Đánh giá hiệu quả kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang tân tạo theo phương pháp abol-enein trong điều trị ung thư bàng quang

Tài liệu Đánh giá hiệu quả kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang tân tạo theo phương pháp abol-enein trong điều trị ung thư bàng quang: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 53 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CẮM NIỆU QUẢN VÀO BÀNG QUANG TÂN TẠO THEO PHƯƠNG PHÁP ABOL-ENEIN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BÀNG QUANG Ngô Xuân Thái*, Phạm Đức Minh*, Thái Kinh Luân** TÓM TẮT Mục tiêu: Phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng hồi tràng là điều trị tiêu chuẩn trên bệnh nhân ung thư bàng quang được cắt bàng quang tận gốc. Kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang tân tạo cần có cơ chế chống ngược dòng giúp bảo vệ được đường tiết niệu trên. Chúng tôi báo cáo hiệu quả của kỹ thuật cắm niệu quản bằng cách tạo đường hầm ngoài thành mạc theo phương pháp Abol-Enein. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các trường hợp (TH) được phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc, tạo hình bàng quang bằng hồi tràng và cắm niệu quản vào bàng quang tân tạo theo phương pháp Abol-Enein tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2012 đến 12/2017. Các biến số ghi nhận gồm: tuổi, giới tính, BMI, giai đoạn ung t...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang tân tạo theo phương pháp abol-enein trong điều trị ung thư bàng quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 53 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CẮM NIỆU QUẢN VÀO BÀNG QUANG TÂN TẠO THEO PHƯƠNG PHÁP ABOL-ENEIN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BÀNG QUANG Ngô Xuân Thái*, Phạm Đức Minh*, Thái Kinh Luân** TÓM TẮT Mục tiêu: Phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng hồi tràng là điều trị tiêu chuẩn trên bệnh nhân ung thư bàng quang được cắt bàng quang tận gốc. Kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang tân tạo cần có cơ chế chống ngược dòng giúp bảo vệ được đường tiết niệu trên. Chúng tôi báo cáo hiệu quả của kỹ thuật cắm niệu quản bằng cách tạo đường hầm ngoài thành mạc theo phương pháp Abol-Enein. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các trường hợp (TH) được phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc, tạo hình bàng quang bằng hồi tràng và cắm niệu quản vào bàng quang tân tạo theo phương pháp Abol-Enein tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2012 đến 12/2017. Các biến số ghi nhận gồm: tuổi, giới tính, BMI, giai đoạn ung thư bàng quang, chỉ số creatinin huyết thanh. Kết quả phẫu thuật gồm các biến chứng sớm phẫu thuật cắm niệu quản, chức năng thận, tỷ lệ ngược dòng bàng quang – niệu quản, hẹp niệu quản sau 6 tháng. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 33 trường hợp. Tuổi trung bình 57,4 9,6. Tỷ lệ nam nữ 5,6. Chỉ số khối cơ thể trung bình 21,11 2,22 kg/m2. Chỉ số Creatinin huyết thanh trước và sau mổ thay đổi không đáng kể. Không có TH nào bị suy thận cấp sau mổ, không TH nào bị hẹp niệu quản hay rò nước tiểu qua miệng nối niệu quản ruột sau mổ. Chúng tôi theo dõi được 22/33 TH, trong đó có 2 TH tử vong trước 6 tháng, những TH còn lại tiếp tục theo dõi. Thời gian theo dõi trung bình 31,49 22,19 tháng. Một TH suy thận trong quá trình theo dõi. Tỷ lệ ngược