Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán thận âm hư theo y học cổ truyền

Tài liệu Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán thận âm hư theo y học cổ truyền: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học 37 BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN THẬN ÂM HƯ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN Vũ Thị Ly Na*, Trần Hoàng* TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Nền y học cổ truyền (YHCT) đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, tuy nhiên, việc chứng minh tính hiệu quả của phương pháp khám và điều trị theo YHCT vẫn còn gặp nhiều khó khăn, một phần là do hạn chế trong các công cụ đo lường khách quan. Do đó, việc xây dựng được các tiêu chẩn chẩn đoán khách quan cho các bệnh cảnh lâm sàng của YHCT là một nhiệm vụ quan trọng mà Tổ chức y tế thế giới đã đặt ra cho ngành. Nghiên cứu nhằm bước đầu xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cảnh Thận âm hư- một trong những bệnh cảnh YHCT thường gặp trên lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trong 2 năm, gồm 5 bước: Bước 1: Định nghĩa các triệu chứng Thận âm hư của YHCT. Bước 2: Chuẩn hóa các định nghĩa triệu chứng bởi 10 chuyên gia YHCT. Bước 3: Khả...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán thận âm hư theo y học cổ truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học 37 BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN THẬN ÂM HƯ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN Vũ Thị Ly Na*, Trần Hoàng* TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Nền y học cổ truyền (YHCT) đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, tuy nhiên, việc chứng minh tính hiệu quả của phương pháp khám và điều trị theo YHCT vẫn còn gặp nhiều khó khăn, một phần là do hạn chế trong các công cụ đo lường khách quan. Do đó, việc xây dựng được các tiêu chẩn chẩn đoán khách quan cho các bệnh cảnh lâm sàng của YHCT là một nhiệm vụ quan trọng mà Tổ chức y tế thế giới đã đặt ra cho ngành. Nghiên cứu nhằm bước đầu xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cảnh Thận âm hư- một trong những bệnh cảnh YHCT thường gặp trên lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trong 2 năm, gồm 5 bước: Bước 1: Định nghĩa các triệu chứng Thận âm hư của YHCT. Bước 2: Chuẩn hóa các định nghĩa triệu chứng bởi 10 chuyên gia YHCT. Bước 3: Khảo sát các triệu chứng Thận âm hư lâm sàng dựa trên bảng phỏng vấn. Bước 4: Thống kê đánh giá tần suất xuất hiện các triệu chứng của bệnh cảnh Thận âm hư. Bước 5: Xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán Thận âm hư theo YHCT bằng cách xác định ngưỡng thấp nhất có giá trị để chẩn đoán Thận âm hư theo kết quả khảo sát trên lâm sàng. Kết quả: Đề tài đã định nghĩa được 23 triệu chứng của bệnh cảnh Thận âm hư chia thành 3 nhóm: nhóm triệu chứng do thiếu nuôi dưỡng của tạng Thận (nhóm 1- 11 triệu chứng), triệu chứng hư nhiệt (nhóm 2- 5 triệu chứng), và nhóm triệu chứng tổn hao tân dịch (nhóm 3- 7 triệu chứng), được sự đồng