Khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long

Tài liệu Khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long: 75 KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG1 Nguyễn Trung Đông2 Nguyễn Thị Thanh Huyền3 Tóm tắt: Bài viết này dựa trên kết quả thống kê của Tổng Cục Thống kê từ 2011 – 2017 và quá trình thực hiện các cuộc khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), tổ chức các buổi tọa đàm tại địa phương để tham khảo ý kiến các nhà quản lý, các chuyên gia, qua đó phân tích đặc điểm của doanh nghiệp và khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo tại ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 77,2% số doanh nghiệp là thoả mãn được nhu cầu khi vay vốn. Điều này càng chứng tỏ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lúa gạo là những doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhà nước cần có các cơ chế chính sách ưu đãi. Từ kh...

pdf14 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
75 KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG1 Nguyễn Trung Đông2 Nguyễn Thị Thanh Huyền3 Tóm tắt: Bài viết này dựa trên kết quả thống kê của Tổng Cục Thống kê từ 2011 – 2017 và quá trình thực hiện các cuộc khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), tổ chức các buổi tọa đàm tại địa phương để tham khảo ý kiến các nhà quản lý, các chuyên gia, qua đó phân tích đặc điểm của doanh nghiệp và khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo tại ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 77,2% số doanh nghiệp là thoả mãn được nhu cầu khi vay vốn. Điều này càng chứng tỏ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lúa gạo là những doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhà nước cần có các cơ chế chính sách ưu đãi. Từ khóa: Doanh nghiệp, nguồn vốn, sản xuất lúa gạo 1. Đặt vấn đề Từ sau khi đổi mới đến nay, sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa tăng nhanh góp phần đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực, xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế xã hội và đƣa lúa gạo trở thành một nông sản xuất khẩu chủ lực của nƣớc ta. Bên cạnh những thành tựu trên, ngành lúa gạo của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ giá xuất khẩu, khả năng cạnh tranh chƣa cao, chƣa đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trƣờng nội địa và quốc tế; hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp; chƣa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, thu nhập của nông dân thấp, không ổn định; chƣa thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, theo Quyết định số 1898/QĐ-BNN- TT ngày 23/5/2016 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt “Đề 1 Bài viết là sản phẩm thuộc Đề tài cấp Nhà nƣớc KX01.18/16-20 2 Tiến sỹ Kinh tế, Trƣờng Quản lý Cán Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn II 3 Tiến sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội 76 án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, một trong những giải pháp quan trọng đƣợc xác định là: “Tổ chức lại sản xuất và nâng cao năng lực của doanh nghiệp. Theo đó, đẩy mạnh thu hút đầu tƣ của các doanh nghiệp vào việc xây dựng vùng nguyên liệu, hình thành liên kết và lâu dài giữa các tổ chức liên kết sản xuất của nông dân, hợp tác xã với các doanh nghiệp nòng cốt và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tham gia xuất khẩu”. Theo các báo cáo của các Bộ ngành, các doanh nghiệp nông nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo nói riêng chủ yếu là những doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, do vậy vốn của doanh nghiệp hạn chế, thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy để có thể nâng cao năng lực của doanh nghiệp, trƣớc mắt cần nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn cho doanh nghiệp. 