Số phận người nông dân trong tiểu thuyết viết về nông thôn ở Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến 2010) - Dương Minh Hiếu

Tài liệu Số phận người nông dân trong tiểu thuyết viết về nông thôn ở Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến 2010) - Dương Minh Hiếu: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0012 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 75-81 This paper is available online at SỐ PHẬN NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN 2010) Dương Minh Hiếu Phòng Tổ chức Hành chính, Trường Đại học Đồng Nai Tóm tắt. Bài viết tập trung làm rõ những số phận nhiều bất hạnh mà vẫn ngời sáng bao phẩm giá tốt đẹp của người nông dân trong một số tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ 1986 đến 2010. Từ đó giúp thấy được giá trị phản ánh hiện thực và tinh thần nhân đạo cao đẹp nơi các trang viết nặng lòng với chốn hương thôn. Từ khóa: Cơ hàn, bi kịch, thiên lương. 1. Mở đầu Vấn đề số người nông dân trong tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn (giai đoạn 1986-2010) đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên, nhà văn, độc giả. Nói đến những hình tượng nhân vật cụ thể thì đáng kể nhất là các ý kiến của Hoàng Ngọc Hiến [1], Phong Lê [2], Thiếu Mai [3], Trung Trung Đỉnh [4], Đặng Th...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Số phận người nông dân trong tiểu thuyết viết về nông thôn ở Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến 2010) - Dương Minh Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0012 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 75-81 This paper is available online at SỐ PHẬN NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN 2010) Dương Minh Hiếu Phòng Tổ chức Hành chính, Trường Đại học Đồng Nai Tóm tắt. Bài viết tập trung làm rõ những số phận nhiều bất hạnh mà vẫn ngời sáng bao phẩm giá tốt đẹp của người nông dân trong một số tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ 1986 đến 2010. Từ đó giúp thấy được giá trị phản ánh hiện thực và tinh thần nhân đạo cao đẹp nơi các trang viết nặng lòng với chốn hương thôn. Từ khóa: Cơ hàn, bi kịch, thiên lương. 1. Mở đầu Vấn đề số người nông dân trong tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn (giai đoạn 1986-2010) đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên, nhà văn, độc giả. Nói đến những hình tượng nhân vật cụ thể thì đáng kể nhất là các ý kiến của Hoàng Ngọc Hiến [1], Phong Lê [2], Thiếu Mai [3], Trung Trung Đỉnh [4], Đặng Thị Tuyết [5],... Nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn có các luận án, đề tài khoa học của Nguyễn Thị Bình [6], Trần Thị Mai Nhân [7], Bùi Như Hải [8],... Các bài phê bình một hiện tượng văn học thường mang tính thời sự nên những phát hiện hay đánh giá chủ yếu hướng đến số ít vấn đề, hình tượng cụ thể, cá biệt. Các luận án, đề tài khoa học lại khảo sát chung về tiểu thuyết, trong đó tiểu thuyết viết về nông thôn là một bộ phận hợp thành nên không bàn riêng tới số phận người nông dân. Vì vậy, ở bài viết này, thông qua một số tác phẩm nổi trội của Lê Lựu, Đào Thắng, Dương Hướng, Dương Duy Ngữ, Tô Hoài, Khôi Vũ, Nguyễn Khắc Trường, Hoàng Minh Tường, Đỗ Minh Tuấn, chúng tôi hi vọng có thể bước đầu tìm hiểu hình tượng người nông dân ở “tất cả các chiều sâu của tâm hồn con người” [9]. Đó là chiều sâu chứa đựng bao nỗi thống khổ, bao bi kịch cá nhân cùng những phẩm giá đạo đức hết sức tốt đẹp của “người nhà quê” (Chữ dùng theo Hoàng Ngọc Hiến). Phân tích, tìm hiểu các vấn đề trên không chỉ giúp làm rõ những đóng góp, giá trị về mặt nội dung mà còn cho thấy sự cách tân ở phương diện tư duy nghệ thuật của một số tiểu thuyết nổi bật viết về nông thôn ở Việt Nam (giai đoạn 1986-2010). 2. Nội dung nghiên cứu Như Trung Trung Đỉnh từng khẳng định, các nhà văn viết về nông thôn (giai đoạn từ Đổi mới đến 2010) đã thực sự “khai thác đến tận cùng thân phận những nhân vật chính” [4;99] hay nói Ngày nhận bài: 15/12/2015. Ngày nhận đăng: 10/3/2016 Liên hệ: Dương Minh Hiếu, e-mail: hieuduongminh76@yahoo.com 75 Dương Minh Hiếu cách khác là đã chú trọng khai thác yếu tố đời tư của các hình tượng. Nhờ đó, theo quan niệm của lí luận văn học hiện đại, “chất tiểu thuyết” tăng lên để ngược lại, chất sử thi không còn thống ngự. Mà bàn đến thân phận hay đời tư là nói tới số phận, đến bi kịch và phẩm giá cá nhân. Tuy thuộc về cá nhân, có những cái rất riêng song vẫn có thể hệ thống lại bằng những nét chung nhất. 2.1. Những số phận cơ hàn, vất vả Nghèo khổ và cơ cực là những gì người nông dân đã và dường như vẫn phải đương đầu, chịu đựng. Cái nghèo khiến họ xác xơ: có người chết đói, người trở thành hèn hạ, người đánh mất nhân cách. Những nghệ sĩ giàu lòng nhân đạo đã miêu tả đậm nét cảnh nghèo đói ở cả bề rộng cũng như chiều sâu. Cả làng Hạ Vị (Thời xa vắng), làng Phượng (Người giữ đình làng) từng phải lũ lượt cày thuê, cấy mướn, sống giữa đói nghèo, tủi nhục. Ở từng mảnh đời cụ thể, sự khốn khổ vây hãm từ anh bần cố nông như chú Dĩ (Bến không chồng), lão Khổ (Lão Khổ ), anh Diệc (Ba người khác) cho đến những kẻ sĩ, người trí thức như cụ Đồ Khang (Thời xa vắng), cụ Tú Canh, giáo Quý (Người giữ đình làng), ông Nghĩa (Dòng sông mía),. . . Bởi nghèo đói, người ta có thể sinh ra bần tiện, tha hóa. Vài người trộm cắp ngay tại đám giỗ, đám ma; kẻ lại bất chấp đạo lí chỉ mai táng qua quýt cho người thân nhằm đỡ tốn kém (Mảnh đất lắm người nhiều ma). Có kẻ sẵn sàng “hủ hóa”, bán mình, trở thành tay sai cho kẻ khác miễn sao tìm được miếng ăn, tớp rượu hay khá hơn là ít đất “thượng điền” (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ba người khác). Cũng có khi cái nghèo trở thành một trong những nguyên nhân khiến kẻ xấu thêm phần tàn bạo, độc ác đến mất hết cả nhân tính (Dòng sông mía). Những khốn khó của người nông dân xuất phát từ nhiều nguyên nhân: không có tư liệu sản xuất; do thiên tai như lũ lụt, hạn hán, mất mùa; do địch họa và sự tàn bạo của cường hào nông thôn giai đoạn trước cách mạng; do những hủ tục như tảo hôn, tục ma chay đình đám, những “truyền thống” kì quặc như cả làng thích kéo nhau đi làm thuê là tự canh tác trên đất đai của mình; do lòng hận thù và các tư tưởng hão danh, ích kỉ, hẹp hòi. Đây là những vấn đề mà nhiều cây bút thuộc trào lưu hiện thực phê phán đã miêu tả, khai thác khá sâu từ giai đoạn 1930-1945. Cái mới, cái khác thêm được chỉ ra bởi các nhà văn lớp sau nằm ở