Cái nhìn nhân bản của Nguyễn Minh Châu về hiện thực chiến tranh trong truyện ngắn sau năm 1975

Tài liệu Cái nhìn nhân bản của Nguyễn Minh Châu về hiện thực chiến tranh trong truyện ngắn sau năm 1975: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017 61 Cái nhìn nhân bản của Nguyễn Minh Châu về hiện thực chiến tranh trong truyện ngắn sau năm 1975 Nguyen Minh Chau’s humane view on the reality of war in short stories after 1975 TS. Nguyễn Diệu Linh, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên Nguyen Dieu Linh, Ph.D., University of Sciences – Thai Nguyen University Tóm tắt Nhìn lại chặng đường sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước và sau năm 1975, có thể dễ dàng nhận thấy sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Nếu như ở giai đoạn trước năm 1975, Nguyễn Minh Châu nhìn nhận, đánh giá chiến tranh thông qua các sự kiện, biến cố mang tầm vóc lịch sử và thời đại, thì đến giai đoạn sau 1975 nhà văn lại nhìn nhận chiến tranh từ tiêu điểm con người. Trong đó, ông đi sâu khám phá những tính cách, số phận và cả những nỗi đau riêng của từng cá nhân. Nhà văn thể hiện rất rõ cái nhìn nhân bản đối với các vấn đề của đời sống xã hội, trong đó có...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cái nhìn nhân bản của Nguyễn Minh Châu về hiện thực chiến tranh trong truyện ngắn sau năm 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017 61 Cái nhìn nhân bản của Nguyễn Minh Châu về hiện thực chiến tranh trong truyện ngắn sau năm 1975 Nguyen Minh Chau’s humane view on the reality of war in short stories after 1975 TS. Nguyễn Diệu Linh, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên Nguyen Dieu Linh, Ph.D., University of Sciences – Thai Nguyen University Tóm tắt Nhìn lại chặng đường sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước và sau năm 1975, có thể dễ dàng nhận thấy sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Nếu như ở giai đoạn trước năm 1975, Nguyễn Minh Châu nhìn nhận, đánh giá chiến tranh thông qua các sự kiện, biến cố mang tầm vóc lịch sử và thời đại, thì đến giai đoạn sau 1975 nhà văn lại nhìn nhận chiến tranh từ tiêu điểm con người. Trong đó, ông đi sâu khám phá những tính cách, số phận và cả những nỗi đau riêng của từng cá nhân. Nhà văn thể hiện rất rõ cái nhìn nhân bản đối với các vấn đề của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề hiện thực chiến tranh. Từ khóa: Nguyễn Minh Châu, cái nhìn nhân bản, hiện thực chiến tranh. Abstract Looking back on Nguyen Minh Chau’s compositions before and after 1975, it is easy to see the innovation of the writer's artistic thinking. Before 1975, Nguyen Minh Chau recognized and assessed the war through incidents and events bearing historical and contemporary stature, then in the post-1975 period, the writer saw the war with human focus, on which he has deeply explored personality, fate and personal pain of each individual. The writer has clearly showed his humane view on issues of social life, including issues of the reality of war. Keywords: Nguyen Minh Chau, humane view, the reality of war. 1. 