dòng bàng quang niệu quản là 5,1% và tỷ lệ hẹp niệu quản là 2,6% tính theo số đơn vị thận – niệu quản. Kết luận: Kỹ thuật cắm niệu quản có cơ chế chống ngược dòng bằng cách tạo đường hầm ngoài thanh mạc theo Abol-Enein có hiệu quả tốt. Phương pháp này giúp bảo vệ đường tiết niệu trên thông qua cơ chế chống ngược dòng bàng quang niệu quản và tỷ lệ hẹp niệu quản thấp, tương đương với các phương pháp không chống ngược dòng khác. Từ khóa: cắm niệu quản, bàng quang tân tạo, Abol-Enein ABSTRACT RESULTS OF URETERAL REIMPLANTATION WITH SEROUS-LINED EXTRAMURAL TUNNEL IN ORTHOTOPIC ILEAL NEOBLADDER: PROCEDURE OF ABOL-ENEIN Ngo Xuan Thai, Pham Duc Minh, Thai Kinh Luan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 53 - 58 Objective: Orthotopic ileal neobladders have become the standard of care after radical cystectomy in patients with bladder cancer. To protect the upper urinary tract, ureteral reimplantation technique needs an antireflux mechanism. We report the results of ureteral reimplantation with serous-lined extramural tunnel, Abol-Enein procedure, in orthotopic ileal neobladder. Materials and Methods: 33 cases were performed Abol-Enein ureteral reimplantation in orthotopic ileal neobladder following radical cystectomy from 1/2012 to 12/2017 at Cho Ray hospital. We analyze the demographic data, BMI, preoperative and postoperative serum creatinin, complications, vesicoureteral reflux and *Bộ môn Tiết Niệu Học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Phạm Đức Minh ĐT: (+84) 937 392 789 Email: phamducminh159@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 54 ureteral stricture rate. Results: Mean age 57.4 9.6, ratio of male/female 5.6, mean BMI 21.11 2.22 kg/m2. Preoperative and postoperative serum creatinin did not change stastically. There was no acute renal failure, ileoureteral stricture or ileoureteral leakage. Twenty two patients ware followed up, 2 cases died before 6 months. Mean follow up was 31.49 22.19 months. One case had renal failure. Ureteral reflux was observed in 2 renal units (5.1%), ileoureteral stricture in 1 renal unit (2.6%). Consclusions: Abol-Enein procedure of ureteral reimplation with serous-lined extramural tunnel in ileal orthotopic neobladder has good results. This technique can protect the upper urinary tract via vesicoureteral antireflux and low rate of ileoureteral stricture, comparable with reflux ureteral reimplatation methods. Keywords: ureteral implantaion, orthotopic neobladder, Abol-Enein ĐẶT VẤN ĐỀ Phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng hồi tràng ngày càng được chọn lựa trên những bệnh nhân được cắt bàng quang do bệnh lý ung thư bàng quang. Phương pháp này dần thay thế những hình thức chuyển lưu khác và trở thành điều trị tiêu chuẩn tại các trung tâm Tiết Niệu lớn trên thế giới(16). Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của phương pháp tạo hình là phải bảo vệ được chức năng đường tiết niệu trên. Vì vậy, trên bàng quang bằng hồi tràng có áp lực thấp thì có cần cơ chế chống ngược dòng khi cắm lại niệu quản vẫn còn đang tranh cãi. Nhiều phương pháp cắm niệu quản có cơ chế chống ngược dòng đã được phát triển theo thời gian và chứng minh được tính hiệu quả như làm giảm tỷ lệ suy thận, nhiễm khuẩn ngược dòng và sẹo trên thận(5). Tuy nhiên, cũng có nhiều bằng chứng cho thấy không có sự khác biệt giữa có hay không có cơ chế chống ngược