Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh: Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, thị trường chứng khoán đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thông qua các hoạt động mua bán, giao dịch chứng khoán và các loại giấy tờ có giá, thị trường này đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán được ví như thước đo phản ánh sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế của một quốc gia, thậm chí phản ánh trực tiếp biến động hàng ngày của nền kinh tế đó. Thị trường chứng khoán không còn là mới mẻ đối với các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật, hoặc các nước Châu Âu khác. Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức ra đời kể từ khi Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000. Trong hơn hai năm qua, thị trường đã có những đóng góp nhất định cho quá trình xây dựng và hoàn thiện thị trường tài chính Việt Nam, tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, tạo ra môi trường đầu tư mới, hấp dẫn ...

doc82 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, thị trường chứng khoán đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thông qua các hoạt động mua bán, giao dịch chứng khoán và các loại giấy tờ có giá, thị trường này đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán được ví như thước đo phản ánh sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế của một quốc gia, thậm chí phản ánh trực tiếp biến động hàng ngày của nền kinh tế đó. Thị trường chứng khoán không còn là mới mẻ đối với các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật, hoặc các nước Châu Âu khác. Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức ra đời kể từ khi Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000. Trong hơn hai năm qua, thị trường đã có những đóng góp nhất định cho quá trình xây dựng và hoàn thiện thị trường tài chính Việt Nam, tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, tạo ra môi trường đầu tư mới, hấp dẫn đối với dân chúng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên Thị trường chứng khoán Việt Nam còn hết sức non trẻ, các nhân tố cơ bản cần thiết cho sự hoạt động của thị trường như điều kiện về kinh tế xã hội, môi trường pháp lý, và cả kiến thức của công chúng đầu tư đều mới được hình thành. Để nghiên cứu, phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong hơn hai năm vừa qua, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm bình ổn giá cổ phiếu trong thời gian tới em đã chọn đề tài “Biến động giá cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh - các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp khắc phục”. Đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận bao gồm 3 chương sau: Chương 1: Những vấn đề chung về thị trường chứng khoán và giá cổ phiếu Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Một số giải pháp nhằm bình ổn giá cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, thời gian nghiên cứu lại có hạn nên khoá luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo, các nhà đầu tư chứng khoán và những người quan tâm đến chứng khoán để khoá luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn PGS - TS Nguyễn Thị Quy, người trực tiếp hưóng dẫn em hoàn thành khoá luận này. Chương I Những vấn đề chung về thị trường chứng khoán và giá cổ phiếu Một số vấn đề chung về thị trường chứng khoán Khái niệm thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi phát hành và mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn. Chức năng của thị trường chứng khoán a, Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của Công ty, thị trường chứng khoán đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ và chính quyền các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ cho các nhu cầu chung của xã hội. b, Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn các hàng hoá khác nhau phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy thị trường chứng khoán đóng góp một phần đáng kể làm tăng tiết kiệm cho quốc gia. c, Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán mà họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) là một trong những tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường. d, Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Thông qua đánh giá chứng khoán, hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. e, Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Các chỉ báo của thị trường chứng khoán phán ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá của chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại giá chứng khoán giảm cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, thị trường chứng khoán được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp cho chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua thị trường chứng khoán, chính phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ tạo nguồn thu để bù thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ chính phủ áp dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế. Hàng hoá của thị trường chứng khoán Hàng hóa của thị truờng chứng khoán là chứng khoán. Chứng khoán là chứng từ hoặc bút toán xác nhận quyền lợi hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với người phát hành. Các chứng khoán được chia thành 4 nhóm chính: a, Cổ phiếu Là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với thu nhập và tài sản của một công ty cổ phần. Cổ phiếu được chia thành 2 loại cơ bản là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. b, Trái phiếu Là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. Trái phiếu gồm có nhiều loại: Trái phiếu có bảo đảm, trái phiếu không bảo đảm, trái phiếu có thể mua lại, trái phiếu có thể bán lại, trái phiếu có thể chuyển đổi. . . c, Chứng khoán có thể chuyển đổi Là những chứng khoán cho phép người nắm giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định có thể đổi nó lấy một chứng khoán khác. d, Các công cụ phái sinh Là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu. . . nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Có các công cụ phái sinh như quyền lựa chọn (chọn mua hoặc bán), quyền mua trước, chứng quyền, hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai. Cơ cấu của thị trường chứng khoán Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn, thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị tường thứ cấp. a, Thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua chứng khoán mới phát hành. Vai trò của thị trường - Chứng khoán hoá nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy động qua việc phát hành chứng khoán. - Thực hiện việc chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền sang dạng vốn dài hạn. Đặc điểm của thị trường sơ cấp - Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem vốn cho nhà phát hành. - Những người bán trên thị trường sơ cấp được xác định thường là kho bạc, ngân hàng nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành. - Giá các chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành quyết định và thường được in ngay trên chứng khoán. b, Thị trường thứ cấp Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. Đặc điểm của thị trường thứ cấp - Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán chứ không thuộc về nhà phát hành. Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào những người phát hành chứng khoán mà chuyển vận giữa những người đầu tư chứng khoán trên thị trường. Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của thị trường chứng khoán, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp. - Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp do cung và cầu quyết định. - Thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Cũng có thể phân loại thị trường chứng khoán theo tính chất tập trung của thị trường (Tính chất tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất). Khi đó, thị trường chứng khoán bao gồm : Sở giao dịch chứng khoán (Thị trường tập trung) và Thị trường OTC (Thị trường phi tập trung). Tại Sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch được tập trung lại một địa điểm, các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. Trên thị trường OTC, các giao dịch (cả sơ cấp lẫn thứ cấp) được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá cả trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán a, Nguyên tắc cạnh tranh Theo nguyên tắc này, giá cả trên thị trường chứng khoán phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá. b, Nguyên tắc công bằng Nguyên tắc này nhằm đảm bảo lợi ích cho tất cả những người tham gia thị trường. Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những qui định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những qui định đó. c, Nguyên tắc công khai Chứng khoán là hàng hoá trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được các chứng khoán như hàng hoá thông thường mà phải dựa trên cơ sở các thông tin có liên quan. Vì vậy thị trường chứng khoán phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống thông tin tốt. Theo luật định các bên phát hành chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời những thông tin có liên quan đến tổ chức phát hành, tới đợt phát hành. Công bố thông tin được tiến hành khi phát hành lần đầu cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan. Nguyên tắc này nhằm bảo vệ người đầu tư, song nó cũng hàm nghĩa rằng, một khi đã được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác thì người đầu tư phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. d, Nguyên tắc trung gian Theo nguyên tắc này trên thị trường chứng khoán các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của người phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh của các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình. e, Nguyên tắc tập trung Thị trường chứng khoán phải hoạt động trên nguyên tắc tập trung. Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị trường OTC, có sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản. Các chứng khoán, hàng hoá của thị trường chứng khoán là các sản phẩm tài chính cao cấp nên việc giao dịch chúng đòi hỏi thị trường phải có những cơ sở vật chất nhất định chứ không thể diễn ra một cách tuỳ tiện. Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán a, Nhà phát hành Nhà phát hành là những người phát hành chứng khoán nhằm huy động vốn, gồm 2 chủ thể: Nhà nước: phát hành trái phiếu, tín phiếu, công trái nhằm bổ sung cho ngân sách, xây dựng các công trình. . . Các doanh nghiệp: phát hành trái phiếu công ty, cổ phiếu, các công cụ phái sinh khác để huy động vốn tiến hành sản xuất kinh doanh. b, Nhà đầu tư Nhà đầu tư là những người có nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời, đầu tư vào thị trường chứng khoán với mục đích đầu cơ hoặc kinh doanh kiếm lời, gồm 2 loại: Nhà đầu tư cá nhân Là các nhà đầu tư với quy mô nhỏ, tham gia với số lượng đông đảo nhất trên thị trường. Nhà đầu tư chuyên nghiệp Thường là các nhà đầu tư có tổ chức, đầu tư vào thị trường chứng khoán một cách chuyên nghiệp, với số vốn đầu tư lớn, có các bộ phận chuyên biệt nghiên cứu để ra các quyết định đầu tư. Đó là các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư, quỹ lương hưu. . . c, Tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán Các công ty chứng khoán Là các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp chứng khoán với các nghiệp vụ chính như môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, quản lí danh mục đầu tư. Các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác Tuỳ theo từng nước, các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán với mức độ khác nhau. Các ngân hàng thương mại đa năng và đa năng một phần thì được phép tham gia trên thị trường chứng khoán còn các ngân hàng thương mại đơn năng thì không. d, Tổ chức quản lí thị trường Nhà nước quản lí thị trường chứng khoán thông qua Uỷ ban chứng khoán Quản lí các hoạt động liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán, ban hành các đạo luật, các quy định đảm bảo cho thị trường hoạt động công bằng, công khai, đảm bảo quyền lợi của người đầu tư. Tổ chức lưu kí, đăng kí và thanh toán bù trừ chứng khoán Làm dịch vụ lưu trữ chứng khoán và thực hiện các quyền của người sở hữu chứng khoán. Hiệp hội chứng khoán Là tổ chức của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán với mục đích bảo vệ lợi ích cho các thành viên và bảo vệ toàn ngành chứng khoán. Ngoài ra còn có các tổ chức khác như công ty đánh giá tín nhiệm, công ty dịch vụ máy tính. . . Một số vấn đề chung về giá cổ phiếu và các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu Khái niệm cổ phiếu Cổ phiếu là loại chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một doanh nghiệp cổ phần. Nói cách khác, cổ phiếu là giấy chứng nhận việc đầu tư vốn vào công ty cổ phần. Giá cổ phiếu a, Giá phát hành cổ phiếu Giá phát hành của cổ phiếu là giá bán ra khi đơn vị phát hành cổ phiếu phát hành cổ phiếu. Do mức doanh lợi của công ty và giá cả thị trường là không giống nhau cho nên giá phát hành của các cổ phiếu cũng không giống nhau. Thông thường có mấy loại giá sau: Bình giá Là giá phát hành dựa trên mệnh giá cổ phiếu. Thời giá Là giá dựa vào giá hiện hành của các cổ phiếu đang lưu thông trên thị trường để xác định mức giá phát hành. Giá trung gian Là giá dựa vào giá trung gian giữa giá cổ phiếu và giá thị trường để xác định mức giá phát hành. Chiết giá phát hành Là giá phát hành cổ phiếu thấp hơn mệnh giá. b, Thị giá của cổ phiếu Thị giá của cổ phiếu là chỉ giá cổ phiếu được mua bán tại thị trường giao dịch cổ phiếu. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu là rất nhiều. Công thức để tính thị giá: Thị giá = Mệnh giá cổ phiếu x Lợi tức dự tính Lợi tức thị trường Đây chỉ là mức giá theo lý thuyết. Khoảng cách giữa mức giá lý thuyết này so với giá thực tế là tương đối lớn. c, Giá trị hiện tại của cổ phiếu Giá trị hiện tại của cổ phiếu là giá trị mà cổ phiếu thể hiện một cách chính thức tại một thời điểm nào đó. d, Giá mở cửa và giá đóng cửa của cổ phiếu Giá mở cửa Là giá đầu tiên được mua bán của một loại cổ phiếu nào đó tại thời điểm mở cửa thị trường trong ngày tại nơi giao dịch cổ phiếu. Giá đóng cửa Là giá cuối cùng của một loại cổ phiếu nào đó được mua bán vào thời điểm cuối cùng trong ngày tại nơi giao dịch cổ phiếu. Một số phương pháp định giá cổ phiếu a, Định giá cổ phiếu theo phương pháp hệ số P/E Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến ở các thị trường chứng khoán phát triển. Hệ số P/E là hệ số giữa giá cổ phiếu (thị giá) và thu nhập hàng năm của một cổ phiếu đem lại cho người nắm giữ. Thông thường, để dự tính giá của một loại cổ phiếu, người ta thường dùng thu nhập của mỗi cổ phiếu của công ty nhân với hệ số P/E trung bình ngành hoặc của một công ty tương tự về quy mô, ngành nghề đã được giao dịch trên thị trường. Việc áp dụng hệ số P/E để tính giá cổ phiếu ở Việt Nam còn gặp phải nhiều khó khăn do thiếu số liệu và thị trường chứng khoán chưa phát triển. Tại các thị trường đã phát triển, theo số liệu thống kê về chỉ số P/E, hệ số này từ 8 – 15 là bình thường, nếu hệ số này lớn hơn 20 thì công ty đang được đánh giá rất tốt và người đầu tư trông đời trong tương lai, mức thu nhập trên một cổ phiếu sẽ tăng nhanh. Trường hợp công ty có hệ số P/E thấp có thể là do thị trường đánh giá không cao công ty đó, hoặc chưa hiểu biết nhiều về công ty. Khi tất cả các cổ phiếu trên thị trường đều có giá quá cao so với giá trị thực của nó thì phần bong bóng vượt quá phần thực nhất định có ngày nổ tung, gây khủng hoảng thị trường như đã từng thấy ở các nước phát triển. b, Định giá cổ phiếu theo luồng cổ tức Theo phương pháp này, giá cổ phiếu hiện tại chính là giá trị quy về hiện tại của toàn bộ các luồng thu nhập trong tương lai. Po = DIVn (1+r)n + PH (1+r)n Trong đó: Po : giá cổ phiếu hiện tại. DIVn : cổ tức dự đoán năm thứ n. H : giá cổ phiếu năm thứ H. r : tỉ suất lợi nhuận mong đợi. c, Định giá cổ phiếu theo luồng tiền mặt Luồng tiền mặt không được giữ lại đầu tư mà được dùng để chi trả cổ tức được gọi là luồng tiền mặt tự do. Luồng tiền mặt tự do = Doanh thu - chi phí - đầu tư Công thức tính giá cổ phiếu dựa theo luồng tiền mặt: FCFn Po = (1+r)n (1+r)n + PH Trong đó: Po : giá cổ phiếu hiện tại. FCFn : luồng tiền mặt tự do năm thứ n. PH : giá cổ phiếu năm thứ H. r : tỉ suất lợi nhuận mong đợi. d, Định giá theo tài sản thuần: Tài sản có - Tài sản nợ + Lợi thế thương mại Tổng số cổ phiếu thường Po = Po là giá cổ phiếu hiện tại. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá cổ phiếu a, Các điều kiện kinh tế vĩ mô Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu Trong quá trình hội nhập kinh tế ngày nay, biến động về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước nói chung và ảnh hưởng đến các công ty cổ phần nói riêng, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Tình hình nền kinh tế trong nước Tình hình kinh tế tốt hay xấu có ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cổ phiếu, trước hết nó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nền kinh tế tăng trưởng tốt, thu nhập của người dân tăng, thất nghiệp giảm. . .sẽ kích thích sự tiêu dùng của dân chúng, giúp cho việc kinh doanh của các công ty thuận lợi hơn, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận, cổ tức. . . làm cho giá cổ phiếu của các công ty tăng lên. Tình hình nền kinh tế trong nước như thế nào được phản ánh ở các chỉ tiêu như (GDP), tỉ lệ thất nghiệp. . . Lãi suất: đa số các doanh nghiệp đều có các khoản nợ đối với ngân hàng để có thể có đủ vốn tiến hành sản xuất kinh doanh nên lãi suất tác động trực tiếp đến chi phí vốn của các doanh nghiệp. Nếu lãi suất tăng, chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng, dẫn đến lợi nhuận giảm, từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Tỉ giá: Tỉ giá ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực liên quan nhiều đến xuất nhập khẩu. Lạm phát: lạm phát cao làm cho số tiền thực tế mà các doanh nghiệp thu được giảm, do đó có gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty. Môi trường chính trị, pháp luật trong nước: một môi trường chính trị ổn định, pháp luật công minh, chặt chẽ sẽ là môi trường tốt giúp các nhà kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận. Các chính sách, chế độ, ưu đãi của Nhà nước đối với từng ngành, lĩnh vực cũng tác động lớn đến lợi nhuận, đến sự tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp. b, Tình hình chung của ngành Diễn biến của ngành công nghiệp mà công ty phát hành cổ phiếu hoạt động trong đó có ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh lợi và rủi ro của chính cổ phiếu đó. Các yếu tố như mức độ nhạy cảm của ngành công nghiệp đối với chu kì kinh doanh, tỉ lệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi, vòng đời của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp đó có ảnh hưởng gián tiếp đến nhu cầu đầu tư vào ngành đó, từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. c, Tình hình tài chính của bản thân công ty niêm yết. Các nhà phân tích cơ bản căn cứ vào bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập trong từng thời kì của một công ty để đánh giá giá trị của công ty đó. Họ sử dụng các hệ số phân tích làm căn cứ xác định giá trị thực của cổ phiếu thể hiện trên một số mặt cơ bản như: Hệ số khả năng thanh toán Chỉ ra khả năng của công ty đáp ứng nợ ngắn hạn cũng như khả năng chuyển tài sản hiện thời thành tiền. Có các hệ số như: vốn lưu động thuần, hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số tài sản tiền tệ. Hệ số khả năng vốn (hay tỉ lệ vốn hoá) Hệ số này được sư dụng để đánh giá mức độ rủi ro phá sản của công ty, bao gồm các tỉ lệ: tỉ lệ cổ phiếu thường, tỉ lệ cổ phiếu ưu đãi, tỉ lệ trái phiếu, tỉ lệ nợ so với vốn cổ phần. Các hệ số trang trải Đo lường khả năng của công ty để đáp ứng việc trả lãi cho các chủ trái phiếu và trả cổ tức cho các cổ đông ưu đãi. Bao gồm: hệ số thanh toán lãi trái phiếu, hệ số thanh toán cổ tức ưu đãi. Khả năng lợi nhuận Chỉ ra số lợi nhuận mà một công ty đạt được cho mỗi đồng doanh thu bán hàng, sử dụng hệ số tổng lợi nhuận và hệ số lợi nhuận ròng, tỉ lệ hoàn vốn cổ phiếu thường. Hệ số sử dụng tài sản Tỉ lệ luân chuyển hàng hoá (vòng quay hàng tồn kho), giá sổ sách của mỗi cổ phiếu thường. Giá sổ sách của mỗi cổ phiếu thường Tổng tài sản - Tài sản vô hình - Tổng số nợ - cổ phiếu ưu đãi Số cổ phiếu thường = Thu nhập trên cổ phần (EPS) EPS = Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi Số lượng cổ phiếu đã phân phối Thu nhập trên mỗi cổ phần là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu, nó thể hiện thu nhập đối với mỗi cổ đông, là yếu tố tạo ra sức hấp dẫn của cổ phiếu đối với các nhà đầu tư. Hệ số giá/thu nhập(P/E) P/E = Giá thị trường Thu nhập của mỗi cổ phiếu P/E thể hiện mối quan hệ giữa giá thị trường và EPS, hệ số P/E chỉ ra rằng giá thị trường của cổ phiếu so với thu nhập từ cổ phiếu đó đang ở mức cao hay thấp, thể hiện sự hi vọng về khoản thu nhập trong tương lai của các nhà đầu tư, họ sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho thu nhập đó, do đó hệ số P/E ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cổ phiếu. Hệ số chi trả cổ tức: đo lường tỉ lệ phần trăm lợi nhuận ròng trả cho cổ đông thường dưới dạng cổ tức. Lợi tức hiện thời cho cổ phiếu thường thể hiện tỉ lệ hoàn vốn cổ tức dựa trên giá thị trường hiện thời của cổ phiếu. Ngoài ra còn phải kể đến các yếu tố khác liên quan đến bản thân công ty như khả năng của ban lãnh đạo công ty, trình độ công nhân viên, nguồn cung ứng lao động, triển vọng phát triển của công ty. . . d, Diễn biến của các thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái, thị trường bất động sản, lĩnh vực kinh doanh khác Trong thực tế, nếu thị trường tài chính phát triển thì sẽ có sự chuyển dịch vốn giữa các thị trường với nhau. Chẳng hạn như khi lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng, một số lượng nhất định các nhà đầu tư sẽ chuyển vốn từ thị trường chứng khoán sang thị trường tiền tệ hay ngược lại, khi lãi suất giảm, họ sẽ chuyển sang mua chứng khoán. Sự tác động của lãi suất lên giá cổ phiếu còn thể hiện cụ thể ở ngay trong bản thân thị trường chứng khoán, đó là sự chuyển dịch vốn từ cổ phiếu sang mua trái phiếu khi lãi suất thị trường tăng, do đó làm giá cổ phiếu giảm và ngược lại. Quy mô, hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán Số lượng, chất lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường: số lượng cổ phiếu đã niêm yết nhiều hay ít quyết định lượng cung cổ phiếu trên thị trường chứng khoán còn chất lượng của nó như thế nào sẽ ảnh hưởng đến cầu cổ phiếu. Số lượng,chất lượng các công ty niêm yết tiềm năng và số vốn mà các doanh nghiệp đó cần huy động trên thị trường: đây là nhân tố quyết định đến lượng cung cổ phiếu sẽ tăng lên như thế nào. Diễn biến của thị trường chứng khoán: các nhà phân tích kĩ thuật đưa ra một số thuật ngữ như 3 đường xu thế cấp 1, cấp 2, cấp 3; thị trường giá lên (bull market) hay thị trường giá xuống (bear market); các định dạng đồ thị như định dạng đỉnh - đầu - vai, đáy - đầu - vai, đầu - vai kép, định dạng tam giác, hình bình hành, gián đoạn, củng cố, hình cờ vuông và hình tam giác... để dựa vào đó dự đoán diễn biến của thị trường. Tuỳ theo từng quan điểm của các nhà đầu tư mà họ lựa chọn các phương án khác nhau vào từng thời điểm khác nhau để mua hay bán loại chứng khoán nào khi thị trường có những thay đổi nhất định, do đó ảnh hưởng đến cung - cầu chứng khoán trên thị trường. Các thông tin tức thời về tình hình kinh doanh của các công ty niêm yết cũng gây ảnh hưởng nhất định tới các nhà đầu tư, tác động tới cung - cầu chứng khoán trên thị trường, Tuy nhiên, đối với một số chuyên gia phân tích kĩ thuật, họ có thể chỉ dựa vào việc phân tích đồ thị để mua bán một loại chứng khoán nào đó mà không cần biết đó là công ty nào, hoạt động trong lĩnh vực gì, lợi nhuận cao hay thấp. . . Về phía các nhà đầu tư: mỗi nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán sẽ có những quan điểm khác nhau trong việc bán ra hay mua vào một loại chứng khoán theo diễn biến của thị trường, tuỳ thuộc vào: Quan điểm, trình độ, kinh nghiệm, tâm lí của các nhà đầu tư Do có sự khác nhau trong quan điểm đánh giá, kinh nghiệm của bản thân cũng như tâm lý của mỗi nhà đầu tư nên các quyết định đưa ra cũng không giống nhau. Nếu một nhà đầu tư nhận định rằng một loại cổ phiếu đang trong xu thế lên giá, anh ta sẽ quyết định mua vào cổ phiếu đó (tăng cầu về cổ phiếu đó) và đợi đến khi giá tăng đến một mức tối đa (theo quan điểm của người đầu tư) thì anh ta sẽ bán ra (tăng cung về cổ phiếu đó) và thu được một khoản lợi nhuận nhất định từ quyết định đầu tư của mình. Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường và số vốn mà họ có Nếu một thị trường chứng khoán vận hành hiệu quả, thu hút được số lượng đông đảo các nhà đầu tư tham gia với số vốn nhiều thì tổng cầu về chứng khoán trên thị trường sẽ lớn, trong khi lượng cung không đáp ứng đủ thì sẽ gây ra tình trạng mất cân đối cung cầu, đẩy giá chứng khoán tăng lên. e, Một số nhân tố khác - ảnh hưởng của ngày nghỉ: cho thấy giá cổ phiếu có khuynh hướng giảm vào ngày cuối tuần và đầu tuần. - ảnh hưởng của tháng giêng: thu nhập của cổ phiếu trong tháng giêng cao hơn các tháng khác trong năm, do vậy nhu cầu mua cổ phiếu vào đầu năm thường cao. - ảnh hưởng của các công ty nhỏ: các công ty nhỏ được nhận định là có thu nhập cao hơn các công ty lớn, do đó cầu về cổ phiếu của các công ty này cũng lớn. - Phản ứng của giá chứng khoán đối với thông báo về việc phân tách cổ phiếu: Theo nghiên cứu, giá cổ phiếu có xu hướng tăng lên trong 29 tháng trước khi có sự phân tách cổ phiếu. Tình hình biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ở một số nước khác và bài học kinh nghiệm cho thị trường chứng khoán Việt Nam Tình hình biến động giá cổ phiếu ở một số thị trường chứng khoán a, Thị trường chứng khoán Thượng Hải Thị trường chứng khoán ở Trung Quốc hình thành từ năm 1984 nhưng đến năm 1990 mới thành lập Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và năm 1991 thành lập Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến. Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải (Shanghai Stock Exchange-SSE) thành lập ngày 26/11/1990 và chính thức đi vào hoạt động vào 19/12 năm đó. Thời kì đầu tiên, giao dịch rất ít, năm 1990 có 30 loại chứng khoán niêm yết nhưng chỉ có 8 loại cổ phiếu, còn lại là trái phiếu, giao dịch trái phiếu chiếm tỉ trọng chủ yếu. Năm 1990, doanh số giao dịch cổ phiếu đạt hơn 2 triệu nhân dân tệ (RMB), chỉ chiếm khoảng 2% tổng số giao dịch của toàn bộ thị trường. Những năm đầu thị trường giao dịch chủ yếu là trái phiếu do đó không có sự biến động lớn về giá trên thị trường, chỉ số SSE-Index dao động ở mức vài trăm điểm. Từ năm 1992 bắt đầu có sự xuất hiện của cổ phiếu B (cổ phiếu dành cho người đầu tư nước ngoài) cùng với sự tăng lên nhanh chóng của số lượng cổ phiếu A niêm yết, đạt hơn 100 loại cổ phiếu niêm yết vào năm 1993 đã tạo nên một thị trường sôi động với những đợt tăng giảm liên tục của giá cổ phiếu dẫn đến sự dao động mạnh mẽ của chỉ số SSE-Index, có lúc lên đến cao nhất là hơn 1.500 điểm vào 2/1993 và có lúc xuống chỉ đạt hơn 300 điểm vào năm 1994, khối lượng giao dịch đạt được rất lớn, thường đạt mấy chục tỉ RMB mỗi năm. Cho đến nay, thị trường chứng khoán Thượng Hải đã trở thành một trong những thị trường chứng khoán hoạt động sôi động, hiệu quả nhất trong khu vực, có những đóng góp to lớn đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế Trung Quốc. b, Thị trường chứng khoán Thái Lan ở Thái Lan từ năm 1953 đã có giao dịch về chứng khoán với sự xuất hiện của công ty môi giới Bird Co.Ltd, đến năm 1962, một nhóm các nhà kinh doanh hầu hết là người nước ngoài thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn giao dịch chứng khoán Bangkok nhưng sau một thời gian đã sụp đổ do không thu hút được sự quan tâm của dân chúng và sự ủng hộ của Chính phủ. Mãi đến ngày 20/6/1975, Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan (The Stock Exchange of Thailand - SET) mới được thành lập. Trong những năm đầu hoạt động, sở giao dịch chưa thu hút, hấp dẫn được cả người đầu tư lẫn các doanh nghiệp tham gia trên thị trường. Đến cuối năm 1975 mới chỉ có 21 công ty niêm yết, huy động được số vốn 5,4 tỉ bạt (Baht), tổng giá trị giao dịch đạt hơn 1,5 tỉ Baht, chỉ số SET-Index đạt 84,08 điểm. Trong những năm đầu, giá trị giao dịch trên thị trường rất thấp, mỗi năm chỉ đạt vài đến vài chục tỉ Baht, SET-Index dao động nhẹ dưới mức 300 điểm, thị trường hoạt động buồn tẻ, không đạt được hiệu quả lắm trong việc huy động vốn. Cùng với công cuộc cải tổ nền kinh tế và sự gia tăng của đầu tư nước ngoài vào Thái Lan, từ năm 1988, thị trường chứng khoán Thái Lan dần dần phát triển. Vào năm 1989, số lượng công ty niêm yết trên thị trường tăng lên đến 170 công ty, tổng giá trị giao dịch đạt gần 400 tỉ Baht, các năm sau đó mỗi năm đạt khoảng 2000 tỉ Baht. Chỉ số SET-Index tăng dần lên theo đà phát triển của nền kinh tế, có lúc đạt hơn 1000 điểm. Đến năm 1994 có gần 400 công ty niêm yết với số vốn huy động hơn 3000 tỉ Baht, giá trị giao dịch có lúc đạt hơn 40 tỉ Baht một ngày, chỉ số SET-Index lên đến hơn 1700 điểm. Từ sau khủng hoảng kinh tế năm 1997 đến nay, Thái Lan đang tiếp tục nỗ lực xây dựng lại nền kinh tế, thị trường chứng khoán dần dần hoạt động ổn định trở lại, đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. c, Thị trường chứng khoán Đài Loan Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan (Taiwan Stock Exchange-TSE) được thành lập tháng 10/1961 theo quyết định của Uỷ ban chứng khoán và giao dịch Đài Loan (Securities Exchange Commission-SEC). Trong những năm đầu hoạt động, trên Sở giao dịch chỉ có 16 loại cổ phiếu, 4 loại trái phiếu công ty và 4 loại trái phiếu chính phủ được niêm yết chính thức; năm 1963 có 23 công ty niêm yết; năm 1980 có gần 100 công ty và cho đến cuối năm 2000 đã có hơn 500 công ty niêm yết chính thức với tổng số khoảng hơn 360 tỉ chứng khoán. Trong những năm đầu, khối lượng và giá trị giao dịch tại sở đạt được rất ít. Năm 1962, giá trị giao dịch bình quân ngày chỉ đạt 1.647.760 đô la Đài Loan (NT$), chủ yếu là giao dịch cổ phiếu. Trong những năm tiếp theo, giai đoạn từ năm 1980-1987, hoạt động của thị trường diễn ra bình thường, khối lượng và giá trị cổ phiếu giao dịch đạt được ở mức thấp. Giá trị giao dịch cổ phiếu chỉ đạt vài trăm triệu NT$ mỗi ngày với vài chục triệu cổ phiếu được giao dịch. Chỉ số TAIEX (The TSE Capitalization Weighted Stock Index) được tính với 100 điểm cơ bản vào năm 1966 trong thời gian này tăng dần nhưng cũng chỉ dao động ở mức vài trăm điểm trong những năm đầu và gần đến khoảng 1000 điểm trong những năm tiếp theo. Vào năm 1988, sự mở rộng việc cấp giấy phép hoạt động cho các công ty chứng khoán đã đẩy thị trường nóng lên và chỉ số TAIEX tăng vọt lên, đạt mức cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay là 12.495,34 điểm vào năm 1990, gần gấp đôi so với năm trước. Khối lượng và giá trị giao dịch cổ phiếu cũng vì thế mà tăng lên, trong năm 1989 giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân mỗi ngày đạt hơn 88 tỉ NT$ với hơn 700 triệu cổ phiếu; trong năm 1990 giao dịch cổ phiếu cũng đạt hơn 800 triệu cổ phiếu với gần 70 tỉ NT$ mỗi ngày. Sau đó, dưới sự giám sát của Uỷ ban chứng khoán và hợp đồng tương lai (Securities and Futures Commission-SFC), Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan đã phải nỗ lực hình thành lại trật tự trên thị trường chứng khoán, mở rộng thị trường cả về chất lượng lẫn qui mô, củng cố các cơ chế quản lí để thị trường hoạt động hiệu quả, an toàn hơn. Kết quả là từ đó cho đến nay, chỉ số TAIEX chỉ dao động ở mức dưới 10.000 điểm, phản ánh khá tốt tình hình biến động của nền kinh tế, Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan đã thực hiện thành công vai trò huy động vốn cho nền kinh tế. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu trong giai đoạn đầu mới thành lập thị trường chứng khoán của một số nước trên Trong giai đoạn đầu mới thành lạp thị trường chứng khoán, hầu hết giá cổ phiếu trên các thị trường đều có biến động mạnh. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu có nhiều nhưng có thể đưa ra một số nhân tố chính đó là: a, Quan hệ cung cầu cổ phiếu mất cân bằng Trong giai đoạn thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động, hàng hoá trên thị trường chứng khoán luôn ở trong tình trạng khan hiếm do số công ty niêm yết chứng khoán còn rất hạn chế. Tại thị trường chứng khoán Thượng Hải (Shanghai Stock Exchange – SSE) chính thức đi vào hạot động ngày 19/12/1990 chỉ có 30 loại chứng khoán niêm yết trong đó có 8 loại cổ phiếu còn lại là trái phiếu. Tại thị trường chứng khoán Thái Lan (The Stock Exchange of Thailand –SET) trong giai đoạn đầu hoạt động chỉ có 21 công ty niêm yết, tại thị trường chứng khoán Đài Loan cũng chỉ có 16 loại cổ phiếu được niêm yết khi mới bắt đầu đi vào hoạt động. Trong khi đó cầu cổ phiếu trong giai đoạn này thường là rất cao, gấp khoảng từ 10 đến 15 lán cung cổ phiếu. Khi quan hệ cung – cầu không cân bằng, việc cầu luôn trong tình trạng vượt cung sẽ tất yếu dẫn đến việc giá cổ phiếu bị đẩy lên cao, bước đầu làm cho giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán biến động mạnh. b, Giao dịch cổ phiếu gần như đóng băng do số lượng cổ phiếu bán ra rất ít Khi cầu cổ phiếu luôn tăng trong khi cung chứng khoán không đổi càng đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn. Giá cổ phiếu càng lên càng kích thích các nhà đầu tư mua cổ phiếu hơn, vì chỉ cần mua phiên giao dịch trước, phiên giao dịch sau bán là đã có lãi. Do đó, hầu hết các nhà đầu tư có tâm lý không muốn bán cổ phiếu ra, họ muốn gĩ cổ phiếu lại và chờ giá cổ phiếu lên cao hơn nữa. Vì thế, quan hệ cung cầu cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ngày càng mất cân đối trầm trọng hơn. c, Do tâm lý các nhà đầu tư chưa thật ổn định Khi giá cổ phiếu ngày càng tăng, vượt xa giá trị thực của nó, các cơ quan quản lý của Nhà nước cần phải can thiệp bằng các biện pháp hành chính cũng như các biện pháp về mặt kỹ thuật để hạ nhiệt cơn sốt cổ phiếu. Đó là nguyên nhân gây tâm lý lo lắng cho các nhà đầu tư ngắn hạn, đặc biệt là có ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu cơ giá cổ phiếu. Họ đều có tâm trạng chung là đợi giá lên cao hơn so với giá mua vào ban đầu là bán ra. Trước các biện pháp can thiệp của các cơ quan quản lý đã thúc đẩy họ bán ồ ạt cổ phiếu ra, tạo thành phản ứng dây chuyền gây ra hiện tượng “Đô-mi-nô” giá cổ phiếu. Giai đoạn trước giá cổ phiếu tăng với tốc độ cao thì giai đoạn này giá cổ phiếu lại giảm một cánh trầm trọng, tốc độ giảm cũng không kém so với tốc độ tăng trong giai đoạn trước. Phải đợi đến khi các cơ quan quản lý cảu Nhà nước đưa ra các biện pháp hữu hiệu khác nhằm trấn an và lấy lại lòng tin cho các nhà đầu tư, lúc đó thị trường chứng khoán mới có dấu hiệu hồi phục. d, Biến động trên thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản Đây cũng là một nhân tố quan trọng có tác động đến giá cổ phiếu. Rất nhiều các nhà đầu tư chứng khoán đồng thời là các nhà đầu tư trên thị trường bất động sản, thị trường ngoại tệ..Khi thấy có sự biến động trên thị trường chứng khoán, đặc biệt khi giá cổ phiếu ngày càng sụt giảm, đồng thòi trên các thị trường hàng hoá khác đặc biệt là thị trường bất động sản đang có cơn sốt mạnh, lập tức họ chuyển vốn sang kinh doanh trong các lĩnh vực đang đầy tiềm năng lợi nhuận này. Việc rút vốn ồ ạt ra khỏi thị trường chứng khoán càng làm cho giá chứng khoán biến động mạnh hơn, nhất là giá cổ phiếu. 