Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau

Tài liệu Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau: TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 21 - Thaùng 6/2014 141 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH CÀ MAU TÔN THẤT NGHĨA(*) TÓM TẮT Cà Mau có tiềm năng, lợi thế rất lớn về điều kiện tự nhiên trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Với các chính sách hợp lí của tỉnh trong những năm qua đã đem lại hiệu quả khá cao trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Do đó, trong tương lai cần tổ chức mở rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa là điều cấp thiết nhằm tận dụng các nguồn lực và nâng cao thu nhập cho nông dân... Từ khóa: tỉnh Cà Mau, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp hàng hóa. ABSTRACT Ca Mau has potential and huge advantages of natural conditions in agricultural development. With the province's logical policies in recent years have brought high efficiency in agricultural production. However, the pace of agri...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 21 - Thaùng 6/2014 141 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH CÀ MAU TÔN THẤT NGHĨA(*) TÓM TẮT Cà Mau có tiềm năng, lợi thế rất lớn về điều kiện tự nhiên trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Với các chính sách hợp lí của tỉnh trong những năm qua đã đem lại hiệu quả khá cao trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Do đó, trong tương lai cần tổ chức mở rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa là điều cấp thiết nhằm tận dụng các nguồn lực và nâng cao thu nhập cho nông dân... Từ khóa: tỉnh Cà Mau, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp hàng hóa. ABSTRACT Ca Mau has potential and huge advantages of natural conditions in agricultural development. With the province's logical policies in recent years have brought high efficiency in agricultural production. However, the pace of agriculture development of Ca Mau is not commensurate with the potential and advantages of the province. Therefore, in the future Ca Mau needs to expand the organization and enhance the efficiency of agricultural commodities which is urgent to utilize resources and increase incomes for farmers... Keywords: Ca Mau Province, improve the efficiency of agricultural production and agricultural commodities. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ (*) Cà Mau là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Theo thống kê, tỉnh có 75,8% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp (2012). Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Cà Mau đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ và trong thời gian tới ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để xây dựng ngành nông nghiệp thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, tập trung và phát (*)ThS, Trường Quốc tế Á Châu TP.HCM triển toàn diện dựa trên tính hiệu quả và bền vững. Trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau không đơn thuần chỉ là đảm bảo được an toàn lương thực, thực phẩm cho người dân mà còn phải hướng tới một nền nông nghiệp bền vững – nông nghiệp hàng hóa nhằm nâng cao đời sống cho người dân; đồng thời, phát triển một ngành nông nghiệp sinh thái đảm bảo được lợi ích kinh tế nhưng không làm cạn kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường. 2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH CÀ MAU 2.1. Khái quát về tỉnh Cà Mau ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH CÀ MAU 142 Tỉnh Cà Mau nằm trọn trên bán đảo Cà Mau, phần đất liền có toạ độ từ 8030’ đến 9010’ vĩ độ Bắc, 10408’ đến 10505’ kinh độ Đông. Phía Bắc tỉnh tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Phía Nam và phía Đông tiếp giáp với Biển Đông. Phía Tây tiếp giáp với Vịnh Thái Lan. Diện tích đất liền của tỉnh là 5.331,64 km2; bằng 13,13% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước. Tỉnh được phân chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện: gồm thành phố Cà Mau và các huyện: Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển. Với vị trí địa lí này, tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi, buôn bán các sản phẩm của ngành nông nghiệp. Cà Mau có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thủy sản. Ngoài thế mạnh về thủy sản, Cà Mau còn có tiềm năng về tài nguyên rừng, khoáng sản, tiềm năng phát triển nông nghiệp. 