Sự tương đồng và khác biệt của các motif trong kiểu truyện dũng sĩ diệt yêu quái của người Việt và người Khmer Nam Bộ

Tài liệu Sự tương đồng và khác biệt của các motif trong kiểu truyện dũng sĩ diệt yêu quái của người Việt và người Khmer Nam Bộ: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 24 (49) - Thaùng 01/2017 129 Sự tương đồng và khác biệt của các motif trong kiểu truyện dũng sĩ diệt yêu quái của người Việt và người Khmer Nam Bộ Similarities and differences between motifs in the story type of “heroes and monsters” of Vietnamese and Khmer people in Southern Vietnam ThS. Đoàn Thị Nguyệt Trường THCS Văn Lang Doan Thi Nguyet, M.A. Van Lang High School Tóm tắt Type truyện dũng sĩ diệt yêu quái là một type truyện tương đối phổ biến trong hệ thống truyện cổ tích thần kỳ. Bài viết đặt vấn đề nghiên cứu so sánh type truyện dũng sĩ diệt yêu quái trong truyện cổ tích người Việt với truyện cổ tích Khmer để làm rõ những tương đồng của các motif, qua đó cho thấy các đặc điểm về văn hóa tộc người cũng như quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa được thể hiện qua truyện cổ dân gian. Từ khóa: type truyện dũng sĩ diệt yêu quái, truyện dân gian Khmer, motif người câm, motif tiếng đàn kỳ diệu. Abstract The...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tương đồng và khác biệt của các motif trong kiểu truyện dũng sĩ diệt yêu quái của người Việt và người Khmer Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 24 (49) - Thaùng 01/2017 129 Sự tương đồng và khác biệt của các motif trong kiểu truyện dũng sĩ diệt yêu quái của người Việt và người Khmer Nam Bộ Similarities and differences between motifs in the story type of “heroes and monsters” of Vietnamese and Khmer people in Southern Vietnam ThS. Đoàn Thị Nguyệt Trường THCS Văn Lang Doan Thi Nguyet, M.A. Van Lang High School Tóm tắt Type truyện dũng sĩ diệt yêu quái là một type truyện tương đối phổ biến trong hệ thống truyện cổ tích thần kỳ. Bài viết đặt vấn đề nghiên cứu so sánh type truyện dũng sĩ diệt yêu quái trong truyện cổ tích người Việt với truyện cổ tích Khmer để làm rõ những tương đồng của các motif, qua đó cho thấy các đặc điểm về văn hóa tộc người cũng như quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa được thể hiện qua truyện cổ dân gian. Từ khóa: type truyện dũng sĩ diệt yêu quái, truyện dân gian Khmer, motif người câm, motif tiếng đàn kỳ diệu. Abstract The story type of “heroes and monsters” is popular among classic fairy tales. This research paper will compare the “heroes and monsters” stories in Vietnamese and Khmer cultures to point out the similarities between motifs in those stories. Through folk tales, we can better understand cultural traits of each ethnic groups and the cultural exchanges between them. Keywords: heroes and monsters, Khmer folk tales, motif of dumb, motif of magical musical sound. 1. Tình hình tư liệu Trong truyện cổ tích người Việt chúng tôi khảo sát hơn 337 truyện (tính cả dị bản) trong hai cuốn I và II trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam do nhà xuất bản trẻ in năm 2015 của tác giả Nguyễn Đổng Chi và hơn 125 (tính cả dị bản) truyện và khảo sát Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 6 do GS.TS Nguyễn Xuân Kính chủ biên. Đối với truyện cổ tích thần kỳ người Khmer chúng tôi tiến hành khảo sát hơn 39 truyện (tính cả dị bản) trong Truyện dân gian Khmer, tập 1 do Huỳnh Ngọc Trảng sưu tầm và biên soạn và hơn 62 truyện (tính cả dị bản) trong Truyện dân gian Đồng bằng Sông Cửu Long của Khoa Ngữ văn