Khả năng đảm bảo nguồn lực để đào tạo nhận thức ISO 14001: 2004

Tài liệu Khả năng đảm bảo nguồn lực để đào tạo nhận thức ISO 14001: 2004: Khả năng đảm bảo nguồn lực và phân loại nhóm để xây dựng chương trình đào tạo GVHD: Th.S Thái Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 58 IV.1 Khả năng đảm bảo nguồn lực để đào tạo nhận thức ISO 14001: 2004 IV.1.1 Khả năng về tài chính Đối với ngành Thép, các dự án đầu tư của các tập đoàn Thép hàng đầu thế giới, với quy mô lớn, đang diễn ra khá sôi động. Chính phủ cấp phép cho tập đoàn Tycool Worldwide Steel đầu tư 1 tỷ USD vào dự án sản xuất phôi Thép có công suất 5 triệu tấn/ năm. Dự án này được đầu tư trong 10 năm. Giai đoạn 1 sẽ xây dựng nhà máy luyện phôi Thép công suất 3 triệu tấn/ năm, với tổng vốn đầu tư 539 triệu USD. Giai đoạn 2 nâng công suất lên 5 triệu tấn phôi/năm, được xây dựng trong vòng 7 năm trên diện tích 455 ha. Ngành Thép còn nóng lên hơn nữa, khi một loạt dự án đầu tư mới của các nhà đầu tư nước ngoài vừa được công bố. Tập đoàn Fosco (Hàn Quốc), tập đoàn Thép lớn thứ 4 trên thế giới, sẽ đầu tư theo dự án đang được trình duyệt, dự án này...

pdf6 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng đảm bảo nguồn lực để đào tạo nhận thức ISO 14001: 2004, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khả năng đảm bảo nguồn lực và phân loại nhóm để xây dựng chương trình đào tạo GVHD: Th.S Thái Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 58 IV.1 Khả năng đảm bảo nguồn lực để đào tạo nhận thức ISO 14001: 2004 IV.1.1 Khả năng về tài chính Đối với ngành Thép, các dự án đầu tư của các tập đoàn Thép hàng đầu thế giới, với quy mô lớn, đang diễn ra khá sôi động. Chính phủ cấp phép cho tập đoàn Tycool Worldwide Steel đầu tư 1 tỷ USD vào dự án sản xuất phôi Thép có công suất 5 triệu tấn/ năm. Dự án này được đầu tư trong 10 năm. Giai đoạn 1 sẽ xây dựng nhà máy luyện phôi Thép công suất 3 triệu tấn/ năm, với tổng vốn đầu tư 539 triệu USD. Giai đoạn 2 nâng công suất lên 5 triệu tấn phôi/năm, được xây dựng trong vòng 7 năm trên diện tích 455 ha. Ngành Thép còn nóng lên hơn nữa, khi một loạt dự án đầu tư mới của các nhà đầu tư nước ngoài vừa được công bố. Tập đoàn Fosco (Hàn Quốc), tập đoàn Thép lớn thứ 4 trên thế giới, sẽ đầu tư theo dự án đang được trình duyệt, dự án này sẽ được tiến hành theo hai bước. Giai đoạn đầu, trị giá đầu tư khoảng 340 triệu USD, giai đoạn 2 khoảng 660 triệu USD. Công ty Sunsteel (Đài Loan) cũng đang đề nghị được đầu tư xây dựng dự án liên hợp Thép tại Thạch Khê (Hà Tĩnh) với số vốn 1,9 tỷ USD, sản lượng khoảng 4,5 triệu tấn Thép tấm/năm. Song song với các dự án này, Tổng Công ty Thép Việt Nam cũng đang bàn với một đối tác Ấn Độ (tập đoàn Essar) để hình thành liên doanh Thép cán nguội có công suất 2 triệu tấn Thép tấn/ năm, với trị giá đầu tư khoảng 500 triệu USD…nhà máy này sẽ được đặt tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu). Với nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, các Doanh nghiệp sản xuất Thép có đủ khả năng để áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 IV.1.2 Khả năng về nhân lực Công tác quản lý nhân lực của Doanh nghiệp sản xuất Thép: - Đối với nhân viên, Doanh nghiệp tạo môi trường làm việc tốt với những cơ hội phát triển nghề nghiệp trong và ngoài nước dựa vào năng lực và hiệu quả công tác. Mọi người tôn trọng, tin cậy lẫn nhau, cùng