Đề tài Khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan trong phù gai thiếu máu thị thần kinh không do viêm động mạch – Lê Minh Thông

Tài liệu Đề tài Khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan trong phù gai thiếu máu thị thần kinh không do viêm động mạch – Lê Minh Thông: 65 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN TRONG PHÙ GAI THIẾU MÁU THỊ THẦN KINH KHÔNG DO VIÊM ĐỘNG MẠCH LÊ MINH THÔNG, NGUYỄN THỊ PHƯƠNG Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh ĐẶNG XUÂN MAI Bệnh viện Đà Nẵng TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định một số yếu tố nguy cơ của phù gai thiếu máu thị thần kinh (NAION) và xác định mức độ kết hợp khi có sự phối hợp của các yếu tố nguy cơ với NAION. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang, bắt cặp 1 bệnh – 1 chứng. Nhóm chứng gồm 64 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán NAION. Nhóm bệnh gồm 64 BN có phù gai và giảm thị lực một mắt được chẩn đoán một bệnh khác NAION. Sử dụng phân tích hồi qui logistic để xác định các yếu tố nguy cơ của NAION và tác động phối hợp các nguy cơ. Kết quả: Cho thấy sự kết hợp có ý nghĩa giữa từng yếu tố: tuổi nguy cơ (≥ 50), tăng huyết áp (THA), đái tháo đường, tăng cholesterol máu, không có lõm gai sinh lý với NAION, tỷ số chênh mắc NAION lần lượt là: 3,2 – 3,1 – 3,3 – 2,7 – 2,8. Xem xét mức độ kết hợp...

pdf9 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 99 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan trong phù gai thiếu máu thị thần kinh không do viêm động mạch – Lê Minh Thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
65 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN TRONG PHÙ GAI THIẾU MÁU THỊ THẦN KINH KHÔNG DO VIÊM ĐỘNG MẠCH LÊ MINH THÔNG, NGUYỄN THỊ PHƯƠNG Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh ĐẶNG XUÂN MAI Bệnh viện Đà Nẵng TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định một số yếu tố nguy cơ của phù gai thiếu máu thị thần kinh (NAION) và xác định mức độ kết hợp khi có sự phối hợp của các yếu tố nguy cơ với NAION. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang, bắt cặp 1 bệnh – 1 chứng. Nhóm chứng gồm 64 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán NAION. Nhóm bệnh gồm 64 BN có phù gai và giảm thị lực một mắt được chẩn đoán một bệnh khác NAION. Sử dụng phân tích hồi qui logistic để xác định các yếu tố nguy cơ của NAION và tác động phối hợp các nguy cơ. Kết quả: Cho thấy sự kết hợp có ý nghĩa giữa từng yếu tố: tuổi nguy cơ (≥ 50), tăng huyết áp (THA), đái tháo đường, tăng cholesterol máu, không có lõm gai sinh lý với NAION, tỷ số chênh mắc NAION lần lượt là: 3,2 – 3,1 – 3,3 – 2,7 – 2,8. Xem xét mức độ kết hợp khi có phối hợp giữa yếu tố tăng huyết áp và yếu tố không có lõm gai sinh lý với NAION. Chúng tôi nhận thấy tỷ số chênh mắc NAION tăng lên đáng kể OR = 4,25. Khi có phối hợp giữa yếu tố đái tháo đường và yếu tố không có lõm gai sinh lý, tỷ số chênh mắc NAION tăng lên 4,0. Kết luận: Tuổi ≥ 50, bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol máu, tình trạng không có lõm gai sinh lý tăng nguy cơ mắc bệnh NAION. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phù gai thiếu máu thị thần kinh không do viêm động mạch là một bệnh lý thiếu máu cục bộ phần trước của thị thần kinh (NAION), hậu quả của sự giảm tưới máu đầu thị thần kinh. Nguyên nhân sinh bệnh chưa rõ ràng mặc dù đã có nhiều yếu tố nguy cơ được tìm thấy. Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp điều trị bệnh nào thật sự có hiệu quả và tiên lượng hồi phục thị lực rất hạn chế, việc hiểu biết về các yếu tố nguy cơ để có kế hoạch phòng bệnh là hết sức cần thiết. Vì thế, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thêm những vấn đề nêu trên. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mục tiêu tổng quát: Xác định một số yếu tố nguy cơ của NAION và xác định mức độ kết hợp khi có sự phối hợp của các yếu tố nguy cơ với NAION. 66 2. Mục tiêu chuyên biệt: - Phân tích mối liên quan giữa tuổi, giới và NAION. - Phân tích mối liên quan giữa một số bệnh lý mạch máu như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol máu và NAION. - Phân tích mối liên quan giữa yếu tố cơ học: yếu tố không có lõm gai sinh lý và NAION. - Phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố khác như: yếu tố sau phẫu thuật nội nhãn, yếu tố hút thuốc lá và NAION. - Phân tích mức độ kết hợp khi có sự phối hợp giữa yếu tố cơ học-yếu tố không có lõm gai sinh lý-và một trong 3 yếu tố: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol máu với NAION. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả BN đến khoa Thần Kinh Nhãn Khoa-Bệnh Viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh khám và điều trị với phù gai, giảm thị lực một mắt từ tháng 6 năm 2005 đến tháng 6 năm 2007. Tiêu chuẩn chọn mẫu: - Nhóm bệnh: Các BN được xác chẩn NAION đồng ý tham gia nghiên cứu. - Nhóm chứng: BN nhập khoa vì phù gai và giảm thị lực một mắt không do chấn thương được chẩn đoán một bệnh lý khác với NAION, đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang, bắt cặp 1 bệnh: 1 chứng. Cỡ mẫu: cỡ mẫu tối thiểu của mỗi nhóm bệnh hoặc chứng: 54 BN. Thu thập số liệu: BN sau khi được khám và có chẩn đóan, thỏa mãn các tiêu chí chọn mẫu, được đưa vào nhóm bệnh hoặc nhóm chứng sẽ được ghi nhận đầy đủ các dữ kiện theo các biến số sau: Biến số phụ thuộc: là biến NAION. Biến số độc lập: Gồm các biến: 1- Tuổi, 2-Tuổi nguy cơ (>= 50 tuổi), 3- Giới, 4-tăng huyết áp (THA), 5-Đái tháo đường, 6-Tăng cholesterol (viết tắt là tăng cho), 7-Không có lõm gai, 8-Sau phẫu thuật nội nhãn (trong vòng sáu tuần trước đó tính từ thời điểm tham gia nghiên cứu), 9-Hút thuốc tại thời điểm tham gia nghiên cứu. Phương tiện nghiên cứu: - Hồ sơ bệnh án, sổ khám bệnh, biểu mẫu hồ sơ nghiên cứu. - Bản thị lực cho khỏang cách 5m, đèn soi đáy mắt trực tiếp, sinh hiển vi, kính Volt. Xử lý và phân tích số liệu: Xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS for Windows, phiên bản 14.0. III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới của 2 nhóm 3.1.1. Đặc điểm về tuổi: Bảng 1. Đặc điểm về tuổi của hai nhóm nghiên cứu Tổng số Tuổi nhỏ nhất Tuổi lớn nhất Tuổi TB Độ lệch chuẩn 67 Nhóm bệnh Nhóm chứng 64 64 31 18 78 69 55,7 44,4 11,3 12,7 Chúng tôi chọn mức tuổi 50 làm tuổi ngưỡng nguy cơ. Khi xét yếu tố tuổi với ngưỡng 50 tuổi, ở nhóm bệnh, số BN có tuổi từ 50 tuổi trở lên gồm 46 BN, chiếm đến 71,9%. Trong khi ở nhóm chứng, số BN có tuổi trên 50 gồm 26 bệnh, chiếm tỷ lệ 40,6% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,001). 3.1.2. Đặc điểm về giới giữa hai nhóm nghiên cứu: Trong nhóm bệnh, nữ chiếm 59,4%, nam chiếm 40,6%. Trong nhóm chứng, nữ chiếm 48,4% và nam chiếm 53,6%. Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa về phân bố giới giữa hai nhóm. 3.2. Tình hình phơi nhiễm với các yếu tố thuộc bệnh lý mạch máu giữa nhóm bệnh và nhóm chứng 3.2.1. Tình hình THA của hai nhóm: ở nhóm bệnh, có đến 30 trong số: 64 BN bị THA, chiếm tỷ lệ 53,1%. Trong khi ở nhóm chứng, chỉ có 11 trong số 64 người tham gia nghiên cứu bị THA, tỷ lệ THA là 17,2%. Sự khác biệt về tỷ lệ THA giữa hai nhóm là có ý nghĩa (P<0,001) Bảng 2. Tỷ lệ mắc THA của nhóm bệnh và nhóm chứng. CHA (n) (%) Bệnh Chứng Bệnh Chứng Có CHA 30 11 53,1 17,2 Không CHA 34 53 46,9 82,8 Tổng cộng 64 64 100,0 100,0 3.2.2. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường của hai nhóm: Bảng 3. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường của nhóm bệnh và nhóm chứng Đái tháo đường (n) (%) Bệnh Chứng Bệnh Chứng Có tăng cho 22 10 34,4 15,6 Không tăng cho 42 54 65,6 84,4 Tổng cộng 64 64 100,0 100,0 So sánh tình hình phơi nhiễm với các yếu tố thuộc nhóm nguy cơ mạch máu giữa hai nhóm: Trong mỗi nhóm, chúng tôi chia thành 4 phân nhóm như sau: Phân nhóm 1: Gồm những BN chỉ mắc một trong ba yếu tố trên. Phân nhóm 2: Gồm những BN mắc hai trong ba yếu tố trên. Phân nhóm 3: Gồm những BN mắc cả ba yếu tố THA, đái tháo đường và tăng cholesterol máu. 68 Phân nhóm 4: Gồm những BN không mắc bất cứ yếu tố nào gồm THA, đái tháo đường, tăng cholesterol máu. Bảng 5. Phân bố phơi nhiễm với các yếu tố thuộc nguy cơ mạch máu của hai nhóm Các phân nhóm (n) (%) Bệnh Chứng Bệnh Chứng Phân nhóm 1 24 12 37,5 18,8 Phân nhóm 2 14 5 21,9 7,4 Phân nhóm 3 7 2 10,9 3,1 Phân nhóm 4 19 45 29,7 70,3 Nhận xét: tỷ lệ của từng phân nhóm: phân nhóm 1 (chỉ mắc một trong ba bệnh), phân nhóm 2 (mắc hai trong ba bệnh) và phân nhóm 3 (mắc cả ba bệnh trên) ở nhóm bệnh đều cao hơn nhóm chứng với sự khác biệt có ý nghĩa. Riêng ở phân nhóm 4 là phân nhóm gồm những BN không mắc bất cứ bệnh nào trong ba bệnh trên, thể trạng nhìn chung là khá tốt, chúng tôi thấy tỷ lệ BN thuộc phân nhóm này ở nhóm bệnh thấep hơn nhiều so với nhóm chứng (29,7% ở nhóm bệnh và 70,3% ở nhóm chứng với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê). Như vậy, nhìn chung tình trạng tòan thân của nhóm bệnh kém hơn nhóm chứng, tỷ lệ phơi nhiễm với các yếu tố thuộc nhóm nguy cơ mạch máu ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng. 3.3. Tình hình phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ cơ học Chỉ xét một yếu tố: yếu tố không có lõm gai sinh lý. Bảng 6. Tỷ lệ bệnh nhân không có lõm gai sinh lý ở hai nhóm CD (n) (%) Bệnh Chứng Bệnh Chứng Không lõm gai 33 17 51,6 26,6 Có lõm gai 31 47 48,4 73,4 Tổng cộng 64 64 100,0 100,0 Số BN không có lõm gai sinh lý ghi nhận trên lâm sàng ở nhóm bệnh là 33 người, chiếm tỷ lệ 51,6%; ở nhóm chứng là 17 người, chiếm tỷ lệ 26,6%. Kiểm định thống kê cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm (P<0,001). 3.4. Tình hình phơi nhiễm với các yếu tố khác Tỷ lệ bệnh nhân có mổ nội nhãn trong vòng 6 tuần trước đó ở hai nhóm Ở nhóm bệnh, có 9 BN mổ nội nhãn trong vòng 6 tuần trước khi khởi phát NAION, gồm 8 trường hợp mổ đục thể thủy tinh, một trường hợp mổ treo IOL vào củng mạc, chiếm tỷ lệ 14,1%. ở nhóm chứng, số người phơi nhiễm với yếu tố trên là 4 gồm 3 bệnh mổ đục thể 69 thủy tinh, một trường hợp mổ cắt bè củng mạc, chiếm tỷ lệ 6,2%. Tuy nhiên kiểm định thống kê không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ này giữa hai nhóm. Để có thể kết luận một cách chính xác, cần phải tiến hành nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn. Tỷ lệ bệnh nhân có hút thuốc tại thời điểm nghiên cứu Kết