư...

doc93 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh thế giới có nhiều thuận lợi. Các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới đã và đang hoạt động có hiệu quả. Đảng và Nhà nước ta đã gia nhập vào ASEAN, AFTA và đang trong quá trình hội nhập vào WTO… Hội nhập với kinh tế trong khu vực và thế giới là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển kinh tế trong từng nước cũng như toàn thế giới. Nền kinh tế mở cửa đã tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển nhằm đảm bảo cho sự phát triển lưu thông hàng hoá với nước ngoài, khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta và của thế giới trên cơ sở phân công lao động quốc tế. Để đạt được mục tiêu phát triển của mình các quốc gia phải không ngừng phát triển mọi mặt của hoạt động kinh tế đối ngoại trong đó có hoạt động nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu là một trong những bộ phận quan trọng của thương mại quốc tế. Nhập khẩu cho phép bổ sung những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả và đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Đặc biệt là đối với Việt Nam đang tiến lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong khi sản xuất công nghiệp chưa phát triển thì nhu cầu hàng nhập khẩu ngày càng tăng. Công ty Thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ những năm 1980, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Thương mại Hà Nội. Là một doanh nghiệp đa ngành hàng với hoạt động kinh doanh nhập khẩu là hoạt động chủ đạo, đem lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho công ty. Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã sớm khặng định vai trò trong việc phục vụ tiêu dùng và sản xuất trong nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình thực tập, nhận thức rõ vai trò của hoạt động nhập khẩu, những thành quả cũng như những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Công ty, được sự giúp đỡ tận tình của ban Lãnh đạo, đặc biệt là Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu I và sự chỉ bảo động viên của giảng viên- Thạc sỹ Bùi Huy Nhượng, em mạnh dạn chọn đề tài " Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội". Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động nhập khẩu. Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội trong giai đoạn 1999-2002. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Là hoạt động nhập khẩu tại công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội trong giai đoạn 1999-2002. Với mục đích và đối tượng nghiên cứu như trên luận văn được kết cấu thành ba chương. Chương I: Những vấn đề chung về hoạt động nhập khẩu hàng hoá Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội thời gian qua Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội Chương I Những vấn đề chung về nhập khẩu hàng hóa i. Khái niệm, chức năng và vai trò của nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân. 1. Khái niệm nhập khẩu. Khái niệm: Nhập khẩu được hiểu là việc mua bán và trao đổi hàng hoá dịch vụ của nước này với nước khác và dùng ngoại tệ để trao đổi. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu. + Hoạt động nhập khẩu là hoạt động mua bán ở phạm vi quốc tế, nó không chỉ là hành vi mua bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ mua bán rất phức tạp, có tổ chức từ bên trong ra bên ngoài. Vì thế, hoạt động nhập khẩu hàng hoá một mặt đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cao, mặt khác nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường bởi vì nó phải đối đầu với cả một hệ thống kinh tế ở bên ngoài, mà một nước tham gia nhập khẩu không dễ dàng khống chế được. + Hoạt động nhập khẩu là hoạt động giao dịch buôn bán giữa những người có quốc tịch khác nhau, thị trường vô cùng rộng lớn, khó kiểm soát, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mạnh, các quốc gia khác nhau tham gia vào hoạt động giao dịch, buôn bán này phải tuân thủ theo những tập quán, thông lệ quốc tế cũng như của các địa phương. + Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng về cả không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ một nước hoặc của nhiều nước khác. + Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện từ nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và cả công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi này đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các quốc gia. + Hoạt động nhập khẩu là hoạt động được tổ chức, thực hiện với nhiều nhiệm vụ, nhiều khâu từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá nhập khẩu, thương nhân giao dịch, các bước tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi nhận hàng hoá và thanh toán. Mọi khâu, mọi nhiệm vụ đòi hỏi phải được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng, đặt chúng trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt được lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. 2. Chức năng của nhập khẩu. Nhập khẩu có một số chức năng cơ bản sau + Hoạt động nhập khẩu làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo hướng có lợi cho việc đẩy mạnh phát triển sản xuất và nâng cao mức sống của nhân dân trong nước. Chức năng này thể hiện ở việc hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng làm lợi cho nền kinh tế quốc dân về mặt giá trị sử dụng, góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển một cách nhịp nhàng, cân đối và đạt tốc độ tăng trưởng cao. + Hoạt động nhập khẩu góp phần nâng cao hiệu quả nền kinh tế quốc dân nhờ việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở sử dụng triệt để những khả năng và lợi thế của phân công lao động quốc tế, nhằm nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng, khai thác các năng lực của nền kinh tế thế giới. + Hoạt động nhập khẩu khai thác mọi năng lực và thế mạnh về hàng hoá, công nghệ, vốn… của các nước và các khu vực trên thế giới phù hợp với hoàn cảnh trong nước để thúc đẩy quá trình tái sản xuất, tiêu dùng phát triển kịp thời với tiến trình chung của nhân loại. Trên cơ sở đó nền sản xuất trong nước tiếp thu được những tiến bộ về kinh tế và công nghệ của thế giới, sử dụng những hàng hoá và dịch vụ tốt và rẻ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu dùng. + Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện đưa các nước khác hướng vào nước ta vừa làm kinh tế vừa phát triển sản xuất giúp nền kinh tế nước ta hướng ra nước ngoài, sẽ có điều kiện cân đối xuất nhập khẩu, tiến lên có thể xuất siêu. Và như vậy có thể tích luỹ và tăng tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng, kinh tế quốc dân vững mạnh thì uy tín chính trị cao và có điều kiện góp phần thúc đẩy tiến bộ chung của của nhân loại . + Hoạt động nhập khẩu phát triển có liên quan mật thiết và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: Thông tin và liên lạc quốc tế, tài chính tín dụng quốc tế, du lịch quốc tế…tạo điều kiện cho việc mở rộng, hợp tác đầu tư quốc tế và hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ. + Hoạt động nhập khẩu góp phần làm cho quá trình liên kết kinh tế xã hội nước ta với nước ngoài chặt chẽ và mở rộng, góp phần vào sự ổn định kinh tế chính trị của đất nước. 3. Vai trò của nhập khẩu. Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong thương mại quốc tế. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến tình hình sản xuất, đời sống. Nhập khẩu để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá cho tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Làm như vậy tác động tích cực tới sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn, cơ sở vật chất, tài nguyên và khoa học công nghệ. Nhìn chung hoạt động nhập khẩu có những vai trò chủ yếu sau: a. Đối với nền kinh tế thế giới. + Thông qua hoạt động nhập khẩu, nền kinh tế của các quốc gia có điều kiện “xích lại” gần nhau hơn, góp phần vào xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế, các nước trên thế giới có thể khai thác được lợi thế của nước mình, sử dụng tốt các nguồn tài nguyên, nhân lực... + Hoạt động nhập khẩu sẽ tạo cơ hội cho các quốc gia cùng nhau trao đổi phương pháp quản lý, thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến… Đây là yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nó không những làm tăng khối lượng sản phẩm mà còn phát triển chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí lao động xã hội. + Hoạt động nhập khẩu góp phần tạo sự liên kết kinh tế giữa các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như hoạt động dịch vụ thương mại, bảo hiểm, du lịch quốc tế… + Hoạt động nhập khẩu tăng cường hợp tác và chuyên môn hoá quốc tế, là một mắt xích quan trọng trong quá trình phân công lao động quốc tế, góp phần vào nâng cao uy tín của quốc gia trên thị trường quốc tế. + Hoạt động nhập khẩu kích thích sản xuất và tiêu dùng trong mỗi quốc gia, từ đó làm cho khối lượng sản phẩm và nhu cầu trong nền kinh tế thế giới tăng lên b. Đối với nền kinh tế Việt Nam. Với mỗi chức năng cơ bản nói trên, chúng ta thấy rằng nhập khẩu có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nước ta, cụ thể như sau: + Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vì nhập khẩu đòi hỏi sự đồng bộ về kỹ thuật nên sẽ tạo ra dây chuyền hiện đại kéo theo sự đổi mới trong đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý, tạo ra kỷ luật chặt chẽ trong đội ngũ nhân công, gây ý thức lao động hiệu quả. + Nhập khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung ứng đầu vào cho sản xuất, nâng cao khả năng sản xuất trong nước, giúp quốc gia khai thác đựơc lợi thế so sánh của mình, khai thác được tính lợi thế nhờ quy mô khi tham gia vào thương mại quốc tế. Nhập khẩu thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tiết kiệm được chi phí và thời gian, tạo sự đồng đều về trình độ phát triển kinh tế xã hội, góp phần xoá bỏ tình trạng độc quyền trong nước. + Nhập khẩu bổ xung kịp thời những mất cân đối của nền kinh tế, bù đắp những thiếu hụt về cầu do sản xuất trong nước không đáp ứng được. Không những thế nhập khẩu còn tạo ra những nhu cầu mới cho xã hội, tạo nên sự phong phú cho chủng loại hàng hoá, mẫu mã sản phẩm, chất lượng cho thị trường. Điều đó có nghĩa là nhập khẩu góp phần tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trong nước, đảm bảo cho sự phát triển cân đối và ổn định, khai thác một cách tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế. + Nhập khẩu cũng là đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại, quy cách, mẫu mã, chất lượng các loại hàng hoá góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Nhập khẩu máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng là nơi thu hút hàng triệu lao động, vừa giải quyết công ăn việc làm, hạn chế tệ nạn xã hội, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. + Nhập khẩu tạo ra sự phát triển thực chất của sản xuất xã hội và thanh lọc các đơn vị sản xuất yếu kém. Nhờ nhập khẩu mà các luồng thông tin được khai thông, các mối quan hệ được sử dụng tích cực. + Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, đặc biệt là nước nhập khẩu. + Nhập khẩu tạo cơ sở để các nước mở rộng các quan hệ với các nước khác trên thế giới, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với phân công lao động thế giới. Chính vì vậy mà hoạt động nhập khẩu là một trong những nội dung chính trong chính sách kinh tế đối ngoaị của mỗi nước đối với phần còn lại của thế giới. Như vậy có thể nói đẩy mạnh nhập khẩu sẽ tạo động lực cần thiết cho việc giải quyết các vấn đề thiết yếu của nền kinh tế mỗi quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giúp các nước khai thác triệt để lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế. Điều này nói lên tính khách quan của việc tăng cường nhập khẩu trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước. c. Đối với các doanh nghiệp. + Qua hoạt động nhập khẩu, các sản phẩm nhập ngoại có tính cạnh tranh cao, chất lượng, mẫu mã tốt buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải đổi mới, cải tiến công nghệ chất lượng, dịch vụ sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa. Qua đó hiệu quả sản xuất được nâng cao, người lao động tìm được việc làm, đời sống cán bộ công nhân được nâng cao. + Hoạt động nhập khẩu là hoạt động trên phạm vi quốc tế rất phức tạp vì có sự giao lưu của nhiều nền kinh tế khác nhau về văn hoá, chính trị, tập quán, ngôn ngữ… Vì vậy, buộc các doanh nghiệp nhập khẩu phải luôn hoàn thiện và đổi mới công tác quản trị kinh doanh, các cán bộ, các cá nhân luôn luôn phải học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ … Điều đó làm nâng cao năng lực chuyên môn của các thành viên trong doanh nghiệp. + Hoạt động nhập khẩu hàng hoá có vai trò làm tăng thế lực và uy tín của công ty cả ở thị trường trong nước và trị thường quốc tế. Lợi nhuận do kinh doanh đem lại cho phép công ty đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, cải thiện và phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh. + Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên doanh liên kết giữa các chủ thể trong và ngoài nước một cách tự giác, xuất phát từ lợi ích của cả hai bên, tạo ra sức mạnh chủ thể trong doanh nghiệp một cách thiết thực. Như vậy nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, nó tồn tại như là một nhu cầu cần thiết mà không một quốc gia nào có thể phủ nhận. Một quốc gia muốn phát triển mạnh đòi hỏi phải có một chiến lược nhập khẩu hợp lý và hiệu quả. II. Các hình thức nhập khẩu hàng hoá. Trong sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới thì hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng cũng phát triển phong phú với nhiều hình thức. Tuy nhiên, có một số hình thức nhập khẩu sau đây hay được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp . 