Chuyên đề: Từ Hán Viêt

Tài liệu Chuyên đề: Từ Hán Viêt: Chuyên đề: TỪ HÁN VIÊT. Như các em đã biết, lịch sử Việt Nam có hơn 1000 năm Bắc thuộc. Trong quá trình đô hộ dân tộc ta, người Hán đã bắt nhân dân ta sử dụng tiếng Hán. Vì vậy tiếng Việt đã tiếp thu một lượng các từ ngữ của tiếng Hán. Cha ông ta đã dựa vào tiếng Hán để sáng tạo, làm phong phú thêm vốn từ tiếng Việt qua lớp từ Hán Việt. Vậy từ Hán Việt là gì? Tác dụng của từ Hán Việt như thế nao? Chuyên đề này giúp các em hiểu được những điều nói trên. Từ Hán Việt và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. 1.Từ Hán Việt. GV: Trong chương trình Ngữ văn 6, ở bài Từ mượn các em đã biết được hai loại từ Thuần Việt và Từ mượn. Hãy nhắc lại khái niệm từ thuần Việt và từ mượn? HS:- Từ thuần Việt là những từ do cha ông chúng ta sáng tạo ra. - Từ mượn là những từ mà chúng ta vay mượn của tiếng nước ngoài. GV: Trong từ mượn thì bộ phận từ mượn nào là quan trọng nhất? HS: Mượn tiếng Hán là bộ phận từ mượn quan trọng nhất. GV: Dựa vào kiến thức đã học, hãy sắp xếp các từ cho sau: núi sông, quốc gia,...

doc7 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Từ Hán Viêt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: TỪ HÁN VIÊT. Như các em đã biết, lịch sử Việt Nam có hơn 1000 năm Bắc thuộc. Trong quá trình đô hộ dân tộc ta, người Hán đã bắt nhân dân ta sử dụng tiếng Hán. Vì vậy tiếng Việt đã tiếp thu một lượng các từ ngữ của tiếng Hán. Cha ông ta đã dựa vào tiếng Hán để sáng tạo, làm phong phú thêm vốn từ tiếng Việt qua lớp từ Hán Việt. Vậy từ Hán Việt là gì? Tác dụng của từ Hán Việt như thế nao? Chuyên đề này giúp các em hiểu được những điều nói trên. Từ Hán Việt và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. 1.Từ Hán Việt. GV: Trong chương trình Ngữ văn 6, ở bài Từ mượn các em đã biết được hai loại từ Thuần Việt và Từ mượn. Hãy nhắc lại khái niệm từ thuần Việt và từ mượn? HS:- Từ thuần Việt là những từ do cha ông chúng ta sáng tạo ra. - Từ mượn là những từ mà chúng ta vay mượn của tiếng nước ngoài. GV: Trong từ mượn thì bộ phận từ mượn nào là quan trọng nhất? HS: Mượn tiếng Hán là bộ phận từ mượn quan trọng nhất. GV: Dựa vào kiến thức đã học, hãy sắp xếp các từ cho sau: núi sông, quốc gia, sơn hà,nước nhà, thiên thư, yêu nước, sách trời, ái quốc, ngựa đá, phi cơ, thạch mã, máy bay... thành hai nhóm và nêu rõ căn cứ để phân chia như vây? HS: Hai nhóm từ là: Nhóm từ thuần Việt Nhóm từ Hán Việt Sông núi nước nhà sách trời yêu nước ngựa đá máy bay Sơn hà quốc gia thiên thư ái quốc thạch mã phi cơ GV: Qua ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là từ Hán Việt? HS: Từ Hán Việt là những từ mượn của tiếng Hán nhưng đọc theo ấm Việt. GV: Tìm một số từ Hán Việt mà em biết và giải thích nghĩa của chúng? HS: Thi sĩ (nhà thơ), độc giả (người đọc), thính giả (người nghe), thiên địa (đất trời), niên khoá (năm học), hải cẩu (chó biển), hữu ích (có ích), đại tháng (tháng lớn)... 2. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. GV: Xác định các yếu tố (tiếng) để cấu tạo nên các từ Hán Việt sau: nam quốc, sơn hà, đế vương, thiên thư, tổ quốc, tiểu nhân, quân tử...? HS: Nam + Quốc = Nam quốc Sơn + Hà = Sơn hà Đế + Vương = Đế vương Thiên + Thư = Thiên thư Tổ + Quốc = Tổ quốc Tiểu + Nhân = Tiểu nhân Quân + Tử = Quân tử yếu tố dùng để cấu tạo từ HV Từ HV GV: Yếu tố dùng để cấu tạo nên từ Hán Việt như trên gọi là gì? HS: Gọi là yếu tố Hán Việt. GV: Như vậy, đơn vị để cấu tạo nên từ Hán Việt gọi là gì? HS: Đơn vị để cấu tạo nên từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt. GV: Theo em, yếu tố HV có những đặc điểm gì? HS: - Yếu tố HV là đơn vị một âm tiết, mổi yếu tố tương ứng với một chữ Hán. - Trong các yếu tố HV, có