Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 2: Môi trường và phát triển - Nguyễn Ngọc Lan

Tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 2: Môi trường và phát triển - Nguyễn Ngọc Lan: CHƯƠNG 2 MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN2.1. Nhận thức chung về môi trường:2.1.1. Khái niệm : “ Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một sự vật hay một hiện tượng. Bất kì một sự vật hay một hiện tượng nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường”.“ Môi trường sống là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của cơ thể sống”. “ Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế, xã hội bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của cá nhân và cộng đồng con người ”. Theo Luật BVMT Việt Nam năm 20014: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật ”.Phân loại môi trường* Theo thành phần của tự nhiên: - Môi trường không khí - Môi trường đất - Môi trường nước - Môi trường sinh vật * Theo qui mô: - Môi trường toàn cầu - Môi trường khu vực - Môi trường quốc gia - Môi trường vùn...

ppt68 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 2: Môi trường và phát triển - Nguyễn Ngọc Lan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2 MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN2.1. Nhận thức chung về môi trường:2.1.1. Khái niệm : “ Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một sự vật hay một hiện tượng. Bất kì một sự vật hay một hiện tượng nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường”.“ Môi trường sống là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của cơ thể sống”. “ Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế, xã hội bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của cá nhân và cộng đồng con người ”. Theo Luật BVMT Việt Nam năm 20014: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật ”.Phân loại môi trường* Theo thành phần của tự nhiên: - Môi trường không khí - Môi trường đất - Môi trường nước - Môi trường sinh vật * Theo qui mô: - Môi trường toàn cầu - Môi trường khu vực - Môi trường quốc gia - Môi trường vùng - Môi trường địa phương2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của môi trường: MT có cấu trúc phức tạp MT có tính động MT có tính mở MT có khả năng tự tổ chức, điều chỉnh MTMôi trường có cấu trúc phức tạp Hệ thống môi trường bao gồm: + nhiều thành phần hợp thành, với bản chất khác nhau, chịu sự chi phối bởi những qui luật khác nhau + và cùng hoạt động trong các mối quan hệ phức tạp, chặt chẽ, thống nhất trong hệ, nhờ đó tạo nên tính thống nhất của hệ, giúp hệ tồn tại và phát triển.Ý nghĩa: - Cho thấy hệ môi trường có sự phân hóa sâu sắc theo không gian và thời gian. Vì vậy, muốn khai thác, sử dụng môi trường một cách chủ động và hiệu quả thì phải xuất phát từ chính đặc điểm của từng hệ môi trường. - Biểu hiện của tính cấu trúc chính là phản ứng dây truyền. Vì vậy, khi khai thác, sử dụng môi trường cần phải đảm bảo duy trì được các mối liên kết giữa các thành phần môi trường.Môi trường có tính động + Các thành phần trong hệ môi trường luôn vận động và phát triển để đạt đến trạng thái cân bằng. + Khi một trong các thành phần bên trong hệ thay đổi phá vỡ sự cân bằng, hệ sẽ thiết lập trạng thái cân bằng mới. Vì thế, cân bằng động là một đặc tính cơ bản của hệ môi trường.Ý nghĩa: Giúp con người nắm vững qui luật vận động và phát triển của từng hệ môi trường, từ đó tác động vào hệ theo hướng vừa có lợi cho con người, vừa đảm bảo hiệu quả về môi trường. Môi trường có tính mở Môi trường là một hệ thống mở tiếp nhận vật chất, năng lượng, thông tin vào ra. Nói cách khác, các dòng vật chất, năng lượng, thông tin luôn chuyển động từ hệ này sang hệ khác, từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thế hệ này sang thế hệ nối tiếp Vì thế, hệ môi trường rất nhạy cảm với những biến đổi từ bên ngoài. Ý nghĩa: - Giúp duy trì và cải thiện cơ cấu thành phần môi trường theo hướng có lợi cho sự phát triển bên trong của hệ môi trường trong tương lai. - Cho thấy các vấn đề môi trường chỉ có thể được giải quyết tốt khi có sự hợp tác giữa các vùng, các quốc gia và các khu vực trên thế giới. Môi trường có khả năng tự tổ chức, điều chỉnh Các thành phần trong hệ môi trường có khả năng tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích nghi với những thay đổi từ bên ngoài nhằm hướng tới trạng thái ổn định. Khả năng tự tổ chức, điều chỉnh của hệ có giới hạn.