Đề tài Quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng

Tài liệu Đề tài Quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng: MỤC LỤC CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ............................... 7 1.1 Lý luận tổng quan: ................................ ................................ ........................ 7 1.1.1 Định nghĩa rủi ro lãi suất:................................ ................................ ...7 1.1.2 Nguyên nhân của rủi ro lãi suất ................................ .......................... 7 1.1.3 Tác động của rủi ro lãi suất: ................................ ............................... 8 1.1.3.1 Khía cạnh lợi nhuận ................................ ................................ ...........8 1.1.3.2 Khía cạnh giá trị kinh tế : ................................ ................................ ...9 1.1.3.3 Thiệt hại ẩn: ................................ ................................ ....................... 9 1.2 Nghiên cứu tổng quan : ................................ ................................ ............... 10 1.2.1 Rủi ro lãi suất tại các ngân hàng ở Ấn...

pdf84 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ............................... 7 1.1 Lý luận tổng quan: ................................ ................................ ........................ 7 1.1.1 Định nghĩa rủi ro lãi suất:................................ ................................ ...7 1.1.2 Nguyên nhân của rủi ro lãi suất ................................ .......................... 7 1.1.3 Tác động của rủi ro lãi suất: ................................ ............................... 8 1.1.3.1 Khía cạnh lợi nhuận ................................ ................................ ...........8 1.1.3.2 Khía cạnh giá trị kinh tế : ................................ ................................ ...9 1.1.3.3 Thiệt hại ẩn: ................................ ................................ ....................... 9 1.2 Nghiên cứu tổng quan : ................................ ................................ ............... 10 1.2.1 Rủi ro lãi suất tại các ngân hàng ở Ấn Độ: ................................ .......10 1.2.2 Rủi ro lãi suất tại ngân hàng ở các quốc gia thuộc Châu Phi: ........... 15 1.2.3 Tại Việt Nam ................................ ................................ ................... 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO L ÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM EXIMBANK ................................ ...................... 21 2.1 Giới thiệu chung về Việt Nam Eximbank: ................................ ................. 21 2.1.1 Lịch sử hình thành: ................................ ................................ .......... 21 2.1.2 Quy mô hoạt động................................ ................................ ............ 21 2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ: ................................ ................................ .....21 2.1.4 Cơ cấu tổ chức: ................................ ................................ ............. 23 2.2 Chính sách lãi suất của Viet Nam Eximbank trong thời gian qua:........... 24 2.2.1 Lãi suất huy động: ................................ ................................ ............ 24 2.2.2 Lãi suất cho vay: ................................ ................................ .............. 26 2.3 Thực trạng công tác quản lý rủi ro l ãi suất tại Viet Nam Eximbank: ......27 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG QUY TR ÌNH QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI VIET NAM EXIMBANK ................................ ........... 28 3.1 Xây dựng chính sách quản lý rủi ro l ãi suất: ................................ ............. 28 3.1.1 Nhiệm vụ của Hội Đồng Quản trị: ................................ .................... 28 3.1.2 Nhiệm vụ của Ban Giám Đốc: ................................ .......................... 29 3.1.3 Nhiệm vụ của phòng quản lý rủi ro: ................................ ................. 30 3.1.4 Nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ: ................................ ......................... 31 3.1.5 Quy định các hạn mức hoạt động ................................ ..................... 31 3.1.6 Quy định về việc duy trì vốn chủ sở hữu: ................................ .........33 3.2 Quy trình quản lý rủi ro: ................................ ................................ ............ 33 3.2.1 Nhận dạng rủi ro ................................ ................................ .............. 33 3.2.1.1 Rủi ro định giá lại: ................................ ................................ ........... 34 3.2.1.2 Rủi ro cơ bản: ................................ ................................ .................. 34 3.2.1.3 Rủi ro đường cong lợi nhuận: ................................ ........................... 35 3.2.1.4 Rủi ro quyền chọn: ................................ ................................ ........... 35 3.2.2 Đo lường rủi ro ................................ ................................ ................ 36 3.2.2.1 Thu thập dữ liệu ................................ ................................ ............... 39 3.2.2.2 Thực hiện các kịch bản và giả định: ................................ ................. 42 3.2.2.3 Tính toán các mức độ rủi ro ................................ ............................. 45 3.2.3 Giám sát rủi ro ................................ ................................ ................. 47 3.2.3.1 Chiến lược đánh giá ................................ ................................ .........48 3.2.3.2 Báo cáo rủi ro lãi suất ................................ ................................ ......48 3.2.4 Kiểm soát rủi ro ................................ ................................ ............... 50 3.2.4.1 Kiểm toán quá trình quản lý rủi ro lãi suất................................ ........50 3.2.4.2 Hạn mức rủi ro: ................................ ................................ ................ 51 3.3 Phương pháp đo lường rủi ro lãi suất: ................................ ....................... 53 3.3.1 Báo cáo Gap: ................................ ................................ ................... 53 3.3.1.1 Gap dương ................................ ................................ ....................... 54 3.3.1.2 Gap âm ................................ ................................ ............................ 54 3.3.1.3 Cách xây dựng báo cáo Gap ................................ ............................. 56 3.3.1.4 Xây dựng hạn mức Gap: ................................ ................................ ..59 3.3.2 Mô hình mô phỏng : ................................ ................................ .........60 3.3.2.1 Các thuận lợi của mô hình mô phỏng ................................ ............... 60 3.3.2.2 Cách xây dựng mô hình mô phỏng ................................ ................... 60 3.3.2.3 Đo lường rủi ro với mô hình mô phỏng ................................ ............ 61 3.3.3 Giá trị kinh tế của tài sản có – nợ: ................................ .................... 63 3.3.4 Báo cáo giá trị một điểm cơ bản (BVP) ................................ ............ 65 3.3.4.1 Cách tính BPV ................................ ................................ ................. 66 3.3.4.2 Quản lý rủi ro bằng BPV: ................................ ................................ .66 3.4 Các bước trong quá trình kiểm toán ................................ .......................... 70 3.4.1 Các thủ tục chung................................ ................................ ............. 71 3.4.2 Xác định phạm vi kiểm tra rủi ro lãi suất................................ .......... 71 3.4.2.1 Bước 1. ................................ ................................ ............................ 71 3.4.2.2 Bước 2. ................................ ................................ ............................ 71 3.4.2.3 Bước 3. ................................ ................................ ............................ 72 3.4.2.4 Bước 4. ................................ ................................ ............................ 73 3.4.2.5 Bước 5: ................................ ................................ ............................ 73 3.4.2.6 Bước 6. ................................ ................................ ............................ 73 3.4.3 Đánh giá chất lượng của quá trình quản lý rủi ro lãi suất ................. 76 3.4.4 Đánh giá chất lượng báo cáo đo lường rủi ro lãi suất đang sử dụng ..77 3.4.5 Đánh giá chất lượng giám sát rủi ro lãi suất: ................................ ....78 3.4.6 Đánh giá các cán bộ trong Ban điều hành và Hội đồng quản trị ........79 3.4.7 Đánh giá mức độ rủi ro lãi suất qua các tiêu chí kiểm toán: .............. 79 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1.1: Biến động lãi suất (kỳ hạn 10 năm) ................................ .................... 10 Biểu đồ 1.2: Biên độ giữa lãi suất dài hạn và ngắn hạn ................................ ............ 12 Bảng 1.1: Ngân hàng với rủi ro “nghiêm trọng” ................................ .................... 13 Bảng 1.2: Các ngân hàng được phòng ngừa rủi ro ................................ ................. 14 Bảng 1.3: Các ngân hàng chịu rủi ro nghiêm trọng ................................ ................ 15 Biểu đồ 1.3: Lãi suầt tiển gửi và cho vay trung bình ở Zimbabwe, 1983-1993 .......16 Biểu đồ 1.4: Lãi suầt tiển gửi và cho vay trung bình ở Nigeria, 1983-1993............ 17 Biểu đồ 1.5: Biến động lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm v à lãi suất liên ngân hàng VN kỳ hạn 3 tháng ................................ .......................... 19 Bảng 3.1: Báo cáo GAP ................................ ................................ ......................... 57 Bảng 3.2: Mô phỏng kịch bản 1 ................................ ................................ ............. 62 Bảng 3.3: Mô phỏng kịch bản 2,3 ................................ ................................ .......... 63 Bảng 3.4: Giá trị kinh tế của tài sản nợ, tài sản có................................ ................ 64 Bảng 3.5: Bảng báo cáo giá trị 1 điểm cơ bản(BPV) ................................ ............. 70 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 1. NH: Ngân hàng 2. BGĐ: Ban giám đốc 3. HĐQT: Hội đồng quản trị 4. EIB: Eximbank 5. TSC – TSN: Tài sản có – Tài sản nợ 6. Gap – Gap analysis program – Báo cáo phân tích chênh lệch 7. NII : Net interest income 8. MTM: Mark to market – Ghi nhận theo thị trường 9. Bp: Basic point – Điểm cơ bản 10. PMT: Payment – Thanh toán 11. PV: Present value – Giá trị hiện tại 12. FV: Future value – Giá trị tương lai 13. BPV: Basic point value – Giá trị 1 điểm cơ bản 14. RSA: Risk sensitive asset 15. RSL: Risk sensitive liability 16. A: Asset – Tài sản có 17. L: Liability – Tài sản nợ 18. I: Interest – Lãi suất 19. C: Cost – Chi phí 20. N: number – Số 21. ALCO: Asset Liability Management Committee : Ủy Ban quản lý tài sản nợ -có 22. RBI: Reserve bank of India (central bank of India): Ngân hàng Trung Ương của Ấn Độ MỞ ĐẦU Sự tập trung chính các quy định v à mối quan tâm về sự suy yếu của ngân hàng theo truyền thống vẫn là rủi ro tín dụng. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã trãi qua thất bại trong hoạt động ngân h àng nghiêm trọng do các khoản nợ xấu gây ra. Lịch sử hoạt động ngành ngân hàng từng chứng kiến trong những năm 1990, đã có không ít ngân hàng thương mại cổ phần bị rút giấy phép hoạt động hoặc phải sáp nhập với đ ơn vị khác vì không chịu nổi tổn thất từ những rủi ro trong hoạt động tín dụng Những tháng nửa đầu năm 2008, với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam, vốn VNĐ khan hiếm. Các ngân hàng sử dụng lãi suất như một vũ khí lợi hại trong “cuộc chiến” giành giật thị phần., lãi suất huy động rất cao tạo ra nhiều rủi ro cho các ngân hàng. Thu nhập lãi ròng giảm kéo theo lợi nhuận giảm do thu nhập từ lãi (lãi tín dụng, lãi tiền gửi, lãi đầu tư...) là nguồn thu chủ yếu. So với rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên sự yếu kém của ngân hàng. Tài sản nợ và có của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi lãi suất. Nhìn chung, tác động của sự thay đổi lãi suất lên tài sản nợ và có không cần bằng nhau. Điều này làm phát sinh một tác động lên nguồn vốn chủ sở hữu, lãi hay lỗ (nếu có). Trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á diễn ra cuối thập kỷ 90, lãi suất tại Indonesia đã tăng trên 30%, ngay sau đó, nhiều ngân hàng theo nhau phá sản. Điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro l ãi suất của các ngân hàng, tuy nhiên hiện nay công tác này chưa được chú trọng đúng mức. Từ thực tiễn công tác, đề t ài xin đưa ra một số kiến nghị về quy tr ình cũng như các biện pháp đo lường, quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 1.1 Lý luận tổng quan: 1.1.1 Định nghĩa rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất là rủi ro tài chính của ngân hàng do biến động lãi suất trên thị trường. Trong hoạt động ngân h àng, chấp nhận loại rủi ro này là điều bình thường và rủi ro này cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và giá trị cổ đông. Tuy nhiên, rủi ro lãi suất vượt quá mức sẽ đe dọa đến lợi nhuận v à vốn của ngân hàng. Biến động lãi suất trên thị trường sẽ làm thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của ngân hàng và các thu nhập nhạy cảm lãi suất khác cũng như tác động đến chi phí hoạt động của ngân h àng. Biến động lãi suất cũng đồng thời tác động đến các trị giá ẩn (underlying value) của Tài sản nợ - tài sản có (TSC- TSN) và các công cụ ngoại bảng khác do làm thay đổi hiện giá của các dòng tiền trong tương lai (hoặc đôi khi là chính các dòng tiền này). Theo đó, vì mục tiêu hoạt động an toàn và bền vững của ngân hàng, cần phải thiết lập một quy trình quản trị rủi ro hiệu quả trong đó rủi ro l ãi suất luôn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng. 1.1.2 Nguyên nhân của rủi ro lãi suất  Rủi ro do quy định lại mức lãi suất: Hình thức cơ bản và phổ biến nhất của rủi ro lãi suất xuất phát từ sự chênh lệch thời hạn (trường hợp lãi suất cố định) và việc định lại mức lãi suất (trường hợp lãi suất thả nổi) đối với các TSN -TSC và các hạng mục ngoại bảng.  Rủi ro ảnh hưởng đến đường cong lợi tức: Xuất hiện khi có sự thay đổi không dự đoán tr ước trên đường cong lợi nhuận làm ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận hoặc các giá trị kinh tế đi k èm của ngân hàng. Chương 1: Lý luận và nghiên cứu tổng quan 8  Rủi ro cơ bản: Là rủi ro bắt nguồn từ mối tương quan không hoàn hảo trong việc điều chỉnh mức lãi suất đi vay và cho vay đối với các sản phẩm tài chính có cùng đặc điểm khi quy định lại mức l ãi suất. Khi lãi suất thay đổi, các chênh lệch này sẽ dẫn đến thay đổi không mong muốn l ên dòng tiền và lợi nhuận của các TSN-TSC và các hạng mục ngoại bảng có cùng thời hạn hoặc có cùng đặc điểm quy định lại mức lãi suất.  Rủi ro liên quan đến các sản phẩm tài chính có tính chất quyền chọn: Là rủi ro bắt nguồn từ các giao dịch quyền lựa chọn của các loại TSN -TSC và các hạng mục ngoại bảng. Giao dịch quyền lựa chọn cho phép người chủ giao dịch được quyền (chứ không phải là nghĩa vụ) mua, bán hay theo một cách nào đó làm thay đổi trị giá dòng tiền của sản phẩm hay hợp đồng tài chính. 1.1.3 Tác động của rủi ro lãi suất: Lãi suất thay đổi có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị kinh tế của ngân hàng 1.1.3.1 Khía cạnh lợi nhuận: Biến động lợi nhuận là nhân tố quan trọng để phân tích rủi ro l ãi suất vì nếu mức lợi nhuận bị giảm đi hay thiệt hại tăng nhanh sẽ đe dọa mức độ ổn định t ài chính của ngân hàng do làm giảm mức dự trữ vốn vì mất uy tín trên thị trường. Khi nói đến lợi nhuận, thu nhập ròng từ lãi (là chêch lệch giữa doanh thu lãi suất trừ đi chi phí lãi suất) thường được chú ý nhiều nhất. Thu nhập r òng từ lãi đóng vai trò quan trọng trong tổng thu nhập của ngân hàng và cũng có mối liên hệ trực tiếp với biến động lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên, khi ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt động để tạo thêm thu nhập từ các loại phí và nguồn thu nhập không từ lãi khác thì việc tập trung vào xem xét nguồn thu nhập ròng này hay ngoài lãi cũng đều là những vấn đề quan trọng. Chương 1: Lý luận và nghiên cứu tổng quan 9 1.1.3.2 Khía cạnh giá trị kinh tế : Biến động lãi suất thị trường có thể tác động lên giá trị kinh tế của TSN-TSC và các hạng mục ngoại bảng của ngân h àng. (Giá trị kinh tế của một tài sản là hiện giá của dòng tiền mong đợi trong tương lai được tính để phản ánh lãi suất thị trường). Giá trị kinh tế của ngân hàng được xem như là hiện giá của các dòng tiền ròng trong tương lai (bằng dòng tiền ròng tương lai của TSC trừ đi của TSN cộng với dòng tiền ròng tương lai của các giao dịch ngoại bảng).Theo nghĩa n ày, khía cạnh giá trị kinh tế phản ánh quan điểm về độ nhạy cảm của giá trị r òng trước biến động lãi suất. Việc xem xét tác động của rủi ro l ãi suất trên khía cạnh trị giá kinh tế cho thấy tác động lâu dài của biến động lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng, trong khi đó khi xem xét trên khía c ạnh lợi nhuận chỉ cho thấy tác động ngắn hạn v à không đưa ra được dự đoán chính xác về tác động n ày đối với tình hình chung của ngân hàng. 1.1.3.3 Thiệt hại ẩn: Hai khía cạnh trên chỉ bàn tới tác động của biến động lãi suất lên hoạt động tài chính của ngân hàng. Khi đánh giá mức độ rủi ro lãi suất, ngân hàng cũng cần xem xét ảnh hưởng của lãi suất trong quá khứ đối với các hoạt động trong tương lai. Đặc biệt là các công cụ không được định giá theo thị trường thường hay ẩn chứa thiệt hại hay lợi nhuận ẩn bắt nguồn từ các biến động l ãi suất trong quá khứ. Thiệt hại hay lợi nhuận ẩn n ày đôi khi cũng được phản ảnh trên lợi nhuận của ngân hàng. Ví dụ: khi lãi suất còn thấp, ngân hàng cho khách hàng vay dài hạn vơi lãi suất cố định và gần đây thì lại phải huy động vốn với lãi suất cao hơn để tài trợ tiếp cho khoản vay này và điều này làm cạn kiệt nguồn lực của ngân hàng. Chương 1: Lý luận và nghiên cứu tổng quan 10 1.2 Nghiên cứu tổng quan : 1.2.1 Rủi ro lãi suất tại các ngân hàng ở Ấn Độ: Tại Ấn Độ, hoạt động giám sát rủi ro truyền thống của các ngân h àng vẫn tập trung vào rủi ro tín dụng là chủ yếu. Từ năm 1993 trở đi, các hạn chế hành chính đối với rủi ro lãi suất dần dần nới lỏng. Điều này đã dẫn tới tình trạng lãi suất biến động chưa từng thấy như miêu tả trong biểu đồ 1.1 Lãi suất (%/năm)14 12 10 8 6 10-09-1997 25-05-1998 28-01-1999 06-10-1999 19-06-2000 07-03-2001 13-11-2001 22-07-2002 Biểu đồ 1.1: Biến động lãi suất (kỳ hạn 10 năm) Do đó các ngân hàng và ban ki ểm soát ở Ấn độ hiện tại có nhu cầu mới về việc đo lường và kiểm soát rủi ro lãi suất trong ngân hàng. Đặc biệt, lãi suất đã giảm nghiêm trọng trong vòng 4 năm qua. Nếu lãi suất tăng trong tương lai, nó sẽ làm tổn thất các ngân hàng đã sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ cho những tài sản dài hạn. Theo chuẩn mực quốc tế, các ngân hàng ở Ấn Độ có phần lớn tài sản dưới dạng trái phiếu chính phủ. Số l ượng trái phiếu mà các ngân hàng tại Ấn chiếm 27.2% tổng tài sản thời điểm 31.03.2001. N gược lại, trái phiếu chính phủ chỉ chiếm 4.6% trong tổng tài sản của các ngân hàng ở Mỹ và chỉ có 0.3% tại các Chương 1: Lý luận và nghiên cứu tổng quan 11 ngân hàng ở Anh. Tỷ lệ này ở các nước trong khu vực Euro cao hơn một chút là 6.9%. Hiện tượng việc các ngân hàng nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ lớn phần nào được điều chỉnh bởi các yêu cầu về dự trữ lớn như đang áp dụng tại Ấn Độ hiện nay. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng đối mặt với những khó khăn khi tạo quy trình hợp lý để quản lý danh mục tín dụng đ ã tự nguyện nắm giữ trái phiếu chính phủ vượt quá yêu cầu dự trữ. Điều này đã dẫn tới hậu quả rủi ro lãi suất cho các ngân hàng này, kể từ khi phần lớn tín dụng doanh nghiệp có xu hướng theo hình thức lãi suất thả nổi (là những khoản có thời lượng thấp), khi số lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp l à các sản phẩm có lãi suất cố định (là những khoản có thời lượng dài hơn danh mục tín dụng điển hình) Đối với hầu hết hệ thống ngân h àng thương mại ở Ấn Độ, các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn và tiền gửi thanh toán chiếm khoản 50% tổng l ượng tiền gửi. Xem xét một ngân hàng điển hình, có trái phiếu chính phủ chiếm 30% trong tổng tài sản. Trong trường hợp này, lãi suất tăng sẽ thường xuyên tổn thất đến giá trị ròng của nó. Nếu lãi suất tăng, giá trị của các khoản tiền gửi không thay đổi, nhưng danh mục đầu tư sẽ bị giảm giá trị. Rủi ro lãi suất đi kèm với việc nắm giữ lượng lớn trái phiếu chính phủ bị trầm trọng hơn bởi quyết định của Ngân hàng Trung Ương Ấn Đô (RBI) năm 1998, để mở rộng đường cong lợi tức và tăng thời lượng của trái phiếu nợ chính phủ. Điều này đồng nhất với các mục tiêu của ban quản lý nợ cộng đồng, n ơi phát hành các khoản nợ dài hạn giảm rủi ro tới hạn tái tục cho chính phủ. Kỳ hạn tới hạn trung bình của các trái phiếu thứ cấp tăng từ 5.5 năm năm 1996 -97 đến 14.3 năm trong giai đoạn 2001-02. Ở những quốc gia có yêu cầu dự trữ ít, các chính sách có li ên quan đến quản lý nợ cộng đồng có thể được làm thủ công mà không quan tâm đến hệ thống ngân hàng.Tại Ấn, yêu cầu dự trữ là rất lớn cho thấy rằng chính sách mở rộng đường cong lợi tức có thể liên quan đến việc buộc ngân Chương 1: Lý luận và nghiên cứu tổng quan 12 hàng tăng thời gian đáo hạn tài sản của họ.Trên thế giới, các ngân hàng có tỷ lệ tài sản là trái phiếu chính phủ nhỏ và họ cũng thường xuyên sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Tại Ấn Độ, trong khi hướng dẫn của Ngân hàng Trung Ương khuyên ngân hàng sử dụng các hợp đồng kỳ hạn (forward) và hoán đổi lãi suất (swap) để phòng ngừa rủi ro lãi suất thì các thị trường các công cụ này thật nhỏ. Hợp đồng tương lai và quyền chọn lãi suất cũng chưa hình thành. Do đó, con đường đi tới ngăn chặn rủi ro thì chắc chắn không có sẳn cho các ngân hàng. Các tranh luận cho thấy rằng rủi ro lãi suất là một vấn đề quan trọng đối với các ngân hàng và cơ quan giám sát ở Ấn Độ. Yêu cầu về đo lường rủi ro hợp lý và đánh giá các chính sách ban hành kết hợp được đặt ra. RBI đã sử dụng hai phương pháp để hướng tới việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất tốt hơn. Yêu cầu bắt buộc tài sản có và tài sản nợ nên được phân loại theo thời gian định giá lai để tạo báo cáo rủi ro lãi suất được đặt ra. Báo cáo này được yêu cầu báo cáo lên Hội đồng quản trị của ngân hàng và RBI (nhưng không công khai). Ngoài ra, RBI cũng yêu cầu các ngân hàng phải lập dự phòng biến động đầu tư (IFR) sử dụng lợi nhuận từ việc kinh doanh trái phiếu chính phủ. Lãi suất (%/năm) 4 2 0 10-09-1997 25-05-1998 28-01-1999 06-10-1999 19-06-2000 07-03-2001 13-11-2001 22-07-2002 Biểu đồ 1.2: Biên độ giữa lãi suất dài hạn và ngắn hạn Chương 1: Lý luận và nghiên cứu tổng quan 13 Hình trên cho thấy một dãy biên độ giữa lãi suất ngắn hạn (30 ngày) và lãi suất dài hạn (10 năm).Có thể thấy rằng theo quan điểm hiệu quả thống k ê, giai đoạn lãi suất thuận lợi là thời điểm biên độ này có khác biệt cao. Bảng dưới đây chỉ ra 7 ngân hàng trong ví dụ chứng minh rằng có rủi ro cực kỳ “nghiêm trọng”, với khả năng đạt được lợi nhuận cao trong trường hợp lãi suất tăng. Rủi ro được xếp thứ tự từ Global Trust Bank, ngân h àng sẽ đạt được lợi nhuận 58.9% vốn chủ sở hữu khi l ãi suất tăng 320 bps đến Uco bank, đạt 21.1% (%) ∆E/E ∆E/A STT Tên Ngân hàng 200 bps 320 bps 200 bps 320 bps 1. Global Trust Bank 39.0 58.9 1.3 1.9 2. State Bank of Patiala 35.0 53.0 2.3 3.5 3. Bank Of Maharashtra 33.3 52.1 1.1 1.7 4. Canara Bank 22.2 34.4 1.1 1.7 5. State Bank of Mysore 17.3 27.4 0.6 0.9 6. Centurion Bank 17.2 27.0 0.7 1.1 7. Uco Bank 13.8 21.1 1.2 1.9 Bảng 1.1: Ngân hàng với rủi ro “nghiêm trọng” Có thể thấy rằng kết quả của việc mô phỏng các cú sốc l ên đường cong lợi nhuận cho mẫu 42 ngân hàng tại thời điểm 31 tháng 3 năm 2002. Đối với mỗi ngân hàng, kết quả khảo sát cho thấy, tác động thể hiện qua tỷ lệ thay đổi vốn trên vốn chủ sở hữu (∆E/E) và tác động thể hiện tỷ lệ thay đổi vốn trên tài sản (∆E/A). Khảo sát tập trung vào tỷ lệ tác động trên vốn chủ sở hữu đối với cú sốc lãi suất thay đổi 320 bps, như là một thước đo của rủi ro lãi suất. Điều này cho thấy trong khi Global Trust lợi nhuận 58.9% còn Indian Overseas Bank thì lỗ 104.7% trên vốn chủ sở hữu. Bảng 1.1 cho thấy 7 ngân hàng có vẻ sẽ gặp rủi ro “nghiêm trọng”; có nghĩa là các ngân hàng sẽ kiếm lợi nhuận cao nếu lãi suất tăng (và ngược lại). Chương 1: Lý luận và nghiên cứu tổng quan 14 Bảng dưới đây cho thấy có 9 ngân h àng trong số các ngân hàng được chọn khảo sát có vẻ được phòng ngừa rủi ro tương đối khá (có rủi ro nhỏ hơn 25% vốn chủ sở hữu). Rủi ro được xếp từ ngân hang Punjab National, đ ã đạt được 6.3% vốn chủ sở hữu khi lãi suất tăng 320 điểm cơ bản, đến ngân hàng Icici, lỗ 15.4% trên vốn chủ sở hữu. % ∆E/E ∆E/A STT Tên Ngân hàng 200 bps 320 bps 200 bps 320 bps 8. Punjab National Bank 3.5 6.3 0.1 0.3 9. Karur Vysya Bank 2.1 3.3 0.2 0.3 10. HDFC Bank 0.1 0.5 0.0 0.0 11. Allahabad Bank -0.7 0.0 -0.0 0.0 12. UTI Bank -0.5 -0.5 -0.0 -0.0 13. Syndicate Bank -0.8 -1.1 -0.3 -0.5 14. Bank Of Rajasthan -7.1 -10.2 -0.3 -0.5 