Đề cương bài giảng Kế toán chi phí

Tài liệu Đề cương bài giảng Kế toán chi phí: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA KINH TẾ ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KẾ TOÁN CHI PHÍ (Tài liệu lưu hành nội bộ) Hưng Yên MỤC LỤC Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ ..................................... 1 1.1. Chức năng của kế toán chi phí .................................................................................. 1 1.1.1. Sự cần thiết phải hoạch định và kiểm soát chi phí. ............................................ 1 1.1.2. Nhu cầu thông tin để hoạch định và kiểm soát chi phí. ..................................... 1 1.2. Quá trình vận động của chi phí trong quá trình sản xuất .......................................... 2 1.2.1. Hoạt động của DN sản xuất ............................................................................... 2 1.2.2. Quá trình vận động của chi phí .......................................................................... 3 1.3. So sánh kế toán chi phí và kế toán tài chính ........................................

pdf96 trang | Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương bài giảng Kế toán chi phí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA KINH TẾ ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KẾ TOÁN CHI PHÍ (Tài liệu lưu hành nội bộ) Hưng Yên MỤC LỤC Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ ..................................... 1 1.1. Chức năng của kế toán chi phí .................................................................................. 1 1.1.1. Sự cần thiết phải hoạch định và kiểm soát chi phí. ............................................ 1 1.1.2. Nhu cầu thông tin để hoạch định và kiểm soát chi phí. ..................................... 1 1.2. Quá trình vận động của chi phí trong quá trình sản xuất .......................................... 2 1.2.1. Hoạt động của DN sản xuất ............................................................................... 2 1.2.2. Quá trình vận động của chi phí .......................................................................... 3 1.3. So sánh kế toán chi phí và kế toán tài chính ............................................................ 3 Chương 2: PHÂN LOẠI CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM .................................. 5 2.1. Chi phí sản xuất ........................................................................................................ 5 2.1.1. Khái niệm về chi phí .......................................................................................... 5 2.1.2. Đặc điểm của chi phí .......................................................................................... 5 2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh................................................................ 5 2.2. Giá thành sản phẩm ................................................................................................. 12 2.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm ......................................................................... 12 2.2.2. Các loại giá thành sản phẩm ............................................................................ 12 2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ..................................... 13 Chương 3: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ THỰC TẾ ............................................................................................... 15 3.1. Mục tiêu và nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế ................................................................................................................. 15 3.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 15 3.1.2. Mục tiêu ........................................................................................................... 15 3.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế ..................................................................................................................................... 15 3.2.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ....................................... 15 3.2.2. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm ................................. 16 3.2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất ................................................................................ 17 3.2.4. Đánh giá, điều chỉnh các khoản giảm giá thành sản phẩm .............................. 17 3.2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ................................................................ 18 3.2.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ............................................................. 21 3.2 Phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm.............................. 28 3.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoạt động phục vụ theo chi phí thực tế ......................................................................................................... 37 3.3.1. Khái quát về hoạt động phục vụ ....................................................................... 37 3.3.2. Đối tượng và tập hợp chi phí sản xuất ............................................................. 37 3.3.3. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm ................................. 38 3.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất ................................................................................ 38 3.3.5. Đánh giá, điều chỉnh các khoản giảm giá thành sản phẩm .............................. 38 3.3.6. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ................................................................ 38 3.3.7. Tính và phân bổ giá thành thực tế của hoạt động phục vụ............................... 38 3.3.8. Tài khoản, phương pháp phản ảnh chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hoạt động phục vụ ...................................................................................................... 43 3.4. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp theo chi phí thực tế ................................................................................................................ 44 3.4.1. Đặc điểm sản xuất công nghiệp ....................................................................... 44 3.4.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .................................................................. 45 3.4.3. Tập hợp chi phí sản xuất .................................................................................. 45 3.4.4. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm ................................. 45 3.4.5. Tổng hợp chi phí sản xuất ................................................................................ 45 3.4.6. Đánh giá, điều chỉnh các khoản giảm giá thành sản phẩm .............................. 45 3.4.7. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ................................................................ 45 3.4.9. Tài khoản, phương pháp phản ảnh chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm công nghiệp ................................................................................................................ 52 3.5. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo chi phí thực tế ............................................................................................................................ 53 3.5.1. Đặc điểm hoạt động xây lắp ............................................................................ 53 3.5.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .................................................................. 54 3.5.3. Tập hợp chi phí sản xuất .................................................................................. 54 3.5.4. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm ................................. 54 3.5.5. Tổng hợp chi phí sản xuất ................................................................................ 54 3.5.6. Đánh giá, điều chỉnh các khoản giảm giá thành sản phẩm .............................. 54 3.5.7. Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ ................................................... 55 3.5.8. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ............................................................. 55 3.5.9.Tài khoản, phương pháp phản ảnh chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp ( SV tự nghiên cứu) ....................................................................................... 55 3.5.10.Thực hiện giảng dạy theo chương trình Pohe ................................................. 55 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ THƯC TẾ KẾT HỢP VỚI CHI PHÍ ƯỚC TÍNH ................................. 60 4.1. Mục tiêu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính ....................................................................................... 60 4.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 60 4.1.2. Mục tiêu ........................................................................................................... 60 4.2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đơn đặt hàng theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính ................................................................... 61 4.2.1. Điều kiện vận dụng .......................................................................................... 61 4.2.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất đơn đặt hàng. ................ 62 4.2.3. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành đơn đặt hàng. .......................... 62 4.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và ước tính giá thành sản phẩm đơn đặt hàng ....... 63 4.2.5. Tổng hợpđiều chỉnh chênh lệch chi phí sản xuất chung. ................................. 64 4.2.6.Tài khoản sử dụng và phương pháp phản ánh chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đơn đặt hàng............................................................................................... 65 4.2.7. Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đơn đặt hàng....................... 69 4.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm của quy trình sản xuất theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính. .......................................................... 72 4.3.1. Điều kiện vận dụng .......................................................................................... 72 4.3.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .................................................................. 73 4.3.3.Đối tượng tính giá thành và kỳ tính gía thành .................................................. 73 4.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .................................... 73 4.3.5. Tổng hợp và phân bổ chênh lệch chi phí sản xuất chung: ............................... 76 4.3.6. Tài khoản sử dụng và phương pháp phản ánh: ................................................ 76 4.3.7. Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của quy trình ...................... 76 CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ TIÊU CHUẨN ........................................................................................ 80 5.1. Khái quát về chi phí sản xuất định mức và giá thành sản phẩm định mức ............ 80 5.1.1.Khái niệm định mức chi phí .............................................................................. 