Đánh giá sơ bộ về sự an toàn gây mê trong phẫu thuật ung thư đại trực tràng bằng robot tại Bệnh viện Bình Dân

Tài liệu Đánh giá sơ bộ về sự an toàn gây mê trong phẫu thuật ung thư đại trực tràng bằng robot tại Bệnh viện Bình Dân: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 496 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ SỰ AN TOÀN GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG BẰNG ROBOT TẠI BV BÌNH DÂN Trần Thị Ngọc Phượng*, Nguyễn Lâm Hay*, Võ Hoàng Long* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Gây mê cho cắt đại tràng qua nội soi đầu tiên được thực hiện vào năm 1991, Bệnh viện Bình Dân bắt đầu sử dụng Robot trong phẫu thuật ung thư đại trực tràng 22/11/2016. Đây là phẫu thuật nội soi ổ bụng tư thế Trendelenburg nghiêng phải trong suốt cuộc mổ. Mục tiêu: Nghiên cứu sự thay đổi về nhịp tim, huyết áp do tư thế và áp lực ổ bụng của bệnh nhân trong phẫu thuật ung thư đại trực tràng có hỗ trợ Robot. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật ung thư đại trực tràng bằng Robot tại Bệnh viên Bình Dân từ 22/11/2016 đến 30/9/2017. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu hoàng loạt ca lâm sàng. Kết quả: Số lượng bệnh nhân: 48 (nam: 33, nữ:...

pdf3 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sơ bộ về sự an toàn gây mê trong phẫu thuật ung thư đại trực tràng bằng robot tại Bệnh viện Bình Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 496 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ SỰ AN TOÀN GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG BẰNG ROBOT TẠI BV BÌNH DÂN Trần Thị Ngọc Phượng*, Nguyễn Lâm Hay*, Võ Hoàng Long* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Gây mê cho cắt đại tràng qua nội soi đầu tiên được thực hiện vào năm 1991, Bệnh viện Bình Dân bắt đầu sử dụng Robot trong phẫu thuật ung thư đại trực tràng 22/11/2016. Đây là phẫu thuật nội soi ổ bụng tư thế Trendelenburg nghiêng phải trong suốt cuộc mổ. Mục tiêu: Nghiên cứu sự thay đổi về nhịp tim, huyết áp do tư thế và áp lực ổ bụng của bệnh nhân trong phẫu thuật ung thư đại trực tràng có hỗ trợ Robot. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật ung thư đại trực tràng bằng Robot tại Bệnh viên Bình Dân từ 22/11/2016 đến 30/9/2017. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu hoàng loạt ca lâm sàng. Kết quả: Số lượng bệnh nhân: 48 (nam: 33, nữ: 15). Bệnh nhân có độ tuổi và BMI trung bình lần lượt là 60,9 ± 11,0 tuổi và 22,3 ± 3,3 kg/m2. Trung bình thời gian phẫu thuật là 232,4 ± 52,6 phút. Thời gian tỉnh mê trung bình là 13,8 ± 6,3 phút. PetCO2 ghi nhận trước và sau khi bơm hơi CO2 vào ổ bụng ở các thời điểm 30 phút, 60 phút và 120 phút lần lượt là 29,9 mmHg, 33,3 mmHg, 35,2 mmHg và 35 mmHg. Sau khi bệnh nhân ở tư thế Trendelenburg 300 và bơm hơi CO2 5 phút, mạch giảm từ 76 nhịp/phút xuống 69 lần/phút, huyết áp trung bình tăng 5,0 mmHg. Kết luận: Có thay đổi mạch, huyết áp do tư thế và áp lực ổ bụng nhưng không đáng kể. Từ khóa: Phẫu thuật ung thư đại trực tràng, hỗ trợ Robot, Trendelenburg, áp lực ổ bụng. ABSTRACT PRELIMINARY ASSESSMENT OF ANESTHESIA SAFETY IN ROBOTIC-ASSISTEDSURGERY FOR COLORECTAL CANCER AT BINH DAN HOSPITAL Tran Thi Ngoc Phuong, Nguyen Lam Hay, Vo Hoang Long * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 496 - 498 Background: Anesthesia for the first colonoscopy was performed in 1991, Binh Dan Hospital began using Robot for colorectal cancer surgery on 22/11/2016. This is the laparoscopic surgery withTrendelenburg and tilt to the right during the operation. Objectives: Studying the