1.1. Sự tàn khốc và nghiệt ngã của chiến tranh Sau giai đoạn đổi mới, với khẩu hiệu: “Nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, một số nhà văn đã nhận thức lại nhiều vấn đề của chiến tranh. Là một nhà văn - chiến sĩ, từng chứng kiến và tham gia vào những thời khắc ác liệt nhất của cuộc chiến, Nguyễn Minh Châu đã tái hiện lại bức tranh khốc liệt ấy c ng những số phận éo le, bi kịch một cách sâu sắc và da diết. Qua những tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu đã đưa ra cách nhìn nhận mới mẻ về chiến tranh, về những “di chứng” của chiến tranh đối với con người. Chiến tranh đã l i xa, nhưng không hề phai mờ trong ký ức của nhà văn. Ông đã nhìn nó với nhiều chiều kích khác nhau. Sự tàn khốc dai dẳng và dữ dội của chiến tranh được tái hiện đúng như những gì nó đã CÁI NHÌN NHÂN BẢN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VỀ HI N THỰC CHIẾN TRANH 62 diễn ra. Hiện thực ấy có khi là những chiến công vang dội, nhưng cũng có khi là những tổn thất trên nhiều mặt của đời sống xã hội, nhưng bi kịch nhất là trên phương diện tình yêu. Nguyễn Minh Châu đã đáp ứng được nhu cầu sâu thẳm của bạn đọc cũng như của chính người cầm bút khi nhìn thẳng vào những nỗi đau mà chiến tranh đem lại cho con người. Qùy - nữ nhân vật chính trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành có cả một lịch sử tình trường dài dằng dặc và đẹp như mơ bên những cánh rừng Trường Sơn trải đầy bom đạn. Nhưng niềm khát khao đi kiếm tìm sự hoàn mỹ và “thánh nhân” giữa cuộc đời đã khiến Q y trở thành “một con chim mất bạn, núp vào xó nhà...chưa bao giờ cảm thấy lẻ loi cô độc như vậy...” [2, tr.160]. Chị chỉ còn là “cái xác, hai con mắt sâu hoắm, thăm thẳm” [2, tr.160], đến nỗi “không khóc được, hai con mắt và cả người như bị vắt kiệt hết nước” [2, tr.160]. Và sự day dứt, đau khổ, hối lỗi, hoang tưởng của tình yêu đổ vỡ đã ám ảnh dai dẳng suốt cả cuộc đời Quỳ. Chiến tranh đã không cho Q y cơ hội để được “tắm mình” trong những phút giây hạnh phúc và yêu đương thật sự, theo đúng nghĩa của tình yêu. Quỳ đã cống hiến hết mình cho những năm tháng tuổi trẻ nơi chiến trường. Chị nhìn thấy sự khốc liệt của chiến tranh đã đè nát cuộc đời của những người quanh chị. Quỳ đã bước qua bom đạn, bước ra từ chiến tranh, tường chừng đó là chiến thắng, nhưng suốt phần đời còn lại chị phải mang bi kịch do chiến tranh để lại. Những tổn thương đã khắc sâu và hằn vết trong trái tim người đàn bà đa cảm, khiến Q y trở thành một “bệnh nhân tâm thần” với căn bệnh mộng du. Đôi khi những vết thương tinh thần còn đau đớn và dai dẳng hơn gấp nhiều lần vết thương trên thân thể. Và Q y đã phải chấp nhận nó, như một sự đày đọa của chiến tranh lên con người nhỏ bé của cô. Khác với Q y, nhân vật Hạnh trong Bên đường chiến tranh lại có một mối tình đầu thầm lặng mà sâu sắc. Chiến tranh đã đưa Thụy đến bên cuộc đời Hạnh. Nhưng cũng chính chiến tranh đã khiến họ phải xa nhau quá nửa đời người. D sự gặp gỡ ấy thỏa lòng mong mỏi của hai người, nhưng không thể giúp họ trở về sống bên nhau. Cuối truyện, sau khi gặp được Thụy, Hạnh yên tâm theo chồng đi nơi khác và nhường lại ngôi nhà của mình cho bộ đội. Tình yêu đã giúp cho không khí chiến tranh bớt đi sự ngột ngạt, nhưng nó lại càng làm rõ hơn sự tàn nhẫn của cuộc chiến, khắc sâu hơn nỗi đau mà họ phải gánh chịu. Chiến tranh đã đẩy họ xuống vực sâu của sự mất mát và tổn thương, khiến “bi kịch tình yêu” đeo bám tâm hồn những con người ấy đến hết cuộc đời. Sự khốc liệt