Đề tài Đánh giá hiệu quả điều trị lác quy tụ điều tiết – Trịnh Thị Bích Ngọc

Tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả điều trị lác quy tụ điều tiết – Trịnh Thị Bích Ngọc: 12 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ LÁC QUY TỤ ĐIỀU TIẾT TRỊNH THỊ BÍCH NGỌC Bệnh viện Mắt Hà Nội HÀ HUY TÀI Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của lác quy tụ do điều tiết, đánh giá hiệu quả điều trị của lác quy tụ điều tiết (QTĐT). Đối tượng và phương pháp: 35 bệnh nhân (BN) lác QTĐT được điều trị ngoại trú tại phòng nhược thị bệnh viện Mắt TW từ tháng 1/2006 – 8/2008. BN có độ lác quy tụ sau khi đeo kính viễn còn dưới 10PD, có tỷ số AC/A bình thường. Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Kết quả: Tình trạng nhược thị của BN: MP: 18/35 BN (51,43%), MT: 21/35BN (60%). Nhược thị giảm theo thời gian sau đeo kính và tập luyện: MP: từ 51,4% xuống 11,4%, MT: Từ 60% xuống 34,3%. Độ viễn thị có xu hướng giảm theo thời gian (60%). Sau chỉnh kính và tập luyện 94,3% số BN có phục hồi thị giác 2M, trong đó 57,1% có hợp thị, 28,6% có phù thị. Kết luận: Chênh lệch tật khúc xạ giữa 2M là yếu tố nguy cơ gây nhược thị. Nhược thị là tình trạng phổ ...

pdf10 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 98 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả điều trị lác quy tụ điều tiết – Trịnh Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ LÁC QUY TỤ ĐIỀU TIẾT TRỊNH THỊ BÍCH NGỌC Bệnh viện Mắt Hà Nội HÀ HUY TÀI Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của lác quy tụ do điều tiết, đánh giá hiệu quả điều trị của lác quy tụ điều tiết (QTĐT). Đối tượng và phương pháp: 35 bệnh nhân (BN) lác QTĐT được điều trị ngoại trú tại phòng nhược thị bệnh viện Mắt TW từ tháng 1/2006 – 8/2008. BN có độ lác quy tụ sau khi đeo kính viễn còn dưới 10PD, có tỷ số AC/A bình thường. Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Kết quả: Tình trạng nhược thị của BN: MP: 18/35 BN (51,43%), MT: 21/35BN (60%). Nhược thị giảm theo thời gian sau đeo kính và tập luyện: MP: từ 51,4% xuống 11,4%, MT: Từ 60% xuống 34,3%. Độ viễn thị có xu hướng giảm theo thời gian (60%). Sau chỉnh kính và tập luyện 94,3% số BN có phục hồi thị giác 2M, trong đó 57,1% có hợp thị, 28,6% có phù thị. Kết luận: Chênh lệch tật khúc xạ giữa 2M là yếu tố nguy cơ gây nhược thị. Nhược thị là tình trạng phổ biến ở trẻ bị lác quy tụ điều tiết: MP: 51,43%; MT: 60%. Độ viễn thị có xu hướng giảm khi trẻ lớn dần. Sau đeo kính và tập luyện, hầu hết BN có hợp thị (57,1%) và phù thị (28,6%). Từ khóa: Lác trong điều tiết, nhược thị, thị giác hai mắt I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lác quy tụ điều tiết (lác quy tụ do viễn thị) là hình thái lác phổ biến hay gặp ở trẻ em từ 2- 3 tuổi, thường có chỉ định điều trị chỉnh quang mà không cần phẫu thuật. Do vậy cần chẩn đoán chính xác hình thái lác, xác định rõ tình trạng khúc xạ (toàn phần) và điều trị kịp thời. Hiệp hội nhãn khoa quốc tế