Sai lệch xã hội trong xã hội học của Emile Durkheim (Phần 2) - Trương Văn Vỹ

Tài liệu Sai lệch xã hội trong xã hội học của Emile Durkheim (Phần 2) - Trương Văn Vỹ: Chương 3 NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG QUAN ĐIỂM VÀ ĐÓNG GÓP CỦA E. DURKHEIM VỀ SAI LỆCH XÃ HỘI 3.1. Biến đổi quan điểm trong 2 tác phẩm của E. Durkheim. Trên cơ sở phân tích nội dung và quan điểm sai lệch xã hội trong 2 tác phẩm của E. Durkheim, với rất nhiều điểm giống nhau và khác biệt, đặc biệt trong nội dung của mỗi tác phẩm, chúng tôi tiến hành so sánh một số đặc điểm về hình thức và nội dung của 2 tác phẩm nói trên để tìm ra sự biến đổi trong quan điểm của E. Durkheim về sai lệch xã hội, từ đó thấy được phần nào sự tiến hóa trong quan điểm về sai lệch xã hội của E. Durkheim. 3.1.1. So sánh đặc điểm hình thức của 2 tác phẩm BẢNG 1. TÓM TẮT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA 2 TÁC PHẨM Stt Đặc điểm “Về sự phân công...” Tác phẩm “Tự tử” 1 Năm công bố 1893 1897 2 Nguồn gốc văn bản Nguyên bản tiếng Nga Nguyên bản tiếng Nga 3 Nguồn gốc bản dịch Từ tiếng Pháp Từ tiếng Pháp 4 Tên sách tiếng Nga О разделении общественного труда САМОУБИЙСТВО Социологический э...

pdf90 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sai lệch xã hội trong xã hội học của Emile Durkheim (Phần 2) - Trương Văn Vỹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG QUAN ĐIỂM VÀ ĐÓNG GÓP CỦA E. DURKHEIM VỀ SAI LỆCH XÃ HỘI 3.1. Biến đổi quan điểm trong 2 tác phẩm của E. Durkheim. Trên cơ sở phân tích nội dung và quan điểm sai lệch xã hội trong 2 tác phẩm của E. Durkheim, với rất nhiều điểm giống nhau và khác biệt, đặc biệt trong nội dung của mỗi tác phẩm, chúng tôi tiến hành so sánh một số đặc điểm về hình thức và nội dung của 2 tác phẩm nói trên để tìm ra sự biến đổi trong quan điểm của E. Durkheim về sai lệch xã hội, từ đó thấy được phần nào sự tiến hóa trong quan điểm về sai lệch xã hội của E. Durkheim. 3.1.1. So sánh đặc điểm hình thức của 2 tác phẩm BẢNG 1. TÓM TẮT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA 2 TÁC PHẨM Stt Đặc điểm “Về sự phân công...” Tác phẩm “Tự tử” 1 Năm công bố 1893 1897 2 Nguồn gốc văn bản Nguyên bản tiếng Nga Nguyên bản tiếng Nga 3 Nguồn gốc bản dịch Từ tiếng Pháp Từ tiếng Pháp 4 Tên sách tiếng Nga О разделении общественного труда САМОУБИЙСТВО Социологический этюд 5 Tên sách (tạm) dịch sang tiếng Việt “Về sự phân công lao động trong xã hội” Tự tử Nghiên cứu xã hội học SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 94 6 Đề nghị gọi tên sách (như trên) “TỰ TỬ” 7 Nhà xuất bản (ở Nga) “Kanon” (Moscow) “Soyuz” (S. Peterburg) 8 Năm xuất bản (Nga) 1996 1998 9 Người dịch (ở Nga) A. B. Gofman A. N. Ilinski 10 Chỉ số thư mục (Nga) ISBN 5-88373-036-1 ISBN 5-87852- 063-X 11 Tổng số trang dịch 432 trang 496 trang 12 Tổng số sách của t/p 3 sách (S) 3 sách (S) 13 Tổng số chương 15 chương 13 chương 14 Số chương/sách 7/S1; 5/S2; 3/S3 4/S1; 6/S2; 3/S3 15 Phần mở đầu Cho xuất bản lần 1 Cho xuất bản lần 2 (có) 16 Phần dẫn luận (có) (có, trong phần nội dung) 17 Nội dung tóm tắt (không) (Có, ở đầu sách) 18 Phần kết luận (có) Lời cuối sách 19 Chỉ dẫn tên người (không) (có) 20 Chú giải và trích dẫn Ở cuối mỗi trang Ở cuối cuốn sách 21 Mục lục Ở cuối sách (chi tiết) Ở cuối sách (tóm tắt) Nhận xét: Sự khác biệt về hình thức của 2 tác phẩm là đương nhiên, bởi mỗi tác phẩm chuyển tải những nội dung khác nhau và xuất bản vào những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong kết cấu của 2 tác phẩm có những điểm tương đồng, khi tác giả phân chia tác phẩm của mình theo 3 cuốn sách và mỗi cuốn sách thành các chương, và mỗi chương đều nêu tóm tắt những ý trình bày chính. Các tác Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 95 phẩm đều có phần mở đầu, dẫn luận và kết luận, có phần chú giải và nguồn gốc trích dẫn. Phần mục lục đều được đặt ở cuối sách. Điều này cũng nói lên sự nhất quán về mặt hình thức trong thể hiện ý tưởng và chuyển tải nội dung quan điểm của E. Durkheim. 3.1.2. So sánh đặc điểm nội dung của 2 tác phẩm BẢNG 2. TÓM TẮT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA 2 TÁC PHẨM Stt Đặc điểm “Về sự phân công” Tác phẩm “Tự tử” 1 Chủ đề tác phẩm Về sự phân công lao động trong xã hội Về hiện tượng tự tử trong xã hội 2 Ý chính của tác phẩm Đoàn kết xã hội, sự phân công lao động trong xã hội, chức năng và những “hình thái phi chuẩn” của sự phân công lao động Các kiểu tự tử, nguyên nhân tự tử và phương thức mà nguyên nhân xã hội diễn ra, những mối quan hệ liên quan đến tự tử. 3 Mục đích nghiên cứu vấn đề Trình bày sự phát triển và vấn đề đạo đức của sự phân công lao động Tìm hiểu bản chất đời sống xã hội và hành vi của con người 4 Định nghĩa sai lệch Là sự “phi chuẩn” về phân công lao động. Tự tử là hành vi sai lệch xã hội đặc biệt. 5 Phương pháp nghiên cứu Phân tích và hệ thống Thống kê và loại trừ 6 Số hình thức sai lệch 3 kiểu sai lệch 4 kiểu sai lệch 7 Tên gọi các sai lệch Phân công lao động: 1) Phi chuẩn; 2) Bắt buộc; 3) Không hoặc thiếu đồng bộ 1) Tự tử vị kỷ 2) Tự tử vị tha 3) Tự tử phi chuẩn 4) Tự tử định mệnh SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 96 8 Nguyên nhân sai lệch (tóm lược) Các quan hệ không được thể chế hóa; cá nhân không hòa hợp với chức năng; hoạt động chức năng chưa đầy đủ; Chủ nghĩa cá nhân cực đoan; hòa nhập nhóm quá mạnh; quy tắc xã hội không còn đúng; niềm tin mù quáng; 9 Chức năng sai lệch (tóm lược) - Liên kết các cá nhân, thống nhất xã hội, tạo lập đoàn kết và trật tự đạo đức; - Tạo mối liên kết và đoàn kết xã hội; tăng cường ý thức tập thể và trật tự xã hội; 10 Phương pháp luận nghiên cứu vấn đề - Ý thức tập thể/cá nhân - Đoàn kết xã hội - Phân công lao động - Hình thái phi chuẩn của phân công lao động - Ý thức cá nhân/tập thể - Hội nhập xã hội - Chuẩn mực xã hội - Hình thái phi chuẩn của hiện tượng tự tử 11 Kết luận vấn đề Sự phân công lao động là quy luật của tự nhiên, thể hiện quy tắc đạo đức hành vi con người; phân công lao động làm nảy sinh và hình thành đoàn kết xã hội; Bản chất xã hội của tự tử; nguyên nhân xã hội quyết định; ý nghĩa hội nhập hay đoàn kết xã hội đối với cá nhân, cần hướng đến những mục đích xã hội; Nhận xét: Qua so sánh một số đặc điểm nội dung của 2 tác phẩm của E. Durkheim, chúng ta thấy rất nhiều khác biệt liên quan đến cùng vấn đề sai lệch xã hội trong quan điểm của E. Durkheim. Sự khác biệt này giúp chúng ta thấy rõ những điều mới, những phát hiện thêm, sự tiến hóa trong quan điểm của E. Durkhiem đối với sai lệch xã hội, thấy rõ hơn, đầy đủ hơn nội dung quan điểm sai lệch xã hội của ông, tầm quan trọng của vấn đề đối với đời sống xã hội và trong hành vi cá nhân con người. Ông đã mở rộng, hay nói cách khác, Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 97 bổ sung thêm những hình thức sai lệch xã hội thông qua việc phân loại các kiểu tự tử. Từ đó cũng chỉ thêm các nguyên nhân, chủ yếu là các nguyên nhân xã hội, dẫn đến các hành vi sai lệch xã hội. Dưới đây chúng ta tìm hiểu thêm một công trình nữa của E. Durkheim – bài báo “Bình thường và bệnh lý” để thấy được những điểm mới, những bước tiến hóa trong quan điểm về sai lệch xã hội của E. Durkheim. 3.2. Điểm mới trong quan điểm từ bài báo “Bình thường và bệnh lý” 3.2.1. Giới thiệu bài báo Bài báo “Bình thường và bệnh lý” (1895) của E. Durkheim được in trong cuốn sách “Xã hội học tội phạm” (Các lý thuyết tư sản hiện đại) [118] - tuyển tập các bài báo viết về các vấn đề lý luận liên quan đến xã hội học tội phạm, nguyên bản bằng tiếng Nga. Cuốn sách được Phó tiến sĩ Luật học A. C. Nhikiforov và Tiến sĩ Luật học A. M. Iacovlev dịch từ tiếng Anh, do Nhà xuất bản “Tiến bộ” (“Progress”) Matxcơva ấn hành vào năm 1966. Bài báo gồm 6 trang, từ trang 39 đến trang 44 của cuốn sách. Эмиль Дюркгейм. Норма и патология. Стр. 39-44. (Социология преступности. (Современные буржуарные теории). Сборник статей. Перевод с английского А. С. Никифорова и А. М. Яковлева. Под редакцией проф. Б. С. Никифорова. Издательство «Прогресс», Москва, 1966.) Bài báo sau đó được E. Durkheim đưa vào trong một tác phẩm rất nổi tiếng là “Các quy tắc của phương pháp xã hội học” (1895) để minh chứng và khẳng định cho phương pháp luận xã hội học của ông. Cuốn sách “Các quy tắc của phương pháp xã hội học” đã được Nguyễn Gia Lộc dịch sang tiếng Việt và Nhà xuất bản Khoa học xã hội (Hà Nội) xuất bản vào năm 1993 [18]. Mới đây nhất, năm 2012, tác phẩm trên của E. Durkheim lại được dịch giả Đinh Hồng Phúc chuyển ngữ sang tiếng Việt và do Nhà Xuất bản Tri thức ấn hành trong “Tủ sách Tinh hoa” [19]. Chúng tôi đều có tham khảo các bản dịch tiếng Việt này. SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 98 3.2.2. Phân tích nội dung và quan điểm sai lệch xã hội trong bài báo Bài báo “Bình thường và bệnh lý” được viết từ rất lâu, nhưng những tư tưởng trong đó vẫn còn thể hiện được giá trị của mình cho đến ngày hôm nay. Điều đó là ở chỗ, chủ đề về “tính vĩnh cửu” của tội phạm, bằng cách chung nhất, vẫn có thể “biện minh” cho sự tồn tại của tội phạm trong xã hội hiện đại ngày nay, cho đến tận hôm nay, và hoàn toàn chưa thể nghĩ đến việc nó sẽ kết thúc vào ngày mai, trong tương lai. Chủ đề chính của bài báo là chứng minh “bản chất tự nhiên” của tội phạm, có tính vĩnh cửu và vốn có đối với bất kỳ xã hội nào của con người. Từ đầu bài báo, xuất phát từ sự tăng lên thường xuyên của tội phạm ở các nước tư bản, E. Durkheim đã khẳng định rằng “tội phạm được thực hiện không chỉ ở phần lớn các xã hội của một kiểu nhất định nào đó, mà ở tất cả các xã hội của tất cả các kiểu loại. Không tồn tại một xã hội mà không đụng chạm tới vấn đề tội phạm.” [118; 18; 19]. Ông cũng kết luận rằng, “không có một hiện tượng nào mà có tất cả những dấu hiệu của một hiện tượng bình thường đến mức không cần phải tranh cãi” [118; 18; 19] như là hiện tượng tội phạm. E. Durkheim đã cố gắng đi tìm câu trả lời cho “Tội phạm chủ yếu nghĩa là gì?” Trong bản chất của mối liên kết của sự đoàn kết xã hội. Mối liên kết của sự đoàn kết xã hội, mà pháp luật hà khắc có liên quan, là một mối liên kết mà nếu bị phá vỡ sẽ gây ra tội ác. Và “sự trừng phạt” sẽ diễn ra cho mọi hành động, dù ở bất cứ mức độ nào, chống lại mối liên kết này. Đây cũng chính là nguyên nhân của “sự trừng phạt”. E. Durkheim khẳng định rằng, một hành động là tội phạm khi nó vi phạm các trạng thái vững mạnh và rõ ràng của các chuẩn mực lương tâm. Không ai tranh cãi về lời phát biểu này, nhưng để hiểu đầy đủ và chính xác ý nghĩa câu nói này thật không dễ dàng. “Chúng ta xem như nó mô tả, không phải đặc điểm chủ yếu của tội ác, nhưng là một trong những hậu quả của tội ác” [118; 18; 19] – E. Durkheim giải thích. Rồi ông viết rõ thêm: “Chúng ta biết rất rõ là tội ác xâm phạm những tình cảm rất chung và mãnh liệt, nhưng chúng ta tin rằng tính chung chung và mạnh mẽ này bắt nguồn từ đặc điểm tội phạm của hành động là điều rốt cuộc vẫn còn cần định nghĩa”. [88] Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 99 E. Durkheim cho rằng, mọi người không phản đối ý kiến là nói chung mọi điều xâm phạm cần phải bị lên án, nhưng mọi người cũng thường đồng ý là việc kết án cho mỗi tội ác là bắt nguồn từ đặc điểm của lỗi vi phạm, tuy nhiên, theo E. Durkheim, khi ấy chúng ta rất khó nói đặc điểm tội phạm nghĩa là gì, có phải nó được tìm ra qua lỗi đặc biệt nghiêm trọng hay không, mà xã hội khiển trách qua phương tiện trừng phạt có tổ chức và cấu thành tội phạm. E. Durkheim khẳng định rằng, tất cả mọi hình thức tội phạm có thể xuất phát từ chỉ một hay một vài đặc điểm chung. Và ngay lập tức ông cũng chỉ ngay ra đặc điểm duy nhất của tất cả mọi hình thức tội phạm đó chính là sự đối đầu giữa một tội ác, dù nó có là gì, và những mối tình cảm tập thể nào đó. Vì vậy, chính sự đối đầu này đã làm nên tội phạm hơn là nguồn gốc tội phạm. Nói cách khác, “chúng ta không được quyền nói là một hành động gây sốc cho chuẩn mực lương tâm bởi vì nó là tội phạm, nhưng nên nói rằng nó là tội phạm bởi vì nó gây sốc cho chuẩn mực lương tâm. Chúng ta không kết án nó bởi vì nó là tội ác, nhưng nó là tội ác bởi vì chúng ta kết án nó” [118; 18; 19]. Về bản chất nội tại của các tình cảm này, ta không thể chỉ rõ chúng ra được, chúng có những mục đích đa dạng nhất và không thể được bao gồm trong một công thức riêng lẻ. Chúng ta không thể nói rằng chúng liên quan đến những lợi ích căn bản của xã hội, hay liên quan đến mức công lý thấp nhất, bởi vì tất cả những định nghĩa như vậy đều không phù hợp. Chúng