Chất lượng giấc ngủ ở người bệnh suy tim

Tài liệu Chất lượng giấc ngủ ở người bệnh suy tim: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 185 CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH SUY TIM Hoàng Thị Ngân*, Trần Thiện Trung **, Elizabeth Esterl*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn giấc ngủ (RLGN) có khuynh hướng gia tăng và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống người bệnh suy tim. Nhận thức được tình hình RLGN và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ (CLGN) của người bệnh suy tim có thể giúp nhân viên y tế chăm sóc người bệnh một cách toàn diện. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ RLGN bằng chỉ số Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI), mối liên quan giữa CLGN với các đặc điểm cá nhân, kinh tế xã hội, lâm sàng và cận lâm sàng Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 120 người bệnh suy tim được điều trị tại khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2018- 06/2018. CLGN được đo lường bằng...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng giấc ngủ ở người bệnh suy tim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 185 CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH SUY TIM Hoàng Thị Ngân*, Trần Thiện Trung **, Elizabeth Esterl*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn giấc ngủ (RLGN) có khuynh hướng gia tăng và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống người bệnh suy tim. Nhận thức được tình hình RLGN và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ (CLGN) của người bệnh suy tim có thể giúp nhân viên y tế chăm sóc người bệnh một cách toàn diện. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ RLGN bằng chỉ số Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI), mối liên quan giữa CLGN với các đặc điểm cá nhân, kinh tế xã hội, lâm sàng và cận lâm sàng Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 120 người bệnh suy tim được điều trị tại khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2018- 06/2018. CLGN được đo lường bằng bộ Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) và các yếu tố cá nhân, kinh tế xã hội, lâm sàng, cận lâm sàng được đo lường bằng bộ câu hỏi của tác giả. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh suy tim có RLGN là 81,7%. CLGN có liên quan với các yếu tố giới tính (p = 0,014), trình độ học vấn (p = 0,026), phân suất tống máu (p < 0,001), phân độ suy tim (p < 0,001), bệnh lý tăng huyết áp (p < 0,001), đái tháo đường (p = 0,009), COPD (p = 0,006). Kết luận: Tỷ lệ người bệnh suy tim có RLGN chiếm khá cao, các yếu tố giới tính, trình độ học vấn, BMI, phân độ suy tim và một số bệnh kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, COPD có ảnh hưởng đến CLGN của người bệnh suy tim. Từ khóa: CLGN-Chất lượng giấc ngủ, PSQI-Pittsburgh Sleep Quality Index, suy tim, RLGN-Rối loạn giấc ngủ. ABSTRACT SLEEP QUALITY AND RELATED FACTORS IN THE PATIENTS WITH HEART FAILURE Hoang Thi Ngan, Tran Thien Trung, Elizabeth Esterl * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 185 - 189 Background: Sleep disorders among has been tending to increase and have negatively influence the quality of life. Awareness of sleep disturbances and related factors would help health provider to take care more comprehensive. However, Vietnamese haven’t interested this problem. Objectives: To determine the sleep quality by the Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI), then determine the association between poor sleep quality and variables related to personal, Socioeconomic, clinical and subclinical. Methods: The cross-sectional survey study was conducted on 120 