và nghiệt ngã của chiến tranh không chỉ hằn lên số phận những con người đã trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào cuộc chiến mà còn được Nguyễn Minh Châu miêu tả qua những cảnh tượng đổ nát, hoang tàn của cảnh vật, thiên nhiên một cách chân thực mà vô c ng khủng khiếp. Đặc biệt là mảnh đất miền Trung nghèo đói, xác xơ trong Cỏ lau với “cái thị xã Quảng Trị này chiến sự chà đi xát lại mấy phen, đến một nửa hòn gạch nguyên lành cũng chẳng thấy, giá còn thì cũng không nằm ở chỗ nhà cũ”, “nhà cửa, phố xá chỉ còn một đống gạch vỡ cho cỏ lau mọc” [2, tr.460]. Hình ảnh điêu tàn của mảnh đất miền Trung trong Miền cháy sau những ngày tháng bom đạn đã gieo vào lòng người đọc nỗi xót xa, thương cảm. Trên mảnh đất ấy, là những cảnh chia ly, mất mát, là những người mẹ, người vợchờ đợi người thân trong vô vọng mỏi mòn. NGUYỄN DI U LINH 63 Và sự tàn phá của chiến tranh cũng được miêu tả qua cái nhìn của Q y: “trong các làng xóm vẫn còn tiêu điều và nát như tương Sau trận tàn phá của bom đạn Mỹ như nạn hồng thủy vừa tràn qua, cuộc sống của con người y như vừa mới bắt đầu” (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) [2, tr.187]. Ngay đến cả ngôi đền linh thiêng nhất làng Thơi cũng bị “đánh bom nhiều đợt chỉ còn một hàng bậc thềm xây đá Thanh” [2, tr.376]. Từ cái nhìn về hiện thực chiến tranh mang tính chất khám phá, phát hiện, có chiều sâu, Nguyễn Minh Châu muốn phê phán cái nhìn lãng mạn, một chiều về cuộc sống. Nhà văn đặt ra vấn đề trách nhiệm của người nghệ sĩ, của nghệ thuật phải đào sâu, phải phản ánh chân thực cuộc sống, d thực tế ấy gai góc, x xì, quá phũ phàng, bất công, ngang trái. Đó chính là tư tưởng nhân bản mà nhà văn muốn gửi gắm qua từng trang viết. 1.2. Sự xuống cấp đạo đức của con người trong chiến tranh Sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã khai thác hình tượng người lính ở nhiều bình diện khác nhau. Đặc biệt là ở trạng thái tâm lý và nhân cách đạo đức. Bên cạnh việc miêu tả những con người có lối sống trong sáng, có nhân cách, có ý chí, thể hiện niềm tin yêu của tác giả đối với thế hệ trẻ, thì vẫn còn đó những con người có lối sống tham lam, vị kỷ, biến chất, tha hoá nhân cách vì mải mê chạy theo chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa danh lợi “con người vì cái lợi vật chất đang hèn đi, tầm thường đi” (Ma Văn Kháng). Nhà văn đã mạnh dạn đề cập đến những con người “rắn rết” trong hình dạng “rồng phượng”, là khuôn mặt “thiên thần” trong một tâm hồn “ác quỷ”, những con người chịu sự tác động tiêu cực của chiến tranh lên tính cách và số phận, trong: Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau và Mùa trái cóc ở miền Nam. Đồng thời, nhà văn đã không ngần ngại thẳng thắn vạch trần bộ mặt đạo đức giả, sự vô ơn bội nghĩa, sự tha hóa của những người lính đã không giữ được nhân phẩm của mình. Chiến tranh đã sàng lọc phẩm giá con người đến mức đau xót. Chiến tranh cũng đã phanh phui đến trần trụi những sai lầm không chỉ của người lính mà còn của cả một số vị lãnh đạo chỉ huy của ta trong quân đội. Đây là điều nhạy cảm mà chưa một nhà văn nào c ng thời với Nguyễn Minh Châu nhắc đến trong những sáng tác của mình. Ngọn lửa chiến tranh đã giúp người đọc nhìn nhận và đánh giá đâu là những phẩm chất tốt đẹp, anh h ng, đâu là sự hèn