ta chỉ có thể nhận biết nó qua một điều duy nhất – đó là tình cảm, dù cho nguồn gốc hay kết cục của nó là gì, được nhận thấy trong tất cả mọi khối óc với một độ sức mạnh và rõ ràng nào đó, và mọi hành động xâm phạm nó đều là tội ác Như vậy, E. Durkheim đưa ra khái niệm tội ác dựa vào tình cảm tập thể. Ý thức đạo đức của xã hội được nhập tâm trong mỗi cá nhân và nó có sức sống để ngăn chặn mọi hành vi xúc phạm, và tội ác là một hành vi "xúc phạm đến những tình cảm tập thể" ấy. Từ sự phân biệt cái bình thường và cái bệnh lý, E. Durkheim nêu ra rằng tội ác là một hiện tượng rõ ràng nhất của những bệnh hoạn xã hội. "Nếu một sự kiện mà tính chất bệnh lý của nó không thể chối cãi được thì đó là tội ác". [118; 18; 19] Dưới cách nhìn sự kiện xã hội như "một sự vật" thì E. Durkheim coi tội phạm là một điều gì đó bình thường, "trước hết tội ác là bình SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 100 thường, bởi vì một xã hội hoàn toàn không có tội ác là không thể có được" [118; 18; 19]. Tội phạm hiện diện trong hầu hết các xã hội, và trong mọi thời kỳ. Ở những giai đoạn xã hội chuyển tiếp thì hiện tượng này có xu hướng tăng lên hay giảm xuống. Sự tăng lên hay hạ xuống của tỷ lệ tội phạm, theo E. Durkheim, cũng là bình thường, vì ông cho rằng ở mỗi xã hội khác nhau, mỗi trình độ văn minh đều có tính chất tội phạm riêng của nó. E. Durkheim đã đặt hiện tượng tội phạm trong sự phân biệt cụ thể về tính chất và mức độ phát triển xã hội. Phát triển quan niệm của mình, E. Durkheim đi đến sự công nhận tính lợi ích của tội phạm trong quá trình tiến hóa xã hội. Ông còn có một kết luận có thể “gây sốc”: “Như vậy, tội phạm là cần thiết; nó gắn bó bền vững với tất cả những điều kiện cơ bản của bất kỳ xã hội nào và chính vì điều đó nó (tội phạm) là có ích Chính bản thân tội phạm không nên hiểu giống như “cái ác” mà phải đè bẹp nó (cái ác) bằng tất cả phương tiện có thể. Nếu tội phạm rơi xuống thấp hơn mức độ trung bình một cách rõ ràng, thì chúng ta không thể chúc mừng mình điều gì, bởi vì chúng ta có thể hoàn toàn tin rằng, quá trình chuyển động như vậy gắn liền với sự rối loạn trật tự xã hội nhất định nào đó” [118; 18; 19]. Với luận điểm như vậy, E. Durkheim cho rằng tội ác cũng có tính tương đối, mang tính chất của một hành vi lệch chuẩn. Mức độ xúc phạm lương tri tập thể là mức độ lệch lạc, mức độ của sự phạm tội. Ông lấy ví dụ về hai hiện tượng là thiếu tế nhị và ăn cắp, thì ăn cắp sẽ bị trừng phạt vì có mức độ làm tổn thương con người cao hơn. Mức độ làm tổn thương đến tình cảm con người sẽ quyết định mức độ trừng phạt mà tập thể dành cho cá nhân đó. Với khái niệm "xúc phạm đến lương tri tập thể" thì tội phạm hoàn toàn do con người định đoạt. Người lương thiện thường hay phán xét mình ở những điều nhỏ nhặt nhất trong "toà án lương tâm", và cũng có những hình phạt cho mình. Với một tu viện kiểu mẫu thì những hành vi của người trần tục gần như là một tội ác, và nếu như tất cả những tổ chức xã hội nhỏ ấy được "vũ trang quyền phán xử và trừng trị, thì nó sẽ gọi những hành vi đó là tội ác và xử lý các hành vi đó như là những tội ác"[118; 18; 19]. Nhìn về góc độ sự tác động trở lại của ý thức tập thể với cá nhân, cá nhân được xác định là tội phạm còn xuất phát từ nhu cầu của xã hội. "Khi xã hội chịu khổ đau Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 101 nó cảm thấy cần tìm một ai đó để quy trách nhiệm cho căn bệnh của nó" [27]. Những người thường xuyên có những hành vi chống lại tập thể thường phải chịu những trách nhiệm xoa dịu nỗi đau xã hội này. Như vậy ngoài việc có hành vi xúc phạm đến tập thể đã được quy định sẵn, tội phạm còn là những cá nhân nhận phải sự xúc động nhất thời của tập thể. Với quan điểm như vậy E. Durkheim đã nhìn tập thể và cá nhân như hai chủ thể riêng biệt có quan hệ với nhau và xã hội cũng mang tất cả những đặc điểm của cá nhân. Theo E. Durkheim, tội ác là hiện tượng không thể mất đi được, nhưng nó lại là một biểu hiện bệnh lý bình thường của cơ thể xã hội, chính vì vậy nó cũng có chức năng riêng, "gắn liền và cũng cần cho sự tiến hoá bình thường của đạo đức và pháp lý" [118; 18; 19]. Tội phạm là một biểu hiện bệnh lý bình thường nhưng không phải những kẻ phạm tội và những hành vi phạm tội là có thể chấp nhận được một cách bình thường, "cá nhân căm thù sự đau đớn cũng như xã hội căm thù tội ác" [118; 18; 19]. E. Durkheim nhìn nhận về hiện tượng tội phạm như một bệnh lý bình thường của xã hội. Nhưng không phải vì vậy mà có thể đồng nghĩa với việc cho rằng tội phạm là điều tất yếu và có thể chấp nhận bình thường. Với tính chất như vậy của hiện tượng tội phạm, nhiệm vụ của các nhà quản lý xã hội chỉ là điều khiển cho tình trạng này không trở nên nghiêm trọng nhất là trong những lúc có sự biến đổi xã hội. 3.2.3. Những điều rút ra sau phân tích bài báo Hình thức sai lệch xã hội – đó chính là (hiện tượng) tội phạm, mặc dù tội phạm: có ở tất cả các xã hội của tất cả các kiểu loại; không tồn tại một xã hội mà không đụng chạm tới vấn đề tội phạm; là một điều gì đó bình thường, một hiện tượng bình thường đến mức không cần phải tranh cãi; là cần thiết; là hiện tượng không thể mất đi được; như một bệnh lý bình thường của xã hội;... [118]. Nguyên nhân của (hiện tượng) tội phạm: vi phạm các trạng thái vững mạnh và rõ ràng của các chuẩn mực lương tâm; xâm phạm những tình cảm rất chung và mãnh liệt; là điều xâm phạm cần phải bị lên án; là sự đối đầu giữa một tội ác và những mối tình cảm tập thể; là hành vi xúc phạm đến những tình cảm tập thể; là những hành vi chống lại tập thể; là một hiện SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 102 tượng rõ ràng nhất của những bệnh hoạn xã hội; mang tính chất của một hành vi lệch chuẩn: mức độ xúc phạm lương tri tập thể là mức độ lệch lạc, mức độ của sự phạm tội; [118]. Chức năng của (hiện tượng) tội phạm: mối liên kết của sự đoàn kết xã hội; có liên hệ với các điều kiện căn bản của toàn bộ đời sống xã hội; gắn liền và cũng cần thiết cho sự tiến hoá bình thường của đạo đức và pháp lý; có lợi ích trong quá trình tiến hóa xã hội; tạo lập tình cảm tập thể; [118; 18; 19]. Như vậy, với 2 tác phẩm “Phân công lao động trong xã hội”, “Tự tử” và bài báo “Bình thường và bệnh lý” đã cho chúng ta cái nhìn mới khác biệt và thấy được quá trình tiến hóa trong quan điểm của E. Durkheim về sai lệch xã hội. 3.3. Những đóng góp của E. Durkhiem đối với xã hội học Qua các tác phẩm đề cập trên đây, kết hợp với một số công trình nghiên cứu khác, quan điểm về sai lệch xã hội của E. Durkheim dần dần được định hình. Chúng ta xác định được 1) nội dung quan điểm sai lệch xã hội trong xã hội học của E. Durkheim, khẳng định 2) các chức năng của sai lệch xã hội do E. Durkheim đưa ra. Chính những điều này thể hiện sự đóng góp to lớn của E. Durkheim đối với xã hội học. 3.3.1. Nội dung quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim Dưới đây chúng ta xem xét cụ thể hơn những quan điểm, khái niệm và hiện tượng, hay nói cách khác, những yếu tố tạo nên nội dung sai lệch xã hội của E. Durkheim. Thứ nhất, sai lệch xã hội của E. Durkheim được thể hiện qua quan điểm về Ý THỨC TẬP THỂ. Lý thuyết xã hội học của ông tập trung vào vấn đề liên kết xã hội, hay như thuật ngữ ông thường dùng là “đoàn kết xã hội”. Nói cách khác, ông muốn tìm ra cái gì giúp các xã hội liên kết lại với nhau. Ông kết luận rằng, liên kết xã hội ngay từ đầu là kết quả của một lực lượng nảy sinh do tham gia vào một hệ thống các niềm tin và các giá trị chung, và hệ thống này uốn nắn và kiểm soát hành vi cá nhân. E. Durkheim gọi đó là “tâm thần tập thể” hay là “ý thức tập thể” (“the collective conscience”). Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 103 E. Durkheim cho rằng ý thức tập thể bắt nguồn từ các mối tương tác cộng đồng và kinh nghiệm của các thành viên trong xã hội. Vì mọi người đều sinh ra và lớn lên trong bối cảnh ý thức tập thể này nên nó quy định các giá trị niềm tin (mà E. Durkheim gọi là “các biểu tượng tập thể”) và các hành vi của họ. Cuối cùng, nó làm cho đời sống trở nên có ý nghĩa và có thể chấp nhận được. Phần lớn liên kết xã hội được duy trì vì mỗi người trong xã hội đều xẻ chia khuynh hướng biểu tượng tập thể của họ. E. Durkheim đặt ý thức tập thể vào trung tâm của xã hội, và theo đó ông giải thích hiện tượng sai lệch hay lệch chuẩn cùng những biểu hiện và nguyên nhân sinh ra hiện tượng này. Dựa trên quan điểm về cá nhân và tập thể, E. Durkheim đã đưa ra và xây dựng mô hình lý thuyết về sai lệch xã hội. Sai lệch xã hội sẽ xảy ra nếu như ý thức tập thể và ý thức cá nhân mâu thuẫn với nhau, hoặc ý thức cá nhân vượt lên trên ý thức tập thể. Trong khái niệm về ý thức tập thể, E. Durkheim cho rằng đó là "toàn thể những tín ngưỡng và cảm thức chung cho đa số thành phần xã hội. Chắc chắn là ý thức tập thể không có một cơ quan duy nhất làm hạ tầng, nó lan rộng khắp xã hội và độc lập với những hoàn cảnh cá nhân. Cá nhân đi qua, ý thức tập thể vẫn còn ở lại. Nó không thay đổi theo thế hệ, mà nối liền thế hệ này với thế hệ khác. Nó hoàn toàn khác với ý thức cá nhân, dù được thể hiện qua cá nhân. Nó là khía cạnh tâm lý của xã hội có những đặc tính, những điều kiện tồn tại hiện hữu, thể cách phát triển riêng cho nó, hoàn toàn tương tự những ý thức cá nhân nhưng theo một cách khác" [39]. Với khái niệm như vậy E. Durkheim đã gắn cho ý thức tập thể những ảnh hưởng rộng lớn. Ý thức tập thể là những gì tồn tại ngoài ý thức cá nhân, chi phối đến hành động cá nhân. "Cũng như thế các tín ngưỡng và nghi lễ của đời sống tôn giáo, con chiên đã tìm thấy chúng hoàn toàn có sẵn, ngay khi mới ra đời, nếu chúng tồn tại trước anh ta tức là chúng tồn tại ngoài anh ta" [3]. Với lý luận của mình E. Durkheim không cho rằng ý thức tập thể được tạo thành từ ý thức cá nhân mà nó có trước cả ý thức cá nhân, bao trùm lên ý thức cá nhân, "nó tồn tại trong một bộ phận vì nó tồn tại trong cái toàn thể, chứ không phải là nó tồn tại trong cái toàn thể vì nó tồn tại trong cái bộ phận” [18]. Đối với E. Durkheim cái tổng thể có trước và đặc điểm của cái tổng thể bao trùm lên đặc điểm của từng SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 104 bộ phận cấu tạo nên tổng thể. Một cá nhân không tạo thành xã hội, mà phải từ nhiều cá nhân. Ý thức xã hội cũng được cấu thành từ những ý thức cá nhân, nhưng lại vượt ra khỏi ý thức cá nhân, chi phối và biểu hiện qua hành động cá nhân. Như vậy ý thức xã hội là cái vượt lên trên hết. E. Durkheim chứng minh rất thuyết phục cho quan điểm của mình bằng việc đưa ra những hoạt động sống thông thường. Hàng ngày thì các cá nhân, phần đông là những người hoàn toàn không gây hại, nhưng khi tụ tập lại thành đám đông lại dễ bị lôi cuốn vào những hành động sai trái, độc ác, tội lỗi. Quá trình tiếp nhận ý thức xã hội chung này xã hội học gọi là quá trình xã hội hóa cá nhân. E. Durkheim nhận ra rằng, chính trong quá trình con người tiếp nhận những dạng ý thức ấy là sự áp đặt của ý thức xã hội lên cá nhân, nhưng cá nhân dần dần cảm thấy đây không còn là sự áp đặt, nghĩa là họ đã quen với những khuôn mẫu ấy. "Tôi không tạo ra các bổn phận nhưng tôi đã nhận được các bổn phận ấy do giáo dục. Khi tôi thực hiện xong các bổn phận tôi cảm thấy trong nội tâm hiện thực của chúng, nhưng nó không phải là hiện thực khách quan" [18]. Người ta không còn cho rằng mình bị ép buộc như khi chúng ta nhìn nhận sự việc từ bên ngoài nữa. Nhìn chung, E. Durkheim không đánh giá xã hội trên hành vi cá nhân mà là tập thể. Cộng đồng người sở dĩ tồn tại bởi vì đó là tập hợp những thành viên mà họ có mối liên hệ sâu xa với tập thể. Theo E. Durkheim thì mọi hành vi cá nhân đều dựa trên ý thức và quy định của tập thể. Hành vi tự tử là một hành vi cá nhân, nhưng ông cho rằng "mức độ phối hợp của cá nhân trong đời sống đoàn thể quyết định người ấy có tự tử hay không" [103]. Sự thấm nhuần những quy định đạo đức của tập thể lên những gì cá nhân hành động, nhằm đạt mục đích riêng cho mình, cũng vì mình là thành viên của tập thể đó. Một người sống trong gia đình thành đạt cao, đến lượt họ, lẽ tự nhiên, cũng đòi hỏi họ phải như vậy. Nhưng nếu vì một nguyên nhân nào đó khiến cá nhân không đạt được điều mong muốn, thì dẫn cá nhân đó đến mặc cảm, buồn chán, thất vọng, hoặc tự cá nhân cảm thấy thất vọng, hay đó chính là tập thể gây thất vọng cho cá nhân. "Tự xem mình và đoàn thể là một, nên tội lỗi của đoàn thể cũng là tội lỗi của chính mình. Con người đặt cả đời sống của mình và tất cả những gì mình có vào tập thể. Giá trị về