Dấu ấn của một số “chủ nghĩa”, trường phái văn học pháp thế kỉ XIX trong văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư trước 1945 - Hồ Thị Thanh Thủy

Tài liệu Dấu ấn của một số “chủ nghĩa”, trường phái văn học pháp thế kỉ XIX trong văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư trước 1945 - Hồ Thị Thanh Thủy: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0010 Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 71-77 This paper is available online at DẤU ẤN CỦAMỘT SỐ “CHỦ NGHĨA”, TRƯỜNG PHÁI VĂN HỌC PHÁP THẾ KỈ XIX TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ CỦA LƯU TRỌNG LƯ TRƯỚC 1945 Hồ Thị Thanh Thủy Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Đồng Nai Tóm tắt. Không chỉ là một nhà thơ, nhà viết kịch, Lưu Trọng Lư còn là một nhà văn, một nhà văn từng bị "lãng quên". Ông là nhà văn đặc biệt trong thế hệ nhà văn nổi tiếng trước 1945, là hợp lưu của 3 dòng văn học: lãng mạn, hiện thực và yêu nước. Trong những trang văn của Lưu trọng Lư trước 1945, người đọc có thể nhận ra dấu ấn của một số "chủ nghĩa", trường phái văn học Pháp thế kỉ XIX và chủ nghĩa nào khi để dấu ấn ở Lưu Trọng Lư cũng đã được cải biến theo cái nhìn nghệ thuật riêng của nhà văn. Từ khóa: Dấu ấn, chủ nghĩa, trường phái, văn học Pháp thế kỉ XIX, văn xuôi tự sự. 1. Mở đầu Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, Lưu Trọng Lư được đánh...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dấu ấn của một số “chủ nghĩa”, trường phái văn học pháp thế kỉ XIX trong văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư trước 1945 - Hồ Thị Thanh Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0010 Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 71-77 This paper is available online at DẤU ẤN CỦAMỘT SỐ “CHỦ NGHĨA”, TRƯỜNG PHÁI VĂN HỌC PHÁP THẾ KỈ XIX TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ CỦA LƯU TRỌNG LƯ TRƯỚC 1945 Hồ Thị Thanh Thủy Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Đồng Nai Tóm tắt. Không chỉ là một nhà thơ, nhà viết kịch, Lưu Trọng Lư còn là một nhà văn, một nhà văn từng bị "lãng quên". Ông là nhà văn đặc biệt trong thế hệ nhà văn nổi tiếng trước 1945, là hợp lưu của 3 dòng văn học: lãng mạn, hiện thực và yêu nước. Trong những trang văn của Lưu trọng Lư trước 1945, người đọc có thể nhận ra dấu ấn của một số "chủ nghĩa", trường phái văn học Pháp thế kỉ XIX và chủ nghĩa nào khi để dấu ấn ở Lưu Trọng Lư cũng đã được cải biến theo cái nhìn nghệ thuật riêng của nhà văn. Từ khóa: Dấu ấn, chủ nghĩa, trường phái, văn học Pháp thế kỉ XIX, văn xuôi tự sự. 1. Mở đầu Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, Lưu Trọng Lư được đánh giá là một trong những người tiên phong của phong trào Thơ mới. Trước cách mạng, bên cạnh những thi phẩm nổi tiếng, ông còn sáng tác một khối lượng văn xuôi khá lớn với 27 truyện ngắn, 27 tiểu thuyết. Ông là nhà văn đặc biệt trong thế hệ nhà văn nổi tiếng trước 1945, là hợp lưu của 3 dòng văn học: lãng mạn, hiện thực và yêu nước. Nói về sự ảnh hưởng của