Đánh giá mức độ độc lập và các yếu tố liên quan ở người bị tai biến mạch máu não tại huyện Tân Biên – Tây Ninh

Tài liệu Đánh giá mức độ độc lập và các yếu tố liên quan ở người bị tai biến mạch máu não tại huyện Tân Biên – Tây Ninh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 258 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI HUYỆN TÂN BIÊN – TÂY NINH Nguyễn Thanh Duy* TÓM TẮT Mở đầu: Tai biến mạch máu não (TBMMN) là nguyên nhân gây tử vong thường gặp hàng thứ hai trên toàn thế giới. Mặt khác, có một số lượng lớn bệnh nhân còn chịu nhiều biến chứng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đặc biệt, bệnh ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc bản thân của người bệnh và khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu người bệnh thường gặp phải những khó khăn nào hoạt động sống hàng ngày. Do đó, chương trình phục hồi chức năng có thể không tối ưu. Hiểu được việc sử dụng các dịch vụ phục hồi chức năng tại địa phương hiện tại có thể giúp cải thiện các dịch vụ này. Xác định các đặc điểm của tình hình chăm sóc tại nhà sẽ đưa ra các kiến ngh...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mức độ độc lập và các yếu tố liên quan ở người bị tai biến mạch máu não tại huyện Tân Biên – Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 258 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI HUYỆN TÂN BIÊN – TÂY NINH Nguyễn Thanh Duy* TÓM TẮT Mở đầu: Tai biến mạch máu não (TBMMN) là nguyên nhân gây tử vong thường gặp hàng thứ hai trên toàn thế giới. Mặt khác, có một số lượng lớn bệnh nhân còn chịu nhiều biến chứng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đặc biệt, bệnh ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc bản thân của người bệnh và khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu người bệnh thường gặp phải những khó khăn nào hoạt động sống hàng ngày. Do đó, chương trình phục hồi chức năng có thể không tối ưu. Hiểu được việc sử dụng các dịch vụ phục hồi chức năng tại địa phương hiện tại có thể giúp cải thiện các dịch vụ này. Xác định các đặc điểm của tình hình chăm sóc tại nhà sẽ đưa ra các kiến nghị cho nhân viên chăm sóc sức khoẻ để lên kế hoạch chăm sóc dài hạn, giảm bớt gánh nặng chăm sóc cho thành viên trong gia đình và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu: Đánh giá mức độ độc lập, xác định những hoạt động hàng ngày mà người bị TBMMN gặp khó khăn. Xác định tình hình đặc điểm sử dụng dịch vụ phục hồi chức năng (PHCN). Xác định đặc điểm người chăm sóc trợ giúp toàn bộ ở người bị di chứng TBMMN có nhu cầu PHCN trên toàn huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Phỏng vấn trực tiếp người bệnh hoặc người nhà của người bị TBMMN có nhu cầu tập PHCN tại huyện Tân Biên, Tây Ninh bằng thang điểm đánh giá mức độ độc lập Barthel. Kết quả: Có 112 người (80 nam /32 nữ) tham gia nghiên cứu. Có 88 người (78,6%) gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt. Các hoạt động và phần trăm số người bệnh gặp khó khăn: lên xuống cầu thang (74,1%), di chuyển 45m và tự mặc áo quần (56,3%) và tự tắm rửa (54,5%). Chỉ một nửa (50,9%) bị TBMMN được điều trị PHCN, nhưng hình thức phục hồi chức năng chủ yếu là các phương pháp Y học cổ truyền. Nguyên nhân chính khiến không được can thiệp PHCN là do người nhà không biết hay do cán bộ y tế không ra y