Đề tài Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội

Tài liệu Đề tài Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội: LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một quốc gia đang phát triển,có thu nhập thấp, để tồn tại trong cuộc cạnh tranh kinh tế quyết liệt của khu vực và toàn cầu, Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá dất nước. Quá trình đó đã gây sức ép lớn tới môi trường. Giải pháp đặt ra là chúng ta phải có sự kết hợp chặt chẽ quá trình phát triển với với các vấn đề môi trường, coi lợi ích môi trường là một yếu tố phải cân nhắc tới khi hoạch định các chính sách phát triển. Cùng với sự phát triển kinh tế, các đô thị, các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh chóng, nó đã tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng… Việt Nam đang ở trong quá trình phát triển kinh tế, đô thị hoá và hiện đại hoá nhanh. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự báo đến năm 2010 tổng lượng chất thải phát sinh sẽ lên đến trên 23 triệu tấn và thành phần chất thải sẽ thay đổi từ ch...

doc69 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một quốc gia đang phát triển,có thu nhập thấp, để tồn tại trong cuộc cạnh tranh kinh tế quyết liệt của khu vực và toàn cầu, Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá dất nước. Quá trình đó đã gây sức ép lớn tới môi trường. Giải pháp đặt ra là chúng ta phải có sự kết hợp chặt chẽ quá trình phát triển với với các vấn đề môi trường, coi lợi ích môi trường là một yếu tố phải cân nhắc tới khi hoạch định các chính sách phát triển. Cùng với sự phát triển kinh tế, các đô thị, các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh chóng, nó đã tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng… Việt Nam đang ở trong quá trình phát triển kinh tế, đô thị hoá và hiện đại hoá nhanh. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự báo đến năm 2010 tổng lượng chất thải phát sinh sẽ lên đến trên 23 triệu tấn và thành phần chất thải sẽ thay đổi từ chỗ dễ phân huỷ hơn sang ít phân huỷ hơn và nguy hại hơn. Các đô thị là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt. Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả nước). Ước tính, lượng phát sinh chất thải công nghiệp chiếm khoảng 20-25% tổng lượng chất thải sinh hoạt, tuỳ theo quy mô và cơ cấu công nghiệp của từng tỉnh/thành phố. Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trong năm 2003 ước tính cỡ 160.000 tấn. Trong đó 130.000 tấn phát sinh từ ngành công nghiệp. Chất thải y tế nguy hại từ các bệnh viện, cơ sở y tế và điều dưỡng chiếm cỡ 21.000 tấn/năm, trong khi các nguồn phát sinh chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp chỉ khoảng 8.600 tấn/năm. Giảm thiểu lượng phát sinh chất thải, có thể tiết kiệm được các nhu cầu tiêu huỷ chất thải sau này. Do lượng chất thải phát sinh sẽ tăng nhanh ở Việt Nam theo như dự báo, việc triển khai thực hiện các chương trình nhằm khuyến khích giảm thiểu lượng phát sinh chất thải tại nguồn như ở các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh, cơ sở công nghiệp và bệnh viện có khả năng sẽ làm giảm đáng kể chi phí cần thiết cho việc tiêu huỷ chất thải trong tương lai. Quận Hoàng Mai là một quận mới thành lập từ ngày 1/1/2004 trên cơ sở sáp nhập 5 phường và 9 xã rộng trên 4.000 ha, quận Hoàng Mai đang đô thị hoá với đặc thù của một vùng sản xuất nông nghiệp có gần 1000 ha đất bãi ngoài đê sông Hồng và nhiều héc ta đất xen kẹt chưa được đưa vào sử dụng hiệu quả. Vì vậy ở đây hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém, chưa kể đến là điểm cuối cùng của hệ thống tiêu thoát nước chính trong thành phố, nơi dẫn và chứa các loại nước thải hầu hết chưa qua xử lý, khả năng gây ô nhiễm môi trường cao...Vì vậy, đề tài “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội” nhằm: Nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân. Góp phần bảo vệ sự phát triển bền vững của quận. Làm cơ sỏ, rút kinh nghiệm để thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn cho thành phố, quận khác ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Kết cấu: gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn Chương II: Hiên trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường. Hà Nội, ngày 24 tháng4 năm2009 Tạ Lan Anh CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Khái niệm, phân loại chất thải rắn (CTR) Khái niệm CTR Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa. Thuật ngữ CTR được sử dụng trong chuyên đề này là bao hàm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các CTR đặc thù từ các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… Chuyên đề này đặc biệt quan tâm đến CTR đô thị, bởi vì đó là sự tích lũy và lưu trữ toàn CTR có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người. Phân loại CTR Các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách. Theo bản chất nguồn tạo thành,CTR được phân thành các loại: CTR sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con người,nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại, theo phương diện khoa học. CTR công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp.Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm: Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện; Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất; Các phế thải trong quá trình công nghệ; Bao bì đóng gói sản phẩm. Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tong vỡ do các hoạt động phá vỡ, xây dựng công trình v.v…Chất thải xây dựng gồm: Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng; Đất đá do việc đào móng trong xây dựng; Các vật liệu như kim loại, chất dẻo… Chất thải từ các nhà máy xử lý: CTR từ hệ thống xử lý nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật… Theo mức độ nguy hại,CTR được phân thành các loại: Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe tới dọa sức khoe con người, động vật và cây cỏ. Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác tới các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần. Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005, CTR thông thường được phân thành hai nhóm chính sau: Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng Chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp. Tác hại của CTR CTR gây hại cho sức khỏe cộng động Từ việc thải các chất thải hữu cơ, xác chết động vật qua những trung gian truyền bệnh sẽ gây nên nhiều bệnh tật, nhiều lúc trở thành dịch.Ví dụ điển hình nhất là dịch hạch thông qua môi trường trung gian là chuột gây nên cái chết cho hàng nghìn người vào những năm 30 – 4 của thế kỷ 10.Người ta đã tổng kết rác thải gây ra 22 loại bệnh cho con người.Điển hình là rác plastic (nilon) là nguyên nhân gây ra ung thư cho súc vật ăn cỏ.Hơn thế nữa khi đốt plastic ở 1200oC nó sẽ biến đổi thành ddioxxit gây quái thai ở người. CTR làm ô nhiễm không trung Vấn đề đã trở thành nguy hiểm khi 7700 món bay lơ lửng trở thành mối đe dọa thường xuyên cho các con tàu vũ trụ. Rác làm ô nhiễm môi trường nước Các CTR, nếu là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ phân hủy một cách nhanh chóng.Phần nổi lên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước.Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng như CH4, H2S, H2O,CO2.Tất cả các chất trùng gian này đều gây mùi thối và là độc chất.Bên cạnh đó còn bao nhiêu vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước. Nếu rác thải lafd những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi trường nước.Sau đó quá trình oxy hóa có oxy và không có oxy xuất hiện, gây nhiễm bẩn cho môi trường nước, nguồn nước.Những chất thải độc như Hg, Pb, hoặc các chất thải phóng xạ còn nguy hiểm hơn. Rác làm ô nhiễm môi trường đất Các chất thải hữu cơ còn được phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện yếm khí và háo khí khi có độ ẩm thích hợp để rồi qua hàng loạt sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra H2O, CO2. Nếu là yếm khí, thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4, H2O, CO2, gây độc cho môi trường.Với một lượng vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất khiến rác không trở thành ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chay xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nước ngầm. Mà một khi nước ngầm bị ô nhiễm thì không cách gì cứu chữa được. Rác làm ô nhiễm môi trường không khí Các CTR thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Cũng có loại rác, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (tốt nhất là 35oC và độ ẩm 70 = 80%), sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật. Kết quả của quá trình là gây ô nhiễm không khí. Các đống rác, nhất là các đống rác thực phẩm, nông phẩm không được xử lý kịp thời và đừng kỹ thuật, sẽ bốc mùi hôi thối. CTR làm giảm mỹ quan ở các khu công cộng và đô thị CTR cản dòng chảy, làm ứ đọng nước hoặc ngập lụt vùng dân cư Nước rò rỉ từ các bãi rác chứa những chất hòa tan, chất lơ lửng, chất hữu cơ và nấm bệnh Ở những bãi rác hoặc những đống rác lớn mà trong rác có một lượng nước nhất định hoặc mưa xuống làm nước ngấm vào rác thì tạo ra một loại nước rò rỉ. Trong nước rò rỉ chứa những chất hòa tan, những chất lơ lửng, chất hữu cơ và nấm bệnh. Quản lý CTR Hệ thống thu gom Các loại hệ thống thu gom Thu gom CTR là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở hay từ những điểm thu gom, chất chung lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp, trung chuyển hay chôn lấp. Thu gom CTR trong khu đô thị là vấn đề khó khăn và phức tạp bởi vì CTR khu dân cư, thương mại và công nghiệp phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại, công nghiệp cũng như trên các đường phố, công viên và ngay cả khu vực trống. Sự phát triển như nấm của các vùng ngoại ô lân cận trung tâm đô thị đã làm phức tạp thêm cho công tác thu gom. Các loại dịch vụ thu gom CTR Hệ thống thu gom CTR chưa, không phân loại tại nguồn Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư biệt lập thấp tầng bao gồm: Dịch vụ thu gom ở lề đường (Curb): Người chủ nhà chịu trách nhiệm đặt các thùng rác đã đầy rác ở lề đường vào ngày thu gom và chịu trách nhiệm mang các thùng đã được đổ bỏ trở về vị trí chung để tiếp tục chứa chất thải. Dịch vụ thu gom ở lối đi – ngõ hẻm (Alley),các thùng chứa rác đặt ở đầu các lối đi, ngõ hẻm. Dịch vụ thu gom kiểu mang đi – trả về (Setout – Setback): các thùng rác container được mang đi và mang trả lại cho các chủ nhà sau khi đã đổ bỏ CTR, công việc được thực hiện bởi các đội trợ giúp. Dịch vụ thu gom kiểu mang đi (Setout) giống dịch vu kiểu mang đi- trả về, chỉ khác là chủ nhà chịu trách nhiệm mang các thùng chứa rác trở về vị trí ban đầu. Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư thấp tầng và trung bình: Dịch vụ thu gom lề đường là phương pháp phổ biến cho các khu dân cư này. Đội thu gom có trách nhiệm vận chuyển các thùng chứa CTR từ các hộ gia đình đến tuyến đường thu gom bằng phương pháp thu công hoặc cơ giới, tùy theo khối lượng CTR vận chuyển. Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư cao tầng: Đối với khu vực này, các loại thùng chứa lớn được sử dụng để thu gom CTR. Tùy thuộc vào kích thước và kiểu dáng các thùng mà áp dụng phương pháp cơ giới (xe thu gom có trang bị bộ phận nâng các thùng chứa), hoặc là kéo các thùng chứa đến các nơi khác( nơi tái chế). Phương pháp áp dụng cho các khu thương mại – công nghiệp: Cả 2 phương pháp thủ công và cơ khí đều được sửu dụng dể thu gom tai khu vực này. Để tránh tình trạng tắc đường, việc thu gom CTR của khu vực này tại nhiều thành phố lớn được thực hiện vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm. Khi áp dụng phương pháp thu gom thủ công thì CTR được đặt vào các túi bằng plastic hoặc các loại thùng giấy và được đặt dọc theo đường phố để thu gom. Hệ thống thu gom CTR đã phân loại tại nguồn Các loại vật liệu đã được phân chia tại nguồn cần phải được thu gom để sử dụng cho mục đích tái chế. Phương pháp cơ bản hiện tại đang được sử dụng để thu gom các loại vật liệu này là thu gom dọc lề đường Hệ thống container di động (HSC – Hauled Container System) Trong HSC thì các container được sử dụng để chứa CTR và được vận chuyển đến bô đổ, đổ bỏ CTR và mang trở về vị trí thu gom ban đầu hoặc vị trí thu gom mới. Hệ thông HSC thích hợp cho các nguồn phát sinh CTR có khối lượng lớn bởi vì hệ thống này sử dụng các container có kích thước lớn. Hệ thống container cố định (SCS – Stationnary Container System) Trong hệ thống SCS, container cố định đươch sủ dụng để chứa CTR vẫn giữ ở vị trí thu gom khi lấy tải, chúng chỉ được di chuyển một khoảng cách ngắn từ nguồn phát sinh đến vị trí thu gom để dỡ tải. Hệ thống này chia thành 2 loại chính: Hệ thống thu gom lấy tải cơ giới Hệ thống thu gom lấy tải thủ công Hầu hết các xe thủ gom sử dụng trong hệ thống này thường được trang bị thiết bị ép CTR để làm giảm thể tích, tăng khối lượng CTR. Nhược điểm lớn của hệ thống này là xe thu gom có cấu tạo phức tạp gây khó khăn trong việc bảo trì. Hệ thống vận chuyển Hệ thống trung chuyển Thông thường, CTR được vận chuyển trực tiếp từ nguồn phát sinh đến bãi chứa hoặc cơ sở tái chế. Tuy nhiên, hầu hết các nơi tiếp nhận CTR cuối cùng này được bố trí ngày cãng thành phố, hoặc cách xa tuyến gia thông chính, nếu vận chuyển trực tiếp đến bãi chôn lấp thì không khả thi vì chi phí vận chuyển khá cao. Vì vậy cần có hoạt động trung chuyển, trong đó CTR từ các xe thu gom nhỏ được chuyển sang các xe lớn hơn. Các xe này được sử dụng để vận chuyển CTR đến một khoảng cách khá xa, hoặc đến trạm thu hồi, hoặc đến bãi đổ. Trạm trung chuyển có chức năng chính là chuyển CTR từ các xe thu gom và các xe vận chuyển nhỏ sang các phương tiện vận chuyển lớn hơn. Có 3 loại trạm trung chuyển: Trạm trung chuyển chất tải trực tiếp: CTR từ các xe thu gom nhỏ được đổ trực tiếp vào xe vận chuyển lớn hoặc bị nén để nén chất thải vào xe lớn, hay nén thành kiện để thuận tiện chuyển đến bãi chôn lấp. Trạm trung chuyển kiểu tích lũy: CTR được đổ trực tiếp vào hố chứa. Từ hố này, CTR sẽ được chuyển lên xe vận chuyển nhờ các thiết bị khác. Trạm trung chuyển kiếu tích lũy khác biệt so với trạm trung chuyển chất tải trực tiếp ở chỗ nó được thiết kế sao cho có thể lưu trũ CTR trong khoảng 1 – 3h. Trạm trung chuyển kết hợp chất tải trực tiếp và chất tải tích lũy: Đây là những trạm trung chuyển đa chức năng. Tất cả các xe thu gom khi đến trạm trung chuyển đề phải qua khâu kiểm tra tại trạm cân. Các xe thu gom sẽ được cân, sau đó đến sàn dỡ tải và đổ chất thải trực tiếp sang xe vận chuyển trở lại trạm cân, cân xe và tính lệ phí. Phương tiện vận chuyển Hệ thống vận chuyển gồm nhiều phương tiện: trong những hẻm nhỏ vận chuyển rác bằng xe thô sơ và nhân viên thu gom bằng phương pháp thủ công. Ở các thành phố lớn thì thường có các loại xe có container vận chuyển hoặc container cố định. Đối với các nước tiên tiến thì công việc thu gom rác đường phố có xe chuyên dùng vừa quét, thu gom ép, vừa vận chuyển. Xử lý CTR Mục đích của các phương pháp xử lý CTR là: Nâng cao hiệu quả của việc quản lý CTR, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường Thu hồi vật liệu để tái sử dụng, tái chế. Thu hồi năng lượng từ rác cùng như các sản phẩm chuyển đổi. Xử lý CTR bằng phương pháp cơ học Xử lý bằng phương pháp cơ học bao gồm: Giảm kích thước: Phương pháp này được sử dụng để giảm kích thước của thành phần CTR đô thị. CTR được làm giảm kích thước có thể sử dụng trực tiếp làm lớp che phủ trên mặt đất hay lam phân compost, hoặc một phần được sử dụng cho các hoạt động tái sinh. Phân loại theo kích thước: Phân loại theo kich thước hay sang lọc là một quá trình phân loại một hỗn hợp các vật liệu CTR có kích thước khác nhau thành 2 hay nhiều loại vật liệu có cùng kích thước, bằng cách sử dụng các loại sang có kích thước lỗ khác nhau. Quá trình này có thể thực hiện khi vật liệu còn ướt hoặc khô. Phân loại theo khối lượng riêng: Đây là một phương pháp kỹ thuật được sử dụng rất rộng rãi, dùng để phân loại các vật liệu có trong CTR dựa vào khí động lực và sự khác nhau về khối lượng riêng của chúng. Phương pháp này được sử dụng để phân loại CTR đô thị, tách rời các loại vật liệu sau quá trình tách nghiền thành 2 phần riêng biệt: dạng có khối lượng riêng nhẹ như giấy, nhựa, các chất hữu cơ và dạng có khối lượng riêng nặng như kim loại, gỗ và các loại phế liệu vô cơ có khối lượng riêng tương đối lớn. Nén CTR: Phương pháp này được sử dụng với mục đích gia tăng khối lượng riêng của CTR, nhằm tăng tính hiệu quả của công tác lưu trữ và vận chuyển. Các kỹ thuật hiện đang áp dụng để nén và tái sinh CTR là đóng kiện, đóng gói, đóng khối hay ép thành dạng viên. Xử lý CTR bằng phương pháp chôn lấp: Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển. Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyên dung chở rác tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, dung xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt muỗi và rắc vôi bột…Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và thể tích của các bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác tiếp tục cho đến khi bãi đầy thì chuyển sang bãi mới. Hiện nay, việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ vẫn được sử dụng ở các nước đang phát triển, nhưng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường. Việc chôn lấp chất thải có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang phát triển. Các bãi chôn lấp rác thải phải được đặt cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước mặt và nước ngầm. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ một lớp chống thấm bằng màng địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần thiết phải thiết kế khu thu gom và xử lý rác thải trước khi thải ra môi trường. Phương pháp này có ưu điểm như: công nghệ đơn giản; chi phí thấp, song nó cũng có một số nhược điểm như: chiếm diện tích đất tương đối lớn; không được sự đồng tình của dân cư xung quanh; việc tìm kiếm xây dựng bãi chôn lấp mới là khó khăn và có nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí, gây cháy nổ. Xử lý CTR bằng phương pháp ủ sinh học làm phân compost Phương pháp này thích hợp với các loại CTR hữu cơ trong chất thải sinh hoạt chứa nhiều cacsbonhydrat như đường, xellulo, lignin, mỡ, protein, những chất này có thể phân hủy đồng thời hoặc từng bước. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ dạng này thường xảy ra với sự có mặt ôxy không khí (phân hủy hiếu khí) hay không có không khí (phân hủy yếm khí, lên men). Hai quá trình này xảy ra đồng thời ở một khu vực chứa chất thải và tùy theo mức độ không khí mà dạng này hay dạng kia chiếm ưu thế.Phương pháp ủ sinh học làm phân compost được thể hiện ở hình 2. Chất thải rắn hữu cơ Sàn tập kết Băng phân loại Nghiền Kiểm soát nhiệt tự động Cân điện tử Tái chế Trộn Lên men Ủ chín Sàng Tinh chế Trộn phụ gia N.P.K Vê viên Đóng bao Cung cấp độ ẩm Thổi khí cưỡng bức Phân tươi Bể chứa Hình 1: Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp Xử lý CTR bằng phương pháp thiêu đốt Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có thể làm giảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ mang lại nhiều ý nghĩa đối với môi trường, song đây là phương pháp xử lý tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí để đốt 1 tấn rác cao hơn khoảng 10 lần. Dầu cũ Bùn Chôn Ủ sinh học làm compost Phân loại Ống khói Rác thải sinh hoạt Chất thải công nghiệp Dầu cũ Bùn cống Chất thải đường phố Kho chứa Gia công nghiền nhỏ Trộn Bunke Thiết bị đốt Cặn, chất không cháy Bunke Xử lý hoàn thiện Sản xuất hơi Khí thải Xử lý khí Nhiệt Ép sắt vụn Nước Hình 2: Hệ thống thiêu đốt chất thải Công nghệ đốt rác thường được sử dụng ở các nước phát triển vì phải có nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác thải sinh hoạt như là một dịch vụ phúc lợi xã hội của toàn dân. Tuy nhiên, việc thu đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất thải khác nhau sẽ tạo ra khói độc đioxin, nếu không xử lý được loại khí này là rất nguy hiểm tới sức khỏe. Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho ngành công nghiệp nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải tốn kém để khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt gây ra. Một số công nghệ xử lý rác khác: Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện Rác thu gom tập trung về nhà máy chế biến được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải. Các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: Kim loại, nilon, giấy, nhựa, thủy tinh…được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyển qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện có tỷ số nén cao (hình 3). Các khối rác ép này được sử dụng vào việc san lấp, làm bờ chắn các vùng đất trũng. Rác thải Phễu nạp rác Băng tải rác Phân loại Các khối kiện sau khi ép Băng tải thải vật liệu Máy ép rác Kim loại Thủy tinh Giấy Nhựa Hình 3: Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện Xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex Công nghệ Hydomex (hình 4) nhằm xử lý rác đô thị thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp hữu ích. Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác, sau đó polyme hóa và sử dụng áp lực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm. Rác thải được thu gom chuyển về nhà máy, không cần phân loại được đưa vào máy cắt, nghiền nhỏ, sau đó đi qua băng tải chuyển đến các thiết bị trộn. Chất thải rắn chưa phân loại Chất thải lỏng hỗn hợp Thành phần Polyme hóa Kiểm tra bằng mắt Cắt xé hoặc nghiền nhỏ Làm ẩm Trộn đều Ép hoặc đùn Sản phẩm mới Hình 4: Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex Kinh nghiệm quản lý CTR ở một số nước trên thế giới Tình hình chung trên thế giới Ước tính hàng năm lượng chất thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tấn (ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ và nông nghiệp). Năm 2004, tổng lượng chất thải đô thị được thu gom trên toàn thế giới ước tính là 1,2 tỷ tấn. Con số này thực tế chỉ gồm các nước OECD và các khu đô thị mới nổi và các nước đang phát triển. Bảng 1 Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004 (triệu tấn) Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD 620 Cộng đồng các quốc gia độc lập (trừ các nước ở biển Ban tích) 65 Châu Á (trừ các nước thuộc OECD) 300 Trung Mỹ 30 Nam Mỹ 86 Bắc Phi & Trung Đông 50 Châu Phi cận Sahara 53 Tổng số: 1.204 Nguồn : Warmer No108, 2/2007 Tại các khu đô thị ở Hoa Kỳ, mỗi người tạo ra hơn 700 kg chất thải và ở Ấn Độ là gần 150kg/người. Những nước phát sinh nhiều chất thải đô thị là Hoa Kỳ tiếp sau là Tây Âu và Ôxtrâylia (600-700 kg/người), sau đó đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Âu (300-400kg/người). Hiện nay, chất thải được tái chế bằng nhiều cách vừa biến thành năng lượng lẫn thu hồi nguyên liệu, và những thị trường thứ cấp đang xuất hiện ngày càng nhiều trên phạm vi toàn cầu. Trên thế giới, ước tính sơ bộ khối lượng nguyên liệu thứ cấp được trao đổi là 135 triệu tấn. Các nguyên liệu thứ cấp hiện là một trong những dòng nguyên liệu quan trọng nhất trên toàn thế giới. Biến chất thải thành năng lượng: là nhiệm vụ của họat động triển khai sử dụng tài nguyên tái tạo, giảm các khí nhà kính và phát triển thị trường cácbon. Thiêu đốt chất thải có thu hồi năng lượng bao gồm xử lý chất thải để sản xuất năng lượng cung cấp cho các nhà máy và nhà ở. Năng lượng sản xuất ra nhiều hơn năng lượng được sử dụng để vận hành lò đốt. Hiện nay có hơn 600 lò đốt chất thải thu hồi năng lượng ở 35 nước. Các thiết bị này xử lý 170 triệu tấn chất thải đô thị. Đó là nguồn năng lượng tương đương với 220 triệu thùng dầu hay 600.000 thùng/ngày. Hoa Kỳ tiêu thụ 20 triệu thùng dầu/ngày. Năng lượng được sản xuất từ 400 lò đốt chất thải ở châu Âu cung cấp điện cho 27 triệu dân hay cung cấp nhiệt cho 13 triệu dân. Thị trường đốt chất thải ở châu Âu ước tính trị giá 9 tỷ USD. Một Chỉ thị của châu Âu đề ra mục tiêu đến năm 2010, tổng tiêu thụ năng lượng nội địa là 12% và sản xuất 22,1% điện năng bằng tài nguyên tái tạo. Các bãi chôn lấp hiện đại nhất cho phép sản xuất khí biogas thông qua việc lên men chất thải, có thể tái sử dụng dưới dạng điện năng. Ở Hoa Kỳ có 340 trong số 2975 bãi chôn lấp thu hồi khí biogas và xử lý chất thải có liên quan đến vấn đề giảm các khí nhà kính. Tiết kiệm tài nguyên: Tiết kiệm tài nguyên là một trong những lợi ích chủ yếu của họat động thu hồi và tái chế chất thải. Lợi ích nữa của tái chế là giảm các ảnh hưởng liên quan đến việc sử dụng và chuyển đổi các nguyên liệu thô. Những nguyên liệu chính được thu hồi và xử lý để tái sử dụng, bao gồm:Chất hữu cơ và gỗ; giấy, bìa cứng; nhựa; thủy tinh; kim loại có chứa sắt & không chứa sắt; vải dệt; ắc quy; chất thải điện và điện tử (CTĐT) & dung môi. Phát sinh CTR ở Châu Á Châu Á có mức tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá nhanh trong vài thập kỷ qua. Vấn đề chất thải rắn là một trong những thách thức môi trường mà các nước trong khu vực phải đối mặt. Trừ Trung Quốc, tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị của các nước vào khoảng từ 0,5 kg đến 1,5 kg/người/ngày. Tại một số thành phố lớn của Trung Quốc, tỷ lệ này vào khoảng 1,12 đến 1,2 kg/người ngày. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầu người. Chất hữu cơ là thành phần chính trong chất thải rắn đô thị trong khu vực và chủ yếu được chôn lấp do chi phí rẻ. Các thành phần khác, như giấy, thuỷ tinh, nhựa tổng hợp và kim loại hầu hết được khu vực không chính thức thu gom và tái chế. Theo Ngân hàng Thế giới, các khu vực đô thị của châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị. Đến năm 2025, con số này sẽ tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày (World Bank, 1999). Theo nguyên tắc thì các nước có thu nhập cao có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây ở các nước đang phát triển cho thấy, tỷ lệ phát sinh chất thải tính theo các mức thu nhập khác nhau lại không theo nguyên tắc này. Theo kết quả nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA,1997), tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị ở Philipin theo các nhóm người có thu nhập khác nhau là: thu nhập cao: 0,37- 0,55, thu nhập trung bình: 0,37-0,60 và thu nhập thấp: 0,62-0,90 kg/người/ngày. Tương tự, các kết quả phân tích tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị theo GDP tính trên đầu người của các nước thuộc OECD, Hoa Kỳ và Ôxtrâylia được xếp vào nhóm các nước có tỷ lệ phát sinh cao; nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh trung bình và Thuỵ Điển, Nhật Bản được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh thấp. Trường hợp của Nhật Bản là một ví dụ thành công về tăng trưởng kinh tế và duy trì tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị thấp so với nhiều nước có GDP cao. Năm 2000, Nhật Bản bắt đầu áp dụng khái niệm mới về xây dựng một “Xã hội tuần hoàn vật chất hợp lý” hay còn gọi là 3R (Giảm thiểu, Tái sử dụng và Tái chế). Từ những năm 1980, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị của Nhật Bản đã ổn định ở mức khoảng 1,1 kg/người/ngày. Thành phần CTR đô thị Thành phần chất thải rắn đô thị có xu thế thay đổi do tốc độ tăng trưởng và đô thị hoá nhanh ở các nước Châu Á. Nói chung, chất hữu cơ vẫn là thành phần chính trong các dòng chất thải rắn đô thị trong khu vực. Tỷ lệ thành phần hữu cơ chiếm khoảng 34 - 70% cao hơn hẳn hầu hết các nước châu Âu là 20-50% (OECD, 2002). Do mức sống của nhiều nước trong khu vực được cải thiện, nên thành phần giấy và nhựa tổng hợp trong chất thải ngày càng tăng. Thành phần giấy trong chất thải của Đài Loan (TQ) và Nhật Bản chiếm 30% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Theo Ngân hàng Thế giới (1999), các nước có thu nhập cao khác cũng có tỷ lệ giấy trong chất thải cao. Một số nước như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ do sử dụng than làm nhiên liệu chủ yếu để đốt và sưởi, vì vậy thành phần xỉ/tro rất lớn trong các dòng chất thải của hai nước này. Tại châu Âu, thành phần chất thải rắn đô thị cũng rất khác nhau giữa các nước theo vùng địa lý. Các nước Nam Âu như Tây Ban Nha, Italia và Bồ Đào Nha có tỷ lệ chất thải thức ăn, chất thải vườn cao hơn các nước Bắc Âu như Phần Lan, Đan Mạch, Pháp, Anh, trong khi tỷ lệ thành phần giấy trong các dòng chất thải đô thị của các nước Bắc Âu lại nhiều hơn các nước Nam Âu. Tiêu hủy chất thải Đối với các nước châu Á, chôn lấp chất thải rắn vẫn là phương pháp phổ biến để tiêu huỷ vì chi phí rẻ. Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ chôn lấp tới 90%. Tỷ lệ thiêu đốt chất thải của Nhật Bản và Đài Loan (TQ) vào loại cao nhất, khoảng 60-80%. Hàn Quốc chiếm tỷ lệ tái chế chất thải cao nhất, khoảng trên 40%. Các bãi chôn lấp chất thải được chia thành 3 loại: bãi đổ lộ thiên, bãi chôn lấp bán vệ sinh (chỉ đổ đất phủ) và bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Chất lượng của các bãi chôn lấp chất thải liên quan mật thiết với GDP. Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường thấy ở các nước có thu nhập cao, trong khi đó các bãi đổ hở phổ biến ở các nước đang phát triển. Tuy vậy, các nước đang phát triển đã có nỗ lực cải thiện chất lượng các bãi chôn lấp, như Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm các bãi đổ hở năm 1991 và ấn Độ đã hạn chế chôn lấp các loại chất thải khó phân huỷ sinh học, chất thải trơ và các loại chất thải có thể tái chế. Thiêu đốt là phương pháp tiêu huỷ tốn kém về xây dựng và vận hành. Trong 10 năm qua, lượng chất thải tiêu huỷ bằng phương pháp thiêu đốt chiếm tới 73-78%. Từ cuối những năm 90, Hàn Quốc và Đài Loan đã áp dụng phương pháp thiêu đốt nhiều hơn để xử lý chất thải rắn. Do tốn kém, phương pháp thiêu đốt chất thải nói chung không được chấp nhận ở nhiều nước, thậm chí trường hợp của Philipin cấm thiêu đốt chất thải rắn đô thị, chất thải y tế và chất thải nguy hại, theo quy định của Đạo luật Không khí sạch năm 1999, RA8749. Đối với chất thải hữu cơ, ủ phân compost là phương pháp tiêu huỷ chủ yếu. Ấn Độ và Philipin ủ phân compost tới 10% lượng chất thải phát sinh. Tại hầu hết các nước, tái chế chất thải đang ngày càng được coi trọng. Tình hình xử lý CTR ở một số nước. Singapo Là một nước nhỏ, Singapo không có nhiều diện tích đất để chôn lấp chất thải rắn như những quốc gia khác nên đã kết hợp xử lý rác bằng phương pháp đốt và chôn lấp. Cả nước Singapo có 3 nhà máy đốt rác. Những thành phần chất thải rắn không cháy được chôn lấp ở bãi rác ngoài biển. Bãi chôn lấp rác Semakau được xây dựng bằng cách đắp đê ngăn nước biển ở một đảo nhỏ ngoài khơi Singapo. Rác thải từ các nguồn khác nhau sau khi thu gom được đưa đến trung tâm phân loại rác. Ở đây rác được phân loại ra những thành phần cháy được và thành phần không cháy được. Những chất cháy được được chuyển tới các nhà máy đốt rác còn những chất không cháy được được chở đến cảng trung chuyển, đổ lên xà lan để chở ra khu chôn lấp rác. Ở đây rác thải lại một lần nữa chuyển lên xe tải để đưa đi chôn lấp. Các công đoạn trong hệ thống quản lý rác của Singapo hoạt động hết sức nhịp nhàng và ăn khớp với nhau từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển đến tận khâu xử lý bằng đốt hay chôn lấp. Xử lý khí thải từ các lò đốt rác được thực hiện theo qui trình nghiêm ngặt để tránh sự chuyển dịch ô nhiễm từ dạng rắn sang dạng khí. Xây dựng bãi chôn lấp rác trên biển sẽ tiết kiệm được đất đai trong đất liền và mở rộng thêm đất khi đóng bãi. Tuy nhiên việc xây dựng những bãi chôn lấp rác như vậy đòi hỏi sự đầu tư ban đầu rất lớn. Mặt khác, việc vận hành bãi rác phải tuân theo những qui trình nghiêm ngặt để đảm bảo sự an toàn của công trình và bảo vệ môi trường. Thái Lan Ở Thái Lan, việc phân loại rác được thực hiện ngay từ nguồn. Người ta chia ra 3 loại rác và bỏ vào 3 thùng riêng: những chất có thể tái sinh, thực phẩm và các chất độc hại. Các loại rác này được thu gom và chở bằng các xe ép rác có màu sơn khác nhau. Rác tái sinh sau khi được phân loại sơ bộ ở nguồn phát sinh được chuyển đến nhà máy phân loại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng trong tái chế. Chất thải thực phẩm được chuyển đến nhà máy chế biến phân vi sinh. Những chất còn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh được xử lý bằng chôn lấp. Chất thải độc hại được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt. Việc thu gom rác ở Thái Lan được tổ chức rất chặt chẽ. Ngoài những phương tiện cơ giới lớn như xe ép rác được sử dụng trên các đường phố chính, các loại xe thô sơ cũng được dùng để vận chuyển rác đến các điểm tập kết. Rác trên sông, rạch được vớt bằng các thuyền nhỏ của cơ quan quản lý môi trường. Các địa điểm xử lý rác của Thái Lan đều cách xa trung tâm thành phố ít nhất 30 km. Công nghệ xử lý chất thải làm phân bón ở một số nước Công nghệ xử lý chất thải làm phân bón ở Trung Quốc Rác được tiếp nhận, đưa vào thiết bị ủ kín (phần lớn là hầm ủ) 10 -12 ngày, hàm lượng H2S, CH4, SO2 giảm, được đưa ra ngoài ủ chín. Sau đó mới tiến hành phân loại, chế biến thành phân bón hữu cơ. Ưu điểm của phương pháp này là: sau 10-12 ngày mùi của H2S giảm mới đưa ra ngoài, giảm nhẹ độc hại cho người lao động, thu hồi được nước rác để không ảnh hưởng tới tầng nước ngầm; thu hồi đợc sản phẩm tái chế, các chất vô cơ đưa đi chôn lấp không gây mùi, không ảnh hưởng tới tầng nước ngầm vì đã được ô xy hoá trong hầm ủ, thu hồi được thành phẩm phân bón. Công nghệ này cũng bộc lộ một số nhược điểm như: các vi sinh vật gây bệnh trong phân bón chưa được khử triệt để; tỷ lệ thu hồi thành phẩm không cao; thao tác, vận hành phức tạp; thể tích hầm ủ rất lớn và kinh phí đầu tư cao (h.6). Tiếp nhận rác thải Thiết bị chứa (hầm ủ kín) có bổ sung vi sinh vật, thổi khí, thu nước rác trong thời gian 10-12 ngày Ủ chín, độ ẩm 40% (15-20 ngày) Sàng phân loại theo kích thước(bằng băng tải, sàng quay) Chất vô cơ Phân loại sản phẩm để tái chế Chôn lấp chất trơ Đóng bao tiêu thụ Phân loại theo trọng lượng Phối trộn N,P,K và các nguyên tố khác Ủ phân bón (nhiệt độ từ 30-400C), thời gian 5-10 ngày Hình 5: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Trung Quốc Công nghệ xử lý chất thải của công hòa liên bang Đức. Ở Đức, một trong những công nghệ phổ biến của nhà máy xử lý rác thải là áp dụng công nghệ xử lý để thu hồi khí sinh học và phân bón hữu cơ. Rác được tiếp nhận và phân loại, các chất thải hữu cơ được đưa vào các thiết bị ủ kín dưới dạng các thùng chịu áp lực bằng thiết bị thu hồi khí trong quá trình lên men phân giải hữu cơ, khả năng thu hồi được 64% CH4 (trong quá trình lên men). Khí qua lọc được sử dụng vào việc chạy máy phát điện, làm chất đốt…. phần bã còn lại sau khi đã lên men được vắt khô tận dụng làm phân bón. Nơi tiếp nhận rác thải sinh hoạt Phân loại Rác thải vô cơ Tái chế Chôn lấp chất trơ Rác hữu cơ lên men (thu khi 64%) Hút khí Lọc Nạp khí Rác hữu cơ Chế biến phân bón Hình 6: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của CHLB Đức Qua nghiên cứu 2 công nghệ trên cho thấy các công nghệ đều có chi phí đầu tư xây dựng lắp đặt, duy trì hoạt động cao; sản phẩm phân bón có chất lượng thấp; vận hành phức tạp; đòi hỏi hầm ủ có thể tích lớn, nên không phù hợp với điều kiện rác thải của Việt Nam do CTR không được phân loại từ đầu nguồn. Hiện nay ở Nhật Bản và một số nước châu Âu đang sử dụng công nghệ xử lý chất thải bằng nhiệt phân và khí hoá. Đây là những công nghệ mới, tiên tiến cho phép thu hồi nguồn năng lượng (như nhiệt năng, điện năng hoặc nhiên liệu). Những phương pháp này cũng loại bỏ được các chất thải đô thị có khả năng phân huỷ sinh học khỏi bãi chôn lấp, đây là một yếu tố quan trọng trong chính sách quản lý chất thải. Một số ưu điểm chính của công nghệ xử lý nhiệt phân và khí hóa - Giảm khối lượng chất thải; - Làm cho chất thải an toàn và biến thành chất trơ; - Thu được giá trị của chất thải, thường là tạo ra điện năng; - Đi theo hướng phát triển bền vững, tiến tới việc tái sử dụng và tái chế; - Chất thải biến thành năng lượng sẽ hỗ trợ cho quá trình tái chế các vật liệu; - Là một biện pháp xử lý thích hợp đối với lượng chất thải đang gia tăng; - Làm thay đổi thành phần chất thải rắn ở các bãi chôn lấp; - Giải quyết tình trạng thiếu nơi chôn lấp chất thải; - Thích ứng với những công cụ kinh tế và tài chính (ví dụ như thuế chôn lấp và các khoản trợ cấp cho nguồn năng lượng thay thế). Ưu điểm chính của các hệ thống xử lý nhiệt tiên tiến này là sản xuất điện năng có hiệu suất cao. Có thể sẽ có nhiều điện năng hơn được sản xuất từ chất thải, bớt nhu cầu sử dụng các nhiên liệu hoá thạch, giảm phát thải khí nhà kính. Tăng hiệu quả sản xuất điện cũng có thể làm giảm chi phí vận hành. Phương pháp khí hoá có thể mang lại hiệu quả cao, đặc biệt khi khí được đốt trong tuabin. Các công nghệ đốt khí tổng hợp được cải tiến từ các tuabin khí mà trước đây được thiết kế chỉ để đốt khí thiên nhiên. Hiệu suất của các tuabin được thiết kế đặc biệt để đốt khí tổng hợp có giá trị nhiệt thấp có thể đạt được ở mức cao hơn. Kinh nghiệm quản lý CTR ở Việt Nam: Thu gom, vận chuyển Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt tính trung bình cho cả nước chỉ tăng từ 65-71% ( giai đoạn từ 2000 - 2003). Ở các thành phố lớn hơn thì tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt cũng cao hơn, và trong năm 2003 tỷ lệ này dao động từ mức thấp nhất là 45% ở Long An đến mức cao nhất là 95% ở thành phố Huế. Tính trung