thuận cao từ các chuyên gia YHCT. Khảo sát trên 106 bệnh nhân, sử dụng 5 công cụ để đo lường triệu chứng bao gồm: bảng màu sắc nước tiểu, bảng màu sắc chất lưỡi, bảng màu sắc rêu lưỡi, bảng ước lượng thể tích tinh dịch, và bảng ước lượng thể tích kinh trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Nhóm triệu chứng do thiếu nuôi dưỡng của tạng Thận và triệu chứng tổn hao tân dịch chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu: đau khớp (82,08%), nước tiểu vàng (75,47%), kinh nguyệt ít/mãn kinh ở nữ (96,20%). Đề tài gợi ý Tiêu chuẩn chẩn đoán Thận âm hư gồm 01 triệu chứng nhóm 01 + 01 triệu chứng nhóm 3, hoặc 02 triệu chứng nhóm 1. Kết luận: Chẩn đoán Thận âm hư HOẶC khi bệnh nhân có 01 triệu chứng Thận thiếu nuôi dưỡng (Tiểu đêm, Đau khớp, Ù tai, Người gầy, Răng lung lay, Nóng trong xương, Hoa mắt chóng mặt, Tóc bạc, Di mộng tinh, Tinh ít, Kinh ít / Vô kinh) kèm 01 triệu chứng tổn hao tân dịch (Khát, Nước tiểu vàng, Cầu bón, Lưỡi đỏ, Rêu vàng, Mạch nhỏ, Mạch nhanh) HOẶC khi có 02 triệu chứng Thận thiếu nuôi dưỡng. Từ khóa: Thận âm hư, tiêu chuẩn chẩn đoán, Thận thiếu nuôi dưỡng, hư nhiệt, tổn hao tân dịch. ABSTRACT PRIMARILY DEFININGDIAGNOSTIC CRITERIA FOR KIDNEY- YIN DEFICIENCY SYNDROME IN TRADITIONAL MEDICINE Vu Thi Ly Na, Tran Hoang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 6 - 2016: 37 - 43 Background and objectives: Traditional medicine has been used worldwide, but its efficiency is still controversial, partly because of lacking objective measurements to define signs, symptoms, and clinical syndromes. For this reason, defining diagnostic criteria for clinical syndromes of traditional medicine is an * Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS.BS. Vũ Thị Ly Na ĐT: 01998381661 Email: bslyna.vn@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 38 important task, which World Health Organization set for this branch of medicine. This research aims to definite primarily diagnostic criteria for Kidney- Yin deficiency syndrome, one of the most popular clinical syndromes, in traditional medicine. Method: This is a 2-year-research, consisting of 5 stages: Stage 1: Defining signs and symptoms of Kidney- Yin deficiency syndrome. Stage 2: Standardise definitions by 10 traditional medicine specialists. Stage 3: Investigate signs and symptoms of Kidney- Yin deficiency syndrome in clinical, based on questionnaire. Stage 4: Evaluate statistically rate of signs and symptoms of Kidney- Yin deficiency syndrome. Stage 5: Definie diagnostic criteria for Kidney- Yin deficiency syndrome by minimal threshold to diagnose this syndrome following the result of this clinical investigation. Results: The research definite 23 signs and symptoms of Kidney- Yin deficiency syndrome, divides them into 3 subgroups: insufficient nutrition of Kidney subgroup (1st subgroup, including 11 signs and symptoms), Fire- deficiency subgroup (2nd subgroup, including 5 signs and symptoms), and Water-deficiency subgroup (3rd subgroup, including7 signs and