phương Tây thế kỉ XX ở nước ta, nhà phê bình Hoài Thanh – Hoài Chân đã so sánh nó giống như “một cơn gió mạnh bỗng từ xa thổi đến... Sự gặp gỡ phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam mấy mươi thế kỉ” [6;15]. Điều này đã ảnh hưởng tới đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm, thẩm mĩ của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ như Lưu Trọng Lư lúc bấy giờ. Do đó, ở những trang văn của tác giả trước 1945, người đọc có thể nhận ra dấu ấn của một số "chủ nghĩa", trường phái văn học Pháp thế kỉ XIX. 2. Nội dung nghiên cứu Đọc văn xuôi Lưu Trọng Lư trước cách mạng, trước hết người ta thấy dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn trong đó. Điều này thực ra không có gì khó hiểu, bởi chính chủ nghĩa lãng mạn chứ không phải cái gì khác là yếu tố thứ nhất tác động tích cực đến văn đàn Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ XX, khơi lên ý thức cá nhân và gieo nguồn cảm hứng sáng tác mới cho những “ông tây An Nam” đang hồ hởi bước tới văn đàn. Theo Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên thì “Chủ nghĩa lãng mạn vừa là trào lưu văn học, vừa là phương pháp sáng tác, mang một nội dung xã hội Ngày nhận bài: 15/9/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017 Liên hệ: Hồ Thị Thanh Thủy, e-mail: thuyhodhdn@gmail.com 71 Hồ Thị Thanh Thủy – lịch sử cụ thể, hình thành một cách tiêu biểu ở Tây Âu vào sau Đại cách mạng tư sản Pháp năm 1789” [5;135], với các tác gia tiêu biểu như: Victor Hugo, George Sand, William Blake. . . Còn Từ điển thuật ngữ văn học thì xác nhận: “Ở Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn như một trào lưu văn học xuất hiện vào những năm 30 của thế kỉ XX. Tiêu biểu cho trào lưu văn học này là sáng tác văn xuôi của nhóm Tự Lực văn đoàn và sáng tác thơ ca của phong trào Thơ mới” [2;88]. Về đề tài, chủ nghĩa lãng mạn theo tinh thần của Victor Hugo đã “chủ trương (. . . ) đưa cái cao quý lẫn cái thấp hèn, cái cao cả lẫn cái kệch cỡm, cái đẹp lẫn cái xấu vào văn học nghệ thuật. Chủ trương tất cả cái gì tồn tại trong tự nhiên đều tồn tại trong nghệ thuật” [5;148]. Lưu Trọng Lư là một nhà văn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Pháp, trước hết là sự lãng mạn trong cảm hứng sáng tạo và chọn lựa đề tài. Ở đây, Lưu Trọng Lư đã đem nguồn cảm hứng về thế giới thần tiên mộng ảo vào những trang văn xuôi của mình. Vì vậy, có những tác phẩm của ông mang hơi thở của chuyện cổ tích. Mà một trong những đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn là “Rất coi trọng văn học dân gian. . . trở về với văn học dân gian” [5;150]. Những ai say mê những câu chuyện thần kì, chuyện cổ tích sẽ không xa lạ gì với các mô típ: tái sinh, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo... Tiểu thuyết Hương Giang sử được chia thành năm phân đoạn, mỗi phân đoạn là một câu chuyện tình. Ở Giọt lệ đầu tiên, tác giả kể lại cuộc gặp gỡ giữa người tiều phu và tiên nữ. Tiên nữ do say mê cuộc sống trần tục nên đã trốn khỏi cõi tiên để xuống hạ giới sống