năm 1994 đã thăm dò ý kiến của các nhà lác học cho thấy chỉ có 11% phẫu thuật viên mổ lác quy tụ điều tiết, còn phần lớn tác giả cho rằng điều trị lác QTĐT chỉ cần cho trẻ lác đeo kính viễn đủ số, điều này cũng phù hợp với ý kiến của nhiều nhà lác học có tên tuổi khác như: Parks (1958), Polland (1976), Hugonnier (1978), Gobin (1984), Espinasse (1994), ATulin (2004). Ở Việt Nam từ trước tới nay có rất ít nghiên cứu về vấn đề này, năm 2007 mới có công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Hồng về yếu tố khúc xạ trong lác cơ năng, do vậy cần phải có thêm những nghiên cứu chuyên sâu nữa về hình thái lác này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả điều trị lác quy tụ điều tiết” nhằm hai mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của lác quy tụ do điều tiết và đánh giá hiệu quả điều trị của lác quy tụ điều tiết. 13 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng nghiên cứu 35 BN bị lác QTĐT được điều trị ngoại trú tại phòng nhược thị BV Mắt TW từ tháng 1/2006 đến hết tháng 8/2008 (trung bình 24 tháng). - Tiêu chuẩn lựa chọn BN + Bệnh nhi từ 3-15 tuổi, điều trị ngoại trú tại phòng nhược thị khoa mắt trẻ em BV Mắt TW. + BN được chẩn đoán là lác QTĐT toàn bộ (sau khi mắt được làm liệt điều tiết hoàn toàn), được đeo kính viễn thị và hết lác hoặc độ lác quy tụ còn dưới 10∆, tỷ số AC/A bình thường (độ lác nhìn gần bằng độ lác xa). + BN có điều kiện theo dõi sau điều trị (trung bình 24 tháng). - Tiêu chuẩn loại trừ + BN lác không thuộc hình thái điều tiết toàn bộ. + BN chậm phát triển trí tuệ, không hợp tác trong khám và điều trị 2.2. Phương pháp nghiên cứu * Thiết kế và cỡ mẫu nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả, tiến cứu. - Cỡ mẫu n=35 bệnh nhân được tính theo công thức sau: p (1- p) n = Z2 (1- α/ 2) d2 * Phương tiện nghiên cứu - Bảng thị lực Landol (cho trẻ ≥ 4 tuổi), bảng thị lực hình đồ vật (trẻ < 4 tuổi). - Hộp thử kính, bộ dụng cụ soi bóng đồng tử. - Máy khúc xạ kế tự động, máy soi đáy mắt, máy Synopthophore, test Titmus.. * Quy trình khám xét lâm sàng: + Hỏi bệnh sử bản thân về bệnh lác và các yếu tố liên quan, bệnh sử gia đình (liên quan tới ông, bà, bố, mẹ, anh chị em ruột bị lác), tiền sử sinh đẻ. + Xác định hình thái và tính chất lác, tình trạng khúc xạ, trước và sau liệt điều tiết bằng rỏ dung dịch Atropin 0,5% x 5 ngày. + Khám vận nhãn + Đánh giá thị giác hai mắt + Đánh giá tỷ số AC/A + Xác định độ lác bằng thử nghiệm cover test, lăng kính, máy Synopthophore. + Thử thị lực trước và sau liệt điều tiết + Chỉnh kính viễn thị phù hợp nhất (thường cho thị lực tốt nhất) và khử hết độ lác. Cho BN đeo kính thường xuyên + Xác định nhược thị cơ năng (do lác và tật khúc xạ), đánh giá mức độ nhược thị. + Điều trị nhược thị: chủ yếu áp dụng phương pháp bịt mắt tốt để luyện tập mắt kém, các bài tập phản xạ Mắt- Tay. Trẻ bị nhược thị cả hai mắt do tật khúc xạ (lác QTĐT do viễn thị cả hai mắt) được đeo kính đủ số, có thể bịt mắt luân