Đặc điểm nhiễm trùng bệnh viện tại khoa cấp cứu hồi sức tích cực chống độc người lớn Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ 11/2014 đến 1/2016

Tài liệu Đặc điểm nhiễm trùng bệnh viện tại khoa cấp cứu hồi sức tích cực chống độc người lớn Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ 11/2014 đến 1/2016: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 92 ĐẶC ĐIỂM NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN TẠI KHOA CẤP CỨU HỒI SỨC TÍCH CỰC CHỐNG ĐỘC NGƯỜI LỚN BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TỪ 11/2014 ĐẾN 1/2016 Phạm Kim Oanh*, Nguyễn Văn Hảo*, Dương Bích Thủy** TÓM TẮT Cơ sở khoa học: Nhiễm trùng bệnh viện (NTBV) là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam và cũng như trên toàn thế giới. NTBV kéo dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng vi khuẩn đề kháng kháng sinh, chi phí điều trị và tăng tỉ lệ tử vong. NTBV tại mỗi bệnh viện có đặc tính riêng liên quan đến phân bố bệnh, việc sử dụng kháng sinh và quá trình kiểm soát nhiễm khuẩn của từng bệnh viện. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm NTBV ở khoa cấp cứu hồi sức tích cực. Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca bệnh nhân được chẩn đoán NTBV tại khoa cấp cứu hồi sức tích cực chống độc người lớn (CC HSTC CĐNL) bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 11/2014 đến 1/2016. Kết quả: c...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 44 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm nhiễm trùng bệnh viện tại khoa cấp cứu hồi sức tích cực chống độc người lớn Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ 11/2014 đến 1/2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 92 ĐẶC ĐIỂM NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN TẠI KHOA CẤP CỨU HỒI SỨC TÍCH CỰC CHỐNG ĐỘC NGƯỜI LỚN BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TỪ 11/2014 ĐẾN 1/2016 Phạm Kim Oanh*, Nguyễn Văn Hảo*, Dương Bích Thủy** TÓM TẮT Cơ sở khoa học: Nhiễm trùng bệnh viện (NTBV) là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam và cũng như trên toàn thế giới. NTBV kéo dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng vi khuẩn đề kháng kháng sinh, chi phí điều trị và tăng tỉ lệ tử vong. NTBV tại mỗi bệnh viện có đặc tính riêng liên quan đến phân bố bệnh, việc sử dụng kháng sinh và quá trình kiểm soát nhiễm khuẩn của từng bệnh viện. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm NTBV ở khoa cấp cứu hồi sức tích cực. Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca bệnh nhân được chẩn đoán NTBV tại khoa cấp cứu hồi sức tích cực chống độc người lớn (CC HSTC CĐNL) bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 11/2014 đến 1/2016. Kết quả: có 85 bệnh nhân NTBV, chiếm tỉ lệ 10,1% tổng bệnh nhân nhập khoa. Nam giới chiếm tỉ lệ 68,2% tuổi 50 (33-67). Viêm phổi bệnh viện liên quan thở máy chiếm tỉ lệ 38,8%, viêm phổi không liên quan thở máy chiếm tỉ lệ 15,3%, nhiễm trùng tiểu bệnh viện chiếm tỉ lệ 44,7%. Thời gian nằm viện 37 ± 16,12 ngày. Tử vong chiếm tỉ lệ 15,3 % (13/85 bệnh nhân). Kết luận: Một bệnh nhân có thể bị NTBV 1 lần hoặc nhiều lần. chủ yếu NTBV 1 lần với tỉ lệ 75,3% (64/85 bệnh nhân). NTBV càng nhiều thì thời gian nằm viện càng dài, tỉ lệ tử vong càng cao. Từ khoá: Nhiễm trùng bệnh viện, viêm phổi bệnh viện. ABSTRACT CONSIDER NOSOCOMIAL INFECTION IN ADULT INTENSIVE CARE UNIT AT HOSPITAL