cái tôi cá Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 105 nhân hoàn toàn sống trên sự hướng dẫn của tập thể. Một khi tập thể không còn nữa thì đồng nghĩa với việc cá nhân cũng biến mất hẳn" [5]. Nói chung, quan điểm có tính vĩ mô của E. Durkheim về quan hệ giữa cộng đồng và cá nhân là quan điểm xuyên suốt. Cũng như vậy, khi nghiên cứu về hành vi lệch lạc, E. Durkheim tuyệt nhiên không đưa ra một quan điểm nào về cá nhân mà không đặt họ vào khung cảnh xã hội của họ. Thứ hai, để hiểu rõ hơn quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim, chúng ta cần đề cập đến khái niệm ĐOÀN KẾT XÃ HỘI. Trong các nghiên cứu của mình, ông đã vận dụng các khái niệm đoàn kết hữu cơ và đoàn kết cơ học mà ông đã phát triển trong công trình nghiên cứu đầu tiên của mình là “Phân công lao động trong xã hội”. Các xã hội nguyên thủy được gắn kết với nhau bởi cái mà E. Durkheim gọi là “sự liên kết máy móc”. Ông cho rằng trong các xã hội đó không hề có cá nhân theo cách hiểu như ngày nay. Đúng hơn, “ý thức tập thể bao trùm toàn bộ ý thức [cá nhân] và xảy ra đồng thời với nó ở mọi thời điểm” [102]. Chính vì điều này mà các xã hội đó không có sự phân hóa bên trong, các bộ phận của chúng có thể thay thế cho nhau. Do đó, các mảng có thể tách rời mà không phá vỡ sự vận hành của toàn xã hội. Trong các xã hội này, quan hệ họ hàng hình thành các hình thái liên hệ đầu tiên giữa mọi người. Mặt khác, các xã hội công nghiệp lại gắn kết với nhau bởi sự “liên hệ hữu cơ”. Trong các xã hội này, ý thức tập thể tối thiểu cũng có phần khác với ý thức cá nhân. Một kết quả là sự chuyên môn hóa lao động – người này cần đến người khác để thực hiện. Trong kiểu xã hội này, quan hệ đầu tiên giữa các cá nhân xuất phát từ sự phụ thuộc về kinh tế và nghề nghiệp và sự hợp tác hơn là thuộc quan hệ họ hàng. E. Durkheim cho rằng tự do cá nhân và hạnh phúc cuối cùng thông qua liên kết hữu cơ mà đạt được đến cực điểm của chúng. E. Durkheim cho rằng các xã hội phát triển từ liên kết máy móc đến liên kết hữu cơ, tức là từ các nhóm giản đơn, không bị phân hóa đến các xã hội phân hóa cao hơn. Ông đã tập trung chủ yếu vào sự liên kết trong xã hội. E. Durkheim cho rằng sự phân hóa xã hội và sự chuyên môn hóa khiến cho sự cố kết xã hội ngày càng gia tăng. Xung đột trong xã hội hiện đại bắt nguồn từ việc xây dựng không hoàn chỉnh mối liên kết hữu cơ hiện thời, nói cách khác, không SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 106 có sự đoàn kết xã hội, và kết cục sẽ dẫn đến sự suy thoái – sự sai lệch trầm trọng. E. Durkheim đã dùng khái niệm đoàn kết xã hội để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với nhóm xã hội. Nếu như không có sự đoàn kết xã hội thì các cá nhân riêng lẻ, biệt lập không thể tạo thành xã hội với tư cách là một chỉnh thể hệ thống xã hội. E. Durkheim vận dụng những khái niệm đoàn kết xã hội để giải thích các hiện tượng xã hội như sự phân công lao động xã hội, sự tự tử, tôn giáo và nhiều sự kiện xã hội khác, với các biểu hiện bình thường và dị biệt, bất bình thường của chúng. Ông không những phát hiện ra nguyên nhân mà còn phân tích chức năng, hệ quả và mối quan hệ của các hiện tượng đó với việc duy trì, củng cố sự đoàn kết xã hội, tức là sự trật tự xã hội và sự biến đổi xã hội. Dựa vào kiểu đoàn kết xã hội, E. Durkheim phân biệt xã hội đoàn kết cơ học và xã hội đoàn kết hữu cơ. Ông cho rằng xã hội truyền thống chủ yếu dựa vào đoàn kết cơ học, còn xã hội hiện đại tồn tại và phát triển trên cơ sở đoàn kết hữu cơ. Yếu tố quyền lực và luật pháp là những chỉ báo của sự biến đổi xã hội từ kiểu đoàn kết cơ học sang kiểu đoàn kết hữu cơ. Trong xã hội cơ học, sự đoàn kết cơ học tạo ra quyền lực đàn áp- cưỡng chế. Do ý thức tập thể mạnh mẽ nên mọi sự vi phạm các điều cấm kỵ đều bị cộng đồng xã hội trừng phạt bằng nhiều hình thức khắt khe, thậm chí là bị đàn áp, trả thù. Trong xã hội hiện đại, đoàn kết hữu cơ tạo ra quyền lực bồi hoàn, thỏa thuận, tức là bắt những cá nhân vi phạm luật phải đền bù vật chất, tinh thần do những lỗi lầm hay thiệt hại gây ra, nhằm để cho tình hình trở lại cân bằng, trật tự, ổn định và quan hệ hợp tác trở lại bình thường. Thứ ba, quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim liên quan đến sự PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG XÃ HỘI nói chung. Xã hội hiện đại được coi như một cơ thể sống, được kết dính bởi nhiều tổ chức, có sự vận động và biến đổi không ngừng. Sự biến đổi là phương tiện cho sự kiểm soát hành vi con người, hướng con người, thậm chí có khi là ép buộc con người vào các khuôn mẫu chung của tập thể. Các tổ chức xã hội và sự kết dính cũng được giải thích trên hệ thống chuẩn mực chung. Giải thích hành vi lệch lạc không chỉ dựa vào tâm Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 107 lý cá nhân, đó còn là điều kiện sống, môi trường sống, mà E. Durkheim gọi là lực đẩy bên ngoài – chính là "xã hội", bởi vì E. Durkheim đã tìm ra được một quá trình tiến hoá xã hội. Quá trình này E. Durkheim khởi đầu từ hình thức đoàn kết cơ học và chuyển thành đoàn kết hữu cơ, từ một xã hội phân chia chuyển thành xã hội phân công lao động. Đó là một quá trình chung xảy ra ở các giai đoạn nhất định của xã hội loài người. Chỉ quan tâm đến hai trạng thái là bình thường và đặc biệt hơn là bất bình thường, tức lệch lạc, E. Durkheim đã chỉ ra rằng, xã hội phải luôn ở trong "trạng thái bình thường, phải phục hồi trạng thái đó nếu như nó bị rối loạn, phải tìm ra các điều kiện khi chúng vừa mới thay đổi. Bổn phận của người hoạt động nhà nước không phải là thúc đẩy mạnh mẽ các xã hội hướng tới một lý tưởng có vẻ quyến rũ với ông ta, nhưng vai trò của ông ta là vai trò của thầy thuốc, đó là ngăn chặn sự nảy nở của các bệnh tật bằng một công tác vệ sinh thật tốt, và khi các bệnh tật được phát hiện thì ông ta tìm cách chữa trị" [18, 19]. Sự phân công lao động trong xã hội đã thực hiện chức năng tạo ra sự đoàn kết xã hội và củng cố tinh thần đoàn kết xã hội. Khi nào sự phân công lao động trong xã hội không làm tròn chức năng đoàn kết xã hội thì có nghĩa là xã hội rơi vào trạng thái bất bình thường, khủng hoảng. Như vậy, nhà xã hội học, giống như người thầy thuốc, có nhiệm vụ nghiên cứu tình trạng khủng hoảng, xác định “bệnh tật” của xã hội, để góp phần đưa ra cách cứu chữa, nhằm giúp cơ thể xã hội trở lại bình thường, lành mạnh, khỏe mạnh. Xuất phát từ quan niệm cho rằng, sự phân công lao động bình thường là sự phân công đảm bảo được sự đoàn kết xã hội, E. Durkheim đã chỉ ra ba hình thức phân công lao động bất bình thường, do không thực hiện được chức năng đoàn kết xã hội, có nghĩa là tạo ra những sai lệch trong xã hội. Sự phân công lao động trong xã hội là sự tổng hòa các mối quan hệ của các sự kiện xã hội. E. Durkheim cho rằng mọi thành phần xã hội, bằng cách nào đó phải có cấu kết chặt chẽ với nhau. Tách ra khỏi tập thể, hành động sẽ không còn ý nghĩa và kết quả gì. Bất cứ ai cũng đều mong muốn xã hội ổn định, trật tự và trong tình trạng đạt những giá trị cao nhất. Con người luôn gắn bó bên nhau, sống có nhau, vì nhau. E. Durkheim khẳng định rằng sự tiến hóa của lịch sử phân công lao SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 108 động xã hội là con đường vận động của nhân loại từ sự liên kết máy móc cho tới đoàn kết hữu cơ. Thứ tư, quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim được thể hiện một cách đặc biệt qua khái niệm “ANOMIE” (“PHI CHUẨN”). Mọi biến chuyển xã hội luôn diễn ra theo quy luật của sự phát triển. Tồn tại bên trong các quy định chuẩn mực là các định chế và sự kiểm soát. Sự kiểm soát chỉ xảy ra khi hành động của con người không phù hợp với thiết chế, chuẩn mực. Sự kiểm soát là một điều kiện cần thiết của xã hội và văn hoá nhằm đảm bảo cho xã hội một trật tự nhất định. Cá nhân hay nhóm xã hội đều tìm cho mình một giá trị cần thiết. Chính theo đuổi những giá trị riêng mà cá nhân có khi hành động trái ngược với các chuẩn mực xã hội nhằm để đạt được mục đích của mình. Đối với họ hành động đó là hợp lý, nhưng nó lại không được chấp nhận trong xã hội. Đó chính là những hành động phi chuẩn, lệch chuẩn. Nói đến hành vi ứng xử xã hội và văn hóa phi chuẩn, lệch chuẩn là nói đến những hành vi bất bình thường và không hợp theo quy tắc. Hiện tượng lệch chuẩn nhằm phân biệt với những chuẩn mực đã được quy định sẵn trong xã hội. Chúng ta chỉ có thể kết luận một cá nhân hay nhóm xã hội có hành vi lệch chuẩn dựa trên các chuẩn mực đã được đông đảo mọi người công nhận. Người lệch chuẩn, hiểu theo một cách nào đó, là người không được cộng đồng xã hội chấp nhận, tán thành. "Nếu kiểm soát xã hội là một cơ chế dùng để làm cho con người phải tuân hành y theo những khuôn mẫu văn hoá bình thường, thì cung cách lệch chiều là một diễn tiến theo đó con người tránh khỏi sự kiểm soát" [57]. Người có hành vi lệch chuẩn thì hành động của họ có một mục đích và ý nghĩa riêng. Những lý do người đó đưa ra chỉ là sự biện minh, phù hợp cho phương tiện hành động nhằm đạt mục đích của cá nhân, mà không được cộng đồng tán thành thì đó là lệch chuẩn. Theo quan điểm xã hội học, người có hành vi bình thường là người hòa hợp với tập quán hay tác phong của tập thể, còn ai vượt ra khỏi những khuôn mẫu ấy gọi là lệch chuẩn. Khái niệm "anomie" xuất phát từ sự kết hợp của hai gốc từ trong tiếng Hy Lạp là: “an” – có nghĩa chỉ sự thiếu vắng, và “nomos” - có nghĩa là luật lệ, trật tự, cấu trúc. “Anomie” – là sự phi chuẩn, không Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 109 chuẩn, không theo chuẩn mực. Khái niệm "anomie", do đó, có thể hiểu là khái niệm chỉ sự rối loạn, sự vô tổ chức do không tuân thủ các quy tắc, các chuẩn mực xã hội nơi các cá nhân. Dù “anomie” được hiểu một cách chung nhất là "phi chuẩn hay thiếu quy tắc", thế nhưng đây là một khái niệm "đa nội dung", vì mỗi nhà nghiên cứu có quan điểm riêng khi tiếp cận khái niệm này. Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ có tình trạng như vậy là vì khái niệm này được nhìn nhận như là một thực thể, chỉ có thể quan sát từ nhiều biểu hiện, hiện tượng khác nhau. Có nghĩa là mỗi người quan tâm đến những hiện tượng, những biểu hiện khác nhau về tình trạng "anomie" trong xã hội, nhưng lại có cái cảm giác là họ đang nghiên cứu cùng một thực thể như nhau. Từ đó họ khó có thể đưa đến một quan niệm thống nhất về một khái niệm. Chúng ta xem xét quan niệm của 2 nhà xã hội học Emile Durkheim (Pháp) và Robert Merton (Mỹ) để có thể hiểu rõ hơn khái niệm rất quan trọng trong nghiên cứu các hiện tượng "phi chuẩn, lệch chuẩn" trong xã hội hiện nay. "Anomie" theo quan niệm của E. Durkheim là một khái niệm hết sức phức tạp. Điều trước tiên cần phải nhấn mạnh rằng, bản thân E. Durkheim cũng có những quan niệm không nhất quán về khái niệm “anomie”. Chúng ta điểm qua những nội dung này trong hai tác phẩm nổi tiếng của E. Durkheim “Phân công lao động trong xã hội” (1893) và “Tự tử” (1897). Trước hết là “Anomie và sự phân công lao động xã hội”. Ý tưởng chủ yếu trong tác phẩm “Phân công lao động trong xã hội” (1893) của E. Durkheim là mọi xã hội đều đi từ kiểu đoàn kết cơ học sang kiểu đoàn kết hữu cơ. Bước chuyển từ kiểu đoàn kết cơ học sang kiểu đoàn kết hữu cơ gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của sự phân công lao động trong xã hội. Trong xã hội hiện đại của chúng ta, sự phân công lao động trong xã hội sẽ ngày càng tăng. Vậy sự phân công lao động trong xã hội có liên quan gì với tình trạng phi quy tắc, phi chuẩn mực trong xã hội - tức là “anomie”? Xét về mặt lý thuyết, khi chuyên môn hóa tăng do phân công lao động tạo ra, sự đoàn kết và phụ thuộc giữa các thành viên trong xã hội cũng tăng theo. Nhưng trong thực tế, sự chuyên môn hóa đó lại mang lại một tác dụng ngược: đó là tách biệt thay cho đoàn kết. Chẳng hạn, như chúng ta có thể thấy sự chuyên môn hóa trong các SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 110 lĩnh vực khoa học, đã đưa nhà nghiên cứu đến sự độc lập, sự tách biệt chứ không phải là đoàn kết. Nhà toán học có thể bỏ cả cuộc đời của mình ra để giải một phương trình, một bài toán nào đó mà không hề quan tâm đến những điều khác, những mối bận tâm của xã hội. Có nghĩa rằng chuyên môn hóa đã thay thế những mối quan tâm, những mục tiêu, những giá trị chung bằng các mối quan tâm, những mục tiêu và những giá trị của cá nhân. Quá trình cá nhân hóa này là một trong những nguồn gốc chủ yếu của xung đột. Tóm lại, theo E. Durkheim, tình trạng phi chuẩn hay phi quy tắc chuẩn mực chính là hệ quả của