phiên để luyện tập từng mắt. * Một số tiêu chuẩn nghiên cứu và đánh giá + Độ lác trước và sau điều trị + Tình trạng viễn thị: Phân theo các mức độ: nhẹ (<3D,), trung bình (3-6D) và nặng (>6D) 14 + Tình trạng chênh lệch khúc xạ : Khi công suất khúc xạ hai mắt chênh nhau ≥1D. + Tình trạng nhược thị: theo phân loại nhựơc thị kinh điển: nhược thị nhẹ: thị lực từ 5-7/10; nhược thị trung bình: thị lực từ 2- 4/10; nhược thị nặng khi thị lực <1/10. + Tình trạng thị giác hai mắt : Theo 3 mức độ: Đồng thị, hợp thị và phù thị + Yếu tố nguy cơ gây lác: Gia đình có người lác, có tật khúc xạ nhất là viễn thị, tình trang lệch khúc xạ giữa 2 mắt, nhược thị. * Thu thập và xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 13.0. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung và đặc điểm lâm sàng của BN 3.1.1. Một số đặc điểm chung Bảng 1. Một số đặc điểm chung Một số đặc điểm chung Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 17 48,6 Nữ 18 51,4 Yếu tố nguy cơ Có yếu tố nguy cơ 15 42,9 Không có yếu tố nguy cơ 20 57,1 Tuổi trung bình bị lác: 31,20 ± 15,14 tháng (từ 4- 72 tháng) Tuổi trung bình bắt đầu được điều trị: 67,89 ± 36,35 tháng (36- 180 tháng) - Tổng số BN được nghiên cứu: 35 BN, 17 nam, 18 nữ. 42,9% BN có yếu tố nguy cơ gây lác QTĐT. 51,4% BN không có yếu tố nguy cơ. - Tuổi trung bình xuất hiện lác từ 1,5-4 tuổi (31,20 ± 15,14 tháng), tuổi thấp nhất bị lác là 4 tháng tuổi và cao nhất là 72 tháng. - Tuổi được điều trị ban đầu: 5,3-8,3 tuổi (63,89 ± 36,35 tháng). Tuổi thấp nhất được điều trị là 3 tuổi, cao nhất là 15 tuổi. 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng * Tình trạng khúc xạ trong lác quy tụ Bảng 2. Tình trạng viễn thị Mắt Nhẹ (< 3D) Trung bình (3 - 6D) Nặng ( > 6D) Tổng số MP 4 (11,4%) 19 (54,3%) 12(34,3%) 35 (100%) MT 4 (11,4%) 21 (60%) 10 (28,6%) 35 (100% Viễn thị ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất: MP: 54,3%, MT: 60%. Tiếp đến là viễn thị ở mức nặng: MP: 34,3%, MT: 28,6%. Viễn thị ở mức nhẹ chiếm tỷ lệ thấp nhất: MP= MT: 11,4%. 15 * Độ lác trung bình trước và sau chỉnh kính Bảng 3. Độ lác trung bình trước và sau chỉnh kính Độ lác trung bình Tối thiểu Tối đa Trước chỉnh kính Độ lác Hirschberg 1,570 ± 4,50 (00- 200) 14,860 ± 4,110 (100- 250) Độ lăng kính 3,71∆ ± 10,31∆ (0- 50) 31,43∆ ± 10,61∆ (20- 60) Sau chỉnh kính Độ Hirschberg 00 0,860 ± 1,580 (0- 5) Độ lăng kính 0∆ 2,49∆ ± 3,30∆ (0∆- 10∆) ­ BÖnh nh©n l¸c QT§T ®Òu ®­îc chØnh kÝnh viÔn tèi ®a theo khóc x¹ kh¸ch quan. ­ §é l¸c quy tô trung b×nh tèi thiÓu vµ tèi ®a: . §o b»ng ph­¬ng ph¸p Hirschberg: 00 ­ 0,860 ± 1,580 . §o b»ng l¨ng kÝnh: 0∆ - 2,49∆ ± 3,30∆ * Công suất kính - Công suất kính đeo trung bình trước điều trị: MP: 4,9 D ± 2,02D (0 -> + 9D) MT: 5,33 D ± 2,04D (0,5 -> + 9D) - Công suất kính đeo ở thời điểm sau điều trị: MP: 4,36D ± 1,94D (+0D50 -> + 8,25D) MT: 4,75 D ± 1,81D (0 -> + 8,25D) Sự thay đổi công suất kính: độ viễn thị giảm trước và sau điều trị khác nhau