80 5.1.2.Các loại định mức chi phí sản xuất ................................................................... 80 5.2. Xây dựng Hệ thống định mức chi phí sản xuất ...................................................... 81 5.2.1.Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp....................................................... 81 5.2.2.Định mức chi phí nhân công trực tiếp ............................................................... 81 5.2.3. Định mức chi phí sản xuất chung ..................................................................... 81 5.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí định mức ................................................................................................................................ 83 5.3.1. Điều kiện vận dụng .......................................................................................... 83 5.3.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .................................................................. 83 5.3.3. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí ........................................................ 84 5.3.4. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành ................................................ 84 5.3.5. Tổng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí tiêu chuẩn ..... 84 5.3.6. Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế và phân tích chênh lệch chi phí ................. 86 5.3.7. Tài khoản sử dụng và phương pháp phản ánh chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ..................................................................................................................... 87 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ 1.1. Chức năng của kế toán chi phí 1.1.1. Sự cần thiết phải hoạch định và kiểm soát chi phí. + Mục đích kinh doanh là lợi nhuận, nhưng lợi nhuận bị chi phối bởi: - Doanh thu. - Chi phí. - Lợi thế cạnh tranh (chất lượng, giá bán) + Muốn tăng lợi nhuận thì cần phải: - Tăng doanh thu: Nỗ lực chủ quan nhưng bị tác động của khách quan. - Giảm chi phí hoặc tăng chi phí: Chủ yếu do sự nỗ lực chủ quan. - Giảm giá bán để tăng lợi thế cạnh tranh: Phải giảm chi phí – do sự nỗ lực chủ quan. Do đó để tăng lợi nhuận người quản lý luôn quan tâm đến chi phí. + Cần phải hoạch định và kiểm soát để tiết kiệm chi phí, do đó: - Trước khi chi tiêu: Định mức chi phí tiêu hao. - Trong khi chi tiêu: Chi tiêu theo định mức. - Sau khi chi tiêu: Phân tích sự biến động của chi phí, để biết nguyên nhân của tăng, giảm chi phí mà tìm biện pháp tiết kiệm cho kỳ sau. 1.1.2. Nhu cầu thông tin để hoạch định và kiểm soát chi phí. + Định mức chi phí cần thông tin: - Tiêu chuẩn kỹ thuật: Kỹ thuật cung cấp. - Chi phí thực tế nhiều kỳ: Kế toán cung cấp. - Dự toán chi phí: Kế toán cung cấp. + Kiểm soát chi phí cần thông tin: - Chi phí sản xuất thực tế phát sinh: Kế toán cung cấp. - Biến động chi phí: Kế toán cung cấp. 1.1.3. Chức năng của kế toán chi phí. + Kế toán cung cấp thông tin để hoạch định và kiểm soát chi phí, được gọi là kế toán chi phí. + Chức năng của kế toán chi phí là cung cấp thông tin để hoạch định và kiểm soát chi phí, cụ thể: 2 - Cung cấp thông tin và tham gia định mức chi phí. - Tập hợp chi phí thực tế phát sinh. - Tính giá thành sản phẩm. - Phân tích biến động chi phí 1.2. Quá trình vận động của chi phí trong quá trình sản xuất 1.2.1. Hoạt động của DN sản xuất + Hoạt động của doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là chế biến nguyên liệu thành sản phẩm để bán. + Các chức năng chính trong doanh nghiệp sản xuất: Sản xuất, tiêu thụ và quản lý chung. + Quá trình hoạt động gồm các giai đoạn: Giai đoạn 1: nghiên cứu tiếp cận nhu cầu sản xuất : sản xuất sản phẩm gì, nhu cầu bao nhiêu, sản xuất cho ai Giai đoạn 2: Đầu tư mua sắm tích lũy về nguồn lực: Đầu tư trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, công cụ, lao động Giai đoạn 3: hoạt động sản xuất: đây là giai đoạn đặc trưng của doanh nghiệp sản xuất, giai đoạn doanh nghiệp sử dụng khai thác nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm cung ứng cho quá trình tiêu thụ. Đây là giai đoạn phát sinh chi phí sản xuất Giai đoạn 4: Tiêu thụ sản phẩm: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm chuyển sản phẩm của doanh nghiệp từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng, chuyển thành phẩm sang một laoij tài sản khác chủ yếu là tiền và kết thúc một vòng chu chuyển Tiền -> tư liệu sản xuất -> sản xuất -> hàng hóa-> tiền. 3 1.2.2. Quá trình vận động của chi phí Quá trình Nội dung Vận động của chi phí Chuẩn bị Nghiên cứu, xây dựng dự án đầu tư Chi phí thành lập chuyển thành giá trị tài sản hoặc chi phí khi hoạt động ( chi phí nghiên cứu, thành lập doanh nghiệp ) Đầu tư Mua sắm các nguồn lực: Nhà xưởng, thiết bị, nguồn lực Chi phí mua sắm chuyển thành giá trị tài sản Sản xuất Chế tạo nguyên liệu thành sản phẩm Giá trị nguồn lực tiêu hao chuyển thành chi phí sản xuất các loại chi phí bao gồm: Chi phí dài hạn, chi phí ngắn hạn, chi phí nhân lực Tồn trữ Sản phẩm tồn trữ đáp ứng cho tiêu thụ Chi phí sản xuất chuyển thành giá trị thành phẩm Tiêu thụ Bán sản phẩm Giá trị thành phẩm chuyển thành giá vốn sản phẩm bán (chi phí) 1.3. So sánh kế toán chi phí và kế toán tài chính Thực chất kế toán chi phí là một bộ phận kế toán tách ra từ kế toán tài chính và kế toán quản trị để đảm bảo nhu cầu thông tin chi phí sản xuất, giá thành snar phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy giữa KTCP, KTTC, KTQT luôn tồn tại những mối quan hệ mật thiết trong thu nhận và cung ứng thông tin lần nhau đầu này được thể hiện trên các khía cạnh sau: - KTTC, KTCP, KTQT đều có chung nguồn gốc thông tin ban đâu ( từ chứng từ, chứng cứ kế toán ) nhưng được điều chỉnh và xử lý bằng các kỹ thuật riêng và hướng đến những mục tiêu riêng. 4 - Nội dung cơ bản của kế toán chi phí là nhận diện, thu thập tập hợp chi phí tính giá thành đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí giá thành cho các quyết định kinh tế liên quan đến giá trị thành phẩm, giá vốn, giá bán, lợi nhuận. Kế toán chi phí luôn tồn tại hai mối quan hệ cung cấp thông tin chính:  Cung cấp thông tin chi phí sản xuất giá thành nhanh chóng cho các nhà quản trị phục vụ các quyết định quản trị trong nội bộ doanh nghiệp  Cung cấp thông tin chi phí sản xuất cho việc tổng hợp công bố công khai tình hình tài sản, giá vốn lợi nhuận cho các đối tác bên ngoài. Nhóm thông tin nàyđòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc chuẩn mực, chính sách kế toán chung. Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa KTTC, KTQT, KTCP Căn cứ so sánh Kế toán tài chính Kế toán quản trị Kế toán chi phí Đối tượng sử dụng thông tin Trong, ngoài doanh nghiệp, chủ yếu là ngoài DN Nhà quản trị các cấp ở doanh nghiệp Trong, ngoài doanh nghiệp, chủ yếu là ngoài DN Đặc điểm thông tin - Chủ yếu là giá trị - Lịch sử - Tuân thủ nguyên tắc chuẩn mực kế toán Lin hoạt thích hợp và hướng về tương lai - Giá trị và vật chất - Lịch sử và tương lai - Tuân thủ nguyên tắc chuẩn mực kế toán, nhưng thích hợp theo yêu cầu Báo cáo thực hiện Báo cáo tài chính Báo cáo quản trị nội bộ Báo cáo chi phí, bảng tính giá thành Phạm vi báo cáo Toàn doanh nghiệp Bộ phận trong tổ chức sản xuất kinh doanh Từng bộ phận, toàn DN Kỳ báo cáo Định kỳ, tháng, quý, năm Thường xuyên hoặc định kỳ Định kỳ và khi có nhu cầu. 5 Chương 2: PHÂN LOẠI CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Mục tiêu học tập Sau khi nghiên cứu chương này người học có thể 1. Nắm được khái niệm, đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 2. Phân loại được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3. Vận dụng được kiến thức vào thực tế 2.1. Chi phí sản xuất 2.1.1. Khái niệm về chi phí Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình doanh nghiệp khai thác, sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn ... để sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. Đó là quá trình doanh nghiệp bỏ ra các chi phí và thu được những sản phẩm hoàn thành, vậy; Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho các cổ đông hoặc chủ sở hữu vốn. Chỉ những chi phí chi ra trong quá trình sản xuất mới được gọi là chi phí sản xuất, chi phí sản xuất phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc thiết bị... Kết thúc quá trình sản xuất, thu được sản phẩm, dịch vụ hoàn thành gọi là sản phẩm, cần phải tính giá thành tức là tính chi phí bỏ ra để sản xuất hoàn thành sản phẩm 2.1.2. Đặc điểm của chi phí Chi phí là những hao tổn gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh, thường phát sinh với từng giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Với một số đặc điểm chủ yếu như: - Chi phí đo lường mức tiêu hao - Biểu hiện bằng tiền - Chi phí phát sinh hướng đến một mục đích 2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất gồm nhiều loại có tính chất kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau, yêu cầu và phương pháp quản lý các chi phí cũng khác nhau. Để phục vụ cho công 6 tác quản lý sản xuất và hạch toán chi phí sản xuất cần phải tiến hành phân loại chi phí. Có nhiều tiêu thức phân loại chi phí sản xuất, dưới đây là một số tiêu thức phân loại chi phí sản xuất chủ yếu. * Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế(nguồn gốc) của chi phí (phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố) Căn cứ vào tính chất (nguồn gốc) kinh tế của chi phí sản xuất để sắp xếp những chi phí có chung tính chất kinh tế (nguồn gốc kinh tế ban đầu giống nhau) vào một loại (yếu tố) chi phí, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và dùng vào mục đích gì. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất chia thành các yếu tố chi phí sau : - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản, công cụ dụng cụ mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất. - Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền lương, tiền công phải trả, các khoản tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp chi trả về các dịch vụ mua từ bên ngoài: tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí điện thoại ... phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. - Chi phí khác bằng tiền:Bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố trên: như chi phí tiếp khách,... Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế có tác dụng: Quản lý chi phí sản xuất, phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, đồng thời là căn cứ để lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính, cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau, cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân. Ví dụ: Công ty ABC có tài liệu: ( ĐVT: 1000đ) 1. NVL chính xuất kho cho sản xuất sản phẩm: 10.000 7 2. NVL phụ xuất kho cho : SX sản phẩm: 1.000; Quản lý SX: 200; đóng gói bao bì sản phẩm tiêu thụ: 100; quản lý văn phòng 50 3. Nhiên liệu xuất kho trong kỳ: Chạy máy móc TB: 250, dùng cho phương tiện vận chuyển hàng hóa tiêu thụ 100; 4. Phụ tùng thay thế xuất kho: Dùng để sửa chữa MMTB: 50, Dùng để sửa chữa VP công ty 30 5. Tổng hợp tiền lương: CN SX SP: 4.000, công nhân bảo trì máy móc 500, NVBH 400, NVQL 700 6. Xuất kho công cụ dụng cụ: SX SP 120, chứa đựng hàng hóa 80, dùng ở văn phòng công ty 70. 