Cơ sở lý luận về xây dựng và thực hiện chính sách xã hội nhằm đảm bảo hài hòa quan hệ giữa công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế

Tài liệu Cơ sở lý luận về xây dựng và thực hiện chính sách xã hội nhằm đảm bảo hài hòa quan hệ giữa công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế: 10 Xã hội học số 1 - 2007 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Cơ sở lý luận về xây dựng và thực hiện chính sách xã hội nhằm đảm bảo hài hòa quan hệ giữa công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế Nguyễn Hữu Dũng 1. Bản chất của công bằng xã hội Công bằng xã hội, theo Friedrum Quaas, là một trong những giá trị xã hội cao nhất trong hệ thống xã hội dân chủ và có trách nhiệm xã hội cao, thậm chí là mục tiêu hàng đầu trong phát triển xã hội. Tuy nhiên, quan niệm về công bằng xã hội rất khác nhau giữa các thời đại và giữa các nhà nghiên cứu, quản lý xã hội. Để hiểu bản chất của công bằng xã hội, trước hết phải bắt đầu từ “bình đẳng xã hội”. Bình đẳng xã hội, với quan niệm chung nhất là sự ngang bằng nhau giữa người và người về một, hoặc một vài phương tiện xã hội nào đó, hoặc mọi phương diện xã hội. Giữa công bằng xã hội và bình đẳng xã hội có những điểm thống nhất, nhưng cũng có những khác biệt. Công bằng xã hội không đồng nhất với bình đẳng xã hội ở chỗ, ...

pdf7 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở lý luận về xây dựng và thực hiện chính sách xã hội nhằm đảm bảo hài hòa quan hệ giữa công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 Xã hội học số 1 - 2007 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Cơ sở lý luận về xây dựng và thực hiện chính sách xã hội nhằm đảm bảo hài hòa quan hệ giữa công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế Nguyễn Hữu Dũng 1. Bản chất của công bằng xã hội Công bằng xã hội, theo Friedrum Quaas, là một trong những giá trị xã hội cao nhất trong hệ thống xã hội dân chủ và có trách nhiệm xã hội cao, thậm chí là mục tiêu hàng đầu trong phát triển xã hội. Tuy nhiên, quan niệm về công bằng xã hội rất khác nhau giữa các thời đại và giữa các nhà nghiên cứu, quản lý xã hội. Để hiểu bản chất của công bằng xã hội, trước hết phải bắt đầu từ “bình đẳng xã hội”. Bình đẳng xã hội, với quan niệm chung nhất là sự ngang bằng nhau giữa người và người về một, hoặc một vài phương tiện xã hội nào đó, hoặc mọi phương diện xã hội. Giữa công bằng xã hội và bình đẳng xã hội có những điểm thống nhất, nhưng cũng có những khác biệt. Công bằng xã hội không đồng nhất với bình đẳng xã hội ở chỗ, công bằng xã hội là sự ngang nhau giữa người với người không phải về một phương diện bất kỳ, mà chỉ về một phương diện hòan toàn xác định là: quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ theo nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ (cống hiến) ngang nhau thì có quyền lợi (được hưởng thụ) ngang nhau. Như vậy, công bằng xã hội liên quan đến mối quan hệ ứng xử giữa “nghĩa vụ” và “quyền lợi”, giữa “cống hiến” và “hưởng thụ”. Công bằng xã hội là một dạng, một biểu hiện cụ thể của bình đẳng xã hội và thực hiện công bằng xã hội chính là thực hiện một phần của bình đẳng xã hội, là một bước tiến trên con đường lâu dài nhằm đạt tới bình đẳng xã hội hoàn toàn chứ chưa phải là đã đạt tới bình đẳng xã hội hoàn toàn. Và do đó, ngày nay, trong một xã hội phát triển, chưa thể đạt được bình đẳng xã hội hoàn toàn, hơn thế nữa, sự tồn tại bất bình đẳng ở một vài phương diện nào đó, trong một số lĩnh vực nào đó, vẫn là một tất yếu, không tránh khỏi. Cái mà xã hội đạt được mới chỉ là công bằng xã hội - một phần của bình đẳng xã hội. Chính C. Mác cũng cho rằng, trong chủ nghĩa xã hội, công bằng xã hội được thực hiện nhưng bất bình đẳng xã hội vẫn tồn tại như một tất yếu không thể tránh khỏi. Từ quan niệm chung trên đây về công bằng xã hội và bình đẳng xã hội , người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về công bằng xã hội. Theo từ điển Bách khoa triết học (Liên Xô): “công bằng là khái niệm đạo đức - pháp quyền, đồng thời cũng là khái niệm chính trị - xã hội. Khái niệm công bằng bao hàm trong nó yêu cầu về sự phù hợp giữa vai trò thực tiễn của cá nhân (nhóm xã hội) với địa vị của họ trong đời sống xã hội, giữa quyền và nghĩa vụ của họ, giữa làm và hưởng, giữa lao động và sự trả công, giữa tội phạm và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội. Sự không phù hợp trong những quan hệ đó được đánh giá là sự bất công”. Nguyễn Hữu Dũng Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 11 Friedrun Quaas, một học giả theo chủ thuyết kinh tế thị trường xã hội, cho rằng: công bằng xã hội là giá trị xã hội phù hợp với những nguyên tắc nhân đạo và phồn vinh cộng đồng. Theo những nguyên tắc này, tất cả các thành viên của xã hội được hưởng lợi từ phồn vinh chung của toàn xã hội và cần phải có sự đóng góp phần mình vào quá trình hình thành, phát triển và duy trì sự phồn vinh đó. Định nghĩa về công bằng xã hội trong từ điển Bách khoa Triết học (Liên Xô) là khá hợp lý, nhưng có nội hàm rộng, bao gồm nhiều mối quan hệ ứng xử, còn định nghĩa sau tuy rất khái quát, nhưng nhấn mạnh đến quan hệ ứng xử giữa cống hiến và hưởng thụ. Đó là quan hệ ứng xử cơ bản nhất trong xã hội để đảm bảo công bằng xã hội. Nhận thức về công bằng xã hội là một quá trình. Trong thời kỳ cổ đại, điển hình là thời kỳ cổ đại Hy Lạp và La Mã, các nhà triết học đã quan tâm nhiều đến chủ đề công bằng xã hội. Thuyết “trạng thái tự nhiên” đã lý tưởng hóa thời “thơ ấu” của loài người (tức xã hội cộng sản nguyên thủy), cho rằng đó là xã hội công bằng nhất, còn xã hội hiện thời là không hợp lý đầy những thiên vị xấu xa, do đi “chệch” khỏi “trạng thái tự nhiên” và cần phải trở lại thời “thơ ấu” của mình. Platon và Aristot cũng ít nhiều theo thuyết này. Tuy nhiên, Aristot cho rằng công bằng là sự bình đẳng giữa những người có cùng địa vị xã hội. Còn sự bất bình đẳng giữa những người không có cùng địa vị xã hội cũng được coi là công bằng. Song, ông cũng có quan niệm khá tiến bộ về công bằng xã hội, cho rằng công bằng xã hội là phạm trù chính trị, gắn với Nhà nước, bởi pháp luật - tiêu chuẩn của sự công bằng. Trên cơ sở pháp luật, tùy thuộc vào sự cống hiến của mỗi người mà họ được hưởng một cách tương ứng. ở phương Đông cổ đại, nhận thức về công bằng xã hội khá rõ ở Trung Quốc trong các thuyết của Mạc Tử, Đạo giáo, Khổng giáo, nhất là Khổng giáo với “thuyết đại đồng” cho rằng, giữa người với người ngự trị lòng tin yêu và thân ái của cải không bị phung phí, cũng không được tích lũy ở một số người lúc đó không có sự phản bội, không có sự dối trá, không có âm mưu, không có trộm cướp, không có loạn lạc và đi khỏi nhà, người ta không cần đóng cửa. Thời kỳ trung đại, trong các xã hội phong kiến, họ cho rằng khó có sự công bằng xã hội trong thực tế. ở châu Âu, nửa cuối của thời kỳ Trung đại đã xuất hiện nhiều phong trào đấu tranh khoác áo tôn giáo (dị giáo), chống lại sự áp bức của nhà vua phong kiến (thế quyền) và giáo hội (thần quyền), giương cao ngọn cờ hướng tới những giá trị mang tính công bằng xã hội. ở phương Đông (Trung Quốc), tư tưởng công bằng, bình đẳng xuất hiện ở một số phong trào nông dân, nổi bật là phong trào “thái bình thiên quốc” với lý tưởng con người sẽ trở thành một gia đình, tất cả đều cùng nhau hưởng đại bình đẳng. Thời kỳ cận đại, khi xuất hiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển, khái niệm công bằng xã hội cũng thay đổi. Đặc biệt, công bằng trong kinh tế được coi là tinh thần của thời đại, ở đó, mọi quan hệ trao đổi được coi là công bằng khi chúng được thực hiện theo nguyên tắc ngang giá. Nhưng khi nguyên tắc ngang giá đó bị tuyệt đối hóa tới mức cực đoan, tới chỗ để cho đồng tiền chi phối tất cả, thì theo Tomat Morơ, cũng không thể có công bằng. Trong thời kỳ cận đại (tiền Tư bản chủ nghĩa) có rất nhiều học thuyết về công bằng xã hội, song đáng lưu ý nhất là các học thuyết về cải tạo xã hội trước Mác (chủ nghĩa xã hội không tưởng) và học thuyết Cơ sở lý luận về xây dựng và thực hiện chính sách xã hội... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 12 C. Mác về chủ nghĩa xã hội. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu một tư tưởng mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc trong thời đại ngày nay: sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Đặc biệt, học thuyết C. Mác về công bằng xã hội trong kinh tế cho rằng trong chủ nghĩa xã hội công bằng xã hội được thể hiện trong nguyên tắc phân phối theo lao động. Theo C. Mác đây là nguyên tắc phân phối rất công bằng vì ở đây tất cả những người sản xuất đều có quyền ngang nhau tham dự vào quỹ tiêu dùng của xã hội khi làm một công việc ngang nhau. Trong thời kỳ hiện đại, cuối thế kỷ XIX, nhà xã hội học Pháp E. Dukheim cho rằng, các xã hội hiện đại chỉ có thể ổn định nếu tôn trọng công bằng xã hội. Trong tác phẩm “Một lý thuyết về công bằng”, nhà xã hội học Mỹ John Rawls đã đưa ra những nguyên tắc làm cơ sở cho lý luận của mình: nguyên tắc thứ nhất là tự do của mỗi người phải được hạn chế bởi tự do của người khác. Nguyên tắc thứ 2, những bất công về kinh tế và xã hội phải được tổ chức sao cho mọi người có thể chấp nhận được và chúng được gắn với những vị trí và chức năng được mở rộng ra cho tất cả mọi người. Trên cơ sở đó, J. Rawls đưa ra nguyên tắc “tối đa hóa các tối thiểu” (nguyên tắc Maximin) cho những người bị thiệt thòi, yếu thế trong xã hội. J. Rawls coi đó như là lý tưởng của xã hội công bằng. Nhà triết học Pháp Jacques Derrida, khi nêu bật những giá trị nhân văn của chủ nghĩa Mác hiện nay vẫn nguyên giá trị, đã nhấn mạnh là không thể có công bằng xã hội chừng nào còn có quy luật thị trường, nợ nước ngoài, sự phát triển không đều về khoa học và công nghệ, còn có bạo lực và đói nghèo, những cái đã gây nên biết bao đau khổ ghê gớm cho con người trên toàn thế giới. Thế giới ngày nay đang bước vào kỷ nguyên mới của sự phát triển dựa trên cơ sở công nghệ thông tin và kinh tế tri thức. Nhiều quốc gia đang trên đà phát triển phồn vinh. Tuy nhiên, tình trạng nghèo khổ cũng đang là thách thức lớn ở nhiều quốc gia. Theo quan niệm của Liên Hợp quốc, mâu thuẫn giữa tăng trưởng, phát triển phồn vinh và sự gia tăng nghèo khổ trên thế giới là mâu thuẫn gay gắt, không thể chấp nhận được, là bất công lớn nhất của bất công xã hội. Theo Ngân hàng phát triển châu á, đói nghèo làm cho con người mất đi những tài sản cơ bản và cơ hội mà mỗi con người có quyền được hưởng. Đói nghèo là một trong những sự sỉ nhục đối với giá trị chung của xã hội. Do vậy, tấn công vào nghèo đói chính là xóa bỏ bất công xã hội, thực hiện công bằng xã hội. Cho đến nay, nhận thức về công bằng xã hội của nhân loại đã có sự phát triển rất mới, nội hàm về công bằng xã hội được bổ sung, mở rộng và phát triển. Nội dung quan trọng nhất của công bằng xã hội không chỉ giới hạn trong công bằng về quan hệ phân phối, công bằng về thu nhập, mà quan trọng hơn là công bằng về cơ hội phát triển. Theo chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), công bằng về cơ hội phát triển là nội dung bao trùm của công bằng xã hội trong thế giới hiện đại. Nhận thức này dựa trên định nghĩa của UNDP về phát triển con người, đó là quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn cho mọi người, để trên cơ sở đó, mỗi người được hưởng thụ đầy đủ hơn các thành quả phát triển và tăng trưởng. Định nghĩa này đang được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng để đánh giá sự tiến bộ, công bằng xã hội và phát triển con người. Nguyễn Hữu Dũng Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 13 2. Quan niệm về công bằng xã hội trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Công bằng xã hội là một khái niệm khoa học mang tính lịch sử. Ph. Ăngghen đã viết: “Công lý của người Hy Lạp và người La Mã cho rằng chế độ nô lệ là