2. Thực trạng khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL Để phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo đƣợc phân thành 4 nhóm: (1) Nhóm 1: Doanh nghiệp chế biến gạo là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chính là chế biến lúa gạo, nhƣng không có giấy phép xuất khẩu gạo trực tiếp; (2) Nhóm 2: Doanh nghiệp bán buôn gạo là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chính là bán buôn gạo, nhƣng không đƣợc phép xuất khẩu gạo trực tiếp; (3) Nhóm 3: Doanh nghiệp bán lẻ là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chính là bán lẻ gạo; (4) Nhóm 4: Doanh nghiệp xuất khẩu gạo là những doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu gạo trực tiếp. 2.1. Về số lượng doanh nghiệp Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013 số lƣợng doanh nghiệp có xu hƣớng giảm (từ 1.259 doanh nghiệp vào năm 2010, giảm xuống còn 1.004 doanh nghiệp vào năm 2013), sau đó trong giai đoạn 2013 đến 2016 có xu hƣớng tăng lại, năm 2016 có 1.204 doanh nghiệp. Nguyên nhân do những năm 2011, 2012 là những năm đạt kỷ lục về khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhƣng năm 2013 là một năm khó khăn của ngành lúa gạo do áp lực cạnh tranh 77 cao và nhu cầu lƣơng thực trên thế giới giảm, cụ thể: khối lƣợng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2013 giảm 17,4% về khối lƣợng và giảm 19,7% về giá trị so với năm 2012. Điều đó làm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lúa gạo gặp nhiều khó khăn dẫn đến tạm ngƣng hoạt động hoặc giải thể. Bảng 1: Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh lúa gạo tại ĐBSCL qua các năm Chỉ tiêu 2010 2012 2013 2015 2016 Chế biến 878 825 694 732 723 Bán buôn 233 229 190 234 309 Bán lẻ 49 48 24 37 61 Xuất khẩu 99 97 96 109 111 Tổng cộng 1.259 1.119 1.004 1.112 1.204 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2011, 2013, 2014, 2016, 2017 Trong giai đoạn 2010-2016, chế biến là lĩnh vực đƣợc đầu tƣ nhiều nhất và luôn chiếm trên 60% số doanh nghiệp đầu tƣ, số lƣợng những doanh nghiệp có ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là bán buôn gạo trong nƣớc đứng thứ hai, trung bình chiếm khoảng 21% trong tổng số doanh nghiệp, các doanh nghiệp bán lẻ chiếm số lƣợng ít nhất, chiếm khoảng 3,7%. Số lƣợng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo trực tiếp tƣơng đối ổn định qua các năm. 2.2. Về loại hình doanh nghiệp Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê năm 2017, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lúa gạo chủ yếu là những loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc (chiếm 98,1%), trong đó chủ yếu là doanh nghiệp tƣ nhân và Công ty TNHH tƣ nhân, Công ty TNHH có vốn nhà nƣớc dƣới 50%. Những loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm vị trí không đáng kể (chỉ chiếm 0,5%). 78 Bảng 2: Số lƣợng doanh nghiệp phân theo khu vực và thành phần kinh tế giai đoạn 2010 - 2016 Tổng số Khu vực nhà nƣớc Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 2010 Chế biến 878 5 871 2 Bán buôn 233 0 233 0 Bán lẻ 49 0 49 0 Xuất khẩu 99 18 81 0 Tổng số 1259 23 1234 2 2016 Chế biến 723 1 718 4 Bán buôn 309 1 308 0 Bán lẻ 61 0 61 0 Xuất khẩu 111 15 94 2 Tổng số 1204 17 1181 6 Tốc độ tăng bình quân 2010-2016 Chế biến -3,19 -23,53 -3,17 12,25 Bán buôn 4,82 4,76 0 Bán lẻ 3,72 0 3,72 0 Xuất khẩu 1,93 -2,99 2,51 12,25 Tổng số -0,74 -4,91 -0,73 20,09 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2011, 2017 2.3. Về quy mô vốn của doanh nghiệp Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn đƣợc xem là nền tảng cơ bản nhất tạo đà cho doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018, dựa theo quy mô vốn, tiêu chí xác 79 định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhƣ sau: (1) doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng; (2) doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng; (3) doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng. Đối chiếu với tiêu chí này, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lúa gạo có nguồn vốn dƣới 20 tỷ chiếm đến 67,94%; số doanh nghiệp có nguồn vốn từ 20-100 tỷ chiếm 16,19%; số doanh nghiệp có nguồn vốn trên 100 tỷ chiếm 15,86%. Nhƣ vậy có thể thấy doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lúa gạo chủ yếu là các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ (chiếm 67,94%), nếu tính cả số doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa thì số lƣợng doanh nghiệp sẽ chiếm đến 84,1%. Bảng 3: Cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô vốn 2010 – 2016 Đơn vị: % Tổng số DN siêu nhỏ và nhỏ DN vừa DN lớn 2010 2016 2010 2016 2010 2016 Chế biến 100 87,93 78,15 9,11 15,35 2,96 6,50 Bán buôn 100 86,70 66,67 10,73 17,48 2,58 15,86 Bán lẻ 100 97,96 73,77 2,04 6,56 0,00 19,67 Xuất khẩu 100 18,18 1,80 24,24 23,42 57,58 74,77 Tổng cộng ĐBSCL 100 82,61 67,94 10,33 16,19 7,07 15,86 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2011, 2017 Trong giai đoạn 2010-2016, quy mô vốn của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lúa gạo có chiều hƣớng cải thiện, thể hiện trong việc giảm tỷ trọng doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ, tăng tỷ trọng về quy mô các doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy sự mở rộng về quy mô đầu tƣ của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo. Chế biến là khâu có mức cải thiện về quy mô của doanh nghiệp thấp nhất với số doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chỉ giảm từ 87,93% (năm 2010) xuống 80 78,15% (năm 2016). Riêng các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo, các doanh nghiệp này có sự chuyển biến tích cực về quy mô vốn. Đây là xu hƣớng phù hợp với NĐ 109, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu, đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn. Chính vì vậy, tỷ trọng các doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ rất thấp do yêu cầu về đầu tƣ vốn lớn đối các doanh nghiệp này. Gần 1/3 số lƣợng các doanh nghiệp xuất khẩu là doanh nghiệp vừa; 2/3 số doanh nghiệp còn lại là doanh nghiệp lớn. Những phân tích trên cho thấy, quy mô vốn của các doanh nghiệp có sự gia tăng đáng kể qua thời gian. Tuy nhiên, xét tổng thể, đến năm 2016, số lƣợng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa với số vốn dƣới 20 tỷ đồng vẫn chiếm chủ yếu. Do đó, xét về khả năng mở rộng quy mô trong dài hạn, việc gia tăng khả năng tài chính của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, việc tạo mối liên kết về nguồn vốn giữa doanh nghiệp với hệ thống ngân hàng, các công ty, tổ chức tài chính là rất quan trọng. Nội dung phần sau đây sẽ phân tích rõ khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lúa gạo. 2.4. Về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp Bảng 4: Vốn và tài sản bình quân mỗi doanh nghiệp (thời điểm 31/12/2016) Nguồn vốn (tỷ đồng) Hệ số tự tài trợ (%) Nợ/vốn CSH (%) TSLĐ và đầu tƣ ngắn hạn (tỷ đồng) TSLĐ và đầu tƣ dài hạn (tỷ đồng) Tổng Trong đó: Vốn CSH Chế biến 21,5 8,3 38,9 156,5 13,7 7,7 Bán buôn 17,4 5,2 29,6 237,5 13,4 4 Bán lẻ 8,3 7,1 85,3 17,3 3,4 4,9 Xuất khẩu 443,7 112,2 25,3 295,5 320,9 122,8 Bình quân 58,68 17,04 29,1 244,2 41,4 17,2 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2017 Nguồn lực về vốn và tài sản của các doanh nghiệp đầu tƣ trong các khâu sản xuất, chế biến lúa gạo có sự khác biệt. Ngoại trừ khâu bán lẻ, khả năng tự chủ 81 về tài chính cho các hoạt động của doanh nghiệp của các khâu còn lại tƣơng đối thấp vì sử dụng nguồn huy động nợ đều chiếm trên 60% so với tổng tài sản. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp này quá cao (trung bình trên 229%). Nghĩa là rủi ro phá sản của các doanh nghiệp đầu tƣ vào khâu chế biến, bán buôn và xuất khẩu đều rất cao nếu thị trƣờng diễn biến xấu hoặc nếu các ngân hàng xiết nợ. Giá trị tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn chỉ chiếm trung bình khoảng 28% trong tổng tài sản của các doanh nghiệp cho thấy mức độ đầu tƣ cho năng lực sản xuất và đầu tƣ dài hạn của các doanh nghiệp chế biến, bán buôn và xuất khẩu lúa gạo còn thấp và yếu. Các doanh nghiệp tham gia vào chế biến lúa gạo có thể xem khá ổn định. Nguồn vốn đầu tƣ vào khu vực này không cao, đạt 21,5 tỷ đồng/doanh nghiệp; trong đó vốn chủ sở hữu đạt 48,9%, tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn chiếm 36%. So với các khâu có liên quan đến xuất khẩu và bán buôn, doanh nghiệp chế biến có quy mô vốn còn nhỏ nhƣng khả năng tài chính cũng nhƣ khả năng tự tài trợ đƣợc đánh giá là tốt hơn. Nguồn vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp bán buôn tƣơng đối thấp, chỉ đạt khoảng 17,4 tỷ đồng/doanh nghiệp. So với các doanh nghiệp đầu tƣ vào chế biến, khâu bán buôn thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ với mức vốn không lớn bằng nhƣng năng lực tài chính lại thấp hơn do các doanh nghiệp này phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay bên ngoài. Mức độ đầu tƣ vào tài sản dài hạn cũng đạt thấp nhất so với 4 nhóm doanh nghiệp (chỉ đạt 23%) cho thấy khả năng mở rộng và phát triển sản xuất của các doanh nghiệp này còn rất kém. Mặc dù nguồn vốn đầu tƣ mỗi doanh nghiệp tƣơng đối thấp nhƣng chỉ riêng các doanh nghiệp trong khâu bán lẻ có khả năng tự chủ về tài chính tƣơng đối tốt và có khả năng đƣơng đầu với những thay đổi tiêu cực trên thị trƣờng. Các doanh nghiệp bán lẻ chỉ sử dụng khoảng 25% nguồn nợ vay vào các hoạt động tài chính và đầu tƣ vào tài sản dài hạn tuy còn thấp những vẫn cao nhất trong các nhóm doanh nghiệp, đạt 37% trên tổng nguồn vốn. Các doanh nghiệp xuất khẩu có mức đầu tƣ trên mỗi doanh nghiệp cao nhất trong 4 nhóm doanh nghiệp (trung bình 443,7 tỷ đồng/doanh nghiệp), song khả năng tự chủ về tài chính lại thấp đến mức báo động với hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình lên tới 295,5%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo đang đi vay mƣợn quá nhiều nên dễ gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt 82 là khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Thêm vào đó, phần đầu tƣ nguồn vốn này lại chủ yếu dành cho các tài sản và đầu tƣ ngắn hạn (72,3%) nên mức độ rủi ro với các doanh nghiệp này càng tăng. Bảng 5: Nguồn vốn bình quân mỗi doanh nghiệp thời điểm 31/12/2016 Khu vực nhà nƣớc Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Nguồn vốn BQ (tỷ đồng) Hệ số tự tài trợ (%) Nguồn vốn BQ (tỷ đồng) Hệ số tự tài trợ (%) Nguồn vốn BQ (tỷ đồng) Hệ số tự tài trợ (%) Chế biến 337,6 -19,3 20,5 39,3 116,8 70,6 Bán buôn 72,1 -353 17,2 34,8 - - Bán lẻ - - 8,3 85,3 - - Xuất khẩu 424,9 30,9 449,9 24,2 308,2 42,5 Tổng cộng ĐBSCL 398,9 27,55 56,1 29.2 216,7 54,6 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2017 Trong các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động ở 4 nhóm doanh nghiệp hiện nay, chỉ có các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc đầu tƣ vào tất cả các khâu sản xuất chế biến và tiêu thụ lúa gạo. Các doanh nghiệp nhà nƣớc chƣa tập trung nhiều vào khâu bán lẻ trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ đầu tƣ vào khâu chế biến và xuất khẩu. Các doanh nghiệp nhà nƣớc tập trung vào xuất khẩu với quy mô nhiều nhất, mỗi doanh nghiệp có nguồn vốn bình quân đạt 424,9 tỷ đồng. Các doanh nghiệp xuất khẩu do nhà nƣớc đầu tƣ cũng là nhóm doanh nghiệp có năng lực tài chính ổn nhất so với nhóm doanh nghiệp chế biến và bán buôn do nhà nƣớc đầu tƣ với hệ số tự tài trợ đạt 30,9%. Hai nhóm doanh nghiệp chế biến và bán buôn có hệ số tự tài trợ âm chứng tỏ việc hoạt động của các doanh nghiệp này không hiệu quả, phụ thuộc quá nhiều vào nợ vay. Doanh nghiệp chế biến thuộc khu vực nhà nƣớc có nguồn vốn bình quân khoảng 337,6 tỷ đồng/doanh nghiệp, 89,4% tổng nguồn vốn đầu tƣ mỗi doanh nghiệp đến từ các khoản nợ vay. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc chủ yếu cũng tập trung nguồn vốn đầu tƣ cho các doanh nghiệp đƣợc phép tham gia xuất khẩu lúa gạo trực tiếp, với nguồn vốn bình quân cho mỗi doanh nghiệp là 449,9 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tuy nhiên năng lực tài chính của nhóm doanh nghiệp này cũng cần đƣợc chú ý do tỷ lệ phụ thuộc vào nợ vay khá cao. Hai nhóm doanh nghiệp chuyên về chế biến 83 hoặc bán buôn lúa gạo do khu vực ngoài nhà nƣớc đầu tƣ có nguồn vốn bình quân tƣơng đối khiêm tốn (lần lƣợt đạt 20,5 tỷ đồng/doanh nghiệp và 17,2 tỷ đồng/doanh nghiệp), nhƣng bù lại ít chịu rủi ro hơn các doanh nghiệp xuất khẩu do dần hạn chế phụ thuộc vào nguồn vốn nợ vay (hệ số tự tài trợ đạt 39,2% và 34,8%; tốt hơn so với hệ số tự tài trợ các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ đạt 24,2%). Bán lẻ là khâu có năng lực tài chính tốt nhất, các doanh nghiệp này sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tƣ kinh doanh chiếm trên 85% tổng nguồn vốn. Số lƣợng các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh lúa gạo ở khu vực ĐBSCL là rất ít (chỉ chiếm 0,5% tổng số doanh nghiệp), nhƣng bù lại nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp này tốt nhất trong 3 khu vực. 4 doanh nghiệp FDI đầu tƣ vào khâu chế biến với nguồn vốn bình quân mỗi doanh nghiệp đạt 116,8 tỷ đồng/doanh nghiệp và có hệ số tự tài trợ là 71%, chỉ thấp hơn so với khâu bán lẻ do khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc đầu tƣ. 2 doanh nghiệp FDI còn lại đầu tƣ vào khâu xuất khẩu lúa gạo với nguồn vốn 308,2 tỷ đồng/doanh nghiệp và có hệ số tự tài trợ là 42%. Bảng 6: Cơ cấu vốn của doanh nghiệp đến 31/12/2016 Đơn vị: % Hệ số tự tài trợ Tỷ lệ nợ Theo loại hình doanh nghiệp Khu vực nhà nƣớc 24,32 75,68 Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc 29,16 70,71 Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 54,61 45,39 Theo quy mô doanh nghiệp DN siêu nhỏ 82,35 17,65 DN nhỏ 63,37 36,63 DN vừa 33,55 66,45 DN lớn 25,90 74,10 Khu vực ĐBSCL 29,1 70,9 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2017 Bảng 6 cũng cho thấy một thực tế là doanh nghiệp quy mô càng nhỏ sẽ càng ít phụ thuộc vào vốn vay, hay nói cách khác, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn càng dễ tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay. Chƣa tính đến hiệu quả hoạt động theo quy mô, dù đƣợc hƣởng lợi thế về nguồn vốn vay song với tỷ lệ nợ quá cao của các doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn tham gia trong sản xuất và chế biến lúa gạo tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro lớn khi gặp những biến động bất lợi trong kinh doanh. 84 2.5. Về cách tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp Bảng 7: Thông tin về tình hình tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp tính đến 31/12/2016 Stt Nội dung Tỷ lệ (%) Số lƣợng Trong đó, số lƣợng DN thuộc nhóm: Chế biên Bán buôn Bán lẻ Xuất khẩu 1 Số lƣợng doanh nghiệp vay vốn từ các TCTD để phục vụ hoạt động SXKD 59,0 710 462 141 14 93 2 Nguồn vốn vay của doanh nghiệp là từ các tổ chức tín dụng: - Nhà nƣớc 56,4 463 317 83 8 55 - Ngoài Nhà nƣớc 43,5 357 227 66 7 57 - Có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 0,1 1 0 1 0 0 3 Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp là nhằm mục đích: - Tăng vốn lƣu động 47,0 528 332 114 7 75 - Mua máy móc, phƣơng tiện vận tải 20,7 233 166 28 2 37 - Cải tiến Máy móc, dây chuyền sản xuất 14,1 158 128 10 0 20 - Đầu tƣ công trình XDCB 8,3 93 56 10 2 25 - Nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật 0,2 2 1 0 0 1 - Giải quyết các khoản nợ đến hạn 8,3 93 49 25 3 16 - Khác 1,4 16 9 1 1 5 4 Mức độ thoả mãn khi doanh nghiệp vay vốn từ các tổ chức tín dụng: - Thoả mãn 77,2 548 363 108 12 65 - Không thoả mãn 22,8 162 99 33 2 28 5 Lý do doanh nghiệp không vay vốn từ các tổ chức tín dụng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh - Không có nhu cầu 80,8 193 100 60 24 9 - Không muốn mắc nợ 4,2 10 7 2 - 1 - Thủ tục pháp lý phƣc tạp, mất nhiều thời gian hoàn tất 5,0 12 5 4 - 3 - Lãi suất cao 3,3 8 6 1 1 - - Cho rằng sẽ bị từ chối khoản vay 0,0 0 - - - - - Không biết thủ tục xin vay 0,4 1 1 - - - 85 Stt Nội dung Tỷ lệ (%) Số lƣợng Trong đó, số lƣợng DN thuộc nhóm: Chế biên Bán buôn Bán lẻ Xuất khẩu - Không đủ TS thế chấp 5,9 14 3 9 - 2 - Khác 0,4 1 1 - - - 6 Nếu có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, nắm bắt cơ hội đầu tƣ, doanh nghiệp sẽ lựa chọn vay vốn từ: - Bạn bè, ngƣời thân 20,7 296 203 62 5 16 - Tổ chức tín dụng Nhà nƣớc 60,1 859 530 214 39 76 - Tổ chức tín dụng ngoài Nhà nƣớc 19,2 275 150 69 2 44 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2017 Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2017, số lƣợng doanh nghiệp vay vốn từ các tổ chức tín dụng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh lên đến 59% trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lúa gạo. Do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lúa gạo là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là chủ yếu, do vậy vốn của doanh nghiệp hạn chế, chính vì vậy nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp chủ yếu để tăng vốn lƣu động (47%). Những hoạt động đầu tƣ phục vụ cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp, cụ thể nhƣ mục đích vay vốn để cải tiến máy móc, dây chuyền sản xuất chỉ chiếm 14,1% và mục đích vay vốn để nghiên cứu khoa học, cải thiện kỹ thuật chiếm rất thấp (chỉ có 0,2%). Hơn nữa, cũng chỉ có 77,2% số doanh nghiệp là thoả mãn đƣợc nhu cầu khi vay vốn. Điều này càng chứng tỏ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lúa gạo là những doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, khi đƣợc hỏi nếu có nhu cầu vay vốn, doanh nghiệp sẽ lựa chọn kênh nào để vay, có đến 79,3% số doanh nghiệp mong muốn đƣợc vay từ các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có 59% là vay đƣợc từ các tổ chức tín dụng. Điều đó cho thấy khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng còn hạn chế. Bên cạnh mục đích vay vốn để tăng vốn lƣu động luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, những mục đích vay vốn còn lại của 4 nhóm doanh nghiệp tƣơng đối không giống nhau. Do số lƣợng các doanh nghiệp chế biến vƣợt trội trong 4 nhóm, nên 86 số lƣợng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cũng lớn hơn nhiều so với 3 nhóm còn lại (65% số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn đến từ các doanh nghiệp chế biến). Nhu cầu chủ yếu của các doanh nghiệp chế biến là để tăng vốn lƣu động, mua sắm thêm máy móc, phƣơng tiện và cải tiến máy móc, dây chuyền sản xuất (chiếm gần 85% tổng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp chế biến). Tỷ lệ nhu cầu vay vốn để tăng vốn lƣu động của các doanh nghiệp bán buôn là cao nhất trong 4 nhóm doanh nghiệp, chiếm đến hơn 60%. Tiếp đến, các doanh nghiệp này vay vốn để đầu tƣ mua sắm máy móc, phƣơng tiện và giải quyết các khoản nợ đến hạn với tỷ lệ 28,19%. Các doanh nghiệp bán lẻ, ngoài nhu cầu tăng vốn lƣu động, chủ yếu mục đích vay vốn để giải quyết các khoản nợ đến hạn (chiếm tỷ lệ 20%). Đây là cách giải quyết các khoản nợ đến hạn nhiều rủi ro cho cả các doanh nghiệp lẫn các ngân hàng nên cần phải giảm dần. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, mục đích vay vốn ngoài đáp ứng nhu cầu tăng vốn điều lệ, mua sắm thêm máy móc phƣơng tiện thì các doanh nghiệp này thƣờng vay vốn để đầu tƣ công trình xây dựng cơ bản để phục vụ hoạt động cần thiết của doanh nghiệp (tỷ lệ cho nhu cầu này chiếm 13,97%). Hình 1: Mục đích phục vụ nhu cầu vay vốn của 4 nhóm doanh nghiệp năm 2016 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2017 87 3. Đề xuất nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL  Về phía doanh nghiệp: Qua khảo sát các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo cũng cho thấy chính do thiếu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, nên việc tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng với chi phí lãi vay thấp là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp. Khi đƣợc hỏi doanh nghiệp đánh giá nhƣ thế nào về thủ tục vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp đánh giá thủ tục vay vốn từ ngân hàng đơn giản, không tốn kém chi phí. Tuy nhiên doanh nghiệp chƣa tiếp cận đƣợc vốn vay ngân hàng chủ yếu là do không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo đƣợc định giá thấp. Ngoài ra, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo chƣa đáp ứng đƣợc điều kiện vay vốn do phƣơng án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính còn hạn chế, công tác hạch toán kế toán thiếu chuyên nghiệp, thông tin tài chính thiếu minh bạch dẫn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp này còn hạn chế. Chính vì vậy về phía doanh nghiệp phải cải thiện đƣợc những hạn chế nêu trên để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn cho doanh nghiệp.  Về phía Nhà nƣớc: Để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về tín dụng cho doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn nhƣ Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn; Tuy nhiên qua tiến hành khảo sát, phỏng vấn các doanh nghiệp cho thấy hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo chƣa làm các thủ tục để tiếp cận chính sách, lý do chính chủ yếu là doanh nghiệp đánh giá các thủ tục hành chính còn phức tạp, doanh nghiệp không thể tự làm đƣợc các thủ tục để hƣởng lợi chính sách. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cho rằng giả sử sau khi làm xong các thủ tục đề nghị đƣợc hƣởng chính sách, không biết khi nào mới nhận đƣợc các khoản hỗ trợ. Hơn nữa, các doanh nghiệp vẫn có tâm lý cho rằng để nhận đƣợc hỗ trợ tiền của Nhà nƣớc không phải dễ dàng và đơn giản, nên đứng trƣớc thủ tục phức tạp cùng với tâm lý không biết làm các thủ tục xong có nhận đƣợc hỗ trợ hay không, khi nào mới nhận đƣợc hỗ trợ nên các doanh nghiệp còn e ngại tiếp cận chính sách. Vì vậy để doanh nghiệp có thể tiếp cận đƣợc chính sách hỗ trợ tín dụng 88 một cách dễ dàng hơn, về phía Nhà nƣớc cần lƣu ý cải thiện về thủ tục hành chính; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách và hƣớng dẫn doanh nghiệp tiếp cận chính sách một cách cụ thể dƣới dạng cầm tay chỉ việc hơn là phổ biến chính sách một cách chung chung; bố trí đủ nguồn vốn để hỗ trợ cho doanh nghiệp. 4. Kết luận Sản xuất kinh doanh lúa gạo là thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, tiềm năng và nhu cầu tiêu thụ gạo trong nƣớc và thế giới vẫn còn to lớn trong tƣơng lai. Vì vậy việc thúc đẩy đầu tƣ sản xuất kinh doanh lúa gạo theo hƣớng bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển là điều cấp bách hiện nay khi quá trình biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp còn cần có chính sách tạo điều kiện của nhà nƣớc để doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn, gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và qua đó đạt đƣợc mục tiêu tái cơ cấu ngành lúa gạo của Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2016), Thực trạng, giải pháp phát triển và đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tháng 9 năm 2016. 2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2017), Tài liệu Hội nghị Giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long. An Giang, ngày 15 tháng 3 năm 2017. 3. Nguyễn Đức Thành và Đinh Tuấn Minh (2015), Thị trường lúa gạo Việt Nam: Cải cách để hội nhập. Cách tiếp cận cấu trúc thị trường. Nxb. Hồng Đức, Hà Nội. 4. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (2017), Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo, Nxb. Lao động, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf27_1074_2207363.pdf
Tài liệu liên quan