3. Bài học kinh nghiệm trong việc khắc phục biến động giá cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Trong giai đoạn đầu, hầu hết thị trường chứng khoán các nước hoạt động trầm lắng với khối lượng giao dịch ít, chưa thu hút được nhiều người đầu tư tham gia. Thị trường chứng khoán các nước ra đời tự phát do nhu cầu của nền kinh tế nên giá cả phản ánh tương đối tốt tình hình nền kinh tế. Tuy nhiên, theo quy luật IPO thì giá cổ phiếu luôn tăng khi thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động bởi nhiều nguyên nhân, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi, điều này cũng xảy ra đối với giá cổ phiếu ở các thị trường chứng khoán trên. Giao dịch trái phiếu chiếm tỉ lệ khá lớn trong tổng giao dịch chứng khoán, đặc biệt là ở thị trường chứng khoán Thượng Hải, do đó phần nào hạn chế sự biến động giá cả chứng khoán và rủi ro trong đầu tư vào thị trường chứng khoán trong giai đoạn đầu, do đó thị trường không có những biến động quá lớn mà hoạt động khá an toàn. Sự can thiệp vĩ mô của Nhà nước ảnh hưởng lớn tới những thay đổi trên thị trường chứng khoán, thể hiện ở một số chính sách mà các nước đã áp dụng Qua nghiên cứu hoạt động của thị trường chứng khoán của các nước trên chúng ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong việc khắc phục biến động giá cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Thứ nhất: Dần dần hoàn thiện hệ thống pháp lí cho thị trường chứng khoán, đưa ra các văn bản pháp luật cụ thể, chặt chẽ về từng mặt hoạt động của thị trường, điều chỉnh từng đối tượng nhất định. - Thứ hai: Chia thị trường chứng khoán thành 2 loại để có thể thu hút tối đa các doanh nghiệp tham gia niêm yết cũng như lượng tiền đầu tư của dân chúng qua thị trường chứng khoán. - Thứ ba: Xây dựng thị trường chứng khoán hiện đại, hệ thống giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, thu hút các nhà đầu tư tham gia. Ví dụ như hệ thống máy tính cuả Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải có thể phục vụ 1800 giao dịch/ 1giây và việc thanh toán bù trừ được tự động hoá hoàn toàn, đẩy nhanh tốc độ giao dịch trên thị trường. - Thứ tư: Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp nhằm xây dựng thị trường chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả. - Thứ năm: Xây dựng thị trường OTC nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường chính thức, hoàn thiện hệ thống thị trường chứng khoán đồng bộ, huy động vốn tối đa cho nền kinh tế. - Thứ sáu: Hình thành các tổ chức hỗ trợ cho sự phát triển cuả thị trường, giúp ổn định giá cả chứng khoán khi cần thiết như Hiệp hội kinh doanh chứng khoán, Quỹ bình ổn giá cả. . . Ngoài ra, các nước còn áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trên thị trường, ổn định thị trường trong giai đoạn đầu mới hoạt động, đưa thị trường chứng khoán dần dần phát triển, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Chương II các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam Ngày 26/06/2001 ủỷ ban chứng khoán nhà nước của Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Quốc tế các Uỷ ban chứng khoán (Tổ chức IOSCO). Đây là một sự kiện được mong đợi, đánh dấu một bước tiến trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế của Việt Nam với khu vực và quốc tế trong tiến trình phát triển của mình. Hoạt động của thị trường chứng khoán trong thời gian qua đã có những bước tiến đáng kể về quy mô thị trường, cả về số lượng lẫn chất lượng chứng khoán. Số lượng các công ty niêm yết tăng nhanh, trái phiếu Chính phủ huy động qua Trung tâm với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu hàng hoá trên thị trường. Sau hơn một năm thị trường đi vào hoạt động, quy trình thanh toán tiền và chứng khoán đã được xây dựng lại và rút ngắn thời gian T+4 xuống còn T+3 đã chính thức được áp dụng trong phiên giao dịch 218 (ngày 02/01/2002). Việc rút ngắn thời gian thanh toán làm cho vòng quay vốn của các nhà đầu tư tăng nhanh, gia tăng tính thanh toán của các cổ phiếu, từ đó gia tăng khối lượng giao dịch, đồng thời có tác động tích cực với hoạt động của các công ty. Vào phiên giao dịch thứ 102 ngày 02/04/2001, lần đầu tiên hình thức giao dịch thoả thuận được thực hiện. Như vậy, đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 3 hình thức giao dịch gồm: giao dịch khớp lệnh qua sàn thông qua các tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán, giao dịch được thoả thuận được thực hiện giữa các trung gian và nhà đầu tư với nhau và giao dịch các chứng khoán lô lẻ giữa những người đầu tư trực tiếp với công ty chứng khoán. Bên cạnh những nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam tuy với số lượng chưa nhiều. Ngày 01/03/2002 thị trường chính thức mở rộng số lượng phiên giao dịch từ 3 phiên lên 5 phiên một tuần đã tạo thêm những cơ hội mới cho các nhà đầu tư. Trong thời gian qua, thị trường hoạt động khá suôn sẻ, công tác quản lý, tổ chức được nâng cao. Đội ngũ cán bộ ngành chứng khoán đã trưởng thành cùng với kiến thức và kinh nghiệm quản lý ngày càng vững vàng, được tích luỹ thông qua thực tế thị trường. Hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán góp phần phát triển thị trường sơ cấp. Số lượng cổ phần tăng lên, việc phân phối cổ phiếu, trái phiếu được thuận lợi. Công chúng đầu tư có sự quan tâm hơn với việc phát hành và niêm yết cổ phiếu của các công ty cổ phần. Tuy hoạt động của thị trường đã có những thành công cơ bản, song thực tế hoạt động của thị trường còn gặp nhiều khó khăn và chưa thực hiện được vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nên kinh tế. Thị trường mới là nơi tạo thanh khoản cho các chứng khoán. Trái phiếu Chính phủ niêm yết với số lượng lớn nhưng ít được giao dịch với lãi suất thấp. Các nhà đầu tư tham gia vào thị trường với ý định đầu cơ giá ngắn hạn mà không có quan niệm đầu tư theo giá trị. Việc tuyên truyền phổ cập kiến thức cho công chứng đầu tư về chứng khoán và thị trường chứng khoán chưa được thực hiện rộng rãi. Có thể nói đây là giai đoạn bản lề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thời gian tới Uỷ ban chứng khoán Nhà nước sẽ phối hợp với các Bộ ngành, địa phương liên quan để đưa ra các cơ chế, chính sách khuyến khích hơn nữa tạo ra một thị trường chứng khoán phát triển, minh bạch va công bằng. II. Biến động giá cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 1. Giai đoạn giá cổ phiếu tăng liên tục Giai đoạn này kéo dài từ khi thị trường bắt đầu chính thức đi vào hoạt động ngày 28/07/2000 cho đến khi chỉ số VN-Index đạt số điểm cao nhất là 571,04 điểm vào phiên giao dịch thứ 137 ngày 25/06/2001, bình quân mỗi phiên giao dịch VN-Index tăng hơn 3,4 điểm, giá trị giao dịch đạt gần 4 tỉ đồng. Trong giai đoạn này, tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có 5 công ty niêm yết với 5 loại cổ phiếu là REE, SAM, TMS, HAP và LAF gồm 32.117.840 cổ phiếu niêm yết trong đó chỉ có khoảng 44% là đã được lưu kí. Số tài khoản mà các nhà đầu tư mở tại 7 công ty chứng khoán lúc này là khoảng hơn 5000 tài khoản. Đồ thị1: Biến động giá cổ phiếu giai đoạn từ 28/07/2000 đến 25/06/2001 Nguồn: Công ty chứng khoán Công Thương Giá tăng liên tục Nhìn vào đồ thị ta cũng thấy trong giai đoạn này, chỉ số VN-Index liên tục tăng, chỉ tạm thời giảm xuống ở một số phiên nhất định nhưng xu hướng chung của toàn bộ thị trường là tăng giá. Giá cổ phiếu tăng liên tục trong gần một năm theo xu thế cấp 1, nghĩa là mỗi đợt tăng giá mới đạt mức cao hơn đợt tăng giá lần trước và cứ mỗi đợt phản ứng giá vẫn ở mức cao hơn đợt phản ứng giá lần trước, đồ thị dốc lên thể hiện xu thế tăng giá của cổ phiếu. Đặc biệt vào thời gian từ 13/06/2001 đến 25/06/2001, chỉ số VN-Index tăng vọt lên, dẫn đến đường đồ thị dốc đứng lên như hình trên, đó là thời điểm khi bắt đầu áp dụng biên độ dao động mới cho thị trường, từ 2% lên 7%. Với biên độ dao động mới, cơ quan quản lí hi vọng các nhà đầu tư sẽ cân nhắc kĩ hơn trước khi đặt lệnh, có thể lựa chọn các mức giá khác nhau trong một biên độ rộng hơn là 7%, từ đó sẽ làm giảm tâm lí luôn luôn đặt mua với mức giá kịch trần như trước đây, góp phần hạ cơn nhiệt tăng giá hiện hành. Tuy nhiên, kết quả lại đi ngược lại với mong muốn đó, các nhà đầu tư tiếp tục đẩy mức giá lên kịch trần ở mỗi phiên, với mức trần lớn hơn này, giá cổ phiếu tăng với tốc độ chóng mặt, từ 11/06/2001 đến 25/06/2001, chỉ với 8 phiên giao dịch VN-Index tăng 143,02 điểm, trung bình mỗi phiên giao dịch VN-Index tăng gần 18 điểm, dẫn đến chỉ số VN-Index vào thời điểm cuối cùng của giai đoạn này đạt con số kỉ lục là 571,04 điểm. Cầu cổ phiếu lớn hơn cung Trong thời gian đầu khi trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh mới bắt đầu hoạt động, lượng cầu về cổ phiếu đã lớn hơn so với lượng cung trên thị trường do hàng hoá thì ít (với 4 loại cổ phiếu trong suốt hơn 4 tháng đầu hoạt động) và do việc xác định giá tham chiếu lại nhỏ hơn nhiều so với giá trị thực. Càng về sau lượng cầu lại càng lớn hơn nhiều so với lượng cung do ngày càng có nhiều người tham gia vào thị trường và người ta cũng dần dần táo bạo hơn trước các quyết định đặt mua cổ phiếu chứ không còn mang tính chất thăm dò như giai đoạn đầu nữa. Cầu càng nhiều trong khi cung không thay đổi dẫn đến tất yếu là giá cổ phiếu lên, giá càng lên lại càng kích thích người ta mua cổ phiếu vì cứ mua hôm trước là hôm sau đã có lãi, mặt khác giá lên liên tục khiến những người đang nắm giữ cổ phiếu không muốn bán ra dẫn đến tình trạng cầu thì nhiều mà cung thì ít, mất cân đối cung - cầu trầm trọng. Công ty có tỉ lệ cổ tức càng cao thì giá tăng càng nhanh Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời trong lúc sự hiểu biết của dân chúng về thị trường còn ít, các nhà đầu tư tham gia thị trường vừa ít kinh nghiệm, vừa hạn chế về các kiến thức cơ bản, do đó họ đầu tư theo cảm tính và dựa vào tâm lí chung của thị trường. Vì thế cứ thấy công ty niêm yết nào trả cổ tức cao thì các nhà đầu tư cho rằng công ty đó hoạt động tốt và tập trung vào mua cổ phiếu của công ty đó mà không tính đến các yếu tố khác như lợi nhuận tích luỹ, rủi ro kinh doanh. . .Chẳng hạn như trường hợp của Công ty cổ phần giấy Hải Phòng, với tỉ lệ cổ tức 37% một năm, giá cổ phiếu HAP tăng liên tục và chỉ giảm ở một số phiên giao dịch nên đã vượt xa giá của các cổ phiếu khác, lên đến 146.000 đồng cho một cổ phiếu vào phiên giao dịch thứ 135 ngày 20/06/2001, gấp hơn 9 lần giá tham chiếu và hơn 14 lần mệnh giá. Cổ phiếu HAP được xem như một hiện tượng của thị trường chứng khoán Việt Nam bởi Công ty cổ phần giấy Hải Phòng là một công ty nhỏ, cơ sở vật chất thủ công với mặt hàng sản xuất chủ yếu là vàng mã và xuất khẩu chủ yếu sang Đài Loan nhưng với tỉ lệ cổ tức cao, HAP đã hấp dẫn hàng nghìn nhà đầu tư, dẫn đến giá tăng liên tục, nhu cầu mua cổ phiếu HAP tăng lên trong khi lượng cung rất ít do không ai bán ra, một phần cũng do khối lượng cổ phiếu HAP niêm yết trên thị trường rất nhỏ, chỉ có 1.008.000 cổ phiếu (chiếm 3,14% tổng số cổ phiếu niêm yết). Cổ phiếu TMS của Công ty cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương cũng tăng tương tự và lên đến 141.000 đồng cho một cổ phiếu vào phiên thứ 136. Trong khi đó, tỉ lệ cổ tức của SAM và REE chỉ ở mức vừa phải nên tốc độ tăng giá chậm hơn, chững lại ở một số phiên giao dịch. Các thông tin tác động đến thị trường chỉ ảnh hưởng chủ yếu lên giá của hai cổ phiếu REE và SAM chứ hầu như không tác động gì lắm đến cầu về cổ phiếu HAP và TMS nên giá của chúng vẫn tăng đều. Giá trị giao dịch tăng dần Xét theo dài hạn toàn bộ giai đoạn, càng về sau, khối lượng giao dịch càng tăng. Trong thời gian đầu, giá trị giao dịch chỉ đạt vài chục triệu đồng một phiên, rồi lên đến vài tỉ đồng, có phiên chỉ đạt vài triệu đồng. Càng về sau giá càng tăng, giá trị giao dịch cũng có nhiều phiên đạt giá trị lớn hơn. Đặc biệt là khi biên độ giao động được nâng lên 7%, thị trường có nhiều dao động, việc mua bán thực hiện được nhiều hơn do đó có nhiều phiên đạt giá trị giao dịch lớn hơn và vào phiên giao dịch thứ 131 ngày 11/06/2001, tổng giá trị giao dịch cổ phiếu đạt 30.458.950.000 đồng với 42.430.000 cổ phiếu được mua bán. Thời điểm cuối giai đoạn này là thời điểm có nhiều phiên có giá trị giao dịch lớn nhất. Khối lượng giao dịch tăng khi giá giảm Trong ngắn hạn của xu thế cấp 3, tức là những đợt giảm giá cổ phiếu nhỏ trong một hoặc một vài phiên, khối lượng giao dịch thường lớn hơn mức bình thường. Khối lượng giao dịch thường lớn ở một số phiên trước hoặc trong khi cổ phiếu giảm giá. Điều này thể hiện sự không cân xứng về thông tin giữa các nhà đầu tư, các nhà đầu tư có được một thông tin nào đó mà họ cho rằng có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thì họ sẽ lập tức bán ra, trong khi đó các nhà đầu tư không có thông tin vẫn tiếp tục mua vào theo như lệ thường (phải chú ý rằng đây là giai đoạn mà hầu như ngày nào các nhà đầu tư cũng xếp hàng nhau để đặt lệnh mua cổ phiếu tại các công ty chứng khoán). Hơn nữa, một số nhà đầu tư nhận thấy đây chỉ là tình trạng tạm thời trong xu thế tăng giá nên vẫn tiếp tục đặt mua cổ phiếu. Điều đó đã làm cân bằng cung cầu tạm thời trong ngắn hạn về cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh đạt được lớn, giá trị giao dịch tăng lên. Chẳng hạn như vào phiên giao dịch thứ 12, ngày 23/08/2000, giá trị giao dịch cổ phiếu đạt 2.208.700.000 đồng, mức cao nhất từ đầu đến thời điểm đó, các phiên giao dịch trước chỉ đạt vài trăm triệu đồng. Ngay sau phiên giao dịch thứ 12, giá cổ phiếu lập tức giảm trong vài phiên, tuy nhiên giá trị giao dịch lại đạt được khá cao, thậm chí trong phiên thứ 15 ngày 30/08/2000 giá trị giao dịch đạt 2.478.800.000 đồng. Giai đoạn giá cổ phiếu giảm liên tục Giai đoạn này bắt đầu từ phiên giao dịch thứ 138 ngày 27/06/2001 đến phiên giao dịch thứ 180 ngày 05/10/2001. Đồ thị 2: Biến động giao dịch cổ phiếu từ 27/06/2001 đến 05/10/2001 Nguồn: Công ty chứng khoán Công Thương Chỉ số VN_Index giảm từ mức cao nhất 571,04 điểm ngày 26/06/2001 xuống còn 203,12 điểm ngày 5/10/2001, bình quân mỗi phiên giảm 8,55 