việc đã nhìn thẳng vào hệ lụy chiến tranh và những sai lầm trong thực hiện cơ chế, chính sách, như: cải cách ruộng đất (Ba người khác, Lão Khổ, Dòng sông mía,..), nền kinh tế bao cấp (Thủy hỏa đạo tặc, Lời nguyền hai trăm năm), mặt trái của kinh tế thị trường (Thần thánh và bươm bướm). Chiến tranh là một trong những bi kịch khủng khiếp đối với mọi dân tộc - dầu rằng đó có là chính nghĩa, là cuộc chiến của toàn dân nhằm bảo vệ quyền tự do, độc lập và sự thống nhất thiêng liêng. Chiến tranh luôn gây ra bao bất hạnh cùng cực. Người hi sinh, người tật nguyền, người trở về để “sống lặng lẽ, cô đơn, lấy sự lãnh đạm, khô khan, cứng nhắc để che giấu những nỗi niềm, khao khát riêng tư” [5]; người mất chồng, người mất con, người vò võ sống giữa lạnh lẽo, cô độc, ngẩn ngơ; có người thậm chí vướng cả vào căn bệnh hysteria đáng thương như cô Hạnh trong Bến không chồng. Chiến tranh còn khiến nhiều người cha không thể sinh con, nhiều đứa bé trở thành dị dạng. Con của Lôi trong Thần thánh và bươm bướm là nạn nhân chất độc da cam, nó như “một quả bí ngô cắm vào quả bí đao. Cái đầu to sần sùi, bộ mặt già nua nhăn nheo trông sợ quá”. Đứa bé này chỉ uống sữa bò, sữa dê tươi với nước trái cây, chỉ nằm cùng lá chuối và ngủ với hoa bưởi tinh khiết. Nó khiến cho gia đình Lôi bao phen khốn khổ, lao đao mà rồi cũng chẳng giữ được con. Cần phải khẳng định, chủ trương cải cách ruộng đất có tôn chỉ, mục đích hết sức tốt đẹp và đã đạt được những kết quả tích cực nhất định. Tiếc rằng, ở nhiều nơi, chủ trương đó từng bị lợi dụng, bị hiểu một cách lệch lạc, bị thực thi bừa bãi nên đã gây ra không ít khốn khổ, oan sai. Giáo Quý (Người giữ đình làng), ông Nghĩa, chị cả Thuần (Dòng sông mía), lão Khổ (Lão Khổ ), cha 76 Số phận người nông dân trong tiểu thuyết viết về nông thôn ở Việt Nam... con Lão Xung (Bến không chồng),. . . đều phải hứng chịu bao oan ức, điếm nhục. Thẳn thắn hơn, trong Ba người khác, Tô Hoài đã không ngần ngại phơi bày sự kém cỏi, dốt nát, băng hoại đạo đức, phản bội,. . . của chính những anh đội (cải cách). Tiêu biểu nhất trong số đó là đội trưởng Cự. Anh ta hủ hóa với đàn bà, con gái nơi các gia đình “rễ”; tham ô, nhũng nhiễu, lũng loạn, chuyên quyền; mê muội với chuyện lúa thần và cải cách nông thôn; hăng hái tìm địa chủ đến mức xóm nào không có cũng phải làm sao thành cho có, kể cả biện pháp vu oan kiểu “không có trâu thì bắt chó đi cày” rồi đem ra đấu tố tùy tiện. Và cuối cùng là anh ta theo địch, lên đài Sài Gòn (của Ngụy quyền) khoe việc “đi dự đại hội chống cộng toàn châu Á ở Đài Bắc”,... Lời nguyền hai trăm năm và nhất là Thủy hỏa đạo tặc đã nêu bật những ấu trĩ, quan liêu, bệnh thành tích, hách dịch, cửa quyền của những chủ nhiệm hợp tác xã, chủ tịch, bí thư xã, huyện. Sức lao động bị kìm kẹp, sự sáng tạo bị triệt tiêu, nạn “cha chung không ai khóc” tràn lan, năng xuất lao động giảm sút, người nông dân bỏ ruộng, ngư dân không muốn ra khơi,. . . đã khiến bao làng quê thực sự lao đao, xơ xác. Đến thời mở cửa, Đỗ Minh Tuấn trong Thần thánh và bươm bướm đã kể về việc người nông dân như bị lừa gạt vì thiếu thông tin, vì chính quyền cơ sở không có được những chính sách, biện pháp thực sự đồng bộ, toàn diện. Họ - những người chân