trường Đại học Cần Thơ. Từ kết quả này, chúng tôi chọn ra các bản kể tiêu biểu để so sánh như sau: Tên type: Dũng sĩ diệt yêu quái người Việt Truyện tiêu biểu: Thạch Sanh, Ba chàng 130 thiện nghệ, Tiêu diệt mãng xà Vùng phân bố: Các miền Bắc, Trung, Nam. Tên type: Dũng sĩ diệt yêu quái người Khmer Truyện tiêu biểu: Châu Sanh - Châu Long, Hoàng tử Sâng - sên - lơ - chây, Pồ piêl diệt sấu khổng lồ Vùng phân bố: Chủ yếu ở miền Nam Sau khi khảo sát type truyện dũng sĩ diệt yêu quái truyện cổ tích thần kỳ của người Việt và người Khmer chúng tôi thấy các văn bản đều chứa các motif chính sau: Motif nguồn gốc xuất hiện của nhân vật dũng sĩ; motif diệt yêu quái; motif nhân vật phò trợ; motif kết hôn. Bảng khảo sát các motif của kiểu truyện Motif Người Việt Người Khmer Motif sự sinh nở và lớn lên thần kì X X Motif ăn khỏe X Motif kén rể X Motif diệt rắn ác X X Motif diệt cá sấu X Motif diệt cây dầu to X Motif diệt chim ác X X Motif đi xuống thuỷ cung X X Motif bị đánh lừa X X Motif người câm X X Motif tiếng đàn thần kì X X Motif chống chiến tranh xâm lược X Motif niêu cơm thần kì X Motif kết hôn, lên ngôi X X (trừ Bồ - Piêl diệt sấu khổng lồ) 2. Sự tương đồng trong các motif + Motif sự sinh nở và thần kì Khảo sát type truyện dũng sĩ diệt yêu quái của truyện cổ tích thần kì người Việt và truyện cổ tích thần kì người Khmer chúng tôi thấy xuất hiện motif này trong các bản kể: Thạch Sanh; Châu Sanh – Châu Long; Hoàng tử Sâng – Sên – Lờ – Chây. Thạch Sanh là Thái tử con trai Ngọc Hoàng được đầu thai xuống làm con của hai ông bà nghèo, già mà vẫn chưa có con. Vậy dũng sĩ xuất thân từ thần tiên, Chàng sẽ là cái phao cứu sinh cho mọi hiểm nguy, khó khăn của người dân. Châu Sanh – Châu Long, nhân vật dũng sĩ dù ăn bao nhiêu cũng không đủ nên mới dẫn đến tình cảnh bi thương là bố phải lừa dẫn con vào rừng để giết tránh nhìn thấy cảnh con mình phải chết dần, chết mòn vì đói. Hoàng tử Sâng – Sên – Lờ - Chây vừa mới sinh ra đã “cưỡi trên lưng con ốc thần, tay thì cầm kiếm”. Vừa là Hoàng tử lại xuất thân thần 131 kì, khác người hơn đời, phải chăng người Khmer mong ước sự phi thường ấy có thể tiêu diệt chằn tinh và thắng Long vương (thế giới thần linh không tốt trong truyện). Motif sự sinh nở và lớn lên thần kì đã trở thành motif quen thuộc trong văn học dân gian Việt Nam, đặc biệt là truyện cổ tích thần kì. Vì sinh nở thần kì cũng chính là dấu hiệu cho những điều phi thường ở nhân vật. Nhân vật sẽ không phải là người thường mà là do một thế lực thần kì, siêu nhiên đưa xuống để cứu nhân dân, để đem lại cho nhân dân nhiều điều may mắn. Đó cũng là một trong những đạo lí tư tưởng và quan niệm của con người do ảnh hưởng của đạo Phật. Trong quan niệm của dân tộc Khmer và người Việt đều cho rằng những người dũng sĩ, có sức mạnh phi thường thì nguồn gốc xuất thân của họ cũng phải khác thường, đưa lại những sức mạnh lớn là người anh hùng của nhân dân. + Motif diệt rắn ác Trong type truyện của hai dân tộc người Việt và người Khmer chúng ta đều thấy motif diệt rắn ác: Thạch Sanh; Tiêu diệt mãng xà; Châu Sanh – Châu Long; Hoàng tử Sâng – Sên – Lờ - Chây. Vậy là khảo sát 6 bản kể của cả hai dân tộc thì có 4 bản kể có motif diệt rắn ác chiếm 66,66%. Đối với người Việt: rắn, trăn, chằn, mãng xà đều cùng một họ chúng là những con vật nguy hiểm luôn là mối hiểm họa của con người, chúng giết người. Trong quan niệm của các dân tộc trên thế giới không riêng gì Việt thì nguy hiểm vì sợ nên chúng ta mới thờ cúng. Cũng bởi vậy mà nó cũng dần xuất hiện nhiều trong truyện cổ tích luôn đóng vai