Đề tài Ô nhiễm kênh rạch tại thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Đề tài Ô nhiễm kênh rạch tại thành phố Hồ Chí Minh: ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Chủ đề : Ô NHIỄM KÊNH RẠCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lớp K13M1 Nhóm 6. Gồm các SV: SV1: Nguyễn Thị Hương Giang SV2: Trần Thị Hải Đường SV3: Võ Thị Như Hằng SV4: Lê Thị Lành SV5: Ngô Thảo Ngân TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2010 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU Hiện nay, ô nhiễm kênh rạch đang là một vấn đề lớn và khó giải quyết của các ngành chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Thực trạng ô nhiễm tại các con kênh trong thành phố đã được biết đến từ lâu và đã có nhiều công trình được xây dựng nhằm cải tạo mức độ ô nhiễm nhưng trong khi chờ các công trình này hoàn thành thì hàng ngày, những người dân ở đây vẫn đang phải gánh chịu ảnh hưởng, hậu quả của nó. Do mạng lưới kênh rạch chằng chịt gây khó khăn cho việc thoát nước, ảnh hưởng đến việc vận chuyển các chất thải do ứ đọng. Ngoài ra, do gia tăng dân số, đô thị hoá dẫn đến gia tăng lượng nước thải , chất thải, thiếu k...

doc28 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3230 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ô nhiễm kênh rạch tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Chủ đề : Ô NHIỄM KÊNH RẠCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lớp K13M1 Nhóm 6. Gồm các SV: SV1: Nguyễn Thị Hương Giang SV2: Trần Thị Hải Đường SV3: Võ Thị Như Hằng SV4: Lê Thị Lành SV5: Ngô Thảo Ngân TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2010 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU Hiện nay, ô nhiễm kênh rạch đang là một vấn đề lớn và khó giải quyết của các ngành chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Thực trạng ô nhiễm tại các con kênh trong thành phố đã được biết đến từ lâu và đã có nhiều công trình được xây dựng nhằm cải tạo mức độ ô nhiễm nhưng trong khi chờ các công trình này hoàn thành thì hàng ngày, những người dân ở đây vẫn đang phải gánh chịu ảnh hưởng, hậu quả của nó. Do mạng lưới kênh rạch chằng chịt gây khó khăn cho việc thoát nước, ảnh hưởng đến việc vận chuyển các chất thải do ứ đọng. Ngoài ra, do gia tăng dân số, đô thị hoá dẫn đến gia tăng lượng nước thải , chất thải, thiếu kinh phí cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng , đặc biệt là hệ thống thoát nước đã quá cũ kỹ và đang bị xuống cấp trầm trọng. Công nghiệp phát triển và tiểu thủ công nghiệp dẫn đến việc gia tăng chất thải cả về lượng lẫn mức độ độc hại. Phát triển giao thông vận tải đường thuỷ cung cấp nhiên liệu. Công tác tổ chức quản lý , kiểm soát môi trường chưa tốt và đặc biệt, ô nhiễm chủ yếu gây ra bởi những hoạt động sinh hoạt và hoạt động sản xuất của con người Thống kê cho thấy, chỉ năm tuyến kênh chính khu vực nội thành đã có hơn 20 nghìn hộ dân đóng cọc, lấn chiếm lòng kênh làm nhà ở. Các hộ này mỗi ngày thải vào hệ thống kênh, rạch của thành phố hàng trăm tấn rác và 70.000m3 nước thải các loại chưa qua xử lý. Ngoài ra, còn 90% trong số 1,2 triệu m3 nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả trực tiếp vào hệ thống kênh, rạch. (nguồn: Theo thống kê của cục Bảo vệ môi trường TP.HCM, có khoảng 70% chiều dài (trong tổng 76km) các tuyến kênh rạch trong nội thành bị ô nhiễm. Bên cạnh các hệ thống kênh rạch chính như Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hoá – Lò Gốm, Tàu Hủ – kênh Đôi, kênh Tẻ – Bến Nghé, Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật, ô nhiễm đã lan trầm trọng đến các nhánh con, len lỏi sâu vào khu dân cư. Với tình trạng ô nhiễm kênh rạch hiên nay thì vấn đề đang được quan tâm đó là: Tình trạng ô nhiễm nước Sức khỏe cộng đồng Bùn lắng Mỹ quan đô thị CHƯƠNG 2 : XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Tên đề tài nghiên cứu : Vấn đề ô nhiễm kênh rạch tại thành phố Hồ Chí Minh Cơ quan quản lí Đề tài nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Vương Quang Việt. Đề tài nghiên cứu được thực hiện bới nhóm gồm 5 thành viên: - Nguyễn Thị Hương Giang - Trần Thị Hải Đường - Võ Thị Như Hằng - Lê Thị Lành - Ngô Thảo Ngân 3. Cơ quan phối hợp cùng tham gia Để thực hiện đề tài nghiên cứu cần sự giúp đỡ của : Cơ quan quản lí, thầy Vương Quang Việt Các thầy cô trong khoa Công nghệ và quản lí môi trường, trường đại học dân lập Văn Lang. Các cơ quan chức năng có liên quan + Sở tài nguyên môi trường thành phố Hồ Chí Minh + Trung tâm y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh + Sự hợp tác của người dân địa phương, lân cận nhưng kênh rạch ô nhiễm. 4.Tình hình nghiên cứu Trong nước + Ô nhiễm nước Theo Chi cục Bảo vệ môi trường (BVMT) TPHCM, sở dĩ nước của các kênh rạch bị ô nhiễm nặng hơn một phần do nước thải sinh hoạt bị tống xuống kênh quá nhiều, phần khác do nước thải của các khu công nghiệp chưa xử lý hoặc xử lý không đạt chuẩn xả vào lòng kênh. Kết quả quan trắc của Chi cục BVMT TP 9 tháng đầu năm 2007 cho thấy nhiều chất ô nhiễm nguồn nước của các kênh gia tăng so với trước. Tại kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, ở thời điểm hai đợt nước lớn và nước ròng, nồng độ DO (ôxy hòa tan) đều tăng lên từ 0,4 đến 1,23 mg/lít nhưng vẫn không đạt tiêu chuẩn cho phép nước mặt loại B (DO ³ 2 mg/lít); nồng độ DO tại kênh Tham Lương- Vàm Thuật cũng không đạt tiêu chuẩn cho phép của nước mặt loại B. Đáng lo hơn, kết quả đo DO tại kênh Tân Hóa- Lò Gốm, kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, kênh Đôi- Tẽ đều có nồng độ DO = 0 mg/lít (không có sinh vật nào có thể sống được). Chi cục BVMT TP cho biết “mức độ ô nhiễm ở các con kênh này ngày càng nặng và không có dấu hiệu được cải thiện”. Các chỉ số khác như nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD), nhu cầu ôxy hóa học (COD) và ô nhiễm vi sinh (coliform) đều vượt xa tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 11 lần. (nguồn: Theo kết quả nghiên cứu của Chi cục Bảo vệ Môi trường, các giá trị ô nhiễm hữu cơ quan trắc quý III/2009 có 50% mẫu vượt quy chuẩn lúc nước ròng. So với quý II/2009 và cùng quý III/2008, hàm lượng vi sinh tại kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè có giảm nhưng vẫn vượt Quy chuẩn cho phép 27 lần lúc nước lớn và 117 lần lúc nước ròng. Kênh Tân Hoá - Lò Gốm, BOD cao gấp 2,6 lần lúc nước lớn, 3,6 lần lúc nước ròng. Ô nhiễm vi sinh vượt quy chuẩn VN 430 - 2.3000 lần, Coliform tăng từ 30,7- 477 lần. Ô nhiễm hữu cơ tại kênh Tân Hóa - Lò Gốm trong 6 tháng đầu năm 2009 vẫn ở mức cao, 100% mẫu vượt QCVN. BOD tăng từ 2,14 - 5,78 lần, COD tăng từ 1,73 - 3,04 lần. Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé mức độ ô nhiễm hữu cơ đo được trong 6 tháng năm 2009 có chiều hướng tăng, BOD5 tăng từ 1,85 - 28,37 lần, tăng cao nhất tại trạm Trà Và vào lúc nước lớn, chứng tỏ nước sông Sài Gòn đang ngày càng bị ô nhiễm. (nguồn: Song song những hoạt động xả thải của các khu công nghiệp là sinh hoạt đời sống hằng ngày của người dân. Theo thống kê, toàn TP hiện có trên 43.000 nhà trên và ven sông, kênh, rạch. Ngoài ra, hàng ngày có khoảng 1.000 ghe thuyền neo đậu và đi lại. Theo Sở Giao thông Công chánh TPHCM, đây là đối tượng chủ yếu thải rác xuống lòng kênh rạch. Họ họp chợ, không khí buôn bán nhộn nhịp không kém gì chợ nổi ở miền Tây, kẻ mua người bán và vô tư vứt rác như đồ hư thối, bọc nilon xuống kênh, chưa kể những sinh hoạt hàng ngày. Thời gian qua, dù thành phố đã nhiều dự án cải tạo kênh rạch của thành phố như Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hoá – Lò Gốm… nhưng theo kết quả quan trắc mới nhất, quý 3/2009, của chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM, chất lượng nước các hệ thống kênh rạch nội thành “dù có cải thiện” so với những năm trước nhưng ô nhiễm vẫn không giảm. Ô nhiễm vi sinh vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần trên tất cả các kênh, thậm chí còn tăng so với các đợt quan trắc trước, tăng từ 2,56 – 447 lần so với quý 2/2009, tại hệ thống kênh Tham Lương – Vàm Thuật cao gấp 580 lần so với quy chuẩn Việt Nam, Tàu Hủ – Bến Nghé cao từ 43 – 903 lần, Tân Hoá – Lò Gốm cao từ 430 – 23.000 lần… Theo PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn, hiệu trưởng trường cao đẳng Tài nguyên và môi trường TP.HCM, có khoảng 70 – 80% trong hàng triệu mét khối nước cung cấp cho người dân mỗi ngày, biến thành nước thải đi ra môi trường, về cơ bản chưa xử lý, góp phần không nhỏ (chiếm hơn 50%) gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hiện nay, các dự án xử lý ô nhiễm nước hệ thống kênh rạch trong nội thành chỉ mới dừng lại ở việc cải tạo, cải thiện, nạo vét dòng kênh…, chứ chưa có hệ thống xử lý nước thải trước khi ra sông. Dự án kênh Thị Nghè hiện cũng chỉ mới thu gom nước thải sau đó xả thẳng ra sông mà không qua xử lý. Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan do con người gây ra ô nhiễm thì mạng lưới kênh rạch chằng chịt cộng thêm chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông đã gây khó khăn cho việc tiêu thoát nước trong phạm vi thành phố, làm ảnh hưởng đến sự chuyển tải các chất bẩn và tăng thêm mức độ ô nhiễm do việc ứ đọng rác thải vào những giờ nước lên lớn nhất. Theo Lê Quỳnh (SGTT) (LĐ) - Ở điều kiện bình thường, hệ thống sông rạch sẽ là một bộ máy điều hòa không khí khổng lồ, nhưng trong điều kiện ô nhiễm môi trường đang bủa vây, hệ thống sông rạch lại trở thành kênh vận chuyển ô nhiễm vào sâu trong nội thành. Trong khi đó, thành phố Hồ Chí Minh lại được thiên nhiên ưu đãi cho một hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, len lỏi qua khắp 24 quận, huyện. Những dòng kênh đen Những số liệu về hứng, tải ô nhiễm của hệ thống kênh rạch trên địa bàn thành phố khiến cho những ai - dù hững hờ thờ ơ nhất - cũng phải rùng mình về mức độ ô nhiễm. Theo những số liệu mới nhất, hệ thống kênh rạch của thành phố mỗi ngày bị đầu độc bởi sơ sơ có 40 tấn rác thải các loại và 70.000m3 nước thải công nghiệp (vài năm trước số liệu này là 200.000m3)... chưa qua xử lý. Với một thực trạng như vậy, thử hỏi làm sao những dòng kênh xanh, không biến thành những dòng kênh bị “ung thư”. Những dòng kênh khu vực ngoại thành vốn là những dòng kênh xanh nhưng đang trên đà biến thành những dòng kênh đen. Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Bình Chánh cung cấp một số liệu trong một đợt giám sát của Hội đồng Nhân dân thành phố, trong hệ thống 72 tuyến kênh trên địa bàn huyện, đến nay không còn bất cứ dòng kênh nào mà không bị ô nhiễm nặng. Không ô nhiễm làm sao được, khi có đến hơn 1.000 cơ sở sản xuất được di dời từ nội thành ra đóng chân trên địa bàn huyện, hằng ngày âm thầm xả thải. Theo một kết quả kiểm tra mới đây của Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Bình Chánh, chỉ có vỏn vẹn 22 trong số gần 1.000 cơ sở sản xuất có trang bị hệ thống xử lý nước thải. Trang bị là một chuyện, còn việc số lượng ít ỏi cơ sở sản xuất có trang bị hệ thống xử lý nước thải có vận hành hay không là chuyện khác. Đó mới chỉ là thông tin cấp quận, huyện, còn thông tin cấp thành phố sẽ khiến nhiều người bị sốc: 70% chiều dài của các tuyến kênh trên địa bàn thành phố bị ô nhiễm nặng. Hiện nay, có một số điểm nóng ô nhiễm cần phải ưu tiên khắc phục. Trong đó, tuyến kênh An Hạ - Thầy Cai được xếp vào nhóm ô nhiễm gia tăng nhanh nhất. Tuyến kênh này hứng chịu toàn bộ lượng nước thải ô nhiễm từ Khu công nghiệp Tân Phú Trung (huyện Củ Chi) và Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) và vô số các cơ sở sản xuất nhỏ khác. Ô nhiễm nước kênh An Hạ - Thầy Cai chủ yếu là hóa chất dệt nhuộm, hóa chất phục vụ ngành caosu, kim loại nặng và chất rắn lơ lửng... Sông Sài Gòn cũng không thoát ô nhiễm Ô nhiễm không chỉ là chuyện của các dòng kênh, mà ngay cả lưu vực sông Đồng Nai - trong đó có sông Sài