điểm; giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên lớn, đạt hơn 8 tỉ đồng. Trong giai đoạn này chỉ có thêm 1 loại cổ phiếu SGH của Công ty cổ phần khách sạn Sài Gòn với 1.766.300 cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu niêm yết lên 6 loại với 33.884.140 cổ phiếu. Giá xuống liên tục Giá cổ phiếu giảm liên tục theo xu thế cấp 1, nghĩa là mỗi đợt xuống giá lại xuống thấp hơn đợt xuống giá lần trước và sự lên giá tạm thời cũng không kéo giá lên cao hơn đợt lên giá lần trước. Giá xuống nhanh hơn, mạnh hơn trong thời gian ngắn hơn do biên độ dao động lớn hơn là 7%. Chỉ trong vòng 43 phiên giao dịch, VN-Index giảm 367,92 điểm, bình quân mỗi phiên giao dịch giảm 8,55 điểm trong đó giảm mạnh nhất là phiên giao dịch đầu tiên của giai đoạn này, phiên thứ 138 giảm 39,11 điểm. Giá xuống liên tục nhưng có nhiều điểm dừng Giá cổ phiếu không xuống liên tục như khi giá lên ở giai đoạn một mà theo từng từng chu kì ngắn một. Giá xuống một thời gian rồi lại lên trong một vài phiên giao dịch, nhưng thời gian xuống giá nhiều hơn là lên giá nên xu hướng dài hạn chung vẫn là xuống giá. Giá xuống liên tục nhưng thường không chạm sàn như là lúc lên kịch trần mà thường được khớp lệnh ở các mức giá khác nhau, thể hiện sự đa dạng hơn trong các mức giá mà các nhà đầu tư đưa ra và chấp nhận. Cầu cổ phiếu nhỏ hơn cung Thời kì đầu của giai đoạn này, khi giá cổ phiếu giảm vẫn có khá nhiều người đặt mua do họ theo xu thế chung của giai đoạn trước là giá chỉ giảm một vài phiên rồi tăng trở lại. Cung - cầu cổ phiếu tạm thời cân bằng, có nhiều phiên giao dịch rất dễ mua, dễ bán. Nhưng sau đó, giá cổ phiếu xuống liên tục, số phiên giao dịch giá giảm thì nhiều mà tăng thì ít dẫn đến dần dần các nhà đầu tư mất lòng tin, không còn hi vọng nhiều như trước nữa, người đang nắm giữ cổ phiếu thì cố bán ra, tránh lỗ nặng, người trước đây muốn mua thì không còn muốn mua vào lúc này nữa nên cung thì nhiều mà cầu lại ít, cung cầu lại một lần nữa mất cân đối nghiêm trọng nhưng lần này là nghiêng về phía cung. Trong ngắn hạn, những phiên giao dịch giá cổ phiếu tăng thì có khối lượng giao dịch tăng lên Đây là thời điểm mà các nhà đầu tư đang bị sốc bởi cơn sụt giá cổ phiếu, luôn trong tình trạng chờ đợi thị trường hồi phục nên khi giá cổ phiếu tăng là họ lập tức cảm thấy thị trường sẽ có thể tiếp tục một đợt tăng giá mới, do đó lượng đặt mua nhiều trong khi lượng đặt bán vẫn đang nhiều sẵn do xu thế chung của thị trường đang xuống giá, vì thế giá trị giao dịch cổ phiếu đạt được thường lớn trong những phiên có giá cổ phiếu tăng hoặc trong cả một phiên sau đó. Chẳng hạn như trong phiên giao dịch thứ 149 ngày 23/07/2001, sau khi 2 phiên trước tăng giá thì lập tức đến phiên giao dịch 149, giá trị khớp lệnh đạt gần 20 tỉ đồng, lớn hơn nhiều so với mức trung bình hơn 8 tỉ đồng một phiên của giai đoạn này. Giá trị giao dịch trung bình lớn hơn giai đoạn trước Nếu như ở giai đoạn trước, giá trị giao dịch trung bình chỉ đạt gần 4 tỉ đồng một phiên giao dịch thì sang giai đoạn này, lượng cổ phiếu được giao dịch khá đều, trung bình mỗi phiên đạt hơn 8 tỉ đồng. Giá cổ phiếu giảm nhưng vẫn khuyến khích nhà đầu tư bởi các đợt tăng giá ngắn hạn nên vẫn thu hút được một số lượng đáng kể các nhà đầu tư lạc quan tham gia. Họ cho rằng giá cổ phiếu giảm chỉ là tạm thời nên vẫn tiếp tục mua cổ phiếu của những người bi quan sớm muốn rút ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, giá trị giao dịch lại giảm dần theo giá cổ phiếu, càng ngày càng có ít người muốn mua cổ phiếu và càng có nhiều người muốn bán nên cung - cầu lại không gặp nhau, giá trị giao dịch đạt được ít dần. Giai đoạn giá cổ phiếu biến động liên tục Sau một thời gian giá cổ phiếu tăng giảm một chiều, kể từ phiên giao dịch 181 giá cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh dần dần đi vào ổn định, biến động với chu kì ngắn hơn và dao động ít hơn. Đồ thị 3: Biến động giao dịch cổ phiếu từ 8/10/2001 đến 31/7/2002 Nguồn: Công ty chứng khoán Công Thương Chỉ số VN – INDEX tăng liên tục trong 18 phiên giao dịch từ phiên giao dịch 282 khi VN – INDEX đạt 221.18 điểm đến phiên giao dịch 199 khi VN-INDEX đạt 301.09 điểm trung bình mỗi phiên giao dịch tăng 4.44 điểm. Sau đó VN-INDEX lại giảm liên tục trong 27 phiên tiếp từ phiên giao dịch 200 đến phiên giao dịch 226 ngày 21/10/2002, trung bình mỗi phiên giảm 3.44 điểm. Các phiên giao dịch sau đó VN-INDEX tăng giảm nhẹ, với chu kì ngắn một vài phiên tạo thành những con sóng nhỏ. Một trong những sự kiện của thị trường chứng khoán Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2002 là việc phát hành thêm cổ phiếu của Công ty Cổ phần Giấy Hải Phòng (HAPACO). Đây là đợt phát hành thêm cổ phiếu đầu tiên trên thị trường chứng khoán. Công ty Hapaco được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép phát hành thêm một triệu cổ phiếu mới với mục đích đầu tư xây dựng nhà máy giấy Kratf mở rộng sản xuất kinh doanh. Cổ phiếu BBC của Cty CP Bánh kẹo Biên Hoà dù mới ra niêm yết cuối tháng 12 năm 2001 nhưng đã gây được sự chú ý của các nhà đầu tư. Trong hai tháng 1 và tháng 2 cổ phiếu BBC được xếp vào nhóm 3 cổ phiếu có khối lượng giao dịch cao nhất trong tháng. Tình hình giao dịch của những cổ phiếu còn lại cũng đang ở trong điểm dừng và đang trong trạng thái chờ đợi những động thái mới. Cuối tháng 1/2002, mặc dù diễn biến của thị trường thiếu nhiệt nhưng do có thêm một số loại cổ phiếu mới đưa vào giao dịch nên khối lượng và giá trị giao dịch của tháng 1/2002 tăng lên đáng kể so với tháng 12/2001. Tổng khối lượng giao dịch tháng 1 là 2.012.090 chứng khoán tăng 705.790 chứng khoán so với tháng 12/2001, dạt giá trị 109 tỷ đồng, tăng 59 tỷ đồng. Sau một thời gian khá dài thị trường trầm lắng với khối lượng và giá trị giao dịch qua từng phiên đạt thấp, chỉ số VN-Index liên tục sụt giảm, giá các loại cổ phiếu đều giảm sút. Đến tháng 3 năm 2002 thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được xem là một tháng với những biến động của một chu kì thị trường mới với những nhân tố mới. Từ đầu tháng 3, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức áp dụng tăng phiên giao dịch từ 3 phiên/tuần lên 5 phiên /tuần và chính thức đưa vào giao dịch thoả thuận. Giá các cổ phiếu không còn tình trạng tăng, giảm một chiều. Ngoại trừ ba cổ phiếu Hap, Laf, và Can giảm giá còn lại giá cổ phiếu trên thị trường đều tăng. Sang tháng 4/2002, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán không có những đột biến lớn. Khoảng cách cung cầu cổ phiếu trên thị trường có xu hướng thu hẹp và tạo nên thế cân đối tuy chỉ nhất thời. Chí số VN – Index biến động theo quỹ đạo hình sin với dao động không đều và diễn biến theo chiều hướng tăng, đặc biệt vào giai đoạn cuối tháng. Trong tháng 4/2002, quy mô thị trường được mở rộng với sự xuất hiện của các cổ phiếu mới đó là cổ phiếu BPC của Cty CP Bao bì Bỉm Sơn, cổ phiếu BT6 của Cty CP Bê tông 620 Châu Thới, cổ phiếu GMD của Cty CP Đại lý liên hiệp vận chuyển GEMADEPT, với tổng số cổ phiếu trên thị trường là 3,8 triệu cổ phiếu. Tổng khối lượng chứng khoán được giao dịch trên toàn thị trường là 4.043.500cổ phiếu dạt 117.7 tỷ đồng. Một trong những điểm nổi bật của thị trường chứng khoán tháng 5 là sự biến động giá cổ phiếu khá thất thường. Vào những phiên giao dịch đầu tháng, tiếp diễn xu hướng của những phiên giao dịch cuối tháng 4, giá cổ phiếu vẫn không ngừng tăng tuy với biên độ hẹp, nhưng khối lượng giao dịch qua các phiên vẫn khá cao. Vào những phiên giữa tháng, nhịp độ tăng chững lại và giảm dần về cuối tháng, vào giai đoạn cuối tháng giá nhiều loại cổ phiếu giảm như một xu thế. Nhưng tới 2 phiên giao dịch cuối tháng, thị trường có dấu hiêu đảo chiều khi hầu hết giá các cổ phiếu đều tăng và biểu đồ chỉ số VN-Index lại đi lên khá đột ngột. Trong tháng 5, quy mô thị trường được mở rộng với sự xuất hiện hai loại cổ phiếu mới đó là cổ phiếu AGF của Cty CP Xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang và cổ phiếu SAV của Cty CP Hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu SAVIMEX. Tháng 6/2002, thêm một chu kỳ tháng nữa trong tiến trình vận động và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng tháng này với biểu đồ thị trường sụt giảm. Đây là sự sụt giảm tạm thời và cũng là nhất thời.Đây là lần thứ hai thị trường ở vào xu thế suy giảm sau đợt suy giảm thứ nhất diễn ra vào tháng 3/2002 tuy nhiên mức độ suy giảm có nhẹ hơn. Từ phiên giao dịch thứ 303 ngày 1/6, phiên giao dịch đầu tiên trong tháng đến phiên giao dịch thừ 316 ngày 21/6 thị trường mới có dấu hiệu ngừng suy giảm và các chỉ số biểu đồ tăng nhẹ nhưng đó cũng chỉ là những đợt tăng ngắn, biên độ hẹp với những diến biến chập chờn cho đến hết tháng. Khối lượng giao dịch trong tháng 6/2002 là 2.157.110 cổ phiếu trị giá 63 tỷ đồng. Tình trạng giá các cổ phiếu sụt giảm đã tác động đến quy mô từng phiên giao dịch và ảnh hưởng đến tổng khối lượng và giá trị giao dịch toàn thị trường. Chỉ số VN-Index trên thị trường liên tục trong xu thế giảm, và đã giảm xuống mức thấp nhất 192,13. Vào những phiên nửa cuối tháng 6, chỉ số VN-Index có dấu hiệu đảo chiều, tăng lên nhưng cũng không đều và tốc độ tăng cũng rất chậm. Kết thúc phiên giao dịch 322 ngày 28/6, chỉ số VN – Index giảm 4,56 điểm so với phiên 302 cuối cùng của tháng 5/2002 (207,12 điểm). Thị trường chứng khoán trong tháng 7 khá ảm đạm. Giá hầu hết các loại cổ phiếu trên thị trường đều sụt giảm. Khối lượng và giá trị giao dịch khớp lệnh thấp, tâm lý các nhà đầu tư kém hào hứng. Trong khi đó, báo cáo 6 tháng đầu năm hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị phát hành đều là những con số rất khả quan so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các đơn vị phát hành đều tiến hành trả cổ tức sáu tháng đầu năm cho các cổ đông vào thời điểm này. Thông tin về việc nới rộng biên độ dao động giá từ +/-2% lên +/-3%được chính thức áp dụng vào ngày 1/8/2002 đã làm cho thị trường chứng khoán những phiên cuối tháng 7 có những chuyển biến giá, giá các cổ phiếu có phần nhích lên. Chỉ số VN – Index kể từ sau phiên giao dịch thấp nhất ngày 19/7 (191,25 điểm) đã phục hồi nhẹ. Tuy nhiên, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng trong tháng, nhìn lại tổng thể thị trường tháng 7 cho thấy thị trường vẫn trong những thời điểm chùng xuống và dường như trong trạng thái chờ đợi. Trong tháng 7, quy mô thị trường mở rộng với sự xuất hiện của 2 loại cổ phiếu mới đó là cổ phiếu TS4 của Cty CP Thuỷ sản số 4 và cổ phiếu của Cty CP Khánh Hội. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Nhóm nhân tố làm tăng giá cổ phiếu a, Khối lượng cổ phiếu niêm yết tại trung tâm giao dịch quá ít Giai đoạn này kéo dài gần một năm nhưng chỉ có 5 loại cổ phiếu được niêm yết chính thức gồm 32.117.840 cổ phiếu niêm yết (tức là khoảng 321.178 lô _ với 100 cổ phiếu = 1 lô_đơn vị nhỏ nhất được phép giao dịch) trong đó chỉ có khoảng 44% là đã được lưu kí. Mặt khác, lượng cổ phiếu không được phép giao dịch như cổ phiếu ngân quỹ, cổ phiếu thuộc sở hữu của Nhà nước, cổ phiếu của thành viên hội đồng quản trị công ty lại chiếm số lượng khá lớn. Do đó, số lượng cổ phiếu giao dịch được cũng rất ít, phiên cao nhất (phiên thứ 131) cũng chỉ đạt 424.300 cổ phiếu, chiếm hơn 1,3% tổng số cổ phiếu niêm yết. Năm công ty cổ phần với hơn 32 triệu cổ phiếu niêm yết là con số quá nhỏ trong tổng số hơn 650 doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá vào thời điểm đó. Đó là do phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá đó là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không đủ tiêu chuẩn niêm yết còn các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn thì lại không muốn tham gia niêm yết do tâm lí ngại không muốn có sự thay đổi trong tỉ lệ sở hữu công ty, sợ công bố thông tin, kiểm toán hàng năm. . .và họ lại chưa nhận thức rõ được lợi ích của việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường. Về dài hạn, tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước diễn ra chậm chạp, chất lượng các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá lại không cao, nhiều công ty cổ phần hoá là những công ty làm ăn thua lỗ phải chọn giải pháp cổ phần hoá làm lối thoát nên đã không tăng được số lượng các công ty đủ tiêu chuẩn niêm yết là mấy Mặt khác, quá trình cấp phép niêm yết cho các công ty cổ phần đăng kí xin niêm yết còn quá chậm, đã không tăng được lượng hàng hoá đang thiếu hụt trầm trọng trên thị trường lúc này. Thị trường