Đề tài Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho Khu công nghiệp Quảng Phú – tỉnh Quảng Ngãi

Tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho Khu công nghiệp Quảng Phú – tỉnh Quảng Ngãi: MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. BQL : Ban quản lý. BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi trường. CTR : Chất thải rắn. KKT : Khu kinh tế. KCN : Khu công nghiệp PTHT : Phát triển hạ tầng. QLMT : Quản lý môi trường. QCVN : Quy chuẩn Việt Nam. SXSH : Sản xuất sạch hơn. TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. UBND : Ủy Ban nhân dân. ISO : International Organization of Standadization – Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (oC). 6 Bảng 1.2. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%). 7 Bảng 1.3. Lượng mưa các tháng trong năm (mm). 8 Bảng 1.4. Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ). 9 Bảng 1.5. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp theo giá trị hiện hành. 15 Bảng 1.6. Giá trị sản xuất của ngành xây dựng theo giá hiện hành (triệu đồng). 23 Bảng 2.1. Các doanh nghiệp và ngành nghề sản xuất trong Khu công nghiệp. 27 Bảng 2.3. Quy hoạch sử dụng đất Khu công nghiệp Quảng Phú. 33 Bảng 2....

doc122 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho Khu công nghiệp Quảng Phú – tỉnh Quảng Ngãi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. BQL : Ban quản lý. BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi trường. CTR : Chất thải rắn. KKT : Khu kinh tế. KCN : Khu công nghiệp PTHT : Phát triển hạ tầng. QLMT : Quản lý môi trường. QCVN : Quy chuẩn Việt Nam. SXSH : Sản xuất sạch hơn. TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. UBND : Ủy Ban nhân dân. ISO : International Organization of Standadization – Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (oC). 6 Bảng 1.2. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%). 7 Bảng 1.3. Lượng mưa các tháng trong năm (mm). 8 Bảng 1.4. Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ). 9 Bảng 1.5. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp theo giá trị hiện hành. 15 Bảng 1.6. Giá trị sản xuất của ngành xây dựng theo giá hiện hành (triệu đồng). 23 Bảng 2.1. Các doanh nghiệp và ngành nghề sản xuất trong Khu công nghiệp. 27 Bảng 2.3. Quy hoạch sử dụng đất Khu công nghiệp Quảng Phú. 33 Bảng 2.4 Tổng hợp hệ thống giao thông đối ngoại. 36 Bảng 2.6 Nhu cầu sử dụng điện 38 Bảng 2.7 Bảng tổng hợp hệ thống thoát nước mưa. 40 Bảng 2.8 Bảng tổng hợp khối lượng hệ thống thu gom nước thải. 42 Bảng 3.1 Đặc trưng nước thải ngành công nghiệp giấy. 45 Bảng 3.2: Đặc trưng nước thải của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và chế biến nông – lâm – hải sản. 45 Bảng 3. 3: Đặc trưng nước thải của ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất. 46 Bảng 3.4: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải nồi hơi. 47 Bảng 3.5 Tải lượng các chất khí thải phát sinh từ các thiết bị giao thông vận tải. 48 Bảng 3.6 Chất thải rắn sản xuất phát sinh từ các quá trình sản xuất trong KCN. 50 Bảng 3.7 Vị trí lấy mẫu nước mặt. 52 Bảng 3.8 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt. 53 Bảng 3.9 Vị trí lấy mẫu nước mặt. 56 Bảng 3.10 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm. 57 Bảng 3.11 Ví trí nơi lấy mẫu nước thải. 58 Bảng 3.12 Kết quả phân tích chất lượng nước thải công nghiệp 59 Bảng 3.12 Vị trí lấy mẫu không khí. 61 Bảng 3.14 Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh. 64 Bảng 4.1 Hệ thống các văn bản về quản lý môi trường trong KCN Quảng Phú. 69 Bảng 4.2 Danh sách một số doanh nghiệp thực hiện công tác báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường nhưng chưa đạt trên địa bàn KCN Quảng Phú. 90 DANH MỤC CÁC HÌNH. Hình 2.1 Bản đồ quy hoạch KCN Quảng Phú. 25 Hình 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất đồ gỗ 29 Hình 2.3 Quy trình chế biến tôm đông lạnh. 30 Hình 2.4 Quy trình công nghệ sản xuất bia. 31 Hình 2.5 Quy trình công nghệ sản xuất bánh 32 Hình 2.6 Quy trình công nghệ sản xuất kẹo 32 Hình 2.7 Biểu đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Quảng Phú. 34 Hình 3.1 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD và BOD trong nước mặt tại KCN. 55 Hình 3.2 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD và BOD trong nước thải tại KCN 61 Hình 3.3 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng bụi tại KCN Quảng Phú. 65 Hình 4.1. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong HT quản lý môi trường KCN. 71 Hình 4.2 Mô hình quản lý môi trường trong KCN Quảng Phú. 72 Hình 4.3 Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý KCN. 74 Hình 4.4 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải Nhà máy bia Quảng Ngãi. 78 Hình 4.5 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản Gallant Ocean 79 Hình 4.6 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải KCN Quảng Phú. 81 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thực tiễn phát triển của các nước trên thế giới những năm qua đã chứng tỏ rằng việc thành lập các Khu công nghiệp, Khu chế xuất là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển ngày càng vượt bậc trên toàn thế giới, khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, nước ta đã bước vào giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa thứ hai theo kế hoạch 10 năm với nhịp độ nhanh chóng và quy mô mạnh mẽ nhằm thực hiện thành công mục tiêu chiến lược của Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần VIII là “đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020”, hàng loạt các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao tập trung đã được thành lập, xây dựng và đi vào hoạt động theo chiến lược nền kinh tế công nghiệp quy mô lớn. Mỗi Khu công nghiệp ra đời sẽ là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, tạo ra điều kiện cho việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch tổng thể, tạo điều kiện xử lý tập trung, hạn chế tình trạng phân tán chất thải công nghiệp…Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển của Khu công nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp. Những thách thức này nếu không được giải quyết tốt có thể sẽ gây ra những thảm họa về môi trường và biến đổi khí hậu, tác động nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người dân hiện tại và tương lai, phá hỏng những thành tựu công nghiệp, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Vì vậy, xây dựng hệ thống quản lý môi trường trong các Khu công nghiệp là một phần quan trọng trong phát triển Khu công nghiệp. Trước kia, để khắc phục tình trạng ô nhiễm do sản xuất trong các Khu công nghiệp thường chỉ là đưa ra các biện pháp để xử lý chất thải ở giai đoạn cuối nên hiệu quả khắc phục ô nhiễm không cao. Ngày nay với sự phát triển, tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, sự nỗ lực nghiên cứu của các nhà môi trường thì việc khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trong Khu công nghiệp đã hiệu quả hơn nhờ vào các biện pháp quản lý môi trường. Hoà nhập với sự phát triển của đất nước, Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong khu kinh tế trọng điểm của khu vực miền Trung, có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh chóng. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều Khu công nghiệp và Khu kinh tế, trong đó Khu công nghiệp Quảng Phú là một khu công nghiệp tập trung nhiều ngành công nghiệp chính của tỉnh, có tầm quan trọng lớn trong việc thay đổi bộ mặt của tỉnh, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của tỉnh. Khu công nghiệp này nằm ở khu vực trung tâm của thành phố Quảng Ngãi, do đó các vấn đề về môi trường cần phải được quan tâm và chú trọng nhiều hơn nữa. Công tác quản lý môi trường tại Khu công nghiệp đã và đang được tiến hành, tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn chưa có được một định hướng cụ thể hay cách giải quyết cho từng vấn đề môi trường riêng của doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp này vẫn dùng những quy định chưa rõ ràng và không thích hợp với điều kiện của Khu công nghiệp Quảng Phú. Để giảm những tác động môi trường do họat động sản xuất của Khu Công Nghiệp này trong tương lai, việc nghiên cứu hiện trạng quản lý, đề ra các giải pháp quản lý môi trường nhằm giảm thiểu các tác động môi trường là việc cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Vì vậy, đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho Khu công nghiệp Quảng Phú – tỉnh Quảng Ngãi” được tác giả chọn làm đề tài đồ án tốt nghiệp tại Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học trường Đại Học Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh. 2.Tình hình các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Kể từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương xây dựng chương trình quản lý môi trường trong các Khu công nghiệp đến nay, đã có những nghiên cứu về vấn đề này. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, các cơ quan nghiên cứu của Trung ương và các nhà quản lý Khu công nghiệp của nước ta đã tổ chức những hội thảo về quản lý và xây dựng chương trình bảo vệ môi trường các Khu công nghiệp, đề xuất các biện pháp cải thiện và quản lý môi trường trong các Khu công nghiệp, chính sách bảo vệ môi trường trong Khu công nghiệp, xây dựng khu công nghiệp thân thiện với môi trường... Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về hiện trạng môi trường của các Khu công nghiệp, các giải pháp hoạt động giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp ở một số địa phương và nghiên cứu đưa ra các giải pháp quy hoạch, giải pháp quản lý môi trường trong Khu công nghiệp nhưng đề tài đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện tại Khu công nghiệp Quảng Phú thì chưa được thực hiện. 3. Mục đích của đề tài: Mục tiêu của đồ án là đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại Khu công nghiệp Quảng Phú, từ đó đưa ra các giải pháp quy hoạch và quản lý, đề xuất các hướng cải thiện môi trường cho Khu công nghiệp Quảng Phú. 4. Nhiệm vụ của đề tài. Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường của Khu công nghiệp Quảng Phú, phân tích các mặt đạt và chưa đạt trong quản lý môi trường từ đó đưa ra các hướng khắc phục. Các nhiệm vụ cụ thể của đề tài bao gồm: - Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại KCN Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. - Tìm hiểu về hiện trạng quy hoạch tại KCN Quảng Phú. - Thu thập hiện trạng môi trường tại KCN Quảng Phú. - Khảo sát hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KCN Quảng Phú. - Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho KCN Quảng Phú. 5. Phương pháp nghiên cứu. Đồ án đã được thực hiện trên cơ sở các phương pháp sau đây: Thu thập các tài liệu có liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường khu công nghiệp Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Khảo sát thực địa tại khu công nghiệp Quảng Phú về phương thức hoạt động, công nghệ sản xuất, hiện trạng môi trường, các giải pháp kiểm soát chất thải…từ đó, xem xét, đánh giá chung về hiện trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất. Phương pháp phân tích hệ thống quản lý môi trường trong Khu công nghiệp Quảng Phú về các ưu điểm, nhược điểm của hệ thống quản lý đang áp dụng. Vận dụng các nguyên lý của các công cụ quản lý môi trường để tổng hợp và đề xuất các giải pháp quản lý môi trường. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI. Khu công nghiệp Quảng Phú thuộc phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Do đó các đặc điểm của khu công nghiệp Quảng Phú đều chịu sự chi phối từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. 1.1 Đặc điểm tự nhiên . 1.1.1 Vị trí. Khu Công nghiệp Quảng Phú nằm về phía Tây Thành phố Quảng Ngãi. Thành phố Quảng Ngãi là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở vùng duyên hải Miền Trung, tựa vào dãy Trường Sơn hướng ra biển Đông, tại tọa độ địa lý 180048’Đ và 15008’B. Với diện tích tự nhiên 3.712 hecta. Vị trí địa lý được bao quanh bởi huyện Tư Nghĩa và huyện Sơn Tịnh. Thành phố Quảng Ngãi có quốc lộ 1A chạy qua Thành phố, cách Hà Nội 883 km về phía Bắc, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 838 km về phía Nam; quốc lộ 1A nối Thành phố Quảng Ngãi với Tây Nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. 