2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Theo thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Cà Mau, trong tổng số quỹ đất tự nhiên của tỉnh (529.486,77 ha), đất nông nghiệp chiếm đến 87,78% (2012). Tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh rất đa dạng, có 5 nhóm đất chính, phân thành 26 loại đất. Nhìn chung đất ở Cà Mau thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nhưng ít thuận lợi cho trồng trọt, canh tác trong điều kiện nhờ nước mưa và luôn chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, khi chuyển đổi sang nuôi tôm đã làm tái nhiễm mặn cả đất ruộng và đất vườn mà hàng trăm năm trước đây nông dân và chính quyền địa phương đã đầu tư ngăn mặn, trữ ngọt, cải tạo đất để trồng trọt. Khí hậu của Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình từ khoảng 25oC - 27oC. Biên độ nhiệt độ trung bình trong năm là 2.7oC. Số giờ nắng trung bình trong năm đạt 2500 giờ, lượng bức xạ trực tiếp cao với tổng nhiệt độ khoảng 9.000 - 10.000oC. Lượng mưa trung bình của Cà Mau cao hơn hẳn so với các nơi khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (trung bình có khoảng 165 ngày mưa/năm, với 2400 mm). Độ ẩm trung bình năm 85,6 %, mùa khô ẩm độ thấp, thấp nhất vào tháng 3, khoảng 80 %, hầu như không có bão... Điều kiện khí hậu ổn định là yếu tố thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp toàn diện, đặc biệt là trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Chế độ mùa kết hợp với điều kiện thủy triều ven biển tạo ra hệ sinh thái thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa có hiệu quả cao. Mạng lưới sông ngòi của tỉnh Cà Mau dày đặc nhưng chủ yếu là sông nhỏ. Cho đến nay, tỉnh Cà Mau chưa có nguồn nước ngọt đưa từ nơi khác về bổ sung (dự kiến đưa nước ngọt từ Sông Hậu về Cà Mau theo dự án thủy lợi vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp hiện chưa thực hiện được). Nguồn nước mặt của tỉnh Cà Mau chủ yếu là nguồn nước mưa và nguồn nước đưa từ biển vào, chứa trong hệ thống sông rạch tự nhiên, kênh thủy lợi, trong rừng ngập mặn, rừng tràm và các ruộng nuôi thủy sản. Hệ sinh thái rừng ngập mặn hiện nay có diện tích 62.000 ha, chiếm 2/3 rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có vai trò phát triển nuôi trồng thủy sản và cân bằng sinh thái ven biển, bảo tồn tính đa dạng sinh học vùng rừng ngập mặn ven biển. Ở rừng ngập mặn có 64 loài thực vật, thành phần ưu thế là cây đước, vẹt, mắm, dá; về động vật hiện có 12 loài thú, TÔN THẤT NGHĨA 143 12 loài bò sát, 8 loài ếch nhái, 67 loài chim, 25 loài tôm, 258 loài cá nước mặn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nguồn nước mặt đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng liên quan đến sản xuất nông nghiệp do việc xả thải bừa bãi, do quá trình chuyển đổi sản xuất và phát triển không đồng bộ cơ sở hạ tầng thủy lợi, 2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội Theo kết quả điều tra năm 2010 [1], dân số tỉnh Cà Mau năm 2010 là 1.278,124 người, tỉ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2005 – 2010 là 1,3%/năm, tổng dân số so với năm 2005 tăng 4,81%; trong đó nữ 639.062 người, tăng 3,6% so với 2005, chiếm tỉ lệ 50% tổng số dân. Mật độ dân số 240 người/ km2, so với năm 2005 tăng 4,8%. Dân số phân chia 2 khu vực rõ rệt: khu vực thành thị dân số 260.737 người chiếm 20,4% tổng dân số, khu vực nông thôn dân số 1.017,387 chiếm 79,6% tổng số dân. Cơ cấu lao động trong độ tuổi theo ngành nghề, chủ yếu vẫn là nông nghiệp và thủy sản. Trình độ học vấn, ngành nghề, trình độ đào tạo, đạt mức trung bình của vùng. Tập quán, kinh nghiệm canh tác và kỹ năng nghề nghiệp của lao động Cà Mau được tích lũy qua nhiều thế hệ thuộc loại khá cao so với các tỉnh khác, nhất là kỹ năng lao động nghề trồng lúa, nuôi heo và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, hải sản. Tỉnh Cà Mau có thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thuận lợi với các tỉnh (13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long) nhờ mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy ngày càng hoàn thiện. Thực hiện đường lối đổi mới, tỉnh có nhiều chính sách tích cực thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân chuyển dịch cây trồng vật nuôi, như chương trình cây lương thực, cây ăn quả, chăn nuôi thủy sản, bảo vệ cây trồng, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng chương trình nông thôn, chương trình 135.... 