yếu tố được dùng độc lập để tạo câu như 1 từ, nhưng phần lớn các yếu tố HV không được dùng đọc lập như 1 từ để tạo câu mà chủ yếu dùng để cấu tạo từ. GV: Theo em, trong các yếu tố HV : nam, quốc, sơn, hà, đế, vương thì yếu tố nào có thể dùng được độc lập như một từ, yếu tố nào không thể dùng độc lập như một từ trong câu? HS: Yếu tố “nam” có thể dùng được đọc lập như một từ trong câu nên có thể nói: Cô ấy là người miền Nam Ngồi nhà quay mặt về hướng Nam. Các yếu tố quốc, sơn, hà, đế, vương không thể dùng đọc lập như một từ, nên không thể nói: Cụ ấy là nhà nho yêu quốc. Cá đang bơi dưới hà. Anh ta đang leo sơn. Ông ta là vương nước Nam. Ông ta là đế phương Bắc. Mà phải nói: Cụ ấy là nhà nho yêu nước. Cá đang bơi dưới sông. Anh ta đang leo núi. Ông ta là vua nước Nam. Ông ta là vua phương Bắc. - Yếu tố HV cũng có hiện tượng đồng âm. GV: Lấy ví dụ về hiện tượng đồng âm của yếu tố HV? HS: Thiên có các nghĩa sau: + Trời: thiên thư, thiên chúa, thiên địa, thiên đàng... + Nghìn: thiên niên kỉ, thiên lí, thiên cổ... + Dời: thiên đô, thiên cư... Phi có các nghĩa sau: + Bay: phi công, phi đội... + Vợ của Vua: cung phi, vương phi,... + Trái với lẽ thường, đạo lí: phi pháp, phi nghĩa,... Gia có các nghĩa sau: + Nhà: gia chủ, gia nhân, quốc gia,... + Thêm vào, tăng thêm: gia vị, gia tăng,... Từ ghép HV. GV: Từ ghép thuần Việt chia làm mấy loại? Đó là những loại nào? HS: Chia làm hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập. GV: Từ ghép HV có chia làm 2 loại như vậy không, ta xét các ví dụ sau: GV: Các từ sơn hà, ging san, bằng hữu, nam nữ thuộc loại từ ghép nào? Ví sao? HS: Các từ sơn hà, ging san, bằng hữu, nam nữ thuộc loại từ ghép đẳng lập vì các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp. GV: Các từ ái quốc, chiến thắng thủ môn, thủ thư thuộc loại từ ghép nào? Vì sao? HS: Các từ ái quốc, chiến thắng thủ môn, thủ thư thuộc loại từ ghép chính phụ vì có phân ra tiếng chính và tiếng phụ. GV: Xác định các yếu tố chính và phụ có trong các từ ghép trên? HS: Yếu tố chính: ái, chiến, thư. Yếu tố phụ: quốc, thắng, môn, thư. GV: Em có nhận xét gì về vị trí của yếu tố chính và phụ trong các từ ghép nay? HS: Yếu tố chính đứng trước, phụ đứng sau (Giống với từ ghép thuần Việt). GV: Các từ thiên thư, thạch mã,tái phạm, tân binh thuộc loại từ ghép nào? Vì sao? HS: Các từ thiên thư, thạch mã,tái phạm, tân binh thuộc loại từ ghép chính phụ vì có phân ra tiếng chính và tiếng phụ. GV: Xác định các yếu tố chính và phụ có trong các từ ghép trên? HS: Yếu tố chính: thư, mã, phạm, binh. Yếu tố phụ: thiên, thạch, tái tân. GV: Em có nhận xét gì về vị trí của yếu tố chính và phụ trong các từ ghép nay? HS: Yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước(khác với từ ghép thuần Việt). GV: Qua các ví dụ trên em rút ra nhận xét gì về từ ghép HV? HS: - Cũng như từ ghép thuần việt, từ ghép HV có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. - Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ HV: + Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, phụ đưngsau. + Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng sau, phụ đưng trước. GV: Hãy phân loại các từ ghép cho sau: thi nhân, tân gia, giang sơn, quốc gia, ngư ông, quốc kì, cường quốc, đại hàn, tiên tri, phát thanh, bảo mật, phòng hoả, hữu ích, hậu đãi. HS: Ghép đẳng lập Ghép chính phụ YTC đứng trước YTC đứng sau Giang sơn Quốc gia Phát thanh Bảo mật Phòng hoả Ngư ông Thi nhân Tân gia Quốc kì Cường quốc Đại hàn Tiên tri Hữu ích Hậu đãi. Sử dụng từ HV. 1. Ví dụ: GV: Trong các câu sau, tại sao người ta dùng từ HV mà không dùng từ thuần Việt tương ứng (ghi trong ngoặc đơn)? Thân mẫu của chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan (mẹ). Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi (chết, chôn). Anh ta bị thổ huyết (nôn ra máu). HS: Sử dụng từ HV trong câu a, b nhằm tạo sắc thái trang trọng, tôn kính, câu c nhằm tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ. GV: Các từ HV được sử dụng trong câu: Thưa bệ hạ! Thần có sớ muốn tâu lên bệ hạ có tác dụng gì? HS: Tạo sắc thái cổ xưa, phù hợp vơí bầu không khí của xã hội xưa. GV: Qua các vd trên, hãy rút ra nhận xét về giá trị biểu cảm của từ HV? HS: Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ HV để: Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính. Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ. Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí của xã hội xưa. GV: Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có cách diễn đạt hay hơn? Con chim sắp chết thì tiếng kêu thương.(1) Con chim sắp lâm chung thì tiếng kêu thương.(2) Con cái cần phải nghe lời giáo huấn của cha mẹ(1) Con cái cần phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ(1) Em đi xa nhớ giữ gìn sức khoẻ (1) Em đi xa nhớ bảo vệ sức khoẻ (2) HS: Cách diễn đạt ở các câu a(1), b(2), c(1) hay hơn. GV: Rút ra lưu ý gì khi sử dụng từ HV? HS: Không nên lạm dụng từ HV vì nó làm cho lời ăn tiếng nói thiêud tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Luyện tập: Bài tập 1: Xác địng các từ HV có trong các đoạn thơ văn sau: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bổng biến thành một tráng sĩ minh cao hơn trượng (Thánh Gióng) Đúng giờ hen, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà có bao nhiêu là sính lễ(Sọ Dừa). Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập(Sọ Dừa). Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh. (Truyện Kiều) HS: a. Tráng sĩ: người đàn ông có chí khí, sức lực mạnh mẽ. Trượng: đơn vị đo của Trung Quốc (bằng 3,33m) b. Ngạc nhiên: ngơ ngác, lấy làm lạ. sính lễ: lễ vật nhà trai mang đến nhà gái để xin cưới. c.Gia nhân: Người nhà. d. Thanh minh: tiết trời trong và sáng (ngày 05 hoặc 06 tháng 03 âm lịch hàng năm thì người xưa thường đi viếng mộ). Tiết: chỉ một khoảng thời gian trong năm (mổi năm có 24 tiết). Tảo mộ: đi quét dọn và chăm sóc mộ. Bài tập 2: Nối các từ HV với nghĩa của nó Thái bình Ngàn xưa Thiên cổ Rất yên ổn, yên bình. Giang san Núi sông Thiên bẩm Dưới gầm trời (chỉ toàn xã hội; người ta) Thiên hạ Trời cho, trời ban Cô thôn Vẻ đẹp người phụ nữ. Nhan sắc Làng quê hẻo lánh Giảng hoà Điều đình để ngừng hoặc hoản 1 việc gì đó Bài tập 3: Hãy tìm từ HV theo các mô hình cho sau: sơn + x; thiên + y; quốc + z(trong đó x, y, z là các yếu tố HV). * Sơn: Sơn cước: chân núi Sơn dương: dê rừng Sơn hà: sông núi Sơn khê: núi và khe Sơn lâm: núi rừng Sơn thần: thần núi Sơn thuỷ: núi và sông Sơn xuyên: núi và sông Sơn thôn: xóm núi. Sơn nữ: cô gái xóm núi Sơn địa: đất núi * Thiên: Thiên chúa: chúa trời Thiên chức: chức năng tự nhiên Thiên đàng: thế giới hạnh phúc trong tưởng tượng Thiên địa: đát trời Thiên đình: triều đình của nhà trời Thiên hạ: toàn xã hội; người ta Thiên lí: ngà dặm Thiên lôi: thần sấm sét Thiên mệnh: mệnh trời Thiên nhiên: tự nhiên Thiên tai: tai hoạ do thiên nhiên gây ra. Thiên tài: tài năng xuất chúng Thiên tạo: tự nhiên có, không do con người làm ra Thiên thần : thần nhà trời Thiên thạch: vật thể từ khoảng không vũ trụ Thiên thời: điều kiện thuận lợi. Thiên văn: hiện tưọng phân bố, vận hành thiên thể. Thiên tử: con trời, chỉ vua Thiên cổ: ngàn xưa Thiên thu:ngàn thu Thiên hướng: khuynh hướng nghiêng về một bên Thiên kiến: ý kiến thiên lệch Thiên vị: đứng về một phía Thiên cư: di dời nơi ở * Quốc: Quốc âm: tiếng nói củadân tộc Quốc ca:bài ca chính thức của một nước. Quốc dân: dân trong một nước Quốc doanh: do