công bằng; công lý của những nhà tư sản năm 1789 đòi hỏi thủ tiêu chế độ phong kiến, vì chế độ ấy không công bằng”. Theo GS. Phạm Xuân Nam, GS. Bùi Đình Thanh, khi nghiên cứu về khái niệm công bằng xã hội cần phải tìm được sự cân bằng tương đối giữa công bằng xã hội và phát triển kinh tế; đồng thời nghiên cứu công bằng xã hội trong điều kiện lịch sử hiện nay của đất nước. Lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Với đường lối đổi mới, xã hội Việt Nam đang mở ra những khả năng ngày càng lớn cho các cá nhân và các tầng lớp xã hội khác nhau phát huy những năng lực và nguồn lực vốn có hoặc ở dạng tiềm năng để vừa mưu cầu lợi ích cho mình, vừa tạo nên sức mạnh chung của cộng đồng. Do đó, khái niệm công bằng trong xã hội ta không thể là chủ nghĩa bình quân, cũng không thể là “mạnh được, yếu thua”, “may nhờ, rủi chịu”, để mặc cho mọi bất công hoành hành, xa lạ với bản chất chế độ xã hội - chính trị của nước ta. Với nhận thức như vậy, hai tác giả đã đưa ra khái niệm công bằng xã hội như sau: “Công bằng xã hội là một giá trị định hướng để con người thỏa mãn những nhu cầu cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần trong mối quan hệ phân phối sản phẩm xã hội tương đối hợp lý giữa cá nhân và nhóm xã hội, phù hợp với sự cống hiến của mỗi ngừời và với khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định”.1 Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm nhất quán về công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này xuất phát từ mô hình phát triển của Việt Nam là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đó là kết quả của một quá trình đổi mới tư duy, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, công bằng xã hội từ ngàn xưa cho đến ngày nay, bao giờ cũng được xem là một đạo lý sống của mỗi cá nhân và cộng đồng dân tộc: Công bằng là đạo người ta ở đời Cái ta không muốn thì người chẳng ưa. Đến thời đại Hồ Chí Minh, công bằng xã hội được nhận thức dựa trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”.2 Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh rằng trên con đường đưa đất nước đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, chúng ta vẫn phải chấp nhận không phải mọi người đều có thể cùng một lúc giàu như nhau. Do đó, Người nói: 1 GS.TS Phạm Xuân Nam (chủ biên): Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hội. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 2001. Tr. 31. 2 Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 1995. Cơ sở lý luận về xây dựng và thực hiện chính sách xã hội... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 14 “Làm cho người nghèo thì đủ ăn Người đủ ăn thì khá giàu Người khá giàu thì giàu thêm”.3 Qua hai mươi năm đổi mới, tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội được Đảng ta không ngừng phát triển và cụ thể hóa, thể hiện rất rõ trong các văn kiện Đại hội của Đảng. Đại hội VI - Đại hội mở đầu cho thời kỳ đổi mới, đã đưa ra quan điểm là phải tập trung ưu tiên phát triển kinh tế, đồng thời phải thực hiện công bằng xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Nhận thức của Đảng ta về công bằng xã hội là: “Đảm bảo sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân, chống đặc quyền, đặc lợi”4. Tuy nhiên, Đại hội cũng nhấn mạnh thực hiện công bằng xã hội phải phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời kiên quyết loại bỏ các nguồn thu nhập do làm ăn phi pháp mà có. Đặc biệt, nhận thức của Đảng ta về công bằng xã hội trong văn kiện Đại hội VI được tập trung vào phương diện phân phối. Nghị quyết Đại hội VI xác định: “Thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động khắc phục tính chất bình quân, xóa bỏ từng bước phần cung cấp còn lại trong chế độ tiền lương, áp dụng các hình thức trả lương gắn với kết quả lao động và hiệu quả kinh tế”5. Thực hiện công bằng trong phân phối là vấn đề cơ bản nhất của công bằng xã hội, nhưng chưa đủ. Đại hội VI