lệnh. Đa số người chăm sóc chính là phụ nữ (69,4%), thời gian chăm sóc kéo dài nhiều giờ (trên 6giờ/ ngày) và trong nhiều năm (trên 5 năm). Nam giới và người trẻ tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao (71,4%). Kết luận: Đa số người bị TBMMN còn gặp khó khăn trong các hoạt động sống. Đa số còn phụ thuộc trong các hoạt động sống. Lên xuống cầu thang, di chuyển 45m, tự mặc áo quần và tự tắm rửa là những hoạt động mà nhiều người gặp phải khó khăn. Chỉ một nửa được điều trị PHCN, hình thức chủ yếu là can thiệp YHCT. Nguyên nhân chính không được can thiệp PHCN là người nhà không biết hay không có y lệnh. Đa số người chăm sóc chính là phụ nữ, thời gian chăm sóc kéo dài nhiều giờ trong ngày và nhiều năm. Nam giới và người trẻ tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao. Từ khóa: Hoạt động sống hàng ngày, phục hồi chức năng tai biến mạch máu não. * Bộ môn Vật lý trị liệu- Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: Ths Nguyễn Thanh Duy, ĐT: 0973017123, Email:thduypt@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 259 ABSTRACT EVALUATING LEVEL OF INDEPENDENCE AND DETERMINATION OF DIFFICULTIES IN THE DAILY LIVING AMONG PEOPLE WITH STROKE IN TAN BIEN DISTRICT - TAY NINH PROVINCE Nguyen Thanh Duy * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 258 - 264 Background: Stroke is the second most common cause of death around the world. In addition to the high mortality rate, there ảe a large number of patients with complications, which becomes a burden for their families and the whole society. Motor impairments affect many aspects in their life. Indeed, they affect the ability to take care of patients’selves and the ability to perform activities of daily living (ADLs). However, until now, there have been no studies to identify which daily activity that stroke patients are experiencing. Thus, the current rehabilitation program might not be optimised. Understanding the current use of local rehabilitation services mighthelp us improves these services. Identifying the characteristics of home care situation will provide recommendations for health care workers to plan for long-term care, which relieve burden of care for their family members and improve quality of life of the patients. Objectives: Assessing the level of independence, identifying which daily activities that are difficult for people with stroke. Determine the characteristics of the use of rehabilitation services. Identifying the characteristics of caregivers in all stroke patients who require rehabilitation service in Tan Bien District, Tay Ninh Province. Methods: Cross-sectional descriptive study. Direct interview of stroke patients or their family members who wish to participate ina rehabilitation programme in Tan Bien district, Tay Ninh province usingthe Barthel index. Results: There were 112 people with stroke (80 men / 32 women) who participated in this study. 