lấm tay bùn - khi thì ảo tưởng, lúc lại mù tịt từ chuyện cái sân golf đến những con bươm bướm, từ loài bọ hung đến những vấn đề như hội nhập, mở cửa, hợp tác quốc tế, mạng internet, kinh tế thị trường,. . . Vậy nên mới có những chuyện cười ra nước mắt như cả làng kéo nhau đi bắt bươm bướm hòng bán cho Nhật cho Tây, cả làng phải ân hận vì kí giấy đồng ý giao đất cho dự án sân golf. Cái sân chơi thượng lưu ấy không những không đem đến lợi ích gì cho người nông dân mà còn khiến họ mất đất và rơi vào bao cuộc ẩu đả chia làng, tách xóm, đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các thế hệ,... Lên án chiến tranh để bảo vệ hòa bình, mọi phê phán cũng chỉ nhằm bảo vệ cái đúng, cái tiến bộ, cái tốt đẹp. Hoặc, nói như Lại Nguyên Ân: “(. . . ), chỉ bằng việc thường xuyên nhắc nhớ, ôn lại, phân tích nguồn cơn, tính đếm thiệt hại, v.v. . . mới là phương cách tốt, chẳng những làm nguôi chấn thương mà còn đề phòng khả năng lặp lại những tai hoạ tương tự cho cộng đồng” [4]. Rõ ràng, nhiều nhà văn Việt Nam ở giai đoạn 1986-2010 vẫn viết về nông thôn, về người nông dân bằng tấm lòng nhân đạo sâu sắc, bằng cả tầm nhìn đủ sâu và đủ xa. 2.2. Những tấn bi kịch cuộc đời Trước hết, đó là bi kịch của những con người bị đè nặng mà thậm chí là kìm kẹp bởi các tổ chức, đoàn thể một thời “vững mạnh”. Điển hình nhất là nhân vật Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu. Chuyện anh “gian díu” với Hương đã tạo những điều tiếng, dư luận xấu. Cái dư luận đó thật khủng khiếp, nó còn đáng sợ hơn việc “bị nhốt trong buồng, bị quấn tóc vào cột”. Nó khiến cả tháng trời, “nhà ông đồ Khang như có người chết. Không ai dám đi đâu xa”. Rồi Sài dẫn đầu đoàn Thiếu nhi Tháng 8 nên nhận khăn quàng đỏ và được dặn “Cấm được bỏ vợ đấy nhé”. Câu nói đó đã trở thành “tảng đá khổng lồ đè lên người Sài”. Đến khi anh vào bộ đội, để được kết nạp đảng, anh phải thực hiện cái bổn phận làm chồng - dù chỉ một lần - với Tuyết! Không dừng lại ở việc lục tung của quyển nhật kí của Sài, tổ chức còn can dự “sâu sát” tới cả chuyện tình cảm, chuyện vợ chồng của anh. Nhân vật chính ủy Đỗ Mạnh từng phê phán Sài là một “kẻ bị trói buộc không dám cựa mình giẫy giụa, chỉ hong hóng chờ đợi, thấp thỏm cầu may”. Nhưng khi mọi thứ bị buộc trói quá chặt, lúc cái riêng tư bị đè nén tới mức gần như bị triệt tiêu thì liệu người ta đủ sức giãy giụa gì nhiều? Thứ nữa là bi kịch tình yêu. Có tình yêu là nạn nhân của chiến tranh và lòng hận thù, có tình yêu lại rơi vào bất hạnh do sai lầm chủ quan. Hạnh (Bến không chồng) là cô gái bản lĩnh, dám vượt 77 Dương Minh Hiếu qua mọi định kiến thù hằn dòng họ để đến được với Nghĩa. Họ từng có những đêm tắm trăng và tắm trong hạnh phúc ngọt ngào bên bãi cỏ cạnh bờ sông. Tình yêu của Hạnh đủ lớn để giúp cô kiên định bảo vệ hạnh phúc, đấu tranh không khoan nhượng để giữ gìn hạnh phúc. Nhưng rồi Nghĩa đi bộ đội để Hạnh vò võ đợi chờ với bao khát khao, buồn tủi. Cô nhớ mong Nghĩa, cô ao ước có con với anh, cô rơi vào cả cái căn bệnh khổ sở của đàn bà. Đó là nỗi bất hạnh. Đến khi Nghĩa trở về thì chiến tranh đã cướp đi của anh cái khả năng làm cha. Điều này còn bất hạnh nhiều hơn. Thêm nữa, Hạnh còn phải hứng chịu bao xỉa xói thâm độc