symptoms). These definitions are approved highly by traditional medicine specialists. The research investigated 106 patients, used 5 measurements: urine’s color chart, tongue’s color chart, tongue coating‘s color chart, seminal fluid volume chart, menstrual volume chart. As a result, the most common signs and symptoms of 1st and 3rd subgroups are joint pain (82.08%), dark yellow urine (75.47%), hypo menorrhea /menopause (96.20%). The research recommends diagnosing Kidney- Yin deficiency syndrome when there are 01 signs or symptoms of 1st subgroup plus 01 signs or symptoms of 3rd subgroup, OR there are 02 signs and symptoms of 1st subgroup. Conclusion: Kidney- inefficiency syndrome should be diagnosed when there are 01 signs or symptoms of nutrional deficiency of Kidney (night urination, joint pain, tinnitus, skinny shape, loosing teeth, steaming bone, dizziness, turning white-hair, ejaculation dysfunction, decreasing seminal fluid volume, decreasing menstrual volume/menopause) PLUS 01 signs or symptoms of Water-deficiency (thirsty, darken yellow urine, constipation, red tongue, yellow tongue coating, thread pulse, rapid pulse; OR when there are 02 signs and symptoms of nutritional deficiency of Kidney. Key words: Kidney- inefficiency syndrome, diagnostic criteria, nutritional deficiency of Kidney, Fire- deficiency, Water- deficiency. ĐẶT VẤN ĐỀ Y học cổ truyền (YHCT) đã và đang được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, tuy nhiên, ngành YHCT hiện nay vẫn còn phải đương đầu với nhiều khó khăn trong việc chứng minh giá trị của mình và một trong những hạn chế lớn nhất là xây dựng được tiêu chuẩn chẩn đoán khách quan cho các bệnh cảnh lâm sàng. Bệnh lý tạng Thận, đặc biệt là bệnh lý Thận âm hư là 1 bệnh cảnh lâm sàng thường gặp trong thực hành YHCT. Các y văn về YHCT đến nay chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê các triệu chứng mà chưa trình bày rõ ngưỡng chẩn đoán bệnh lý(1,3,4,5). Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm bước đầu tìm kiếm tiêu chuẩn chẩn đoán Thận âm hư theo Y học cổ truyền. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân (BN) đến khám tại Cơ sở 3- Bệnh viện Đại học Y dược tp.HCM và Bệnh viện Y học cổ truyền Tp. Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ Tháng 4/2013 đến Tháng 01/2014 đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành theo 5 bước: BƯỚC 1: Định nghĩa các triệu chứng Thận âm hư của Y học cổ truyền, cụ thể: BƯỚC 2: Tham khảo ý kiến, chuẩn hóa các Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học 39 định nghĩa triệu chứng bởi 10 chuyên gia về Y học cổ truyền. BƯỚC 3: Tiến hành khảo sát các triệu chứng Thận âm hư lâm sàng dựa trên bảng phỏng vấn, cụ thể: Xây dựng bảng phỏng vấn các triệu chứng Thận âm hư dựa trên các định nghĩa đã được chuẩn hóa. Sử dụng các công cụ đo lường màu sắc (chất lưỡi, rêu lưỡi, nước tiểu) và số lượng (tinh dịch, kinh nguyệt) để khách quan hóa các triệu chứng. Nước tiểu nhạt màu A 1 mL Nước tiểu vàng trong B 2 mL Nước tiểu sậm