ác. Truyện Thạch Sanh chằn tinh xuất hiện đầu tiên nó phá hoại cuộc sống của người dân. Chính vì vậy mà dân chúng bắt đầu những cái lễ hiến tế, hiến tế bằng người sống. Và đương nhiên trong truyện này chúng ta thấy quan niệm về vật hiến tế cũng dần bị đổi tráo. Nếu như từ xưa đến nay vật hiến tế phải luôn là những cô gái xinh đẹp không những xinh đẹp mà còn phải là trinh nữ. Dần già việc đó được tráo đổi thành con trai. Người đàn ông sẵn sàng thay thế và thể hiện sức mạnh của chính mình trước những người phụ nữ yếu đuối. Tiêu diệt mãng xà mãng xà cũng là cách gọi của loài yêu quái họ chung với chằn (mãng xà hay vẫn còn gọi là thuồng luồng). Châu Sanh – Châu Long, chằn tinh một lần nữa xuất hiện. Cả người Việt lẫn người Khmer thì motif diệt chằn tinh đều có và nó cũng là một trong những đặc điểm chung của type truyện dũng sĩ diệt yêu quái khi chúng ta đi vào khảo sát và đối chiếu. Trăn, rắn lớn hay còn gọi là chằn nó sống trong những môi trường nhiệt đới nhiều rừng, lắm mưa nhiều nắng gần sông ngòi kênh rạch là chủ yếu. Mà lãnh thổ, địa bàn dân cư sinh sống của dân tộc Việt và dân tộc người Khmer đều là điều kiện ưu tú cho chúng nên việc hình ảnh chúng xuất hiện nhiều trong truyện cổ tích – là tấm gương phản chiếu cuộc sống và con người xã hội – thì đó cũng trở thành một lẻ đương nhiên. Hoàng tử Sâng – sên – lơ – chây, chằn tinh cũng xuất hiện, ngay cả truyện Vậy thì rõ ràng chúng ta thấy trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt và người Khmer hình ảnh chằn tinh xuất hiện nhiều nhất và đương nhiên hình ảnh dũng sĩ diệt chằn cũng xuất hiện bốn lần trong tổng số sáu bản mà chúng tôi khảo sát. Quay trở lại motif chằn tinh xuất hiện nhiều và là một loại yêu quái phổ biến xuất hiện ở cả hai dân tộc Khmer và người Việt. Chằn tinh là một trong những tên gọi 132 cho những con rắn hay là con trăn thành tinh theo quan niệm của người Việt cũng như người Khmer. Vì chúng là những con vật bản chất đã nguy hiểm nhưng khi thành tinh, thành quái nó còn nguy hiểm hơn rất nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và tính mạng của con người. Người dân vô cùng sợ hãi trước chúng nên phải thờ cúng, phải hiến tế để mong may mắn, bình an. Nhưng khi sự thờ cũng trở nên vô nghĩa và việc hiến tế những của ngon vật lạ đã không còn thỏa mãn chúng và thay vì thế vật hiến tế phải là con người, những con người thật. Chính vì vậy mà ước mơ người dũng sĩ tiêu diệt chắn tinh đã xuất hiện không chỉ trong giấc mơ mà trong cổ tích. + Motif diệt chim ác Chim ác đối với người Việt là chim đại bàng, motif diệt đại bàng đã trở thành motif phổ biến trong type truyện dũng sĩ diệt yêu quái. Nó xuất hiện ở hai (Thạch Sanh; Ba chàng thiện nghệ) trong 3 bản mà chúng tôi khảo sát truyện cổ tích thần kì người Việt “đại bàng tỉnh dậy. Thấy có người lạ, lại thấy mất công chúa hắn bừng bừng nổi giận xông ra toan giết Thạch Sanh. Thạch Sanh cũng giở phép mầu chống lại kịch liệt. Đại bàng đã bị thương sẵn nên chẳng mấy chốc mà chuốc lấy thất bại” [1, tr.754]. Chàng Thạch Sanh đã tiêu diệt đại bàng để cứu công chúa và thái tử con vua Thủy Tề nhờ cây cung và phép màu. Nói đến đại bàng đây là một loài chim dữ chuyên đi bắt nạt và ăn thịt những loài chim khác, nghe thấy tên nó trong quan niệm của người Việt đã là những điều không may là sự hung ác, đại diện cho nhiều điều xấu. Và khi nó biến thành tinh mang nhiều phép thuật nhưng chỉ biết làm hại con người thì lại là một tai họa khôn lường. Chính vì thế mà trong lúc này chàng dũng sĩ xuất hiện là một giấc mơ công lý diệt