Phát hiện đột biến gen Kras - Nras trong ung thư đại trực tràng giai đoạn tiến xa

Tài liệu Phát hiện đột biến gen Kras - Nras trong ung thư đại trực tràng giai đoạn tiến xa: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 255 PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN GEN KRAS - NRAS TRONG UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN TIẾN XA Nguyễn Trần Uyên Thy*, Quách Thanh Hưng*,Nguyễn Phúc Nguyên*, Dương Thanh Hải*, Trần Minh Anh Thư*,Võ Hữu Nhân*, Võ Huy Cường* TÓM TẮT Đặt vấn đề: (1) Xác định tỉ lệ đột biết gen KRAS, NRAS ở bệnh nhân UTĐTT giai đoạn tiến xa; (2) Khảo sát mối liên quan giữa đột biến gen KRAS, NRAS và một số đặc điểm bệnh học UTĐTT. Phương Pháp Nghiên Cứu: Nghiên cứu mô tả các đặc điểm dịch tễ học, cận lâm sàng và xác định tình trạng đột biến gen KRAS, NRAS ở 76 bênh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn tiến xa được điều trị tại bệnh viện Bình Dân. Kết quả: Tỷ lệ đột biến cả hai gen KRAS và gen NRAS ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng là 30,26% (23/76), tỷ lệ đột biến gen KRAS là 28,9% (22/76), tỷ lệ đột biến gen NRAS là 1,3% (1/76). Đột biến gen KRAS dạng Gly12Asp có tỷ lệ c...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát hiện đột biến gen Kras - Nras trong ung thư đại trực tràng giai đoạn tiến xa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 255 PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN GEN KRAS - NRAS TRONG UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN TIẾN XA Nguyễn Trần Uyên Thy*, Quách Thanh Hưng*,Nguyễn Phúc Nguyên*, Dương Thanh Hải*, Trần Minh Anh Thư*,Võ Hữu Nhân*, Võ Huy Cường* TÓM TẮT Đặt vấn đề: (1) Xác định tỉ lệ đột biết gen KRAS, NRAS ở bệnh nhân UTĐTT giai đoạn tiến xa; (2) Khảo sát mối liên quan giữa đột biến gen KRAS, NRAS và một số đặc điểm bệnh học UTĐTT. Phương Pháp Nghiên Cứu: Nghiên cứu mô tả các đặc điểm dịch tễ học, cận lâm sàng và xác định tình trạng đột biến gen KRAS, NRAS ở 76 bênh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn tiến xa được điều trị tại bệnh viện Bình Dân. Kết quả: Tỷ lệ đột biến cả hai gen KRAS và gen NRAS ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng là 30,26% (23/76), tỷ lệ đột biến gen KRAS là 28,9% (22/76), tỷ lệ đột biến gen NRAS là 1,3% (1/76). Đột biến gen KRAS dạng Gly12Asp có tỷ lệ cao nhất là 43,5% (10/23), thứ hai là dạng Gly13Asp là 21,7% (5/23). Đột biến gen KRAS và gen NRAS không liên quan với các đặc điểm lâm sàng: giới tính, nhóm tuổi, tình trạng cấp cứu, hóa sinh CEA, CA19-9, phân độ mô bệnh học. Kết luận: Tỷ lệ đột biến cả hai gen KRAS và gen NRAS ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng là 30,26% (23/76); vị trí khối bướu, các đặc điểm lâm sàng: giới tính, nhóm tuổi, tình trạng cấp cứu, hóa sinh CEA, CA19-9, phân độ mô bệnh học không có mối liên quan với tỷ lệ đột biến gen Kras, Nras, tuy nhiên cần làm nghiên cứu lớn hơn để khẳng định giả thuyết này. Từ khóa: ung thư đại trực tràng, đột biến KRAS, đột biến NRAS SUMMARY THE RATE OF KRAS, NRAS MUTATION AND THE RELATION BETWEEN KRAS, NRAS MUTATION AND COLORECTAL PATHOLOGY CHARACTERISTICS