có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. - Số kính đeo trung bình giảm sau điều trị: MP: 1,00 D ± 0,40D (+ 0D50 -> + 2D) MT: 1,07 D ± 0,29D (+ 0D50 -> + 1,75D) Mức giảm độ viễn thị của kính đeo trung bình trước và sau điều trị khác nhau có ý nghĩa thống kê với p =0,001. Bảng 4. Thay đổi công suất kính viễn thị trước và sau điều trị C. suất kính Mắt Giữ nguyên Giảm Tăng Tổng số 0 - 1D > 1- 2D Cộng Mắt phải 11 (31,4%) 14 (40%) 7 (20%) 21 (60%) 3 (8,6%) 35 Mắt trái 11 (31,4%) 13 (37,1%) 8 (22,9%) 21 (60%) 3 (8,6%) 35 Cộng 22 27 15 42 6 70 - Thay đổi công suất kính viễn trong lác QTĐT trước và sau điều trị: . 42 mắt giảm độ viễn thị: 21 MP và 21 MT (60%). 16 . 22 mắt độ viễn thị không thay đổi: 11 MP và 11 MT (31,4%) . 6 mắt tăng độ viễn thị: MP: 3 mắt, MT: 3 mắt (8,6%). - Thay đổi công suất kính viễn giữa 2 mắt tương đương nhau. * Tật khúc xạ 2M (công suất kính đeo) và tình trạng nhược thị trước điều trị Bảng 5. Tật khúc xạ 2 mắt lệch nhau và tình trạng nhược thị Tình trạng khúc xạ 2M Nhược thị Không lệch khúc xạ 2M (< 1D) Lệch khúc xạ 2M ( ≥ 1D) Tổng số Không nhược thị MP 10 (62,5%) 7 (36,8%) 17 (48,6%) MT 8 (50,0%) 6 (31,6%) 14 (40,0%) MPT 18 (56,3%) 13 (34,2%) 31 (44,3%) Nhược thị Nhẹ 5- 7/10 MP 5 (31,3%) 7 (36,8%) 12 (34,0%) MT 6 (37,5%) 2 (10,5%) 8 (22,7%) TB 2- 4/10 MP 1 (6,3%) 4 (21,1%) 5 (14,3%) MT 2 (12,5%) 10 (52,6%) 12 (34,0%) Nặng ≤1/10 MP 0 1 (5,4%) 1 (2,9%) MT 0 1 (5,3%) 1 (2,9%) Cộng MP 6 (37,5%) 12 (63,1%) 18 (51,4%) MT 8 (59,0%) 13 (68,4%) 21 (60,0%) MPT 14 (43,8%) 25 (65,8%) 39 Tổng số MP 16 (100%) 19 (100%) 35 (100%) MT 16 (100%) 19 (100%) 35 (100%) MPT 32 (100%) 38 (100%) 70 (100%) - Không nhược thị: 31 mắt (17 MP và 14 MT) chiếm tỷ lệ 44,3% tổng số mắt - Nhược thị: 39 mắt (18 MP và 21 MT) chiếm tỷ lệ 45,7% tổng số mắt. Trong đó nhược thị nhẹ có 20 mắt chiếm 28,6% tổng số mắt, nhược thị trung bình có 17 mắt chiếm 24,3% và nhược thị nặng có 2 mắt chiếm 2,86% tổng số mắt. - Không lệch khúc xạ giữa 2 mắt: 32 mắt (16 MP và 16 MT) chiếm tỷ lệ 45,7% tổng số mắt - Có lệch khúc xạ giữa 2 mắt: 38 mắt (19 MP và 19 MT) chiếm tỷ lệ 54,3% tổng số mắt * Tình trạng và mức độ nhược thị trước và sau điều trị Bảng 6. Tình trạng nhược thị trước và sau điều trị Thời gian Thị lực Trước điều trị Sau điều trị Không nhược thị MP 17 (48,6%) 31 (88,6%) MT 14 (40,0%) 23 (65,7%) 17 MPT 31 (44,3%) 54 (77,1%) Nhược thị Nhẹ (TL: 5- 7/10) MP 12 (34,3%) 3 (8,6%) MT 8 (22,9%) 8 (22,9%) Trung bình (TL: 2- 4/10) MP 5 (14,3%) 1 (2,9%) MT 12 (34,3%) 4 (11,4%) Nặng (TL: ≤1/10) MP 1 (2,9%) 0 (0%) MT 1 (2,9%) 0 (0%) Cộng MP 18 (51,4%) 4 (11,4%) MT 21 (60,0%) 12 (17,1%) MPT 39 (55,7%) 16 (22,9%) Tổng số MP 35 (100%) 35 (100%) MT 35 (100%) 35 (100%) MPT 70 (100%) 70 (100%) P= 0,001 - Trước điều trị có 31 mắt không nhược thị (17 MP và 14 MT), chiếm tỷ lệ 44,3%, sau điều trị có 54 mắt không nhược thị (18 MP và 23 MT), chiếm tỷ lệ 77,1%. - Trước điều trị có 39 mắt nhược thị (17 MP và 21 MT), chiếm 