nhát, đố kỵ, hám lợi của con người. Ngay cả những nhân vật được nhà văn tôn vinh như những anh h ng vẫn có những khuyết điểm thậm chí tầm thường, đốn mạt Mới hôm qua có thể họ sẵn sàng hy sinh bản thân cho lý tưởng cao đẹp, sát cánh c ng đồng đội, nhưng hôm nay khi được phong chức tước, quân hàm thì họ trở nên cao ngạo, tự mãn, thậm chí có những hành động chỉ huy hết sức sai lầm, để rồi phải trả giá bằng cả mạng sống và cuộc đời của những người lính khác. Toàn trong Mùa trái cóc ở miền Nam là một nhân vật như thế. Toàn được miêu tả là một tay tiểu đoàn trưởng bạc bẽo, lạnh l ng, ham hố quyền lực, địa vị Sau khi chiếm được căn cứ “con nhím” của địch, Toàn đã vin vào kỷ luật quân đội biến người lính anh h ng thành những người t khổ sai. Toàn bắt anh em trong tiểu đoàn “dầm mưa” luyện tập “đi đều” và hát những bài hát ca ngợi người lính. Sự cứng nhắc trong suy nghĩ lãnh đạo và sự lạnh l ng của một “bàn tay sắt” đã biến những CÁI NHÌN NHÂN BẢN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VỀ HI N THỰC CHIẾN TRANH 64 người từng sát cánh bên Toàn trở thành những cỗ máy biết nói và thật nực cười. Sự nhẫn tâm lên đến đỉnh điểm trong cách chỉ huy sai lầm của Toàn là cái chết thương tâm của Phác - người anh em, người đồng đội đã vào sinh ra tử với anh. Cũng chính vì địa vị quyền lực, Toàn đã tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt với mẹ ruột vì hắn muốn mình có một bản “lý lịch trong sạch” để thuận lợi trên con đường thăng quan tiến chức. Đến lúc này, Nguyễn Minh Châu không thể kìm nén nổi thái độ căm ghét mà phải thốt lên rằng: “Lâu nay mình chỉ sống với người, chỉ biết sống với người, với thần thánh, thì bây giờ hãy sống với quỷ, hãy chạm chén với quỷ, quỷ già đời quỷ mới tập sự” [2, tr.557] Đây cũng là một hiện thực đau lòng tồn tại ngay trong hàng ngũ cách mạng mà Nguyễn Minh Châu đã mạnh dạn phanh phui trên trang giấy. Đó còn là hình ảnh của Quang trong Cơn giông. Vì ham muốn quyền lực, muốn được thỏa mãn những nhu cầu “dung tục thường ngày”, không chịu được cảnh thiếu thốn khi phải “ăn rau tàu bay, ăn củ đoác, uống nước suối để duy trì chiến đấu” [2, tr.227], Quang đã chạy sang hàng ngũ địch, trở thành kẻ phản bội Tổ quốc. Thông qua Cơn giông, Nguyễn Minh Châu muốn nêu lên một thực trạng, người chiến sĩ cách mạng d chân chính đến đâu cũng có thể đánh mất mình, bị những lợi lộc, ham muốn tầm thường làm lu mờ lương tâm, phẩm chất, nhân cách nếu không có một tinh thần tỉnh táo, sự kiên định và lòng quả cảm. Hòa - một Trung đoàn trưởng trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành tuy là một người chỉ huy tài năng trong quân sự, nhạy bén trong chiến lược, am hiểu binh pháp với những trận đánh thần thánh, vang dội và được tôn vinh như một người anh hùng, nhưng cũng có những khiếm khuyết trên cơ thể, thậm chí là cả những nhu cầu cá nhân tầm thường, ích kỷ. Anh “cũng mừng rỡ hí hửng khi được thăng cấp cũng chăn một đàn gà riêng, đánh một cái quần xà lỏn đi phát rẫy, cũng yêu người này, nói xấu sau lưng người kia” và đặc biệt là “có mồ hôi tay, hai bàn tay lúc nào cũng dấp dính” [2, tr.152]. Ngay đến chính bản thân Quỳ là một người đàn bà hoàn hảo, đẹp về mọi mặt: thể xác, tâm hồn, tài năng, đức hạnh nhưng cũng mắc không ít sai lầm, nhất là trong tình yêu với Hòa. Trong Cỏ lau, Lực - một phó chính ủy kiên trung, anh dũng cũng có những phút tầm thường. Chỉ vì sự ích kỷ, nhỏ nhen với một chút tư th cá nhân mà anh đã đẩy người lính vào chỗ chết. Không những thế, Lực luôn muốn che đậy những sai lầm khi chỉ huy trận đánh: “Trong khi chuẩn bị trận đánh, tôi chỉ hạ lệnh mà không kiểm tra, và nhát sợ chết trong một lúc trận đánh quá ác liệt, đã để cho xe tăng địch khống chế được bãi tha ma, khi mà chúng ồ ạt phản kích vào lúc nửa đêm”. Sự thiếu trách nhiệm, “hục hặc, đòn phép, thậm chí là kèn cựa địa vị” [2, tr.152] đã dẫn đến sự hy sinh, đổ máu vô nghĩa của những người lính trẻ. Nguyễn Minh Châu đã cay đắng nhận rằng: “chiến tranh làm con người ta hư hơn là làm cho người ta tốt hơn” [2, tr.504]. Chiến tranh đã ném con người vào vòng thử thách phẩm giá hết sức nghiệt ngã, nhưng nó cũng dạy cho mỗi người biết hối lỗi và nhìn ra sai lầm. 2. K ám p á ỗ đ ị l số ủ ữ ờ ậ Phản ánh nỗi đau riêng của từng con người cá nhân có ý nghĩa sâu sắc và đậm tính nhân văn. Nguyễn Minh Châu đã khắc họa những bi kịch ấy một cách chân thực, không tô vẽ, gượng ép. Với cái nhìn nhân bản, nhà văn đã thấy được miền đất mới NGUYỄN DI U LINH 65 mà mình cần đi đến và khám phá. Bằng sự đổi mới “thầm lặng” của một cây bút mẫn cảm với đời và tràn đầy tình yêu thương con người, Nguyễn Minh Châu đã kéo gần khoảng cách giữa nhân vật văn học với hiện thực cuộc sống, đưa văn học Việt Nam tới chân trời của những cách tân và đổi mới trong tư duy nghệ thuật. 2.1. Số phận của những người lính chịu nhiều bất hạnh Văn học kháng chiến đã xây dựng hình ảnh những người lính hiên ngang trước đầu đạn quân th . Họ luôn mang trong mình vẻ đẹp lý tưởng, đại diện cho sức mạnh và ý chí của cả cộng đồng. Chiến tranh qua đi, người lính hạnh phúc đón nhận sự tự do, được rời tay súng với niềm tin về một cuộc sống với những trọng trách lớn lao và mới mẻ: kiến thiết và xây dựng đất nước. Thế nhưng, chưa hưởng hết niềm vui bất tận của chiến thắng, người lính đã bừng tỉnh và hụt hẫng bởi những khắc nghiệt, những lo toan của cuộc sống thường ngày. Họ chao đảo giữa cuộc đời và nỗi đau đầu tiên đến với họ, chính là bi kịch “lạc thời”. Họ như đứng ngoài xã hội, cô đơn giữa đồng loại và lạc lõng trước cuộc sống mới. Ngày nào những người lính còn sục sôi khí thế lên đường tham gia chiến đấu bảo vệ từng mái nhà, và cả những người họ yêu thương, thì trong khoảnh khắc của sự trở về, những người lính lại cảm thấy bơ vơ trên chính mảnh đất từng thấm máu của mình, trong chính gia đình mà họ đã cất bước ra đi. Họ thành kẻ trắng tay khi mất đi tất cả: gia đình, vợ con, người yêu, bè bạnNếu trong chiến tranh, người lính có thể giải quyết mọi vấn đề một cách công minh và sòng phẳng thì trong thời bình, họ lại lúng túng trong việc ứng xử với các mối quan hệ xã hội đầy phức tạp. Nguyễn Minh Châu luôn trăn trở với số phận của những con người sau chiến tranh. Họ hòa nhập vào cuộc sống thường nhật với vô vàn những mất mát, đớn đau. Chúng ta đều biết rằng “chiến tranh đâu phải trò đùa”. Đó là chân lí, bởi chiến tranh đã gây nên tội ác, những vết thương không thể hàn gắn. Cuộc đời và số phận của anh lính Lực trong truyện ngắn Cỏ lau thật nghiệt ngã, trớ trêu. Bước vào cuộc chiến, Lực mới là một thanh niên ngoài hai mươi tuổi, còn khi trở về anh đã ngoài bốn