Đề tài Chiến lược của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam thời kì hậu WTO

Tài liệu Đề tài Chiến lược của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam thời kì hậu WTO: Lời mở đầu Đất nước ta đã bước vào một thời kì mới khi chúng ta chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, một tổ chức kinh tế lớn nhất toàn cầu. Đây là sự kiện có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là yếu tố thúc đẩy và hỗ trợ mạnh mẽ quá trình cải cách bên trong nước ta, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, khơi dậy và phát huy tiềm năng của đất nước. Việc gia nhập WTO sẽ mở ra một giai đoạn phát triển mới cho nền kinh tế nước ta, giai đoạn phát triển trong bối cảnh hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới đang thay đổi nhanh chóng đem lại những cơ hội và thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế trong đó có ngành du lich. Đại hội IX của Đảng đã đề ra chủ trương là “phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” và trong bối cảnh mới của đất nước, Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh “phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và loại hình...

doc38 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Chiến lược của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam thời kì hậu WTO, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Đất nước ta đã bước vào một thời kì mới khi chúng ta chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, một tổ chức kinh tế lớn nhất toàn cầu. Đây là sự kiện có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là yếu tố thúc đẩy và hỗ trợ mạnh mẽ quá trình cải cách bên trong nước ta, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, khơi dậy và phát huy tiềm năng của đất nước. Việc gia nhập WTO sẽ mở ra một giai đoạn phát triển mới cho nền kinh tế nước ta, giai đoạn phát triển trong bối cảnh hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới đang thay đổi nhanh chóng đem lại những cơ hội và thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế trong đó có ngành du lich. Đại hội IX của Đảng đã đề ra chủ trương là “phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” và trong bối cảnh mới của đất nước, Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh “phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và loại hình du lịch” Đứng trước những nhiệm vụ do Đảng đặt ra, những cơ hội và thách thức đan xen đặt ra trước mắt cho ngành du lịch thì toàn ngành sẽ phải có những giải pháp để tận dụng cơ hội và hạn chế những thách thức để đưa du lịch Việt Nam phát triển bền vững sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để làm được điều đó thì các doanh nghiệp du lịch phải là những người đi đầu, phải có nhận thức và hiểu biết đúng đắn về WTO, về cơ hội và thách thức cho du lịch Việt Nam khi hội nhập nói chung và cho doanh nghiệp của mình nói riêng. Với tư cách là một sinh viên của khoa QTKD Du Lịch và Khách Sạn, em cũng cần phải có những hiểu biết cơ bản về WTO, về những ảnh hưởng của việc gia nhập tổ chức này đối với nền kinh tế nước nhà nói chung và đối với ngành du lịch nói riêng. Việc lựa chọn đề tài: “Chiến lược của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam thời kì hậu WTO” để nghiên cứu không nằm ngoài mục đích là tìm hiểu những tác động đến ngành du lịch, nâng cao hiểu biết về nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước nhà và hiểu biết hơn về ngành mà mình đã lựa chọn. Nội dung I.Các cam kết dịch vụ du lịch lữ hành, khách sạn của Việt Nam khi gia nhập WTO 1. Các cam kết dịch vụ của Việt Nam và biểu cam kết ngành dịch vụ du lịch, lữ hành, khách sạn khi Việt Nam gia nhập WTO. Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đồng nghĩa với việc chúng ta phải thực hiện các cam kết của lộ trình mở cửa nền kinh tế. Trong hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ BTA, ta đã cam kết 8 ngành dịch vụ, khoảng 5 phân ngành. Trong thoả thuận WTO, ta cam kết đủ11 ngành dịch vụ, khoảng110 phân ngành. Với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch…ta giữ được các cam kết gần như trong BTA. Riêng viễn thông, ngân hàng và chứng khoán, để sớm kết thúc đàm phán ta đã có một số bước tiến nhưng nhìn chung không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệt cho các ngành này. 1.1. Các cam kết về dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO. Nội dung cam kết của một số lĩnh vực chủ chốt như sau: a. Cam kết chung cho các ngành dịch vụ: Trước hết, công ty nước ngoài không được phép hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ khi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể mà những ngành như thế không nhiều. Tiếp theo, công ty nước ngoài được phép đưa cán bộ quản lý vào Việt Nam làm việc nhưng ít nhất phải có 20% các bộ quản lý là người Việt Nam. Cuối cùng, ta cho phép cá nhân và các tổ chức nước ngoài được phép mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam nhưng với một tỷ lệ phù hợp với mức mở cửa thị trường của ngành đó. Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép công ty nước ngoài được mua tối đa 30% cổ phần b. Dịch vụ hỗ trợ và khai thác dầu khí: Ta cho phép công ty nước ngoài thành lập với 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí. Tuy nhiên ta vẫn giữ nguyên quyền quản lý các hoạt động trên biển, thềm lục địa và quyền chỉ định các công ty thăm dò và khai thác tài ngyên. Ta cũng giữ nguyên được một danh mục các dịch vụ dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấp trang thiết bị và vật phẩm cho dàn khoan xa bờ…Tất cả các công ty vào Việt Nam cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí đều phải khai báo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. c. Dịch vụ viễn thông: Chúng ta cho phép thành lập các doanh nghiệp với đa số vốn nước ngoài để cung cấp các dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng( phải thuê mạng do doanh nghiệp Việt Nam nắm quyền kiểm soát) và nới lỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn thông có gắn với hạ tầng mạng( chỉ các doanh nghiệp Nhà nước nắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được phép góp vốn đến 49% và cũng chỉ được hợp tác với các doanh nghiệp đã được cấp phép). d. Dịch vụ phân phối: Thời điểm cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài là từ ngày 1/1/2009. Ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, đường, gạo và các kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều mặt hàng nhạy cảm như sắt thép, phân bón, xi măng…ta chỉ cam kết mở cửa thị trường sau 3 năm. Quan trọng nhất, ta hạn chế khá chặt chẽ khả năng mở điểm bán lẻ của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, nếu muốn mở thêm điểm bán lẻ thứ hai phải được sự cho phép của ta theo từng trường hợp cu thể. e. Dịch vụ bảo hiểm: Mức độ cam kết ngang BTA. Tuy nhiên, ta cho phép Mỹ thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập. f. Dịch vụ ngân hàng: Ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được mở chi nhánh phụ mà vẫn phảI chiu hạn chế về huy động tiên gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế về việc mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam không quá 30%. Đây là hạn chế có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành ngân hàng g. Dịch vụ chứng khoán: Ta cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO. h. Các cam kết khác: Với các ngành con lại như giáo dục, pháp lý, kế toán, xây dựng, vận tải…mức độ cam kết không khác so với BTA. Ngoài ra không mở cửa dịch vụ in ấn, xuất bản. 1.2. Biểu cam kết dịch vụ du lịch, lữ hành, khách sạn khi Việt Nam gia nhập WTO.    Ngành và phân ngành Hạn chế tiếp cận thị trường Hạn chế đối xử quốc gia Cam kết bổ sung Cam kết cụ thể từng ngành Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan A. Khách sạn và nhà hàng(CPC 641-643) (1)a không hạn chế (1) không hạn chế B. Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour CPC 7471 (1) không hạn chế (2) không hạn chế (3) không hạn chế, ngoại trừ các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế phần góp vốn phía nước ngoài (4) chưa cam kết, trừ các cam kêt chung (1) không hạn chế (2) không hạn chế (3) không hạn chế, trừ hướng dẫn viên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là công dân Việt Nam. Được phép đưa khách vào Việt Nam (inbound)… (4) chưa cam kết, trừ cam kết chung. C. Dịch vụ hướng dẫn viên du lịch Dịch vụ khác Phưong thức cung cấp: (1) cung cấp qua biên giới, (2) tiêu dùng ở nước ngoài, (3) phương thức hiện diện thương mại, (4) phương thức thể nhân. Những cam kết dịch vụ du lịch: Dịch vụ du lịch theo định nghĩa của WTO bao gồm: Dịch vụ khách sạn và nhà hàng (CPC 641-643) Dịch vụ lữ hành và điều hành tour du lịch (CPC 7471) Dịch vụ hướng dẫn viên du lịch (CPC 7472) Dịch vụ khác. Nội dung cam kết: - Diện cam kết: Việt Nam chỉ cam kết dịch vụ khách sạn và nhà hàng, dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch, dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống. Không cam kết dịch vụ hướng dẫn viên du lịch. - Đối với dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch: + Mở cửa thị trường: Việt Nam chỉ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, không hạn chế số vốn nước ngoài trong liên doanh. + Đối xử quốc gia: không hạn chế, ngoại trừ: Hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp nước ngoài phải là người Việt Nam ( không cho phép hướng dẫn viên du lịch là người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam- cơ hội cho việc phát triển kinh doanh khách du lịch Inboud. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đậu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ Inbound và du lịch nội địa đối với khách du lịch vào Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách du lịch vào du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài cũng không được phép thực hiện các dịch vụ gửi khách trong nước. Công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý phải là người Việt Nam. Điều này sẽ tạo ra một cơ hội cho các cán bộ quản lý là người Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp từ cán bộ quản lý là người nước ngoài. Nhưng đó cũng là một nguy cơ đối với nguồn nhân lực cho ngành du lịch Việt Nam, vì 20% cán bộ quản lý trong công ty là người VN đều là những người giỏi, những nhân tài sẽ bị thu hút vào các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài gây ra hiện tượng chảy máu chất xám tại chỗ. Về phương thức cung cấp dịch vụ: có 4 phương thức: Phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới: dịch vụ được cung cắp từ lãnh thổ của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác mà không có sự di chuyển của cả người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ sang lãnh thổ của nhau (1). Phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ: người tiêu dùng của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ (2). Phương thức hiện diện thương mại: có nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên này thiết lập các hình thức hiện diện như thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, chi nhánh tại lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ (3). Phương thức hiện diện thể nhân: có nghĩa là thể nhân cung cấp dịch vụ của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ (4). Như vậy, trong các cam kết của mình với WTO, Việt Nam cam kết không hạn chế đối với phương thức (1) và (2). Đối với phương thức (3) VN cũng cam kết xoá bỏ hạn chế vốn sở hưũ nước ngoài đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào VN dưới hình thức liên doanh liên kết trong hoạt động đại lý du lịch, kinh doanh lữ hành du lịch. 2. Tác động chung của viêc gia nhập WTO đối với nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. 2.1.Tác động chung của viêc gia nhập WTO đối với nền kinh tế. Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO từ ngày 7/1/2006 đã khẳng định quá trình đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đưa nền kinh tế tăng tốc. Việc chúng ta vào WTO sẽ mang lại những cơ hôi lớn nhưng cũng đem lại nhiều thách thức lớn cho nền kinh tế nước ta. Những cơ hội cho nền kinh tế VN khi chúng ta gia nhập WTO: a. Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu: Khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, nước ta sẽ được tiếp cận mức độ tự do hoá mà không phải đàm phán hiệp định thương mại song phương với từng nước. Hàng hoá của nước ta vì vậy sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc xâm nhập và mở cửa thị trường quốc tế. Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, VN có lợi thế trong một số ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đây là hai ngành được WTO rất quan tâm và đã đề ra rất nhiều biện pháp để xoá bỏ dần các rào cản thương mại. Chẳng hạn, theo Hiệp định dệt may của WTO (ATC), mọi hạn chế định lượng đối với hàng dệt may được xoá bỏ từ ngày 1/1/2005. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ mối quan hệ thương mại đối với các nước thành viên WTO. Đối với thương mại hàng nông sản, các thành viên WTO cũng đã và đang đưa ra các cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan, từ đó mang lại cơ hội lớn cho các nước xuất khẩu nông sản như VN. b. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Gia nhập WTO sẽ giúp ta có một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với viếc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Gia nhập WTO khiến quyết tâm cải cách của nước ta mạnh mẽ hơn, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nước ngoài khi bỏ vốn làm ăn tại VN. Cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên WTO một cách bình đẳng và minh bạch theo hướng đúng chuẩn mực của WTO cũng là yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. c. Nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến cho môi trường kinh doanh ở nước ta trở nên cạnh tranh hơn. Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước kể cả các doanh nghiệp nhà nươc sẽ phải tự vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh không những ở thị trường trong nước mà cả ở thị trường quóic tế. d. .Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Môi trường thương mại quốc tế sau này với nhiều nỗ lực của WTO đã trở lên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doang nghiệp nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cảm thương mại, trong đó có cả những rào cảm trá hình núp dưới bóng các công cụ của WTO như chống trợ cấp, chống bán phá giá…tranh thủ thương mại là điều khó khăn mà phân thua thiệt thường rơi về phía nước ta bởi nước ta là nước nhỏ. Gia nhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Thực tế cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động khá hiệu quả và nhiều nước đang phát triển đã thu được lợi ích từ việc sử dụng cơ chế này. Những thách thức của viêc gia nhập WTO: Bên cạnh cơ hội, việc gia nhập WTO cũng tạo ra một số thách thức lớn đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Đó là: a. Sức ép cạnh tranh: Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch vụ…sẽ khiến cho môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ không có cách nào khác là chủ động và sẵn sàng đối mặt với thử thách này bởi nó là hệ quả tất yếu của sự phát triển, là chặng đường mà mọi quốc gia đều phải đi qua trên con đường hướng tới hiệu quả và phồn vinh. Dù không gia nhập WTO thì thách thức này sớm muộn sẽ tới. Riêng đối với khu vực nông nghiệp, việc gia nhập có thể đem lai nhiều khó khăn hơn bởi chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp khó có thể diễn ra trong một sớm một chiều. Chính phủ luôn lưu tâm đến yếu tố này trong đàm phán gia nhập WTO và hy vọng kết quả đàm phán cuối cùng sẽ là một kết quả có thể chấp nhận được đối với ngành nông nghiệp. b. Thách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Một trong những hậu quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bố trí lại nhân lực. Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành sản xuất không hiệu quả sẽ mất đi và nhường chỗ cho một ngành khác hiệu quả hơn. Quá trình tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội. Đây là thách thức hết sức to lớn, chúng ta chỉ có thể vượt qua được thách thức này nếu có một chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hơn nữa tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khôi phục những khó khăn ngắn hạn. d. Thách thức của việc hoàn thiên thể chế và cải cách nền hành chính quốc gia. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến kinh tế- thương mại, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm khi gia nhập WTO. Trước hết, phải liên tục hoan thiện các quy định về cạnh tranh để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng khi hội nhập. Sau đó, phải liên tục hoàn thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy tính năng động và khả năng thích ứng nhanh, yếu tố quyết định sự thành bại của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bố trí lại nguồn nhân lực. Cuối cùng, những cam kết mở cửa thị trường là cam kết theo lộ trình nên tiến trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sẽ còn tiếp tục diễn ra trong một thời gian dài. Một trong những nguyên tắc chủ đạo của WTO là minh bạch hoá. Đây là một thách thức đối với mọi nền hành chính quốc gia. Khi gia nhập WTO, nền hành chính quốc gia chắc chắn phải thay đổi theo hướng công khai hơn và minh bạch hơn. Đó phải là một nền hành chính vì quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và doanh nhân, coi trọng doanh nghiệp và doanh nhân hơn nữa, khắc phục sức ỳ của tư duy và khắc phục mọi biểu hiện trì trệ, vô trách nhiệm. Nếu không tạo ra được một nền hành chính như vậy sẽ không tận dụng được những cơ hội của việc gia nhập WTO đem lại. e. Thách thức về nguồn nhân lực: Để quản lý nhất quán toàn bộ tiến trình hội nhập, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh năng động và cải cách có hiệu quả nền hành chính quốc gia, bên cạnh quyết tâm về mặt chủ trương, cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh xuyên suốt từ TƯ đến địa phương. Đây cũng là một thử thách lớn đối với nước ta do phần đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về điều hành một nền kinh tế mở có sự tham gia của yếu tố nước ngoài. Nếu không có sự chuẩn bị từ bây giờ, thách thức này sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Ngoài ra, để tận dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và tham gia có hiệu quả vào các cuộc đàm phán trong tương lai của tổ chức này, chúng ta cần một đội ngũ cán bộ thông thạo quy định luật lệ của WTO, có kinh nghiệm và kỹ năng đàm phán quốc tế. Thông qua đàm phán gia nhập, ta đã từng bước xây dựng được đội ngũ này nhưng còn quá ít so với nhu cầu thực tiễn của đất nước. Từ những cơ hội và thách thức đó, hiện nay chúng ta đang chuẩn bị các điều kiện để thực hiện các nghĩa vụ của một thành viên, thời gian qua Quốc hội và các cơ quan Chính phủ đã tiến hành khẩn trương việc xây dựng pháp luật cho phù hợp với thời kì mới của đất nước. Quá trình rà soát văn bản pháp luật đã tiến hành ở Trung ương. Bộ tư pháp đang tiếp tục hướng dẫn các tỉnh rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương, có đối chiếu với quy định của WTO và cam kết của nước ta. Các địa phương cũng đang khẩn trương, nghiêm túc tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy định, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại đầu tư để đảm bảo tính thống nhất với các văn bản của Nhà nước và các cam kết quốc tế. Đồng thời, chúng ta cũng đang đẩy mạnh triển khai các chương trình hành động thực hiện các hiệp định của WTO như Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu, Hiệp định về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại, Hiệp định về kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm… Để nắm bắt cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, chúng ta đã tập trung đầu tư phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh để hướng vào xuất khẩu như nâng cao chất lượng và giá trị chế biến của các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản, đầu tư công nghệ và quản lý để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như dệt may, da giày…khuyến khích các ngành hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, có tiềm năng phát triển như điện tử, tin học… Đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trường quốc tế. Ngoài ra, nên tiếp tục củng cố hệ thống cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài và gắn kết hoạt động của các cơ quan này với các doanh nghiệp, hoàn thiện hành lang pháp lý và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để giúp các doanh nghiệp làm quen và ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử. Nhằm nâng cao năng lực đối phó với thách thức, nước ta đang tập trung xây dựng cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, củng cố vị thế trên thị trường nội địa. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế để đối phó với tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Kiện toàn, củng cố hệ thống tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh kiểm dịch cũng như hỗ trợ doanh nghiệp các thông tin và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế hầu hết các nước gia nhập WTO đều có nền kinh tế phát triển nhanh. Sớm gia nhập WTO, toàn Đảng toàn dân và toàn quân ta quyết tâm phấn đấu, chủ động tạo bước chuyển mới về phát triển kinh tế. Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức rất lớn, phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đa các nguồn lực bên ngoài để tạo thế lực mới cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, nhất định Việt Nam sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010 và trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. 2.2. Những tác động của việc gia nhập WTO tới ngành du lịch: Là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, du lịch Việt Nam đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhất là sau sự kiện APEC toàn ngành đã thu được nhiều kết quả vượt trội so với những năm trước. Khi là thành viên chính thức của tổ chức WTO thì ngành du lịch cũng phải đối mặt với những khó khăn và thách thức cùng với những cơ hội đang mở ra trước mắt cho nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng.Các cơ hội và thách thức này tác động đan xen và chuyển hoá lẫn nhau khó có thể lường trước được. Cơ hội rất lớn đang mở ra cho du lịch Việt Nam cụ thể là: Thứ nhất, tăng khả năng mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ với các đối tác một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử khi xuất hiện trên thị trường trong và ngoài WTO. Thứ hai, sẽ tạo niềm tin và sức hút mới đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, nhất là các nhà đầu tư chiến lược, các công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới có tiềm lực tài chính lớn, tăng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp và ODA. Hai cơ hội này sẽ tạo ra sự đột biến về cung cầu du lịch. Thứ ba, việc thực hiện đầy đủ các cam kết của một thành viên của WTO theo quy định sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ ở trong nước, khơi dậy tiềm năng to lớn và sức sáng tạo của toàn xã hội cho sự nghiệp phát triển du lịch nhanh và bền vững. Thứ tư, nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, buôn bán thương mại sẽ tăng lên kéo theo dòng khách di lịch, dòng vốn, vật tư, kinh nghiệm, thông tin, công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành du lịch. Thứ năm, việc gia nhập WTO tạo cho các doanh nghiệp có thêm điều kiện tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm và cách làm du lịch để mở rộng mô và nâng cao hiệu quả kinh doanh, người dân có thêm điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Hình ảnh đất nước con người Việt Nam được quảng bá rộng rãi hơn, tăng sức thu hút khách du lịch. Tuy vậy, Du lịch Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn, nổi bật: Thứ nhất, sức ép cạnh tranh du lịch sẽ trở nên gay gắt hơn trên cả ba cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Thứ hai, do sự phát triển không đồng đều giữa các lĩnh vực hoạt động của ngành, giữa các vùng, miền trong nước, cả trong quản lý nhà nước và kinh doanh nên khi mở cửa, hội nhập toàn diện sẽ phải chịu sự tác động từ bên ngoài vào, không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng, phản ứng và chống đỡ không tốt có thể dẫn đến những yếu tố bất ổn và đổ vỡ. Thứ ba, sự biến động trên thị trường quốc tế sẽ tác động mạnh, nhanh và toàn diện hơn đến thị trường trong nước, nếu không xử lý tốt cả tầm vĩ mô và vi mô có thể xảy ra những rối loạn thị trường, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển du lịch bền vững. Thứ tư, nguồn nhân lực du lịch vốn còn bất cập và yếu kém sẽ không theo kịp yêu cầu hội nhập, sẽ chảy máu chất xám, doanh nghiệp du lịch Việt Nam sẽ mất nhiều người giỏi. Thứ năm, những thách thức mới xuất hiện ở mức cao, đa chiều và tinh vi hơn như diễn biến hoà bình thông qua con đường du lịch, khó khăn trong bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển du lịch bền vững… Cơ hội và thách thức nêu trên là rất lớn khi chúng ta gia nhập WTO. Nhưng cần nhìn nhận cơ hội và thách thức trong trạng thái động. Có cơ hội mà không biết tận dụng thì cơ hội sẽ qua đi hay chuyển thành thách thức, thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động trực đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vượt qua của toàn ngành. Nếu có sự chuẩn bị tích cực, biện pháp ứng đối phù hợp và hiệu quả để vượt lên thì không những sẽ vượt qua được thách thức mà còn biến thách thức thành động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững. II. Cơ hội và thách thức khi hội nhập WTO đối với các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới sẽ có tác động rất lớn đối với ngành du lịch nói chung và đối với các doanh nghiệp lữ hành nói riêng. Gia nhập WTO sẽ đem lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp lữ hành nhưng cũng mang theo những thách thức không nhỏ khi chúng ta tham gia một sân chơi chung WTO. Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng cả về lượng và chất, thu hẹp dần khoảng cách về phát triển du lịch với các nước trong khu vực. Theo số liệu thống kê năm 1990 và đặc biệt là từ năm 2001 cho thấy ngành du lịch Việt Nam có những bước phát triển liên tục, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng nhanh( bảng 1). Nếu như năm 1990 lượng khách quốc tế đến Việt Nam mới bằng 14.5% lượng khách đến Thái Lan, bằng 12.5% lượng khách đến Malaysia…và bằng 1.86% lượng khách quốc tế đến khu vực Đông Nam á. Đến thời điểm năm 2000 và năm 2005 những con số tương ứng là: 22.5% và 27.7% so với Thái Lan, 19.8% và 20.9% so với Malaysia… và 5.4% và 6.9% so với khu vực Đông Nam á. Năm 2006 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3.6 triệu tăng khoảng 3% so với năm 2005. Bảng 1: Một số chỉ tiêu phát triển ngành giai đoạn 2001-2005. Chỉ tiêu đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Tăng trưởng trung bình (% năm) Khách quốc tế Nghìn 2.3300 2.6280 2.4287 2.9280 3.4700 9.1 Khách nội địa Nghìn 11.700 13.000 13.500 14.500 16.100 8.1 Thu nhập du lịch Tỷ USD 1.63 1.97 1.90 2.17 2.52 11.9 Phòng khách sạn Nghìn 74.5 78.8 82.0 85.4 112.0 11.2 Sự gia tăng của khách du lịch kéo theo sự gia tăng của số lượng lao động phục vụ trong ngành du lịch. Năm 1996 nếu chỉ tính riêng lao động trực tiếp phục vụ trong các doanh nghiệp du lịch đã có trên 65000, năm 2000 tăng lên 80000 và năm 2004 đạt khoảng 110000. Tỷ lệ lao động bình quân trên 1 phòng khách sạn là 1.5 người. Tuy nhiên số lượng lao động này chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của ngành. Ngoài số lao động trực tiếp, hoạt động du lịch còn tạo khoảng 500000 lao động cho xã hội( năm 2005). Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mức sống của người dân nước ta còn thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao. Vì vậy phát triển du lịch sẽ tạo cơ hội cho cộng đồng có thêm công ăn việc làm và cải thiện mức sống. Thực tế phát triển du lịch ở nhiều điểm du lịch như Sa Pa( Lào Cai), Ba Bể( Bắc Cạn), Cửa Lò(Nghệ An), Hội An( Quảng Nam), Gò Tháp(Đồng Tháp)…cho thấy ý nghĩa của việc phát triển du lịch đứng ở góc độ này. Thực trạng phát triển du lịch Việt Nam được phản ánh rõ nét qua chỉ số cạnh tranh phản ứng năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam có thể hiểu là khả năng duy trì và cải thiện vị trí thị trường và thị phần của nó so với các đối thủ trong qua trình phát triển. Kết quả nghiên cứu và đánh giá về năng lực cạnh tranh du lịch của các nước trong khu vực năm 2004 do Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới(WTTC) thực hiện. Bảng 2: Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch 2004 của một số quốc gia khu vực Đông Nam á. Quốc gia Giá Du lịch nhân văn Cơ sở hạ tầng Môi trường(mật độ người) Công nghệ Nguồn nhân lực Mở cửa Xã hội Singapore 23.07 77.45 92.27 1.72 99.98 71.60 79.65 70.03 Malaysia 74.86 82.80 ------ 62.85 96.22 50.70 72.210 54.43 Thái lan 83.12 62.90 49.93 44.06 72.45 57.80 71.40 47.93 Indonesia 65.46 ------ 39.22 46.72 44.38 44.36 41.83 38.43 Philippines 67.13 13.81 49.08 61.11 82.86 65.76 35.03 43.89 Việt nam 84.75 ------ 36.92 45.56 17.38 48.51 46.90 35.76 Lào 57.51 ------ 48.46 20.57 4.51 ------ ------ ------ Canpuchia 84.91 ------ 8.52 36.91 5.16 2.69 31.01 31.39 Kết quả đánh giá cho thấy năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực còn thấp. Trong 8 quốc gia được xem xét, Việt Nam chỉ có lợi thế cạnh tranh về giá. Kết quả đánh giá cho thấy về tổng thể khả năng cạnh tranh của Du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực còn hạn chế bởi hiện tại còn tồn tại nhiều vấn đề đặt ra cho ngành du lịch Việt nam. Hệ thống chính sách nhằm phát triển du lịch với tư cách là ngành kinh tế mũi nhọn chưa đồng bộ trên phạm vi toàn quốc. Chưa có sự phối hợp giữa du lịch với các ngành khác như: giao thông vận tải, văn hoá, tài nguyên… Chưa xây dựng được những sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng của Việt Nam có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế để thu hút khách từ những thị trường trọng điểm có khả năng chi trả cao do việc quy hoạch, đầu tư và quản lý phát triển hệ thống các khu du lịch còn nhiều bất cập. Tại những khu du lịch có nhiều lợi thế với việc được thế giới công nhận là di sản văn hoá thế giới như : Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, phố cổ Hội An, Lăng tẩm Huế…song đã và đang tồn tại nhiều bất cập trong hoạt động quy hoạch và quản lý hoạt động quy hoạch phát triển du lịch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch. Vì vậy những sản phẩm du lịch thực sự có khả năng thu hút, hấp dẫn và có sức cạnh tranh thực sự vẫn chưa có. Hoạt động xúc tiến quảng bá, xây dựng hình ảnh Việt Nam như một điểm đến an toàn, hấp dẫn của khu vực còn nhiều hạn chế. Năng lực của đội ngũ lao động tham gia hoạt đông du lịch còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và trình độ. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch, đến qua trình hội nhập của du lịch Việt Nam. Cơ sở hạ tầng du lịch còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, môi trường du lịch trên phạm vi cả nước đặc biệt ở những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch như Vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu… đang suy thoái nghiêm trọng do tác động của hoạt động phát triển kinh tế-xã hội. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều nhưng quan trọng là do sự thiếu liên kết giữa ngành du lịch với địa phương. Công tác bảo tồn, tôn tạo bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch chưa thực sự được chú trọng, chưa có sự tuyên truyền về công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch tới khách du lịch, các nhà kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư địa phương của điểm đến du lịch. Với thực trạng trên thì đây là một vấn đề lớn đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam khi gia nhập WTO. Đến đây chúng ta cần có một cách nhìn khái quát hơn về du lịch, đặc biệt là các nhà quản lý phải có tầm nhìn xa trông rộng, phải có cách nhìn, cách đánh giá khoa học và thực tiễn, phải có nhận thức khoa học về xã hội để có thể đề ra những chiến lược xa hơn, những quyết sách mạnh mẽ hơn về tổ chức, quản lý, xúc tiến quảng bá…để du lịch Việt Nam có thể bứt phá và thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế của đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và vẫn giữ gìn và phát huy được những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. 1. Cơ hội đối với các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam khi chúng ta gia nhập WTO: Khi chúng ta gia nhập WTO, ngành du lịch sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn song cũng tạo ra nhiều cơ hội lớn và cơ hội thì lớn hơn thử thách rất nhiều. a. Thị trường mở cửa rộng hơn: Khi vào WTO và thực hiện các cam kết, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép đặt chi nhánh tại Việt Nam, liên doanh với các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và trực tiếp khai thác và đưa khách vào nước ta. Nhưng họ chỉ được phép đưa khách Inbound vào nước ta và khai thác lữ hành nội địa như là một phần của việc đưa khách vào Việt Nam và không được phép đưa khách du lịch trong nước sang nước ngoài. Vì vậy thị trường khách du lịch nội địa vẫn thuộc về phía các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam, cơ hội kinh doanh khách Outbound tăng lên. Chúng ta được phép mở chi nhánh tại nước ngoài, liên doanh với các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam có khả năng liên kết, mở rộng tầm hoạt động, mở rộng kênh phân phối, khai thác nhiều nguồn khách và các điểm đến du lịch từ các nước thành viên. Cùng với việc cho phép các doanh nghiệp lữ hành(DNLH) nước ngoài kinh doanh khách Inbound trực tiếp vào Việt Nam không phải thông qua phía đối tác Việt Nam thì các DNLH nước ngoài không được phép đưa Hướng dẫn viên vào hành nghề tại nước ta thì khi họ đưa khách Inbound vào nước ta bắt buộc họ phải sử dụng hướng dẫn viên Việt Nam, tạo cơ hội làm việc cho các hướng dẫn viên Việt Nam. Các DNLH nước ngoài không được phép gửi khách trong nước nên phần thị trường này là của các DNLH Việt Nam. Đó sẽ là cơ hội tốt để kinh doanh khách du lịch nội địa. Như vậy, khi là thành viên của WTO, DNLH Việt Nam được phép đặt chi nhánh và liên doanh với nước ngoài tại các nước thành viên và tại nước ta thì thị trường đã mở rộng hơn, các doanh nghiệp được tiếp cận một thị trường rộng lớn 150 nước với khoảng 90% dân số thế giới, 95% GDP và 90% thương mại toàn cầu, thị trường du lịch có 800 triệu lượt khách quốc tế chủ yếu từ các nước thanh viên WTO. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp du lịch khai thác và mở rộng thị trường, vốn, kinh nghiệm và công nghệ quản lý thông qua các cam kết với WTO trong kĩnh vực dịch vụ du lịch. b. Học tập kinh nghiệm kinh doanh từ nước ngoài: Khi chúng ta mở cửa thị trường dịch vụ nói chung và thị trường du lịch nói riêng thì các DN kinh doanh du lịch nước ngoài sẽ có cơ hội tốt hơn để vào kinh doanh tại Việt Nam. Xuất phát từ nền kinh tế phát triển, có kinh nghiệm kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nên kinh nghiệm kinh doanh của họ hơn hẳn các DNVN, với khả năng tài chính mạnh, kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, hiểu biết sâu sắc về thị trường khách quốc tế nên khi họ vào Việt Nam sẽ gây khó khăn cho các DNLH nước ta. Hầu hết các DNLH Việt Nam kinh doanh nhỏ lẻ nên thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu sự liên kết với nhau và với các nhà cung cấp nên nguy cơ bị “thâu tóm” hay “sập tiệm” là quy luật tất yếu. Và đó là một thử thách cho các DNLHVN. Tuy nhiên, chính những thử thách này sẽ khiến các DNLHVN phải vươn lên để tồn tại. Để tồn tại được bắt buộc họ phải suy nghĩ, thay đổi cách làm việc sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh. Và một điều có thể làm để thích nghi là học hỏi kinh nghiệm kinh doanh từ phía các DN nước ngoài bởi chúng ta có cơ hội được liên doanh hợp tác với họ, cùng làm việc trong một môi trường kinh doanh, được tiếp cận với công nghệ kinh doanh hiện đại từ phía họ. Chúng ta có cơ hội học hỏi thì phải biết tận dụng một cách hợp lý để có thể phát triển, tham gia vào sân chơi chung mà không bị lạc hậu, yếu kém về công nghệ kinh doanh. Có như vậy DNLHVN mới có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp và tính cạnh tranh cao khi chúng ta đã gia nhập WTO. c. Khả năng phát triển mạnh khách Inbound: Khi các hãng lữ hành được phép trực tiếp đưa khách du lịch vào và khai thác du lịch Việt Nam thì lượng khách Inbound có khả năng tăng nhanh. Bởi các DNLH nước ngoài không phải thông qua phía đối tác Việt Nam để đưa khách Inbound vào Việt Nam như trước đây nữa, họ có khả năng liên kết tốt với các ngành bổ trợ khác như: vận tải, lưu trú…, có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên phạm vi quốc tế, có bề dày kinh nghiệm Marketing hơn hẳn so với các doanh nghiệp Việt Nam, không bị ràng buộc với đối tác VN nên thuận lợi hơn khi đưa khách vào VN. Điều đó mở ra cơ hội phát triển năng lực khai thác khách du lịch Inbound nói chung và làm cho hoạt động Inbound trong những năm tới phát triển mạnh mẽ hơn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam thì lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 12/2006 là 324.625 lượt, và lượng khách trong 12 tháng năm 2006 khoảng 3.583.486 lượt tăng 3% so với cùng kỳ năm 2005. Bảng 3: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2006. ước tháng 12/2006 ước 12 tháng năm 2006 So với tháng trước(%) So với năm trước(%) Tổng số 324.625 3.583.486 106,2 103,0 Theo phương tiện Đường không 267.679 270.2430 103,0 115,7 Đường biển 15.766 224.081 109,3 111,8 Đường bộ 41.180 656.975 131,9 69,8 Theo mục đích Du lịch nghỉ ngơi 197.736 2.068.875 130,7 101,5 Đi công việc 54.820 575.812 106,1 116,2 Thăm người thân 45.453 560.903 158,6 110,4 Mục đích khác 26.616 377.896 77,0 86,9 Theo thị trường Trung quốc 31.301 516.288 108,9 72,0 Hồng Kông 420 4.199 112,1 112,0 Nhật Bản 36.074 383.896 100,1 113,4 Hàn Quốc 43.428 421.741 110,1 129,4 Campuchia 8.429 154.956 70,1 78,0 Indonesia 1.921 21.315 87,4 92,3 Lào 1.765 33.980 116,2 79,5 Malaisia 15.350 105.558 120,5 131,0 Philippin 1.884 27.355 70,7 86,4 Singapo 13.673 104.947 140,2 127,6 Thái Lan 15.378 123.804 135,8 142,6 Mỹ 34.337 385.654 118,5 116,8 Canada 6.932 73.744 107,9 115,6 Pháp 11.362 132.304 79,0 99.-.2 Anh 7.626 84.264 86,6 101,6 Đức 7.179 76.745 73,8 110,6 Thuỵ Sỹ 1.555 16.686 81,2 108,6 Italya 1.338 15.746 71,2 96,6 Hà lan 2.375 26.546 80,5 115,7 Thuỵ điển 2.234 18.816 100,2 105,0 Đan mạch 1.313 18.050 79,0 120,0 Phần lan 512 5.342 123,1 108,6 Bỷ 1.384 14.770 68,8 105,3 Na uy 874 12.684 97,4 122,0 Nga 2.528 28.776 78,2 115,6 Tây Ban Nha 1.682 22.131 83,2 112,7 úc 20.170 172.519 143,8 115,9 Niudilân 1.171 14.162 87,9 103,0 Khách khác 26.185 291.847 105,3 107.7 Trên thực tế, với việc gia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị APEC 2006 vừa qua đã gây được sự chú ý lớn đối với cộng đồng quốc tế và làm sống lại thị trường du lịch quốc tế bằng hình ảnh là một điểm đến an toàn và cởi mở thân thiện. Là một cách quảng bá tự nhiên về Việt Nam. Ngày càng có nhiều người biết đến Việt Nam thông qua sự kiện này và muốn tìm hiểu và làm ăn với Việt Nam. Theo số liệu thống kê thì lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm vừa qua đã có sự thay đổi đáng kể. Và với việc gia nhập WTO đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường du lịch thì lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển cao hơn nữa và mở ra cơ hội kinh doanh khách Inbound cho các DNLH Việt Nam. d. Khả năng kết nối tour với các nước trong khu vực và các nước thành viên. Khi các hãng lữ hành được phép đặt chi nhánh, liên doanh_liên kết, thành lập doanh nghiệp tại các nước thành viên thì thị trường du lịch sẽ mở cửa rộng hơn, mạng lưới liên kết các doanh nghiệp được nới rộng và các điểm đến du lịch được liên kết với nhau tạo ra các tour, tuyến mới phong phú hơn. Và tất nhiên khi các điểm du lịch được liên kết giữa các nước tạo ra các tuyến mới, xây dựng các chương trình du lịch mới hấp dẫn hơn( sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú) sẽ thu hút được cả khách du lịch Inbound và Outbound. e. Sự phát triển của các ngành kinh tế khác kéo theo sự phát triển của ngành lữ hành. Gia nhập WTO, tổ chức thành công các sự kiện quốc tế năm 2006, từ năm 2008-2010 là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, vị thế và hình ảnh của đất nước được nâng cao,Việt Nam sẽ được thế giới biết đến, có được môi trường pháp lý minh bạch, có sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo một môi trường kinh doanh năng động, mở rộng cơ hội đầu tư, kinh doanh từ đó tăng việc tổ chức hội nghị hội thảo tại đây, phát triển loại hình du lịch công vụ. Hiện nay, Việt Nam nổi lên là một điểm đến hấp dẫn cho loại hình du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm, khuyến thưởng (MICE_ Meeting, Incentive, Conference, Exhibition) tại khu vực Đông Nam á. Du khách sau khi tham dự hội nghị, hội thảo có thể tham dự các bữa tiệc được tổ chức tại các khách sạn lớn và tham quan du ngoạn những cảnh đẹp nổi tiếng của nước ta. Bốn yếu tố khiến Việt Nam trở thành điểm đến nổi bật tại thị trường khách MICE là bản sắc văn hoá đậm đà, món ăn ngon, sức sống dồi dào và an ninh tuyệt vời. Các sự kiện được tổ chức tại Việt Nam đều mang đậm bản sắc văn hoá nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Loại hình khách công vụ có xu hướng gia tăng nên nhu cầu về khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ vận chuyển cũng gia tăng, và nhu cầu tham quan cũng tăng tương ứng. Vì vậy ngành lữ hành cũng phát triển tương ứng. Báo Asia Time đã viết: “sự phát triển kinh tế bùng nổ tại Việt Nam đang tác động tích cực đến ngành du lịch và đem lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp không khói này”. Khi nền kinh tế phát triển, đời sống dân cư được nâng cao, nhu cầu tham quan giải trí, thư giãn tinh thần ngày càng tăng. Du lịch là một cách để thoả mãn các nhu cầu trên. Vì vậy khi nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo ngành lữ hành phát triển tương ứng. 2. Thách thức đối với các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. a. Các thách thức trong thời gian trước mắt và sau thời gian ngắn hạn khi Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết hội nhập. Trong những năm qua, trước khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam hoạt động kinh doanh dưới hàng rào bảo hộ chắc chắn của nhà nước, không cho phép các hãng lữ hành nước ngoài được phép đặt chi nhánh tại Việt Nam và không được phép tham gia vào thị trường này với 100% vốn mà chỉ có thể tham gia bằng cách liên doanh với các DN Việt Nam với một tỷ lệ góp hạn chế. Nhưng khi nước ta đã là thành viên của WTO thì hàng rào bảo hộ các DN trong nước bị thu hẹp lại, sự cạnh tranh trở nên gay gắt, các DN nước ngoài được tham gia một cách bình đẳng vào thị trường du lịch Việt Nam tạo ra những thách thức lớn cho các DNLH nước ta. Hiện nay, trên cả nước có khoảng 480 DNLH quốc tế, 10.000 DNLH nội địa, 12.000 khách sạn với 70.000 phòng. Tuy số lượng các DNLH ở nước ta rất lớn nhưng số DN lớn hoạt động một cách chuyên nghiệp thì không nhiều. Hầu hết các DNLH của nước ta có quy mô nhỏ do nguồn vốn hạn chế, nguồn nhân lực yếu về chuyên môn. Người Việt Nam cần cù, chịu khó học tập, nhận thức nhanh nhưng trình độ ngoại ngữ, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, khả năng giao tiếp và ý thức đối với công việc rất hạn chế như: Hướng dẫn viên du lịch năm 2005có trên 5.193 người được cấp thẻ, nhưng những người sử dụng được Tiếng anh chiếm đa số 2.195 người,Tiếng Pháp 643 người,Tiếng Trung 1.599 người, Tiếng Nhật chỉ có 295 người, Tiếng Hàn chỉ mới cấp thẻ tạm thời. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ nguồn nhân lực phục vụ trong du lịch không qua đào tạo (khoảng 13.000 lao động) và khoảng 10.000 lao động có qua đào tạo nhưng cần phải được đào tạo lại do trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn kém không đáp ứng được yêu cầu. Các DNLH nước ta đã yếu về tiềm lực tài chính lại yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ do chất lượng nguồn nhân lực yếu nên hiệu quả làm việc chưa đạt yêu cầu. Mặt khác, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa đồng bộ. Hệ thống đường giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông… còn nhiều bất cập trong quy hoạch và phân phối. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ du lịch. Hiện nay, hệ thống các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tể chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) với số lượng không nhiều và với lượng khách du lịch ngày càng tăng thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu. Như vậy, các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam đã bị hạn chế về nguồn lực tài chính lại thiếu những nhân lực có chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn thiếu đồng bộ và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết thì tính chuyên nghiệp sẽ không cao. Các DNLH của Việt Nam chưa có kinh nghiệm kinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt như khi chúng ta vào WTO và đây là một điểm yếu của các DN nước ta. Trong khi khả năng cạnh tranh của các DN nước ta yếu: thiếu kinh nghiệm, nhân lực thiếu về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế, khả năng tài chính yếu… thì các DNLH của nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm kinh doanh trong môi trường quốc tế sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các DN nước ta. Với lợi thế của mình, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có chiến lược cạnh tranh nhằm phân chia thị phần khách sử dụng sản phẩm du lịch Việt Nam như dùng hệ thống phân phối hùng mạnh để giành giật thị phần khách đến Việt Nam. Họ tận dụng khả năng tài chính hùng mạnh để tung ra các chương trình khuyến mãi trong thời gian nhất định nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh không mạnh về tài chính và sử dụng các biện pháp tài chính để hạ giá thành sản phẩm, như giữ lại toàn bộ giá trị gia tăng của sản phẩm ngoài lãnh thổ Việt Nam để tránh nộp thuế trên phần giá trị gia tăng và tránh thu nhập doanh nghiệp, chi trả các dịch vụ tại Việt Nam thông qua các tập đoàn dịch vụ bên ngoài lãnh thổ nước ta để giảm bớt thuể giá trị gia tăng. Trong tình hình thị trường du lịch nước ta phát triển với tỷ lệ tăng trưởng như những năm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú và khách sạn nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu và điều này đem đến thách thức lớn cho các doanh nghiệp lữ hành bởi các công ty nước ngoài có tiềm lực lớn sẽ liên kết lại nhằm giành ưu đãi như đặt chỗ, đặt phòng cho họ và đẩy các công ty yếu tiềm lực đã khó khăn về nguồn khách lại rơi vào hoàn cảnh thiếu và khó khăn hơn. Còn nếu các cơ sở lưu trú này đáp ứng đủ, các liên kết này lại tiếp tục giành cho nhau những ưu đãi về giá, chất lượng phục vụ. Các doanh nghiệp của nước ngoài không ngần ngại có những chính sách thu hút nhân lực giỏi chuyên môn từ các doanh nghiệp trong nước khi họ đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay, chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành với các nhà cung cấp: các hãng vận tải, các khu lưu trú... do hầu hết các DNLH của nước ta có quy mô nhỏ, chỉ khai thác lượng khách thấp nên không thể thương lượng được mức giá ưu đãi từ phía hàng không, khách sạn, vận chuyển…như các DN lớn và các DN nước ngoài nên giá thành các gói dịch vụ cao sẽ gây khó khăn trong chiến lược cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp lữ hành của nước ngoài với kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, phục vụ dịch vụ hoàn hảo với giá thành thấp. Nguy cơ các DNVN bị thua ngay trong thời gian đầu khi hội nhập là rất lớn. Tuy nhiên, đó chỉ là các khó khăn ban đầu khi chúng ta mới hội nhập. Khi chúng ta đã hội nhập sâu và toàn diện sau một thời gian dài thì những khó khăn thách thức ban đầu khi hội nhập sẽ là một sự sàng lọc tự nhiên, các doanh nghiệp nhỏ do không cạnh tranh nổi sẽ “giải tán” hoặc sẽ trở thành đại lý gom khách cho các công ty lớn. Đây là một quá trình chuyên môn hoá tất yếu khi du lịch trở thành một ngành công nghiệp hoàn chỉnh. Với các DN trụ lại được sau đợt “thử lửa” gay gắt này sẽ phát triển khiến cho ngành du lịch nước ta khẳng định được thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Khách Inbound vào Việt Nam yếu: Việt Nam đang trở thành điểm đến an toàn và hấp dẫn của du khách quốc tế, nhất là sau sự kiện tổ chức thành công hội nghị APEC và gia nhập WTO, Việt Nam được nhiều người biết đến là một điểm đến an toàn, mến khách và nhiệt tình…thu hút được nhiều khách quốc tế. Tuy nhiên các DNLH quốc tế của Việt Nam không tận dụng được ưu thế này, đa số các DN không trực tiếp khai thác được nguồn khách quốc tế vào Việt Nam du lịch (khách Inbound), khoảng 80% khách quốc tế đến Việt Nam là do phía đối tác nước ngoài gửi cho. Khi hội nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ trực tiếp đưa khách vào Việt Nam mà không cần thông qua phía đối tác VN như trước kia nữa. Điêù này sẽ là một khó khăn lớn đối với các DNLH quốc tế của Việt Nam, chúng ta sẽ phải tự đi tìm nguồn khách. Vì vậy cần có chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Các DNLH nước ngoài với năng lực tài chính mạnh mẽ sẽ tạo ra các thách thức lớn cho các DN kinh doanh lữ hành Inbound, nội địa khi cạnh tranh. Các DN nước ngoài có khả năng sẽ chiếm lĩnh và bán các chương trình du lịch liên hoàn cho du khách Châu Âu, Châu Mỹ và tham quan Việt Nam chỉ là một phần trong tour đi Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaysia. Hơn nữa do khả năng tài chính dồi dào, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư khai thác luôn các điểm đến du lịch chứ không đơn thuần làm nhiệm vụ đưa khách vào Việt Nam và việc thất thoát thu nhập là điều không thể tránh khỏi mặc dù Việt Nam có thể thu hút được một lượng lớn khách du lịch nước ngoài. Nhờ ưu thế về khả năng điều hành tour, cách thức tổ chức và điều hành chuyên nghiệp, hạn chế được các chi phí phát sinh các DN nước ngoài có thể thu hút khách nội địa vào tour của họ khi đã thông thạo thị trường, địa hình Việt Nam. Như vậy thì các DNLH Việt Nam không chỉ mất khách từ xứ bạn mà còn mất khách ngay trên sân nhà. Các DN nội địa vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc tìm hiểu luật pháp trong nước và thông lệ quốc tế liên quan. Đây là điểm yếu của các DN khi hoạt động trong khuôn khổ pháp lý chung của WTO. Khả năng rò rỉ thu nhập của ngành khách sạn: Khi cho phép các DN 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam thì luồng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ tăng do họ được phục vụ chuyên nghiệp, tiêu dùng các dịch vụ hoàn hảo… nhu cầu về khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí tăng sẽ làm xuất hiện một làn sóng đầu tư lớn vào khu vực khách sạn, nhà hàng để đáp ứng nhu cầu cao hơn từ phía các DN 100% vốn nước ngoài. Hiện tại các cơ sở lưu trú: khách sạn, nhà nghỉ ở nước ta còn thiếu, nhất là những khách sạn được xếp hạng. Vào mùa cao điểm, phòng ở khách sạn còn thiếu, những đoàn khách lớn khoảng 400 người còn gặp khó khăn về khâu hậu cần nên phải chia thành những nhóm nhỏ ở các khách sạn khác nhau gây bất tiện cho khách. Chính vì thiếu nên chất lượng phục vụ không cao, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thường xuyên của các công ty du lịch. Khách sạn của các công ty trong nước có quy mô nhỏ, ít vốn và kinh nghiệm quản lý, do đó cách bài trí phòng, trang trí nội thất không hợp lý, thiếu nét độc đáo và sáng tạo nên không để lại ấn tượng cho khách lưu trú. Đây cũng là một điểm yếu của ngành du lịch nước ta khi hội nhập. Khi các hãng lữ hành lớn đến nước ta, với tiềm lực tài chính vượt trội, họ có thể đầu tư xây dựng các khách sạn riêng phục vụ nguồn khách của chính họ hay liên kết với nhau để giành ưu thế về đặt chỗ trong khách sạn sẽ khiến cho các cơ sở lưu trú của nước ta rơi vào thế “bị động” và sẽ phải giành ưu đãi cho phía các DN của nước ngoài và vì vậy sẽ gây ra những thất thoát trong thu nhập của các cơ sở lưu trú của nước ta. Để tránh hiện tượng này, những nhà quản lý khách sạn phải có tầm nhìn rộng, đề ra chiến lược lâu dài cho DN, có khả năng đàm phán tốt… để không bị “yếu thế” trong kinh doanh với các DN nước ngoài. Cần phải huy động vốn từ các DN để đầu tư phát triển hệ thống khách sạn nhà hàng cao cấp đạt chuẩn quốc tế nhất là ở các trung tâm du lịch như nội thành Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…để đáp ứng nhu cầu của du khách. 3. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước trong khu vực khi họ gia nhập WTO. a. Kinh nghiệm của Trung Quốc: Tháng 12/2001 là thời điểm lịch sử đối với Tung Quốc, một đất nước đông dân nhất thế giới, đó là thời điểm nước này là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Từ năm 2001, Trung Quốc đã sửa đổi hơn 2000 văn bản liên quan thương mại, bãi bỏ gần 700 văn bản pháp luật khác để thực hiện các cam kết của mình khi tham gia sân chơi thương mại quốc tế. Du lịch là lĩnh vực đầu tiên mà Trung Quốc thực hiện ngay tất cả các cam kết khi gia nhập WTO, 5 hãng du lịch hoàn toàn của nước ngoài, 13 hãng du lịch liên doanh với nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc. Giá cả, chất lượng phục vụ đều rất cạnh tranh và người tiêu dùng được hưởng lợi. Nhiều tập đoàn du lịch nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc với cung cách phục vụ chuyên nghiệp và xây dựng hàng loạt các khách sạn mới góp phần thu hút nhiều du khách đến Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc cắt giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng thực phẩm thì hàng loạt các mặt hàng chất lượng cao được các nhà hàng, khách sạn nhập để đáp ứng nhu cầu của quý khách. Như vậy, Trung Quốc đã mở cửa ngành du lịch sớm, có chiến lược liên doanh tốt với các DN nước ngoài, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng và thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật pháp về du lịch theo hướng hội nhập, tạo môi trường pháp lý công bằng, thuận lợi cho mọi chủ thể tham gia hoạt động du lịch, thúc đẩy ngành du lịch của Trung Quốc phát triển, người dân Trung Quốc cũng được hưởng lợi trực tiếp từ sự phát triển của ngành du lịch. Nước ta cần nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và học tập họ để phát triển nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng khi hội nhập WTO. b. Thành tựu về du lịch của Campuchia sau khi gia nhập WTO: Tổ chức thương mại thế giới WTO đã kết nạp Campuchia là thành viên vào tháng 9/2003, đánh dấu sự hội nhập của kinh tế Campuchia vào khu vực và toàn cầu. Từ khi gia nhập WTO, các DNLH nước ngoài đến mở chi nhánh và thành lập DN tại Campuchia, làm cho ngành du lịch Campuchia khởi sắc. Là một đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hoàng Cung, Đền Vàng, đồi Bà Pêng, Angkor Wat và Angkor Thom được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, ngành du lịch Campuchia đã thu hút nhiều du khách quốc tế đến thăm quan. Năm 2005 lượng khách quốc tế đến đất nước Chùa Tháp đạt 1.4 triệu người, tăng 35% so với năm 2004. Theo bộ du lịch Campuchia, từ nay đến năm 2010 lượng khách quốc tế đến Campuchia du lịch tăng 25%-30%. Các DN nước ngoài với kỹ năng quản lý và bề dày kinh nghiệm Marketing nên đã góp phần quảng bá du lịch Campuchia ra thị trường quốc tế, thúc đẩy ngành du lịch phát triển góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế. Kinh nghiệm thu hút khách của Malaysia. Đất nước Malaysia đã có một chiến dịch quảng cáo hết sức khôn ngoan, phạm vi chào hàng rộng rãi từ những cửa hàng thời trang phong phú đến những khu nghỉ mát trên đảo ngát một màu xanh của rừng rậm nhiệt đới đã thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế đặc biệt là các du khách người Trung Đông- đối tượng khách giàu có. Để có thể thu hút khách du lịch, Malaysia đã đầu tư rất nhiều cho cơ sở hạ tầng du lịch. Các khách sạn, nhà nghỉ nỗ lực hết mình để tạo cho du khách cảm giác như ở quê nhà, khách sạn Sunway Lagoon Resort nổi tiếng có bảy quan chức dịch vụ khách trọ biết nói tiếng Arập và thuê năm sinh viên từ trường Lenanese- American đến đây mở các lớp hàng tuần về phép xã giao Trung Đông và dạy các cụm từ Arập cho người dân địa phương. Các khách sạn ở trung tâm thủ đô luôn sẵn sàng phục vụ du khách. Một điều mà chúng ta nhận thấy là Malaysia đã có được một chiến lược phát triển du lịch rất rõ ràng, xác định thị trường mục tiêu, công tác xúc tiến quảng bá du lịch được thực hiện một cách bài bản và có hiệu quả. Đây là những kinh nghiệm cho các DN du lịch nước ta học tập. III. Chiến lược của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. Trước những thách thức và cơ hội đan xen khi chúng ta gia nhập WTO, các DNLH phải căn cứ vào tình hình hoạt động của DN mình mà tự đề ra các chiến lược sách lược cụ thể cho việc phát triển DN trong môi trường quốc tế. Chiến lược của các doanh nghiệp lữ hành Inbound. Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực du lịch cho phép thành lập pháp nhân thực hiện kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và kinh doanh lữ hành, sắp xếp chỗ trong khách sạn có ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp lữ hành khai thác khách du lịch quốc tế Inbound của Việt Nam. Từ trước khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được phép liên doanh với đối tác Việt Nam để đưa khách nước ngoài vào nước ta du lịch. Nhưng mọi thứ sẽ thay đổi kể từ khi chúng ta chấp nhận tham gia vào một sân chơi rộng lớn với luật chơi chung, các doanh nghiệp cần phải có biện pháp hợp lý để cho DN hoạt động có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay. Trước đây, hầu hết các DNLH khai thác khách Inbound có nguồn khách là do phía đối tác nước ngoài cung cấp, các doanh nghiệp này đã liên doanh rất hiệu quả với các DN nước ngoài. Vì vậy nên tiếp tục hợp tác, tận dụng các mối quan hệ, học hỏi kinh nghiệm, thích ứng với công nghệ điều hành du lịch vủa họ. Với những doanh nghiệp mới thì nên tận dụng cơ hội hợp tác với nước ngoài muốn vào Việt Nam kinh doanh lữ hành. Thông qua đó nâng cao trình độ nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn thế giới để thu hút khách. Các DN nên chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, cần nghiên cứu đặc điểm nhu cầu của khách hàng, xác định rõ đâu là thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng, thị trường chi phối đến hoạt động của công ty để có những biện pháp thu hút khách hợp lý. Một điều quan trọng là các DN cần phải ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kinh doanh khi mà Internet đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Internet tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty lữ hành có thể tiếp cận được với nhiều thị trường khách trên toàn cầu, có nhiều cơ hội để phát triển quan hệ kinh doanh với nhiều đối tác, giúp cho việc duy trì và phát triển mối quan hệ thân thiết giữa DN với khách hàng trở nên dễ dàng hơn, giảm được những thủ tục không cần thiết cho khách hàng, tạo sự thuận tiện cho khách, giảm được những chi phí trung gian cho DN. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng kênh phân phối ra nước ngoài. DNLH cần tăng cường ứng dụng công nghệ kinh doanh lữ hành hiện đại để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả. Mạnh dạn lập chi nhánh tại một số thị trường trọng điểm, chi trả cao để trực tiếp khai thác khách. Cần có sự liên kết giữa DNLH với các nhà cung ứng dịch vụ: vận tải, lưu trú, khu vui chơi giải trí… để có thể tạo ra những sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo với giá thành hạ mới có thể thu hút khách, nâng cao chất lượng dịch vụ đón khách. Cần có chiến lược liên kết với các nước trong khu vực Lào- Việt Nam-Campuchia để có thể tạo ra nhiều tuyến, tour mới đa dạng phong phú và hấp dẫn hơn ( tất nhiên là phải dám đầu tư với chi phí lớn). Xây dựng những sản phẩm du lịch mang tầm quốc gia có sức hút đối với khu vực và quốc tế. Chiến lược của các doanh nghiệp lữ hành Outbound. Cho đến thời điểm hiện tại, sau khi gia nhập WTO, mảng kinh doanh khách Outbound và khách du lịch nội địa vẫn thuộc về phía các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam bởi trong cam kết khi gia nhập WTO của lĩnh vực du lịch không cho phép DN nước ngoài đưa khách trong nước ra nước ngoài du lịch. Nhưng điều đó không có nghĩa là các DN kinh doanh khách Outbound không phải “lo lắng”trước những thách thức mà toàn nghành du lịch đang phải đối mặt. Các DN nước ngoài vẫn có thể liên doanh với Việt Nam để khai thác mảng khách Outbound, mà những công ty liên doanh với nước ngoài đều là những công ty lớn, mặt khác hầu hết các DNLH nội địa của Việt Nam đều là những doanh nghiệp nhỏ nên có những hạn chế là năng lực tài chính thấp, khả năng xúc tiến tìm kiếm nguồn khách chưa cao dẫn đến những khó khăn: - Về nguồn khách do thiếu tính chuyên nghiệp trong việc xúc tiến thị trường, khả năng tài chính thấp, thương hiệu chưa có uy tín trên thị trường. - Trong quan hệ với nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước: do chỉ khai thác được lượng khách thấp, doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể thương lượng được mức giá ưu đãi từ phía hàng không, khách sạn, vận chuyển … như các DN lớn. Do vậy chi phí cho cùng một mức chất lượng dịch vụ sẽ cao nên giảm khả năng cạnh tranh về giá. - Trong việc tìm kiếm hướng đi chuyên nghiệp hoá sản phẩm: các DN vừa và nhỏ thường phục vụ đối tượng khách nhỏ lẻ đến từ nhiều thị trường với nhiều thị hiếu khác nhau do đó doanh nghiệp khó có thể định hình được sản phẩm để chuyên môn hoá dẫn đến chất lượng dịch vụ không cao. Vì vậy, các DN lữ hành kinh doanh khách Outbound và nội địa của Việt Nam cần phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với môi trường mới, cần quan tâm tới việc nâng cao chất lượng các dịch vụ bởi khách hàng sẽ lựa chọn những dịch vụ có chất lượng cao giá cả vừa phải. Một giải pháp mà các DN có thể thực hiện là liên kết với nhau nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, dễ dàng trong việc đàm phán để có mức giá tốt nhất. Các DN cần chuyên môn hoá từ việc xúc tiến thị trường khách đến sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách. Việc chuyên môn hoá sẽ khiến cho các sản phẩm của DN trở nên hoàn hảo với tính cạnh tranh cao, đem lại cho khách hàng những giá trị cộng thêm cao nhất. Cần bám chắc thị trường khách trong nước trước khi các hãng lữ hành nước ngoài hoạt động dưới hình thức liên doanh nhắm đến việc thu hút khách nội địa vào chương trình tour của họ. Các DN muốn kinh doanh có hiệu quả, đề ra và thực hiện được những chiến lược thì cần phải có một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, muốn người lao động có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp thì cần phải tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo và tái đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân viên của doanh nghiệp. Tóm lại, để tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh gay gắt thì mỗi doanh nghiệp (cả Inbound và Outbound) cần hoạch định chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp mình, cần có nhận thức và hiểu biết về WTO, về cơ hội và thách thức đối với du lịch khi hội nhập trong toàn ngành. Nhận thức đúng, hiểu biết tường tận sẽ tạo cơ sở vững vàng cho hành động đúng, chủ động, kịp thời và đạt được hiệu quả mong đợi. Mở rộng hợp tác, kênh phân phối ra nước ngoài. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tái đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, đảm bảo hội đủ những yếu tố đội ngũ nhân lực của thế kỷ 21: trẻ, năng động, chuyên nghiệp và hiệu quả. Nghiên cứu hệ thống pháp lý trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt dộng. Mở rộng hợp tác, tăng cường các mối liên kết với các cơ quan chức năng, các hiệp hội các tập đoàn du lịch trong và ngoài nước để bắt kịp các xu hướng phát triển, phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn thế giới để thu hút khách. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước để tạo lợi thế cạnh tranh về giá, sản phẩm, đa dạng hoá liên tục và tạo ra các sản phẩm tour mới. Xây dựng những sản phẩm du lịch mang tầm cỡ quốc gia có sức hút đối với khu vực và trên thế giới. Bên cạnh sự nỗ lực của các DN thì phía nhà nước cũng cần có sự hỗ trợ: Tổng cục Du lịch cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá tại các thị trường trọng điểm; cung cấp những thông tin và đưa ra những dự báo chính xác về tình hình phát triển du lịch và thị trường khách; phối hợp liên nghành để giảm giá tour du lịch; thực hiện liên kết chống độc quyền, phá giá trong kinh doanh lữ hành quốc tế giữa các doanh nghiệp. Chiến lược của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Khi nước ta mở cửa thị trường dịch vụ, các DN LH nước ngoài có thể trực tiếp thành lập DN với 100% vốn tại nước ta, cơ hội đầu tư là rất lớn. Tuy nhiên các DN nước ngoài sẽ phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Riêng các công ty liên doanh không sớm thì muộn sẽ tách ra để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Trước đây do chủ trương bảo hộ du lịch trong nước nên họ phải hoạt động dưới hình thức liên doanh. Sau thời gian hoạt động tại Việt Nam, họ đã nắm vững tình hình và tích luỹ được nhiều kih nghiệm. Khi hàng rào bảo hộ được rỡ bỏ thì các điều kiện cần và đủ để hoạt động độc lập đã có và họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh lớn với các DN Việt Nam. Trong thời gian đầu chỉ có các DN nước ngoài với quy mô trung bình thâm nhập vào thị trường Việt Nam còn các tập đoàn lớn chưa xuất hiện vì họ phảI hoạch định mọt chiến lược cụ thể trước khi thâm nhập vào một thị trường mới. Họ đánh giá xem thị trường có xứng đáng để đầu tư hay không? bước đầu chỉ cần liên kết với các doanh nghiệp trong nước là đủ, nhiều khi liên kết với các doanh nghiệp trong nước lại có lợi hơn là đầu tư trực tiếp, và trong thời gian đầu các DN LH nươc ngoài chưa thể tự xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật riêng cho họ nên bắt buộc họ phải hợp tác với phía các DN Việt Nam để cung cấp dịch vụ. Đây là một cơ hội cho các DN Việt Nam. Sau một thời gian, các điều kiện cần và đủ xuất hiện thì các DN nước ngoài mới có thể đầu tư khai thác du lịch ở Việt Nam. Vì vậy, trước khi thời điểm đó diễn ra, các DN phía Việt Nam phải có chiến lược để đối phó với mọi tình huống, để có thể kinh doanh bình đẳng và có hiệu quả trong môi trường kinh doanh quốc tế. Kết luận Gia nhập WTO có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam. Trước tiên đó là lợi ích trong việc hội nhập quốc tế. Đối mặt với thị trường toàn cầu, ngành du lịch sẽ có nhiều cơ hội phát triển với một thị trường du lịch rộng lớn hơn. Du lịch phát triển góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ đóng góp của khối dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân là một tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế quốc gia. Sau khi gia nhập WTO, khối ngành dịch vụ của Việt Nam sẽ trở thành một trọng điểm phát triển tạo cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ. Theo đó ngành Du lịch sẽ bắt kịp tiêu chuẩn quốc tế một cách trình tự và khoa học về chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, gia nhập WTO cũng tạo ra nhiều thách thức đối với toàn bộ nền kinh tế trong đó có ngành du lịch. Các ngành các cấp và đặc biệt là các DN phải có sự hiểu biết về WTO, về cơ hội và thách thức đối với du lịch khi hội nhập trong toàn ngành. Nhận thức đúng hiểu biết tường tận sẽ là cơ sở cho hành động đúng, chủ động, kịp thời, tránh được những rủi ro, đạt được hiệu quả mong đợi. Với sự tham gia tích cực, chủ động với những biện pháp đối ứng phù hợp và hiệu quả để vượt lên của toàn ngành và của cả nền kinh tế thì chúng ta sẽ tận dụng được những cơ hội tạo ra khi hội nhập và vượt qua được những thách thức, biến thách thức thành động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững, đưa ngành Du lịch thực sự xứng đáng với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Danh mục tài liệu tham khảo Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Võ Thị Thắng (2007) - Cơ hội, thách thức và giải pháp sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO- Báo Du lịch Việt Nam- Số 1. Tiến sĩ Phạm Trung Lương – Những vấn đề đặt ra cho Du lịch Việt Nam – Báo Du lịch Việt Nam – Số Tết Đinh Hợi. Hoàng Tuấn Anh- Du lịch Việt Nam hội nhập và phát triển – Báo Du lịch Việt Nam- Số Tết Đinh Hợi. Phương Lâm (2007) – Những giải pháp phát triển Du lịch Hậu WTO – Báo Du lịch Việt Nam – Số 1. Thái Bình (2007) – Phát triển nguồn nhân lực Du lịch trong hội nhập sâu và toàn diện – Báo Du lịch Việt Nam – Số 1. Lê Vàng (2006) – Hoạt động lữ hành Việt Nam sau khi gia nhập WTO – Báo Du lịch Việt Nam – Số 9. ------- (2006) – Doanh nghiệp vừa và nhỏ trước hội nhập kinh tế quốc tế – Báo Du lịch Việt Nam – Số 12. ------- 2006) – Du lịch trước thềm hội nhập – VnEconomy. ------- (2006) – Công bố toàn văn cam kết WTO – VnExpress. ------- (2006) – Du lịch hậu WTO: “rơi rụng” hay sàng lọc và phát triển – VietNamNet. ------- (2006) – Du lịch Việt Nam có nguy cơ thua ngay trên sân nhà - VnExpress. Saigontourist - Kinh doanh lữ hành thời “hậu WTO” Saigontourist (2007) – Kinh nghiệm thu hút du khách của Malaysia. Quỳnh Ngọc (2007) – Ba cơ hội lớn từ WTO cho Du lịch Việt Nam – Vn Economy. Mục lục: Trang Lời mở đầu 1 Các cam kết dịch vụ du lịch lữ hành, khách sạn của Việt Nam khi gia nhập WTO 2 Giới thiệu các cam kết dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO Giới thiệu biểu cam kết ngành dịch vụ du lịch, lữ hành, khách sạn khi Việt Nam gia nhập WTO 2 1.1. Các cam kết về dịch vụ 2 1.2. Các cam kết về dịch vụ du lịch, lữ hành, khách sạn 4 2. Tác động chung của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế và DL 7 2.1. Tác động chung của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế 7 2.2. Những tác động của việc gia nhập WTO đến ngành Du lịch 12 II. Cơ hội và thách thức khi hội nhập WTO đối với các DNLHVN 14 1. Cơ hội đối với các doanh nghiệp lữ hành 18 2. Thách thức đối với các doanh nghiệp lữ hành 24 3. Một vài kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước trong khu vực khi họ gia nhập WTO 29 III. Chiến lược của các DNLH Việt Nam 30 1. Chiến lược của các doanh nghiệp lữ hành Inbound 31 2. Chiến lược của các doanh nghiệp lữ hành Outbound 32 3. Chiến lược của cac doanh nghiệp lữ hành nước ngoài tại Việt Nam 34 Kết luận 36 Danh mục tài liệu than khảo 37 Mục lục 38

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc67924.DOC
Tài liệu liên quan