hạnh phúc với người tiều phu bảy năm trời và sinh được một đứa con thơ. Nhưng tiên và người thuộc hai cõi khác nhau, bởi vậy, nàng lặng lẽ trở về tiên giới trong đau xót để cho chàng ôm đứa con thơ cùng mối tình sâu quyết đi tìm vợ dù đầu xanh hóa ra đầu bạc. Câu chuyện nghe gần giống với cốt chuyện dân gian Từ Thức lấy vợ tiên: “Xa xa một tiếng gà rừng gáy lần thứ hai. . . cái giờ nàng phải trở về tiên giới. Nhưng... cái mùi tục lụy mà nàng đã tẩm vào tâm hồn người tiên nữ, mùi tục lụy ấy, nàng sẽ gột rửa đi bằng nước sông Hương. Nàng nhảy tùm xuống nước, ngụp đầu vài cái xuống đáy sông, rồi lại trồi dậy và từ từ cất mình lên tầng không. Các bạn ơi! Tiên nữ lâng lâng đã về trời” [3;148]. Nếu kết thúc ở đây, thực chất Lưu Trọng Lư mới chỉ kể lại một câu chuyện dân gian mà thôi. Nhưng trên thực tế, ông đã cải biến cốt truyện của chuyện xưa theo cái nhìn nghệ thuật riêng của mình. Chính những giọt nước mắt khóc cho khối tình tuyệt vọng của nàng tiên là nguyên nhân khiến nước dòng Hương Giang nhuốm màu tục lụy, là Giọt lệ đầu tiên mở màn cho bốn thiên tình sử tiếp theo. Đây mới là điều tác giả muốn người đọc khám phá. Sang phần II, III - Cảm hóa và Một buổi hoàng hôn của tiểu thuyết Hương Giang sử nhà văn viết về cuộc đời của những cô gái giang hồ. Qua câu chuyện tình yêu giữa thầy tu và gái điếm, tác giả khẳng định: “Thiên kinh vạn truyện không bằng một chữ “Ái tình” [3;149]. Trong văn học, ta thường bắt gặp những truyện có đề tài liêu trai, ma quái. Ngay từ những bộ sách của nhiều tài tử thời đại Tiên Tần, ta đã thấy có rất nhiều ghi chép về giấc chiêm bao. Từ thời Đường, Tống về sau, những ghi chép thuộc loại này đã phát triển thành dòng văn học mộng ảo. Thế giới thần tiên, mộng ảo trong tác phẩm văn xuôi tự sự của Lư Trọng Lư có “Một chút ít Edgar Poe pha lẫn với Bồ Tùng Linh; cái đầu lâu ghê rợn của phương Tây dưới cái ánh sáng xanh dịu của ngọn nến phương Đông; tất cả sự hoang đường của Liêu Trai chí dị, cạnh những điều nhận xét sáng suốt của Flammarion” [1;6]. Người nữ tif của Bà chúa Liễu dẫn chúng ta vào cuộc hành trình giống như đi vào thế giới cõi mộng ảo, lúc mơ, lúc tỉnh, thực thực hư hư, ghê rợn lạnh lùng. Trong câu chuyện, tác giả đã đặt nhân vật Lê Sinh trên con đường vượt đèo, hai lần gặp người đẹp, hai lần đều có tình cảm lưu luyến mến thương. Tuy nhiên, hai người con gái đó thực ra chỉ là một. Người nữ tỳ của Bà chúa Liễu mà người dân quen gọi là Nường Ba lại là một hồn ma dâm dục. Tất 72 Dấu ấn của một số “chủ nghĩa”, trường phái văn học Pháp thế kỉ XIX trong văn xuôi tự sự... thảy những “ông Phủ ở đằng trong ra, ông Huyện ở đường ngoài vô đều có ghé lại ở thuyền thiếp” [3;239]. Những người đàn ông vượt đèo không ai thoát khỏi lưới tình của Nường Ba. Đối với những nhà lãng mạn chủ nghĩa, thiên nhiên là một đề tài chủ đạo. Sách Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên đã viết: “chủ nghĩa lãng mạn rất coi trọng vai trò của thiên nhiên, kêu gọi “trở về với thiên nhiên. . . thiên nhiên trở nên vô cùng rạng rỡ, giàu thanh sắc