quả cho thấy số BN có hút thuốc tại thời điểm nghiên cứu ở nhóm bệnh là 21 người, chiếm tỷ lệ 32,8% và ở nhóm chứng là 24 người chiếm tỷ lệ 37,5%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm. 3.5. Sự kết hợp giữa các yếu tố nguy cơ và NAION Sử dụng phương pháp thống kê hồi qui đa biến. Đối với từng biến độc lập, bao gồm các biến: “Tuổi nguy cơ”, “Giới”, “THA”, “Đái tháo đường”, “Tăng cholesterol máu”, “Không có lõm gai sinh lý”, “Sau mổ nội nhãn”, “Hút thuốc”, sự khác biệt về số học các giá trị của biến số giữa nhóm bệnh và nhóm chứng được xây dựng thành một biến số quan tâm mới. Các biến số mới này sẽ được sử dụng như những đồng biến số trong phân tích mối liên quan giữa các biến số ban đầu và NAION. Như vậy, chúng ta sẽ có các biến số mới là: Biến “Khác biệt về tuổi nguy cơ”, Biến “Khác biệt về giới”, Biến “Khác biệt về THA”, Biến “Khác biệt về đái tháo đường”, Biến “Khác biệt về tăng cholesterol máu”, Biến “Khác biệt về không có lõm gai sinh lý”, Biến “Khác biệt về sau mổ nội nhãn”, Biến “Khác biệt về hút thuốc”. Liên quan giữa tuổi, giới và NAION Bảng 7. Ước lượng các tham số trong phân tích liên quan giữa tuổi, giới và NAION NAIO N B Std. Error df Sig. Exp (B) 95% Confidence Interval for Exp (B) Lower Bound Upper Bound 1 Khác biệt về tuổi nguy cơ 1,170 0,382 1 0,002 3,222 1,525 6,807 1 Khác biệt về giới - 0,642 -0,391 1 0,1 0,526 0,245 1,132 Đối với yếu tố nguy cơ, Exp (B) mô tả odds ratio (tỷ số chênh) của NAION, trong trường hợp này là 3,2 với mức ý nghĩa 0,002. Như vậy có thể kết luận yếu tố “Tuổi nguy cơ” (>= 50) là một nguy cơ của NAION. Điều này cũng phù hợp với y văn, đa số các tác giả đều cho rằng NAION thường tấn công những 70 người bệnh trên 50 tuổi. Đối với yếu tố giới, với Exp (B) = 0,526 và mức ý nghĩa vược quá 0,05, chưa cho thấy sự kết hợp yếu tố “Giới” với NAION. Liên quan giữa một số yếu tố thuộc nhóm bệnh lý mạch máu và NAION Bảng 8. Ước lượng các tham số trong phân tích liên quan giữa một số yếu tố thuộc nhóm bệnh lý mạch máu và NAION NAION B Std. Error df Sig. Exp(B) 95% Confidence Interval for Exp (B) Lower Bound Upper Bound 1 Khác biệt về THA 1,135 0,383 1 0,003 3,111 1,468 6,593 1 Khác biệt về Đái tháo đường 1,204 0,465 1 0,01 3,333 1,339 8,300 1 Khác biệt về tăng cho máu 0,999 0,442 1 0,024 2,714 1,141 6,457 Như vậy đối với yếu tố THA, tỷ số chênh của NAION là 3,1 với mức ý nghĩa 0,003 cho thấy có sự kết hợp khá mạnh giữa THA và NAION. Đối với yếu tố đái tháo đường, với OR = 3,3 và mức ý nghĩa 0,01 đã cho thấy sự kết hợp có ý nghĩa giữa đái tháo đường và NAION. Tương tự, yếu tố tăng cholesterol máu cũng là một yếu tố nguy cơ của NAION với Exp(B) = 2,7 nghĩa là tỷ số chênh mắc NAION đối với yếu tố tăng cholesterol máu OR = 2,7; mức ý nghĩa là 0,024 (<0,05). Liên quan giữa yếu tố cơ học- tình trạng không có lõm gai sinh lý-và NAION Bảng 9. Ước lượng các tham số trong phân tích liên quan giữa không có lõm gai sinh lý và NAION NAIO N B Std. Erro r df Sig. Exp(B) 95% Confidence Interval for Exp (B) Lower Bound Upper Bound 1 Khác biệt không lõm gai sinh lý 1,02 2 0,38 9 1 0,00 9 2,778 1,291 5,954 71 Đối với yếu tố không có lõm gai sinh lý. Tỷ số chênh mắc NAION giữa nhóm bệnh và nhóm chứng là 2,8 với mức ý nghĩa P = 0,009 cho thấy sự kết hợp rất có ý nghĩa giữa yếu tố không có lõm gai sinh lý và NAION. Điều đó có nghĩa là cấu trúc của bản thân đầu thị thần kinh cũng có vai trò trong quá trình sinh bệnh của NAION. Đối với