7. Khấu hao TSCĐ của MMTB SX 2.200, Phương tiện vận chuyển 1.600, VP Công ty 1.000 8. DỊch vụ thuê ngoài: Điện nước phục vụ SX 400, phục vụ bán hàng 250, Bảo hiểm tài sản công ty 140 9. Chi phí khác: Quảng cáo 100, mua văn phòng phẩm 96, chi tiếp khachs 300, vi phạm hợp đồng 200 Yêu cầu: Căn cứ vào tài liệu trên chi phí dc xếp theo các yếu tố? BÁO CÁC CHI PHÍ THEO YẾU TỐ Năm X Yếu tố chi phí Số tiền (1000đ) Tỷ trọng 1. Chi phí nguyên vật liệu: 11.780 47,12 - Chi phí NVLC 10.000 40 -Chi phí NVLP 1.350 5,4 - Chi phí nhiên liệu 350 1,4 - Chi phí phụ tùng thay thế 80 0,32 2. Chi phí công cụ, dụng cụ 270 1,08 3. Chi phí nhân công 6.664 26,66 4. Chi phí khấu hao 4.800 19,2 5. Chi phí dịch vụ mua ngoài 790 3,16 6. Chi phí khác bằng tiền 696 2,78 8 *Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí: Căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt nội dung kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm. Không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích chung và những hoạt động ngoài sản xuất. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương, tiền ăn ca, số tiền trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, đội trại sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp trên và bao gồm: + Chi phí nhân viên đội trại sản xuất, phân xưởng sản xuất. Phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng: tiền lương, tiền công, tiền ăn ca, các khoản phụ cấp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương của nhân viên quản lý: nhân viên kế toán, thống kê, thủ kho, tiếp liệu, công nhân vận chuyển, công nhân sửa chữa ở phân xưởng. + Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng phân xưởng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng. + Chi phí dụng cụ sản xuất: gồm chi phí dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng: khuôn mẫu, dụng cụ giá lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động, ván khuôn, giàn giáo trong XDCB. + Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ hữu hình, vô hình, TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng: khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, truyền dẫn, nhà xưởng, vườn cây lâu năm súc vật làm việc, súc vật sinh sản. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh những chi phí về lao vụ dịch vụ mua từ bên ngoài, để phục vụ cho hoạt động sản xuất ở phân xưởng, đội sản xuất như chi phí về điện nước, khí nén, hơi đốt, chi phí điện thoại, Fax, chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài. 9 + Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài những chi phí nêu trên phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng, đội sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. - Chi phí bán hàng: còn gọi là chi phí lưu thông là những chi phí đảm bảo cho việc bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp: là chi phí liên quan đến công việc hành chính, quản trị ở toàn doanh nghiệp - Chi phí khác: Căn cứ vào tài liệu ở ví dụ 1, lập báo cáo chi phí theo công dụng kinh tế BÁO CÁO CHI PHÍ THEO KHOẢN MỤC Năm X Yếu tố chi phí Số tiền Tỷ trọng 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2. Chi phí nhân công trực tiếp 3. Chi phí sản xuất chung 4. Chi phí bán hàng 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6. Chi phí khác 11.000 4.760 3.815 2.706 2.519 200 * Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả Chi phí được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ - Chi phí sản phẩm: Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua vào trong kỳ đối với hoạt động sản xuất chi phí sản phẩm bao gồm CPNVLTT, NCTT, SXC phát sinh trong kỳ ; Đối với hoạt động thương mại dịch vụ thì chi phí sản phẩm là giá mua và chi phí mua hàng hóa trong kỳ. Để quản lý tốt hơn chi phí sản phẩm hạn chế những rủi ro các nhà quản trị thường áp dụng hệ thống quản lý hàng tồn kho kịp thời (JIT – Just in time inventory system) Hệ thống này giúp các nhà quản trị điều hành chi phí sản phẩm theo lực hút của thị trường theo nhu cầu tiêu thụ. - Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của một kỳ kế toán. Chi phí thời kỳ không phải một phần giá trị của giá trị sản phẩm sản 10 xuất mà chúng là những chi phí được khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận. Chi phí thời kỳ thường bao gồm: chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí thuê nhà, chi phí quảng cáo... Với DN sản xuất chi phí sản phẩm phát sinh trong lĩnh vực SX dưới hình thức chi phí SX, sau đó chúng chuyển hóa thành thành phẩm tồn kho, giá trị thành phẩm chờ bán. Khi tiêu thụ chúng chuyển thành giá vốn hàng bán được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ. Ngược lại chi phí thời kỳ , thòi kỳ chúng phát sinh cũng là thời kỳ dc ghi nhận trên BCKQKD BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 1. Doanh thu 2.000 2. Giá vốn - giá thành thành phẩm tồn đầu kỳ - Giá thành thành phẩm sản xuất trong kỳ - Giá thành thành phẩm chờ bán - Giá thành thành phẩm tồn kho 1.400 250 1.350 1.600 200 3. Lợi nhuận gộp 600 4. Chi phí thời kỳ - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý dn 350 150 200 5. Lợi nhuận 250 *Theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ : Chi phí sản xuất gồm : - Chi phí biến đổi (biến phí) là chi phí thay đổi về tổng số tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Thuộc loại này có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Ví dụ: doanh nghiệp dệt thảm, cứ dệt 1m2 thảm hết 5kg len trị giá 500.000 đ. Nếu trong tháng doanh nghiệp sản xuất 100 tấm thảm có kích cỡ 1m2 thì chi phí về len là 5.000.000đ, nếu sản xuất 1000 thì chi phí về len là 50.000.000 đ - Chi phí cố định (định phí) là chi phí không thay đổi tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, chi phí điện thắp sáng... Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm tăng hiệu quả kinh doanh. 11 * Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí, chi phí sản xuất chia làm 2 loại: - Chi phí trực tiếp Chi phí trực tiếp là những khoản chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện một lao vụ dịch vụ nhất định, những chi phí này kế toán căn cứ vào số liệu từ chứng từ gốc để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. - Chi phí gián tiếp: Chi phí gián tiếp là những khoản chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều loại sản phẩm sản xuất nhiều công việc lao vụ thực hiện, những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp. Cách phân loại chi phí sản xuất này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn hợp lý. * Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành chi phí: Theo cách phân loại này chi phí sản xuất chia thành 2 loại: - Chi phí đơn nhất. Chi phí đơn nhất là chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành như : nguyên liệu, vật liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất. - Chi phí tổng hợp: Chi phí tổng hợp là những chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung. Cách phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành của chi phí giúp cho việc nhận thức vị trí của từng loại chi phí trong việc hình thành sản phẩm để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp với từng loại. * Các nhận diện khác về chi phí - Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được : + Chi phí kiểm soát được là chi phí mà nhà quản trị xác định được chính xác mức phát sinh của nó trong kỳ, đồng thời nhà quản trị cũng có quyền quyết định về sự phát sinh của nơ như chi phí thuê nhà, chi phí tiếp khách + Chi phí không kiểm soát được: là chi phí mà nhà quản trị không thể dự đoán chính xác mức phát sinh của nó trong kỳ và vượt quá tầm kiểm soát của nhà quản trị. - Chi phí chênh lệch: 12 Là chi phí khác biệt về chủng loại và mức chi phí giữa các phương án sản xuất Kinh doanh. Hoặc chỉ xuất hiện trong phương án sản xuất kinh doanh này mà không xuất hiện trong các phương án kinh doanh khác - Chi phí chìm - Chi phí cơ hội 2.2. Giá thành sản phẩm 2.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản xuất sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và giá thành hạ nhất 2.2.2. Các loại giá thành sản phẩm Để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm, kế toán cần phân biệt các loại giá thành. Có hai cách phân loại giá thành chủ yếu sau: * Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm chia làm 3 loại: - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp xác định trước khi tiến hành sản xuất. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. - Giá thành định mức: là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản 13 phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm chia làm 2 loại: - Giá thành sản xuất còn gọi là giá thành công xưởng bao gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, tính cho sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để tính giá vốn hàng bán, lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất. - Giá thành toàn bộ bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để tính toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (để tính lãi trước thuế thu nhập doanh nghiệp). 2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 khái niệm riêng biệt có nội dung khác nhau. - Chi phí sản xuất luôn gắn với thời kỳ đã phát sinh chi phí còn giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ đã hoàn thành. - Chi phí sản xuất trong kỳ: Bao gồm cả chi phí sản xuất ra sản phẩm hoàn thành, sản phẩm hỏng và sản phẩm dở cuối kỳ. Còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí cho sản phẩm hỏng và sản phẩm dở cuối kỳ nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Tuy nhiên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại có quan hệ mật thiết vì chúng đều biểu hiện bằng tiền của chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, lao vụ... đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hoặc lãng phí chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Quản lý giá thành gắn với quản lý chi phí sản xuất. Bài tập tình huống Bài 1. Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp sản xuất là gì? Đặc điểm của chi phí gắn với quá trình hoạt động đó? Bài 2. Sự khác biệt giữa kế toán tài chính, kế toán quản trị và kế toán chi phí? Bài 3. Phân loại chi phí theo nội dung (yếu tố)? 14 Bài 4. Phân loại chi phí theo công dụng? Bài 5. Hãy giải thích sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và chi phí thời kỳ? Bài 6. Tại sao chi phí sản xuất chung được xem là chi phí gián tiếp của một đơn vị sản phẩm sản xuất Bài 7. Hãy sắp xếp các loại chi phí dưới đây theo loại chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ trong một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - Khấu hao xe hơi của bộ phận bán hàng - Tiền thuê trang thiết bị sử dụng trong phân xưởng - Dầu nhờn để bảo trì máy móc thiết bị - Tiền lương trả cho nhân viên kho thành phẩm - Lương giám sát phân xưởng - Nguyên liệu để đóng gói thành phẩm gởi bằng đường thủy - Chi phí quảng cáo - Chi phí bảo hiểm cho công nhân trong phân xưởng - Khấu hao nhà xương - Khấu hao xe hơI của hội đồng quản trị - Tiền lương của nhân viên tiếp thị - Tiền thuê phòng để tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm Bài 8. Trình bày khái niệm chi phí chìm, chi phí cơ hội, chi phí khiểm soát được và chi phí không kiểm soát được Bài 9. Trình bày khái niệm giá thành Sp Bài 10. Phân loại giá thành sản phẩm 15 Chương 3: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CHI PHÍ THỰC TẾ Mục tiêu học tập Học xong phần này người học có thể 1. Hiểu được các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 2. Phân biệt được các phương pháp tính giá thành trong hoạt động công nghiệp và tinh giá thành của hoạt động sản xuất phụ 3. Nắm được mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm 4. Xac định được đối tượng tập hợp chi phí sãn xuất và đối tượng tính giá thành 5. Hình thành tư duy logic về các vấn đề lien quan đến kế toán chi phí 3.1. Mục tiêu và nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế 3.1.1. Khái niệm Chi phí sản xuất thực tế là chi phí chế tạo sản phẩm thực tế phát sinh Giá thành thực tế: là chi phí sản xuất thực tế tính cho một khối lượng, đơn vị thành phẩm Kế toán chi phí sản xuất: Phân loại, phản ánh chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ vào từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Tính giá thành sản phẩm: phân bổ tổng hợp chi phí sản xuất đã phản ánh ở các đối tượng chịu chi phí cho khối lượng sản phẩm hoàn thành 3.1.2. Mục tiêu - Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất thực tế, giá thành thực tế của Sp sau mỗi quá trình SX để lương hóa giá trị SPDD, thành phẩm, giá vốn - Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất thực tế, giá thành thực tế của SP để kiểm tra 3.