55,7%, sau điều trị còn 16 mắt nhược thị (4 MP và 12 MT), chiếm 22,9%. Như vậy tỷ lệ trẻ bị nhược thị giảm được 32,8% sau khi điều trị. * Thị giác hai mắt trước và sau điều trị Bảng 7. Thị giác 2M trước và sau điều trị - Chỉ có 30 bệnh nhi có thể đánh giá được TGHM. Trước khi điều trị có 28 BN không có TGHM nhưng sau khi điều trị thì chỉ có 2 BN không có TGHM (giảm 26 người = 93%). - Sau điều trị có thể đánh giá được TGHM trên 35 trẻ. Trong đó có 33 BN (94,3%) có TG2M, bao gồm có 57,1% có hợp thị, 28,6% có phù thị. IV. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của BN - Tỷ lệ BN nam và nữ không có sự khác biệt, kết quả này tương tự như nghiên cứu của Atulin và Nguyễn Thị Xuân Hồng nhưng khác với một số nghiên cứu trong nước về tỷ lệ lác giữa nam và nữ khám tại bệnh viện (các nghiên cứu trước đây của Hà Huy Tài, Lê Ngọc Khanh, Phạm Hải Vân cho thấy tỷ lệ trẻ em gái (trên dưới 60%) TG2M Thời gian Không TGHM Có TGHM Đồng thị Hợp thị Phù thị Trước điều trị 28 (86%) 7 (20%) 0 0 Sau điều trị 2 (5,7%) 33 (94,3%) 20 (57,1%) 10 (28,6%) 18 khám và chữa lác ở bệnh viện Mắt TW cao hơn hẳn nam). Các tác giả cho rằng trẻ gái được gia đình chú ý và ưu tiên hơn trẻ nam trong việc đưa đi khám và chữa lác sớm để chủ yếu giải quyết vấn đề thẩm mỹ, trong khi họ không biết rằng tác hại lớn nhất của lác trẻ em là vấn đề nhược thị và tổn hại TGHM. Trong nghiên cứu này không có sự chênh lệch về tỷ lệ nam nữ, phải chăng quan niệm của nhân dân đã thay đổi, hiểu biết về bệnh lác đã đúng đắn hơn so với thời gian trước đây (?). + Tuổi trung bình xuất hiện lác QTĐT từ 2-3 tuổi, tương tự như kết quả nghiên cứu của Parks (1980), Costenbader (1996), Diaz (2000), uretmen (2008).Số liệu này chỉ có tính tương đối vì kết quả thu thập từ việc hỏi cha mẹ bệnh nhân. Costenbader thấy lác QTĐT xuất hiện muộn ở trẻ khoảng 6 tuổi do sự suy giảm chức năng quy tụ- hợp thị mất bù trừ ở trẻ lớn. + Tuổi BN được điều trị tại BV Mắt TW: 5,3- 8,3 tuổi (63,89 ± 36,35 tháng). Sớm nhất là 3 tuổi và muộn nhất là 15 tuổi. Như vậy, tuổi bắt đầu được điều trị là quá muộn so với tuổi xuất hiện lác, điều này liên quan đến trình độ dân trí, sự hiểu biết về bệnh và mối quan tâm của nhân dân. Bên cạnh đó còn phải nói tới trình độ của bác sỹ nhãn khoa ở các tỉnh thành trong việc phát hiện bệnh, tư vấn và chuyển tuyến. Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe trong nhân dân. + Yếu tố nguy cơ gây lác QTĐT (42,9%) được khai thác qua gia đình BN, bao gồm các yếu tố: Gia đình có người lác, BN có tật khúc xạ viễn thị từ trung bình tới cao, tình trạng lệch khúc xạ giữa 2 mắt, nhược thị Trong đó yếu tố di truyền, gia đình chiếm tỷ lệ khá cao. Theo Eillen (2001) có 23% trẻ bị lác QTĐT có quan hệ họ hàng bậc 1 với người bị lác và 91% BN có ít nhất 1 người trong họ hàng gần bị lác QTĐT. Những trẻ có yếu tố nguy cơ lác QTĐT phải được khám và phát hiện sớm, và theo dõi định kỳ. Cần cho trẻ đeo kính phù hợp (chỉnh kính viễn thị tối đa theo