dòng khi cắm lại niệu quản trên bàng quang hồi tràng(4,17), mặt khác nó còn có nguy cơ gây hẹp miệng nối niệu quản – bàng quang(11,13). Năm 2001, tác giả Abol-Enein đã phát triển kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang hồi tràng bằng cách tạo đường hầm ngoài thanh mạc cho thấy những kết quả khả quan. Tỷ lệ ngược dòng bàng quang - niệu quản từ 0% đến 3% và tỷ lệ hẹp miệng nối niệu quản từ 0,5% đến 3,8%(2,9), tương đương với hầu hết các kỹ thuật không chống ngược dòng khác(11). Tại Việt Nam, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả của kỹ thuật này(8,21). Qua nhiều năm áp dụng phương pháp Abol- Enein và theo dõi bệnh nhân tại bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi báo cáo những kết quả đạt được để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phương pháp này. ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là báo cáo mô tả hàng loạt trường hợp. Tất cả bệnh nhân ung thư bàng quang được chỉ định cắt bàng quang tận gốc và được tạo hình bàng quang bằng hồi tràng và cắm lại niệu quản theo phương pháp Abol-Enein tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2012 đến 31/12/2017. Các biến số ghi nhận gồm: tuổi, giới tính, BMI, giai đoạn ung thư bàng quang, chỉ số creatinin huyết thanh. Kết quả phẫu thuật gồm các biến chứng sớm phẫu thuật cắm niệu quản, chức năng thận, tỷ lệ ngược dòng bàng quang – niệu quản, hẹp niệu quản sau 6 tháng. Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng bế tắc đường tiểu dưới hoặc thể tích nước tiểu tồn lưu cao (RUV>100ml): thăm dò niệu đạo, soi niệu đạo bàng quang để đánh giá hẹp niệu đạo, hẹp miệng nối niệu đạo bàng quang hay bướu bàng quang tái phát. Ngược dòng bàng quang – niệu quản: xác định bằng phim chụp niệu đạo bàng quang khi rặn tiểu (VCUG) sau khi loại trừ nguyên nhân bế tắc đường tiểu dưới (nếu có). Hẹp niệu quản: khi giãn niệu quản tăng lên so với trước phẫu thuật hoặc tăng creatinin sau phẫu thuật, bệnh nhân được soi bàng quang để loại trừ nguyên nhân bế tắc đường tiết niệu dưới nếu thể tích tồn lưu cao và chụp phim Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 55 niệu đạo bàng quang không thấy hình ảnh ngược dòng bàng quang - niệu quản, xác định bằng CT-scan dựng hình hệ niệu và xạ hình thận với thuốc lợi tiểu. Các biến số được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0, khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05. KẾT QUẢ Trong thời gian nghiên cứu từ 1/2012 đến 12/2017, tại bệnh viện Chợ Rẫy, có 33 trường hợp (TH) được cắm niệu quản vào bàng quang tân tạo theo phương pháp Abol-Enein. Độ tuổi trung bình 57,4 9,6 (39-81) tuổi. Nam giới chiếm ưu thế với 28/33 TH (84,8%), nữ giới chiếm 5/33 TH (15,2%). Chỉ số khối cơ thể trung bình 21,11 2,22 kg/m2(16,65-24,97). Chúng tôi đánh giá giai đoạn trước phẫu thuật chủ yếu trên các phương tiện hình ảnh học: soi bàng quang, siêu âm và đặc biệt là CT- scan hoặc MRI. Trong số 33 TH, không có TH nào ở giai đoạn T1, có 26 TH (78,8%) ở giai đoạn T2 và 7 TH (21,3%) giai đoạn T3. Tuy nhiên sau mổ, kết quả giải phẫu bệnh trong nhóm nghiên cứu có 1 TH giai đoạn chưa xâm nhập Ta, 10 TH (30,3%) giai đoạn T1, 18 (54,5%) giai đoạn T2, 1 TH (3%) giai đoạn T3 và 3 TH giai đoạn T4a. Tỷ lệ đánh giá đúng giai đoạn T trước và sau mổ là 14/33 TH (42,4%). Trước mổ có 2 TH (6,1%) di căn hạch giai đoạn N1, sau mổ chúng tôi phát hiện thêm 2 trường hợp di căn hạch