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế 3.2.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí sản xuất và yêu cầu tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất. Có xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mới đáp 16 ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, mới tổ chức tốt công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức ghi sổ kế toán. Để xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và công dụng của chi phí trong sản xuất. Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là: toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hoặc từng giai đoạn của quy trình công nghệ (từng phân xưởng, tổ đội sản xuất) hoặc từng đơn đặt hàng. Tuỳ theo quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đặc điểm của sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, bộ phận, chi tiết, nhóm chi tiết sản phẩm. * Phương pháp trực tiếp Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt. * Phương pháp phân bổ gián tiếp Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất không thể tổ chức ghi chép ban đầu riêng theo từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt. 3.2.2. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp, sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm được khoa học hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm lao vụ kịp thời, trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán. Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp. Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối mỗi tháng. Như vậy, trong trường hợp này, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, có tác dụng cung cấp kịp thời giá thành sản xuất thực tế làm căn cứ tính toán ghi chép số thành phẩm nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng. 17 3.2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất đã tập hợp theo khoản mục chi phí, cuối kỳ cần tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất để làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ trong kỳ. 3.2.4. Đánh giá, điều chỉnh các khoản giảm giá thành sản phẩm Các khoản giảm giá thành là những khoản chi phí phát sinh gắn liền với chi phí SX nhưng không được tính vào giá thành hoặc những khoản chi phí phát sinh nhưng không tạo ra giá trị SP chính như chi phí SP song song, chi phí thiệt hại sản xuất, chi phí sản phẩm hỏng, phế liệuTùy thuộc vào tính trọng yếu của các khoản giảm giá thành kế toán có thể đánh giá và điều chỉnh giảm giá thành theo những nguyên tắc nhất định. Nếu các khoản giảm giá thành phát sinh nhỏ, không thường xuyên và không ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin giá thành thực tế có thể đánh giá và điều chỉnh giảm giá TK632 TK154 TK621 TK622 TK627 TK152, 111, 138 TK155 TK157 Kết chuyển chi phí NVLTT Giá thành thực tế sản phẩm bán ngay không qua kho (đã xác định tiêu thụ cuối kì ) Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế sản phẩm gửi bán Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế sản phẩm hoàn thành Kết chuyển chi phí SXC được phân bổ Kết chuyển chi phí NCTT Các khoản không tính vào giá thành sản phẩm 18 thành theo nguyên tắc doanh thu. Theo nguyên tắc này kế toán điều chỉnh trực tiếp trên sổ chi phí SXKDDD theo giá bán ở thời kỳ bán. VD. Công Ty ABC trên quy trình SX SP A thỉnh thoảng thu hồi phế liệu. Trong tháng tổng chi phí phát sinh là 100 triệu đồng thu hồi phế liệu bán được 15.000đ. Khoản điều chỉnh giảm giá ở đây là 15.000đ Nếu khoản giảm giá thành phát sinh thường xuyên, có giá trị lớn và ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin giá thành thì kế toán sẽ đánh giá điều chỉnh giảm giá thành theo nguyên tắc giá vốn. Theo nguyên tắc này kế toán điều chỉnh trực tiếp trên sổ chi phí SXKDDD theo giá vốn. VD. Công Ty ABC trên quy trình SX SP B thường phát sinh một lượng SP hỏng không sửa chữa dc rất lớn. Trong tháng tổng chi phí phát sinh là 100 triệu đồng và phát sinh một lượng SP hỏng không sửa chữa dc trị giá vốn ước tính 1 triệu đồng, phế phẩm thu hồi từ SP hỏng bán thu được 250.000đ. kế toán điều chỉnh giảm giá thành trên TK CPSXKDDD là 1 triệu đồng. 3.2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Trong các doanh nghiệp, quá trình sản xuất thường diễn ra liên tục, xen kẽ lẫn nhau. ở thời điểm cuối kỳ (cuối tháng, cuối quý, cuối năm) có thể có những sản phẩm đang nằm trên dây chuyền công nghệ sản xuất, những sản phẩm đã hoàn thành ở một trong các giai đoạn công nghệ sản xuất chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến. Những sản phẩm đó gọi chung là sản phẩm làm dở. Sản phẩm làm dở là những sản phẩm đang trong quá trình gia công sản xuất chế biến trong phạm vi doanh nghiệp. Để tính được giá thành cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành kế toán phải tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. Đánh giá sản phẩm làm dở là tính toán xác định phần chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những nhân tố quyết định đến tính trung thực hợp lý của giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên việc tính toán giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là một công việc rất phức tạp, khó có thể thực hiện được một cách chính xác tuyệt đối. Để đánh giá sản phẩm làm dở được chính xác hơn kế toán phải tiến hành kiểm kê chính xác khối lượng sản phẩm dở dang trên các giai đoạn công nghệ sản xuất, xác định được mức độ chế biến 19 hoàn thành của sản phẩm làm dở và áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở thích hợp. Sau đây giới thiệu một số phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. * Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, còn các chi phí khác: Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Công thức tính toán như sau : Dđk + Cn Dck = ------------ x Qd Qsp + Qd Trong đó: - Dck và Dđk là chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. - Cn là chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ. - Qsp và Qd là sản lượng của sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau thì chi phí sản xuất sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, còn chi phí sản xuất sản phẩm dở dang ở các giai đoạn sau, phải tính theo giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang. * Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Phương pháp này, căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến hoàn thành của chúng, để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó lần lượt tính từng khoản mục chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp hoặc chi phí vật liệu chính trực tiếp sản xuất, thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: Dđk + Cn Dck = -------------- x Qd (1) 20 Qsp + Qd Đối với các chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất theo mức độ chế biến như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: Dđk + C Dck = -------------- x Q’d (2) Qsp + Q’d Trong đó: Q’d là khối lượng sản phẩm dở dang đã quy đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, theo mức độ chế biến hoàn thành (% HT) Q’d = Qd x %HT Đối với doanh nghiệp chế biến phức tạp kiểu liên tục thì các khoản mục chi phí của giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau tính cho giá trị sản phẩm dở cuối kỳ của giai đoạn sau theo công thức 1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương thích hợp với những sản phẩm có tỷ trọng chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất không lớn lắm, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ. Đối với những doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm dở dang ở các khâu trên dây chuyền sản xuất tương đối đồng đều nhau có thể vận dụng chung mức độ chế biến hoàn thành 50% để giảm bớt công việc xác định mức độ hoàn thành ở từng công đoạn. Phương pháp tính này còn gọi là phương pháp tính 50%. * Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến Được sử dụng trong trường hợp các quy trình SX có SP dở dang cuối kỳ ít biến động để đơn giản chi phí SX DD cuối kỳ được đánh giá theo 50% chi phí chế biến. Đối với nhóm 1: Dđk + Cn Dck = -------------- x Qd (1) Qsp + Qd 21 Đối với nhóm 2: Dđk + Cn Dck = -------------- x Qd x 50% (2) Qsp + Qd x 50% * Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức Theo pp này đánh giá SP DD cuối kỳ tương tự các phương pháp trên. Tuy nhiên chi phí SX dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí kế hoạch. Vì vậy phương pháp này chỉ phát huy hiệu quả khi hệ thống kế hoạch chi phí có độ chính xác cao. Dck = Tổng Sản lương DD x Tỷ lệ hoàn thành x Chi phí kế hoạch của mỗi SP 3.2.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và các tài liệu liên quan để tính toán tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành theo đối tượng và khoản mục giá thành. Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành mà chọn lựa phương pháp tính giá thành thích hợp đối với từng đối tượng tính giá thành. * Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp tính giá thành giản đơn còn gọi là phương pháp tính trực tiếp. Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo. Ví dụ tính giá thành sản phẩm điện, nước, bánh kẹo, than, quặng, kim loại...) Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định, cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định, tính giá thành sản phẩm hoàn thành cho từng khoản mục chi phí theo công thức : Z = C + D đk – Dck Giá thành đơn vị sản phẩm tính như sau : 22 Z z = ---- Q Trong đó: Z,z: tổng giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm, lao vụ sản xuất thực tế C: tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ theo từng đối tượng. Dđk, Dck: chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Q: sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng ít và ổn định nên không cần tính chi phí của sản phẩm dở thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. Z = C Ví dụ : Nhà máy X tháng 1/năm N sản xuất được 6000 SPA, chi phí sản xuất trong tháng tập hợp được như sau (đơn vị : 1000 đ): - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: 120.000 - Chi phí nhân công trực tiếp: 32.000 - Chi phí sản xuất chung: 46.000 ---------------- Cộng 198.000 Yêu cầu: Tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm A. Bài giải : Ta có: Z = 198.000 198.000 z = ---------------- = 33 6000 * Phương pháp hệ số Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo hệ số áp dụng đối với những doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên liệu, vật liệu, nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau như doanh nghiệp sản xuất hoá chất, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp nuôi ong. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Theo phương pháp này muốn tính được giá thành cho từng loại sản phẩm phải căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số tính giá thành, trong đó lấy loại sản phẩm có hệ số bằng 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn. Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số tính giá thành quy ước cho từng loại sản phẩm để tính quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn (sản phẩm có hệ số bằng 1). Gọi Hi là hệ số tính giá thành quy ước của sản phẩm i, và Qi là sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i. + Tính quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn. Q = Qi x Hi Trong đó: 23 Q: tổng sản lượng thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn. + Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm: Dđk + C - Dck Zi = -------------------- x Qi Hi Q Zi zi = ------ Qi * Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ áp dụng thích hợp đối với doanh nghiệp mà cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được nhóm sản phẩm cùng loại, với nhiều chủng loại phẩm cấp, quy cách khác nhau như sản xuất nhóm ống nước với nhiều kích thước đường kính và độ dài khác nhau, sản xuất quần áo dệt kim với nhiều cỡ số khác nhau, sản xuất chè hương với nhiều phẩm cấp khác nhau. Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành sẽ là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Để tính giá thành thực tế cho từng quy cách sản phẩm có thể áp dụng phương pháp tính hệ số hoặc phương pháp tỷ lệ. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ phải căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và chi phí sản xuất đã tập hợp, để tính ra tỷ lệ tính giá thành. Tiêu chuẩn phân bổ thường là giá thành kế hoạch, hoặc giá thành định mức. Sau đó tính giá thành cho từng thứ sản phẩm. Cách tính như sau: Tỷ lệ tính Giá thành thực tế cả nhóm sản phẩm giá thành (theo từng khoản mục) từng = -------------------------------------------------- khoản mục Tổng tiêu chuẩn phân bổ (theo từng khoản mục) Giá thành thực tế Tiêu chuẩn phân bổ Tỷ lệ tính từng quy cách = của từng quy cách x giá thành (theo từng khoản mục) từng khoản mục * Phương pháp phân bước áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục: Là doanh nghiệp có qui trình sản xuất sản phẩm qua nhiều giai đoạn (bước) chế biến nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, không thể đảo ngược, mỗi bước chế biến ra 1 loại bán thành phẩm. Bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau và tiếp tục như vậy tạo ra thành phẩm. Đối với loại hình này mặt hàng sản xuất không nhiều, khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, sản phẩm dở nhiều và không ổn định. Đối tượng tập 24 hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ của quy trình sản xuất sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm hoàn thành ở các giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối. Kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo. Do có hai trường hợp xác định đối tượng tính giá thành nên có hai phương pháp phân bước - Phân bước có tính giá thành của bán thành phẩm - Phân bước không tính giá thành của bán thành phẩm a) Phương pháp phân bước có tính giá thành của bán thành phẩm Phương phương này có đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn, và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối. Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành, giá thành đơn vị của bán thành phẩm giai đoạn trước và chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Bởi vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự Sơ đồ kết chuyển chi phí tuần tự để tính giá thành Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn n + + + Theo sơ đồ trên, trình tự tính giá thành bán thành phẩm tự chế ở từng giai đoạn và giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng như sau: Chi phí NL- VL chính (bỏ vào 1 lần từ đầu) Giá thành bán TP giai đoạn 1 chuyển sang Giá thành bán TP giai đoạn n-1 chuyển sang Chi phí SX khác ở giai đoạn 1 Chi phí SX khác ở giai đoạn 2 Chi phí SX khác ở giai đoạn n Z và z bán TP giai đoạn 1 Z và z bán TP giai đoạn 2 Z và z của thành phẩm 25 Trước hết căn cứ chi phí sản xuất đã tập hợp được ở giai đoạn 1 (giai đoạn đầu) để tính giá thành và giá thành đơn vị của bán thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn 1 theo công thức tính: Z1 = D đk1 + C1 - Dck 1 Z1 Và z1 = ------ Q1 Trong đó: Z1: là tổng giá thành của bán thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn 1 z1: là giá thành đơn vị của bán thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn 1 C : là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp ở giai đoạn 1 D đk1 và Dck1: là chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ ở giai đoạn Q1: là sản lượng bán thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn 1 Tiếp theo, căn cứ vào giá thành thực tế của bán thành phẩm tự chế ở giai đoạn 1 đã tính chuyển sang giai đoạn 2 và các chi phí sản xuất khác đã tập hợp được ở giai đoạn 2 để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị bán thành phẩm hoàn thành giai đoạn 2: Z2 = D đk2 + Z1 + C2 - Dck 2 Z2 z2 = ------ Q2 Cứ tiếp tục như vậy ta tính được giá thành thành phẩm giai đoạn n theo công thức: ZTP = D đkn + Zn-1 + Cn - Dck n ZTP Và zTP = ------ QTP Chú ý: Nếu bán thành phẩm tự chế hoàn thành ở từng giai đoạn Có 2 cách tính kết chuyển chi phí tuần tự là kết chuyển tuần tự tổng hợp và kết chuyển tuần tự từng khoản mục. Kết chuyển tuần tự tổng hợp là giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn trước, chuyển sang giai đoạn sau bằng con số tổng hợp. Cách tính toán này nhanh nhưng lại không phản ánh rõ từng khoản mục chi phí, nếu muốn tính được từng khoản mục thì lại phải hoàn nguyên tương đối phức tạp, vì vậy rất ít đơn vị áp dụng. Kết chuyển tuần tự từng khoản mục là giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn trước, chuyển sang giai đoạn sau theo từng khoản mục chi phí, để có thể tính nhập vào khoản mục chi phí tương ứng ở giai đoạn sau. Cách tính này có khối lượng tính toán nhiều, nhưng giá thành bán thành phẩm và thành phẩm ở giai đoạn cuối được phản ánh theo từng khoản mục chi phí, phù hợp với công tác quản lý chi phí, vì vậy trong thực tế phương pháp này được sử dụng nhiều hơn. 26 Ví dụ 1.3: Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A có quy trình công nghệ sản xuất phải qua hai giai đoạn công nghệ sản xuất (2 phân xưởng sản xuất) chế biến liên tục (hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên). Trong tháng 1/N có các tài liệu sau (đơn vị tính 1000đ) 1- Chi phí của sản phẩm dở dang đầu tháng gồm: SP dở dang SP dở dang đầu tháng phân xưởng 2 Khoản mục chi phí đầu tháng Chi phí PX Chi phí phân xưởng 1 chuyển phân xưởng Cộng 1 sang 2 1- Chi phí NVL trực tiếp 9.600 6.000 6.000 2- Chi phí nhân công T.tiếp 480 600 486 1086 3- Chi phí SX chung 600 900 528 1428 Cộng 10.680 7.500 1014 8.514 2- Chi phí sản xuất trong tháng 1/N đã tập hợp được: TK ghi nợ 154 154 TK 154 TK ghi có chi tiết PX 1 chi tiết PX 2 TK 621 62.400 - 62.400 TK 622 6.360 5034 11.394 TK 627 9.660 7.752 17.412 Cộng 78.420 12.786 91.206 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bỏ vào sản xuất một lần từ đầu dây chuyền sản xuất của phân xưởng 1. 2- Kết quả sản xuất trong tháng 1/N - Phân xưởng 1 sản xuất được 1100 bán thành phẩm, đem nhập kho 200 bán thành phẩm, chuyển sang phân xưởng 2: 900 bán thành phẩm. Cuối kỳ còn 100 sản phẩm dở dang mức độ chế biến hoàn thành 40%. - Phân xưởng 2 nhận 900 bán thành phẩm của phân xưởng 1 chuyển sang, cùng với sản phẩm dở dang đầu tháng để tiếp tục chế biến, sản xuất hoàn thành được 800 thành phẩm nhập kho, còn 200 sản phẩm dở dang, mức độ chế biến hoàn thành 60%. Yêu cầu: Tính giá thành và giá thành đơn vị thành phẩm hoàn thành theo phương pháp phân bước có tình giá thành bán thành phẩm (lập bảng tính giá thành). Đánh giá sản phẩm làm dở theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Bài giải: Tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành của phân xưởng 1 - Tính chi phí sản xuất của sản phẩm làm dở cuối tháng + Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. 9.600 + 62.400 DckN = ------------------------------------- x 100 = 6.000 27 1.100 + 100 + Chi phí nhân công trực tiếp. 480 + 6.360 DckNC = --------------------------------------- x 40 = 240 1100 + (100 x 40%) + Chi phí sản xuất chung. 600 + 9.660 DckSXC = --------------------------------------- x 40 = 360 1100 + (100 x 40%) Cộng : 6.600 Bảng tính giá thành bán thành phẩm phân xưởng 1 Sản lượng 1100 Khoản mục chi phí D đk C Dck Z z 1. CP NVL T.tiếp 9.600 62.400 6.000 66.000 60 2. CP NC trực tiếp 480 6360 240 6.600 6 3. CP SX chung 600 9.660 360 9.900 9 Cộng 10.680 78.420 6.600 82.500 75 Tính chi phí sản xuất phân xưởng 1 chuyển sang phân xưởng 2 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: 60 x 900 = 54.000 - Chi phí nhân công trực tiếp: 6 x 900 = 5.400 - Chi phí sản xuất chung: 9 x 900 = 8.100 Nợ TK 154 ( chi tiết giai đoạn 2): 67.500 Nợ TK 155 (chi tiết bán thành phẩm giai đoạn 1): 15.000 Có TK 154 (chi tiết giai đoạn 1): 82.500 Tính giá thành thành phẩm hoàn thành: - Tính chi phí sản xuất của sản phẩm dở cuối tháng của phân xưởng 2: + Chi phí vật liệu chính trực tiếp 6.000 + 54.000 DckN = ----------------------------------- x 200 = 12.000 800 + 200 + Chi phí nhân công trực tiếp 600 + 5.400 486 + 5.034 DckNC = ------------------- x 200 + ------------------------ x 120 = 1.920 800 + 200 800 + (200 x 60%) + Chi phí sản xuất chung: 900 + 8.100 528 + 7.752 DckSXC = ------------------- x 200 + ---------------------- x 120 = 2.880 800 + 200 800 + (200 x 60%) Cộng : 16.800 28 Bảng tính giá thành thành phẩm hoàn thành phân xưởng 2 Sản lượng 800 Khoản mục chi phí D đk C Dck Z z G.đoạn 1 G.đoạn 2 1. CP NVL T.tiếp 6.000 54.000 _ 12.000 48.000 60 2. CP NC trực tiếp 1086 5.400 5034 1.920 9.600 12 3. CP SX chung 1428 8.100 7.752 2.880 14.400 18 Cộng 8.514 67.500 12.786 16.800 72.000 90 Nợ TK 155 (chi tiết thành phẩm A) : 72.000 Có TK 154 (chi tiết giai đoạn 2) : 72.000 Phương pháp này, giúp doanh nghiệp tính toán được giá thành bán thành phẩm tự chế ở từng giai đoạn công nghệ sản xuất (từng phân xưởng, đội sản xuất), thuận tiện cho việc tính toán hiệu quả kinh tế ở từng giai đoạn, từng phân xưởng sản xuất, giúp cho việc ghi sổ kế toán bán thành phẩm nhập kho, bán thành phẩm chuyển giữa các giai đoạn hoặc bán ra ngoài. Vì vậy phương pháp này được áp dụng đối với những sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, mà bán thành phẩm cũng là sản phẩm hàng hoá (có bán ra ngoài) như các loại sợi, các loại vải mộc trong công nghiệp dệt. Nó cũng được áp dụng đối với những sản phẩm có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế quốc dân như bán thành phẩm gang, luyện thép trong công nghiệp luyện kim đen. 3.2 Phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm Đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành giai đoạn cuối nên đối tượng tính giá thành có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí kế toán sử dụng phương pháp tổng cộng chi phí để tính giá thành cho thành phẩm hoàn thành. Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn (từng phân xưởng, đội sản xuất) để tính ra chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm theo khoản mục chi phí quy định, sau đó cộng song song từng khoản mục chi phí của các giai đoạn để tính ra giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối. Phương pháp này còn gọi là phương pháp kết chuyển song song. 29 Sơ đồ kết chuyển chi phí song song Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn n Kết chuyển song song từng khoản mục Chi phí sản xuất từng giai đoạn trong giá thành thành phẩm theo từng khoản mục chi phí được tính như sau: + Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Dđki + Ci Czi = ----------------------- x QTP QTP + QD + Đối với các chi phí chế biến: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Trường hợp đánh giá sản phẩm dở theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Dđki + Ci Czi = ----------------------- x QTP QTP + QDSi - Trường hợp đánh giá sản phẩm dở theo ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: Dđki + Ci Czi = ----------------------- x QTP QTP + Q’Di + QDSi Trong đó: Czi là chi phí sản xuất của giai đoạn i trong giá thành thành phẩm Dđki: là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ giai đoạn i Ci: là chi phí sản xuất trong kỳ giai đoạn i QDi: là khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ của giai đoạn i QD: là khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ của tất cả các giai đoạn sản xuất của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. QDSi: là khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ của các giai đoạn sau giai đoạn i QTP: là khối lượng thành phẩm hoàn thành. Q’Di: là khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ giai đoạn i quy đổi ra sản Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 1 Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 2 Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn n Chi phí SX của giai đoạn I trong Z thành phẩm Chi phí SX của giai đoạn II trong Z thành phẩm Chi phí SX của giai đoạn n trong Z thành phẩm Giá thành sản xuất của thành phẩm 30 phẩm hoàn thành giai đoạn i Q’Di = QDi x % HT Sau đó cộng song song từng khoản mục chi phí của các giai đoạn trong giá thành thành phẩm để tính ra giá thành của thành phẩm. n ZTP =  CZi i =1 Ví dụ :Sử dụng số liệu ví dụ (phương pháp kết chuyển tuần tự) (đơn vị 1000 đ). Yêu cầu: Tính giá thành thành phẩm theo phương pháp kết chuyển song song (phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm) Bài giải: * Tính chi phí sản xuất của phân xưởng 1 trong giá thành của thành phẩm hoàn thành giai đoạn cuối theo từng khoản mục. - Chi phí NL-VL 15.600 + 62.400 trực tiếp = ------------------------------- x 800 = 48.000 800 + 200 + 200 + 100 - Chi phí nhân công 1080 + 6.360 trực tiếp = ---------------------------- x 800 = 4.800 800 + 200 + 200 + 40 1.500 + 9.660 - Chi phí SX chung = ------------------------------- x 800 = 7.200 800 + 200 + 200 + 40 *Tính chi phí sản xuất phân xưởng 2 trong giá thành của thành phẩm hoàn thành giai đoạn cuối theo từng khoản mục. - Chi phí nhân công 486 + 5034 trực tiếp = ----------------------------- x 800 = 4.800 800 + (200 x 60%) - Chi phí sản xuất 528 + 7.752 chung = ----------------------------- x 800 = 7.200 800 + (200 x 60%) Bảng tính giá thành thành phẩm A Sản lượng 800 CP SX từng giai đoạn nằm trong Khoản mục chi phí giá thành thành phẩm Z z Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 1. CP NVL T.tiếp 48.000 - 48.000 60 2. CP NC trực tiếp 4.800 4.800 9.600 12 3. CP SX chung 7.200 7.200 14.400 18 Cộng 60.000 12.000 72.000 90 31 Nợ TK 155 (chi tiết TP A): 72.000 Có TK 154: 72.000 Phương pháp này, có ưu điểm tính toán giá thành của thành phẩm được nhanh chóng. Nhưng do không tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn (phân xưởng, đội sản xuất) nên không xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh ở từng giai đoạn (phân xưởng, đội sản xuất), không có số liệu để ghi sổ kế toán bán thành phẩm nhập kho và bán thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau. Số dư cuối kỳ ở sổ chi tiết chi phí sản xuất của từng phân xưởng không tương ứng với khối lượng sản phẩm dở dang hiện có ở từng phân xưởng. * Phương pháp tính giá thành ở loại hình doanh nghiệp có quy trình chế biến phức tạp kiểu song song hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối với loại hình doanh nghiệp này, sản phẩm gồm nhiều chi tiết bộ phận khác nhau, mỗi chi tiết, bộ phận của sản phẩm có quy trình công nghệ riêng, sử dụng một loại nguyên liệu, vật liệu riêng và được tiến hành ở các bộ phận sản xuất khác nhau, sau đó lắp ráp theo tỷ lệ nhất định để tạo ra thành phẩm. ở doanh nghiệp này tổ chức sản xuất thường là đơn chiếc hoặc hàng loạt, chu kỳ sản xuất dài khối lượng sản phẩm làm dở nhiều và biến động lớn như doanh nghiệp sản xuất xe đạp, xe máy, đóng tàu ... Đối tượng kế toán tập hợp chi phí là từng phân xưởng hoặc công đoạn sản xuất, còn đối tượng tính giá thành có thể là từng chi tiết, bộ phận sản phẩm, hàng loạt hàng hoặc từng đơn đặt hàng. Trường hợp đối tượng tính giá thành là từng chi tiết bộ phận sản phẩm và thành phẩm hoàn thành. Kế toán sử dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành cho từng chi tiết, bộ phận sản phẩm hoàn thành và phương pháp cộng chi phí để tính giá thành cho thành phẩm hoàn thành. Trường hợp đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng hoàn thành thì đối tượng tính giá thành sử dụng nhiều đối tượng tập hợp chi phí. (chi phí sản xuất của các phân xưởng sản xuất chi tiết bộ phận sản phẩm và chi phí phát sinh qua các thời kỳ), kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất. Kế toán sử dụng phương pháp cộng chi phí để tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng áp dụng thích hợp với những sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, kiểu song song (lắp ráp) tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc hàng loạt vừa, theo các đơn đặt hàng (hợp 32 đồng kinh tế), chu kỳ sản xuất dài và riêng rẽ, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng sản xuất (đội sản xuất) và từng đơn đặt hàng, hoặc hàng loạt hàng sản xuất ở từng phân xưởng (đội sản xuất đó). Còn đối tượng tính giá thành là thành phẩm của từng đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng, kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất, chỉ khi nào sản xuất hoàn thành đơn đặt hàng kế toán mới tính giá thành cho thành phẩm của đơn đặt hàng hoặc loạt hàng đó. Khi một đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng mới đưa vào sản xuất, kế toán phải tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng. Phương pháp này tập hợp chi phí : + Đối với chi phí trực tiếp (chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) căn cứ vào chứng từ gốc tập hợp theo đơn đặt hàng. + Đối với chi phí gián tiếp (chi phí sản xuất chung) tập hợp theo từng phân xưởng, cuối tháng phân bổ cho từng đơn đặt hàng. Cuối mỗi tháng căn cứ chi phí sản xuất đã tập hợp ở từng phân xưởng, đội sản xuất theo từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất để ghi sang các bảng tính giá thành có liên quan. Khi nhận được chứng từ xác nhận đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng sản xuất hoàn thành (phiếu nhập kho, phiếu giao nhận sản phẩm ...) thì toàn bộ chi phí ghi trên bảng tính giá thành là tổng giá thành của đơn đặt hàng hoàn thành, còn đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì chi phí đã ghi trong các bảng tính giá thành đều là chi phí của sản phẩm dở dang. Ví dụ: Doanh nghiệp có 2 đơn đặt hàng số 15 A và 12B. Đơn đặt hàng số 15A sản xuất 100 sản phẩm A và hoàn thành trong tháng. Đơn đặt hàng số 12B sản xuất 8 sản phẩm B và hoàn thành trong thời hạn 2 tháng, chi phí sản xuất đã tập hợp được như sau (đơn vị 1000 đ): Khoản mục chi phí 15A 12B Cộng 1- Chi phí NL-VL trực tiếp 44.000 26.000 70.000 2- Chi phí nhân công trực tiếp 30.000 20.000 50.000 3- Chi phí sản xuất chung - 25.000 Yêu cầu: Tính giá thành đơn đặt hàng hoàn thành. Biết rằng chi phí sản xuất chung phân bổ cho đơn đặt hàng trong tháng theo chi phí nhân công trực tiếp. Bài giải: Chi phí sản xuất chung phân bổ cho đơn đặt hàng 15A: 25.000 ------------------------- x 30.000 = 15.000 30.000 + 20.000 33 Đơn đặt hàng 12B : 25.000 – 15.000 = 10.000 Bảng tính giá thành của đơn đặt hàng số 15A 100 sản phẩm Khoản mục chi phí Z z 1- Chi phí NL-VL trực tiếp 44.000 440 2- Chi phí nhân công trực tiếp 30.000 300 3- Chi phí sản xuất chung 15.000 150 Cộng 89.000 890 Phương pháp này có ưu điểm là công việc tính toán ít và đơn giản, không phải tính toán chi phí của sản phẩm dở dang khi tính giá thành của sản phẩm hoàn thành. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là khi sản phẩm chưa hoàn thành, kế toán không phản ánh được tình hình tiết kiệm hoặc lãng phí chi phí trong sản xuất. Chu kỳ sản xuất càng dài thì nhược điểm này càng rõ. Phương pháp đơn đặt hàng có thể áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ như các máy công cụ, các công trình sửa chữa xe máy, các hạng mục công trình xây lắp được quy định thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ. * Phương pháp tính loại trừ chi phí Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí được áp dụng trong các trường hợp: - Trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Ví dụ: nhà máy đường cùng một quy trình công nghệ ngoài sản phẩm chính là đường kính, còn thu được sản phẩm phụ là rỉ đường, nông trường chăn nuôi lợn thịt, ngoài sản phẩm chính là sản lượng lợn thịt, còn có sản phẩm phụ là phân bón... - Trong cùng quy trình sản xuất, kết quả sản xuất thu được sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định, còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được, mà các khoản thiệt hại này không được tính cho sản phẩm hoàn thành. - Đối với các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm hoặc lao vụ lẫn cho nhau, cần loại trừ ra khỏi giá thành của sản phẩm, lao vụ phục vụ cho sản xuất chính, hoặc bán ra ngoài. Trong các trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, sản phẩm hoàn thành và sản phẩm lao vụ phục vụ cho các bộ phận không phải là sản xuất phụ. 34 Muốn tính được giá thành của các đối tượng tính giá thành, phải lấy tổng chi phí sản xuất đã được tập hợp loại trừ chi phí của sản phẩm phụ, chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng không được tính trong giá thành sản phẩm, chi phí phục vụ lẫn nhau trong nội bộ các phân xưởng sản xuất phụ. Công thức tính giá thành của thành phẩm sẽ là: Z = C + Dđk - Dck - Clt Trong đó: Z là tổng giá thành của đối tượng tính giá thành C là tổng chi phí sản xuất đã tổng hợp Dđk và Dck là chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Clt là chi phí cần loại trừ ra khỏi tổng giá thành của các đối tượng tính giá thành. Để đơn giản tính toán chi phí loại trừ (Clt) thường được tính như sau: - Đối với sản phẩm phụ có thể tính theo giá thành kế hoạch hoặc có thể lấy giá bán của sản phẩm phụ trừ (-) lợi nhuận định mức. - Đối với sản phẩm hỏng tính theo giá thành thực tế như đối với sản phẩm hoàn thành hoặc căn cứ vào quyết định xử lý của lãnh đạo. - Đối với sản phẩm hoặc lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau có thể tính theo giá thành đơn vị kế hoạch, hoặc tính theo chi phí ban đầu. Ví dụ : Một xí nghiệp sản xuất đường chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được cho toàn quy trình công nghệ sản xuất gồm (Đơn vị 1000 đ): - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp : 1.753.000 - Chi phí nhân công trực tiếp : 80.000 - Chi phí sản xuất chung: 105.000 ----------------- Cộng : 1.938.000 Sản phẩm dở dang đầu tháng tính theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: 60.000 Sản phẩm dở dang cuối tháng tính theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: 78.000 Trong tháng sản xuất được 400 tấn đường kính đã nhập kho. Ngoài ra còn thu được 4 tấn rỉ đường. Giá thành kế hoạch 1 tấn rỉ đường: 480 nđ/tấn. 35 Trình tự tính giá thành sản phẩm như sau: 1- Tính chi phí sản xuất của rỉ đường: 480 x 4 = 1.920 2- Tính tổng chi phí của cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ: 60.000 + 1.938.000 – 78.000 = 1.920.000 3- Tính tỷ lệ chi phí sản xuất của rỉ đường trong tổng chi phí: 1.920 Tỷ lệ = ------------- x 100 = 0,1% 