thì thiếu hàng nhưng trong suốt hơn 4 tháng đầu, chỉ có 4 loại cổ phiếu niêm yết, cả thị trường trông ngóng mãi thì hơn 4 tháng sau mới có thêm một số lượng quá nhỏ là 1.909.840 cổ phiếu LAF được đưa thêm vào giao dịch, tăng số loại cổ phiếu lên 5 loại nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được đủ mức cầu quá cao lúc đó. Lượng cung thì ít trong khi cầu lớn hơn gấp nhiều lần làm cho giá cổ phiếu cứ ngày càng tăng. b, Số lượng nhà đầu tư bán cổ phiếu ra ít Phần lớn, lượng cổ phiếu phát hành ra mà có thể chuyển nhượng được là thuộc sở hữu của cán bộ công nhân viên, số lượng cổ phiếu bán ra ngoài rất ít. Hơn nữa, trong những cán bộ công nhân viên đó, ai muốn bán cổ phiếu thì họ đã bán từ trước cho các tay cò mồi, còn lại thì không muốn bán nên dù giá có tăng họ cũng không bán ra. Còn về phần các nhà đầu tư trên thị trường, cứ mua được cổ phiếu là coi như có lãi, do vậy họ nắm giữ luôn lượng cổ phiếu đang có trong khi nhu cầu mua cổ phiếu ngày càng tăng cao. Điều này dẫn đến tình trạng giá cổ phiếu tăng liên tục, cung ngày càng ít đi, mỗi phiên giao dịch chỉ có rất ít cổ phiếu được bán ra, chủ yếu là lượng cổ phiếu quỹ của các công ty hay của các nhà đầu tư lớn bán ra nhỏ giọt nhằm kéo giá lên. Hiện tượng bán nhỏ giọt cổ phiếu xảy ra phổ biến ở các cổ phiếu như HAP, LAF với số lượng bán trong mỗi phiên giao dịch chỉ là một vài lô trong khi lượng cổ phiếu đặt mua lớn hơn gấp nhiều lần, lượng cổ phiếu bán ra đó đủ làm giá của nó tăng lên kịch trần theo từng phiên giao dịch trong một thời gian dài. c, Lượng vốn đầu tư ồ ạt chảy vào trước một hình thức đầu tư mới Thị trường chứng khoán còn mới mẻ đối với Việt Nam nhưng trên thế giới, thị trường chứng khoán sơ khai đã nhen nhóm hình thành từ giữa thế kỉ 15. Đầu tư trên thị trường chứng khoán đã trở nên quen thuộc với hầu hết mọi người dân ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển. Các nhà đầu tư Việt Nam tuy hiểu biết về thị trường chứng khoán còn chưa nhiều, nhưng họ biết đây là một loại hình đầu tư khá hấp dẫn, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ra đời đáp ứng mong mỏi từ lâu của các nhà đầu tư, dẫn đến việc có một lượng vốn khá lớn ồ ạt chảy vào trong khi quy mô của thị trường còn quá nhỏ, hàng hoá quá ít do đó cầu thì nhiều mà cung thì không đáp ứng đủ. Sự hấp dẫn của thị trường còn được thể hiện ở một số cổ phiếu có tỉ lệ cổ tức khá cao như HAP (37%), TMS. Mặt khác, những cổ phiếu trên đã được Uỷ ban Chứng khoán lựa chọn khá kĩ để niêm yết nên các nhà đầu tư có tâm lí hoàn toàn an tâm vào khả năng tồn tại của công ty, không sợ thiệt hại gì ngay cả khi mua cổ phiếu rồi mà không bán được. Thêm nữa, thông tin tốt từ phía các công ty niêm yết không ngừng an ủi các nhà đầu tư, tạo cho họ một ảo tưởng, kì vọng quá lớn vào cổ phiếu mình đang nắm giữ, vì thế họ cứ tiếp tục lao vào mua cổ phiếu. d, Xác định giá tham chiếu của cổ phiếu thấp hơn giá thị trường Giá tham chiếu của các cổ phiếu trong ngày đầu tiên đưa vào giao dịch được xác định căn cứ vào giá trị sổ sách (book value) của các doanh nghiệp. Nhưng thực tế, cách tính giá trị doanh nghiệp hiện nay lại không phản ánh đầy đủ các giá trị tài sản công ty như quyền sử dụng đất, giá trị lợi thế doanh nghiệp, thương hiệu. . . nên giá cổ phiếu tham chiếu khi niêm yết không phản ánh đúng giá trị thực của công ty, thấp hơn nhiều so với giá trị thực. Mặt khác việc xác định giá tham chiếu này còn không tính đến yếu tố cung - cầu trên thị trường, không phản ánh nhu cầu về cổ phiếu đó vào giá tham chiếu. Do đó, khi các nhà đầu tư nhận thấy rằng giá cổ phiếu hiện nay là quá rẻ so với giá trị thực của nó tất yếu sẽ dẫn đến việc đổ xô vào mua, cầu tăng lên nhanh chóng. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới thì việc giá chứng khoán tăng trong thời gian đầu và giảm trong thời gian sau đối với thị trường chứng khoán mới ra đời là tất yếu. Điều đó được giải thích bởi quy luật biến động giá của các IPO (Initial Public Offerings-các chứng khoán phát hành lần đầu ra công chúng), theo đó, các IPO luôn được định giá thấp hơn so với giá trị dù sử dụng phương pháp định giá nào (chiết khấu theo luồng cổ tức, tiền mặt hay dựa trên giá trị tài sản ròng). Do nhiều nguyên nhân mà các IPO này bị định giá thấp, trong trường hợp đối với Việt Nam thì các IPO được định giá thấp là do việc xác định giá tham chiếu của cơ quan quản lí. e, Do tâm lí đầu cơ mạnh mẽ của các nhà đầu tư Ngay từ đầu khi mới bắt đầu có giao dịch, cung - cầu cổ phiếu đã mất cân đối trầm trọng, lượng cầu luôn lớn hơn cung làm cho giá cổ phiếu tăng liên tục. Giá cổ phiếu càng tăng thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư do cứ mua cổ phiếu phiên trước là phiên sau có lãi. Cứ thế cầu đẩy giá lên và ngược lại giá lại đẩy cầu lên dẫn đến lượng cầu cổ phiếu lớn dần lên một cách giả tạo, càng ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường vì mục đích đầu cơ ngắn hạn là mua cổ phiếu vào chờ giá tăng lên để kiếm lời. Các nhà đầu tư cứ như những con thiêu thân, tiếp tục dồn tiền vào mua cổ phiếu, lòng tham ngày càng tăng lên, thấy giá cổ phiếu tăng là cứ mua và găm giữ. Họ biết là sẽ đến lúc cổ phiếu ngừng tăng giá và rớt giá nhưng lòng tham chưa cho phép họ bán ra, họ vẫn muốn tiếp tục chờ đợi, nghe ngóng và đẩy cầu cổ phiếu ngày càng lên cao. Các nhà đầu tư đổ xô vào mua cổ phiếu mà không cần xem xét đến tình hình tài chính hay các thông tin về các công ty niêm yết như thế nào, thậm chí đã có lúc Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã phải đưa cổ phiếu HAP vào diện cảnh báo trong 3 phiên giao dịch 122,123,124 khi công ty cổ phần giấy Hải Phòng vi phạm các quy định về công bố thông tin và giá cổ phiếu tăng liên tục, nhưng trong suốt 3 phiên giao dịch đó, giá cổ phiếu HAP vẫn tăng kịch trần, các nhà đầu tư không bận tâm gì đến cảnh báo của Trung tâm giao dịch mà thậm chí còn tiếp tục mua thêm nếu có nhà đầu tư nào vì những thông tin đó đã bán cổ phiếu của mình ra. g, Do có hiện tượng làm giá cổ phiếu Dù chưa có sự điều tra chính thức nhưng trong thực tế đã xuất hiện hiện tượng đặt nhiều lệnh mua một khối lượng lớn cổ phiếu với giá kịch trần ở cuối các phiên giao dịch nhằm tạo ra nhu cầu giả tạo vì với tình trạng cầu đang lớn hơn cung sẵn lúc đó thì chắc chắn lệnh mua đó sẽ không được thực hiện, đẩy giá cổ phiếu ngày càng lên cao. Công tác giám sát, thanh tra chưa hiệu quả, việc xử lí các sai sót cũng chưa nghiêm minh nên đã xảy ra nhiều hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến thị trường như các hành vi thao túng thị trường như trên, xuất hiện nhiều tin đồn sai sự thật gây ảnh hưởng đến tâm lí nhà đầu tư. h, Do biên độ dao động quá an toàn Với biên độ dao động 2%, các nhà quản lí hi vọng rằng giá cổ phiếu có thể tăng chậm lại nhưng điều này chỉ có tác dụng kéo dài thời gian tăng giá của cổ phiếu ra mà thôi, nếu để biên độ dao động 5% như phiên giao dịch đầu tiên thì có lẽ giá cổ phiếu trên thị trường đã không tăng mạnh một cách liên tục như thời gian qua. Biên độ dao động 2% tạo ra cảm giác an toàn cho các nhà đầu tư khi tiếp tục đặt lệnh mua cổ phiếu. Họ cho rằng, với biên độ như vậy, khi thị trường đổi chiều họ vẫn có thể bán ra mà không phương hại gì lắm đến lợi nhuận của mình. Do đó, các nhà đầu tư luôn đặt mua với mức giá kịch trần, tạo ra một cơn sốt đối với cổ phiếu trên thị trường, dẫn đến giá cổ phiếu cứ tăng đều đều trong một thời gian dài như vậy. Sau khi biên độ dao động tăng lên 7% từ ngày 13/06/2001 thì giá cổ phiếu chỉ tăng thêm được vài phiên giao dịch rồi bắt đầu một đợt rớt giá kéo dài. i, Do ảnh hưởng của thị trường tự do Lúc đầu, chính những biến động trên thị trường chính thức đã tạo không khí sôi động cho thị trường tự do. Nhưng do giá cổ phiếu tại trung tâm giao dịch tăng lên liên tục nên dẫn đến một tâm lí là cứ cổ phiếu được đưa ra niêm yết là sẽ tăng giá, điều này làm cho các tay cò mồi trên thị trường tự do có cơ hội tiếp tục đẩy giá cổ phiếu lên cao, giá cổ phiếu trên thị trường tự do còn tăng nhanh hơn trên thị trường chính thức do không bị giới hạn về biên độ giá và chưa có sự quản lí chính thức của Nhà nước trên thị trường này. Việc giá cổ phiếu trên thị trường tự do tăng nhanh quá mức đã ảnh hưởng đến tâm lí các nhà đầu tư trên thị trường chính thức, làm cho họ cảm thấy rằng giá cổ phiếu hiện thời tại trung tâm giao dịch còn quá rẻ, do đó họ tiếp tục mua, đẩy cầu cổ phiếu không ngừng tăng. Nhóm nhân tố làm giảm giá cổ phiếu a, Các biện pháp mang tính chất hành chính của cơ quan quản lí gây tâm lí bất ổn cho các nhà đầu tư: Sau gần một năm hoạt động, cơn sốt giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa dứt. Với mong muốn làm hạ bớt sự tăng nhiệt đó, trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã điều chỉnh biên độ dao động giá từ 2% lên 7% bắt đầu từ phiên giao dịch thứ 132 ngày 13/06/2001 nhằm làm mất đi tâm lí luôn mua bán với giá kịch trần của các nhà đầu tư và hi vọng rằng các nhà đầu tư sẽ suy nghĩ kĩ hơn trước khi ra các quyết định mua bán cổ phiếu. Tuy lúc đầu giá cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng trong 6 phiên tiếp theo nhưng sau đó bắt đầu từ phiên giao dịch thứ 138 ngày 27/06/2001 giá cổ phiếu bắt đầu giảm . Đó cũng chính là lúc mà Trung tâm giao dịch đưa ra biện pháp tiếp theo, đó là thông báo 153-TB/TTGD8 vào ngày 22/06/2001 về giới hạn số lượng cổ phiếu đặt mua, theo đó mỗi nhà đầu tư chỉ được đặt tối đa 2000 cổ phiếu trong một phiên cho một lệnh mua một loại cổ phiếu. Hai thông báo liền nhau như vậy cũng đã đủ làm nhiều nhà đầu tư phải bắt đầu cảm thấy dao động trong việc đầu tư của mình. Tuy nhiên, thông tin thật sự gây sốc cho các nhà đầu tư lại chính là thông tin về việc trung tâm giao dịch có trình đề nghị lên Uỷ ban chứng khoán Nhà nước về việc giới hạn thời gian bán cổ phiếu từ 3 đến 6 tháng, đây lại là thông tin được đăng trên bản tin hàng ngày của Trung tâm giao dịch. Các nhà đầu tư lập tức tin vào khả năng Uỷ ban chứng khoán Nhà nước sẽ thông qua đề nghị này bởi cho đến lúc đó, cơ quan quản lí đã làm các nhà đầu tư bối rối về các biện pháp mà họ đã đưa ra, họ sẽ không thấy làm lạ nếu có thêm một biện pháp can thiệp nữa. Trong lúc còn chưa có quyết định chính thức, các nhà đầu tư lập tức bán cổ phiếu ra khi còn chưa muộn, nếu không đến lúc đề nghị đó thành sự thực thì có muốn bán cổ phiếu cũng khó, cung cổ phiếu trên thị trường lập tức tăng lên nhanh chóng. Cung cổ phiếu tăng đột ngột như vậy khiến lượng cầu lúc đầu còn nhiều song cũng phải giảm dần và không thể đủ đối với lượng cung càng ngày càng tăng đó, mất cân đối cung - cầu bắt đầu diễn ra nghiêng về phía cung. Tâm trạng hoang mang lo sợ của các nhà đầu tư vẫn không hết ngay cả khi Trung tâm giao dịch điều chỉnh giới hạn đặt mua lên là tối đa 5000 cổ phiếu cho một loại cổ phiếu trong một phiên giao dịch từ ngày 20/07/2001 và thậm chí bãi bỏ quy định đó vào ngày 08/08/2001. Việc Trung tâm giao dịch liên tục đưa ra các thay đổi trong chính sách quản lí thị trường không những không ổn định được thị trường mà còn là các nhà đầu tư thêm rối loạn, họ cảm thấy sợ trước bất cứ biện pháp can thiệp nào của cơ quan quản lí đưa ra bất kể nó tốt hay xấu, do đó sự điều chỉnh trở nên vô dụng, không đem lại hiệu quả cho thị trường. Tình trạng đó xảy ra là vì các biện pháp điều chỉnh đó thiếu nhất quán, không được xây dựng căn cứ vào một khung pháp lí cụ thể quy định giới hạn và phạm vi điều chỉnh của cơ quan quản lí. Mặt khác, sự can thiệp lại mang tính chất hành chính, chủ quan, không xây dựng một chính sách, chiến lược theo một định hướng cụ thể. Vì thế, các nhà quản lí phải thay đổi liên tục các biện pháp khác nhau, khi thấy biện pháp này sai thì lại thay bằng biện pháp khác, làm cho các nhà đầu tư cảm thấy mất lòng tin vào năng lực điều hành của cơ quan quản lí, từ đó mất lòng tin và dần dần rút ra khỏi thị trường. Các nhà đầu tư trên thị trường phần lớn còn ít kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực đầu tư cổ phiếu, do đó họ phản ứng quá mạnh trước các thông tin trên thị trường, mặc dù đó là thông tin chưa chính thức. Giá cổ phiếu càng xuống thì lại càng có nhiều người bán ra, nếu trước đây các nhà đầu tư tranh nhau mua thì bây giờ họ lại tranh nhau bán. Tâm lí bất ổn, phản ứng dây chuyền theo số đông của các nhà đầu tư đã đẩy lượng cung tăng lên nhanh chóng, giá cổ phiếu theo đà đó giảm xuống do lượng cầu ít, với biên độ dao động 7% tốc độ giảm giá lại càng nhanh hơn, dẫn đến chỉ số