15. State Bank of India -8.5 -11.2 -0.4 -0.5 16. icici Bank -10.3 -15.4 -0.7 -1.0 Bảng 1.2: Các ngân hàng được phòng ngừa rủi ro Trong khi các ngân hàng này có v ẻ sẽ được lợi nhuận cao khi lãi suất tăng, thì nó có thể phát sinh lỗ trong trường hợp lãi suất tăng như trường hợp giữa giai đoạn 31/03/2002 và 31/12/2002. Bảng 1.3 cho thấy có 26 ngân hàng trong số các ngân hàng được khảo sát có vẻ chịu rủi ro lãi suất nghiêm trọng. Các ngân hàng này có thể bị lỗ 25% vốn chủ sở hữu hay hơn khi lãi suất tăng 320 điểm cơ bản. Trong số đó, có 15 ngân hàng có thề bị lỗ hơn 50% vốn chủ sở hữu. Tóm lại, trong số 42 ngân hàng được khảo sát, có 9 ngân hàng không bị rủi ro lãi suất nghiêm trọng, còn 34 ngân hàng thì ch ịu rủi ro cao. Bảng dưới đây cho thấy có 26 ngân h àng trong số các ngân hàng khảo sát có rủi ro lãi suất nghiêm trọng được xếp từ Ngân hàng Laxshmi Vilas, tổn thất 24.6% vốn chủ sở hữu khi lãi suất tăng 320 điểm đến ngân h àng Indian Overseas, tổn thất 104.7%. Chương 1: Lý luận và nghiên cứu tổng quan 15 (%) ∆E/E ∆E/A Sr.No. Bank 200 bps 320 bps 200 bps 320 bps 17. Laxshmi Vilas Bank -16.8 -24.6 -1.0 -1.4 18. Union Bank of India -18.1 -26.1 -0.9 -1.2 19. Bharat Overseas Bank -19.9 -29.4 -1.2 -1.7 20. Corporation Bank -20.2 -30.1 -1.8 -2.6 21. Punjab and Sind Bank -22.9 -33.6 -0.7 -1.1 22. Lord Krishna Ltd. -23.6 -34.8 -1.5 -2.2 23. Vyasa Bank -23.9 -35.4 -1.5 -2.2 24. Jammu and Kashmir Bank Ltd. -25.4 -37.7 -1.6 -2.4 25. Bank of India -26.8 -39.8 -1.1 -1.6 26. Bank of Baroda -27.8 -41.5 -1.5 -2.2 27. Indusind Bank -28.2 -42.8 -1.6 -2.4 28. South Indian Bank Ltd. -34.0 -49.8 -1.4 -2.1 29. S. B. of Bikaner and Jaipur -35.3 -52.6 -1.7 -2.5 30. Andhra Bank -35.6 -52.7 -1.5 -2.2 31. IDBI Bank -35.3 -53.8 -1.6 -2.4 32. Dhanalakshmi Bank -37.9 -56.0 -1.7 -2.5 33. City Union Bank -37.5 -56.3 -2.4 -3.6 34. Oriental Bank of Commerce -38.6 -57.1 -1.9 -2.9 35. Federal Bank -41.6 -61.9 -1.8 -2.7 36. Bank of Punjab -44.5 -66.6 -2.2 -3.3 37. State Bank of Travancore -50.3 -74.7 -1.9 -2.8 38. State Bank of Hyderabad -49.9 -74.9 -2.2 -3.4 39. Karnataka Bank -51.7 -77.1 -2.9 -4.4 40. Vijaya Bank -53.5 -80.1 -2.2 -3.3 41. Dena Bank -64.6 -95.9 -2.0 -3.0 42. Indian Overseas Bank -70.3 -104.7 -2.2 -3.4 Bảng 1.3: Các ngân hàng chịu rủi ro nghiêm trọng 1.2.2 Rủi ro lãi suất tại ngân hàng ở các quốc gia thuộc Châu Phi: Tự do hóa thương mại song song với tự do hóa tài chính tại các nước Châu Phi đã ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng của các quốc gia thuộc Châu Phi. Để thu hút tiền gửi từ khách hàng, đặc biệt để đối mặt với làn sóng cạnh tranh gay gắt theo sau quá trình tự do hóa tài chính, nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi đến mức cao dẫn đến chất lượng tín dụng kém trong bối cảnh t ình hình kinh tế lạm phát cao, tỷ giá bị định giá cao v à thâm hụt ngân sách lớn tạo nên các khoản nợ xấu tăng trong nền kinh tế. Trong khi chi phí hoạt động của ngân hàng gia tăng vì hầu hết các tài sản đều có kỳ hạn đáo hạn ngắn do các khoản tiền gửi cũng chỉ ngắn hạn (nhỏ h ơn 30 ngày). Thực chất, các ngân hàng ở Southern Cone giống một công ty môi giới hơn là công ty biến đổi tài sản. Đối Chương 1: Lý luận và nghiên cứu tổng quan 16 LS tiển gửi LS cho vay với các dự án dài hạn, thì các khoản vay bị đánh giá lại thường xuyên làm tăng chi phí giao dịch. Bảng cân đối của các ngân h àng ở Châu Phi chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn và tiền gửi ngắn hạn. Không có thị tr ường vốn dài hạn. Để đảm bảo khả năng chi trả, các ngân h àng tăng khoảng cách giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Lãi suất tăng cao cũng làm cho khách hàng vay tiền thực hiện các dự án có rủi ro cao h ơn. Chi phí vỡ nợ tăng do các khoản dư nợ xấu chiếm tỷ lệ cao trong tổng t ài sản. Tỷ lệ các ngân hàng phá sản tăng cao. 83 86 89 92 (nguồn: thống kê tài chính của IMF) Biểu đồ 1.3: Lãi suầt tiển gửi và cho vay trung bình ở Zimbabwe, 1983-1993 Biểu đồ 1.3 cho thấy sau khi tự do hóa lãi suất đầu năm 90 tại Zimbabwe, lãi suất tiền gửi và cho vay tăng cao, tuy nhiên l ãi suất tiền gửi tăng cao hơn so với lãi suất cho vay gây tổn thất cho ngân h àng. Tại Nigeria, tự do hóa tài chính làm thủ tục mở ngân hàng mới dễ dàng hơn nên có đến 46 ngân hàng thương mại và chi nhánh được thành lập và 25 ngân hàng khác được đệ trình cấp giấy phép hoạt động trong giai đoạn từ năm 1986 đến 1990. Các ngân hàng dùng công cụ lãi suất để cạnh tranh Chương 1: Lý luận và nghiên cứu tổng quan 17 83 88 91 LS tiển gửi LS cho vay Biểu đồ 1.4: Lãi suầt tiển gửi và cho vay trung bình ở Nigeria, 1983-1993 Biểu đồ 1.4 cho thấy lãi suất trung bình tiền gửi tăng cao hơn lãi suất cho vay trong khoảng thời gian ngắn năm 1987 sau đó l ãi suất tăng cao đáng kể, chênh lệch lãi suất cho vay và tiền gửi được mở rộng. Tháng 11 năm 1989, chính phủ Nigeria đã tái lập chính sách khống chế lãi suất như ban đầu. Theo đó khoản cách giữa lãi suất tiền gửi và cho vay là 7% và giữa lãi suất cơ bản với lãi suất cho vay cao nhất là 4%. Nhiều ngân hàng đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán do các khoả n nợ xấu tăng cao. Để củng cố lòng tin trong hệ thống ngân hàng, đầu năm 1990, Nigeria đã bắt đầu áp dụng các hướng dẫn thực hiện đảm bảo an toàn. Các ngân hàng ở Châu Phi đã thực hiện các biện pháp đo lường rủi ro lãi suất bằng cách tính giá tri thị trường của ngân hàng hay thu nhập lãi ròng theo khoảng thời gian cụ thể hay tác động của sự thay đổ i lãi suất lên vốn của ngân hàng. 1.2.3 Tại Việt Nam Ngày 17/5/2008, Ngân hàng Nhà nư ớc đã công bố Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam ph ù hợp với quy định của Luật Ngân h àng Nhà nước, Luật Dân sự và cơ chế lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu. Theo đó, mức trần lãi suất huy động 12/%/năm theo công điện số 02/CĐ - NHNN ngày 26/2/2008 của NHNN sẽ hết hiệu lực thi h ành. Điều này cũng có nghĩa, cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng của ngân h àng sẽ hết Chương 1: Lý luận và nghiên cứu tổng quan 18 hiệu lực; quyết định hành chính quy định lãi suất 12% cũng bị loại bỏ. NHNN cũng đã công bố mức lãi suất cơ bản mới được áp dụng là 12%/năm.Theo đó, lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại tối đa sẽ bằng 150% lãi suất cơ bản, tương đương 18%/năm.Cùng với việc quyết định bãi bỏ trần lãi suất 12%, điểm đáng chú ý nhất của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam theo Quyết định 16/2008/QĐ -NHNN đã có sự thay đổi căn bản. Cơ chế điều hành lãi suất thỏa thuận hiện nay được thay bằng cơ chế mới thực hiện theo các quy định của Luật Dân Sự và Luật NHNN. Để tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ “thắt chặt” nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Thống đốc Ngân h àng Nhà nước đã ban hành các Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/6/2008 (Quyết định số 1316/QĐ- NHNN ngày 10/06/2008 và Quy ết định số 1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008) điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 12%/năm tăng lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm tăng lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm tăng l ên 13%/năm và có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 11/6/2008. Theo đó, các t ổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động và cho vay bằng Đồng Việt Nam ở mức hợp lý, để tăng khả năng huy động và cho vay vốn. Sau cả thập kỷ, năm 2008 đánh dấu một b ước ngoặt mới trong quá tr ình phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là một loạt ngân hàng mới chính thức ra đời. Đầu năm 2008, thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam chứng kiến một cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng dẫn đến những biến động lãi suất chóng mặt trên thị trường vốn. Chương 1: Lý luận và nghiên cứu tổng quan 19 Biểu đồ 1.5: Biến động lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm v à lãi suất liên ngân hàng VN kỳ hạn 3 tháng Chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nhằm hạn chế lạm phát như tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và yêu cầu các ngân hàng thương mại mua tín phiếu bắt buộc khiến các ngân hàng gặp không ít khó khăn trong việc đảm bảo tính thanh khoản. Chính những yếu tố này sẽ gây áp lực lớn cho các ngân hàng về lợi nhuận và cổ tức Thực tế nhiều ngân hàng đã phải điều chỉnh lại mục tiêu lợi nhuận Ông Lý Xuân Hải Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) cũng thừa nhận: "Cho vay với mức 21%/năm sẽ lỗ v ì giá vốn sau dự trữ bắt buộc đã là 22%/năm” Trong khi đó, nhiều ngân hàng qui mô nhỏ thừa nhận lợi nhuận giảm sút v à không đạt kế hoạch đề ra. Một số NH c òn phải cắt giảm các chi phí tiếp thị - quảng cáo vì kinh doanh không hiệu quả. Rơi vào trường hợp này là những NH bị hụt thanh khoản và đã phải chạy đua tăng lãi suất huy động cũng như vay mượn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất rất cao. Với khó khăn trong hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2008, mặc dù một số NH công bố vẫn đạt mức lợi nhuận cao, nh ưng nhìn chung thu nhập lãi suất ròng của các NH đã sụt giảm và xu hướng này sẽ còn ảnh hưởng đến cuối năm. Chương 1: Lý luận và nghiên cứu tổng quan 20 Toàn hệ thống vẫn có chênh lệch thu nhập-chi phí khá lớn, nhưng mức lợi nhuận chắc chắn sẽ thấp hơn mức kế hoạch dự kiến, nguyên nhân chủ yếu do thu nhập lãi ròng giảm sút. Trước thực trạng trên cho thấy rủi ro lãi suất của các ngân hàng Việt Nam đang đối mặt là rất cao. Theo đánh giá của Fitch – Tổ chức đánh giá tín nhiệm, mặc dù có sự cải thiện vốn hóa, chất lượng tài sản và sự phức tạp trong thủ tục quản lý rủi ro của ngân hàng, nhưng các ngân hàng Việt Nam vẫn cần cải thiện thêm đáng kể. Hệ thống ngân hàng vẫn còn yếu kém, trong đó quan trọng nhất là chất lượng và tính độc lập của quy định hay giám sát, công tác quản lý rủi ro vẫn còn lỏng lẻo. Theo đánh giá của Fitch, với môi trường lãi suất cao sẽ dẫn đến chi phí tín dụng cao hơn đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ. Xu hướng khống chế chênh lệch lãi suất vẫn sẽ còn tiếp diễn trong môi trường hiện tại, do kết qủa của việc cạnh tranh gia tăng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro l ãi suất, Ngân hàng Nhà nước cho phép sử dụng sản phẩm hoán đổi l ãi suất (cho phép việc hoán đổi lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi và ngược lại.) từ một vài năm trước . Tuy nhiên, thị trường sản phẩm này vẫn chưa được phát triển và sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM EXIMBANK 2.1 Giới thiệu chung về Việt Nam Eximbank: 2.1.1 Lịch sử hình thành: Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank) , là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH -GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng k ý là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến tháng 12 năm 2007 vốn điều lệ của Eximbank là 2.800.000.000.000 đồng VN. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa b àn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh v à 64 Chi nhánh. 2.1.2 Quy mô hoạt động Hạng mục (tỷ VNĐ) 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng tài sản có 6,401 8,000 11,369 18,327 33,710 Vốn điều lệ 300 500 700 1,212 2,800 Vốn huy động 5,000 6,000 8,000 13,000 23,000 Dư nợ 4,000 5,000 7,000 10,000 18,000 Lợi nhuận trước thuế 148 109 237 359 629 Mạng lưới chi nhánh 10 13 15 24 66 2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ:  Huy động vốn, tiền gửi thanh tóan, chứng chỉ tiền gửi. Chi tiết các sản phẩm tiền gửi tại Eximbank như sau: Tiền gửi không kỳ hạn của khách h àng cá nhân Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Việt Nam Eximbank 22 Tiền gửi không kỳ hạn của khách h àng doanh nghiệp Tiền gửi có kỳ hạn ngắn : + Tiền gửi qua đêm – 24h + Tiền gửi call 48h  Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư.  Nhận vốn từ các TCTD trong và ngòai nước.  Cho vay ngắn, trung & dài hạn.  Chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá.  Kinh doanh ngọai tệ, vàng bạc.  Thanh tóan quốc tế, đầu tư chứng khóan.  Dịch vụ thanh tóan và phát hành thẻ nội địa, thẻ quốc tế Visa, Master Card, Visa Debit.  Dịch vụ ngân quỹ.  Dịch vụ tài chính trọn gói dành cho du học sinh.  Dịch vụ tư vấn tài chính.  Cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác… 2.1.4 Cơ cấu tổ chức: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TỔNG THỂ CỦA EXIMBANK ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÁC HỘI ĐỒNG/BAN VĂN PHÒNG HĐQT TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC HỘI ĐỒNG/ỦY BAN Khối khách hàng cá nhân Khối khách hàng DN Khối ngân quỹ đầu tư tài chính Khối hỗ trợ & phát triển kinh doanh Khối công nghệ thông tin Khối Giám sát Họat động Khối quản trị nguồn lực Khối văn phòng SỞ GIAO DỊCH, CHI NHÁNH, CÔNG TY TRỰC THUỘC Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Việt Nam Eximbank 24 2.2 Chính sách lãi suất của Viet Nam Eximbank: Chính sách, cơ chế điều hành lãi suất của Việt Nam Eximbank thay đổi theo từng thời kỳ tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh, th ị trường và cả chính sách của Ngân hàng nhà nước. Cơ chế điều hành lãi suất hiện tại của Eximbank như sau: 2.2.1 Lãi suất huy động: Mức lãi suất từng loại tiền gửi tiết kiệm do Eximbank quy định v à công bố từng thời kỳ. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được quy định trên cơ sở tháng (30 ngày) hoặc một năm (360 ngày). Eximbank áp dụng các phương thức trả lãi như sau : Trả lãi trước : tiền lãi được trả cho người gửi tiền một lần vào lúc gửi tiền; Trả lãi hàng tháng: tiền lãi được tính và trả hàng tháng vào một ngày nhất định ; Trả lãi theo định kỳ : tiền lãi được tính và trả theo kỳ hạn nhất định; (%/tháng tính trên cơ sở tháng 30 ngày) Định kỳ trả lãi Kỳ hạn Lãnh lãi trước Lãnh lãi hàng tháng Lãnh lãi hàng quý Lãnh lãi hàng năm Lãnh lãi cuối kỳ Không kỳ hạn 0,250 1 tuần 1,167 2 tuần 1,192 3 tuần 1,208 1 tháng 1,299 1,317 2 tháng 1,298 1,302 1,333 3 tháng 1,281 1,302 1,333 4 tháng 1,266 1,301 1,333 5 tháng 1,236 1,285 1,317 6 tháng 1,199 1,260 1,262 1,292 7 tháng 1,171 1,243 1,275 8 tháng 1,150 1,235 1,267 9 tháng 1,124 1,218 1,220 1,250 10 tháng 1,085 1,185 1,217 11 tháng 1,047 1,151 1,183 12 tháng 1,024 1,135 1,137 1,167 Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Việt Nam Eximbank 25 13 tháng 1,013 1,135 16,757 1,167 15 tháng 0,963 1,000 1,042 1,125 18 tháng 0,906 0,917 1,000 1,083 24 tháng 0,806 0,833 0,875 0,917 1,000 25 tháng 0,800 0,833 - 0,000 1,000 36 tháng 0,735 0,833 0,875 0,917 1,000 60 tháng 0,625 0,833 0,875 0,917 1,000 Bảng 1.4: Lãi suất tiền gửi VND áp dụng cho khách hàng cá nhân thời điểm tháng 10/2008 Với mức gửi từ 100 triệu đồng trở lên, khách hàng được cộng thêm lãi suất thưởng bậc thang theo số dư tương ứng như sau: Mức gửi cho mỗi món gửi Lãi suất thưởng(%/tháng) Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu 0,004 Từ 500 triệu đến dưới 2 tỷ 0,008 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ 0,012 Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ 0,014 Từ 10 tỷ trở lên 0,017 Lãi suất rút trước hạn đối với tiền gửi cá nhân, tiền gửi tiết kiệm của Eximbank:  Trường hợp thời hạn thực gửi của số tiền rút < 01 tháng, khách h àng được hưởng lãi suất không kỳ hạn.  Trường hợp thời hạn thực gửi của số tiền rút ≥ 01 tháng, khách hàng được hưởng lãi suất rút trước hạn như sau: - Trường hợp thời hạn thực gửi < 1/3 kỳ hạn ghi tr ên sổ: lãi suất rút trước hạn bằng 40% lãi suất ghi trên sổ. - Trường hợp thời hạn thực gửi ≥ 1/3 v à < 1/2 kỳ hạn ghi trên sổ: lãi suất rút trước hạn bằng 60% lãi suất ghi trên sổ. - Trường hợp thời hạn thực gửi ≥ 1/2 v à < 3/4 kỳ hạn ghi trên sổ: lãi suất rút trước hạn bằng 80% lãi suất ghi trên sổ. Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Việt Nam Eximbank 26 - Trường hợp thời hạn thực gửi ≥ 3/4 kỳ hạn ghi tr ên sổ: lãi suất rút trước hạn bằng 90% lãi suất ghi trên sổ. - Trường hợp lãi suất rút trước hạn ≤ lãi suất không kỳ hạn: áp dụng lãi suất không kỳ hạn. Đối với tiền gửi lãnh lãi trước, lãnh lãi định kỳ (hàng tháng, quý, năm) nếu có nhu cầu rút vốn trước hạn thì khách hàng hưởng lãi suất rút trước hạn đối với tiền gửi cá nhân, tiền gửi tiết kiệm của Eximbank v à phải hoàn trả phần chênh lệch tiền lãi đã lãnh (nếu có). Khi ñeán haïn thanh toaùn tieàn gö ûi tieát kieäm coù kyø haïn, neáu ngö ôøi gö ûi tieàn khoâng ñeán laõnh vaø khoâng coù yeâu caàu gì khaùc thì Eximbank se õ nhaäp laõi vaøo voán goác vaø keùo daøi theâm moät kyø haïn môùi. Trö ôøng hôïp vaøo ngaøy ñeán haïn Eximbank khoâng huy ñoäng loaïi kyø haïn ñoù nö õa thì soá voán coäng laõi seõ ñö ôïc chuyeån qua loaïi kyø haïn ngaén hôn lieàn keà, ñoàng thôøi aùp duïng mö ùc laõi suaát tieàn gö ûi tieát kieäm hieän haønh cuûa Eximbank. 2.2.2 Lãi suất cho vay:  Đối với cho vay ngắn hạn : Lãi suất cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng bằng lãi suất cho vay Eximbank công bố tại thời điểm giải ngân. Sau mỗi 01 tháng kể từ ngày hợp đồng tín dụng có hiệu lực , lãi suất cho vay của tất cả các khế ước còn dư nợ thuộc hợp đồng tín dụng đó đ ược thay đổi bằng lãi suất cho vay Eximbank công bố tại thời điểm điều chỉnh.  Đối với cho vay trung- dài hạn : Lãi suất cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng bằng lãi suất cho vay Eximbank công bố tại thời điểm giải ngân. Sau mỗi 03 tháng kể từ ngày hợp đồng tín dụng có hiệu lực , lãi suất cho vay của tất cả các khế ước còn dư nợ thuộc hợp đồng tín dụng đó đ ược thay đổi bằng lãi suất cho vay Eximbank công bố tại thời điểm điều chỉnh.” Trong trường hợp mức vốn vay của khách h àng được đảm bảo bằng nhiều loại tài sản khác nhau, Eximbank sẽ xác định l ãi suất cho tổng mức vay trên cơ sở tính toán tỷ lệ vốn vay tương ứng với từng loại tài sản đảm bảo nhân với mức lãi suất cho vay tương ứng với từng loại tài sản đảm bảo. Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Việt Nam Eximbank 27 Tuy nhiên để phát huy thế mạnh là một ngân tài trợ xuất nhập khẩu, Eximbank luôn có chính sách ưu đãi về lãi suất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 2.3 Thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất tại Viet Nam Eximbank : Eximbank có hệ thống quản lý rủi ro đã được hình thành dần trong quá trình kinh doanh. Công tác quản lý rủi ro bắt đầu chú trọng khi Eximbank thực hiện tái cấu trúc ngân hàng năm 2007. Khi phòng Quản lý rủi ro Eximbank được thành lập vào tháng 08/2007, việc nghiên cứu cách thức theo dõi và phân tích rủi ro lãi suất mới bắt đầu được thực hiện, do đó tồn tại nhiều hạn chế sau đây :  Chưa có quy trình hướng dẫn cụ thể về quản lý rủi ro l ãi suất.  Việc quản lý rủi ro lãi suất chưa được chú trọng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ và đầu tư tài chính.  Hệ thống thông tin chưa hỗ trợ tốt trong việc báo cáo số liệu truy xuất chậm, không đầy đủ và mất nhiều thời gian do đó báo cáo không đ ược thực hiện kịp thời.  Chưa có chương trình cập nhật cơ sở dữ liệu thị trường và động thái của khách hàng gửi tiền - vay tiền khi có sự thay đổi lãi suất để làm dữ liệu cho việc phân tích, dự báo trong tương lai.  Báo cáo chưa được kiểm toán nội bộ kiểm tra để đảm bảo tính xác thực và khách quan.  Hiện tại để hạn chế rủi ro lãi suất, EIB đã quy định chính sách lãi suất cho vay thay đổi trong 1 tháng/lần đối với các khoản cho vay ngắn hạn (d ưới 12 tháng) và 3 tháng/ lần đối với các khoản cho vay trung – dài hạn (từ 12 tháng trở lên). Đây không phải là giải pháp hữu hiệu trong điều hành quản lý rủi ro lãi suất và rủi ro giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng. CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG QUY TR ÌNH QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI VIET NAM EXIMBANK 3.1 Xây dựng chính sách quản lý rủi ro l ãi suất: Trong quy trình quản lý rủi ro, một trong những yếu tố không thể tách rời đó l à một hệ thống các hạn mức và văn bản hướng dẫn các hoạt động rủi ro đ ược xây dựng cho toàn ngân hàng. Thông lệ quản trị rủi ro hiệu quả phải bắt đầu từ cấp cao nhất đó là các chức năng quản lý rủi ro do HĐQT và Ban điều hành (BĐH) thực hiện. Quản lý cấp cao chịu trách nhiệm đảm bảo rủi ro lãi suất được quản lý theo chiều dọc và mỗi ngày. Trong quản lý các hoạt động của ngân h àng, quản lý cấp cao nên:  Phát triển và thực thi những thủ tục và hành động chuyển tải các mục tiêu và khả năng chịu đựng rủi ro của hội đồng quản trị đặt ra th ành những tiêu chuẩn hoạt động dễ hiểu và phù hợp với ý chí của hội đồng quản trị  Đảm bảo phù hợp với thẩm quyền và chức năng nhiệm vụ mà hội đồng quản trị đã đặt ra để đo lường, quản lý và báo cáo tình hình rủi ro lãi suất.  Kiểm tra việc thực thi và duy trì thông tin quản trị và các hệ thống khác có thể nhận biết, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro lãi suất của ngân hàng Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả để kiểm tra quy tr ình quản lý rủi ro. 3.1.1 Nhiệm vụ của Hội Đồng Quản trị: Chính sách và chiến lược quản lý rủi ro lãi suất thông qua Hội đồng quản trị (HĐQT) đảm bảo Ban Giám đốc (BGĐ) thực hiện các bước cần thiết để theo dõi và kiểm soát những rủi ro theo các chính sách v à chiến lược đã được thông qua. HĐQT phải được thông báo thường xuyên về rủi ro lãi suất của ngân hàng (NH) để đánh giá hoạt động theo dõi và kiểm soát rủi ro này theo các chỉ thị hướng dẫn về các cấp độ rủi ro được chấp nhận của ngân hàng. Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 29 Phải thiết lập và hướng dẫn chiến lược và mức chịu đựng của ngân hàng đối với rủi ro lãi suất và chỉ định các điều hành cấp cao có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý rủi ro này. Giám sát việc thực hiện của ngân hàng và nhìn tổng thể tình hình rủi ro lãi suất của ngân hàng, đảm bảo mức độ rủi ro lãi suất được duy trì ở mức độ thận trọng và được tài trợ bởi nguồn vốn hợp lý. Khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng đối với rủi ro lãi suất, HĐQT nên xem xét tình hình rủi ro lãi suất hiện tại và tiềm năng cũng như những rủi ro khác có khả năng l àm giảm nguồn vốn của ngân hàng như rủi ro tín dụng, thanh khoản và rủi ro giao dịch Đảm bảo ngân hàng thực hiện những nguyên tắc cơ bản hợp lý hỗ trợ cho việc nhận biết, đo lường, giám sát và kiểm soát rũi ro lãi suất Đảm bảo nhân lực có khả năng cho công tác quản lý rủi ro l ãi suất. Quản lý rủi ro hiệu quả đòi hỏi cả kỹ thuật và nguồn nhân lực. 3.1.2 Nhiệm vụ của Ban Giám Đốc: BGĐ phải đảm bảo rằng cơ cấu hoạt động kinh doanh của NH v à mức độ rủi ro lãi suất của NH được quản lý hiệu quả, rằng các chính sách v à quy trình phù hợp đã được thiết lập nhằm kiểm soát và hạn chế những rủi ro này, và rằng nguồn lực của ngân hàng luôn sẵn sàng phục vụ cho việc đánh giá và kiểm soát rủi ro lãi suất. Cần phải xác định rõ ràng những cá nhân và/hoặc các Ủy ban chịu trách nhiệm quản lý rủi ro lãi suất và đảm bảo rằng việc phân chia trách nhiệm được thực hiện một cách đầy đủ đối với những hoạt động chính trong quy tr ình quản lý rủi ro nhằm tránh mâu thuẫn lợi ích. Cần phải quy định rõ nhiệm vụ, chức năng đối với việc tính toán, theo d õi và kiểm soát rủi ro hoàn toàn độc lập với các chức năng thực hiện công việc kinh doanh, đầu tư của NH và quy định phải báo cáo trực tiếp về t ình hình rủi ro lên BGĐ và HĐQT. Xác định rõ quy trình và chính sách quản lý rủi ro lãi suất phù hợp và nhất quán với đặc tính và sự phức tạp của các hoạt động liên quan. Các chính sách này phải được áp dụng trên một cơ sở thống nhất, và phù hợp theo từng cấp độ Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 30 của các chi nhánh, đặc biệt là khi nhận biết được những khác biệt về mặt pháp lý và những rào cản có thể xảy ra đối với các luồng tiền giữa các chi nhánh Ban giám đốc phải xem xét thường xuyên các báo cáo chi tiết về rủi ro lãi suất. Các báo cáo này có thể khác nhau tùy thuộc vào hồ sơ rủi ro của ngân hàng nhưng tối thiểu phải bao gồm các nội dung sau:  Tóm tắt rủi ro của ngân hàng  Các báo cáo thể hiện mức độ tuân thủ các chính sách v à hạn mức.  Kết quả thử nghiệm tình huống căng thẳng bao gồm cả các đánh giá trong trường hợp các giả định và thông số chủ chốt bị phá vỡ.  Tóm tắt các kết quả xem xét các chính sách, thủ tục v à khả năng của hệ thống đo lường rủi ro, bao gồm cả các kết quả từ kiểm toán nội bộ hoặc b ên ngoài hoặc tư vấn. 3.1.3 Nhiệm vụ của phòng quản lý rủi ro: Xác định được những rủi ro lãi suất tiềm ẩn trong các sản phẩm v à hoạt động mới và cần phải đảm bảo các sản phẩm v à hoạt động này tuân theo các quy trình và kiểm soát chặt chẽ trước khi đưa ra và thực hiện. Những biện pháp quản lý rủi ro hay dự phòng rủi ro cần phải được HĐQT hay Ủy ban chuyên trách thông qua. Tính toán được mức độ nhạy cảm dễ dẫn đến thiệt hại trong các điều kiện căn g thẳng của thị trường- bao gồm cả trường hợp các giả định cũng bị phá vỡ - và xem xét các hậu quả khi thiết lập các chính sách, hạn mức cho rủi ro l ãi suất. Thường xuyên báo cáo tình hình đo lường rủi ro và so sánh giữa mức rủi ro hiện thời với các hạn mức đề ra trong các chính sách. Ngo ài ra, cũng cần so sánh các dự đoán rủi ro với kết quả thực tế nhằm nhận dạng đ ược các điểm yếu trong phương pháp phân tích. Thực hiện các biện pháp điều chỉnh, giảm mức độ rủi ro hoặc đề xuất bổ sung thêm vốn hoặc kết hợp cả hai. Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 31 3.1.4 Nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ: Điều quan trọng là ngân hàng cần phải có bộ phận kiểm toán nội bộ mạnh v à đủ an toàn để đảm bảo tất cả các hoạt động kinh doanh đ ược báo cáo lên quản lý cấp cao kịp thời và phù hợp với chiến lược đã được quản lý cấp cao phê duyệt. Hệ thống kiểm tra nội bộ chặt chẽ phục vụ cho quy tr ình quản lý rủi ro lãi suất. Báo cáo đánh giá độc lập thường kỳ và những đánh giá liên quan đến tính hiệu quả của hệ thống này, và nếu cần thiết, phải đảm bảo rằng một số các xem xét đánh giá hay công tác tăng cường đối với kiểm tra nội bộ phải đ ược thực hiện. 3.1.5 Quy định các hạn mức hoạt động Ngân hàng phải thiết lập và áp dụng các hạn mức hoạt động cũng nh ư các thông lệ khác nhằm bảo đảm rủi ro luôn đ ược giữ ở mức phù hợp với các chính sách nội bộ.  Mục tiêu quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng là duy trì rủi ro này tại mức ngân hàng tự đặt ra trong trường hợp có biến động lãi suất. Để đạt mục tiêu này, ngân hàng phải có hệ thống các hạn mức rủi ro l ãi suất và các hướng dẫn. Hệ thống này sẽ đặt ra các giới hạn rủi ro cho to àn ngân hàng và nếu có thể thì phân bổ xuống từng bộ phận kinh doanh hay từng sản phẩm, danh mục đầu t ư. Hệ thống hạn mức nhằm bảo đảm ban l ãnh đạo ngân hàng luôn phải lưu ý bất kỳ sự vượt quá giới hạn cho phép nào. Một hệ thống hạn mức phù hợp sẽ cho phép quản lý ngân hàng có thể kiểm soát rủi ro lãi suất, thảo luận về các cơ hội và rủi ro, theo dõi mức rủi ro thực tế so với mức dự kiến.  Các hạn mức rủi ro phải thống nhất với ph ương pháp chung đo lường rủi ro của ngân hàng. Các hạn mức thể hiện mức độ có thể chấp nhận rủi ro của ngân hàng và cần được Ban giám đốc điều hành thông qua cũng như xem xét lại theo từng giai đoạn. Các hạn mức phải ph ù hợp với quy mô, mức độ phức tạp v à mức đủ vốn của ngân hàng cũng như khả năng đo lường và quản lý rủi ro. Tùy thuộc vào bản chất các hạng mục ngân hàng đang nắm giữ và mức độ phức tạp chung, ngân hàng có thể đặt ra các hạn mức cho từng cá nhân bộ phận kinh doanh, danh mục đầu tư, từng loại công cụ. Mức độ chi tiết của hạn mức rủi ro Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 32 phản ánh đặc điểm các hạng mục ngân h àng đang nắm giữ bao gồm các nguồn rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt.  Ban quản lý cấp cao phải nhanh chóng nắm bắt các ngoại lệ hạn mức. Ngân hàng phải có chính sách rõ ràng trong các trường hợp này quy định cách thức thông báo và xử lý. Đặc biệt quan trọng cần l àm rõ liệu các hạn mức này đã bao giờ bị vi phạm chưa hay trong hoàn cảnh đặc biệt, các hạn mức này có thể chỉ vượt quá trong một thời gian ngắn.  Các hạn mức phải tương thích với phương pháp đo lường rủi ro của ngân hàng và phải phản ánh tác động dự đoán của biến đọng l ãi suất lên lợi nhuận và trị giá kinh tế của ngân hàng. Từ khía cạnh lợi nhuận, ngân hàng cần xem xét các hạn mức dưới góc độ biếnđộng của thu nhập r òng và thu nhập ròng từ lãi suất để từ đó đánh giá được đóng góp của thu nhập phi l ãi suất trong trường hợp ngân hàng đang chịu rủi ro lãi suất. Các hạn mức này thể hiện mức độ biến động lợi nhuận mà ngân hàng có thể chấp nhận trong các trương hợp lãi suất biến động.  Hình thức của các hạn mức phản ánh tác động lãi suất đối với trị giá kinh tế của ngân hàng cần phù hợp với quy mô và đặc điểm của các hạng mục ngân h àng đang nắm giữ. Nếu ngân hàng thiên về các hoạt động truyền thống v à ít nắm giữ các công cụ dài hạn, các giao dịch quyền chọn hay quyền chọ n đi kèm hoặc các công cụ khác có giá trị hay thay đổi bất kể biến động l ãi suất thị trường thì chỉ cần các hạn mức đơn giản. Trong trường hợp ngân hàng có hoạt động phức tạp hơn thì cần các hạn mức chi tiết hơn.  Các hạn mức rủi ro tín dụng đóng vai tr ò quan trọng trong việc giả định các tình huống lãi suất thị trường biến động bất thường. Các biến động lãi suất được dùng để phân tích tạo lập các hạn mức phải tính cả các biến động l ãi suất quá khứ và thời gian cần thiết để Ban điều hành ngân hàng nhận biết rủi ro. Các hạn mức có thể tính dựa trên các kỹ thuật phân bố thống kê lãi suất chẳng hạn như lợi nhuận rủi ro (earning at risk) hay trị giá kinh tế rủi ro (economic value at risk). Ngoài ra, các giả định tình hống phải lưu ý đến cả các nguồn gây rủi ro Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 33 lãi suất cho ngân hàng như rủi ro chênh lệch, đường cong lợi nhuận, rủi ro cơ bản, rủi ro quyền chọn. 3.1.6 Quy định về việc duy trì vốn chủ sở hữu: Những thay đổi trong lãi suất có thể khiến cho ngân hàng có nguy cơ tổn thất, và trong một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa sự sống còn của ngân hàng. Ngoài các hệ thống và kiểm sóat đầy đủ, an toàn thì vốn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và giảm thiểu rủi ro này. Để quản lý hiệu quả, ngân hàng cần phải biết và chuyển mức độ rủi ro lãi suất của mình cho dù đó là rủi ro của các hoạt động kinh doanh hay không kinh doanh th ành đánh giá chung đối với mức vốn đạt yêu cầu, mặc dù hiện vẫn chưa thống nhất về các phương pháp được sử dụng trong quy trình này. Trong những trường hợp mà ngân hàng phải đối mặt với tình hình rủi ro lãi suất đáng kể trong quá tr ình thực hiện chiến lược kinh doanh của mình, thì ngân hàng cần phải phân bổ một lượng vốn đáng kể để hỗ trợ cho rủi ro này. 3.2 Quy trình quản lý rủi ro: 3.2.1 Nhận dạng rủi ro Rủi ro lãi suất có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, và hệ thống đo lường đa dạng trong cách tiếp cận từng loại rủi ro l ãi suất. Trước tiên Phòng Quản lý rủi ro nên xem xét bản chất và độ phức tạp của các sản phẩm và hoạt động ngân hàng và các tính chất rủi ro của những hoạt động kinh doanh doanh này trước khi nhận dạng các nguồn chính gây n ên rủi ro lãi suất và đóng góp có liên quan của mỗi nguồn rủi ro đến hồ sơ rủi ro lãi suất chung của ngân hàng. Lập hệ thống đo lường rủi ro lãi suất có khả năng nhận biết tất cả các nguồn rủi ro lãi suất cũng như đánh giá được tác động của biến động lãi suất đối với phạm vi hoạt động của ngân hàng, nhận diện và lượng hóa những nguồn chính gây nên rủi ro cho ngân hàng. Dấu hiệu rủi ro lãi suất của ngân hàng có thể được chia ra làm 4 loại: rủi ro đánh giá lại hay rủi ro chênh lệch kỳ hạn, rủi ro cơ bản, rủi ro đường cong lợi tức, và rủi ro quyền chọn. Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 34 3.2.1.1 Rủi ro định giá lại: Hình thức cơ bản và phổ biến nhất của rủi ro lãi suất xuất phát từ sự chênh lệch thời hạn (trường hợp lãi suất cố định) và việc tái định giá (trường hợp lãi suất thả nổi) đối với các TSC -TSN và các giao dịch ngoại bảng. Trong hoạt động ngân hàng, chênh lệch tái định giá là vấn đề rất cơ bản và cũng làm cho thu nhập cũng như trị giá kinh tế ẩn của ngân hàng biến động thất thường khi lãi suất thay đổi. Ví dụ : ngân hàng tài trợ một khoản vay dài hạn lãi suất cố định bằng nguồn vốn ngắn hạn sẽ c ó nguy cơ đối mặt với rủi ro thu nhập trong tương lai và trị giá ẩn giảm đi khi lãi suất tăng lên. Nguyên nhân là do dòng tiền của khoản cho vay này luôn cố định trong suốt kỳ hạn của nó trong khi chi phí lãi suất phải trả cho nguồn vốn huy động ngắn hạn lại biến đổi khi nó đến kỳ hạn. 3.2.1.2 Rủi ro cơ bản: Khi lãi suất thay đổi, các chênh lệch này sẽ dẫn đến thay đổi bất ngờ trong dòng tiền và lợi nhuận của các TSC-TSN và các công cụ ngoại bảng có cùng thời hạn hoặc có cùng đặc điểm tái định giá. Ví dụ: việc huy động vốn kỳ hạn 1 tháng lãi suất Libor để tài trợ cho khoản cho vay kỳ hạn 1 năm đ ược tái định lãi suất hàng tháng theo lãi suất trái phiếu chính phủ sẽ đẩy ngân hàng đứng trước nguy cơ chênh lệch giữa hai hệ lãi suất này thay đổi bất ngờ. Ban giám đốc thấy được cái tiềm ẩn mà hành vi định giá lại đó sẽ ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất của ngân hàng như thế nào. Các công cụ ngoại bảng như là hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro hay chuyển đổi tính chất rủi ro l ãi suất của tất cả trạng thái trong bảng cân đối nội bảng cần xem xét việc thay đổi của d òng tiền ngoại bảng thay đổi như thế nào khi lãi suất thay đổi và trong mối quan hệ với các trạng thái sắp được phòng ngừa hay chuyển đổi. Chiến lược phái sinh được thiết kế để phòng ngừa hay bù đắp rủi ro trạng thái bảng cân đối sẽ là hợp đồng phái sinh có mối tương quan mạnh với công cụ hay trạng thái đ ược phòng ngừa. Ngân hàng sẽ cần xem xét tính thanh khoản có li ên quan và chi phí của các hợp đồng khác nhau, chọn lựa sản phẩm cung cấp mối tương quan tốt nhất, Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 35 thanh khoản và chi phí có liên quan tốt nhất. Thậm chí có một mức độ cao tương quan giữa hợp đồng phái sinh và trạng thái được phòng ngừa, ngân hàng có thể gặp rủi ro cơ bản bởi vì tiền mặt và giá sản phẩm phái sinh không phải lúc nào cũng thay đổi đồng thời. Ngân h àng nắm giữ danh mục sản phẩm phái sinh lớn hay năng động trong việc kinh doanh các sản phẩm phái sinh nên xác định rủi ro tiềm tàng có ảnh hưởng đến thu nhập hay vốn hay không. 3.2.1.3 Rủi ro đường cong lợi nhuận: Chênh lệch tái định giá sẽ làm thay đổi độ dốc và hình dạng đường cong lợi nhuận của ngân hàng. Rủi ro đường cong lợi nhuận xuất hiện khi có sự thay đổi bất ngờ trên đường cong lợi nhuận làm ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận hoặc các giá trị kinh tế ẩn của ngân hàng. Chẳng hạn như, giá trị kinh tế ẩn của các trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm (v à được dự phòng bằng các trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn hơn là 5 năm) sẽ bị giảm mạnh nếu đường cong lợi nhuận dốc hơn ngay cả khi đã được dự phòng chống lại các biến động song song tr ên đương cong lợi nhuận. 3.2.1.4 Rủi ro quyền chọn: Giao dịch quyền chọn cho phép người chủ giao dịch được quyền, chứ không phải là nghĩa vụ, mua, bán hay theo một cách nào đó làm thay đổi trị giá dòng tiền của công cụ hay hợp đồng t ài chính. Đó là các điều khoản được quyền chọn mua hay chọn bán các loại trái phiếu, kỳ phiếu, các khoản cho vay cho phép người vay quyền trả trước số dư và hàng loạt các công cụ huy động vốn khác cho phép chủ tài khoản được quyền rút vốn bất kỳ lúc nào mà không phải chịu phạt. Nếu không được quản lý đúng mức, đặc điểm mất cân đối giữa rủi ro-lợi ích của các công cụ có tính chất quyền chọn sẽ đ ưa ngân hàng đứng trước rủi ro do các quyền chọn này hoàn toàn không có lợi cho ngân hàng mà chỉ có lợi cho đối tác. Nếu ngân hàng đã bán quyền chọn cho khách hàng, số tiền thu được hay giá trị vốn mà ngân hàng có thể bị mất từ một biến động không có lợi của l ãi suất có thể vượt số tiền mà ngân hàng đạt đượt nếu lãi suất biến động theo chiều hướng có lợi. Kết qủa là ngân hàng có thể bị rủi ro giảm giá nh iều hơn là thu nhập Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 36 tăng. Trạng thái các quyền chọn đã bán của ngân hàng mang đến rủi ro thất thoát từ cả khi lãi suất tăng và giảm. Bên phía tài sản nợ của bảng cân đối, quyền chọn phổ biến nhất đối với khách hàng là quyền rút tiền sớm trước hạn. Rút tiền sớm trước hạn là quyền chọn bán tiền gửi. Khi lãi suất tăng, giá trị thị trường của tiền gửi khách hàng giảm và khách hàng có quyền “bán” tiền gửi lại cho ngân hàng. Quyền chọn này là có lợi cho người gửi tiền. Sự thận trọng của Ban Giám đốc ngân hàng trong việc định giá lại các sản phẩm bán lẻ nh ư là các khoản tiền gửi không kỳ hạn có thể được xem như là một loại quyền chọn. Quyền chọn này luôn luôn có lợi cho ngân hàng. Ví dụ, ngân hàng có thể ghìm các khoản tiền gửi của nó ở mức lãi suất dưới lãi suất thị trường khi lãi suất tăng và tăng trước lãi suất thị trường khi lãi suất thị trường giảm. 3.2.2 Đo lường rủi ro  Ngân hàng cần thiết phải có các hệ thống đo lường rủi ro lãi suất có khả năng nhận biết tất cả các nguồn rủi ro l ãi suất cũng như đánh giá được tác động của biến động lãi suất đối với phạm vi hoạt động của ngân h àng. Phòng Quản lý rủi ro và Ban điều hành ngân hàng phải hiểu rõ và nắm vững các giả định trong các hệ thống quản trị rủi ro này.  Theo nguyên tắc chung, hệ thống đo lường rủi ro lãi suất có thể nhận biết được rủi ro trên toàn bộ phạm vi hoạt động của ngân hàng, bao gồm từ các nguồn giao dịch lẫn phi giao dịch. Điều này không có nghĩa là ngân hàng không thể áp dụng nhiều hệ thống đo lường rủi ro cũng như nhiều phương pháp quản trị rủi ro cho những hoạt động khác nhau, điều quan trọng ở đây l à phải có cái nhìn tổng quan về rủi ro lãi suất trên tất cả các bộ phận kinh doanh v à sản phẩm kinh doanh của ngân hàng.  Hệ thống đo lường rủi ro lãi suất của ngân hàng phải nêu rõ được tất cả các nguồn rủi ro như rủi ro tái định lãi suất, rủi ro đường cong lợi nhuận, rủi ro co bản và rủi ro quyền chọn. Trong nhiều tr ường hợp, đặc điểm lãi suất của hạng mục mà ngân hàng đang nắm giữ nhiều nhất sẽ chiếm tỷ lệ cao hồ sơ rủi ro của ngân hàng. Mặc dù tất cả các hàng mục của ngân hàng đều phải được theo dõi Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 37 rủi ro phù hợp, ngân hàng cũng cần ưu tiên tập trung vào các hạng mục chiếm đa số hơn. Các hệ thống đo lương rủi ro lãi suất cần có cách xử lý thận trọng hơn đối với những công cụ ảnh hưởng lớn đến tình trạnh chung của ngân hàng mặc dù có thể không chiếm đa số. Các công cụ có sử dụng điều khoản quyền chọn đi kèm (embedded option) thì cần được đặc biệt lưu ý.  