nhau chia sẽ kiến thức và thông tin. - Chính sách của Doanh nghiệp phải tuyển dụng người có khả năng tốt cho công việc, không phân biệt màu da, chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng, tuổi tác, quốc tịch hoặc tình trạng hôn nhân. Khả năng đảm bảo nguồn lực và phân loại nhóm để xây dựng chương trình đào tạo GVHD: Th.S Thái Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 59 - Doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mỗi thành viên: quyền được làm việc và phát triển, không bị phân biệt và can thiệp từ bên ngoài. - Doanh nghiệp quy định rõ ràng hình thức tuyển dụng, thời gian thử việc, ký hợp đồng lao động, giờ làm việc, chế độ lương, tiền làm thêm giờ, ngày lễ, phụ cấp, chế độ nghỉ hưu. Mọi thành viên được hưởng phúc lợi y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn cá nhân, đào tạo và phát triển nhân viên và nhiều phúc lợi khác. - Doanh nghiệp coi trọng việc đào tạo nhân viên để họ có thể nâng cao hiệu quả làm việc và khắc phục các nhược điểm trong công việc. - Doanh nghiệp cố gắng hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhân viên, ngược lại nhân viên phải luôn sẵn sàng và cố gắng nâng cao trình độ bản thân. Nhân viên có trách nhiệm chú tâm đến công việc của mình và chủ động đề ra kế hoạch đào tạo và phát triển bản thân. - Tại các Doanh nghiệp sản xuất Thép áp dụng ISO 14001, công tác chuyên trách môi trường do điều phối viên môi trường điều hành. Doanh nghiệp phải có cán bộ chuyên trách về môi trường và an toàn chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc và điều phối viên môi trường. Các cán bộ là trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác bảo vệ môi trường ở bộ phận của mình. IV.1.3 Cam kết của lãnh đạo Phát triển bền vững là công việc hết sức cần thiết, với sự chú trọng đồng đều cả về sự thành công về kinh tế, chất lượng môi trường và công bằng xã hội. Cùng với sự cam kết chắn chắc từ ban lãnh đạo, sự nổ lực và đóng góp tích cực của toàn thể nhân viên, Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 chắc chắn sẽ được áp dụng thành công tại các Doanh nghiệp sản xuất Thép. IV. 2 Sự cần thiết phải có chương trình đào tạo Đào tạo cho các cá nhân liên quan là yếu tố rất quan trọng để thực hiện Hệ thống quản lý môi trường một cách thích hợp, vì các khoá đào tạo phụ thuộc vào các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của Doanh nghiệp. Tiêu chuẩn ISO 14001 yêu cầu tất cả những người mà công việc của họ có thể tác động đến môi trường đều phải được đào Khả năng đảm bảo nguồn lực và phân loại nhóm để xây dựng chương trình đào tạo GVHD: Th.S Thái Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 60 tạo thích hợp. Hơn nữa, Doanh nghiệp/ tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để giúp công nhân cũng như nhân viên ở các cấp trong tổ chức nhận thức được: Tầm quan trọng của sự phù hợp với chính sách môi trường và thủ tục và với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001. Các tác động môi trường đáng kể hiện tại hoặc tiềm ẩn do các hoạt động công việc của họ và các lợi ích môi trường thu được do kết quả hoạt động của từng cá nhân được nâng cao. Vai trò và trách nhiệm của họ trong việc đạt được sự phù hợp với chính sách và thủ tục về môi trường và các yêu cầu của Hệ thống quản lý môi trường, gồm cả các yêu cầu sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp. Các