Ý nghĩa: Qui định mức độ, phạm vi tác động của con người vào môi trường nhằm duy trì khả năng tự phục hồi của tài nguyên tái tạo, duy trì khả năng tự làm sạch của môi trường2.1.3. Điều kiện đảm bảo cân bằng sinh thái trong môi trường: “Hệ sinh thái là hệ thống các loài sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, có quan hệ tương tác lẫn nhau và với môi trường đó”.* Hệ sinh thái là gì?2.1.3.1. Cấu trúc của Hệ sinh thái:Cấu trúc của hệ sinh thái * Các chất vô cơ: gồm những nguyên tố và hợp chất hóa học cần thiết cho tổng hợp chất sống. Các chất vô cơ có thể ở dạng khí (O2, CO2, N2 ), thể lỏng (nước), dạng chất khoáng (Ca, Mg, Fe) tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất. * Các chất hữu cơ (các chất mùn, acid amin, protein, lipit, gluxit): đây là các chất đóng vai trò làm cầu nối giữa thành phần vô sinh và hữu sinh, chúng là sản phẩm của quá trình trao đổi vật chất giữa 2 thành phần vô sinh và hữu sinh của môi trường. * Thành phần vật lí của môi trường: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa Chủ yếu là thực vật, có khả năng quang hợp hay tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất vô cơ dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Nhờ hoạt động quang hợp mà nguồn thức ăn ban đầu được tạo thành để nuôi sống, trước tiên là chính bản thân những sinh vật sản xuất, sau đó nuôi sống cả thế giới sinh vật còn lại, trong đó có con người.* Sinh vật sản xuất: Chủ yếu là động vật. Chúng tồn tại được là dựa vào nguồn thức ăn ban đầu (do các sinh vật sản xuất tạo ra) một cách trực tiếp hay gián tiếp.* Sinh vật tiêu thụ Gồm các vi khuẩn, nấm, có chức năng chính là phân hủy xác sinh vật. Trong quá trình phân hủy, chúng giải phóng các chất từ các hợp chất hữu cơ phức tạp ra môi trường dưới dạng những khoáng chất đơn giản hoặc các nguyên tố hóa học ban đầu tham gia vào chu trình vòng tuần hoàn vật chất.* Sinh vật phân hủy Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống của môi trường.2.1.3.2. Điều kiện đảm bảo cân bằng sinh thái trong từng hệ sinh thái:* Cân bằng sinh thái là gì? + Phải duy trì được đầy đủ 6 thành phần cơ bản trong hệ sinh thái. + Các thành phần trong hệ phải có sự thích nghi sinh thái cao nhất với môi trường.Điều kiện đảm bảo cân bằng sinh thái 2.1.3.3. Duy trì, cải thiện cân bằng sinh thái trong môi trường là nhiệm vụ trọng tâm trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Vì vậy, con người cần phải hiểu rõ các hệ sinh thái và cân nhắc kĩ trước khi tác động lên một thành phần nào đó của hệ, để không gây suy thoái, mất cân bằng cho hệ. * Các HST có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người như: Cung cấp lương thực, thực phẩm , các nguyên vật liệu gỗ, sợi, thuốc chữa bệnh, năng lượng, làm sạch không khí và dòng nước, giữ cho môi trường thiên nhiên trong lành, tạo ra lớp đất màu, tạo độ phì của đất, * Cân bằng sinh thái được tạo ra bởi chính hệ: Cân bằng chỉ tồn tại được khi các điều kiện tồn tại và phát triển của từng thành phần trong HST được đảm bảo và tương đối ổn định.2.1.4. Các chức năng cơ bản của môi trường:MTTạo không gian sốngCung cấp tài nguyên thiên nhiênNơi chứa đựng, hấp thụ, trung hòa các chất thải độc hại.Môi trường tạo không gian sống Con người muốn tồn tại và phát triển được phải có một không gian sinh sống. Không gian này phải rộng trên quy mô tối thiểu cần thiết và có chất lượng đảm bảo. Không gian sống của con người là có giới hạn. Không gian sống của con người