3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH CÀ MAU 3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Năm 2012 tỉnh Cà Mau có diện tích đất tự nhiên là 529.486,77 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 464.769,18 ha (chiếm 87,78%) + Đất trồng cây hàng năm:  Đất trồng lúa nước: Đất trồng lúa nước có diện tích là 116.953,11 ha trong đó diện tích trồng lúa chiếm gần 80%; năng suất và sản lượng lúa tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa một vụ còn nhiều khoảng 50%, hệ số sử dụng đất còn rất thấp (1,5 lần).  Đất trồng cây hàng năm còn lại: Với diện tích là 1.837,93 ha, việc sử dụng các loại đất này chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Các loại cây có giá trị kinh tế chưa cao, đặc biệt là cây mía, dưa hấu, đậu tương nên giá trị sản xuất của đất chưa cao. + Đất trồng cây lâu năm: Với diện tích 50.137,93 ha đang có xu hướng giảm bởi trồng cây công nghiệp lâu năm (chủ yếu là dừa), các loại cây ăn quả hiện nay ít mang lại hiệu quả thu nhập cho các hộ gia đình. + Diện tích nuôi trồng thủy sản: 183.515,39 ha chiếm 34,6% diện tích tự nhiên, tình hình nuôi trồng thủy sản của tỉnh Cà Mau phần lớn là nuôi quảng canh cải tiến nhiều mô hình: nuôi chuyên canh, nuôi luân canh trồng một vụ lúa, nuôi kết hợp rừng... Trong những năm qua ngành thủy sản Cà Mau là ngành kinh tế mũi nhọn, so với các tỉnh trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cà Mau có sản lượng thủy sản đứng thứ 2 (sau Kiên Giang), chiếm 13,4% sản lượng toàn vùng nhưng về sản lượng tôm thì Cà Mau là tỉnh ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH CÀ MAU 144 đứng đầu (chiếm chiếm 27% sản lượng toàn vùng và chiếm 7,4% sản lượng thủy hải sản cả nước). Đất nông nghiệp ổn định diện tích sản xuất lúa chuyên canh ở vùng quy hoạch ngọt hoá (huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình) đến năm 2020 khoảng 51.000 ha. Cùng với các biện pháp thủy lợi, thâm canh để tăng vụ, tăng năng suất; những vùng này phát triển lúa 2 vụ hoặc 1 vụ lúa luân canh 1 vụ màu; một số vùng có địa hình trũng phát triển mô hình lúa – cá đồng. Đối với những vùng đang nuôi tôm hiện nay, nhất là vùng phía bắc Cà Mau cần tiếp tục sản xuất luân canh 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có điều kiện (giai đoạn 2010 đến 2015 khoảng 43.000 - 45.000 ha, giai đoạn 2016 - 2020 duy trì ổn định khoảng 45.000 ha). Đất trồng cây hàng năm khác đến năm 2020 khoảng 7.000 - 8.000 ha, cây lâu năm đến năm 2020 khoảng 51.500 ha.[4] Về phân bố đất nông nghiệp theo huyện thị: Các huyện có diện tích đất nông nghiệp cao là U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời, Đầm Dơi đất đai màu mỡ, cơ sở hạ tầng phục vụ khá tốt. Ngoài thành phố Cà Mau thì các huyện Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn có diện tích đất nông nghiệp ít nhất trong các huyện. 3.2. Hiện trạng phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh * Khái quát quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 -2012 Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Cà Mau là đúng hướng, nhưng mức độ còn chậm.: Bảng 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau giai đoạn 2000 -2012 (%) Cơ cấu GDP (giá HH) 2000 2012 Nông – Lâm -Ngư 59,46 39,30 Công nghiệp –Xây dựng 24,21 35,50 Dịch Vụ 23,23 35,20 Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Cà Mau năm 2012 So với cơ cấu kinh tế chung cả nước và Đồng Bằng Sông Cửu Long thì cơ cấu kinh tế của Cà Mau có sự chuyển dịch chậm hơn, tỉ trọng kinh tế nông nghiệp còn cao, tỉ trọng các ngành dịch vụ khá thấp. Điều đó cũng thể hiện Cà Mau là tỉnh có thế mạnh về thủy sản và nông nghiệp. * Giá trị sản xuất nông nghiệp Nhìn chung sản xuất nông nghiệp tỉnh Cà Mau có bước phát triển tương đối khá. Giá trị sản xuất của ngành không ngừng tăng lên trung bình khoảng 7,2% cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Với sự tăng trưởng trên đã góp phần làm tăng giá trị bình quân sản xuất của ngành nông nghiệp trên đầu người (Bảng 1). Bảng 2: Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người tỉnh Cà Mau theo giá thực tế Năm 2005 2010 2011 2012 Giá trị bình quân đầu người (triệu đồng/người) 2,5 3,8 4,1 4,4 Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của tỉnh Cà Mau năm 2012 TÔN THẤT NGHĨA 145 Số liệu trên cho thấy giai đoạn 2005 - 2012 giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người tỉnh Cà Mau tăng nhanh từ 2,5 triệu đồng/người năm 2000 lên 4,4 triệu đồng/người, tăng 1,9 triệu đồng/người. Tuy nhiên giá trị sản xuất nông nghiệp không đều giữa các huyện trong