trong tác phẩm của họ” [5;150]. Đề tài này trong sáng tác của Lưu Trọng Lư được thể hiện qua việc lồng ghép cảnh thiên nhiên vào những câu chuyện tình yêu nam nữ. Lúc này, thiên nhiên như một người bạn để chia sẻ, như một thân hữu đáng tin cậy để tác giả bộc bạch bao nỗi băn khoăn, trăn trở, mở rộng cõi lòng mình trước con người, trước cuộc đời. Đến với mảng văn xuôi tự sự trước 1945, chúng ta được chiêm ngưỡng màu sắc thiên nhiên của ba vùng đất Quảng Bình, Huế và Hà Nội. Ngoài vẻ đẹp của nó, thiên nhiên còn là không gian lãng mạn, bình yên để cho nhân vật của Lưu Trọng Lư thỏa sức vùng vẫy. Với câu chuyện tỏ tình bất thành của Cô bé hái dâu, tác giả cho ta thấy vẻ đẹp kì vĩ, diễm lệ của khung cảnh hang động Phong Nha (Quảng Bình). Ở những tác phẩm viết về Hà Nội, nhà văn cũng không quên dành ưu ái cho những thắng cảnh của Hà thành. Các địa danh như: hồ Gươm, chùa Láng, chùa Thầy. . . hiện lên gắn liền với những cuộc đi chơi của các nam thanh nữ tú, họ là những trí thức, những nữ sinh, những cô gái mới có tư tưởng tiến bộ học trường Pháp - Việt. Tuy nhiên, sông Hương, nhà vườn Huế là không gian được nhà văn nhắc tới nhiều hơn cả. Sông Hương, núi Ngự, núi Thiên Thai là những thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng của đất Cố Đô. Lưu Trọng Lư cũng không quên nhắc đến trong những trang văn của mình bức tranh thiên tạo đó với một cách giới thiệu hết sức ấn tượng: “Xưa nay, núi Ngự và Sông Hương đã làm nên danh tiếng cho đất đế đô. Những núi sông ấy kể cũng đẹp thật, nhưng vẫn là cái đẹp ẻo lả, tha thướt, cái đẹp của cô gái bên bờ sông Hương, thiếu cái hùng dũng oai nghiêm xứng với sự nghiệp của những ông vua anh hùng” [3;161-162]. Tất thảy những cảnh sắc thiên nhiên trong tác phẩm tự sự của ông đều là cái phông nền, là sự dẫn dắt cho những cuộc tình duyên trong câu chuyện. Trong nguyên tắc khắc họa tính cách, “chủ nghĩa lãng mạn tích cực thường đem những nhân vật có tình cảm mạnh mẽ và lí tưởng đẹp đẽ để đối lập với thực tế nghèo nàn và thù địch chung quanh” [5;142]. Những nhà lãng mạn không ít thì nhiều đều mang tâm lí thất bại chủ nghĩa. Tâm lí này nảy sinh một cách tất yếu khi người ta thấy bao mục tiêu xã hội đẹp đẽ lần lượt bị đánh cắp bởi những lực lượng điều hành xã hội. Một nỗi bi quan, chán nản phủ trùm lên cuộc sống của những người nhiều mơ mộng. Nhân vật của Lưu Trọng Lư ít nhiều mang dáng dấp của tính cách như vậy, tuy nhiên, khi đi vào trang văn của Lưu Trọng Lư, những nhân vật có tình cảm mạnh mẽ và lí tưởng đẹp đẽ họ lại trở thành những nhân vật mang tâm lí thất bại. Nhân vật Lê Tuấn trong Con voi già của vua Hàm Nghi là một ví dụ. Lê Tuấn từng làm quan, vì về quê cư tang mẹ mà rời bỏ chốn quan trường. Ông mở trường dạy học, được mọi người kính nể, trọng vọng gọi là quan lớn Lê. Ông chính là người lãnh đạo dân làng chống lại bọn giáo dân (Hương Phương) và đưa họ tản cư khi bị giáo dân kéo sang vây đánh, cuối cùng ông quyết tâm tập hợp, huấn luyện một đội quân rồi đi vào rừng sâu tìm và phò giá vua Hàm Nghi đang lẩn lút