màu C 3 mL D 4 mL E 5mL Hình 1.Bảng đo lường màu sắc nước tiểu Hình 2.Bảng đo lường thể tích máu trong chu kỳ kinh Hình 3. Dụng cụ đo lường thể tích tinh dịch Hình 4. Dụng cụ đo lường màu sắc chất lưỡi Hình 5. Dụng cụ đo lường màu sắc rêu lưỡi BƯỚC 4: Các thông tin được thống kê lại đánh giá tần suất xuất hiện các triệu chứng của bệnh cảnh Thận âm hư. BƯỚC 5: Xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán Thận âm hư theo Y học cổ truyền bằng cách xác định ngưỡng thấp nhất có giá trị để chẩn đoán Thận âm hư theo kết quả khảo sát trên lâm sàng. Các biến số khảo sát 23 biến số, thuộc 3 nhóm triệu chứng Nhóm 1. Triệu chứng do thiếu nuôi dưỡng của Thận Nhóm 2. Triệu chứng hư nhiệt Nhóm 3. Triệu chứng tổn hao tân dịch Đau khớp Tóc bạc Nóng trong người Khát Răng lung lay/ rụng Kinh nguyệt ít/mãn kinh Triều nhiệt Táo bón Ù tai Tiểu đêm Ra mồ hôi trộm Tiểu vàng Hoa mắt chóng mặt Gầy/ sụt cân Hồi hộp Lưỡi đỏ Cốt chưng nhiệt Di mộng tinh Hay quên Rêu vàng Tinh ít Mạch sác Mạch tế Tiêu chí chọn chuyên gia YHCT Tiến sĩ, Thạc sĩ, BSCK1, BSCK2 chuyên ngành YHCT có kinh nghiệm công tác ≥5 năm trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh theo Y học cổ truyền. Tiêu chí chọn y văn Y HỌC CỔ TRUYỀN: Các tác phẩm kinh điển trong nền YHCT Việt Nam và thế giới Nội kinh Tố Vấn Nội kinh Linh khu Nạn kinh Hải thượng Y tôn tâm lĩnh Sách giáo khoa của Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Y Hà Nội, Học viện Trung y Nam kinh. Nguyễn Thị Bay (2007), Bệnh học và điều trị Nội khoa, NXB Y học Hà Nội. Trần Thúy và cs (2005), Bài giảng y học cổ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 40 truyền tập II, NXB Y học. Nguyễn Trung Hòa dịch, Trung y học khái luận, NXB Thanh Hóa. Sách của các tác giả là các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân chuyên ngành Y học cổ truyền Hoàng Bảo Châu (1997), Nội khoa YHCT, NXB Y học Hà Nội. Trần Văn Kỳ, Cẩm nang chẩn đoán và điều trị Nội khoa Đông y. Y HỌC HIỆN ĐẠI: tác giả là các chuyên gia ( Giáo sư, Tiến sĩ hoặc tương đương) về một lĩnh vực trong Y học. Nguyên lý nội khoa Harrison, 18th . Thư viện Y học quốc gia của Mỹ Mô tả triệu chứng Thận âm hư của YHCT Bảng 1. Bảng mô tả triệu chứng Thận âm hư của YHCT Triệu chứng Định nghĩa Tiêu chuẩn loại trừ Tiểu đêm Bệnh nhân đang ngủ phải thức dậy đi tiểu (6) Uống nhiều nước vào buổi tối, hay sử dụng các chất kích thích (café, trà) Có nhiễm trùng tiểu Đau khớp Bệnh khởi phát từ từ VÀ Các khớp (thường là vùng thắt lưng và gối) ê mỏi khó chịu, liên miên, lao động mệt thì ê mỏi tăng, nghỉ ngơi thì đỡ, nghỉ ngơi lâu vận động lại lại đau nhiều (1,2,4) Khởi phát đột ngột VÀ < 2 tuần. Ù tai Bệnh nhân nghe không rõ HOẶC Âm thanh lạ trong tai, xuất hiện từng cơn hay liên tục VÀ Bệnh khởi phát từ từ (2) Có chảy dịch tai Khởi phát đột ngột. Xuất hiện < 3 lần/ tuần Người gầy BMI <18.5 HOẶC BN sụt cân không chủ ý (mất đi 5-10% cân nặng trong 1-12 tháng )(2) Răng lung lay/ rụng 1. Răng sờ thấy lung lay hoặc 2. Rụng tự nhiên Răng rụng do sâu răng hoặc Có bệnh nướu