Văn hóa an toàn người bệnh và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cơ sở 2 năm 2019

Tài liệu Văn hóa an toàn người bệnh và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cơ sở 2 năm 2019: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 259 VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ 2 NĂM 2019 Nguyễn Thị Hải Liên*,**, Lê Việt Tùng*, Đoàn Thị Nguyệt Minh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nguyên tắc hàng đầu trong thực hành y khoa là “Điều đầu tiên không gây tổn hại cho người bệnh – First Do No Harm to patient”. Tuy nhiên, vấn đề này lại đang trở thành điều trăn trở đối với người hành nghề khám chữa bệnh. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới đã ước tính có hàng triệu bệnh nhân trên khắp thế giới đang phải gánh chịu những chấn thương hoặc cái chết bởi sự thực hành và chăm sóc y khoa không an toàn. Mục tiêu: Xác định điểm trung bình văn hóa an toàn người bệnh theo thang đo HSOPSC tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – cơ sở 2 năm 2019 và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Điểm số HSOPSC trung bình củ...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa an toàn người bệnh và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cơ sở 2 năm 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 259 VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ 2 NĂM 2019 Nguyễn Thị Hải Liên*,**, Lê Việt Tùng*, Đoàn Thị Nguyệt Minh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nguyên tắc hàng đầu trong thực hành y khoa là “Điều đầu tiên không gây tổn hại cho người bệnh – First Do No Harm to patient”. Tuy nhiên, vấn đề này lại đang trở thành điều trăn trở đối với người hành nghề khám chữa bệnh. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới đã ước tính có hàng triệu bệnh nhân trên khắp thế giới đang phải gánh chịu những chấn thương hoặc cái chết bởi sự thực hành và chăm sóc y khoa không an toàn. Mục tiêu: Xác định điểm trung bình văn hóa an toàn người bệnh theo thang đo HSOPSC tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – cơ sở 2 năm 2019 và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Điểm số HSOPSC trung bình của 173 đối tượng nghiên cứu là 3,65 ± 0,4. Nghiên cứu cho thấy mối tương quan thuận, yếu giữa 12 khía cạnh văn hóa an toàn người bệnh với điểm số văn hóa an toàn người bệnh trung bình (p<0,001). Có mối tương quan thuận, yếu giữa điểm số văn hóa an toàn người bệnh trung bình với điểm số văn hóa an toàn người bệnh từng cấp độ (p <0,001). Kết luận: Kết quả nghiên cứu sẽ là bằng chứng cụ thể về văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện, từ đó đưa ra những triển khai và áp dụng quy trình báo cáo sự cố y khoa tự nguyện đối với nhân viên y tế tại bệnh viện, giúp hình thành thói quen trong việc báo cáo sự cố, sai sót của nhân viên y tế tại bệnh viện. Từ khóa: văn hóa an toàn người bệnh ABSTRACT PATIENT SAFETY CULTURE AND RELATED FACTORS AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER HCMC - BRANCH 2 IN 2019 Nguyen Thi Hai Lien, Le Viet Tung, Đoan Thi Nguyet Minh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 259 – 262 Introduction: The leading principle in medical practice is "First Do No Harm to patient". However, this problem is becoming a concern for medical practitioners. According to a report of the World Health Organization, it is estimated that millions of patients around the world are suffering from trauma or death due to unsafe medical practices and care. Objectives: To determine the average score of patients safety culture according to HSOPSC scale at University Medical Center HCMC - branch 2 in 2019 and related factors. Methods: Descriptive cross-sectional study. Results: The average HSOPSC score of 173 medical staff was 3.65 ± 0.4. The study showed a weak and positive