phụ thuộc yếu tố đầu tiên là dân số: Khi dân số tăng lên, không gian sống bị suy giảm.Môi trường cung cấp tài nguyên thiên nhiênMôi trường cung cấp tài nguyên thiên nhiên nhằm đáp ứng các nhu cầu trực tiếp của con người.Môi trường cung cấp nguyên vật liệu và năng lượng đầu vào cho hoạt động sản xuất của con người.Khả năng cung cấp tài nguyên thiên nhiên của môi trường là có giới hạn. Việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên của con người đang có xu hướng dẫn đến suy thoái và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, làm suy giảm chức năng cung cấp tài nguyên thiên nhiên của môi trường.Môi trường là nơi chứa đựng, hấp thụ và trung hòa chất thải.Mọi chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất đều quay trở lại môi trường.Khả năng chứa đựng, hấp thụ, trung hòa chất thải của môi trường là có giới hạn. + W > A (phân tích) + W < A (phân tích) Việc con người đang thải vào môi trường quá nhiều chất thải vượt quá khả năng chứa đựng, hấp thụ, trung hòa của môi trường, thêm vào đó là các chất thải khó phân hủy và chất thải độc hại đang làm chất lượng môi trường bị suy giảm nghiêm trọng.Nhận xét về các chức năng cơ bản của môi trường? Phát triển là quá trình nâng cao về đời sống vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển sản xuất, tăng cường chất lượng các hoạt động văn hóa, xã hội.2.2.1. Khái niệm:2.2. Nhận thức chung về phát triển:Mục tiêu - Có tuổi thọ cao. - Có đầy đủ tài nguyên, hàng hóa, dịch vụ theo mức sống trung bình của cộng đồng. - Đều có trình độ học vấn cao, được hưởng thụ các thành tựu về văn hóa, xã hội và tinh thần. - Được sống trong một môi trường trong lành, sạch đẹp, được hưởng các quyền cơ bản của con người, được đảm bảo an ninh, an toàn, không bạo lực* Chỉ số GDP:Cách 1: Tính bình quân GDP trên đầu người (GDP/người)Cách 2: Tính bình quân GDP dựa trên sức mua của đồng tiền trên đầu người (GDP(PPP)/người)2.2.2.Thước đo đánh giá trình độ phát triển: Chỉ số HDI là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: + Thu nhập (thể hiện qua tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương, GDP(PPP)/người), + Tri thức (thể hiện qua chỉ số học vấn) + Sức khoẻ (thể hiện qua tuổi thọ bình quân). * Chỉ số phát triển con người (HDI):PTKhai thác, sử dụng TNTNTác động trực tiếp vào tổng thể MTThải chất thải vào MT2.2.3.Các tác động của phát triển đến môi trường:* Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên Hoạt động sống và quá trình phát triển của con người chính là quá trình liên tục khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.+Đối với TN có khả năng tái sinh: Mức khai thác, sử dụng TNTN phải nhỏ hơn mức tái tạo tự nhiên của nguồn tài nguyên đó ( h<y ).+ Đối với TN không có khả năng tái sinh: Khai thác, sử dụng tiết kiệm; áp dụng KHCN để tìm kiếm các nguồn TN mới thay thế; tái chế chất thải Tuy nhiên, mọi thứ tài nguyên cần thiết cho cuộc sống của con người lại có hạn. Nền văn minh của con người ngày càng lâm nguy, bởi con người đang lạm dụng quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, cần phải quản lí, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí và hiệu quả: * Thải các loại chất thải vào môi trường. Trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất và trong sinh hoạt, con người luôn thải vào môi trường nhiều loại chất thải khác nhau. Nạn ô nhiễm môi trường đã lan ra không khí, đất, nước, kể cả đại dương và đang ngày càng trở thành mối nguy cơ đe dọa đến cuộc sống của con người. Chính con người, chứ không phải ai khác đang kết liễu mạng sống của toàn nhân loại. Vì vậy, cần phải kiểm soát ô nhiễm một cách hiệu quả: + Mức thải ra môi trường phải nhỏ hơn khả năng hấp thụ, trung hòa của môi trường ( W< A ).