FOR TROPICAL DISEASES FROM 11/2014 TO 1/2016 Pham Kim Oanh, Nguyen Van Hao, Duong Bich Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 92 - 98 Background: Nosocomial infection is one of the top of challenges and concerns in Viet Nam and in the entire world. It results in: prolonged hospital stay, long term disability, increased in antimicrobial resistance, high cost of treatment and high mortality rate. Every hospital has different characteristics. It is related to status of disease, policy of using antibiotic and control infection in each hospital. Objectives: To observe the characteristics of nosocomial infection in Adult Intensive Care Unit (AICU). Methods: Case series description study had done from November 2014 to January 2016 in AICU at Hospital for Tropical diseases. Results: there were 85 patients, 10.1% patients be admitted in AICU. 68.2% were man, age 50 (33-67). 38.8% ventilator acquires pneumonia, 15.3% non-ventilator hospital acquired pneumonia, 44.7% hospital urinary tract infection. The hospital stay was 37 ± 16.12 days. 15.3 % patients were died. Conclusions: One patient may have one or many times nosocomial infections. One time nosocomial * Bộ môn Nhiễm, Khoa Y, Đại học Y Dược TP.HCM ** Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Tác giả liên lạc: BS. Phạm Kim Oanh ĐT: 0985533470 Email: kimoanh470@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 93 infection had 75.3%. The more times nosocomial infections, the more many hospital days and mortality rate. Key words: nosocomial infection, hospital acquired pneumonia. MỞ ĐẦU Nhiễm trùng bệnh viện (NTBV) được định nghĩa là các nhiễm trùng mắc phải trong thời gian nằm viện, xảy ra sau 48 giờ nhập viện và không hiện diện tại thời điểm nhập viện. NTBV có thể xuất hiện khi bệnh nhân đang nằm viện hoặc thậm chí sau khi bệnh nhân xuất viện. Trung bình 100 bệnh nhân nhập viện thì có 7 bệnh nhân bị NTBV ở các quốc gia đã phát triển và 10 bệnh nhân bị NTBV ở các nước đang phát triển(2). Theo nghiên cứu EPIC II (Extended Prevalence of Infection in Intensive Care), tỉ lệ NTBV trong ICU có thể rất cao lên đến 51%(6). Những nghiên cứu ở Mỹ và Châu Âu, tỉ lệ nhiễm trùng liên quan chăm sóc y tế có tỉ lệ từ 13 đến 20,3 trên 1000 bệnh nhân mỗi ngày(1). NTBV ngày càng tăng dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng vi khuẩn đề kháng kháng sinh, tăng chi phí điều trị và làm tăng tỉ lệ tử vong. NTBV tại mỗi bệnh viện có đặc điểm riêng liên quan đến tình trạng bệnh, việc sử dụng kháng sinh và quá trình chống nhiễm khuẩn của từng bệnh viện. Hiện tại, ở Việt Nam tình trạng NTBV ngày càng gia tăng. Mỗi khoa cấp cứu – hồi sức sẽ có đặc điểm NTBV khác nhau. Tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, bệnh viện hàng đầu về truyền nhiễm ở miền Nam thì NTBV sẽ có những đặc điểm khác biệt so với những bệnh viện nội khoa khác. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: NTBV của khoa cấp cứu – hồi sức về bệnh truyền nhiễm có đặc điểm như thế nào? Từ đó, chúng ta có thể đề ra các biện pháp phù hợp về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng điều trị. Mục tiêu Mô tả đặc điểm NTBV ở khoa cấp cứu – hồi sức. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế và dân số nghiên cứu Mô tả hàng loạt ca, thực hiện ở bệnh nhân >15 tuổi chẩn đoán nhiễm trùng bệnh viện. Địa điểm, thời gian nghiên cứu Khoa CC HSTC CĐNL Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 11/2014 đến tháng 1/2016. Tiêu chuẩn chọn Tất cả bệnh nhân xuất hiện nhiễm trùng mới sau 48 giờ nhập khoa. Biến số khảo sát Tuổi, giới, BMI, điểm APACHE II, bệnh nền, bệnh lúc nhập khoa, phân bố nhiễm trùng bệnh viện, tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện. Kỹ thuật đo lường Các mẫu nuôi cấy bệnh phẩm được thực hiện tại khoa vi sinh - bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Phân tích số liệu Bằng phần mềm SPSS 20.0. mức ý nghĩa p<0,05. Tỉ lệ phần trăm và biểu đồ hình cột để mô tả trong dân số. KẾT QUẢ Trong khoảng thời gian từ 11/2014 đến 01/2016, có 838 bệnh nhân nhập khoa CC HSTC CĐNL, trong đó có 85 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu, với tỉ lệ 10,1 %. Đặc điểm dân số nghiên cứu Có 68,2% bệnh nhân nam giới. Tuổi trung vị trong dân số nghiên cứu 50 (33-67). Đa số bệnh nhân có thể trạng trung bình chiếm 50,6% (43/85), gầy và dư cân, béo phì chiếm tỉ lệ tương tự nhau 24,7%. Đa số bệnh nhập khoa bị NTBV là các bệnh nhân uốn ván (3/4 tổng số bệnh nhân). Sau đó đến các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue, nhiễm trùng huyết, viêm phổi chiếm tỉ lệ thấp. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 94 Điểm APACHE II trung vị của dân số nghiên cứu 8 (4-11), đa số bệnh nhân nằm trong khoảng điểm từ 5-14 (Biểu đồ 1). Bệnh nền của dân số nghiên cứu: bệnh gan mạn 8,2% (7/85 bệnh nhân), đái tháo đường 7,1% (6/85 bệnh nhân), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm tỉ lệ rất thấp 1,2% (1/85 bệnh nhân), sử dụng corticoid 1,2% (1/85 bệnh nhân), không có bệnh thận mạn, bệnh nhân nhiễm HIV. Bảng 1: Phân bố bệnh lúc nhập khoa (n=85) Đặc điểm N % Uốn ván 65 76,5 Sốt xuất huyết Dengue 5 5,9 Nhiễm trùng huyết 4 4,7 S. pneumoniae 1 1,2 Streptococcus suis 1 1,2 Không rõ tác nhân 2 2,4 Viêm phổi 4 4,7 S. pneumoniae 1 1,2 Không rõ tác nhân 3 3,5 Nhiễm trùng tiểu 2 2,4 Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát 1 1,2 Đợt bùng phát viêm gan siêu vi B mạn 1 1,2 Meliodosis 1 1,2 Biểu đồ 1: Phân bố điểm APACHE II lúc nhập viện (n=85). Đặc điểm nhiễm trùng bệnh viện Phân bố vị trí nhiễm trùng bệnh viện Một bệnh nhân có thể có 1 hoặc nhiều lần NTBV ở các vị trí khác nhau. Trong đó tỉ lệ bị NTBV 1 lần chiếm tỉ lệ cao nhất 75,3% (64/85 bệnh nhân), 2 lần chiếm tỉ lệ 23,5% (20/85 bệnh nhân), 4 lần là 1,2% (1/85 bệnh nhân). Thời gian từ lúc nhập khoa đến khi xuất hiện NTBV lần đầu: 11 (6-16) ngày, NTBV lần 2: 22 (15-30,5), NTBV lần 3: 45 ngày, NTBV lần 4: 53 ngày. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 95 Bảng 2: Phân bố vị trí nhiễm trùng bệnh viện (n=85) Vị trí NTBV n % Phổi 44 51,8 Liên quan thở máy 33 38,8 Không liên quan thở máy 13 15,3 Đường tiểu 38 44,7 Máu 17 20 Viêm phổi bệnh viện chiếm tỉ lệ cao 51,8%, không có nhiễm trùng da và mô mềm. Tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện Bảng 3: Tác nhân gây viêm phổi bệnh viện liên quan thở máy (n=36) Tác nhân n % 1 tác nhân 26 66,7 Acinetobacter baumannii 7 19,4 Klebsiella pneumoniae 6 16,7 Pseudomonas aeruginosae 4 11,1 Staphylococcus aureus 4 11,1 Haemophilus influenza 3 8,3 Stenotrophomonas maltophilia 1 2,8 Acinetobacter nosocomialis 1 2,8 2 tác nhân 5 13,9 Klebsiella pneumonia + Pseudomonas aeruginosae 2 5,6 Klebsiella pneumonia + Acinetobacter baumannii 2 5,6 MSSA + Stenotrophomonas maltophilia 1 2,8 