chậu bịt. Như vậy tổng số TH di căn hạch chậu trong nghiên cứu là 4 TH, chiếm 12,1%. Giải phẫu bệnh ung thư bàng quang trong nghiên cứu chủ yếu là carcinoma niệu mạc tại bàng quang, chiếm 90,9%, trong đó 25 TH (75,8%) là độ ác cao và 5 TH (15,1%) là độ ác thấp. Có 3 TH (9,1%) có giải phẫu bệnh là carcinoma tế bào gai. Biến chứng sớm của phẫu thuật cắm niệu quản, chúng tôi không có TH nào bị suy thận cấp sau mổ, không có TH nào hẹp niệu quản hay rò nước tiểu qua miệng nối niệu quản ruột. Chúng tôi theo dõi được 22/33 TH (66,7%), trong đó có 2TH tử vong, 20 TH còn lại tiếp tục theo dõi đến thời điểm nghiên cứu. Thời gian theo dõi trung bình 31,49 22,19 tháng (3- 74). Chỉ số Creatinin huyết thanh thay đổi không đáng kể sau mổ và trong thời gian theo dõi. Có 1 TH suy thận trong quá trình theo dõi. Có 2 TH ngược dòng bàng quang niệu quản 1 bên, 1 TH bị hẹp niệu quản, tuy nhiên các TH này chức năng thận đều trong giới hạn bình thường. Tỷ lệ ngược dòng bàng quang niệu quản là 5,1% và tỷ lệ hẹp niệu quản là 2,6% trên số đơn vị thận niệu quản. Hình 1. Chỉ số creatinin huyết thanh trước và sau phẫu thuật. BÀN LUẬN Những biến chứng trên niệu quản trong giai đoạn sớm cũng được ghi nhận trong y văn. Tác giả Hautmann cắm niệu quản theo phương pháp Le Duc ghi nhận 4TH (1,1%) rò miệng nối niệu quản – ruột, trong đó 3 TH phải can thiệp ngoại khoa; 11 TH (3%) bị hẹp niệu quản, tất cả đều phải can thiệp ngoại khoa(4). Tác giả Shaaban cắm niệu quản trực tiếp vào bàng quang tân tạo ghi nhận 1TH (1,7%) bị rò nước tiểu miệng nối niệu quản – ruột kéo dài cần phải dẫn lưu thận ra da tạm thời(14). Ngược lại, Studer với cách cắm vào đoạn ruột xuôi chiều hay Stein với phương pháp cánh tay chữ T lại ghi nhận không có bất kì biến chứng sớm nào liên quan đến phương pháp cắm niệu quản(18,20). Tương tự, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 56 trong 450 TH cắm niệu quản bằng cách tạo đường hầm dưới thanh mạc, tác giả Abol- Enein cũng không gặp biến chứng sớm nào trên niệu quản(2). Một TH có Creatinin huyết thanh trước và sau mổ là 1,42 – 1,48 mg/dL, theo dõi đến tháng thứ 16 chỉ số Creatinin huyết thanh tăng lên 1,57 mg/dL. Bệnh nhân được siêu âm đánh giá cấu trúc 2 thận bình thường, không ứ nước. Mức thay đổi Creatinin này không nhiều lại trong thời gian dài nên nghĩ nguyên nhân do bệnh thận mạn, một phần bệnh nhân lớn tuổi, hiện tại đã bước sang tuổi 73, đồng thời mắc các bệnh lý nội khoa mạn tính như tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2 hơn 10 năm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, không ghi nhận TH nào có biến chứng rò nước tiểu qua miệng nối niệu quản – ruột hay hẹp niệu quản trong thời gian nằm viện. Kết quả này tương đồng với tác giả Trần Chí Thanh và các tác giả khác(12,14,21,22), thấp hơn tác giả Ali-El-Dein và Papadopoulos với tỷ lệ hẹp niệu quản lần lượt là 0,5% và 4%(3,12). Theo chúng tôi, những biến chứng như hoại tử niệu quản hay rò niệu quản là do niệu quản thiếu máu nuôi. Ưu điểm của phương pháp Abol-Enien là niệu quản nằm trong đường hầm và được khâu vào 2 vạt ruột nên được cung cấp máu nuôi dồi dào. Ngoài ra, khi cắm vào bàng quang ruột, miệng niệu quản được xẻ rộng thêm làm giảm nguy cơ hẹp niệu quản sau mổ. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 2 TH (10%) bệnh nhân bị ngược dòng bàng quang - niệu quản, tính theo đơn vị thận niệu quản thì tỷ lệ ngược dòng bàng quang - niệu quản là 5,1%. Hai trường hợp này đều có hình ảnh thận ứ nước độ 1 trên siêu âm và chỉ số creatinin huyết thanh đều trong giới hạn bình thường. Kết quả này cao hơn so với tác giả Trần Chí Thanh và cộng sự thực hiện phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng hồi tràng và cắm niệu quản vào bàng quang tân tạo kiểu thành ngoài thanh mạc của Abol-Enein cho thấy tỷ lệ ngược dòng bàng quang - niệu quản là 2,5% đơn vị thận niệu quản(21). Chính tác giả Abol-Enein cũng đã báo cáo kết quả phương pháp cắm niệu quản của mình trên 450 bệnh nhân, tỷ lệ ngược dòng bàng quang - niệu quản là 3% số đơn vị thận niệu quản(2). Tiếp nối sau đó, tác giả Turkolmez và Osman cũng đã thực hiện phương pháp cắm niệu quản của Abol-Enein vào bàng quang tân tạo trên bệnh nhân ung thư bàng quang cho thấy tỷ lệ ngược dòng bàng quang - niệu quản lần lượt là 3,7% và 2,6% đơn vị thận niệu quản(10,22). Trong nghiên cứu so sánh giữa phương pháp cắm niệu quản thành ngoài thanh mạc và phương pháp cánh tay hình chữ T, Abol-Enien và Yasser Osman cũng không ghi nhận trường hợp nào bị ngược dòng bàng quang - niệu quản trên tổng số 49 đơn vị thận niệu quản(9). So với các phương pháp cắm niệu quản khác, tỷ lệ ngược dòng bàng quang niệu quản trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với phương pháp cắm niệu quản theo Le Duc hay phương pháp Koch, và thấp hơn các phương pháp khác như cắm trực tiếp hay cánh tay hình chữ T(4,9,10,18). Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 1 TH hẹp niệu quản, tỷ lệ hẹp niệu quản là 2,6% số đơn vị thận niệu quản. Kết quả của chúng tôi tương đương với các nghiên cứu của tác giả khác. Tác giả Trần Chí Thanh ghi nhận tỷ lệ hẹp miệng nối niệu quản – bàng quang là 2,38%(21). Tác giả Abol-Enein ghi nhận trên 450 trường hợp tỷ lệ hẹp niệu quản là 3,8% đơn vị thận niệu quản(2). Nhiều tác giả sau đó cũng đã thực hiện kỹ thuật Abol-Enein và báo cáo tỷ lệ hẹp niệu quản vào khoảng 2 – 5%(9,12,22). Nhìn chung, phương pháp tạo đường hầm ngoài thanh mạc có tỷ lệ hẹp niệu quản tương đương với phương pháp không chống ngược dòng và thấp hơn các phương pháp chống ngược dòng khác(4,9,10,15,18). Ưu điểm của kỹ thuật này là không để niệu quản tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, tạo điều kiện miệng nối lành tốt, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, tạo sẹo hay bị vôi hóa. Tác giả Abol-Enein đề nghị nên tránh để Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 57 lớp bao xơ của niệu quản phơi bày ra, nó sẽ bị kích thích liên tục của nước tiểu, kết quả là hình thành sẹo gây hẹp niệu quản. Một điểm cần lưu ý trong kỹ thuật là phải đảm bảo niệu quản được máu nuôi tốt, vì vậy trong quá trình bóc tách niệu quản không nên dùng dao điện, không bóc tách quá sát lớp thanh mạc niệu quản. Điều thuận lợi của phương pháp Abol-Enein là miệng nối niệu quản ruột được tiếp xúc với 2 vạt hồi tràng được cấp máu rất dồi dào(1). Đối với niệu quản không giãn, chúng tôi xẻ dọc đầu xa niệu quản để tạo thành hình vát để giảm nguy cơ hẹp miệng nối khi khâu nối niệu quản và 2 vạt hồi tràng. Kỹ thuật này cũng đã được nhiều tác giả áp dụng trong các phương pháp chống ngược dòng khác, với tỷ lệ hẹp niệu quản thấp khoảng 1-2%(15,19). Để đạt hiệu quả van chống ngược dòng, chúng tôi tôn trọng nguyên tắc của Paquin, chiều dài đoạn niệu quản nội thành là từ 2 – 4cm, và tỷ lệ chiều dài đường hầm