quá trình phân công lao động trong xã hội bởi những mục tiêu, những giá trị không còn mang tính tập thể nữa, mà càng ngày càng được cá nhân hóa nhiều hơn do chuyên môn hóa tạo ra. Còn đối với “Anomie và tự tử phi chuẩn (mực)”, thì trong tác phẩm “Tự tử” (1897), khái niệm “anomie” lại một lần nữa được E. Durkheim đề cập đến, nhưng lần này mang một ý nghĩa tương đối khác và rõ ràng hơn. Theo ông, tình trạng “anomie” là đặc trưng của những bối cảnh xã hội mà ở đó, những ham muốn của cá nhân có thể được bộc lộ một cách tự do, không bị hạn chế bởi những quy tắc của xã hội. Chẳng hạn, E. Durkheim đã dùng khái niệm “anomie” theo nghĩa này để lý giải tình trạng tự tử gia tăng trong những thời kỳ bùng nổ về kinh tế. Theo ông, trong những thời kỳ thịnh vượng về mặt kinh tế, những giới hạn trong nhu cầu ở thời kỳ bình thường đã không còn giá trị nữa, người ta sẽ đẩy mức nhu cầu lên đến mức không thể xác định được một cách chính xác. Tình trạng phi chuẩn mực trong lĩnh vực hôn nhân - gia đình cũng vậy. Trong những xã hội mà hôn nhân có tính ổn định, con người chịu sự điều tiết của xã hội, bởi khi đó hôn nhân "kiểm soát" đời sống của cá nhân và đem lại sự "cân bằng đạo đức" cho cả hai người phối ngẫu. Ngược lại, trong những xã hội mà tình trạng ly dị gia tăng, tức là hôn nhân trở nên mỏng manh, dễ vỡ hơn, thì điều tiết của xã hội đối với những đam mê của cá nhân không còn sức mạnh như vốn có. Như vậy có thể thấy tình trạng phi chuẩn mực sẽ thay đổi theo từng bối cảnh xã hội, từng nền văn hóa. Những xã hội nào để cho sự độc lập, những ham muốn của cá nhân lấn át những chuẩn mực chung của xã hội thì tình trạng “anomie” ở những xã hội đó sẽ trầm trọng hơn những xã hội khác. E. Durkheim đặt khái niệm Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 111 lệch chuẩn vào mối quan hệ trung tâm xã hội, nhằm giải thích các sự kiện, hiện tượng xã hội. Để có khái niệm lệch chuẩn, E. Durkheim hình dung ra xã hội là một cơ thể sống và "mọi sự tách ra khỏi tiêu chuẩn đó về sức khoẻ” là một hiện tượng bệnh hoạn. Ông gọi đó là những hiện tượng bệnh hoạn hay bệnh lý xã hội, và những hiện tượng này chỉ có tính tương đối, chỉ phù hợp trong những hoàn cảnh thời gian và không gian khác nhau. "Chúng tôi gọi sự kiện bình thường là mọi sự kiện thể hiện các hình thức chung nhất, còn các sự kiện khác gọi là hiện tượng bệnh hoạn hay bệnh lý. Người ta có thể thấy rằng, một sự kiện chỉ có thể gọi là sự kiện bệnh lý so với một loài nhất định mà thôi. Bệnh lý của con sên khác với của loài có xương sống". Có hai trường hợp: lệch chuẩn tích cực và lệch chuẩn tiêu cực. Lệch chuẩn tích cực là đi theo những khuôn mẫu khách quan, lý tưởng, vượt trên sự bình thường. Con người hoặc nhóm xã hội hướng về một điều tích cực và họ hành động lệch chuẩn theo hướng tích cực đó. Chẳng hạn như dưới con mắt của một tín đồ tôn giáo, những người bị cho là quá khích hay cuồng tín trong suốt đời của họ, nhưng về sau lại được chấp nhận, tôn phong. Chúng ta đọc thấy trong các mẫu tấm gương của các nhà bác học, nhà chính trị, nhà khoa học,... hành động của họ bị chế giễu và lên án, nhưng thành quả của họ về sau lại được công nhận và trở thành tri thức chung của nhân loại. Lệch chuẩn tiêu cực là hành động thường không được tán thành, coi là thấp kém và không thích hợp. Loại này thường có hành động dưới mức văn hoá chuẩn đã được quy định. Những người và đoàn thể xã hội đi lệch theo hướng tiêu cực thường bị gán cho một vị trí xã hội thấp kém và thường bị đẩy ra khỏi đời sống chung của xã hội. Những người có hành vi lệch chuẩn là kẻ khác người và được coi là bất bình thường so với người bình thường. Sự bất bình thường của kẻ lệch chuẩn cũng có nhiều loại khác nhau. Nó tùy thuộc vào trình độ, tâm lý, văn hoá, thể trạng. Cho nên, đánh giá một hành vi lệch chuẩn cần phải phụ thuộc vào những yếu tố cụ thể để xem xét. Nhờ đó giúp "chúng ta tránh được sự đơn giản hoá quá đáng vấn đề, theo đó một con người có thể hoặc hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu hay là cung cách lệch chuẩn có thể ảnh hưởng đến toàn thể nhân cách xã hội" [57]. SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 112 Do vậy, một cá nhân được xã hội công nhận và có thể chấp nhận được khi tránh đi những hành vi lệch chuẩn. Muốn như vậy, họ phải học cách đóng đúng vai trò của mình trong xã hội. Như vậy, quy chiếu hành vi lệch chuẩn được xem xét dựa trên các chuẩn mực định sẵn. E. Durkheim đưa ra lý luận về sự lệch chuẩn của cá nhân cũng dựa vào những mối quan hệ xã hội, đó là cường độ mạnh hay yếu của mối liên hệ tập thể. Để chứng minh cho những nhận định của mình E. Durkheim đưa ra hiện tượng tự tử, từ hiện tượng này ông đã phân tích được sức ảnh hưởng của tập thể lên hành động của cá nhân. Khái niệm “anomie” của Robert Merton. Sau E. Durkheim, Robert Merton cũng có những nghiên cứu khá sâu sắc đối với các hành vi lệch chuẩn và vô chuẩn mà R. Merton cũng gọi là “anomie”. Nhìn chung, R. Merton là người kế thừa và bổ sung các quan điểm về “anomie” của E. Durkheim, đều nhìn nhận “anomie” theo quan điểm cấu trúc - chức năng với luận điểm chính là sự phù hợp giữa hành vi cá nhân với hệ giá trị, chuẩn mực và việc thực hiện các chức năng của cấu trúc xã hội. Tuy vậy giữa hai tác giả vẫn có những quan điểm khác nhau. Khi xem xét nguồn gốc của “anomie”, E. Durkheim cho rằng, sự phân công lao động làm xuất hiện những giá trị xã hội mới không phù hợp với các giá trị cũ, còn R. Merton cho rằng nguồn gốc khiến “anomie” xuất hiện liên quan đến sự xã hội hoá cá nhân, sự xã hội hoá cá nhân liên quan đến việc học hỏi và tuân thủ các giá trị, chuẩn mực của xã hội. Ở thời điểm của mình E. Durkheim mới chỉ nhìn nhận “anomie” như là những yếu tố “bất lợi” cho hệ thống cấu trúc - chức năng của xã hội. Quan điểm của R. Merton cho rằng “anomie” làm xuất hiện những yếu tố mới, yếu tố cách mạng. Thứ năm, quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim thể hiện một cách rõ nhất qua HIỆN TƯỢNG TỰ TỬ mà được ông dày công nghiên cứu. Theo E. Durkheim, tự tử là hiện tượng cá nhân, nhưng tỉ lệ tự tử, nạn tự tử là hiện tượng xã hội và có mối liên hệ tỉ lệ nghịch với mức độ đoàn kết, gắn kết, hội nhập xã hội. Theo suy nghĩ thông thường, sở dĩ có hành vi tự tử là do cá nhân không tìm được ý nghĩa cuộc sống của mình hoặc do nhiều yếu tố thúc đẩy khác. Có thể nhìn nhận rằng, tự tử là một hành động mang tính cá nhân. Người ta thường Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 113 dùng hoàn cảnh, tâm lý cá nhân để giải thích lý do tại sao một người lại quyết định từ bỏ cuộc sống của mình. Khi nghe ai đó tự tử mọi người thường có suy nghĩ rằng, tự tử chỉ thiệt thân mình chứ đâu được tích sự gì, có nghĩa là họ cho rằng tự tử hoàn toàn là hành động có tính cá nhân. Song với E. Durkheim, ông lại có quan điểm hoàn toàn khác về hành động tự tử này. Một cách ngược lại, E. Durkheim cho rằng đây là hành động hoàn toàn mang tính xã hội, hành vi này bị chi phối nhiều bởi tập thể xã hội. Vì ngay trong "hành động đơn độc và cá nhân nhất, có cái gì đó ở ngoài ý thức cá nhân, tức là "xã hội", không chỉ là một nhân chứng cho nó, mà còn là người điều khiển tấn bi kịch này" [57, 230]. E. Durkheim đã chứng minh rằng, sự tự tử tùy thuộc vào sức mạnh của liên hệ xã hội. Sự đoàn kết xã hội mạnh hay yếu chính là nguyên nhân dẫn đến hành động cuối cùng của cá nhân, hành động cuối cùng của cá nhân sẽ phản ánh được sức mạnh tập thể. Như vậy, E. Durkheim xem xét tự tử như là một hành vi sai lệch, có quan hệ trực tiếp với sự phân công lao động xã hội và đoàn kết xã hội. Theo quan điểm của E. Durkheim, tự tử là một dạng của hành vi lệch chuẩn. Ông định nghĩa, lệch chuẩn trước hết là sự thiếu vắng các chuẩn mực, thiếu điều tiết và thiếu sự quản lý hoặc kiểm soát của xã hội và nguyên nhân thứ hai bắt nguồn từ sự rối loạn chức năng của xã hội. Sự thiếu vắng các chuẩn mực xã hội diễn ra khi những chuẩn mực xã hội cũ đã mất đi, những chuẩn mực xã hội mới vẫn chưa hình thành khiến cho hành vi của cá nhân không được định hướng và dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng. Giải thích nguyên nhân thứ hai của mình, E. Durkheim cho rằng trong một cấu trúc xã hội nhất định luôn có sự phân công lao động. Khi sự phân công lao động trong một hệ thống - cấu trúc xã hội không thực hiện đúng chức năng khiến cho xã hội rơi vào tình trạng bất bình thường, khủng hoảng. Những phát hiện như vậy giúp cho E. Durkheim đi đến kết luận, hành vi tự tử trong xã hội có quan hệ mật thiết với mức độ đoàn kết xã hội. Trong một xã hội, mức độ đoàn kết càng lỏng lẻo, rời rạc và các cá nhân không có mối quan hệ ràng buộc, không có sự quan tâm chia sẻ thì hành vi tự tử xảy ra khá phổ biến. Mặt khác, ông cũng chỉ ra rằng, trong một xã hội mức độ đoàn kết xã hội quá chặt, các giá trị chuẩn SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 114 mực đa dạng, các thiết chế thắt chặt việc điều tiết hành vi cá nhân một cách quá mức, cũng khiến cho hành vi tự tử diễn ra cao hơn. Cần chú ý hai điểm quan trọng nổi bật trong nghiên cứu của E. Durkheim về tự tử: - Thứ nhất, các kiểu loại tự tử khác nhau về mức độ, tính chất đoàn kết xã hội chứ không phải tách biệt hoàn toàn tuyệt đối. Đặc biệt là kiểu tự tử ích kỷ và tự tử vị tha là hai mặt, hai cực của một hình thức đoàn kết xã hội dựa vào mối liên hệ giữa các cá nhân. Kiểu tự tử phi chuẩn mực và tự tử cuồng tín là hai mặt, hai cực của một hình thức đoàn kết xã hội dựa vào chuẩn mực xã hội của nhóm. - Thứ hai, là về mặt phương pháp luận xã hội học, E. Durkheim đã chứng minh rằng có thể giải thích hiện tượng tự tử từ góc độ xã hội học chứ không phải do tâm lý học. Là một hiện tượng xã hội, tự tử liên quan đến sự đoàn kết xã hội, tức là phụ thuộc vào các mối liên hệ gắn liền của cá nhân với nhóm và sự điều tiết. Kiểm soát từ phía các hệ giá trị, chuẩn mực xã hội đối với hành vi của cá nhân chứ không phải phụ thuộc vào tâm lý cá nhân. Theo E. Durkheim, tự tử có nguyên nhân từ sự tương tác giữa cá nhân và xã hội. Tỉ lệ tự tử là hiện tượng xã hội và có nguyên nhân chủ yếu từ xã hội, do sự tác động của các điều kiện xã hội: điều kiện kinh tế - xã hội, mối liên hệ với cộng đồng, nghề nghiệp, tôn giáo Thứ sáu, cuối cùng, quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim thể hiện qua HIỆN TƯỢNG TỘI PHẠM mà ông cũng rất quan tâm. Chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, chính E. Durkheim, một trong những nhà sáng lập xã hội học, đã đưa ra luận điểm khởi đầu cho một sự phân tích thật sự mang tính xã hội học về tội ác, và phạm trù rộng hơn là sự lệch hướng, sự sai lệch xã hội. Đối với E. Durkheim sự lệch hướng, trong đó có tội ác, là một cuộc cấu trúc xã hội, bởi vì đi lệch khỏi các chuẩn mực và các giá trị của một xã hội là có liên quan về mặt văn hóa với một xã hội đặc biệt mà một cá nhân gia nhập vào. E. Durkheim lý luận rằng, sự chệch hướng vừa mang tính chức năng, vừa mang tính phi chức năng đối với xã hội. Nó có chức năng của nó, miễn là nó không xuất hiện với số lượng quá lớn, bởi vì nó giúp củng cố “lương tâm tập thể” của một xã hội. Nó cho một cái khung để một nhóm có thể xét đoán các hành động của riêng họ. Vậy thì sự trừng phạt việc đi lệch hướng cũng có một chức năng, bởi vì nó xác nhận lại chức năng Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 115 của một nhóm trước hành động có khả năng phá rối. Theo lý thuyết mà E. Durkheim đưa ra, một xã hội mà được tạo thành chỉ từ các cá nhân bình thường thì đó không phải là một xã hội bình thường. Bởi vì không có xã hội nào mà không chứa đựng nhiều bất thường cá nhân khác nhau. Và tội phạm không thể tồn tại nếu không có nguyên nhân. Vì vậy, về mặt xã hội là điều bình thường khi có những cá nhân bất thường về mặt tâm lý ở mọi xã hội. Và tính bình thường của tội phạm chỉ là một trường hợp đặc biệt của sự khẳng định chung này. E. Durkheim đã nhận xét rõ ràng rằng, các điều kiện về sức khỏe cá nhân và các điều kiện về sức khỏe xã hội có thể rất khác biệt, và thậm chí còn trái ngược với nhau [18, 19]. Tuy nhiên, sự đối nghịch này có thể được minh chứng trực tiếp theo phong cách thực nghiệm mà không liên hệ gì đến bất cứ hệ thống nào. Một xã hội chỉ có thể tồn tại nếu nó được đổi mới định kỳ, nghĩa là, nếu các thế hệ lớn hơn nhường chỗ cho các thế hệ mới. Vì vậy thế hệ đầu tiên cần phải chết đi. Như vậy, trạng thái bình thường của các xã hội ám chỉ sự bệnh tật của các cá nhân – đó là một tỷ lệ chết nhất định, giống như một tỷ lệ tội phạm nhất