ác trừ gian là phép mầu của con người. Ngay cả cô gái con nhà họ Lê (Ba chàng thiện nghệ) trong thời điểm kén rể thì gặp tai họa bị chim đại bàng cắp tha đi mất, và tai họa này lại để cho ba chàng thiện nghệ tỏ rõ được tài năng của mình. Ba chàng đều cứu cô thoát khỏi chim đại bàng nhưng chỉ có anh chàng có tài lặn giỏi mới được cưới cô gái. Đương nhiên sự giải quyết của tác giả dân gian lại vô cùng hợp tình hợp lý và nó cũng hợp với truyền thống tục lệ của người dân Việt. Vì anh chàng thợ lặn đã ôm cô gái đã gần gủi thân thể mà chỉ có vợ chồng với nhau thì mới được gần gũi như vậy. Cách giải quyết hợp lý hợp tình đã làm thỏa mãn người đọc cũng như phù hợp với từng biến tấu của nhân vật. Motif diệt chim ác cũng là một trong những motif phổ biến của nhiều dân tộc trên thế giới. Đặc biệt đối với người Việt và người Khmer đều là những dân tộc có nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, hình ảnh con chim đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người, có chim hiền và chim dữ, có chim vừa hiền vừa dữ. Những con chim hiền luôn mang lại những điều tốt những điều may mắn cho người nông dân. Còn những con chim ác thì lại trở thành mối nguy hại của họ. Nếu người Việt xem đại bàng là chim dữ là yêu quái cần phải tiêu diệt thì người Khmer lại có một loài chim đó là chim Ma – ha kờ - ruốt. Trong truyện Châu Sanh – Châu Long hình ảnh “Châu Sanh lần vào hang Châu Sanh nhận ra chỗ chim đứng, liền vung búa chém tới. Chim Ma – ha kờ - ruốt bị vỡ đầu mà chết. Châu Sanh cất tiếng gọi công chúađặt công chúa vào gióng, giật dây ra hiệu cho Châu Thông kéo lên” [7, tr.117]. Trong truyện trên motif tiêu diệt chim ác được tiếp biến và thay đổi khác motif 133 diệt đại bàng trong truyện Thạch Sanh của người Việt đó cũng chính là những đổi khác của nền văn hóa ăn sâu trong quan niệm khác nhau của mỗi dân tộc. + Motif đi xuống thuỷ cung Motif này chúng ta đều bắt gặp ở cả hai dân tộc người Việt và người Khmer. Chàng Thạch Sanh đi xuống thuỷ cung mới được thưởng cho mình cây đàn thần. Chàng Châu Sanh cũng xuống thuỷ cung mới được tặng cây đàn ngọc nhờ cây đàn hai chàng đã chữa được bệnh câm cho công chúa. Cây đàn của chàng Thạch Sanh là chữa bệnh, đánh đuổi quân thù.Cứu thái tử > được mời xuống thuỷ cung > giải oan > giải sầu > chữa bệnh câm > đánh đuổi quân thù. Cây đàn của chàng Châu Sanh là chữa bệnh là giải sầu. Cứu Thái tử > được mời xuống thuỷ cung > được tặng đàn ngọc > giải sầu > giải oan cho mình và chữa bệnh câm cho công chúa. Hoàng tử Sâng – Sên – Lờ - Chây cũng xuống thuỷ cung nhưng lại đi cứu người. Con gái cô bị bắt > xuống thuỷ cung > đánh cờ thi tài > đánh thắng > Long vương không chấp nhận > cướp công chúa trở về (sự giúp đỡ của ốc thần). Vậy rõ ràng đối với người Việt thì không gian sống của họ không chỉ trên rừng, trên rừng với những hiểm nguy khó khăn (đầy rẫy yêu quái) thì dưới nước đối với họ an toàn hơn và có nhiều sản vật hơn đúng như (biển bạc) với nhiều báu vật ở đó cũng chính bởi vậy mà chuyện cổ tích Cây khế cũng đã cho chúng ta thấy được muốn lấy vàng bạc châu báu thì chỉ có ở biển khơi. Biển với họ an toàn hơn ở rừng. Tiếng đàn Thạch Sanh đã trở thành tiếng đàn minh oan cho chính chàng, tính đàn chữa bệnh và cả tiếng đàn đánh tan quân thù. Nhưng đối với người Khmer thì dù là rừng hay là biển với họ vẫn có nhiều hiểm nguy, dù ở thuỷ cung cho họ báu vật những đến truyện Hoàng tử Sâng – Sên – Lờ – Chây thì thuỷ cung lại là nơi con người bị đánh lừa, Long vương đã trở thành một người phản bội, thất tín. + Motif bị đánh lừa