nhà nước kinh doanh. Quốc gia: nhà nước Quốc giáo: tôn giáo chính thức của một nước Quốc hiệu: tên của một nước Quốc hội: cơ quan lập pháp cao nhất của 1 nước. Quốc huy: huy hiệu tượng trưng của 1 nước Quốc khánh: lễ kỉ niêm ngày thành lập nước Quốc kì: cờ của nước Quốc lộ: đường của quốc gia Quốc phục: trang phục truyền thống 1 nước Quốc sách: chính sách của đất nước Quốc sử: lịch sử của đát nước Quốc tang: tang chung cả nước Quốc tế: quan hệ giữa các nước Quốc tịch: tư cách là công dân của một nước Quốc trưởng: người đứng đầu một nước Quốc vương: vua của một nước Bài tập 4: Đặt câu với các từ Hán Việt sau: phụ nữ, du khách, thiên hạ, băng hà, anh hùng, cố đô - Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà. - Hoàng đế đã băng hà. - Các chiến sĩ hải quân rất anh hùng. - Huế là cố đô của nước ta. - Trong mùa hè, du khách đến với bãi biển Nha Trang rất đông. - Thiên hạ sẽ chê cười nếu anh đối xử không tốt với cha mẹ. PHIẾU HỌC TẬP Hãy phân loại các từ ghép Hán Việt cho sau: thi nhân, tân gia, giang sơn, quốc gia, quốc kì, cường quốc, phát thanh, phòng hoả. Từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ Yếu tố chính đứng trước Yếu tố chính đứng sau .................................................... .................................................... .................................................... .................................................... . ..................................................... ..................................................... ..................................................... ..................................................... ..................................................... ..................................................... ..................................................... ..................................................... PHIẾU HỌC TẬP Hãy phân loại các từ ghép Hán Việt cho sau: thi nhân, tân gia, giang sơn, quốc gia, quốc kì, cường quốc, phát thanh, phòng hoả. Từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ Yếu tố chính đứng trước Yếu tố chính đứng sau .................................................... .................................................... .................................................... .................................................... . ..................................................... ..................................................... ..................................................... ..................................................... ..................................................... ..................................................... ..................................................... ..................................................... PHIẾU HỌC TẬP Hãy phân loại các từ ghép Hán Việt cho sau: thi nhân, tân gia, giang sơn, quốc gia, quốc kì, cường quốc, phát thanh, phòng hoả. Từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ Yếu tố chính đứng trước Yếu tố chính đứng sau .................................................... .................................................... .................................................... .................................................... . ..................................................... ..................................................... ..................................................... ..................................................... ..................................................... ..................................................... ..................................................... .....................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen_de_tu_han_viet_3689.doc
Tài liệu liên quan