Nguyen Tran Uyen Thy, Quach Thanh Hung, Nguyen Phuc Nguyen, Duong Thanh Hai, Tran Minh Anh Thu, Vo Huu Nhan, Vo Huy Cuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 ‐ No 2‐ 2018: 254 ‐ 259 Background: (1) To identify the rate of Kras, Nras mutation in colorectal carcinoma; (2) To investigate relationships between Kras, Nras mutation and pathology characteristics. Patients and methods: Study records on epidemic, clinical characteristics and Kras-Nras mutation in 76 patients with colorectal cancer treated at Binh Dan hospital. Results: The percentage of Kras-Nras mutation was 30,26% (23/76); the percentage of Kras was 28,9% (22/76), the percentage of Nras was 1,3% (1/76). The percentage of Kras mutation at Gly12Asp, Gly13Asp were 43,5% (10/23), 21,7% (5/23) respectively. There were not the correlation coefficient between location of tumor, pathology characteristics, CEA, CA19-9 level and status of * Bệnh viện Bình Dân, Tp.HCM Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Trần Uyên Thy ĐT: 0918.160.883 Email: thynguyen168@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 256 Kras ‐ Nras mutation in our research. Conclusions: The rate of KRAS and NRAS mutation was 30,26% (23/76); location of tumor, pathology characteristics, CEA, CA19-9 level and Kras - Nras mutation were not the correlation coefficients. Another research at larger scale is highly recommended to claim the theory. Keywords: colorectal cancer, Kras mutation, Nras mutation ĐẶT VẤN ĐỀ Trong ung thư đại trực tràng (UTĐTT), protein EGFR là nguồn gốc khởi phát các tín hiệu tăng sinh tế bào quá độ trong khối u(6). Ức chế hoạt tính tyrosine kinase của EGFR là một chiến lược điều trị thích hợp, đã được nghiên cứu nhiều trong UTĐTT(6). Tuy nhiên kháng thể đơn dòng ức chế đặc hiệu sự hoạt hóa EGFR như cetuximab hay panitumumab được chứng minh chỉ có hiệu quả trong điều trị UTĐTT giai đoạn tiến xa trên nhóm bệnh nhân không mang đột biến gen KRAS, giúp kéo dài thời gian sống thêm và thời gian sống không bệnh(1,6). Gen KRAS và NRAS có vai trò quan trọng trong việc khởi phát và tiến triển của một số ung thư như carcinôm tuyến của đại tràng, phổi và tụy. Tại Việt Nam, kháng thể đơn dòng đã được chỉ định cho UTĐTT giai đoạn tiến xa. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu là: 1: Xác định tỷ lệ đột biến gen ở những bệnh nhân UTĐTT giai đoạn tiến xa. 2: Xác định những yếu tố lâm sáng, cận lâm sàng ảnh hưởng đến đột biến gen ở những bệnh nhân UTĐTT giai đoạn tiến xa. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Hồi cứu hàng loạt ca trong 15 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 03 năm 2017. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng, điều trị tại khoa Ung Bướu bệnh viện Bình Dân. Tiêu chuẩn chọn bệnh Được chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng bằng xét nghiệm mô bệnh học. -Đồng ý xét nghiệm gen KRAS, NRAF. -Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Người bệnh có kèm ung thư cơ quan khác hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu. Cỡ mẫu Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi chỉ lấy được 76 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu Xử lý số liệu Các dữ liệu được nhập vào máy tính và phân tích bằng chương trình Stata 12, Word 2013. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Phân bố theo tuổi Nhóm tuổi từ 60 đến 70 có tỷ lệ cao nhất là 32,89% (25/76) (Bảng 1). Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi Nhóm tuổi tần suất Phần trăm (%) 20-30 2 2,63 31-40 6 7,89 41-50 20 26,32 51-60 11 14,47 61-70 25 32,89 71-80 9 11,84 81-90 3 3,95 Tổng cộng 76 100 Phân bố theo giới tính Bảng 2: Phân bố theo giới tính Giới tính Tần số Tỉ lệ (%) Nam 48 63,2% Nữ 28 36,8% Tổng cộng 76 100% Nhận xét: Tỷ lệ nam/nữ là 48/28 = 1,71. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 257 Vị trí ung thư đại trực tràng Nhận xét: Ung thư trực tràng có tỷ lệ cao nhất là 40,8% (31/76), ung thư đại tràng trái đứng thứ hai là 34,2% (26/76), ung thư đại tràng phải thấp nhất là 25% (19/76). Bảng 3: Vị trí ung thư đại trực tràng Vị trí u Tần suất Tỷ lệ (%) Ung thư đại tràng P 19 25 Ung thư đại tràng T 26 34,2 Ung thư trực tràng 31 40,8 Tổng cộng 76 100 Bảng 4: Tình trạng cấp cứu khi vào viện Vị trí u Không cấp cứu Cấp cứu Tổng cộng Tần Suất Tỷ lệ (%) Tần Suất Tỷ lệ (%) Tần Suất Tỷ lệ (%) Ung thư đại tràng P 16 25,4 3 23,1 19 25 Ung thư đại tràng T 18 28,6 8 61,5 26 34,2 Ung thư trực tràng 29 46 2 15,4 31 40,8 Tổng cộng 63 100 13 100 76 100 Nhận xét: (p =0,056, Fisher.test) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng cấp cứu khi nhập viện và vị trí khối u. Tổn thương di căn Bảng 2: Tỷ lệ bệnh nhân có di căn Di căn K đại tràng P K đại tràng T K trực tràng Tổng Không di căn 4 21,1% 8 30,8% 5 16,1% 17 22,4% Gan 8 42,1% 13 50,0% 10 32,3% 31 40,8% Phổi 1 5,3% 3 11,5% 8 25,8% 12 15,8% Não 0 0,0% 0 0,0% 1 3,2% 1 1,3% Xương 1 5,3% 1 3,8% 2 6,5% 4 5,3% Phúc mạc 2 10,5% 0 0,0% 3 9,7% 5 6,6% Buồng trứng 2 10,5% 1 3,8% 0 0,0% 3 3,9% Thận 1 5,3% 0 0,0% 1 3,2% 2 2,6% Thượng thận 0 0,0% 0 0,0% 1 3,2% 1 1,3% 19 100,0% 26 100,0% 31 100,0% 76 100,0% Đặc điểm chỉ số hóa sinh CEA Bảng 6: Chỉ số CEA Vị trí khối u Nồng độ CEA Giá trị trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn K đại tràng P 10,3 3,03 11,7 K đại tràng T 24,5 5,04 44,4 K Trực tràng 23,1 4,65 59,0 Đặc điểm chỉ số sinh hóa CA 19.9 Bảng 7: Chỉ số CA19.9 Vị trí khối u Nồng độ CA19.9 Giá trị trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn K đại tràng P 39,7 15,8 81,8 K đại tràng T 14,8 10,1 14,2 K Trực tràng 24,2 15,1 24,2 Phân độ mô học Bảng 8. Phân độ mô học Vị trí khối u Độ 1 Độ 2 Độ 3 Tổng K đại tràng P 4 25,0% 9 24,3% 6 26,1% 19 25,0% K đại tràng T 5 31,3% 13 35,1% 8 34,8% 26 34,2% K trực tràng 7 43,8% 15 40,5% 9 39,1% 31 40,8% Tổng 16 100,0% 37 100,0% 23 100,0% 76 100,0% Test Chi2 =0,1205, p=0,998 Nhận xét: Mức độ biệt hóa vừa là 48,68% (37/76), biệt hóa cao là 21,05%(16/76), biệt hóa kém 30,27% (23/76); phân độ mô học không liên quan với vị trí u (p > 0,05, Fisher.test). Tỷ lệ và các dạng đột biến gen KRAS, NRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Nhận xét: Tỷ lệ đột biến gen KRAS ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng là 28,9% (22/76), đột biến gen NRAF là 1,3% (1/76), tỷ lệ đột biến cả hai gen là 0%, không đột biến cả hai gen chiếm 69,8%. Bảng 9: Tỷ lệ và các dạng đột biến gen KRAS, NRAF NRAS KRAS Gln61His Bình thường Tổng cộng Gln61His 0,00 0,0% 1,00 1,30% 1 1,30% Gly12Asp 0,00 0,0% 10,00 13,30% 10 13,20% Gly12Ser 0,00 0,0% 1,00 1,30% 1 1,30% Gly12Val 0,00 0,0% 4,00 5,30% 4 5,30% Gly13Arg 0,00 0,0% 1,00 1,30% 1 1,30% Gly13Asp 0,00 0,0% 5,00 6,70% 5 6,60% Bình thường 1,00 1,3% 53,00 69,7% 54 71,0% Tổng cộng 1,00 1,3% 75,00 98,7% 76 100,00% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 258 Tỷ lệ các dạng đột biến gen KRAS ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Bảng 10. Tỷ lệ đột biến gen KRAS, NRAF – đại tràng P KRAS NRAF Tổng Bình thường Bình thường 19 100% 19 100% Bảng 11. Tỷ lệ đột biến gen KRAS, NRAF – đại tràng T KRAS NRAF Tổng cộng Bình thường Gln61His 1 3,8% 1,0 3,8% Gly12Asp 10 38,5% 10,0 38,5% Gly12Val 4 15,4% 4.0 15,4% Gly13Arg 1 3,8% 1,0 3,8% Gly13Asp 5 19,2% 5,0 19,2% Bình thường 5 19,2% 5,0 19,2% Tổng cộng 26 100,0% 26,0 100,0% Bảng 12. Tỷ lệ đột biến gen KRAS, NRAF – Trực tràng KRAS NRAF Tổng cộng Gln61His Bình thường Gly12Ser 0 0% 1 3,3% 1,0 3,2% Bình thường 1 100% 29 96,7% 30 96,8% Tổng cộng 1 100% 30 100% 31 100% Liên quan dạng đột biến gen KRAS, NRAF với giới tính Bảng 13. Liên quan dạng đột biến gen KRAS, NRAF với giới tính Nam Nữ Tổng 34 70,8% 19 67,9% 53 69,7% Kras 13 27,1% 9 32,1% 22 28,9% Nras 1 2,1% 0 0,0% 1 1,3% Tổng cộng 48 100,0% 28 100,0% 76 100,0% Nhận xét: Đột biến Gly12Asp cao nhất ở nữ là 38,5% và ở nam là 50,0%; dạng đột biến gen KRAS, NRAF không liên quan với giới tính (p=0,870, Fisher). Nam Nu Total Gln61His 1 10,0% 0 0,0% 1 4,30% Gly12Asp 5 50,0% 5 38,5% 10 43,50% Gly12Ser 1 10,0% 0 0,0% 1 4,30% Nam Nu Total Gly12Val 1 10,0% 3 23,1% 4 17,40% Gly13Arg 0 0,0% 1 7,7% 1 4,30% Gly13Asp 1 10,0% 4 30,8% 5 21,70% Gln61His 1 10,0% 0 0,0% 1 4,30% Total 10 100,0% 13 100,0% 23 100,00% Liên quan đột biến gen KRAS, NRAF với tuổi Biểu đồ 2. Liên quan đột biến gen KRAS, NRAF với tuổi Bảng 14: Liên quan dạng đột biến gen KRAS, BRAF với tuổi Tần số Tuổi trung bình p Không đột biến 53 57,1 0,54 Có đột biến 23 59,3 Nhận xét: Tuổi trung vị nhóm đột biến gen KRAS, NRAF là 57 tuổi, Tuổi trung vị nhóm không đột biến gen KRAS, NRAF là 60 tuổi; tỷ lệ đột biến gen KRAS, BRAF không liên quan với tuổi (p > 0,05, Wilcox.test). Liên quan đột biến gen KRAS, NRAF với tình trạng cấp cứu khivào viện Bảng 15 Đột biến gen KRAS, NRAF với tình trạng cấp cứu Cấp cứu Không đột biến Đột biến Tổng cộng Không 44 83,00% 19 82,60% 63 82,90% Có 9 17,00% 4 17,40% 13 17,10% Tổng cộng 53 100,00 % 23 100,00 % 76 100,00 % Chi2=0,6374; p=0,965 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 259 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân đột biến gen KRAS, NRAF nhập viện trong tình trạng cấp cứu là 17,4% (4/23), không cấp cứu là 82,6% (19/23), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05 ‐ Chisq.test). Liên quan đột biến gen KRAS, NRAF với vị trí u Bảng 16: Liên quan đột biến gen KRAS, NRAF với vị trí u Vị trí u Không đột biến Có đột