88 (78.6%) subjects had difficulty in daily activities. The most difficult activities and the percentage of patients experienced difficulty were climbing stairs (74.1%), moving 45 meters and wearing clothes (56.3%) and self-cleaning (54.5%). Only half (50.9%) of the stroke patients received rehabilitation services, but the main form of interventions is traditional medicine. The main reason why patients did not receive rehabilitation intervention is that family members do not know the role of rehabilitatiton or the physicians did not prescribe rehabilitatiton intervention. Most of the primary caregivers were women (69.4%), caring hours lasted several hours (over 6 hours per day) and for many years (over 5 years). Males and young people have high rates in this study (71.4%). Conclusions: Most people with stroke in the community have difficulty with some activities of daily living. The majority are more likely to depend on others for their normal life. Going up and down stairs, moving in 45 meters, wearing clothes and self-bathing are activities that many people experience difficulty. Only half of stroke patients received rehabilitation interventions, the main form of intervention was traditional medicine. The main reason for them did not receive rehabilitation intervention is family members do not know or have no medical prescribe. Most caregivers are women, the duration of caring is many hours per day and took many years. Males and young people are significantly higher. Keywords: Activities of Daily Living (ADL), stroke rehabilitation. ĐẶT VẤN ĐỀ Tai biến mạch máu não (TBMMN) được xem là nguyên nhân gây tử vong phổ biến hàng thứ hai trên thế giới(4,9,13,15). Tại Việt Nam, tuy không có số liệu chính xác trên cả nước nhưng số bệnh nhân TBMMN cũng chiếm đa số tại các khoa thần kinh của các bệnh viện lớn(6). Bên cạnh tỷ lệ tử vong cao, số bệnh nhân bị di chứng cũng rất lớn và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội(4,9,13). Di chứng về hoạt động ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh cuộc sống thường ngày và sự tham gia hoạt động xã hội của người bệnh nhưng trước hết là làm suy giảm khả năng tự chăm sóc bản thân và khả năng thực hiện các Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 260 hoạt động sống hàng ngày. Tuy nhiên, người kỹ thuật viên (KTV) hay nhân viên phục hồi chức năng (PHCN) hiện khó có được cái nhìn cụ thể, khó biết được đầy đủ liệu những khó khăn nào là chủ yếu ở người bệnh. Hậu quả trong việc tập luyện là họ có thể bỏ sót tập những hoạt động mà đa số người bệnh gặp khó khăn. Mặt khác, việc hiểu được tình hình cung cấp và sử dụng các dịch vụ PHCN tại địa phương cũng giúp cải thiện về cách thức cung cấp dịch vụ sao cho người bệnh được hưởng lợi tối đa. Cuối cùng, cũng cần xác định đặc điểm tình hình chăm sóc tại nhà để có thể đưa ra đề xuất cho nhân viên y tế có kế hoạch tập luyện lâu dài sao cho phần nào giúp giảm nhẹ gánh nặng chăm sóc của người thân trong gia đình. Từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và người nhà. Từ những lý do trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu sau Đánh giá mức độ độc lập, xác định những hoạt động mà đa số người bị di chứng TBMMN gặp khó khăn trong hoạt động sống hàng ngày. Xác định tình hình đặc điểm sử dụng dịch vụ PHCN. Xác định đặc điểm người chăm sóc trợ giúp chính ở toàn bộ người bị di chứng TBMMN có nhu cầu PHCN trên toàn huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Tất cả đối tượng được chẩn đoán TBMMN và được nhận định bởi chuyên viên y tế xã là có thể có nhu cầu tập luyện phục hồi theo chương trình PHCN dựa vào cộng đồng tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Tiêu chuẩn loại trừ Những người bị TBMMN nhưng phục hồi tốt, không gặp khó khăn gì trong cuộc sống liên quan tới TBMMN và tự tham gia sản xuất, kiếm sống. Những người sống trên địa bàn nhưng nói ngôn ngữ khác và không có người trung gian phiên dịch khi phỏng vấn thu thập số liệu. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Từ 05/06/2016 – 02/06/2017. Địa điểm thu thập số liệu tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Công cụ đo lường và phương pháp thu thập số liệu Chỉ số Barthel (Barthel Index) là một thang điểm có tính giá trị và độ tin cậy cao, vốn được dùng rất phổ biến trong đo lường mức độ độc lập của bệnh nhân TBMMN(2,8,12,16). Gồm hai nhóm chính là nhóm hoạt động sống hàng ngày và các nhóm hoạt động di chuyển. Tổng điểm được tính cộng lại của mười mục và dao động từ 0 đến 100 điểm(5). Các thông tin liên quan đến tình trạng bệnh và việc cung cấp dịch vụ PHCN của người khuyết tậtcũng được thu thập. Người thu thập số liệu sẽ phỏng vấn trực tiếp người bệnh hoặc người nhà với sự hiện diện của cán bộ chuyên trách PHCN cộng đồng. Quản lý dữ liệu và các kiểm định xác suất thống kê Dữ liệu được nhập vào phần mềm Excel 2007 và xử lý phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Thống kê mô tả được sử dụng cho các biên số phù hợp. Kiểm định Kolmogorov-Smirnov (K-S) được dùng để xác định liệu các dữ liệu có đạt phân phối chuẩn không. Nếu các giá trị này đạt phân phối chuẩn, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn sẽ được ghi nhận. Ngược lại, giá trị trung vị và khoảng tứ phân vị sẽ được báo cáo(14). Ngoài ra, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn cũng được báo cáo để tiện so sánh đối chiếu với các nghiên cứu khác. KẾT QUẢ Trong số 226 người có di chứng TBMMN trong danh sách người khuyết tật do cán bộ xã cung cấp, có 116 người có nhu cầu tập PHCN do yếu nửa người. Có 3 người bị loại do có chẩn đoán yếu nửa người do chấn thương sọ não và 1 người do không chẩn đoán ra bệnh lý. Tổng số 112 người (80 nam/32 nữ) bị TBMMN thỏa các tiêu chuẩn nhận vào tham gia nghiên cứu. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 261 Đặc điểm của người bị di chứng TBMMN tại huyện Tân Biên Bảng 1. Độ tuổi, tổng số điểm theo thang Barthel, thời gian bị bệnh đến khi tham gia nghiên cứu, thời gian được can thiệp phục hồi sau TBMMN Biến số Trung bình (độ lệch chuẩn) Trung vị (cực tiểu, cực đại) Tuổi a 63,3 (13,5) 63,0 (24-86) Tổng điểm theo thang Barthel 66,9 (31,3) 70,0 (0-100) Thời gian bệnh (năm) 5,6 (4,4) 5,0 (0-20) Thời gian được can thiệp sau TBMMN (tuần) 18,7 (36,3) 8,0 (1-216) a Kết quả K-S test cho thấy biến số đạt phân phối chuẩn Đặc điểm về độ tuổi, tổng điểm tính bằng thang Barthel, thời gian bị bệnh, và thời gian đã được tập PHCN của người bệnh tham gia nghiên cứu được mô tả trong bảng 1. Mức độ độc lập và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày thường gặp khó khăn Mức độ độc lập theo thang điểm Barthel Mức tổng điểm theo thang Barthel và phân loại mức độ độc lập của người bệnh đã tham gia nghiên cứu được trình bày trong bảng 2. Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày thường gặp khó khăn Tỷ lệ phần trăm người khuyết tật do di chứng TBMMN gặp khó khăn trong các hoạt động sống hàng ngày được mô tả trong biểu đồ 1. Bảng 2. Mức điểm theo thang Barthel và phân loại mức độ độc lập của người bệnh Stt Mức điểm Mức độ độc lập Số người bệnh (%) 1 100 Độc lập hoàn toàn 24 (21,4%) 2 85-95 Cần trợ giúp tối thiểu 25 (22%) 3 60-80 Cần trợ giúp trung bình 15 (13%) 4 0-55 Phụ thuộc 48 (42,9%) Tổng 112 (100%) Biểu đồ 1. Tỷ lệ phần trăm người khuyết tật cần trợ giúp trong mỗi hoạt động sống. Tình hình và đặc điểm sử dụng dịch vụ VLTL- PHCN Trong số 112 người bệnh, số người được can thiệp PHCN sau TBMMN là 57 người (50,9%); 53 người (97,7%) được tập ngay tại tỉnh Tây Ninh. Trong số 48 người (84,2%) được ghi nhận về phương pháp can thiệp, chi tiết về các loại can thiệp được tình bày trong bảng 3. Bảng 3. Đặc điểm loại hình can thiệp phục hồi chức năng Stt Loại can thiệp Số lượng (%) 1 Chỉ can thiệp Y học cổ truyền 29 (60,4%) 2 Có châm cứu và tập vận động 14 (29,2%) 3 Chỉ tập vận động 2 (4%) 4 Tập với dụng cụ hoặc tự tập 3 (6%) Tổng 48 (100%) Trong số 55 người (49,1%) không được can thiệp PHCN, có 49 người (89%) được ghi nhận 33.0 54.5 25.9 56.3 20.5 19.6 49.1 42.0 56.3 74.1 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 Ăn uống Tắm rửa Rửa mặt Mặc áo quần Đại tiện Tiểu tiện Sử dụng wc Dịch chuyển Di chuyển Cầu thang Tỷ lệ p h ần t ră m n gư ờ i c ần t rợ g iú p Các hoạt động chức năng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 262 lý do và được thể hiện trong bảng 4 bao gồm: Bảng 4. Lý do không tham gia can thiệp phục hồi chức năng Stt Lý do không tập phục hồi chức năng Số lượng (%) 1 Không biết và không được chỉ định 27 (55,1%) 2 Không đủ điều kiện kinh tế 9 (18,4%) 3 Thấy không cần thiết 8 (16,3%) 4 Lý do khác (quá yếu, không đáp ứng) 5 (10,2%) Tổng 49 (100%) Đặc điểm về hoạt động chăm sóc trợ giúp của người chăm sóc Trong số 62 người khuyết tật được ghi nhận về đặc điểm tình hình chăm sóc tại nhà, đặc điểm người chăm sóc thể hiện trong bảng 5. Trong số 44 trường hợp có ghi nhận về thời gian chăm sóc mỗi ngày, có 25 (56,8%) trường hợp chăm sóc trên 6 giờ một ngày. Bảng 5. Đặc điểm người chăm sóc người bệnh Stt Người chăm sóc Số lượng (%) 1 Chị 3 (4,8%) 2 Con dâu 4 (6,4%) 3 Con gái 12 (19,2%) 4 Mẹ 4 (6,4%) 5 Vợ 23(36,8%) 6 Cha 1 (1,6%) 7 Chồng 2 (3,2%) 8 Con trai 6 (9,6%) 9 Cháu, em 2 (3,2%) 10 Không có, tự chăm sóc bản thân 5 (8%) Tổng 62 (100%) BÀN LUẬN Mức độ độc lập và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày thường gặp khó khăn Mức độ độc lập theo thang điểm Barthel Kết quả nghiên cứu này cho thấy mức điểm trung bình của người có di chứng TBMMN tại cộng đồng là 66,9 (31,3) điểm, có nghĩa họ thuộc nhóm cần trợ giúp tối thiểu trong các hoạt động sống hàng ngày. Theo Pham(11), mức điểm trung bình theo thang điểm Barthel của bệnh nhân nội trú là 54,4 (19,8), tương tự, theo Joseph(7) tại thời điểm bắt đầu tập PHCN bệnh nhân bị TBMMN có điểm trung bình là 58,9 (24,7). Hay tại thời điểm xuất viện của bệnh nhân, theo Hoàng Trọng Hạnh(6) ghi nhận, mức điểm của bệnh nhân là 56,6 (21,2) hay theo Nguyễn Tấn Dũng(10) là 61,1 (31,3) điểm. Tuy nhiên, khi so sánh với những nhóm được nhận một chương trình PHCN hoàn chỉnh, mức điểm theo thang Barthel của nhóm người tại cộng đồng trong nghiên cứu này lại thấp hơn. Cụ thể là 81,6 (14,9) điểm trong nghiên cứu của tác giả Joseph(7). Tương tự, Nguyễn Tấn Dũng(10) ghi nhận tại thời điểm một năm sau tai biến đối với người được tập luyện PHCN toàn diện, với mức điểm là 82,9 (22,1). Khác biệt này có thể được giải