Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường Trung học Phổ thông quận 4, thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường Trung học Phổ thông quận 4, thành phố Hồ Chí Minh: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 88-94 88 Email: liwensh2009@qq.com THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN 4, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Văn Thăng, Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Huế Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, Học viên cao học Quản lí Giáo dục K26 - Đại học Huế Ngày nhận bài: 15/4/2019; ngày chỉnh sửa: 28/4/2019; ngày duyệt đăng: 10/5/2019. Abstract: Career-oriented education helps students make the right career choices. Career-oriented education is based on the talents and competencies of students themselves, the family situation, the demand of the labor market, and it is the basis for forming the necessary human resources for the country. In the article, we analyze the current status of awareness of managers and teachers with vocational education, the current status of managing career-oriented education for students at high schools in District 4, Ho Chi Minh City. Keyw...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường Trung học Phổ thông quận 4, thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 88-94 88 Email: liwensh2009@qq.com THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN 4, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Văn Thăng, Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Huế Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, Học viên cao học Quản lí Giáo dục K26 - Đại học Huế Ngày nhận bài: 15/4/2019; ngày chỉnh sửa: 28/4/2019; ngày duyệt đăng: 10/5/2019. Abstract: Career-oriented education helps students make the right career choices. Career-oriented education is based on the talents and competencies of students themselves, the family situation, the demand of the labor market, and it is the basis for forming the necessary human resources for the country. In the article, we analyze the current status of awareness of managers and teachers with vocational education, the current status of managing career-oriented education for students at high schools in District 4, Ho Chi Minh City. Keywords: Career-oriented education, current status, management. 1. Mở đầu Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (GDHN) giúp học sinh (HS) có sự lựa chọn nghề nghiệp đúng hướng, phù hợp với năng khiếu, năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, việc quản lí hoạt động này ở các trường trung học phổ thông (THPT) ở Quận 4, TP. Hồ Chí Minh chưa thật sự đạt hiệu quả. Hầu hết HS ở các trường THPT còn lúng túng trong việc định hướng ngành học, chọn nghề phù hợp; HS chưa hiểu biết đầy đủ về thế giới nghề nghiệp; do đó, rất khó khăn để các em chọn ngành, chọn nghề chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT. Đa số phụ huynh HS quan niệm rằng, vào đại học là con đường duy nhất để thoát nghèo, để có vị thế cao trong xã hội, dễ tìm việc làm mà không chú trọng vào năng lực của HS, khả năng thích nghi, nhu cầu xã hội với ngành nghề mà các em sẽ chọn. Bài viết đề cập thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV) đối với hoạt động GDHN, thực trạng quản lí hoạt động GDHN tại các trường THPT ở Quận 4, TP. Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó, rút ra được các điểm mạnh, điểm yếu và phân tích được các nguyên nhân tồn tại. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tiến hành khảo sát - Nội dung khảo sát: mức độ nhận thức của các đối tượng về vai trò của hoạt động GDHN; việc thực hiện nội dung chương trình, các hình thức, phương pháp tổ chức GDHN của GV và công tác quản lí hoạt động GDHN của CBQL các trường THPT ở Quận 4, TP. Hồ Chí Minh. - Đối tượng khảo sát: 7 CBQL và 100 GV THPT các trường THP T Nguyễn Hữu Thọ, THPT Nguyễn Trãi, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận 4, TP. Hồ Chí Minh; - Thời gian tiến hành khảo sát: từ tháng 09/2018- 02/2019. - Phương pháp: khảo sát qua phiếu điều tra, bảng hỏi dành cho CBQL và GV gồm 17 câu hỏi có đáp án được soạn sẵn dựa trên các mức độ khác nhau. 2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông ở Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông ở Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh Bảng 1 cho thấy, hầu hết CBQL và GV đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động GDHN trong nhà trường, thể hiện có 99,06% ý kiến đánh giá ở mức độ rất quan trọng và quan trọng, chỉ có 10,94% CBQL và GV Bảng 1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDHN Mức độ CBQL GV Chung Số lượng % Số lượng % Số lượng % Rất quan trọng 6 85,71 71 71,00 77 71,96 Quan trọng 1 14,29 28 28,00 29 27,10 Bình thường 0 0,00 1 1,00 1 0,94 Không quan trọng 0 0,00 0 0,00 0 0,00 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 88-94 89 đánh giá ở mức độ bình thường, không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng. GDHN là một bộ phận cấu thành trong chương trình GD-ĐT của nhà trường và là trách nhiệm của toàn xã hội. Qua quan sát thực trạng tổ chức GDHN ở các trường THPT thuộc Quận 4, chúng tôi nhận thấy, lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến quản lí hoạt động GDHN và đội ngũ GV giảng dạy rất tâm huyết trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động GDHN. 2.2.2. Thực trạng thực hiện giáo dục hướng nghiệp của các trường trung học phổ thông ở Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả thực hiện nội dung GDHN được phản ánh thông qua các con đường GDHN trong nhà trường. Trong nội dung điều tra, cách tính điểm như sau: Tốt - 4 điểm; Khá - 3 điểm; Trung bình - 2 điểm; Yếu - 1 điểm. Thang điểm được đánh giá như sau: Mức tốt: 3,5 → 4; Mức khá: 2,5 → 3,49; Mức trung bình: 1,5 →2,49; Mức chưa tốt: < 1,5. - GDHN thông qua dạy học các môn văn hoá (bảng 2): Bảng 2 cho thấy, kết quả thực hiện GDHN thông qua dạy học các môn văn hoá ở mức độ khá, thể hiện điểm trung bình chung của 5 nội dung là X = 3,00. Kết quả thực hiện các nội dung hướng nghiệp không đồng đều mà có các mức độ thực hiện cao thấp khác nhau. Nội dung thực hiện tốt nhất là: “Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp có liên quan” được đánh giá ở mức độ khá với X = 3,32, xếp bậc 1/5. Nội dung thực hiện thấp nhất là: “Tổ chức hoạt động ngoại khoá của bộ môn để thực hành, ứng dụng nội dung có liên quan đến nghề” có X = 2,79, xếp bậc 5/5. Qua đó, có thể thấy nhà trường chưa quan tâm đến nội dung hướng nghiệp qua hoạt động thực hành, ngoại khoá trong các môn văn hoá. - GDHN thông qua dạy học môn công nghệ và dạy nghề phổ thông (bảng 3): Bảng 3 cho thấy, kết quả GDHN thông qua dạy học môn Công nghệ và hoạt động dạy nghề phổ thông đạt Bảng 2. Kết quả thực hiện GDHN thông qua dạy - học các môn văn hoá TT Nội dung Kết quả thực hiện CBQL GV Chung ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc 1 Hình thành biểu tượng nghề có liên quan 26 3,71 1 300 3,00 3 326 3,05 2 2 Rèn luyện kĩ năng bộ môn 24 3,43 3 305 3,05 2 329 3,07 3 3 Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp có liên quan 25 3,57 2 330 3,3 1 355 3,32 1 4 Tổ chức hoạt động ngoại khoá để thực hành ứng dụng 19 2,71 5 280 2,8 4 299 2,79 5 5 Tìm hiểu nguyện vọng và theo dõi sự phát triển năng khiếu của từng HS 20 2,86 4 