3 tác nhân 1 2,8 Klebsiella pneumoniae + MSSA + Haemophilus parainfluenza 1 2,8 Không rõ tác nhân 4 11,1 Viêm phổi bệnh viện liên quan thở máy (VPLQTM) có thể do 1 hoặc nhiều tác nhân. Trong đó do 1 tác nhân thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ 2/3 bệnh nhân nghiên cứu. Bảng 4: Tác nhân gây viêm phổi bệnh viện không liên quan thở máy (n=16) Tác nhân n % 1 tác nhân 8 50 Klebsiella pneumoniae 2 12,5 MRSA 2 12,5 Acinetobacter baumannii 1 6,2 Pseudomonas aeruginosae 1 6,2 Haemophilus influenza 1 6,2 Stenotrophomonas maltophilia 1 6,2 2 tác nhân 3 18,7 Klebsiella pneumoniae + MRSA 1 6,2 Pseudomonas aeruginosae + Acinetobacter baumannii 1 6,2 Tác nhân n % Stenotrophomonas maltophilia + Proteus spp. 1 6,2 3 tác nhân 1 6,2 Acinetobacter baumannii + Stenotrophomonas maltophilia + Haemophilus parainfluenza 1 6,2 Không rõ tác nhân 4 25 Trong đó, có 2 ca vừa bị VPLQTM và viêm phổi bệnh viện không liên quan thở máy (VPKLQTM). Trong đó có 1 ca nhập khoa vì uốn ván và 1 ca viêm phổi. Bảng 5: Phân bố tác nhân cấy máu dương tính (n=17) Tác nhân n % Staphylococcus aureus 4 23,5 Klebsiella pneumonia 2 11,8 Escherichia coli 2 11,8 Acinetobacter baumannii 2 11,8 Pseudomonas aeruginosa 1 5,9 Stenotrophonas maltophilia 1 5,9 S. pneumoniae 1 5,9 Streptococcus constalatus 1 5,9 Enterococcus faecium 1 5,9 Staphylococcus aureus coagulase negative 2 11,8 Trong 17 bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng huyết cấy máu dương, các tác nhân tụ cầu, trực trùng Gram âm chiếm đa số. Trong đó có 2/17 bệnh nhân ngoại nhiễm. Bảng 6: Phân bố tác nhân nhiễm trùng tiểu bệnh viện (n=39) Tác nhân n % 1 tác nhân 26 66,7 Escherichia coli 10 25,6 Enterococcus faecalis 5 12,8 Acinetobacter baumannii 3 7,7 Pseudomonas aeruginosa 2 5,1 Klebsiella pneumonia 2 5,1 Proteus mirabilis 2 5,1 Staphylococcus aureus 1 2,6 Proteus vulgaris 1 2,6 2 tác nhân 4 10,2 Pseudomonas aeruginosa + Enterococcus faecalis 1 2,6 Proteus mirabilis +Acinetobacter baumannii 1 2,6 Escherichia coli +Acinetobacter baumannii 1 2,6 Enterococcus spp + Acinetobacter baumannii 1 2,6 Không rõ tác nhân 9 23,1 Một bệnh nhân nhiễm trùng tiểu bệnh viện có thể do một hoặc nhiều tác nhân. Trong đó 1 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 96 tác nhân chiếm ưu thế với 66,7% bệnh nhân. Trong đó, Escherichia coli chiếm 25,6%, cao hơn các vi trùng khác. Độ nặng của NTBV Thời gian nằm khoa hồi sức tích cực trung bình 25,32 ± 13,77 ngày; thời gian nằm viện trung bình 37 ± 16,12 ngày. Bảng 7: Tình trạng xuất viện (n=85) Đặc điểm n % Xuất viện 65 76,5 Chuyển viện 7 14,1 Tử vong 13 15,3 Đa số bệnh nhân xuất viện chiếm gần 3/4 tổng số bệnh nhân. Tỉ lệ tử vong chiếm 15,3%. Mối liên quan giữa nhiễm trùng bệnh viện với độ nặng của bệnh Biểu đồ 2: Phân bố số ngày nằm ICU, số ngày nằm viện với số lần NTBV Bệnh nhân có số lần NTBV càng nhiều thì thời gian nằm tại khoa hồi sức tích cực và nằm viện càng kéo dài, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p lần lượt 0,000 và 0,002. Bảng 8: Mối liên quan giữa số lần NTBVvà độ nặng của bệnh (n=85) Đặc điểm Độ nặng của bệnh p Sống Tử vong NTBV 1 lần 56 (87,5%) 8 (12,5%) 0,044 NTBV 2 lần 16 (80%) 4 (20%) NTBV 4 lần 0 (0%) 1 (100%) Bệnh nhân NTBV càng nhiều thì tỉ lệ tử vong càng cao, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,044. BÀN LUẬN Trong khoảng thời gian nghiên cứu, tỉ lệ NTBV của khoa CC HSTC