Gòn, nguồn cấp nước sinh hoạt cho hơn 10 triệu dân của khu vực kinh tế trong điểm phía nam - cũng đang bị đầu độc. Lưu vực sông Đồng Nai chảy qua 11 tỉnh, thành: Đắc Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, TPHCM, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước. Theo đánh giá của Bộ TNMT: “Đây là một trong 3 lưu vực sông lớn và quan trọng nhất của Việt Nam, có một tầm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn của khu vực kinh tế trọng điểm phía nam”. Quan trọng là vậy, nhưng nó vẫn cứ bị con người phụ bạc. Hoạt động công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển đô thị... được các nhà khoa học xem là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho lưu vực hệ thống sông Đồng Nai nói chung và sông Sài Gòn nói riêng. Theo một công trình nghiên cứu của kỹ sư Võ Thị Ngọc Hạnh – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bình Dương - thì chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 11 khu công nghiệp xả nước thải vào lưu vực sông Sài Gòn, khối lượng nước thải mỗi khu ít nhất là 1.200m3/ngày và nhiều nhất là 5.600m3/ngày. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất nằm ngoài các khu công nghiệp cũng thải vào lưu vực sông Sài Gòn 45.000m3/ngày. Trong đó, các ngành độc hại như sản xuất giấy thải ra 7.700m3; dệt nhuộm 4.200m3 và chế biến mủ caosu 9.600m3/ngày. Riêng đối với hoạt động chăn nuôi, mỗi ngày thải ra hơn 24.500m3 nước thải... Còn đối với TPHCM, số liệu về khối lượng nước thải công nghiệp thải vào lưu vực sông Sài Gòn không được công bố, nhưng con số thực tế có thể là 250.000m3/ngày đêm. Còn theo số liệu của Bộ Tài nguyên - Môi trường, trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có gần 500 làng nghề, 9.000 cơ sở sản xuất, 1.633 cơ sở y tế... xả nước thải vào lưu vực, trong đó hầu hết là nước thải chưa qua xử lý. Thực tế này giải thích vì sao lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng, đe doạ nguồn nước sinh hoạt của hơn 10 triệu dân. Những bức xúc xung quanh vấn đề bảo vệ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai không phải là chuyện mới mẻ. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, chất lượng nước thô cung cấp cho các nhà máy nước của TPHCM bị giảm sút nghiêm trọng. TPHCM đã phải chỉ đạo cho các cơ quan chức năng lập một đề án để bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn. Một năm đã trôi qua, kể từ khi Hội đồng Nhân dân thành phố tổ chức hội nghị chuyên đề môi trường, bàn các giải pháp kiểm soát ô nhiễm, nhưng kết quả sau 1 năm vẫn chưa có gì cụ thể; không khí, nguồn nước tiếp tục bị ô nhiễm, có dấu hiệu mỗi ngày một thêm trầm trọng. + Vấn đề sức khỏe cộng đồng Trên thực tế dễ dàng thấy sự ô nhiễm trầm trọng của các con sông, kênh rạch bởi phân người từ những cầu tiêu trên sông, từ thói quen vứt tất cả rác thải xuống kênh rạch của người dân. Khuynh hướng sử dụng thuốc trừ sâu ngày càng tăng dẫn đến một dư lượng thuốc trừ sâu tích lũy ngày càng nhiều trong nước sông. Trong tình hình dịch cúm gia cầm đang hoành hành như hiện nay, mức độ ô nhiễm càng lớn bởi xác gia cầm, bởi phân và chất thải của các loài thủy cầm bị bệnh. Lắng phèn và lắng trong tự nhiên không thể tách các độc chất như thuốc trừ sâu, các mầm gây bệnh nguy hiểm ra khỏi nước uống. Tuy nhiên, vẫn có 1 số hộ dân dửng dưng trước những nguy cơ đó, vẫn dùng nước ở sông/ kênh rạch để uống hay sinh hoạt- việc làm này ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe người dân. Theo Trung tâm Chất lượng nước và môi trường - Phân viện Quy hoạch khảo sát thủy lợi Nam Bộ, nước tại hệ thống kênh, rạch tại thành phố Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm nặng. Các thành phần như: BOD5 (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), chỉ tiêu vi sinh (coliform), hàm lượng chất lơ lửng (SS), kim loại nặng... vượt tiêu chuẩn gấp nhiều lần cho phép. Những khu vực này muỗi sinh sôi nảy nở nhiều từ những chỗ nước tù đọng. Nhiều nhà cứ trực tiếp xả rác xuống kênh, rác nhiều muỗi càng nhiều thêm, làm tắc nghẽn cả dòng kênh vừa phát sinh bệnh tật ( sốt rét, sốt xuất huyết…) Trong các kênh rạch bị ô nhiễm, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật bản, giun đỏ, trứng giun v.v... Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v... (nguồn: + Bùn lắng Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM cho biết , trung bình mỗi ngày TP có gần 3000 tấn bùn thải (gồm khỏang 2000 tấn bùn từ việc nạo vét kênh rạch và làm vệ sinh mạng lưới thóat nước, 250 tấn bùn từ các khu công nghiệp, các nhà máy lớn và trên 500 tấn bùn từ nạo vét cống và rút hầm cầu...) nhưng không được xử lý, tái chế Hệ thống sông và kênh rạch đã và đang phải gánh chịu lượng lớn các chất thải sinh hoạt cũng như chất thải từ các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và cả các khu công nghiệp. Một trong các số chất ô nhiễm hiện nay là các kim loại nặng. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy có sự tích lũy của các kim loại nặng (Cu, Zn, Cr và Cd) trong trầm tích sông rạch. Tại các kênh rạch, đặc biệt là Tân Hóa-Lò Gốm, Tàu Hũ-Bến Nghé có sự tăng cao hàm lượng các kim loại nặng, đặc biệt là Zn, Cu và Cr. Vị trí đặc biệt ô nhiễm là tại TH-LG 3 (Cầu Hậu Giang) và TH-BN 2 (cửa kênh Tàu Hũ-Bến Nghé). Hàm lượng kim loại tại vị trí TH-LG 3 như sau Zn (4.026 mg/kg); Cr (2.290mg/kg), Cu (1.033mg/kg) và Cd (11,47 mg/kg). Đây là nơi tập trung các cơ sở gia công kim loại (theo Hoàng thị Thanh Thủy, tc phát triền KH&CN, tập 10 số 1-2007) + Cảnh quan đô thị Dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được coi là “trung tâm” của các dòng kênh kêu cứu. Chảy qua địa bàn nhiều quận và dòng chảy của con kênh này là thảm hoạ cho cư dân nơi nó chảy qua. Dòng nước trên kênh không chỉ là màu đen sì, hôi thối mà còn chuyển màu đỏ vào buổi sáng và sủi bọt vào buổi tối. Các kênh khác cũng vậy, kênh dọc theo Cầu Đen 2 tại Q.2, kênh Văn Thánh, Q.Bình Thạnh… đang là mùa nước cạn, nước trên kênh gần chạm đáy, để lộ ra những căn nhà nhếch nhác, những đống rác thải ứ đọng và màu nước “đậm đà” không kém với màu nước của kênh Thị Nghè. Theo Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường TP, rác ứ đọng lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho những khí độc hại từ những chất thải khó phân hủy thành mùi hôi thối như: H2S, NH3 và khí biogas thoát ra gây mùi rất khó chịu. Ngoài nước ………………………………………….. ………………………………………….. 