1. Hình thức nhập khẩu trực tiếp ( Nhập khẩu tự doanh) a. Khái niệm: Hoạt động nhập khẩu trực tiếp hay còn gọi là nhập khẩu tự doanh là hình thức nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu trực tiếp các hàng hoá và dịch vụ mà không qua một tổ chức trung gian nào. b. Đặc điểm: + Doanh nghiệp phải chịu mọi chi phí và rủi ro cũng như phải chịu mọi trách nhiệm pháp lý về hoạt động nhập khẩu của mình. + Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu nhiều hơn so với các hình thức nhập khẩu khác. Doanh nghiệp nhập khẩu đóng vai trò là người bán trực tiếp, do đó nếu nhập khẩu có quy cách, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp sẽ nâng cao uy tín doanh nghiệp , thu được lãi cao. + Doanh nghiệp phải chịu mọi nghĩa vụ thuế liên quan đến lĩnh vực nhập khẩu như thuế nhập khẩu, thuế mặt hàng… c. Quy định của chính phủ Việt Nam đối với hình thức nhập khẩu trực tiếp. Pháp luật Việt Nam quy định về quyền kinh doanh nhập khẩu như sau: + Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được phép nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Các chi nhánh thuộc Tổng công ty, công ty được nhập khẩu theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Tổng công ty, giám đốc công ty phù hợp với nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Tổng công ty, công ty. + Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp phải đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh, thành phố. Tổng cục hải quan xây dựng hệ thống mã số nói trên và hướng dẫn việc đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu. + Đối với doanh nghiệp thành lập theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động nhập khẩu được thực hiện theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan. 2. Nhập khẩu uỷ thác. a. Khái niệm Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một loại hàng hoá nhưng lại không có quyền tham gia nhập khẩu trực tiếp, đã uỷ thác cho một doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên uỷ thác sẽ tiến hành đàm phán với nước ngoài để nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác và được nhận một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác. Hay nói cách khác nhập khẩu uỷ thác là doanh nghiệp nhập khẩu đóng vai trò trung gian nhập khẩu, làm thay cho đơn vị cần nhập khẩu nhữmg thủ tục cần thiết để nhập hàng và hưởng phầm trăm chi phí ủy thác theo giá trị hàng nhập khẩu. b. Đặc điểm của nhập khẩu uỷ thác. + Trong hoạt động nhập khẩu này doanh nghiệp nhận uỷ thác không phải bỏ vốn, xin hạn nghạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường hàng nhập mà chỉ đóng vai trò làm đại diện bên uỷ thác giao dịch với nước ngoài, kí kết hợp đồng và làm các thủ tục nhập khẩu hàng cũng như thay mặt bên uỷ thác khiếu nại, đòi bồi thường với bên nước ngoài khi có tổn thất. + Bên uỷ thác phải tự nghiên cứu thị trường, lựa chọn mặt hàng, đối tượng giao dịch và chịu mọi chi phí có liên quan. + Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác thì doanh nghiệp chỉ được tính phí uỷ thác chứ không được tính doanh thu và không phải chịu thuế doanh thu. + Khi nhập khẩu uỷ thác thì doanh nghiệp nhận uỷ thác phải lập hai hợp đồng: Một hợp đồng ngoại giữa doanh nghiệp nhập khẩu với đối tác nước ngoài và một hợp đồng nội giữa doanh nghiệp nhận uỷ thác với doanh nghiệp uỷ thác. + Hình thức nhập khẩu uỷ thác có ưu điểm là mức độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, người đứng ra nhập khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt là không cần vốn để mua hàng, phí uỷ thác tuy ít nhưng nhận tiền nhanh và ít thủ tục và rủi ro. c. Quy định của chính phủ Việt Nam về nhập khẩu uỷ thác. Pháp luật Việt Nam quy định rõ về điều kiện doanh nghiệp được nhập khẩu uỷ thác như sau: + Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu được uỷ thác nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. +Thương nhân đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu được nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Việc uỷ thác nhập khẩu và việc nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng nhập khẩu có điều kiện do bộ thương mại hướng dẫn cụ thể. + Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên uỷ thác nhập khẩu và bên nhận uỷ thác nhập khẩu được quy định cụ thể trong hợp đồng uỷ thác nhập khẩu do các bên tham gia kí kết thoả thuận. 3. Hình thức nhập khẩu liên doanh. a. Khái niệm Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch và đề ra chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho hai bên theo nguyên tắc lãi cùng chia, lỗ cùng chịu. b. Đặc điểm + So với nhập khẩu tự doanh thì doanh nghiệp ít chịu rủi ro hơn bởi vì mỗi doanh nghiệp nhập khẩu chỉ phải góp phần vốn nhất định và quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên cũng tăng lên theo vốn góp. Việc phân chia chi phí, các loại thuế theo tỷ lệ góp vốn, lãi lỗ tuỳ theo hai bên thoả thuận phân chia. + Trong nhập khẩu liên doanh, doanh nghiệp đứng ra nhập hàng về sẽ được tính kim ngạch nhập khẩu nhưng khi đưa hàng về tiêu thụ thì chỉ tính doanh số trên số hàng tính theo tỷ lệ vốn góp và chỉ chịu thuế doanh thu trên số hàng đó. + Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp phải thực hiện hai hợp đồng. Một hợp đồng mua hàng với nước ngoài và một hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác. c. Quy định về hiệp hội ngành hàng nhập khẩu. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thương nhân kinh doanh cùng ngành hàng, không phân biệt thành phần kinh tế thì được phép thành lập Hiệp hội ngành nhập khẩu trên cơ sở tự nguyện để phối hợp hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên đồng thời đảm bảo lợi ích quốc gia. 4. Hình thức nhập khẩu đổi hàng. a. Khái niệm. Nhập khẩu hàng đổi hàng (cùng với trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu) là một phương thức trao đổi hàng hoá, trong đó nhập khẩu kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đi có giá trị tương ứng bằng lượng hàng nhập về. Mục đích của hoạt động nhập khẩu đổi hàng là không chỉ thu lãi từ hoạt động nhập khẩu mà còn nhằm để xuất khẩu hàng thu lãi. b. Đặc điểm. + Hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu có sự cân bằng về mặt hàng, giá cả, tổng giá trị hàng giao nhau và cân bằng về điều kiện giao hàng. + Doanh nghiệp nhập khẩu đổi hàng được tính cả kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu, doanh số trên cả hàng nhập khẩu và xuất khẩu. + Hình thức của hợp đồng nhập khẩu đổi hàng là có thể chỉ lập bằng một hợp đồng với hai doanh mục hàng hoá hoặc hai hợp đồng mà mỗi hợp đồng một danh mục hàng hoá hay một văn bản nguyên tắc (có thể là một hợp đồng khung, một thoả thuận chung hoặc bản ghi nhớ) trên cơ sở văn bản nguyên tắc, người ta kí kết các hợp đồng mua bán cụ thể để thực hiện. + Trong hợp đồng nhập khẩu đổi hàng thường có điều kiện đảm bảo đối lưu. Sự đảm bảo này có thể được thực hiện bởi một trong những phương pháp: dùng thư tín dụng, dùng một tài khoản đặc biệt tại Ngân hàng, dùng người thứ ba, phạt về việc giao hàng thiếu hoặc chậm giao… 5. Hình thức nhập khẩu tái xuất. a. Khái niệm Nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập khẩu vào trong nước nhưng không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước khác nhằm thu lợi nhuận, những hàng nhập khẩu này không qua chế biến ở nước tái xuất. Như vậy, nhập khẩu tái xuất luôn thu hút ba nước tham gia: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu,nước tái xuất. b. Đặc điểm + Doanh nghiệp tái xuất phải thực hiện hai hợp đồng: một hợp đông nhập khẩu và một hợp đồng xuất khẩu. + Doanh nghiệp nhập khẩu tái xuất được tính kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu, doanh số bán tính trên giá trị hàng xuất khẩu do đó phải chịu thuế doanh thu. + Hàng hoá nhập khẩu không nhất thiết phải qua nước tái xuất mà có thể chuyển thẳng sang nước thứ ba nhưng trả tiền phải luôn do nước tái xuất thu từ người nhập khẩu và trả cho nước xuất khẩu. Nhiều khi người tái xuất còn thu được lợi thế về tiền hàng do thu nhanh trả chậm. 6. Hình thức nhập khẩu theo đơn đặt hàng. a. Khái niệm Nhập khẩu theo đơn đặt hàng là hình thức đơn vị ngoại thương chịu mọi chi phí và mọi rủi ro để nhập khẩu hàng hoá cho đơn vị đặt hàng trên cơ sở đơn đặt hàng của đơn vị đặt hàng còn đơn vị đặt hàng có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền. b. Đặc điểm + Đơn vị ngoại thương phải kí kết hợp đồng với đối tác nước ngoài theo đúng đơn đặt hàng về các mặt tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng sản phẩm, điều kiện kỹ thuật và thời hạn giao hàng. + Đối với hình thức này phương thức thanh toán thường áp dụng là: nhờ thu có chấp nhận, có cải tiến. Với các hình thức nhập khẩu đa dạng như trên, việc áp dụng hình thức nào còn phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp nhập khẩu (khả năng tài chính, chiến lược kinh doanh, hiệu quả kinh tế…) nhu cầu trong nước và phù hợp với quy định của pháp luật. III. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu hàng hoá 1. Các nhân tố vĩ mô a. Nhân tố chính trị pháp luật Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được tiến hành thông qua các chủ thể ở hai hay nhiều môi trường chính trị pháp luật khác nhau, thông lệ về thị trường cũng khác nhau. Tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại quốc tế trước tiên phải tuân thủ pháp luật thương mại trong nước và phải phù hợp với pháp luật của nước mình giao dịch cũng như pháp luật quốc tế. Khi doanh nghiệp tiến hành một hoạt động nhập khẩu hàng hoá, trước tiên phải nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau: + Các qui định về khuyến khích, hạn chế hay cấm vận nhập khẩu một số mặt hàng. Mỗi quốc gia khác nhau có qui định về vấn đề này khác nhau. + Các qui định về quyền lợi và nghĩa vụ khi tiến hành nhập khẩu hàng hoá đó. + Các qui định chung do pháp luật hay các thông lệ quốc tế đề ra. b. Các nhân tố kinh tế xã hội Sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, sản xuất trong nước phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu phát triển. Sự phát triển của hoạt động thương mại trong nước và quốc tế cũng góp phần hạn chế và kích thích nhập khẩu, bởi nó quyết định sự chu chuyển hàng hoá trong nội bộ nền kinh tế nước nhà và nền kinh tế thế giới. Sự biến động của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường hàng hoá trong nước và thế giới, do vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu. Hệ thống tài chính ngân hàng pháp triển sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhập khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung. Hoạt động nhập khẩu liên quan mật thiết tới hoạt động thanh toán quốc tế thông qua hệ thống các Ngân hàng giữa các quốc gia. Hệ thống tài chính Ngân hàng phát triển sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho cho việc thanh toán quốc tế diễn ra nhanh chóng, hoàn hảo do đó có lợi cho hoạt động nhập khẩu. Thanh toán quốc tế thường sử dụng những đồng tiền của các quốc gia khác nhau, do vậy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn tới hoạt động nhập khẩu. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động nhập khẩu. Bởi vì hoạt động nhập khẩu không thể tách rời khỏi hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao thông vận tải, kho tàng bến bãi....Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển sẽ càng thuận lợi và hạ thấp chi phí cho các doanh nghiệp nhập khẩu. 2. Các nhân tố vi mô. a. Cơ chế tổ chức bộ máy của doanh nghiệp. Nếu cơ chế bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp sắp xếp hợp lý sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo sử dụng tốt hơn nguồn lực của mình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, nếu bộ máy cồng kềnh, không hợp lý sẽ lãng phí và hạn chế hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. b. Nhân tố về con người. Trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong doanh nghiệp là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh. Các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu nếu được thực hiện bởi các cán bộ nhanh nhạy, năng động, sáng tạo, có trình độ cao và có kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao. c. Nhân tố về vốn và trang thiết bị vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Vốn là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh, doanh nghiệp có vốn lớn thì càng có nhiều cơ hội nắm bắt những thời cơ hấp dẫn trong kinh doanh và càng có nhiều lợi nhuận hơn. Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật thực chất cũng là vốn của doanh nghiệp. Nếu trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, hợp lý sẽ góp phần làm tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. IV. nội dung của hoạt động nhập khẩu. Hình1: Nội dung của hoạt động nhập khẩu. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng Tổ chức thực hiện hợp đồng Nhập khẩu Nghiên cứu thị trường Xây dựng kế hoạch nhập khẩu 1. Nghiên cứu thị trường. Có thể nói rằng thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá, ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó xuất hiện khái niệm về thị trường. Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và rất cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, trong bất kỳ lĩnh vực nào đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh thương mại quốc tế có thể hiểu là một loại các thủ tục, kỹ thuật được đưa ra để giúp các nhà kinh doanh có đầy đủ thông tin về thị trường từ đó đưa ra các quyết định chính xác. Nghiên cứu thị trường là một quá trình tìm kiếm khách quan và có hệ thống, cùng với sự phân tích các thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề trong hoạt động thương mại quốc tế. Bởi vậy, nghiên cứu thị trường đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng để giúp các nhà kinh doanh đạt hiệu quả cao trong công tác xuất nhập khẩu. Nghiên cứu thị trường của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường bao gồm các công đoạn sau: a. Nghiên cứu thị trường trong nước và xác định hàng hoá nhập khẩu Đây là một trong những nội dung cơ bản và cần thiết đầu tiên của các doanh nghiệp có ý định gia nhập vào thị trường thương mại quốc tế. Việc đầu tiên là phải xác định được mặt hàng mình sẽ nhập khẩu sao cho phù hợp với năng lực và đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Mặt hàng mà doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu phải đạt tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và phù hợp với khả năng cung ứng của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi phải có sự phân tích, đánh giá kỹ khả năng nội tại của doanh nghiệp cũng như dự đoán được những khó khăn và thuận lợi của doanh nghiệp khi quyết định nhập khẩu mặt hàng này để tiêu thụ trong nước. Khi lựa chọn mặt hàng nhập khẩu, các nhà kinh doanh phải chú ý các vấn đề sau đây: Thứ nhất: Mặt hàng thị trường đang cần là gì ? Doanh nghiệp cần khảo sát kỹ thị trường trong nước để biết được hiện tại thị trường đang có nhu cầu về những mặt hàng nào mà doanh nghiệp có khả năng nhập khẩu. Khi nghiên cứu thị trường trong nước doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ khía cạnh thương phẩm để hiểu rõ giá trị, công dụng, nắm được những đặc tính của nó và những yêu cầu của thị trường về hàng hoá đó như : quy cách sản phẩm bao bì, cách trang trí bên ngoài, cách lựa chọn phân loại… Thứ hai: Tình hình tiêu thụ mặt hàng đó như thế nào? Mỗi loại mặt hàng đều có thói quen tiêu dùng riêng, thể hiện ở thời gian tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng, quy luật biến động của quan hệ cung cầu mặt hàng đó. Thứ ba: Mặt hàng đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống? Chu kỳ sống của sản phẩm là tiến trình phát triển việc tiêu thụ của sản phẩm đó bao gồm bốn giai đoạn : (i) thâm nhập, (ii) phát triển, (iii) bão hoà,(iv) thoái trào. Do vậy doanh nghiệp nhập khẩu phải nắm được mặt hàng doanh nghiệp dự tính nhập khẩu đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống để đưa ra các biện pháp cần thiết để nâng cao doanh số bán hàng và thu được nhiều lợi nhuận. Thứ tư: Tình hình sản xuất mặt hàng đó trong nước như thế nào? Doanh nghiệp cần nắm được khả năng sản xuất và nguồn cung cấp chủ yếu của mặt hàng đó, thời vụ sản xuất, công nhân, tay nghề, nguyên lý chế tạo, tốc độ phát triển mặt hàng đó. Thứ năm: Chính sách quản lý của Nhà nước về mặt hàng đó như thế nào? Doanh nghiệp cần biết rõ mặt hàng doanh nghiệp dự định nhập khẩu có được Nhà nước cho phép nhập khẩu hay không ? Có hạn ngạch nhập khẩu hay không? Có được Nhà nước khuyến khích nhập khẩu hay không?… b. Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu việc nghiên cứu dung lượng thị trường hàng hoá cần nhập khẩu là rất quan trọng. Có thể hiểu dung lượng thị trường của một hàng hoá là khối lượng hàng hoá đã được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định trong một thời gian nhất định thường là một năm. Dung lượng thị trường không cố định mà nó thay đổi tuỳ theo tình hình do tác động của nhiều nhân tố tổng hợp trong những giai đoạn nhất định. Các nhân tố làm thay đổi có rất nhiều nhưng có thể chia ra làm ba nhóm căn cứ vào thời gian ảnh hưởng của chúng đối với thị trường. * Nhóm nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến đổi có tính chất chu kỳ: Đó là những nhân tố quan trọng như + Sự vận động của tình hình kinh tế của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây: Đây là nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường hàng hoá. Phân tích ảnh hưởng của sự vận động tình hình kinh tế trên thế giới đối với sự biến đổi dung lượng thị trường có thể trên phạm vi thế giới, khu vực. Đặc biệt là sự vận động của các nước giữ vai trò chủ yếu trên thị trường nhập khẩu hàng hoá chủ yếu thuộc đối tượng nghiên cứu. + Tính chất thời vụ trong quá trình sản xuất, phân phối và lưu thông hàng hoá: Do đặc điểm của sản xuất lưu thông và tiêu dùng các loại hàng hoá rất khác nhau nên sự ảnh hưởng của nhân tố này đối với thị trường hàng hoá cụ thể rất đa dạng về phạm vi và mức độ. * Nhóm các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến đổi của dung lượng thị trường: Các nhân tố thuộc đối tượng này rất nhiều, nó ảnh hưởng tới sự biến đổi của dung lượng thị trường hàng hoá trong thời gian tương đối dài. Ví dụ như nhân tố tiến bộ khoa học công nghệ, các biện pháp chính sách của nhà nước, thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng, ảnh hưởng của hàng hoá thay thế. * Nhóm các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đối với dung lượng thị trường: Các nhân tố này như hiện tượng đầu cơ đột biến về cung cầu, các yếu tố tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, động đất… Trên đây là những nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường. Khi nghiên cứu thị trường hàng hoá khác nhau phải vào đặc điểm của chúng để đánh giá đúng ảnh hưởng của các nhân tố. Điều quan trọng là khi phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đối với sự thay đổi dung lượng thị trường là phải xác định nhân tố nào có nghĩa quyết định tới xu hướng phát triển của thị trường trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. c. Nghiên cứu về giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới. Nghiên cứu về giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới là vấn đề hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành nhập khẩu. Giá cả hàng hoá trên thị trưòng phản ánh quan hệ cung cầu hàng hoá đó trên thị trường thế giới. Vấn đề xác định đúng đắn giá cả hàng hoá trong kinh doanh thương mại quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. Trong buôn bán quốc tế giá cả hàng hoá được coi là giá tổng hợp, trong đó bao gồm giá vồn hàng bán, bao bì, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm và các loại chi phí khác tuỳ theo các bước thực hiện của các bên tham gia. Nghiên cứu giá cả hàng hoá bao gồm nghiên cứu giá cả của mặt hàng nhập khẩu tại từng thời điểm trên từng thị trường, xu hướng biến động của giá cả thị trường và các nhân tố ảnh hưởng tới nó. Khi nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới cần nghiên cứu các vấn đề sau: * Giá quốc tế: Giá quốc tế có tính chất đại diện đối với một loại hàng hoá nhất định trên thị trường thế giới. Giá đó phải là giá của những giao dịch thương mại thông thường, không kèm theo một điều kiện giao dịch nào và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được. Trong thực tiễn kinh doanh thương mại quốc tế những giá sau được coi là giá quốc tế: + Đối với những hàng hoá không có trung tâm giao dịch thuyền thống trên thế giới thì có thể lấy giá của những nước xuất khẩu hoặc của những nước nhập khẩu chủ yếu biểu thị bằng ngoại tệ có thể tự do chuyển đổi được. Ví dụ như giá than có thể lấy giá than xuất khẩu của Mỹ hoặc có thể lấy giá nhập khẩu của Nhật Bản tính bằng USD của Mỹ + Đối với những hàng hoá thuộc đối tượng buôn bán ở sở giao dịch hoặc ở các trung tâm bán đấu giá thì có thể tham khảo giá ở các trung tâm này. + Đối với máy móc thiết bị việc định giá quốc tế tương đối khó bởi vì máy móc thiết bị rất đa dạng vì vậy trong thực tế người ta căn cứ vào giá cả của các hãng sản xuất và cung trong thị trường đóng vai trò chủ yếu. * Dự đoán xu hướng biến động của giá cả. Xu hướng biến động của giá cả các loại hàng hoá trên thế giới biến động rất phức tạp. Có lúc tăng giảm cá biệt, có trường hợp ổn định nhưng nói chung xu hướng đó có tính chất tạm thời. Để có thể dự đoán được xu hướng biến động của giá cả trên thị trường phải dựa vào các kết quả ngiên cứu và dự đoán tình hình thị trường từng loại hàng hoá, đồng thời đánh giá các nhân tố tác động đến xu hướng biến đổi giá cả. Các nhân tố tác động đến giá cả hàng hoá trên thị trường hàng hoá rất nhiều nhưng có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau. Sau đây xin giới thiệu một số nhân tố tác động đến biến động hàng hoá trên thế giới: + Nhân tố chu kỳ. Chu kỳ tức là sự vận động có tính chất quy luật tình hình kinh tế của các nước phương Tây. Nhân tố này ảnh hưởng rất lớn tới xu hướng biến động của giá cả các loại hàng hoá trên thị trường thế giới. Sự vận động có tính chất quy luật của các nước phương Tây sẽ làm cho quan hệ cung cầu thay đổi do đó làm thay đổi dung lượng thị trường thị trường. + Nhân tố lũng đoạn và giá cả. Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình thành và biến động giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới. Lũng đoạn làm xuất hiện nhiều mức giá khác nhau đối với một loại hàng hoá, thậm chí có trường hợp trên cùng một thị trường. Tuỳ theo người mua và người bán mà trên thị trường thế giới xuất hiện hai loại giá lũng đoạn cao và giá lũng đoạn thấp. Giá lũng đoạn cao là giá bán các thiết bị máy móc do các nhà tư bản công nghiệp ở các nước tư bản có nền công nghiệp phát triển tạo ra, giá lũng đoạn thấp là giá nguyên vật liệu của các nhà sản xuất nhỏ ở các nước kém phát triển bán cho các nhà tư bản ở các nước phát triển. + Nhân tố cạnh tranh: Cạnh tranh có thể làm cho giá biến động theo xu hướng khác khau, nó phụ thuộc vào đối tượng tham gia cạnh tranh là người mua hay người bán. Cạnh tranh giữa những người bán với nhau xảy ra khi lượng cung trên thị trường cao hơn lượng cầu trên thị trường, kết quả là làm cho giá sẽ giảm xuống. Cạnh tranh giữa những người mua với nhau xảy ra khi lượng cầu trên thị trường cao hơn lượng cung trên thị trường, kết quả là làm cho giá sẽ tăng lên. + Nhân tố lạm phát. Giá của hàng hoá không những được quyết định bởi giá trị của hàng hoá mà còn quyết định bởi giá trị của tiền tệ của những nước có vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế: Ví dụ như USD, Fr…. Do đặc điểm của nền kinh tế hiện nay giá trị đồng tiền luôn luôn thay đổi, nó gắn liền với vấn đề lạm phát. Lạm phát làm cho giá cả hàng hoá tăng lên ở các mức độ khác nhau. Ngoài các nhân tố trên giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới còn phụ thuộc vào một số nhân tố như tính thời vụ, chính sách của Nhà nước, an ninh chính trị quốc gia… Trên đây là một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự biến động giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các nhân tố không phải cố định mà tuỳ theo tình hình thị trường trong từng giai đoạn cụ thể mà có những thay đổi nhất định. d. Lựa chọn đối tác kinh doanh. Lựa chọn đối tác kinh doanh bao gồm vấn đề lựa chọn nước để giao dịch và lựa chọn thương nhân giao dịch. * Lựa chọn nước giao dịch. Để lựa chọn