Motif đánh lừa là một trong những motif phổ biến trong truyện kể dân gian thế giới, bị đánh lừa, mà người bị đánh lừa chính là nhân vật chính, dẫn đến nhân vật phải rơi vào tai hoạ, lúc này thế lực thần kì sẽ xuất hiện, ra tay cứu trợ, cuối cùng nhân vật chính vẫn dành được chiến thắng để thực hiện đúng chức năng của mình. Ở motif này chúng ta cũng bắt gặp ở cả hai dân tộc người Việt và người Khmer. Thạch Sanh bị Lý Thông lừa phải đi nộp mạng thay mình, nhưng cuối cùng chàng lại giết được chằn tinh, lúc này Thạch Sanh lại bị lừa lần hai và bị cướp công, lần ba cũng bị lừa và bị nhốt dưới hang tối, nhưng vì bị nhốt nên cứu được Thái tử con vua Thuỷ Tề mới được nhận đàn thần và quay lại tự giải oan cho chính mình. Châu Sanh không những bị Châu Long lừa mà bị chính người cha nuôi lừa vào rừng và định giết vì không muốn con mình chết dần, chết mòn, vì không đủ sức nuôi con. Nhưng chính những lúc bị lừa chàng lại có cơ hội chứng minh sức mạnh của mình, Có cơ hội để thể hiện tài năng của mình. Hoàng tử Sâng – Sên – Lờ - Chây cũng bị chính Long vương lừa không thực hiện lời hứa. Vậy có thể nói motif bị đánh lừa đều xuất hiện như là một thách thức đặt ra cho chính nhân vật, cũng là cơ hội giúp nhân vật thể hiện tài năng của mình. + Motif người câm Motif người câm là motif quen thuộc trong truyện kể dân gian. Motif này cũng 134 xuất hiện trong type truyện dũng sĩ diệt yêu quái của người Việt và người Khmer. Ở người Việt và người Khmer đều xuất hiện hình ảnh người câm đó là công chúa, sau khi được chàng dũng sĩ cứu thì bị người khác cướp công. Vậy hình ảnh không thể nói được cho dù bị oan ức cũng như là nỗi lòng của con người trong giai đoạn thời bấy giờ, dù có biết rõ mọi sự việc nhưng cũng không giám nói ra, cũng như không thể nói ra, vì quá uất ức cho nên bị câm, cũng như vì câm nên không nói được. Trong thời điểm đó thì chàng dũng sĩ phải tự mình lo liệu và vượt qua được thử thách của chính mình để quay lại cứu chữa bệnh cho nàng. + Motif tiếng đàn thần kì Motif tiếng đàn thần kì trở thành motif quen thuộc trong truyện kể dân gian. Motif này chúng ta cũng đều bắt gặp ở type dũng sĩ diệt yêu quái của người Việt và người Khmer (Thạch Sanh và Châu Sanh – Châu Long) Tiếng đàn thần kì, âm thanh của tiếng đàn chính là âm thanh của sự sống, âm thanh chữa được bệnh tật, chữa được bệnh câm cho công chúa, giải oan cho chính mình và còn đánh tan quân giặc (đối với truyện người Việt). Nhờ cây đàn thần mà vua Thủy tề tặng, chàng đã làm cho bọn giặc không còn có ý chí chiến đấu nữa. Tiếng đàn thần đã biến lòng thù hận ra lòng nhân ái, biến thù thành bạn. Nhờ vậy, tiếng đàn thần đã làm cho giặc rút quân về nước mà không phải đụng đến binh đao. Âm thanh của tiếng đàn đã trở thành âm thanh của hoà bình, âm thanh của chiến thắng mà con người không đúng đến đau thương. Âm thanh cũng có thể giải oan cho chính mình, cũng có thể chữa bệnh cho người khác mà tiếng đàn này chỉ có Thạch Sanh (người Việt) và chàng Châu Sanh (người Khmer) mới có thể đánh lên. + Motif kết hôn và lên ngôi Sự kết hôn với người con gái đẹp chính là phần thưởng xứng đáng nhất đối với chàng dũng sĩ. Nó cũng như là một sự trả ơn. Cô gái xinh đẹp được chàng trai cứu thoát khỏi yêu quái đã lấy thân mình đền ơn. Motif kết hôn, chàng dũng sĩ trài năng phi thường lấy cô gái xinh đẹp, ngoan hiền, thông mình và cũng thường là con gái nhà giàu hoặc là công chúa hơn người điều đó trở thành giấc mơ lý tưởng của con người về những cặp đôi trai tài gái sắc cũng là motif khá phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam. Chàng