trong miền rừng núi do kinh thành thất thủ. Nhưng nhà vua bị kẻ dưới trướng chỉ điểm cho quân Pháp bắt, nghĩa quân Cần Vương tan rã, quan lớn Lê lại trốn vào rừng sâu - rõ ràng là một anh hùng thất bại. Ngoài ra, “rất nhiều nhân vật của các truyện thế sự, truyện tình yêu, đều được Lưu Trọng Lư mô tả thành những kẻ thất bại” [1;18], tác giả hình dung ra nhiều kiểu thất bại. Không chỉ việc nhân vật chính bị mất người yêu, bị tình phụ, phải chọn cái chết, mới cho thấy thất bại của con người như Cô Liên (tiểu thuyết Cô bé hái dâu), thi sĩ Liên và cô nữ sinh Cẩn trong Em là gái bên song cửa. . . mà qua Cô gái tân thời 73 Hồ Thị Thanh Thủy lại cho ta thấy một kiểu thất bại do động cơ hành động quá tùy hứng, nông nổi, vì chất lí tưởng hết sức hời hợt, họ thiếu ý chí, sống không có lí tưởng rõ ràng của vợ chồng Lương. Nhân vật Huy (Từ thiên đường đến địa ngục) rõ ràng là một thanh niên thất bại, anh thất bại vì sự thoát li gia đình một cách nông nổi, tùy hứng. Đắm chìm trong thuốc phiện và kết thân với gái giang hồ, sau một năm quay về, thân tàn ma dại, vợ chết, gia đình làm ngơ, Huy mới nhận ra sự thất bại của mình thì đã quá muộn. Do đó, Lại Nguyên Ân trong bài viết Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư đã nhận định “Sự thất bại của các nhân vật chính ở văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư không chỉ được giải trình như hậu quả những cản ngại từ họ hàng, gia đình hay từ khác biệt tôn giáo. . . đây là thất bại của sự “nổi loạn” quá non nớt, khờ khạo, của một kẻ “tiên thiên bất túc” [1;19]. Một trong những đặc điểm thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn là “ra sức mở rộng phương tiện diễn đạt, phát triển ngôn ngữ đến chỗ rất mực phong phú. . . Câu văn trong tác phẩm lãng mạn rất phóng túng linh hoạt, nhưng cũng rất mực ngân chuyển, giàu chất nhạc họa” [5;151-152]. Trong số 54 truyện ngắn và tiểu thuyết của Lưu Trọng Lư trước cách mạng tháng 8, chúng ta thấy có tới 21 tác phẩm tác giả đưa thơ vào hoặc để nhân vật tự hát (15 tác phẩm trích dẫn thơ). Nhưng những tác phẩm chịu ảnh hưởng đặc điểm thi pháp nêu trên đều gắn với những hồi ức, kỉ niệm tuổi thơ, những câu chuyện tình lãng mạn. Có khi chất thơ trong văn xuôi Lưu Trọng Lư được cất lên từ sự hồi tưởng miên man về kí ức tuổi thơ, về mẹ. Trong Chiếc cáng xanh, những hồi ức của tác giả đã trở thành chất liệu hư cấu cho câu chuyện. Đó là những kí ức của cuộc hành trình về quê ngoại, về tuổi thơ, đặc biệt là kí ức về người mẹ. Đây là một minh chứng cho sự đồng điệu, sự kết nối của tâm hồn thi sĩ và tâm hồn văn sĩ. Bên cạnh những sáng tác chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa lãng mạn, nhiều tác phẩm khác của Lưu Trọng Lư lại cho thấy vang bóng của chủ nghĩa tình cảm. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Chủ nghĩa tình cảm coi cái cốt yếu của “bản chất con người” là tình cảm” [2;92-93]. Chiếu đặc điểm này vào trong sáng tác của Lưu Trọng Lư, ta có thể xác nhận điều đã nêu trên. Nhân vật Hải trong Gió cây trút lá, là một thanh niên có địa vị trong xã hội, lại xuất thân là con quan Phủ. Nhưng không vì thế mà Hải coi thường Lan. Ngay từ lần đầu gặp cô anh đã có tình cảm, khi tình cờ phát hiện Lan là gái giang hồ trên sông Hải đau khổ nhưng Hải đã vượt qua ranh giới của giai cấp, dùng tình cảm thay cho lí trí nên anh vẫn yêu và sống cùng với Lan những ngày tháng hạnh phúc. Có khi là chuyện một sư ông (trong tiểu thuyết Hương giang sử) đang theo kiếp tu hành nhưng không quên được bụi trần và đã quyết tâm đi cứu người yêu thoát ra khỏi kiếp gái giang hồ. Hành động của nhà sư xuất phát từ tấm lòng tư bi của nhà Phật là cứu vớt mọi sinh linh ra khỏi tội lỗi của trần ai, đó là một hành động đẹp. Ý nghĩ tốt đẹp là vậy, song lí trí không thể điều khiển được nên trong phút chốc sư ông đã phá giới bên bàn đèn và tình nhân. Nhân vật Trà Hoa Nữ (Trà Hoa Nữ) ở Tây động đã quên đi thân phận là tiên để lôi kéo, cám dỗ, yêu và sống với một người trần trong khi tiên ông đi hái thuốc ở núi xa. Còn Lương Hà Dật ý định ban đầu của anh cống sinh ba lần thi hỏng là sẽ đi tìm một ngọn núi dâng mình cho Phật tổ, trọn đời theo kiếp tu hành. Nhưng Lương Sinh đã dâng mình cho ái tình, sống với Trà Hoa Nữ như vợ chồng trước khi tiên ông trở về động. Hoặc cô gái xinh đẹp, thông minh, có tài thổi sáo (Tàn một kiếp) là con duy nhất trong một gia đình giàu có, được cha hết sức nâng niu chiều chuộng, nhưng cô đã bỏ gia đình, bỏ những kẻ cầu hôn giàu có, tự nguyện “quảy bầu gánh” theo một anh mù làm nghề hát xẩm nhưng có tiếng đàn làm say mê lòng người, vì cô là người say mê nghệ thuật. Có khi lại là câu chuyện đầy tình người qua hành động của vợ chồng chủ nhà: trả hẳn một năm tiền công và cho Con vú em trở về với chồng con khi phát hiện tình cảnh đáng thương của gia đình nó. Qua những tác phẩm này, Lưu Trọng Lư cho thấy các nhân vật của mình coi tình cảm là một nguyên tắc sống, nguyên tắc để ứng xử, hành động. 74 Dấu ấn của một số “chủ nghĩa”, trường phái văn học Pháp thế kỉ XIX trong văn xuôi tự sự... Chủ nghĩa tình cảm rất lưu ý đến việc phát hiện ra thế giới nội tâm phong phú của con người. Chính các truyện ngắn, tiểu thuyết của Lưu Trọng Lư đã say mê tiếp cận và khám phá thế giới đó. Nhân vật trong tác phẩm của ông là con người có tâm hồn với những tâm trạng, tâm tình, cảm xúc, cảm giác. Với lối văn khi nhẹ nhàng điềm tĩnh, có khi bộc trực gân guốc, nhà văn đã diễn tả cảm giác của con người với những cung bậc khác nhau. Câu chuyện Cô Nhung khiến người đọc có biết bao suy nghĩ, trăn trở trước một cô gái tân thời mơ mộng. Con người Nhung cũng có lúc nghĩ thế, cũng có lúc lại nghĩ khác đi. Nhung đã phải khổ sở rất nhiều khi phải lựa chọn đi với Đông để được hưởng hạnh phúc ngọt ngào của tình yêu hay ở lại với chồng để làm tròn nghĩa vụ một người vợ: “Rồi lặng im nhìn ra xa, phía cây sung, chỗ thuyền đậu... Bỗng nàng quay lại phía Đông một cách đột ngột và nhắm mắt lại nói, nói rất nhanh: - Anh Đông, thôi xin anh để cho em về với... cái cuộc đời tầm thường, cái cuộc đời của em” [3;404]. Lưu Trọng Lư