hậu quả tiềm ẩn do đi chệch khỏi các thủ tục hoạt động đã quy định. IV.3 Các loại hình đào tạo hiện nay IV.3.1 Đào tạo trực tiếp tại Tổ chức/ Doanh nghiệp Đây là trường hợp thường gặp ở các Doanh nghiệp đã và đang áp dụng ISO 14001. Nhà Tư vấn ISO sẽ có chương trình đào tạo cho Ban ISO và khối công nhân viên Doanh nghiệp/ Tổ chức theo hợp đồng và kế hoạch thực hiện ISO 14001. IV.3.2 Đào tạo từ xa Đây là trường hợp các Doanh nghiệp ở tỉnh muốn thực hiện ISO 14001. Nếu Nhà Tư vấn đi lại nhiều để đào tạo cho Doanh nghiệp thì kinh phí trong hợp đồng sẽ cao, do đó Doanh nghiệp có thể yêu cầu việc đào tạo từ xa cho công nhân viên. Nhà Tư vấn sẽ cung cấp tài liệu về ISO cho Doanh nghiệp trước và đề ra kế hoạch giảng dạy. Tuy nhiên với tài liệu giảng dạy không phân cấp như hiện nay thì việc giảng dạy không có hiệu quả. IV.3.3 Gởi cán bộ học khoá tập huấn về môi trường ở Trung tâm chuyên môn Trong thời gian thực hiện, duy trì và cải tiến ISO 14001, nguồn lực đảm bảo thực hiện ISO có thể không đủ trình độ và số lượng, vì vậy tổ chức thường xuyên 2 lần/ năm gởi nhân viên học các khoá đào tạo về nhận thức ISO ở các Trung tâm chuyên môn. IV.4 Cơ sở của việc phân nhóm Nhiệm vụ bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của các cấp quản lý khác nhau Khả năng đảm bảo nguồn lực và phân loại nhóm để xây dựng chương trình đào tạo GVHD: Th.S Thái Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 61 IV.4.1 Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của Ban lãnh đạo Doanh nghiệp Nhiệm vụ của người quản lý cao nhất là liên kết nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào kế hoạch chiến lược của Doanh nghiệp. Điều đó bao gồm lập kế hoạch đầu tư và lập kế hoạch chi phí, chiến lược tiếp thị, xây dựng tổ chức để thực hiện chỉ đạo Doanh nghiệp có ý thức môi trường cũng như xây dựng hệ thống thông tin môi trường cho nội bộ và đối với bên ngoài. Trong đó, một mặt có sự chuẩn bị về tổ chức để cài đặt định hướng môi trường vào các tiến trình Doanh nghiệp ở cấp quản lý trung gian và ở cấp thực hiện, mặt khác xây dựng các đơn vị bảo vệ môi trường có các trang thiết bị cũng như có phương tiện và các phương tiện quyền hạn tương xứng. “Do tính phức tạp về mặt khoa học tự nhiên, về mặt khoa học kỹ thuật, về mặt pháp lý và về mặt kinh tế của chủ đề bảo vệ môi trường mà người ta thấy cần thiết phải có sự chuyên nghiệp hóa nhiệm vụ bảo vệ môi trường”. Các đơn vị theo tổ chức hiện nay đã không đảm đương được công tác này. IV.4.2 Nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại cấp quản lý trung gian Cấp quản lý trung gian lập kế hoạch thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường của tổ chức thành các chương trình nghiệp vụ đơn lẻ, hình thành các tiểu mục tiêu hài hoà, xác định các dự án đơn lẻ với kế hoạch chi phí và kế hoạch thời gian cũng như xác định những đầu tư cần thiết về nhân sự và hiện vật. Giải trình chính xác về nhiệm vụ của từng người, từng bộ phận, phải xác định các khía cạnh của yêu cầu và có phác thảo về chương trình cho việc đào tạo và khích lệ cán bộ công nhân viên định hướng theo môi trường. Tính phức hợp của nhiệm vụ trên đòi hỏi hệ quản lý cấp trung gian phải có trình độ nghiệp vụ tương xứng. IV.4.3 Nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp cơ sở (cấp thực hiện) Bảo vệ môi trường còn có nghĩa là đổi mới công nghệ và thay đổi