định là điều cần thiết đối với sức khỏe xã hội nói chung. Như vậy, với nhiều quan điểm vẫn còn giá trị đến ngày nay, theo E. Durkheim, tội phạm là một phần tất yếu của xã hội cũng như sự sinh ra và chết đi. E. Durkheim khẳng định rằng, tội phạm có thể biến mất hoàn toàn chỉ khi tất cả các thành viên trong xã hội có cùng giá trị. Sự tiêu chuẩn hoá này của các cá nhân vừa không có khả năng tồn tại vừa không phải là mong muốn của mọi người. Một thiên tài để thực hiện nghiên cứu của mình thì có thể trở thành tội phạm vì tính mới mẻ và đột phá trong công việc E. Durkheim lí luận rằng, hình phạt trong xã hội cũ là sự trừng phạt đối với những người chệch hướng và được sử dụng để củng cố hệ thống giá trị, để nhắc con người nhớ rằng cái gì đúng, cái gì sai, bằng cách ấy giữ gìn đức tin chung. Do đó sự trừng phạt phải khắc nghiệt để phục vụ mục đích này. Sự trừng phạt theo đó được ước lượng theo thiệt hại gây ra với mục đích bồi thường và phục hồi trật tự càng nhanh càng tốt. Ưu điểm to lớn của E. Durkheim là thấy được xã hội như là nguyên nhân của tội phạm. Song, như một con dao hai lưỡi, đây cũng là nhược SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 116 điểm mà nhiều người phê phán E. Durkheim, khi cho rằng ông quá nhấn mạnh yếu tố xã hội khi giải thích nguyên nhân tội phạm. Như vậy, nội dung sai lệch xã hội của E. Durkheim thể hiện qua quan điểm về 1) ý thức tập thể, qua các khái niệm về 2) đoàn kết xã hội, về 3) sự phân công lao động xã hội và 4) “anomie” (“phi chuẩn”), và qua các hiện tượng 5) tự tử và 6) tội phạm. Nêu lên được nội dung, hay những yếu tố cấu thành nội dung quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim chính là những kết quả đáng ghi nhận của chuyên luận này. 3.3.2. Chức năng của sai lệch xã hội của E. Durkheim Tiếp cận xã hội học trong việc hiểu sự lệch lạc xã hội tương ứng với mô hình lý thuyết phân tích cấu trúc chức năng. Sự tiếp cận này xem lệch lạc xã hội theo nghĩa hoạt động của xã hội hơn là theo nghĩa đặc điểm cá nhân. Sự phát triển lý thuyết chức năng gắn liền với nhiều tên tuổi nổi tiếng, nhưng trong số đó đặc biệt phải nhắc đến E. Durkheim - nhà khai sáng ra xã hội học Pháp. Thuyết chức năng xuất hiện như là một chiếc chìa khoá vạn năng để xoay mở mọi cách giải thích về trật tự xã hội. Gần như mọi thứ đều có chức năng của nó, nó tồn tại vì nó có lý ngay cả những hiện tượng nhỏ nhặt như ngồi lê đôi mách cũng có những chức năng riêng của mình. Chúng ta đã tìm hiểu quan điểm của E. Durkheim về các hiện tượng thuộc về sự lệch chuẩn. E. Durkheim đã gợi mở nên cách giải thích này bằng việc đưa ra lý do tồn tại vĩnh viễn của tội phạm hay tôn giáo. Thuyết chức năng xuất hiện đã trở thành một cách nhìn nhận xã hội chiếm ưu thế nhất vào thời bấy giờ. E. Durkheim, ngay từ tác phẩm "Phân công lao động trong xã hội" của mình, đã cho rằng trong xã hội có liên hệ máy móc thì tất cả các bộ phận cấu thành xã hội đều có một mối liên hệ với nhau như những bộ phận của một cơ thể sống, bởi người ta tồn tại bên cạnh nhau là vì người ta cần nhau. Với lý thuyết chức năng, xã hội được coi như là một hệ thống gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi một bộ phận giữ một vai trò nhất định. "Các hiện tượng xã hội, các quá trình xã hội đã tồn tại bởi vì chúng có một chức năng tích cực nào đó để thực hiện trong xã hội" [3]. Và bất kỳ một sự vật, hiện tượng tồn tại Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 117 đều nhằm thỏa mãn một chức năng nào đó, cho dù là tích cực hay tiêu cực. Chẳng hạn như tôn giáo thực hiện chức năng an ủi con người, trường học thực hiện chức năng giáo dục. Lệch lạc xã hội được coi là một hiện tượng xấu dưới con mắt mọi người, nhưng nó vẫn tồn tại vì có chức năng riêng. Sở dĩ con người phải đặt ra các chuẩn mực, quy luật vì nhằm mục đích điều chỉnh khuynh hướng con người. "Thuyết chức năng đã tỏ ra khám phá được những ý nghĩa thực sự của các thể chế xã hội theo nghĩa cách thức chúng giúp đỡ cho sự tồn tại và sức khoẻ của toàn bộ tổ chức xã hội" [3]. Sự vận hành của hệ thống xã hội theo một quy luật chung nhờ các chức năng đảm bảo đúng vai trò của nó. Một khi trật tự đó không được đảm bảo dẫn đến việc làm trì trệ hay phá vỡ hệ thống cũ và được thay thế bằng một hệ thống mới. Chính hành vi lệch lạc đưa đến một kết quả mới cho một hành động vừa thực hiện. Vì quá trình sống của con người dựa trên quy luật xã hội không ngừng biến đổi, một cá nhân với bản năng trở thành con người xã hội. Sự biến đổi ấy không chỉ xảy ra ở một giai đoạn hay thời kỳ nhất định mà phải diễn ra suốt quá trình sống. Trong từng giai đoạn xã hội nào đó đều có một chức năng đảm bảo cho cá nhân đi theo chuẩn mực xã hội, chẳng hạn như gia đình thực hiện chức năng nuôi dưỡng, giáo dục để cá nhân khỏi lớn lên trong sự lệch lạc, nhà trường thực hiện chức năng rèn luyện tri thức giúp cá nhân thích ứng hòa nhập với môi trường xã hội. E. Durkheim cho rằng, một cá nhân hay nhóm xã hội được coi là lệch lạc khi hành động trái với chức năng qui định của xã hội. Tuy nhiên, hành vi đó không làm mất đi chức năng ban đầu mà được biến đổi sang một chức năng khác. Nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn chức năng ban đầu. Tuy nhiên, hành vi lệch lạc của cá nhân hay nhóm xã hội bất kì hay hoặc dở, tốt hoặc xấu đều bị chối bỏ ngay từ khi ra đời, bởi vì trong tiềm thức ban đầu của con người đã có những suy nghĩ tiêu cực về nó. Đó là những lý luận ban đầu của E. Durkheim về chức năng của lệch lạc xã hội, tương ứng với những chức năng này của lệch lạc là sự phối hợp các chức năng của hệ thống những thể chế xã hội. Mỗi thể chế xã hội này phải ăn khớp với thể chế khác để đáp ứng nhu cầu của xã hội và giữ vững sự thống nhất hài hòa được coi là chuẩn mực. Chẳng hạn, khi một nhóm xã hội có hành vi kích động, SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 118 nổi loạn, thì thể chế lực lượng an ninh xuất hiện để thực hiện chức năng điều tiết trật tự. Trong bối cảnh phát triển lịch sử xã hội nói chung, và từng môi trường cụ thể nói riêng, thì lý thuyết chức năng nhấn mạnh vào việc ổn định trật tự, tạo nên sự hài hòa, thống nhất và lành mạnh xã hội. Sự tồn tại của lý thuyết chức năng như một công cụ quan yếu cho đời sống xã hội tổng thể và từng cá nhân cụ thể. Quan điểm của E. Durkheim, thông qua những hiện tượng gọi là lệch chuẩn, đã có một ảnh hưởng lớn đến cách giải thích của thuyết chức năng. E. Durkheim nghiên cứu mẫu chuẩn mực do biến đổi của cấu trúc xã hội và sự bắt buộc của văn hoá, chuẩn mực. Nhắc đến những ảnh hưởng của E. Durkheim không thể bỏ qua những quan điểm của Robert Merton. R. Merton, dựa trên lý thuyết chức năng, hiểu theo cách hẹp hơn giữa các giá trị đang có hiệu lực với cấu trúc xã hội tạm thời, hay giữa các chuẩn mực với điều kiện thực hiện ở xã hội. Chính E. Durkheim trình bày thuyết mẫu chuẩn mực về hành vi sai lệch là cơ sở cho thuyết chuẩn mực của R. Merton được chấp nhận. R. Merton phân biệt giữa "sự gây hỗn loạn” và "hành vi sai lệch” trên góc độ các vấn đề xã hội. Ông cho rằng "sự gây hỗn loạn" quy về hoạt động của các hệ thống xã hội, một quan hệ được tổ chức sao cho các mục tiêu tập thể và cá nhân đạt được tối ưu. Còn hành vi sai lệch là hành động đi lệch khỏi các chuẩn mực của một vị thế nhất định. R. Merton, dựa trên cơ sở lý thuyết chức năng, đã phỏng đoán chỉ tiêu canh tân tội phạm ở các tầng lớp dưới của Mỹ cao hơn là các tầng lớp trung gian. Lý giải điều này, ông cho rằng mục đích để thành công phải dùng các phương tiện bất hợp pháp, khi cơ may không chỉ ra được con đường thành công. Lý thuyết “anomie” được các nhà xã hội học coi là một cách giải thích xã hội học sớm nhất đối với vấn đề lệch lạc và tiền đề này có mối liên hệ và bổ sung với nhà xã hội học Mỹ R. Merton. Sau khi ra đời, lý thuyết của R. Merton ít nhiều hiệu chỉnh cho khái niệm “anomie” của E. Durkheim. Tóm lại, mô hình lý thuyết phân tích cấu trúc chức năng được các nhà xã hội học ứng dụng để tìm hiểu tội phạm và các hành vi sai lệch xã hội. Đóng góp quan trọng và chính yếu của lý thuyết này là ở chỗ, trong khi những gì là lệch lạc có thể thay đổi, thì chính sự lệch lạc được tìm thấy trong mọi xã hội, và phản ứng xã hội mà lệch lạc tạo ra dùng để duy trì nền Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 119 tảng xã hội, sự lệch lạc cũng định hướng thay đổi xã hội. Mô hình cấu trúc chức năng nghiên cứu yếu tố xã hội bất kỳ góp phần vào hoạt động của xã hội nói chung. Mới thoạt nhìn, sự sai lệch có vẻ không có chức năng hữu ích, sự lệch lạc có tác dụng tiêu cực, tội phạm gây thất thoát tiền của, gây tổn thương, thậm chí tước đoạt đi sinh mạng của người khác... Thế nhưng các nhà nghiên cứu theo mô hình cấu trúc - chức năng lập luận rằng, sự lệch lạc góp phần quan trọng cho hoạt động liên tục của xã hội. E. Durkheim là người đã có những công trình tiên phong về chức năng của sự lệch lạc đối với xã hội. Ông khẳng định sự lệch lạc không có gì bất thường, nó là một bộ phận gắn liền với mọi xã hội và nó có những chức năng của mình. Trong nghiên cứu của mình, với những quan điểm sâu sắc và đúng đắn về sai lệch chuẩn mực xã hội, E. Durkheim đã chỉ ra các chức năng chính yếu của sai lệch xã hội. Các chức năng, như chúng ta thấy, thậm chí còn làm chúng ta ngạc nhiên, đều hết sức to lớn, có ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. E. Durkheim đã chỉ ra bốn chức năng cơ bản của lệch lạc xã hội. Đó là: Thứ nhất, sự lệch lạc khẳng định các giá trị và tiêu chuẩn văn hóa. Điều này hiển nhiên như nhờ có cái xấu mới khẳng định được cái tốt, không có cái xấu sẽ khó để mà xác định giá trị của cái tốt. Có thể là nói đùa, song cũng phản ánh thực tế, khi cho rằng, một người chỉ biết toàn điều tốt thì chưa chắc đã tốt. Biết điều xấu không phải để làm theo, mà quan trọng là để khẳng định điều tốt và tránh được những điều xấu. Cũng như không xã hội nào có thể tồn tại nếu không có những giá trị văn hóa, vì thế sự lệch lạc là yếu tố không thể thiếu được. Nếu một xã hội như một tu viện hoàn hảo gồm toàn những cá thể gương mẫu thì tội phạm, hiểu theo nghĩa thông thường, sẽ không tồn tại, nhưng khi đó một lỗi lầm mà trong xã hội bình thường coi là không đáng kể sẽ trở thành tội phạm. Cũng vì lý do đó, một người gần như hoàn hảo sẽ thẳng thắn đánh giá những thất bại nhỏ nhặt của mình với sự nghiêm khắc mà đa số chỉ dành cho sự phạm tội. Thứ hai, phản ứng lại lệch lạc làm rõ hơn ranh giới của đạo đức. Đạo đức là một khái niệm mang tính khái quát, do đó cũng hết sức trừu SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 120 tượng, và trong nhiều trường hợp còn rất mơ hồ. Và như vậy việc chỉ ra những ranh giới của đạo đức không hề đơn giản và không hề dễ dàng chút nào. Để làm được việc này hóa ra lại phải nhờ đến sự lệch lạc. Theo E. Durkheim, phản ứng với niềm tin và hành động của một số người lệch lạc làm sáng tỏ ranh giới hành vi có thể chấp nhận được với mọi người trong một xã hội. Ví dụ một người uống rượu vào bữa tối có thể được cộng đồng coi là bình thường nhưng khi anh ta uống rượu vào bữa sáng thì sẽ bị cộng đồng cho là đã nghiện rượu. Phản ứng của cộng đồng trong trường hợp này cho thấy ranh giới về thời điểm của hành vi uống rượu. Không những đối với người có hành vi lệch lạc, những người khác cũng thấy được đâu là ranh giới của hành vi uống rượu một cách đúng đắn. Người con mà luôn nghe lời mẹ đó là mong ước của tất cả các bà mẹ. Có người con ít nghe hoặc không nghe lời mẹ thì cũng không sao, mẹ vẫn nấu bữa cơm chiều và ngồi chờ đứa con mẹ “dứt ruột đẻ ra” trở về. Có đứa con cãi mẹ, hoặc chửi mẹ, thậm chí là cả đánh mẹ nữa, mẹ cũng chỉ trả lời khi có người hỏi thăm, là mẹ bị té ngã, và mẹ sẵn sàng tha thứ cho tất cả, bởi “lòng mẹ bao la như biển Thái Bình”. Song khi đứa con “tặc tử” đuổi mẹ ra khỏi nhà thì có lẽ không còn ai chịu nổi nữa rồi, và “trật tự xã hội” phải nhanh chóng và kiên quyết được thiết lập để đưa bà mẹ trở lại nhà. Như vậy, qua câu chuyện trên, phản ứng lại hành vi lệch lạc cho chúng ta biết rõ ràng ranh giới của đạo đức, đó là cái gì chúng ta được làm và làm được, cái gì làm được tới đâu, và cái gì không thể và không được phép làm. Nói cách khác, phản ứng lại lệch lạc cho phép xác định phạm vi giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm bảo đảm ổn định, trật tự xã hội. Thứ ba, phản ứng lại lệch lạc làm tăng sự thống nhất (đoàn kết) xã hội. Khi cộng đồng phản ứng với một sự lệch lạc, họ đã tự nhắc bản thân mình các tiêu chuẩn văn hóa kết