thích do người khuyết tật tại cộng đồng sau khi xuất viện có thể tiếp tục tập luyện hoặc tự thích nghi với hoàn cảnh để đạt được một khả năng độc lập tốt hơn trong sinh hoạt nên số điểm cao hơn nhóm mới bị, đang nằm nội trú, hay mới xuất viện. Tuy nhiên, có thể do chưa được tập một cách bài bản, không có phương pháp, không được tập luyện có hệ thống từ trước nên họ không đạt được mức điểm cao như nhóm bệnh nhân được tập luyện với chương trình hoàn thiện. Khả năng cao nhất của đa số người bị di chứng TBMMN tại cộng đồng vẫn chỉ ở mức phụ thuộc người khác trong hoạt động sống cơ bản hàng ngày. Kết quả này tương đương với kết quả của Vũ Văn Cường(16) khi tác giả này báo cáo nhóm người bị TBMMN phụ thuộc trong hoạt động hàng ngày chiếm 50% (n = 40). Tuy nhiên, ở nghiên cứu của Cao Minh Châu(1), số liệu người phụ thuộc tại cộng đồng lại thấp hơn đáng kể, chỉ ở mức 23,8% (n = 629). Tác giả Joseph(7) ghi nhận nhóm phụ thuộc có điểm số Barthel dưới 60 chiếm đến 50% (n = 67) trong giai đoạn mới nhập viện, nhưng sau thời gian tập luyện phục hồi chỉ còn chiếm rất ít, chỉ còn 7,6% tổng số bệnh nhân xuất viện. Các hoạt động người bị TBMMN thường gặp khó khăn Kết quả nghiên cứu này cho thấy đa số người bị di chứng TBMMN gặp khó khăn trong việc di chuyển lên xuống cầu thang, di chuyển, mặc áo quần và tắm rửa, sử dụng nhà vệ sinh và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 263 dịch chuyển. Nghiên cứu của tác giả Pham(11) ghi nhận mức độ khó khăn nhiều hơn đáng kể do nhóm bệnh nhân được nghiên cứu của tác giả này trong giai đoạn cấp và đang điều trị nội trú. Joseph(7) lại ghi nhận hoạt động dịch chuyển, mặc áo quần, tiểu tiện, tắm rửa của người bệnh lúc xuất viện gần như không còn khó khăn. Nguyên nhân sự khác biệt đáng kể giữa nghiên cứu là do người bệnh của nghiên cứu này đa số chỉ được can thiệp một số hình thức điều trị YHCT một số ít được can thiệp tập luyện vận động bởi KTV VLTL nên khả năng độc lập thấp hơn. Ngoài ra còn do không có can thiệp hoạt động trị liệu (HĐTL) để tập các hoạt động mặc quần áo, tắm rửa Do vậy, việc tuyển chọn chuyên viên có đầy đủ trình độ chuyên môn HĐTL vào trong đội PHCN là việc hết sức cần thiết để từ đó có thể cung cấp cho bệnh nhân một chương trình hoàn thiện hơn. Tình hình và đặc điểm sử dụng dịch vụ VLTL- PHCN Đặc điểm nhóm được can thiệp PHCN Gần như toàn bộ (97,7%) người bị TBMMN được can thiệp PHCN ngay tại địa phương. Cho thấy nhu cầu nâng cao nhân lực và năng lực của tuyến cơ sở để tránh quá tải cho tuyến trên. Đa số (60,4%) lại được nhận can thiệp theo phương pháp y học cổ truyền (YHCT) như châm cứu, bấm huyệt, uống thuốc đông dược mà không hề được tập luyện vận động. Chỉ có 33,4% được tập vận động. Hướng dẫn điều trị của các nước có tiên tiến(9) nhấn mạnh rằng việc chỉ can thiệp bằng thuốc đông y và châm cứu mà thôi sẽ không cải thiện chức năng vận động của bệnh nhân TBMMN. Nguyên nhân là tại tuyến huyện và tỉnh đa phần chỉ có nhân viên y tế lĩnh vực YHCT. Như vậy, người y sĩ, bác sĩ YHCT tại địa phương rất cần được đào tạo định hướng, bổ sung kiến thức về chuyên ngành PHCN để có thể hiểu rõ và có biện pháp kết hợp phù hợp và hiệu quả nhất trong điều trị PHCN cho bệnh nhân. Đặc điểm nhóm chưa được can thiệp PHCN Nghiên cứu cho thấy có 49,1% người bị TBMMN không được nhận bất kỳ hình thức can thiệp PHCN