răng Nóng trong xương 1. Cảm giác nóng dọc theo các xương dài (xương đùi, xương chày, xương cánh tay), hay cột sống VÀ 2. Tăng về chiều tối Hoa mắt chóng mặt Cảm giác được bệnh nhân mô tả có thể dưới nhiều dạng như choáng váng, xây xẩm, nhẹ đầu, tối sầm mắt. < 3 lần/ tuần Tóc bạc 1. Tóc bạc hơn so với người cùng lứa tuổi HOẶC 2. Tóc bạc hơn so với lúc trẻ HOẶC 3. Tóc thưa hơn so với lúc trẻ Di mộng tinh 1. Hiện tượng xuất tinh khi không có kích thích về tình dục VÀ 2. Xuất hiện khi ngủ Tinh ít 1. Lượng tinh dịch tiết ra trong một lần giao hợp <1ml (mức A, Hình 3) HOẶC 2. BN tự nhận thấy lượng tinh dịch ít hơn bình thường (2) Kinh ít Lượng máu mất trong một lần hành kinh < 40ml (Hình 2 ) (2) Mãn kinh Không hành kinh trên 12 tháng kể từ lần hành kinh cuối. Nóng trong người BN thường xuyên có cảm giác thân nhiệt cao hơn mức bình thường. Thân nhiệt ≥ 38°C Có bệnh lý nhiễm trùng Ra mồ hôi trộm 1. Ra mồ hôi có thể toàn thân hoặc cục bộ (ở đầu, ở thân) khi người bệnh ngủ VÀ 2. Giảm hay không xuất hiện khi BN thức Khát Uống > 3 lít/ngày HOẶC BN tự nhận thấy uống nhiều hơn bình thường. Triều nhiệt 1. BN có cơn nóng bừng & 2. Xuất hiện về chiều tối Có bệnh lý nhiễm trùng Hồi hộp Cảm giác tim đập nhanh và mạnh trong lồng ngực. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học 41 Triệu chứng Định nghĩa Tiêu chuẩn loại trừ Hay quên Khám Thần kinh theo YHHĐ cho thấy trí nhớ gần giảm. BN giảm tập trung, không hợp tác. Nước tiểu vàng Màu sắc nước tiểu từ mức 4 trở lên theo Hình 1 Cầu bón Phân khô, đi cầu phải rặn (2) Lưỡi đỏ Phần cơ và niêm mạc lưỡi đỏ (Hình 4) Rêu vàng Phần rêu phủ lên trên mặt lưỡi có màu vàng (Hình 5) (khám vào sáng sớm sau khi BN vệ sinh răng miệng) BN đã ăn uống BN không vệ sinh lưỡi Mạch sác Mạch ≥ 90 lần/phút Mạch tế Đường kính mạch nhỏ hơn bình thường Bảng2. Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng của bệnh cảnh Thận âm hư trong nghiên cứu. TRIỆU CHỨNG TẦN SỐ(N=106) TỶ LỆ % Nhóm 1- triệu chứng do thiếu nuôi dưỡng của thận Kinh nguyệt ít, mãn kinh 76/79 96,20 Đau khớp 83 78,30 Tiểu đêm 72 67,92 Răng lung lay/ rụng 61 57,55 Hoa mắt chóng mặt 51 48,11 Tóc bạc 50 47,17 Gầy/ sụt cân 46 43,40 Ù tai 24 22,64 Cốt chưng nhiệt 03 2,83 Nhóm 2- triệu chứng hư nhiệt Nóng trong người 64 60,38 Triều nhiệt 30 28,30 Hay quên 16 15,10 Ra mồ hôi trộm 14 13,21 Hồi hộp 14 13,21 Nhóm 3- triệu chứng tổn hao tân dịch Rêu vàng 80 78,43 Lưỡi đỏ 67 63,21 Khát 59 55,66 Mạch tế 46 43,81 Táo bón 45 42,45 Tiểu vàng 34 32,07 Mạch sác 09 8,57 Bảng 3. Ngưỡng chẩn đoán Thận âm hư được khảo sát trong nghiên cứu. Kết quả* Tần suất (n) Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy 101 1 0.94 0.94 103 1 0.94 1.89 104 2 1.89 3.77 113 1 0.94 4.72 124 1 0.94 5.66 200 1 0.94 6.6 201 1 0.94 7.55 202 1 0.94 8.49 203 3 2.83 11.32 206 1 0.94 12.26 301 1 0.94 13.21 302 1 0.94 14.15 Kết quả* Tần suất (n) Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy 303 2 1.89 16.04 306 1 0.94 16.98 314 2 1.89 18.87 315 1 0.94 19.81 320 2 1.89 21.7 324 1 0.94 22.64 333 1 0.94 