277 2,77 5 297 2,78 4 Tổng trung bình chung 3,26 2,98 3,00 Bảng 3. Kết quả thực hiện GDHN qua môn Công nghệ và hoạt động dạy nghề phổ thông TT Nội dung Kết quả thực hiện CBQL GV Chung ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc 1 Dạy lí thuyết 24 3,43 1 300 3,00 1 324 3,03 1 2 Dạy thực hành 20 2,67 2 276 2,76 2 296 2,77 2 3 Dạy tích hợp hoạt động GDHN với môn Công nghệ 17 2,25 3 258 2,58 3 275 2,57 3 4 Hoạt động ngoại khoá môn Công nghệ 14 1,92 5 244 2,44 4 258 2,41 4 5 GDHN thông qua tổ chức cho HS tham gia học nghề 15 2,00 4 214 2,14 5 229 2,14 5 Tổng trung bình chung 2,45 2,58 2,58 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 88-94 90 được ở mức độ chung là Khá, thể hiện qua điểm trung bình chung là X = 2.58. Các nội dung hướng nghiệp qua dạy học môn Công nghệ và dạy nghề phổ thông không đồng đều. Nội dung thực hiện tốt nhất là: “Dạy lí thuyết môn Công nghệ” được đánh giá ở mức độ khá với X = 3,03, xếp bậc 1/5. Nội dung thực hiện thấp nhất là: “GDHN thông qua tổ chức cho HS tham gia học nghề phổ thông” có X = 2,14, xếp bậc 5/5. - GDHN qua tổ chức hoạt động GDHN (bảng 4): Bảng 4 cho thấy, kết quả GDHN thông qua các hoạt động GDHN thực hiện ở mức độ chung là khá, thể hiện qua điểm trung bình chung là X = 2,88. Các nội dung hoạt động GDHN không đều nhau. Nội dung thực hiện tốt nhất là: “Thực hiện nội dung hoạt động hướng nghiệp theo các chuyên đề đã quy định trong tài liệu của Bộ GD- ĐT” với X = 3,03, xếp bậc 1/5. Nội dung thực hiện thấp nhất là: “Chọn lọc, bổ sung, cập nhật nội dung hoạt động GDHN” có X = 2,69, xếp bậc 5/5. Nội dung: “Năng lực của cán bộ, GV phụ trách các chuyên đề hoạt động GDHN” cả CBQL và GV đều đánh giá xếp thứ 4/5. Nội dung: “Chọn lọc, bổ sung, cập nhật nội dung hoạt động GDHN”, GV đánh giá xếp thứ 5/5, còn CBQL đánh giá xếp thứ 4/5. Có thể thấy các trường THPT Quận 4 đã quan tâm và thực hiện chương trình hoạt động GDHN theo quy định của Bộ GD-ĐT, thể hiện qua điểm số X trong khoảng từ 3,00 → 3,03. Tuy nhiên, hiệu quả của các giờ hoạt động GDHN còn thấp, nhà trường chưa quan tâm đến việc chọn lọc, bổ sung, cập nhật nội dung hoạt động GDHN, thể hiện qua điểm số X chỉ từ 2,43 → 2,85 (chỉ ở mức Khá). - GDHN qua hoạt động tham quan, ngoại khoá trong và ngoài nhà trường (bảng 5, trang bên): Bảng 5 cho thấy, kết quả GDHN thông qua hoạt động tham quan, ngoại khoá thực hiện chưa tốt, thể hiện qua điểm trung bình chung là X = 1,58. Sự đánh giá về kết quả thực hiện của CBQL qua hoạt động tham quan, ngoại khoá cao hơn so với đánh giá của GV và độ chênh lệch là 0,23. Kết quả trên cũng cho thấy, hoạt động tham quan, ngoại khoá cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa, có 4/7 nội dung thực hiện ở mức chưa tốt với 1,33 ≤ X ≤ 1,46, cần có những giải pháp tích cực hơn để góp phần nâng cao hiệu quả GDHN thông qua các hoạt động tham quan, ngoại khoá trong và ngoài nhà trường. Như vậy, kết quả thực trạng cho thấy đa số CBQL, GV đều nhận thức khá cao về tầm quan trọng của công tác GDHN trong nhà trường; tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên mức độ quan tâm thực hiện nhiệm vụ GDHN còn thấp. Các trường THPT ở Quận 4 đã tổ chức GDHN cho HS, tổ chức các nội dung hướng nghiệp thông qua 4 con đường hướng nghiệp nhưng kết quả của từng nội dung mới đạt ở mức độ trung bình và có những nội dung thực hiện còn chưa tốt; HS còn lúng túng trong lựa chọn nghề nghiệp. 2.3. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông ở Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh Quản lí có 5 chức năng chính là giáo dục nhận thức, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát về giáo dục nhận thức, quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức - chỉ đạo và kiểm Bảng 4. Kết quả GDHN qua tổ chức hoạt động GDHN TT Nội dung Kết quả thực hiện CBQL GV Chung ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc 1 Thực hiện quy định về thời lượng hoạt động GDHN 25 3,57 1 292 2,92 3 317 2,96 2 2 Thực hiện nội dung hoạt động GDHN theo các chuyên đề đã qui định trong tài liệu của Bộ GD-ĐT 21 3,00 2 303 3,03 1 324 3,03 1 3 Chọn lọc, bổ sung, cập nhật nội dung hoạt động GDHN 17 2,43 4 271 2,71 5 288 2,69 5 4 Tư vấn, hướng dẫn chọn nghề cho HS 19 2,71 3 293 2,93 2 312 2,92 3 5 Năng lực của cán bộ, GV phụ trách các chuyên đề hoạt động GDHN 17 2,43 4 285 2,85 4 302 2,82 4 Tổng trung bình chung 2,83 2,89 2,88 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 88-94 91 tra, đánh giá hoạt động GDHN ở các trường THPT ở Quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi khảo sát CBQL - GV về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện qua 5 mức độ: từ 1 (Chưa bao giờ/Kém) đến 5 (Rất thường xuyên/Tốt). Kết quả thu được như sau: 2.3.1. Thực trạng quản lí tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, các lực lượng giáo dục về giáo dục hướng nghiệp Bảng 6 cho thấy, tầm quan trọng của việc tuyên truyền, tư vấn nghề cho HS trong các trường THPT tại Quận 4 có 90,65% CBQL và GV cho rằng công tác tuyên truyền, nhận thức về GDHN là “quan trọng” và “rất quan trọng”, chỉ có 9,35% CBQL và GV cho rằng công tác này là “tương đối quan trọng” và không có CBQL và GV nào cho rằng công tác quản lí hoạt động GDHN là “không quan trọng”. Đây là điều kiện thuận lợi khi có được đánh giá cao về cho việc phát huy hiệu quả hoạt động GDHN cho HS. 2.3.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp Bảng 7 cho thấy, việc xây dựng kế hoạch GDHN tại các trường có mức độ thực hiện lẫn hiệu quả chỉ ở mức khá. Chi tiết hơn, các tiêu chí “Xác định tình hình GDHN hiện tại của trường (thành tựu - bất cập)” đều xếp vị trí thứ nhất ở cả mức độ thường xuyên và hiệu quả thực hiện. Tiêu chí “Lập kế hoạch GDHN cụ thể cho năm, học kì và từng tháng” và “Tổ chức duyệt và lấy ý kiến đóng góp cho kế hoạch GDHN” lần lượt xếp vị trí thứ 2 và 3. 2.3.3. Tổ chức, chỉ đạo công tác giáo dục hướng nghiệp Bảng 8 cho thấy, cả 2 khâu kế hoạch hóa và tổ chức, chỉ đạo trong quản lí GDHN chỉ đạt mức Khá với điểm dao động trong khoảng 3,0 đến 3,68. Trong đó, các nội dung thường xuyên được thực hiện và đạt được hiệu quả cao nhất là “Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa các lực lượng thực hiện công tác GDHN trong trường”, “Thành lập ban chỉ đạo hoạt động GDHN” và “Phổ biến Bảng 5. Kết quả GDHN qua hoạt động tham quan, ngoại khoá TT Nội dung Kết quả thực hiện CBQL Giáo viên Chung ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc 1 Tổ chức các hoạt động ngoại khoá về hướng nghiệp 19 1,73 2 167 1,50 3 186 1,62 3 2 Tổ chức cho HS đọc sách báo, giới thiệu sách,... để tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của ngành nghề đang cần phát triển 25 2,27 1 254 2,29 1 279 2,28 1 3 Tổ chức trò chơi hướng nghiệp giúp HS làm quen dần với hoạt động nghề nghiệp của xã hội 16 1,45 4 163 1,47 4 179 1,46 4 4 Tổ chức cho HS tham quan các cơ sở sản xuất, các trường học nghề 14 1,27 6 161 1,45 5 175 1,36 6 5 Phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các buổi toạ đàm, diễn đàn về lựa chọn nghề nghiệp 17 1,55 3 188 1,69 2 205 1,62 2 6 Mời các ngành chuyên môn, các cơ sở sản xuất, những người thành đạt trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đến nói chuyện và giới thiệu ngành nghề 15 1,36 5 155 1,40 6 170 1,38 5 7 Tham gia hoạt động hướng nghiệp của các cơ sở giáo dục ngoài nhà trường tổ chức. 14 1,27 6 