1.920.000 4-Chi phí sản xuất của rỉ đường theo từng khoản mục: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: (60.000 + 1.753.000 – 78.000) x 0,1% = 1.920 - Chi phí nhân công trực tiếp: 80.000 x 0,1% = 80 - Chi phí sản xuất chung: 105.000 x 0,1% = 105 Cộng 2.105 Bảng tính giá thành sản phẩm đường kính Sản lượng 400 tấn Đvị 1000 đ Khoản muc chi phí D đk C Dck Clt Z z 1. CP NVL T.tiếp 60.000 1.735.000 78.000 1920 1655.080 4137,7 2. CP NC trực tiếp - 80.000 - 80 79.920 199,8 3. CP SX chung - 105.000 - 105 104.895 262,24 Cộng 60.000 1.938.000 78.000 2.105 1.839.895 4.599,74 Ví dụ : Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A có quy trình sản xuất giản đơn (Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên). Trong tháng có tài liệu kế toán sau (đơn vị 1000 đ): 1- Chi phí của sản phẩm dở đầu tháng: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: 28.000 - Chi phí nhân công trực tiếp: 2.480 - Chi phí sản xuất chung: 4.960 2- Chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ; 112.000 - Chi phí nhân công trực tiếp: 17.320 36 - Chi phí sản xuất chung: 34.640 3-Kết quả sản xuất trong tháng được: 310 thành phẩm A, qua kiểm tra kỹ thuật phát hiện có 5 sản phẩm hỏng không sửa chữa được, thực nhập kho được 305 thành phẩm (kèm phiếu nhập) cuối tháng còn 40 sản phẩm làm dở mức độ hoàn thành 50%. Theo quyết định của giám đốc, sản phẩm hỏng không sửa chữa được, thu hồi được phế liệu trị giá 500, trừ vào lương của người làm ra sản phẩm hỏng 300. Số còn lại tính vào chi phí bất thường. Yêu cầu : Tính giá thành thành phẩm A hoàn thành nhập kho (lập bảng tính giá thành ) đánh giá sản phẩm dở theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Bài giải : Đánh giá sản phẩm làm dở cuối tháng: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: 28.000 + 112.000 DckN = ------------------------------------- x 40 = 16.000 310 + 40 - Chi phí nhân công trực tiếp : 2.480 + 17.320 DckNC = ------------------------------------ x 20 = 1.200 310 + (40 x 50%) - Chi phí sản xuất chung : 4.960 + 34.640 DckSXC = ------------------------------------- x 20 = 2.400 310 + (40 x 50%) Cộng : 19.600 Tính chi phí cho sản phẩm hỏng theo chi phí thực tế : + Chi phí 28.000 + 112.000 – 16.000 NL-VL = ------------------------------------- x 5 = 2.000 trực tiếp 310 + Chi phí 2.480 + 17.320 – 1.200 nhân công = --------------------------------------- x 5 = 300 trực tiếp 310 + Chi phí 4.960 + 34.640 – 2.400 sản xuất = ----------------------------------------- x 5 = 600 chung 310 Cộng : 2.900 37 Bảng tính giá thành sản xuất Thành phẩm A Sản lượng : 305 Đvị 1000 đ Khoản muc chi phí D đk C Dck Clt Z z 1. CP NVL T.tiếp 28.000 112.000 16.000 2.000 122.000 400 2. CP NC trực tiếp 2.480 17.320 12.000 300 18.300 60 3. CP SX chung 4.960 34.640 2.400 600 36.600 120 Cộng 35.440 163.960 19.600 2.900 176.900 580 3.2.7. Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế được thể hiện theo từng khoản mục chi phí phát sinh gọi là bảng tính giá thành ( thẻ tính giá thành) BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tên sản phẩm:. Số lượng:.. Khoản muc chi phí D đk C Dck Clt Z z 1. CP NVL T.tiếp 2. CP NC trực tiếp 3. CP SX chung Cộng 3.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoạt động phục vụ theo chi phí thực tế 3.3.1. Khái quát về hoạt động phục vụ Hoạt động phục vụ là hoạt động không phải hoạt động SX chức năng chính là cung ứng sản phẩm, dịch vụ trong nội bộ doanh nghiệp như: Hoạt động sơ chế, SX các loại nguyên liệu, vật liệu cho hoạt động chức năng. Hoạt động SX điện nước, hơi gió Hoạt động phục vụ khác 3.3.2. Đối tượng và tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí SX trong kế toán chi phí SX và tính giá thành SP hoạt động phục vụ thường được chọn là từng phân xưởng, bộ phận SX của từng hoạt động phục vụ. Trong kế toán chi phí SX trong kế toán chi phí SX và tính giá thành SP hoạt động phục vụ, chi pí phát sinh được tập hợp cho từng phân xưởng theo từng KMP. 38 3.3.3. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành được chọn là từng loại Sp, dịch vụ cung ứng cho bộ phận chức năng 3.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất được tổng hợp theo từng khoản mục phí: CPNVLTT,NCTT, SXC 3.3.5. Đánh giá, điều chỉnh các khoản giảm giá thành sản phẩm Các khoản điều chỉnh giảm giá thành bao gồm giá trị phế liệu thu hồi từ vật tư sản xuất, giá trị SP hỏng không sửa chữa được, phần thiệt hại trong SX. Kế toán có thể đánh giá điều chỉnh theo nguyên tắc doanh thu hoặc nguyên tắc giá gốc. 3.3.6. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Kế toán có thể đánh giá SPDDCK theo một trong 4 phương pháp như đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo sản lượng hoàn thành tương đương, theo chi phí định mức, 50% chi phí chế biến. 3.3.7. Tính và phân bổ giá thành thực tế của hoạt động phục vụ * Trường hợp giữa các phân xưởng sản xuất phụ không có sự phục vụ lẫn nhau (hoặc có phục vụ lẫn nhau nhưng rất ít). Chẳng hạn, phân xưởng điện không cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa hoặc phân xưởng sửa chữa không sửa chữa máy móc thiệt bị cho phân xưởng điện. Các khoản chi phí phát sinh được tập hợp riêng cho từng bộ phận. - Kết chuyển các khoản chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất phụ, kế toán ghi: Nợ TK 154 – (Chi tiết sản xuất kinh doanh phụ) Có TK 621– (Chi tiết sản xuất kinh doanh phụ) Có TK 622 – (Chi tiết sản xuất kinh doanh phụ) Có TK 627 – (Chi tiết sản xuất kinh doanh phụ) - Phân bổ chi phí sản xuất phụ cho các đối tượng sử dụng. Căn cứ vào giá thành đơn vị sản phẩm lao vụ và sản lượng sản phẩm lao vụ và các đối tượng đã sử dụng: Nợ TK 627 – Trị giá sản phẩm, lao vụ phục vụ cho sản xuất chính Nợ TK 641 - Trị giá sản phẩm, lao vụ phục vụ cho bộ phận bán hàng Nợ TK 642 - Trị giá sản phẩm, lao vụ phục vụ cho quản lý doanh nghiệp Có TK 154 – Giá thành sản phẩm, lao vụ, sản xuất phụ đã hoàn thành phục vụ cho các đối tượng 39 Phương pháp tính giá thành sản phẩm phụ lao vụ được tính theo phương pháp trực tiếp: Giá thành đơn Tổng chi phí sản xuất sản phẩm phụ vị sản phẩm lao = vụ sản xuất phụ Tổng sản lượng sản phẩm lao vụ dịch vụ đã hoàn thành Chi phí sản xuất Số lượng sản phẩm lao Giá thành đơn phụ phân bổ cho = vụ, dịch vụ đã sử dụng x vị sản phẩm từng bộ phận của từng bộ phận phụ * Trường hợp giữa các phân xưởng sản xuất phụ có sự phục vụ lẫn nhau Trong các doanh nghiệp có tổ chức nhiều bộ phận sản xuất phụ và giữa chúng có sự phục vụ lẫn nhau thì trước hết giữa các phân xưởng sản xuất phụ phải phân bổ chi phí phục vụ lẫn nhau, sau đó mới phân bổ chi phí của các phân xưởng sản xuất phụ cho các bộ phận sản xuất khác. Phương pháp kế toán như sau: - - Kết chuyển các khoản chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất phụ, kế toán ghi: Nợ TK 154 – (Chi tiết theo từng Phân xưởng sản xuất phụ) Có TK 621 – (Chi tiết theo từng Phân xưởng sản xuất phụ ) Có TK 622 – (Chi tiết theo từng Phân xưởng sản xuất phụ ) Có TK 627 – (Chi tiết theo từng Phân xưởng sản xuất phụ ) - Phân bổ chi phí giữa các phân xưởng sản xuất phụ: Căn cứ vào giá thành đơn vị ban đầu hoặc giá thành định mức và số lượng sản phẩm, lao vụ giữa các phân xưởng sản xuất phụ phục vụ lẫn nhau: Nợ TK 154 – Chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất phụ nhận phục vụ Có TK 154 – Chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất phụ phục vụ - Chi phí sản xuất phụ phân bổ cho các bộ phận khác. Căn cứ vào giá thành đơn vị mới và số lượng sản phẩm, lao vụ của các bộ phận khác đã tiêu thụ (Bộ phận sản xuất chính, bộ phận bán hàng, bộ phận QLDN): Nợ TK 627 – Giá trị lao vụ phục vụ cho PX sản xuất chính Nợ TK 641 - Giá trị lao vụ phục vụ cho bộ phận bán hàng Nợ TK 642 - Giá trị lao vụ phục vụ cho bộ phận QLDN Có TK 154 – Giá trị sản phẩm lao vụ phân xưởng phụ phục vụ (Chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất phụ) Giá thành sản phẩm lao vụ phân xưởng sản xuất phụ có thể được tính theo các phương pháp sau: - Phương pháp 1: Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành đơn vị ban đầu. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm lao vụ được tính toán qua các bước sau đây: 40 Bước 1: Tính giá thành đơn vị ban đầu của từng bộ phận sản xuất phụ: Giá thành đơn vị ban Tổng chi phí sản xuất phân xưởng sản đầu của sản phẩm, = xuất sản phẩm phụ ban đầu lao vụ của từng bộ Tổng sản lượng sản phẩm phụ hay lao phận sản xuất phụ vụ sản xuất phụ hoàn thành Tính giá trị sản phẩm hay lao vụ phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận: Giá trị sản phẩm Số lượng sản phẩm Giá thành hay lao vụ phục = hay lao vụ đã phục x đơn vị vụ lẫn nhau vụ lẫn nhau ban đầu Bước 2: Tính giá thành đơn vị mới của sản phẩm lao vụ các bộ phận sản xuất phụ và xác định giá trị sản phẩm lao vụ phục vụ cho các bộ phận khác: Giá Tổng chi phí ban đầu + Giá trị sản phẩm lao vụ nhận của thành phân xưởng sản xuất phụ khác phân bổ tới – Giá trị sản phẩm đơn = lao vụ phục vụ cho các bộ phận sản xuất phụ khác vị Sản lượng ban đầu – Sản lượng sản phẩm lao vụ phục vụ bộ mới phận sản xuất phụ khác và sản lượng sản phẩm tiêu dùng nội bộ (nếu có) - Tính giá thành sản phẩm lao vụ phục vụ cho các bộ phận khác: Giá trị sản phẩm Số lượng sản phẩm Giá thành lao vụ phục vụ = lao vụ đã cung cấp x đơn vị cho từng bộ cho từng bộ phận mới phận khác Ví dụ: ĐVT: đồng Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có 2 phân xưởng sản xuất phụ (Phân xưởng điện và phân xưởng sữa chữa) có chi phí sản xuất phát sinh trong thàng được tập hợp như sau: Khoản mục chi phí Phân xưởng sửa chữa Phân xưởng điện Cộng Chi phí NVL TT 10.000.000 15.000.000 25.000.000 Chi phí NCTT 5.500.000 6.000.000 11.500.000 Chi phí sản xuất chung 7.000.000 7.000.000 14.000.000 Cộng 22.500.000 28.000.000 - Trong tháng phân xưởng sữa chữa hoàn thành 5.000 giờ công sữa chữa: phục vụ cho phân xưởng điện là 1.000 giờ, sữa chữa máy móc thiết bị cho bộ phận sản xuất chính là 4800 giờ (không có sản phẩm dở dang). Phân xưởng điện đã hoàn thành 41 70.000 KW/h: phục vụ cho phân xưởng sữa chữa 10.000 KW/h, cho bộ phận sản xuất chính 50.000KW/h; cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 10.000. Yêu cầu: Tính toán giá thành lao vụ phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận. Bài giải: 1. Tính giá thành đơn vị ban đầu và phân bổ giữa các phân xưởng sản xuất phụ: - Phân xưởng sữa chữa: Giá thành 22.500.000 đơn vị = = 4.500 ban đầu 5.000 Phân xưởng sữa chữa phục vụ cho phân xưởng điện: 4.500 x 1.000 = 4.500.000 - Phân xưởng điện Giá thành 28.000.000 đơn vị = = 400 ban đầu 70.000 Phân bổ cho phân xưởng sửa chữa: 400x10.000 = 4.000.000 B2. Tính giá thành đơn vị mới và phân bổ cho các đơn vị khác Giá thành 22.500.000 + 4.000.000 – 4.500.000 đơn vị = = 5.500 mới 5.000 – 1.000 1 giờ công Chi phí sửa chữa phân bổ cho phân xưởng sản xuất chính = 5.500 x 4.000 = 22.000.000 Phân xưởng điện: Giá thành 28.000.000 + 4.500.000 – 4.000.000 đơn vị mới = = 475 (1kw/h) 70.000 – 10.000 Chi phí đIện phân bổ cho phân xưởng sản xuất chính(627) = 475 x 50.000 = 23.750.000 Chi phí điện phân bổ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp = 475 x 10.000 = 4.750.000 Phương pháp 2: Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành kế hoạch. Theo phương pháp này trình tự tính giá thành cũng tương tự như phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu. Nhưng bước 1 khác là không tính giá thành đơn vị ban đầu mà thay giá thành kế hoạch vào giá thành đơn vị ban đầu để tính giá trị phục vụ lẫn nhau giữa các phân xưởng sản xuất phụ. Bước 2 tính giá thành đơn vị thực tế và xác định giá trị sản phẩm lao vụ sản xuất phụ phục vụ cho các