patients with heart failure hospitalized in cardiology in University medical center between Janualy and June 2018. Sleep quality were mesured by the PSQI and personal, socioeconomic, clinical and subclinical factor were mesured by research-designed questionare. Results: 81.7% heart failure patient had sleep disorders. A significant positive correlation was found between sleep quality and sex, educational level, EF level, heart failure level, hypertension, diabetes, COPD Conclusions: The majority of the samples had poor sleep quality. Sex, educational level, hypertension, diabetes, COPD were significant factors affecting the sleep quality in heart failure patients. * Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Duy Tân. ** Đại học Y Dược TP, Hồ Chí Minh, *** Trường Đại học Điều dưỡng Bắc Colorado. Tác giả liên lạc: CNĐD. Hoàng Thị Ngân, ĐT: 0349824349, Email: nganche07@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 186 Key words: Sleep quality, PSQI, heart failure. ĐẶT VẤN ĐỀ Phần lớn người bệnh suy tim có tình trạng rối loạn giấc ngủ(6). Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống(11), tăng thời gian điều trị, đưa đến những hậu quả nghiêm trọng về cả tinh thần và thể chất cho người bệnh suy tim(5). Nghiên cứu về chất lượng giấc ngủ ở người bệnh suy tim đã được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam chưa được nghiên cứu và quan tâm đúng mực. Nhận thức được tình hình RLGN và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ (CLGN) của người bệnh suy tim có thể giúp nhân viên y tế chăm sóc người bệnh một cách toàn diện, đẩy nhanh quá trình phục hồi, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân suy tim. Xác định mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với đặc điểm cá nhân, kinh tế xã hội, lâm sàng, cận lâm sàng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Tất cả người bệnh được chẩn đoán suy tim phân độ I, II, III theo phân độ của NYHA, từ 18 tuổi trở lên, nhập viện tại khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện Đại học Y Dược TP, Hồ Chí Minh từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2018. Tiêu chuẩn loại trừ Người bệnh mắc bệnh tâm thần, giảm thính lực, không thể giao tiếp, hoặc không đồng ý tham gia trả lời câu hỏi. Cỡ mẫu N=/ () Trong đó: α: mức ý nghĩa (α = 0,05). Z: trị số từ phân phối chuẩn với độ tin cậy 95% (Z=1,96). p: tỉ lệ rối loạn giấc ngủ ở người bệnh suy tim trong nghiên cứu của Wang(14) là 0,8; p=0,81. d: sai số cho phép của ước lượng (d=0,07). N: cỡ mẫu ước lượng là 121 bệnh nhân. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Liệt kê và định nghĩa biến số Các yếu tố nhân chủng học, yếu tố liên quan đến bệnh. Bệnh mạn tính kèm theo: tăng huyết áp, đái tháo dường, bệnh mạch vành, COPD, suy thận mạn, viêm khớp. Chất lượng giấc ngủ: Theo thang điểm Pittsburg, ≥ 5 là có RLGN, < 5 là không RLGN Điểm của toàn thang đo PSQI là tổng điểm của 7 thành phần (tối thiểu 0 điểm, tối đa 3 điểm) được gọi là điểm tổng quát PSQI sẽ dao động từ 0 đến 21 điểm. Kết quả điểm tổng quát PSQI > 5 gợi ý đối tượng “có” rối loạn giấc ngủ, ngược lại điểm tổng quát PSQI ≤ 5 gợi ý đối tượng “không” có rối loạn giấc ngủ. Phương pháp xử lý số liệu Nhập liệu và xử lý bằng chương trình. SPSS 20. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ Từ tháng 01/2018 -6/2018 có 120 người bệnh được chẩn đoán xác định suy tim tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi ghi nhận một số đặc điểm bệnh nhân theo các bảng 1 và 2. Bảng 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân Thấp nhất Cao nhất Trung bình Tuổi 26 89 69 ± 15,4 Số lần nhập viện 1 10 3,15 ± 2,3 BMI 17,1 26,1 21,3 ± 2,4 EF 22 67 39,8 ± 11 PSQI 3 18 11,2 ± 4 Trong nghiên cứu của chúng tôi có 120 người bệnh suy tim, trong đó tuổi cao nhất là 98, thấp nhất là 26, tuổi trung bình là 69 ± 15,4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 187 Điểm số chất lượng giấc ngủ trung bình là 11,2 ± 4, số lần nhập viện trung bình là 3,15 ± 2,3. Bảng 2. Các thành phần của chỉ số chất lượng giấc ngủ Thành phần của PSQI n=120 Không RL và RL nhẹ n (%) RL vừa và nặng n (%) 1. CLGN chủ quan 30 (41,7) 70 (58,3) 2. Khoảng thời gian đi vào giấc ngủ 33 (27,5) 87 (72,5) 3. Thời gian ngủ 67 (55,8) 53 (44,2) 4. Hiệu quả thói quen ngủ 62 (51,7) 58 (48,3) 5. Yếu tố bất lợi ảnh hưởng giấc ngủ 40 (33,3) 80 (66,7) 6. Sử dụng thuốc ngủ 58 (48,3) 62 (51,7) 7. Bất thường hoạt động ban ngày 51 (42,5) 69 (57,5) Bảng 3. Tình trạng giấc ngủ theo các yếu tố khảo sát ở người bệnh suy tim Đặc điểm lâm sàng Số bệnh nhân n (%) Có RLGN n (%) Không RLGN n(%) p Giới Nam 59 (49,2) 43 (72,9) 16 (27,1) 0,014 Nữ 61 (50,8) 55 (90,2) 6 (9,8) Trình độ học vấn Mù chữ 3 (2,5) 1 (33,3) 2 (66,7) 0,026 Cấp 1 63 (52,5) 55 (85,7) 9 (14,3) Cấp 2 35 (29,2) 30 (85,7) 5 (14,3) Cấp 3 10 (8,3) 6 (60) 4 (40) Trung cấp - Cao đẳng 5 (4,2) 5 (100) 0 (0) Đại học - Sau đại học 4 (3,3) 2 (50) 2 (50) Hút thuốc Có 28 (23,3) 24 (85,7) 4 (14,3) 0,53 Không 92 (76,7) 75 (81,5) 17 (18,5) BMI Gầy (<18.5) 14 (11,7) 13 (92,9) 1 (7,1) 0,51 Trung bình (18,5–22,9) 72 (60) 58 (80,6) 14 (19,4) Thừa cân ( ≥ 23) 34 (29,3) 28 (82,4) 6 (17,6) Phân độ suy tim I 20 (16,7) 11 (55,0) 9 (45,0) <0,001II 45 (37,5) 37 (82,2) 8 (17,8) III 55 (45,8) 52 (94,5) 3 (5,5) Phân suất tống máu EF > 45 % 30 17 (56,7) 13 (43,3) <0,00130 – 45% 76 67 (88,2) 9 (11,8) < 30 % 14 14 (100) 0 (0) Bệnh mạn tính kèm theo Tăng huyết áp 77 (64,2) 70 (90,9) 7 (9,1) <0,001 Đái tháo đường 39 (32,5) 37 (94,9) 2(5,1) 0,009 COPD 26 (21,7) 26 (100) 0(0) 0,006 Bệnh viêm khớp 42 (35) 33 (78,6) 9 (21,4) 0,5 Bệnh mạch vành 54 (45) 42 (77,8) 12 (22,2) 0,3 Suy thận mạn 33 (27,5) 27 (81,8) 6 (18,2) 0,9 Chất lượng giấc ngủ 120 (100) 98 (81,7) 22 (18,3) CLGN liên quan có ý nghĩa thống kê về giới tính, trình độ học vấn, mức độ suy tim, phân suất tống máu EF, và ở người bệnh suy tim có kèm theo tăng huyết áp, đái tháo đường, COPD. BÀN LUẬN Đặc điểm chung Trong nghiên cứu của chúng tôi, người bệnh suy tim có độ tuổi trung bình là 69 ± 15,4. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với tác giả Nguyễn Chí Hùng (2010)(9) nghiên cứu trên 227 người bệnh suy tim tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy. Ngoài ra, kết quả trên còn tương tự với nhiều nghiên cứu khác ở ngoài nước, theo Moon (2018)(8) tại Mỹ, của Azevedo (2014)(2) tại Brazil. Như vậy, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, trình độ về chăm sóc điều trị ngày càng phát triển, tuổi thọ tăng lên và tuổi trung bình của người bệnh suy tim từ đó cũng tăng lên. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có BMI trung bình là 21 ± 2,4 kg/m2, người có BMI cao nhất là 26,1, và thấp nhất là 17,1. BMI trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các tác giả Turoff(13), là 29,8 ± 5,3 kg/m2, và theo Javadi(5) BMI trung bình là 29,21 ± 4,16 kg/m2. Chất lượng giấc ngủ Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ RLGN là 81,7%, tương tự với nghiên cứu của Wang (2010)(14) 81%, thấp hơn so với một số nghiên cứu, như Javadi (2014)(5) 91%, của Garcia (2012)(3) 96%. Kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Lee (2016)(7) tỷ lệ người bệnh suy tim có RLGN là 63%. Có sự khác nhau như vậy có thể cỡ mẫu, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, đặc điểm môi trường của mỗi nghiên cứu khác nhau. Trong số những nguyên