Có nên hỗ trợ tài chính cho người hiến tạng: Một giải pháp sai, giải quyết nhiều vấn đề lớn

Tài liệu Có nên hỗ trợ tài chính cho người hiến tạng: Một giải pháp sai, giải quyết nhiều vấn đề lớn: tạp chí y - d−ợc học quân sự số chuyên đề ghép tạng - 2018 6 Cể NấN HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO NGƯỜI HIẾN TẠNG: MỘT GIẢI PHÁP SAI, GIẢI QUYẾT NHIỀU VẤN ĐỀ LỚN Phạm Gia Khỏnh1 TểM TẮT Mục đớch: đề xuất một giải phỏp dung hũa 2 quan điểm “cấm buụn bỏn tạng” và “hợp phỏp húa buụn bỏn tạng” để giải quyết tỡnh trạng buụn bỏn tạng và khan hiếm tạng. Mục đớch nờu vấn đề để thảo luận. Phương phỏp: điểm cỏc tài liệu về buụn bỏn tạng, phõn tớch những ưu điểm và nhược điểm của hai quan điểm, từ đú đề xuất giải phỏp. Kết quả và kết luận: hỗ trợ tài chớnh cho người hiến tạng, một giải phỏp chưa thật hoàn hảo nhưng cú thể giải quyết nhiều vấn đề lớn cú tớnh toàn cầu đú là chống buụn bỏn tạng chợ đen, đảm bảo sức khỏe cho người hiến tạng, tăng nguồn hiến tạng và giảm danh sỏch chờ ghộp tạng. * Từ khúa: Buụn bỏn tạng; Khan hiếm tạng. Should We Provide Financial Support for Organ Donors: A Wrong Solution to Solve the Big Problems Summary Objectives: Suggest a solution to...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Có nên hỗ trợ tài chính cho người hiến tạng: Một giải pháp sai, giải quyết nhiều vấn đề lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 6 CÓ NÊN HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO NGƯỜI HIẾN TẠNG: MỘT GIẢI PHÁP SAI, GIẢI QUYẾT NHIỀU VẤN ĐỀ LỚN Phạm Gia Khánh1 TÓM TẮT Mục đích: đề xuất một giải pháp dung hòa 2 quan điểm “cấm buôn bán tạng” và “hợp pháp hóa buôn bán tạng” để giải quyết tình trạng buôn bán tạng và khan hiếm tạng. Mục đích nêu vấn đề để thảo luận. Phương pháp: điểm các tài liệu về buôn bán tạng, phân tích những ưu điểm và nhược điểm của hai quan điểm, từ đó đề xuất giải pháp. Kết quả và kết luận: hỗ trợ tài chính cho người hiến tạng, một giải pháp chưa thật hoàn hảo nhưng có thể giải quyết nhiều vấn đề lớn có tính toàn cầu đó là chống buôn bán tạng chợ đen, đảm bảo sức khỏe cho người hiến tạng, tăng nguồn hiến tạng và giảm danh sách chờ ghép tạng. * Từ khóa: Buôn bán tạng; Khan hiếm tạng. Should We Provide Financial Support for Organ Donors: A Wrong Solution to Solve the Big Problems Summary Objectives: Suggest a solution to harmonize two viewpoints "ban on organ trade" and "legalization of organ trade" to solve organ trafficking and scarcity of organ. The purpose is to raise the issue for discussion. Methods: Review the literature on organ trafficking, analyze the advantages and disadvantages of the two viewpoints then suggest a solution. Results and conclusion: Financial support for organ donors, a solution is still not perfect yet but can solve the world’s big probleme: Anti-trafficking, ensure the health of organ donors, increase organ donor source and reduce transplant waiting list. * Keywords: Organ trafficking; Scarity of organ. ĐẶT VẤN ĐỀ Buôn bán tạng (chủ yếu là thận) đã tồn tại nhiều năm, đang là vấn đề nhức nhối được xã hội quan tâm. Buôn bán tạng để lại nhiều bi kịch cho người bán tạng. Bên cạnh đó thiếu tạng ghép làm cho hàng nghìn người suy tạng giai đoạn cuối sống ngắc ngoải chờ chết, đáng lẽ ra họ được cứu sống nhờ thành tựu tuyệt vời của ghép