CD9NL 10,1% (85/838) bệnh nhân. Tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu của Đoàn Xuân Quảng và cộng sự thực hiện ở Bệnh viện Thống Nhất năm 2013: 7,78%(9). Sự khác biệt này, do nghiên cứu chúng tôi thực hiện tại khoa hồi sức, còn của tác giả thực hiện trên toàn bệnh viện. Trong 85 bệnh nhân NTBV, hơn 2/3 là nam giới. Tuổi trung vị (IQR) 50 (33-67). Tỉ lệ gầy và dư cân, béo phì chiếm tỉ lệ tương tự nhau. Thể trạng trung bình chiếm phân nữa trong dân số nghiên cứu. Do đặc thù của bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới là bệnh viện tập trung tất cả các bệnh nhân uốn ván của toàn miền Nam nên ngay từ lúc nhập viện, tất cả bệnh nhân uốn ván đều nhập khoa CC HSTC CĐNL. Do đặc điểm này nên sự phân bố bệnh nhân ở đây rất khác so với các khoa cấp cứu của các bệnh viện khác. Trong 85 bệnh nhân NTBV, uốn ván chiếm 76,5% (65/85) bệnh nhân. Sau đó đến các bệnh như sốt xuất huyết Dengue, nhiễm trùng huyết, viêm phổi chiếm tỉ lệ thấp. Một bệnh nhân có thể có một bệnh hoặc hai bệnh cùng lúc. Có 2 bệnh nhân vừa uốn ván vừa nhiễm trùng huyết, 1 bệnh nhân vừa uốn ván vừa nhiễm trùng tiểu, 1 bệnh nhân nhiễm trùng huyết và sốt xuất huyết Dengue. Với đặc thù phân bố bệnh như vậy, nên có thể thấy phân bố điểm APACHE II lúc nhập viện tại khoa thấp hơn các khoa cấp cứu hồi sức tích cực tại các bệnh viện khác. Với điểm APACHE II lúc nhập viện trung vị 8 (4-11), đa số bệnh nhân nằm trong khoảng điểm từ 5-14. Một bệnh nhân có thể bị một lần nhiều nhiều lần NTBV, NTBV một lần chiếm tỉ lệ cao nhất 75,3%, hai lần chiếm tỉ lệ thấp hơn 23,5%. Đặc biệt có 1 bệnh nhân bị NTBV đến bốn lần. Bệnh nhân này nhập viện vì uốn ván. Trong quá trình điều trị phải mở khí quản thở máy, sau đó bị Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 97 VPLQTM 2 lần do Klebsiella pneumoniae và MRSA; 2 lần nhiễm trùng tiểu bệnh viện, trong đó lần đầu không cấy ra tác nhân, lần 2 là do Enterococcus faecalis. Sau 79 ngày nằm tại khoa, bệnh nhân tử vong. Qua bảng 2, chúng tôi nhận thấy viêm phổi bệnh viện chiếm tỉ lệ khá cao 51,8% so với những nhiễm trùng khác. Điều này tương tự các nghiên cứu khác(9,5). Trong đó, tỉ lệ VPLQTM cao hơn VPKLQTM. Điều này có thể giải thích do tỉ lệ hỗ trợ hô hấp xâm lấn trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao 83,5% (71/85) bệnh nhân. Trong đó có 60 bệnh nhân mở khí quản, 17 bệnh nhân đặt nội khí quản (6 bệnh nhân mở khí quản lúc sau). Tỉ lệ mở khí quản tại khoa cao hơn đặt nội khí quản rất nhiều. Điều này có thể giải thích do mở khí quản là phương pháp hỗ trợ hô hấp chủ yếu ở bệnh nhân uốn ván. Thời gian thở máy cũng kéo dài, trung bình 18,26 ± 10,89 ngày do để kiểm soát tình trạng co thắt ở các bệnh nhân uốn ván nặng chúng tôi cần phải sử dụng liều cao và kéo dài các thuốc an thần và thuốc ức chế thần kinh – cơ. Trong 33 bệnh nhân VPLQTM có 3 bệnh nhân bị nhiễm trùng 2 lần, cấy ra các tác nhân khác nhau. VPLQTM do một tác nhân chiếm tỉ lệ cao 66,7%. Trong đó, đa số trường hợp do Acinetobacter baumannii, Klebsiella pneumoniae. Đây cũng là hai tác nhân thường gặp nhất trong nghiên cứu của Huỳnh Văn Ân tại khoa HSTC CĐ bệnh viện Nhân dân Gia Định(5). Trong 9 trường hợp nhiễm A. baumannii thì 4/9 bệnh nhân là tác nhân đa kháng thuốc. Điều này cho thấy tỉ lệ kháng thuốc của vi trùng này rất cao. Tỉ lệ VPLQTM trên bệnh nhân can thiệp hỗ trợ hô hấp 46,5% (33/71) bệnh nhân. Trong 13 