nước giao dịch doamh nghiệp cần nghiên cứu các yếu tố sau: + Tình hình sản xuất của nước đó. + Khả năng và chất lượng hàng nhập khẩu . + Chính sách và tập quán thương mại của nước đó. + Tình hình kinh tế, chế độ chính trị và thái độ của chính phủ nước đó đối với mặt hàng mà doanh nghiệp định nhập khẩu. * Chọn thương nhân để giao dịch. Trong thương mại quốc tế, bạn hàng hay khách hàng nói chung là những người hay tổ chức có quan hệ giao dịch với doanh nghiệp nhằm thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá hay các dịch vụ, các hợp đồng hợp tác kinh tế hoặc hợp tác kỹ thuật liên quan tới việc cung cấp hàng hoá. Xét về tính chất hay mục đích hoạt động, khách hàng trong thương mại quốc tế có thể chia làm ba loại: các hãng công ty, các liên đoàn kinh doanh và các cơ quan Nhà nước. Những nội dung cần thiết nghiên cứu để lựa chọn thương nhân bao gồm: + Tình hình sản xuất kinh doanh của hãng, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh và khả năng cung cấp hàng hoá của hãng. + Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. + Thái độ và quyết định kinh doanh là chiếm lĩnh thị trường hay cố gắng lấy độc quyền về hàng hoá. + Uy tín của bạn hàng. Trong việc lựa chọn thương nhân để giao dịch, tốt nhất là nên lựa chọn đối tượng trực tiếp, tránh những đối tác trung gian. Trừ trường hợp doanh nghiệp muốn thâm nhập vào các thị trường mới mà mình chưa có kinh nghiệm. Việc lựa chọn các đối tượng giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện cần thiết để thực hiện thắng lợi các hợp đồng thương mại quốc tế, song nó phụ thuộc vào kinh nghiệm của những người làm công tác giao dịch. Nghiên cứu thị trường hàng hoá quốc tế trong thương mại quốc tế nói chung và trong kinh doanh nhập khẩu nói riêng là rất cần thiết. Đó là bước chuẩn bị và là tiền đề để doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế có hiệu quả cao nhất. 2. Xây dựng phương án kinh doanh. Sau khi nghiên cứu thị trường doanh nghiệp có đầy đủ các thông tin cần thiết về dung lượng thị trường, về loại hàng cũng như nguồn hàng và giá cả nhập khẩu. Các thông tin về đối tác, cạnh tranh…. doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng các kế hoạch nhập khẩu. Yêu cầu của việc xây dựng chiến lược, kế hoạch nhập khẩu là phải rõ ràng, cụ thể, có những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và phải lập ra nhiều phương án. Trong các phương án cần chỉ rõ cách tính doanh thu, lỗ, lãi dự đoán cũng như những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành. Việc xây dựng các phương án nhập khẩu bao gồm các bước sau: Bước 1: Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân Trong bước này, người lập phương án rút ra những nét tổng quát về tình hình, phân tính thuận lợi khó khăn trong kinh doanh. Bước 2: Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh: Việc lựa chọn thời cơ, mặt hàng, điều kiện và phương thức kinh doanh phải có tính thuyết phục trên cơ sở phân tính những tình hình có liên quan. Bước 3: Đề ra mục tiêu Những mục tiêu đề ra trong một phương án kinh doanh bao giờ cũng là những mục tiêu cụ thể: sẽ mua được bao nhiêu hàng ? với giá bao nhiêu ? và mua ở thị trường nào ?…. Bước 4: Đề ra biện pháp thực hiện Những biện pháp này là những công cụ để đạt tới mục tiêu đề ra, bao gồm những biện pháp trong nước (như đầu tư vào sản xuất, cải tiến bao bì, ký hợp đồng kinh tế…) và các biện pháp ở nước ngoài. Bước 5: Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh và lựa chọn phương án tối ưu Hiệu quả kinh tế của một hoạt động kinh tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu khác nhau, trong đó chủ yếu là các chỉ tiêu sau: + Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ: Tỷ suất ngoại tệ là tổng số tiền Việt Nam thu được khi phải chi tiêu một đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu. + Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi( Rb): Rb được tính bằng lãi cộng khấu hao và chia cho tổng số tiền bỏ ra kinh doanh. + Chỉ tiêu điểm hoà vốn. + Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn. Sau khi mỗi phương án đều có những chỉ tiêu này, doanh nghiệp sẽ so sánh và lựa chọn ra phương án mà có lợi nhất cho doanh nghiệp và phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Tóm lại, việc xây dựng chiến lược kế hoạch nhập khẩu thường bao gồm những điểm sau: Nhận định tình hình hàng hoá, thị trường và khách hàng, dự đoán xu hướng thị trường và thương nhân, mục tiêu tối đa và tối thiểu, biện pháp, hành động cụ thể, sơ bộ đánh giá hiệu quả. 3. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu. a. Giao dịch. Trong kinh doanh thương mại quốc tế có một số hình thức giao dịch sau: * Giao dịch thông thường Giao dịch thông thường là hình thức giao dịch có thể thực hiện ở mọi nơi mọi lúc, trong đó người bán và người mua trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách gặp mặt hoặc qua thư từ, điện tín để bàn bạc và thoả thuận với nhau các điều kiện giao dịch. Những nội dung này được thoả thuận một cách tự nhiên, không ràng buộc với lần giao dịch trước, việc mua không nhất thiết gắn liền với việc bán. Phương thức giao dịch này có ưu điểm là hai bên có thể thảo luận một cách trực tiếp dễ dàng, giảm chi phí trung gian và dễ thâm nhập thị trường. * Giao dịch qua trung gian Trong hình thức giao dịch này có người thứ ba làm trung gian giữa người bán và người mua. Người trung gian phổ biến trên thị trường là các đại lý và môi giới. Đại lý: là các tư nhân hay pháp nhân tiến hành một hay nhiều hành vi theo sự uỷ thác của người uỷ thác. Quan hệ giữa người uỷ thác và người nhận uỷ thác là quan hệ hợp đồng đại lý. Căn cứ vào quyền hạn được uỷ thác người ta chia ra làm ba loại đại lý đó là : đại lý toàn quyền, tổng đại lý và đại lý đặc biệt. Sử dụng đại lý có nhiều thuận lợi như: doanh nghiệp sẽ có những thông tin chính xác về thị trường, giảm bớt chi phí nghiên cứu thị trường. Song hình thức này có nhược điểm là gây mất liên lạc trực tiếp với đối tác chính thức của mình và lợi nhuận bị chia sẻ. * Giao dịch tại hội chợ triển lãm Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ tổ chức vào một thời gian nhất định, tại một địa điểm nhất định, ở đó ngưới bán trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để ký kết hợp đồng. Triển lãm là việc trưng bày, giới thiệu những thành tựu của một ngành, một nền kinh tế nào đó. Ngày nay, triển lãm không chỉ là nơi trưng bày mà còn là nơi thương nhân hoặc tổ chức kinh doanh tiếp xúc giao dịch, ký kết hợp đồng. Trên đây là một số phương thức giao dịch, buôn bán chủ yếu trên thị trường quốc tế, căn cứ vào mặt hàng nhập khẩu, đối tượng giao dịch và khả năng của nhà kinh doanh để lựa chọn phương thức giao dịch sao cho phù hợp. b. Đàm phán. Định nghĩa đàm phán trong kinh doanh thương mại quốc tế là quá trình trao đổi ý kiến của các chủ thể trong một xung đột nhằm đi tới thống nhất cách nhận định, thống nhất quan niệm, thống nhất cách xử lý các vấn đề nảy sinh trong quan hệ mua bán giữa hai hay nhiều bên. Trong thương mại quốc tế những vấn đề thường trở thành nội dung của một cuộc đàm phán là: tên hàng, phẩm chất, số lượng, điều kiện bao bì đóng gói, giao hàng, giá cả, thanh toán, bảo hiểm, khiếu nại, phạt, thưởng, bồi thường thiệt hại, trọng tài….. * Các hình thức đàm phán Trong giao dịch ngoại thương thường có những hình thức đàm phán sau: + Đàm phán qua thư tín Hình thức đàm phán này có ưu điểm là tiết kiệm được nhiều chi phí trong cùng một lúc lại có thể giao dịch với nhiều khách hàng ở nhiều nước khác nhau. Người viết thư có điều kiện để cân nhắc, suy nghĩ, tranh thủ ý kiến của nhiều người và có thể khéo léo giấu kín ý định thực sự của mình. Chính vì những ưu điểm trên mà giao dịch qua thư tín là hình thức giao dịch thường xuyên được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian chờ đợi, dễ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, đồng thời với một đối tác khéo léo già dặn thì việc phán đoán ý đồ của họ qua lời lẽ trong thư là việc rất khó khăn. + Đàm phán qua điện thoại. Hình thức này có ưu điểm là nhanh chóng, giúp người giao dịch tiến hành đàm phán một cách khẩn trương, đúng thời cơ cần thiết. Tuy nhiên phí tổn điện thoại giữa các nước rất cao, các cuộc trao đổi bằng điện thoại thường bị hạn chế về mặt thời gian, các bên không thể trình bày chi tiết. Mặt khác, trao đổi qua điện thoại là trao đổi bằng miệng, không có gì làm bằng chứng cho những thoả thuận, quyết định trong trao đổi. Bởi vậy, điện thoại chỉ được dùng trong những trường hợp cần thiết, thật khẩn trương, sợ lỡ thời cơ hoặc trong những trường hợp mà mọi điều kiện đã thoả thuận xong, chỉ còn chờ xác nhận một vài chi tiết. + Đàm phán trực tiếp. Đàm phán trực tiếp là việc hai bên trực tiếp gặp mặt nhau tại cùng một địa điểm vào cùng một thời gian để đi đến thoả thuận về một vấn đề nào đó hoặc cùng nhau ký kết một hợp đồng. Đây là một hình thức đàm phán quan trọng trong quá trình đi đến thoả thuận ký kết hợp đồng bởi lẽ hình thức này giúp các bên giải quyết vấn đề nhanh chóng và nhiều khi là lối thoát cho những đàm phán gián tiếp đã kéo dài mà không đạt được kết quả. * Các bước đàm phán Hỏi giá: Là việc bên mua đề nghị bên bán cho biết những điều kiện về giá cả và các điều kiện mua hàng như tên hàng, qui cách, phẩm chất, số lượng, thời gian giao hàng mong muốn. Phát giá hay chào hàng: Là hành vi mà một bên giao dịch, người phát giá đưa ra điều kiện giao dịch mua bán một loại hàng hoá nào đó cho bên kia. Theo điều 50 Luật Thương mại Việt Nam. Một chào hàng muốn hợp pháp phải bao gồm những điều khoản chủ yếu sau: tên hàng, số lượng, qui cách, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời gian giao hàng. Đặt hàng: là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua được đưa ra dưới hình thức đặt hàng, người mua phải nêu rõ hàng hoá mà mình định mua. Hoàn giá: là khi một bên trong giao dịch mua bán nhận được chào hàng hoặc đơn đặt hàng nhưng không đồng ý hoàn toàn với nội dung đó mà đưa ra một lời đề nghị mới thì đề nghị mới này gọi là hoàn giá. Chấp nhận: là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của chào hàng mà phía bên kia đưa ra và trong trường hợp đó coi như hợp đồng đã ký. Xác nhận: là việc hai bên mua bán sau khi đã thống nhất thoả thuận với nhau về điều kiện giao dịch ghi lại bằng văn bản và gửi cho đối tác, mỗi bên sẽ giữ một văn bản xác nhận. c. Ký kết hợp đồng nhập khẩu * Chuẩn bị hợp đồng nhập khẩu Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn đến việc ký kết hợp đồng nhập khẩu. Điều 81 khoản 4 Luật Thương mại Việt Nam quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải được lập thành văn bản". Hợp đồng dưới hình thức văn bản có thể lập được bằng nhiều cách: + Hợp đồng gồm một văn bản trong đó ghi rõ nội dung mua bán, mọi điều kiện giao dịch đã thoả thuận và có chữ ký cả hai bên. + Hợp đồng gồm nhiều văn bản như những thư từ giao dịch, ví dụ gồm hai văn bản: đơn chào hàng cố định của người bán và chấp nhận của người mua. Hình thức văn bản là hình thức tốt nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Nó xác định rõ ràng mọi quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua và bên bán, tránh được những hiểu lầm do không thống nhất về quan niệm. Ngoài ra, hình thức văn bản còn tạo thuận lợi cho thống kê, theo dõi kiểm tra việc ký kết và thực hiện hợp đồng. * Một số đặc điểm cần lưu ý khi ký kết hợp đồng Cần có sự thoả thuận thống nhất với nhau tất cả mọi điều khoản cần thiết trước khi ký kết. Một khi đã ký kết rồi thì việc thay đổi một điều khoản nào đó sẽ rất khó khăn và bất lợi. Văn bản hợp đồng thường do một bên dự thảo. Trước khi ký kết cần xem xét lại kỹ lưỡng, phải cẩn thận đối chiếu với thoả thuận đã đạt được trong đàm phán, tránh việc đối phương có thể thêm vào hợp đồng một cách khéo léo những điểm chưa thoả thuận và bỏ qua không ghi vào những điều đã thống nhất. Những điều khoản trong hợp đồng phải xuất phát từ những đặc điểm của hàng hoá định mua bán, từ những điều kiện hoàn cảnh tự nhiên, xã hội… của nước người bán, người mua, từ đặc điểm và quan hệ của cả hai bên. Trong hợp đồng không có những điều khoản trái với luật lệ hiện hành ở nước người bán hoặc nước người mua. Người đứng ra ký kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền được ký kết. Ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng là ngôn ngữ mà cả hai bên cùng thông thạo và nhất trí sử dụng. 4. Tổ chức thực hiện hợp đồng Hình 2: Tổ chức thực hiện hợp đồng Thuê tàu và mua bảo hiểm Làm thủ tục hải quan Nhận hàng NK và kiểm tra Xin giấy phép nhập khẩu Làm thủ tục thanh toán Khiếu nại và giải quyết khiếu nai a. Xin giấy phép nhập khẩu. Khi đối tượng hàng hoá của hợp đồng thuộc phạm vi phải xin giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ xin giấy phép bao gồm: hợp đồng, phiếu hạn ngạch (nếu hàng thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch), hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu là hợp đồng uỷ thác), đơn xin phép nhập khẩu… Việc cấp giấy phép nhập khẩu được phân công như sau: Bộ Thương mại (các phòng cấp giấy phép) cấp giấy phép hàng mậu dịch. Tổng cục Hải quan cấp giấy phép nhập khẩu hàng mẫu, hàng biếu, hàng triển lãm… b. Thuê tàu và mua bảo hiểm. ở Việt Nam các đơn vị kinh doanh nhập khẩu thường mua bảo hiểm tại Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam. Có hai loại hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồng chuyến. Tuỳ theo điều kiện mua bán giữa hai bên, việc mua bảo hiểm cho hàng hoá thuộc về người mua hay người bán. Tuỳ tính chất của hàng hoá và đoạn đường chuyên chở mà người mua bảo hiểm chọn điều kiện thích hợp cho mình. c. Làm thủ tục Hải quan. Bước 1: Khai báo Hải quan Thời gian khai báo hải quan chia làm hai giai đoạn. - Giai đoạn 1: chủ tàu phải khai báo và nộp cho hải quan bản khai báo hàng nhập khẩu. Với tàu biển, chậm nhất là 12 giờ kể từ khi tàu tới phao số 0. Với máy bay, ô tô. xe lửa, thời gian là ngay sau khi phương tiện vận chuyển tới cửa khẩu. - Giai đoạn 2: chủ hàng khai báo và nộp tờ khai hải quan trong vòng 30 ngày kể từ ngày tới cửa khẩu. Khi nộp tờ hải quan phải kèm theo: hợp đồng nhập khẩu, bảng kê chi tiết, vận đơn, phiếu đóng gói, hoá đơn thương mại … Bước 2: Đưa hàng hoá tới địa điểm quy định để kiểm tra Địa điểm kiểm tra hải quan bao gồm các cửa khẩu như: cửa khẩu biên giới đường bộ, ga tàu lửa liên vận quốc tế, bưu cục ngoại dịch, trạm trả hàng nội địa…Khi kiểm tra hàng hoá, nếu thấy hàng bị lỗi, hỏng, thiếu thì hàng cần phải lưu giữ vào kho hải quan và lập biên bản, đợi công ty bảo hiểm cùng cơ quan thương kiểm tiến hành kiểm nghiệm, đưa ra quyết định chính thức để bảo lưu " quyền đòi bồi thường" bảo vệ quyền lợi. Bước 3: Thực hiện quyết định của hải quan Sau khi kiểm tra giấy tờ và hàng hóa, hải quan sẽ ra quyết định: cho hàng qua biên giới (thông quan), cho hàng qua biên giới có điều kiện (ví dụ như phải khắc phục sửa chữa, làm lại bao bì…), cho hàng hoá qua biên giới khi chủ hàng đã nộp thuế nhập khẩu hoặc không cho phép nhập khẩu hàng hoá. Các chủ hàng phải có nghĩa vụ nhập khẩu nghiêm túc các quyết định trên, nếu vi phạm sẽ thuộc vào tội hình sự. d. Giao nhận hàng và kiểm tra Giao nhận hàng: người mua có thể trực tiếp hoặc uỷ thác cho một đơn vị khác làm thủ tục giao nhận hàng. Nếu trực tiếp giao nhận thì cần phải chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc giao nhận hàng như: vận đơn, hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói. Nếu uỷ thác cho đơn vị khác thì phải cử người theo dõi việc giao nhận, bốc xếp hàng hoá và đôn đốc những cơ quan hữu quan lập các biên bản cần thiết liên quan đến quá trình giao nhận hàng nếu phát sinh. Kiểm tra hàng Đây là một công việc quan trọng khi làm các thủ tục nhập khẩu hàng hoá. Cần chú trọng kiểm tra hàng hoá về cả chủng loại, số lượng để đảm bảo rằng hàng đúng với yêu cầu trong hợp đồng. Trong quá trình kiểm tra hàng hoá nếu phát hiện thấy hàng thiếu hụt, đổ vỡ thì người nhận hàng lập tức phải mời cơ quan giám định, bảo hiểm và đại diện của người bán đến để lập biên bản. Biên bản lập kịp thời rất có giá trị trong khiếu nại e. Làm thủ tục thanh toán. Hiện nay, điều kiện thanh toán thường áp dụng trong các hợp đồng nhập khẩu là thư tín dụng (L/C) hoặc chuyển tiền (T/T) nên nghĩa vụ thanh toán mà người mua phải thực hiện là mở, thanh toán thư tín dụng hoặc thực hiện chuyển tiền bằng điện. Tuỳ vào phương thức thanh toán mà có các thủ tục khác nhau. f. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Khiếu nại là một trong những phương pháp để giải quyết các tranh chấp trong việc thực hiện các hợp đồng ngoại thương mà theo đó các bên tranh chấp tiến hành đàm phán vàthương lượng theo nguyên tắc mặt ddối mặt nhằm đem lại một kết quả pháp lý có thể thoả mãn hoặc không thoả mãn yêu cầu của người đi khiếu nại. Khi người mua nhận thấy người bán vi phạm hợp đồng thì có thể khiếu nại. Để khiếu nại thành công thì cần phải: - Khiếu nại kịp thời trong thời gian khiếu nại, thời gian này có thể ghi trong hợp đồng hoặc áp dụng theo luật pháp. Khiếu nại phải kèm theo đầy đủ các hồ sơ liên quan: vận đơn, phiếu đóng gói, hoá đơn thương mại, biên bản giám định của các cơ quan giám định hoặc của cơ quan bảo hiểm . Chương II phân tích hoạt động nhập khẩu tại công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà nội I. quá trình hình thành phát triển của công ty thương mại xuất nhập khẩu hà nội. 1. Quá trình hình thành và phát triển. - Công ty thương mại XNK Hà Nội tiền thân là Công ty dịch vụ quận Hai Bà Trưng được thành lập từ năm1984 theo quyết định số 4071/QĐ-UB ngày 15/9/1984 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty là một đơn vị kinh doanh thương mại hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng, có con dấu riêng và chịu sự quản lý toàn diện của UBND quận Hai Bà Trưng và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở thương mại thành phố Hà Nội. Công ty được thành lập và đi vào hoạt động trong giai đoạn Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trong mọi lĩnh vực trên phạm vi cả nước, theo mô hình hướng nội, chủ yếu dựa vào việc khai thác các nguồn lực trong nước và phát triển sản xuất, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của thị trường nội địa là chính. Cho nên chức năng nhiệm vụ của Công ty trong thời gian này chủ yếu là các dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân như cắt uốn tóc, may đo, giặt là quần áo và kinh doanh đồ dùng gia đình, hàng nông sản (gạo, lạc, chè…) Với tổ chức bộ máy gồm có: + Chủ nhiệm và hai phó chủ nhiệm + Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, các cửa hàng... Trong những năm đầu hoạt động công ty chủ yếu kinh doanh ở địa bàn nhỏ hẹp, số lượng bạn hàng ít, kinh doanh nội địa là chính, phục vụ nhu cầu nhân dân trong quận và thủ đô Hà Nội, các hợp đồng kinh tế đối ngoại hầu như không có. - Sau khi Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã nhất trí và thông qua đường lối đổi mới kinh tế của quốc gia là dân chủ hoá đời sống kinh tế, chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chuyển quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng nền kinh tế mở, đa dạng hoá và đa phương hoá các hình thức để hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực. Để phù hợp với định hướng phát triển của Đảng và nhà nước công ty dịch vụ quận Hai Bà Trưng đổi tên thành Công ty sản xuất kinh doanh hàng XNK Hai Bà Trưng theo quyết định số 2687/QĐ-UB ngày 4/11/1992của UBND thành phố Hà Nội, với chức năng và nhiệm vụ được bổ sung như sau: + Tổ chức sản xuất, thu mua gia công hàng XK và bao bì đóng gói. + Thực hiện liên doanh, liên kết trong hoạt động kinh doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. - Thực hiện Nghị định 388/HĐ-BTngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập và tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước và theo quyết định số 316/QD-UB ngày 19/1/1993. Theo quyết định số 540/QD-UB ngày 1/4/1994 của UBND thành phố Hà Nội, Công ty chính chức mang tên Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng. Trụ sở tại: 53 Lạc Trung Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: hai ba trung Import Export company Tên viết tắt: HABAMEXCO Tel: 6360229 Fax: 6360227 Tài khoản tiền Việt Nam: 36110158 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội Tài khoản ngoại tệ: 361111370425 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vốn điều lệ: 2240711400đ Vốn cố định: 189000000đ Vốn lưu động: 2016211000 đ Phạm vi kinh doanh: + Xuất khẩu: Hàng may mặc, thêu ren, thủ công mỹ nghệ, vải sợi, vật liệu xây dựng, nông sản, thực phẩm và thực phẩm chế biến… + Nhập khẩu: Máy móc thiết bị, vật tư sản xuất, các mặt hàng XK nói trên, hàng điện máy, xe đạp, xe máy, hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất… - Để phù hợp với quy mô và nhiệm vụ được giao, công ty đã được UBND quận Hai Bà Trưng giao lại cho UBND thành phố Hà Nội do Sở thương mại Hà Nội trực tiếp quản lý với tên gọi mới là Công ty thương mại XNK Hà Nội theo quyết định số 2894/QĐ-UB ngày 23/5/2001. Trụ sở tại: 142 Phố Huế Tên giao dịch quốc tế: Trade Import and Export Ha Noi Company Tên viết tắt: HACIMEX 2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy quản lý của công ty a. Chức năng và nhiệm vụ Từ một công ty chỉ kinh doanh nội địa và các dịch vụ nhỏ khi mới thành lập, đến nay với sự nỗ lực của mình, công ty đã phát triển thành một công ty thương mại xuất nhập khẩu tổng hợp với chức năng và nhiệm vụ được mở rộng như sau: * Về chức năng: Với một lịch sử gần 20 năm, trải qua nhiều thăng trầm hiện công ty thương mại XNK Hà Nội đã hình thành cho mình một chức năng hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhiều mặt hàng, dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau cụ thể là: + Sản xuất, thu mua hàng thêu ren, may mặc thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. + Sản xuất chế biến kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, dược liệu, nông lâm thuỷ hải sản và các mặt hàng khác. + Kinh doanh hàng điện tử, điện dân dụng, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và trang trí nội thất. + Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải. + Kinh doanh xuất nhập khẩu một số loại hoá chất phục vụ sản xuất tiêu dùng và phân bón. + Kinh doanh làm đại lý kí gửi và xuất nhập khẩu ô tô, phụ tùng ô tô. + Kinh doanh khách sạn, du lịch và dịch vụ. + Làm đại lý hàng hoá cho các đơn vị kinh tế trong nước và đại lý bán vé máy bay cho hãng hàng không Pacific Airlines. * Về nhiệm vụ: Để thực hiện tốt chức năng của mình, công ty phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: + Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại dịch vụ, kinh doanh khách sạn, du lịch, liên doanh đầu tư trong và ngoài nước theo đúng luật pháp hiện hành của nhà nước và hướng dẫn của sở thương mại. + Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh, sản xuất một cách có hiệu quả căn cứ theo kế hoạch và mục tiêu phát triển của công ty. + Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã kí với các công ty và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. + Chấp hành pháp luật của nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực. + Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước đầy đủ và nghiêm túc. b. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội . Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình Công ty đã không ngừng bổ xung, điều chỉnh cơ cấu bộ máy quản lý sao cho phù hợp nhất. Là một doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh thuộc Sở thương mại Hà Nội Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội quản lý theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng. Trong đó các phòng ban có chức năng nhiệm vụ như sau: * Ban giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc - Giám đốc: Là người đứng đầu công ty do Sở thương mại bổ nhiệm và miễn nhiệm (trước đây do UBND thành phố Hà Nội). Giám đốc công ty tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm toàn diện trước Sở thương mại và tập thể cán bộ công nhân viên của công ty. - Giúp việc cho giám đốc là 02 phó giám đốc, một phụ trách về kinh doanh và một phó giám đốc phụ trách các cửa hàng. Các phó giám đốc do Giám đốc lựa chọn và đề nghị Sở thương mại bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các phó giám đốc thay mặt giám đốc quản lý điều hành giải quyết công việc trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn được giám đốc phân quyền hay uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về lĩnh vực công tác được giao, cụ thể là: + Phó giám đốc thứ nhất phụ trách các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, có trách nhiệm về việc điều hành và lãnh đạo các phòng xuất nhập khẩu theo đúng kế hoạch kinh doanh và phát triển của Công ty. Đồng thời đề xuất kiến nghị, lập phương án kinh doanh mới phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế trình lên ban giám đốc phê duyệt. Báo cáo định kỳ đầy đủ và chính xác kết quả kinh doanh của các phòng kinh doanh. + Phó giám đốc thứ hai phụ trách các cửa hàng kinh doanh của công ty trong việc tiêu thụ các mặt hàng nhập khẩu. * Phòng kế hoạch thị trường: Có nhiệm vụ như một phòng Marketing có chức năng nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, đối tác và đưa ra định hướng phát triển của Công ty trong năm và 5 năm tiếp theo * Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu giúp giám đốc về công tác như tổ chức nhân sự, quản lý sắp xếp, đào tạo cán bộ công