dũng sĩ tiêu diệt mãng xà để cứu công chúa, chàng trai nghèo làm nghề đốn củi tiêu diệt đại bàng để cứu công chúa, ba chàng thiện nghệ cứu cô gái đẹp. Type truyện dũng sĩ diệt yêu quái của người Khmer cũng tương tự với những motif như là type truyện dũng sĩ diệt yêu quái của người Việt cũng là cứu công chúa, cô gái xinh đẹp như là Hoàng tử Sâng – sên – lơ – chây hay chàng Châu Sanh nhưng đến Pồ Piêl diệt sấu khổng lồ thì người cứu ở đây không còn là một cô gái xinh đẹp mà là sự an nguy của cả dân làng vậy ở truyện này không còn tồn tại motif kết hôn. Vậy phần thưởng của chàng dũng sĩ Pồ Piêl là gì? Chính là lòng yêu mến sự kính trọng của mọi người dành cho anh. Vậy phải chăng đối với chàng dũng sĩ này khi xuất hiện trong quan niệm của người dân Khmer không còn tồn tại sự trả ơn bằng việc cưới cô gái xinh đẹp nữa mà cao hơn cả là tinh thần nhân đạo là nghĩa cử cao đẹp giữa con người với nhau. Type và motif truyện dân gian có mối quan hệ chặt chẽ từ trước đến nay các nhà nghiên cứu văn học dân gian đã dùng nó cùng với các thuật ngữ khác như là đề tài, cốt truyện, tình tiết, chi tiết. Nhưng ở đề tài 135 này chúng tôi chỉ khảo sát cốt truyện (thuộc type) và nhân vật (thuộc motif). Bởi vì những motif giống nhau tạo thành những cốt truyện giống nhau và nó cũng xây dựng nên nhân vật giống nhau. Qua khảo sát type truyện dũng sĩ diệt yêu quái của người Việt và người Khmer, phân tích một số type và motif chúng ta thấy rõ sự tương đồng về nhân vật. Là một loại hình văn xuôi truyền miệng, truyện cổ tích có những nét đặc trưng riêng về cách xây dựng nhân vật và đương nhiên dẫu ngôn ngữ và văn hóa khác nhau nhưng tác phẩm truyện dân gian vẫn luôn khác về cách hình thành hình tượng nhân vật. Nhân vật dũng sĩ cũng chính là nhân vật chính của truyện. Nhân vật này cũng thường xuất hiện ngay từ đầu truyện, đi kèm với việc giới thiệu nhân vật dũng sĩ chính là motif sự ra đời thần kì. Dũng sĩ là con của Ngọc Hoàng, Thái tử được đầu thai xuống hạ dưới làm con của một gia đình nông dân nghèo không có con nhưng ăn ở hiền từ phúc đức như chuyện Thạch Sanh “Ngày xưa ở Quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có conNgọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con” [1, tr.751]. Dũng sĩ còn là những chàng trai có sức mạnh phi thường Ba anh chàng thiện nghệ “Một chàng tự xưng bắn giỏi, có thể bắn trúng bất cứ vật gì dù khó khăn đến đâu, dù ở xa bao nhiêu. Một chàng tự xưng lặn giỏi có thể sống dưới nước hàng tuần, có thể tìm thấy những vật nhỏ bé ở dưới đại dương. Còn chàng thứ ba tự xưng là thầy thuốc lành nghề, có thể cải tử hoàn sinh bất kì một con bệnh nào, kể cả những con bệnh mới tắt thở” [1, tr.85]. Là ba chàng thiện nghệ. Chàng trai tiêu diệt mãng xà, hay là chàng Châu Sanh, hoàng tử Sâng – sên – lờ - chây, chàng Bồ piêl với sức mạnh phi thường. Tất cả những chàng dũng sĩ ấy là hình tượng nhân vật mà nhân dân ta đã gửi gắm về ước mơ một thế giới bình an không khó khăn, nguy hiểm đó cũng chính là một trong những nhận thức tư tưởng và ý thức của những con người. Ngay cả hệ thống những nhân vật là yêu quái cũng có sự gặp gỡ giữa hai dân tộc như chim ác, chằn tinh và đương niên nhân vật được cứu là cô gái xinh đẹp là nàng công chúa. Khi đi vào đối chiếu so sánh thì chúng tôi nhận rõ truyện Thạch Sanh sẽ là truyện chính mà chúng tôi khảo sát và làm hệ quy chiếu soi rọi để tìm ra kiểu truyện dũng sĩ diệt yêu quái. Sau quá trình khảo sát và nghiên cứu thì rõ ràng cấu trúc truyện luôn đi theo những trình tự và có sự xuất