153 1,38 7 167 1,33 7 Tổng trung bình chung 1,56 1,60 1,58 Bảng 6. Đánh giá tầm quan trọng của quản lí hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về GDHN TT Tầm quan trọng của hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về GDHN Số lượng Tỉ lệ % 1 Rất quan trọng 86 80,37% 2 Quan trọng 11 10,28% 3 Tương đối quan trọng 10 9,35% 4 Không quan trọng 0 0,00% VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 88-94 92 và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN cho toàn trường”. Đây là các tiêu chí có cả 2 loại điểm trung bình đánh giá xếp thứ tự cao nhất. Mặt khác, có vấn đề cần đặc biệt quan tâm ghi nhận đó chính là “Tổ chức phòng tham vấn học đường có chức năng tham vấn hướng nghiệp cho HS” có mức hiệu quả thấp nhất. Như vậy, các kết quả nghiên cứu thống nhất với nhau và chỉ ra vấn đề tồn đọng cần giải quyết chính là thành lập các văn phòng/trung tâm tham vấn học đường để các chuyên viên có trình độ chuyên môn thực hiện việc hướng nghiệp cho HS. 2.3.4. Quản lí nội dung, chương trình và phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp Kết quả bảng 9 cho thấy, đánh giá thực hiện chức năng quản lí nội dung, chương trình và phương pháp, hình thức GDHN là: mức độ thường xuyên (3,20); mức hiệu quả (3,22). Như vậy, việc xây dựng kế hoạch GDHN tại trường THPT có mức độ thường xuyên lẫn hiệu quả chỉ ở mức Khá. Trong đó, tiêu chí thường được thực hiện và đạt hiệu quả cao nhất là “Quản lí phương pháp, phương tiện, hình thức thực hiện hoạt động GDHN”, cao hơn so với “Quản lí nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, chuẩn kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN” và “Quản lí nội dung, chương trình, tư liệu GDHN” xếp cuối. Bảng 7. Xây dựng kế hoạch GDHN TT Xây dựng kế hoạch GDHN Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện X Thứ bậc X Thứ bậc 1 Xác định tình hình GDHN hiện tại của trường (thành tựu - bất cập) 3,68 1 3,33 1 2 Lập kế hoạch GDHN cụ thể cho năm, học kì và từng tháng 3,31 2 3,25 2 3 Lập kế hoạch về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động GDHN nhà trường 3,05 5 3,10 7 4 Lập kế hoạch bồi dưỡng kĩ năng kiến thức hướng nghiệp cho GV, CBQL 3,01 6 3,13 6 5 Lập kế hoạch phối hợp các lực lượng GDHN 3,13 4 3,16 5 6 Tổ chức duyệt và lấy ý kiến đóng góp cho kế hoạch GDHN 3,16 3 3,23 3 7 Lập kế hoạch xây dựng phòng/trung tâm GDHN trong trường 2,95 7 3,21 4 Tổng trung bình chung 3,18 3,20 Bảng 8. Quản lí tổ chức, chỉ đạo công tác GDHN TT Tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDHN Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện X Thứ bậc X Thứ bậc 1 Thành lập ban chỉ đạo hoạt động GDHN 3,66 2 3,40 1 2 Phổ biến và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN cho toàn trường 3,26 4 3,30 3 3 Sắp xếp, phân công lực lượng thực hiện GDHN 3,25 5 3,14 5 4 Tổ chức phòng tham vấn học đường có chức năng tham vấn hướng nghiệp cho HS 3,13 6 3,03 8 5 Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, huấn luyện cho lực lượng thực hiện công tác GDHN 3,05 7 3,07 7 6 Hỗ trợ các lực lượng thực hiện công tác GDHN bằng các chế độ ưu đãi, khuyến khích 3,00 8 3,13 6 7 Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa các lực lượng thực hiện công tác GDHN trong trường 3,68 1 3,36 2 8 Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa các lực lượng thực hiện công tác GDHN ngoài trường 3,26 4 3,29 4 Tổng trung bình chung 3,28 3,21 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 88-94 93 2.3.5. Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục hướng nghiệp Bảng 10 cho thấy, chức năng kiểm tra đánh giá trong quản lí GDHN tại các trường THPT Quận 4, TP. Hồ Chí Minh được đánh giá mức độ thường xuyên và hiệu quả hoạt động chỉ ở bậc trung bình với điểm là 3,06 và 3,14. Trong đó, các nội dung kiểm tra, đánh giá có xếp hạng mức thường xuyên và hiệu quả cao là “Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN cụ thể theo thời gian”, “Phổ biến và triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN cho toàn trường”. Đây có lẽ là thế mạnh của các trường vì ở chức năng kế hoạch hóa hay tổ chức chỉ đạo và cả kiểm tra đánh giá thì nội dung lên kế hoạch, phổ biến và triển khai thực hiện đều có thứ hạng cao. Tuy nhiên, “Xác định phương pháp kiểm tra” là nội dung có điểm trung bình thường xuyên và hiệu quả thấp nhất trong các tiêu chí khảo sát. Số liệu thống kê này phản ánh thực tế về điểm yếu trong chức năng kiểm tra, đánh giá của quản lí công tác GDHN. Do đó, các CBQL cần chú ý hơn về vấn đề này. Bảng 9. Khảo sát nội dung, chương trình và phương pháp, hình thức GDHN Nội dung, chương trình và phương pháp, hình thức GDHN Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện X Thứ bậc X Thứ bậc Nội dung, chương trình, tư liệu GDHN 3,06 3 3,25 3 Phương pháp, phương tiện, hình thức thực hiện hoạt động GDHN 3,29 1 3,33 1 Nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, chuẩn kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN 3,27 2 3,27 2 Tổng trung bình chung 3,20 3.22 Bảng 10. Khảo sát quản lí kiểm tra, đánh giá công tác GDHN TT Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện X Thứ bậc X Thứ bậc 1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN cụ thể theo thời gian 3,80 1 3,37 1 2 Phổ biến và triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN cho toàn trường 3,33 2 3,24 2 3 Xác định tiêu chuẩn, nội dung kiểm tra 3,19 3 3,08 6 4 Xác định phương pháp kiểm tra 2,87 8 3,03 7 5 Xác định hình thức kiểm tra 3,01 5 3,00 8 6 Xác định lực lượng kiểm tra 2,95 7 3,14 4 7 Họp sơ/tổng kết công tác hướng nghiệp theo đợt 2,97 6 3,12 5 8 Rút kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp điều chỉnh hoạt động GDHN 3,06 4 3,17 3 Tổng trung bình chung 3,06 3,14 Bảng 11. Quản lí các điều kiện phục vụ công tác GDHN TT Quản lí các điều kiện phục vụ công tác GDHN Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện X Thứ bậc X Thứ bậc 1 Đầu tư trang thiết bị trong phục vụ GDHN (các test tâm lí, tư liệu về GDHN) 3,69 1 3,34 1 2 Phân công trách nhiệm bảo quản trang thiết bị của trường cho từng cá nhân, đơn vị cụ thể 3,27 3 3,25 2 3 Nâng cao ý thức trong sử dụng và bảo quản tài sản chung của nhà trường cho GV và HS 3,27 3 3,22 3 4 Tổ chức kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất phục vụ GDHN để có sự điều chỉnh kịp thời 3,09 4 3,21 4 Tổng trung bình chung 3,33 3,25 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 88-94 94 2.3.6. Quản lí các điều kiện phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp Bảng 11 cho thấy, mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện của công tác quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động GDHN chỉ dừng ở mức trung bình với điểm là 3,33 và 3,25. Trong đó, các nội dung có thứ hạng cao về cả mức thường xuyên và hiệu quả là “Đầu tư trang thiết bị trong phục vụ GDHN (các test tâm lí, tư liệu về GDHN)” và “Phân công trách nhiệm bảo quản trang thiết bị của trường cho từng cá nhân, đơn vị cụ thể”. 