mươi. Chiến tranh đã lấy đi tuổi trẻ, hạnh phúc lứa đôi và xót xa hơn, nó đã để lại trong anh một nỗi đau, một vết thương tinh thần không thể lành. Anh đã dằn vặt trong sự đau đớn mà nghĩ rằng “Hai mươi bốn năm, cả tôi và Thai đều đã già. Chúng tôi đánh mất nhau suốt cả một thời trẻ tuổi, nhưng trừ phi kẻ sống người chết, bây giờ gặp nhau chúng tôi không thể nào quen được trông thấy mỗi người có một cuộc đời khác. Chúng tôi vẫn còn yêu nhau. Tôi không dám nghĩ đến ngày mai Thai lại trở về với gia đình. Tôi biết rằng chỉ có người đàn bà đang đi bên cạnh, giữa đáy con sông khô này mới có thể xoa dịu bao nhiêu vết thương mà chiến tranh đã để lại trong lòng tôi” [2, tr.517]. Lực trở về quê hương sau chiến tranh để nối lại cuộc sống hạnh phúc xưa, nhưng rốt cục lại trở thành người thừa ngay trong chính ngôi nhà của mình. Chiến tranh như “một nhát dao phạt ngang” khiến cuộc đời Lực trở nên dang dở. Số phận của Lực tiêu biểu cho biết bao người lính trở về hậu phương phải chịu cảnh mất người yêu, mất vợ, mất gia đình. Nhưng không vì thế mà người lính xưa chạy trốn số phận, anh đã dũng cảm đối mặt với sự thật nghiệt ngã ấy. Dường như Nguyễn Minh Châu chưa bao giờ mất đi niềm tin vào những người lính. Vì thế mà “Cái làm nên sự hấp dẫn của câu chuyện CÁI NHÌN NHÂN BẢN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VỀ HI N THỰC CHIẾN TRANH 66 trong Cỏ lau không phải là việc khắc phục khó khăn, rắc rối trong khi đi tìm mộ các chiến sĩ đã hy sinh ở chiến trường Quảng Trị, mà là câu chuyện đôi vợ chồng vì chiến tranh phải tan vỡ hạnh phúc, chuyện về thân phận những người đã trải qua hai cuộc chiến tranh, những hi sinh mất mát của những người trẻ tuổi chiến đấu cho độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc, tự do của nhân dân” [7, tr.219]. Những cô thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến đấu trên các cánh rừng Trường Sơn như Q y (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) có số phận đau đớn với một chuỗi bi kịch trong tình yêu. Tạo hóa đã ưu ái cho Quỳ vẻ đẹp từ khuôn mặt đến dáng dấp, làm chết đứng bao chàng trai nơi chiến trường. Và cũng thật trớ trêu khi Q y bước vào tình yêu - sự khởi nguồn của hạnh phúc và cả những khổ đau, tê tái. Khi yêu, có lúc chị mãnh mẽ, quyết liệt, sẵn sàng “vừa van lạy như một con nô lệ vừa rút súng K54 ra dạo” [2, tr.151], nhưng cũng lại có những phút giây chị trốn chạy, nhẫn tâm bỏ rơi người mà mình yêu tha thiết. Và cũng chính tình yêu đã khiến cuộc đời chị rơi vào những cơn mộng du triền miên, không dứt. Sống trong cuộc đời mới nhưng Quỳ lại chìm đắm trong hoài niệm, quá khứ với sự cô đơn hối tiếc khôn nguôi. Thế nhưng, nhờ có tình yêu của Hòa, của Hậu, của Ph mà Quỳ đã không đánh mất chính mình, không làm mờ đi phẩm chất cao đẹp của một người lính cũng như phẩm hạnh của một người phụ nữ mẫu mực. Chiến tranh đã đi qua, nhưng ngọn lửa nhiệt thành và nỗi đau của những người lính thì còn mãi. Nguyễn Minh Châu đã đề cập tới số phận người lính ở nhiều khía cạnh và bình diện khác nhau. Cái nhìn về bi kịch của những con người hậu chiến mang âm hưởng của nỗi đau, nỗi xót xa không dứt. Những phẩm chất cao đẹp của người lính giữa cuộc sống thường lại được thử thách bởi những nghĩa vụ đời thường diễn ra âm thầm nhưng vô c ng khốc liệt. Nhà văn đã thể hiện sự trăn trở suy tư về số phận của con người sau chiến tranh, khi họ hòa nhập vào cuộc sống đời thường với biết bao mất mát, đớn đau và thua thiệt. Nhưng tựu chung lại, điều cốt lõi mà nhà văn muốn cho chúng ta thấy được là sự khắc nghiệt và những khó khăn trong cuộc sống thực tại đã đẩy người lính đến “tấn bi kịch” của số phận. 2.2. Những người phụ nữ vượt lên số phận để sống đẹp Bên cạnh những câu chuyện về số phận người lính, Nguyễn Minh Châu còn dành sự quan tâm đặc biệt tới người phụ nữ với một sự cảm thông, thấu hiểu sâu sắc. Nhà văn đã ghi dấu ngòi bút của mình qua một loạt sáng tác viết về kiểu nhân vật này với số lượng và nội dung khá dày dặn, như: tiểu thuyết Những người đi từ trong rừng ra (1982), tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Cỏ lau (1989) Với các câu chuyện này, Nguyễn Minh Châu đã đi sâu vào những góc khuất, những bi kịch của người phụ nữ trong và sau chiến tranh. Thông qua “những lát cắt của hiện thực”, nhà văn đã làm sáng lên phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất của cuộc sống. Những người phụ nữ nơi hậu chiến suốt chặng đường dài chiến tranh đã chôn v i tuổi thanh xuân trong cô đơn và đợi chờ vô vọng. D trong hoàn cảnh chiến tranh hay khi hòa bình lập lại, họ vẫn chấp nhận và sẵn sàng trở thành “hòn vọng phu” với “những hình người đàn bà bằng đá đầy cô đơn giữa trời xanh” [2, tr.518]. Đó là Thai trong Cỏ lau. Cũng giống như bao NGUYỄN DI U LINH 67 người con gái khác, Thai ao ước có một mái ấm gia đình và những đứa con. Chị kết hôn với Lực, nhưng chưa đầy một tuần bên nhau anh đã phải ra chiến trường và rồi Thai đau đớn nhận nhầm cái xác trôi sông là chồng mình. Nỗi đau ấy tưởng chừng đã ngủ yên trong kí ức, khi Thai quyết định đi bước nữa với Quảng, người đã hết lòng yêu thương, tôn trọng và cho chị mái nhà yên ấm. Nhưng trớ trêu thay, sau hai mươi bốn năm xa cách, Lực quay trở về. Thai bị đặt trong hoàn cảnh éo le khi phải đứng trước sự lựa chọn giữa người cũ và kẻ mới: Lực, người đàn ông duy nhất mà chị yêu suốt đời và Quảng - người chồng mới với những đứa con... Cuộc gặp gỡ với Lực đã trỗi dậy trong chị tình yêu thời tuổi trẻ và dấy lên niềm đau đớn, ân hận. Tận đáy lòng, chị muốn b đắp và xoa dịu vết thương chiến tranh đã để lại cho Lực: “Em sẽ van xin anh ấy cho em được nuôi nấng mấy đứa con em. Anh ấy thương cho thì được, bằng không em cũng tay trắng trở về với anh. Vớt vát mấy năm tuổi già, em sống với anh” [2, tr.517]. Thế nhưng cuối cùng, Thai vẫn không thể chối bỏ trách nhiệm và thiên chức làm mẹ của một người đàn bà. Số phận đã an bài, chị không dễ gì thay đổi được hoàn cảnh và phải chấp nhận số phận éo le của mình. Loan trong Sống mãi với cây xanh may mắn hơn Thai bởi trước khi chồng hy sinh, đã kịp để lại cho cô một đứa con. Loan đã kìm nén nỗi đau riêng để nuôi dạy đứa con trai khôn lớn và dành cho con tất cả tình yêu của một người mẹ, cũng là tình yêu của một người cha. Chiến tranh đã cướp Huân khỏi tay Loan nhưng suốt bao năm sống trong cảnh mẹ góa con côi, cô vẫn giữ trọn tình yêu thủy chung với chồng, chấp nhận cuộc sống cô đơn đến cuối đời và hy vọng vào một ngày mai tươi sáng, bình yên. Một trong những yếu tố quan trọng giúp cho những người phụ nữ vượt lên sự éo le của cuộc sống chính là chức năng thiên bẩm: thiên