bình, các thành phố có dân số lớn hơn 500.000 dân có tỷ lệ thu gom đạt 76% trong khi đó tỷ lệ này lại giảm xuống còn 70% ở các thành phố có số dân từ 100.000 - 350.000 người. Ở các vùng nông thôn, tỷ lệ thu gom rất thấp. Do xa xôi và các dịch vụ thu gom không đến được các vùng nông thôn nên chỉ có khoảng 20% nhóm các hộ gia đình có mức thu nhập cao nhất ở các vùng nông thôn được thu gom rác. Ở các vùng đô thị, dịch vụ thu gom chất thải thường cũng chưa cung cấp được cho các khu định cư, các khu nhà ở tạm và ngoại ô thành phố là nơi sinh sống chủ yếu của các hộ dân có thu nhập thấp. Nhiều sáng kiến mới đang được thực hiện nhằm khắc phục tình trạng thiếu các dịch vụ thu gom chất thải sinh hoạt. Lượng chất thải rắn thu gom tại các đô thị Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 70% yêu cầu so với thực tế và chủ yếu tập trung tại các khu vực nội thành. Xử lý Phần lớn các đô thị, khu đô thị đều chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh và vận hành đúng quy trình. Bên cạnh đó, các loại chất thải nguy hại không được phân loại riêng mà trộn chung với những chất thải sinh hoạt, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến suy thoái môi trường đất, nước, không khí... Hiện tại, công nghệ xử lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam khá đa dạng, tùy theo đặc điểm đô thị mà mỗi đô thị áp dụng những công nghệ xử lý riêng. Công nghệ xử lý rác thải rắn theo kiểu xử lý cuối đường ống, chôn lấp, chế biến rác thành phân vi sinh và sản phẩm nhựa được khá nhiều đô thị áp dụng. Đó là Nhà máy xử lý rác Đông Vinh (TP. Vinh - Nghệ An) sử dụng công nghệ Seraphin có công suất từ 80 - 150 tấn/ngày; Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (TP. Huế - Thừa Thiên Huế) áp dụng công nghệ ASC, công suất 80 - 150 tấn/ngày, trong đó 85 - 90% rác thải được chế biến và tái chế, 10 - 15% rác thải chôn lấp, không phát sinh nước rỉ rác. Ngoài ra, một số đô thị còn áp dụng công nghệ lò đốt chất thải y tế, chất thải công nghiệp nguy hại. Lò đốt CEETIA - CN 150 tại Bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) công suất 150kg/h, có buồng đốt đa cấp, hạ nhiệt độ khói thải nhanh trước khi thải qua ống khói để tránh dioxin/furan tái sinh, xử lý khói đa cấp, vận hành tự động hoặc bán tự động. Một số đô thị có mức độ công nghiệp cao còn áp dụng công nghệ xử lý bụi trong khí thải (lọc bụi) như công nghệ Xiclon, công nghệ lọc bụi tĩnh điện (ESP) ở Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí. Công nghệ xử lý nước rác của các bãi chôn lấp rác, công nghệ xử lý nước thải tập trung của các đô thị, khu công nghiệp và công nghệ xử lý khí thải SO2 công nghiệp cũng được áp dụng. Công nghệ xử lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam thường là tự thiết kế và chế tạo nhưng đã tập hợp tương đối đầy đủ các loại hình có tính phổ biến để xử lý chất thải rắn, nước thải và khí thải đô thị. Trình độ công nghệ đã đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Đặc biệt, giá giảm so với giá của công nghệ ngoại nhập. Tuy nhiên, việc sản xuất thiết bị, công nghệ còn ở tình trạng cá thể, đơn chiếc, chưa có sản xuất chế tạo công nghệ môi trường hàng loạt hoặc sản xuất trên dây chuyền công nghiệp. Thị trường công nghệ môi trường nội địa chưa được hình thành cho dù hiện tại đang có nhu cầu. Vốn đầu tư cho môi trường ở nước ta còn rất hạn chế. Khả năng cung thì có nhưng chưa có sản phẩm công nghiệp và thương hiệu để bán. Chưa có đội ngũ các nhà đầu tư chuyên nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh thiết bị công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường. Đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn yếu và thiếu. Một số công nghệ xử lý chất thải được sử dụng ở Việt Nam Chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam từ 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường kết hợp với xử lý ô nhiễm môi trường là một trong những yếu tố chủ chốt. Ngoài công tác nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các công nghệ xử lý chất thải là một trong những hướng phát triển ưu tiên hàng đầu kết hợp với các công nghệ thân môi trường tạo đà cho phát triển bền vững. Dưới đây là một số công nghệ xử lý chất thải rắn được áp dụng ở Việt Nam Công nghệ Dano System Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt ở Nhà máy phân hữu cơ, Cầu Diễn Hà Nội Công nghệ Seraphin Công nghệ ASC Đánh giá chung về công nghệ xử lý chất thải xử dụng ở Việt Nam: Một số công nghệ xử lý chất thải được áp dụng tại Việt Nam kể cả trong nước và nước ngoài đã giải quyết được một phần nhu cầu xử lý chất thải trước tình hình phát sinh chất thải gia tăng trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, nhất là một lượng lớn CTRĐT đang có nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Một số công nghệ được nhập từ nước ngoài về, thiết bị nặng nề, khó chế tạo trong nước, đặc biệt là các hệ thống máy nghiền, xích băng tải và các vòng bi lớn. Tiêu thụ điện năng cho hệ thống rất lớn làm cho giá thành sản phẩm cao. Công nghệ do Việt Nam tự chế tạo đã đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Qua áp dụng 2 công nghệ xử lý rác thải đô thị Seraphin và ASC đã cho hiệu quả xử lý vượt trội so với công nghệ của nước ngoài, chúng ta có thể tự vận hành và bảo dưỡng các thiết bị do Việt Nam tự chế tạo ở điều kiện trong nước. Công nghệ xử lý rác thải do Việt nam tự thiết kế, chế tạo có giá chỉ bằng từ 1/2 đến 2/3 giá của công nghệ nhập ngoại. Mặc dù công nghệ Seraphin đã chứng minh được những ưu điểm nổi trội, song trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng cũng đã nảy sinh một số hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện. Cụ thể, để làm được phân compost từ rác, phải có diện tích nhà xưởng, hầm ủ lớn, vì thời gian ủ mùn hữu cơ kéo dài có thể tới 30 ngày, dẫn đến chi phí xây dựng cơ bản lớn. Để khắc phục vấn đề này, cần tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các thế hệ thiết bị ủ phân compost theo phương pháp ủ hiếu khí có đảo trộn và tạo môi trường tích cực cho vi sinh vật phân huỷ phát triển nhằm rút ngắn thời gian ủ mùn hữu cơ. Mặt khác, khả năng tiêu thụ phân bón compost còn phụ thuộc vào đặc điểm địa hình và tập quán canh tác của mỗi địa phương, cần có chính sách hỗ trợ đối với việc tiêu thụ phân compost. Về tình trạng sản xuất thiết bị, công nghệ: Việc sản xuất các thiết bị, máy móc hiện nay còn ở tình trạng cá thể, đơn chiếc, chưa có sản xuất chế tạo hàng loạt hay trên quy mô công nghiệp, phần lớn là do các Viện, các Trung tâm, các Công ty tư vấn thiết kế chế tạo theo các hợp đồng cụ thể, chưa có các hãng sản xuất chuyên nghiệp và thương hiệu cho công nghệ môi trường Việt Nam. Một số khó khăn chung trong phát triển công nghệ môi trường: - Ở nước ta vẫn chưa hình thành thị trường công nghệ môi trường nội địa: Nhu cầu thì có, nhưng để thực hiện nhu cầu cần phải có vốn. Vốn đầu tư cho công nghệ môi trường ở nước ta còn rất hạn chế. Khả năng cung thì có, nhưng chưa có sản phẩm công nghiệp và thương hiệu để bán; - Chưa có các nhà tư bản đầu tư sản xuất kinh doanh về thiết bị công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường; - Đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn yếu và còn thiếu, đặc biệt là chuyên gia chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm; - Chế tài chuyển giao công nghệ (đối với các công nghệ mới do cá nhân/đơn vị nghiên cứu, tư vấn đã nghiên cứu thành công) cho các nhà sản xuất kinh doanh công nghệ môi trường chưa được hoàn thiện. CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTR TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về quận Hoàng Mai 2.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí: Quận Hoàng Mai nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội. - Phạm vi, ranh giới: Khu vực quy hoạch nằm trong ranh giới hành chính quận Hoàng Mai, có tiếp giáp như sau:                + Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng.                + Phía Tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân.                + Phía Nam giáp huyện Thanh Trì.                + Phía Đông giáp Sông hồng. - Quy mô đất đai: Tổng diện tích trong ranh giới hành chính quận khoảng: 4,104,1 ha, gồm 2 khu vực: + Khu vực trong đê là khu vực phát triển đô thị, có diện tích đất khoảng: 3034,47 ha. + Khu vực ngoài đê có diện tích đất khoảng 1069,63 ha, bao gồm Sông Hồng, bãi sông, làng xóm, dân cư và các cơ quan, đơn vị hiện đang sử dụng. - Quy mô dân số: Dự kiến theo quy hoạch đến năm 2020 đạt khoảng 250.000 người. Trong đó: + Dân số vùng trong đê khoảng 243.000 người. + Dân số vùng ngoài đê khoảng    7.000 người. Quận Hoàng Mai có đường giao thông thủy trên sông Hồng. Quận có các đường giao thông quan trọng đi qua gồm : Quốc lộ 1A,1B, đường vành đai 3, cầu Thanh Trì, đường vành đai 2,5. Đơn vị hành chính: Quận Hoàng Mai có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ. 2.1.2. Tình hình kinh tế - Cùng với tăng trưởng kinh tế của Thủ đô, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp quận Hoàng Mai cũng có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm vừa qua và tăng đều ở các loại hình doanh nghiệp. Trong đó một số ngành có tỷ trọng lớn đã tăng cao như: chế biến thực phẩm, sản xuất trang phục, thuộc da, sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy… Các doanh nghiệp lớn trên địa bàn có thị trường tiêu thụ tốt, sản phẩm được xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp đã được đầu tư mở rộng sản xuất để tăng giá trị sản xuất và lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Cơ cấu kinh tế chung trên toàn quận năm 2004-2005 đã thể hiện rõ rệt sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng CN - TTCN - XD và Thương mại - Dịch vụ, giảm dần tỷ trọng Nông nghiệp. (Tỷ trọng giá trị sản xuất do quận quản lý năm 2004: CN-TTCN-XD 55,18%, TM - DV 37,62%, NN 7,2% và năm 2005 là: CN-TTCN-XD 55,9%, TM-DV 38,8%, NN 6,3%). Tăng tỉ trọng TMDV hơn CN-TTCN là xu thế hợp lý trong thời gian tới. - Trên địa bàn quận hiện có khoảng 1.700 doanh nghiệp và hơn 700 đại lý của các doanh nghiệp ở địa phương khác có đăng ký trên địa bàn quận. Quận đã thành lập Hội doanh nghiệp quận Hoàng Mai với gần 50 doanh nghiệp tham gia. - Trong những năm vừa qua, thương mại dịch vụ của quận cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt, doanh số bán ra lớn và thu hút nhiều lao động tham gia. Quận đặc biệt phát triển các loại hình dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch và vận tải. Giai đoạn 2006 - 2010, quận Hoàng Mai sẽ phát huy được lợi thế nằm ở cửa ngõ thủ đô, luân chuyển một khối lượng hàng hóa lớn, kéo theo sự gia tăng các loại hình thương mại dịch vụ cả về chất và lượng. - Hiện tại, hệ thống chợ của quận gồm 3 chợ có ban quản lý, còn lại các chợ do phường quản lý, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của nhân dân. Các chợ có ban quản lý đều được sắp xếp quy củ, đảm bảo nhu cầu kinh doanh ổn định của các hộ tiểu thương. Quận chưa có nhiều các cơ sở thương mại dịch vụ được tổ chức theo mô hình hiện đại như trung tâm thương mại, trung tâm bán buôn, siêu thị,… Nhưng trong thời gian tới do tốc độ đô thị hóa nhanh, các khu đô thị mới mọc lên sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư lập dự án xây dựng các trung tâm thương mại lớn. - Vùng nông nghiệp của quận đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho thành phố đặc biệt là thủy sản, rau an toàn, hoa, cây cảnh… Tuy còn gặp nhiều khó khăn về công nghệ, đầu tư và phát triển thị trường nhưng quận có nhiều lợi thế: đất đai màu mỡ, diện tích mặt nước lớn, trình độ canh tác tốt,… Xác định cơ cấu kinh tế hợp lý, cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực sẽ khắc phục được những khó khăn, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của quận. Nông nghiệp giảm tỉ trọng nhưng chuyển hướng dần sang nông nghiệp đô thị sinh thái chú trọng vào các loại nông sản có giá trị kinh tế cao, kết hợp nông nghiệp sạch với du lịch sinh thái và gia tăng dịch vụ. Công nghiệp sẽ hướng vào các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ chất lượng phù hợp với tiềm năng thế mạnh của quận (các dịch vụ về tài chính, ngân hàng, dịch vụ thương mại, các dịch vụ tư vấn, dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ giáo dục - đào tạo, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ thông tin liên lạc). 