so với đường kính niệu quản là 4-5:1(7), tức là với đường kính niệu quản khoảng 5mm thì chiều dài đường hầm của chúng tôi khoảng 2-3cm. Đây cũng là một ưu điểm của phương pháp Abol-Enein, thao tác khâu nối và tạo đường hầm vẫn rất thuận lợi khi niệu quản giãn lớn. Theo Paquin, một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong thành công của kỹ thuật cắm niệu quản là chiều rộng đường hầm phải gấp 2-3 lần đường kính niệu quản(7). Khi tạo hình bàng quang bằng hồi tràng, đường kính đoạn ruột thường nhỏ, nhất là trên người châu Á, thêm vào đó đoạn ruột được xẻ dọc, sắp xếp và khâu nối lại sẽ dễ làm hẹp đường kính của đường hầm ngoài thanh mạc, đặc biệt khi niệu quản giãn lớn thì đường hầm sẽ hẹp tương đối so với niệu quản. Vì vậy, khi xẻ dọc đoạn hồi tràng, chúng tôi xẻ lệch một bên về phía niệu quản mà không ngay chính giữa bờ tự do. Điều này làm tăng kích thước cho 2 vạt hồi tràng để tạo đường hầm cho niệu quản. Kỹ thuật này được tác giả Turkolmez mô tả vào năm 2004 áp dụng cho những trường hợp niệu quản giãn lớn. Kết quả trong nghiên cứu của ông cho thấy tỷ lệ ngược dòng bàng quang - niệu quản là 3,7% và tỷ lệ hẹp niệu quản là 4,8%(22). KẾT LUẬN Kỹ thuật cắm niệu quản có cơ chế chống ngược dòng bằng cách tạo đường hầm ngoài thanh mạc theo Abol-Enein có hiệu quả tốt. Phương pháp này giúp bảo vệ đường tiết niệu trên thông qua cơ chế chống ngược dòng bàng quang niệu quản và tỷ lệ hẹp niệu quản thấp, tương đương với các phương pháp không chống ngược dòng khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abol-Enein H and Ghoneim MA (1995), "Serous-lined extramural ileal valve as a new continent cutaneous urinary outlet: an experimental study in dogs", Urological Research, Vol. 23(3), pp. 193-199. 2. Abol-Enein H and Ghoneim MA (2001), "Functional results of orthotopic ileal neobladder with serous-lined extramural ureteral reimplantation: experience with 450 patients", J Urol, Vol. 165(5), pp. 1427-32. 3. Ali-el-Dein B, Shaaban AA, Abu-Eideh RH, el-Azab M, Ashamallah A, and Ghoneim MA (2008), "Surgical complications following radical cystectomy and orthotopic neobladders in women", J Urol, Vol. 180(1), pp. 206-10; discussion 210. 4. Hautmann RE, de Petriconi R, Gottfried HW, Kleinschmidt K, Mattes R, and Paiss T (1999), "The ileal neobladder: complications and functional results in 363 patients after 11 years of followup", J Urol, Vol. 161(2), pp. 422-7. 5. Hautmann S, Chun KH, Currlin E, Braun P, Huland H, and Juenemann KP (2006), "Refluxing chimney versus nonrefluxing LeDuc ureteroileal anastomosis for orthotopic ileal neobladder: a comparative analysis for patients with bladder cancer", J Urol, Vol. 175(4), pp. 1389-93. 6. Kristjansson A, Bajc M, Wallin L, Willner J, and Mansson W (1995), "Renal function up to 16 years after conduit (refluxing or anti-reflux anastomosis) or continent urinary diversion. 2. Renal scarring and location of bacteriuria", Br J Urol, 76(5), pp.546-50. 7. Ngô Gia Hy (1983), "Sinh Lý Và Sinh Lý Bệnh Khúc Nối Niệu Quản Bọng Đái", trong Niệu Học Tập III: Sinh Lý Và Sinh Lý Bệnh Đường Tiểu, Nhà Xuất Bản Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 49-82. 