khúc xạ khách quan) sẽ phòng đượ lác và không ảnh hưởng đến chức năng thị giác hai mắt. 4.2. Đặc điểm lâm sàng - Về viễn thị: Hầu hết BN có viễn thị thường từ mức độ trung bình đến nặng (trên +3D), và thường bị cả hai mắt, có sự khác biệt giữa hai mắt nhưng không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này là rất kinh điển, tương tự như các nghiên cứu về hình thái lác trong nói chung và phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trước đây về lác QTĐT. Tuy nhiên, theo Adler FH, ngay cả viễn thị nhẹ cũng có thể gây ra lác do rối loạn QTĐT. Haynes cho rằng điều tiết ở trẻ em có thể đạt được mức bằng người lớn khi trẻ 4 tháng tuổi. Tuy nhiên nhiều tác giả khác cho rằng ở thời điểm 3-4 tháng tuổi trẻ mới bắt đầu phát triển TGHM và các phản xạ QTĐT, phản xạ điều tiết còn phát triển muộn hơn. Trong 35 BN lác QTĐT của chúng tôi được theo dõi ít nhất 2 năm, 60% trường hợp có giảm độ viễn thị, 31,4% độ viễn thị không thay đổi và 8,6% tăng độ viễn. Kết quả này tương tự như của Atulin (2004) theo dõi ít nhất 3 năm có 59,5% BN giảm viễn thị, 26,3% giữ nguyên và 17,8% tăng, tác giả thấy rằng độ viễn thị giảm dần hàng 19 năm. Nghiên cứu của chúng tôi: Độ viễn giảm trung bình sau 2 năm theo dõi là 1,00 ± 0,40D (+0D50 -> +2D) với MP; 1,07 ± 0,29 D (+0D50 -> +1,75D) với MT. Sự giảm độ viễn này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Nó cho thấy có xu hướng “chính thị hoá” ở lác quy tụ điều tiết do viễn thị, phù hợp với nhận xét của Lambert, Lowery, Hutcheson, Irene, Demiz.. - Tình trạng nhược thị gặp ở đa số BN bị lác QTĐT (MP: 51,43% và MT: 60%) ở lần khám đầu tiên tại BV Mắt TW. Tuy nhiên ở BN của chúng tôi, tình trạng nhược thị nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất so với hai loại còn lại là loại trung bình và nặng (cộng chung cả MP và MT). Điều này cũng có thể được lý giải tương tự như tình trạng TGHM, nghĩa là trẻ thường bị lác QTĐT từ sau 2 tuổi mà không phải là lác trong bẩm sinh (là loại thường gây ra nhược thị nặng nhất). Tật khúc xạ 2 mắt lệch nhau là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến nhược thị. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ nhược thị giảm dần theo thời gian: MP từ 51,43% xuống 11,4% và MT từ 60% xuống 34,3% sau khi BN đeo kính và tính ở thời điểm cuối của nghiên cứu. Cùng với việc đeo kính thường xuyên thì BN còn phải tập nhược thị chủ yếu bằng phương pháp bịt mắt tốt, tập luyện mắt kém (phản xạ mắt - tay). Trẻ được đeo kính viễn và tập nhược thị ở lứa tuổi càng nhỏ càng tốt, thị lực nhanh phục hồi và dễ tăng cao. Điều chú ý là gia đình và BN phải tuyệt đối tuân thủ y lệnh và hướng dẫn của thày thuốc. - Về thị giác hai mắt: Trước khi điều trị có tới 86% BN không có TGHM, nhưng sau khi điều trị thì tỷ lệ này xuống còn 5,7%. Như vậy hầu hết BN lác QTĐT đều có khả năng phục hồi TGHM sau khi được điều trị. Hình thái lác này được tiên lượng khá tốt về sự phục hồi TGHM vì nó thường xuất hiện sau 2 