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lí công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông ở Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh Bảng 12. Đánh giá chung về thực trạng quản lí công tác GDHN Quản lí GDHN Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện 1. Xây dựng kế hoạch GDHN 3,18 3,20 2. Tổ chức, chỉ đạo công tác GDHN 3,28 3,21 3. Nội dung, chương trình và phương pháp, hình thức GDHN 3,20 3,22 4. Kiểm tra, đánh giá công tác GDHN 3,06 3,14 5. Các điều kiện phục vụ GDHN 3,33 3,25 Tổng trung bình chung 3,21 3,20 Bảng 12 cho thấy, việc quản lí và hiệu quả của nó chỉ đạt ở mức trung bình (3,21 cho mức độ thường xuyên và 3,20 cho hiệu quả thực hiện). Trong đó, mức độ thường xuyên thực hiện các chức năng quản lí GDHN cao hơn hiệu quả thực hiện nhưng sự chênh lệch không nhiều. Số liệu này cho thấy vấn đề quản lí GDHN tại Quận 4, TP. Hồ Chí Minh còn nhiều điều cần thực hiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả của quản lí GDHN. 3. Kết luận GDHN là một nội dung quan trọng trong hoạt động giáo dục của trường THPT, góp phần cụ thể hóa mục tiêu đào tạo của nhà trường và là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực. Để HS có một nghề nghiệp và một tương lai vững chắc phụ thuộc nhiều vào sự quyết định đúng đắn ban đầu trong việc lựa chọn ngành, nghề phù hợp với năng lực, sở trường của cá nhân, phù hợp với yêu cầu của nghề và đáp ứng được sự phát triển KT-XH của địa phương, đất nước. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề quản lí hoạt động GDHN tại các trường THPT ở Quận 4, TP. Hồ Chí Minh, nghiên cứu đã phân tích được các thực trạng hoạt động dạy học cũng như quản lí hoạt động GDHN; đây sẽ là cơ sở quan trọng để đề xuất các biện pháp tăng cường đổi mới quản lí hoạt động GDHN cho HS tại các trường THPT Quận 4, TP. Hồ Chí Minh Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT (2007). Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 02/4/2007. [2] Bộ GD-ĐT (2011). Thông tư số 55/2011/TT- BGDĐT ngày 22/11/2011 về Ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. [3] Bộ GD-ĐT (2013). Tài liệu tập huấn Đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học. [4] Thủ tướng Chính phủ (2018). Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/05/2018 về việc phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”. [5] Hồ Phụng Hoàng (2013). Tài liệu bổ sung sách giáo viên Hoạt động giáo dục hướng nghiệp. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] Nguyễn Đức Trí (2011). Giáo trình Giáo dục học nghề nghiệp. NXB Giáo dục Việt Nam. [7] Phùng Đình Mẫn - Phan Minh Tiến - Trương Thanh Thuý (2005). Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông. NXB Giáo dục. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Tiếp theo trang 110) Tài liệu tham khảo [1] Lakhwinder Kaur (2015). Future Classroom with ICT Tools. Educational Quest: An Int. J. of Education and Applied Social Sciences, Vol. 6, Issue 2, pp. 133-136. [2] Đinh Văn Đệ (2018). Ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường thông minh với mục tiêu tối ưu hóa quá trình dạy và học. Hội nghị Quốc tế ICSS 2018 “Nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0”, tr 85-94. [3] Perkins, D.N. (1992). Smart schools: From training memories to educating minds. New York: The Free Press, 264 pages. [4] Madras, S.A. (2011). Smart schools: Tomorrow School's. Roshd Journal, Publications Training, Research Planning, Ministry of Education, Iran. Vol. 20, pp. 7-18. [5] Smart School Project Team (1997). The Malaysian Smart School: Implementation plan. Kuala Lumpur: Ministry of Education. [6] Vũ Thị Thúy Hằng (2018). Trường học thông minh: Nguồn gốc, định nghĩa và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Giáo dục số 432, tr 6-10; 60. [7] Blurton, C. (1999). New directions of ICT-use in education. UNESCO’s World Communication and Information Report, pp. 46-62.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf18le_van_thang_nguyen_hoang_anh_tuan_6799_2164583.pdf
Tài liệu liên quan