Đề tài Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Tân Long

Tài liệu Đề tài Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Tân Long: LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Cơ chế thị trường đã tạo nên sự chủ động thực sự cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp được chủ động trong việc xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp phải tự trang bị, bù đắp chi phí, chịu rủi ro, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong môi trường kinh doanh luôn có sự cạnh tranh gay gắt và môi trường pháp lý của Nhà nước về quản lý tài chính. Các đơn vị sản xuất chỉ được cạnh tranh với nhau trong khuôn khổ của luật định để tồn tại và phát triển với mục đích thu lợi nhuận tối đa. Lợi nhuận thu được trong kinh doanh là thước đo trình độ quản lý trình độ tổ chức sản xuất và hạch toán kế toán của từng doanh nghiệp . Để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh có lãi, tạo cơ sở, tài lực để phát triển doanh nghiệp, bên cạnh các biện pháp cải tiến quản lý sản xuất thực hiện tốt công tác tiếp thị sản phẩm và các sản phẩm làm ra phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu ng...

doc93 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Tân Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Cơ chế thị trường đã tạo nên sự chủ động thực sự cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp được chủ động trong việc xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp phải tự trang bị, bù đắp chi phí, chịu rủi ro, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong môi trường kinh doanh luôn có sự cạnh tranh gay gắt và môi trường pháp lý của Nhà nước về quản lý tài chính. Các đơn vị sản xuất chỉ được cạnh tranh với nhau trong khuôn khổ của luật định để tồn tại và phát triển với mục đích thu lợi nhuận tối đa. Lợi nhuận thu được trong kinh doanh là thước đo trình độ quản lý trình độ tổ chức sản xuất và hạch toán kế toán của từng doanh nghiệp . Để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh có lãi, tạo cơ sở, tài lực để phát triển doanh nghiệp, bên cạnh các biện pháp cải tiến quản lý sản xuất thực hiện tốt công tác tiếp thị sản phẩm và các sản phẩm làm ra phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì sản phẩm đó còn phải có giá cả hợp lý. Giá thành sản phẩm là yếu tố quan trọng đem lại thắng lợi cho các doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc tập hợp và giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. Thực tế hiện nay công tác tính giá thành ở một số doanh nghiệp nói chung và ngành xây dựng nói riêng còn nhiều tồn tại, chậm cải tiến và chưa hoàn thiện vì thế chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong quản lý kinh tế cơ chế thị trường. Để thực hiện tốt mục tiêu quản lý kinh tế, không ngừng hạ giá thành sản phẩm thì điều đầu tiên cần phải củng cố là hoàn thiện phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sao cho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm, tính chất sản phẩm yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp và quy định thống nhất chung của cả nước . Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại doanh nghiệp, em đã chọn tên đề tài khóa luận tốt nghiệp là “ Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Tân Long” Mục đích nghiên cứu Vận dụng tổng hợp kiến thức đã học ở trường vào thực tiễn và tích lũy thêm kiến thức từ quá trình thực tập tại công ty. Hệ thống và đánh giá được tình hình tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Nêu ra điểm mạnh, điểm yếu trong công tác kế toán của doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp hợp lý. Phân tích số liệu, tình hình hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Từ đó đề ra các giải pháp trong công việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng Tân Long Qua thực tiễn sẽ tăng thêm sự hiểu biết và hoàn thiện nghiệp vụ chuyên môn. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1 Phạm vi về nội dung Khái quát những vấn đề có liên quan đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng Tân Long. Đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xây lắp trong công ty. 3.2 Phạm vi về thời gian Thời gian thực tập từ ngày 28/12/2009 đến ngày 13/05/2010 Sử dụng số liệu năm 2009 tại công ty xây dựng Tân Long. 3.3 Phạm vi về không gian Tiến hành nghiên cứu tại công ty xây dựng Tân Long. 4. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập số liệu - Điều tra, thu thập và tổng hợp số liệu, sổ sách tại công ty. - Phỏng vấn, quan sát những người và sự việc liên quan. - Tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu, sách báo, thông tư, văn bản pháp luật, chế độ kế toán ban hành, quy chế của công ty... * Phương pháp hoạch toán kế toán - Phương pháp chứng từ: Là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực tế hoàn thành bằng giấy tờ theo mẫu quy định, theo thời gian và địa điểm phát sinh nghiệp vụ đó. Mọi sự biến động của tài sản, nguồn vốn đều phải lập chứng từ kế toán làm căn cứ để ghi sổ kế toán. - Phương pháp tài khoản: Là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản kế toán theo đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ và mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán. - Phương pháp lập Báo cáo tài chính: Là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế và tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính của đơn vị trong thời gian nhất định. * Phương pháp phân tích Sau khi thu thập số liệu cần tiến hành chia nhỏ các vấn đề cần nghiên cứu. Từ đó, thấy được những ưu điểm, nhược điểm của công tác kế toán, nhận xét và đưa ra các giải pháp nhắm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty. 5. Kết cấu khóa luận Kết cấu khóa luận gồm 3 chương Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kê toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Tân Long. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Tân Long. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI DOANH NGHIỆP 1.1 ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CHI PHI SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1.1 Đặc điểm của sản xuất xây lắp So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Sản phẩm xây lắp bao gồm những đặc điểm sau: Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài...Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết bị thi công, người lao động...) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng... 1.1.2 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại doanh nghiệp Việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là yếu tố mang tính sống còn đỗi với mỗi đơn vị xây lắp, đảm bảo mỗi công trình, hạng mục công trình phải đem lại một khoản lãi nhất định do đó yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phải: Phân loại chi phí theo các tiêu thức hợp lý như phân loại theo yếu tố chi phí kết hợp với phân loại theo khoản mục trong tính giá thành để nắm rõ được nguyên nhân tăng giảm của từng yếu tố trong các khoản mục của giá thành để có nhưng giải pháp kịp thời điều chỉnh. Mỗi công trình, hạng mục công trình cần phải được lập dự toán chi tiết theo từng khoản mục, từng yếu tố chi phí… một cách chính xác và hợp lý. Thường xuyên đối chiếu chi phí thực tế với chi phí dự toán để tìm ra nguyên nhân làm vượt chi hay giảm chi so với dự toán, từ đó tìm ra hướng khắc phục. 1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Nhằm đáp ứng được các yêu cầu về quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp thì nhiệm vụ đặt ra đối với kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là: -    Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. -    Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời.  -    Tính toán hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp.  -    Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.  -    Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định.  -    Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công tổ đội sản xuất…trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. 1.2 CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.2.1 Bản chất, nội dụng kinh tế của chi phí sản xuất Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền, toàn bộ chi phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Để tiến hành hoạt động xây lắp cúa mình, doanh nghiệp xây lắp phải có 3 yếu tố cơ bản là tư liệu lao động (máy móc, thiết bị…), đối tượng lao động (nguyên, nhiên vật liệu,...)và sức lao động. Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình xây lắp là khác nhau. Do đó dẫn đến các hao phí tương ứng.Ví dụ hao phí về khấu hao tư liệu lao động và đối tượng hình thành nên hao phí về lao động vật hoá; hao phí về tiền lương phải trả cho người lao động và những hao phí hình thành nên hao phí lao động sống.Các hao phí trên được biểu hiện bằng tiền gọi là chi phí sản xuất. Ngoài ra doanh nghịêp còn phải bỏ ra những chi phí cần thiết khác mà thực chất là một phần giá trị mới tạo ra (thuế tài nguyên, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ…) theo quy định hiện hành, những khoản chi phí này cũng được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu chính, phụ hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp và giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp ( không kể vật liệu cho máy móc thi công và hoạt động sản xuất chung.) Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp xây lắp. Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy. Máy móc thi công là loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công trình. Đó là những máy móc chuyển động bằng động cơ hơi nước, diezen, xăng, điện,... Chi phí sản xuất chung: phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, công trường, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển xe, máy thi công và nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội. Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong kỳ. Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản trị hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được cho bất cứ hoạt động hay phân xưởng, công trường  nào. Phân loại theo yếu tố chi phí Để phục vụ cho việc tập hợp và quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố: Chi phí nguyên liệu, vật liệu : gồm toàn bộ giá trị  nguyên vật liệu chính, vật liệu, phục tùng thay thế, công cụ dụng cụ ...sử dụng trong sản xuất kinh doanh Chí phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất. Chi phí nhân công: Bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương phải trả cho công nhân viên chức. Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho cán bộ công nhân viên. Chi phí khấu hao TSCĐ: tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Chi phí dịch vụ mua ngoài: toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh Chi phí bằng tiền khác: toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo cách này, doanh nghiệp xác định được kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất để lập thuyết minh báo cáo tài chính đồng thời phục vụ cho nhu cầu của công tác quản trị trong doanh nghiệp, làm cơ sở để lập mức dự toán cho kỳ sau. 1.2.2.3 Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ hoặc được mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ loại nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh. Ngoài các cách phân loại trên, chi phí sản xuất còn phân loại theo nhiều tiêu thức khác. Lựa chọn tiêu thức nào tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, yêu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng. 1.3 GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP VÀ PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 1.3.1 Khái niệm Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng xây lắp đã hoàn thành. Để tiến hành thi công xây lắp một công trình, doanh nghiệp phải đầu tư vào quá trình sản xuất thi công một lượng chi phí nhất định. Những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình đó sẽ tham gia cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp. Xuất phát từ đặc điểm quá trình thi công thường kéo dài, trải qua nhiều giai đoạn phức tạp nên việc nghiệm thu, bàn giao thanh toán cũng tiến hành dàn trải theo từng giai đoạn, từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành. 1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 1.3.2.1 Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu tính giá thành Theo cách phân loại này thì giá thành được chia ra làm: giá thành dự toán, giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế. Giá thành dự toán: Là chỉ tiêu giá thành được xây dựng trên cơ sở thiết kế kỹ thuật đã được duyệt, các định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nước quy định, tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công và phân tích định mức. Căn cứ vào giá trị dự toán, ta có thể xác định được giá thành của sản phẩm xây lắp theo công thức: Giá thành dự toán = Giá trị dự toán sản phẩm xây lắp - Lãi định mức Trong đó Lãi định mức trong XDCB được Nhà nước quy định trong từng thời kỳ Giá trị dự toán sản phẩm xây lắp được xác định dựa vào định mức đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền và dựa trên mặt bằng giá cả của thị trường. Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Chỉ tiêu này được xác lập trên cơ sở giá thành dự toán gắn liền với điều kiện cụ thể, năng lực thực tế của từng doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán sản phẩm xây lắp - Mức hạ giá thành dự toán + Chênh lệch định mức Giá thành kế hoạch là căn cứ để so sánh, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, là mục tiêu phấn đấu hạ giá thành của doanh nghiệp. Giá thành định mức: Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Đối với các đơn vị xây lắp giá thành sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. Giá thành tiêu thụ: (hay còn gọi là giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ của sản phẩm = Giá thành sản xuất của sản phẩm + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí bán hàng 1.3.3 Mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thi công các khối lượng xây lắp, chi phí sản xuất biểu hiện sự hao phí trong sản xuất, giá thành biểu hiện về mặt kết quả. Sự khác biệt giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là: Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ đã phát sinh ra chúng, còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với một khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.  Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm còn đang dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chí phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.4.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất Đối tượng kế toán chi phí sản xuất xây lắp là phạm vi giới hạn chi phí sản xuất xây lắp cần được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Trong các doanh nghiệp xây lắp, với tính chất phức tạp của công nghệ và sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, có cấu tạo vật chất riêng, mỗi công trình, hạng mục công trình có dự toán thiết kế thi công riêng nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là công trình, hạng mục công trình, hoặc có thể là đơn đặt hàng, bộ phận thi công hay từng giai đoạn công việc. Tuy nhiên trên thực tế các đơn vị xây lắp thường hạch toán chi phí theo công trình, hạng mục công trình. Hạch toán chi phí sản xuất xây lắp theo đúng đối tượng đã được qui định hợp lý có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời. 1.3.2 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất Phương pháp  kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giới hạn của mỗi đối tượng kế toán chi phí. Trong các doanh nghiệp xây lắp chủ yếu dùng các phương pháp tập hợp chi phí sau: Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình: chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó. Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: các chi phí sản xuất phát sinh liên  quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổ cho đơn đặt hàng đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, tổng số chi phí phát sinh theo đơn đặt hàng kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị hoặc khu vực thi công: phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện khoán. Đối tượng hạch toán chi phí là các bộ phận, đơn vị thi công như tổ đội sản xuất hay các khu vực thi công. Trong từng đơn vị thi công lại được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí như hạng mục công trình. Trong các doanh nghiệp xây lắp, mỗi đối tượng có thể áp dụng một hoặc một số phương pháp hạch toán trên. Nhưng trên thực tế có một số yếu tố chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng, do đó phải tiến hành phân bổ các khoản chi phí này một cách chính xác và hợp lý cho từng đối tượng. 1.5 ĐỐI TƯỢNG, KỲ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 1.5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Để xác định đối tượng tính giá thành hợp lý cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm, tính chất của sản phẩm cụ thể và trình độ, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp xây lắp, tổ chức sản xuất sản phẩm đơn chiếc theo từng công trình, hạng mục công trình với thiết kế khác nhau, đôi tượng tính giá thành phụ thuộc vào thoả thuận thanh toán khối lượng hoàn thành giữa doanh nghiệp xây lắp với bên giao thầu. Nếu thoả thuận thanh toán theo khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành có thiết kế dự toán riêng, có điểm dừng kỹ thuật rõ ràng thì đối tượng tính giá thành là khối lượng công tác xây lắp hoàn thành. 1.5.2 Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho đối tượng tính giá thành. Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất. Căn cứ vào đặc điểm riêng của ngành xây dựng nên kỳ tính giá thường là: Đối với công trình, hạng mục công trình nhỏ thời gian thi công ngắn thì kỳ tính giá thành là thời gian mà sản phẩm xây lắp hoàn thành và được nghiệm thu, bàn giao thanh toán cho chủ đầu tư. Đối với những công trình lớn hơn, thời gian thi công dài hơn thì chỉ khi nào có một bộ phận công trình hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu, bàn giao thì lúc đó doanh nghiệp tính giá thành thực tế của bộ phận đó. Đối với những công trình, lắp đặt máy móc thiết bị có thời gian thi công nhiều năm mà không tách ra được từng bộ phận công trình nhỏ đưa vào sử dụng thì từng phần việc xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo thiết kế kỹ thuật có chi trong hợp đồng thì công việc sẽ được bàn giao thanh toán thì doanh nghiệp xây lắp tính giá thành thực tế cho khối lượng bàn giao. Ngoài ra đối với các công trình lớn, thời gian thi công kéo dài, kết cấu phức tạp…thì kỳ tính giá thành của doanh nghiệp có thể xác định hàng quý vào thời điểm cuối quý. 1.6 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Hiện nay ở hầu hết các doanh nghiệp thường áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này có nhiều ưu điểm và rất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành thì các doanh nghiệp sẽ được áp dụng các chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC hoặc quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì sẽ áp dụng theo quyết định số 48, theo quyết định này thì việc tập hợp chi phí sản xuất sẽ có những nội dung như sau: Tài khoản 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang được dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Theo đó tài khoản này sẽ được mở chi tiết thành các khoản mục chi phí cụ thể: TK 154 (CP NVLTT): Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 154 (CP NCTT): Chi phí nhân công trực tiếp TK 154 (CP SDMTC): Chi phí sử dụng máy thi công TK 154 (CP SXC): Chi phí sản xuất chung 1.6.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.6.1.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán Nội dung: Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp Nguyên tắc hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu sử dùng cho xây dựng hạng mục công trình nào thì phải tính trực tiếp cho sản phẩm hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá thực tế xuất kho. Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành, tiến hành kiểm kê số liệu còn lại tại nơi sản xuất (nếu có) để ghi giảm trừ chi phí nguyên liệu, vật liệu xuất sử dụng cho công trình. Trong điều kiện thực tế sản xuất xây lắp không cho phép tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thì đơn vị có thể áp dụng phương pháp phân bổ vật liệu cho đối tượng sử dụng theo tiêu thức hợp lý. 1.6.1.2 Chứng từ sử dụng Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường sử dụng các chứng từ kế toán sau: Phiếu xuất nhập kho Phiếu xuất kho Hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng Bảng phân bổ nguyên vật liệu, … 1.6.1.3 Tài khoản sử dụng TK 154 (CP NVLTT): Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất xây lắp. Kết cấu của tài khoản: Bên Nợ: Tập hợp toàn bộ chi phí NVLTT dùng cho sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ Bên Có: Phản ánh nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho hoặc bán Kết chuyển toàn bộ chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ sang TK 154. Tài khoản này không có số dư TK 154( CP NVLTT) có thể mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình hay từng đơn đặt hàng để phục vụ cho việc tính giá thành từng công trình, hạng mục công trình hay từng đơn đặt hàng đó. 1.6.1.4 Trình tự hạch toán Xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất xây lắp Nợ TK 154 (CP NVLTT): Chi tiết cho từng đối tượng Có TK 152 Mua nguyên vật liệu xuất thẳng cho sản xuất xây lắp Nợ TK 154 (CP NVLTT) Nợ TK 1331 (Nếu có) Có TK 111, 112, 331... Khi tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ mà bộ phận nhận khoán không tổ chức kế toán riêng. Nợ TK 141: Số tạm ứng ( để mua nguyên vật liệu) Có TK 111, 112 - Khi quyết toán tạm ứng Nợ TK 154( CP NVLTT) Nợ TK 1331( Nếu có) Có TK 141 Chi phí nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho Nợ TK 152 Có TK 154 (CP NVLTT) Trường hợp nguyên vật liệu sử dụng không hết để lại địa điểm sản xuất Nợ TK 154 (CP NVLTT): Ghi âm Có TK 152 1.6.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 1.6.2.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán Nội dung: Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: chi phí về tiền lương công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động xây lắp. Chi phí này mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc. Nguyên tắc hạch toán: Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân viên liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào phải hạch toán riêng cho công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc về lao động, tiền lương. Trong điều kiện sản xuất xây lắp không cho phép tính trực tiếp cho các đối tượng tiền lương định mức. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp không tính vào tài khoản này. 1.6.2.2 Chứng từ sử dụng Bảng chấm công, bảng thanh toán lương Bảng kê chấm công ngoài giờ Hợp đồng thuê ngoài… 1.6.2.3 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 154( CP NCTT): "chi phí nhân công trực tiếp" để tổng hợp và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm (xây lắp, sản xuất sản phẩm công nhiệp, cung cấp dịch vụ) bao gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương. Riêng đối với hoạt động xây lắp không bao gồm các khoản trích trên lương về BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền ăn ca). Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK 154 TK 154 ( CP NCTT) không có số dư cuối kỳ TK 154 (CP NCTT) cũng được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình hay từng đơn đặt hàng. 1.6.2.4 Trình tự hạch toán Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp thi công tại công trường Nợ TK 154( CP NCTT): chi tiết cho từng đối tượng Có TK 334 2) Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp xây lắp Nợ TK 154 ( CP NCTT): Chi tiết cho từng đối tượng Có TK 335- Chi phí phải trả Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 1.6.3.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán Nội dung: Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí vật liệu, nhân công, khấu hao và các chi phí khác liên quan đến sử dụng máy thi công phục vụ cho hoạt động xây lắp các công trình đối với doanh nghiệp xây lắp theo phương thức thi công hỗn hợp (vừa thủ công, vừa kết hợp bằng máy). Tài khoản này được sử dụng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp và được mở chi tiết cho từng loại máy thi công. Để tiện cho việc theo dõi và tập hợp các chi phí liên quan đến chi phí máy thi công doanh nghiệp có thể mở các tài khoản chi tiết của tài khoản chi phí máy thi công. Nguyên tắc hạch toán: Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phải phù hợp với hình thức quản lý, sử dụng máy thi công của doanh nghiệp phải tổ chức thi công riêng biệt chuyên thực hiện hay giao máy thi công cho đội xây lắp. Chi phí sử dụng máy thi công phải hạch toán chi tiết cho từng loại máy thi công hoặc nhóm máy thi công và phải chi tiết theo khoản mục quy định. Tính toán, phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các đối tượng sử dụng phải dựa trên cơ sở giá thành 1giờ/máy hoặc giá thành 1ca/máy hoặc 1 đơn vị khối lượng công việc. 1.6.3.2 Chứng từ kế toán sử dụng Hợp đồng thuê máy Hóa đơn giá trị gia tăng (thanh toán thuê máy) Bảng tính lương cho công nhân điều khiển máy thi công Bảng phân bổ khấu hao máy Hóa đơn hàng hóa mua và sử dụng thi công… 1.6.3.3 Tài khoản sử dụng TK 154 (CP SDMTC): Chi phí sử dụng máy thi công Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí nguyên liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, …) Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên nợ TK 154 Tài khoản này không có số dư cuối kỳ 1.6.3.4 Trình tự hạch toán Trường hợp đơn vị không tổ chức đội máy thi công riêng hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức công tác kế toán riêng. Ở trường hợp này thì mọi chi phí liên quan đến đội máy thi công sẽ được tập hợp hết vào tài khoản 154 (CP SDMTC). Xuất kho vật liệu dùng cho máy thi công Nợ TK 154 (CP SDMTC): Chi tiết cho từng đối tượng Có TK 152 Mua nguyên vật liệu xuất trực tiếp cho máy thi công Nợ TK 154 (CP SDMTC) Nợ TK 1331( nếu có) Có TK 111, 112, 331… Mua công cụ dụng cụ xuất dùng cho bộ phận máy thi công Nợ TK 154 (CP SDMTC) Có TK 153 Có TK 142, 242 Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công Nợ TK 154 (CP SDMTC) Có TK 334 Trích khấu hao cho máy móc thi công Nợ TK 154( CP SDMTC) Có TK 214 Các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho tổ đội máy thi công Nợ TK 154 (CP SDMTC) Nợ TK 1331( nếu có) Có TK 111, 112… Thuê ngoài máy thi công Nợ TK 154 (CP SDMTC) Nợ TK 1331( nếu có) Có TK 111, 112… Cuối kỳ kế toán tập hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí máy thi công để tính giá thành công trình, hạng mục công trình bàn giao. Trường hợp đơn vị có tổ chức đội máy thi công riêng và có tổ chức công tác kế toán riêng. Lúc này mọi chi phí liên quan đến chi phí của đội máy thi công sẽ được hạch toán vào tài khoản chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC chi tiết cho đội máy thi công. Xuất vật liệu, thiết bị, công cụ cho đội máy thi công Nợ TK 154 (CPNVLTT của MTC) Có TK 152, 153 Lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công Nợ TK 154 (CP NCTT của MTC) Có TK 334 Trích khấu hao cho máy móc của tổ đội máy thi công Nợ TK 154 (SXC của MTC) Có TK 214, 153 Các khoản trích theo lương và tiền ăn ca của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công Nợ TK 154 (SXC của MTC) Có TK 338, 334 Thuê ngoài máy thi công Nợ TK 154 (SXC của MTC) Nợ TK 1331( nếu có) Có TK 111, 112, 331… Khi kết thúc quá trình thi công thì kế toán sẽ tập hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí máy thi công cho từng công trình, hạng mục công trình vào TK 154 (máy thi công) Sau khi tính giá thành ca máy thì việc phân bổ chi phí máy thi công cho từng đối tượng xây lắp là tùy thuộc vào mối quan hệ giữa tổ đội máy thi công và đơn vị xây lắp Nếu doanh nghiệp thực hiện cung cấp lao vụ lẫn nhau giữa các bộ phận thì hạch toán Nợ TK 136 Có TK 154 (CP SDMTC) Nếu doanh nghiệp thực hiện bán lao vụ lẫn nhau giữa các bộ phận - Giá tiêu thụ ca máy Nợ TK 136 Nợ TK 133 Có TK 511 Có TK 3331 - Giá thành ca máy Nợ TK 632 Có TK 154 (CP SDMTC) Tại đơn vị xây lắp, sau khi nhận bàn giao chi phí máy thi công của tổ đội thi công sẽ hạch toán: Nợ TK 154 (CP SDMTC) Nợ TK 133 Có TK 336 1.6.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 1.6.4.1 Nội dung và phương pháp hạch toán Nội dung: Chi phí sản xuất chung phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: Lương nhân viên quản lý phân xưởng, tổ, đội xây dựng; các khoản trích theo lương trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý phân xưởng, tổ, đội; khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội,… Các doanh nghiệp khác nhau có những đặc điểm khác nhau do vậy để thuận tiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất chung các doanh nghiệp có thể tổ chức chi tiết tài khoản 154 (CP SXC). Nguyên tắc hạch toán: Phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chung theo từng đội, tổ xây lắp, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí. Cuối kỳ sau khi tập hợp được chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán chi phí theo tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. 1.6.4.2 Chứng từ sử dụng Phiếu xuất kho, bảng tính và phân bổ công cụ dụng cụ Hóa đơn giá trị gia tăng Bảng chấm công Bảng tính lương và các khoản trích theo lương Bảng tính và phân bổ khấu hao Phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng,… 1.6.4.3 Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí sản xuất chung trong các doanh nghiệp xây lắp, kế toán sử dụng TK 154 ( CP SXC): Chi phí sản xuất chung Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, bao gồm: Lương nhân viên quản lý đội xây dựng Tiền ăn ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, công nhân xây dựng Khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn Lương nhân viên sử dụng máy thi công Khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội Các chi phí bằng tiền khác liên quan tới hoạt động của đội Bên Có: Các khoản giảm chi phí sản xuất chung Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK 154 TK này không có số dư cuối kỳ 1.6.4.4 Trình tự hạch toán - Tập hợp các chi phí liên quan đến chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Nợ TK 154 (CP SXC) Nợ TK 1331( nếu có) Có TK 111, 112, 331, 334, 338,152, 153, 142, 242, 214… - Khi xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp Nợ TK 154( CP SXC) Có TK 352- Dự phòng phải trả 1.6.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Sau khi tiến hành tập hợp, phân bổ các chi phí sản xuất trong kỳ, đến cuối kỳ kế toán sẽ làm công việc kết chuyển các chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Giá thành công trình, hạng mục công trình chính là toàn bộ các chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung phát sinh của công trình, hạng mục công trình. Khi bàn giao công trình cho khách hàng Nợ TK 632 Có TK 154 Nếu công trình hoàn thành, chưa bàn giao cho khách hàng Nợ TK 155 Có TK 154 1.7 KẾ TOÁN ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 1.7.1 Đánh giá sản phẩm dở dang Chi phí sản phẩm xây lắp tập hợp trong từng khoản mục chi phí vừa liên quan đến sản phẩm hoàn thành, vừa liên quan đến sản phẩm đang làm dở được xác định ở thời điểm cuối kỳ. Sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp xây dựng có thể là các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hay khối lượng công tác dở dang trong kỳ, chưa được chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán. Việc tính giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây dựng phụ thuộc vào phương thức thanh toán, khối lượng xây lắp hoàn thành giữa người nhận thầu và người giao thầu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ có thể được thực hiện theo các cách sau: 1.7.1.1 Đánh giá theo chi phí sản xuất thực tế phát sinh Phương pháp này được áp dụng đối với các công trình, hạng mục công trình mà quy định là thanh toán một lần sau khi hoàn thành thì giá sản phẩm dở dang là tất cả chi phí thực tế phát sinh từ lúc khởi công đến cuối tháng đó. 1.7.1.2 Đánh giá theo tỷ lệ hoàn thành Đối với những công trình, hạng mục công trình quy định thanh toán theo giai đoạn quy ước thì chi phí dở dang chính là giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành và được đánh giá theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế đã phát sinh cho giai đoạn xây lắp hoàn thành và chưa hoàn thành căn cứ vào giá thành dự toán của chúng. CPSX thực tế dở dang của từng giai đoạn = Zdt khối lượng dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn x Hệ số phân bổ Zdt KLDD cuối kỳ của từng giai đoạn = Giá thành dự toán của từng giai đoạn x Tỷ lệ hoàn thành của từng giai đoạn Hệ số phân bổ = CP thực tế DD ĐK + CP thực tế PS trong kỳ Zdt + Zdt Trong đó: Zdt KLDD cuối kỳ của từng giai đoạn: Là giá thành dự toán khối lượng dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn. CP thực tế DD ĐK: Là chi phí thực tế dở dang đầu kỳ CP thực tế PS trong kỳ: Là chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Zdt: Là giá thành dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ. Zdt: Là giá thành dự toán khối lượng dở dang cuối kỳ của các giai đoạn. 1.7.1.3 Đánh giá theo đơn giá dự toán Trong trường hợp bàn giao thanh toán theo định kỳ khối lượng hoàn thành của từng loại công việc hoặc bộ phận kết cấu, xác định chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ như sau: Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ + = x Giá dự toán của khối lượng dở dang cuối kỳ Tổng giá dự toán của các khối lượng dở dang cuối kỳ Giá dự toán của giai đoạn xây lắp hoàn thành trong kỳ Chi phí sản xuất thực tế trong kỳ Chi phí sản xuất của giai đoạn xây lắp dở dang đầu kỳ + Giá thành dự toán của từng khối lượng dở dang = Khối lượng dở dang x Đơn giá dự toán x Tỷ lệ hoàn thành 1.7.2 Tính giá thành sản phẩm 1.7.2.1 Tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp giản đơn Theo phương pháp này thì giá thành sản phẩm được xác định theo công thức sau: Giá thành sản phẩm xây lắp = Giá trị dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh - Thiệt hại phá đi làm lại, CP bảo hiểm vượt ĐM 1.7.2.2 Tính giá thành sản phẩm xây lắp theo đơn đặt hàng Ở phương pháp này thì mỗi đơn đặt hàng sẽ được lập một bảng tính giá thành, chi phí phát sinh được tập hợp cho từng hợp đồng theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Cuối kỳ tập hợp chi phí phát sinh theo từng khoản mục chi phí và ghi vào bảng tính giá thành cho từng đơn đặt hàng tương ứng( khi đơn đặt hàng hoàn thành thì cộng lũy kế từ thời điểm thi công đến thời điểm hoàn thành). Bảng tính giá thành chưa xong thì được gọi là báo cáo chi phí sản xuất xây lắp dở dang. Một đơn đặt hàng có thể gồm nhiều công trình và hạng mục công trình do đó sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành thì mới tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình. Giá thành từng công trình = Giá thành đơn đặt hàng x Giá thành dự toán của từng công trình Tổng giá thành dự toán CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG TÂN LONG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG TÂN LONG 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty xây dựng Tân Long Tên đăng ký bằng tiếng việt: CÔNG TY XÂY DỰNG TÂN LONG Địa chỉ: số 684, tổ 20, phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Điện thoại: 0280 757 787 – 822 946 - 0913313179 Mã số thuế: 4600254758 Loại hình công ty: Công ty TNHH hai thành viên trở lên Vốn điều lệ: 5.580.000.000 đồng Đăng ký kinh doanh: Số 1702000011 do Sở Kế Hoạch Đầu tư Thái Nguyên cấp ngày 10 tháng 8 năm 2000. Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi San lắp mặt bằng Mua bán vật liệu xây dựng, Sản xuất và gia công cơ khí Lắp đặt trạm máy bơm nước, thi công các công trình cấp thoát nước Vận tải hàng hóa đường bộ, vận tải khách du lịch… Xây lắp đường dây và trạm điện đến 110KV… Quá trình phát triển của công ty xây dựng Tân Long Đối với một công ty xây dựng thì 10 năm không phải là một thời gian dài nhưng cũng không phải là một thời gian ngắn để công ty khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp mình. Khi mới thành lập công ty gặp phải rất nhiều khó khăn, một doanh nghiệp còn rất non trẻ trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp thì kinh nghiệm trở thành một hạn chế lớn nhất. Bước đầu hoạt động công ty nhận thầu những công trình, hạng mục công trình có quy mô khá khiêm tốn, nhưng với nỗ lực không ngừng của các cán bộ, công nhân viên trong công ty thì hiện nay công ty đã đạt được những thành tựu rất đáng kể. Vừa hoạt động sản xuất kinh doanh vừa học hỏi kinh nghiệm của các công ty bạn, hiện nay công ty xây dựng Tân Long đã trở thành một doanh nghiệp có tới 47 công trình xây dựng trên khắp tỉnh thành phố Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận như tỉnh Bắc Cạn, Lạng Sơn. Quy mô các công trình mà doanh nghiệp nhận thầu không chỉ dừng lại ở con số dưới 1 tỷ đồng mà tới hàng chục tỷ đồng. Với 10 năm hoạt động hiện nay công ty có tới 160 công nhân viên chính thức, chưa kể đến tạo công ăn việc làm cho những công nhân thuế ngoài, công nhân theo mùa vụ. Với phương trâm hoạt động đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ và yêu cầu của khách hàng công ty luôn cố gắng để khẳng định vị trí của mình trên thị trường. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty xây dựng Tân Long 2.1.2.1 Chức năng của công ty Tiến hành các hoạt động xây dựng dân dụng và công nghiệp trên khắp các địa bàn của đất nước. Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tuân thủ các quy định của pháp luật, các chính sách của Nhà nước. 2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty Công ty xây dựng Tân Long có những nhiệm vụ chính sau đây Xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín của công ty trên thị trường. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để tìm ra những phương án nhăm nâng cao tính cạnh tranh cho công ty, đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt. Thực hiện tốt các chính sách, qui định; đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên của công ty. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ở công ty Xây dựng là một ngành rất đặc biệt, nó không giống như các ngành sản xuất vật chất khác. Do vậy mà việc tổ chức sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp xây dựng rất phức tạp do thời gian thi công thường rất dài, lại có nhiều hạng mục công trình. Việc tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp nước ta hiện nay theo phương thức khoán gọn. Quy trình công nghệ thi công được tiến hành như sau: + Khảo sát thăm dò, thiết kế, thi công phần móng công trình, ở giai đoạn này, máy móc thiết bị được tận dụng ở mức tối đa. + Tiến hành thi công, xây lắp công trình( xây dựng phần thô) + Lắp đặt hệ thống nước, thiết bị theo yêu cầu của công trình. + Hoàn thiện trang trí, đảm bảo tính mỹ thuật của công trình, kiểm tra thu theo điểm dừng kỹ thuật và tiến hành bàn giao theo từng công trình hạng mục công trình và quyết toán công trình. Việc trang thiết bị máy móc tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thực thi các công trình một cách nhanh gọn, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, mỹ thuật công trình. 2.1.4 Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của công ty Hình thức tổ chức bộ máy quản lý trong công ty xây dựng Tân Long theo hình thức trực tuyến – chức năng. Do đó đã phát huy được các ưu điểm, hạn chế những khuyết điểm trong quản lý. Trong công ty luôn có sự thống nhất giữa các cấp, các phòng ban, các phân xưởng trong việc chỉ đạo, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty xây dựng Tân Long được thể hiện qua sơ đồ sau: Giám đốc Phó giám đốc Phòng KHKT- Quan hệ khách hàng Phòng tổ chức tài chính - LĐTL Cửa hàng kinh doanh VLXD Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Xưởng gia công cơ khí – SX nhôm kính Đội điện máy vật tư vận tải Xưởng mộc xẻ- nội thất xây dựng Sơ đồ 0 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Giám đốc công ty: Là người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về mọi mặt hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm thực hiện điều hành công ty theo luật Doanh nghiệp. Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc giải quyết các công việc mà giám đốc giao, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được giao kể cả ủy quyền khi giám đốc đi vắng. Thường trực giải quyết các công việc được giao, duy trì giao ban theo lịch trình quy định, chịu trách nhiệm thực hiện theo luật doanh nghiệp. Các phòng nghiệp vụ: Giúp việc cho giám đốc về các mặt chuyên môn nghiệp vụ chịu trách nhiệm thực hiện theo luật Doanh nghiệp. Các đội trưởng, xưởng trưởng, chỉ huy các công trình: Là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về việc điều hành sản xuất kinh doanh của đơn vị mình phụ trách. Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty về chất lượng sản phẩm, tiến độ công việc được giao. Chịu trách nhiệm về tài chính và các khoản nộp ngân sách với Nhà nước theo luật Doanh nghiệp. Được ký hợp đồng lao động vụ việc đối với lực lượng lao động ngoài xã hội. Trả lương, thưởng các hợp đồng khoán, chi các khoản bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh môi trường cho các đối tượng thuộc quyền và nghĩa vụ của đơn vị mình quản lý theo đúng chế độ chính sách hiện hành trên cơ sở hướng dẫn của công ty. 2.1.5 Khái quát chung về công tác kế toán tại công ty xây dựng Tân Long Công ty xây dựng Tân Long công ty thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, công tác kế toán áp dụng hình thức kế toán riêng không phụ thuộc đơn vị nào. Toàn bộ thông tin, chứng từ kế toán liên quan được xử lý và tập trung lên phòng kế toán, phòng kế toán tiếp nhận chứng từ của các phòng ban các bên có liên quan sẽ ghi vào sổ và lập báo cáo. 2.1.5.1 Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán công nợ Kế toán TSCĐ và tiền lương Kế toán NVL& CCDC Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Sơ đồ 0: Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty Chức năng nhiệm vụ của các kế toán Kế toán trưởng: Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán của đơn vị, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên của công ty về mọi hoạt động kế toán tài chính của công ty. Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu của các kế toán phần hành. Xử lý số liệu và tập hợp chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. Thực hiện kế toán thuế và các phần hành còn lại. Trên cơ sở số liệu ghi chép, tổng hợp từng phần hành của kế toán viên, kế toán tổng hợp có nhiệm vụ kiểm tra, ghi sổ tổng hợp, lập báo cáo tài chình của công ty, xác định kết quả kinh doanh của công ty. Kế toán công nợ: Có trách nhiệm theo dõi các khoản thu, chi của công ty với khách hàng, các khoản tạm ứng và tình hình thanh toán của đơn vị. Đồng thời theo dõi các khoản phải thu nội bộ và phải thu khác. Kế toán TSCĐ và tiền lương: Mở thẻ tài sản cho tất cả các tài sản hiện có, thu nhập chứng từ và hoàn thiện các thủ tục đề nghị công ty tăng giảm TSCĐ hiện thời. Tính toán và phân bổ khấu hao tài sản cố định hàng tháng…Đồng thời nhận bảng chấm công, bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. Kế toán NVL& CCDC: Hàng ngày kế toán có nhiệm vụ ghi chép và theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn NVL và CCDC vào sổ kế toán. Tính giá thực tế vật liệu xuất kho, tính toán phân bổ chi phí vật liệu dùng cho các đối tượng tập hợp chi phí. Thủ quỹ: Căn cứ phiếu thu chi do kế toán lập tiến hành thu chi tiền mặt để ghi vào sổ quỹ, đối chiếu số liệu trên sổ quỹ với sổ cái và sổ chi tiết tiền mặt tương ứng. 2.1.5.2 Công tác tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Chính sách kế toán áp dụng Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 các hướng dẫn bổ sung và các chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành. Công ty thực hiện đầy đủ các quy định của bộ tài chính về việc lập cáo báo cáo tài chính ( Bảng cân đối kế toán, Bảng kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính). Công ty sử dụng mẫu hóa đơn, chứng từ, sổ sách, báo cáo theo mẫu quy định tại thông tư số 60/2007/TT – BTC của Bộ Tài Chính. Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N (theo năm dương lịch). Đơn vị tiền tệ sử dụng để hạch toán kế toán là Việt Nam Đồng Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: theo phương pháp khấu trừ Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp: kê khai thường xuyên Phương pháp tính giá trị xuất kho: giá đích danh Kế toán khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Tính giá thành thành phẩm theo phương pháp giản đơn. Hình thức kế toán áp dụng Công ty xây dựng Tân Long áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG TÂN LONG Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 0 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG TÂN LONG 2.2.1 Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng Tân Long 2.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất trong công ty xây dựng Tân Long là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định. Phân loại chi phí sản xuất Tại công ty xây dựng Tân Long để thuận tiện cho việc quản lý, theo dõi và hạch toán thì chi phí sản xuất được chia ra làm 4 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sản xuất chung Giá thành sản phẩm xây lắp và phân loại giá thành Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng xây lắp đã hoàn thành của công ty. Tại công ty giá thành sản phẩm xây lắp được chia ra làm giá thành dự toán và giá thành thực tế. 2.2.1.