1.1.2 Đặc điểm khí hậu, khí tượng thủy văn. Thành phố Quảng Ngãi là một tỉnh nằm sâu trong đới nội chí tuyến với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều vào nửa sau mùa nóng và nửa đầu mùa lạnh. Lượng bức xạ lớn (140-150kcal/cm2, số giờ chiếu sáng khoảng 4.500 giờ/năm, số giờ nắng từ 2.000-2.500 giờ/năm); nền nhiệt độ của tỉnh cao, thường từ 20-260C; lượng mưa trên 1.600mm/năm; độ ẩm trung bình toàn thành phố đạt 80-85%, có thời điểm có nơi xuống dưới 55%; Về gió, mùa đông có hướng gió chính là Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc; mùa hạ có hướng gió chính là Tây Nam, Đông Nam; gió Tây xuất hiện nhiều vào mùa hè thu. Tốc độ gió phổ biến từ 1-3m/s. Thành phố Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng của bão chủ yếu tập trung trong ba tháng 10, 11, 12. Tác hại lớn nhất của bão thường gây gió và mưa lớn ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và thủy sản. 1.1.2.1 Nhiệt độ không khí. Theo số liệu của Trạm khí tượng Quảng Ngãi, nhiệt độ không khí trung bình tháng trong năm tại khu vực trong các năm gần đây được trình bày như trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (oC). Năm 2008 2008 2010 Trung bình Tháng 1 22,1 21,9 21,9 21,9 Tháng 2 23,6 23,8 20,1 22,5 Tháng 3 24,9 25,5 23,8 24,7 Tháng 4 27,5 26,6 27,6 27,2 Tháng 5 28,3 28,1 28,0 28,1 Tháng 6 30,1 29,4 29,5 29,7 Tháng 7 29,9 28,8 29,3 29,3 Tháng 8 28,2 28,1 28,5 28,3 Tháng 9 27,2 28,0 27,7 27,6 Tháng 10 26,5 25,9 26,4 26,3 Tháng 11 25,8 23,1 24,6 24,5 Tháng 12 23,4 23,5 22,3 23,1 Trung bình năm 26,5 26,1 25,8 26,1 (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi) Theo số liệu trong bảng 1.1, nhiệt độ không khí tại khu vực phụ thuộc vào mùa. Chênh lệch nhiệt giữa 2 mùa không lớn lắm, trung bình khoảng từ 4 -6oC. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm đạt giá trị khoảng 26,1oC. Nhiệt độ trung bình tháng đạt giá trị lớn nhất vào các tháng 4, 5, 6, 7, 8 khoảng 27,2oC - 29,7oC. 1.1.2.2 Độ ẩm. Bảng 1.2. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%). Năm 2008 2009 2010 Trung bình Tháng 1 86 87 86 86,3 Tháng 2 86 82 83 83,7 Tháng 3 82 84 83 83 Tháng 4 78 81 79 79,3 Tháng 5 76 81 79 78,7 Tháng 6 73 75 75 74,3 Tháng 7 72 78 75 75 Tháng 8 82 81 79 80,7 Tháng 9 83 79 82 81,3 Tháng 10 84 88 88 86,7 Tháng 11 83 86 88 85,7 Tháng 12 71 86 87 81,3 Trung bình năm 80 82 82 81,3 (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi) Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí tại khu vực tính trong 03 năm gần đây có giá trị khá lớn, trung bình khoảng 81,3%. Độ ẩm không khí trung bình tháng đạt giá trị lớn vào các tháng mùa mưa và mức độ chênh lệch về độ ẩm không khí trung bình tháng giữa hai mùa là không lớn lắm. Trong một ngày đêm, độ ẩm tương đối tăng giảm đột ngột. Ban ngày, sau lúc mặt trời mọc độ ẩm giảm dần và đạt thấp nhất vào lúc quá trưa, sau tăng dần. Về ban đêm độ ẩm ít thay đổi và duy trì ở mức cao, thường đạt cực đại vào lúc sau 4h sáng cho đến trước khi mặt trời mọc. 1.1.2.3 Chế độ mưa. Các đặc trưng của chế độ mưa trên địa bàn khu vực được tính toán và trình bày trong bảng 1.3. Bảng 1.3. Lượng mưa các tháng trong năm (mm). Năm 2008 2009 2010 Trung bình Tháng 1 125 197 236 186 Tháng 2 54 1 42 32,3 Tháng 3 2 102 42 48,7 Tháng 4 13 48 7 22,7 Tháng 5 69 132 114 105 Tháng 6 5 48 52 35 Tháng 7 121 41 19 60,3 Tháng 8 233 244 103 193,3 Tháng 9 331 107 257 231,7 Tháng 10 276 797 1.000 691 Tháng 11 221 1.328 621 723,3 Tháng 12 273 78 458 269,7 Cả năm 1.723 3.123 2.950 2.598,7 (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi) Qua bảng 1.3 cho thấy lượng mưa trung bình trong các năm gần đây tại khu vực đạt khoảng 2.598,7 mm. Tháng 11 là tháng có lượng mưa trung bình tháng cao nhất, khoảng 723,3 mm. Chênh lệch về lượng mưa giữa tháng có lượng mưa lớn nhất và tháng có lượng mưa thấp nhất là khá lớn. Tháng có lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là tháng 4 khoảng 22,7 mm. 1.1.2.4 Chế độ gió. Thành phố Quảng Ngãi nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vào mùa đông chịu sự ảnh hưởng của gió mùa Tây Bắc, vào mùa hè chịu sự ảnh hưởng của gió Đông và Đông Nam. Từ tháng 4 đến tháng 7 hướng gió chủ đạo là hướng Đông và Đông Nam; từ tháng 9 đến tháng 02 năm sau hướng gió chủ đạo trong khu vực là hướng Bắc và Tây Bắc; vào tháng 3 hướng gió chuyển từ Bắc - Tây Bắc sang Nam - Đông Nam và tháng 8 thì ngược lại hướng gió chuyển từ Nam - Đông Nam sang Tây - Tây Bắc. Thời kỳ xuất hiện các giá trị lớn của vận tốc gió thường là vào các tháng mùa mưa (khoảng tháng 9 đến tháng 12), đây là thời kỳ hoạt động của các cơn bão ở biển Đông gây ảnh hưởng đến các vùng ven biển. 1.1.2.5 Chế độ bức xạ. Hàng năm Quảng Ngãi có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh, lần thứ nhất vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5, lần thứ hai vào trung tuần tháng 8. Cường độ bức xạ trong khu vực thường đạt giá trị cao vào các tháng 4 và 6, lớn hơn 14 kcal/cm2 và đạt giá trị nhỏ hơn vào các tháng 11 đến tháng 01 năm sau, nhỏ hơn 8 kcal/cm2. Lượng bức xạ tổng cộng thực tế phổ biến từ 130-150 Kcal/cm2/năm, trong ngày, lượng bức xạ đạt giá trị cao nhất vào buổi trưa, khoảng từ 11 giờ đến 13 giờ, lượng bức xạ tổng cộng phân bố không đồng đều theo các tháng và tất yếu dẫn đến phân bố không đều trong các mùa. Lượng bức xạ tổng cộng mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 7) chiếm đến 70-75%, mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) chỉ chiếm từ 25-30%. Lượng bức xạ tổng cộng vụ Đông Xuân chiếm 41%, còn vụ Hè Thu chiếm 59%. 1.1.2.6 Số giờ nắng. Theo số liệu thống kê của Trạm Khí tượng Quảng Ngãi, số giờ nắng trong tháng của các năm gần đây được trình bày như trong bảng 1.4. Bảng 1.4. Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ). Năm 2008 2009 2010 Trung bình Tháng 1 96 53 113 87,3 Tháng 2 128 193 31 117,3 Tháng 3 205 196 150 183,7 Tháng 4 231 180 144 185 Tháng 5 247 199 211 219 Tháng 6 269 180 228 225,7 Tháng 7 177 196 272 215 Tháng 8 183 165 200 182,7 Tháng 9 170 195 177 180,7 Tháng 10 190 109 116 138,3 Tháng 11 202 65 58 108,3 Tháng 12 93 90 68 83,7 Cả năm 2.191 1.821 1.767 1.926,3 (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi) Như vậy, các năm gần đây trung bình một năm có khoảng 1.926,3 giờ nắng. Thời điểm có số giờ nắng cao chủ yếu tập trung vào các tháng 5, 6, 7. 1.1.2.7 Thủy văn. Toàn bộ khu vực theo địa hình tự nhiên chia thành các lưu vực sau: - Lưu vực kênh Thạch Nham: Bề mặt kênh rộng 3-5m, tính từ chân taluy trung bình khoảng 7m. Kênh Thạch Nham thuộc hệ thống kênh Bắc, kênh cấp I B8, hành lang bảo vệ kênh quy định là 3m. - Lưu vực sông Ông Trung (sông Bàu Giang): Nằm ở phía Nam và Đông Nam khu vực khảo sát. Hướng dòng chảy từ Tây sang Đông. Bề mặt sông rộng: 6-10m. Ngoài ra, khu vực còn chịu ảnh hưởng đáng kể thủy văn sông Trà Khúc. - Lưu vực sông Trà Khúc: sông Trà Khúc chảy qua thoát nước cho toàn bộ khu vực vùng núi phía Tây, Tây Nam tỉnh Quảng Ngãi. Sông Trà Khúc bắt nguồn từ núi Ngọc Rin ở độ cao 1550m thuộc huyện Konplong (Kon Tum) chảy qua tỉnh Quãng Ngãi và đổ ra biển Đông tại cửa Cổ Lũy. Sông dài 135Km đoạn chảy qua tỉnh Quãng Ngãi dài: 42,35Km. Diện tích lưu vực tính đến cửa Cổ Luỹ là 3240Km2, với hướng chảy chính là Tây - Đông. Một số đặc điểm thuỷ văn sông Trà Khúc: + Chiều dài sông : 135Km. + Chiều dài lưu vực: 42,35Km. + Diện tích lưu vực : F = 3240Km2. + Chiều rộng trung bình lưu vực : 26,3Km. + Chiều dài lưu vực : 123Km. + Độ dốc trung bình lưu vực : 18,5%. + Độ dốc lòng sông : 0,083%. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 12. Mùa nước cạn bắt đầu từ tháng 1 và kéo dài tới tháng 9. Mực nước cao nhất năm thường xuất hiện vào các tháng 10 và tháng 11.Trận lũ lịch sử xuất hiện năm 1999 tại trạm Trà Khúc (thị xã Quảng Ngãi) với mức nước Hlũ = +8,36m tương ứng với tần suất 5%. Ngoài ra theo thống kê tại trạm Trà Khúc có mực nước lũ của các năm như sau: + Năm 1993 có mức nước đỉnh lũ H = +6,02m. + Năm 1994 có mức nước đỉnh lũ H = +6,02m. + Năm 1995 có mức nước đỉnh lũ H = +6.79m. + Năm 1996 có mức nước đỉnh lũ H = +7,69m. + Năm 1997 có mức nước đỉnh lũ H = +7,14m. + Năm 1998 có mức nước đỉnh lũ H = +7,72m. + Năm 1999 có mức nước đỉnh lũ H = +8,36m. + Năm 2000 có mức nước đỉnh lũ H = +6,39m. + Năm 2001 có mức nước đỉnh lũ H = +6,71m. + Năm 2002 có mức nước đỉnh lũ H = +6,21m. + Năm 2003 có mức nước đỉnh lũ H = +8,08m. - Theo tính toán của Viện Khoa Học Thuỷ Lợi: Chọn trận lũ năm 1996 làm trận lũ điển hình để tính toán đường quá trình lũ chính vụ thiết kế với tần suất P = 10% với lưu lượng Qmax = 10.100m3/s thì mực nước lớn nhất của lũ chính vụ tại vị trí cầu Trà Khúc có Hmax = +7,07m - Đặc trưng mực nước cao nhất năm tại trạm Trà Khúc ( thành phố Quảng Ngãi) + Mực nước cao nhất năm : Hmax = + 8,36m. + Mực nước trung bình năm : Htb = + 6,67m. + Mực nước thấp nhất năm : Hmin = + 4,47m. - Hiện nay theo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010, tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp và nạo vét lòng hồ thuỷ lợi Thạch Nham, hồ Nước Trong, xây dựng thuỷ điện Đakring (CS: 100MW) và các thuỷ điện nhỏ trên thượng nguồn sông Trà Khúc.... các dự án này góp phần hạn chế thiên tai do lũ lụt gây ra vì vậy mức độ ảnh hưởng của lũ lụt đối với khu vực qui hoạch Khu đô thị được kiểm soát và dự án này có tính khả thi cao. 1.1.2.8 Hải văn. Khu vực nằm trong vùng nhật triều của Biển Đông. Trong 1 tháng số ngày nhật triều chiếm 10 - 15 ngày. Các ngày còn lại là bán nhật triều. 1.1.2.9 Địa chất thủy văn. Nguồn cung cấp chủ yếu cho nước ngầm ở đây là nước mưa và một phần của kênh mương thuỷ lợi và sông Bàu Giang. Hướng thoát chủ yếu thấm xuống tầng dưới và thấm ra sông nơi có địa hình thấp hơn xung quanh trong khu vực xây dựng. Mực nước ngầm không áp thấp, thường lên xuống theo mực nước mặt, mùa lũ khoảng 3 - 4m, mùa khô ở cao trình 1-2m. 1.1.3 Địa hình và địa chất. 1.1.3.1 Địa hình. Thành phố Quảng Ngãi nằm ở miền Trung Trung bộ, có địa hình tương đối bằng phẳng, có những cách đồng lúa, mía và có con sông Trà Khúc chảy qua Thành phố. Miền đồng bằng: đất đai phần lớn là phù sa do các sông bồi lên thành phần cát khá cao của đất với sự xói mòn huỷ phá do thời tiết mưa nắng đặc biệt ở TP. Quảng Ngãi, người ta thấy rằng chất đất ở đây tương đối nghèo, sự thoát thuỷ lại khá nhanh, thêm vào đó là sự khô hạn kéo dài chứng tỏ một sự thiếu nước trong nhiều tháng của năm, một mẫu sắc nhạt ở bề mặt đất cho biết sự thiếu chất bùn. Tuy nhiên TP. Quảng Ngãi còn có nhiều vùng ruộng rộng, thích hợp cho việc cày cấy, nhờ thế nước của các sông lớn phát nguồn từ dãy Trường Sơn chảy xuyên qua đồng bằng rồi ra biển. Lưu lượng của các dòng sông biến đổi theo mùa. Về mùa nắng, lòng sông khô cạn, trái lại mùa mưa, những cơn mưa dầm nặng hạt trên dãy Trường Sơn làm cho nước đổ xuống các dòng sông khiến mực nước dâng cao, đột ngột lan vào các vùng đất xung quanh. Khu công nghiệp Quảng Phú thuộc phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ +206m so với mực nước biển, dốc đều từ Tây sang Đông với độ dốc khoảng 1%. 1.1.3.2 Địa chất. Theo kết quả khảo sát lỗ khoan và tổng hợp kết quả thí nghiệm của các mẫu đất, địa tầng của khu vực, có các lớp đất chính sau đây: Lớp 1: Lớp đất mặt á sét màu nâu vàng lẫn ít sỏi cạn, ở trạng thái dẻo cứng, sức chịu tải quy ước là 1,510 kg/cm2,tính chất xây dựng của lớp khá tốt. Lớp 2: Là đất sét màu nâu vàng, vàng, xám vàng, có lẫn ít sỏi sạn, ở trạng thái dẻo cứng, sức chịu tải quy ước là 1,52 kg/cm2. Lớp có mặt ở hầu hết các lỗ khoan. Trong lớp này, đơn vị đã tiến hành lấy và thí nghiệm 22 mẫu đất, cho thấy tính chất xây dựng của lớp khá tốt. Lớp 3: Là cát hạt nhỏ đến vừa màu xám vàng, xám xanh, xám trắng, xám đen, kết cấu xốp. Độ sâu kết thúc từ 4 ÷ 5m so với bề mặt tự nhiên, sức chịu tải quy ước là 1,20 kg/cm2, tính chất xây dựng của lớp trung bình. Lớp 4: Là bùn sét màu xám xanh, xám đen, ở trạng thái chảy, xuất hiện dưới độ sâu 7,0m, sức chịu tải quy ước là 0,80 kg/cm2, tính chất xây dựng của lớp yếu. Lớp 5: Á cát màu nâu đỏ, xám xanh, lẫn ít sỏi cạn, ở trạng thái chảy, có bề dày khoảng 0,60 ÷ 5,00m, sức chịu tải quy ước là 1,10 kg/cm2, tính chất xây dựng của lớp trung bình. Lớp 6: Á cát màu xám xanh lẫn ít sỏi (sản phẩm của phong hóa hoàn toàn), sức chịu tải quy ước là 0,80 kg/cm2, tính chất xây dựng của lớp yếu. Lớp 7: Sét màu xám xanh (sản phẩm của phong hóa hoàn toàn). Lớp có mặt ở lỗ khoan LK2, với bề dày chưa kết thúc tại lỗ khoan. Vậy khu vực có lớp đất phủ là đất sét có chiều dày trung bình 3,5m, lớp sét pha có chiều dày trung bình là 5,1m, lớp cát pha có chiều dày trung bình 6,1m phân bố không đều trong KCN. 1.1.3.3 Địa chấn. Theo bản đồ địa chấn toàn Quốc của Viện vật lý địa cầu, tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng động đất cấp 6. 1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội. 1.2.1 Điều kiện kinh tế. 1.2.1.1 Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.540.449 triệu đồng tăng 16,7% so với năm 2010 và đạt 100,5% kế hoạch; trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 13,7%, khu vực kinh tế quốc doanh tăng 24%, nhờ sự sắp xếp, đầu tư mở rộng sản xuất, khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm, đổi mới trang thiết bị công nghệ…, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đảy sản xuất công nghiệp phát triển. Một số sản phẩm sản xuất tăng nhanh so với năm 2010 như: bia, bánh kẹo, tinh bột mì, dăm bột giấy, nước khoáng… Bảng 1.5. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp theo giá trị hiện hành. Giá trị sản xuấ của ngành công nghiệp 2007(triệu đồng) 2008(triệu đồng) 2009(triệu đồng) 2010(triệu đồng) Khu vực kinh tế trong nước Nhà nước 641.055 869.946 1.072.825 1.230.722 Trung ương 563.391 768.109 936.043 1.050.034 Địa phương quản lý 77.664 101.837 136.782 180.688 Ngoài quốc doanh 208.807 237.368 264.116 304.130 Đầu tư của nước ngoài 4.0732 5.597 (Nguồn :Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Ngãi năm 2010) Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp thực hiện 52 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch năm. Phát triển mới 17/27 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 63% kế hoạch năm, thu hút 105 lao động, nâng tổng số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp hiện có trên địa bàn lên 152 cơ sở với 922 lao động. 1.2.1.2 Sản xuất nông nghiệp. Sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 1.618,8 tấn, đạt 90,5% kế hoạch năm. Trong đó lúa 1.068,8 tấn, năng suất bình quân 53,9 tạ/ ha, đạt 91,4% kế hoạch. Đã tập trung chỉ đạo công tác phong, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm không để dịch bệng xảy ra. Tổng đàn trâu, bò hiện có 1.200 con, đạt 101% kế hoạch năm, tăng 84 con so với cùng kỳ (trong đó bò lai 950 con, chiếm 79,2% so với tổng đàn, đạt 96,9% kế hoạch năm); đàn lợn 3.800 con, đạt 94,3% kế hoạch năm, giảm 400 con so với cùng kỳ. 1.2.1.3 Hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch có sự chuyển biến. Doanh thu du lịch cả năm của thành phố ước đạt 33 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 55% so với năm 2010. việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch như núi Bút và một số tuyến đường có phong cảnh đẹp như đường Phạm Văn Đồng nơi này có Quảng trường và có phong cảnh rất đẹp về ban đêm và một số đường ở ngoài cầu Trà Khúc đang được đẩy mạnh tiến độ thực hiện. 1.2.1.4 Thương mại, dịch vụ. -Thương mại phát triển khá, đảm bảo nhu cầu cung ứng hàng hoá trong thành phố. Hoạt động giao thông vân tải, thông tin liên lạc, ngân hàng đã cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố. - Hoạt động xuất khẩu tuy có mặt hạn chế, nhưng có sự chuyển biến khá tích cực trong giai đoạn này, tuy vậy giá trị bán lẻ vẫn còn nhỏ bé, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhìn chung qui mô, thiết bị công nghiệp lạc hậu, chưa đủ lực để đầu tư các công nghệ hiện đại, chưa mạnh dạn tìm kiếm thị trường. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước cho các doanh nghiệp còn quá ít trong công tác xuất nhập khẩu, tìm kiếm thị trường… Tổng doanh thu thương mại - dịch vụ thực hiện 40 tỷ đồng. Phát triển mới 38/35 hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ đạt 108,5% kế hoạch năm, thu hút 59 lao động, nâng tổng số hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn lên 770 hộ với 1.273 lao động. 1.2.1.5 Về thu - chi ngân sách. Tổng thu ngân sách ước thực hiện 4,2 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch năm; trong đó Đội thuế thu ước đạt 2,001 tỷ đồng, đạt 92,4% kế hoạch năm; riêng thuế ngoài quốc doanh 1,313 tỷ đồng, đạt 102,2% kế hoạch năm. Tổng chi ngân sách thực hiện 2,7 tỷ đồng, bằng 122,7% kế hoạch năm. Nhìn chung lĩnh vực kinh tế của thành phố có bước tăng trưởng khá, nhưng mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ còn nhỏ lẻ, sản xuất nông nghiệp chưa được quy hoạch tập trung cho các vùng chuyên canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều. ® Xây dựng kết cấu hạ tầng: Tổng số dự án lập xây dựng là 221 dự án, trong đó gồm 4 hệ thống thoát nước tình thế; 10 tuyến giao thông hẻm phố; 07 dự án xây dựng cơ bản, tổng kinh phí được duyệt ước đạt 9,4 tỷ đồng. Trong đó: Đã thi công xong đưa vào xử dụng: thoát nước và đường đi nội bộ tổ 10; thoát nước tình thế trường Tiểu học Quảng Phú 1; đường Nguyễn Trãi đi Hoàng Văn Thụ; tường rào, cổng ngõ, sân nền trường Mẫu giáo tổ 17, giá trị đầu tư xây dựng 1,148 tỷ đồng. Đang thi công tuyến Gò Cát đi Gò Dưa; hệ thống thoát nước và bê tông xi măng ngõ ông Lại đi bàu Mẩi; hệ thống thoát nước và đường đi nội bộ tổ 2, gía trị đầu tư xây dựng 1,148 tỷ đồng. Đã mở hồ sơ chọn thầu, chuẩn bị thi công: tường rào, sân nền, cổng ngõ trường Tiểu học Quảng Phú 2 (điểm 2),; bê tông xi măng ngõ ông Sơn đi ngõ ông Thuận (tổ 17); ngõ ông Quyền đến ngõ ông Truyền (tổ 4); ngõ ông Toàn đi 200 hộ đến ngõ ông Sâm (tổ 10+11); ngõ ông Bút đến ngõ bà Ất (tổ 4); ngõ ông Long đến đường sắt (tổ 6), giá trị đầu tư xây dựng 1,430 tỷ đồng. Chuẩn bị hồ sơ mời thầu: xây dựng chợ ông Bố; nhà làm việc Đảng, đoàn thể, giá trị đầu tư xây dựng 4,093 tỷ đồng. Đang hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ xây dựng cơ bản: thoát nước tình thế tổ 23; thoát nước và đượng đi nội bộ tổ 22,23; nâng cấp sân nền, tường rào, bồn hoa UBND phường; khu dân cư phía đông Nguyễn Chí Thanh; thoát nước, san nền khu A trường Tiểu học Quảng Phú 1; lập hồ sơ quy hoạch chi tiết điểm trung tâm cấp nước Gò Cát, tổng kinh phí 6,415 tỷ đồng. ® Quản lý đô thị Hoạt động của Tổ Quản lý trật tự đô thị thực hiện đạt một số kết quả, góp phần củng cố và ổn định trật tự đô thị. Tiến hành kiểm tra lập biên bản vi phạm xây dựng trái phép và ra quyết định xử lý hành chính 47 trường hợp. ® Địa chính Đã lập hồ sơ và giải quyết cấp 256/317 giấy chứng nhận quyền xử dụng đất, đạt 80,8% kế hoạch năm. Đang trình UBND thành phố xin chủ trương kế hoạch 02 khu dân cư đấu giá đất tại tổ 13, 17, với tổng diện tích 1,2 ha; giao đất cho tổ dân phố 22, 23 xây dựng điểm sinh hoạt văn hoá. Lập hồ sơ xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Đông đường Nguyễn Chí Thanh. Làm thủ tục đề nghị UBND thành phố xét giao đất cho 06 hộ nghèo tại khu dân cư vùng lõm tổ 17, với diện tích 720 m2. Tham mưu cho UBND phường giải quyết 25 đơn khiếu nại của công dân về tranh chấp đất đai, trong đó hoàn thành 21 đơn, còn tồn đọng 04 đơn chuyển cấp trên. Công tác xây dựng cơ bản, đầu tư hạ tầng cơ sở đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn nhất là thủ tục lập hồ sơ xây dựng, điều chỉnh giá cả do biến động, cán bộ phụ trách công tác này còn hạn chế về năng lực chuyên môn, sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các chính quyền cơ sở với các phòng ban chuyên môn thuộc thành phố. Hạ tầng cơ sở quá yếu kém đòi hỏi phải tập trung xây dựng nhiều trong khi nguồn kinh phí huy động trong nhân dân chưa đạt yêu cầu so với kế hoạch đề ra… Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm so với kế hoạch đề ra. Việc xử lý các trường hợp vi phạm trong quản lý đô thị chưa triệt để, nhất là việc thực hiện các quyết định xử lý các trường hợp xây dựng nhà trái phép, lấn chiếm đất đai. 1.2.2 Điều kiện văn hoá – xã hội. 1.2.2.1 Về giáo dục. Phong trào thi đua “ hai tốt” được phát động thường xuyên, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tổ chức khai giảng năm học 2009 – 2010 có 2.091 học sinh vào các cấp học: Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở; 100% học sinh trong độ tuổi vào lớp 1 và 216 học sinh vào lớp 6. Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục bậc Trung Học Cơ Sở trong độ tuổi. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập được quan tâm đầu tư. 1.2.2.2 Về y tế. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được chú trọng, các chương trình tiêm chủng mở rộng đạt 100%. Giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 11,7%. Tổ chức khám và chữa bệnh cho 6.140 lượt bệnh nhân. Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường được duy trì. Vận động nhân dân xây mới 125/90 hố xí hợp vệ sinh, đạt 138,9% chỉ tiêu. 1.2.2.3 Công tác lao động – thương binh và xã hội. Giải quyết kịp thời các khoản chi trả cho các đối tượng chính sách. Tổ chức đi thăm, tặng quà cho 05 gia đình chính sách tiêu biểu, các gia đình thương binh bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng với 430 xuất quà, số tiền 13.150.000 đồng; cứu trợ đột xuất do các đợt mưa bão 2007 và cứu trợ đỏ lửa nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý năm 2008 cho 203 khẩu với 2.324 kg gạo thuộc diện cứu tế thường xuyên, hộ nghèo; cứu tế giáp hạt cho 818 khẩu với 12.260 kg gạo. Tu sửa và quét vôi Nghĩa trang Liệt sĩ với số tiền 6.700.000 đồng. Tổ chức thăm và tặng quà cho các thương binh, gia đình liệt sĩ nhân kỷ niệm 61 năm ngày thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2008). Đề nghị cấp trên giải quyết chế độ cho 216 đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP, xét và đề nghị điều dưỡng tại gia đình cho 98 người và điều dưỡng tập trung cho 11 người. Đã triển khai Quyết định 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg, hoàn chỉnh 79 hồ sơ đề nghị thành phố xét duyệt. Làm thủ tục hồ sơ hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở cho 25 hộ nghèo, 05 hộ thuộc diện gia đình chính sách giai đoạn 2008 – 2011. Đã xây dựng và sửa chữa nhà ở cho 21 hộ nghèo, với số tiền 204.000.000 đồng. Năm 2008 giảm 37/82 hộ nghèo đạt 45,1% kế hoạch, số hộ nghèo hiện nay còn 306/3.859 hộ, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 7,9%. 1.2.2.4 Dân số - gia đình và trẻ em. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc giáo dục trẻ em được tập trung chỉ đạo và thực hiện đạt một số kết quả. Vận động số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện biện pháp khác đạt 100%, đặt vòng 150/298 ca đạt 50,3%, đình sản 9/11 ca đạt 81,8% kế hoạch năm. Tổ chức thăm và tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán, ngày 1/6, tết Trung thu, cấp phát 351 thẻ khám bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi. Công tác văn hoá - xã hội được quan tâm đúng mức, kết quả hoạt động của các ngành trên lĩnh vực này ngày càng thể hiện rõ nét hơn; tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, đó là: chưa xây dựng đề án giải quyết việc làm cho người lao động. 1.2.2.5 Văn hóa thông tin thể dục thể thao. Hoạt động văn hoá thông tin từ thành phố đến cơ sở được triển khai đồng bộ, đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền chào mừng các ngày lễ kỷ niệm, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển KTXH ở địa phương, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hoá của quần chúng nhân dân, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc trong thành phố như chương trình văn nghệ đón xuân hàng năm, chương trình đua thuyền đầu năm ở sông Trà khúc, các hoạt động văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm... Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư triển khai đạt kết quả khá. Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ văn hoá, karaoke, Internet, kinh doanh văn hoá phẩm chưa chặt chẽ. Một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh do khó khăn về nguồn kinh phí nên chậm được đầu tư tôn tạo và khai thác để góp phần giáo dục tryuền thống và phục vụ khách tham quan du lịch. Một số công trình, dự án đầu tư của ngành văn hoá thông tin triển khai chậm nên chưa thể đưa vào khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả. Đài Phát Thanh Truyền Hình Thành Phố đã có những nỗ lực trong việc duy trì và nâng cao chất lượng các chương trình thời sự, chuyên mục, chuyên đề, phục vụ việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, phát luật của Nhà nước, các Nghị quyết, chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn; phản ánh nội dung sinh động, phong phú những thành tựu, kết quả của Thành phố đã đạt được trên các lĩnh lực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Phong trào thể dục thể thao quần chúng có bước phát triển khá, hoạt động thể thao chuyên nghiệp đạt được những thành tích đáng kể, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, rèn luyện sức khoẻ trong đời sống cộng đồng nhân dân. 1.2.3 Cở sở hạ tầng. 1.2.3.1 Giao thông vận tải. - Về giao thông vận tải: được đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, nhiều công trình đang tiếp tục được triển khai thực hiện đầu tư, nâng cấp một số công trình như cầu Trà Khúc 2, cầu Cộng Hoà, mở rộng đương Lê Lợi, Nguyễn Trãi… đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Thành Phố. Đặc biệt là chương trình bê tông hoá giao thông ở tuyến đường nhỏ nằm trong khu vực Thành Phố, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, tạo được phong trào nhân dân đóng góp vốn xây dựng giao thông nông thôn, đã mang lại hiệu quả tích cực cho việc phát triển giao thông ở một số phường, xã trong thành phố, góp phần phát triển kinh tế của TP. Quảng Ngãi. 1.2.3.2 Thuỷ lợi. - Tập trung xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, tu bổ hệ thống kênh mương nội đồng của công trình thuỷ lợi Thạch Nham để nâng cao hiệu quả sử dụng, xây dựng hồ chứa nước, các công trình nhỏ để phục vụ việc tưới tiêu cho các phường Nghĩa Chánh, xã Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng. 1.2.3.3 Thuỷ điện. - Tập trung tu bổ hệ mạng lưới điện của thành phố, xây dựng một số trạm biến áp để phục vụ phát triển kinh tế của các Khu công nghiệp như KCN Quảng Phú. 1.2.3.4 Hệ thống cấp nước. - Nhà máy nước với công suất 15.000m3/ngày đêm cung cấp cho TP. Quảng Ngãi sẽ được nâng lên tới 20.000m3/ngày đêm và 30.000m3/ngày đêm vào năm 2015. 