23.58 334 1 0.94 24.53 400 1 0.94 25.47 401 1 0.94 26.42 402 5 4.72 31.13 403 1 0.94 32.08 404 2 1.89 33.96 405 1 0.94 34.91 412 1 0.94 35.85 413 1 0.94 36.79 414 4 3.77 40.57 415 2 1.89 42.45 421 1 0.94 43.4 423 1 0.94 44.34 424 2 1.89 46.23 435 2 1.89 48.11 443 1 0.94 49.06 500 1 0.94 50 503 3 2.83 52.83 504 1 0.94 53.77 511 2 1.89 55.66 513 2 1.89 57.55 514 5 4.72 62.26 515 5 4.72 66.98 516 1 0.94 67.92 525 3 2.83 70.75 526 1 0.94 71.7 532 1 0.94 72.64 534 2 1.89 74.53 536 1 0.94 75.47 546 1 0.94 76.42 603 1 0.94 77.36 605 1 0.94 78.3 613 1 0.94 79.25 615 2 1.89 81.13 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 42 Kết quả* Tần suất (n) Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy 624 1 0.94 82.08 625 1 0.94 83.02 626 1 0.94 83.96 632 1 0.94 84.91 634 2 1.89 86.79 635 1 0.94 87.74 636 1 0.94 88.68 637 1 0.94 89.62 643 1 0.94 90.57 712 1 0.94 91.51 714 2 1.89 93.4 722 1 0.94 94.34 723 1 0.94 95.28 724 2 1.89 97.17 725 1 0.94 98.11 834 1 0.94 99.06 846 1 0.94 100 Ghi chú: 846 triệu chứng cho 3 nhóm: Số triệu chứng nhóm 1, số triệu chứng nhóm 2 , số triệu chứng nhóm 3. Như vậy, theo kết quả nghiên cứu , ngưỡng thấp nhất để chẩn đoán Thận âm hư được ghi nhận là: 1 triệu chứng nhóm 1+ 1 triệu chứng nhóm 3 hoặc 2 triệu chứng nhóm 1. BÀN LUẬN Về việc mô tả các triệu chứng của bệnh cảnh Thận âm hư Đề tài tiến hành mô tả 23 triệu chứng của bệnh cảnh Thận âm hư theo y văn Y học cổ truyền, các triệu chứng được phân thành 03 nhóm dựa trên cơ chế bệnh sinh của bệnh cảnh Thận âm hư. Đề tài đã xây dựng được 05 công cụ để đo lường khách quan các triệu chứng nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, kinh nguyệt ít, và tinh ít. Tuy nhiên, do đặc điểm đối tượng nghiên cứu, đa số bệnh nhân tham gia nghiên cứu đã mãn kinh và ngừng hoạt động tình dục, một số ít bệnh nhân còn hoạt động tình dục lại không hợp tác với câu hỏi về vấn đề này, vì thế các triệu chứng kinh nguyệt ít và tinh ít chưa được đánh giá tốt trong nghiên cứu, đòi hỏi các nghiên cứu thêm về 02 triệu chứng này để củng cố giá trị chẩn đoán Thận âm hư. Bảng mô tả triệu chứng Thận âm hư được các chuyên gia Y học cổ truyền đồng thuận cao, chứng tỏ ý kiến của các chuyên gia tương đồng với kinh điển. Về việc khảo sát các triệu chứng Thận âm hư trên lâm sàng Đa số bệnh nhân là nữ giới (74,53%), trong đó chủ yếu là phụ nữ mãn kinh (92,4%), có thể là do triệu chứng Thận tinh suy giảm (Thiên quý suy) ở Nữ giới là Mãn kinh dễ đánh giá trên lâm sàng hơn so với Nam giới. Đa số bệnh nhân có BMI nằm trong giới hạn bình thường (87,1%) số bệnh nhân thừa cân nhiều hơn số bệnh nhân thiếu cân (10,75% so với 2,15%), tuy nhiên, có 44 bệnh nhân (41,5%) có sụt cân không chủ ý trong vòng 6 tháng, như vậy, có thể hiểu khái niệm “gầy” được mô tả trong y văn của bệnh cảnh Thận âm hư là bệnh nhân có xu hướng gầy đi từ lúc bệnh, mặc dù tổng trạng cơ thể vẫn trong giới hạn bình thường. Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu cũng đã cố gắng đánh giá sự tương đồng giữa mô tả mạch tế của người khảo sát (sinh viên) với ý kiến chuyên gia YHCT trên lâm sàng (bác sĩ điều trị), và kết quả cho thấy với cách đánh giá đường kính mạch của BN nhỏ hơn so với mạch người khám (được coi như là người có mạch bình thường) có độ nhạy là 64,4% và độ đặc hiệu là 82,61%. So sánh với đánh giá của chuyên gia, chất lưỡi đỏ tương ứng với mã số 08, rêu vàng tương ứng mã số 02, vì thế, công cụ đánh giá này có thể được ứng dụng rộng rãi hơn trên lâm sàng và trong các nghiên cứu khác, là công cụ giúp đánh giá khách quan phần vọng chẩn về lưỡi để biện chứng theo Y học cổ truyền. Về việc xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán Thận âm hư của Y học cổ truyền Theo kết quả nghiên cứu được khảo sát trên 106 BN được chẩn đoán Thận âm hư trên lâm sàng bởi các chuyên gia về Y học cổ truyền, đề tài bước đầu đã xác định được ngưỡng thấp nhất để chẩn đoán Thận âm hư được ghi nhận là: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học 43 1 triệu chứng nhóm 1+ 1 triệu chứng nhóm 3, hoặc 2 triệu chứng của nhóm 1. Tuy nhiên, do một số hạn chế khách quan, đề tài mới chỉ được tiến hành khảo sát trên số lượng nhỏ BN (106 BN) và mới chỉ thực hiện khảo sát ở bệnh viện chuyên ngành Y học cổ truyền, trong đó đặc điểm đau khớp chiếm tỷ lệ cao. Do đó, để củng cố giá trị của Tiêu chuẩn chẩn đoán Thận âm hư, đề tài cần được mở rộng nghiên cứu trên số lượng BN lớn hơn, và trên các đối tượng có bệnh lý khác của Thận âm như rối loạn sinh dục, rối loạn kinh nguyệt. KẾT LUẬN Đề tài bước đầu thu được một số kết quả như sau: - Chuẩn hóa được 23 triệu chứng của bệnh cảnh Thận âm hư. - Xây dựng được 05 công cụ đo lường khách quan các triệu chứng màu sắc nước tiểu, chất lưỡi, rêu lưỡi, tinh ít, và kinh ít. - Xây dựng được Bảng phỏng vấn triệu chứng Thận âm hư gồm 48 câu hỏi. - Xác định được tỷ lệ các triệu chứng Thận âm hư thường gặp nhất trên lâm sàng, bao gồm triệu chứng đau khớp (78,30%), kinh ít/mãn kinh (96,20%), rêu vàng (78,43%). - Bước đầu xác định được tiêu chuẩn chẩn đoán Thận âm hư trên lâm sàng: HOẶC 01 triệu chứng nhóm Thận thiếu nuôi dưỡng + 01 triệu chứng nhóm Tổn hao tân dịch, HOẶC 02 triệu chứng nhóm Thận thiếu nuôi dưỡng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Bảo Châu (1997). Nội khoa Y học cổ truyền. NXB Y học Hà Nội, tr. 377-384. 2. Longo D, et al (2011). Harrison's Principles of Internal Medicine 18th. McGraw-Hill publisher, New York. 3. Nguyễn Thị Bay (2007). Bệnh học và điều trị Nội khoa. NXB Y học Hà Nội, tr.327-364. 4. Trần Thúy và cs (2005). Bài giảng y học cổ truyền tập II. NXB Y học, tr.168-169. 5. Trần Văn Bản (2006). Bệnh học nội khoa Đông Y. NXB Y Học, tr. 326-330. 6. Walker HK, Hall WD, Hurst JW (1990). Clinical Methods: The History, Physical, and Laboratory Examinations, Butterworths publisher. Ngày nhận bài báo: 30/07/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2016 Ngày bài báo được đăng: 25/11/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbuoc_dau_xay_dung_tieu_chuan_chan_doan_than_am_hu_theo_y_hoc.pdf
Tài liệu liên quan