Áp dụng kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất ở cả hai khía cạnh lợi nhuận v à trị giá kinh tế. Mức độ có thể từ các tính toán đ ơn giản cho đến các kỹ thuật mô phỏng tĩnh (static simulations) hoặc kỹ thuật mô phỏng động phức tạp h ơn để phản ánh tác động trong tương lai và các quyết định kinh doanh.  Phương pháp phân tích chêch l ệch có thể dùng để đánh giá tác động của lãi suất lên khía cạnh trị giá kinh tế của ngân hàng bằng cách áp dụng hệ số nhạy cảm cho các nhóm thời hạn. Hệ số này dựa trên ước tính xác suất các TSC-TSN tiếp tục nằm lại trong ngân hàng sau khi đến hạn. Việc kết hợp hệ số nhạy cảm n ày với phương pháp phân tích chêch l ệch sẽ đưa ra được dự đoán tương đối chính xác thay đổi trong trị giá kinh tế của ngân h àng trong trường hợp lãi suất biến động.  Các kỹ thuật mô phỏng đưa ra các giả định lãi suất trong tương lai từ đó phân tích tác động của chúng đối với các dòng tiền. Theo kỹ thuật mô phỏng tĩnh, các dòng tiền chỉ được lấy từ bảng cân đối tài sản và các hạng mục ngoại bảng tại thời điểm hiện tại của ngân hàng. Kỹ thuật mô phỏng động tính đến các giả định lãi suất tương lai và thay đổi tương ứng trong hoạt động của ngân h àng. Các kỹ thuật phức tạp này cho phép ngân hàng nắm bắt rõ hơn tương quan giữa các dòng tiền thanh toán với lãi suất và ảnh hưởng của các quyền chọn đi kèm.  Cho dù có áp dụng hệ thống đo lường nào, tác dụng của các kỹ thuật đo lường phụ thuộc vào thời hạn của các giả định và mức độ chính xác áp dụng các phương pháp đo lường. Trong qúa trình xây dựng hệ thống đo lường rủi ro lãi suất, ngân hàng phải bảo đảm rằng mức độ chi tiết về bản chất của các hạng mục nhạy cảm lãi suất phải tương thích với mức độ phức tạp và mức độ rủi ro ẩn trong các hạng mục này. Ví dụ: trong việc sử dụng phương pháp phân tích chêch lệch, mức độ chính xác của đo lường rủi ro lãi suất phụ thuộc phần nào Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 38 vào số lượng nhóm thời hạn mà các hạng mục được phân bổ vào, có nghĩa là nếu nhóm thời hạn quá rộng th ì mức độ chính xác sẽ giảm đi. Tr ên thực tế, ngân hàng cần đánh giá được tầm quan trọng của độ chính xác này trong quá trình xây dựng các phương pháp đo lường.  Một trong những nhân tố quan trọng trong quá tr ình đo lường rủi ro là tính toàn diện và kịp thời của dữ liệu các hạng mục hiện thời. Ngân h àng phải bảo đảm rằng tất cả các hạng mục và dòng tiền dù là nội bảng hay ngoại bảng đều phải được cập nhật kịp thời vào hệ thống đo lường rủi ro. Các dữ liệu này phải bao gồm các thông tin phù hợp về lãi suất hay dòng tiền của các công cụ, hợp đồng tài chính có liên quan. Bất kỳ chỉnh sửa nào trong các dữ liệu này đều phải được lưu bằng văn bản và nêu được lý do chỉnh sửa rõ ràng. Đặc biệt, điều chỉnh trên dòng tiền dự kiến do dự đoán trước các thanh toán hay trả lại t ài sản cầm cố trước hạn cần nêu ra lý do xác đáng và lưu lại bằng văn bản để xem xét sau này.  Để đánh giá kết quả của hệ thống đo l ường rủi ro, các giám đốc rủi ro v à ban quản lý điều hành cấp cao của ngân hàng phải hiểu rõ được các giả định trong hệ thống. Đặc biệt, các kỹ thuật mô phỏng phức tạp cần cẩn thận áp dụng v à tránh không trở thành các “hộp đen”, nghĩa là đưa ra các con số có vẻ rất chính xác nhưng thực tế lại không như vậy khi trình bày các giả định và tham số. Các giả định chủ chốt phải được giám đốc rủi ro và ban quản lý cáo cao công nhận và được xem xét điều chỉnh ít nhất h àng năm, được lưu lại bằng văn bản và ngân hàng phải đánh giá đúng tầm quan trọng của các giả định n ày. Các giả định dùng để đánh giá các công cụ có đọ nhạy cảm l ãi suất phức tạp và có kỳ hạn bất định đòi hỏi mức độ nghiêm khắc hơn trong việc xem xét.  Khi đo lường rủi ro lãi suất, cần lưu ý hơn đến hai khía cạnh sau: việc xử lý các hạng mục có kỳ hạn hành vi khác vơi kỳ hạn hợp đồng và các hạng mục có mệnh giá bằng nhiều đồng tiền khác nhau. Các hạng mục nh ư tiền gởi tiết kiệm hay tiền ký quỹ đặt cọc thường có kỳ hạn hợp đồng hoặc cũng có thể vô kỳ hạn, tuy nhiên trong cả hai trường hợp, chủ tài khoản đều có quyền rút tiền ra bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, các ngân hàng thương không g ắn kết lãi suất trả cho Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 39 các trường hợp này với biến động lãi suất trên thị trường. Những yếu tố này càng làm phức tạp thêm việc tính toán rủi ro lãi suất bởi vì lãi suất thay đổi không những làm thay đổi giá trị của các hạng mục này mà còn làm thay đổi cả kỳ hạn của các dòng tiền. Nói đến khía cạnh TSC của ngân h àng, các hạng mục như việc trả trước thời hạn các tài sản cầm cố hoặc các công cụ có li ên quan đến tài sản cầm cố thường cho thấy biến động về kỳ hạn trong các d òng tiền của chúng.  Ngân hàng có các hạng mục có mệnh giá dưới nhiều đồng tiền khác nhau có thể tính toán rủi ro lãi suất theo từng loại đồng tiền. V ì các đường cong lợi nhuận của mỗi đồng tiền khác nhau, ngân h àng cần đánh giá rủi ro theo từng loại. Nếu ngân hàng có đủ khả năng và phương tiện, thì có thể tính toán rủi ro đa ngoại tệ trong đó sử dụng các giả định về t ương quan lãi suất giữa các đồng tiền này.Các giả định này cần được xem xét thường xuyên về mức độ ổn định và chính xác. Ngân hàng cũng cần phân tích trường hợp một trong những mối tương quan này bị phá vỡ.  Nói chung, nhưng cũng phải tùy thuộc vào mức độ phức tạp và phạm vi hoạt động của từng ngân hàng, các ngân hàng cần có các hệ thống đo lường rủi ro lãi suất để đánh giá được tác động của lãi suất lên hai khía cạnh lợi nhuận và trị giá kinh tế. Những hệ thống này là công cụ đắc lực đo lường chính xác mức độ rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt và báo động ngay khi phát hiện sự vượt quá.  Việc đo lường rủi ro để theo dõi và báo cáo cần được hỗ trợ của Khối Công Nghệ Thông Tin do khối lượng các dòng tiền TSC-TSN là rất lớn và phức tạp. 3.2.2.1 Thu thập dữ liệu Bước đầu tiên trong quá trình đánh giá rủi ro cho ngân hàng là tập hợp dữ liệu để mô tả tình hình tài chính hiện tại của ngân hàng. Mỗi hệ thống đo lường, dù là báo cáo Gap hay một mô hình mô phỏng giá trị kinh tế phức tạp, cũng đ òi hỏi thông tin trên bảng cân đối tài sản. Trong việc thiết kế mô hình ngắn hạn, tập hợp số liệu tài chính có đôi lúc gọi là “cung cấp dữ liệu trạng thái hiện tại”. Dữ liệu phải đáng tin cậy để hệ thống đo lường rủi ro có hiệu quả . Ngân hàng nên có hệ thống thông tin quản l í đầy đủ Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 40 (MIS) để cho phép nó truy suất thông tin hợp lý và chính xác kịp thời. Hệ thống thông tin nên phát hiện dữ liệu rủi ro lãi suất dựa trên tất cả trạng thái của ngân hàng, và nên có tài liệu đầy đủ về những nguồn rủi ro chính đ ược sử dụng trong quá trình đánh giá rủi ro của ngân hàng. Ban quản lý ngân hàng nên cảnh báo đối với những vấn đề dữ liệu hệ thống đo lường rủi ro lãi suất phổ biến sau:  Dữ liệu hoạt động ngân hàng, danh mục đầu tư hay các chi nhánh không đầy đủ.  Thiếu thông tin về tình hình các tài sản ngoại bảng và các giới hạn trần/sàn liên quan đến các sản phẩm cho vay và tiền gửi.  Mức độ tích hợp dữ liệu không hợp lý.  Yêu cầu về thông tin thu thập: Để mô tả rủi ro lãi suất gắn liền với tình hình kinh doanh hiện tại của ngân hàng, ngân hàng nên có thông tin ch o mỗi loại công cụ tài chính hay danh mục đầu tư về:  Số dư hiện tại và các khế ước lãi suất có liên quan đến công cụ hay danh mục đầu tư  Các điều khoản của khế ước hay dự tính của công cụ hay danh mục đầu t ư liên quan đến các khoản tiền gốc, ngày điều chỉnh lãi suất và ngày đáo hạn  Đối với các điều khoản lãi suất có thể điều chỉnh, danh mục l ãi suất được sử dụng để định giá lại (như là lãi suất cơ bản, VNIBOR) cũng như các công cụ có khế ước lãi suất trần hay sàn. Có thể cần thu thập thông tin bổ sung vể cá c sản phẩm chính để cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh hơn nữa rủi ro lãi suất của ngân hàng. Ví dụ, bởi vì thời hạn hay “tính chất thời vụ” của những khoản va y chắc chắc như là cầm cố, có thể ảnh hưởng đến tốc độ thanh tóan của các khoản vay n ày, ngân hàng có thể cần thông tin về ngày phát sinh và lãi suất của các công cụ này. Vị trí địa lý của khoản vay và tiền gửi cũng có thể giúp ngân h àng đánh giá tốc độ thu hồi nợ hay rút tiền gửi. Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 41 Ngân hàng có dùng cơ cấu định giá “bậc thang” cho các sản phẩm cụ thể n hư tiền gửi khách hàng theo lãi suất bậc thang. Theo những cơ cấu định giá như thế, mức độ và sự phản ứng của những mức lãi suất cho tiền gửi sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô của tài khoản tiền gửi. Một khi rủi ro lãi suất của ngân hàng tăng vượt ra phạm vi trạng thái bảng cân đối tài sản nội bảng đến các khế ước lãi suất ngoại bảng và thu nhập từ phí nhạy cảm với lãi suất, ngân hàng nên đưa luôn những khoản mục này vào quá trình đo lường rủi ro lãi suất.  Nguồn thông tin Để có được thông tin chi tiết cần thiết để đo lường rủi ro lãi suất, ngân hàng cần loại hay “xuất” dữ liệu từ nhiều hệ thống giao dịch đa dạng khác nhau trong đó những hệ thống cơ sở lưu giữ những dữ liệu ngày đáo hạn, định giá và các điều khoản thanh toán của mỗi giao dịch. Điều này có nghĩa là ngân hàng cần đánh giá thông tin từ sự đa dạng của hệ thống, bao gồm các khỏan cho vay th ương mại và tiêu dùng, đầu tư và hệ thống tiền gửi. Sổ cái chung của ngân hàng có thể được sử dụng để kiểm tra tính to àn bộ của thông tin số dư được chiết xuất từ các hệ thống giao dịch n ày. Tuy nhiên, thông tin từ hệ thống sổ cái chung nh ìn chung sẽ không chứa thông tin đầy đủ về thời gian đáo hạn và việc định giá lại các tính chất của danh mục đầu t ư của ngân hàng  Tập hợp dữ liệu Bởi vì một vài danh mục chứa nhiều biến số có thể ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất, các hạng mục bổ sung thông tin hay kém thông tin đ ược tích hợp có thể được đòi hỏi. Ví dụ, các ngân hàng nắm giữ các khoản cho vay cầm cố có l ãi suất có thể điều chỉnh sẽ cần phân biệt các số d ư định kỳ và giới hạn thời gian, định kỳ đánh giá lại tài sản và danh mục thị trường để đánh giá lại lãi suất. Ngân hàng nắm giữ nhiều các khoản cho vay có l ãi suất cố định cần phân cấp số dư theo mức lãi suất coupon để phản ánh sự khác nhau trong h ành vi thanh toán nợ. Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 42 3.2.2.2 Thực hiện các kịch bản và giả định: Bước hai trong qúa trình đo lường rủi ro lãi suất của ngân hàng là dự tính các môi trường lãi suất trong tương lai và đo lường rủi ro đối với ngân hàng trong các môi trường đó bằng cách xác định những ảnh h ưởng cụ thể đó (dòng tiền, lãi suất của thị trường và của sản phẩm) sẽ tác động lẫn nhau dẫn đến thay đổi giá và thu nhập như thế nào. Không giống như bước đầu tiên, trong đó người ta có thể “chắc chắn” về dữ liệu nhập v ào, với bước này ngân hàng phải đưa ra các giả định về những sự kiện trong t ương lai. Để hệ thống đo lường rủi ro đáng tin cậy thì những giả định này phải hợp lý. Rủi ro lãi suất của ngân hàng phần lớn là do (1) sự nhạy cảm của các công cụ ngân hàng đối với sự thay đổi lãi suất thị trường và (2) mức độ và chiều hướng thay đổi trong lãi suất thị trường. Những giả định và kịch bản lãi suất phát triển bởi ngân hàng trong bước này luôn luôn được hình thành từ hai biến này Một số vấn đề phổ biến trong bước đo lường rủi ro này bao gồm:  Thất bại trong việc đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với biến động l ãi suất của đầy đủ các kỳ hạn để nhận biết tính chất dễ bị tổn th ương và các điểm khủng hỏang  Thất bại trong việc thay đổi hay đa dạng các giả định cho cá c sản phẩm với những quyền chọn.  Dựa trên các giả định chỉ có trong hành vi của khách hàng trong quá khứ và việc thực hiện không có xem xét đến thị tr ường cạnh tranh của ngân hàng và cơ sở khách hàng sẽ thay đổi trong tương lai như thế nào.  