1.2.3.5 Bưu chính viễn thông. - Ngành bưu chính viễn thông của thành phố được đánh giá là ngành có cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt hơn một số ngành khác. Việc chuyên môn hoá cơ bản được thiết lập. Các dịch vụ dần được mở rộng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Hệ thống bưu chính viễn thông của Thành Phố cơ bản được hoàn thành, từng bước được nâng cao, đội ngũ cán bộ nhân viên dần thích ứng trong nền kinh tế hội nhập, nâng dần năng lực cạnh tranh trên thị trường, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. 1.2.3.6 Xây dựng. Họat động xây dựng TP. Quảng Ngãi trong những năm qua đã có sự gia tăng do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá. Đặc điểm của ngành xây dựng là không có sự đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên sự tham gia của các đơn vị tư nhân trong lĩnh vực ngày gia tăng, tính từ năm 2008 đã tăng gấp 3 lần và từ năm 2009 đến năm 2010 tăng gấp đôi. Bảng 1.6. Giá trị sản xuất của ngành xây dựng theo giá hiện hành (triệu đồng). Giá trị sản xuất của ngành xây dựng 2008 2009 2010 1. Nhà nước 125.472 172.615 275.974 - Trung ương 125.241 172.325 275.562 - Địa phương 231 290 412 2. Tập thể 300 560 3. Cá thể, tiểu chủ 124.230 321.156 451.368 4. Tư nhân 124 321 608 (Nguồn : Niên giám Thống kê Tỉnh Quảng Ngãi 2010) CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ. Để có thể biết được các tác động đến môi trường do các hoạt động của KCN Quảng Phú, trong chương 2 sẽ trình bày hiện trạng quy hoạch KCN Quảng Phú bao gồm quy hoạch các ngành sản xuất trong KCN, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các khu chức năng chính và quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải. 2.1 Vị trí khu công nghiệp Quảng Phú. KCN Quảng Phú có diện tích 147 ha được quy hoạch trong khu đất dành cho phát triển công nghiệp, nằm ở trung tâm phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Vị trí tiếp giáp: Phía Bắc giáp sông Trà Khúc. Phía Tây giáp với khu đất nông nghiệp Phía Đông giáp với nhà ga Quảng Ngãi. Phía Nam giáp với sân bay cũ Quảng Ngãi. Khu công nghiệp Quảng Phú là một khu công nghiệp tập trung nhiều ngành công nghiệp chính của tỉnh, có tầm quan trọng lớn trong việc thay đổi bộ mặt của tỉnh, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của tỉnh. Hình 2.1 Bản đồ quy hoạch KCN Quảng Phú. 2.2 Mục đích và phạm vi hoạt động. 2.2.1. Mục đích. Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Quảng Phú với diện tích 147 ha với đầy đủ các phần khu chức năng và tổ chức các hệ thống kỹ thuật hạ tầng. Thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuê đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp trong KCN Quảng Phú. Tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đồng thời đảm bảo điều kiện bảo vệ cảnh quan môi trường. 2.2.2 Các ngành sản xuất trong KCN Quảng Phú. Các ngành sản xuất triển khai trong Khu công nghiệp Quảng Phú bao gồm các ngành sau: Công nghiệp Sản xuất chế biến đường. Công nghiệp Sản xuất bánh kẹo cao cấp. Công nghiệp Sản xuất nước khoáng, nước hoa quả. Công nghiệp Sản xuất nha công nghiệp. Công nghiệp Sản xuất cồn, rượu. Công nghiệp Sản xuất sữa, kem. Công nghiệp Chế biến xúc sản, thực phẩm. Công nghiệp Chế biến thủy hải sản. Công nghiệp sản xuất giấy. Chế biến gỗ và ván ép, trang trí nội thất. Công nghiệp may mặc. Công nghiệp sản xuất bao bì. Công nghiệp sản xuất dược phẩm Bảng 2.1. Các doanh nghiệp và ngành nghề sản xuất trong Khu công nghiệp. STT Tên nhà máy Quy mô công suất Chủ đầu tư Sản phẩm chính 1 NM đường Quảng Ngãi 4.500 tấn/ngày Công ty đường Quảng Ngãi SX chế biến đường 2 NM bia Quảng Ngãi 25 triệu lít/năm SX bia 3 NM Bánh kẹo 25 tấn/ngày SX bánh kẹo cao cấp 4 NM nước khoáng Thạch Bích 60 triệu lít/năm SX nước khoáng 5 Nhà máy Nha 10 tấn/ngày SX nha công nghiệp 6 Nhà máy cồn rượu 15.000 lít/ngày SX cồn rưọu 7 NM sữa Trường Xuân 6 triệu lít/năm SX sữa, kem 8 NM thực phẩm đông lạnh 1.000 tấn/năm Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Quảng Ngãi CB súc sản, thực phẩm 9 NM CB nước quả và TP đóng hộp 1.500 tấn/năm SX nước quả XK 10 NM CB thuỷ sản XK VETEX 1.000 tấn/năm SX thuỷ sản XK 11 NM CB nước quả & thực phẩm đóng hộp 7000chai/năm 1000 tấn/năm SX chai pet & nước khoáng có ga 12 NM Chocola ca cao xuất khẩu 450 tấn/năm CTSXTMDV Q.Ngãi CB café, ca cao 13 NM chế biến thuỷ sản xuất khẩu Quảng Ngãi 1.200 tân/năm Cty CB thuỷ sản Q.Ngãi CB thuỷ Hải sản XK 14 NM chế biến thuỷ sản Phùng Hưng 750 tấn/năm DNTN Phùng Hưng CB thuỷ Hải sản XK 15 NM chế biến thuỷ sản Bình Dung 500 tấn/năm DNTN Bình Dung CB thuỷ Hải sản XK 16 NM chế biến đồ gỗ xuất khẩu Hoàn vũ 5 cont/tháng Cty TNHH Hoàn Vũ CB gỗ XK 17 NM chế biến đồ gỗ XK Việt Tiến 90 cont/năm Cty TNHH Việt Tiến CB gỗ XK 18 NM chế biến thuỷ sản Hải Phú 420 tân/năm DNTN Hải Phú CB thuỷ hải sản XK 19 NM sản xuất giấy cuộn kraft 3.000 tan/năm Cty TNHH Hải Phương Sản xuất giấy 20 NM chế biến thuỷ sản Phú Thành 330 tân/năm DNTN Phú Thành CB thuỷ hải sản XK 21 Xí nghiệp may mặc XK 200.000 SP/năm Cty LDXNKMM Myeng Jei Apparel May mặc XK 22 CB thuỷ sản 1.000tân SP/năm Cty CBTPXK Q.Ngãi CB thuỷ hải sản XK 23 NM chế biến lâm sản XK Tam Nguyên 9 cont/tháng XN CB lâm sản Tam Nguyên CB gỗ & ván ép 24 NM sản xuất dược phẩm Gia Hòa 500 tấn SP/ năm Cty sản xuất dược phẩm Hoàng Nguyên Dược phẩm 25 Nhà máy sản xuất bao bì PP 15 triệu SP/năm SX bao bì (Nguồn Ban quản lý khu công nghiệp Quảng Phú.) Quy trình công nghệ sản xuất của một số nhà máy trong KCN Quảng Phú. Quy trình công nghệ sản xuất đồ gỗ nội thất. Gỗ xẻ quy cách, Sấy Tạo hình thô Tạo hình chi tiết Láp ráp Chà nhám Sơn Đóng gói Hình 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất đồ gỗ Quy trình công nghệ sản xuất chế biến tôm đông lạnh của nhà máy thủy sản in gallant ocean. Tôm không đạt yêu cầu Phụ phẩm: đầu, vỏ,... Nước thải Chế biến Nước thải Nước thải Rửa 2 Cân, xếp khuôn Cấp đông, tách khuôn, mạ băng Loại bỏ tất cả chỉ , vỏ tôm, còn thịt tôm Loại bỏ đầu, nội tạng, chỉ tôm Cân - xếp khuôn tôm nguyên con Rửa 1 Phân cỡ Tiếp nhận nguyên liệu Đóng gói và bảo quản Hình 2.3 Quy trình chế biến tôm đông lạnh. Quy trình công nghệ sản xuất bia. CHUẨN BỊ Nghiền LÊN MEN Làm lạnh Lên men chính Lên men phụ HOÀN THIỆN Lọc bia Ổn định, bão hòa CO2 Pha bia Lọc vô trùng NẤU Hồ hóa, đường hóa Lọc dịch đường Nấu hoa Lắng nóng ĐÓNG CHAI, LON, KEG VÀ THANH TRÙNG Malt Gạo Điện Đường Hoa Houplon Điện Nước Nước thải Bã hèm Nhiệt Mùi Điện Men Men Khí CO2 Nước thải Điện Bột trợ lọc CO2 Vỏ chai, lon, keg Nhãn mác Vỏ chai Nhãn mác hỏng Chai vỡ Nước thải Nước thải Bột trợ lọc Men Bụi Tiếng ồn Hình 2.4 Quy trình công nghệ sản xuất bia. Quy trình công nghệ sản xuất bánh kẹo. Nhào bột Nướng Làm nguội Xử lý nguyên liệu Tạo hình Đóng gói Hình 2.5 Quy trình công nghệ sản xuất bánh Hòa Siro Nấu Làm nguội Tạo hình Nguyên liệu Bao gói Phụ gia Kẹo đầu đuôi Hình 2.6 Quy trình công nghệ sản xuất kẹo 2.2.3 Quy hoạch sử dụng đất. Bảng 2.3. Quy hoạch sử dụng đất Khu công nghiệp Quảng Phú. STT Loại đất Diện tích(ha) Tỷ lệ % 1 Đất xí nghiệp công nghiệp 108,86 74,06 2 Đất giao thông 17,75 11,08 3 Đất cây xanh, mặt nước 3,12 3,17 4 Đất công trình nhà điều hành 9,78 6,65 5 Đất kho tàng, CN đầu mối 7,47 5,04 Tổng 147 100 (Nguồn Ban quản lý khu công nghiệp Quảng Phú.) Nhận xét: Khu dất xây dựng Trung tâm điều hành, văn phòng. Khu đất có diện tích 9,78 ha, chiếm khoảng 6,65% tổng diện tích đất quy hoạch Khu công nghiệp, nằm trên đường giao thông chính của KCN, rất thuận tiện cho các hoạt động giao dịch, quản lý trong KCN. Khu đất xây dựng kho tàng, bãi chứa, công trình đầu mối. Khu đất có diện tích 7,47 ha, chiếm 5,04% tổng diện tích đất quy hoạch Khu công nghiệp. Khu đất này nằm ở nằm trung tâm KCN, giáp với đường giao thông chính của KCN, thuận tiện cho việc phục vụ nhu cầu sử dụng kho tàng và bãi chứa nguyên, vật liệu, hàng hoá của các nhà máy trong KCN. Đất xây dựng đường giao thông. Đất dùng để xây dựng đường giao thông có diện tích 17,75 ha, chiếm 11,08% tổng diện tích đất quy hoạch Khu công nghiệp. Đường giao thông trong KCN Quảng Phú được bố một cách hợp lý thuận tiện cho viêc đi lại trong KCN. Khu đất cây xanh mặt nước. Khu đất cây xanh mặt nước có diện tích chiếm đất khoảng 3,12 ha chiếm 3,17% tổng diện tích đất quy hoạch công nghiệp. Khu đất này được bố trí chủ yếu dọc theo hàng rào phía bắc, cây xanh còn được trồng dọc các trục đường giao thông và bên trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. Ngoài ra, để tiêu thuỷ tạm thời và cung cấp nước tưới cho cây xanh, trong KCN còn bố trí các hồ điều hoà ở các vị trí hợp lý. Khu đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. Khu đất có diện tích 108,86 ha, chiếm 74,06% tổng diện tích đất quy hoạch Khu công nghiệp. KCN Quảng Phú được xây dựng chủ yếu để phục vụ các Nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất thuộc loại vừa và nhỏ, mỗi nhà máy, xí nghiệp có diện tích chiếm đất khoảng từ 1-3 ha, riêng Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi là chiếm diện tích lớn. Hình 2.7 Biểu đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Quảng Phú. 2.2.4 Quy hoạch các khu chức năng chính. Đất xí nghiệp công nghiệp. Diện tích 108,86 ha. Bố trí thành các cum chính: Cụm 1: Công nghiệp thực phẩm. Cụm 2: Công nghiệp nhẹ gia công, may dệt. Mật độ xây dựng tối đa: 25 – 30% Tầng cao: 1 – 3 tầng. Đất công trình Điều hành - Quản lý – Hành chính. Diện tích: 9,78 ha Mật độ xây dựng tối đa: 20% Tầng cao: 1-3 tầng. Đất công trình đầu mối hạ tầng ký thuật. Diện tích: 7,47 ha Mật độ xây dựng tối đa: 25 – 30 %. Tầng cao: 1 – 2 tầng. Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật bao gồm: trạm cấp diện, trạm cấp nước. Đất giao thông. Diện tích: 17,75 ha Giao thông đối ngoại, giao thông nội bộ. Đất cây xanh, mặt nước 3,12 Đất cây xanh tập trung trong KCN, cây xanh dọc các trục đường giao thông nội và đồi Núi Ông chiếm 1,98 ha. Đất mặt nước trong KCN chiếm khoảng 1,14 ha. 2.3 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong KCN Quảng Phú bao gồm các cơ sở hạ tầng như: hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, thoát nước và cấp nước. 2.3.1 Quy hoạch hệ thống giao thông. Hệ thống giao thông của KCN Quảng Phú bao gồm: đường giao thông đối ngoại và giao thông nội bộ. Giao thông đối ngoại: Tuyến đường số 1 cắt ngang trung tâm KCN Quảng Phú, nối khu trung tâm KCN Quảng Phú với TP Quảng Ngãi. Tuyến đường số 10 cắt ngang trung tâm KCN Quảng Phú, Nối KCN Quảng Phú với TP Quảng Ngãi. Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh nằm ở phía Tây KCN Quảng Phú, nối KCN Quảng Phú với TP Quảng Ngãi. Bảng 2.4 Tổng hợp hệ thống giao thông đối ngoại. STT Tên đường Dài Lòng đường Hè đường Phân cách Chỉ giới 1 Tuyến đường số 1 3500 40 19 9 65 2 Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh 2200 40 19 9 65 3 Tuyến đường số 10 3600 40 19 9 65 (Nguồn Ban quản lý khu công nghiệp Quảng Phú.) Giao thông nội bộ: Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh nối dài: trục chính Bắc Nam nằm ở phía Đông KCN Quảng Phú. Tuyến đường số 8: trục chính Bắc Nam nằm ở phía Tây KCN Quảng Phú. Tuyến đường số 4: trục chính Đông Tây nằm ở phía Nam KCN Quảng Phú. Tuyến đường số 2: trục đường Đông Tây , nối các nhà máy trong KCN với nhau. Tuyến đường số 6: trục đường Bắc Nam, nối các nhà máy trong KCN với nhau. Tuyến đường số 11: trục đường Đông Tây , nối các nhà máy trong KCN với nhau. Tuyến đường số 9: trục đường Đông Bắc – Tây Nam, nối các nhà máy trong KCN với nhau. Tuyến đường số 7: trục đường Bắc Nam, nối khu trung tâm KCN Quảng Phú với các khu chức năng khác. Tuyến đường số 3 (Nguyễn Thông nối dài): trục đường Đông Tây , nối các nhà máy trong KCN với nhau. Tuyến đường số 5: trục đường Bắc Nam, nối các nhà máy trong KCN với nhau. Bảng 2.5 Tổng hợp hệ thống giao thông đối nội. STT Tên đường Dài Lòng đường Hè đường Phân cách Chỉ giới 1 Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh 1000 35 15 6 50 2 Tuyến đường 8 1200 35 15 6 50 3 Tuyến đường 4 1500 35 15 6 50 4 Tuyến đường 2 1800 35 15 6 50 5 Tuyến đường 6 400 25 10 0 40 6 Tuyến đường 11 1700 35 15 6 50 7 Tuyến đường 9 1300 35 15 6 50 8 Tuyến đường 7 700 25 10 0 40 9 Tuyến đường 3 1000 35 15 6 50 10 Tuyến đường 5 500 25 10 0 40 (Nguồn Ban quản lý khu công nghiệp Quảng Phú.) 2.3.2 Quy hoạch hệ thống cấp điện. Nguồn điện cho KCN Quảng Phú do ngành điện thành phố Quảng Ngãi cung cấp đảm bảo cung cấp đầy đủ điện năng cho các nhu cầu trong KCN. Tổng nhu cầu sử dụng điện cho KCN Quảng Phú khoảng 404 triệu kw/ năm. Bảng 2.6 Nhu cầu sử dụng điện STT Hạng mục Nhu cầu sử dụng 1 Xí nghiệp công nghiệp 389 2 Các công trình cơ sở hạ tầng 15 Tổng 404 (Nguồn Ban quản lý khu công nghiệp Quảng Phú.) Mạng lưới đèn chiếu sáng được cấp điện từ trạm biến áp. Hệ thống này được điều khiển từ tủ điện với chế độ đóng cắt tự động theo thời gian (buổi tối bật sáng hết các đèn, đêm khuya tắt bớt một số đèn). Sử dụng cáp Cu – XLPE /DSTA/PVC (2 x 16) từ trạm biến áp đi trên các cột đèn đường. Chiếu sáng các tuyến đường dùng đèn thủy ngân cao áp Sodium - 150W, tim cột cách bó vỉa 0,5m. Độ cao đặt đèn 10m, khoảng cách trung bình giữa các cột 30m. độ rọi trung bình là 10lux. Đối với tuyến đường trục chính KCN rộng 35m sử dụng hệ thống đèn cao áp đặt dọc theo 2 vỉa hè, hệ thống cột điện cao thế được đặt chạy dọc theo dải phân cách của trục đường có mặt cắt 35m. Đối với tuyến đường gom và đường nhánh KCN rộng 15,5m, sử dụng hệ thống đèn cao áp đơn đặt ở 1 bên vỉa hè. 2.3.3 Quy hoạch hệ thống cấp nước. Nước sạch được tính toán đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu dùng nước của các xí nghiệp công nghiệp và phục vụ cho hệ thống phòng cháy chữa cháy đặt dọc theo các trục giao thông với khoảng cách 150 m/trụ trong KCN và nước sinh hoạt khác. Tiêu chuẩn dùng nước: Nước công nghiệp                           :           70 m3/ha ngày Nước công cộng                              :           8 m3/ ha ngày Nước tưới cây xanh, rửa đường      :           10 m3/ ha ngày Nước dự phòng                               :           15% tổng nhu cầu cấp nước (phần nước dự phòng đã bao gồm nước dành cho phòng cháy chữa cháy) . Nguồn nước cấp : Nguồn cấp nước hiện do Nhà máy nước Quảng Ngãi có công suất  15.000m3/ngày đêm cung cấp. Khu công nghiệp có dự kiến xây dựng nhà máy cung cấp nước sạch hỗ trợ thêm cho việc đảm bảo cung cấp đầy đủ nước phục vụ KCN trên cơ sở khai thác nước mặt tại hồ điều hoà. Hệ thống đường ống cấp nước được lắp đặt dọc theo các tuyến đường giao thông trong KCN với loại ống nhựa cao cấp HDPE. 2.3.4 Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa. Nước trong KCN được thoát theo các tuyến cống dọc theo các tuyến đường giao thông sau đó thoát ra kênh và thông qua các hố ga lắng cát rồi chảy thẳng ra nguồn tiếp nhận là sông Trà Khúc ở phía Bắc khu công nghiệp. Dùng mạng lưới kết hợp gồm: cống tròn, cống hợp, mương nắp đan, mương xây hở. Cống tròn, cống hộp được xây dựng bằng betong, cốt thép. Mương được xây bằng gạch, đá. Độ sâu chôn cống: trên đường h > 0,7m, trong khu cây xanh h > 0,5m. Bảng 2.7 Bảng tổng hợp hệ thống thoát nước mưa. TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng 1 Mương nắp đan 80x80cm m 6370 80x100cm m 15.965 100x100cm m 170 2 Cống hợp 100x100cm m 1000 120x120cm m 840 140x140cm m 1890 3 Mương xây hở 80x100cm m 1675 120x120cm m 530 300x200cm m 705 300x250cm m 1000 300x300cm m 870 4 Cống tròn 1000mm m 750 1200mm m 3180 1500mm m 8380 2.3.5 Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Hiện tại thì hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN đang xây dựng và sẽ đưa vào hoạt động trong tháng 7/2011 với công suất 6000 m3/ngày. Hệ thống thu gom nước thải được xây dựng riêng biệt so với hệ thống thoát nước mưa. Nguyên tắc xử lý nước thải: Xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất theo 2 cấp: Cấp 1: xử lý cục bộ tại từng nhà máy, xí nghiệp đạt tiêu chuẩn quy định của ban quản lý KCN. Cấp 2: xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung của KCN. Nước thải được xử lý cục bộ tại từng nhà máy đạt tiêu chuẩn quy định của ban quản lý KCN trước khi xả thải vào mạng lưới cống thu gom nước thải của KCN Quảng Phú. Hệ thống thu gom nước thải bao gồm: Đường ống tự chảy được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Đường cống áp lực dung ống gang. Độ sâu đặt cống điểm đầu nhỏ nhất 1m. Trạm bơm xây chìm bằng bê tông cốt thép. Bảng 2.8 Bảng tổng hợp khối lượng hệ thống thu gom nước thải. STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng 1 Đường cống tự chảy 300 m 16175 400 m 9000 500 m 1400 700 m 465 800 m 1390 2 Đường cống áp lực 300 m 1940 CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ. 3.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường ở KCN Quảng Phú. Môi trường Khu công nghiệp Quảng Phú có thể bị ô nhiễm bởi các nguồn như: Nước thải sản xuất từ các nhà máy, nước thải sinh hoạt, nước mưa. Khí thải từ lò hơi, từ máy phát điện, từ các thiết bị công nghệ. Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn văn phòng, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại. 3.1.1 Nước thải. Nước thải phát sinh từ các nguồn: Nước mưa chảy tràn: Nước mưa trong KCN sẽ cuốn theo đất, cát, các chất rắn hòa tan hoặc không hòa tan như nguyên liệu rơi vãi, bụi lắng, dầu mỡ… Nước thải sinh hoạt: Sinh ra từ quá trình ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân của cán bộ công nhân ở các nhà máy. Nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều thành phần vô cơ, và vi khuẩn như: SS, TDS, BOD, COD, N tổng, P tổng, Coliform… Nước thải công nghiệp: Sinh ra từ hoạt động của xí nghiệp, nhà máy, vệ sinh phân xưởng, làm mát thiết bị. Thành phần nước thải tại KCN Quảng Phú chủ yếu bao gồm BOD, COD, chất rắn lơ lửng, Sunfua, N tổng, P tổng, dầu mỡ… 3.1.2 Khí thải, tiếng ồn. Khí thải, bụi từ các nhà máy và các phương tiện vận tải là nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu tại KCN. Hầu hết các ngành công nghiệp trong KCN Quảng Phú đều thải bụi và các loại khí thải SO2, CO, NO2, hơi hữu cơ… Tiếng ồn trong KCN được phát sinh chủ yếu là các nguồn sau: tiếng ồn từ hệ thống cung cấp khí nén, tiếng ồn từ các thiết bị máy móc như máy cưa gỗ, tiếng ồn từ các phương tiện giao thông trong KCN… 3.1.3 Chất thải rắn. Chất thải rắn sinh ra từ sinh hoạt của cán bộ công nhân làm việc tại KCN, thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: giấy, thức ăn dư thừa, chai lọ… Chất thải rắn sinh ra rừ quá trình sản xuất là các chất thải từ các phế liệu, sản phẩm bị hỏng trong quá trình sản xuất… Chất thải rắn nguy hại sinh ra từ các phế phẩm của các thiết bị máy móc, dầu mỡ của máy móc… 3.2 Hiện trạng phát thải tại Khu Công Nghiệp Quảng Phú. 3.2.1 Nước thải. Nước thải là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng. Đối với một khu công nghiệp thì nước thải sinh ra rất phức tạp do mỗi công nghệ sản xuất, mỗi nhà máy đều, mang một đặc tính riêng biệt của nó, nồng độ các chất ô nhiễm và nước thải cũng thay đổi liên tục. Tổng lưu lượng nước thải phát sinh từ các nhà máy trong KCN Quảng Phú khoảng 4.500 m3/ngày đêm. Đặc trưng nước thải của các loại hình công nghiệp trong KCN Quảng Phú được trình bày trong các bảng 3.1, 3.2, 3.3. Bảng 3.1 Đặc trưng nước thải ngành công nghiệp giấy. TT Thông số Đơn vị Giấy vệ sinh Giấy bao bì Giấy quyển(viết) 1 pH 6,8 – 7,2 6,0 – 7,4 6,9 – 7,3 2 Màu Pt – Co 1000 – 4000 1058 – 9550 5.580 – 24.450 3 Nhiệt độ 0C 28 – 30 28 – 30 28 – 30 4 SS mg/l 454 – 6082 431 – 1.307 301 – 4.250 5 COD mg/l 868 – 2128 741 – 4.131 641 – 5,550 6 BOD mg/l 475 – 1075 520 – 3085 600 – 3.363 7 NH4+ mg/l Vết – 3,61 0,7 – 4,2 1 – 54 8 NO2- mgl 0,017 – 0,494 Vết – 0,512 Vết – 0,325 9 NO3- mg/l Vết – 1 Vết – 3 Vết- 1 Bảng 3.2: Đặc trưng nước thải của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và chế biến nông – lâm – hải sản. TT Chỉ tiêu Đơn vị Chế biến thủy sản Bia Rượu Nước ngọt Kem ăn 1 pH 5,8 – 6,2 6,0 – 8,0 4,1 – 4,4 9,4 2 Nhiệt độ 0C 40 3 SS mg/l 93 – 660 230 – 500 3,6 – 35,8 190 900 – 1100 4 COD mg/l 520 – 4130 1200 – 2200 3834 – 27.587 436 3600–4400 5 BOD mg/l 310 – 2900 400 – 1400 300 2300 – 700 6 N mg/l 28 – 250 25 – 30 1,54 7 P mg/l 1,45 – 19,11 7,9 – 10 0,22 Bảng 3. 3: Đặc trưng nước thải của ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất. Các ngành công nghiệp Thông số (mg/l) pH SS BOD COD N P Dầu mỡ KLN Chất khác Sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất. 6,0 – 7,5 500 – 1300 600 – 900 500 -1200 4,5 – 15 1,0 – 3,5 3.2.2 Khí thải. 3.2.2.1 Khí thải từ hoạt động của các nhà máy. Mỗi ngành công nghiệp sinh ra các chất ô nhiễm đặc trưng khác nhau, do vậy rất khó xác định hết tất cả các chất ô nhiễm thải vào môi trường không khí, không có một nguyên tắc chung nào để tính toán chất ô nhiễm, mà phải tùy trường hợp cụ thể, tùy theo công nghệ sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng để tính toán tải lượng ô nhiễm trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên căn cứ vào loại hình sản xuất của từng loại công nghiệp, ta có thể dự đoán một cách tương đối các nguồn phát sinh chất ô nhiễm, cũng như thành phần chất gây ô nhiễm tại KCN. Khí thải lò hơi. Dầu nhiên liệu (FO) chỉ được sử dụng để khởi động nồi hơi. Nguồn nguyên liệu chính để đốt lò hơi là than Bitum. Tải lượng ô nhiễm không khí thải ra từ các nồi hơi đốt than có thể được tính toán bằng phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới căn cứ vào các thông số sau: - Lượng than Bitum tiêu thụ : 519.372 tấn/năm; - Độ tro : » 6,5%; - Hàm lượng lưu huỳnh : 1,3%; - Nhiệt lượng : 6.500 kcal/kg; - Thời gian hoạt động/ngày : 24 giờ; - Ngày hoạt động : 350 ngày/năm; - Lượng than tiêu thụ : 61,83 tấn/h. Bảng 3.4: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải nồi hơi. STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) Tải lượng kg/h g/s 1 Bụi 5 A 2.009,5 558,2 2 SO2 19,5 S 1.567,4 435,4 3 NO2 10,5 649,2 180,3 4 CO 0,3 18,5 5,2 5 THC 0,055 3,4 0,9 Ghi chú: - A là độ tro của than, A » 6,5%; - S là hàm lượng lưu huỳnh có trong than, S = 1,3%. Khí thải phát sinh trên dây chuyền công nghệ sản xuất. Tùy theo đặc tính ngành nghề, các dạng khí thải này rất khác nhau. Điển hình nhất trong số các nhà máy đang hoạt động tại KCN hiện nay là các dạng khí, bụi sau: Hơi dung môi bốc lên từ các khâu chuẩn bị mực in và in ấn bao bì sản phẩm. Các loại bụi bông phát sinh từ các ngành sợi, may mặc. Khí SO2, NO phát sinh từ máy phát điện. Bụi phát sinh từ các hoạt động cưa, cắt gỗ… 3.2.2.2 Khí thải từ hoạt động của các phương tiện giao thông. Các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển trong KCN là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn trong KCN, bên cạnh đó các con đường xung quanh KCN hầu hết là các tuyến đường giao thông huyết mạch, do đó mật độ giao thông tương đối lớn. Mức độ ô nhiễm giao thông phụ thuộc vào chất lượng đường xá, lưu lượng xe và lượng nhiên liệu tiêu thụ. Ô tô chạy trên đường làm tung bụi, đất đá và phát sinh bụi rất độc hại qua ống xả là bụi hơi chì và tàn khói. Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải sẽ thải các chất ô nhiễm như bụi, NOx, SOx, CO, CO2 và Hydrocacbon vào không khí. Bảng 3.5 Tải lượng các chất khí thải phát sinh từ các thiết bị giao thông vận tải. TT Thiết bị Tải lượng các chất khí thải (kg/ngày) SO2 CO NO2 Bụi Pb VOC 1 Xe tải 1,37 22,5 456 38,6 0,7 0,076 2 Xe hơi động cơ >2.000cc 0,072 140,02 22,36 0,627 0,23 19,87 3 Động cơ từ 1400-2000cc. 0,024 85,01 17,8 0,27 0,11 2,23 Tổng cộng 1,466 237,53 496,16 39,497 1,04 22,176 3.2.2.3 Ô nhiễm tiếng ồn, độ rung. Tiếng ồn trong KCN được phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau: tiếng ồn từ hệ thống cung cấp khí nén, tiếng ồn từ các thiết bị máy móc như máy cưa gỗ, tiếng ồn từ các phương tiện giao thông vận tải trong KCN… 3.2.3 Chất thải rắn. 3.2.