2.1.3. Tình hình văn hóa – xã hội Về văn hoá - giáo dục - xã hội: Người dân quận Hoàng Mai có truyền thống yêu nước, cần cù, hiếu học, lao động sáng tạo và nếp sống thanh lịch. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc nhiều thế hệ đã có đóng góp xứng đáng mà tên tuổi còn lưu danh mãi tới hôm nay như: Trịnh Đình Ngoạn, Bùi Xương Trạch, Nguyễn Công Thể, Nguyễn Văn Siêu.. Về giáo dục, các trường học từ Tiểu học đến Trung học cơ sở, THPT đã được xây dựng kiên cố đủ đáp ứng nhu cầu học tập, một số trường đã đạt Chuẩn Quốc gia như mầm non Yên Sở, mầm non thực hành Linh Đàm.. Một số trường của Quận đang trong kế hoạch tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị giáo dục để phấn đấu đạt Chuẩn Quốc gia, tạo điều kiện tốt nhất để thế hệ trẻ Hoàng Mai học tập và phát triển. Hệ thống các trường dạy nghề của Quận cũng đã và đang phát triển góp phần đào tạo nguồn nhân lực mới cho Quận và Thành phố. Về xã hội: Đời sống mọi mặt của người dân ngày càng được nâng cao, trình độ dân trí tăng, tiện nghi ngày càng tiến bộ, các chính sách xã hội và quy chế dân chủ ở cơ sở được quán triệt và thực thi. 2.2. Hiện trạng môi trường quận Hoàng Mai Tuy là một quận còn mới nhưng Hoàng Mai cũng đang gặp phải những vấn đề bức xúc về môi trường. 2.2.1. Môi trường đất Hiện nay quận Hoàng Mai đang trong quá trình quy hoạch nhà ở, các khu đôi thị và cơ sở hạ tầng nên ảnh hưởng đến môi trường đất. 2.2.2. Môi trường nước Hà Nội hiện có 4 con sông là sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét. Gọi là sông nhưng thực chất hiện nay chúng chỉ là những cống thoát nước lớn, nước đen ngàu, cáu bẩn và bốc mùi hôi thối. Thậm chí khi đi qua người dân còn ói mửa nhiều lần vì mùi rác thải bốc lên. Có những đoạn sông Lừ chảy qua quận Hoàng Mai không những nước sông đen đặc mà kèm theo đó còn là những chất thải khác nổi lềnh bềnh trên mặt sông. Khi ngang qua các con sông này các bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng, tự hỏi về một con sông Tô Lịch năm nào, nay đã thay thế bằng một màu đen với rác nổi lềnh bềnh và một mùi khó chịu. Tình trạng ngập lụt không còn là chuyện lạ đối với người dân nơi đây. Chỉ cần một cơn mưa không lớn cũng có thể gây ngập. Điển hình là trận mưa dài lịch sử ở Hà nội mới đây, hường Tân Mai, quận Hoàng Mai là một trong những khu vực ngập lụt nặng nhất. Vấn đề quan trọng còn là giải quyết tốt khâu vệ sinh môi trường ở khu vực bị ngập lụt vì nó rất dễ gây ra các bệnh truyền nhiễm và ô nhiễm môi trường. Khu công nghiệp Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai). Trong khu vực giữa các nhà máy, do hệ thống cống thoát nước kém, nên nước thải thường chảy dềnh lên đường, đọng thành vũng rất bẩn. 2.2.3. Môi trường không khí Cũng như một số địa bạn khác trong khu vực Hà Nội, quận Hoàng Mai cũng đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí. Theo kết quả quan trắc đáng tin cậy nhất những năm gần đây tại trạm khí tượng Láng (trung tâm khí tượng thuỷ văn đồng bằng Bắc Bộ), hàm lượng khí vượt tiêu chuẩn quy định ở mức 50microgram/m3. Đối với 4 chất khí còn lại là SO2, NO2, O3, CO chưa vượt tiêu chuẩn Việt Nam nhưng SO2 vượt tiêu chuẩn EU 20 microgram/m3. Lượng bụi ở Hà Nội luôn vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7-2,2 lần, còn các khí còn lại ở mức xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép. Chính vì thế nhiều người dân ở Hà Nội bị mắc các bệnh về đường hô hấp, tỉ lệ hộ mắc bệnh ở Hà Nội là 72,6%. Trong đó, hộ có người mắc bệnh mạn tính chiếm 43%, cao nhất là ở quận Hoàng Mai, thấp nhất là quận Tây Hồ. Quận Hoàng Mai có tỷ lệ mắc triệu chứng tắc mũi, chảy nước mũi, viêm họng cao nhất, thấp nhất là quận Hoàn Kiếm. Các bệnh về da liễu và mắt, quận Đống Đa mắc tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Tây Hồ. Quận Hoàng Mai cũng đứng đầu bảng về tỷ lệ hộ gia đình cao nhất có người phải nằm viện hoặc nghỉ việc để điều trị bệnh do ô nhiễm không khí (ÔNKK). Theo bác sỹ Bùi Công Đức, một trong các tác giả nghiên cứu đề tài trên, chi phí khám chữa bệnh bình quân theo hộ gia đình trong năm qua từ 1.200.000 - 2.200.000 đồng. Chi phí này ở các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ là tương đương, còn ở quận Hoàng Mai và quận Thanh Xuân thì cao hơn. Hơn nữa, sau khi thành lập một số quận mới thì các cụm công nghiệp lại ở ngay trung tâm quận mới, như quận Hoàng Mai. Các khu công nghiệp này cũng gây ảnh hưởng đến môi trường không khí của quận. Quận cũng đang trong quá trình quy hoạch nhà ở, các khu đô thị và cơ sở hạ tầng nên gây ô nhiễm không khí. 2.2.4. Rác thải Hiện nay, tình trạng rác thải trên địa bàn quận Hoàng Mai đang còn tồn tại nhiều bức xúc. Điển hình là tình hình rác thải ở làng Triều Khúc, Tân Triều, Hoàng Mai, Hà Nội. Bên cạnh những ngôi nhà cao tầng ngất ngưởng, những tiện nghi gia đình sang trọng của làng Triều Khúc là không gian của long gà và long vịt bao phủ. Mức độ ô nhiễm đã đạt tới mức báo động, nhất là trong mùa dịch cúm gia cầm. Đất nông nghiệp bị bỏ hoang lãng phí, những con mương chứa nước ngập ngụa vì rác thải túi nilong và lông gia cầm. Khắp mọi nơi bị bao quanh với rác rưởi và phủ lên những lớp bụi từ lông gà lông vịt. Triều Khúc là một trong những làng nghề có nhiều nghề thủ công nhất hiện nay ở Hà Nội. Mỗi gia đình là một nghề khác nhau như: làm chỉ may vá, tái chế nhựa, nhuộm vải, làm chổi lông gà, làm cầu lông, làm chỉ vắt sổ, may máy, nhặt rác, thu mua phế liệu, dệt vải, tái chế đồ phế liệu sắt, đồng, ... Không gian của lông gà, lông vịt. Hơn nữa, khi quận Hoàng Mai được thành lập, Khu công nghiệp Hai bà Trưng và Khu công nghiệp Vĩnh Tuy nằm trên địa bàn quận nhưng chủ thể vẫn thuộc các quận, huyện cũ. Việc chưa kịp chuyển giao trách nhiệm quản lý khiến hai Khu công nghiệp gặp phải nhiều vấn đề: các hạng mục xây dựng dở dang, không có hệ thống thoát nước, rác thải ngập ứ… Tại khu công nghiệp Vĩnh Tuy, các chất thải rắn bị đổ bừa xuống các bờ ruộng, không chỉ gây ô nhiễm mà còn có nguy cơ lấp cả ruộng. 2.3. Hiện trạng quản lý CTR ở quận Hoàng Mai 2.3.1. Thu gom, vận chuyển Công việc thu gom CTR trên địa bàn quận Hoàng Mai do 2 đơn vị nhân thầu gồm: Đội dịch vụ - VSMT quận Hoàng Mai, F 8 Dãy B Ngõ 357 Nguyễn Tam Trinh Mai Động.Đơn vị này chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển trên địa bàn 6 phường của quận Hoàng Mai là : Mai Động, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ, Tương Mai, Tân Mai, Thịnh Liệt. Xí nghiệp môi trường đô thị Thanh Trì, Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội.Đơn vị này chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển trên địa bàn 8 phường của quận Hoàng Mai là: Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú. 2.3.1.1. Quy trình công nghệ xúc rác tại các bể rác, xúc rác vào các thùng chứa Xúc rác ở các bể rác: Tại các bể rác công cộng việc nạp rác vào bể do nhân dân tự đổ vào và do công nhân các xí nghiệp chuyển đền bằng xe gom rác. Công nhân thu gom phải đổ rác và xúc rác vào bể gọn gang, không vương vãi ra ngoài. Các xe chuyên dung vận chuyển rác thu ở các bể rác phải đúng đỗ quy định đảm bảo an toàn giao thông và thuận lợi cho công nhân xúc rác lên xe. Dùng cào đất rác thành từng lớp mỏng ra phía cửa bể. Dùng xẻng xúc lên ô tô và lặp lại động tác này cho đến khi trong bể hết rác Công nhân xúc rác lên xe ô tô làm đâu gọn đó, sau khi xúc xong phải vệ sinh trong và ngoài bể không để rác tồn đọng gây ô nhiễm môi trường. Rác lên xe phải được san đều, lèn chặt trong thùng xe và phủ bạt trước khi chuyển bánh. Xúc rác vào thùng chứa rác: Thùng rời được nạp rác do dân trực tiếp đổ vào và do công nhân thu gom mang đến Xe gom rác được đổ rác xuống cạnh thùng rời và xúc rác vào thùng chứa rác Việc xúc rác vào thùng rời phải được thực hiện ngay sau khi xe gom đổ xuống. Xúc hết rác và quét gọn xung quanh thùng rời, làm vệ sinh nơi vừa đổ rác xuống trước khi đẩy xe gom rác tiếp 2.3.1.2. Quy trình công nghệ vận hành hệ thống chuyên dụng thu gom rác lên ô tô Hiện nay công ty môi trường quận Hoàng Mai đang sử dụng các loại xe: Xe MTR 92A, xe MTR 92Z, xe MTR 97,Huyndai, Mecedes.v.v… Xe cuốn ép Nissan thu gom, vận chuyển rác đường phố Xe KO 413, container các loại thu gom, vận chuyển rác tại các điểm chứa quy định. 2.3.1.3. Khối lượng CTR thu gom, vận chuyển trên địa bàn quận Hoàng Mai Khối lượng vận chuyển rác năm 2008 là 98728,347 tấn, Vận chuyển đất là 11392,26 m3. Nhìn chung quận đã hoàn thành thu gom và vận chuyển được số rác thải trên địa bàn quận. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở thu gom chứ chưa có công tác phân loại. Thời gian thu gom 16h30 đến 24h Hình thức thu gom, vận chuyển. Việc thu gom được thực hiện chủ yếu bằng 5 phương pháp: Thu tại các bể chứa cố định sau đó ô tô tới xúc và vận chuyển đi Thu bằng các thùng rác container đặt tương đối cố định ở các điểm dân cư, rồi dùng xe chuyên dùng chở đi Thu bằng xe đẩy tay gõ kẻng XG-02 rồi đưa lên xe chuyên dùng lớn để chở về bãi chôn lấp chất thải Thu bằng xe ô tô cơ giới chuyên dùng như MT-R92A, MT-92Z…, rồi chuyển thẳng về bãi chôn lấp chất thải để xử lý. Thu bằng các xe ô tô chở chất thải có nắp đậy kết hợp với lao động xúc thủ công ở các điểm chất thải thông lệ nơi mà cư dân thường đổ, sau đó chở về nơi xử lý. Chất thải rắn ở các đô thị sau khi thu gom, cách xử lý chủ yếu là mang đi chôn lấp. Trong ảnh: Thu gom rác thải tại quận Hoàng Mai – Hà Nội. Ảnh: Vũ Quang Thái 2.3.1.4. Hiện trạng thu gom, vận chuyển trên địa bàn 6 phường do Đội VSMT Hoàng Mai phụ trách Về công tác duy trì VSMT:Năm 2008, Công ty CPDV môi trường Thăng Long đã thực hiện tốt công tác đảm bảo VSMT trên địa bàn được giao quản lý (phường Hoàng Văn Thụ, Mai Động, Giáp Bát, Tân Mai, Tương Mai, Thịnh Liệt). Các hạng mục duy trì VSMT được thực hiện đủ khối lượng, đúng quy trình công nghệ và được UBND các phường, Trung tâm PTQĐ & QLDT HTĐT và các phòng ban chức năng của quận nghiệm thu về khối lượng, chất lượng. Tỷ lệ thu gom rác nhà dân đạt 80% khối lượng rác phát sinh hàng ngày và 100% rác sinh hoạt thu gom trong ngày được vận chuyển đến bãi xử lý của Thành phố. Về công tác thu phí vệ sinh: - Tỷ lệ thu phí nhà dân bình quân trên địa bàn 6 phường gói thầu 1 quận Quận Hoàng Mai ước đạt 76,54% theo kế hoạch của Công ty. - Công tác quản lý thu phí: Thực hiện quản lý thu phí vệ sinh theo đúng các quy định hiện hành (thu phí bằng vé phí của cơ quan tài chính, có sổ bộ thu phí từng phường). 2.3.2. Xử lý Do mới thành lập nên quận Hoàng Mai chưa có khu xử lý CTR mà tất cả CTR được thu gom, sau đó được tập kết rồi chuyển lên xe đưa về các bãi chôn lấp. Tuy nhiên trên địa bàn quận Hoàng Mai có bãi Yên Sở, cùng với bãi Vân Nội huyện Đông Anh đang được xem là nơi để cho các công trình xây dựng quy mô lớn trông chờ vào. Theo báo cáo của Thanh tra GTCC Hà Nội thì trung bình mỗi đêm 2 bãi tập kết phế thải nói trên tiếp nhận khoảng 1.000 xe tải phế thải các loại. Bãi Yên Sở rộng 20 ha được Sở GTCC Hà Nội giao cho  Cty Tiến Thịnh đảm nhận quản lý và thu phí đối với các chủ phương tiện đổ phế thải. “Như vậy, ít nhất tiết kiệm cho thành phố khoảng 1,8 tỷ đồng tiền san lấp mỗi năm” - ông Thạch Như Sĩ, Chánh TTGTCC Hà Nội báo cáo với Bí thư Thành ủy. Tương tự, bãi Thanh Trì hiện do đơn vị tư nhân đứng ra tổ chức quản lý thu phí và có sự giám sát của Sở GTCC nên đảm bảo trật tự và giữ gìn vệ sinh môi trường và thành phố không hề phải chi một đồng nào cho công tác này. Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đánh giá cao sự nỗ lực của Sở GTCC và CATP trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường thành phố và đặc biệt là xử lý kiên quyết các đơn vị cá nhân vi phạm nghiêm trọng. Hơn nữa, cách tổ chức quản lý hoạt động này hiện mang lại hiệu quả cao nhìn từ góc độ đảm bảo vệ sinh và hiệu quả kinh tế. Theo báo cáo của Sở GTCC, sau gần 2 tháng mở cuộc chiến chống phế thải tặc, tình hình đổ bậy phế thải tại các quận nội thành đã giảm trên 90%. 