hợp họ với nhau. Đồng thời nếu sự lệch lạc không bị phản ứng thì định chuẩn về những gì được xem là đúng đắn sẽ bị kéo giãn ra và phá vỡ tính ổn định. Ngày làm việc ở công sở bắt đầu từ 8 giờ sáng nhưng nó sẽ trở thành 8 giờ 30 hoặc muộn hơn nếu những người đi muộn không bị phản ứng. Rõ ràng chức năng này của sự lệch lạc là quá chừng to lớn trong đời sống của Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 121 con người và xã hội. Trong cuộc sống xã hội không thiếu những mâu thuẫn, thậm chí là cả xung đột, nảy sinh giữa các cá nhân hay các nhóm xã hội, song, như ở Việt Nam, khi có kẻ ngoại xâm, thì mọi người nhanh chóng xếp lại hay bỏ qua những mâu thuẫn có tính cá nhân, đồng lòng đứng lên thành một khối thống nhất, cùng chống lại những kẻ xâm lược. Hai người hàng xóm đang tồn tại mối bất hòa, song cả hai đều căm ghét những tên trộm cắp đang rình mò lấy cắp tài sản của họ, vô hình dung họ đã cùng nhau đứng về một phía trong phản ứng với những tên trộm cắp – những kẻ có hành vi lệch lạc. Thứ tư, lệch lạc khuyến khích sự thay đổi (biến đổi) xã hội. Bằng cách “tuần tra” ranh giới đạo đức xã hội, những kẻ lệch lạc đề xuất sự lựa chọn đối với hiện trạng thực tại, có nghĩa là chúng đưa ra các biện pháp thay thế các giá trị và tiêu chuẩn đang tồn tại. Không một xã hội nào cứ hoàn toàn và mãi mãi tĩnh tại. E. Durkheim đã nhìn thấy rằng một hành vi lệch lạc hôm nay có thể trở thành chuẩn mực ngày mai. Các giá trị và tiêu chuẩn thay đổi theo thời gian, những gì ngày hôm nay được xem là sự lệch lạc có thể trở thành tiêu chuẩn trong tương lai. Vào những năm 50 của thế kỷ XX, nhạc “rock and roll” đều bị đa số người Mỹ cho là làm hư hỏng thanh niên. Phần lớn số người Mỹ coi nhạc này như là sự đồi bại của thanh niên và làm phương hại đến thị hiếu chung về âm nhạc đã hình thành trong xã hội nước Mỹ thời đó. Song ngày nay nhạc “rock and roll” đồi trụy ngày xưa đã trở thành môt phần rất đỗi bình thường trong xã hội Mỹ, một phần không thể thiếu trong trào lưu văn hóa Mỹ, thậm chí là “còn Mỹ” hơn cả loại bánh táo “Apple pie” mà vốn được coi là nét đặc trưng, là một trong những biểu tượng của văn hóa Mỹ. Như vậy, nhạc “rock and roll”, vốn sinh ra từ điệu nhạc “blue” của người Mỹ da đen gốc Phi, với ban nhạc ăn mặc không theo tiêu chuẩn thẩm mỹ nào, còn người nghe điệu nhạc này, luôn bị dựng dậy, uốn éo, vặn vẹo, thậm chí cả “lăn, lê, bò, toài” trên mặt đất và những vũng bùn nhơ nhớp, song chính nhạc này cũng đã góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp giải trí thu âm và phát hành băng đĩa, mang lại lợi nhuận vô cùng to lớn cho các nhà sản xuất và giới tư bản. Và nhạc “rock and roll” từ một hiện tượng lệch lạc đã trở thành ngành kinh doanh to lớn. SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 122 3.4. Một số phê phán quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của E. Durkheim trong quá trình hình thành và phát triển ngành khoa học xã hội học, mà cụ thể là vai trò xây dựng xã hội học với tư cách là một ngành khoa học. Tuy nhiên, cùng với thời gian, vị thế của “người sáng lập” ngành xã hội học Pháp và các tác phẩm của ông cũng nhận được những bình luận, đánh giá và phê phán khác nhau. Quan điểm về sai lệch xã hội của E. Durkheim đã nhận được nhiều sự ủng hộ, phê phán và đánh giá khác nhau, cả những phê phán về nội dung quan điểm, cũng như phê phán về mặt phương pháp luận. Với lý luận và phương pháp luận khoa học, khách quan, E. Durkheim đã xây dựng, phát triển những quy tắc phương pháp xã hội học và khái niệm cơ bản của xã hội học như sự kiện xã hội, ý thức tập thể và đoàn kết xã hội. Lý thuyết xã hội học của E. Durkheim làm sáng tỏ nhiều chủ đề quan trọng như chức năng xã hội và cấu trúc xã hội, phân loại xã hội bình thường và sai lệch xã hội, trật tự xã hội và biến đổi xã hội. Điều trước tiên cần phải nhấn mạnh rằng, bản thân E. Durkheim cũng có quan niệm không nhất quán về khái niệm “anomie”. Chúng ta đã điểm qua những nội dung này trong hai tác phẩm nổi tiếng của E. Durkheim là “Phân công lao động trong xã hội” và “Tự tử”, và cả bài báo ngắn gọn, nhưng đầy tranh cãi, liên quan đến hiện tượng tội phạm “Bình thường và bệnh lý”. Như vậy có thể thấy tình trạng phi chuẩn mực sẽ thay đổi theo từng bối cảnh xã hội, từng nền văn hóa. Những xã hội nào để cho sự độc lập, những ham muốn của cá nhân lấn át những chuẩn mực chung của xã hội thì tình trạng “anomie” ở những xã hội đó sẽ trầm trọng hơn những xã hội khác. E. Durkheim đã cho chúng ta một cái nhìn và cách hiểu về sai lệch xã hội, về hiện tượng tự tử và hiện tượng tội phạm. Mỗi một quan điểm, mỗi một học thuyết ra đời đều có đóng góp lớn lao cho quá trình phát triển xã hội. Thế nhưng sự ra đời của nó không phải nghiễm nhiên được xã hội chấp nhận, mà phải trải qua chính sự đánh giá của thực tế xã hội. Ở mỗi lý thuyết đều thể hiện một cái nhìn riêng theo những góc độ nghiên cứu khác nhau. Chính vì vậy các quan điểm của E. Durkheim đưa ra, về lý thuyết, phương pháp luận, cũng như các kết luận của Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 123 ông đều phải chịu những sự phê phán quyết liệt và dữ dội. Người ta xuất phát từ những góc nhìn khác nhau để đưa ra những đánh giá về các quan điểm và lý thuyết của ông. Dưới đây chúng ta điểm qua một số ý kiến phê phán và đánh giá quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim. 3.4.1. Những phê phán về nội dung quan điểm của E. Durkheim Tìm hiểu qua những luận điểm của E. Durkheim về cá nhân và tập thể, có thể thấy được rằng E. Durkheim muốn khái quát tất cả vào một khái niệm trung tâm là ý thức tập thể. Một phần những điều E. Durkheim đưa ra chúng ta cũng bắt gặp ở đâu đó trong những quan điểm thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội khác. E. Durkheim đã hình dung ra một lực lượng siêu việt đó là ý thức xã hội, nó là cái trên hết và đặc biệt E. Durkheim đã đồng nghĩa xã hội với Thượng đế, “Thượng đế là xã hội thăng hoa". Tư tưởng của ông được đánh giá là “mang tính cách mạng và có nhiều nét giống duy vật biện chứng” [19]. Nhưng cũng chính vì những cách lập luận trên mà tư tưởng của ông bị coi là duy tâm siêu hình, vì đó là cách giải thích nguồn gốc thế giới bằng ý thức và những khái niệm trừu tượng. Nhà nghiên cứu Bửu Lịch cho rằng E. Durkheim đã vận dụng quá nhiều yếu tố tâm lý và siêu hình học nhằm chứng minh cho quan điểm của mình. E. Durkheim giải thích những sự kiện, hiện tượng mà ông đưa ra dựa vào tâm lý tập thể và tâm lý cá nhân như các hiện tượng tự tử, tôn giáo hay biểu tượng... Ông cho rằng, E. Durkheim "không thể giải thích được những ý thức cá nhân hoà đồng và hoà tan trong một ý thức tập thể mà không có sự hỗ trợ của lĩnh vực tâm lý". Cũng chính Bửu Lịch phát hiện ra mâu thuẫn trong tư tưởng của E. Durkheim, khi bàn đến vấn đề ý thức tập thể. E. Durkheim gán cho ý thức tập thể những đặc điểm rất quan trọng như ý thức tập thể có trước, tồn tại ngoài cá nhân, nối quá khứ với hiện tại, ý thức tập thể là tuyệt đối không thể nhầm lẫm, nhưng sau lại cho rằng ý thức tập thể biến đổi khác đi theo những hình thức của đoàn kết xã hội. Bửu Lịch còn đưa ra nhiều nhược điểm khác trong quan điểm của E. Durkheim, trong đó có việc E. Durkheim không nhìn nhận vai trò SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 124 của cá nhân. E. Durkheim cho rằng cá nhân là thụ động, mọi hoạt động của cá nhân là do các lực lượng khác thúc đẩy. Vấn đề này chúng ta sẽ bắt gặp nhiều ở những phê phán của các tác giả khác. Cùng chung một cách nhìn như vậy, các nhà xã hội học theo trường phái Hiện tượng luận dùng hình ảnh của trái billiard để mô tả về quan điểm của E. Durkheim. Họ cho rằng E. Durkheim quá máy móc khi nói rằng mọi hành động của cá nhân đều do sự tác động của bên ngoài, mà không hề có một chút dấu ấn cá nhân. E. Durkheim, cũng như các nhà tư tưởng thời bấy giờ, muốn qua tìm hiểu thực tế xã hội và những quy luật của nó, người ta có thể tìm ra những biện pháp cải cách xã hội. Ông cho rằng hành động cá nhân chịu sự áp đặt và là biểu hiện của ý thức tập thể. Chính vì vậy trường phái Hiện tượng luận cho rằng đó là những công thức máy móc mà E. Durkheim nêu lên về hành động cá nhân. Không thể kết luận rằng hành động cá nhân luôn tuân theo quy luật, theo những gì đã được định sẵn vì có những người cùng trong một hoàn cảnh sống nhưng lại có những cách thức hành động khác nhau. Tìm hiểu thêm những ý kiến phê phán khác, chúng ta có thể thấy rõ thêm được những luận điểm phản đối lại ý kiến của E. Durkheim. Cụ thể hơn, là ở những phê phán về cách nhìn của E. Durkheim về hiện tượng tự tử. Với phương pháp của mình là lấy những con số thống kê để chứng minh cho một mệnh đề lý thuyết, E. Durkheim cố gắng làm nổi bật quan điểm về sự ảnh hưởng của đoàn kết xã hội lên hành vi cá nhân. Những cứ liệu E. Durkheim đưa ra, ngày nay chúng ta gọi là những biến số độc lập. E. Durkheim đã dựa vào những biến số độc lập như tình trạng hôn nhân, tôn giáo... để so sánh hiện tượng tự tử, nhằm giải thích cho việc tại sao tỷ lệ tự tử ở nhóm này lại cao hơn nhóm kia. Nhưng cũng chính vì vậy mà quan điểm của ông bị phê phán. Gibs và Martin dựa vào những lý do trên mà đưa ra những thiếu sót trong giải thích của E. Durkheim, người ta gọi đó là những "phê phán nội tại". “Phê phán nội tại” là sự phê phán những quan điểm từ bên trong thực chứng luận của E. Durkheim. Quan điểm phê phán này cho rằng không nên xem những biến cố thuộc về gia đình hay tôn giáo là những nhân tố độc lập, mà đó còn phụ thuộc vào "sự phối Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 125 hợp các điều kiện của đời sống đô thị hiện đại". Những hành vi tự tử sở dĩ có tỷ lệ cao là do sự khác biệt giữa lối sống nông thôn và lối sống đô thị. Họ giải thích rằng những người theo đạo Tin lành tự tử nhiều hơn không hẳn chỉ do yếu tố tôn giáo, mà còn phụ thuộc vào mức độ đời sống đô thị cao thấp thế nào. Và dựa trên các yếu tố khác biệt giữa lối sống nông thôn và đô thị, một số các kết quả khác mà E. Durkheim đưa ra cũng bị phê phán. Chẳng hạn tỷ lệ tự tử ở những người độc thân, ly dị cao không chỉ dựa vào sự ràng buộc trong quan hệ mà tất cả còn xem xét trên tính cộng đồng trong các vùng đô thị, có thể là sự thiếu vắng bạn bè hoặc bà con, đó là những người có khả năng giúp đỡ được phần nào những nhu cầu vật chất và tinh thần cho cá nhân, kể cả việc ngăn chặn hành vi tự tử. Đứng trên lập luận như vậy họ cho rằng những gì mà E. Durkheim nói đến chỉ mới là phạm vi bên ngoài, cần xem xét cả những yếu tố bên trong như môi trường sống, mối quan hệ của các cá nhân, đặc biệt là phải xem xét đến môi trường sống đa dạng của đô thị. Như vậy E. Durkheim bị phê phán từ việc giải thích xã hội đến những giải thích về hành vi con người. Nỗ lực của E. Durkheim để tìm ra các tiêu chí khách quan “thông thường”, “bình thường” có thể phân biệt được với các sự kiện xã hội mang tính “bệnh lý” là một cố gắng khá rõ ràng để khẳng định vị trí của khoa học đối với những ưu tiên về chính trị và xã hội. Ngoài những khó khăn mang tính logic của việc đưa ra suy luận về “sức khỏe xã hội” từ tính chất khái quát của hiện tượng, bản thân E. Durkheim đã nhận ra những trở ngại mang tính thực tiễn để đưa ra những suy luận như vậy trong các “thời kỳ chuyển đổi”. Nhưng, nền kinh tế rối loạn, tính phi chuẩn mực và sự gia tăng nhanh chóng của tỉ lệ “tự tử” đều là những đặc điểm “chung” của xã hội có tổ chức, do vậy tiêu chí thứ hai của Durkheim là cái chung có liên quan tới các điều kiện chung của loại hình xã hội đang được đề cập đến cũng có vấn đề. Tiêu chí đó, có thể miêu tả chúng là những cái “bệnh lý” chỉ bằng quy chiếu đến một tương lai nhất định. Một xã hội thống nhất mà E. Durkheim xem là đang tiềm ẩn trong hiện tại. Tóm lại, E. Durkheim định lý tưởng hóa xã hội tương lai, trong khi phủ nhận SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 126 thực tế hiện tại và dường như quên mất sự kiện rất ngẫu nhiên mang tính lịch sử của các dàn xếp xã hội [64]. Cũng liên quan đến tác phẩm “Tự tử” của E. Durkheim, Osipova E. V. – nhà xã hội học Nga nổi tiếng, cũng có những đánh giá và phê phán của mình. Bà cho rằng, hoàn toàn có quyền gắn việc tăng số lượng các vụ tự tử với “những điều kiện đặc biệt, mà diễn ra những tiến bộ của thời đại chúng ta” [103, 507], với tình trạng khủng hoảng xã hội khi mô tả rõ ràng sự rối loạn trật tự xã hội về mặt đạo đức - tâm lý, những triệu chứng tha hóa và sụp đổ đạo đức, tuy nhiên, E. Durkheim đã không chỉ ra, không “mở tung” ra