chủ trương: “cùng với việc tiến tới xóa bỏ cơ sở kinh tế - xã hội của sự bất công xã hội phải đấu tranh kiên quyết chống những hiện tượng tiêu cực làm cho những nguyên tắc công bằng và lối sống lành mạnh được khẳng định trong cuộc sống hàng ngày của xã hội ta”6. Nhận thức của Đảng ta về công bằng xã hội trong văn kiện Đại hội VI là rất cơ bản và định hướng cho hoạch định chính sách của Nhà nước về phát triển xã hội. Đại hội VII đã phát triển và làm rõ hơn các quan điểm có tính xuyên suốt và nhất quán của Đảng ta về công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Đại hội VII đã khẳng định quan điểm xuyên suốt và bao trùm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”7. Như vậy, Đảng ta đã đặt công bằng xã hội ngang tầm và trong mối quan hệ qua lại với tăng trưởng kinh tế. Cương lĩnh 1991 do Đại hội VII thông qua đã đưa ra nguyên tắc phân phối đảm bảo công bằng xã hội. Đó là “Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu”8. Tuy nhiên, Đảng ta cũng khuyến khích làm giàu đi đôi với giảm số người nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế; tạo điều kiện cho mọi người đều được cống hiến và được hưởng thành quả của sự phát triển; nhất là, thể hiện sự công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân; trong giáo dục và đào tạo; quan tâm những người có công với nước, những người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số Đặc biệt Đại hội VII đã đề ra chủ trương rất quan trọng, có tính chất đột phá, tạo động lực cho 3 Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 1995. 4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự thật. Hà Nội - 1987. 5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự thật. Hà Nội - 1987. 6 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự thật. Hà Nội - 1987. 7 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb Sự thật. Hà Nội - 1991. 8 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb Sự thật. Hà Nội - 1991. Nguyễn Hữu Dũng Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 15 tăng trưởng và thực hiện công bằng xã hội là “khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, coi một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển”9. Từ đó,mọi chính sách phải hướng vào động viên và phát huy khả năng của toàn xã hội, khuyến khích người lao động tăng thu nhập và làm giàu chính đáng, chấp nhận sự chênh lệch trong thu nhập do năng suất và hiệu quả lao động. Nhận thức trên đây về công bằng xã hội đã góp phần quan trọng giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức lao động và giải quyết tốt các vấn đề xã hội trên nguyên tắc công bằng và tiến bộ xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Quan điểm bao trùm, nhất quán gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội của Đảng ta được Đại hội VIII phát triển và mở rộng nội hàm theo hướng phát triển bền vững. Văn kiện Đại hội VIII khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển”10, “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”11. Trong khi Đảng ta vẫn tiếp tục chủ trương khuyến khích làm giàu hợp pháp, nhưng cũng rất nhấn mạnh phải chống làm giàu phi pháp, vừa coi trọng xóa đói giảm nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội, nhất là khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động. Tư tưởng giải phóng sức lao động được Đảng ta rất coi trọng trên cơ sở đảm bảo cho mọi công dân đều được tự do hành nghề, tự do thuê mướn nhân công theo pháp luật. Trong khi khuyến khích mọi người đầu tư phát triển sản xuất, tạo nhiều việc làm và tự tạo việc làm, tăng thu nhập, Đảng chủ trương thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện công bằng trong giáo dục đào tạo, tạo điều kiện để ai cũng được học hành, người nghèo được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để học tập; thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho các gia đình chính sách, cho người nghèo. Đặc