2.4. Đánh giá hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn quận Hoàng Mai Hiện nay quận Hoàng Mai còn tồn tại một số vấn đề: Quận vẫn chưa có địa điểm tập kết xe rác riêng, các xe đẩy tay sau khi kết thúc công việc được tạp kết trên vỉa hè gần Cầu Voi rất gây mất thẩm mĩ. Ý thức của người dân trong công tác đảm bảo VSMT chưa cao, trên đường phố vẫn còn các chân điểm rác do người dân bỏ ra không đúng giờ thu gom gây mất vệ sinh cục bộ tại các khu vực xung quan chân điểm rác. Một số các điểm cẩu, điểm tập kết xe gom bố trí chưa được hợp lý gây ảnh hưởng tới giao thông, mỹ quan đô thị. Các nhà hàng các quán ăn không có dụng cụ thu chứa rác như thùng rác, túi linông. Các chợ đóng trên địa bàn quận (chợ rau, chợ hoa) xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định. Giờ thu gom rác nhà dân chưa phù hợp với sinh hoạt ở một số khu dân cư. Tình trạng đổ bậy PTXD còn diễn ra ở nhiều nơi gây bụi bẩn và ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Các giải pháp xử lý nhằm giảm bụi trên địa bàn quận theo quyết định 02 như: Quản lý PTXD tại nguồn, che chắn bụi các công trình xây dựng, rửa xe ra vào công trường xây dựng, ngăn chặn xe chở VLXD làm rơi vãi ra đường phố chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Công tác kiểm tra xử lý những vi phạm về phí vệ sinh, vệ sinh môi trường của người dân, cơ quan, xí nghiệp công trường, các hộ kinh doanh VLXD vi phạm làm bụi bẩn trên địa bàn quận chưa được quan tâm xử lý thường xuyên. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, xả vứt rác đúng giờ, đúng nơi quy định chưa thường xuyên và đồng bộ. Cùng với quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp. Và người nông dân đang phải đối mặt với mối lo rác thải nguy hại xâm lấn đồng ruộng... Những loại rác thải có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe là chai lọ thủy tinh đựng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bơm kim tiêm chích ma túy. Khi lực lượng chức năng ở các khu vực nội thành “mạnh tay”, những đối tượng tiêm chích ma túy dạt về ngoại thành và mang theo mối nguy hiểm chứa trong những dụng cụ tiêm chích vứt bừa bãi ở các khu vực vắng người. Ông Nguyễn Quốc Quyết, Chủ tịch UBND phường Đại Kim, quận Hoàng Mai cho biết: Năm 2004 Đại Kim chuyển lên phường trong khi vẫn còn khoảng 60ha đất nông nghiệp. Trên địa bàn phường có nhiều khu vực nghĩa trang, đền miếu vắng người qua lại, giáp ranh với các phường nội thành khác, thuận tiện cho các đối tượng nghiện ma túy “dạt” về tiêm chích. Ngoài việc phát hiện đưa các đối tượng nghiện trên địa bàn đến trung tâm cai nghiện, chính quyền phường thường xuyên đôn đốc lực lượng công an và tổ chức đoàn thể thu gom các loại rác thải độc hại, trong đó có bơm, kim tiêm mà các đối tượng sau khi sử dụng vứt bừa bãi tại các khu vực công cộng... Bên cạnh đó, mối nguy hại của rác phải kể đến nguyên nhân từ thói quen canh tác, sản xuất và xả rác bừa bãi của người nông dân. Để tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu tối đa ngày công chăm sóc... nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không qua kiểm dịch đã được sử dụng tràn lan. Hậu quả nguy hại để lại trên các sản phẩm nông nghiệp còn khó đong đếm nhưng “nhãn tiền” là một khối lượng lớn vỏ thủy tinh còn chứa chất gây hại đến sức khỏe vứt tràn lan ở bờ ruộng, bờ mương, sông ngòi, ngấm vào nguồn nước ngầm đến giếng khoan của mỗi gia đình trong khi mạng lưới nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn chưa phủ khắp. Và khi những thứ chai lọ này bị vỡ, bất kỳ người nào cũng có thể xéo phải, rất nguy hiểm. Bây giờ khi đi làm đồng, hầu hết bà con nông dân đều trang bị ủng cao su, găng tay để phòng những mảnh thủy tinh vỡ hay kim tiêm, nhưng ai cũng biết đây chưa phải là biện pháp an toàn. CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTR TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI 3.1. Biện pháp kỹ thuật Thiết kế và vận hành có hiệu quả hệ thống phân loại và thu gom CTR theo thành phần (từ các hộ gia đình, bệnh viện, cơ sở sản xuất,…), thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp đối với từng loại. Tăng cường năng lực của hệ thống (tối ưu hóa hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển dựa trên điều kiện cụ thể từng địa phương, tăng cường vai trò tham gia của hệ thống phương tiện cơ giới). Đảm bảo anØtoàn kỹ thuật và hiệu quả vận hành của các cơ sở xử lý CTR. 3.1.1. Khu chôn lấp hợp vệ sinh Hiện nay quận Hoàng Mai nên xây dựng một bãi chôn lấp để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Bãi chôn lấp CTR (landfills) là một diện tích hoặc một khu đất được quy hoạch, lựa chon, thiết kế, xây dựng để thải bỏ CTR. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (sanitary landfill): Trước đây, những bãi chôn lấp có che phủ chất thải vào cuối mỗi ngày vạn hành được xem là “bãi chôn lấp hợp vệ sinh”. Hiện nay, bãi chôn lấp hợp vệ sinh được định nghĩa là bãi chôn lấp CTR được thiết kế và vận hành sao cho các tác động đến sức khỏe cộng đồng và môi trường được giảm đến mức thấp nhất. Bãi chôn lấp gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm và các công trình phụ trội khác như trạm xử lý nước khí thải, cung cấp điện nước và văn phòng điều hành. Một số yêu cầu lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp: Địa điểm bãi chôn lấp phải được xác định căn cứ theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Địa điểm bãi chôn lấp phải đáp ứng mọi tiêu chuẩn về vị trí, khoảng cách, tránh tình trạng bãi chôn lấp nằm trong phạm vi trung tâm, có nhiều người sinh sống. Sau khi địa điểm bãi chôn lấp được xác định, người dân phải có trách nhiệm thực hiện việc di dời để dành đất cho công trình và chính quyền địa phương phải có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở người dân thực hiện.Nếu người dân không nghe có thể thực hiện biện pháp cưỡng chế. Việc lựa chọn địa điểm phải căn cứ vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội, hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực dự kiến xây dựng bãi chôn lấp. Các yếu tố tự nhiên – kỹ thuật như: Địa hình, khí hậu, thủy văn, địa chất thủy văn, địa chất công trình, yếu tố tài nguyên khoáng sản, cảnh quan sinh thái… Các yếu tố kinh tế - xã hội như: Sự phân bố dân cư của khu vực, hiện trạng kinh tế và khả năng tăng trưởng kinh tế của khu vực, hệ thống quản lý hành chính địa phương, khoảng cách an toàn, an ninh và quốc phòng… Các yếu tố về cơ sở hạ tầng như: Giao thông và các dịch vụ khác, hiện trạng sử dụng đất, phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp khai khoáng hiện tại và tương lai, hệ thống cấp thoát nước và mạng lưới điện… Bảng 2:Tiêu chí lựa chọn vị trí khu chôn lấp CTR theo Chiến lược quản lý CTR đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 STT Các chỉ tiêu chung cần đánh giá Tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu(%) 1 Tổn hại cho môi trường 30 2 Tổn hại về sức khỏe công đồng 35 3 Chi phi xây dựng và vận hành 10 4 Tổn hại giá trị thẩm mĩ 10 5 Kỹ thuật xây dựng 5 6 Nhu cầu đất đai 5 7 Thu hồi tài nguyên 5 Nguồn: Chiến lược quản lý CTR đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 Việc lựa chọn vị trí khu chôn lấp chất thải rắn còn cần đáp ứng khoảng cách ly an toàn được quy định trong tiêu chuẩn TCXDVN 261:2001 Bảng 3:Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn bãi chôn lấp theo TCXDVN 261:2001 Đối tượng cần cách ly Đặc điểm và quy mô các công trình Khoảng cách tới bãi chôn lấp (m) Bãi chôn lấp nhỏ và vừa Bãi chôn lấp lớn Bãi chôn lấp rất lớn Đô thị Các thành phố, thị xã >=3000 >=5000 >=15000 Sân bay, các khu công nghiệp, hải cảng Quy mô nhỏ đến lớn >=1000 >=2000 >=3000 Thị trấn,thị tứ, cụm dân cư ở đồng bằng và trung du >=15 hộ Cuối hường gió chính Các hường khác >=1000 >=3000 >=1000 >=3000 >=1000 >=3000 Cụm dân cư miền núi >= 15 hộ,cùng khe núi (có dòng chảy xuống) >=3000 >=5000 >=5000 Công trình khai thác nước ngầm CS < 1000m3/ng CS từ 100 – 1000 m3/ng CS >= 1000m3/ng >=50 >=100 >=500 >=100 >=500 >=1000 >=500 >=1000 >=5000 Khoảng cách từ đường giao thông tới bãi chôn lấp Quốc lộ, tỉnh lộ >=100 >=300 >=500 Nguồn: Tiêu chuẩn TCXDVN 2001 Chú thích:CS: công suất; khoảng cách trong bảng trên được tính từ vành đai công trình đến hàng rào bãi chôn lấp. Tuy nhiên, việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp cũng gặp phải một số khó khăn như: Diện tích quận Hoàng Mai không đủ rộng để xây dựng một bãi chôn lấp quy mô lớn, cách xa khu dân cư. Việc xây bãi chôn lấp CTR thường gặp các ý kiến phản ứng từ cộng đồng do tâm lý sợ ô nhiễm môi trường. Hình ảnh ô nhiễm môi trường của một số bãi chôn lấp CTR hiện nay trong một số đô thị đã gây nên tâm lý hoang mang, lo lắng khi người dân thấy phải sống gần khu vực sẽ là bãi chôn lấp CTR trong tương lai Như vậy, chính quyền quận Hoàng Mai và các nhà đầu tư cần phải căn cứ vào tiêu chí lựa chọn vi trí chôn lấp CTR và khoảng cách thích hợp sao cho xa khu dân cư, ít người sinh sống. Ngoài phương pháp chôn lấp, còn có phương pháp tái chế thích hợp hơn đối với quận Hoàng Mai.Đó là chế biến phân vi sinh (compost) 3.1.2. Chế biến phân vi sinh (compost) Hầu hết các hộ gia đình đều lựa chọn các loại chất thải có thể sử dụng lại hoặc tái chế được bán cho những người thu gom, sau đó đưa về các cơ sở sản xuất để tái chế.Nhờ loại hình này, một khối lượng CTR khá lớn đã không phải đưa về các bãi chôn lấp để xử lý. Trong các dự án quản lý CTR hiện nay, hầu hết đều lựa chọn công nghệ sản xuất compost, một trong những phương pháp tái chế CTR có hiệu quả và sản phẩm của nó dùng được cho ngành sản xuất. Đây là một giải pháp tiết kiệm quỹ đất để chôn lấp trong điều kiện quỹ đất ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa, vừa phù hợp với các điều kiện đầu vào của nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm, vừa mang tính xã hội và môi trường. Xử lý rác hữu cơ thành phân compost là một quá trình sinh học, trong đó vi sinh vật hoạt động chuyển hóa rác hữu cơ thành mùn (dạng giống đất) đó là một chất điều hòa lý tưởng cho đất và rất có lợi cho cây trồng.Quá trình làm phân compost ở Nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn, Hà Nội gồm 2 giai đoạn chính: Giai đoạn ủ thổi khí Giai đoạn ủ chín Công nghệ này đưa vào sử dụng vào năm 1992 do UNDP tài trợ. Đây là công nghệ ủ đống tĩnh có thổi khí, quá trình lên men được kiểm soát bằng hệ thống điều khiển tự động nhiệt độ. Nhà máy xử lý nằm trên diện tích 4 ha, với công công suất theo thiết kế 210 tấn/ngày (hình 8). Sản phẩm phân hữu cơ đã được đăng ký tiêu chuẩn chất lượng và đang được bán trên toàn quốc. Các sản phẩm thu hồi phục vụ tái chế là: sắt, nylon, nhựa, giấy, thủy tinh. Rác được thu gom, vận chuyển đến Nhà máy Xác định trọng lượng Xử lý sơ bộ ( vi sinh vật) Tuyển chọn Bổ sung vi sinh vật, phụ gia, ủ lên men Ủ chín, bổ sung nước sạch 35% Tinh chế 30% Mùn loại I, 8,5% Đóng bao, hoàn thiện sản phẩm Mùn loại II 8,5% Chất vô cơ đi chôn lấp 50% Bay hơi 15% Bay hơi 5% Chất vô cơ đưa đi chôn lấp 13% Làm phân bón Cải tạo đất Tiêu thụ sản phẩm Hình 8: Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt, Nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn, Hà Nội Công nghệ này có ưu điểm : Đơn giản, dễ vận hành; máy móc thiết bị dễ chế tạo, thay thế thuận lợi; tiêu thụ năng lượng ít; đảm bảo hợp vệ sinh; thu hồi được nước rác để phục vụ quá trình ủ lên men, không ảnh hưởng tới tầng nước ngầm, có điều kiện mở rộng nhà máy để nâng công suất. Tuy nhiên, công nghệ này còn có một số nhược điểm như: Rác lẫn quá nhiều tạp chất, chưa được cơ giới hóa trong khâu phân loại, chất lượng phân bón chưa cao vì còn lẫn tạp chất, dây chuyền chế biến, đóng gói còn thủ công, không có quy trình thu hồi vật liệu tái chế. 3.1.3. Xử lý chất thải có ứng dụng EM EM là tổ hợp của hơn 100 chủng loai vi sinh vật có hiệu quả và có lợi, nghĩa là hỗn hợp các chủng loại vi sinh vật gặp trong tự nhiên, có thể dùng như chất để làm tăng tình đa dạng vi sinh học của đất và các hệ thống sinh thái thực vật. Việc đưa chế phẩm sinh học EM vào phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình có tác dụng làm mất mùi hôi từ bãi rác, giúp cho rác hữu cơ mau chóng phân hủy và giảm thể tích nhanh chóng Tính ưu việt của chế phẩm EM là chi phí không đắt chỉ từ 6000 – 7000 đồng/lít. Chúng ta pha loãng EM với lượng thích hợp sau đó phun trực tiếp vảo bãi rác và rác trong hộ gia đình. Sử dụng chế phẩm này có một số ưu điểm sau: Có thể giúp lưu trữ rác ở hộ gia đình trong một thời gian dài do có sự co ngót giảm thể tích đáng kể, giảm áp lực đi đổ rác hàng ngày của các hộ gia đình. Ủ rác làm phân bón cho cây trồng. Là giải pháp công nghệ hữu hiệu giúp xã hội trong khâu thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại cộng đồng, giảm áp lực rác thải ra đường phố và bãi rác đô thị. Giúp người dân ý thức hơn: tự phân loại và quản lý rác ngay trong hộ gia đình mình, lưu giữ rác tại nhà hạn chế việc họ phải bỏ chúng vào túi nilon đem vứt hoặc đổ bừa ra đường phố, ao hồ… Từ nguồn phế thải gây ô nhiễm môi trường đã chuyển thành các loại sản phẩm phân bón cho sản xuất rau sạch, hoa và cây cảnh, cây ăn quả ngay trong vườn nhà hoặc trên đồng ruộng. Giảm chi phí cho việc bốc, vận chuyển, xử lý rác cho các địa phương. 