changes in heart rate, blood pressure due to Trendelenburg and abdominal pressure of patients in robotic-assisted surgery for colorectal cancer. Patients and methods: Patients are indicated in robotic-assisted surgery for colorectal cancer in Binh Dan Hospital from 22/11/2016 to 30/9/2017. Descriptive method with the patients is used in the study. Results: Number of patients: 48 (male: 33, female: 15). The mean age for patients undergoing robotic prostatectomy was 60.9 ± 11.0 years old and the mean body mass index was 22.3 ± 3.3 kg/m2. The mean operative time was 232,4 ± 52,6 minutes. The mean awakening time was 13.8± 6.3 minutes. PetCO2 values recorded before and after pneumoperitoneum at 30 minutes, 60 minutes and 120 minutes were 29.9 mmHg, 33.3 mmHg, 35.2 mmHg and 35 mmHg, respectively. Conclusion: There are the changes in heart rate, blood pressure due to Trendelenburg and abdominal *Khoa GMHS 2, Bệnh viện Bình Dân Tác giả liên lạc: BS.CK2 Trần Thị Ngọc Phượng. ĐT: 0903693959. Email: drphuongbd@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 497 pressure but not significant. Keywords: Colorectal cancer surgery, robotic-assisted, Trendelenburg, abdominal pressure. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư đại trực tràng là một bệnh lý ác tính hay gặp của đường tiêu hóa(1), sử dụng Robot trong phẫu thuật ung thư đại trực tràng là một kỹ thuật mới tại Bệnh viện Bình dân. Trường hợp đầu tiên được thực hiện vào ngày 22/11/2016. Mục tiêu của chúng tôi là đánh giá sự thay đổi của mạch và huyết áp do ảnh hưởng của tư thế và áp lực ổ bụng trong quá trình phẫu thuật có hỗ trợ Robot. Kế hoạch gây mê cho phẫu thuật bằng Robot cũng tương tự phẫu thuật nội soi ổ bụng, tuy nhiên cần chú ý trong quá trình phẫu thuật: Tư thế Trendelenburg, sự hấp thu CO2 và áp lực ổ bụng, không gian bị hạn chế Robot, tổn thương các tạng(5,6,8). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật ung thư đại trực tràng bằng Robot tại Bệnh viện Bình Dân trong thời gian từ tháng 22/11/2016 đến tháng 30/9/1017. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp với 48 bệnh nhân. Tiến hành Khám tiền mê Bệnh nhân được khám tiền mê trước mổ để ghi nhận tiền sử bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, gây mê, dị ứng. Đánh giá ASA, phân loại Mallampati. Xem xét hồ sơ bệnh án, kết quả xét nghiệm tiền phẫu. Giải thích cho bệnh nhân những thuận lợi, tác dụng không mong muốn của phương pháp vô cảm. Dẫn đầu và duy trì mê Phương tiện theo dõi: Nhịp tim, điện tim (ECG), huyết áp không xâm lấn, độ bảo hòa oxy máu mao mạch (SpO2), PetCO2, TOF Watch với chuẩn hóa máy trước khi tiêm thuốc. Dẫn đầu bằng Sufentanil tĩnh mạch, Propofol hoặc Sevoflurane, Rocuronium hoặc Atracurium tùy vào tình trạng bệnh lý kèm theo. Đặt nội khí quản khi đạt TOF = 0. Duy trì mê bằng Sevoflurane, duy trì giảm đau bằng Sufentanil tĩnh mạch, duy trì dãn cơ để đạt TOF = 0 trong quá trình phẫu thuật. Tư thế Sau khi đặt trocar, bệnh nhân được đặt ở tư thế Trendelenburg 300-450 nghiêng phải 150- 300một cách từ từ và tiến hành docking robot. Tư thế bệnh nhân sẽ không được thay đổi sau khi docking robot. Giữ áp lực bơm hơi CO2 vào ổ bụng ở mức 12-15 mmHg. Các biến số thu thập Thời gian gây mê: Tính từ lúc dẫn đầu đến khi tắt thuốc mê (phút). Thời gian phẫu thuật: Tính từ khi rạch da đến khi hoàn thành khâu da (phút). Thời gian tĩnh mê: Tính từ lúc tắt thuốc mê đến khi bệnh nhân gọi mở mắt (phút). Thời gian rút nội khí quản: Tính từ khi tắt thuốc mê đến khi bệnh nhân có chỉ định rút nội khí quản. Ghi nhận mạch, huyết áp sau khi đặt bệnh nhân ở tư thế Trendelenburg và bơm hơi CO2 5 phút. PetCO2 ghi nhận ở các thời điểm trước và sau khi bơm hơi CO2 30 phút, 60 phút và 120 phút. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 KẾT QUẢ Đặc điểm dân số nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu TB ± ĐLC Tối thiểu Tối đa Tuổi (năm) 60,9 ± 11,0 26 81 Cân nặng (kg) 56,6 ± 9,7 37 80 Chiều cao (cm) 159,1 ± 7,6 140 170 BMI (kg/m 2 ) 22,3 ± 3,3 16,4 30,5 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 498 Đặc điểm phẫu thuật Bảng 2. Đặc điểm phẫu thuật TB ± ĐLC Tối thiểu Tối đa Thời gian phẫu thuật (phút) 232,4 ± 52,6 150 350 Lượng máu mất (ml) 103,3 ± 37,2 50 200 Thời gian tỉnh mê (phút) 13,8± 6,3 5 30 Thời gian rút nội khí quản (phút) 16,7± 5,8 10 30 Đặc điểm gây mê Bảng 3. Đặc điểm gây mê TB ± ĐLC Tối thiểu Tối đa Thời gian gây mê (phút) 257,1 ± 54,2 180 380 Lượng Sufentanil (mcg) 66,9 ± 39,6 30 200 Lượng Rocuronium (mg) 88,8 ± 36,9 55 220 Lượng Sevoflurane (ml) 65,2 ± 19,5 40 100 Sau khi bệnh nhân ở tư thế Trendelenburg và bơm hơi CO2 vào ổ bụng 5 phút Mạch có xu hướng giảm từ 76 nhịp/phút xuống 69 lần/phút (p = 0,04). Huyết áp trung bình tăng 5,0 mmHg (p = 0,66). Biểu đồ 1. Sự thay đổi PetCO2 theo thời gian BÀN LUẬN Bệnh nhân lớn tuổi, phẫu thuật kéo dài, ít mất máu, cần giãn cơ sâu. Tư thế và áp lực ổ bụng bệnh nhân làm thay đổi huyết động nhưng không đáng kể từ lúc dẫn mê đến kết thúc cuộc mổ PetCO2 biến động tăng khi thời gian phẫu thuật kéo dài(2,3,4,7). Chưa ghi nhận trường hợp nào có tổn thương tạng do tư thế và áp lực ổ bụng. KẾT LUẬN Phẫu thuật ung thư đại trực tràng bằng Robot cho thấy tính an toàn, khả thi và bắt đầu được phát triển tại Bệnh viện Bình Dân. Bệnh nhân phẫu thuật có đặc điểm là lớn tuổi và có nhiều bệnh lý kèm theo, cần tầm soát và kiểm soát tốt trước phẫu thuật. Phẫu thuật ung thư đại trực tràng bằng Robot cho thấy ảnh hưởng đến mạch và huyết áp, PetCO2 trong giới hạn kiểm soát. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baltayian S (2008). A brief review: anesthesia for robotic prostatectomy. J Robotic Surg, 2: pp. 59-66. 2. D'Alonzo RC, Gan T., Moul JW, et al (2009). A retrospective comparison of anesthetic management of robot-assisted laparoscopic radical prostatectomy versus radical retropubic prostatectomy. J Clin Anesth, 21: pp. 322-328. 3. Darlong V, Kunhabdulla NP, Pandey R (2012). Hemodynamic changes during robotic radical prostatectomy. Saudi J Anaesth, 6: pp. 213-218. 4. Falabella A, Moore-Jeffries E, et al (2007). Cardiac function during steep Trendelenburg position and CO2 pneumoperitoneum for robotic-assisted prostatectomy: a trans-oesophageal Doppler probe study. J Med Robotics Comput Assist Surg, 3: pp. 312-315. 5. Giri S, Sarkar DK (2012). Current status of robotic surgery. Indian J Surg, 74: pp. 242-247. 6. Goswami S, Kumar PA, et al (2010). Anesthesia for Robotically. In: Ronald d. Miller. Miller’s Anesthesia, 8th edition, Saunders W.B. Company: pp. 2581-2597. 7. Kalmar AF, Foubert L, Hendrickx JF (2010). Influence of steep Trendelenburg position and CO2 pneumoperitoneum on cardiovascular, cerebrovascular, and respiratory homeostasis during robotic prostatectomy. BJA, 104: pp. 433-439. 8. Michael JD, Chow M, Alexander G (2007). Anesthesia considerations for robotic-assisted laparoscopic. J Robotic Surg, 1: pp. 119-123. Ngày nhận bài báo: 27/12/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/01/2018 Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_so_bo_ve_su_an_toan_gay_me_trong_phau_thuat_ung_thu.pdf
Tài liệu liên quan