Thất bại trong việc đánh giá lại định kỳ tính hợp lý và chính xác của các giả định  Giả định về lãi suất trong tương lai Ngân hàng phải xác định được mức biến động của dãy lãi suất có khả năng xảy ra trong tương lai qua đó ngân hàng đo lư ờng rủi ro của sự biến động này. Các dự đoán về rủi ro lãi suất, dù theo khía cạnh lợi nhuận hay trị giá kinh tế, thì dưới một hình thức nào đó cũng có sử dụng các dự đoán về biến động l ãi Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 43 suất trong tương lai. Vì mục đích đo lường rủi ro, ngân hàng cần kết hợp được tác động của một thay đổi lãi suất đối với hạng mục ngân hàng đang nắm giữ. Ngân hàng cần sử dụng các giả định đa chiều (multiple scenarios) trong đó phân tích tác động trong trường hợp có biến động giữa quan hệ l ãi suất (rủi ro đường cong lợi nhuận và rủi ro cơ bản) và cả trong trường hợp mức lãi suất thay đổi nói chung. Để dự đoán được các thay đổi trong lãi suất, ngân hàng có thể sử dụng các kỹ thuật mô phỏng. Ngo ài ra, kỹ thuật phân tích thống kê cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá các giả định li ên quan đến rủi ro cơ bản hay rủi ro đường cong lợi nhuận. Ban điều hành ngân hàng nên đảm bảo rằng rủi ro được đo lường theo sự thay đổi dãy lãi suất tiềm năng hợp lý, bao gồm các tình huống khủng hoảng ý nghĩa. Trong khi thực hiện các kịch bản l ãi suất phù hợp, ban điều hành ngân hàng nên xem xét sự đa dạng của các nhân tố như là hình dạng và mức độ của cơ cấu kỳ hạn hiện tại của lãi suất và tính chất dễ biến đổi của lãi suất tiềm ẩn và trong quá khứ. Ngân hàng nên xem xét đến bản chất và nguồn của các rủi ro của nó, và sự sẳn sàng của Ban điều hành ngân hàng trong việc thừa nhận các tổn thất để tái lập lại trạng thái hồ s ơ rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng nên chọn các kịch bản có thể cung cấp các ước tính rủi ro có ý nghĩa và bao gồm các phạm vi rộng đầy đủ cho phép ban điều h ành biết được rủi ro vốn có trong các sản phẩm và hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng nên sử dụng các kịch bản với sự thay đổi ít nhất 200 điểm c ơ bản xảy ra trong một năm.  Thực hiện các kịch bản Phương pháp được sử dụng để thực hiện các kịch bản l ãi suất cụ thể sẽ khác nhau ở mỗi ngân hàng. Trong khi xây dựng một kịch bản lãi suất, ngân hàng sẽ cần cụ thể:  Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất được kết hợp trong kịch bản lãi suất  Mối liên hệ cơ bản giữa đường cong lợi tức và các mức lãi suất ví dụ như biên độ giữa lãi suất trái phiếu, VNIBOR. Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 44 Ngân hàng cũng phải ước tính những mức lãi suất được quản lý bởi ban điều hành có thể thay đổi như thế nào (trái với sự thay đổi lãi suất do hoàn toàn bị chi phối bởi thị trường). Lãi suất được quản lý, thường thay đổi chậm hơn lãi suất thị trường, bao gồm các lãi suất như là lãi suất cơ bản và lãi suất ngân hàng trả cho các khách hàng gửi tiền, Từ những chi tiết cụ thể này, ngân hàng thực hiện các kịch bản lãi suất theo đó rủi ro sẽ được đo lường. Sự phức tạp của những kịch bản thật đ ược sử dụng có thể xếp từ một giả thuyết đơn giản mà tất cả các mức lãi suất biến động đồng thời song song đến các kịch bản l ãi suất phức tạp hơn có liên quan đến đường cong lợi tức phức tạp. Số kịch bản đ ược sử dụng được sử dụng có thể xếp theo thứ tự từ 3 (bằng, tăng, giảm) đến 40 lọai hay h ơn nữa. Những kịch bản này có thể bao gồm “ những cú sốc lãi suất”, trong đó lãi suất được giả định tăng tức thời lên 1 mức mới, và “ đoạn dốc lãi suất”, nơi mà lãi suất tăng dần dần. Ngân hàng có thể sử dụng sự thay đổi đường cong lợi nhuận theo kiểu song song và không song song, với các kiểm tra đối với các đường xoắn hay đảo ngược của đường cong lợi nhuận.  Các giả định về hành vi và định giá Khi đánh giá rủi ro lãi suất, ngân hàng cũng phải phán đoán và đưa ra giả định về việc bằng cách nào ngày đáo hạn một công cụ hay hành vi định giá lại có thể khác nhau ở các điều khoản khế ước của công cụ. Ví dụ, các khách h àng có thể thay đổi các điều khoản khế ước của một công cụ bằng các trả nợ vay, thực hiện rút tiền gửi nhiều hay đóng t ài khoản tiền gửi (tài khoản tiền gửi không còn số dư). Ngân hàng phải đánh giá khả năng có thể xảy ra tr ường hợp khách hàng sẽ lựa chọn thực hiện các quyền chọn n ày. Các khả năng này nhìn chung khác nhau ở mỗi kịch bản lãi suất. Các giả thuyết thì đặc biệt quan trọng cho các sản phẩm không có ngày định giá lại xác định, như là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tài khoản không kỳ hạn, và các khỏan vay từ thẻ tín dụng. Ban điều h ành phải ước tính ngày các số dư này sẽ được định giá lại, chuyển sang các sản phẩm của n gân hàng khác, hay không còn số dư. Trong khi làm như thế, Ban điều hành ngân hàng cần Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 45 xem xét nhiều nhân tố như là mức độ lãi suất thị trường hiện tại và biên độ giữa lãi suất công bố của ngân hàng và lãi suất thị trường; sự cạnh tranh của ngân hàng mình với các ngân hàng khác và các tổ chức khác; vị trí địa lý và các đặc tính về nhân khẩu học của cơ sở dữ liệu khách hàng của ngân hàng. Các giả thuyết của ngân hàng cần nhất quán và hợp lý cho mỗi kịch bản lãi suất được sử dụng. Ví dụ, giả thuyết về việc tr ả trước các khoản vay nên khác nhau tại mỗi kịch bản lãi suất và phản ánh động cơ kinh tế của khách hàng khi trả trước các khoản vay cầm cố trong môi tr ường lãi suất đó. Ngân hàng nên tránh việc chọn lựa các giả thuyết tùy tiện và chưa được kiểm tra qua kinh nghiệm và quá trình thực hiện. Nguồn thông tin điển h ình được sử dụng trong việc h ình thành giả định bao gồm:  Sự phân tích xu hướng của các danh mục đầu tư trong quá khứ và hành vi tài khoản riêng lẻ.  Các mô hình trả trước được thực hiện bởi ngân hàng.  Các ước tính của người giao dịch.  Dữ liệu đơn vị kinh doanh và Ban điều hành về chiến lược kinh doanh và định giá. Ban điều hành ngân hàng nên đảm bảo rằng các giả định chính đ ược đánh giá tính hợp lý ít nhất là mỗi năm 1 lần. Các điều kiện thị tr ường, môi trường cạnh tranh, và chiến lược thay đổi theo thời gian, l àm cho các giả định mất tính hiệu lực của nó. Ví dụ, nếu thị trường cạnh tranh ngân hàng thay đổi những khách hàng như thế phải đối mặt với việc làm giảm bớt chi phí giao dịch tái t ài trợ khoản vay thế chấp còn lại, việc trả trước có thể xảy ra bởi lãi suất thị trường giảm thấp hơn lãi suất trong quá khứ. Tương tự như vậy, khi các sản phẩm của ngân hàng qua hết vòng đời của nó, chiến lược kinh doanh và định giá của ban điều hành ngân hàng cho sản phẩm đó có thể thay đổi. 3.2.2.3 Tính toán các mức độ rủi ro Bước thứ ba trong quá tr ình đo lường rủi ro ngân hàng là việc tính toán rủi ro. Dữ liệu về trạng thái hiện tại của ngân h àng được sử dụng kết hợp với giả Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 46 thuyết của nó về lãi suất trong tương lai, hành vi khách hàng, và các hoạt động kinh doanh để đưa ra các kỳ đáo hạn, dòng tiền, hay ước tính thu nhập dự tính hay cả ba.  Các vấn đề khi sử dụng hệ thống đo l ường rủi ro:  Mô hình không phát hiện được tất cả các nguồn gây ra rủi ro l ãi suất nữa. Ngân hàng không cập nhật kỹ thuật đo lường rủi ro khi có thay đổi trong chiến l ược kinh doanh và các sản phẩm hay sự thôn tính và các hoạt động sát nhập có thể trãi qua vấn đề này.  Ban điều hành ngân hàng không hiểu các phương pháp và giả định của mô hình. Ngân hàng mua mô hình của các nhà cung cấp vệ tinh và không hiểu hướng dẫn sử dụng hiện tại và các tài liệu gốc có miêu tả các giả định bao hàm trong mô hình và phương pháp tính toán có thể hiểu nhầm kết quả của mô h ình hay gặp khó khăn với hệ thống đo lường.  Chỉ có một người trong ngân hàng có thể chạy và duy trì hệ thống đo lường rủi ro. Nếu người đó rời khỏi ngân hàng, ngân hàng có thể không có khả năng vận hành kịp thời và các ước tính chính xác của rủi ro đang gặp phải. Nhiều h ơn một người, khi có thể, nên có sự hiểu biết chi tiết về hệ thống đo l ường.  Tính toán rủi ro đối với thu nhập Tính toán thu nhập chịu rủi ro của ngân hàng là tập trung vào các mô hình rủi ro lãi suất thường được sử dụng. Khi đo lường rủi ro đối với thu nhập, các mô hình này thường tập trung vào:  Thu nhập ròng, hay rủi ro đối với thu nhập phát sinh từ các t ài khoản dồn tích. Phần này của hệ thống đo lường rủi ro lãi suất của ngân hàng tương tự như một mô hình ngân sách hay dự đoán. Mô hình nhân lãi suất trung bình dự tính với số dư trung bình dự tính. Lãi suất dự tính trung bình và số dư trung bình dự tính được tính từ trạng thái hiện tại của ngân h àng và các giả định của nó về lãi suất trong tương lai, thời gian đáo hạn và định giá lại của các trạng thái hiện tại, v à các giả định kinh doanh mới.  Lãi hay lỗ đánh giá theo giá thị trường trên các trạng thái kinh doanh (có nghĩa là rủi ro về giá). Cách tính toán n ày thường được thực hiện theo mô h ình định Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 47 giá thị trường riêng biệt hay hệ thống phụ của mô h ình rủi ro lãi suất. Điều quan trọng là các mô hình này dự tính trên tất cả các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai và chiết khấu chúng về giá trị hiện tại. Mô h ình đo lường rủi ro bằng cách tính toán sự thay đổi trong giá trị hiện tại theo những kịch bản l ãi suất khác nhau Thu nhập không liên quan đến lãi hay rủi ro đối với thu nhập phát sinh từ các thu nhập không chịu nhạy cảm lãi suất hay chi phí hoạt động. Ví dụ bao gồm các khoản phí dịch vụ cầm cố và thu nhập phát sinh từ việc bảo đảm thẻ tín dụng  Tính toán rủi ro đối với vốn Phương pháp phù hợp cho việc đánh giá rủi ro d ài hạn của ngân hàng phụ thuộc vào kỳ đáo hạn và độ phức tạp của tài sản có, tài sản nợ và các hoạt động ngoại bảng của ngân hàng. Phương pháp đó có thể là báo cáo Gap theo dãy kỳ hạn đầy đủ của các hoạt động ngân h àng, một hệ thống đo lường giá trị kinh tế của vốn, hay mô hình mô phỏng. Để định lượng giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu, ngân h àng thường dùng các mô hình thời lượng hay mô hình đánh giá thị trường (kinh tế). Những mô h ình này là một tập hợp cần thiết cách tính g iá trị hiện tại bằng cách chiết khấu các dòng tiền từ trạng thái hiện tại và các giả thuyết đối với một kịch bản l ãi suất cụ thể. 3.2.3 Giám sát rủi ro Quản lý rủi ro lãi suất là một quá trình năng động. Đo lường rủi ro lãi suất của việc kinh doanh hiện tại thôi chưa đủ, ngân hàng cũng nên ước tính ảnh hưởng của việc kinh doanh mới l ên rủi ro của nó. Ngân hàng nên đánh giá lại các chiến lược hiện tại có phù hợp với hồ sơ rủi ro như dự tính của ngân hàng định kỳ. Ban quản lý cấp cao và ngân hàng nên có hệ thống báo cáo cho phép họ giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềm năng để đảm bảo rằng các mức độ đó nhất quán với các mục tiên đã đề ra. Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 48 3.2.3.1 Chiến lược đánh giá Ngân hàng được quản lý tốt không những nhìn rủi ro phát sinh từ việc kinh doanh hiện tại mà còn nhìn vào các rủi ro có thể phát sinh từ tốc độ phát triển kinh doanh kỳ vọng. Trong phân tích thu nhập chịu rủi ro của ngân hàng, ngân hàng có thể đặt ra các giả thuyết về loại v à sự kết hợp các hoạt động và kinh doanh cũng như khối lượng, việc định giá và kỳ đáo hạn của việc kinh doanh trong tương lai. Điển hình như, kế hoạch kinh doanh chiến lược, chiến lược tiếp thị, ngân sách hàng năm và phân tích xu hư ớng lịch sử giúp ngân hàng lập thành các giả định này. Có thể đưa các giả định kinh doanh mới vào trong phân tích rủi ro đến giá trị kinh tế của ngân h àng. Để làm như thế, trước hết ngân hàng định lượng độ nhạy cảm giá trị kinh tế vốn chủ sở hữu của nó (EVE) đến rủi ro phát sinh từ trạng thái hiện tại. Sau đó nó tính lại giá trị kinh tế của vốn vào một ngày trong tương lai, theo bảng cân đối dự kiến. Mặc dù các giả định kinh doanh mới giới thiệu nhân tố chủ quan khác đến quá trình đo lường rủi ro, chúng còn giúp Ban điều hành ngân hàng dự đoán giá trị rủi ro trong tương lai. Khi kết hợp các giả định về việc kết hợp kinh doanh mới và thay đổi, Ban điều hành ngân hàng nên đảm bảo rằng các giả định đó thực tế đối với kịch bản lãi suất được đánh giá và có thể đạt tới qua chiến lược cạnh tranh và các chiến lược kinh doanh tổng thể. 3.2.3.2 Báo cáo rủi ro lãi suất Ngân hàng nên có một hệ thống hợp lý để báo cáo rủi ro l ãi suất. Ban điều hành cấp cao của ngân hàng và Hội đồng quản trị hay một Ủy ban thuộc Hội đồng quản trị nên nhận các báo cáo về hồ sơ rủi ro lãi suất của ngân hàng ít nhất hàng quý. Báo cáo thường xuyên hơn sẽ thích hợp phụ thuộc vào mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng và khả năng xảy ra mức độ rủi ro thay đổi đáng kể. Những báo cáo này nên cho phép ban điều hành cấp cao ngân hàng và Hội đồng quản trị hay Ủy ban làm theo các bước sau:  Đánh giá mức độ và các xu hướng của rủi ro lãi suất tích hợp Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 49  Đánh giá tính nhạy cảm của các giả định chính, nh ư là các giả định có liên quan đến sự thay đổi trong h ình dạng đường cong lợi nhuận hay trong tốc độ của việc thanh toán tcác khoản nợ vay tr ước hay rút tiền trước kỳ hạn.  