nhân viên. Quản lý tiền lương, tiền thưởng, và các chế độ chính sách như BHXH, BH y tế. Một số công tác hành chính khác như công việc bảo vệ, tạp vụ, vệ sinh…. * Phòng kế toán tài vụ: Thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán như: thu thập và xử lý thông tin kế toán một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ giúp giám đốc ra quyết định đúng đắn. Thực hiện các chính sách, chế độ về quản lý tài chính, đảm nhiệm trọng trách về hoạch toán kế toán, đảm bảo về vốn cho các hoạt động tài chính khác, xây dựng các kế hoạch tài chính. Kiểm tra các số liệu thực tế, thủ tục cần thiết của toàn bộ chứng từ và việc thanh toán tiền hàng. Hướng dẫn các đơn vị mở sổ theo dõi tài sản hàng hoá, chi phí, xác định lãi lỗ phân phối cho từng người của từng đơn vị. * Ban quản lý dự án: Được thành lập để quản lý dự án xây dưng nhà máy chế biến tinh bột sắn công suất 60 tấn một ngày tại thôn Xóm Cháy xã Liên Vũ huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình với số vốn khoảng gần 35 tỷ đồng. * Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác kinh doanh của Công ty. Hoạt động theo phương thức chủ động, tự tìm thị trường tự tìm đối tác, tự tìm mặt hàng và chịu mọi trách nhiệm về quá trình kinh doanh của mình. Báo cáo đầy đủ theo định kỳ mọi kết quả kinh doanh của mình và tự bảo toàn vốn (phương thức khoán đến kết quả cuối cùng). Đứng đầu các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu là trưởng phòng, được quan hệ giao dịch, đàm phán, và kí kết các hợp đồng kinh doanh theo quyền hạn chức năng do giám đốc quy định. *Các cửa hàng kinh doanh: Là bộ phận trực tiếp tiêu thụ hàng, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng của Công ty. Qua đó ta thấy bộ máy của Công ty khá gọn nhẹ, phương pháp quản lý trực tiếp theo kiểu cơ cấu chức năng. Trong đó giám đốc lãnh đạo, quản lý, điều hành trực tiếp toàn diện từ các phòng ban đến các cửa hàng. Hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện thông qua các cửa hàng và các phòng kinh doanh. Các phòng kinh doanh các cửa hàng chịu trách nhiệm đối với từng lĩnh vực kinh doanh riêng với giám đốc. Ngoài ra, tại mỗi phòng kinh doanh, trách nhiệm kinh doanh từng mặt hàng sẽ được giao cho từng người trong phòng và những người này sẽ chịu trách nhiệm với trưởng phòng về kinh doanh mặt hàng đã được giao. Cơ cấu quản lý này có ưu điểm phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, thích hợp với lĩnh vực cá nhân được đào tạo. Điều đó sẽ làm cho cá nhân hăng say với công việc, không trốn tránh trách nhiệm. Bên cạnh đó nhân viên thấy rõ vai trò của chính cá nhân mình và của từng đơn vị, có điều kiện học hỏi, kiến thức, kinh nghiệm của người khác trong cùng phòng ban. Tuy nhiên, qua sơ đồ ta thấy những hạn chế của cơ cấu này đó là: Thứ nhất: Giám đốc công ty là người quyết định mọi vấn đề, hai phó giám đốc không có mối liên hệ trực tiếp với các phòng kế hoạch thị trường, phòng kế toán, hành chính... Dẫn đến khi có vấn đề phát sinh phải đi đường vòng qua giám đốc rồi đến các phòng ban liên quan, đôi khi làm mất cơ hội và thời gian. Thứ hai: Cơ chế hoạt động dành cho các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu là tự tìm đối tác, nguồn hàng, đàm phán rồi trình nên giám đốc phê duyệt đồng thời phòng kế hoạch thị trường cũng có nhiệm vụ nghiên cứu trị trường, khách hàng, nhu cầu.. rồi lập phương án kinh doanh trình nên giám đốc phê duyệt. Nếu phương án kinh doanh được phê duyệt lại đưa đến các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện. Điều này dẫn tới hoạt động của các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và phòng kế hoạch thị trường đôi khi trùng lặp nhau không có hiệu quả. ( Xem phụ lục 1: Hình 3 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty) 3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty a. Tình hình lao động của công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội. Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 1998-2002. Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số CBNV (người) 65 71 76 103 107 Nam (người) 20 23 29 38 39 Nữ (người) 45 48 47 65 68 Đại học +Trung cấp (người) 16 29 34 36 38 Lao động kinh doanh trực tiếp (người) 50 57 63 68 70 Lao động kinh doanh gián tiếp (người) 15 14 13 35 37 Nam Tổng số cán bộ công nhân viên 33,77 32,39 38,16 36,89 36,45 Nữ Tổng số cán bộ công nhân viên 69,23 67,61 61,84 63,11 63,55 Lao động kinh doanh trực tiếp Tổng số cán bộ công nhân viên 76,92 80,28 82,89 66,02 65,42 Lao động kinh doanh gián tiếp Tổng số cán bộ công nhân viên 23,08 19,72 17,11 33,98 34,58 Đại học +trung cấp Tổng số cán bộ công nhân viên 24,26 40,85 44,74 34,95 35,51 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình lao động của công ty một số năm như sau: - Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty tăng trung bình 8,4%/năm - Tỷ lệ giữa lao động nam và lao động nữ của công ty có sự chênh lệch lớn. Nữ chiếm trung bình 65%/Tổng số cán bộ công nhân viên - Số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học, trung cấp của công ty chiếm trung bình 36%/Tổng số cán bộ công nhân viên - Lao động kinh doanh trực tiếp của Công ty chiếm chủ yếu trung bình chiếm 74%/tổng số cán bộ công nhân viên và tỷ lệ này vẫn có xu hướng tăng lên. Ta thấy năm 2001, số cán bộ công nhân viên tăng lên nhiều nhất trong 5 năm (1998-2002) nguyên nhân số cán bộ công nhân viên tăng lên nhiều như vậy là do: + Ngày 10/10/2001 công ty chính thức đưa vào sử dụng trung tâm thương mại 142 Phố Huế (4 tầng) với diện tích 500m2 và mặt tiền khoảng 25m. Trung tâm nằm trên phố lớn, thuận lợi cho giao dịch buôn bán. Vì vậy Công ty quyết định để tầng1, tầng 2 cho thuê. Tầng 3 là trung tâm chăm sóc sức khoẻ Thẩm Quyến do Công ty thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 10/10/2001 đã giải quyết gần 30 lao động mới cho Công ty và trung tâm này đã kinh doanh có hiệu quả. + Công ty thành lập thêm phòng kế hoạch thị trường. + Công ty dự kiến xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn tại tỉnh Hoà Bình nên đã thành lập ban quản lý dự án. b. Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên của công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội Bảng 2: Thu nhập của nhân viên Công ty giai đoạn 1998-2002. Đơn vị: 1000đ Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Thunhập bình quân 650 700 850 1110 1300 Nguồn: Tổng hợp từ phòng tài chính kế toán các năm 1998-2002 Qua bảng số liệu trên ta thấy, thu nhập bình quân của nhân viên công ty tăng hàng năm trung bình 21,4475%. Với mức thu nhập hiện tại như vậy sẽ tạo điều kiện cho nhân viên công ty đảm bảo cuộc sống, yên tâm công tác. c. Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty từ 1998-2002 Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 1998-2002 Năm Chỉ tiêu 1988 1999 2000 2001 2002 Triệu đồng Tỷ trọng Triệu đồng Tỷ trọng Triệu đồng Tỷ trọng Triệu đồng Tỷ trọng Triệu đồng Tỷ trọng Vốn ngân sách cấp 1812,138 8 2535 9,5 3500 10,9 3700 6,7 4000 6 Vốn tự bổ sung 500 2 700 2,6 750 2,1 750 1,4 750 1 Vốn vay 20197 90 23500 87,9 30700 87 50458 91,9 60000 93 Tổng vốn 22509,138 100 26735 100 34950 100 54948 100 64750 100 Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán tài chính của công ty các năm 1998-2002. Qua bảng số liệu trên ta thấy, vốn vay của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh (Trung bình chiếm khoảng 90%/Tổng số vốn). Hàng năm vốn tự bổ sung và vốn ngân sách cấp rất ít. Vốn do nhà nước cấp chiếm trung bình 8,22%/Tổng số vốn kinh doanh/năm. Vốn tự bổ sung từ lợi nhuận công ty chiếm rất nhỏ khoảng 1,82%/tổng số vốn kinh doanh/năm. Như vậy, tuy là một doanh nghiệp nhà nước nhưng Công ty phải chủ động về vốn, tự tìm cho mình số vốn kinh doanh. Đây chính là một đặc trưng không chỉ của các doanh nghiệp tư nhân mà của cả doanh nghiệp Nhà nước. d. Tình hình công nghệ và thiết bị của Công ty. Bảng 4: Tình hình thiết bị công nghệ của công ty năm 2002. Máy vi tính Máy in Fax Máy photo Điện thoại 18 10 10 3 20 Nguồn: Báo cáo thiết bị công nghệ năm 2002. II. Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội. 1. Kim ngạch nhập khẩu. Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty giai đoạn 1999-2002. Đơn vị: 1000 USD Chỉ tiêu/ Năm 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch nhập khẩu 46332 56609 58825 71358 0 20000 40000 60000 80000 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch nhập khẩu Năm Hình 3: Kim ngạch nhập khẩu của công ty giai đoạn 1999-2002. Nguồn: Phòng kế toán của công ty . Nhìn vào bảng số liệu ta thấy kim ngach nhập khẩu của công ty qua các năm đều tăng. Năm 2000 tăng 22,18% so với năm1999, Năm 2001 tăng 0,39%, Năm 2002 tăng 21,31%. Trung bình hàng năm kim ngạch nhập khẩu tăng 14,65. Qua đó ta thấy tình hình nhập khẩu của công ty đang phát triển tốt. 2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu. Bảng 6: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty những năm 1999-2002. Đơn vị:1000USD Mặt hàng 1999 2000 2001 2002 2000/ 1999 2001/ 2000 2002/ 2001 Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % Điện tử gia dụng 20.858 45 25.756 45,49 22687 38,57 18950 26,55 23,5 -11,92 -16,475 Máy móc thiết bị 11471 25,75 14458 25,54 15453 26,26 20567 28,82 26,04 6,88 33,09 Hoá chất 2434 5,25 3674 6,49 6724 14,43 10698 15 50,94 83,02 59,1 Vật tư sản xuất 8254 17,81 10562 18,66 9565 16,26 12678 17,76 27,96 -9,43 32,55 Mặt hàng khác 3315 7,19 2159 3,82 4396 7,48 8465 11,87 34,87 92,56 92,56 Tổng kim ngạch 46332 100 56609 100 58825 100 71358 100 22,18 3,91 21,31 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh 1999 –2002. Qua bảng 6 ta thấy Công ty đã xây dựng được một cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tương đối phù hợp với điều kiện phát triển của nước ta hiện nay, đó là tỷ trọng máy móc thiết bị nguyên vật liệu phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất chiếm tỷ trọng cao (khoảng 62% tổng kim ngạch nhập khẩu). Xu hướng nhập khẩu các mặt hàng này của công ty cũng đang có xu hướng tăng rất phù hợp với chủ trương của Nhà nước ta về nhập khẩu. Có thể thấy mặt hàng nhập khẩu của công ty tương đối đa dạng và phong phú nhưng nhiều nhất vẫn là các mặt hàng sau: - Hàng điện tử gia dụng: Công ty thường nhập nồi cơm điện, chảo điện, phích nước điện, máy xay sinh tố, máy đánh trứng, bàn là… - Hoá chất : Nhựa PPC, hạt nhựa, bột nhựa, dầu hoá dẻo- - Vật tư sản xuất: Sắt, thép ống, thép inox, thép tây, thép thỏi… - Máy móc thiết bị: Máy ủi, máy xúc, cần cẩu, ô tô, xe lu.. Tổng kim nghạch nhập khẩu năm 2002 đạt 71 356 triệu đồng tăng 21,31% so với năm 2001, trong đó: + Hàng điện tử gia dụng có xu hướng giảm dần tỷ trọng. Năm 1999 chiếm 45% đến năm 2002 còn 26,55% giảm 9,1% so vớ năm 1999. Nguyên nhân chủ yếu là do ban đầu công ty nhập khẩu những của các hãng có chất lượng cao và uy tín lớn (của Nhật Bản, Thái Lan …) nên việc tiêu thụ chúng rất tốt. Những năm tiếp theo, thị trường Việt Nam có sự cạnh tranh quyết liệt do hàng Trung Quốc và các hàng lắp rắp trong nước, các công ty khác cùng nhập hàng điện tử nhiều và giống nhau, dẫn đến tổng doanh thu và tỷ trọng giảm dần. + Nhóm hàng máy móc thiết bị có xu hưóng tăng lên đáng kể. Năm 2002 tăng 23,095 so với năm2001 chiếm 28,82% tổng kim nghạch nhập khẩu. Nguyên nhân do công ty thường nhập máy móc từ các nước có nền công nghiệp phát triển như Nhật, Pháp.. và bán trực tiếp cho các công ty như Tổng công ty than Việt Nam , công ty xây dựng số 4. Các công ty này từng là khách hàng lâu năm của công ty và thường xuyên đặt hàng với số lượng lớn. + Nhóm hàng hoá chất năm 2002 đạt 10 698 triệu đồng tăng 42,63% so với năm 2001. Tỷ lệ này tăng lên khá cao thể hiện công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, uy tín và thị trường nhập khẩu thích hợp. + Mặt hàng vật tư sản xuất có tỷ trọng chững lại, chiếm trung bình 17% tổng kim nghạch nhập khẩu. Công ty cần có biện pháp thích hợp để điều chỉnh kịp thời. 3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu. Xét về thị trường hiện tại Công ty đang giao dịch chủ yếu với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore… Công ty nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư sản xuất, hoá chất thường do khách hàng trong nước đặt hàng trước sau đó công ty mới nhập khẩu về và cung cấp luôn cho khách hàng của mình. Vì vậy chi phí cho lưu kho, thuê bãi rất ít, không đáng kể. Mặt hàng điện tử gia dụng công ty chủ yếu nhập về bán lẻ ở các cửa hàng, một số ít cũng bán buôn cho các nhà kinh doanh khác xong không muốn tạo thêm cho mình đối thủ cạnh tranh nên số lượng bán buôn ít. Hầu hết các nguồn hàng của công ty đều được nhập khẩu về cảng Hải Phòng và Thành Phố Hồ Chí Minh. Hàng nhập về cảng Thành phố Hồ Chí Minh đều bán luôn cho các đối tác không chuyên chở về Hà Nội. Hàng nhập về cảng Hải Phòng thường bán buôn, bán lại cho các công ty khác và cung cấp cho các cửa hàng của công ty ở Hà Nội. Sau đây là sơ đồ vận động của hàng hoá nhập khẩu. Hình 4: Sơ đồ vận động của hàng hoá nhập khẩu 1) Nguồn NK từ Hàn Quốc Nguồn NK từ Trung Quốc Nguồn NK từ Nhật Bản Nguồn NK từ nước khác Nguồn NK từ EU Nguồn NK từ Malayxia - Điện tử gia dụng - Hoá chất - Vật tư sản xuất - Máy móc thiết bị Điện tử gia dụng - Hoá chất - Vật tư sản xuất -Điện tử gia dụng - Hoá chất - Máy móc thiết bị - Vật tư sản xuất - Máy móc thiết bị - Vật tư sản xuất - Máy móc thiết bị - Vật tư sản xuất - Hoá chất - Điện tử gia dụng - Vật tư sản xuất Cảng Hải Phòng Hồ Chí Minh Bán buôn Hà Nội Hà Nội Bán buôn Cửa hàng Bán buôn 3 1 4 1 2 1 1 3 2 1 Sau đây là kim ngạch nhập khẩus của công ty từ một số thị trường trọng điểm Bảng 7: Thị trường nhập khẩu của Công ty giai đoạn 1999-2002. Đơn vị: 1000USD Thị trường 1999 2000 2001 2002 Trung Quốc 15444 18034 18528 20835 Hàn quốc 10347 8710 13724 Nhật bản 12624 16869 15023 15000 EU 5312 7213 4312 Thái lan 7225 5906 2701 Thị trường khác 2605 14481 6432 14786 TổngKN 46332 56609 58825 713558 Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán công ty . Qua bảng số liệu ta thấy: Thị trường Trung Quốc, Nhật Bản là các thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất và tăng tương đối đồng đều qua các năm. Cụ thể như sau: * Thị trường Trung Quốc: Năm 1999 chiếm 33,3% trên tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 2000 là 29%, năm 2001 là 315 và năm 2002 chiếm 29,2%. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao như vậy là do: Trung Quốc là một nước láng giềng của Việt Nam, rất thuận lợi cho giao dịch buôn bán về cả đường biển, biên giới.. Công ty thường nhập khẩu từ Trung Quốc qua đường biên giới là chủ yếu. Hàng Trung Quốc có đặc điểm là giá cả rẻ, mẫu mã đẹp, phong phú phù hợp với thu nhập hiện tại của người Việt Nam. * Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường đứng thứ hai về tỷ trọng nhập khẩu. Năm 1999 chiếm 27,3%, năm 2000 chiếm 30%, năm 2001 chiếm 25,5% và năm 2002 chiếm 21% tổng kim ngạch nhập khẩu. Như vậy trung bình hàng năm công ty nhập khẩu từ thị trương Nhật Bản chiếm khoảng 25,8%. Hàng hoá của thị trường Nhật Bản tốt và bền nhưng giá cả tương đối cao. Công ty nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị từ thị trường này. * Các thị trường khác như EU, Đài Loan, Thái Lan.. công ty đều có giao dịch xong còn mang tính chất không đều do phụ thuộc vào các đơn hàng là chủ yếu. 4. Cơ cấu hình thức nhập khẩu. Bảng 8: Những hình thức nhập khẩu của Công ty giai đoạn 1999 -2002 Hình thức nhập khẩu 1999 2000 2001 2002 1.000 $ % 1.000 $ % 1.000 $ % 1.000 $ % Nhập khẩu trực tiếp 20858 45 26917 48 34083 41 24415 34 Nhập khẩu theo đơn đặt hàng 25374 55 29694 52 37742 59 46943 66 Tổng 46332 100 56609 100 58825 100 71358 100 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 1999 –2002 Qua bảng 8 ta thấy: Năm 1999 hình thức nhập khẩu theo đơn đặt hàng chiếm 55% trên tổng các hình thức nhập khẩu. Đến năm 2002 tăng lên 66%. Điều đó thể hiện công ty luôn giữ được uy tín đối với các bạn hàng đặt hàng truyền thống và đã tạo lập được thêm số khách hàng mới. Đây là một trong những thành quả đáng ghi nhận của Công ty. Bên cạnh đó hình thức nhập khẩu trực tiếp lại có xu hướng giảm, năm 1999 hình thức này chiếm 45% đến năm 2002 chỉ còn chiếm 34% (giảm 11%). Điều này thể hiện hoạt động bán hàng ở các cửa hàng của công ty chưa thực sự phát huy tác dụng, chưa thể hiện được sự năng động, sáng tạo, sự kết hợp hài hoà giữa các bộ phận nhập khẩu trực tiếp và tiêu thụ. Nhìn tổng thể cả giai đoạn ta thấy có sự biến động không đồng đều trong từng hình thức. Đối với hình thức nhập khẩu theo đơn đặt hàng thì xu hướng biến động qua các năm tăng, giảm bất thường. Năm 1999 là 55%, năm 2000 tỷ trọng giảm xuống còn 52%, đến năm 2001 tăng lên đến 59% và năm 2002 tỷ trọng này chiếm tới 66%. Đối với hình thức nhập khẩu trực tiếp cũng có sự biến động không đều như vậy. Qua đó ta thấy hoạt động nhập khẩu của công ty chủ yếu phụ thuộc vào các đơn đặt hàng , hoạt động nhập khẩu trực tiếp ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ thể hiện tính chủ động trong hoạt động nhập khẩu có xu hướng giảm đi. Trong tất cả các mặt hàng nhập khẩu thì mặt hàng điện tử gia dụng được nhập khẩu trực tiếp là chủ yếu, các mặt hàng máy móc thiết bị, hoá chất, vật tư sản xuất thường được nhập khẩu theo đơn đặt hàng. 5. Các hoạt động trong quá trình nhập khẩu. Hoạt động nghiên cứu thị trường. Qua sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, công tác nghiên cứu thị trường do các phòng sau đảm nhiệm: * Phòng kế hoạch thị trường. Được thành lập năm 2000 có chức năng như một phòng Marketing nhằm mục đích thực hiện tốt hơn cho việc nghiên cứu thị trường. Phòng kế hoạch thị trường có 4 nhân viên trong đó đứng đầu là trưởng phòng và mỗi thành viên đều phân chia rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. + Trưởng phòng: Trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch, phương hướng phát triển của Công ty đề ra qua từng giai đoạn sẽ thông báo cho các nhân viên trong phòng để tiến hành nghiên cứu thị trường theo đúng hướng phát triển. Đồng thời trưởng phòng cũng có trách nhiệm tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các thành viên. + Các nhân viên: Có chức năng là nghiên cứu thị trường, báo cáo kịp thời với trưởng phòng và đưa ra ý kiến đề xuất của mình nhằm xây dựng được một chiến lược nhập khẩu tốt nhất. * Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì chủ trương của Công ty là thực hiện chế độ khoán cho từng phòng xuất nhập khẩu. Để thực hiện tốt cho hoạt động kinh doanh của mình thì các phòng kinh doanh cũng phải tự nghiên cưú thị trường, tìm kiếm đối tác. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị trường của các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chú trọng vào việc nghiên cứu giá cả hàng hoá và đối tác giao dịch. Từ khi được thành lập tới nay phòng kế hoạch thị trường đã phát huy được vai trò của mình thể hiện kim ngạch nhập khẩu của công ty qua các năm đều tăng, công tác nghiên cứu thị trường, thu thập tài liệu cũng như các thông tin cần thiết cho một thương vụ nhập khẩu đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, trong công tác nghiên cứu thị trường của Công ty vẫn còn một số nhược điểm như hoạt động còn mang tính đơn lẻ, có sự chồng chéo (cả phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và phòng kế hoạch thị trường cùng thực hiện những nghiệp vụ nghiên cứu thị trường). Do vậy, dẫn tới lãng phí thời gian, chi phí. Trong khi đó hoạt động nghiên cứu thị trường mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu từng thị trường mà chưa khái quát ở mức độ chung cho cả một khu vực thị trường. b. Xây dựng phương án kinh doanh nhập khẩu./ Đây cũng là trách nhiệm của phòng kế hoạch thị trường. Sau khi nghiên cứu thị trường, trưởng phòng sẽ có trách nhiệm tổng hợp từ những nghiên cứu của các thành viên, cùng với chủ trương, mục tiêu, phương hướng của Công ty sẽ lập phương án kinh doanh. Đối với các hợp đồng đặt hàng: Việc lập phương án kinh doanh phụ thuộc vào các thị trường và các bạn hàng mà công ty đã giao dịch lâu năm nên đảm bảo được số lượng, chất lượng cũng như giá cả và các điều kiện giao dịch khác. Do làm ăn và ký kết với các bạn hàng truyền thống nên hợp đồng nhập khẩu được tiến hành nhanh, gọn và đạt được kết quả cao. Đối với các mặt hàng nhập khẩu trực tiếp: Đây là một trong nhiều hoạt động mà đòi hỏi sự sáng tạo và nhanh nhạy với nhu cầu thị trường, đem lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro rất lớn. Trong thời gian qua Công ty đã không ngừng xúc tiến đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu trực tiếp, nhằm chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh và đã thu được những kết quả đáng kể. Thể hiện các cửa hàng kinh doanh tiêu thụ nhập khẩu của công ty đều thu được lợi nhuận. Cụ thể năm 2002 cửa hàng Trần Cao Vân 360 triệu đồng, cửa hàng chợ Mơ 36 triệu đồng, chợ Hôm 150 triệu đồng, cửa hàng chợ Bạch Mai 75 triệu đồng. Để thấy rõ hơn nữa xem bảng sau. Bảng 9 : Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu của công ty giai đoạn 1999-2002. Đơn vị tính: 1000USD Chỉ tiêu/ Năm 1999 2000 2001 2002 Doanh thu nhập khẩu dự kiến 50000 65000 75000 100000 Doanh thu nhập khẩu thực tế 62343 73044 85000 184450 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty c. Giao dịch, đàm phán kí kết hợp đồng. Công ty giao dịch trực tiếp với bạn hàng nước ngoài (không thông qua trung gian) là chủ yếu nên đảm bảo tốt trong giao dịch. Thông thường công việc này do các trưởng phòng xuất nhập khẩu thực hiện và quá trình giao dịch phụ thuộc vào từng hình thức nhập khẩu và loại hàng. Hầu như các thương vụ giao dịch của Công ty đều đạt kết quả và trong một thương vụ Công ty thường cùng một lúc giao dịch với nhiều khách hàng nhằm lựa chọn được đối tác tốt nhất. 90% các cuộc đàm phán của Công ty là gián tiếp, chỉ trong trường hợp bắt buộc Công ty mới đàm phán trực tiếp. Vì vậy mà tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong đàm phán. Đối với các hợp đồng đặt hàng của các bạn hàng thì thông thường do các bạn hàng tự đến Công ty giao dịch đàm phán trực tiếp và ký kết hợp đồng. Rất hạn chế công ty phải tự đi tìm và thuyết phục. Ngoài các khách hàng lâu năm (thường xuyên đặt các đơn đặt hàng) thì các khách hàng mới thường do các khách hàng cũ giới thiệu tìm đến. Qua đó ta thấy uy tín và sự tin cậy của khách hàng đối với Công ty rất cao. Đây là một trong những kết quả mà rất nhiều Công ty khó đạt được. Đối với việc đàm phán với các bạn hàng nước ngoài thì nhân sự của toàn Công ty thường do trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đại diện, trực tiếp đàm phán với đối tác. Đối với những hợp đồng có giá trị lớn, quan trọng thì thường do giám đốc hay phó giám đốc phụ trách kinh doanh đảm nhiệm cho nên thường có kết quả cao. Trong suốt quá trình đàm phán các bên sẽ thỏa thuận để phân chia lợi ích cho nhau và hai bên cố gắng dành nhiều lợi ích nhất. Do xác định rõ ràng đàm phán vừa là khoa học vừa là nghệ thuật nên Công ty luôn áp dụng những kiến thức khoa học tâm lý, logic và khoa học kinh tế vào phân tích quan điểm, thái độ, tâm lý của đối tác, phân tích tương quan lực lượng giữa các bên, tìm và đưa dẫn chứng thuyết phục nhằm bắt đối tác đi theo hướng của mình. Tuy nhiên cũng như tình trạng chung của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay, do mới tham gia vào thị trường quốc tế, kinh nghiệm buôn bán với các đối tác nước ngoài còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những yếu tố tiêu cực mà phía đối tác tạo ra. d. Đối với việc tổ chức thực hiện hợp đồng. Trong khâu thực hiện hợp đồng thì nhìn chung các hợp đồng nhập khẩu của Công ty đều được tổ chức thực hiện tốt theo các điều khoản đã ký kết, hạn chế tối đa các phát sinh, sai sót xảy ra. Cho tới nay, chưa có tranh chấp nào phát sinh trong khâu thực hiện hợp đồng. Đặc biệt Công ty rất thành công trong việc vận chuyển hàng nhập khẩu và làm thủ tục hải quan bởi lẽ do Công ty được thành lập lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm và đồng thời có quan hệ với một số đối tác chuyên làm dịch vụ xuất nhập khẩu nên các bên nhập sau này cũng chỉ cần một khoản chi phí cho Công ty dịch vụ nhập khẩu, Công ty này sẽ làm toàn bộ các thủ tục và giao hàng về tận nơi theo yêu cầu của Công ty. Điểm đáng chú ý nhất trong sự thành công của hoạt động nhập khẩu là: Trong quan hệ với bạn hàng đã tạo được uy tín lớn đối với các nhà cung cấp nên các nhà cung cấp đã cho Công ty được hưởng một khoản tín dụng dài hạn trong khâu thanh toán. Chẳng hạn như hãng Tiger của Nhật bản và hãng Liona của Hàn Quốc, Công ty chỉ phải thanh toán trước 30% tổng giá trị hợp đồng và tiêu thụ được 2/3 số lượng nhập khẩu mới phải trả hết số tiền còn lại ( thường là 3 tháng/1 lần). e. Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Trong thời gian qua Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội luôn đạt lợi nhuận dương chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả. Trong đó hoạt động nhập khẩu chiếm tới 80% doanh thu. Cụ thể như sau: Bảng 10 : Kết quả hoạt động nhập khẩu của Công ty giai đoạn 1999 - 2002. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tổng doanh thu nhập khẩu 62343 73044 85000 184450 Tổng chi phí nhập khẩu 61632 72225 84014 182971 Lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu 711 819 986 1479 Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 1999 –2002. Qua bảng 10 ta thấy lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu của công ty qua các năm đều tăng thể hiện : Năm 1999 lợi nhuận là 711 triệu đồng, năm 2000 là 819 triệu đồng tăng 15,5%, 2001 là 986 triệu đồng tăng 20% và năm 2002 đạt 1479 triệu đồng, tăng 20,5% so với năm 2001. Bảng 11: Cơ cấu doanh thu của Công ty giai đoạn 1999-2002. Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Trđ % Trđ % Trđ % Trđ % Doanh thu nhập khẩu 62343 62 73044 85 85000 79,6 184450 85 Tổng doanh thu 100406 100 85445 100 106664 100 217000 100 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 1999 –2002 Qua bảng 11 ta thấy năm 1999 doanh thu từ hoạt động nhập khẩu chiếm 62% trên tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Năm 2000 chiếm 85% tăng 17% so với năm 1999. Năm 2001 doanh thu nhập khẩu chiếm 79.6% và đến năm 2002 chiếm tới 85% trên tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty. Như vậy hoạt động nhập khẩu chiếm trung bình khoảng 78% tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty. III. Đánh giá hoạt động nhập khẩu của Công ty thương mại xuất nhập khẩu hà nội thời gian qua. 1. Những mặt đạt được. Như trên đã phân tích, trong thời gian qua Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau: + Kim ngạch nhập khẩu của công ty qua các năm đều tăng, doanh thu cũng như lợi nhuận năm sau đều cao hơn năm trước và đều đạt chỉ tiêu đề ra. + Công ty nhìn chung có một cơ cấu mặt hàng hợp lý, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. + Công ty đã xây dựng được cơ cấu thị trường truyền thống, có quan hệ làm ăn lâu dài nên rất thuận lợi cho công ty trong việc giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng. + Công tác nghiên cứu thị trường đã được quan tâm đúng mức, phòng kế hoạch thị trường đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả, phát huy được sức sáng tạo của các thành viên. + Các phương án kinh doanh nhìn chung sát với thực tế, phù hợp với tình hình của Công ty. + Quá trình giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng đạt tỷ lệ thành công trên 80%, hầu hết các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng đều có lợi. + Số lượng các hợp đồng bị khiếu nại hầu như không có, tạo lập được uy tín với các bạn hàng, với khách hàng và các tổ chức khác. 2. Những mặt tồn tại của công ty cần hoàn thiện. + Công ty mới chỉ giao dịch chủ yếu với các nước trong khu vực, các thị trường khác thì hầu như chưa thử nghiệm nếu có thì chỉ chủ yếu do yêu cầu của các đơn đặt hàng của các khách hàng trong nước và thường mang tính bị động là chính. + Hình thức nhập khẩu của Công ty còn ít, hiện tại công ty mới chỉ có hai hình thức nhập khẩu là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu theo đơn đặt hàng của khách hàng. Công ty chưa có mặt hàng nhập khẩu mang tính chủ lực, đặc trưng. Việc nhập khẩu còn mang tính chất thương vụ, bị động. + Quá trình thu thập và xử lý thông tin chưa được đầu tư thoả đáng. Việc lập phương án nhập khẩu thì khâu dự báo các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu trong tương lai chưa được quan tâm nghiên cứu. Chưa có sự đồng nhất giữa từng phương án nhập khẩu với một chiến lược nhập khẩu cho cả giai đoạn. + Khâu giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng còn mang tính chủ quan, còn bị ép giá, ép cấp, bị đưa vào thế bị động, phải chấp thuận những điều kiện giao dịch không có lợi. + Quá trình thực hiện hợp đồng còn nhiều bất cập, chi phí cho các hoạt động hỗ trợ vẫn còn cao, khâu kiểm tra giao nhận chưa được đầu tư thoả đáng, khâu thanh toán còn chậm. + Chưa có sự phối hợp hài hoà giữa các mặt hàng nhập khẩu trực tiếp với các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm. Điều này làm cho hiệu quả tiêu thụ của các mặt hàng nhập khẩu trực tiếp không cao. 3. Nguyên nhân của các tồn tại. * Nguyên nhân chủ quan. + Thiếu vốn: Nhìn vào cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty ta thấy vốn vay chiếm trên 80% tổng số vốn kinh doanh. Vì vậy, khi tiến hành nhập khẩu làm thủ tục thanh toán Công ty mới xúc tiến vay Ngân hàng để trả tiền hàng. Điều này làm cho đồng lãi do công ty làm ra đã vơi phần lớn vào lãi suất tiền vay, tiền lãi thực sự thu được từ hoạt động nhập khẩu ít, hạn chế công ty đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng phạm vi kinh doanh. + Thiếu thông tin: Tuy phòng kế hoạch thị trường có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác nhưng do mới thành lập nên việc thu thập xử lý thông tin còn yếu kém, chậm so với đối tác dẫn đến làm mất cơ hội kinh doanh. Đặc biệt trong việc tìm kiếm thông tin, do hạn chế về ngân sách nên chất lượng thông tin không cao, thông tin chủ yếu là thông tin thứ cấp, việc thu thập chủ yếu qua sách báo và một số nguồn khác nên chưa mang tính đặc biệt, độc đáo quyết định đến thành công của của một thương vụ nhập khẩu. + Trình độ của cán bộ công nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhìn vào bảng cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 1998 –2001 thì số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học trung cấp chiếm khoảng 35% trên tổng cán bộ công nhân viên. Đối với một công ty thương mại, hoạt động kinh doanh không sản xuất như vậy thì tỷ lệ còn thấp, chưa theo kịp được với tình hình kinh doanh hiện nay. Cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu còn bị trái ngành, trái nghề, còn mang tính ỷ lại, phong cách làm việc còn mang dấu ấn hành chính bao cấp. Đây cũng là đặc điểm chung còn tồn tại trong các doanh nghiệp nhà nước ta hiện nay. + Quan hệ với các bạn hàng, ngân hàng cũng như các cơ quan chức năng của Nhà nước chưa được chú trọng đầu tư dẫn đến đôi khi gây cản trở cho hoạt động nhập khẩu. + Các công cụ hỗ trợ cho hoạt động nhập khẩu của Công ty chưa được đầu tư thoả đáng. Công ty chưa quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện cho việc tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu trực tiếp. Các cửa hàng kinh doanh mới chỉ tập trung ở Hà Nội, chủ yếu ở địa bàn quận Hai Bà Trưng. + Bộ máy tổ chức của Công ty chưa thật hợp lý, còn mang tính tự phát, không đồng bộ, hoạt động còn chồng chéo, mang tính đơn lẻ. Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tự tìm đối tác, tự kinh doanh, tự ký kết... Điều này tuy có phát huy được tính năng động xong đôi khi gây ra hiện tượng các phòng ban kinh doanh xuất nhập khẩu lại cạnh tranh với nhau, gây mất thời gian cũng như chi phí và giảm hiệu quả. + Công ty chưa có chính sách khuyếch trương cũng như chính sách giá cả, các hoạt động khuyến mại, xúc tiến bán hàng để thu hút các khách hàng tiềm năng cũng như gìn giữ các bạn hàng có quan hệ giao dịch lâu năm. + Trong công ty, do có chế độ khen thưởng còn ít, kỷ luật chưa nghiêm, chưa chú trọng đến các biện pháp tuyên truyền giáo dục, chưa đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy đã xảy ra những khiếu kiện, những hành vi gây ảnh hưởng đến uy tín của Công ty. * Nguyên nhân khách quan. + Hệ thống các văn bản pháp luật của nước ta chưa đồng bộ, hay thay đổi đã gây ra những khó khăn trở ngại cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Chẳng hạn năm 1999, Chính phủ đã liền một lúc áp dụng 3 luật thuế mới: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu đã gây ra không ít những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của Công ty, đặc biệt là vấn đề thuế nhập khẩu gặp phải rất nhiều thủ tục rườm rà, chậm trễ, làm giảm hiệu quả kinh doanh. + Các cơ quan chức năng của Nhà nước do các thủ tục còn chồng chéo, hoạt động còn trùng lặp nên các thủ tục hải quan cũng như hàng loạt các giấy tờ văn bản khác. + Chính sách quản lý thị trường của Nhà nước còn lỏng lẻo dẫn tới hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ vẫn còn tồn tại. Những loại hàng này mẫu mã phong phú, giá cả rất rẻ nên sức cạnh tranh mạnh đối với hàng nhập khẩu của Công ty. + Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của nước ta chưa phát triển, chưa được Nhà nước quan tâm đầu tư thoả đáng. Hệ thống thông tin liên lạc mặc dù đã được trang bị hiện đại nhưng chi phí đắt, giao thông vận tải còn lạc hậu, đặc biệt là hệ thống tàu thuyền, kho hàng, bến bãi còn cũ, không đảm bảo vận chuyển hàng hoá an toàn. + Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh và do nghị định 57CP của chính phủ mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp đã làm cho số doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu tăng lên một cách nhanh chóng. Trong khi đó không ít những doanh nghiệp làm ăn theo kiểu chụp giật, thiếu nghiêm túc, cạnh tranh không lành mạnh . + Xu hướng thích dùng hàng ngoại nay chỉ chiếm bộ phận nhỏ trong dân cư nên nhu cầu đối với các mặt hàng tiêu dùng không lớn, việc tiêu thụ nhóm hàng này khá chậm chạp. Nhiều công ty nổi tiếng ở nước ngoài đã sản xuất, lắp ráp chính tại Việt Nam hoặc có đại lý tiêu thụ đặc quyền vì vậy các mặt hàng doanh nghiệp nhập khẩu gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các sản phẩm này. Chương III Những giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở công ty Thương mại xuất nhập khẩu Hà nội. i. Phương hướng đối với hoạt động nhập khẩu của công ty. 1. Phương hướng của Việt Nam đối với hoạt động nhập khẩu. a. Tình hình nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua Năm 2002 là năm thứ 2 thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 đồng thời cũng là năm tạo tiền đề vật chất và tinh thần triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 – 2010. Để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội năm 2002, ngay từ đầu năm Chính phủ và các cấp, các ngành đã tích cực triển khai nhiều giải pháp cụ thể và đã đạt được những thắng lợi nhất định. Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương của Nhà nước ta là đẩy mạnh xuất khẩu đồng thời khuyến khích nhập khẩu, các mặt hàng phục vụ cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất. Trong năm 2002 kim ngạch nhập khẩu cả năm đạt khoảng 19,3 tỷ USD, tăng 31,1%. Khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 12,72 tỷ USD tăng 13,8%. Kim ngạch nhập khẩu năm 2002 tăng nhiều chủ yếu do tăng nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu. So với năm 2001 kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu có tốc độ tăng cao như máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 35%, sắt thép tăng 36,6%, chất dẻo tăng 24,2%, sợi dệt tăng 26,2%, vải tăng 80,6%, hoá chất tăng 31%, thuốc trừ sâu tăng 25,7%. Nhập siêu năm nay khoảng 2,8 tỷ USD bằng 16,8% kim ngạch xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 3,95 tỷ USD. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 1,18 tỷ USD. Sau đây là một số chỉ tiêu để thấy rõ hơn về tình hình nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2002. Bảng 12: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1998 -2002 Đơn vị: Triệu USD Năm Xuất khẩu Tốc độ tăng(%) Nhập khẩu Tốc độ tăng(%) Nhập siêu Tỷ lệ nhập siêu 1998 9360 1,9 11499 -0,8 2139 22,9 1999 11541 23,3 11742 2,1 2000 1,7 2000 14482 25,5 15636 33,2 1153 8 2001 15027 3,8 16162 3,4 1135 7,6 2002 16530 10 18200 19,4 2770 16,8 Nguồn: Niên giám thống kê. Qua bảng số liệu ta thấy tốc độ tăng nhập khẩu trung bình hàng năm khoản 12%, xuất khẩu tăng khoảng 13%, tỷ lệ nhập siêu khoảng 11,4%. b. Phương hướng của Việt Nam đối với hoạt động nhập khẩu. Để thực hiện tốt kế hoạch 5 năm (2001 –2005) của Đảng và Nhà nước ta đề ra chủ trương của Việt nam là đẩy mạnh nhập khẩu các nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho xuất khẩu và giảm tỷ lệ nhập siêu tức là nhằm hướng vào đáp ứng nhu cầu sản xuất và nâng cao mức sống dân cư. Dự kiến năm 2003 đối với hoạt động nhập khẩu như sau: + Kim ngạch nhập khẩu khoảng 19,3 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với năm 2002 + Cơ cấu nhập khẩu dự kiến Máy móc thiết bị và phụ tùng: 5,8 tỷ USD, tăng 7,4% Nguyên vật liệu: 12,6 tỷ USD, tăng 5,4% Hàng tiêu dùng: 0,9 tỷ USD + Mức nhập siêu dự kiến 2 tỷ USD tương đương với 11,5% kim ngạch xuất khẩu + Thuế quan: Tính đến năm 2002 đã đưa 5505 mặt hàng vào danh mục cắt giảm thuế nhập khẩu theo hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung( CEPT) để hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA). Còn lại 600 mặt hàng khác sẽ tiếp tục được đưa vào danh mục cắt giảm thuế trong năm 2003 tới. Trong số 5505 mặt hàng cắt giảm thuế đã đưa vào thực hiện CEPT có: 3325 dòng thuế có thuế suất không quá 5%, số này sẽ không cần cắt giảm ngay nữa. Có 1650 dòng thuế có thuế suất từ 5 đến 20% sẽ phải rà soát cắt giảm ở năm 2003, phần lớn ở mức 0 – 5% Đến năm 2006 còn phần lớn ở mức 0% Đồng thời 521 dòng thuế còn lại đang ở mức tỷ suất trên 25% cần phải được giảm xuống 20%. Số còn lại được xem xét liên tục hàng năm để cắt giảm sao cho đến năm 2006 khô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100850.doc
Tài liệu liên quan