correlation between 12 aspects of patient safety culture with the average patient safety culture score (p<0.001) and between the average score of patient safety culture and the patient safety culture score at each medical staff level (p <0.001). Conclusions: The research results will be concrete evidence of the safety culture of patients at the hospital, thereby giving the deployment and applying voluntary medical error reporting process to medical staff at the *Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Hải Liên ĐT: 0903071077 Email: hailienyds@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 260 hospital that help to form a habit in reporting incidents and errors of health-care workers at hospitals. Keywords: patients safety culture ĐẶT VẤN ĐỀ Nguyên tắc hàng đầu trong thực hành y khoa là “Điều đầu tiên không gây tổn hại cho người bệnh – First Do No Harm to patient”. Tuy nhiên, vấn đề này lại đang trở thành điều trăn trở đối với người hành nghề khám chữa bệnh(1). Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới đã ước tính có hàng triệu bệnh nhân trên khắp thế giới đang phải gánh chịu những chấn thương hoặc cái chết bởi sự thực hành và chăm sóc y khoa không an toàn(9). Theo thống kê của Viện y học Mỹ (Institute of Medicine) năm 1999, con số thống kê về số người tử vong do sai sót, sự cố y khoa trong các bệnh viện ở Mỹ lên tới 44.000 – 98.000 người/năm. Thêm vào đó, số người tử vong do nguyên nhân này tại Mỹ còn cao hơn so với tử vong do tai nạn giao thông (43.458 người/năm), ung thư vú (42.297 người/năm), và tử vong do AIDS (16.516 người/năm). Những hậu quả không mong muốn gây ra từ các sự cố y khoa làm thiệt hại lớn về cả sức khỏe và tiền bạc, làm tăng gánh nặng bệnh tật, tăng các ngày nằm viện trung bình cùng với chi phí điều trị, đồng thời sự cố y khoa làm giảm chất lượng chăm sóc y tế, ảnh hưởng đến niềm tin và uy tín của cán bộ y tế(8). Trong những báo cáo về hậu quả do sự cố y khoa: ở Mỹ tổn thất 19,5 tỷ USD/năm, Châu Âu từ 13 đến 24 tỷ Euro/năm (Femolaro, 2012). Theo một nghiên cứu tại khoa sản của Đại học Y khoa Mashhad Iran năm 2015 cho thấy tỷ lệ sai sót y khoa trung bình của một nữ hộ sinh trong vòng 6 tháng là 21,24 ± 2,89%(3). Vì vậy, vấn đề giảm thiểu sai sót, sự cố y khoa càng trở nên cấp thiết. Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện nghiên cứu “Văn hóa an toàn người bệnh (VHATNB) và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh – cơ sở 2, năm 2019”. Mục tiêu nghiên cứu Xác định điểm trung bình văn hóa an toàn người bệnh theo thang đo HSOPSC. Các yếu tố liên quan đến văn hóa an toàn người bệnh. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đánh giá trên 173 nhân viên y tế có thời gian công tác ít nhất 6 tháng và hiểu rõ công việc tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh – cơ sở 2 từ tháng 10/2018 - 05/2019. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Cách tiến hành Nghiên cứu sử dụng thang đo HSOPSC được Cơ quan nghiên cứu và Quản lý chất lượng y tế Hoa Kì phát hành năm 2004 để giúp các bệnh viện đánh giá tình trạng văn hóa an toàn trong các cơ sở của họ. Kể từ đó, nhiều bệnh viện của Hoa Kì đã tiến hành khảo sát và thu thập được nhiều thành công(10). Bộ câu hỏi cũng đã được phiên dịch thành 16 thứ tiếng, được 31 quốc gia khác trên thế giới tiến hành sử dụng HSOPSC như là một công cụ để đánh giá tình trạng Văn hóa An toàn người bệnh ở các nước như Thổ Nhĩ Kỳ(2), Nhật Bản(4), Pháp(5), Trung Quốc(6), Brazil(7), Việt Nam(8). Xử lýdữ liệu Dữ liệu được nhập liệu và phân tích bằng phần mềm Epidata 3.1 và Stata 13. Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha đánh giá tính tin cậy nội bộ. Sử dụng trung bình độ lệch chuẩn đối với biến định lượng phân phối bình thường hoặc trung vị và khoảng tứ phân vị với biến định lượng phân phối không bình thường. Tìm mối tương quan và sự khác biệt về điểm số VHATNB chung với các đặc tính bằng các kiểm định tương ứng (tương quan pearson, spearman, ttest và ANOVA). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 261 KẾT QUẢ Đánh giá thang đo HSOPSC Kết quả phân tích tính tin cậy nội bộ bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy bộ câu hỏi HSOPSC có tính tin cậy nội bộ ở mức tốt là 0,89. Với tiêu chí Alpha ≥0,6 về các khía cạnh làm việc nhóm trong Khoa, Lãnh đạo khuyến khích ATNB. Thông tin phản hồi sai sót, hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện. Tần suất báo cáo sự cố (Bảng 1). Bảng 1. Đánh giá tính tin cậy nội bộ của 12 khía cạnh VHATNB (n=173) 12 khía cạnh VHATNB Hệ số Cronbach’s alpha BV ĐHYD CS2 AHRQ Làm việc nhóm trong khoa 0,71 0,83 Lãnh đạo khoa khuyến khích ATNB 0,69 0,79 Học tập tổ chức – cải tiến liên tục 0,37 0,71 Thông tin phản hồi sai sót 0,78 0,78 Cởi mở trong thông tin về sai sót 0,45 0,73 Nhân lực 0,38 0,62 Phản ứng không trừng phạt lỗi 0,58 0,78 Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện 0,63 0,79 Làm việc nhóm giữa các khoa 0,46 0,79 Bàn giao và chuyển bệnh 0,43 0,81 Nhận thức về ATNB 0,43 0,74 Tần suất báo cáo sự cố 0,90 0.85 Alpha tổng của bộ câu hỏi HSOPSC 0,89 0,90 Đặc điểm nền đối tượng nghiên cứu Bảng 2. Đặc điểm nền đối tượng nghiên cứu (n=173) Đặc điểm Tần số Tỉ lệ % Giới tính Nam 30 17,3 Nữ 143 82,7 Nhóm tuổi ≤ 30 41 23,7 31 - 40 90 52,0 >40 42 24,3 Tuổi 36,4 ± 7,9 Tập huấn ATNB Có 156 90,2 Không 17 9,8 Thời gian làm việc tại bệnh viện (năm) 10,2 ± 5,8 Thời gian làm việc tại khoa (năm) 8,9 ± 5,9 Số giờ làm việc mỗi tuần (giờ) 47,4 ± 7,9 Số bệnh nhân tiếp xúc mỗi ngày (người) 42,2 ± 36,8 Đối tượng nghiên cứu chiếm 82,7% là nữ giới, với độ tuổi trung bình là 36,4 tuổi. Trong 1 năm vừa qua, tỉ lệ tham gia tập huấn an toàn người bệnh của nhân viên y tế chiếm 90,2%. Thời gian làm việc tại bệnh viện trung bình của đối tượng nghiên cứu là 10,2±5,8. Thời gian làm việc tại khoa trung bình là 8,9%, trung bình số giờ làm việc mỗi tuần là 47,4 giờ (Bảng 2). Điểm số VHATNB 12 khía cạnh Bảng 3. Điểm số VHATNB trung bình của 12 khía cạnh 12 Khía cạnh ATNB Trung bình ĐLC Y1. Làm việc nhóm trong khoa 4,15 0,49 Y2. Lãnh đạo khoa khuyến khích ATNB 3,75 0,58 Y3. Học tập tổ chức – cải tiến liên tục 3,99 0,44 Y4. Thông tin phản hồi sai sót 3,79 0,93 Y5. Cởi mở trong thông tin về sai sót 3,64 0,77 Y6. Nhân sự 3,47 0,42 Y7. Phản ứng không trừng phạt lỗi 3,23 0,69 Y8. Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện 3,81 0,61 Y9. Làm việc nhóm giữa các khoa 3,68 0,51 Y10. Bàn giao và chuyển bệnh 3,38 0,52 Y11. Nhận thức về ATNB 3,68 0,51 Y12. Tần suất báo cáo sự cố 3,11 1,23 Điểm VHATNB chung 3,65 0,40 Điểm số văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện dao động từ 3,11 đến 4,15. Khía cạnh về làm việc nhóm trong khoa đạt điểm văn hóa an toàn người bệnh trung bình cao nhất với 4,15 điểm; sau đó là học tập tổ chức – cải tiến liên tục với 3,99 điểm; hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện với 3,81 điểm. Khía cạnh tần suất báo cáo sự cố có điểm trung bình thấp nhất với 3,11 điểm (Bảng 3, Hình 1). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 262 Hình 1. Điểm số VHATNB trung bình của 12 khía cạnh Các yếu tố liên quan đến điểm số ATNB trung bình Bảng 4. Mối tương quan giữa điểm số ATNB với các đặc tính làm việc tại khoa Đặc tính Hệ số tương quan Pearson p Thời gian làm việc tại BV (năm) 0,0028 0,49 Thời gian làm việc tại khoa (năm) 0,0006 0,74 Số giờ làm việc mỗi tuần (giờ) 0,0196 0,07 Số bệnh nhân tiếp xúc mỗi ngày (người) 0,0015 0,61 Bảng 5. Mối tương quan giữa điểm số ATNB trung bình và điểm số ATNB của từng khía cạnh Điểm số VHAT từng khía cạnh Hệ số tương quan Pearson p Làm việc nhóm trong khoa 0,43 <0,001 Lãnh đạo khoa khuyến khích ATNB 0,58 <0,001 Học