tạng. Để giải quyết vấn đề này, gần đây các nước có khuynh hướng hợp pháp hóa mua bán tạng, đây là chủ đề tranh luận nóng bỏng trong nhiều năm nay. Rất tiếc ở Việt Nam vấn đề này chưa được quan tâm. Mục đích của bài viết: Điểm qua vài nét về cuộc tranh luận này, qua đó đề xuất một giải pháp giải quyết, mong muốn các đồng nghiệp tham khảo và thảo luận để cùng nhau tìm ra một giải pháp tối ưu giải quyết 2 vấn đề có tính toàn cầu. 1. Hội ghép Tạng Việt Nam Người phản hồi (Corresponding): Phạm Gia Khánh (khanhhvqy1@yahoo.com) Ngày nhận bài: 22/08/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/09/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018 5 t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 6 Ghép tạng là một trong mười điều kỳ diệu nhất của nhân loại trong thế kỷ XX, nhưng nó nằm ngoài tầm với của hàng vạn người trên thế giới vì không có tạng ghép. Thiếu tạng ghép là vấn đề toàn cầu. Mỹ là nước có nguồn hiến tạng phong phú nhất, thế mà chỉ riêng ghép thận, hàng năm có trên 100.000 người nằm trong danh sách chờ ghép, số được ghép mỗi năm chỉ > 10.000 người và số chết mỗi năm khoảng 5.000 người vì thiếu tạng [1]. Ở Việt Nam chưa có một thống kê đầy đủ, nhưng ước tính mỗi năm có hàng chục nghìn ca suy tạng giai đoạn cuối cần ghép tạng. Năm 2017 có số lượng ghép tạng nhiều nhất trong 26 năm qua mới chỉ ghép được 673 ca. Như vậy, ở nước ta mỗi năm có hàng chục nghìn người chết vì không có tạng ghép. Thiếu tạng ghép làm mất cân đối giữa cung - cầu và hình thành việc mua bán tạng bất hợp pháp (chợ đen) gây nhiều bi kịch cho người bán tạng. Đồng thời cũng là sự tuyệt vọng của bao người bệnh đang chờ chết vì không có tạng ghép. Làm gì để giải quyết các vấn đề này?. Đây là câu hỏi đang gây tranh cãi gay gắt trong nhiều năm qua. Đó là mâu thuẫn giữa hai quan điểm: 1/ Cấm buôn bán tạng với mọi hình thức vì vi phạm đạo đức, ảnh hưởng đến sức khỏe người bán tạng và 2/ Cần hợp pháp hóa buôn bán tạng để giải quyết vấn đề thiếu tạng, cứu sống người bệnh. Sở dĩ hai quan điểm này không thể dung hòa được, mỗi quan điểm chỉ quan tâm đến một khía cạnh: hoặc người cho tạng hoặc người nhận tạng. Chúng ta cần có cách nhìn toàn diện để có giải pháp cụ thể khắc phục nhược điểm của mỗi quan điểm nhằm đi đến thống nhất. Alexander Berger (một nhà phân tích nghiên cứu cho GiveWell, Hoa Kỳ) có nhận xét rất tinh tế: “Những người đang chờ ghép thận không chết vì suy thận, mà họ đang chết vì chính sách yếu kém của chúng ta” [2]. Vậy làm gì để giải quyết mâu thuẫn này?. Hỗ trợ tài chính cho người hiến tạng có thể là biện pháp dung hòa các mâu thuẫn trên. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO NGƯỜI HIẾN TẠNG - Định nghĩa hỗ trợ tài chính cho người hiến tạng: những người hiến tạng phải là người tự chủ, tự nguyện hiến tạng sau khi được tư vấn đầy đủ về lợi ích và nguy hiểm của việc hiến tạng. Người hiến tạng sẽ đăng ký tại Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia hoặc bệnh viện và không được biết người nhận tạng. Quá trình hiến và nhận tạng thực hiện một cách minh bạch. Người hiến tạng được hỗ trợ thỏa đáng về tài chính bằng các hình thức như: tiền mặt, sổ tiết kiệm, giảm thuế, sổ bảo hiểm y tế và được khám chữa bệnh miễn phí Kinh phí hỗ trợ từ nhà nước, các nguồn tài trợ của xã hội và có thể của người nhận