trường hợp không có lõm gai, những sợi trục thần kinh sẽ bị giới hạn trong một khỏang không gian chật hẹp, được bao quanh bởi kênh củng mạc nhỉ và một mảng Bruch khá chắc, mật độ của các sợi trục ở đầu thị thần lại kinh quá cao, khỏang mô đệm thần kinh rất hẹp giữa các bó sợi trục. Khi có một yếu tố khởi phát làm sợi trục sưng lên (chẳng hạn một sự tưới máu tạm thời), sợi trục sẽ chiếm nhiều thể tích hơn,chúng sẽ xô đẩy các cấu trúc xung quanh trong kênh cũng mạc quá chất hẹp và chắc chắn, chỉ có một lọai mộ chúng có thể chèn ép được dễ dàng là các mao mạch nằm xen giữa chúng bởi vì áp lục bên trong các mao mạch này rất thấp. Vì vậy tình trạng thiếu máu tiền lâm sàng ban đầu sẽ dẫn đến thiếu tưới máu thực sự của đầu thị thần kinh. Liên quan giữa một số yếu tố khác và NAION Bảng 10. Ước lượng các tham số trong phân tích liên quan giữa yếu tố sau mổ nội nhãn, hút thuốc lá và NAION NAIO N B Std. Erro r df Sig. Exp(B ) 95% Confidence Interval for Exp (B) Lower Bound Upper Bound 1 Khác biệt về sau mổ nội nhãn 1,253 0,802 1 0,118 3,500 0,727 16,848 1 Khác biệt về hút thuốc -0,241 0,403 1 0,549 0,786 0,357 1,731 Nhận xét: Bảng kết quả ước lượng các tham số cho thấy, đối với yếu tố sau mổ nội nhãn, không đủ cơ sở để kết luận về mức độ kết hợp giữa tình trạng sau mổ nội nhãn và NAION. Mặc dầu ước lượng được kết quả OR = 3,5 nhưng mức ý nghĩa của phép phân tích thống kê là 0,118 vượt quá mức cho phép 0,05. Điều này có thể giải thích là do tỷ lệ phơi nhiễm với yếu tố sau mổ nội nhãn thấp ở cả hai nhóm nghiên cứu (ở nhóm bệnh là 14,1% và ở nhóm chứng là 6,2%), do đó nhất thiết phải có cỡ mẫu lớn hơn trong phân tích mối liên quan giữa yếu tố sau mổ nội nhãn và NAION. Đối với yếu tố hút thuốc lá, kết quả của mức ý nghĩa và Exp(B) đã cho thấy chưa có sự kết hợp giữa yếu tố hút thuốc lá và NAION. Mức độ kết hợp khi có sự phối hợp của một yếu tố thuộc nhóm nguy cơ mạch máu và một yếu tố thuộc nhóm nguy cơ cơ học với NAION: 72 Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xem xét nguy cơ mắc bệnh NAION khi có sự phối hợp giữa một yếu tố nguy cơ thuộc nhóm bệnh lý mạch máu và yếu tố không có lõm gai sinh lý (thuộc nguy cơ cơ học). Bảng 11. Mức độ kết hợp với NAION khi có sự phối hợp giữa một yếu tố thuộc nhóm nguy cơ mạch máu và một yếu tố thuộc nhóm nguy cơ cơ học. Yếu tố phối hợp Mức ý nghĩa Odds ratio Khỏang tin cậy 95% Giới hạn dưới Giới hạn trên THA và không lõm gai sinh lý 0,009 4,250 1,430 12,630 Đái tháo đường và không lõm gai sinh lý 0,032 4,000 1,129 14,175 Tăng cholesterol và không lõm gai sinh lý 0,069 2,600 0,927 7,293 Xem xét mức độ kết hợp khi có phối hợp giữa yếu tố tăng huyết áp và yếu tố không có lõm gai sinh lý với NAION. Chúng tôi nhận thấy tý số chênh mắc NAION tăng lên đáng kể OR = 4,25 (so với nếu xét riêng yếu tố THA thì OR = 3,1 còn nếu xét riêng yếu tố không có lõm gai sinh lý thì OR = 2,8. Riêng sự phối hợp giữa yếu tố tăng Cholesterol máu và không có lõm gai sinh lý, chúng tôi nhận thấy sự phối hợp của hai yếu tố này không làm tăng mức độ kết hợp và mức ý nghĩa cũng vượt quá 0,05. Như vậy, có thể kết luận sự phối hợp giữa THA và tình trạng không có lõm gai sinh lý hoặc giữa yếu tố đái tháo đường và yếu tố không có lõm gai sinh lý làm tăng nguy cơ mắc NAION còn sự phối hợp giữa yếu tố tăng cholesterol máu và không có lõm gai sinh lý không làm tăng nguy cơ mắc NAION. IV. KẾT LUẬN - Tuổi >= 50, bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol máu, tình trạng không có lõm gai sinh lý là những yếu tố nguy cơ của NAION. - Phơi nhiễm đồng thời với hai yếu tố: hoặc là đồng thời cả cao huyết áp và không có lõm gai sinh lý hoặc là đồng thời cả đái tháo đường và không có lõm gai sinh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh NAION. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. LÊ MINH THÔNG (2005), “Giải phẫu và sinh lý mắt”, Giáo trình nhãn khoa, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2. ANTHONY C.ARNOLD (2003), “Pathogenesis of Nonarteritic Anterior Ischemic Optic Neuropathy”, J Neuro-Opthalmol, Vol.23, No.2, pp. 157-163. 73 3. BYRON L LAM, ET AL (2007), “Risk of non-arteritic anterior ischaemic optic neuropathy (NAION) after cataract extraction in the fellow eye of patients with prior unilateral NAION”, British Journal of Ophthalmology, BMJ Publishing Group Ltd.91, pp.585-587. 4. JACOBSON DM, ET AL (1997), “ Nonartiritic Anterior Ischemic Optic Neuropathy. A case-control study of potential risk factors”, Arch Ophthamol. 115, pp. 1403-1407. 5. HAYREH SS, JONAS JB, ZIMMERMAN MB (2007), “Nonarteritic anterior ischemic optic neuropathy and tobacco smoking”. Ophthalmol 2007,114(4), pp.804- 809. 6. MCCULLEY, TIMOTHY J.M, ET AL (2005), “A Comparison of Risk Factors for Postoperative and Spontaneous Nonarteritic Anterior Ischemic Optic Neuropathy”, Journal of Neuro-Ophthalmology, Lippincott William & Wilkins Inc. 25(1), pp. 22-24. 7. OPHIRA SALOMON, ET AL (1999), “Analysis Of Thrombotic And Vascular Risk Factors in Patients with Nonarteritic Anterior Ischemic Optic Neuropathy”, Ophthalmology. 106, pp 739-742. 8. TIMOTHY J. MCCULLEY, ET AL (2003A), “Nonarteritic anterior ischemic optic neuropathy and surgery of the anterior segment: temporal relationship analysis”, American Journal of Ophthalmology, Elsevier Inc. 136(6), pp. 1171-1172. SUMMARY ANALYSIS OF SOME RISK FACTORS FOR NONATERITIC ANTERIOR ISCHEMIC OPTIC NEUROPATHY (NAION) Objective: To determine some risk factors for NAION and the combination of two factors exerts an additive risk for NAION. Method: Cross sectional, matched case-control study. The case group included sixty-four patients with NAION diagnosed. Sixty-four patients with optic disc edema and sudden visual loss in one eye diagnosed a disease other than NAION made up the control group. Multiple logistic regression analysis was used to determine risk factors for NAION and to access the effects of combinations of significant risk factors. Results: Over 50 years of age, hypertension, diabetes, hypercholesterolemia, absence of normal cup were found significantly associated with NAION, Odds ratios were 3,2 – 3,1 – 3,3 – 2,7 – 2,8 respectively. Multiple logistic regression analysis indicated that the combination between hypertention and absence of normal cup exerted an additive risk for NAION with combined odd ratio of 4.25 and it is the same for the combination between diabetes and absence of normal cup with combined odd ratio up to 4.0. Conclusion: Over 50 years of age, hypertension, diabetes, hypercholesterolemia, absence of normal cup are risk factors for NAION. Individuals with both conditions including hypertension and absence of normal cup or diabetes and absence of normal cup have significant additive risks for NAION.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_khao_sat_cac_yeu_to_nguy_co_lien_quan_trong_phu_gai_t.pdf
Tài liệu liên quan