của bà con bên nhà chồng. Họ đổ lỗi cho Hạnh, xem việc vợ chồng cô không có con là vì dám “xúc phạm” đến lời nguyền của dòng họ Nguyễn. Người ta có thể chịu đựng chờ đợi trong đằng đẵng, đợi chờ đến héo mòn tuổi xuân song không thể cứ trơ như đá trước những nanh nọc miệng đời và những cả những mâu thuẫn, dằng xé trong lòng mình. Hạnh cương quyết li hôn với Nghĩa. Đó là sự hi sinh, là sự cao thượng nhưng cũng là một bi kịch nhiều chua xót. Bà Son (Mảnh đất lắm người nhiều ma) thì từng là một cô gái hết mực xinh đẹp. Nhưng vì yêu anh Vũ Đình Phúc đã có vợ, chỉ giỏi lừa gạt chứ rất “hèn”, không dám từ bỏ “cái nhà ngói”, “cái sân gạch” nên cô Son đành cắn răng lấy anh Hàm thọt thợ mộc vốn thô lỗ, gia trưởng, ưa bạo hành. Dầu không có được hạnh phúc, dầu đã nhẫn nhịn trăm bề nhưng rồi bà Son cũng chẳng được yên. Bà đã yêu lầm một con ma sống (Phúc), lấy lầm một con ma sống (Hàm) và tin lầm một con ma sống khác (Thủ). Những sai lầm ấy phải trả giá bằng bao bất hạnh và bằng cả chính mạng sống của bà. Ở đây, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của Nguyễn Văn Long: “trong nhiều trường hợp, con người vừa là nạn nhân mà cũng là thủ phạm của tấn bi kịch đời mình, họ phải chịu một phần về số phận của mình” [11]. Thao (Thần thánh và bươm bướm) lại luẩn quẩn trong bi kịch bơ vơ, lạc loài thời mở cửa. Anh trơ trọi, cô độc ngay giữa ngôi nhà của mình. Vợ Thao không hiểu anh, từ những ham muốn bản năng đến khát khao được thể hiện, được “thừa nhận”. “Thánh” Chấn, con trai anh, thì ngay cả lúc được tin thờ, sùng bái nhiều nhất vẫn không đủ “thần lực” để thấu tỏ cha mình. Vậy nên mới có những lời khinh nhờn, xúc xiểm, hỗn láo từ “đứa con mất dạy” ấy. Thao còn gần giống một anh chàng Don Quixote trong việc giúp đỡ Lôi (đồng đội cũ của anh) và đứa bé là nạn nhân chất độc màu da cam. Nhiệt thành thì họ có thừa nhưng tất cả những gì làm được cũng chỉ là giữ cho cây bưởi kì lạ ra hoa quanh năm sống thêm vài tháng. Họ quá cô độc giữa bao con người gần như mê muội, đang bị cuốn theo hấp lực đồng tiền; họ quá nhỏ bé trước quá trình đô thị hóa nông thôn, trước hiện trạng nhiều người nông dân mất đất, mất cả những giá trị vốn là cốt cách, bản sắc, tinh thần của người chân quê đất Việt; họ cứ phải hoài loay hoay trong cơ man sự đảo lộn “còn ghê gớm hơn cả thời cải cách” [12]. Cuối cùng, với người nông dân nói riêng, với người Việt Nam vốn coi trọng các giá trị đạo đức, nhân cách thì có lẽ, bi kịch điếm nhục, oan sai thuộc vào hàng đáng sợ bậc nhất. Ví dụ như nhân vật chị/bà cả Thuần trong Dòng sông mía của Đào Thắng. Chị vốn là một người phụ nữ hiền hành, trung hậu, hết lòng vì chồng, vì con. Nhưng ở thời cải cách ruộng đất “trắng đen lẫn lộn”, chị bị vu khống những cái tội như “phản động”, “kích động”, “gây rối”, “âm mưu phá hoại”. . . Thứ nữa, lợi dụng hoàn cảnh bi thảm lúc đó của chị, lão Quýt gạ gẫm chị làm lẽ cho lão, thằng Lẹp thì giở trò hãm hiếp nhằm thỏa mãn thú tính. Khi đã già, bà cả Thuần vẫn còn bị con dâu lăng mạ: “Lúc nào cũng chính chuyên! Dạy con, dạy cháu. Nằm ngửa ra mời nó! Chửa hoang có con, bây giờ mới lộ cái mặt mẹt ra! Lại vẫn chứng nào tật ấy, giờ sắp xuống lỗ rồi còn tí tởn, tí táu tí mẻ, sờ soạng, hú hí”. Những