tỉnh (Bảng 2). Bảng 3: Giá trị xản xuất nông nghiệp tỉnh Cà Mau theo đơn giá so sánh 1994 phân theo đơn vị hành hành chính Đơn vị: tỉ đồng 2010 2011 2012 Tổng số 2.357.170 2.974.245 3.487.611 TP. Cà Mau 191,961 217,912 279,103 Huyện Thới Bình 462,526 484,469 622,890 Huyện U Minh 461,728 549,301 612,434 Huyện Trần Văn Thời 972,959 1.327,844 1.470,254 Huyện Cái Nước 58,669 111,731 164,500 Huyện Phú Tân 44,279 45,154 59,575 Huyện Đầm Dơi 66,035 107,039 136,302 Huyện Năm Căn 52,699 63,527 63,637 Huyện Ngọc Hiển 46,314 67,268 78,916 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cà Mau 2012 * Cơ cấu sản xuất nông nghiệp Hiện nay cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Cà Mau đang có sự chuyển dịch theo xu hướng phát triển chung của cả nước, đó là giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi. Trong nội bộ ngành trồng trọt chú trọng phát triển các loại cây lương thực, cây ăn quả; ngành chăn nuôi chú trọng phát triển gia súc gia cầm theo hướng phát triển hàng hóa. Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua là phù hợp, kết quả đã từng bước hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy sản....Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất của tỉnh trong những năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, thể hiện: - Trong tổng diện tích đất nông nghiệp hiện đang sử dụng, 61,8% là đất trồng cây hàng năm (trong đó diện tích trồng cây lương thực chiếm 90,2%, diện tích cây công nghiệp hàng năm chỉ chiếm 9,8%), đất trồng cây lâu năm chiếm 38,2% (trong đó diện tích trồng cây ăn quả chiếm 46,7%) [1]. Thực trạng sử dụng đất như trên cho thấy diện tích trồng cây hàng năm, đặc biệt là cây lương thực vẫn rất lớn, diện tích các cây công nghiệp còn rất hạn chế. Để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH CÀ MAU 146 trong thời gian tới cần quy hoạch mở rộng diện tích nhằm khai thác lợi thế của tỉnh. - Giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm, tăng dần giá trị ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên tốc độ chưa cao. Hình 1: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Cà Mau theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động Từ biểu đồ trên cho ta thấy, giá trị ngành trồng trọt trong thời gian qua giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị của ngành nông nghiệp (64,93%), giá trị ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng nhưng trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp còn hạn chế (35,17%). Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành sản xuất trong nông nghiệp là đúng hướng và hợp với xu thế phát triển nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường một cách bền vững. 4. KẾT LUẬN Với đặc điểm kinh tế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, tỉnh Cà Mau có nhiều lợi thế cho việc phát triển nông nghiệp. Trong tương lai, đây là ngành kinh tế hết sức quan trọng với Cà Mau, bởi nó góp phần to lớn vào việc tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Trong những năm qua, việc phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Cà Mau có nhiều chuyển biến tích cực như chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí, đã hình thành nhiều vùng nông nghiệp chuyên môn hóa... từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ phát triển ngành nông nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Trong xu thế phát triển chung của đất nước, Cà Mau cần phát triển ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo được hiệu quả đồng bộ trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Năm 2005 75.46 17.8 6.74 Năm 2012 64.93 27.4 7.67 Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp TÔN THẤT NGHĨA 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê tỉnh Cà Mau (2012), Niên giám Thống kê 2000 đến 2012 tỉnh Cà Mau. 2. Cục Thống kê tỉnh Cà Mau (2012), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 11/2012. 3. Nguyễn Văn Bé (2010), Vị thế Cà Mau trong Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cục Thống kê tỉnh Cà Mau. 4. Sở Tài Nguyên Môi Trường Cà Mau (2011), Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. 5. Tôn Thất Nghĩa (2011), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Cà Mau theo hướng phát triển bền vững, Luận văn Thạc sĩ Địa lí Trường ĐHSP TP.HCM. * Nhận bài ngày: 11/3/2014. Biên tập xong: 5/6/2014. Duyệt bài: 12/6/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf108_0546_2223801.pdf
Tài liệu liên quan