tuổi, nghĩa là ở độ tuổi đó trẻ đã hình thành và phát triển chức năng TGHM (không phải như lác trong bẩm sinh). Trong nghiên cứu của chúng tôi có 94,3% BN có TGHM trong lần khám cuối cùng của thời gian theo dõi, đó là một tỷ lệ rất cao. Trong đó 28,6% có TGHM ở mức cao nhất là phù thị (nhìn hình nổi) và 57,1% BN có hợp thị. Nghiên cứu của Atulin: 73,5% BN có hợp thị, 24,2% có phù thị, còn theo ChoYA. (2008) thì phù thị là 96,4%. Theo nghiên cứu của Phạm Văn Tần thì 20% BN có phù thị, thấp hơn kết quả của chúng tôi. Đặc biệt, nghiên cứu của Mulvihill cho thấy tất cả BN bị lác do điều tiết đều có TGHM. Nhìn chung, theo rất nhiều y văn và báo cáo thì tỷ lệ về TGHM được đưa ra rất khác nhau, sự bất đồng này có thể do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến như: lứa tuổi của BN được khám và điều trị, phương pháp và kết quả điều trị, tét thử TGHM, kỹ năng và sự kiên nhẫn của người thử, kỹ thuật và kết quả phẫu thuật lác (trong trường hợp có chỉ định mổ) Do vậy cần có thêm một số nghiên cứu sâu hơn, nghiêm túc và khoa học để đánh giá kỹ hơn về yếu tố ảnh hưởng tới khả năng phục hồi TGHM và đưa ra tỷ lệ đáng tin cậy, có sức thuyết phục. VI. KẾT LUẬN 5.1. Một số đặc điểm lâm sàng của lác QTĐT 20 - Thường xuất hiện ở trẻ em 2-3 tuổi. Không có sự khác biệt về giới tính. - Tuổi BN đến khám và điều trị khá muộn, bắt đầu từ 5- 6 tuổi. - Một số yếu tố nguy cơ gây lác QTĐT (42%) như yếu tố gia đình, di truyền, viễn thị cao, lệch khúc xạ hai mắt. - Hầu hết BN bị viễn thị từ mức độ trung bình tới nặng. (gần 90%). Số kính trung bình của BN đeo ở mức + 5 Đi-ốp. - Đa số BN có nhược thị ở mức độ nhẹ và trung bình. - Những BN có lệch khúc xạ giữa 2 mắt (>1D) phần lớn đều gây ra nhược thị một mắt ở mắt có độ viễn thị nặng hơn. - Tỷ lệ BN có TGHM trước điều trị là rất thấp (86% BN không có TGHM) 5.2. Kết quả điều trị - Tất cả BN bị lác QTĐT được đeo số kính phù hợp đều hết lác hoặc độ lác còn dưới 50. - Độ viễn thị có xu hướng giảm dần (60%) theo thời gian khi trẻ lớn dần. - Tình trạng nhược thị được cải thiện đáng kể theo thời gian sau khi được đeo kính và tập luyện (MP: Nhược thị từ 51,4% xuống 11,4%. MT: 60% -> 34,3%) - Hầu hết bệnh nhân lác QTĐT (94,3%) có phục hồi TG2M trong đó 28,6% có phù thị và 57,1% có hợp thị. V. KHUYẾN CÁO - Chẩn đoán và điều trị lác quy tụ điều tiết không khó nhưng cần phải tuân thủ chặt chẽ quy trình khám lác cơ năng ở trẻ em. - Với hình thái lác QTĐT, cần cho trẻ đeo kính viễn thị thường xuyên và thường ở mức công suất tối đa, trước đó cần xác định khúc xạ bằng phương pháp rỏ thuốc liệt điều tiết hoàn toàn như Atropin. - Những trẻ có các yếu tố nguy cơ (nhất là gia đình có người bị lác và viễn thị nặng) cần được khám và điều trị sớm ở những bác sỹ chuyên khoa. - Trẻ em bị lác mắt cần được khám và điều trị tại các cơ sở nhãn khoa càng sớm càng tốt. Muốn vậy phải liên tục tuyên truyền bằng mọi biện pháp. Nâng cao hiểu biết và kiến thức của nhân dân về bệnh lác. - Trong