chức làm mẹ. Nguyễn Minh Châu viết về họ trong tư cách một người mẹ với một thái độ đầy ưu ái. Q y (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) đã nói lên điều thiêng liêng này thật trân trọng: “Tôi đã trông thấy, tất cả cái phần sâu thẳm như một thiên phú riêng của tâm hồn những người đàn bà chúng tôi: Đó là bản năng chăm lo, bảo vệ lấy sự sống của con người - do chính chúng tôi mang nặng đẻ đau sinh ra. Đó là tình thương người bẩm sinh của nữ tính - sợi dây thần kinh đặc biệt nhạy cảm của nữ giới chúng tôi” [2, tr.184]. Có thể nói, hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 luôn mang nét tính cách dịu dàng, nhưng ẩn chứa bên trong một khát khao sống mạnh mẽ và quyết liệt. Tất cả họ: Q y, Loan, Hạnh, Thai đều là những người đàn bà thủy chung, son sắc, tình yêu của họ chỉ dành riêng cho một người. Tuy cuộc đời họ trải qua những bi kịch, nhưng ở bất cứ hoàn cảnh nào, nỗi đau nào họ vẫn chọn cho mình một cách sống đẹp, đầy niềm tin và lạc quan vào cuộc sống. Họ là những người phụ nữ có sự chịu đựng, sự hi sinh đầy cảm phục. Chính sự nhẫn nhịn ấy làm đẹp thêm “thiên tính nữ” của những người phụ nữ với bản tính tốt đẹp không dễ gì bị thay đổi. Họ đã tự vươn lên thoát khỏi hoàn cảnh éo le của cuộc sống, luôn giữ trong mình đức hy sinh cao cả, lòng thủy chung và giàu lòng yêu thương con người. Qua những tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu đã khai thác tận c ng nội tâm nhân vật với những bi kịch số phận của mỗi người lính, mỗi người phụ nữ, để CÁI NHÌN NHÂN BẢN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VỀ HI N THỰC CHIẾN TRANH 68 từ đó nhìn thấy rất nhiều vấn đề nổi cộm, khẩn thiết mà trước đây văn học chưa nhìn thấy và chưa dám động chạm tới. Nhà văn cũng đã bộc lộ những nỗi day dứt về sự tha hóa biến chất của con người bởi chiến tranh. Chiến tranh có thể đem lại cho người lính những chiến thắng vinh quang nhưng nó cũng sẵn sàng lấy đi thiên lương và phẩm giá cao cả của những người không vững tâm trên con đường cách mạng mà họ đã chọn và chiến đấu vì nó. Phải chăng nhà văn đã ngộ ra rằng d là anh h ng thì vẫn là con người, mà đã là con người thì không thể không mắc sai lầm, không thể là thánh nhân. Bằng thái độ nhìn thẳng, nói thật, Nguyễn Minh Châu muốn nhấn mạnh sự suy thoái đạo đức của con người sẽ là mầm mống cho cái xấu, cái ác xuất hiện làm rối xã hội nếu như nó không bị lên án, không được tiêu diệt đến tận gốc rễ. K 1. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995 những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục. 2. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học. 3. Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa Học Xã Hội, H. 4. Nguyễn Văn Công (2011), Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, Luận văn thạc sĩ văn học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Đăng Điệp (2006), Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Trọng Hoàn (Giới thiệu và tuyển chọn) (2004), Nguyễn Minh Châu về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục. 7. Nhiều tác giả (2007), Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học. Ngày nhận bài: 20/9/2017 Biên tập xong: 15/10/2017 Duyệt đăng: 20/10/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_7426_2215054.pdf
Tài liệu liên quan