đối tượng khác nhau theo giá thành đơn vị thực tế. Ví dụ: Theo số liệu của ví dụ trên: 42 Giả định giá thành đơn vị kế hoạch 1 giờ công sửa chữa là: 5.000 Giá thành đơn vị kế hoạch 1 kw/h đưa là 420. Bài giải: B1: Tính giá trị sản phẩm lao vụ sản xuất phụ phân phối giữa các bộ phận sản xuất phụ. Phân xưởng sửa chữa phân bổ cho phân xưởng điện: 1.000 x 5.000 = 5.000.000 Phân xưởng điện phân phối cho phân xưởng sửa chữa: 420 x 10.000 = 4.200.000 B2: Xác định giá trị sản phẩm lao vụ phân xưởng sản xuất phụ phục vụ cho các bộ phận khác: *Phân xưởng sửa chữa: - Giá thành 22.500.000 + 4.200.000 – 5.000.000 đơn vị thực tế = = 5.425 (1giờ công) 5.000 – 1.000 - Sửa chữa cung cấp cho sản xuất kinh doanh chính:5.425 x 4.000 = 21.700.000 * Phân xưởng điện: - Giá thành 28.000.000 + 5.000.000 – 4.200.000 đơn vị mới = = 480 (1kw/h) 70.000 – 10.000 - Chi phí điện phân bổ cho phân xưởng sản xuất chính(627) = 480 x 50.000 = 24.000.000 - Chi phí điện phân bổ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp: 480 x 10.000 = 4.800.000 Phương pháp 3: Phương pháp đại số Là phương pháp xây dựng và giải các phương trình đại số để tính giá thành sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ phục vụ các đối tượng. Ví dụ: Theo số liệu của ví dụ trên Gọi X là giá thành đơn vị của sản phẩm phân xưởng điện (giá thành 1 kw/h) Gọi Y là giá thành đơn vị của sản phẩm phân xưởng sửa chữa (Giá thành 1 giờ công) Ta có hệ phương trình: 70.000X = 28.000.000 + 1.000Y 5.000Y = 22.500.000 + 10.000X 43 Giải hệ phương trình ta được: X = 480 đ/kw Y = 5.460 đ/h Vậy giá trị sản phẩm của phân xưởng điện phục vụ: - Cho phân xưởng sản xuất chính = 480 x 50.000 = 24.00.0000 - Cho bộ phận quản lý doanh nghiệp: 480 x 10.000 = 4.800.000 Giá trị sửa chữa cung cấp cho hoạt động chính: 4.000 x 5.460 = 21.840.000 3.3.8. Tài khoản, phương pháp phản ảnh chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hoạt động phục vụ - TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp - TK 627 – Chi phí sản xuất chung - TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 44 Sơ đồ hạch tổng hợp chi phí sản xuất 3.4. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp theo chi phí thực tế 3.4.1. Đặc điểm sản xuất công nghiệp Là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, làm tư liệu sản xuất trong sinh hoạt, sản xuất. Hoạt động sản xuất công nghiệp thường có quy trình công nghệ sản xuất ổn định, tập trung theo từng phân xưởng, chủng loại vật tư và nguồn nhân lục sử dụng ổn định theo từng quá trình sản xuất. Sản phẩm công nghiệp còn thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu. TK632 TK154 TK621 TK622 TK627 TK152, 111, 138 TK155 TK157 Kết chuyển chi phí NVLTT Giá thành thực tế sản phẩm bán ngay không qua kho (đã xác định tiêu thụ cuối kì ) Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế sản phẩm gửi bán Kết chuyển giá thành sản xuất thực tế sản phẩm hoàn thành Kết chuyển chi phí SXC được phân bổ Kết chuyển chi phí NCTT Các khoản không tính vào giá thành sản phẩm 45 3.4.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí SX trong kế toán chi phí SX và tính giá thành SP thường được chọn là từng phân xưởng, bộ phận SX, quy trình công nghệ, sản phẩm, nhóm SP.... Gắn liền với hoạt động sản xuất công nghiệp. 3.4.3. Tập hợp chi phí sản xuất Trong kế toán chi phí SX trong kế toán chi phí SX và tính giá thành SP hoạt động SX công nghiệp, chi phí phát sinh được tập hợp cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo từng KMP. 3.4.4. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm Trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp, đối tượng tính giá thành thường là các sản phẩm, BTP theo từng quy trình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn tiêu thụ 3.4.5. Tổng hợp chi phí sản xuất Chi phí được tổng hợp theo từng đối tượng tính giá thành SP công nghiệp trên sổ chi tiết chi phí KDDD. 3.4.6. Đánh giá, điều chỉnh các khoản giảm giá thành sản phẩm Các khoản điều chỉnh giảm giá thành bao gồm giá trị phế liệu thu hồi từ vật tư sản xuất, giá trị SP hỏng không sửa chữa được, phần thiệt hại trong SX. Kế toán có thể đánh giá điều chỉnh theo nguyên tắc doanh thu hoặc nguyên tắc giá gốc. 3.4.7. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Kế toán có thể đánh giá SPDDCK theo một trong 4 phương pháp như đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo sản lượng hoàn thành tương đương, theo chi phí định mức, 50% chi phí chế biến. 3.4.8. Tính giá thành thực tế sản phẩm Tổ chức KTCP sản xuất và tính Z sản phẩm công nghiệp theo chi phí thực tế.  Là cụ thể hóa, chi tiết hóa những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của hoạt động sản xuất, quản lý của hoạt động sản xuất công nghiệp thành những nội dung KTCP và tính Z cụ thể.  Các quy trình tổ chức KTCP và tính Z sản phẩm công nghiệp:  Theo quy trình sản xuất  Theo đơn vị đặt hàng 46 * Ví dụ 1: DN Thành sản xuất spA bao gồm 3 quy cách A1, A2, A3, trong tháng 03/2004 có tình hình như sau: - Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng là 10.442.000đ - CPSXDD 28/02 là 1.460.000đ, CPSXDD ngày 31/03 là 1.390.000đ - Kết quả thu được 20 spA1, 24 spA2, 15 spA3. Cho biết ZKH A1 là 200.000đ/sp, A2 là 160.000đ/sp, A3 là 256.000đ/sp Yêu cầu: Tính Z thực tế của từng sản phẩm BÀI LÀM: + Tổng ZTT của nhóm spA = 10.442.000+1.460.000-1.390.000 = 10.512.000 + Tổng ZKH của nhóm spA = (20*200.000) + (24*160.000) + (15*256.000) = 11.680.000 Sổ chi tiết CPSX kinh doanh dở dang – phiếu tính giá thành giai đoạn 2 Sổ chi tiết CPSX giai đoạn n Sổ chi tiết CPSX kinh doanh dở dang – phiếu tính giá thành giai đoạn n Chứng từ CPSXC Chứng từ lao động Sổ chi tiết CPSX kinh doanh dở dang – Phiếu tính giá thành giai đoạn 1 Chứng từ NVL Sổ chi tiết CPSX gđ 1 Nhu cầu sản xuất Quyết định sản xuất Lệnh sản xuất Sổ chi tiết CPSX gđ 2 Theo quy trình sản xuất 47 + Tỷ lệ = * 100% = 90% + Tổng Z spA1 = 0,9 * 200.000 * 20 = 3.600.000 Zđvị = 180.000đ/sp + Tổng Z spA2 = 0,9 * 160.000 * 24 = 3.456.000 Zđvị = 144.000đ/sp + Tổng Z spA3 = 0,9 * 256.000 * 15 = 3.456.000 Zđvị = 230.400đ/sp Ví dụ 2: BÀI 16: DN A trong tháng có 2 tài liệu về chi phí sản xuất sản xuất spH như sau: - Chi phí SXDDĐK: dựa vào bài 15 - Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 02 (đvt: đồng) Giai đoạn Phát sinh Sản phẩm hoàn thành Sản phẩm dở dang NVLTT NCTT CPSXC Slượng Tỷ lệ % 1 2 3 300.000 - - 33.750 37.200 41.200 67.500 62.000 61.800 130 120 100 30 20 35 30 50 30 Cộng 300.000 112.150 191.300 350 85 Đánh giá SPDDCK theo ULHTTĐ Yêu cầu: 1. Tính Z SPHT theo phương án có tính Z bán thành phẩm 2. Tính Z SPHT theo phương án không có tính Z bán thành phẩm BÀI LÀM: a. Theo phương án có tính Z BTP Giai đoạn 1: Đánh giá spdd cuối kỳ GĐ1 DC (VLTT)= * 30 = 60.000 48 DC (NCTT)= * 30*30% = 2.250 DC (SXC)= * 30*30% = 4.500 Tổng DC = 60.000+2.250+4.500 = 66.750 Tổng ZBTP1 = 23.000 + 401.250 – 66.750 = 357.500 Giá thành đơn vị BTP1 = 2.750đ/sp Phiếu tính giá thành sản phẩm Loại sp: BTP1 Khoản mục Dđ CPP/STK Dc Tổng ZBTP1 Zđvị Chuyển Gđ2 CPNVLTT 20.000 300.000 60.000 260.000 2.000 260.000 CPNCTT 1.000 33.750 2.250 32.500 250 32.500 CPSXC 2.000 67.500 4.500 65.000 500 65.000 Cộng 23.000 401.250 66.750 357.500 2.750 357.500 Giai đoạn 2: Đánh giá spdd cuối kỳ GĐ2 DC (VLTT)= * 20 = 40.000 DC (NCTT)= DC(SXC)= *20+ *10 =10.000 + 5.000 = 15.000 Tổng DC = 63.000 Tổng ZBTP2 = 32.300 + 357.500 + 99.200 - 63.000=426.000 Giá thành đơn vị BTP2 = 426.000/120=3.550đ/sp TK 154(I) SD: 23.000 621)300.000 622) 33.750 627) 67.500 357.500(154II) 401.250 357.500 SD: 66.750 TK 154(II) SD: 32.300 154I)357.500 622) 37.200 627) 62.000 426.000(154III) 456.700 426.000 SD: 63.000 49 Phiếu tính giá thành sản phẩm Loại sp: BTP2 Khoản mục Dđ CPP/STK Dc BTP H2 Chuyển GĐ3 BTP1 GĐ2 BTP1 GĐ2 Tổng Z Zđvị CPNVLTT 20.000 260.000 - 40.000 - 240.000 2.000 240.000 CPNCTT 4.300 32.500 37.200 5.000 3.000 66.000 550 66.000 CPSXC 8.000 65.000 62.000 10.000 5.000 120.000 1.000 120.000 Cộng 32.300 357.500 99.200 55.000 8.000 426.000 3.550 426.000 Giai đoạn 3. Đánh giá spdd cuối kỳ DC (VLTT)= * 35=70.000đ DC (NCTT)= * 35+ *35*30% = 19.250 + 4.200 = 23.450đ DC (SXC)= * 35+ *35*30% = 35.000 + 6.300 = 41.300đ Tổng DC = 134.750đ Tổng Z = 60.750 + 426.000 + 41.200 + 61.800 – 134.750 = 455.000đ Giá thành đơn vị = 455.000/100 = 4.550đ/sp Phiếu tính giá thành sản phẩm Loại sp: TP H Tháng 02 Khoản mục Dđ CPP/STK Dc TP BTP2 Trong kỳ BTP2 Trong kỳ Tổng Z Zđvị CPNVLTT 30.000 240.000 - 70.000 - 200.000 2.000 CPNCTT 11.250 66.000 41.200 19.250 4.200 95.000 950 CPSXC 19.500 120.000 61.800 35.000 6.300 160.000 1.600 Cộng 60.750 426.000 103.000 124.250 10.50 0 455.000 4.550 b. Tính Z spht theo phương án không có tính Z BTP - Chi phí sx giai đoạn 1 trong 100 spht (VLTT)= * 100 = 200.000đ (NCTT)= * 100 = 25.000đ 50 (SXC)= * 100 = 50.000đ Tổng cpsx gđ1 trong 100 spht = 275.000 - Chi phí sx giai đoạn 2 trong 100 spht (VLTT)= 0 (NCTT)= * 100 = 30.000đ (SXC)= * 100 = 50.000đ Tổng cpsx gđ2 trong 100 spht = 80.000đ - Chi phí sx giai đoạn 3 trong 100 spht (VLTT)= 0 (NCTT)= * 100 = 40.000đ (SXC)= *100 = 60.000đ Tổng cpsx gđ3trong 100 spht = 100.000đ Phiếu tính Z sản phẩm Loại sp: spH Tháng 02 Khoản mục Cpsx gđ1 Cpsx gđ2 Cpsx gđ3 Tổng Z Zđvị CPNVLTT 200.000 - - 200.000 2.000 CPNCTT 25.000 30.000 40.000 95.000 950 CPSXC 50.000 50.000 60.000 160.000 1.600 Cộng 275.000 80.000 100.000 455.000 4.550 Ví dụ 3: BÀI 19: Tại 1DN hạch toán thường xuyên hàng tồn kho, có quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm phức tạp theo kiểu dây chuyền, sxsp trải qua 3PX. Trong tháng DN sxsp R. Có các tài liệu liên quan đến sp như sau: 1) Trị giá spdd đầu tháng: (đvt: 1.000đ) Khoản mục CP PX I PX II Phân xưởng III BTP PX I Chi phí PX II Tổng cộng BTP PX II Chi phí PX III Tổng cộng NVL trực tiếp 45.000 15.000 - 15.000 30.000 - 30.000 51 NC trực tiếp Sx chung 630 420 300 200 60 40 360 240 750 500 75 50 825 550 Cộng 46.050 15.500 100 15.600 31.250 125 31.375 2) Chi phí sx phát sinh trong tháng: (đvt: 1.000đ) Khoản mục chi phí PX I PX II PX III + Nguyên vật liệu TT + Nhân công trực tiếp + Sản xuất chung 405.000 8.130 5.420 - 1.905 1.270 - 1.837.5 1.225 Cộng 418.550 3.175 3.062,5 3) Kết quả sản xuất trong tháng như sau: - PX I: sx ra 130 BTP chuyển qua cho PX II, còn lai 20 SPDD mức độ hoàn thành 80% - PX II: sx ra 125 BTP chuỵển sang PX III, còn lại 10 SPDD mức độ hoàn thành 60% - PX III: sx ra 120 sp nhập kho, còn lại 15 SPDD mức độ hoàn thành 50% Yêu cầu: 1. Tính Z sản phẩm R theo pp phân bước có tính ZBTP 2. Lập bảng tính Z sp BÀI LÀM: PX1: DC(VLTT) = *20 = 60.000 DC(NCTT) = *20*80% = 960 DC(SXC) = *20*80% = 640 Bảng tính Z BTP PX1 (đvt: 1.000đ) Khoản mục Dđ CPP/STK Dc Tổng ZBTP1 Zđvị Chuyển Gđ2 CPNVLTT 45.000 405.000 60.000 390.000 3.000 390.000 CPNCTT 630 8.130 960 7.800 60 7.800 CPSXC 420 5.420 640 5.200 40 5.200 Cộng 46.050 418.550 61.600 403.000 3.100 403.000 PX2 DC(VLTT) = *10 = 30.000 52 DC(NCTT) = *10 + *10*60% = 600+90=690 DC(SXC) = *10 + *10*60% =400 + 60 = 460 Tổng DC = 31.150 Tổng Z BTP2 = 403.000 + 15.500 +100 + 3.175 -31.150 = 390.625 Bảng tính Z BTP PX2 (đvt: 1.000đ) Khoản mục Dđ CPP/STK Dc BTP H2 Chuyển GĐ3 BTP1 GĐ2 BTP1 GĐ2 Tổng Z Zđvị CPNVLTT 15.000 - 390.000 - 30.000 - 375.000 3.000 375.000 CPNCTT 300 60 7.800 1.905 600 90 9.375 75 9.375 CPSXC 200 40 5.200 1.270 400 60 6.250 50 6.250 Cộng 15.500 100 403.000 3.175 31.000 150 390.625 3.125 390.625 PX3: DC(VLTT) = *15 = 45.000 DC(NCTT) = *15 + *15*50% = 1.125 + 112,5 = 1.237,5 DC(SXC) = *15 + *15*50% = 750+75=825 Tổng DC = 47.062,5 Tổng Z BTP2 =

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf07200043_2295_1983625.pdf
Tài liệu liên quan