biến Tổng KdaitrangP 16 25.40% 3 23.10% 19 25.00% KdaitrangT 18 28.60% 8 61.50% 26 34.20% Ktructrang 29 46.00% 2 15.40% 31 40.80% Tổng 63 100.00% 13 100.00% 76 100.00% Chi2=5,93; p=0,052 Nhận xét: Tỷ lệ đột biến gen KRAS, NRAF ở đại tràng phải là 23,10%, ở đại tràng trái 61,50% và trực tràng 15,40%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05, Chisq.test). Liên quan đột biến gen KRAS, NRAF với tổn thương di căn Bảng 17: Đột biến gen KRAS, NRAF với tổn thương di căn Không đột biến Đột biến Total Không di căn 12 22,60% 5 21,70% 17 22,40% Di căn 41 77,40% 18 78,30% 59 77,60% Total 53 100,00% 23 100,00% 76 100,00% Chi2=0,0075, p=0,931 Nhận xét: Đột biến gen KRAS, NRAF không liên quan với di căn (gan, phổi, buồng trứng, xương, phúc mạc) (p > 0,05, Fisher.test) Liên quan đột biến gen KRAS, NRAF với nồng độ CEA Bảng 18. Liên quan đột biến gen KRAS, NRAF với nồng độ CEA Tần số Giá trị trung bình Không đột biến 53 24,7 t= 1,2526 p=0,2143 Có đột biết 23 10,4 Nhận xét: Trung vị nồng độ CEA nhóm đột biến gen KRAS, NRAF là 10,4 ng/ml, nhóm không đột biến gen KRAS, NRAF là 24,7 ng/ml, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Đột biến gen KRAS, NRAF với nồng độ CA 19-9 Nhận xét: Trung vị nồng độ CA19‐9 nhóm đột biến gen KRAS, NRAF là 34,5 U/ml, nhóm không đột biến gen KRAS, NRAF là 20,6 U/ml, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 19. Liên quan đột biến gen KRAS, NRAF với nồng độ CA 19-9 Tần số Giá trị trung bình Không đột biến 52 20,6 t=-1,2164 p=0,2279 Có đột biết 21 34,5 Liên quan đột biến gen KRAS, NRAF với phân độ mô bệnh học Bảng 20. Đột biến gen KRAS, NRAF với phân độ mô bệnh học Mô học Không đột biến Có đột biến Tổng 1 11 2080% 5 21,70% 16 21,10% 2 27 50,90% 10 43,50% 37 48,70% 3 15 28,30% 8 34,80% 23 30,30% Tổng 53 100,00% 23 100,00% 76 100,00% Pearson chi2 = 0,4136 P= 0,813 Nhận xét: Đột biến gen KRAS, NRAF ở nhóm biệt hóa cao là 21,70%, biệt hóa vừa là 43,50%, biệt hóa thấp là 34,80%. Đột biến gen KRAS, BRAF không liên quan với phân độ mô bệnh học (P > 0,05, Fisher.test). Đột biến gen KRAS - NRAS KRAS đột biến đóng vai trò quan trọng cả trong hình thành ung thư cũng như sự đề kháng với điều trị(6). Đột biến KRAS thường tập trung ở codon 12 và 13, ngoài ra cũng có thể gặp ở codon 61 và 146 với tần suất rất thấp(5,9). Trong tổng số 76 trường hợp đã khảo sát, chúng tôi phát hiện 22 bệnh nhân có mang đột biến gen KRAS, chiếm tỷ lệ 28,9%, 1 bệnh nhân có mang đột biến NRAS chiếm tỷ lệ 1,3%. Tần suất đột biến này tương đồng với hầu hết các nghiên cứu trước đây khoảng 27 – 43%(1,2,3,8). Chúng tôi không thấy có mối liên quan giữa tình Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 260 trạng đột biến gen KRAS với vị trí khối u, nhưng đột biến có khuynh hướng thường gặp hơn trên bệnh nhân nam so với bệnh nhân nữ. Bệnh nhân trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) cũng ít gặp đột biến gen KRAS hơn so với nhóm bệnh nhân lớn tuổi. Có tất cả 5 kiểu đột biến tại codon 12 và 13 được phát hiện trên 22 bệnh nhân trong nghiên cứu này. Thường gặp nhất là các đột biến Gly12Asp, Gly12Val và Gly12Ser của codon 12 và