tiến trình làm việc. Điều đó đòi hỏi cán bộ công nhân viên phải thay đổi hành vi cư xử và thích nghi với điều kiện làm việc thay đổi. Họ phải biết chấp nhận điều đó một khi các biện pháp áp dụng phải mang lại kết quả mong muốn. Ở cấp cơ sở, cán bộ công nhân viên là người làm cụ thể. Điều đó đòi hỏi lưu ý đến bảo vệ môi trường trong khuôn khổ của từng nhiệm vụ, ví dụ như trong phát triển sản phẩm phù hợp với môi trường tại phòng phát triển sản phẩm, trong sự phát triển phương án sản xuất phù hợp với môi trường tại phòng phát triển kỹ thuật và nó bao Khả năng đảm bảo nguồn lực và phân loại nhóm để xây dựng chương trình đào tạo GVHD: Th.S Thái Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 62 gồm cả: phân loại các đối tượng bị ô nhiễm, phương án tiết kiệm nước và năng lượng, ngăn ngừa chất thải, công tác bảo dưỡng và giám sát thiết bị. Để đáp ứng về cách tổ chức như vậy cần phải xây dựng hệ thống hướng dẫn công việc mà trước tiên là những hướng dẫn nhiệm vụ trong tổ chức và sau đó là hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành hướng dẫn đó. Một khi cán bộ công nhân viên có thể tự nhìn nhận thấy vấn đề và hành động thì sẽ đạt hiệu quả hơn, lúc cần thiết họ tự bố trí công việc của mình trên tinh thần của hướng dẫn làm việc. Điều đó lại đặt ra các điều kiện về quy định mang tính tổ chức tương ứng, có trình độ nghiệp vụ tương xứng và có sự khích lệ cán bộ công nhân viên. Mặt khác thì cán bộ công nhân viên lại là một thành phần cấu thành của hệ thống thông tin định hướng theo môi trường. Trong phạm vi của hướng dẫn công việc có quy định rằng kèm theo công việc của mình, họ thường xuyên báo cáo về những hiện tượng quan trọng về mặt môi trường. IV.5 Phân loại nhóm đào tạo nhận thức ISO 14001 Hiện nay, các Nhà tư vấn quản lý ISO thường chia nhóm được đào tạo thành 2 dạng để công tác giảng dạy đỡ mất nhiều thời gian, đó là Ban ISO và Khối công nhân. Tuy nhiên, việc chia thành 2 nhóm như vậy không đảm bảo cho việc đào tạo nhận thức được thấu hiểu hết các nguyên tắc, quy định, tiêu chuẩn vì trình độ học vấn của mỗi nhân viên ở mỗi bộ phận không tương đồng. Vì vậy, cần phân rõ loại nhóm hơn nữa, nhằm giúp cho công tác giảng dạy, truyền đạt có được hiệu quả và công tác áp dụng ISO thành công. Theo người làm đề tài, nên chia làm 4 nhóm như sau: Ban lãnh đạo Bao gồm những người đứng đầu trong Doanh nghiệp như Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc…Họ được đào tạo để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng chiến lược của Hệ thống quản lý môi trường Ban quản lý ISO Trưởng các phòng ban, phó phòng ban hoặc tổ trưởng, tổ phó của các phòng, kho. Nhân viên chuyên trách về môi trường Khối văn phòng Gồm tất cả nhân viên của các phòng ban được đào tạo để nâng cao nhận thức về môi trường và sử dụng tài nguyên (điện, nước, giấy…) một cách hiệu quả. Khả năng đảm bảo nguồn lực và phân loại nhóm để xây dựng chương trình đào tạo GVHD: Th.S Thái Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trang 63 Khối công nhân Tất cả công nhân trực tiếp tham gia sản xuất tạo ra sản phẩm, đây là những người đặc biệt quan trọng vì hoạt động của họ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường. Họ được đào tạo để đảm bảo sự tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 14001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChuong 4.pdf
Tài liệu liên quan