hiện của những tình tiết như sau: (1) Dũng sĩ (2) Tiêu diệt yêu quái (3) Gặp khó khăn và được trợ giúp bởi vật thần kì (4) Cứu công chúa (cứu người mà thường vẫn là người đẹp) (5) Kết hôn lên ngôi (hạnh phúc mĩ mãn) Từ đó chúng tôi nhận thấy motif làm cho truyện giống nhau thì cũng làm cho truyện trở nên khác biệt. Những truyện có sự thay đổi về nội dung tình tiết dẫn đến sự thay đổi bản chất của cốt truyện. Một số tình tiết thay đổi như: truyện Thạch Sanh chỉ có tiêu diệt đại bàng, chằn tinh, hồ tinh qua Châu Sanh – Châu Long có sự xuất hiện của cá sấu, chim Ma – ha kờ - ruốt. 3. Một số motif khác biệt Ngoài sự tương đồng của các motif thì chúng ta cũng phải bàn đến những motif khác biệt để góp phần tạo nên cái riêng trong văn hóa bản sắc của mỗi dân tộc. Ở type truyện dũng sĩ diệt yêu quái của người Việt chúng ta bắt gặp 3 motif riêng: motif chống chiến tranh xâm lược, motif niêu 136 cơm thần kì. Còn với type truyện dũng sĩ diệt yêu quái của người Khmer chúng ta lại bắt gặp 2 motif khác biệt là: motif ăn khỏe, motif diệt cá sấu và motif diệt cây dầu to. + Motif chống chiến tranh xâm lược Motif chống chiến tranh xâm lược là motif phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam. Nếu như dân tộc Khmer nói về người anh hùng đi mở cõi như chàng Bồ - Piêl diệt sấu khổng lồ bảo vệ dân làng. Thì người anh hùng của dân tộc Việt Nam lại là người chống giặc ngoại xâm. Đất nước Việt Nam thời gian hòa bình ít hơn thời gian mà chúng ta trãi qua chiến tranh. Bởi vậy mà trong văn học dân gian lịch sử dựng nước cũng chính là thử thách vô cùng quan trọng mà các vị vua muốn thử thách càng chàng rể của mình. Đó cũng chính là cửa ải cuối cùng để họ sẵn sàng trao gửi đứa con gái yêu quý và trọng trách cai quản đất nước. Chúng ta tìm thấy motif chống chiến tranh xâm lược trong truyện Thạch Sanh. Sau khi chàng trải qua những thử thách cam go giết chằn tinh, bắn đại bàng, cứu công chúa thì nhiệm vụ cuối cùng đó chính là đánh tan quân 18 nước chư hầu. Giành lại hòa bình cho dân tộc. + Motif niêu cơm thần kì Đối với người dân Việt Nam, cây lúa là lương thực chính trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Nên từ xa xưa hình ảnh niêu cơm, niêu cơm chống đói đã trở thành hình ảnh vô cùng quen thuộc đối với họ. Ngay cả tục ngữ ca dao cũng đề cập đến rất nhiều: “Ai ơi bưng bát cơm đầy - Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” (Ca dao), “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” (Tục ngữ) Cho nên hình ảnh chiếc niêu cơm không có gì xa lạ mà vô cùng gần gũi nó thể hiện sự ấm no của cuộc sống nhân dân. Motif này chúng ta tìm được trong bản kể Thạch Sanh. Thật kì lạ nhờ chiếc niêu cơm thần kì mà bao nhiêu người ăn cũng không thể hết được, quân giặc đành chấp nhận thua cuộc. Quân 18 nước chư hầu đã đến đánh chiếm, Thạch Sanh là người thắng, đáng lẻ phải dùng hình thức xử phạt. Nhưng ở đây chúng ta lại thấy hình ảnh của lòng nhân hậu, hướng thiện, cho quân giặc ăn đủ sức để quay về. Đó cũng chính là bát cơm nghĩa tình, hạt gạo mong ước sự hòa bình. Dùng nhân nghĩa để hóa giải chiến tranh. + Motif ăn khỏe Sau quá trình khảo sát chúng ta thấy xuất hiện motif ăn khỏe trong bản kể Châu Sanh – Châu Long. Vì Châu Sanh ăn quá khỏe bao nhiêu cũng không hề đủ. Người cha đã cảm thấy bất lực vì không đủ sức để nuôi con nên cố tình mang con vào rừng để giết vì không muốn nhìn thấy con chết dần chết mòn. Vậy thì ở đây hình ảnh ăn khỏe không con là ăn để đi đánh giặc như chàng Thánh Gióng mà là việc ăn khỏe đã trở thành một bi kịch khiến cho