quá trình điều trị, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và gia đình TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. NGUYỄN THỊ XUÂN HỒNG (2007), Yếu tố khúc xạ trong lác cơ năng trẻ em: Hình thái lâm sàng và điều trị, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2. PHẠM VĂN TẦN (1998), Điều trị phục hồi thị giác hai mắt trong phức hợp điều trị lác cơ năng, Luận án tiến sỹ y học, trường ĐH Y Hà Nội. 3. HÀ HUY TIẾN (1991), Điều trị lác cơ năng, Tập hợp công trình NCKH, trường ĐH Y Hà Nội. 4. A. TULIN BERK, NILUFER KOCAR, AND HYLYA ELLIDOKUZ, (2004), Treatment outcomes in refractive accommodative esotropia, JAAPOS, 384- 388. 21 5. DENIZ SOMER, FATMA GUL CINAR, AND SUNAY DUMAN (2006), The accommodative element in accomodative esotropia, Am J ophthalmol, 819- 826. 6. EILLEEN E. BIRCH, SHERRY L. FAWCETT AND DIANANA HUYHBANK WHEATOU (2005), The association for research in vision and ophthalmology, 526- 529. 7. IRENE. LUDWIG, SUSAN P.IMBERMAN AND MARSHALL M.PARKS (2003), Long Term Study of Accommodative Esotropia,Trans Am Ophathalmol Soc, 155- 162. 8. LOWERY RS, HUTCHINSON A, LAMBERT SR (2006), EMMETROPIZATION IN ACCOMMODATIVE E.MULVIHILL A, MACCANN A, FLITCROFT I, O′KEEFE M (2000), Outcome in refractive accommodative esotropia, Br J Ophthalmol, 746- 749. SUMMARY EVALUATE THE EFFICACY OF ACCOMMODATIVE ESOTROPIA TREATMENT Purpose: Describe some clinical figures of accommodative esotropia and evaluate the results of treatment. Objectives and Methods: Prospective study on the 35 patients aged from 3 to 15 year old, who had accommodative esotropia and were treated in Vietnam National Institute of Ophthalmology from 01/2006 to 08/2008. The mean follow-up duration was 24 months. Patients had strabismus angle less than10PD after best corrected glasses wearing and normal AC/A ratio. Results: Amblyopic status was improved remarkably from 51.4% to 11.4% (For right eye) and from 60% to 34.3% (Left eye). Some risk factors of accommodative esotropia were defined such as hereditary, high hyperopia, anisometropia. Hyperopia has a tendency to reduce after treatment (60% of cases). Binocular vision sharply develops after glasses wearing and amblyopia training (94.3% of patients had binocular vision. Among them 51.1% had fusion, 28,6% obtained stereopsis). Conclusions: accommodative esotropia often appears in children aged of 2-3 year old. Patients often go to be examined and treated quite late (5-6 year old). Most of accommodative esotropia patients accompanied with moderate or severe hyperopia (90%). A very high percentage of patients were recovered binocular vision after treatment (94.3%). Wearing hyperopic glasses and training amblyopia propriately and early result in good results. Keyword: Accommodative esotropia, amblyopia, binocular vision.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_danh_gia_hieu_qua_dieu_tri_lac_quy_tu_dieu_tiet_trinh.pdf
Tài liệu liên quan