bệnh nhân VPKLQTM, có 3 bệnh bị NTBV 2 lần. Ở nhóm bệnh nhân này, Klebsiella pneumoniae chiếm tỉ lệ cao hơn các tác nhân khác. Trong 17 bệnh nhân nhiễm trùng huyết cấy máu dương, có 3/17 bệnh nhân cấy máu và cấy đàm cùng ra 1 tác nhân trong cùng một thời điểm. 2/17 Bệnh nhân cấy máu ngoại nhiễm. Tỉ lệ nhiễm trùng huyết do Staphylococcus aureus chiếm tỉ lệ 23,5%. Trong 38 bệnh nhân nhiễm trùng tiểu bệnh viện, có 1 bệnh nhân nhiễm trùng tiểu hai lần, với lần đầu cấy không ra tác nhân, lần 2 do Enterococcus faecalis. 1 Bệnh nhân nhiễm trùng tiểu do Acinetobacter baumannii ban đầu cấy ra đa nhạy nhưng sau khi điều trị, tình trạng nhiễm trùng tiểu kéo dài và về sau cấy ra Acinetobacter baumannii đa kháng. Thời gian những bệnh nhân bị NTBV điều trị tại khoa trung bình 25,32 ± 13,77 ngày; thời gian nằm viện trung bình 37 ± 16,12 ngày. Tỉ lệ tử vong (do nhiều nguyên nhân khác nhau) ở bệnh nhân bị NTBV chiếm 15,3%. Qua biểu đồ 2, chúng tôi nhận thấy số lần NTBV có liên quan với thời gian nằm tại khoa và nằm viện. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Điều này cũng dễ dàng giải thích, tình trạng bênh càng nặng, thời gian nằm khoa Hồi sức tích cực càng lâu thì càng tăng nguy cơ NTBV. Mặt khác, nhiễm trùng bệnh viện nhiều lần cũng góp phần tăng nguy cơ tử vong. Từ đó, chúng tôi nhận thấy những bệnh nhân nặng có nhu cầu điều trị tại khoa Hồi sức tích cực lâu sẽ bị tác động của NTBV làm kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị, tăng nguy cơ tử vong. Do đó, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cần được tăng cường để rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí điều trị và nâng cao chất lượng điều trị. KẾT LUẬN Trong khoảng thời gian nghiên cứu, tỉ lệ NTBV tại khoa CC HSTC CĐNL - Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới là 10,1%. Một bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều lần bị NTBV. VPLQTM chiếm tỉ lệ cao trong các loại NTBV. Số lần NTBV có liên quan với thời gian điều trị tại khoa hồi sức và tỉ lệ tử vong. Từ đó, chúng tôi đề nghị cần quan tâm và đẩy mạnh các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện nhằm giảm gánh nặng bệnh tật cho bệnh nhân. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allegranzi B (2011), “Report on the burden of endemic health care-associated infection worldwide”, WHO: Geneve. 2. Danasekaran R, Mani G, Annadurai K (2017), "Prevention of healthcare-associated infections: protecting patients, saving lives". 1 (1), pp. 2. 3. Đoàn Xuân Quảng, Trần Thị Thanh Tâm, Trần Hải Âu (2014), "Khảo sát cắt ngang tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2013". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 18 (3), pp. 98-102. 4. Huỳnh Văn Ân (2012), "Viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực - chống độc (ICU)". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16 (4). 5. Phạm Lê Tuấn, Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư (2007), "Điều tra tình hình nhiễm trùng bệnh viện tại một số bệnh viện thuộc sở Y tế thành phố Hà Nội". Tạp chí Y học thực hành, (564), pp. 85-87. 6. Vincent J, et al (2009), "International study of the prevalence and outcomes of infection in intensive care units". JAMA, 302 (21), pp. 2323-2329. Ngày nhận bài báo: 16/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_nhiem_trung_benh_vien_tai_khoa_cap_cuu_hoi_suc_tich.pdf
Tài liệu liên quan