lời lẽ như được tẩm thuốc độc đó cộng với cái tin Các hi sinh đã đánh gục bà cả Thuần: bà trẫm mình quyên sinh. Chết đi rồi mà nỗi oan ức của bà vẫn còn day dứt, cho đến lúc bà nghe được tiếng nói của sự bình đẳng đầy nhân bản: “Người ta khoác lên áo chùng đạo đức để chê bai tôi (bà Mến - NV) với bà. Họ không thấy Chúa Trời trao cho người đàn bà thiên chức đẻ ra những đứa con để duy trì nòi giống, nuôi dạy nòi giống khỏe mạnh, thông minh. Người đàn 78 Số phận người nông dân trong tiểu thuyết viết về nông thôn ở Việt Nam... ông chết sớm thì phải trả cho người đàn bà cái quyền có con với người khác, có đúng không bà? Cốt sao sống yêu cho thẳng, đừng lừa gạt gian dối, đừng để con bơ vơ”. Những bi kịch bị bần cùng hóa, lưu manh hóa có lẽ đã thuộc về quá khứ khá xa. Nhưng nỗi đau trong tình yêu và cảnh sống cô độc, trong nỗi điếm nhục và sự kìm kẹp thì dường như vẫn còn nguyên tính “thời sự”. Rõ ràng, niềm mong mỏi giải phóng con người cá nhân, những yêu cầu bảo vệ danh dự và khát vọng hạnh phúc của người nông dân đã được người nghệ sĩ đặt ra một cách mạnh mẽ nhân danh chính quyền sống của con người. 2.3. Những nỗ lực và phẩm hạnh cao đẹp Số phận người nông dân trong các trang tiểu thuyết viết về đề tài tam nông (giai đoạn 1986-2010) không chỉ toàn là gam màu tối, u uất. Đã có nhiều điểm sáng nhờ sự nỗ lực và nhất là nhờ bao phẩm chất đạo đức hết sức tốt đẹp của những chiếc áo tơi vẫn tay lấm, chân bùn. Ở đây, chúng tôi sẽ không bàn nhiều thêm về các giá trị truyền thống tự ngàn đời, đã trở thành bản sắc tinh thần Việt như tình làng nghĩa xóm, tình đồng đội, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương - đất nước, yêu lao động, niềm tin hướng thiện tích cực,. . . dù tất cả đã được thể hiện khá sắc nét và đã góp phần làm dày thêm ý nghĩa cho các tiểu thuyết viết về nông thôn (từ Đổi mới đến 2010). Trên con đường mưu cầu hạnh phúc chính đáng, người nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI đã có những nỗ lực (chúng tôi nhấn mạnh) rất tuyệt vời trong cả nhận thức lẫn hành động nhằm tự quyết số phận, tương lai của chính mình. Chúng ta thấy một sự nỗ lực lớn trong nhận thức của người nông dân. Bị kìm kẹp là thế, tưởng cả đời phải sống trong nhu nhược, nhưng rồi Sài (Thời xa vắng) cũng đã nhìn rõ sai lầm của mình. Anh “rút từ ruột mình ra” những lời tâm sự: “Giá ngày ấy em cứ sống với tình cảm của chính mình, mình có như thế nào cứ sống như thế, không sợ một ai, không chiều theo ý ai, sống hộ ý định của người khác, cốt để cho đẹp mặt mọi người, chứ không phải cho hạnh phúc của mình. (. . . .) Nửa đời người phải yêu cái người khác yêu, nửa còn lại đi yêu cái mình không có, đến bây giờ mới biết mình là thế nào thì lại. . . ”. Có thể nói, những chia sẻ đó vừa thể hiện sự thức tỉnh của con người cá nhân, vừa là sự tỉnh ngộ trong nhận thức về mục đích sống, đối tượng yêu của Sài. Anh đã thấy được nguồn cơn chính của mọi bất hạnh đời mình để rồi từ đó cương quyết đoạn tuyệt tất cả: li dị với Châu, bỏ đất Hà thành để về với cái làng Hạ Vị quen thuộc. Tuy có phần hơi muộn màng song việc “nhận thức lại” của Sài không chỉ thể hiện một nhân sinh quan mới mẻ và tiến bộ mà còn hàm chỉ cho cả tư tưởng của người