8. Nguyễn Ngọc Châu (2014), Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật tạo hình bàng quang trực vị theo phương pháp Padua, Luận án Chuyên Khoa II, Ngoại - Tiết Niệu, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 9. Osman Y, Abol-Enein H, El-Mekresh M, Gad H, Elhefnawy A, and Ghoneim M (2009), "Comparison between a serous- lined extramural tunnel and T-limb ileal procedure as an antireflux technique in orthotopic ileal substitutes: a prospective randomized trial", BJU Int, 104(10), pp. 1518-21. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 58 10. Osman Y, Abol-Enein H, Nabeeh A, Gaballah M, and Bazeed M (2004), "Long-term results of a prospective randomized study comparing two different antireflux techniques in orthotopic bladder substitution", Eur Urol, Vol. 45(1), pp. 82-6. 11. Pantuck AJ, Han KR, Perrotti M, Weiss RE, and Cummings KB (2000), "Ureteroenteric anastomosis in continent urinary diversion: long-term results and complications of direct versus nonrefluxing techniques", J Urol, Vol. 163(2), pp. 450-5. 12. Papadopoulos I and Weichert-Jacobsen K (2001), "Experiences with the entero-ureteral anastomosis via the extramural serous-lined tunnel: procedure of Abol-Enein", Urology, Vol. 57(2), pp. 234-8. 13. Roth S, van Ahlen H, Semjonow A, Oberpenning F, and Hertle L (1997), "Does the success of ureterointestinal implantation in orthotopic bladder substitution depend more on surgeon level of experience or choice of technique?", J Urol, Vol. 157(1), pp. 56-60. 14. Shaaban AA, Abdel-Latif M, Mosbah A, Gad H, Eraky I, Ali- El-Dein B, Osman Y, El-Mekresh M, Ibrahim E-H, and El- Kappany H (2006), "A randomized study comparing an antireflux system with a direct ureteric anastomosis in patients with orthotopic ileal neobladders", BJU international, Vol. 97(5), pp. 1057-1062. 15. Shaaban AA, Mosbah A, El-Bahnasawy MS, Madbouly K, and Ghoneim MA (2003), "The urethral Kock pouch: long- term functional and oncological results in men", BJU Int, Vol. 92(4), pp. 429-35. 16. Skinner EC and Daneshmand S (2015), "Orthotopic Urinary Diversion", in Campbell - Walsh Urology, A.J. WEIN, Editor, 11th ed., Elsevier, Philadelphia, pp. 2344 - 2368. 17. Song C, Kang T, Hong JH, Kim CS, and Ahn H (2006), "Changes in the upper urinary tract after radical cystectomy and urinary diversion: a comparison of antirefluxing and refluxing orthotopic bladder substitutes and the ileal conduit", J Urol, Vol. 175(1), pp. 185-9; discussion 189. 18. Stein JP, Dunn MD, Quek ML, Miranda G, and Skinner DG (2004), "The orthotopic T pouch ileal neobladder: experience with 209 patients", J Urol, Vol. 172(2), pp. 584-7. 19. Steven K and Poulsen AL (2000), "The orthotopic Kock ileal neobladder: functional results, urodynamic features, complications and survival in 166 men", J Urol, Vol. 164(2), pp. 288-95. 20. Studer UE, Burkhard FC, Schumacher M, Kessler TM, Thoeny H, Fleischmann A, and Thalmann GN (2006), "Twenty years experience with an ileal orthotopic low pressure bladder substitute--lessons to be learned", J Urol, Vol. 176(1), pp. 161-6. 21. Trần Chí Thanh (2016), Nghiên Cứu Ứng Dụng Và Kết Quả Tạo Hình Theo Phương Pháp Abol-Enein Trong Điều Trị Ung Thư Bàng Quang, Luận án Tiến Sĩ Y Học, Ngoại - Tiết Niệu, Đại Học Y Hà Nội. 22. Turkolmez K, Baltaci S, Gogus C, Beduk Y, and Gogus O (2004), "Results of the ureteral reimplantation with serous- lined extramural tunnel in orthotopic ileal W-neobladder", Int J Urol, Vol. 11(6), pp. 368-73. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_ky_thuat_cam_nieu_quan_vao_bang_quang_tan.pdf
Tài liệu liên quan