5. Mục tiêu của đề tài Hạn chế xả thải Trong những năm qua, thành phố đã lập nhiều dự án và chi ra hàng chục nghìn tỷ đồng để giải tỏa dân cư sống ven kênh, khắc phục ô nhiễm nguồn nước tại các kênh, rạch. Để cải tạo hệ thống kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè thành phố mất gần 4.000 tỷ đồng (tương đương 200 triệu USD). Dự án làm trong sạch và chống ngập kênh Bến Nghé-Tàu Hũ có chiều dài 7.100m đã tiêu tốn khoảng 8.000 tỷ đồng (gần 450 triệu USD). Tuy nhiên, ô nhiễm tại các kênh này không những không giảm mà ngày càng trầm trọng hơn. Để làm sạch hệ thống kênh, rạch trước mắt thành phố cần kiên quyết giải tỏa các hộ dân sống hai bờ kênh, kiểm soát chặt đầu ra của các loại nước thải. Cắt điện, nước thậm chí đóng cửa và truy tố các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cố tình xả nước thải chưa qua xử lý vào kênh, rạch, tiến hành di dời hàng chục ngàn hộ dân , xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng và chỉnh trang đô thị như công trình đại lộ Đông -tây giải tỏa hàng ngàn hộ dân dọc kênh đôi-kinh tẻ, chỉnh trang đô thị dọc kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè cũng di dời gần 10.000 hộ dân sống ven kênh, di dời gần 600 cơ sở sản xúât gây ô nhiễm, trực tiếp xã nước thải xuống kênh rạch... ra ngoại thành. Rà soát lại các KCN, cơ sở sản xuất, kinh doanh dùng nhiều nước, có khả năng gây ô nhiễm cao, buộc các doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải và ký cam kết bảo vệ nguồn nước Thường xuyên tuyên truyền, vận động các cộng đồng dân cư đề cao ý thức bảo vệ môi trường Khẩn trương xây dựng quy chế bảo vệ môi trường rõ ràng và thành lập một bộ phận đủ mạnh, có thực quyền để xử lý các hành vi nào gây ô nhiễm, xâm hại đến kênh, rạch Ngoài ra, thành phố cần phối hợp với các địa phương lân cận như: Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, đặc biệt là Bình Dương, những tỉnh nằm đầu nguồn các dòng kênh cùng có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn nguồn nước. (nguồn: ) Xử lý bùn Trong quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá ở TP.HCM, nhiều kênh rạch bị bồi lắng và ô nhiễm trầm trọng. Tuyến kênh rạch Bến Nghé – Tàu Hủ - Lò Gốm là một trong những tuyến quan trọng của nội thành, cần phải nạo vét bùn để phát triển giao thông vận tải đường thuỷ, tăng khả năng tiêu thoát nước và giảm ô nhiễm môi trường. Trong bùn lắng đọng, tồn tích lâu ngày các chất thải có trên kênh rạch, trong đó ngoài các chất thải rắn, rác, mùn bã hữu cơ, còn có các chất ô nhiễm độc hại có thể gây ra những hậu quả môi trường trong khi nạo vét, đổ bỏ (nguồn: Để giải quyết vấn đề này thành phố cũng đã tiến hành nạo vét nhiều kênh rạch như: nạo vét trên 10km kênh Tham Lương, nạo vét kênh Lò Gốm, kênh Tẻ...và công ty thoát nuớc đô thị TP.HCM cũng đã huy động lực luợng công nhân thường xuyên tiến hành nạo vét bùn ở các hệ thống tiêu thóat nước của Thành phố với khối luợng bùn thải lên đến hàng trăm tấn/ngày (nguồn: Chính việc đổ bùn tràn lan và hoàn toàn không được xử lý như hiện nay sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường đặc biệt là việc tích tụ các kim loại, gây tình trạng mất vệ sinh, mùi hôi thối. Nghiêm trọng hơn là đang gây ra những ảnh hưởng nặng nề do các chất ô nhiễm thấm xuống nguồn nước ngầm và nước mặt làm cho chất lượng nguồn nước bị suy giảm. (nguồn: Giải pháp cho bùn thải là chúng ta có thể tái sử dụng nó trồng cây hoặc cải tạo đất nông nghiệp, trong xây dựng san lấp mặt bằng xây dựng nhà, lập vườn hay các công trình phúc lợi công cộng. Hơn nữa, ta có thể dùng bùn để sản xuất vật liệu xây dựng như gạch xây tường, gạch lát vỉa hè. Như một bài báo đã nêu, bùn thải là “kho báu” nếu biết xử lý đúng cách (nguồn: Cải thiện điều kiện thủy lực trong kênh nhằm giảm thiểu tần suất lũ hanừg năm và sự phân bố lũ trong các quận. Nâng cấp kênh và bờ kênh, bao gồm tái xây dựng nhà cửa của cộng đồng dân cư dọc kênh nhằm mục đích cải tạo sức khỏe cộng đồng và điều kiện kinh tế xã hội, tăng cường công suất thoát nước. 6. Nội dung nghiên cứu chính của vấn đề ô nhiễm kênh rạch Vấn đề quan trọng nhất cần quan tâm tron g ô nhiễm kênh rạch đó là vấn đề về ô nhiễm nước với các chỉ tiêu đánh giá DOD,COD,CH4, N2, TSS …. Từ ô nhiễm nguồn nước sẽ dẫn đến những vấn đề đáng quan tâm khác. Nội dung nghiên cứu: bao gồm các nội dung sau: - Thu thập số liệu và tài liệu liên quan đến đề tài; - Xây dựng chỉ số chất lượng nước; - Đánh giá và phân vùng chất lượng nước trong kênh rạch. - Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm kênh rạch. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và biên hội số liệu; - Các phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng nước: theo các TCVN tương ứng; - Phương pháp xây dựng chỉ số chất lượng nước (CLN) - Khảo sát lấy ý kiến của người dân. 8. Dự đoán kinh phí theo nội dung nghiên cứu Qúa trình nghiên cứu Kinh phí thực hiện 1 Đi thực tế (đi lại và ăn uống) 60.000 2 Lấy số liệu (internet,báo chí,photo tài liệu…) 20.000 3 Viết báo cáo, in bài… 30.000 4 Tổng 110.000 9. Tiến độ thực hiện Nội dung Tháng Nhận đề tài 27/5/2010 Viết bài 27/5/2010 – 10/6/2010 Nộp bài 10/6/2010 CHƯƠNG III :SƠ BỘ TRÌNH BÀY CÁC NGHIÊN CỨU CHÍNH I.Giới thiệu tóm tắt về địa phương, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 1.Giới thiệu chung Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị phát triển nhất của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước. Thành phố nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Cửu Long, có bề dày lịch sử hơn 300 năm xây dựng và phát triển. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào khai phá vùng đất phương Nam, ông đã chọn vùng đất này và lập nên phủ Gia Định, đánh dấu sự mở đầu cho lịch sử hình thành thành phố. Năm 1859, quân Pháp chiếm thành Gia Định, để đặt nền móng cai trị lâu dài, người Pháp đã xúc tiến quy hoạch xây dựng thành phố Sài Gòn. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của chế độ Việt Nam Cộng Hoà, đồng thời cũng là đô thị hạt nhân của vùng Đông Nam Á, từng được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông". Ngày 30-4-1975, chế độ Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ. Ngày 2-7-1976, Quốc hội Việt Nam họp, quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh". Hơn 30 năm sau ngày giải phóng, thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều thay đổi đáng kể, tuy nhiên vị trí là "Hòn ngọc Viễn Đông" ngày nào đã không còn nữa, vì đã bị các thành phố lớn khác ở Đông Nam Á qua mặt. Hiện thành phố có 24 đơn vị hành chánh trực thuộc, bao gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Dân số thành phố năm 2006 đạt 6.424.519 người, mật độ trung bình 3.067người/km2 . Thành phố luôn đi đầu trong lĩnh vực phát triển kinh tế của cả  nước. Năm 2005, giá trị sản xuất trên địa bàn thành phố chiếm 20,2 % tổng sản phẩm trong nước. Trong đó, sản xuất công nghiệp của thành phố chiếm 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của quốc gia. GDP năm 2006 của thành phố là 191.011 tỷ đồng; năm 2007 đạt 228.697 tỷ đồng, tương đương 14,3 tỷ USD, tăng 12,6% là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Sáu tháng đầu năm 2008, GDP của thành phố đạt 121.442 tỷ đồng (Nguồn tin từ Website thành phố: www.hochiminhcity.gov.vn ) Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng nhất Việt Nam, với đầy đủ các loại hình giao thông: đường ôtô, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. Do đó, việc giao lưu với các vùng trong cả nước và các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới rất thuận lợi. Thành phố cũng luôn đi đầu trong các lĩnh vực du lịch, giải trí, thể thao và truyền thông. Tuy nhiên, hiện nay thành phố cũng đang đối mặt với những thách thức lớn từ nhiều vấn đề xã hội. Hạ tầng cơ sở yếu kém, không đủ đáp ứng cho tốc độ phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số quá nhanh. Tình trạng ùn tắt giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường đang ngày một phổ biến và trở thành nổi ám ảnh của nhiều người. Việc phát triển tràn lan, không theo quy hoạch và quy hoạch yếu kém đang đặt thành phố trước những khó khăn lớn, khó giải quyết. 2.Điều kiện tự nhiên Vị trí Thành phố  Hồ Chí Minh nằm giữa khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Đông Nam Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây và Tây Nam là tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang. Phía Nam thành phố tiếp giáp với biển Đông, mà trực tiếp là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái. Lãnh thổ thành phố trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nằm trong tọa độ từ 10o22’33’’ đến 11o22’17’’ vĩ Bắc và từ 106o1’2’’ đến 107o1’10’’ kinh Đông. Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây.  Điểm cực Bắc ở xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Điểm cực Nam ở xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Điểm cực Tây ở xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi. Điểm cực Đông ở xã Thanh An, huyện Cần Giờ. Tính theo đường chim bay, chiều dài từ Bắc xuống Nam khoảng 100km và chiều ngang Đông Tây rộng nhất khoảng 40km. Diện tích của thành phố là 2.095 km2, chiếm hơn 6,36% diện tích cả nước, trong đó có 442,13 km2 thuộc nội thành và 1.652,88 km2 ngoại thành. Địa hình, địa chất Thành phố  Hồ Chí Minh nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa cực Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình thuộc dạng đồng bằng thấp, nhiều nơi còn là vùng trũng. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, bị chia cắt mạnh bởi mạng lưới sông ngòi, kênh rạch. Chiều cao địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc không lớn lắm. Sông ngòi Thành phố nằm giữa hai con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, nhưng lại chịu ảnh hưởng nhiều bởi hệ thống sông Đồng Nai. Trên địa bàn thành phố còn có nhiều kênh rạch như: rạch Láng The, rạch Thị Nghè, sông Bến Nghé, rạch Lò Gốm,..... Chế độ thuỷ văn của thành phố chịu tác động qua lại bởi hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, cùng với thuỷ triều. Hầu hết các kênh rạch và một phần hạ lưu sông Sài Gòn, sông Đồng Nai đều chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Hằng năm vào khoảng tháng 9  đến tháng 11 Âm lịch, thành phố đều có những đợt triều cường mạnh, nhất là ở các khu vực ngoại thành, gần sông và cửa sông như: Thủ Đức, Hóc Môn, quận 12, quận 6.... Khí hậu, thời tiết Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Lượng bức xạ hằng năm tương đối lớn, khoảng 140 kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình trong ngày khoảng 6/24h. Nhiệt độ trung bình khoảng 27 - 28oC. Nhiệt độ cao nhất khoảng 32oC, vào tháng 6 hằng năm. Nhiệt độ thấp nhất khoảng 23oC, thường rơi vào tháng 12 hằng năm. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm thấp, khoảng 2 - 3oC. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình 1.931mm/năm, phân bố không đều theo thời gian và không gian. Theo thời gian, khoảng 90% lượng mưa trong năm tập trung vào mùa mưa. Theo không gian, lượng mưa có xu hướng tăng dần từ Tây Nam lên Đông Bắc. Các huyện phía Nam và Tây Nam của thành phố như: Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, lượng mưa tương đối thấp, khoảng 1.000 - 1.400 mm/năm. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc như Củ Chi, Hóc Môn lượng mưa thường đạt trên 2.000 mm/năm. Thành phố nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Khí hậu tương đối ôn hoà, không có những ngày hè quá nóng như các tỉnh miền Trung hay những ngày đông quá lạnh như các tỉnh miền Bắc. Đây là điều kiện thuận lợi để tập trung dân cư và phát triển kinh tế. Tuy nhiên khí hậu có sự thay đổi bất thường trong ngày, lúc nắng, lúc mưa như câu nói: "Sài Gòn sáng nắng chiều mưa". Ngoài ra, sự phân hoá gay gắt giữa mùa mưa và mùa khô cũng gây ra vấn đề thiếu nước ngọt vào mùa khô. 3.Điều kiện xã hội Dân số & lao động 2001 2002 2003 2004 2005 1. Dân số trung bình (1000 người) 5.285 5.449 5.630 6.117 6.240     Nam 2.546 2.625 2.713 2.920 2.996     Nữ 2.739 2.824 2.917 3.142 3.243     Thành thị 4.410 4.542 4.661 5.170 5.315     Nông thôn 875 907 969 893 925 2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)   1,30 1,27 1,15 1,20 1,15 3. Tỷ lệ tăng dân số cơ học (%) 0,77 0,90 1,2 2,1 2,0 4. Lao động đang làm việc ( 1.000 người) 2.267 2.336 2.503 2.586 2.676 5.Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (%) 6,04 6,54 6,13 6,0 6. Số bệnh viện       38 38 38 55 56 7. Phòng khám khu vực 43 43 43 29 29 Giao thông / Cơ sở hạ tầng      + Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế .      + Thành phố Hồ Chí Minh  có một hệ thống giao thông ngày càng phát triển cả về đường bộ, đường sông, đường sắt cũng như đường hàng không. Chính vì vậy mà khối lượng vận chuyển hàng hoá của vận tải địa phương thành phố Hồ Chí Minh không ngừng gia tăng.      + Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km. Sân bay Tân Sơn Nhất đảm nhận 60-70% khối lượng vận chuyển quốc tế về hàng hoá và hành khách mỗi năm.      + Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm quốc tế có đường bộ đi Campuchia; cảng Sài Gòn và Việc hệ thống song hành đường bộ -đường sắt liên Châu Á ngang qua thành phố trong tương lai gần sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố nâng cao năng lực cũng như đa dạng hoá phương tiện vận chuyển quốc tế của mình.      + Thành phố cũng có một hệ thống kho tàng bến bãi rất phát triển đáp ứng nhu cầu vận chuyển liên vùng. Hiện nay thành phố đang hình thành các hệ thống giao thông quan trọng như tuyến đường Xuyên Á, đại lộ Đông - Tây, cũng như việc mở rộng các tuyến đường trọng yếu trên địa bàn thành phố… sẽ góp phần thay đổi bộ mặt thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới. Bản đồ giao thông TP HCM Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nước, là địa phương đứng đầu về tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp (FDI), gián tiếp nước ngoài và trong nước. Thành phố cũng là nơi tiếp nhận lượng kiều hối lớn nhất nước, khoảng 60% lượng kiều hối gửi về nước hàng năm.  Năm 2007, tăng trưởng GDP đạt mức 12,6%, GDP bình quân đầu người đạt 2100 USD và dự tính đạt 3000 USD vào năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo có thu nhập dưới 6 triệu đồng mỗi người một năm còn 1,9%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 18,3 tỷ, chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2007 đạt gần 84.500 tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2007. Đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh đang có sự chuyển hướng từ các dự án sử dụng nhiều lao động sang các dự án có kỹ thuật công nghệ cao, các dự án bất động sản. Năm 2007, tổng thu ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh đạt 92.000 tỷ đồng, tăng 30,37% so với năm 2006, giá trị tăng tuyệt đối 20.600 tỷ đồng so năm 2006. Thành phố Hồ Chí Minh có 3 khu chế xuất, 12 khu công nghiệp, 1 khu công nghệ cao và công viên phần mềm Quang Trung. II.Vấn đề môi trường đang thách thức Hiện nay, hệ thống kênh rạch TP.HCM trong khu vực nội thành bao gồm 5 lưu vực chính với chiều dài 56 km và khoảng 20km chi lưu, tổng cộng là 76km, bao gồm: -         Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè -         Kênh Tân Hóa – Lò Gốm -         Kênh Tàu Hũ – Kênh Đôi -         Kênh Tẻ – Kênh Bến Nghé -         Kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật Hệ thống kênh rạch này cùng với sông Sài Gòn có chiều dài khoảng 38 km đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng thoát nước của thành phố. Thế nhưng chúng lại có nguy cơ bị gây tắc nghẽn bởi hàng trăm tấn rác xả ra hàng ngày từ các hoạt động của dân cư sống trên và ven kênh rạch; từ các tàu ghe neo đậu; từ các điểm mua bán dừa vứt bừa bãi ra kênh; thậm chí rác được lén đổ từ trên cầu xuống kênh rạch; rác từ các cửa xả thoát nước thải ra…Thêm vào đó, rác các loại trôi nổi trên sông kênh rạch làm mất mỹ quan, gây mùi hôi thối và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống trên và ven kênh rạch. Trước tình hình trên, Uỷ ban nhân dân thành phố giao cho hai đơn vị là Công ty Môi trường đô thị TP.HCM và công ty Dịch vụ công ích Quận 8 thực hiện công tác vớt rác trên các tuyến kênh rạch này với tổng diện tích vớt hiện nay là 540.436 m2, bao gồm trang thiết bị và lao động: 32 ghe, 1 máy vớt, 8 tàu vớt và 117 người phục vụ cho công tác vớt rác trên. Với nỗ lực của các công nhân vớt rác trên sông, trong thời gian qua đã góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường của những con kênh được vớt, hạn chế sự ô nhiễm, bồi lắng, làm tắc nghẽn dòng chảy, gây ngập lụt và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trước thực tế và tốc độ đô thị hoá cũng như tình trạng dân nhập cư đổ xô về Thành phố sống ngày càng đông, nhất là dọc theo kênh rạch dễ lấn chiếm với ý thức vệ sinh môi trường của những người dân sống nơi đây kém nên lượng rác xả xuống sông mà hai đơn vị thực hiện vớt đựợc mỗi ngày một tăng. Khối lượng rác của hai đơn vị vớt được vào năm 1999 là 10 tấn/ngày, hiện nay lượng rác vớt trung bình 33 tấn/ngày. Ngoài ra, qua quá trình khảo sát và tác nghiệp công tác vớt rác trên sông, Sở Tài