cầm bút. Cụ thể hơn là xu hướng “nhận thức lại” trong phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam thời kì trước 1986 của nhiều nhà văn sau này. Người đọc được chứng kiến một anh Khuê bộ đội xuất ngũ (Dòng sông mía) đã toàn tâm, toàn lực cố gắng phục hồi nghề làm đường mía của dòng họ; một anh Thanh dám tổ chức và dám nhận trách nhiệm về việc khoán sản phẩm ở hợp tác xã Thanh Bình (Thủy hỏa đạo tặc); một Hai Thìn chia tập đoàn thành tổ đánh bắt có giao sản lượng và được quyền chủ động thời gian, ngư trường (Lời nguyền hai trăm năm),. . . Điểm chung trong họ là đều đã nhận ra những ngăn sông cấm chợ, kịp kẹp phi lí dẫn đến hiệu quả lao động thấp, cái tiêu cực, cái đói khổ bủa vây khắp nơi ở thời bao cấp. Bên cạnh phẩm chất siêng năng, cần cù và tình yêu lao động, tinh thần “dám nghĩ dám làm” của một bộ phận người nông dân kể trên đã vượt lên trên tư duy của không ít cán bộ đương thời. Ngoài ra, cũng cần nói đến lòng vị tha, nỗ lực “bước qua lời nguyền” để vươn lên của người nông dân. Tạ Bông (Lão Khổ ), một người đã tự cắt tay uống rượu thề “không đội trời chung với Tạ Khổ” nhưng rồi cuối cùng cũng tha thứ cho tất cả: “Ai chả có một thời dại dột đến lầm lỗi”. Bởi rõ ràng, càng gây thù, chuốc oán thì chỉ càng thấy cảnh “máu đổ nhà tan, anh em li tán”. Chỉ 79 Dương Minh Hiếu những người đủ bao dung mới là người chiến thắng, là người tìm được con đường sáng cho bản thân mình. Hay như nhân vật giáo Quý trong Người giữ đình làng của Dương Duy Ngữ: từng bị oan sai, từng phải sống “lặng lẽ, âm thầm như một cái bóng” song ông không hề ca thán, bất mãn hoặc phó mặc, buông xuôi. Ông vẫn dạy chữ Hán cho thế hệ trẻ, dịch và viết gia phả cho nhiều dòng họ. Đặc biệt hơn cả, ông vẫn gìn giữ mái đình làng cho cháu, cho con. Nghĩa cử, hành động của ông là tấm gương và cũng là nền tảng, là điểm tựa, đúng như ông chủ tịch xã Nguyễn Quang Hưng đã phải hai lần cảm thán: “May quá, không có cụ thì chúng con chết!”. Ở thời nào cũng thế, đức vị tha giúp lòng người an nhiên, xã hội yên bình. Khi đất nước mở cửa, việc khép lại hận thù quá khứ là điều kiện tiên quyết để hội nhập và cùng phát triển. Người nông dân Việt Nam có thể còn nghèo khổ, còn phải đương đầu với bao khó khăn, bất hạnh. Dù vậy, họ không bao giờ đầu hàng, không để sự bi nản hủy hoại cuộc sống của mình. Sự đấu tranh, những nỗ lực của họ là không hề ngừng nghỉ. Phát hiện ra điều này, các nhà văn chân chính đã thể hiện cả cái tài lẫn cái tâm với bao cuộc đời nơi cây đa, giếng nước, mái đình. 3. Kết luận Khi độ lùi của quá khứ đủ xa, khi “hoàn cảnh” (chữ dùng của J.F.Lyotard) cho phép, tiểu thuyết viết về nông thôn Việt Nam (sau 1986) đã không chỉ khắc phục được tính chất sử thi trong tư duy nghệ thuật ở giai đoạn trước mà còn đi sâu khám phá, phản ánh bao bất hạnh đè nặng lên cuộc sống người nông dân cùng những phẩm chất tốt đẹp và thiên lương ngời sáng trong họ. Đó không còn là cảnh “tắt đèn” vì sưu cao, thuế nặng, sự nham hiểm - tàn bạo của cường hào nông thôn mà chủ yếu là vì chiến tranh và bởi chính sai lầm trong cơ chế, chính sách ở một thời chưa hẳn đã xa. Cải cách ruộng đất; việc các đoàn thể hoàn toàn thống ngự, áp chế “cái Tôi”; nền kinh tế tập trung bao