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt. Thành phần chủ yếu trong chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm, rau quả, thức ăn dư thừa… Các hợp chất có nguồn gốc giấy từ các loại bao gói đựng đồ ăn, thức uống. Các hợp chất vô cơ như nhựa, plastic, PVC, thủy tinh… Kim loại như vỏ hộp… Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ KCN Quảng Phú có thể ước tính khoảng 59,7 tấn/năm. 3.2.3.2 Chất thải rắn sản xuất. Tổng khối lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh ở KCN Quảng Phú khoảng 596.612,4 tấn /năm tương đương 1.635 tấn/ngày. Bảng 3.6 Chất thải rắn sản xuất phát sinh từ các quá trình sản xuất trong KCN. Các loại chất thải rắn trong KCN Quảng Phú. Đơn vị (U) Vô cơ (kg/U) Hữu cơ (kg/U) Nguy hại thấp Công nghiệp chế biến thực phẩm Táo Tấn sp 280 Cà rốt Tấn sp 210 Cam quýt Tấn sp 390 Bắp Tấn sp 660 Đào Tấn sp 270 Lê Tấn sp 290 Đậu Tấn sp 120 Khoai tây Tấn sp 330 Cà chua Tấn sp 80 Rau 220 Rượu Tấn sp 300 Bia Tấn sp 20 Thịt 400 Hải sản 350 Công nghiệp sản xuất giấy. in bao bì. Giấy Tấn sp 80 In ấn Tấn sp 40 Công nghiệp sản xuất dược phẩm. Sản phẩm lên men Tấn sp 100 120 80 Sản phẩm tổng hợp hóa học Tấn sp 150 100 120 Dược phẩm Tấn sp 86 450 70 (Nguồn ban quản lý KCN Quàng Ngãi) 3.2.3.3 Chất thải rắn nguy hại. Chất thải công nghiệp nguy hại bao gồm kim loại và các chất thải chứa kim loại, hợp chất hữu cơ thuộc nhóm nguy hại như các chất màu hữu cơ, dầu mỡ, giẻ lau dính dầu mỡ, mực in công nghiệp và mực in văn phòng thải, bóng đèn huỳnh quang, vật liệu cách nhiệt có chứa amiăng thải, dầu thủy lực tổng hợp thải, dầu động cơ bôi trơn, Ăcquy hỏng..... Lượng chất thải nguy hại phát sinh tại KCN ước tính khoảng 2 tấn/năm. 3.3 Hiện trạng môi trường và đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của KCN Quảng Phú. 3.3.1 Hiện trạng môi trường tại KCN Quảng Phú. Để giám sát chất lượng môi trường tại KCN Quảng Phú, Công ty phát triển hạ tầng các KCN Quảng Ngãi đã phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Quan trắc Môi trường KKT Dung Quất tiến hành đo đạc, phân tích các thông số môi trường không khí, nước. 3.3.1.1 Hiện trạng chất lượng môi trường nước. Hiện trạng chất lượng nước mặt Kết quả phân tích chất lượng nước tại sông Trà Khúc, Sông Kênh và kênh Bằng Lăng được trình bày như sau: Bảng 3.7 Vị trí lấy mẫu nước mặt. STT Mẫu Mô tả vị trí nơi lấy mẫu. 1 NM1 Tại chân cầu Mới (cầu Sông Kênh), KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’767”; Vĩ độ: 15007’187”. 2 NM2 Tại điểm xả nước thải của các nhà máy trong KCN vào kênh Bằng Lăng, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’187”; Vĩ độ: 15007’187”. 3 NM3 Thượng nguồn kênh Bằng Lăng, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, Kinh độ: 108045’882”; Vĩ độ: 15007’137”. 4 NM4 Hạ nguồn kênh Bằng Lăng, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’212”; Vĩ độ: 15007’289”. 5 NM5 Sông Trà Khúc cách cống chung Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi khoảng 100m về hướng thượng nguồn, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’407”; Vĩ độ: 15007’779”. 6 NM6 Sông Trà Khúc cách cống chung Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi khoảng 100m về hướng hạ nguồn, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’711”; Vĩ độ: 15007’811”. Bảng 3.8 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt. STT Các thông số Kết quả Đơn vị QCVN08:2008/ BTNMT NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 1 pH 7,07 6,54 5,58 6,19 6,15 6,25 - 5,5 - 9 2 SS 26 51 11 44 19 47 mg/l <50 3 BOD 24,8 208,5 20,34 152,1 42,54 16,64 mg/l <15 4 COD 96,74 340,87 32,96 227,25 57,86 74,76 mg/l <30 5 Fe 0,43 0,17 0,06 0,2 0,19 0,27 mg/l <1,5 6 Pb 0,0047 0,0041 0,0013 0,0033 0,0027 0,0063 mg/l <0,05 7 Cd 0,0037 0,0065 0,0027 0,0057 0,0082 0,0141 mg/l <0,01 8 Cu 0,0596 0,0322 0,01235 0,0305 0,0254 0,0326 mg/l <0,5 9 Zn 0,0426 0,0935 0,0404 0,076 0,0421 0,0541 mg/l <1,5 10 As KPH 0,0096 0,0041 0,0081 KPH KPH mg/l <0,05 11 Hg KPH KPH KPH KPH KPH KPH mg/l <0,001 12 Nhiệt độ 29,7 28,9 28,9 28,7 29,8 28,7 mg/l - 13 Dầu mỡ 0,1 0,1 KPH KPH KPH KPH mg/l <0,1 14 coliform 120 250 120 290 210 290 MPN/100ml <7500 Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường, Ban quản lý KCN Tỉnh Quảng Ngãi tháng 11/2010 Ghi chú: QCVN 08:2008/ BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn nước mặt. KPH: Không phát hiện. Nhận xét Hình 3.1 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD và BOD5 trong nước mặt tại KCN. Từ bảng quan trắc chất lượng nước mặt xung quanh KCN Quảng Phú, cho thấy hầu hết tất cả các chỉ tiêu đều thấp hơn giới hạn cho phép theo quy định của quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT, tuy nhiên hàm lượng BOD5 và COD đã vượt quy chuẩn cho phép. Chất lượng nước mặt trên địa bàn KCN Quảng Phú đã có dấu hiệu ô nhiễm, nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc nhận thải của các nhà máy đóng trên địa bàn. Hiện trạng chất lượng nước ngầm. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm được trình bày trong bảng 3.9 Bảng 3.9 Vị trí lấy mẫu nước mặt. STT Mẫu Mô tả vị trí nơi lấy mẫu. 1 NN1 Mẫu nước giếng tại hộ bà Trần Thị Bích Liễu, Tổ 21, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh độ: 108045’890”; Vĩ độ: 15006’966” 2 NN2 Mẫu nước giếng tại khu tái định cư Nguyễn Thông, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh độ: 108047’870”; Vĩ độ: 15026’346” 3 NN3 Mẫu nước giếng tại hộ ông Phạm Toàn, Tổ 20, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh độ: 108045’201”; Vĩ độ: 15007’356” 4 NN4 Mẫu nước giếng tại hộ ông Nguyễn Ngọc Anh, Tổ 25, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh độ: 108045’878”; Vĩ độ: 15007’362” Bảng 3.10 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm. STT Các thông số Kết quả Đơn vị QCVN 09:2008/BTNMT NN1 NN2 NN3 NN4 1 pH 6,5 4,83 5 5,6 - 5,5 – 8 2 COD 1,16 0,98 0,8 1,2 mg/l - 3 Fe 0,14 0,11 0,12 0,13 mg/l <15 4 NO3- 0,13 0,14 0,11 0,14 mg/l <5 5 Cl- 16,25 8,75 17,6 9,26 mg/l <250 6 Độ cứng 33,8 30,3 29,7 34,8 mg/l <500 7 As KPH KPH KPH KPH mg/l <0,05 8 Pb KPH KPH KPH KPH mg/l <0,01 9 Coliform KPH 3 KPH KPH MPN/100ml <3 Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường, Ban quản lý KCN Quảng Ngãi, tháng 11/2011. Ghi chú: QCVN09:2008/BTNMT:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. KPH: Không phát hiện. Nhận xét: Từ bảng phân tích chất lượng nước ngầm tại KCN Bình Chiểu cho thấy tất cả các thông số quan trắc đều thấp hơn giới hạn cho phép theo quy định của quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT. Hiện trạng chất lượng nước thải. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất tại cống xả thải của các công ty trong KCN Quảng Phú. Bảng 3.11 Ví trí nơi lấy mẫu nước thải. STT Mẫu Mô tả vị trí nơi lấy mẫu. 1 NTCN1 Tại mương dẫn nước thải của Công ty chế biến thủy sản Phùng Hưng, KCN Quảng Phú, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh độ: 108046’061”; 15007’238”. 2 NTCN2 Tại nhà máy giấy Hải Phương, KCN Quảng Phú, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh độ: 108045’932”; 15007’113”. 3 NTCN3 Đầu ra hệ thống xử lý nước thải, Nhà máy chế biến thủy sản Đại Dương Xanh, KCN Quảng Phú, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh độ: 108045’932”; 15007’048”. 4 NTCN4 Tại cống Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi, KCN Quảng Phú, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh độ: 108046’037”; 15007’048”. Bảng 3.12 Kết quả phân tích chất lượng nước thải công nghiệp STT Các thông số Kết quả Đơn vị TCVN 5945:2005 NTCN1 NTCN2 NTCN3 NTCN4 1 pH 6,73 4,73 5,27 6,73 - 5,5 – 9 2 Nhiệt độ 28,1 28,9 28,6 28,9 0C <40 3 SS 49 39 47 54,5 mg/l <100 4 BOD5 62,7 57,35 31 67,05 mg/l <50 5 COD 121,24 141,07 71,19 132,26 mg/l <80 6 Fe – tổng 0,27 0,56 0,26 0,65 mg/l <5 7 Cd 0,0105 0,0072 0,0056 0,0126 mg/l <0,01 8 Pb 0,1527 0,006 0,0021 0,0559 mg/l <0,5 9 As KPH KPH KPH KPH mg/l <0,1 10 Hg KPH KPH KPH KPH mg/l <0,01 11 Cu 0,0594 0,0073 0,0056 0,0121 mg/l <2 12 Zn 0,2072 0,0118 0,0092 0,0129 mg/l <3 13 Dầu mỡ khoáng 0,7 0,5 0,4 0,8 mg/l <5 14 Coliform 5300 210 9300 3500 MPN/100ml <5000 Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường, Ban quản lý KCN Quảng Ngãi, tháng 11/2010. Ghi chú: TCVN 5945 - 2005: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải Nhận xét: Hình 3.2 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD và BOD trong nước thải tại KCN Từ bảng quan trắc chất lượng nước thải từ các nhà máy tại KCN Quảng Phú cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều thấp hơn giơi hạn cho phép theo quy định của TCVN 5945:2005, tuy nhiên hàm lượng BOD, COD đã vượt tiêu chuẩn cho phép. 3.3.1.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí. Bảng 3.12 Vị trí lấy mẫu không khí. STT Mẫu Mô tả vị trí nơi lấy mẫu. 1 MK1 Tại công ty cổ phần đường Quảng Ngãi,KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’628”; Vĩ độ: 15046’589” 2 MK2 Cách ống khói công ty đường khoảng 100m về phía Tây, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’728”; Vĩ độ: 15007’183” 3 MK3 Tại ngã ba Nguyễn Chí Thanh và Bùi Tá Hán, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’366”; Vĩ độ: 15007’676” 4 MK4 Tại khu tái định cư Nguyễn Thông, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’619”; Vĩ độ: 15007’136” 5 MK5 Tại ngã ba cầu Mới (cầu sông Kênh) , KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’740”; Vĩ độ: 15007’824” 6 MK6 Trước cổng quân sự tỉnh Quảng Ngãi, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108046’366”; Vĩ độ: 15007’183” 7 MK7 Trước cổng công ty TNHH Đai Dương Xanh, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108045’998”; Vĩ độ: 15007’028” 8 MK8 Trước cổng công ty TNHH Hoàn Vũ, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108045’098”; Vĩ độ: 15007’289” 9 MK9 Tại Khu dân cư tổ 25, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108045’881”; Vĩ độ: 15007’352” 10 MK10 Tại Khu dân cư tổ 25, cách công ty TNHH Hải Anh khoảng 100m về phía Tây, KCN Quảng Phú, Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Kinh độ: 108045’851”; Vĩ độ: 15007’223” Bảng 3.14 Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh. STT Vị trí Chỉ tiêu CO(μg/m3) SO2(μg/m3) NO2(μg/m3) VOC(μg/m3) Bụichì(μg/m3) TSP(μg/m3) Nhiệtđộ(0C) Leq(dBA) 1 K1 14196,5 49,5 74,71 KPH 0,9 330,85 28,7 70,76 2 K2 8560 38,7 58,1 KPH 0,3 110,43 29,1 59,57 3 K3 5115 33,5 69,09 KPH 0,5 278,73 32 69,07 4 K4 5320 25,9 39,79 KPH KPH 95,03 29,3 51,77 5 K5 11961 41,5 72,49 KPH 1,1 305,63 25,6 67,4 6 K6 9604 37,5 69,87 KPH 0,4 196,31 28,7 65,37 7 K7 8784,5 27,9 66,94 KPH 0,1 110,36 28,9 62,8 8 K8 9094,5 26,8 65,99 KPH 0,3 219,77 27,6 67,87 9 K9 6677,5 33,9 54,06 KPH 0,4 109,01 31,3 62,53 10 K10 5587 32,1 38,86 KPH 0,1 120,55 26,8 62,1 TCVN 5937:2005 30000 350 200 - - 300 - TCVN 5949:1998 75 Ghi chú: - TCVN 5937 - 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ).; - TCVN 5949 - 1998: Tiêu chuẩn Việt Nam về tiếng ồn ở các khu vực sản xuất xen kẽ với khu vực dân cư trong ngày. Nhận xét: Hình 3.3 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng bụi tại KCN Quảng Phú. Từ kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh KCN Quảng Phú, cho thấy nồng độ các chất khí CO, SO2, NO2 tại tất cả các điểm quan trắc đều thấp hơn giới hạn cho phép theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 5937:2005. Tuy nhiên hàm lượng bụi tại vị trí K1 và vị trí K5 đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,02 – 1,10 lần theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 5937:2005, nguyên nhân là do ảnh hưởng của các phương tiện tham gia giao thông. Tiếng ồn tại tất cả các điểm quan trắc hầu hết đều thấp hơn giới hạn cho phép theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 5949:1998. 3.3.2 Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của Khu công nghiệp. 3.3.2.1 Các tác động đến môi trường nước. Nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất đối với môi trường nước là nước thải (cả nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt). Nước thải trong quá trình hoạt động của các nhà máy là lượng nước sau khi đã sử dụng vào các mục đích như: Nước dùng trong các công nghệ sản xuất. Nước dùng để rửa máy móc thiết bị, vệ sinh nhà xưởng. Nước giải nhiệt. Nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân. Nước thải của các ngành công nghiệp sẽ chứa các chất kim loại nặng, các dung môi, sẽ tác động nguy hiểm đến môi trường nước của khu vực. Chúng có thể tích lũy trong tôm, cá, cua,…và gây ngộ độc cho người sử dụng, làm tê liệt thần kinh trung ương và gây quái thai ở trẻ em. Nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy, các vi trùng mang bệnh…Lượng nước thải này của toàn KCN không lớn, nhưng nếu không được xử lý hợp lý sẽ góp phần gây ô nhiễm đáng kể cho nguồn tiếp nhận. Nguồn nước, môi trường sống của các động thực vật thủy sinh một khi đã bị ô nhiễm thì những điều kiện sống bình thường của chúng sẽ bị đe dọa và nguy cơ bị tiêu diệt rất dễ xảy ra. Ngăn chặn sự lây lan các chất có hại trong nguồn nước nhất là đối với nguồn di động là vô phương cứu chữa. Nước đã bị ô nhiễm thì kéo theo nó là vùng không khí và kể cả những cùng đất nơi đi qua cũng bị ô nhiễm theo. Chi phí cải tạo môi trường lớn gấp nhiều lần so với chi phí xử lý các chất có hại ngay tại nguồn phát sinh và khó có khả năng khôi phục được môi trường đã bị hủy hoại. 3.3.2.3 Các tác động đến môi trường không khí. Môi trường không khí xung quanh KCN chịu ảnh hưởng chủ yếu do các nguồn thải từ hoạt động sản xuất, từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của các nhà máy, công ty. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí có thể góp phần làm tăng ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí của khu vực nhà máy trong KCN nói riêng và vùng lân cận toàn khu vực nói chung. Các chất khí độc hại tro bụi tùy thuộc vào thành phần tính chất và nồng độ trong môi trường không khí mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là cho người công nhân trực tiếp sản xuất trong nhà máy, dân cư trong khu vực, hệ động thực vật,… 3.3.2.3 Các tác động đến môi trường đất. Môi trường sẽ chịu tác động của ba nguồn thải: nước thải, khí thải và chất thải rắn. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì vùng đất mà nơi nguồn nước đi qua cũng bị ô nhiễm theo. Tầng đất như một lớp vật liệu lọc. Nó sẽ giữ lại hầu hết các cặn lơ lửng có trong nước thải, một phần các chất hòa tan. Do đó, nước thải càng chứa nhiều chất độc hại thì môi trường đất càng bị ô nhiễm nặng. Các khí thải và bụi sẽ phát tán trong không khí, hấp phụ hơi nước và trở nên nặng hơn không khí, rơi trở lại mặt đất, phủ trên bề mặt cây cỏ, ao hồ sông ngòi…gây tác hại và có thể gây ra mưa acid. Một nguồn thải đáng kể có ảnh hưởng trực tiếp đối với môi trường đất là các chất thải rắn công nghiệp. So với nước thải và khí thải, tốc độ lan truyền tác hại đối với môi trường chất thải rắn không cao bằng nhưng khó xử lý, rác thải công nghiệp đang là mối đe dọa cho môi trường trong đà phát triển công nghiệp hiện nay, nhất là đối với các chất thải rắn độc hại. Nguy cơ bị ảnh hưởng đầu tiên là môi trường đất và kéo theo nó là môi trường nước và không khí. Quản lý hợp lý, tái sử dụng và tận dung tối đa các chất thải rắn là một trong những biện pháp hữu hiện hạn chế mức độ gây ô nhiễm của nguồn thải này. CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ. 4.1 Cơ sở pháp lý về quản lý môi trường trong Khu công nghiệp. Hiện nay, Việt Nam đã có các chính sách phát triển công nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường và các văn bản có liên quan về quản lý môi trường KCN. Nhằm bảo vệ môi trường quốc gia và góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu, Nhà nước ban hành nhiều luật pháp, quy định về môi trường, đó là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để quản lý môi trường và bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là một trong những biện pháp cơ bản của hoạt động bảo vệ môi trường ở mỗi quốc gia. Sự phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN đã được thực hiện. Một số địa phương đã triển khai quy hoạch KCN đồng bộ; áp dụng công cụ kinh tế thông qua hình thức thu phí môi trường đối với nước thải, chất thải rắn; tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường KCN. KCN Quảng Phú nhằm đưa công tác quản lý môi trường vào nề nếp, quy củ; để có thể dự đoán được mức độ hợp lý về mức độ ô nhiễm, KCN cũng đã áp dụng các chính sách về quản lý môi trường trong KCN đối với các doanh nghiệp, xí nghiệp thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn, nhắc nhở và yêu cầu các doanh nghiệp KCN thực hiện việc bảo vệ môi trường. Các chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường trong Khu công nghiệp Quảng Phú được trình bày trong bảng 4.1. Bảng 4.1 Hệ thống các văn bản về quản lý môi trường trong KCN Quảng Phú. STT Nơi ban hành Ngày ban hành Tên văn bản Nội dung chính 1 Quốc hội 29/11/2005 Luật bảo vệ môi trường 2005 Quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. 2 Chính phủ 09/08/2006 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 3 Chính phủ 31/12/2009 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 4 Chính phủ 18/04/2011 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP Quy định Ban quản lý sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý môi trường như thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư trong KCX, KCN, kiểm tra, thanh tra và xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT. 5 Bộ TN&MT 18/09/2008 Thông tư 04/2008/TT-BTNMT Quy định về hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án BVMT và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án BVMT cho các doanh nghiệp đã hoạt động trong KCN. 6 Bộ TN&MT 03/07/2007 Thông tư 07/2007/TT-BTNMT Quy định hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý. 7 Bộ TN&MT 28/12/2008 Thông tư 05/2008/TT-BTNMT Quy định hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT. 8 UBND tỉnh Quảng Ngãi 22/04/2011 Quyết định 92/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại Khu Kinh tế Dung Quất, Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 9 UBND tỉnh Quảng Ngãi 09/05/2011 Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND Quy định về giải thưởng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 4.2 Cơ cấu tổ chức về quản lý môi trường trong KCN. Theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, liên quan đến quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô lớn); UBND tỉnh (đối với KCN và các dự án trong KCN có quy mô thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh), UBND huyện (đối với một số dự án quy mô nhỏ) và một số Bộ, ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù). Bên cạnh đó, cũng theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định của Chính phủ, liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý môi trường của các KCN còn có: Ban quản lý các KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN. Hình 4.1. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong HT quản lý môi trường KCN. Hiện nay việc thực hiện quản lý môi trường trong Khu công nghiệp Quảng Phú do trực tiếp Ban quản lý Khu công nghiệp Quảng Ngãi đảm nhiệm. Tất cả các vấn đề liên quan đến việc quản lý môi trường đều do phòng quản lý môi trường trong ban quản lý Khu công nghiệp chịu trách nhiệm. Mô hình quản lý môi trường trong KCN Quảng Phú. Ban Quản Lý Khu Công Nghiệp tỉnh Quảng Ngãi Ủy quyền của Bộ liên quan Cộng đồng Công ty kinh doanh hạ tầng Doanh Nghiệp KCN Doanh Nghiệp KCN Doanh Nghiệp KCN Sở TN và MT tỉnh Quảng ngãi Khu Công Nghiệp UBND tỉnh Quảng ngãi Hình 4.2 Mô hình quản lý môi trường trong KCN Quảng Phú. (1) UBND tỉnh Quảng Ngãi. UBND tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất tại địa phương. UBND tỉnh Quảng Ngãi có vai trò điều tiết và phân công 2 đầu mối giúp việc cho UBND là Sở Tài Nguyên Môi Trường và ban quản lý khu Công Nghiệp tỉnh Quảng Ngãi. Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất ở địa phương về quản lý môi trường khu công nghiệp. Theo phân công hiện nay, khi phát hiện có vấn đề môi trừng tại KCN Quảng Phú, Ban quản lý KCN Quảng Ngãi và công ty phát triển hạ tầng phải báo lên UBND tỉnh Quảng Ngãi, Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Quảng Ngãi, Các cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở xem xét báo cáo sẽ cử người xuống xác minh sau đó mới quyết định biện pháp xử lý. (2) Ban quản lý KCN Quảng Ngãi. Ban quản lý KCN là cơ quan chịu trách nhiệm chính về quản lý môi trường trên địa bàn KCN Quảng Phú. Có quyền và nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện bảo vệ môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh. (3) Các công ty kinh doanh hạ tầng. Các công ty là nơi trực tiếp thực hiện các công tác và chương trình bảo vệ môi trường trong KCN. Sơ đồ tổ chức của Ban Quản lý KCN. Hình 4.3 Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý KCN. Hiện tại, Phòng quản lý môi trường trong ban quản lý Khu công nghiệp Quảng Ngãi gồm 8 nhân viên, đều có chuyên môn về lĩnh vực môi trường. Các nhân viên có nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra việc xử lý chất thải trong các nhà máy, xí nghiệp của Khu công nghiệp. Nhiệm vụ và chức năng Phòng quản lý môi trường tại Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi. Chức năng: Phòng quản lý môi trường là đơn vị trực thuộc Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Ban quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các Công ty phát triển hạ tầng (Công ty PTHT), KCN và các doanh nghiệp trong KCN của tỉnh. Nhiệm vụ: Tham mưu lãnh đạo Ban quản lý chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các Công ty PTHT, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo các qui định hiện hành. Tham mưu tổ chức việc thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, tham mưu tổ chức việc phê duyệt và xác nhận Đề án bảo vệ môi trường các doanh nghiệp hoạt động trong KCN; kiểm tra việc thực hiện các nội dung của đề án bảo vệ môi trường sau khi được phê duyệt và xác nhận theo quy định; Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tài Nguyên và Môi Trường,các cơ quan chức năng thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của các doanh nghiệp KCN và các cơ quan sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN theo thẩm quyền hoặc ủy quyền theo các qui định hiện hành; Chủ trì việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp KCN và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN; Phối hợp Thanh tra Ban quản lý, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo kiến nghị về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong KCN; Tham mưu xây dựng chương trình quan trắc môi trường, hướng dẫn các Công ty PTHT và các doanh nghiệp trong KCN tổ chức thực hiện giám sát chất lượng môi trường và báo cáo hiện trạng môi trường định kỳ theo qui định;    4.3 Công tác quản lý môi trường. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại KCN Quảng Phú hiện đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận; từng bước nâng cao công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại KCN Quảng Phú đi vào nề nếp đúng pháp luật; góp phần quan trọng vào sự thành công chung trên bước đường phát triển bền vững của các KCN tỉnh Quảng Ngãi với một số hoạt động cụ thể như sau: - Đã phối hợp với Tổng cục Môi trường và Thanh tra các Sở tiến hành thanh tra công tác bảo vệ môi trường tại KCN; đồng thời phối hợp với thanh tra các Sở và Chi cục Bảo vệ Môi trường tiến hành thanh tra công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy tại KCN Quảng Phú như: Nhà máy sữa Trường Xuân; Nhà máy chế biến đồ gỗ xuất khẩu Hoàn Vũ; Nhà máy chế biến thuỷ sản Phùng Hưng; các nhà máy thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tất cả các nhà máy. - Thường xuyên ban hành các văn bản yều cầu các doanh nghiệp KCN thực hiện việc bảo vệ môi trường theo cam kết đã được phê duyệt và hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường như treo băng rôn, khẩu hiệu, trồng cây xanh,... - Tham gia ý kiến về việc thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với Dự án đầu tư trên địa bàn KCN. - Kịp thời giải quyết các vụ khiếu kiện về môi trường phát sinh trong KCN như: doanh nghiệp Bình Dung, Hoàn Vũ, … - Kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, đề xuất các cơ quan chức năng xử lý việc vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trong KCN. - Tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của UBND tỉnh thẩm định các dự án đầu tư trong các KCN tỉnh. - Tham gia các lớp tập huấn, hội thảo do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức. - Tổ chức ra quân dọn vệ sinh môi trường nhân chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn. Phát động các doanh nghiệp KCN hưởng ứng các sự kiện đặc biệt về môi trường như: Ngày môi trường thế giới 05/6; chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 22/9…. - Định kỳ yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện báo cáo giám sát, bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp và các KCN. 4.3.1 Các biện pháp quản lý và kiểm soát nước thải, khí thải, chất thải rắn mà KCN đang áp dụng. 4.3.1.1 Nước thải. Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt sẽ tác động đến nguồn nước, gây ô nhiễm nguồn nước tại nguồn nước tiếp nhận môi trường xung quanh. Đối với nước thải sản xuất: Nước thải sản xuất phát sinh từ các nhà máy được xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy trước khi thải ra sông Trà Khúc. Đối với nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà máy được xử lý bằng hệ thống bể tự hoại 3 ngăn không thấm đất. Tại hệ thống bể này, nước thải sẽ được làm sạch nhờ hai quá trình lắng cặn và lên men cặn. Nước thải sau khi qua khỏi bể tự hoại sẽ được dẫn qua ống thoát nước và thoát ra ngoài sông Trà Khúc. Đối với nước mưa chảy tràn: để giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn, các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống thu gom nước mưa nhà máy. Nước mưa sau khi qua hệ thống song chắn rác và hố ga đặt cuối tuyến cống để tách rác và giữ đất cát rồi được thải ra sông Trà Khúc. Hệ thống xử lý nước thải của một số nhà máy tại KCN Quảng Phú. Nhà máy bia Quảng Ngãi. Bể kỵ khí Bể bùn hoạt tính Bể lắng Bể gom Lưới tách rác Nước thải Nguồn tiếp nhận Bể tuyển nổi Ngăn khử trùng Bể điều hòa Hình 4.4 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải Nhà máy bia Quảng Ngãi. Nhà máy chế biến thủy sản Gallant Ocean Nước thải vào Bơm nước thải Bể lắng bùn Song chắn rác Bể điều hòa Bể Anoxic Hố bơm Bể aerotank Nước sau xử lý đạt quy chuẩn xả thải Nguồn loại B Bơm nước thải Sân phơi bùn Bơm bùn Bơm nước thải Bãi chôn lấp Hình 4.5 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản Gallant Ocean Kế hoạch giám sát chất lượng nước thải tại KCN Quảng Phú: Xác định và kiểm soát hiệu quả của các trạm XLNT cục bộ ở các nhà máy, bảo đảm chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường. Các kết quả giám sát tại trạm xử lý nước thải tại doanh nghiệp được so sánh với TCVN để đánh giá hiệu quả của các công trình xử lý, nếu thấy có sự cố bất thường kịp thời phân tích, xác định nguyên nhân và có biện pháp giải quyết. Thực hiện kiểm tra đột xuất về các biện pháp giải quyết nếu có trường hợp vi phạm. Trong trường hợp vượt quá tiêu chuẩn một lần trong công tác vận hành hệ thống xử lý cục bộ thì gởi công văn nhắc nhở doanh nghiệp. Trong trường hợp vượt quá tiêu chuẩn 3 lần trong công tác vận hành hệ thống xử lý cục bộ thì công văn đề nghị ban quản lý can thiệp. Đối với các nhà máy gây biến động môi trường nước ngầm nguyên nhân thuộc yếu tố khách quan như: thay đổi loại hình công nghệ sản xuất, sản phẩm hoặc các sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý cục bộ mà bản thân nhà máy không thể giải quyết kịp thời thì nhà máy phải phối hợp cùng cơ quan chuyên môn lập phương án về kế hoạch giải quyết cụ thể. Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Quảng Phú. Dự án Hệ thống xử lý nước thải KCN Quảng Phú được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt tại Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày 27/8/2009, với tổng mức đầu tư dự án cho giai đoạn I là 41.974.000.000 đồng; mục tiêu dự án là thu gom và xử lý toàn bộ nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp trong KCN Quảng Phú. Nước sau xử lý đạt loại B của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 24:2009/BTNMT). Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Quảng Phú do công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển hạ tầng Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, đang được xây dựng với công suất 6000m3/ ngày đêm và dự kiến đến tháng 6/2011, tiến hành vận hành thử và tháng 7/2011 sẽ nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TỪ CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KCN QUẢNG PHÚ BỂ PHẢN ỨNG, TẠO BÔNG BỂ XỬ LÝ SINH HỌC NGUỒN TIẾP NHẬN MÁY LỌC RÁC TINH BỂ TÁCH DẦU HỐ THU TẬP TRUNG KCN QUẢNG PHÚ SONG CHẮN RÁC MÁY ÉP BÙN BỂ CHỨA BÙN Al2(SO4)3 VÁNG DẦU BỂ KHỬ TRÙNG MƯƠNG TRUNG BỂ LẮNG BỂ ĐIỀU HÒA NaOH hoặc H2SO4 BÙN MANG ĐI XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH THU GOM VÀ XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH Hình 4.6 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải KCN Quảng Phú. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải KCN Quảng Phú. Nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp trong KCN theo hệ thống cống dẫn qua song chắn rác thô. Tại đây, rác có kích thước lớn hơn 10mm được loại bỏ, lượng rác này sẽ được công ty có chức năng thu gom xử lý. Cát thô lắng xuống đáy mương tiếp nhận và được thu gom xử lý định kỳ. Nước thải sau khi đi qua song chắn rác sẽ được tập trung vào hố thu trước khi bơm qua lưới chắn rác tinh. Lưới chắn rác tinh có nhiệm vụ giữ lại toàn bộ rác có kích thước lớn hơn hay bằng 2mm. Bên cạnh đó, thiết bị này còn giúp làm giảm lượng chất lơ lửng có trong nước thải. Thiết bị chắn rác tinh hoạt động liên tục và rác được đưa vào thùng chứa, hàng ngày sẽ được đưa đi xử lý. Sau đó, nước thải tự chảy qua bể tách dầu. Dầu mỡ là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến hệ thống xử lý sinh học. Dầu mỡ được tách dựa trên phương pháp trọng lực, dầu mỡ có trọng lượng riêng nhỏ hơn sẽ nổi trên bề mặt, được gạn vào hố và chảy vào thùng thu dầu. Nước thải tiếp tục chảy qua bể điều hòa. Tại đây nước thải được điều hòa về nồng độ và lưu lượng bằng máy khuấy chìm, đồng thời sẽ hạn chế quá trình yếm khí. Nếu mực nước trong bể điều hòa vượt quá 5.5m, nước thải sẽ tự động tràn qua ống dẫn tới hồ chứa nước sau xử lý. Nước thải sau khi điều hòa sẽ được bơm qua bể phản ứng. Cánh khuấy sẽ khuấy gồm hỗn hợp sút, canxi, magie hydroxyte và bột nhẹ. Hóa chất sử dụng là HN377 có tác dụng kết tủa các kim loại nặng, nâng cao pH cho quá trình keo tụ tạo bông diễn ra tốt hơn. Hỗn hợp nước thải và hóa chất tiếp tục chảy sang bể tạo bông. Tại đây hóa chất HN378 gồm một số chất trợ lằng, trợ keo như poly acryamide anion, poly alumicloride, KMnO4, NaSiF được châm vào giúp cho quá trình tạo bông và lắng tốt, đồng thời giúp điều chỉnh pH về giá trị thích hợp cho vi sinh xử lý sinh học. KMnO4 còn có tác dụng oxy hóa sơ bộ các chất hữu cơ trước khi đưa vào bể sinh học và oxy hóa khử kim loại nặng. Cánh khuấy giúp khuấy trộn nhẹ để bông không bị vỡ. Sau đó nước thải tiếp tục chảy vào ống trung tấm của bể lắng đứng. Bể lắng đứng có nhiệm vụ lắng các bông cặn từ bể tạo bông và một phần chất lơ lửng trong nước thải. Sau khi qua bể lắng, nước thải đã được lắng cặn chảy vào ngăn thu nước trước khi vào bể SBR là công trình xử lý sinh học hiếu khí, tại đây, giai đoạn quan trọng nhất xảy ra, vi sinh vật có tong bùn hoạt tính giúp phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Quá trình lắng cũng xảy ra ngay tại bể này, giúp xử lý một phần nito, photpho, tiết kiệm diện tích, tăng cường hiệu quả lắng và không cần phải tuần hoàn bùn. Cuối cùng nước thải qua bể tiếp xúc khử trùng gồm 4 ngăn trước khi xả vào hồ chứa. Chất khử trùng được xử dụng là NaOCl. Lượng bùn trong bể và bùn dư trong bể SBR sẽ được bơm vào bể chứa bùn. Bể chứa bùn được sục khí thường xuyên để bùn được đều, không bị ngẹt bơm, lại tránh lên men kỵ khí. Bùn được bơm vào máy ép bùn băng tải. Bùn được bơm vào ngăn hòa trộn của máy ép bùn cùng với polymer. Polymer sử dụng là poly acrylamide cation, có tác dụng kết dính bùn để thuận lợi cho quá trình ép. Phần bùn khô ép được thu gom xử lý, còn phần nước sau ép theo ống dẫn chảy về hố thu. Ngoài ra, nếu lưu lượng bùn trong bể chứa bùn vượt mức sẽ chảy tràn qua ống dẫn, tới hố thu. Hình 4.7 Công trình Hệ thống xử lý nước thải KCN Quảng Phú 4.3.1.2 Khí thải. Các biện pháp giảm thiểu khí thải mà KCN Quảng Phú đang áp dụng. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do các phương tiện giao thông gây ra: Trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu khí thải do các phương tiện vận chuyển dễ khuếch tán vào môi trường không khí, hiện tại tại KCN đang áp dụng các biện pháp sau đây. Các công ty đã bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại tại KCN. Xe chở nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào các Nhà máy tại KCN đúng tải trọng cho phép. Thường xuyên phun nước tại các tuyến đường tại KCN. Diện tích cây xanh xung quanh KCN hiện nay chiếm 5% diện tích KCN góp phần giảm bụi và khí thải phát tán ra môi trường xung quanh. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất. Để hạn chế tác động của các tác nhân gây ảnh hưởng môi trường không khí trong quá trình hoạt động sản xuất tại KCN, Các doanh nghiệp trong KCN đang thực hiện các biện pháp sau: Bố trí hợp lý các nhà máy tại KCN. Các nhà máy tại KCN chọn các công nghệ tiên tiến và sử dụng chu trình khép kín, thay thế các nguyên liệu, nhiên liệu có nhiều chất độc hại bằng các nguyên liệu, nhiên liệu có ít chất độc hại hơn, Các nhà máy nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành hệ thống thiết bị đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các nhà máy thường xuyên tiến hành công việc bảo dưỡng máy móc và thiết bị. Các nhà máy tại KCN trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà máy. Các nhà máy trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân trực tiếp lao động sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hệ thống xử lý mùi và khói bụi, trồng cây xanh với mật độ khoảng từ 8% - 10% tổng diện tích trong khuôn viên nhà máy; sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu đầu vào nhằm giảm thiều chất thải đầu ra. Giảm thiểu tiếng ồn: Để giảm thiểu tiếng ồn gây ra trong quá trình hoạt động sản xuất làm ảnh hưởng đến môi trường xunh quanh, hiện tại KCN đang áp dụng các biện pháp sau: Bố trí hợp lý các nhà máy tại KCN. Các nhà máy tăng cường móng và máy để giảm tiếng ồn dao động. Bố trí hợp lý các loại máy móc thiết bị có khả năng gây ồn hợp lý nhằm giảm sự cộng hưởng tiếng ồn. Các nhà máy thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, bôi trơn động cơ…để giảm thiểu ồn do máy móc thiết bị. Các nhà máy trang bị phương tiện bảo hộ lao động chống ồn cho công nhân. Trồng cây xanh xung quanh nhà máy để giảm thiểu tiếng ồn lan truyền ra môi trường xung quanh. Các biện pháp giảm thiểu tác động do rung. Để chống rung do máy móc thiết bị gây ra, KCN đã yêu cầu các Nhà máy thực hiện các giải pháp ngay từ khâu lắp đặt thiết bị ban đầu như kỹ thuật đúc móng đặt máy, đúc móng máy đủ khối lượng, tăng chiều sâu móng, đào rảnh đổ cát khô tránh rung theo mặt nền. Ngoài ra còn tăng cường lắp đặt đệm cao su chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn. Kế hoạch giám sát môi trường không khí tại KCN Quảng Phú. Xác định và kiểm soát hiệu quả của việc giảm thiểu ô nhiễm không khí ở các nhà máy, bảo đảm chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN. Kiểm tra thường xuyên các dây chuyền công nghệ, thiết bị máy móc tại các nhà máy trong KCN nhằm đảm bảo tiếng ồn, độ rung trong các khu vực sản xuất. Các kết quả giám sát được so sánh với TCVN để đánh giá hiệu quả của các công trình xử lý, nếu thấy có sự cố bất thường kịp thời phân tích, xác định nguyên nhân và có biện pháp giải quyết. 4.3.1.3 Chất thải rắn. Chất thải rắn công nghiệp. Theo báo cáo của chủ đầu tư kinh hạ tầng KCN Quảng Phú thì lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong năm 2010 là khoảng 596.612,4 tấn/năm, tương đương với 1.635 tấn/ngày bao gồm: Gỗ vụn, bao bì, nhựa phế phẩm, thùng carton, bã đậu nành, mảnh chai, sắt thép phế liệu, bã malt, bã bùn,..... các doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp xử lý như sau: Đối với gỗ vụn, mùn cưa được các doanh nghiệp thu gom để đốt lò hoặc bán cho các doanh nghiệp khác để làm chất đốt. Bã đậu nành, bã nha, đầu cá, vỏ tôm được các đơn vị bán cho các thu gom để làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Đối với thùng carton, sắt thép phế liệu, bao bì nilông, nhựa phế phẩm ... được thu gom và bán cho các đơn vị để tái chế, tái sử dụng. Một số loại chất thải công nghiệp khác không thể tái chế, tái sử dụng được các đơn vị hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường Quảng Ngãi vận chuyển và xử lý. Chất thải rắn sinh hoạt. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại KCN Quảng Phú khoảng 59,7 tấn/năm bao gồm (Giấy vụn, bao nilông, thức ăn thừa...) lượng chất thải này được các doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với Công ty Cổ phần Môi trường Quảng Ngãi thu gom, xử lý với tần suất 3 lần/tuần. Chất thải rắn nguy hại. Lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng khoảng 2 tấn/năm bao gồm: giẻ lau dính dầu mỡ, mực in công nghiệp và mực in văn phòng thải, bóng đèn huỳnh quang, vật liệu cách nhiệt có chứa amiăng thải, dầu thủy lực tổng hợp thải, dầu động cơ bôi trơn, Ăcquy hỏng... các doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp quản lý và xử lý như sau: Các doanh nghiệp thu gom và tập kết tại vị trí nhất định trong kho, có mái che và tường bao quanh nhằm hạn chế đến mức tối đa sự phát tán ra môi trường. Tập kết với số lượng nhất định, các đơn vị hợp đồng với đơn vị là Công ty Cổ phần môi trường Quảng Ngãi xử lý. Một số doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Ban quản lý KCN thường xuyên theo dõi và đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng với công ty dịch vụ môi trường, đảm bảo 80% chất thải rắn sinh hoạt tại các Nhà máy, 70% chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại được quản lý thu gom và xử lý theo quy định. 4.3.2 Các phương án dự báo, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường của KCN Quảng Phú. 4.3.2.1 An toàn vệ sinh lao động. Ngoài các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, KCN còn chú trọng đến vấn đề an toàn vệ sinh lao động nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sức khoẻ công nhân như: Chấp hành đúng các điều lệ về an toàn và vệ sinh lao động. Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân viên trong các nhà máy như quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, nút tai, bao tay …. Thường xuyên tập huấn về an toàn lao độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai lam_muc luc_header.doc
Tài liệu liên quan