nào. Trong số đó có 55,1% là do không biết đến khái niệm PHCN, hay không có chỉ định tập từ phía bác sĩ điều trị. Điều này cho thấy ngành PHCN còn phải tiếp tục tăng cường hoạt động phù hợp để nâng cao nhận thức về vai trò, sự nhiệm vụ của ngành cho các nhân viên y tế, thân nhân, bệnh nhân biết được vai trò của PHCN. Đặc điểm về hoạt động chăm sóc trợ giúp của người người chăm sóc Kết quả khảo sát cho thấy người chăm sóc như đa số là nữ giới chiếm tỷ lệ 69,4% và có 56,8% người bệnh cần thời gian chăm sóc trên 6 giờ/ngày. Cùng với đặc điểm nhóm bệnh nhân chủ yếu là đàn ông bị mạn tính trên 5 năm. Như vậy, khi người chăm sóc là phụ nữ phụ giúp họ có nguy cơ gặp nhiều nguy cơ chấn thương thể chất trong lúc phụ giúp người bệnh. Thêm vào đó, chăm sóc với thời gian dài mỗi ngày và kéo dài trong nhiều năm có thể là một gánh nặng rất lớn cho người chăm sóc. Do vậy, việc tập PHCN đúng đắn, nâng cao tính độc lập sẽ rất quan trọng trong việc cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống của cả người bệnh và người thân sau TBMMN. Đặc điểm của người bị di chứng TBMMN tại huyện Tân Biên Nghiên cứu này cho thấy tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, trong số những người bị di chứng TBMMN có nhu cầu PHCN, nam giới bị TBMMN chiếm tỷ lệ cao vượt trội so với nữ giới, nam giới chiếm đến 71,4%. Độ tuổi trung bình mắc bệnh của người bị TBMMN tại huyện Tân Biên là 63,3 (13,5) và thuộc nhóm tai biến mạn tính trên 5 năm. Xét về độ tuổi trung bình, các nhóm tác giả khác báo cáo độ tuổi trung bình gần như không khác biệt với nghiên cứu này, độ tuổi bị trung bình là 64,4 (12,2)(11). Điểm đặc biệt trong nghiên cứu này là khi chúng tôi tính toán, độ tuổi người bệnh được kỳ vọng sẽ lệch về phía có tuổi cao do Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 264 bệnh này thường xảy ra ở người cao tuổi hơn là người trẻ. Nhưng trong nghiên cứu này, biến số tuổi lại đạt phân phối chuẩn. Điều đó có nghĩa số lượng bệnh nhân trẻ mắc bệnh TBMMN nhiều đáng kể, hay nói cách khác người mắc các bệnh chuyển hóa có độ tuổi ngày càng trẻ. Thời gian mắc bệnh trên 5 năm cho thấy áp lực trong việc chăm sóc, gánh nặng của bệnh này trên bản thân người khuyết tật và người thân là lâu dài và đáng quan tâm. KẾT LUẬN Nghiên cứu này cho thấy còn nhiều người bệnh TBMMN phụ thuộc một phần trong các hoạt động sống hàng ngày. Đa số họ gặp khó khăn hay không thể thực hiện hoạt động cơ bản như lên xuống cầu thang, bậc tam cấp, đi quãng đường dài, khó khăn khi phải tự mặc áo quần, tắm rửa. Trong khi số người được can thiệp định hướng PHCN đã thấp, họ lại chưa được can thiệp hiệu quả nhất khi mà đa số chỉ được châm cứu, bấm huyệt. Do thiếu thông tin mà đa số nhân viên y tế và người nhà không tạo điều kiện cho người bệnh tham gia PHCN. Bệnh TBMMN để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội vì người bị chủ yếu là đàn ông ở độ tuổi lao động nên cần có người phụ nữ ở nhà chăm sóc thường xuyên trong ngày và kéo dài nhiều năm. KIẾN NGHỊ Như vậy, thay vì tập tầm vận động khớp và sức mạnh cơ đơn thuần, người VLTL-PHCN cần tập luyện các bài tập hướng về tác vụ và chức năng. Nhất là các chức năng đi cầu thang, đi đường dài. Cũng cần tập luyện và thay đổi môi trường sống sao cho người bệnh có thể tiếp cận và tự thực hiện hoạt động tắm rửa, mặc áo quần một cách độc lập nhất. Quan trọng nhất là tăng cường thay đổi nhận thức và cải thiện năng lực chuyên môn để cả nhân viên y tế và người nhà hiểu được vai trò PHCN từ đó người bệnh có nhiều cơ hội tham gia chương trình PHCN ngay tại địa phương. Có như vậy mới có thể giúp giảm bớt gánh nặng chăm sóc của người nhà, mang lại chất lượng sống tốt hơn cho cả người bệnh TBMMN và người nhà trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Minh Châu (2003). Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não tại cộng đồng. Tạp chí nghiên cứu Y Học, 22(2), tr. 54-59. 2. Collin C et al (1988). The Barthel ADL Index: a reliability study. International disability studies 10(2): 61-63. 3. Hoàng Trọng Hạnh (2015). Nghiên cứu nồng độ protein S100 và NSE máu ở bệnh nhân nhồi máu não ở giai đoạn cấp. Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại Học Y Dược Huế, tr. 41-49. 4. Feigin VL et al (2014). Global and regional burden of stroke during 1990–2010: findings from the Global Burden of Disease Study 2010. The Lancet 383(9913): 245-255. 5. Granger CV et al (1979). Stroke rehabilitation: analysis of repeated Barthel index measures. Archives of physical medicine and rehabilitation 60(1): 14-17. 6. Hoàng Trọng Hạnh (2015). Nghiên cứu nồng độ protein S100 và NSE máu ở bệnh nhân nhồi máu não ở giai đoạn cấp. Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại Học Y Dược Huế, tr. 41-49. 7. Joseph C, Rhoda A (2013). Activity limitations and factors influencing functional outcome of patients with stroke following rehabilitation at a specialised facility in the Western Cape. African health sciences, 13(3), 646-654. 8. Mahorney F (1965). Functional evaluation: The Barthel index. Maryland St Med J, 14: 61-65. 9. National Stroke Foundation (2010). Clinical Guidelines for Stroke Management 2010. Retrieved stroke_managment_2010_interactive.pdf 10. Nguyễn Tấn Dũng (2012), Nghiên cứu chất lượng sống và hiệu quả phục hồi chức năng nâng cao chất lượng sống của người bệnh sau tai biến mạch máu não tại Đà Nẵng, Luận Án Tiến Sỹ Y Học, Trường Đại Học Y Hà Nội, tr.89-102. 11. Pham Thi Thuy Vu (2015), Factors related to the degree of independence in daily activities of patients with cerebral vascular accident, Master of nursing thesis, University of medicine and pharmacy Ho Chi Minh City.p.120-122. 12. Quinn TJ et al. (2011). Barthel Index for stroke trials. Stroke 42(4): 1146-1151. 13. Roger VL et al (2012). Heart disease and stroke statistics—2012 update a report from the American heart association. Circulation, 125(1): p. e2-e220. 14. Thabane L, Akhtar-Danesh N (2008). Guidelines for reporting descriptive statistics in health research. Nurse researcher 15(2): 72-81. 15. Trần Văn Chương (2010). Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, NXB Y học, tr 83-145. 16. Vũ Văn Cường (2012). Hiệu quả của phương pháp vận động sớm đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não ở giai đoạn cấp. Tạp chí Y Học Thực Hành, 838(8), tr. 53-56. 17. Wade DT, Hewer RL (1987). Functional abilities after stroke: measurement, natural history and prognosis. Journal of Neurology, Neurosurgery and Psychiatry 50(2): 177-182. Ngày nhận bài báo: 31/07/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_muc_do_doc_lap_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_nguoi_bi_t.pdf
Tài liệu liên quan