* Tác động trực tiếp vào tổng thể môi trường.Những tác động vào tổng thể môi trường bao gồm:+ Tác động tích cực: làm thay đổi môi trường theo hướng đẹp hơn, có lợi hơn+ Tác động tiêu cực: làm thay đổi môi trường theo hướng xấu đi, gây thiệt hại đến môi trường Con người có thể làm nâng cao chất lượng môi trường hay làm suy thoái môi trường. Điều này sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, cần phải phát huy các tác động tích cực, ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường.2.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển:2.3.1. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển:Mối quan hệ qua lại, chặt chẽ, thường xuyên và lâu dài.* Môi trường là tiền đề, là nguồn lực của sự phát triểnThứ nhất, môi trường có ảnh hưởng đến loại hình, quy mô, cơ cấu phát triển.Thứ hai, môi trường có ảnh hưởng quyết định đến mức độ thuận lợi, ổn định và hiệu quả của toàn bộ quá trình phát triển.* Phát triển là nhân tố chính trong việc khai thác, sử dụng, tác động và làm biến đổi môi trường Trước tiên, chính quá trình phát triển, thông qua hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đã góp phần biến các thuận lợi của môi trường thành các lợi ích thực tế, để tôn vinh các giá trị thực tế của môi trường. Nhưng cũng qua quá trình phát triển đó, nhiều nguồn tài nguyên bị suy giảm, cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng.. Mối quan hệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, phức tạp, sâu sắc và mở rộng.* Các thành của môi trường, số loại hình tài nguyên, số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng. Vì vậy, môi trường ngày càng có ý nghĩa hơn đối với phát triển. * Tác động của phát triển đến môi trường ngày càng mạnh mẽ hơn về cường độ, phức tạp, sâu sắc hơn về tính chất và ngày càng mở rộng hơn về qui mô. Giữa môi trường và phát triển luôn có mối quan hệ biện chứng phức tạp và giữa chúng cũng tồn tại một mâu thuẫn. Nói cách khác, đây là mối quan hệ có tính đánh đổi. + Phát triển càng nhanh thì càng có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và càng có xu thế làm suy giảm chất lượng môi trường. + Mặt khác, phát triển nếu không tính tới yêu cầu bảo vệ môi trường cũng như việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên thì đến một thời điểm nào đó chất lượng môi trường sẽ bị suy giảm nghiêm trọng và sẽ là sự cản trở đối với quá trình phát triển. Vì vậy, giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường và phát triển đang là nhiệm vụ sống còn của loài người.Kết luận2.3.2. Nguyên tắc cơ bản trong khai thác, sử dụng TNTN và môi trường Nguyên tắc 1: Mức khai thác, sử dụng TNTN phải nhỏ hơn mức tái tạo tự nhiên của nguồn tài nguyên đó ( h<y ). Nguyên tắc 2: Mức thải ra môi trường phải nhỏ hơn khả năng hấp thụ, trung hòa của môi trường ( W< A ).2.3.3. Dân cư, dân số và môi trường:2.3.3.1. Dân cư đối với TNTN và môi trường: * Các mặt ảnh hưởng chủ yếu của dân cư đối với khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường gồm: + Thành phần dân tộc và tập quán sản xuất + Mức độ phân bố tập trung của dân cư + Mức sống của dân cư + Trình độ học vấn * Các học thuyết về dân số:2.3.3.2. Dân số đối với TNTN và môi trường: Dân số tăng theo cấp số nhân: 1 2 4 8 16 Lương thực chỉ tăng theo cấp số cộng: 1 2 3 4 5 a. Học thuyết MalthusÔng cho rằng: Để giảm dân số cần có chiến tranh, nghèo đói và dịch bệnh. Ưu điểm: Ông là người có công đầu tiên trong việc nêu và nghiên cứu vấn đề dân số, đặc biệt lên tiếng báo động cho nhân loại về nguy cơ của sự tăng dân số. Nhược điểm: Ông cho rằng qui luật phát triển dân số là qui luật tự nhiên vĩnh viễn nên đã đưa ra những giải pháp sai lệch để hạn chế nhịp độ tăng dân số.Tỉ lệ (%) Tỉ lệ sinh Tỉ lệ chết Gia tăng TN 0 Thời gian Giai đoạn1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3* Mô hình quá độ dân số bao gồm 3 giai đoạn khác nhau:b. Lí thuyết quá độ dân số:* Giai đoạn 1 (trước quá độ): CBR và CDR đều cao và gần bằng nhau, tỉ lệ tăng dân số thấp, dân số tăng chậm. Đặc trưng là biến động dân số hoàn toàn mang tính tự nhiên.