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Việc tập hợp chi phí ở công ty được thực hiện trên cơ sở chi phí phát sinh đối với công trình, hạng mục công trình. Chi phí phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào thì được tập hợp cho từng công trình, hạng mục công trình đó. Các chi phí gián tiếp không được đưa vào một công trình cụ thể thì có thể phân bổ giữa các công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức thích hợp. Đối với phần việc cần tính giá thành thực tế thì đối tượng là từng phần việc có kết cấu riêng, dự toán riêng và đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo quy định trong hợp đồng. Để xác định giá thành thực tế của đối tượng này thì công ty phải xác định giá trị sản phẩm dở dang là toàn bộ chi phí cho việc chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Công ty Xây dựng Tân Long sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp, theo phương pháp này các chi phí có liên quan trực tiếp tới công trình nào thì được tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Các chi phí gián tiếp nếu phát sinh ở công trình nào thì hạch toán vào công trình đó. Đối với những chi phí gián tiếp có tính chất chung toàn công ty thì cuối tháng, kế toán tiến hành tập hợp, phân bổ cho từng công trình (HMCT) theo tiêu thức phân bổ thích hợp. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty là công trình, hạng mục công trình. Đối với những công trình có thời gian thi công dài thì giá thành sản phẩm chính là những hạng mục công trình đã hoàn thành theo điểm dừng kỹ thuật. 2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Công ty xây dựng Tân Long áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp công ty sử dụng tài khoản 1541- Xây lắp. Tài khoản 1541 được mở chi tiết thành các khoản mục chi phí: TK 1541 (CP nguyên vật liệu trực tiếp) TK 1541 (CP nhân công trực tiếp) TK 1541 (CP sử dụng máy thi công) TK 1541 (CP sản xuất chung) Tài khoản 1541 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình khác nhau. Sau thời gian thực tập tại công ty được sự chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán, em đã được tìm hiểu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty. Do đó để minh họa cho công tác kế toán tập hơp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng Tân Long em xin phép được sử dụng số liệu của công trình: Cải tạo nhà ký túc xá + đa năng phổ thông dân tộc nội trú Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Đình Cả - Võ Nhai. Công trình bắt đầu thi công từ ngày 01 tháng 04 năm 2009 đến ngày 30 tháng 9 năm 2009, do tổ đội xây lắp số 1 đảm nhận thi công công trình, giá thành của công trình này là 2.800.000.000 đồng. 2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu là một khoản mục chi phí trực tiếp, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình xây dựng. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong giá thành công trình xây dựng của công ty xây dựng Tân Long gồm gồm: chi phí nguyên vật liệu chính (gạch, đá, sỏi, xi măng, sắt, thép...) vật liệu phụ ( đinh, sơn, dây thép buộc,…) và vật tư chế sẵn ( lưới thép, bê tông đúc sẵn…Các loại vật tư hoàn thiện công trình (bóng đèn, quạt máy, điều hòa…). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không bao gồm vật tư cho máy thi công. Do đặc điểm của ngành xây dựng và đặc điểm của sản phẩm xây lắp là địa điểm phát sinh chi phí ở nhiều nơi khác nhau, để thuận tiện cho việc xây dựng công trình, tránh vận chuyển tốn kém nên công ty tiến hành tổ chức kho vật liệu ngay tại chân công trình và việc nhập, xuất vật tư diễn ra ngay tại đó. Để có thể quản lý chặt chẽ vật tư, Công ty đã khoán gọn các phần việc, các công trình, hạng mục công trình cho từng đội xây dựng. Đội xây dựng sẽ chủ động tổ chức thi công lập kế hoạch mua vật tư , sử dụng vật tư, đồng thời có biện pháp để tiết kiệm vật tư. Vật tư mua đến đâu xuất dùng đến đó nên tránh ứ đọng vật tư. Chứng từ sử dụng Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán lẻ Phiếu chi, Giấy báo có… Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 1541 chi tiết thành khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Căn cứ vào dự toán được lập và kế hoạch tiến độ thi công công trình, cán bộ cung ứng vật tư ở đội sẽ mua vật tư về nhập kho công trình. Nhân viên thống kê đội, thủ kho công trình, kỹ thuật xây dựng kiểm nghiệm chất lượng vật tư. Thủ kho tiến hành kiểm tra số lượng vật tư và lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập làm 2 liên, một liên thủ kho giữ làm căn cứ ghi vào thẻ kho, còn một liên gửi cho phòng kế toán cùng với hoá đơn kiêm phiếu nhập kho để thanh toán tiền mua vật tư. Phiếu xuất kho được kỹ thuật công trình lập căn cứ theo yêu cầu, tiến độ thi công công trình. Phiếu xuất kho được đội trưởng công trình kiểm tra, ký và thủ kho tiến hành xuất vật tư, cân đong đo đếm đúng số lượng, chủng loại. Phiếu xuất kho được lập làm 2 liên. Một liên gửi cho phòng kế toán giữ để ghi vào sổ kế toán, một liên thủ kho giữ để vào thẻ kho. Cuối tháng, đối chiếu giữa thủ kho với kế toán về số lượng xuất thống nhất giữa hai bên, thủ kho kí xác nhận vào phiếu xuất kho và nộp lại cho kế toán. Định kỳ 10 ngày kế toán công ty sẽ căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ mà nhân viên thống kê đội gửi lên để tập hợp vào bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại. Từ bảng tổng hợp này kế toán sẽ phản ánh vào sổ chi tiết TK 1541 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công trình, đồng thời là căn cứ để vào chứng từ ghi sổ trong tháng. Chứng từ ghi sổ chính là căn cứ để kế toán vào sổ cái TK 1541. Ngày 01 tháng 04 năm 2009, mua đá 1x2 (15 x15), cát vàng xây dựng của doanh nghiệp tư nhân Đạo Tuân, nhập kho công trình Nhà trường PTDT nội trú Nguyễn Bỉnh Khiêm. Căn cứ vào Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho kế toán sẽ tiến hành ghi sổ kế toán, cụ thể như sau: Biểu số: HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 01 tháng 04 năm 2009 Mẫu số : 01GTKT – 3LL Số 0028052 Đơn vị bán: Doanh nghiệp Tư nhân Đạo Tuân Địa chỉ: Xã Lương Sơn - TP Thái Nguyên Số tài khoản: Điện thoại: 0280 651097 Fax: 0280 651097 Mã số: 4600408750 Họ tên người mua hàng: Trần Văn Thế Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Địa chỉ: Phường Đồng Quang – Thành phố Thái Nguyên Số tài khoản: 390.10.00000.2948 Hình thức thanh toán: Mã số: 4600254758 STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 2 Đá 1 x 2 ( 15x 15) Cát vàng xây dựng M3 M3 77 120 170.000 110.000 13.090.000 13.200.000 Cộng tiền hàng 26.290.000 Thuế suất thuế GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 1.314.500 Tổng cộng tiền thanh toán: 27.604.500 Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi bảy triệu sáu trăm linh tư nghìn năm trăm đồng chẵn./. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng Kế toán) Mẫu số 01- VT (Ban hành theo QĐ số 48/2006/ QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của BTC) Biểu số: Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Bộ phận: Công trình trường PTDT nội trú NBK PHIẾU NHẬP KHO Ngày 01 tháng 04 năm 2009 Số: 132 Nợ: 152 Có: 331 Họ tên người giao: Trần Văn Thế Theo HĐ số 028052 ngày 01 tháng 04 năm 2009 của Doanh nghiệp tư nhân Đạo Tuân Nhập tại kho: Công trình trường PTDT nội trú NBK Địa điểm: Đình Cả - Võ Nhai STT Tên nguyên vật liệu, CCDC, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Đá 1x2 (15 x15) M3 77 170.000 13.090.000 2 Cát xây dựng M3 120 110.000 13.200.000 Cộng x x x x x 26.290.000 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Hai sáu triệu hai trăm chín mươi nghìn đồng chẵn./. Số chứng từ gốc kèm theo: Ngày 01 tháng 04 năm 2009 Người lập biểu (ký, họ tên) Người giao hàng (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Kế toán) Mẫu số 02- VT (Ban hành theo QĐ số 48/2006/ QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của BTC) Biểu số: Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Bộ phận: Công trình trường PTDT nội trú NBK PHIẾU XUẤT KHO Ngày 02 tháng 04 năm 2009 Số: 203 Nợ: 154 Có: 152 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Mạnh . Bộ phận: Kỹ thuật Lý do xuất kho: Công trình trường PTDT nội trú Nguyễn Bỉnh Khiêm Xuất tại kho: Công trình Địa điểm: STT Tên nguyên vật liệu, CCDC, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Đá 1x2 (15 x15) M3 77 170.000 13.090.000 2 Cát xây dựng M3 120 110.000 13.200.000 3 Thép buộc kg 34 17.000 578.000 Cộng x x x x x 26.868.000 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Hai sáu triệu tám trăm sáu mươi tám nghin đồng chẵn./. Số chứng từ gốc kèm theo: Ngày 02 tháng 04 năm 2009 Người lập biểu (ký, họ tên) Người nhận hàng (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Kế toán) Từ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán sẽ tiến hành lập bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại. Biểu số: Mẫu số: S07/ - SKT/DNN Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CÙNG LOẠI Ngày 10 tháng 04 năm 2009 Loại chứng từ gốc: Phiếu nhập kho Số: 136 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Nội dung Ghi Nợ tài khoản 152 Ngày Số Tổng số tiền Ghi có Tài khoản 111 331 … … 01/04 132 NK đá 1x2 (15 x15), cát vàng xây dựng – CT trường NBK 26.290.000 26.290.000 02/04 133 NK cốt pha, cây chống – CT gói 2 Phổ Yên 44.350.000 44.350.000 02/04 134 NK xi măng trắng – CT DN Hạ Lương 1.000.000 1.000.000 03/04 135 NK que hàn, sơn chống rỉ – CT trường NBK 1.164.600 1.164.600 04/04 136 NK đinh, thép buộc, bulong-CT Bình Long 6.178.400 6.178.400 06/04 137 NK tôn mạ màu, thép U – CT DN Hạ Lương 3.651.426 3.651.426 06/04 138 NK gạch ốp lát – CT trường NBK 11.354.620 11.354.620 … … … … … … … … Cộng 132.650.430 68.849.870 63.800.560 … … Người lập biểu (Ký, họ tên) Phụ trách kế toán (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán) Biểu số: Mẫu số: S07/ - SKT/DNN Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CÙNG LOẠI Ngày 10 tháng 04 năm 2009 Loại chứng từ gốc: Phiếu xuất kho Số: 137 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Nội dung Ghi Có tài khoản 152 Ngày Số Tổng số tiền Ghi nợ Tài khoản 154 02/04 203 XK đá 1x2, cát vàng, thép buộc- CT trường NBK 26.868.000 26.868.000 02/04 204 XK cốt pha, cây chống – CT gói 2 Phổ Yên 44.350.000 44.350.000 03/04 205 XK xi măng trắng – CT DN Hạ Lương 1.000.000 1.000.000 03/04 206 XK que hàn, sơn chống rỉ – CT trường NBK 1.164.600 1.164.600 03/04 207 XK cát xây, cát trát – CT Bình Long 56.480.975 56.480.975 05/04 208 XK xi thép đinh, thép buộc, bulong – CT Bình Long 6.178.400 6.178.400 05/04 209 XK gạch đặc- CT gói 2 PY 26.812.633 26.812.633 … … … … Cộng 153.690.348 153.690.348 Người lập biểu (Ký, họ tên) Phụ trách kế toán (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán) Định kỳ 10 ngày kế toán tại công ty lại dựa vào các bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại để ghi vào chứng từ ghi sổ, đồng thời là căn cứ để ghi vào sổ chi tiết TK 1541. Từ chứng từ ghi sổ này kế toán sẽ ghi vào sổ cái TK 1541 Biểu số: Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Địa chỉ: Đồng Quang - Thái Nguyên CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 01 Ngày 10 tháng 04 năm 2009 Đơn vị tính: đồng Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có A B C 1 D Nhập kho nguyên vật liệu cho các công trình (10/04) 152 111 68.849.870 Nhập kho nguyên vật liệu cho các công trình (10/04) 152 331 63.800.560 Xuất kho NVL trực tiếp cho các công trình (10/04) 154 152 153.690.348 … … … … Cộng x x 1.812.156.100 x Kèm theo … chứng từ gốc Người lập (Ký, họ tên) Ngày 10 tháng 04 năm 2009. Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Nguồn : Phòng Kế Toán ) Biểu số: Mẫu số: S18 – DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/19/2006 của BTC) Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Địa chỉ: Đồng Quang – Thái Nguyên SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH (Trích) Tài khoản: 1541 Công trình trường PTDT nội trú Nguyễn Bỉnh Khiêm Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng số tiền Ghi nợ Tài khoản 1541 Chia ra Số hiệu Ngày, tháng CP NVL trực tiếp CP NC trực tiếp CP SX chung CP SD máy thi công A B C D E 1 2 3 4 5 10/04 203 02/04 XK đá 1x2, cát vàng xây dựng, thép buộc 152 26.868.000 26.868.000 10/04 206 03/04 XK que hàn, sơn chống rỉ 152 1.164.600 1.164.600 … … … … … … … 20/04 217 16/04 Xuất kho xi măng trắng 152 36.431.600 36.431.600 … … … … … … … x x x Cộng tháng 4 x 283.522.456 84.041.992 … … … Ngày mở sổ: Ngày 30 tháng 04 năm 2009 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Bỉếu số: 0 Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Địa chỉ: Đồng Quang – Thái Nguyên SỔ CÁI ( trích) Năm: 2009 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp Số hiệu: 1541 Đơn vị tính: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu tài khoản đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày Nợ Có A B C D E 1 2 G Số dư đầu tháng 10/04 01 10/04 Xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp cho các công trình 152 153.690.348 … … … … … … … x x Cộng số phát sinh tháng x 5.340.058.595 x x Số dư cuối tháng x Cộng lũy kế từ đầu quý - Số này có …………. trang, đánh số trang từ 01 đến trang ……………. - Ngày mở sổ: …………. Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày 10 tháng 04 năm 2009. Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) 2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng. Riêng các khoản trích BHXH, BHYT trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây dựng không được tính vào chi phí nhân công trực tiếp mà được tính vào chi phí sản xuất chung. Công ty xây dựng Tân Long áp dụng hai hình thức trả lương đó là: lương thời gian và lương khoán Lương thời gian được áp dụng cho bộ máy quản lý thi công tại các đội xây lắp như: Nhân viên kỹ thuật, đội trưởng, thủ kho, nhân viên thống kê đội… Lương thời gian = HSL x 690.000 x Số công thực tế 26 (công) Ví dụ: Nhân viên kế toán chị Nguyễn Thị Hải Yến trong tháng 4 làm được 26 công với hệ số lương cơ bản là 1.7 thì khi đó Lương thời gian = 1.7 x 690.000 x 26 = 1.173.000 (đ) 26 Lương khoán được áp dụng cho các bộ phận trực tiếp thi công công trình theo từng khối lượng công việc hoàn thành của hợp đồng giao khoán đã ký kết, công nhân lái xe, máy thi công… Tiền lương sản phẩm = Khối lượng công việc hoàn thành x Đơn giá lương Khi kết thúc hợp đồng làm khoán nhân viên ký thuật và chỉ huy công trình tiến hành kiểm tra khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành sau đó xác nhận vào hợp đồng làm khoán. Đồng thời đội trưởng tiến hành chia lương cho các tổ viên trong đó phân biệt đơn giá tiền công thợ, công phụ. Đơn giá tiền công tại công ty năm 2009 của công trình trường PTDT nội trú Nguyễn Bỉnh Khiêm là: 1 công thợ = 100.000 đồng 1 công phụ = 90.000 đồng 1 tạp vụ = 70.000 đồng Công ty giao khoán đơn vị thi công và quản lý cả công trình cho đội xây dựng nên đội xây dựng chủ động trong quản lý lao động. Hiện nay, lao động của công ty bao gồm hai loại: Lao động trong danh sách (nhân viên quản lý văn phòng, nhân viên quản lý tại công trình, công nhân hợp đồng dài hạn). Lao động ngoài danh sách (hợp đồng ngắn hạn hay hợp đồng thời vụ). Đối với lao động ngoài danh sách tuỳ theo tiến độ thi công của từng công trình mà đội xây dựng chủ động thuê, đưa về công ty ký hợp đồng lao động và an toàn lao động. Vì trong năm 2009 công ty chỉ có 9 người đủ tiêu chuẩn tham gia đóng Bảo hiểm nên công ty không tiến hành trích Bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó công ty tiến hành trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ 15% BHXH, 2% BHYT tính vào chi phí của công ty. Còn 5% BHXH, 1% BHYT sẽ được trừ vào lương của người lao động. Đối với những lao động hợp đồng thời vụ, những cán bộ công nhân viên đang tham gia đóng Bảo hiểm ở các đơn vị khác và tham gia làm việc tại Công ty thì Công ty đã tính 17% Bảo hiểm trong lương trả cho những đối tượng này. Tuỳ thuộc vào nhu cầu về công nhân của từng công trình từng thời kỳ mà đội tiến hành điều động lượng nhân công hợp lý. Mỗi một đội xây lắp có một tổ trưởng phụ trách, chịu trách nhiệm về việc quản lý lao động trong đội và về phần công việc thực hiện của đội mình. Chứng từ sử dụng Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lương Phiếu chi … Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán trong công ty sử dụng TK 1541 chi tiết thành khoản mục Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này cũng được theo dõi chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty Đối với công nhân trực tiếp thi công tại các công trình, hạng mục công trình thì hình thức trả lương mà công ty áp dụng đó là lương khoán theo ngày, với đơn giá 1 công thợ là 100.000 đồng, 1 công phụ là 90.000 đồng. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công do đội xây lắp gửi lên, phòng kế toán sẽ có trách nhiệm tính ra lương phải trả cho người lao động, các cán bộ quản lý tại các công trình đồng thời là căn cứ để ghi vào sổ kế toán. Biểu số: Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Bộ phận: Công trình trường PTDT nội trú NBK BẢNG CHẤM CÔNG LƯƠNG KHOÁN NGÀY (Trích) Tháng 04 năm 2009 STT Họ và tên Công việc Tháng 4 năm 2009 Lễ Cộng 1 2 3 4 … 29 30 A B C 1 2 3 4 … 29 30 31 32 1 Bùi Sĩ Phú Thợ xây x x x x … x x 26 2 Vũ Văn Hòa Thợ xây x x x x … x x 26 3 Vũ Văn Vinh Phụ xây x x x x … x x 26 4 Trần Văn Hợp Thợ xây x x x x … x x 26 5 Vũ Văn Bình Thợ xây x x x N … x x 22 6 Hoàng Thế Chuyên Phụ xây x x x x … x x 26 7 Nguyễn Thanh Trường Thợ xây x x x x … x x 26 8 Xa Văn Thu Phụ xây x x x x … x x 26 9 Nguyễn Văn Tiến Thợ xây x x x x … x x 26 10 Nguyễn Văn Phong Thợ xây x x x x … x x 26 … … … … … Tổng cộng 697 Ngày 30 tháng 04 năm 2009 Người chấm công (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Người duyệt (Ký, họ tên) Biểu số : Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Bộ phận: Công trình trường PTDT nội trú NBK BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG (Trích) Tháng 4 năm 2009 STT Họ và tên Công việc Lương/Ngày công Lương/ngày công Lương thời gian Lương làm thêm giờ Cộng lương Phụ cấp khác BHXH , BHYT ( 17%) Tổng cộng Lương BHYT, BHXH (17%) Công (ngày) Số tiền Công (ngày) Số tiền 1 Bùi Sĩ Phú Thợ xây 100.000 83.000 17.000 26 2.158.000 2.158.000 442.000 2.960.000 2 Vũ Văn Hòa Thợ xây 100.000 83.000 17.000 26 2.158.000 2.158.000 442.000 2.960.000 3 Vũ Văn Vinh Phụ xây 90.000 74.700 15.300 26 1.942.200 1.942.200 397.800 2.340.000 4 Trần Văn Hợp Thợ xây 100.000 83.000 17.000 26 2.158.000 2.158.000 442.000 2.960.000 5 Vũ Văn Bình Thợ xây 100.000 83.000 17.000 22 1.826.000 1.826.000 374.000 2.200.000 6 Hoàng Thế Chuyên Phụ xây 90.000 74.700 15.300 26 1.942.200 1.942.200 397.800 2.340.000 7 Nguyễn Thanh Trường Thợ xây 100.000 83.000 17.000 26 2.158.000 2.158.000 442.000 2.960.000 8 Xa Văn Thu Phụ xây 90.000 74.700 15.300 26 1.942.200 1.942.200 397.800 2.340.000 9 Nguyễn Văn Tiến Thợ xây 100.000 83.000 17.000 26 2.158.000 2.158.000 442.000 2.960.000 10 Nguyễn Văn Phong Thợ xây 100.000 83.000 17.000 26 2.158.000 2.158.000 442.000 2.960.000 ... … ... ... ... ... ... … ... ... ... ... ... ... Tổng cộng 697 113.465.150 0 0 113.465.150 0 23.239.850 136.705.000 Ngày 30 tháng 04 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán) Biểu số: Đơn vị : Công ty xây dựng Tân Long Địa chỉ : Đồng Quang - Thái Nguyên Mẫu số: 02 – TT Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC PHIẾU CHI Ngày 30 tháng 04 năm 2009 Quyển số: Số : 125 Nợ : 334 Có : 111 Họ tên người nhận tiền: Trần Văn Biên Địa chỉ: Công ty xây dựng Tân Long Lý do chi: Lương công nhân trực tiếp CT trường PTDT nội trú NBK Số tiền: 136.705.000 VNĐ. Viết bằng chữ: Một trăm ba mươi sáu triệu bảy trăm linh năm nghìn đồng chẵn./. Kèm theo: chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ ): Một trăm ba mươi sáu triệu bảy trăm linh năm nghìn đồng chẵn./. Ngày 30 tháng 04 năm 2009 Giám đốc (ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Thủ quỹ (ký, họ tên) Người lập phiếu (ký, họ tên) Người nhận tiền (ký, họ tên) + tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý) + số tiền quy đổi: (Nguồn: Phòng kế toán) Biểu số: Mẫu số: S07/ - SKT/DNN Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CÙNG LOẠI Ngày 30 tháng 04 năm 2009 Loại chứng từ gốc: Lương phải trả người lao động Số: 145 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Nội dung Ghi Có tài khoản 334 Ngày Số Tổng số tiền Ghi nợ Tài khoản 154 6422 30/04 BCC Lương phải trả CNTT – CT gói 2 Phổ Yên 114.515.100 114.515.100 30/04 BCC Lương phải trả CNTT – CT UBND xã Bình Long 43.027.200 43.027.200 30/04 BCC Lương phải trả CNTT – CT trường PTDT Nội trú NBK 113.465.150 113.465.150 30/04 BCC Lương phải trả CNTT – CT DN Hạ Lương 82.020.600 82.020.600 … …. … … 30/04 BCC Lương phải trả công nhân lái xe, máy các Công trình 23.000.000 23.000.000 Cộng 445.132.081 422.559.450 22.572.631 Người lập biểu (Ký, họ tên) Phụ trách kế toán (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán) Kế toán tại công ty dựa vào các bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại để ghi vào chứng từ ghi sổ, đồng thời là căn cứ để ghi vào sổ chi tiết TK 1541. Từ chứng từ ghi sổ này kế toán sẽ ghi vào sổ cái TK 1541 Biểu số: Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Địa chỉ: Đồng Quang - Thái Nguyên CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 03 Ngày 30 tháng 04 năm 2009 Đơn vị tính: đồng Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có A B C 1 D Lương phải trả người lao động (145, 30/04) 154 334 445.132.081 Thanh toán tiền lương cho người lao động (148, 30/04) 334 111 363.532.800 … … … … Cộng x x 1.957.872.254 x Kèm theo … chứng từ gốc Người lập (Ký, họ tên) Ngày 30 tháng 04 năm 2009. Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Nguồn : Phòng Kế Toán ) Biểu số: Mẫu số: S18 – DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/19/2006 của BTC) Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Địa chỉ: Đồng Quang – Thái Nguyên SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH (Trích) Tài khoản: 1541 Công trình trường PTDT nội trú Nguyễn Bỉnh Khiêm Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng số tiền Ghi nợ Tài khoản 1541 Chia ra Số hiệu Ngày, tháng CP NVL trực tiếp CP NC trực tiếp CP SX chung CP SD máy thi công A B C D E 1 2 3 4 5 10/04 203 02/04 XK đá 1x2, cát vàng xây dựng, thép buộc CT trường nội trú NBK 152 26.868.000 26.868.000 10/04 206 03/04 XK que hàn, sơn chống rỉ 152 1.164.600 1.164.600 … … … … … … … 30/04 30/04 Lương phải trả CNTT 334 113.465.150 113.465.150 … … … … … … … x x x Cộng tháng 4 x 283.522.456 84.041.992 113.465.150 … … Ngày mở sổ: Ngày 30 tháng 04 năm 2009 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Bỉếu số: Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Địa chỉ: Đồng Quang – Thái Nguyên SỔ CÁI ( trích) Năm: 2009 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp Số hiệu: 1541 Đơn vị tính: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu tài khoản đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày Nợ Có A B C D E 1 2 G Số dư đầu tháng … 10/04 01 10/04 Xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp cho các công trình 152 153.690.348 … … … … … … … 30/04 03 30/04 Lương phải trả người lao động 334 445.132.081 … … x x Cộng số phát sinh tháng x 5.340.058.595 x x Số dư cuối tháng x Cộng lũy kế từ đầu quý - Số này có …………. trang, đánh số trang từ 01 đến trang ……………. - Ngày mở sổ: …………. Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày 30 tháng 04 năm 2009. Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) 2.2.2.3 Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình thi công để thực hiện khối lượng công việc xây lắp. Tại công ty xây dựng Tân Long chi phí sử dụng máy thi công bao gồm các yếu tố chi phí sau: Chi phí nhiên liệu cho máy chạy (dầu diezel) Chi phí nhân công lái xe, máy Khấu hao TSCĐ Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT) của bộ phận công nhân vận hành máy trong danh sách, công ty không hạch toán vào chi phí sử dụng máy thi công mà hạch toán vào tài khoản 1541 (chi phí sản xuất chung). Chứng từ sử dụng Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Hơn đơn giá trị gia tăng Bảng thanh toán lương Bảng khấu hao TSCĐ, … Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công kế toán công ty sử dụng tài khoản 1541 chi tiết khoản mục chi phí sử dụng máy thi công, không mở các tiểu khoản theo dõi các yếu tố chi phí liên quan đến chi phí sử dụng máy thi công. Quy trình hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Đối với chi phí nhiên liệu cho máy chạy Từ các hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho nhiên liệu liên quan đến việc sử dụng máy thi công cho từng công trình do các nhân viên kinh tế các đội gửi lên công ty. Kế toán căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ này để ghi sổ kế toán phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong tháng. Ví dụ: Vào ngày 14 tháng 4 năm 2009, mua dầu diezel xuất trực tiếp cho công trình trường PTDT nội trú NBK. Kế toán sẽ căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ để ghi sổ kế toán cụ thể như sau: Biểu số: HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 14 tháng 04 năm 2009 Mẫu số : 01GTKT – 3LL Số 0042061 Đơn vị bán: Trạm cấp phát kết hợp kinh doanh Xăng Dầu Địa chỉ: Đồng Hỷ - Thái Nguyên Số tài khoản: Điện thoại: 0280.3882243 Fax: 0280.3883163 Mã số: 0800282138 Họ tên người mua hàng: Phùng Tiến Tuấn Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Địa chỉ: Phường Đồng Quang – Thành phố Thái Nguyên Số tài khoản: 390.10.00000.2948 Hình thức thanh toán: Mã số: 4600254758 STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 Dầu diezel Phí dầu Lít Lít 663 663 10.500 500 6.961.500 331.500 Cộng tiền hàng 6.961.500 Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 696.150 Tổng cộng tiền thanh toán: 7.939.650 Số tiền viết bằng chữ: Bảy triệu chín trăm ba chín nghìn sáu trăm năm mươi đồng chẵn./. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu số: Đơn vị : Công ty xây dựng Tân Long Địa chỉ : Đồng Quang - Thái Nguyên Mẫu số: 02 – TT Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của bộ trưởng BTC PHIẾU CHI Ngày 14 tháng 04 năm 2009 Quyển số: Số : 112 Nợ : 1541, 133 Có : 111 Họ tên người nhận tiền: Trần Văn Biên Địa chỉ: Công ty xây dựng Tân Long Lý do chi: Trả tiền mua dầu diezel cho công trình trường NBK Số tiền: 7.939.650 VNĐ. Viết bằng chữ: Bảy triệu chín trăm ba chín nghìn sáu trăm năm mươi đồng chẵn./. Kèm theo: chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ ): Bảy triệu chín trăm ba chín nghìn sáu trăm năm mươi đồng chẵn./. Ngày 14 tháng 04 năm 2009 Giám đốc (ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Thủ quỹ (ký, họ tên) Người lập phiếu (ký, họ tên) Người nhận tiền (ký, họ tên) + tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý) + số tiền quy đổi: (Nguồn: Phòng kế toán) Biểu số: Mẫu số: S07/ - SKT/DNN Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CÙNG LOẠI Ngày 20 tháng 04 năm 2009 Loại chứng từ gốc: Phiếu chi Số: 140 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Nội dung Ghi Có tài khoản 111 Ngày Số Tổng số tiền Ghi nợ Tài khoản 154 ... ... ... ... 14/04 112 Trả tiền mua dầu diezel – CT trường PTDT nội trú NBK 7.939.650 7.939.650 15/04 113 Trả tiền cước vận chuyển xi măng – CT trường NBK 533.333 533.333 … … … … … 19/04 119 Trả tiền điện nước, điện thoại- CT gói 2 Phổ Yên 2.361.400 2.361.400 … … … … … Cộng 489.230.000 489.230.000 Người lập biểu (Ký, họ tên) Phụ trách kế toán (Ký, họ tên) Căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ chi tiết TK 1541 và vào sổ cái tài khoản 1541 tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Các chi phí nhiên liệu của máy thi công liên quan trực tiếp đến công trình nào thì sẽ được theo dõi chi tiết trên sổ chi tiết TK 1541 đó. Đối với chi phí lái máy thi công Công ty tiến hành trả lương cho nhân công lái xe, máy thi công theo hình thức khoán theo tháng. Lương khoán trả cho nhân công lái xe, máy thi công đã bao gồm cả các khoản trích BHXH, BHYT (17%). Đến cuối tháng kế toán sẽ tính ra tổng số lương khoán phải trả cho nhân công lái máy thi công và tiến hành phân bổ chi phí nhân công lái máy cho từng công trình theo giá trị hợp đồng của mỗi công trình. Biểu số : Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Bộ phận: Công trình trường PTDT nội trú NBK BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG KHOÁN LÁI XE, LÁI MÁY Tháng 4 năm 2009 STT Họ và tên Chức vụ Mức lương khoán Lương tháng Lương làm thêm giờ Phụ cấp khác Thực lĩnh Ký nhận Lương BHYT, BHXH (17%) Công (ngày) Số tiền 1 Phạm Quốc Hoàn Lái máy xúc 3.500.000 2.905.000 595.000 3.500.000 2 Đặng Phương Anh Lái máy xúc 3.500.000 2.905.000 595.000 3.500.000 3 Nguyễn Văn Chung Lái máy lu 4.000.000 3.320.000 680.000 4.000.000 4 Lâm Văn Hải Lái xe tải 4.000.000 3.320.000 680.000 4.000.000 5 Phùng Tiến Hải Lái xe tải 20L 3352 4.000.000 3.320.000 680.000 4.000.000 6 Đỗ Thanh Hải Lái xe con 4.000.000 3.320.000 680.000 4.000.000 Tổng cộng 23.000.000 19.090.000 3.910.000 0 0 23.000.000 Ngày 30 tháng 04 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Mẫu số 11 – LĐTL ( Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của BTC) Biểu số: Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Bộ phận: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 4 năm 2009 STT Ghi có TK Ghi nợ TK Giá trị hợp đồng TK 334 – Phải trả người lao động TK 338 - Phải trả phải nộp khác Tổng cộng Lương lái xe+máy Lương QL tại CT Lương NCTT Lương QLVP Cộng có TK 334 BHYT (1%) BHXH (5%) Cộng có TK 338 1 TK 1541 – Chi phí SXKD dở dang xây lắp CT trường PTDT nội trú NBK 2.800.000.000 3.949.951 7.991.163 113.465.150 125.406.264 11.933 59.664 71.597 125.477.861 Gói 2 Phổ Yên 6.500.000.000 9.169.529 18.880.914 114.515.100 142.565.543 27.701 138.506 166.207 142.731.750 UBND xã Bình Long 2.804.000.000 3.955.594 5.947.708 43.027.200 52.930.502 11.950 59.749 71.699 53.002.201 DN Hạ Lương 4.200.000.000 5.924.926 13.711.615 82.020.600 101.657.141 17.899 89.496 107.395 101.764.536 2 TK 6422 – CP quản lý doanh nghiệp 22.572.631 22.572.631 34.362 171.810 206.172 22.778.803 Cộng 16.304.000.000 23.000.000 46.531.400 353.028.050 22.572.631 445.132.081 103.845 519.225 623.070 445.755.151 Ngày 30 tháng 04 năm 2009 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Đối với chi phí khấu hao TSCĐ Cuối tháng kế toán sẽ căn cứ vào bảng theo dõi tình hình khấu hao tài sản cố định của những TSCĐ là xe, máy phục vụ hoạt động thi công dùng trong kỳ cho các công trình để tiến hành phân bổ theo tiêu thức giá trị hợp đồng của mỗi công trình. Từ bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, công cụ dụng cụ cho các công trình kế toán sẽ tiến hành ghi sổ kế toán cụ thể như sau: Biểu số: Công ty xây dựng Tân Long BẢNG KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THÁNG( trích) Tháng 04 năm 2009 Tên TSCĐ Đặc điểm ký hiệu, nước SX, năm SX Nguyên giá Thời gian tính KH (Năm ) Khấu hao 1 tháng Ô tô IFA Đức – BKS-8742 150.000.000 8 1.562.500 Hộp cột cốp pha HĐ số 0098797 ngày 02/2/05 16.000.000 5 266.667 Máy trộn JG HĐ số 003248 ngày 16/10/06 20.520.000 3 570.000 Máy xoa bê tông HĐ số 086493 ngày 11/10/07 11.952.381 2 498.016 Ô tô HONOR VN- BKS 20L -1139SK RMKD, KD27C 165.912.000 8 1.728.250 Máy tính xách tay HĐ số 012069 ngày 28/8/07 15.377.000 2 640.708 … … … … … Cộng 1.632.325.190 21.438.211 Ngày 30 tháng 04 năm 2009 Người lập biểu (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Biểu số: Công ty xây dựng Tân Long BẢNG KHẤU HAO CÔNG CỤ DỤNG CỤ( trích) Tháng 04 năm 2009 STT Tên TSCĐ Nguyên giá Thời gian tính KH (tháng) Khấu hao 1 tháng Gỗ ván xẻ tận dụng 36.600.000 36 1.016.667 Cân 100 Nhơn Hòa 600.000 12 50.000 Ác quy Piano 10.800.000 12 900.000 Lốp ô tô 2.410.000 12 200.833 Máy thủy bình 5.000.000 12 421.750 Máy fax 1.700.000 12 416.667 Cây vi tính 4.000.000 12 333.333 … … … … … Cộng 85.864.332 X 5.974.586 Ngày 30 tháng 04 năm 2009 Người lập biểu (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán) Từ bảng khấu hao tài sản cố định, kế toán sẽ tiến hành lập bảng phân bổ cho các công trình có sử dụng TSCĐ và công cụ dụng cụ. Sau khi đã tiến hành phân bổ một cách hợp lý TSCĐ, công cụ dụng cụ, tiền lương công nhân lái xe, máy thì kế toán sẽ lập chứng từ ghi sổ, ghi vào sổ chi tiết TK 1541 các công trình. Sau đó từ chứng từ ghi sổ kế toán sẽ ghi vào sổ cái TK 1541. Biểu số: Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Bộ phận: BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ, CÔNG CỤ DỤNG CỤ CHO CÔNG TRÌNH Tháng 4 năm 2009 STT Ghi có TK Ghi nợ TK Giá trị hợp đồng TK 214 TK 153 TK 242 Tổng cộng 1 TK 1541 – Chi phí SXKD dở dang xây lắp CT trường PTDT nội trú NBK 2.800.000.000 2.748.973 719.354 3.468.327 Gói 2 Phổ Yên 6.500.000.000 6.381.545 1.669.929 8.051.474 UBND xã Bình Long 2.804.000.000 2.752.900 720.382 3.473.282 DN Hạ Lương 4.200.000.000 4.123.460 1.079.031 5.202.491 2 TK 6422 – CP quản lý doanh nghiệp 5.431.333 1.785.891 892.008 8.109.232 Cộng 16.304.000.000 21.483.211 5.974.586 28.304.805 Ngày 30 tháng 04 năm 2009 Người lập bảng (Ký, họ tên) Kế toán (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán) Biểu số: Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Địa chỉ: Đồng Quang - Thái Nguyên CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 03 Ngày 30 tháng 04 năm 2009 Đơn vị tính: đồng Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có A B C 1 D … … … … Trích Khấu hao TSCĐ cho các công trình (30/4) 154 214 21.438.211 Trích Khấu hao CCDC cho các công trình (30/4) 154 153 5.974.586 … … … … Cộng x x 1.957.872.254 x Kèm theo … chứng từ gốc Người lập (Ký, họ tên) Ngày 30 tháng 04 năm 2009. Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Nguồn : Phòng Kế Toán ) Biểu số: Mẫu số: S18 – DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/19/2006 của BTC) Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Địa chỉ: Đồng Quang – Thái Nguyên SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH (Trích) Tài khoản: 1541 Công trình trường PTDT nội trú Nguyễn Bỉnh Khiêm Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng số tiền Ghi nợ Tài khoản 1541 Chia ra Số hiệu Ngày, tháng CP NVL trực tiếp CP NC trực tiếp CP SX chung CP SD máy thi công A B C D E 1 2 3 4 5 … … … … … … … … … … 20/04 213 14/04 Xuất trực tiếp dầu diezel – CT trường nội trú PTDT NBK 111 7.939.650 7.939.650 … … … … … … … … … … 30/04 30/04 Lương phải trả CN lái xe, máy 334 3.949.951 3.949.951 30/04 30/04 Trích khấu hao TSCĐ cho máy thi công 214 2.748.973 2.748.973 … … … … … … … … … x x x Cộng tháng 4 x 283.522.456 84.041.992 113.465.150 … 28.357.928 Ngày 30 tháng 04 năm 2009 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 2.2.2.4 Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung hiện nay ở công ty được tập hợp theo đối tượng tập hợp chi phí là từng công trình, hạng mục công trình, bao gồm các khoản sau: Chi phí nhân viên quản lý công trình, quản lý đội: bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích về BHXH, BHYT theo quy định năm 2009. Chi phí BHXH, BHYT tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất (trong dánh sách) và công nhân vận hành máy thi công. Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Chi phí khấu hao công cụ dụng cụ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Chứng từ sử dụng Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương Bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho các công trình. Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, CCDC Hóa đơn giá trị gia tăng Phiếu chi, giấy báo có … Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán trong công ty sử dụng TK 1541 chi tiết khoản mục chi phí sản xuất chung. Quy trình hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí nhân viên quản lý đội công trình Chi phí này bao gồm lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho các nhân viên quản lý đội như: Đội trưởng, đội phó, nhân viên kinh tế, nhân viên kỹ thuật của công trình...Đối với chi phí gián tiếp ở công ty xây dựng Tân Long thì lương phải trả cho những đối tượng này theo hai hình thức đó là lương khoán và lương thời gian. Lương khoán được trả đã bao gồm cả chi phí trích BHYT, BHXH theo tỷ lệ 17% . Hình thức lương thời gian thì được trả cho những đối tượng có đủ điều kiện để tham gia trích nộp BHXH, BHYT hàng tháng theo quy định của luật lao động. Cuối tháng kế toán sẽ căn cứ vào bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH để tính ra số tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý công trình. Chi phí BHXH, BHYT tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất (trong dánh sách) và công nhân vận hành máy thi công Công nhân trực tiếp xây lắp và công nhân lái xe, máy thi công tại công ty được trả lương theo hình thức khoán, do vậy mà sẽ không có khoản trích BHXH, BHYT trên lương của những đối tượng này. Biểu số: Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Bộ phận: Gián tiếp BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 04 năm 2009 STT Họ và tên Chức vụ Tháng 4 năm 2009 Lễ Cộng 1 2 3 4 … 29 30 A B C 1 2 3 4 … 29 30 31 32 1 Trần Văn Hải Lái xe CT x x x x … x x 26 2 Trần Văn Lĩnh Vật tư CT x x x x … x x 26 3 Nguyễn Thị Hải Yến Kế toán x x x x … x x 26 4 Nguyễn Thị Ngọc Bích Hành chính x x x x … x x 26 5 Lê Thị Luyện Dọn dẹp x x x x … x x 22 6 Phạm Mạnh Hùng Kỹ thuật x x x x … x x 26 7 Trần Văn Biên Thủ kho CT x x x x … x x 26 8 Vũ Việt Dũng Thủ kho CT x x x N … x x 23 9 Lê Thị Phương Huyền Dọn dẹp x N x x … x x 23 Tổng cộng 224 Ngày 30 tháng 04 năm 2009 Người chấm công (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Người duyệt (Ký, họ tên) STT Họ và tên Hệ số Lương CB Lương thời gian Lương làm thêm giờ Phụ cấp QL Phụ cấp khác Tổng lương Các khoản giảm trừ (6%) Thực lĩnh Ký nhận Công Tiền Công Tiền BHXH (5%) BHYT (1%) Tổng 1 Trần Văn Thế LK 3.640.000 3.640.000 3.640.000 2 Nguyễn Thị Ngọc Bích 3,28 2.263.200 26 2.263.200 390.000 2.653.200 113.160 22.632 135.792 2.517.408 3 Nguyễn Thị Hải Yến 1,7 1.173.000 26 1.173.000 1.000.000 390.000 2.563.000 58.650 11.730 70.380 2.492.962 … … … … … … … 7 Hứa Văn Phi LK 3.000.000 3.000.000 3.000.000 Cộng lương quản lý VP 52 20.792.631 0 0 1.000.000 780.000 22.572.631 171.810 34.362 206.172 22.366.459 8 Trần Văn Hải 2,02 1.393.800 26 1.393.800 1.000.000 390.000 2.783.800 69.690 13.938 83.628 2.700.172 9 Phạm Mạnh Hùng 1,46 1.007.400 26 1.007.400 1.000.000 390.000 2.397.400 50.370 10.074 60.444 2.357.104 10 Lê Văn Cường LK 3.000.000 3.000.000 3.000.000 11 Trần Văn Lĩnh 1,47 1.014.300 26 1.014.300 1.000.000 390.000 2.404.300 50.715 10.143 60.858 2.343.442 12 Trần Văn Biên 1,47 1.014.300 26 1.014.300 1.000.000 390.000 2.404.300 50.715 10.143 60.858 2.343.442 13 Lê Thị Luyện 2,18 1.504.200 22 1.272.785 500.000 390.000 2.162.785 75.210 15.042 90.252 2.072.533 14 Phạm Minh Hoạt LK 3.000.000 3.000.000 3.000.000 17 Trần Văn San LK 2.600.000 2.600.000 2.600.000 … … … … … … … … … … … … Cộng lương quản lý tại công trình 7.879.800 172 38.691.400 0 0 5500.000 2.340.000 46.531.400 347.415 69.483 416.898 46.114.502 Cộng 11.316.000 224 59.484.031 0 0 6.500.000 3.120.000 69.104.031 519.225 103.845 623.070 68.480.961 Biểu số: Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 4 năm 2009 Biểu số: Mẫu số: S07/ - SKT/DNN Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CÙNG LOẠI Ngày 30 tháng 04 năm 2009 Loại chứng từ gốc: Lương phải trả người lao động Số: 145 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Nội dung Ghi Có tài khoản 334 Ngày Số Tổng số tiền Ghi nợ Tài khoản 154 6422 … … … … … 30/04 BTTL Lương phải trả Quản lý VP 22.572.631 22.572.631 30/04 BTTL Lương phải trả quản lý CT 46.531.400 46.531.400 … …. … … … … … … 30/04 BCC Lương phải trả công nhân lái xe, máy 23.000.000 23.000.000 Cộng 445.132.081 422.559.450 22.572.631 Người lập biểu (Ký, họ tên) Phụ trách kế toán (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán) Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Đối với chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho mục đích chung tại các công trình, hạng mục công trình như: Tấm lợp, gỗ ván... cuốc, xẻng, dụng cụ bảo hộ lao động… được kế toán phân bổ một lần trực tiếp vào chi phí sản xuất trong kỳ của từng công trình, hạng mục công trình. Quy trình hạch toán cũng giống như xuất kho NVL trong hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí khâu hao công cụ dụng cụ Những công cụ dụng cụ có giá trị lớn nhưng không đủ điều kiện để ghi nhận là tài sản cô định được sử dụng trong công ty cho các công trình, hạng mục công trình sẽ được trích khấu hao và tiến hành phân bổ cho các công trình theo giá trị hợp đồng của các công trình. Cuối tháng kế toán sẽ căn cứ vào bảng trích khấu hao công cụ dụng cụ và bảng phân bổ tài sản cố định, công cụ dụng cụ để phản ánh vào chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết TK 1541 chi phí sản xuất kinh doanh và ghi vào sổ cái TK 1541 Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Chi phí dịch vụ mua ngoài trong công ty bao gồm chi phí điện thoại, điện nước, fax… phục vụ cho việc thi công và bộ phận quản lý công trình. Chi phí bằng tiền khác bao gồm các khoản chi phí về giao dịch, hội nghị, tiếp khách…Các chi phí này phát sinh ở công trình nào thì sẽ được tập hợp luôn vào chi phí sản xuất chung của công trình đó, Kế toán cũng căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán lẻ, phiếu chi… từ đó lập bảng kê chứng từ gốc cùng loại theo định kỳ 10 ngày một lần. Từ bảng kê này kế toán sẽ phản ánh vào chứng từ ghi sổ, đồng thời ghi vào số chi tiết TK 1541 cho từng công trình, hạng mục công trình. Sổ cái TK 1541 phản ánh số liệu từ chứng từ ghi sổ. Biểu số: Mẫu số: S07/ - SKT/DNN Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CÙNG LOẠI Ngày 20 tháng 04 năm 2009 Loại chứng từ gốc: Phiếu chi Số: 140 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Nội dung Ghi Có tài khoản 111 Ngày Số Tổng số tiền Ghi nợ Tài khoản 154 ... ... ... ... 15/04 113 Trả tiền cước vận chuyển xi măng – CT trường NBK 533.333 533.333 15/04 114 Trả tiền điện – CT DN Hạ Lương 1.650.000 1.650.000 16/04 115 Trả tiền điện nước, điện thoại- CT gói 2 Phổ Yên 2.361.400 2.361.400 … … … … … Cộng 489.230.000 489.230.000 Người lập biểu (Ký, họ tên) Phụ trách kế toán (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán) Biểu số: Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Địa chỉ: Đồng Quang - Thái Nguyên CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 02 Ngày 20 tháng 04 năm 2009 Đơn vị tính: đồng Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có A B C 1 D … … … … Thanh toán chi phí dịch vụ mua ngoài của các công trình (140, 20/04) 154 111 489.230.000 Xuất kho NVL trực tiếp cho các CT (141, 20/04) 154 152 394.522.641 … … … … Cộng x x 1.570.030.241 x Kèm theo … chứng từ gốc Người lập (Ký, họ tên) Ngày 30 tháng 04 năm 2009. Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu số: 0 Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Địa chỉ: Đồng Quang – Thái Nguyên SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 04 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày Số hiệu Ngày 01 10/04 1.812.156.100 02 20/04 1.570.030.241 03 30/04 1.957.872.254 - Cộng tháng - Cộng lũy kế từ đầu quý - Cộng tháng - Cộng lũy kế từ đầu quý - Số này có …………. trang, đánh số trang từ 01 đến trang ……………. - Ngày mở sổ: …………. Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày 30 tháng 04 năm 2009. Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Phòng Kế Toán) Bỉếu số: Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Địa chỉ: Đồng Quang – Thái Nguyên SỔ CÁI ( trích) Năm: 2009 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp Số hiệu: 1541 Đơn vị tính: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu tài khoản đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày Nợ Có A B C D E 1 2 G Số dư đầu tháng … 10/04 01 10/04 Xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp cho các công trình 152 153.690.348 … … … … … … … 20/04 02 20/04 Chi phí dịch vụ mua ngoài các CT 111 489.230.000 30/04 03 30/04 Lương phải trả người lao động 334 445.132.081 … … x x Cộng số phát sinh tháng x 5.340.058.595 x x Số dư cuối tháng 4 x Cộng lũy kế từ đầu quý - Số này có …………. trang, đánh số trang từ 01 đến trang ……………. - Ngày mở sổ: …………. Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày 30 tháng 04 năm 2009. Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu số: Mẫu số: S18 – DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/19/2006 của BTC) Đơn vị: Công ty xây dựng Tân Long Địa chỉ: Đồng Quang – Thái Nguyên SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH (Trích) Tài khoản: 1541 Công trình trường PTDT nội trú Nguyễn Bỉnh Khiêm Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng số tiền Ghi nợ Tài khoản 1541 Chia ra Số hiệu Ngày, tháng CP NVL trực tiếp CP NC trực tiếp CP SX chung CP SD máy thi công A B C D E 1 2 3 4 5 … … … … … … … … … … 10/04 08/04 Xuất kho tấm lợp, gỗ ván (lán trại) – CT trường NBK 152 7.720.910 7.720.910 … … … … … … … … … … 20/04 113 15/04 Trả tiền cước vận chuyển xi măng – CT trường NBK 111 533.333 533.333 … … … … … … … 30/04 BPB 30/04 Trích khấu hao CCDC-CT trường NBK 153 719.354 719.354 30/04 30/04 Lương phải trả quản lý công trình NBK 334 7.991.163 7.991.163 … … … … … … … … … x x x Cộng tháng 4 x 283.522.456 84.041.992 113.465.150 57.657.386 28.357.928 Đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty Công ty xây dựng Tân Long đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí thực tế phát sinh. Điều này có nghĩa là chi phí dở dang của công trình,hạng mục công trình chính là toàn bộ chi phí từ lúc bắt đầu thi công cho đến lúc hoàn thành bàn giao công trình. Hàng tháng kế toán sẽ tiến hành cộng lũy kế các chi phí sản xuất phát sinh của từng công trình, hạng mục công trình trên sổ chi tiết tài khoản 1541. Đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao hoặc chờ bàn giao thì kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh vào giá vốn của công trình. Vào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa_luan_chinh_thuc_5397.doc