nguyên và Môi trường nhận thấy nhiều đoạn kênh bị rác lấp dày, cửa cống bị tắc nghẽn vì rác, gây ngập lụt khi mưa và ứ tràn nước đen trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, môi sinh của thành phố. Nguyên nhân chủ yếu từ nhiều hộ dân sống ven và trên kênh rạch (quận 1,4,7,8), người đi đường, các xe đẩy tay buôn bán lẻ, các hộ kinh doanh trái cây ven kênh rạch (dừa tươi, chuối…), các thương thuyền, bến bãi hoạt động trên kênh rạch xả thải trực tiếp xuống kênh rạch không thông qua một hình thức đăng ký với đơn vị có chức năng thu gom rác nào. Phần lớn lượng rác xả xuống kênh rạch hiện nay chủ yếu là lượng vỏ dừa tươi chiếm đa số. Đồng thời, đối với các hộ kinh doanh dừa tươi hiện nay mặc dù đã có một số hộ đăng ký với đơn vị thu gom rác nhưng thực tế khối lượng vỏ dừa thải ra rất nhiều so với khối lượng mà các hộ này đăng ký trong hợp đồng thu gom vì sợ phải trả nhiều tiền thu gom nên lượng vỏ dừa còn lại đã tuồng hết xuống kênh rạch. III.Quy mô, phạm vi của vấn đề và ảnh hưởng đến môi trường sống Quy mô, phạm vi Theo một số tài liệu vể hệ thống sông ngòi kênh rạch ở thành phố Hồ Chí Minh thì :  Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có đến hàng trăm sông ngòi, kênh rạch, nhưng sông lớn không nhiều.Con sông quan trọng nhất chảy qua thành phố là sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Sông Đồng Nai dài 589km, do hai nhóm Đa Dung và Đa Nhim bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (cao 1.500m) hợp thành. Sông Đồng Nai có thêm một phụ lưu bên tả ngạn là sông La Ngà. Từ cao nguyên đổ xuống vùng đồng bằng, sông chảy qua nhiều gành thác. Qua thác Trị An là thác cuối cùng, sông chảy uốn khúc giữa vùng đồng bằng, tiếp nhận thêm nước Sông Bé, rồi gặp sông Sài Gòn ở Nhà Bè (Sông Sài Gòn phát nguyên từ vùng Hớn Quản, chạy qua địa phận Tây Ninh, Sông Bé, rồi vào thành phố). Từ Nhà Bè, sông Đồng Nai chia thành nhiều nhánh chảy qua vùng rừng Sác (huyện Duyên Hải) để đổ ra biển ở vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái. Trong các phân lưu đó, quan trọng nhất là sông Lòng Tàu. Đó là con đường tàu biển các nước ra vào cảng Sài Gòn..    Trên địa bàn thành phố có nhiều rạch nhỏ đổ vào sông Sài Gòn, sông Đồng Nai như rạch Láng Thé, rạch Tra, rạch Bến Cát, rạch Thị Nghè, rạch Bến Nghé, rạch Phú Xuân và một số kênh đào như kênh Tham Lương, kinh An Hạ, kênh Thái Mỹ, kinh Đông (dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng về Củ Chi)...    Quan trọng nhất là rạch Bến Nghé. Đây là đường giao thông quan trọng.  Trên bờ rạch Hai bên bờ rạch là các bến ghe: Bến Chương Dương, Bến Vân Đồn, Bến Hàm Tử, Bến Bình Đông, Trần Văn Kiêu. Rạch Bến Nghé là khởi đầu của các con đường thủy nổi Sài Gòn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.    Từ thế kỉ VXIII, do nhu cầu giao thông, con đường đó được chính quyền cho sửa sang. Năm 1772 cho đào kênh Ruột Ngựa. Sách "Gia Định thành thông chí" (1820) chép: "Nguyên xưa từ Rạch Cát ra phiá Bắc đến Lò Gốm thì có một đường nước đọng móng trâu, ghe thuyền không đi lại được... Nguyễn Cưu Đàm cho đào kinh thẳng như ruột ngựa nên mới đặt ra tên ấy". Năm 1819 một đoạn rạch Bến Nghé được đào sâu sửa dòng cho ngay thẳng lại và được đặt tên là "An Thông Hà" (tức là kinh Tàu Hủ).    Dưới thời Pháp thuộc, năm 1905, thực dân pháp cho đào con kinh Tẻ (từ cầu Chữ Y ra Tân Thuận) để chuyên chở lúa gạo đến bến cảng dễ dàng hơn. Sau đó cho đào kinh đôi song song với rạch Bến Nghé vì việc lưu thông đã tăng nhiều, con rạch cũ trở nên chật hẹp.    Rạch Thị nghè còn gọi là rạch Nghi Giang hay Bình Trị Giang, chảy bao bọc một phần phía Bắc của thành phố. Rạch được đặt tên Thị Nghè vì tương truyền vào đầu thế kỉ XVIII con gái của quan Thống suất Nguyễn Cửu Vân, vợ một ông Nghè đã khai khẩn ruộng vườn ở đây và cho bắc cầu qua rạch để người đi qua lại dễ dàng. Cây cầu đó được gọi là cầu Thị Nghè và con rạch cũng được gọi theo tên đó.    Rạch Thị Nghè ăn lên Bàu Cát. Khúc ngọn này còn có tên là rạch Nhiêu Lộc (ông Nhiêu học tên là Lộc).  Rạch Thị Nghè cũng là đường giao thông của ghe thuyền buôn bán đến chợ Thị Nghè, chợ Phú Nhuận.    Như vậy TP.HCM có một hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận tiện cho việc giao thông thuỷ, vừa cung cấp nước, vưà tạo cảnh quan thoáng đãng. Tuy nhiên, hệ thống này đang ngày càng bị ô nhiễm, và chết dần ; trở thành hiểm hoạ đe doạ cuộc sống cuả hơn 1,5 triệu người dân thành phố. Ảnh hưởng tới môi trường sống    Có 60%-70% chiều dài các tuyến kênh rạch trong TPHCM bị ô nhiễm nặng vì hằng ngày phải gánh chịu khoảng 40 tấn rác và 70.000 m3 nước thải    Hệ thống kênh rạch chằng chịt là một lợi thế của TPHCM, vừa cung cấp nước vừa tạo cảnh quan thoáng đãng, thuận tiện cho giao thông thủy. Tuy nhiên, hệ thống kênh rạch đang ngày dần... “chết”, trở thành hiểm họa đe dọa cuộc sống người dân vì... rác. Dòng kênh Tẽ chảy giữa quận 4 và quận 7 nước đen ngòm, từng đám ruồi nhặng bay trên mặt nước lềnh bềnh rác, mùi hôi nồng nặc bốc lên khiến cho nhiều người đi qua bịt mũi, khó chịu. Bà Nghĩa, ngụ phường 1, quận 4, than phiền: Mỗi mùa nước lớn, mùi hôi bốc lên chịu không nổi, đang ngủ phải chạy ra đường đứng. Chưa kể nếu mưa to nước tràn vào nhà đầy phân, rác. Về phía dưới, kênh Đôi nối tiếp cũng không thua kém về rác thải và độ ô nhiễm. Nhìn con kênh đen ngòm, bốc mùi hôi ngây người, ông Tạo, ngụ phường 7, quận 8, lắc đầu: “Chịu đựng được ngày nào thì chịu chứ nó trở lại trong xanh như ngày xưa hổng nổi đâu!”