những nguyên nhân chính của sự khủng hoảng này, khi ông xem xét chúng không phải trong bản chất của những quan hệ đối kháng, mà là trong những nhịp độ quá nhanh của những biến đổi xã hội. Thật là không tưởng với ý tưởng của E. Durkheim tìm kiếm lối thoát khỏi khủng hoảng bằng con đường tái lập các nghiệp đoàn sản xuất, mà được cho là giúp củng cố trật tự đạo đức trong xã hội. Sự phân loại tự tử của E. Durkheim cũng mang đầy tính trừu tượng và hình thức chủ nghĩa, kể cả “tự tử vị tha” kết nối các hành vi xã hội hoàn toàn khác nhau, phản ánh những chuẩn mực đạo đức của các hình thái xã hội - lịch sử khác nhau. Bằng cách như vậy đã làm mờ nhạt và méo mó bản chất của chính hiện tượng xã hội. Cũng giống như nhiều trường hợp khác, ở đây E. Durkheim đã không xem xét những ví dụ, khi mà mục đích xã hội không phải là mục đích liên kết, còn các quy tắc và chuẩn mực xã hội không dẫn đến cả hòa hợp xã hội, cũng như hạnh phúc cá nhân. Mặc dù E. Durkheim đã coi phi chuẩn (anomie) xã hội và chủ nghĩa vị kỷ như những chỉ số thiếu vắng các mục đích xã hội chung và thiếu vắng điều tiết xã hội, và đôi khi ông còn nhận xét rằng xã hội công nghiệp hiện đại cần thiết có những mục đích và quy tắc đặc biệt, thì E. Durkheim đã không thể nói gì dù chỉ một cách tương đối về nội dung tích cực của chúng. Tiêu chí hạnh phúc xã hội trong “xã hội học” quá trừu tượng và hình thức, và những kết luận, rằng sự liên kết nghề nghiệp – đó là những nhóm mà như thể cần phải đổi mới và cần phải khôi phục lại cấu trúc xã hội và cấu trúc đạo đức xã hội, đã không có tính thuyết phục. Nếu hợp lý hơn, E. Durkheim cần phải công nhận rằng “phi chuẩn” (anomie) là tình trạng “bình thường”, Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 127 được tạo nên bởi những điều kiện xã hội nhất định. Ý tưởng cho rằng những điều kiện của văn minh công nghiệp hiện đại làm cho một số cá nhân có khuynh hướng đến tự tử hơn, và khuynh hướng này phụ thuộc vào môi trường xã hội, mặc dù được E. Durkheim phát biểu, đã không liên quan đến nội dung chính lý thuyết của ông. Về tổng thể E. Durkheim đứng trên lập trường phủ định mối quan hệ giữa “tâm lý” và xã hội. 3.4.2. Những phê phán về phương pháp luận của E. Durkheim Những phê phán trong phương pháp luận của E. Durkheim chủ yếu qua tác phẩm “Tự tử". Những quan điểm của E. Durkheim dẫn đến việc thừa nhận rằng tự tử là những hiện tượng xã hội, có sẵn một khuôn mẫu và là con số có thể thống kê được, có thể chỉ ra được những ảnh hưởng có tính logic của những biến cố độc lập đến hành vi cá nhân. Nói đến những phê phán về vấn đề này phải kể đến Douglas và Atkinson. Người ta gọi đó là những "phê phán bên ngoài Douglas” và cho rằng với quan điểm như vậy của E. Durkheim, thì hiện tượng tự tử cũng như những hiện tượng đặc biệt khác, đó "là hình thái một chiều và không biến đổi của hành vi, đang đợi để được phát hiện bằng sự phân tích thống kê chính thức" [3]. Họ cho rằng nguồn gốc những thuộc tính và hành vi cá nhân không thể coi là nằm bên ngoài các chủ thể riêng rẽ, ý nghĩa của hành vi cá nhân còn gắn liền với quan điểm chủ quan của người khác. Sự phê phán này bắt nguồn từ khuynh hướng thực chứng luận của E. Durkheim. E. Durkheim còn bị phê phán là "mâu thuẫn với các quy tắc riêng khi ông giải thích thực tế xã hội chỉ bằng sự quy chiếu vào các thực tế xã hội khác". E. Durkheim xác định rằng khi nghiên cứu về tính chất của cái bình thường và cái bệnh lý thì cần phải xem xét kỹ lưỡng tất cả những yếu tố dẫn đến bệnh tật (con người, xã hội), đâu là nguyên nhân chính, đâu là nguyên nhân phụ. Sự quy chiếu máy móc của E. Durkheim trong việc giải thích hiện tượng tự tử đã dẫn đến mâu thuẫn với chính những nguyên tắc cụ thể mà ông đã đưa ra. Cũng về phương pháp luận, E. Durkheim còn bị các tác giả theo trường phái Hiện tượng luận phê phán, rằng ông quá sẵn sàng bỏ qua những yếu tố không-xã-hội (phi xã hội) trong tự tử. E. Durkheim làm cho các SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 128 bằng cứ có sẵn trở nên thích hợp phục vụ cho những nhận định ban đầu mà ông đã đưa ra. Như việc E. Durkheim lý giải hiện tượng tự tử theo tôn giáo, không phải trong tất cả những tôn giáo E. Durkheim đều có thống kê tỷ lệ tự tử để chứng minh cho quan điểm của mình. Ngoài ra thực tế cho thấy, tự tử là một hiện tượng khó xác định, phụ thuộc vào những suy diễn chủ quan của con người, chứ không hề có một khuôn mẫu chung. Các học giả phê phán công trình “Tự tử” ở một số khía cạnh khác. Với tư cách là sự áp dụng mang tính hệ thống của các nguyên tắc phương pháp luận, tác phẩm “Tự tử” đã bộc lộ những mặt hạn chế của nó, và từ đó đưa ra lý do để xem xét một số khó khăn. Chẳng hạn, lập luận “bằng cách loại trừ”, ngôn ngữ không phù hợp và bị bóp méo, v.v, mà xuyên suốt các tác phẩm của Durkheim được nhìn thấy rõ ở đây. Lập luận đặc trưng này của E. Durkheim tràn ngập trong hai tác phẩm “Phân công lao động trong xã hội” và “Những hình thức cơ bản của đời sống tôn giáo”. Tuy nhiên, không có thí dụ nào tốt hơn về sức mạnh của nó, để thuyết phục và làm lạc lối bằng lập luận của E. Durkheim về “những nguyên nhân ngoại xã hội” trong tác phẩm “Tự tử”. Nói ngắn gọn, đây là lập luận bằng cách loại bỏ một cách có hệ thống các định nghĩa hoặc các cách luận giải khác nhau về thực tiễn xã hội một cách có chủ ý rõ ràng, nhằm mục đích tăng tín nhiệm cho một ứng viên lập luận duy nhất còn lại – lập luận đó là của chính E. Durkheim. Dĩ nhiên, việc ông sử dụng kỹ thuật này không có nghĩa rằng cách lập luận của ông không xứng đáng để lựa chọn, nhưng với tư cách là công cụ của hùng biện, lập luận bằng cách loại trừ của E. Durkheim chứa đựng ít nhiều rủi ro. Việc sử dụng chiến lược này một cách kiên trì của E. Durkheim có thể được quy cho niềm tin không thể từ bỏ của ông, mà đã được tuyên bố một cách rõ ràng trong công trình “Các nguyên tắc của phương pháp xã hội học”, rằng một kết quả đã cho luôn chỉ có một nguyên nhân duy nhất của nó, và nguyên nhân này phải có cùng bản chất tương tự như bản chất của kết quả. [64]. Nguyên tắc loại trừ, mà được E. Durkheim áp dụng trong các công trình nghiên cứu xã hội học của mình – là một sai lầm logic, Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 129 theo đó tiền đề của một lập luận lại được xem là kết luận. Không có một thí dụ nào rõ ràng hơn trong cuốn “Tự tử” về kiểu lập luận này so với thí dụ về sự phân loại tự tử theo thuyết nhân quả của E. Durkheim, mà ngụ ý về độ giá trị của các lý giải theo nhân quả áp dụng cho chúng. Luận điểm này không phải là loại tự động thủ tiêu lập luận của E. Durkheim, nhưng nó cũng làm vô hiệu các giải thích và các phân loại khác. Sự nhấn mạnh liên tục của E. Durkheim rằng xã hội học bản thân nó là một khoa học, với hiện thực không thể giản suy hơn của nó, để nghiên cứu khiến ông sử dụng một thứ ngôn ngữ vừa mang tính ẩn dụ cao, vừa mang tính sai lầm hệ thống. Điều này được minh chứng đầu tiên trong cuốn “Phân công lao động trong xã hội”, với những phép ẩn dụ sinh học vô cùng phong phú, liên tục cho rằng xã hội là “giống” một cơ thể sinh học bằng những phương cách không rõ ràng và không đầy đủ căn cứ. Cuốn “Tự tử” cũng có cả hai nhược điểm kể trên. Đặc biệt, ngôn ngữ lập luận khiến cho E. Durkheim rơi vào tình trạng khó khăn, nếu không nói là không thể trình bày một cách dễ hiểu về cách thức mà con người nhận thức, lý giải và phản ứng đáp lại các điều kiện xã hội dẫn đến hành động tự tử. Trong tác phẩm “Tự tử”, các nhà phê bình cũng cho rằng giả thuyết giải thích trung tâm của ông, đó là nếu các điều kiện xã hội không đem lại cho các cá nhân những mục đích và/hoặc các nguyên tắc xã hội ở mức độ phù hợp với sự suy yếu của sức khỏe tâm lý xã hội, thì những người dễ bị tổn thương nhất sẽ thực hiện hành động tự tử, đã đặt ra nhiều câu hỏi hơn là trả lời. Sự thực là những câu hỏi liên quan và nhiều câu hỏi khác nữa liên tục bị lảng tránh đã nhắc lại một điểm là những lý giải mang tính xã hội học vĩ mô của E. Durkheim, tất cả đều ngụ ý về một số lý thuyết tâm lý học xã hội nào đó, mà bản chất thực sự của nó chưa bao giờ được làm rõ. Liên quan đến chức năng sai lệch xã hội của E. Durkheim cũng có những ý kiến đánh giá và khẳng định sai lệch có những chức năng xã hội hết sức quan trọng. Kai Erikson (1966) sử dụng hồ sơ từ thời tín đồ Thanh giáo định cư đầu tiên ở vịnh Massachusetts để trắc nghiệm quan điểm của E. Durkheim về chức năng của sai lệch xã hội. Ông phát hiện ra rằng, quả thật sự sai lệch trong “xã hội thần thánh” mang đậm màu sắc tôn giáo này. Bởi vì các quy phạm văn hóa cứng SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 130 nhắc, nên vấn đề bất đồng tôn giáo hầu như được xem là lầm lạc đều được tín đồ Thanh giáo xem là tội trọng. Bằng cách phản ứng với sự lầm lạc trong hàng ngũ của mình, tín đồ Thanh giáo khẳng định những giá trị và tiêu chuẩn đặc biệt trong tôn giáo của mình. K. Erikson cũng nhận thấy nhiều loại lệch lạc được thừa nhận ở tín đồ Thanh giáo ban đầu có liên quan đến vấn đề đạo đức mà họ đối mặt. Thuộc địa lúc ban đầu phải quyết định rằng, liệu cá nhân có quyền giải thích Kinh thánh với tư cách cá nhân hay không. Sau cùng, tín đồ Thanh giáo xác định những ai khẳng định quyền này đều bị coi như là sự sai lệch, và như thế, họ làm rõ ranh giới đạo đức cụ thể, cái có thể và cái không thể, cái được làm và cái không được làm,v.v. Qua hình phạt dành cho thành viên rơi vào sai lệch, tín đồ Thanh giáo ban đầu cũng học được tình đoàn kết trên cơ sở các giá trị đạo đức chung. Mặc dù ban đầu được xác định là hành vi lệch lạc, quan điểm cho rằng con người nên có tự do cá nhân trong hoạt động tôn giáo của mình dần dần trở thành chính thức hóa ở Mỹ. Sau cùng, khẳng định của E. Durkheim cho rằng sự sai lệch có chức năng xã hội quan trọng, K. Erikson nhận thấy tỷ lệ dân số của thuộc địa Vịnh Massachusetts xem người lệch lạc vẫn không đổi qua thời gian, ngay cả số phạm tội thực sự đã thay đổi. K. Erikson kết luận rằng, bằng việc xác định liên tục một tỷ lệ phần trăm dân số như kẻ lệch lạc, mặc dù vì những lý do khác nhau khi đạo đức cộng đồng thay đổi, tín đồ Thanh giáo đảm bảo rằng, chức năng xã hội của sự sai lệch luôn được thực hiện nhất quán. Tóm lại, từ Thế kỷ XX và sang Thế kỷ XXI không ít các nhà nghiên cứu tìm đọc và đưa ra các ý kiến khen chê khác nhau về các tác phẩm của E. Durkheim. Việc thảo luận các quan điểm của E. Durkheim từ nhiều góc độ khác nhau, chỉ càng chứng tỏ là các quan điểm xã hội học của E. Durkheim vẫn còn nhiều giá trị lý luận và thực tiễn cần được tiếp tục tìm hiểu. Dù thế nào chăng nữa, chúng ta cũng cần ghi nhận đóng góp của E. Durkheim trước hết ở quá trình đấu tranh vì sự hình thành và phát triển khoa học xã hội học. Nhiều quan điểm xã hội học của ông đến nay vẫn là hạt nhân của các chuyên ngành xã hội học. Ch(ơng 3. NhKng biLn đ.i trong quan đi>m và đóng góp cOa 131 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Tiến hành so sánh những đặc điểm về hình thức và nội dung, đặc biệt là nội dung của quan điểm sai lệch xã hội trong 2 tác phẩm “Phân công lao động trong xã hội” và “Tự tử”, cho chúng ta thấy những biến đổi trong quan điểm của E. Durkheim, từ các hình thức của sai lệch xã hội đến các nguyên nhân của chúng, và khẳng định vững chắc các chức năng to lớn của sai lệch xã hội. Từ bài báo “Bình thường và bệnh lý” chúng ta tìm ra những điểm mới trong quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim liên quan đến tội phạm. Tội phạm cũng là một biểu hiện của sai lệch xã hội khi nó “xúc phạm đến lương tri tập thể”. Bài báo này thể hiện bước trung gian tiến hóa, nếu tính theo thời gian, trong việc hình thành quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim. E. Durkheim đã có những cống hiến to lớn khi ông hình thành và khẳng định nội dung của quan điểm sai lệch xã hội trong lý thuyết xã hội học của mình. Như đã trình bày ở trên, các yếu tố tạo nên nội dung của quan điểm sai lệch xã hội bao gồm ý thức tập thể, đoàn kết xã hội, sự phân công lao động, khái niệm “anomie” – “phi chuẩn”, hiện tượng tự tử và tội phạm. Một cống hiến nữa rất đáng ghi nhận – đó là việc E. Durkheim đã đưa ra 4 chức năng to lớn của sai lệch xã hội, sau khi xác định được các hình thức và nguyên nhân của sai lệch xã hội. Dù vậy, E. Durkheim cũng nhận được ít nhiều sự đánh giá cũng như phê phán khác nhau của các nhà nghiên cứu xã hội về quan điểm sai lệch xã hội của mình. Các ý kiến phê phán cả về mặt nội dung cũng như phương pháp luận liên quan đến