3.2. Các biện pháp về mặt kinh tế, tài chính 3.2.1. Thu phí vệ sinh và hợp đồng dịch vụ VSMT Cơ chế tài chính của đề án xã hội hoá VSMT là: Kinh phí duy trì vệ sinh ngõ xóm do nhà thầu tự cân đối bằng nguồn thu phí vệ sinh và hợp đồng dịch vụ VSMT. Khối lượng duy trì vệ sinh ngõ xóm trên địa bàn Quận Hoàng Mai là 83,14km/ngày tương ứng kinh phí bằng 4.264.842.000 đ/năm (theo quyết định 2150). Nhà thầu được thu phí vệ sinh đối với hộ dân, cửa hàng kinh doanh và hợp đồng dịch vụ với các cơ quan theo mức quy định tại QĐ 111/QĐ-UB của UBND Thành phố. Để đảm bảo kinh phí cho công tác duy trì vệ sinh ngõ xóm Công ty phải thu đạt 4.264.842.000 đ/năm (đủ chi phí) nếu thu vượt, công ty sẽ có lợi nhuận, thu thiếu công ty sẽ phải bù lỗ. Công ty sẽ tiến hành thống kê các đối tượng không đóng phí vệ sinh và không ký hợp đồng VSMT để báo cáo UBND các phường để xử lý theo qui định tại Quyết định 53/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà nội. Thu trong cộng đồng dân cư. Khoản phí thu trong cộng đồng dân cư chủ yếu dùng cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Một thực tế là người dân ở đây hang năm phải đóng góp các loại phí, dịch vụ, ủng hộ … khác nhau. Mặc dù những khoản đó là nghĩa vụ của cộng đồng nhưng khi trong nhận thức của người dân ở đây về môi trường còn chưa đầy đủ nên họ cho rằng công tác bảo vệ môi trường phải do nhà nước chịu trách nhiệm bỏ ra.Từ đó sinh ra ỉ lại, mà trong thực tế bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả cộng đồng. Tâm lý người dân thích công bằng vì vậy mức phí vệ sinh môi trường chúng ta nên thu theo bình quân đầu người chứ không nên thu bình quân mỗi hộ như hiện nay, tránh tình trạng hộ đông người cũng đóng như hộ ít người. Nếu thực hiên được như thế chúng ta sẽ giảm được thời gian, chi phí cho người đi thu tiền và đặc biệt là giảm được thất thoát phí vệ sinh môi trường trong dân. Ngoài ra còn một số biện pháp khác là: Xác định các hướng đầu tư ưu tiên Thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” một cách phù hợp Nâng cao tính cạnh tranh giữa các cơ sở thu gom và xử lý CTR 3.2.2. Trang bị cơ sở vật chất Tăng cường đầu tư để từng bước cơ giới hóa khâu thu gom chất thải trước khi, trước hết là sản xuất và trang bị các thùng chứa ở các vị trí thuận lợi để tránh nạn đổ chất thải bừa bãi ra vỉa hè và đường phố.Nghiên cứu sử dụng kinh nghiệm của các nước để cải tiến các công cụ chứa đựng chất thải ở từng hộ gia đình cũng như cách như chuyển chất thải trực tiếp r axe ô tô hoặc đến các container (như sử dụng các công cụ toán kinh tế, mạng lưới bộ đàm vô tuyến,các loại máy vi tính trong điều hành tổ chức sản xuất, sử dụng túi nilon các mầu khác nhau để các gia đình phân loại :chất thải hữu cơ,chất thải tái chế được như thủy tinh, kim loại, giấy.., chất thải độc hại như sơn, pin thủy ngân… 3.3. Nâng cao chất lượng các phương pháp thủ công 3.3.1. Khâu thu gom rác thủ công Phối hợp với Trung tâm PTQĐ & QLDT HTĐ, UBND các phường khảo sát tìm kiếm các địa điểm thích hợp để xoá các điểm tập kết xe gom, điểm tập kết rác không hợp lý. Điều chỉnh lại thời gian thu gom rác cho hợp lý với từng khu vực, phối hợp với UBND các phường tuyên truyền người dân vứt rác đúng giờ, bỏ rác đúng nơi quy định. Đối với các tuyến đường, phố chính của quận sẽ xem xét để đưa ra 1 số công nghệ duy trì vệ sinh mới để lựa chọn như: Đối với tuyến phố có mật độ giao thông cao vỉa hè rộng thực hiện thu rác bằng các tấm nhựa đặt theo giờ (để tăng thời gian tiếp nhận rác cho người dân) và thu bằng cơ giới. Đến giờ quy định ôtô vận chuyển đi dọc các tuyến phố để thu hết rác tại các tấm nhựa đã đặt (như tuyến Giải Phóng, Tam Trinh, Nguyễn Tam Trinh…) nhằm giảm tình trạng xe gom chờ cẩu nhiều trên đường phố chính. Các tuyến phố mật độ dân cư đông đúc vỉa hè hẹp thực hiện thu rác bằng xe cơ giới (xe 2.5 tấn), ôtô chuyên dùng chạy dọc theo các tuyến phố người dân sẽ trực tiếp mang rác bỏ vào xe (tuyến Tân Mai, Nguyễn Chính, Lương Khánh Thiện, Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Mai.) Đối với các khu trung cư, khu tập thể: Đặt thùng thu chứa rác theo giờ (từ 19h–22h), người dân tự mang rác ra điểm quy định, hết giờ công nhân đi thu các thùng rác đẩy về điểm cẩu, vệ sinh khu vực xung quanh nơi đặt thùng. Đối với các chợ: Tại mỗi chợ có bố trí các vị trí đặt thùng chứa rác thuận tiện để khi có rác phát sinh người dân tự mang bỏ trực tiếp vào thùng thu chứa. Yêu cầu các hộ kinh doanh phải có các dụng cụ thu chứa rác hợp vệ sinh và chỉ được bỏ rác ra khi có công nhân đến thu lấy rác. Ngoài công tác duy trì đường phố ban ngày mỗi công nhân làm việc trên tuyến đường được giao phải thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân, các cơ quan, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hàng quán thực hiện Quyết định 3093, không vứt rác ra đường phố, nơi công cộng thường xuyên. 3.3.2. Công tác thu gom vận chuyển chất thải phế thải xây dựng (PTXD) Phối hợp với UBND các phường tìm kiến địa điểm để lập từ 1-2 điểm tiếp nhận PTXD để thu gom toàn bộ khối lượng đất thải PTXD, bùn đất …có khối lượng nhỏ lẻ do các hộ gia đình, cơ quan sửa chữa nhỏ nạo vét cống rãnh. Tổ chức tổ xe cơ động thu dọn PTXD đổ bậy trên các đường phố, ngõ xóm. Quản lý PTXD tại nguồn bằng hình thức ký hợp đồng dịch vụ trọn gói (đào, xúc, vận chuyển) với các chủ công trình xây dựng (hộ nhà dân, cơ quan, các dự án … trên địa bàn quận) trước khi được cấp phép xây dựng hoặc khởi công công trình. 3.3.3. Phân loại rác tại nguồn Một trong các chương trình về bảo vệ môi trường đã và đang được các cấp, các ngành của thành phố quan tâm hàng đầu là chương trình phân loại chất thải rắn (rác) sinh hoạt tại nguồn. Để thực hiện tốt việc phân loại này, cần phải đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu: Từ hộ gia đình đến khu phố, trường học, cơ quan xí nghiệp Việc đào tạo, tập huấn tuyên truyền về việc phân loại chất thải rắn tại nguồn phải được chú trọng hàng đầu. Việc đào tạo, tập huấn tuyên truyền nhằm mục đích thay đổi thói quen bỏ rác xưa nay của người dân, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường - một công việc đòi hỏi tính kiên trì và lâu dài; đồng thời phải hướng dẫn cho người dân với cách bỏ rác mới; phân tích những lợi ích mà việc phân loaị đem lại cho chính họ và xã hội. Việc tuyên truyền phải được thực hiện tới mọi đối tượng nguồn thải từ hộ gia đình, các cơ quan, trường học, xí nghiệp, bệnh viện đến các trung tâm thương mại, chợ, các doing nghiệp sản xuất, kinh doanh… Hơn nữa, các đối tượng tham gia vào quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cũng cần phải được tập huấn, tuyên truyền về chương trình, về cách thức phân loại chất thải rắn tại nguồn. Và vì đây là một chương trình hoàn toàn mới, một biện pháp quản lý tổng thể nên sự tham gia của các cấp, các ngành ở quận/huyện là không thể thiếu được. Thiết bị kỹ thuật, công nghệ phù hợp Để thực hiện tốt phân loại chất thải rắn tại nguồn phải đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình phân loại và sau phân loại. Các yếu tố kỹ thuật ở đây là các phương tiện, các quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Khi thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải thay đổi các phương tiện và quy trình kỹ thuật một cách tổng thể và đồng bộ. Trong công tác thu gom, việc thay đổi quy trình và công nghệ gặp nhiều khó khăn chủ yếu do thói quen giao rác của người dân. Khi thực hiện phân loại chất thải rắn thành hai loại (rác thực phẩm và rác vô cơ), phương án thu gom đầu tiên là thu gom cách ngày (1 ngày lấy rác thực phẩm, 1 ngày lấy rác vô cơ). Ưu điểm của quy trình này là không phải thay đổi trang thiết bị thu gom, cũng như trang thiết bị vận chuyển. Nhưng người dân phải lưu trữ rác trong nhà - điều này trên thực tế không nhận được sự đồng tình của người dân do không ai muốn giữ rác ở trong nhà hơn một ngày. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải thay đổi trang thiết bị kỹ thuật thu gom. Về mặt kỹ thuật: Phải cùng lúc thu gom được cả hai loại rác đã phân loại mà không phải quay vòng xe thêm một lần nữa. Phải chứa riêng từng loại rác đã được phân loại. Phải nhẹ và vừa cho người thu gom có thể đẩy đi gom rác trong phạm vi thu gom của mình tại các phường xã. Để giải quyết kỹ thuật này, cần thiết kế phương tiện thu gom mới có 2 ngăn riêng biệt. Phân loại thứ cấp để tách các dòng rác thải thành nguyên liệu tái chế Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến vấn đề quy trình kỹ thuật trong khâu xử lý cuối cùng. Vì để có thể tăng hiệu quả của quá trình tái sử dụng tái chế, làm phân compost như tiêu chí mà chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn đặt ra cần phải phân loại triệt để hơn. Vì vậy tại các nơi xử lý phải có trạm phân loại thứ cấp để thực hiện phân loại triệt để hơn trước khi sử dụng rác thải làm nguyên liệu tái chế. Triển khai hoạt động 3R tại quận Hoàng Mai.3R gồm: Reduce - giảm thiểu:tránh việc xẻ rác không cần thiết.Hãy dùng làn đi chợ, đừng bỏ phí thức ăn thừa, hãy mang các đồ dùng, vật dụng bị hỏng hóc của gia đình đến các cửa hàng sửa chữa như cửa hàng sửa chữa thiết bị điện, túi sách… vừa có thể tiếp tục sử dụng lại vừa tiết kiệm cho bạn và gia đình. Reuse - tái sử dụng:tái sử dụng lại các vật liệu không cần thiết.Hãy mang sách, quần áo, các thiết bị điện tử cũ đến bán tại các hàng đồ cũ. Recycle - tái chế.Sử dụng lại vật liệu để tạo thành các sản phẩm mới.Giấy, chai lọ thủy tinh, chai nhựa… sau khi sử dụng đều có thể được tái chế lại thông qua hoạt động của hệ thống những người, cửa hàng thu mua phế liệu (đồng nát) và hoạt động của các cơ sở tái chế. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có rất nhiều quận thực hiện tốt công tác 3R, điển hình là quận Hoàn Kiếm. Quận Hoàng Mai nên đẩy mạng công tác này bởi đây là hoạt động được thực hiện bởi người dân phân loại rác ngay tại gia đình, nếu tuyên truyền vận động được nhân dân tham gia thì sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. 3.4. Các biện pháp về mặt quản lý và chính sách 3.4.1. Các giải pháp về cơ chế chính sách Xây dựng đồng bộ các văn bản pháp quy Vấn đề ưu tiên hàng đầu là rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản dưới luật về quản lý CTR, đảm bảo nâng cao hiệu lực của Luật bảo vệ môi trường. Xác định rõ hơn vai trò, quyền hạn, cơ sở trách nhiệm trong quản lý và quy hoạch CTR. Tăng tính thực thi và hiệu lực của hệ thống quy định pháp luật trong công tác thanh tra, kiểm soát, các mức độ khen thưởng, xử phạt Nhà nước và chính quyền địa phương phải tạo điều kiện cho Công ty môi trường và Công trình đô thị có những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ của mình như: Tạo điều kiện khuyến khích các cá nhân, tổ chức thành lập các tổ nhóm làm vệ sinh môi trường nhằm tạo sức cạnh tranh trong công tác vệ sinh môi trường. Thành lập ban thanh tra môi trường ở các phường và các thanh tra viên ở phường xã thường xuyên tổ chức kiểm tra để chấn chỉnh các vi phạm về bảo vệ môi trường và khen thưởng kịp thời những gương tốt, đơn vị làm tốt công tác môi trường. Xây dựng quy chế bảo vệ môi trường cho từng phường, xã, .. có đặc điểm riêng của mình. Khuyến khích thành lập các đội thu mua và tái chế các phế phẩm từ rác thải như: chai, lọ, giấy, báo… Các phường xã xây dựng đề án phân công cho từng đơn vị, cơ quan,trường học, khối xóm chịu trách nhiệm quản lý và vệ sinh từng đoạn đường, khu vực trên từng đoạn đường của nơi mình ở. 3.4.2. Công tác kiểm tra, giám sát Căn cứ vào hợp đồng kinh tế giữa Công ty và chủ đầu tư, công tác kiểm tra giám sát chất lượng, khối lượng do Công ty chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và UBND Quận. Để thực hiện trách nhiệm của mình Công ty tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát theo ba cấp. - Cấp1: Tổ trưởng sản xuất (tổ VSMT được giao duy trì vệ sinh trên địa bàn phường) - Cấp 2: Đội sản xuất. + Xây dựng kế hoạch và triển khai kiểm tra giám sát chất lượng, khối lượng duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý. + Nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản xuất nội bộ và với chủ đầu tư. + Hướng dẫn, đào tạo công nhân thực hiện đúng quy trình tác nghiệp. + Xử lý các vi phạm quy trình công nghệ, quy trình quản lý gây ảnh hưởng tới chất lượng công tác duy trì vệ sinh. - Cấp 3: Công ty, do tổ giám sát chuyên ngành VSMT thực hiện. Kiểm tra công tác quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, công tác nghiệm thu khối lượng, chất lượng cấp 1, cấp 2 của đơn vị và trực tiếp kiểm tra địa bàn. Ngoài công tác kiểm tra nội bộ, Công ty phối hợp với chủ đầu tư kiểm tra, phúc tra các hạng mục công việc duy trì VSMT trên địa bàn theo kế hoạch A-B thống nhất và theo kế hoạch đột xuất của A. 3.4.3. Về quản lý Xây dựng hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường có nghiệp vụ chuyên môn cao và có hệ thống làm nòng cốt cho toàn dân tham gia bảo vệ môi trường. Để thực hiện được điều này cần: Đối với công ty vệ sinh môi trường : Sắp xếp lại các phòng ban cho hợp lí. Cụ thể là nên đưa công tác thu phí vệ sinh môi trường sang phòng tài vụ chứ không nên để phòng kế hoạch kiêm nhiệm như hiện nay vì mỗi phòng ban có chuyên môn khác nhau về một lĩnh vực. Phòng tài vụ thường chuyên về tài chính, lập kế hoạch cho việc chi tiêu còn phòng kế hoạch nên tập trung vào nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, phân bố kế hoạch hàng năm cho các xí nghiệp, hường dẫn công tác kế hoạch cho các cấp trong công ty, kiểm tra tình hình thựa hiện kế hoạch. Gửi cán bộ đi học ở các trường để nâng cao kiến thức chuyên môn, quản lý của các cán bộ chuyên quản. Đối với các tổ chức quản lý môi trường: Thành lập ban chỉ đạo bảo vệ môi trường của quận Hoàng Mai, tránh tình trạng chồng chéo như hiện nay. Thành lập,tiến tới chuyên môn hóa bộ phận quản lý khoa học công nghệ và môi trường quận Hoàng Mai. Ngoài ra còn một số biện pháp khác như: Các văn bản hướng dẫn chỉ đạo ở phạm vi trung ương đối với các địa phương (hướng dẫn thi hành các quy định mới, xây dựng, bổ sung các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và chi tiết hơn) Các văn bản hướng dẫn ở phạm vi địa phương (nguyên tắc cơ bản trong quản lý CTR, trách nhiệm được quy định trong các văn bản mới) Xác định ưu tiên xử lý đối với các loại CTR độc hại (biên soạn danh mục các cơ sở phát thải và cơ sở xử lý) Xác định ưu tiên đối với các khu vực phát triển du lịch (áp lực sinh thái từ hoạt động du lịch, đồng thời cũng là nguồn phát sinh CTR không nhỏ) Phòng ngừa ô nhiễm kết hợp với thiết lập các cơ sở xử lý hiện đại Quản lý phức hợp đối với các dự án đầu tư mới Tăng tính thực thi của hệ thống pháp luật thông qua thanh kiểm tra, xử phạt 3.4.4. Nâng cao nhận thức cộng đồng Cộng đồng xã hội có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân tham gia công tác thu gom CTR tại nơi mình ở. Hướng dẫn nhân dân tiến hành phân loại CTR ngay tại nguồn ( từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học…), cụ thể CTR được chia thành 2 loại: CTR hữu cơ: gồm rau, quả, thực phẩm phế thải. CTR hữu cơ: gồm nhựa, thủy tinh, giấy, kim loại. Hai loại CTR này cần được để vào 2 túi riêng, có màu khác nhau. CTR vô cơ được dùng để tái chế, còn CTR hữu cơ được vận chuyển tới khu xử lý CTR. Thường xuyên nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường bằng cách: Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh nhằm phát động phong trào toàn dân thực hiện Luật bảo vệ môi trường và chỉ thị “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới trong tập thể dân cư ở đô thị và khu công nghiệp. Vận động toàn dân tham gia công tác bảo vệ môi trường, thực hiện tuần lễ xanh, sạch, đẹp. Tổ chức vệ sinh tập thể khối xóm vào cuối tuần, ngày lễ… Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin quần chúng, các phương tiện nghe nhìn của các tổ chức quần chúng như:đoàn thanh niên, hội phụ nữ, tổng lien đoàn lao động… và các địa phương để tạo ra dư luận xã hội khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường… 3.4.5. Biện pháp tuyên truyền vận động kiểm tra xử lý Phối hợp với phòng VHTT, phòng TNMT, phòng XDĐT Quận tổ chức các đợt thi tìm hiểu kiến thức VSMT, tuyên truyền biểu dương các đơn vị khu dân cư tổ dân phố giữ gìn tốt VSMT. Xây dựng các chương trình với nếp sống văn minh, gia đình văn hóa theo từng địa bàn, khu dân cư. Phối hợp với Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên Quận trong công tác kiểm tra vận động nhân dân thực hiện phong trào giữ gìn VSMT. Tổ chức các đợt kiểm tra vệ sinh môi trường trên địa bàn các phường. Phối hợp với Thanh tra xây dựng Quận kiểm tra các công trình, công trường xây dựng không thực hiện đúng theo quyết định 3093/QĐ-UB, quyết định 25/QĐ-UB, quyết định 02/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà nội Tham mưu Phòng XDĐT, Phòng TNMT, Thanh tra xây dựng Quận kiểm tra xử lý các vi phạm VSMT đối với các cơ quan, công trường công trình xây dựng. Tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện tổng vệ sinh theo Chỉ thị số 04/2003/CT-UB ngày 17/01/2003 của UBND Thành phố Hà Nội Khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có sáng kiến, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn Công ty quản lý. Đề xuất UBND Quận có các chương trình tham quan học tập các điển hình về quản lý VSMT để rút kinh nghiệm và triển khai thực hiện. 3.5. Một số khó khăn vướng mắc và kiến nghị đề xuất Hiện nay, đơn giá tiền lương, nhiên liêu, vật tư, công cụ dụng cụ đều tăng cao nhưng đơn giá duy trì của các nhà thầu vận chưa được điêu chỉnh cho phù hợp và kịp thời. Thành phố đã ban hành quyết định 2579/QĐ-UB ngày 23/12/2008 về việc ban hành đơn giá duy trì VSMT mới áp dụng từ 1/1/2008. Công ty Kính đề nghị UBND quận Hoàng Mai, Phòng Tài chính kế hoạch, Trung tâm PTQĐ & QLDT HTĐT xem xét thanh toán cho các đơn vị. Đối với công tác thu phí vệ sinh: Hiện nay do khối lượng duy trì vệ sinh ngõ xóm lớn, doanh thu từ phí vệ sinh thấp (doanh thu phí vệ sinh năm 2008 chỉ đạt khoảng 3.264.116.000 đồng trong khi đó chi phí theo đơn giá 2150 là: 4.264.842.000đ) nên đơn vị gặp rất nhiều khó khăn trong công tác cân đối thu chi để thực hiện duy trì vệ sinh ngõ xóm. Kiến nghị: UBND quận, Các phòng ban chức năng của quận xem xét: + Chỉ đạo UBND các phường tuyên truyền cho người dân thực hiện đóng phí vệ sinh và xử phạt những cá nhân, đơn vị không chịu nộp phí vệ sinh theo đúng quy định của Thành phố. + Cho phép đơn vị được bổ sung khối lượng duy trì vệ sinh tại 1 số khu đô thị mới như: Đồng Tầu, Vĩnh Hoàng, Đền Lừ, Sống Hoàng để giảm bớt khó khăn về kinh phí duy trì vệ sinh ngõ xóm của đơn vị tại các khu vực này Đối với công tác duy trì vệ sinh: Địa bàn quận Hoàng Mai hiện nay đang trong quá trình xây dựng phát triển về cơ sở vật chất có rất nhiều công trình, công trường đang thi công. Tuy nhiên có 1 số công trình không đảm bảo các yêu cầu trong quá trình thi công gây bụi bẩn ra đường phố như công trình xây dựng tại khu vực công ty Cơ khí Mai Động đường Tam Trinh, công trình xây dựng khu đô thị Đền Lừ 3.... Để đảm bảo VSMT trên địa bàn quận kính đề nghị UBND quận chỉ đạo các phòng ban chức năng và lực lượng Thanh Tra xây dựng quận có các biện pháp xử lý, yêu cầu đơn vị thi công phải thực hiện đúng các quy định của Thành phố về việc đảm bảo VSMT trong quá trình thi công xây dựng. Công ty CPDV môi trường Thăng Long xin báo cáo UBND Quận Hoàng Mai, Trung tâm PTQĐ & QLHTĐT quận Hoàng Mai được biết. Ngoài những đề xuất cụ thể trên, quận Hoàng Mai cần phải thực hiện thêm các biện pháp tổng quát nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn như: Trách nhiêm cộng đồng và xử lý hành chính: Phải xác định rõ công tác vệ sinh môi trường là trách nhiệm của toàn dân, của cơ quan, đơn vị chứ không phải là cơ quan làm công tác môi trường, do vậy mọi chính sác…h, biện pháp phải phân định chức năng, nhiệm vụ, phạm vi là sự phối hợp nhiều cấp, nhiều ngành, các cơ quan, đơn vị, phường, xã. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho mọi người giữ gìn môi trường, tuân thủ luật môi trường, các quy chế quản lý môi trường của quận đã ban hành qua các hình thức phù hợp. Tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc, xử lý các hành vi vi phạm môi trường, coi trọng biện pháp ngăn chặn kịp thời càng sớm càng tốt. Dùng biên pháp cưỡng chế để bắt buộc các tổ chức, nhà hàng, khách sạn phải kí hợp đồng vận chuyển và xử lý rác thải. Tăng cường trang thiết bị công tác vệ sinh môi trường Xây thêm các ga rác, đảm bảo cho mỗi khối, xóm một ga rác thuận tiện cho việc tập kết rác. Đầu tư đầy đủ các dụng cụ thu gom rác ở các phường, xã như:Xe đẩy tay, đồ bảo hộ Trang bị thêm xe vận chuyển rác chuyên dùng cho các đơn vị môi trường kết hợp sử dụng tối đa công suất để đáp ứng nhu cầu vận chuyển và xử lý CTR hàng năm. Khuyến khích xử lý một phần rác thải tại các hội, các khối xóm, các phường xã. Đối với ngành giáo dục Công tác giáo dục môi trường phải đưa vào chính khóa trong các trường, có những bài giảng nêu rõ các số liệu cụ thể về tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong công tác tuyên truyền cần sử dụng rộng rãi các loại hình nghệ thuật như kịch, phim, truyện ngắn, tuyên truyền dưới dạng như quảng cáo trên báo, truyền hình, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nói chung và quản lý CTR nói riêng. KẾT LUẬN Dù có áp dụng công nghệ xử lý nào, thì việc nâng cao nhận thức về chất thải nói chung và chất thải rắn nói riêng cho cộng đồng là một nội dung không thể thiếu được. Công tác giảm phát sinh chất thải, thu gom hết chất thải phân loại rác thải từ nguồn là rất quan trọng, vì nguồn rác thải đầu vào xử lý giảm đi, tách riêng từng loại vật liệu (nhất là các chất thải nguy hại phải được tách để xử lý riêng) sẽ là yếu tố quyết định của các sản phẩm đầu ra và khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải, làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của các chất thải độc hại, nguy hại lẫn trong chất thải chung. Việc thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường, đặc biệt là áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, từ thu phí nước thải tiến tới thu phí khí thải, phí chất thải rắn, chất thải nguy hại sẽ có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn, áp dụng công nghệ. Chuyển từ phạt hành chính đối với những vi phạm Luật Bảo vệ môi trường thành phạt kinh tế. Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tính toán lợi ích kinh tế để đầu tư lắp đặt trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường. Đồng thời, khuyến khích giảm giá thuê đất, ưu đãi thuế và vay vốn đầu tư các dự án sản xuất các trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường. Xây dựng chế tài hợp lý trong việc chuyển giao kết quả nghiên cứu chế tạo công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường vào sản xuất, kinh doanh. Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng các kỹ thuật và chuyên gia về công nghệ môi trường ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ... Lựa chọn các chuyên gia am hiểu chuyên môn, làm việc khách quan tham gia vào Hội đồng chuyên gia để xây dựng cơ chế, chính sách thẩm định công nghệ môi trường quốc gia. Cần lượng hóa đánh giá từng loại công nghệ theo các tiêu chí: Hiệu quả xử lý ô nhiễm, chi phí kinh tế, trình độ công nghệ xử lý, phù hợp với điều kiện Việt Nam và an toàn về môi trường. Phải coi chất thải cũng như là một loại tài nguyên. Quá trình xử lý cần khai thác triệt để tính hữu ích của chất thải. Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng từ chất thải… là để phát triển một nền kinh tế tuần hoàn phục vụ cuộc sống con người, góp phần làm giảm khối lượng chất thải, giảm chi phí xử lý. Đây là những yếu tố cần thiết trước khi đi đến một quyết định chọn công nghệ xử lý phù hợp. MỤC LỤC Danh mục bảng biểu, sơ đồ Danh mục sơ đồ Hình 1: Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp 13 Hình 2: Hệ thống thiêu đốt chất thải 14 Hình 3: Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện 15 Hình 4: Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex 16 Hình 5: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Trung Quốc 23 Hình 6: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của CHLB Đức 24 Hình 8: Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt, Nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn, Hà Nội 49 Danh mục bảng Bảng 1 Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004 (triệu tấn) 17 Bảng 2:Tiêu chí lựa chọn vị trí khu chôn lấp CTR theo Chiến lược quản lý CTR đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 46 Bảng 3:Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn bãi chôn lấp 46 theo TCXDVN 261:2001 46

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111301.doc