. Nhà ông ba người thì đã có hai người bị viêm mũi dị ứng. Trong khi đó, tuyến kênh Tân Hóa- Lò Gốm cũng chung số phận nước đen kịt như nhớt xe máy, trong mắt người dân phường 8, quận 6 nó đã “chết rồi”. Mặc dù trong thời gian qua TP liên tục có những kế hoạch cải tạo, nhưng đến nay con kênh vẫn chưa có dấu hiệu “hồi sinh”. Đây cũng là tình hình chung của 156 tuyến kênh rạch trên địa bàn TP. Từ những con kênh lớn như Thị Nghè, Tàu Hũ- Bến Nghé, Tham Lương- Bến Cát... đến các nhánh con của chúng len lỏi khắp các khu dân cư. Bất kỳ các loại chất thải nào cũng có thể tìm thấy trên hệ thống kênh rạch, từ rác sinh hoạt- buôn bán, đến các loại cây gỗ, thậm chí là xác súc vật, khiến cho dòng chảy ngày càng bị thu hẹp, chỗ rác ùn ứ đang phân hủy từng ngày gây ô nhiễm nghiêm trọng. Theo Sở Tài nguyên - Môi trường, rác trên các tuyến kênh rạch trong TP chủ yếu là do các hộ dân và các ghe, thuyền buôn bán thải xuống. Theo quan sát của chúng tôi, rác tập trung nhiều ở những nơi có ghe, thuyền buôn bán như kênh Đôi (bến Bình Đông), kênh Tẽ... Người sống trên ghe, thuyền đã đành, ngay cả những hộ dân sống trên bờ, mặc dù đã có dịch vụ thu gom rác nhưng họ vẫn có thói quen thải xuống dòng kênh.  Nước thải từ cơ sở sản xuất bún tươi xả thẳng xuống kênh. Ảnh: Thanh Huyền. Muỗi "khinh" thuốc xịt, chuột cống chạy thẳng vào nhà dân Theo bà Cao Thị Thanh Loan, Trưởng Trạm y tế phường 15, dưới sự ô nhiễm như trên, người dân phường này không bị dịch bệnh mới là lạ. Phường 15 rộng bằng cả quận 4. Trên địa bàn quận có nhiều khu quy hoạch treo, đất trống, ao tù nước đọng và hàng ngàn phòng trọ. Muỗi ở khu vực kênh Tân Trụ như đã nhờn thuốc nên khi bị phun xịt vẫn bay như thường và dù thường xuyên diệt lăng quăng sống dưới kênh nhưng giống như muối bỏ bể. Chỉ từ đầu tháng 10 đến nay, phường 15 đã có 13 ca bị sốt xuất huyết, 3 ca bị bệnh tay chân miệng, 2 ca cúm A/H1N1. Riêng về bệnh tay chân miệng, tháng nào phường này cũng có vài ca. Người dân tại đây dùng nước giếng khoan để sinh hoạt. Trung bình độ sâu của giếng là 30 mét. Tuy nhiên, nhiều hộ phản ánh chỉ dùng nước giếng để giặt đồ và tắm rửa, phải mua nước tinh khiết đóng bình về để nấu ăn. Quá bức xúc vì sự ô nhiễm, người dân sinh sống ven bờ kênh Tân Trụ, phường 15, quận Tân Bình đã làm đơn phản ánh với ngành y tế TP. Các hộ dân xả nước thải sinh hoạt ra kênh. Ảnh: Thanh Huyền. Bà Trần Thị Kim Thành, Tổ trưởng Tổ dân phố 125 (tổ có những người dân trực tiếp sống cạnh kênh Tân Trụ) nhăn nhó phàn nàn: “Hôm nay mới vừa sau cơn mưa nên mùi hôi thối của con kênh chỉ bằng 1 phần 10 ngày bình thường. Hằng ngày, mùi xú uế từ con kênh đi cả vào trong giấc mơ của người dân sống xung quanh. Chiều xuống, những con chuột cống bị ghẻ, rụng hết lông cứ nhung nhúc chui từ dưới kênh lên chạy thẳng vào nhà dân. Chúng tôi phải dựng những tấm vách che chắn hai bên bờ kênh bởi nếu nhìn thấy dòng nước đen ngòm lềnh bềnh phân bò và rác rưởi sẽ không nuốt cơm nổi.” Trước kêu ca của người dân tổ 125, phường 15, quận Tân Bình, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đã xuống khu vực kênh Tân Trụ để ghi nhận tình hình. Thực trạng của dòng kênh còn kinh khủng hơn cả tưởng tượng. Ô nhiễm nặng do 40% hộ dân sống là dân tạm trú Bác sĩ Trần Quang Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận Tân Bình cho biết vấn đề của con kênh này đã xuất hiện từ nhiều năm nay. Kênh Tân Trụ đi qua 7 khu phố của phường 15. Nó là nơi tiếp nhận nước thải trực tiếp từ sân bay Tân Sơn Nhất và các hộ dân của tổ 125, phường 15. Sau đó, con kênh này chảy ra kênh Hy Vọng và nối với kênh Thanh Lương (quận 12). Sở dĩ  kênh Tân Trụ bị ô nhiễm nặng như vậy là do 40% hộ dân sống ở đó là dân tạm trú. Nhiều hộ dân ý thức kém đã xả rác thẳng xuống kênh. V. Biện pháp khắc phụcđang thực hiện và dự định sẽ thực hiện Biện pháp tạm thời Tăng cường kiểm tra nạo vét kênh, mở rộng kênh để giảm hiện tượng tù đọng nước thải Xậy dựng bờ kè dọc theo hai bên bờ kênh Tăng cường công tác kiểm tra nhà máy xí nghiệp gây ô nhiễm. Từ đó sẽ có biện pháp đình chỉ hoạt đọng hay phạt tiền tùy theo mức độ gây ô nhiếm nhièu hay ít Hạn chế tới mức tối đa hiện tượng xây dựng kiên có gần kênh Ngăn chặn việc tụ tập buôn bán , chợ trên kênh, san lấp lấn chiếm trái phép Di dời khu dân cư ven kênh để tránh việc xả rác xả nước xuống kênh Cần nghiemc khắc hơn trong việc cưỡng chế giải tỏa, có sự đền bù thỏa đáng cho những khu dan cư tự phát ở hai bên bờ kênh Đối với những nhà máy xí nghiệp muốn thành lập thì cần có hệ thống xử lí nước thải, phải có đánh giá tác động môi trường 2.Biện pháp lâu dài Đẩy mạnh các hoạt động uyên truyền bằng mọi hoạt động thông tin đại chúng, phổ biến các chủ trương chính sách môi trường về ô hiễm kênh rạch. Đây là nhiệm vụ quan trọng cần đựoc thực hiện một cách thường xuyên và bền bỉ bằng nhiều biện pháp hình thức. Quy hoạch phat triển khu công nghiệp để tiếp nhận những xí nghiệp gây ô nhiễm di dời tới, hỗ trợ kinh phí cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc đền bù thỏa đáng Cần thực hiện triệt để việc đô thị hóa hơn nữa Xây dựng cống hộp VI.Kết luận và kiến nghị Kết luận Qua quá trình điều tra ngiên cứu chúng ta nhận thấy rằng tình trạng ô nhiễm kênh rạch hiện nay là quá trầm trọng,nguyen nhân chủ yếu là do sự xả rác xả nước bừa bãi của những hộ dân sống dọc hai bên kênh mương, và của những xí nghiệp, nhà máy chưa có hệ thống xử lí nước thải. Kiến nghị Nhà nước phải có những biện pháp tức thời để hạn chế tình trạng ô nhiễm kênh rạch trước khi đưa ra chiến lược kế hoạch lâu dài Thường xuyên nạo vét kênh mương Phải thực hiện nghiêm ngặt công tác di dời giải tỏa và đèn bù thỏa đáng cho những hộ dân cư sống dọc hai bên bờ kênh Có chính sách buộc các nhà máy xí nghiẹp phải có hệ thống xử lí nước thải sơ bộ trước khi thải ra nguồn Kiểm soát chặt chẽ những xí nghiệp nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng để có những biện pháp xử lí thích đáng Tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục, vận động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Thường xuyên đưa ra những hoạt động mang tính bảo vệ môi trường và keu gọi sự hưởng ứng tham gia của cộng đồng Tăng cường thúc đẩy việc xây dựng hệ thống cấp thoát nước cho khu vực, như hệ thống cống hộp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhóm 6.doc
Tài liệu liên quan