tạng. - Hỗ trợ vật chất cho người hiến tạng bằng bất cứ hình thức nào cũng khó biện minh một cách thuyết phục là không vi phạm đạo đức trong y học. Vì vậy, tên bài báo đã tự nhận “Một giải pháp sai”. - Vậy tại sao biết sai mà vẫn làm?. Vì triết lý của vấn đề này là: không có một giải pháp hoàn hảo, chỉ có giải pháp mang nhiều lợi ích nhất và ít thiệt hại nhất. Triết lý ở đây là: mua một quả thận là sai. Nhưng mua một quả thận để cứu một mạng người là đúng. Vì mạng người quý hơn một quả thận và người hiến thận t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 7 vẫn sống bình thường với sự quan tâm của nhà nước. Hỗ trợ tài chính cho người hiến tạng chưa phải là giải pháp hoàn hảo, nhưng giải quyết nhiều vấn đề có tính toàn cầu. 1. Giải quyết vấn đề chợ đen trong buôn bán tạng. Các nước trên thế giới đều cấm buôn bán tạng, trừ Iran. Mặc dù mỗi nước đều có các biện pháp nghiêm ngặt ngăn cấm buôn bán tạng với sự ủng hộ tích cực của cộng đồng quốc tế, nhưng buôn bán tạng vẫn tồn tại và phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Ước tính khoảng 10% các ca ghép tạng trên thế giới diễn ra bất hợp pháp với nhiều hình thức như “du lịch ghép”, xuất khẩu, nhập khẩu nội tạng, ăn cắp tạng, thậm chí giết người lấy tạng Năm 2007 có 2.000 người Ấn Độ bán thận, 2.500 ca ghép thận đã mua thận ở Pakistan, trong đó người nhận từ nước ngoài chiếm 2/3. Cũng trong năm 2017, tại Canada và Anh có khoảng 30 - 50 bệnh nhân mua tạng ở nước ngoài [3]. Báo cáo của Organ Watch (một tổ chức có trụ sở ở Đại học California) đã xác định Úc, Canada, Israel, Nhật, Oman, Ả Rập Xê Út và Hoa Kỳ là những nước nhập khẩu tạng lớn [4]. Ở Pakistan, nhiều làng có tới 40 - 50% người chỉ có 1 thận vì đã bán một thận. Lợi nhuận ghép tạng trên thế giới ước tính mỗi năm trên dưới 1 tỷ USD. Ở Việt Nam có buôn bán tạng không?. Theo Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an tình trạng buôn bán tạng ở nước ta có chiều hướng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng. Mặc dù đã triệt phá nhiều đường dây buôn bán tạng trong nước và xuyên quốc gia, nhưng buôn bán tạng vẫn tồn tại và hoạt động dưới nhiều hình thức tinh vi. Gần đây đã xuất hiện những trang Web ma lừa bệnh nhân hiến tạng và còn lập cả facebook với tên gọi “Tổ chức hiến nội tạng Việt Nam”. Hành vi tàn bạo hơn là mua bán, thậm chí bắt cóc người ra nước ngoài để bán hoặc ăn cắp tạng. Tại sao chính phủ các nước cũng như ở Việt Nam có nhiều biện pháp chống buôn bán tạng một cách quyết liệt mà nó vẫn tồn tại?. - Đó là quy luật của cơ chế thị trường. Như Các Mác đã viết “nếu lợi nhuận 100% thì nhà tư bản bất chấp pháp luật, lợi nhuận 200% thì không có tội ác nào nó không làm, còn lợi nhuận 300% thì có treo cổ nó lên, nó vẫn làm”. - Thị trường buôn bán tạng còn mạnh mẽ hơn do nhu cầu cấp thiết của người bệnh trước sự sống và cái chết. - Tỷ lệ người nghèo ở trong nước quá cao. Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tổng số hộ nghèo trên cả nước năm 2016 là 1.986.697 hộ (chiếm tỷ lệ 8,23%), tổng số hộ cận nghèo 1.306.928 hộ (chiếm tỷ lệ 5,41%). Mặc dù nhà nước đã cố gắng có nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo, nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn không giảm. Nghèo túng là động lực mạnh mẽ thúc giục họ bán tạng. Với mức thu nhập trung bình của người nghèo (theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg) < 700.000 đ/tháng (< 24.000 đ/ngày) thì số tiền 200 triệu đồng là ước mơ của người nghèo và người ta dễ dàng thực hiện ước mơ đó. Vì vậy, giải pháp duy nhất để không còn chợ đen buôn bán tạng bất hợp pháp là nhà nước phải đứng ra tổ chức hỗ trợ tài chính cho người hiến tạng. Đây là khuynh hướng mà nhiều nước trên thế giới đang hướng tới trong những năm qua. t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 8 Năm 2014, Robert D. Truog ở Trung tâm Đạo đức Sinh học, Khoa Y xã hội và Sức khỏe toàn cầu (Trường Đại học Y Harvard) đã viết bức thư ngỏ đến Tổng thống Barack Obama và các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ khác ủng hộ dự án nghiên cứu các hình thức bồi thường cho người hiến thận sống. Các chuyên gia về sức khỏe, ghép tạng, các nhà đạo đức học, luật sư, lãnh đạo tôn giáo, các viện sỹ và những người ủng hộ khác đã ký vào bức thư. Họ đã đưa ra những lý lẽ ủng hộ cho vấn đề này: những rủi ro trong hiến thận rất thấp, người hiến thận cũng sống lâu như người sống 2 thận, tổ chức chợ thận hợp pháp thì cả người cho và nhận thận được an toàn hơn ở chợ đen. Thận nhận được từ người cho sống sẽ sống lâu hơn thận nhận từ người chết. Ở chợ đen, người hiến thận không được chăm sóc đầy đủ sau phẫu thuật [3]. Tại Hoa Kỳ, Luật Liên bang cấm bán các bộ phận cơ thể người, tuy nhiên chính phủ lại khuyến khích hiến tạng và bồi thường cho người hiến. Năm 2004, Bang Wiscosin bắt đầu cung cấp các khoản khấu trừ thuế cho người hiến tạng sống [3]. Nhiều tổ chức và cá nhân đã ủng hộ hợp pháp hóa việc buôn bán tạng. Theo một thăm dò của 72 nhà kinh tế nghiên cứu về bán tạng, 68% ủng hộ hợp pháp hóa bán tạng. 70% các thành viên Hội Kinh tế Hoa Kỳ cũng cho rằng cần phải hợp pháp hóa việc bán tạng, chỉ có 16% phản đối. Nancy Sheper-Hughes, một nhà nhân chủng học y học, người sáng lập nhóm nhân quyền Organs Watch đã từng phản đối buôn bán tạng. Tuy nhiên, năm 2010 đã ủng hộ bồi thường hợp pháp cho người hiến tạng. Năm 2013, Singapore đã hợp pháp hóa tài chính cho người hiến tạng sống [3]. Úc cũng có kế hoạch hỗ trợ tài chính cho người hiến thận sống nghỉ việc [8]. Benjamin Hippen và một số đồng nghiệp là hội viên Hội Thận học Metronina và Trung tâm Y học Caronilas sau khi phân tích các khía cạnh đạo đức trong buôn bán tạng và sự cần thiết phải cứu sống bệnh nhân suy thận đã kết luận “Cứu cuộc sống thì quan trọng hơn mối quan tâm đạo đức trừu tượng” và cho rằng khuyến khích tài chính nên được sử dụng để tăng thêm nguồn hiến tạng [5]. 2. Đảm bảo quyền lợi chính đáng của người hiến tạng. Buôn bán tạng bất hợp pháp để lại nhiều bi kịch cho người bán tạng, họ bị thiệt thòi rất nhiều về tài chính và không được chăm sóc sức khỏe đầy đủ sau hiến tạng. Người bán tạng được nhận khoản tiền rất thấp (khoảng 2/3, 1/2, thậm chí 1/50 giá bán) do người trung gian hưởng quá cao. Nhà báo Đức P. Scharf đã gặp 3 người đàn ông ở một ngôi làng ở Moldavia, cả 3 người đều bán 1 quả thận của mình, mỗi người chỉ nhận được 2.292 USD, họ không biết rằng trên thị trường chợ đen giá một quả thận có thể chạm mốc 80.000 - 200.000 USD. Điều nguy hiểm hơn, họ có thể là nạn nhân bị ăn cắp tạng, thậm chí bị giết chết. Hầu hết những người bán tạng đều thiếu chăm sóc y tế đầy đủ sau bán