biệt, Văn kiện Đại hội VIII giải thích rất rõ về nội dung của công bằng xã hội, đó là: “Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình”12. Đây là quan niệm rất mới về công bằng xã hội và phù hợp với nhận thức chung về công bằng xã hội của quốc tế trong một xã hội hiện đại. Đại hội VIII cũng khẳng định vấn đề quan trọng nhất của công bằng xã hội là công bằng trong phân phối. Văn kiện Đại hội đã phát triển thêm nguyên tắc phân phối trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là ngoài nội dung “thực hiện nhiều hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu”, Nghị quyết đã đưa thêm nội dung “phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội, đi đôi với chính sách điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi của người lao động”13 vào nguyên tắc phân phối phù hợp với quan điểm đổi mới kinh tế - xã hội ở nước ta. Đại hội IX tiếp tục tái khẳng định những chủ trương, quan điểm cơ bản của các Đại hội trước 9 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb Sự thật. Hà Nội - 1991. 10 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 1996. 11 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 1996. 12 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 1996. 13 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 1996. Cơ sở lý luận về xây dựng và thực hiện chính sách xã hội... Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 16 về công bằng xã hội, đồng thời đã tổng kết lý luận và thực tiễn đưa ra nguyên tắc phân phối công bằng và phù hợp với thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là: “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội”14. Nguyên tắc phân phối do Đại hội IX đề ra được Đại hội X tái khẳng định một lần nữa và nhấn mạnh đến hai vấn đề rất quan trọng trong thực hiện công bằng xã hội thông qua phân phối lại và phúc lợi xã hội, đó là: - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách đảm bảo dịch vụ công cộng thiết yếu, tạo điều kiện cho mọi người dân, kể cả người nghèo được đáp ứng nhu cầu về giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao, tạo việc làm ;15 - Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh mẽ hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.16 Về tổng thể, Nghị quyết Đại hội X đã khẳng định “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội” là một trong những nội dung cơ bản của mục tiêu và phương hướng tổng quát phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” trên cơ sở giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, sức lao động, nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt, Đại hội X đã bổ sung và hoàn thiện hơn chủ trương, quan điểm nhất quán về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, đó là: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến với hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ hơn cho phát triển kinh tế - xã hội”17. Đây là nhận thức khái quát về công bằng xã hội đầy đủ và rõ nhất của Đảng ta đến nay trên cơ sở tổng kết 20 năm đổi mới, làm cơ sở để Nhà nước cụ thể hóa, thể chế hóa thành cơ chế, chính sách, luật pháp và triển khai trong cuộc sống. Tài liệu tham khảo chính 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự thật. Hà Nội - 1987. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb Sự thật. Hà Nội - 1991. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 1996. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 2001. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Hà Nội, tháng 4 - 2006. 14 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 2001. 15 Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Hà Nội, tháng 4 - 2006. 16 Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Hà Nội, tháng 4 - 2006. 17 Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Hà Nội, tháng 4 - 2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso1_2007_nguyenhuudung_3033.pdf
Tài liệu liên quan