VN- Index giảm xuống còn gần một nửa so với thời điểm cao nhất, chỉ còn 203,12 điểm vao ngày 5/10/2001. b, Một số nhà đầu tư phải bán cổ phiếu để trả nợ ngân hàng Trong thời kì giá lên, người ta đổ xô vào mua cổ phiếu, có rất nhiều người đã vay thêm tiền ngân hàng để mua cổ phiếu với mục đích đầu cơ chờ giá lên để kiếm lời, họ đã sử dụng chính số cổ phiếu đang có để cầm cố vay thêm tiền ngân hàng mua thêm cổ phiếu nữa. Khi giá cổ phiếu bắt đầu giảm, giá trị lượng cổ phiếu mà các nhà đầu tư cầm cố ở ngân hàng giảm dần, các ngân hàng lập tức đòi tiền các nhà đầu tư nhằm hạn chế rủi ro khi giá trị tài sản cầm cố xuống dần nhỏ hơn cả số tiền họ đã cho vay. Các nhà đầu tư không còn cách nào khác là phải bán cổ phiếu đi để trả nợ mặc dù họ muốn hay không, lượng cung cổ phiếu vốn dĩ đã đang tăng lại càng nhiều thêm. c, Biến động trên thị trường bất động sản, đô la Vào thời điểm thị trường chứng khoán đang xuống dốc như vậy thì thị trường nhà đất, đô la Mỹ lại sôi động mạnh mẽ. Rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chính là các nhà đầu tư trên thị trường bất động sản, đô la Mỹ. . .Nếu như trước đây họ tạm thời dồn tiền sang đầu tư vào cổ phiếu khi thấy có cơ hội, thì khi giá cổ phiếu bắt đầu sụt giảm, đồng thời trên các thị trường hàng hoá khác, đặc biệt là thị trường nhà đất đang có cơn sốt mạnh, họ lập tức chuyển vốn sang kinh doanh lĩnh vực khác đang đầy tiềm năng lợi nhuận. Điều đó đã làm tăng thêm khối lượng các nhà đầu tư rút ra khỏi thị trường, lượng cung cổ phiếu vì thế tiếp tục tăng trong khi cầu thì không những không tăng mà còn giảm đi nhanh chóng. d, Tâm lí chưa ổn định của các nhà đầu tư Cũng giống như nguyên nhân làm tăng cung cổ phiếu, các nhà đầu tư bị ảnh hưởng tâm lí trước các biện pháp can thiệp hành chính của cơ quan quản lí nên đã ồ ạt bán cổ phiếu ra, trong khi nhu cầu mua lại thấp, do đó giá cổ phiếu ngày càng giảm. Những người trước đây đã mua rất nhiều cổ phiếu rồi thì bây giờ đã hết vốn còn những người chưa tham gia thị trường thì lại càng không muốn tham gia khi mà thị trường đang mất ổn định như vậy, mặt khác, do tính thanh khoản của các cổ phiếu chưa cao nên khó có thể đáp ứng được lượng tiền mặt cho các nhà đầu tư khi cần thiết nên họ cũng không muốn mua. Những người đang nắm giữ cổ phiếu tìm mọi cách để bán cổ phiếu đi còn những người chưa đầu tư thì còn thăm dò, chờ đợi những diễn biến tiếp theo của thị trường. Do đó, cầu cổ phiếu không tăng trong khi cung càng ngày càng giảm, các nhà đầu tư đã bắt đầu cảm thấy chán nản và thất vọng, tìm mọi cách rút ra khỏi thị trường mặc dù phải chấp nhận lỗ. Trong tổng số gần 7000 tài khoản đã được mở tại các công ty chứng khoán lúc đó chỉ có khoảng 1000-2000 tài khoản có giao dịch, trong đó chỉ có khoảng 500 tài khoản có giao dịch thường xuyên. e, Số lượng các nhà đầu tư còn ít Gần 7000 tài khoản giao dịch là con số quá nhỏ so với dân số hơn 80 triệu dân của nước ta. Việc đầu tư trên thị trường chứng khoán còn là một khái niệm quá mới mẻ đối với phần lớn người dân Việt Nam. Thị trường chứng khoán ra đời nhưng chưa thu hút được mọi thành phần tham gia, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư nước ngoài .Đây là lực lượng người đầu tư có trình độ, kinh nghiệm rất tốt về thị trường chứng khoán, là lực lượng đầu tư có số vốn lớn, tham gia đầu tư mang tính chất dài hạn, thậm chí có thể giúp ổn định thị trường khi cần thiết. Thị trường chứng khoán nước ta còn chưa phát triển, thiếu ổn định, tính thanh khoản yếu, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh chưa đồng bộ, các dịch vụ của các công ty chứng khoán còn hạn chế . . . nên số lượng nhà đầu tư tham gia còn ít, chưa đa dạng. Các nhà đầu tư hiện tại chủ yếu là những cá nhân đơn lẻ, chưa đủ kinh nghiệm nên chưa có sự đa dạng trong các quyết định đầu tư, họ thường phản ứng một cách giống nhau theo số đông, họ chưa tham gia đầu tư chứng khoán với mục tiêu dài hạn, dẫn đến tình trạng rớt giá cổ phiếu liên tục như hiện nay. Thị trường sơ khai còn thiếu vắng các định chế trung gian có ảnh hưởng lớn đóng vai trò giúp ổn định thị trường như quỹ bình ổn thị trường, các nhà tạo lập thị trường (market makers). . . Nhóm nhân tố làm giá cổ phiếu biến động liên tục a, Cơ quan quản lí đã có một số thay đổi mang tính chất dài hạn giúp ổn định và phát triển thị trường Trong thời gian gần đây, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã có một số thay đổi giúp khuyến khích thị trường phát triển hơn, đó là: Thay đổi biên độ dao động tạm thời xuống còn 2% từ phiên giao dịch thứ 182 ngày 10/10/2001 nhằm giảm bớt tốc độ xuống giá của cổ phiếu. Thông báo số 545/TTGD-LK về việc áp dụng quy trình thanh toán bù trừ t+3 từ ngày 02/01/2002. Việc rút ngắn quy trình thanh toán làm vòng quay vốn của các nhà đầu tư được tăng nhanh, gia tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư vào thị trường khi quyền lợi của họ được bảo vệ. Thông báo số 34/TTGD-HC về việc tăng ngày giao dịch lên 5 phiên một tuần và áp dụng phương thức giao dịch thoả thuận đối với cổ phiếu từ phiên giao dịch thứ 240 ngày 01/03/2002. Đây là giải pháp có tính chất lâu dài vì sự phát triển của thị trường, thông báo mới này đã giúp cho việc tăng khối lượng giao dịch lên đáng kể. Đã có rất nhiều giao dịch thoả thuận với khối lượng lớn cổ phiếu được thực hiện kể từ khi có thông báo mới này, đặc biệt là các giao dịch thoả thuận của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này bắt đầu thể hiện tính chất chuyên nghiệp hơn trong hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán nước ta. Xác định giá tham chiếu không giới hạn biên độ Được áp dụng từ phiên giao dịch thứ 203 ngày 28/11/2001 với cổ phiếu DPC của Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng, và sau đó là với các cổ phiếu khác. Việc áp dụng phương pháp xác định thả nổi giá tham chiếu cho thị trường đã giúp xác định giá cổ phiếu ban đầu chính xác theo cung - cầu trên thị trường hơn, đảm bảo tính công bằng, công khai, làm cho các nhà đầu tư yên tâm hơn khi đầu tư trên thị trường. Các biện pháp kích cầu trên đã có những ảnh hưởng nhất định tới các nhà đầu tư. Mặt khác, cho đến thời điểm đó, sự khủng hoảng của giai đoạn giảm giá cổ phiếu từ 25/06/2001 đã góp phần loại bớt những nhà đầu tư cơ hội ra khỏi thị trường, số lượng các nhà đầu tư còn lại trên thị trường đa số là những nhà đầu tư khá vững chắc trước những biến động vừa qua trên thị trường, họ có những nhận định riêng về thị trường và đi theo mục đích đầu tư mà mình đề ra chứ không bị ảnh hưởng quá lớn vào tâm lí chung của thị trường. Do đó, tuy khối lượng giao dịch còn ít nhưng giá cả trên thị trường đã ổn định hơn, cán cân cung - cầu không còn quá nghiêng về bên này hay bên kia nữa. b, Số lượng cổ phiếu niêm yết tăng lên nhanh chóng Khi biên độ dao động đã được giảm xuống 2%, giá cổ phiếu tăng trở lại trong một thời gian khá dài, tuy nhiên, khi có thông tin về việc chuẩn bị có một số cổ phiếu được niêm yết chính thức thì các nhà đầu tư lại sợ lượng cung tăng quá nhiều cùng một lúc như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu nên cầu cổ phiếu đã chững lại, mặt khác lại đẩy mức cung lên cao, dẫn đến tình trạng cổ phiếu tiếp tục giảm giá. Tuy nhiên, sau một thời gian thì thị trường dần dần trở lại ổn định theo tính chất dài hạn của nó. Số lượng, chủng loại cổ phiếu tăng thêm 6 loại nữa đã nâng tổng số cổ phiếu niêm yết lên 15 loại, tạo cho các nhà đầu tư nhiều cơ hội lựa chọn hấp dẫn hơn, thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư. Mặt khác các loại cổ phiếu khác nhau với các công ty niêm yết đa dạng về quy mô, mức độ lợi nhuận, rủi ro. . .có mức độ hấp dẫn khác nhau đối với các nhà đầu tư, do đó giá cả các loại cổ phiếu khác nhau biến động khác nhau. Chẳng hạn như các loại cổ phiếu GIL, BBC, TRI khá được ưa thích trên thị trường do thông tin tốt về tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty, mức độ cổ tức khá hấp dẫn . . .nên giá cả tương đối ổn định; còn các cổ phiếu như LAF, DPC, SGH thì có tình hình sản xuất kinh doanh bình thường, tỉ lệ cổ tức khá thấp, dưới 10% một năm thì giá giảm thường xuyên hơn, khối lượng giao dịch được ít do có ít người mua. c, Một số công ty niêm yết mua lại cổ phiếu Trong thời kì giá đang suy giảm, một số công ty đã đứng ra mua lại cổ phiếu của mình làm cổ phiếu quỹ như Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SACOM), Công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương (TRANSIMEX), Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu Long An (LAFOOCO), đã góp phần duy trì một lượng cầu nhất định cho thị trường khi cầu ít hơn cung và giá cổ phiếu đang giảm. d, Xuất hiện sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư nước ngoài Khi giá cổ phiếu đã xuống khá thấp, các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy đã đến lúc nhập cuộc nên trong thời gian gần đây, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch trên thị trường khá lớn, có một thời gian, bình quan giao dịch của người nước ngoài chiếm tới 50% tổng giá trị giao dịch khớp lệnh. Tính đến 05/04/2002, lượng cổ phiếu người nước ngoài nắm giữ nhiều nhất là REE với 3.949.580 cổ phiếu (chiếm 24,33% tổng số cổ phiếu REE niêm yết); 849.820 cổ phiếu CAN (chiếm 25,57%); 579.254 cổ phiếu LAF (30,33%); 272.300 cổ phiếu TMS (12,38%); 348.500 cổ phiếu BBC (6,22%); 259.100 cổ phiếu TRI (6,84%); 119.300 cổ phiếu GIL (7,23%) và các loại cổ phiếu khác. Mặt khác, sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân và quỹ đầu tư của nước ngoài đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước vào thị trường chứng khoán Việt Nam, số lượng nhà đầu tư cũ quay trở lại giao dịch và số lượng các nhà đầu tư mới đến mở tài khoản tại các công ty chứng khoán đã tăng lên, giao dịch diễn ra sôi động hơn trong những phiên gần đây. e, Sự nhạy cảm của các nhà đầu tư trước các thông tin, diễn biến trên thị trường Các nhà đầu tư nước ta còn chưa được hồi phục về tinh thần sau đợt rớt giá cổ phiếu vừa qua nên họ tâm lí vẫn chưa ổn định, bất cứ yếu tố nào lạ trên thị trường cũng có thể ảnh hưởng nhanh chóng đến quyết định mua bán của họ. Bài học kinh nghiệm vừa rồi không cho phép họ mạo hiểm với đồng vốn của mình nữa, do đó sự phản ứng của họ là đương nhiên. Ví dụ như trường hợp khi Quỹ đầu tư Dragon Capital bán ra 100.000 cổ phiếu REE vào những phút cuối cùng của phiên giao dịch ngày 15/03/2002 với tổng giá trị 2,58 tỉ đồng, chiếm 98% giá trị giao dịch hôm đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới tâm lí nhà đầu tư trên thị trường. Họ lo ngại rằng Quỹ này đã có thông tin xấu nào đó về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ điện lạnh nên mới bán cổ phiếu ra với số lượng nhiều như vậy, do đó ngay 2 phiên giao dịch tiếp theo, các nhà đầu tư ồ ạt bán ra cổ phiếu REE dẫn đến giá cổ phiếu này giảm, đồng thời kéo theo giá một số cổ phiếu khác cũng giảm trong vài phiên. Tuy nhiên, sau khi nghe ngóng thăm dò mà không có thông tin xấu nào được phát ra cả, nhà đầu tư dần dần ổn định ngay trở lại và giá cổ phiếu REE tiếp tục tăng. Tuy nhiên, tâm lí của các nhà đầu tư không ảnh hưởng đến xu hướng của thị trường mạnh mẽ và bất thường như các giai đoạn trước. Các nhà đầu tư phản ứng trước các thông tin của thị trường hoàn toàn là điều tất yếu, nó thể hiện sự hoạt động bắt đầu hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam, chẳng hạn như việc Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh cho phép Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài hay việc Công ty cổ phần cơ điện lạnh quyết định tăng vốn điều lệ nên tặng cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu REE cứ 2 cổ phiếu cũ thì được tặng thêm một cổ phiếu mới; thông tin về việc thị trường giao dịch bảng 2 dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sắp được thành lập cũng tạo thêm tâm lí tốt cho các nhà đầu tư về khả năng phát triển của thị trường. Các nhà đầu tư đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới các thông tin từ phía các công ty niêm yết để ra các quyết định đầu tư, đưa thị trường dần dần hoạt động mang tính chất “thị trường” hơn, giúp cho thị trường chứng khoán nước ta phát triển và ổn định. IV. Thực trạng các giải pháp vận dụng để khắc phục sự biến động giá cổ phiếu trong thời gian qua Thay đổi biên độ dao động giá Một trong những nhân tố có tác động mạnh, hình thành nên xu thế và chu kì thị trường đó là việc thay đổi biên độ dao động giá từ +/-2% lên +/-7% vào