tạng. Vì vậy, sau bán tạng phần lớn sức khỏe của họ bị giảm sút và nghèo khó tăng lên. Ở Iran, 58% người bán thận sức khỏe giảm, ở Ai Cập là 78% [3]. Ở Việt Nam, kết quả cũng tương tự, trường hợp điển hình, rất thương tâm là sinh viên Tô Công L. sang Trung Quốc bán thận, khi về nước sống một cuộc sống thực vật. t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 9 Hỗ trợ tài chính cho người hiến tạng dưới sự kiểm soát của nhà nước sẽ không còn tình trạng buôn bán tạng bất hợp pháp, vì không còn đất cho bọn cò mồi hoạt động. Như vậy, sẽ khắc phục các bi kịch của thị trường buôn bán tạng bất hợp pháp gây ra. Những người phải bán tạng phần lớn là người nghèo. Việc hỗ trợ tài chính giúp giải quyết một phần khó khăn. Mức chuẩn nghèo ở các nước trên thế giới theo Ngân hàng Thế giới là thu nhập trung bình một người < 2 USD/ngày, ở Việt Nam, theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 đối với nông thôn có mức thu nhập trung bình < 700.000 đ/ tháng, đối với thành thị < 900.000 đ/ tháng. Nếu người hiến thận được cấp một sổ tiết kiệm 200 triệu đồng, với lãi suất ngân hàng hiện tại, người hiến thận sẽ có trên 1 triệu đồng mỗi tháng (trên mức nghèo), giúp họ giải quyết nhiều khó khăn. Thêm vào đó họ còn được chăm sóc sức khỏe suốt đời. Như vậy, việc hỗ trợ tài chính cho người hiến tạng dưới sự kiểm soát của nhà nước sẽ không còn tồn tại các chợ đen buôn bán thận bất hợp pháp đang gây bất bình trong xã hội. Đồng thời đảm bảo sự công bằng, sức khỏe và quyền lợi chính đáng cho người hiến tạng. 3. Giải quyết tình trạng khan hiếm tạng. Khan hiếm tạng là vấn đề toàn cầu. Hoa Kỳ là nước có số lượng ghép tạng nhiều nhất trên thế giới, năm 2017 thực hiện gần 35.000 ca ghép, tuy nhiên đến 13 - 9 - 2018 vẫn còn 125.265 người trong danh sách chờ ghép. Những bệnh nhân chờ ghép thận phải đợi 3,5 - 4 năm mới được ghép, khoảng gần 5.000 người đã chết mỗi năm trong thời gian chờ đợi. Số người chờ ghép tạng ở Trung Quốc > 2 triệu, ở Mỹ La Tinh là 50.000 [4], ở Úc là 115.759 [7]. Ở các nước phát triển, nguồn hiến tạng chủ yếu từ người cho chết não và tim (khoảng 90%). Do tình trạng khan hiến tạng, những năm gần đây họ khuyến khích hiến tạng từ người cho sống. Trong 15.218 ca ghép thận ở Mỹ năm 2017, 5.817 người trong số này được ghép từ người cho sống chiếm tỷ lệ 38,45% [6]. Theo “Báo cáo hoạt động ghép và hiến tạng Úc 2017” số người hiến tạng chết là 510 người, số người hiến tạng sống 273, nhiều hơn nửa số người hiến tạng chết. The Economist và Viện Ayn Rand ủng hộ thị trường hợp pháp hóa, họ lập luận rằng nếu 0,06% người Mỹ từ 19 - 65 tuổi bán một quả thận thì danh sách chờ ghép quốc gia ở Mỹ sẽ biến mất [4]. Ở các nước nguồn hiến tạng chủ yếu từ người cho chết, tình trạng khan hiếm tạng đỡ hơn ở Việt Nam. Ở Mỹ, cứ 1 triệu dân có 31,6 người chết hiến tạng (năm 2017) [10], ở Úc là 29,7 (năm 2017) [9], trong khi đó ở Việt Nam chỉ có 0,11. Để theo kịp các nước phát triển, Việt Nam cần phải mất vài chục năm. Chúng ta đã có Luật Hiến mô và Bộ phận cơ thể người hơn 10 năm (từ 2007), nhưng đến nay cả nước mới có 82 người cho chết hiến tạng (75 chết não và 7 người cho chết tim), nguồn hiến tạng chủ yếu từ người cho sống. Kể từ ca ghép thận đầu tiên (6 - 1992) đến 9 - 2018 (26 năm) chúng ta mới ghép được 3.223 ca thận, trong đó 145 người nhận từ người cho chết và 3.078 người nhận từ người cho sống. Một đất nước gần 100 triệu dân với 80.000 người suy t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 10 thận mạn cần lọc máu, trong 26 năm mới ghép được 3.223 ca thận. đây là con số quá ít ỏi. Chúng ta đã để hàng chục nghìn người ra đi mỗi năm mà nhẽ ra họ có thể được cứu sống. Thật là thiếu sót!. 4. Cứu sống nhiều người bệnh. Phần lớn người chết là do tổn thương các tạng trong giai đoạn cuối của bệnh do mất chức năng duy trì sự sống. Để cứu những bệnh nhân này chỉ có biện pháp duy nhất là ghép tạng. Ghép tạng là điều kỳ diệu nhất của y học và cũng là một trong mười thành tựu lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XX. Nhưng đáng tiếc chúng ta chưa phát huy và tận dụng kết quả của thành tựu vĩ đại này. Vì vậy, giải quyết vấn đề thiếu tạng là nhiệm vụ cấp bách để cứu sống nhiều người bệnh. Bệnh tật hành hạ người bệnh giai đoạn cuối một cách tàn nhẫn, vì sự mệt mỏi và đau đớn. Nhưng có lẽ đau đớn hơn là tổn thương về tinh thần, vì họ sống một cách tuyệt vọng chờ đến ngày chết. Hơn nữa, người có nhu cầu ghép tạng đại đa số là những người nghèo, họ luôn đau lòng vì đã làm gia đình đã nghèo khó lại càng túng quẫn hơn. Những điều này càng thúc giục chúng ta cần sớm giải quyết vấn đề thiếu tạng ghép. KẾT LUẬN Thực tế cho thấy luật pháp và các biện pháp hành chính không thể giải quyết được tình trạng buôn bán tạng bất hợp pháp. Hậu quả của nó gây nhiều đau thương cho người bán tạng. Hỗ trợ tài chính cho người hiến tạng có thể giải quyết được vấn đề này, thêm vào đó giải quyết được tình trạng thiếu tạng, góp phần cứu sống nhiều người bệnh và còn có lợi về kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề về xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Organ transplantation. https://en.wikipedia. org/wiki/Organ_transplantation. 2. Alexander Berger. Why selling kidneys should be legal. https://www.nytimes.com/ 2011/12/06/opinion/why-selling-kidneys-should- be-legal.html. 3. Organ trade. https://en.wikipedia.org/ wiki/Organ_trade. 4. Yosuke Shimazona. The state of the international organ trade: A provisional picture based on integration of available information. Bulletin of the World Health Organization. Past issues Vol 85. 2007, Vol 85, No 12, December, pp.901-980. 5. Benjamin Hippen, Lainie Friedman Ross, Robert M. Sade. Saving lives is more important than abstract moral concerns: Financial incentives should be used to increase organ donation. Ann Thorac Surg. 2009, Oct, 88 (4), pp.1053-1061. 6. National Data - OPTN. https://optn. transplant.hrsa.gov/data/. 7. Numer of organ transplant in Australia. Optn.trasplant.hrsa.gov and OPTN/SRTR Annual Report. 8. Rashida Yosufzai AAP. Live donors to get financial support. 2013. https://www. heraldsun.com.au/news/living-donors-to- receive- f inanc ia l -suppor t /news-s tor y/ 6b81aff00d81025c02475f45639446cd. 9. Australian donation and transplantation activity report 2017. file:///C:/Users/Admin/ Desktop/2017%20Australian%20Donations% 20and%20Transplantation%20Activity%20Re port.pdf. 10. National Data. https://optn.transplant. hrsa.gov/data/view-data-reports/national-data/.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfco_nen_ho_tro_tai_chinh_cho_nguoi_hien_tang_mot_giai_phap_sa.pdf
Tài liệu liên quan