* Giai đoạn 2 (giai đoạn quá độ): Pha 1: CBR tăng, CDR giảm, bùng nổ dân số Pha 2: CBR giảm nhẹ, CDR giảm, tăng dân số chậm lại* Giai đoạn 3 (sau quá độ): CBR và CDR đều thấp và gần bằng nhau, dân số ổn định và có thể giảm. Trong giai đoạn này, qui mô gia đình được quyết định bởi quá trình sản xuất kinh tế, con người có thể kiểm soát làm cho mức sinh, mức tử đều giảm đáng kể và thấp. Do đó, có mức tăng dân số thấp. Ưu điểm: Thuyết quá độ dân số đã phát hiện được bản chất của quá trình dân số: Sự gia tăng dân số là kết quả tác động qua lại giữa số người sinh ra và số người chết đi. Nhược điểm: Thuyết quá độ dân số chưa tìm ra được các tác động để kiểm soát dân số, đặc biệt chưa đề cập đến vai trò của các nhân tố KT-XH đối với vấn đề dân số. Ý nghĩa của thuyết quá độ dân số Các nước nghèo phải thực sự quyết tâm rút ngắn thời gian ở giai đoạn 2 để chuyển đổi sang giai đoạn 3. Nhờ đó, các ảnh hưởng xấu đến TNTN và MT được giảm đi, làm tăng tiền đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. I = P. A .TTrong đó: I: Cường độ tác động của dân số đến môi trường P: Qui mô dân số A: Mức tiêu thụ tài nguyên trên đầu người T: Công nghệ (quyết định mức độ tác động đến môi trường của 1 đơn vị tài nguyên tiêu thụ)* Tác động của gia tăng dân số đến việc khai thác, sử dụng TNTN và MT Cường độ tác động đến môi trường tính trên toàn thế giới như sau: + Các nước đang phát triển đóng góp chủ yếu ở yếu tố P ( bùng nổ dân số ) + Trong khi các nước phát triển đóng góp chủ yếu vào các yếu tố A và T. Còn ở mỗi quốc gia, trong một giai đoạn phát triển không dài: + A và T sẽ có các thay đổi không lớn, tác động của dân số đối với môi trường chỉ chịu chi phối lớn của P, làm cho gia tăng dân số nhanh trở thành tác nhân gây ảnh hưởng nặng nề nhất đến TNTN và MT. + Gây ra sức ép lớn tới TNTN và MT do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hậu quả của gia tăng dân số nhanh + Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự hấp thụ, trung hòa của môi trường. Mức gia tăng dân số hợp lí Phân bố lại dân cư và sử dụng hợp lí lao động Lồng ghép vấn đề dân số & môi trường với các chính sách phát triển KT - XHCác biện pháp đảm bảo gia tăng dân số hợp lí2.4. Phát triển bền vững: * Năm 1987, Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển lần đầu tiên đưa ra khái niệm như sau: “ Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ mai sau ”. 2.4.1.1. Khái niệm:2.4.1. Phát triển bền vững: * Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014: “ Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. 2.4.1.2. Quan điểm phát triển bền vững trong kết hợp môi trường và phát triển* Tôn trọng các qui luật tự nhiên. - Nắm rõ các qui luật tự nhiên. - Lựa theo các qui luật tự nhiên để khai thác, sử dụng và tác động vào môi trường một cách phù hợp.* Tiết kiệm trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường. - Điều tra, phân tích, đánh giá để nắm vững về nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường.- Quản lí chặt chẽ tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường từ khâu khai thác, chuyên chở, bảo quản, sử dụng. - Tăng cường áp dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để tăng thêm khả năng khai thác, hiệu suất khai thác, sử dụng, chế biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường.* Áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ vào quá trình sử dụng, chế biến tài nguyên thiên nhiên.- Sử dụng tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường. - Áp dụng các công nghệ mới để giảm định mức tiêu hao các nguyên nhiên vật liệu và năng lượng, đồng thời giảm chất thải trong việc tạo ra một đơn vị sản phẩm. - Thay thế các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường.* Tăng cường các biện pháp bảo vệ, phục hồi, tái tạo tài nguyên; cải tạo và làm phong phú hơn các nguồn TNTN và thành phần MT.2.4.1.3. Các nguyên tắc phát triển bền vững: (đọc giáo trình)2.4.2. Sự bền vững của môi trường và của nền kinh tế (đọc giáo trình)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_2_0389_2194656.ppt