Gly13Asp, Gly13Arg của codon 13. Các số liệu này hoàn toàn tương đồng với các nghiên cứu trước đây trên thế giới(4,7). KẾT LUẬN Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đột biến gen KRAS, NRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Tỷ lệ đột biến cả hai gen KRAS và gen NRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng là 30,26% (23/76), tỷ lệ đột biến gen KRAS là 28,9% (22/76), tỷ lệ đột biến gen NRAF là 1,3% (1/76). Đột biến gen KRAS dạng Gly12Asp có tỷ lệ cao nhất là 43,5% (10/23), thứ hai là dạng Gly13Asp là 21,7% (5/23). Liên quan của đột biến gen KRAS, NRAF với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Đột biến gen KRAS và gen NRAF không liên quan với các đặc điểm lâm sàng: giới tính, nhóm tuổi, tình trạng cấp cứu, hóa sinh CEA, CA19‐9, phân độ mô bệnh học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Amado RG, Wolf M, Peeters M, Van Cutsem E, Siena S, Freeman DJ, et al (2008). Wild‐type KRAS is required for panitumumab efficacy in patients with metastatic colorectal cancer. J Clin Oncol.;26(10):1626‐34. 2. Benvenuti S, Sartore‐Bianchi A, Di Nicolantonio F, Zanon C, Moroni M, Veronese S, et al (2007). Oncogenic activation of the RAS/RAF signaling pathway impairs the response of metastatic colorectal cancers to anti‐epidermal growth factor receptor antibody therapies. Cancer Res;67(6):2643‐8. 3. Di Fiore F, Blanchard F, Charbonnier F, Le Pessot F, Lamy A, Galais MP, et al (2007). Clinical relevance of KRAS mutation detection in metastatic colorectal cancer treated by Cetuximab plus chemotherapy. Br J Cancer;96(8):1166‐9. 4. Domagala P, Hybiak J, Sulzyc‐Bielicka V, Cybulski C, Rys J, Domagala W (2012). KRAS mutation testing in colorectal cancer as an example of the pathologist's role in personalized targeted therapy: a practical approach. Pol J Pathol;63(3):145‐ 64. 5. Edkins S, O'Meara S, Parker A, Stevens C, Reis M, Jones S, et al. (2006) Recurrent KRAS codon 146 mutations in human colorectal cancer. Cancer Biol Ther;5(8):928‐32. 6. Hoàng Anh Vũ, Hứa Thị Ngọc Hà (2013). Phát hiện đột biến gen KRAS trong ung thư đại trực tràng bằng kỹ thuật Cold ‐ PCR và giải trình tự DNA. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 7. Kristensen LS, Kjeldsen TE, Hager H, Hansen LL (2012). Competitive amplification of differentially melting amplicons (CADMA) improves KRAS hotspot mutation testing in colorectal cancer. BMC Cancer.12:548. 8. Lievre A, Bachet JB, Boige V, Cayre A, Le Corre D, Buc E, et al (2008). KRAS mutations as an independent prognostic factor in patients with advanced colorectal cancer treated with cetuximab. J Clin Oncol;26(3):374‐9. 9. Oliveira C, Westra JL, Arango D, Ollikainen M, Domingo E, Ferreira A, et al (2004). Distinct patterns of KRAS mutations in colorectal carcinomas according to germline mismatch repair defects and hMLH1 methylation status. Hum Mol Genet;13(19):2303‐11. Ngày nhận bài báo: 07/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/12/2017 Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_hien_dot_bien_gen_kras_nras_trong_ung_thu_dai_truc_tran.pdf
Tài liệu liên quan