Đánh giá mối tương quan giữa các mức độ rủi ro và việc thực hiện. Khi ban điều hành xem xét các chiến lược rủi ro lãi suất chính (bao gồm việc không hành động) họ nên đánh giá tác động của rủi ro tiềm năng (một biến động l ãi suất đảo chiều) ngược với tác động của thu nhập tiềm năng . Các báo cáo cung cấp cho Hội đồng quản trị và ban điều hành cấp cao nên rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích và đúng thời gian và cung cấp thông tin cần thiết để ra quyết định. Thiết lập chuẩn mực báo cáo để giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềm năng để đảm bảo rằng các mức độ đó nhất quán với các mục ti êu đã đề ra. Đồng thời, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin ngân h àng nhằm đảm bảo dữ liệu truy xuất nhanh chóng để đảm bảo cho Ban điều h ành có các quyết định kịp thời nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Có chương trình và người phụ trách cập nhật, phân tích c ơ sở dữ liệu khách hàng, bao gồm: tình hình thị trường và động thái của khách hàng, số dư trên tài khoản thanh toán hay tiền gửi không kỳ hạn của khách h àng trong từng thời kỳ để làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc phân tíc h và dự báo. Đặc biệt để ngân hàng có thể sử dụng vốn hiệu quả, t ận dụng nguồn vốn với chi phí rẻ cho các hoạt động tài trợ dài hạn hơn thì nên có phân tích về dữ liệu số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn hay tiền gửi thanh toán của khách h àng về tính chất ổn định của nguồn vốn n ày. Cần thiết lập sổ theo dõi tình hình kinh doanh ngân hàng để có thể đánh giá kết qủa kinh theo cơ cấu như sau: Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 50 3.2.4 Kiểm soát rủi ro Cơ cấu giám sát rủi ro nội bộ của ngân h àng đảm bảo chức năng an toàn và hợp lý của tổ chức nói chung và quá trình quản lý rủi ro lãi suất nói riêng. Việc thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát hiệu quả, bao gồm sự tuân thủ các chuẩn mực chính thức của quyền hành và sự tách bạch trách nhiệm hợp lý, là một trong những trách nhiệm quan trọng h ơn của ban điều hành. Những cán bộ chị trách nhiệm đánh giá quy tr ình giám sát và kiểm soát rủi ro nên độc lập với chức năng kiểm tra. Các nhân tố chính của quá trình kiểm soát bao gồm kiểm tra v à kiểm toán nội bộ và cấu trúc hạn mức rủi ro hiệu quả. 3.2.4.1 Kiểm toán quá trình quản lý rủi ro lãi suất Ngân hàng cần kiểm tra và cập nhật mỗi bước của quá trình đo lường rủi ro lãi suất để đảm bảo tính trung thực và hợp lý. Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên bởi một số đơn vị trong tổ chức, bao gồm ALCO hay đội ngũ ph òng Kinh doanh tiền tệ (thường xuyên và điều đặn), và đơn vị kiểm soát rủi ro có trách nhiệm giám sát việc lập mô h ình rủi ro lãi suất. Các kiểm toán nội bộ và bên ngoài cũng có thể kiểm tra quy tr ình của ngân hàng định kỳ. Trong số các khoản mục một kiểm toán vi ên nên kiểm tra và cập nhật là: Lãi/lỗ tích lũy (Thu nhập lãi ròng) Lãi/Lỗ hàng ngày(Thu nhập ngòai lãi) Sổ ngân hàng • Tiền gửi • Các khoản vay • Trái phíếu (Danh mục đầu tư) Sổ kinh doanh • Giao dịch kinh doanh tiền tệ • Giao dịch phái sinh • Trái phiếu (Danh mục kinh doanh tiền tệ) Bút toán theo chi phí gốc Tính theo giá thị trường (MTM) hàng ngày Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 51  Sự thích hợp của hệ thống đo lường rủi ro ngân hàng cho thấy bản chất, tầm nhìn và sự phức tạp của các hoạt động của ngân hàng.  Tính chính xác và toàn diện của dữ liệu nhập vào trong mô hình. Nó bao gồm việc xác minh số dư và các điều khoản hợp đồng được xác định đúng đắn và tất cả các công cụ chính, danh mục đầu t ư, và các đơn vị kinh doanh được đưa vào trong mô hình.  Tính hợp lý và hiệu lực của kịch bản và giả định.  Hiệu lực của việc tính toán cách đo l ường rủi ro. Tính hiệu lực của cách tính mô hình thường được kiểm tra bằng cách so sánh kết quả thực v à kết quả dự báo. Khi làm như thế, ngân hàng sẽ so sánh kết quả thu nhập ròng dự kiến và thu nhập thực tế. Việc kết hợp với kết quả của hệ thống đánh giá tế có thể khó khăn hơn bởi vì giá trị thị trường đối với tất cả các công cụ n ày thì luôn luôn sẳn sàng, và ngân hàng không thường xuyên ghi nhận lại bảng cân đối số dư theo giá thị trường. 3.2.4.2 Hạn mức rủi ro:  Hội đồng quản trị ngân hàng nên đặt ra hạn mức chịu đựng rủi ro l ãi suất cho ngân hàng và truyền đạt lại cho Ban điều hành cấp cao, Căn cứ vào hạn mức rủi ro, Ban điều hành cấp cao nên thiết lập hạn mức rủi ro hợp lý để duy tr ì tình trạng rủi ro của ngân hàng trong mức chịu đựng do Hội đồng quản trị đặt ra khi có sự thay đổi của lãi suất. Việc kiểm soát hạn mức n ên đảm bảo trạng thái tại đó vượt quá mức độ đặt ra trước sẽ nhận được sự chú ý đặc biệt của Ban điều hành.  Hạn mức của ngân hàng nên nhất quán với việc tiếp cận tổng thể để đo l ường rủi ro lãi suất và nên được dựa trên mức độ vốn, tình hình thu nhập và hạn mức chịu đựng rủi ro. Những hạn mức n ày nên phù hợp với quy mô, sự phức tạp và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng và chỉ ra ảnh hưởng tiềm nằng của những thay đổi lãi suất thị trường trong cả báo cáo thu nhập v à giá trị kinh tế của vốn ngân hàng (EVE) Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 52  Việc tạo nên các tài sản có rủi ro lãi suất có thể được kiểm soát bởi chính sách định giá và hệ thống chuyển giá vốn nội bộ. Hệ thống chuyển giá vốn nội bộ thường đòi hỏi các đơn vị hạn mức đạt được giá vốn do phòng điều hành vốn của ngân hàng đối với các giao dịch lớn. Các giá vốn n ày thường phản ánh chi phí mà ngân hàng phải chịu để phòng ngừa hay làm cho phù hợp vốn giao dịch.  Các người kiểm tra nên nhận ra và đánh giá loại hạn mức ngân hàng sử dụng để kiểm soát rủi ro đối với thu nhập v à vốn từ sự thay đổi của lãi suất. Đặc biệt, cán bộ kiểm tra nên quyết định hạn mức rủi ro nào là phương pháp hiệu quả cho việc kiểm soát rủi ro của ngân hàng và tuân thủ đúng hạn mức chịu đựng rủi ro do Hội đồng quản trị đặt ra. Cán bộ kiểm tra cũng n ên đánh giá tính phù hợp của mức độ rủi ro cho phép theo các hạn mức rủi ro của ngân h àng theo điều kiện tài chính của ngân hàng, chất lượng của công tác quản lý rủi ro v à chuyên môn quản lý, và nền tảng vốn của ngân hàng.  Hạn mức thu nhập chịu rủi ro: Hạn mức thu nhập chịu rủi ro đ ược thiết lập để kiểm soát rủi ro của thu nhập được báo cáo trong tương lai dự kiến của ngân hàng theo thời gian và kịch bản lãi suất xác định. Các ngân hàng thường tính hạn mức thu nhập chịu rủi ro li ên quan đến một trong những tài khoản mục tiêu sau: thu nhập lãi ròng (NII), thu nhập ròng dự phòng trước (PPNI), thu nhập ròng (NI) hay thu nhập trên một cổ phần (EPS).  Hạn mức vốn chủ sở hữu chịu rủi ro Các hạn mức vốn chịu rủi ro của ngân h àng nên phản ánh quy mô và sự phức tạp của trạng thái cơ bản của nó.  Hạn mức Gap Hạn mức Gap (kỳ hạn hay định giá) đ ược thiết kế để giảm rủi ro tiềm năng đối với thu nhập ngân hàng hay vốn từ các thay đồi trong lãi suất. Các hạn mức kiểm soát khối lượng hay số lượng của sự mất cân bằng định giá trong một khoảng thời gian cho trước. Những hạn mức này được thể hiện bởi tỷ lệ tài sản có nhạy lãi (RSA) đối với tài sản nợ nhạy lãi (RSL) trong một khoảng thời gian. Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 53 3.3 Phương pháp đo lường rủi ro lãi suất: Kỹ thuật đơn giản nhất để đo lường rủi ro lãi suất là lập bảng kỳ hạn/ tái định lãi suất trên đó phân bố các TSC-TSN và các giao dịch ngoại bảng nhạy cảm lãi suất theo các nhóm thời hạn (time bands) tùy theo kỳ hạn (đối với loại lãi suất cố định) hoặc kỳ hạn còn lại tính tới lúc được tái định lãi suất (đối với loại lãi suất thả nổi). Các loại bảng biểu n ày có thể được dùng như các chỉ số cơ bản phản ánh độ nhạy cảm của cả lợi nhuận và trị giá kinh tế trước các biến động lãi suất. Phương pháp này nếu dùng để đánh giá tác động của rủi ro l ãi suất lên lợi nhuận thì được gọi là phương pháp phân tích chênh l ệch (gap analysis). Độ lớn của khoảng chêch lệch trong từng nhóm thời hạn (bằng cách lấy TSC trừ TSN cộng với các giao dịch ngoại bảng) cho thấy mức độ rủi ro tái định l ãi suất của ngân hàng. 3.3.1 Báo cáo Gap: Mặc dù tính đơn giản của phương pháp tính Gap làm nó trở thành một công cụ hấp dẫn để đo lường rủi ro lãi suất, nhưng cần lưu ý các khuyết điểm và hạn chế của công cụ này. Tuy Gap là công cụ đo lường tốt đối với rủi ro định giá lại, nhưng Gap không thể đo lường rủi ro lãi suất xuất phát từ các nghiệp vụ quyền chọn, rủi ro cơ bản hay rủi ro đường cong lợi nhuận. Gap là một công cụ sử dụng để đánh giá thu nhập của ngân h àng khi lãi suất biến động gọi là Báo cáo Gap. Gap của ngân hàng theo 1 khoảng thời gian là sự khác nhau giữa giá trị tài sản có và tài sản nợ đáo hạn hay đánh giá lại trong cùng một khoảng thời gian. Nếu chênh lệch này lớn (dù dương hay âm), thì khi lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập lãi ròng. Tài sản có nhạy lãi (tỷ VND) (RSAs) Tài sản nợ nhạy lãi $ tỷ VND (RSLs) Gap Thay đổi thu nhập lãi ròng khi lãi suất thay đổi = (LS x RSAs) 27,902 [15,767] 12,135 121.35 Để thấy ảnh hưởng của sự thay đổi trạng thái Gap khác nhau khi l ãi suất tăng lên 1%, chọn các giá trị tài sản nợ khác nhau trên cột trên. Ví dụ, giảm giá trị tài sản nợ nhạy lãi xuống 14 ngàn tỷ, giá trị tài sản có vẫn giữ nguyên không đổi. Gap mở rộng, sẽ thấy sự thay đổi thu nhập lãi ròng tăng Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 54 bên cột phải, cho chúng ta biết Gap càng lớn thì càng tiềm tàng khả năng thu nhập lãi ròng thay đổi khi có bất kỳ sự thay đổi lãi suất. nào. Phân tích Gap đo lường những khoảng thời gian khác nhau khi định giá lại (khi lãi suất thay đổi) tài sản có và tài sản nợ để xác định giá trị thu nhập r òng từ lãi. Sự khác nhau của các khoảng thời gian c àng lớn, rủi ro tổn thất của ngân hang càng lớn khi lãi suất thay đổi. 3.3.1.1 Gap dương Ngân hàng đang trong trạng thái Gap dương ( Tài sản có nhạy lãi [RSA] nhiều hơn tài sản nợ nhạy lãi [ RSL], thu nhập lãi ròng sẽ biến đổi cùng chiều với sự thay đổi của lãi suất. Nếu lãi suất tăng, thu nhập lãi ròng sẽ tăng; nếu lãi suất giảm thì thu nhập lãi ròng sẽ giảm. Tài sản có nhạy lãi $ triệu (RSAs) Tài sản nợ nhạy lãi $ triệu (RSLs) Gap Thay đổi thu nhập lãi ròng khi lãi suất thay đổi = (LS x Gap) Thay đổi lãi suất +/- % 27,902 [15,767] 12,135 121 [1] Để thấy được ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất khác nhau, chọn giá trị khác nhau của cột lãi suất thay đổi bên phải. Ví dụ, hạ thấp giá trị thay đổi lãi suất xuống mức -1. Lưu ý rằng, không có sự thay đổi nào bên biểu đồ bên trái, bởi vì tài sản có nhạy lãi và tài sản nợ nhạy lãi vẫn giữ nguyên không đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi lãi suất sẽ làm thu nhập lãi ròng giảm trong biểu đồ bên phải 121.35 tỷ Có mối liên hệ dương (lãi suất và thu nhập lãi ròng thay đổi cùng chiều) giữa sự thay đổi lãi suất và thu nhập lãi ròng . Tóm lại, khi nói ngân hàng có trạng thái Gap dương theo 1 khoảng thời gian xác định, thông th ường là 1 năm, có nghĩa là lãi suất và thu nhập lãi ròng di chuyển cùng chiều. 3.3.1.2 Gap âm Nếu ngân hàng có trạng thái gap âm (RSLs lớn hơn RSAs), thì thu nhập lãi ròng sẽ di chuyển ngược chiều với sự thay đổi lãi suất. Nều lãi suất tăng, thu nhập lãi ròng sẽ giảm; nếu lãi suất giảm, thu nhập lãi ròng sẽ tăng. Bởi vì hầu Chương 3: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất 55 hết các ngân hàng sử dụng các khỏan tiền gửi ngắn hạn để t ài trợ cho các khỏan vay có kỳ hạn dài hơn, hầu hết các ngân hàng có Gap âm kỳ hạn ngắn Tài sản có nhạy lãi (RSAs) (tỷ đồng) Tài sản nợ nhạy lãi (RSLs) (tỷ đồng) Gap Thay đổi thu nhập lãi ròng khi lãi suất thay đổi = (LS x Gap) Thay đổi lãi suất +/- % 15,767 27,902 12,135 121.35 [1] Để thấy được ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất khác nhau, chọn giá trị khác nhau của cột lãi suất thay đổi bên phải. Ví dụ, hạ thấp giá trị thay đổi lãi suất xuống mức -1. Lưu ý rằng, không có sự thay đổi nào bên biểu đồ bên trái, bởi vì tài sản có nhạy lãi và tài sản nợ nhạy lãi vẫn giữ nguyên không đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi lãi suất sẽ làm thu nhập lãi ròng giảm trong biểu đồ bên phải 121.35 tỷ. Kết quả khác với trường hợp ngân hàng có trạng thái Gap dương. Khi lãi suất giảm, thu nhập lãi ròng tăng. Khi lãi suất tăng, thu nhập lãi ròng giảm. Có sự thay đổi ngược chiều (lãi suất và thu nhập lãi ròng thay đổi theo 2 hướng khác nhau) giữa lãi suất và thu nhập lãi ròng. Tóm lại, khi nói ngân hàng đang trong tình trạng Gap âm theo 1 khoảng thời gian xác định, thông th ường là 1 năm) có nghĩa là lãi suất và thu nhập lãi ròng thay đổi theo 2 hướng ngược chiều nhau. Công việc phân tích Gap chỉ ra số dư đáo hạn và đánh giá lại tất cả tài sản có sinh lời tài sản nợ nhạy lãi của ngân hàng. So sánh giá trị tài sản có có thời gian đáo hạn hay đánh giá lại tại mỗi thời điểm với giá trị tài sản nợ có thời gian đáo hạn hay đánh giá lại thu nhập kh i có sự thay đổi lãi suất và hình thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXaydungquytrinhqlrrlstaieximbank1.pdf
Tài liệu liên quan