cấp,. . . là những bài học rất đắt. Nhưng dù thế nào thì người nông dân Việt Nam vẫn luôn gìn giữ, phát huy được những phẩm chất, đức tính cao đẹp. Và đó đã thực sự trở thành mạch nguồn chảy mãi trong đời sống làng quê; đã là nguồn cảm hứng bất tận đối với nghệ thuật chân chính. Các nhà văn của chúng ta, dù “thâm canh” một đề tài quen thuộc nhưng đã nỗ lực tìm tòi, phát hiện rồi từ đó miêu tả cuộc sống nông thôn, số phận người nông dân như nó đã và đang và sẽ “sinh thành”. Người cầm bút - mượn ý Huỳnh Như Phương - vừa “theo kịp những chuyển động của đời sống bên ngoài” vừa không lạc hậu so với “những chuyển động của đời sống diễn ra ngay bên trong lòng người” [12]. Đấy là sự đổi mới, là một trong những thành công lớn nhất của tiểu thuyết viết về đề tài tam nông ở Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến 2010). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Ngọc Hiến, 1987. “Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu”. Tạp chí Văn nghệ quân đội, (4), tr.118 - 119. [2] Phong Lê, 2012. “Nông thôn và người nông dân trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX”. Tạp chí Cửa Việt, (5), tr.65 - 70. [3] Thiếu Mai, 1987. “Nghĩ về một Thời xa vắng chưa xa”. Tạp chí Văn nghệ quân đội, (4), tr.120 - 125. [4] Trung Trung Đỉnh, 1991. “Dương Hướng và Bến không chồng”. Tạp chí Văn nghệ quân đội, (3), tr.99 - 104. [5] Đặng Thị Tuyết, 2011. “Đọc lại Bến không chồng. . . ”. Báo Quân đội Nhân dân, số ra ngày 25/5/2011. [6] Nguyễn Thị Bình, 2007. Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995: Những đổi mới cơ bản. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 80 Số phận người nông dân trong tiểu thuyết viết về nông thôn ở Việt Nam... [7] Trần Thị Mai Nhân, 2014. Những đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam trong 15 năm cuối thế kỉ XX. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [8] Bùi Như Hải, 2013. Đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết Việt Nam về nông thôn từ 1986 đến nay. Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội - Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội. [9] Phùng Quý Nhâm, 1998. “Tinh thần phân tích tâm linh, một đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực”. Tạp chí Văn học, (4). [10] Lại Nguyên Ân, 2006. Về tiểu thuyết Ba người khác. Nguồn: Talawas.org, (25/12). [11] Nguyễn Văn Long, 1991. “Bức tranh làng quê và những số phận”. Báo Văn nghệ, (12). [12] Huỳnh Như Phương, 1993. “Văn học hôm nay đang nhìn lại chính mình”. Tạp chí Văn học, (1). ABSTRACT Human fates of Vietnamese novels about rural from 1986 to 2010 Human fates in Vietnamese novels about rural life from 1986 to 2010 There was a focus in writing about the fate of farmers which is unfortunate but still shines with beautiful virtue in some Vietnamese outstanding novels about rural areas from 1986 to 2010. This helps readers see the value of reflecting upon reality as well as the lofty and beautiful humanitarian spirit in works created by writers who were deeply attached to their homeland. Keywords: Penury, tragedies, honest. 81

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3867_dmhieu_0622_2132801.pdf
Tài liệu liên quan