quan điểm sai lệch. Đó cũng là một điều tự nhiên, và càng giúp khẳng định hơn vai trò của E. Durkheim đối với sự hình thành và phát triển của xã hội học thế giới nói chung. Chương 4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA E. DURKHEIM TRONG THỰC TIỄN XÃ HỘI VIỆT NAM 4.1. Quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim và sự biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam Quan điểm của E. Durkheim và văn hóa phương Đông. E. Durkheim được coi là một trong những người có công sáng lập xã hội học. Xã hội học của E. Durkheim, mặc dù được sinh ra ở phương Tây, nước Pháp, song vẫn hoàn toàn có đầy đủ ý nghĩa và giá trị thực tiễn to lớn trên đất nước Việt Nam. Ông đã xây dựng một hệ thống lý thuyết xã hội với các quan điểm khác nhau. Tìm hiểu quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim với xã hội phương Đông không thể không lưu ý đến các giai đoạn phát triển xã hội và những đặc thù về không gian văn hoá. Chính trong bối cảnh xã hội này, tư tưởng của E. Durkheim được hình thành và ra đời. Những tác phẩm của ông mang dấu ấn thời đại, vừa là sự thể hiện những mặt khác nhau của đời sống xã hội, vừa mang ý nghĩa thực tiễn xã hội sâu sắc, bởi đó cũng chính là mục tiêu hướng tới của ông. E. Durkheim hình thành quan điểm của mình trong bối cảnh xã hội phương Tây, do đó tính phù hợp với xã hội phương Tây lúc bấy giờ là tất yếu. Còn trong xã hội phương Đông, những quan điểm xã hội học cho đến bây giờ vẫn còn nhiều điều mới lạ. Văn hoá Việt Nam mang đặc thù của nền văn hoá phương Đông, do vậy khi tìm hiểu ý nghĩa của quan điểm này với xã hội Việt Nam chúng ta phải quan tâm đến những nét đặc thù của văn hoá Việt Nam. Văn hóa Việt Nam và bề dày lịch sử. Với hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, cùng tồn tại với bề dày lịch sử là nền văn hóa Việt Nam với những vẻ đẹp đặc trưng của nó. Mặc dù trải qua nhiều năm SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 134 tháng đấu tranh ác liệt, nhưng nét đẹp bản sắc truyền thống văn hoá Việt Nam vẫn được bảo tồn, giữ gìn và phát triển. Thực ra, không chỉ khi đất nước phát triển văn hoá mới được chú trọng. Ngay từ xa xưa, dân tộc Việt Nam đã luôn chú ý đến nền văn hoá của dân tộc mình. Thành Cổ Loa như một biểu tượng văn hoá, trống đồng Đông Sơn được chạm khắc, đánh dấu một tâm thức văn hoá Âu Lạc trước khi bước vào 1000 năm đô hộ Bắc thuộc. Văn hoá Việt Nam luôn có sự tiếp biến, du nhập nhiều nét đặc sắc của các nền văn hoá khác nhau trong suốt quá trình lịch sử. Sự xâm lăng và đô hộ của các triều đại Trung Hoa và các nước Tư bản phương Tây đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng, nhưng vẫn mang nét đặc thù, đặc trưng của văn hóa Việt Nam [65; 66]. Văn hoá là vẻ đẹp tinh thần của xã hội. Con người có thể mất đi, nhưng nét đẹp văn hoá vẫn luôn sống mãi, đi vào tâm hồn người, và con người tự hào về nét đẹp riêng ấy. Song, nói đến văn hoá là phải nói đến con người. F. Engels đã viết: "Con người là sinh vật có tính xã hội cao nhất". Nếu không có con người thì văn hoá không thể tồn tại. Nếu như có tồn tại một cách tự nhiên thì văn hóa đó cũng không có ý nghĩa gì, bởi văn hoá chỉ có thể cảm nhận được tính thiêng liêng của nó trong xã hội con người. "Trong toàn bộ sự phát triển xã hội, con người luôn tồn tại với hai tư cách: vừa là chủ thể, vừa là đối tượng. Với tư cách là chủ thể, con người thực hiện sự phát triển xã hội, mà trước hết là phát triển lực lượng sản xuất. Với tư cách là đối tượng, con người hưởng thụ những thành quả của sự phát triển đó. Không có con người thì không có sự hưởng thụ, cũng không có sự cống hiến, nghĩa là không có sự phát triển" [20]. Nhìn từ góc độ văn hoá, con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng của văn hóa. Văn hoá ở mỗi đất nước, mỗi quốc gia khác nhau. Con người ở đất nước nào sẽ thích hợp văn hoá của đất nước ấy. Song, sự khác nhau của văn hoá không thể kết luận là con người sẽ khác nhau. "Con người ở khắp mọi nơi đều giống nhau vì họ đều là con người" [78, 10]. Sự khác nhau có chăng là do con người mang một dấu ấn dân tộc, kiểu cách, địa lý, giới tính, thời đại, lứa tuổi,... Có thể nhìn thấy sự khác biệt cơ bản giữa văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây. Phương Đông coi trọng vai trò cộng đồng, trong khi phương Tây lại coi trọng vai trò cá nhân. Yếu tố cộng đồng đã tồn tại rất lâu trong xã Ch(ơng 4. MDt s9 nghiên c3u 3ng d ng quan đi>m cOa 135 hội phương Đông [65]. Chính điểm khác biệt này cho thấy ý nghĩa của quan điểm E. Durkheim trong xã hội phương Đông theo một cách riêng, khác biệt hơn, đặc sắc hơn. E. Durkheim chủ trương xây dựng xã hội dựa trên ý thức tập thể, và khi đó tinh thần đoàn kết cộng đồng mới có giá trị trong xã hội. Dựa trên quan điểm này, lý thuyết của E. Durkheim đã được chứng minh đúng đắn trong xã hội phương Đông. Việt Nam mang tính phương Đông cao, bởi đây là xã hội khởi đầu từ nền nông nghiệp lúa nước. Tính chất nông nghiệp làm cho con người phải gắn bó với nhau, nương tựa vào nhau. Nông nghiệp lúa nước đã sản sinh ra nền văn hoá với tình làng nghĩa xóm. Bắt nguồn từ xã hội phương Đông, nên con người Việt Nam mang nặng yếu tố tình cảm và tính chất phương Đông [65; 66]. Vai trò cá nhân trong xã hội Việt Nam khó và không có điều kiện phát triển, mà tất cả dựa trên tập thể, dựa vào cộng đồng. Con người gắn bó cả đời mình với bến nước, cây đa, mái đình của làng xã. Mỗi cá nhân gắn kết vào một tập thể, và sống trong khuôn khổ của tập thể đó. Xã hội được phân chia theo làng, mỗi làng như một xã hội thu nhỏ. Làng được bao bọc bởi lũy tre, cá nhân sống suốt đời trong phạm vi không gian địa lý nhỏ hẹp này. Mối liên hệ với quan điểm của E. Durkheim. Theo lý thuyết của E. Durkheim thì vai trò tập thể được đề cao. Ông chủ trương phát triển xã hội ổn định dựa trên tập thể, chứ không phải từng cá nhân riêng lẻ. Theo đó, xã hội nông nghiệp Việt Nam vẫn còn một phần tính chất "liên đới máy móc" của E. Durkheim. "Cá nhân theo dõi các hoạt động của tập thể một cách tự nhiên hay máy móc vì họ là phần tử không khác biệt nhau, phản ứng của họ cũng giống như phản ứng của những người khác" [5, 47]. Thế nhưng tập thể mà E. Durkheim muốn nói tới là tổng thể xã hội, chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi làng xóm nhỏ hẹp. Việt Nam thuộc khu vực địa lý nằm ở phương Đông, cho nên yếu tố tình cảm luôn chi phối mối quan hệ con người, con người luôn sống gần gũi và thân thiện với nhau [65; 66]. Việt Nam với điều kiện riêng về địa lý và khí hậu, nên đặc trưng của Việt Nam là nền nông nghiệp lúa nước, sản xuất mang tính tiểu nông, duy trì với cơ cấu tĩnh. Con người Việt Nam có xu hướng chấp nhận hơn là chống đối. Người Việt Nam luôn gắn kết với một tập thể cố định. SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 136 Mối quan hệ của cá nhân với nhóm xã hội thường rất bền chặt [65]. Đặc biệt, điểm tựa quan trọng của người Việt Nam luôn là gia đình. GS. Lê Thi trong bài “Gia đình Việt Nam - các trách nhiệm và các nguồn lực trong sự đổi mới của đất nước” viết như sau: "Gia đình luôn là "tổ ấm" đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Từ khi lọt lòng mẹ cho đến suốt cuộc đời mình, mỗi cá nhân tìm thấy ở gia đình sự đùm bọc về vật chất và tinh thần, tiếp thu sự giáo dục về mọi mặt, hưởng thụ những niềm vui của cuộc sống, được an ủi khi gặp khó khăn. Gia đình tạo nên những điều kiện an toàn cho trẻ em, người già có nơi nương tựa, không bị hiu quạnh, cô đơn, người lao động được hồi phục sức khỏe, lấy lại sự cân bằng tâm lý sau những giờ lao động mệt mỏi". Gia đình được coi là một xã hội thu nhỏ, là tế bào sống của xã hội. Gia đình là chỗ dựa vững chắc của cá nhân. Cá nhân lấy đặc điểm luân lý, đạo đức gia đình làm chuẩn mực cho mình, vì vậy nếu cá nhân vượt ra khỏi khuôn mẫu, giá trị đạo đức chuẩn mực thường bị gia đình không tán thành hay chối bỏ. Hành vi đó cũng được E. Durkheim coi là lệch lạc. Cá nhân đi chệch khỏi giá trị đạo đức của gia đình thường hay mặc cảm, cô đơn. Họ thấy mình như bị hắt hủi, bỏ rơi vì không thành viên nào muốn nhìn họ. Trong hoàn cảnh đó, cá nhân dễ dẫn tới việc giải thoát bằng hành động tự tử. Hành vi tự tử này E. Durkhem gọi là kiểu tự tử vị tha. Vì quá gắn bó mình với gia đình, nên họ không thể chấp nhận hành động sai trái mà trong gia đình chưa hề có. Chẳng hạn, trong xã hội truyền thống, nếu một người phụ nữ không chồng mà lỡ có thai thì sẽ không được xã hội chấp nhận, vì đó là hành vi vi phạm đạo đức. Nghĩ đến danh dự gia đình, đến nỗi nhục nhã mà người thân phải chịu đựng, họ không chấp nhận nổi tiếng chê cười của người đời, nên tự tử là giải pháp thường được chọn để giải quyết vấn đề vi phạm đạo đức của mình. Cá nhân nghĩ rằng tìm đến cái chết là hết, là kết thúc tất cả những điều phiền toái. Nhưng họ đã không hiểu một điều, đó chỉ là hết với cá nhân mình, song nó vẫn tồn tại trong lòng gia đình, trong cộng đồng xã hội mà người đó sống và gắn bó. Xã hội Việt Nam trong hàng ngàn năm vẫn là một xã hội nông nghiệp, nên nền văn hoá cũng chính là văn hoá nông nghiệp. Cho nên tổ chức xã hội được khởi đi từ gia đình, họ hàng [65; 66]. Từ đó, Ch(ơng 4. MDt s9 nghiên c3u 3ng d ng quan đi>m cOa 137 vai trò cá nhân được đặt trong giá trị gia đình và cộng đồng. Cá nhân phải hòa tan trong cộng đồng và sẽ không có ý nghĩa gì khi tách mình ra khỏi tập thể. Ở xã hội Việt Nam, “cá nhân gắn chặt với gia đình, gia tộc, cho nên nhất thiết những lý luận đạo đức, chế độ văn vật, chính trị, pháp luật đều lấy gia tộc chủ nghĩa làm gốc” [1, 359]. Gắn bó với tập thể, nên giá trị của cá nhân không còn được khẳng định. Lúc đó, hành vi lệch lạc hay tự tử có một nguyên nhân sâu xa bên ngoài mà E. Durkheim gọi là "xã hội". Sự khác biệt giữa văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây còn là do môi trường sống. Cộng đồng phương Đông cư trú trong các vùng châu thổ dọc theo lưu vực các con sông lớn, khí hậu nóng ẩm. Ở phương Tây cộng đồng người sơ khai tập trung trên các thảo nguyên mênh mông và lạnh khô. Khác biệt giữa châu thổ và thảo nguyên đã sinh ra hai nghề sống khác nhau: phương Đông trồng trọt và phương Tây thì chăn nuôi [65]. Kinh tế trồng trọt bắt buộc phải sống định cư. Phương Tây dựa trên nền kinh tế chăn nuôi, nên người dân có cuộc sống du mục, không có một chỗ ở cố định nào [65]. Nét đặc trưng của văn hoá phương Đông là tạo dựng cuộc sống ổn định, lâu dài, không bị xáo trộn và mang tính chất tĩnh. Văn hoá phương Tây lại mang tính nhanh, gọn, và động. Văn hoá mang tính chất tĩnh của phương Đông làm con người có ý thức tôn trọng, không ganh đua với thiên nhiên và luôn coi Trời là chỗ dựa cho con người. Văn hoá phương Tây với tính trọng động, nên coi thường thiên nhiên, có tham vọng chinh phục và chế ngự thiên nhiên [65]. Như F. Engels viết: "Con người là một phần của thiên nhiên hơn là một cái gì cách biệt với thiên nhiên. Con người với thiên nhiên là một. Và vấn đề của con người không phải là chiến thắng thiên nhiên mà là sống trong sự hòa hợp có ý thức và tế nhị với thiên nhiên". Những biến đổi văn hoá trong xã hội Việt Nam. Ngày nay, thông qua việc tiếp nhận nhiều đặc tính văn hoá phương Tây, sự tiếp nhận cả hai nền văn hoá dẫn đến không ít những nét văn hoá mang tính pha tạp, không phù hợp. Nếu cứ giữ nguyên văn hoá truyền thống thì bị coi là lạc hậu, nhưng nếu cứ liên tục thay đổi theo văn hoá phương Tây thì dễ rơi vào vay mượn hay xa lạ. Điều gì cũng có thể đưa hành động của cá nhân trở thành lệch lạc. Con người phương Đông mà SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI H C CA EMILE DURKHEIM 138 sống theo kiểu phương Tây, đó là điều khó có thể chấp nhận. Sự du nhập giữa hai luồng tư tưởng về văn hoá làm cho chủ thể tiếp nhận trở nên lưỡng lự, hoang mang, dao động. Vì không phải cá nhân nào cũng có khả năng khéo léo trong "đối nhân xử thế". Nhiều người vì đam mê, bắt chước nên dễ đánh mất chính mình, khiến họ có những hành động đi chệch ra khỏi chuẩn mực hay quy định chung. Ngược lại, những người tuân thủ giá trị đạo đức một cách cứng nhắc, dù thấy trước mắt những điều hay, giá trị họ cũng sợ, không dám học hỏi, tiếp thu. Thái độ này làm cho họ bị lạc hậu, chậm tiến trong tập thể. Tất cả những hành động trên theo quan điểm của E. Durkheim đều rơi vào hành vi lệch lạc hay đúng hơn là lệch chuẩn. Vì lệch chuẩn là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsai_lech_xa_hoi_trong_xa_hoi_hoc_cua_emile_durkheim_phan_2_0919_2127954.pdf
Tài liệu liên quan