nhân gây bất lợi đến giấc ngủ thì thức dậy để đi vệ sinh chiếm tỷ lệ cao nhất. Nghiên cứu của Wang(14) và nghiên cứu của Javadi(5) đều có kết quả tương tự. Như vậy, điều dưỡng viên cần kiểm soát nghiêm ngặt việc giờ giấc uống thuốc lợi tiểu ở Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 188 người bệnh để không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Có 79,1% người bệnh suy tim không thể ngủ được trong vòng 30 phút, thời gian ngủ trung bình là 5,9 ± 1,3 giờ, tương tự với nghiên cứu của Santos(3) là 6 giờ. Như vậy, ngoài việc đối mặt với các triệu chứng khó chịu của suy tim, thì môi trường bệnh viện, tâm lý lo lắng về bệnh tật cũng là nguyên nhân gây khó đi vào giấc ngủ và ngủ kém ở người bệnh. CLGN và các yếu tố liên quan Giới Trong nghiên cứu của chúng tôi, CLGN có liên quan với giới p < 0,05, tỷ lệ người bệnh nữ có RLGN là 90,2%, cao hơn so với 72,9% người bệnh nam. Nhiều tác giả nước ngoài cũng có kết quả tương tự như như trong nghiên cứu của Wang và cộng sự năm 2010(14), của Javadi năm 2013(5). Ở nữ giới, sự thay đổi về hormon trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kì mang thai, thời khì mãn kinh có tác động đến tâm sinh lý, các triệu chứng của các thời kỳ trên như mệt mỏi, đau lưng khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, làm giảm chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, trong xã hội hiện đại, người phụ nữ phải chịu nhiều áp lực, thường đảm nhiều công việc, vừa phải chăm sóc gia đình và vừa phải đảm nhiệm công việc ngoài xã hội nên phụ nữ có xu hướng lo lắng, hay suy nghĩ hơn so với nam giới(12). Trình độ học vấn Trình độ học vấn và chất lượng giấc ngủ trong nghiên cứu của chúng tôi khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ người bệnh có RLGN chênh lệch, phân bố không theo trình tự giữa các trình độ học vấn. Trong nghiên cứu của chúng tôi,người bệnh có học vấn càng cao thì tỷ lệ RLGN càng tăng (p = 0,026), ngược lại so với các nghiên cứu của Javadi(5). Chúng tôi cho rằng có sự khác nhau là do sự khác biệt về cỡ mẫu, đặc tính của đối tượng nghiên cứu. Phân suất tống máu Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa CLGN và phân suất tống máu EF. Phân suất tống máu EF càng giảm thì tỷ lệ RLGN càng tăng. Theo Javadi(5) những người bệnh suy tim có EF càng thấp thì càng cảm thấy khó thở, do đó gây ảnh hưởng đến CLGN. Phân độ suy tim Liên quan giữa CLGN và phân độ suy tim trong nghiên cứu của chúng tôi khác biệt có ý nghĩa thống kê. Người bệnh suy tim phân độ III có 94,5% RLGN cao hơn so với 82,2% phân độ II và 55% phân độ I. Mặc dù người bệnh đều có RLGN nhưng mức độ suy tim càng nặng thì tỷ lệ RLGN càng cao. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Javadi(5), nghiên cứu của Wang(14) (r = 0,210; p = 0,035), nghiên cứu của Lee(7) ( p < 0,001). Theo Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2015(4) thì phân độ suy tim càng nặng thì mức độ các triệu chứng như mệt, đau ngực, khó thở, hồi hộp càng tăng và các triệu chứng trên dễ gây ra tình trạng RLGN cho người bệnh. Các bệnh kèm theo Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người bệnh suy tim có kèm theo tăng huyết áp là 54,2%, khác biệt ít hơn so với các nghiên cứu của Nguyễn Chí Hùng(9) và của Nguyễn Ngọc Thanh Vân(9). Tỷ lệ người bệnh suy tim kèm theo đái tháo đường là 55%, cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thanh Vân (10) và của Javadi(5). Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh suy tim kèm COPD trong hai nghiên cứu trên lại ít chênh lệch so với nghiên cứu của chúng tôi. Trong tất cả các bệnh kèm theo thì tăng huyết áp, đái tháo đường, COPD là các bệnh có liên quan đến CLGN với p < 0,05. HẠN CHẾ Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu cắt ngang mô tả nên việc xác định mối liên hệ nhân quả còn hạn chế. Bên cạnh đó, đánh giá chất lượng giấc ngủ của người bệnh trong một tháng vừa qua, trong khi đó chỉ số cận lâm sàng và cân nặng chỉ lấy tại một thời điểm nên không tránh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 189 khỏi sai lệch. KẾT LUẬN Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ của người bệnh suy tim khá cao là 81,7%, ở người bệnh nữ và hoặc những người bệnh có kèm theo bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, COPD sẽ dễ bị RLGN hơn so với những người bệnh nam, và không mắc các bệnh kèm theo như trên. Ngoài ra, mức độ RLGN tăng theo mức độ suy tim, tuy nhiên phân suất tống máu (EF) thì ngược lại, nghĩa là EF càng tăng thì mức độ RLGN càng giảm. Từ việc nhận thức được những yếu tố liên quan đến CLGN, sẽ giúp nhân viên y tế mà đặc biệt là điều dưỡng có thể chăm sóc tốt hơn giấc ngủ cho người bệnh bằng việc nhận định và giáo dục vệ sinh giấc ngủ nhằm tăng hiệu quả điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ tái nhập viện cho người bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Azevedo IG, Vieira EMDA, Oliveira Neto NRd et al (2015), "Correlation between sleep and quality of life in patients with heart failure", Fisioterapia e Pesquisa, 22, pp. 148-154. 2. Dos Santos MA, Guedes Ede S, Barbosa RL et al (2012), "Sleeping difficulties reported by patients with heart failure", Rev Lat Am Enfermagem, 20 (4), pp. 644-50. 3. Garcia S, Alosco ML, Spitznagel MB et al. (2012), "Poor sleep quality and reduced cognitive function in persons with heart failure", International Journal of Cardiology, 156 (2), pp. 248-249. 4. Hội Tim mạch Việt Nam, Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị suy tim 2015, 2015: Hội tim mạch học Việt Nam. 5. Javadi N, Darvishpour A, Mehrdad N et al (2015), "Survey of Sleep Status and its Related Factors among Hospitalized Patients with Heart Failure", The Journal of Tehran University Heart Center, 10 (1), pp. 9-17. 6. Johansson P, Arestedt K, Alehagen U et al (2010), "Sleep disordered breathing, insomnia, and health related quality of life -- a comparison between age and gender matched elderly with heart failure or without cardiovascular disease", Eur J Cardiovasc Nurs, 9 (2), pp. 108-17. 7. Lee KS, Lennie TA, Heo S et al. (2016), "Prognostic Importance of Sleep Quality in Patients With Heart Failure", Am J Crit Care, 25 (6), pp. 516-525. 8. Moon C, Melah Kelsey E, Johnson Sterling C et al (2018), "Sleep-disordered breathing, brain volume, and cognition in older individuals with heart failure", Brain and Behavior, 8 (7), pp. 2-7. 9. Nguyễn Chí Hùng (2012), "Mối tương quan giữa mức độ thiếu máu với phân độ suy tim theo NYHA tại bệnh viện Chợ Rẫy", Y Học TP. Hồ Chí Minh, 16, pp. 119-124. 10. Nguyễn Ngọc Thanh Vân, Châu Ngọc Hoa (2017), "Khảo sát đặc điểm bệnh nhân suy tim cấp", Y Học TP. Hồ Chí Minh, 21 (1), tr 226-231. 11. Redeker NS, Jeon S, Muench U et al (2010), "Insomnia symptoms and daytime function in stable heart failure", Sleep, 33 (9), pp. 1210-6. 12. Tamanna S, Geraci SA (2013), "Major sleep disorders among women: (women's health series)", South Med J, 106 (8), pp. 470-8. 13. Turoff A, Thiem U, Fox H et al (2017), "Sleep duration and quality in heart failure patients", Sleep Breath, 21 (4), pp. 919- 927. 14. Wang TJ, Lee SC, Tsay SL et al (2010), "Factors influencing heart failure patients' sleep quality", J Adv Nurs, 66 (8), pp. 1730-40. Ngày nhận bài báo: 31/07/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_giac_ngu_o_nguoi_benh_suy_tim.pdf
Tài liệu liên quan