là con người nhạy cảm, ông đi sâu vào thế giới nội tâm con người, biết quan sát cái bên trong, biết đi sâu vào những bí ẩn tâm lí. Tác giả đã hướng cái nhìn của mình vào những vùng khuất tối nhất trong thế giới nội tâm con người: cái khoảng tối ẩn náu sự hèn hạ, yếu đuối, xấu xa đáng loại bỏ để tìm ra những khoảng sáng thanh cao. Bởi thiếu cái đẹp, cuộc sống trở nên tầm thường biết bao. Nếu việc tiếp nhận và chịu ảnh hưởng kiểu sáng tác tình cảm chủ nghĩa góp phần hình thành đặc điểm cái tôi cá nhân, thể hiện đậm nét dấu ấn chủ quan của Lưu Trọng Lư; thì những tác phẩm mang giá trị hiện thực với những nét đặc thù trong cách phê phán hiện thực cho ta thấy tác giả đã nói lên tiếng nói đồng điệu với xu thế của thời đại. Các sáng tác hiện thực chủ nghĩa thường mang giá trị hiện thực do mô tả cuộc sống xã hội một cách chân thực, phơi bày những thực trạng xã hội đen tối; nó mang tinh thần nhân đạo sâu sắc do nói lên tiếng nói bênh vực những tầng lớp lao động bị áp bức và phê phán, tố cáo giai cấp thống trị bóc lột. Lí luận văn học (tập 3) do Phương Lựu chủ biên đã viết: “Chủ nghĩa hiện thực phê phán có ở Anh, ở Nga và cả ở phương Đông sau này, nhưng hình thành một cách tiêu biểu và đầu tiên trong văn học Pháp vào khoảng năm 1830” [5;154]. Qua những tác phẩm văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư trước 1945, chúng ta có thể tìm thấy những trang viết mang tính chất phê phán hiện thực rõ nét. Khi tìm hiểu không gian hiện thực, ta thấy nổi bật lên là không gian tâm trạng, không gian nội cảnh với những đấu tranh, dằn vặt, giằng xé của con người như Bến cũ, Cô bé hái dâu... Những ranh giới mong manh luôn được nhà văn chú ý tạo dựng để thử thách nhân vật của mình. Ở cách phê phán, Lưu Trọng Lư không tập trung phê phán rõ ràng một giai tầng, một chế độ hay một thói hư tật xấu... mà ở đây tác giả muốn phơi bày một hiện thực trong cuộc sống lúc bấy giờ, đó là bi kịch tình yêu của những nam nữ tân thời. Lưu Trọng Lư không đi sâu vào phê phán sự không môn đăng hộ đối, sự xung đột giữa mới và cũ dẫn đến trai gái chia lìa hay sự vùng dậy để đấu tranh đến cùng đòi sự bình đẳng trong hôn nhân như cô Mai trong Nửa chừng xuân (Khái Hưng). Những nhân vật của Lưu Trọng Lư cũng là những con người mới, được học trường Pháp - Việt, ảnh hưởng lối sống Tây phương rõ nét. Họ có những tình yêu trong sáng tự do của tuổi học trò. Tưởng rằng, những con người này sẽ theo đuổi lối sống mới tới cùng. Nhưng một khi bị gia đình lên tiếng ngăn cản, ngay lập tức những con người ấy ngoan ngoãn nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ. Đó là Nhung trong tiểu thuyết Cô Nhung, khi bị cha phát hiện những dấu hiệu của gái tân thời, ông bắt cô thôi học và chuyển cô vào Huế rồi gả cho một viên quan trẻ, Nhung không một lời 75 Hồ Thị Thanh Thủy phản kháng, âm thầm rời xa Đông và lên xe hoa. Nguyệt (Cô Nguyệt) cũng vậy, bằng lòng làm thê thiếp cho ông quan - dượng lấy cô ruột của mình, với một ý nghĩ thật thà là làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu. Trong