phiên giao dịch thứ 133 ngày 12/6/2001 và từ +/-7% về +/-2% vào phiên giao dịch 182 ngày 10/10/2001. Suốt 6 tháng đầu năm 2001, thị trường luôn trong tình trạng tăng nhiệt. Giá các loại chứng khoán tăng dần đều 2% qua từng phiên giao dịch, đến mức đã có những cảnh báo về hiện tượng giá “bong bóng”. Cung luôn trong tình trạng thấp hơn cầu. Chỉ số VN – index tăng nhanh trong một thời gian dài. Chỉ tính riêng tháng 6/2001, chỉ số VN – index tăng tới 96,54 điểm, bằng tốc độ tăng của cả 5 tháng trước đó cộng lại (từ tháng 8/2001 đến 12/2001), đạt mức cao nhất 571,04 điểm vào phiên giao dịch ngày 25/6/2001. Khi áp dụng biên độ giao dịch mới là +/-7%, xu hướng thị trường bắt đầu có dấu hiệu đổi chiều. Tốc độ tăng giá chứng khoán giảm dần, khối lượng giao dịch qua các phiên tăng dần, khoảng cách cung cầu rút ngắn. Xu hướng này đã được thể hiện rõ qua các phiên giao dịch tháng 8, 9, 10 tới những tháng cuối năm 2001 khi biên độ dao động giá quay trở lại +/-2% /phiên, thị trường vẫn theo quán tính cũ. Quy định giới hạn khối lượng đặt lệnh mua Việc quy định số lượng tối đa 2.000 chứng khoán cho một lệnh đặt mua trong một phiên giao dịch đối với nhà đầu tư được áp dụng vào phiên 136 ngày 22/6/2001. Liên tục các phiên giao dịch của tháng 7, 8, 9 kể từ sau khi bắt đầu áp dụng quy định này, khối lượng và giá giao dịch qua các phiên thu hẹp lại, khiến tổng khối lượng và giá trị giao dịch tứng tháng giảm xuống. Tốc độ tăng của VN – index chững lại và có xu hướng giảm xuống. Việc giới hạn khối lượng đặt lệnh mua đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ có thể tham gia giao dịch và phần nào đã điều hoà được cung cầu trên thị trường, từ đó bình ổn lại giá cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên, việc làm này đã làm cho không khí giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có phần trầm lắng. Đến ngày 10/8/2001 khi Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh quy định bãi bỏ giới hạn đặt khối lượng đặt mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán mới khởi động trở lại, nhưng phải đến tháng 10 khi biên độ giao động giá là +/-2% được áp dụng trở lại thì thị trường mới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại. Thành lập quỹ bình ổn thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang bị chi phối bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Do vậy, chỉ cần có một cú sốc nhẹ trên thị trường cũng có thể gây ra sự sụt giảm lớn đối với giá cổ phiếu. Một quỹ bình ổn thị trường cổ phiếu dùng để bình ổn giá cổ phiếu trên thị trường thông qua việc kích cầu trên thị trường cổ phiếu. Các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm và các công ty niêm yết sẽ cung cấp vốn cho Quỹ bình ổn. Quy mô của quỹ vào khoảng từ 5% đến 10% giá trị thị trường. Trong trường hợp thị trường chứng khoán rơi vào tình trạng hoạt động kém hiệu quả trong thời gian dài, Quỹ bình ổn sẽ tham gia vào hoạt động mua chứng khoán. Hoạt động của quỹ chịu sự quản lý và giám sát của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước. Khuyến khích các công ty chứng khoán thực hiện nhiệm vụ tự doanh Hiện nay, nghiệp vụ tự doanh của các công ty chứng khoán chủ yếu mới chỉ tập trung vào các trái phiếu và một số lượng ít các cổ phiếu. Đây là nghiệp vụ rất quan trọng không chỉ giúp các công ty chứng khoán tạo ra thu nhập mà còn góp phần tạo ra một nhà đầu tư lớn có vai trò nhất định trên thị trường. Tuy nhiên, do vốn điều lệ thấp, kinh nghiệm còn ít, các công ty không thể quá mạo hiểm trong việc kinh doanh chứng khoán. Do đó, các công ty chứng khoán cần phải tăng vốn điều lệ, hiện đại hoá công nghệ, cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ công ty, có kế hoạch đào tạo thích hợp nhằm giúp cho việc cung cấp các dịch vụ cho thị trường chứng khoán đạt hiệu quả cao. Kết hợp một số biện pháp khác nhau Ngoài các biện pháp ở trên, Uỷ ban chứng khoán nhà nước còn phối kết hợp các biện pháp khác nhau nhằm bình ổn giá cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh như: miễn giảm thuế thu nhập cho các cá nhân đầu tư vào thị trường chứng khoán, tăng phiên giao dịch từ 3 lên 5 phiên một tuần, rút thời gian thanh toán từ T+4 xuống còn T+3, cho phép mọi chủ thể tham gia thị trường đều được phép giao dịch thoả thuận, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua bán tất cả các loại cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam...đã có tác dụng bước đầu kích cầu thực tế cho thị trường, góp phần vào việc bình ổn giá cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định rằng, những biện pháp tương đối đồng bộ của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã phát huy hiệu quả, tuy nhiên cầu thực tế của thị trường chứng khoán vẫn còn yếu. Để chuyển một lượng cầu tiềm năng còn khá lớn trở thành cầu thực tế trong tương lai, ngoài sự điều tiết của thị trường, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cần tiếp tục đưa thêm các biện pháp kích cầu cho thị trường như tăng lần khớp lệnh, giảm chi phí môi giới cho khách hàng, cho phép đặt lệnh gián tiếp qua điện thoại, Fax, sớm ổn định thị trường địa ốc....nhằm bình ổn giá cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Chương III Một số giải pháp nhằm bình ổn giá cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Dự báo sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai Căn cứ vào nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra là “Đẩy mạnh công ngghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Phát triển nhanh và vững thị trường vốn, nhất là thị trường vốn trung và dài hạn. Tổ chức vận hành thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm an toàn, hiệu quả..” Về hệ thống hoạt động: Hiện có 19 công ty niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến năm 2005 sẽ có 100 công ty niêm yết và đến năm 2010 sẽ có 500 công ty niêm yết. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội dự kiến mở cửa hoạt động vào năm 2003 với 10 đến 15 công ty niêm yết và đến 2010 sẽ có 700 công ty niêm yết trên thị trường này. Về trái phiếu và cổ phiếu công trình, dự kiến năm 2005 phát hành từ 5 đến 7 ngàn tỷ đồng và năm 2010 là 10 đến 15 ngàn tỷ đồng đưa vào giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán. Về quy mô thị trường: Năm 2002 tổng giá trị thị trường đạt 0,34% GDP, dự kiến năm 2005 sẽ là từ 4% đến 5% GDP tương đương với 25.000 đến 37.000 tỷ đồng. Năm 2010, quy mô thị trường vào khoảng 110.000 – 190.000 tỷ đồng, bằng 15% đến 20% GDP. Về tổ chức trung gian tài chính: Quy mô và số lượng của tổ chức trung gian tài chính phụ thuộc vào quy mô thị trường. Năm 2002 có 9 công ty chứng khoán, dự kiến năm 2005 sẽ có 15 đến 20 công ty chứng khoán, 3 đến 5 công ty quản lý quỹ đầu tư, 2 công ty định mức tín nhiệm. Năm 2010, dự kiến có 30 đến 36 công ty chứng khoán, 5 đến 10 công ty quản lý quỹ, 2 đến 3 công ty định mức tín nhiệm. Về quỹ đầu tư, dự kiến có 3 đến 7 quỹ đầu tư vào năm 2005 và 10 đến 16 quỹ đầu tư vào năm 2010. Dự báo sự phát triển thị trường chứng khoán từ nay đến năm 2010 phải đạt được các mục tiêu cơ bản sau: - Một là: Huy động vốn trong nền kinh tế cho đầu tư phát triển, đồng thời thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. - Hai là: ổn định và phát triển thị trường chứng khoán, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam. - Ba là: Nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường, bảo vệ người đầu tư hiệu quả, thúc đẩy quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Các giai đoạn phát triển Giai đoạn 1: Từ nay đến 2005 Từng bước phát triển quy mô và phạm vi hoạt động thị trường chứng khoán, đưa thị trường vào hoạt động ổn định, minh bạch, công bằng và hiệu quả. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động thị trường chứng khoán tiến tới chuẩn bị xây dựng luật chứng khoán. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thị trường bao gồm nâng cao năng lực kỹ thuật công nghệ, xây dựng các định chế trung gian tham gia thị trường. Giai đoạn 2: Từ năm 2006 đến năm 2010 Nâng cao chất lượng hoạt động và cung cấp các dịch vụ tài chính của thị trường. Mở rộng và tăng cường năng lực của thị trường, tăng mạch số lượng hàng hoá và các nhà đầu tư. Khuyến khích cạnh tranh, tăng cường chất lượng quản trị công ty, thúc đẩy hội nhập quóc tế. Dự báo sự biến động giá cổ phiếu 1. Cơ sở dự báo a, Sử dụng biểu đồ Các nhà kinh tế đã từng bác bỏ việc sử dụng các mô hình phân tích những dữ liệu trong quá khứ để dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, các biểu đồ giá cổ phiếu mà các nhà phân tích thường áp dụng để dự đoán giá cổ phiếu có thể mang lại nhiều thông tin có giá trị. Từ một thế kỷ trước đây, Charles Dow – nhà sáng lập ra chỉ số Dow Jones hiện nay đã phát minh ra thuyết Dow để dự đoán xu hướng giá cổ phiếu. Các biểu đồ được một số nhà đầu tư thế giới nổi tiếng thế giới sử dụng như Stanley Druckenmiller – người đang quản lý quỹ phòng ngừa rủi ro Quantum của George Soros và Jefrey Vinik – người đã từng quản lý quỹ tương hỗ Magellan. Các nhà kinh tế nghiên cứu thị trường tài chính vẫn xem phân tích kỹ thuật như một phép thần chú và có nhiều mối quan hệ với phân tích cơ bản mang tính chính xác như chiêm tinh với thiên văn học. Bằng việc sử dụng giá cổ phiếu của Mỹ trong các năm từ 1962 đến 1996, Andrew Lo và hai đồng tác giả đã kiểm tra khả năng dự báo của năm cặp mô hình phân tích kỹ thuật đang được sử dụng rộng rãi: Đỉnh dầu và vai, đỉnh đầu và vai lộn ngược, đỉnh và đáy rộng, ba đỉnh và đáy, hai đỉnh và đáy. Kết quả cho thấy, các mô hình phân tích kỹ thuật hầu như xảy ra thường xuyên hơn nếu chúng thực sự là các sự kiện ngẫu nhiên. Nhìn chung, các biểu đồ chứa đựng các thông tin bổ ích về giá cổ phiếu trong tương lai. Tuy nhiên, có sự khác nhau rất lớn giữa các kết quả tại các thị trường khác nhau. Với những cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (AMEX), chỉ có bảy trong số 10 mô hình phân tích kỹ thuật có đủ khả năng dự báo để thống kê. Đối với cổ phiếu trên thị trường Nasdaq thì cả mười mô hình đều có ý nghĩa quan trọng về mặt thống kê. Do các nhà đầu tư đã sử dụng biểu đồ trong dự đoán giá cổ phiếu khoảng một trăm năm nay và chúng vẫn chứng tỏ tính hữu dụng của mình, nên khả năng dự đoán của các mô hình sẽ còn mãi mãi. Các mô hình truyền thống trong phân tích kỹ thuật vẫn còn khá sơ sài và được xác định bởi những cái có thể nhìn thấy. b, Sử dụng luận thuyết Dow Theo luận thuyết Dow, vì thị trường chứng khoán được coi như là một biển nước, sự lên xuống của giá chứng khoán giống như làn nước thuỷ triều. Trong đó, những đợt sóng lớn với đỉnh cao và đáy sâu (Wave and troughts) và những đợt gợn sóng nhỏ (Ripple’s splashes). Mỗi trào lưu của thị trường chứng khoán có 3 chuyển động. Trào lưu chính (Primary trend) Được coi như cả khối nước thuỷ triều bao trùm đại dương (thị trường chứng khoán) trong thời gian dài từ 1- 4 năm, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng hơn những đợt sóng lớn và những gợn sóng nhỏ (xu thế dài hạn) Phản ứng nghịch (Secondary reactions or reversals) Tự như những đợt sóng lớn, tuy có lúc đi ngược lại nước thuỷ triều, nhưng về căn bản vẫn lên hay xuống theo trào lưu chính (Xu thế trung hạn). Sự lên xuống hàng ngày (daily fluctuation) chỉ là những gợn sóng nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến trào lưu chính (Xu thế ngắn hạn). Theo Dow, trào lưu chính có ảnh hưởng quan trọng nhất. Cần xác định xem lúc nào trào lưu lên giá (bull) và lúc nào có trào lưu xuống giá (bear). Muốn xác định một trào lưu phải căn cứ vào dấu hiệu lên hay xuống giá chứng khoán của cả hai ngành: kỹ nghệ và vận tải – một ngành sản xuất ra hàng hoá và một ngành vận chuyển hàng hoá đó. - Nếu cả hai bờ biển (kỹ nghệ và vận tải) cùng tiếp xúc với một đại dương (thị trường chứng khoán), nhưng chỉ có một bên có nước phủ kín còn bờ bên kia nước vẫn chưa lên đầy thì chứng tỏ nước thuỷ triều vẫn chưa lên, tức chưa có bull. - Chỉ khi nào thấy cả hai bờ cùng có nước bao trùm hoặc cùng có nước rut xuống trong một thời gian khá lâu mới có thể chắc chắn là nước thuỷ triều đang lên hoặc đang xuống. - Đối với thị trường chứng khoán, khi nhóm chứng khoán của các công ty kỹ nghệ tăng giá lên cao hơn mức cũ, đồng thời nhóm chứng khoán của của các công ty ngành vận tải cũng phải tăng cao hơn mức cũ, trước khi nhóm kỹ nghệ trở về vị trí cũ, lúc đó mới xác nhận có trào lưu lên giá t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan.doc