tập tổ chức – cải tiến liên tục 0,18 <0,001 Thông tin phản hồi sai sót 0,54 <0,001 Cởi mở trong thông tin về sai sót 0,56 <0,001 Nhân sự 0,23 <0,001 Phản ứng không trừng phạt lỗi 0,18 <0,001 Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện 0,57 <0,001 Làm việc nhóm giữa các khoa 0,41 <0,001 Bàn giao và chuyển bệnh 0,46 <0,001 Nhận thức về ATNB 0,52 <0,001 Tần suất báo cáo sự cố 0,38 <0,001 Kết quả ở Bảng 5 cho thấy tất cả 12 khía cạnh về văn hóa an toàn người bệnh đều có mối tương quan thuận đến điểm số văn hóa an toàn người bệnh trung bình. Trong đó, về khía cạnh “Lãnh đạo khoa khuyến khích ATNB” và “Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện” có hệ số tương quan cao nhất với (r) lần lượt là 0,58 và 0,57 với p <0,001. Bảng 6. Mối tương quan giữa điểm số ATNB trung bình với điểm số ATNB của 3 cấp độ Điểm số văn hóa an toàn Hệ số tương quan Pearson p Cấp bệnh viện 0,34 <0,001 Cấp khoa phòng 0,65 <0,001 Cấp nhân viên 0,35 <0,001 Có mối tương quan thuận, yếu giữa điểm số văn hóa an toàn người bệnh trung bình với điểm số văn hóa an toàn người bệnh từng cấp độ, cụ thể hệ số tương quan giữa cấp bệnh viện; cấp khoa phòng; cấp nhân viên với điểm số văn hóa an toàn trung bình với hệ số (r) lần lượt là 0,34; 0,65; 0,35. Mối tương quan có ý nghĩa thống kê với p <0,001 (Bảng 6). KẾT LUẬN Tính tin cậy nội bộ thang đo HSOPSC ở mức tốt là 0,89. Có mối tương quan thuận giữa 12 khía cạnh văn hóa an toàn người bệnh với điểm số văn hóa an toàn người bệnh trung bình, trong đó khía cạnh “Lãnh đạo khoa khuyến khích ATNB” và “Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện” có hệ số tương quan cao nhất. Điểm số văn hóa an toàn người bệnh trung bình với điểm số văn hóa an toàn người bệnh từng cấp độ: cấp bệnh viện, cấp khoa phòng, cấp nhân viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế - Cục quản lý Khám chữa bệnh (2014). Tài liệu đào tạo liên tục An toàn người bệnh. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, pp.5 -15. 2. Bodur S, Filiz E (2010). "Validity and reliability of Turkish version of "Hospital Survey on Patient Safety Culture" and perception of patient safety in public hospitals in Turkey". BMC Health Serv Res, 10:28. 3. Ebrahimipour H, Karimi FZ, Hoshmand E, et al. (2016) "Medication Errors and its Contributing Factors among Midwives". Journal of Midwifery and Reproductive Health, 4(4):1-9 4. Ito S, Seto K, Kigawa M, Fujita S, Hasegawa T, Hasegawa T (2011). "Development and applicability of Hospital Survey on Patient Safety Culture (HSOPS) in Japan". BMC Health Serv Res, 11:28. 5. Mir-Abellan R, Falco-Pegueroles A, et al (2017). "Attitudes towards patient safety culture in a hospital setting and related variables". Gac Sanit, Actitudes, 31(2):145-149. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 263 6. Nie Y, Mao X, Cui H, He S, Li J, Zhang M (2013). "Hospital survey on patient safety culture in China". BMC Health Serv Res, 13: 228. 7. Reis CT, Laguardia J, Vasconcelos AG, Martins M (2016). "Reliability and validity of the Brazilian version of the Hospital Survey on Patient Safety Culture (HSOPSC): a pilot study". Cad Saude Publica, 32(11):e00115614. 8. Trần Nguyễn Như Anh (2015) Nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 9. WHO (2008). The Research Priority Setting Working Group of the World Alliance for Patient Safety WX. WHO, 167:49-67. 10. Wu Y, Fujita S, Seto K, Ito S, Matsumoto K, Huang CC, et al (2013). "The impact of nurse working hours on patient safety culture: a cross-national survey including Japan, the United States and Chinese Taiwan using the Hospital Survey on Patient Safety Culture". BMC Health Serv Res, 13:394. Ngày nhận bài báo: 30/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_hoa_an_toan_nguoi_benh_va_cac_yeu_to_lien_quan_tai_benh.pdf
Tài liệu liên quan