cha muốn giết con. Nhưng cũng nhờ có sức mạnh phi thường mà người con không những trở về bình an mà còn vác cả cây dầu to về là một sự ngạc nhiên đối với người cha. + Motif diệt cá sấu Đối với dân tộc Khmer, một dân tộc địa hình chủ yếu là kênh, rạch sống chung với nước, nghề đánh bắt là chủ yếu. Nên hình ảnh những con cá sấu gần như trở nên quen thuộc. Họ vô cùng sợ cá sấu nhưng cũng bởi nỗi sợ ấy mà họ lại thờ nó. Motif diệt cá sấu đã vô cùng quen thuộc. Chúng ta khảo sát và tìm thấy trong bản kể Bồ - Piêl diệt sấu khổng lồ. Cá sấu con vật linh thiêng nhưng cũng vô cùng kinh khủng, nó ăn thịt người và giết chết con người trong chớp mắt. Cho nên khi phát hiện con cá sấu mà em mình từng nuôi đã đi làm hại con người, thì bằng sức mạnh 137 của mình chàng đã biến thành con cá sấu khổng lồ và tiêu diệt nó. + Motif diệt cây dầu to Mỗi dân tộc đều có những loài cây, loài hoa mang biểu tượng riêng và gần gũi bên cạnh họ. Nếu như người Việt Nam chúng ta có cây đa khổng lồ, cây gạo thành tinh thì người Khmer họ lại có cây dầu to. Motif diệt cây dầu to trong truyện Châu Sanh – Châu Long, cây dầu như là nhưng loài cây gần gũi thân thiết trong những phum, sóc chính vì vậy khi những hình ảnh ấy vào trong văn học dân gian nếu nó hiền từ thì gọi là thần. Nhưng vì lâu năm quá thì cây dầu khổng lồ cũng hóa thành tinh và có sức mạnh riêng. Và đương nhiên trong quan niệm của họ thì chỉ có những người có sức mạnh hơn người thì mới có thể tiêu diệt được nó. 4. Kết luận Nghiên cứu so sánh trong foklore nói chung và truyện cổ tích của các dân tộc nói riêng là hướng nghiên cứu phổ biến, hứa hẹn mang lại nhiều giá trị và sự hiểu biết lẫn nhau về văn hoá, văn học. Đã có những tương đồng và dị biệt trong type truyện dũng sĩ diệt yêu quái của người Việt và người Khmer. Nếu sự tương đồng về mặt nội dung, tư tưởng, kết cấu đã phản ánh những vấn đề cơ bản có tính loại hình của truyện cổ tích thì những khác biệt về motif, về không gian, nhân vật lại bị chi phối bởi yếu tố văn hóa tộc người. Điều này khẳng định truyện cổ tích không chỉ là sản phẩm hoàn toàn của niềm mơ ước mà truyện cổ tích còn là bức tranh hiện thực mang đậm bản sắc văn hoá vùng miền, dân tộc. Truyện cổ tích đi qua những không gian và thời gian khác nhau sẽ được bồi đắp những lớp văn hoá lịch sử. Việc tìm hiểu, phân tích các motif của hai type truyện, chúng tôi đã chỉ ra những căn rễ văn hóa lịch sử đó. Có thể nhận thấy dấu ấn văn hoá Phật giáo khá đậm nét trong type truyện của người Khmer. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Xuân Kính, (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt, (tập 6), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. 2. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, Nxb Khoa học Xã hội, H. 3. Nguyễn Thị Bích Hà (1996), Truyện Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sỹ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. 4. Phạm Tiết Khánh (2007), Khảo sát truyện cổ dân gian Khmer ở Nam bộ (Qua Thần thoại, Truyền thuyết và Cổ tích), Luận án Tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội. 5. Tăng Kim Ngân (1994), Truyện cổ tích thần kỳ người Việt - Đặc điểm cấu tạo cốt truyện, Nxb Khoa học Xã hội, H. 6. Huỳnh Ngọc Trảng (1983), Truyện dân gian Khmer, (2 tập), Nxb Văn hóa nghệ thuật Cửu Long. 7. Huỳnh Ngọc Trảng (2002), Truyện dân gian Khmer, (tập 1), Nxb TH Đồng Nai. Ngày nhận bài: 13/10/2016 Biên tập xong: 15/01/2017 Duyệt đăng: 20/01/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf143_2855_2215195.pdf
Tài liệu liên quan