khi cô đang có mối tình trong sáng với Thanh. Anh chàng Thiệu (Bến cũ) yêu Quỳnh mà không dám thưa với cha mẹ, bằng lòng chấp nhận cuộc hôn nhân do gia đình sắp đặt. Để nhận lấy kêt cục bi thảm là người yêu phải tự tử bằng thuốc độc trong thời điểm hai người cùng hẹn nhau bỏ trốn. Những hậu quả đau buồn đó bắt nguồn từ người trong cuộc. Giả dụ, cô Nhung, cô Nguyệt, anh Thiệu lên tiếng phản đối trước sự sắp đặt của gia đình, nói rõ mối tình của mình cho cha mẹ nghe có lẽ họ đã có những kết cục hạnh phúc. Đó là kiểu tân thời nửa vời của những nam thanh nữ tú lúc bấy giờ mà bản thân nhà văn muốn phản ánh. Mặt khác, người đọc không thấy trong sáng tác của Lưu Trọng Lư cái mỉa mai cay độc đến dữ dằn của Vũ Trọng Phụng, chất triết lí và cái cay đắng của Nam Cao. Mảng văn xuôi hiện thực của tác giả nhẹ nhàng, sâu sắc. Vì đứng từ điểm nhìn của một nhà thơ nên thái độ phê phán của Lưu Trọng Lư không gay gắt, không giằng xé. Viết về việc thiếu sưu thuế, Ngô Tất Tố đã để chị Dậu phải dứt tình bán con gái đầu lòng và đàn chó để nộp sưu cho chồng. Cùng viết về một sự việc nhưng Lưu Trọng Lư lại đặt nhân vật trong mối quan hệ với chủ nhà. Từ đó, nhà văn tạo cho người đọc thấy một niềm tin vào sự dung hòa giai cấp. Con vú em thiếu tiền nộp sưu cho chồng nên phải dứt ruột bỏ lại đứa con chưa đầy năm tháng tuổi để đi làm vú nuôi con người khác. Chủ nhà vô tình phát hiện ra một việc bất ngờ, đó là đêm nào, con vú em cũng lẻn ra lòi để tình tự với “tình nhân”. Nhưng sự thật cảm động, thương con, nên đêm đêm chị hẹn chồng bế con ra lòi gặp mẹ cho con qua cơn thèm sữa. Nếu dưới cái nhìn của các nhà văn hiện thực phê phán, khi vỡ lẽ, con vú em sẽ bị đuổi việc, sẽ bị quỵt tiền công, thậm chí là đánh đập tàn nhẫn. Nhưng sau sự việc, ông bà chủ nhà đã ngẫm lại mình và tự trách mình còn không bằng con cọp. Câu chuyện kết thúc có hậu, ông bà chủ trả nốt bảy đồng bạc (theo giao kèo ở hết một năm mới được trả) cho vú em và để chị về với chồng và đứa con nhỏ. Văn chương của Lưu Trọng Lư là những trang hiện thực thoáng qua. Ở đây không có cái rùng rợn và bão tố, không có sần sùi, gồ ghề kịch tính, không gân guốc, không đao to búa lớn nhưng đằng sau những dòng chữ lặng lẽ ấy là bao nhiêu dằn vặt của sự thức tỉnh nhân cách con người. Mỗi người ai rồi cũng sẽ có tình huống phải lựa chọn, những phút giây chống chếnh bên bờ vực của sự sa ngã nhân cách. Nếu không sáng suốt và bản lĩnh để chiến thắng, người ta sẽ gục ngã, sẽ tự đánh mất mình, đó mới là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. 3. Kết luận Chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tình cảm, chủ nghĩa hiện thực là những trào lưu lớn trong văn học mà đến nay dấu ấn của nó để lại vẫn không phai mờ trong văn học thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Lưu Trọng Lư là một tác giả tiêu biểu, trong văn xuôi của ông người đọc nhận thấy sự ảnh hưởng của các “chủ nghĩa ” nêu trên ở những mức độ nhất định. Tuy sự ảnh hưởng của nó đến sáng tác của Lưu Trọng Lư không đồng đều nhau, nhưng tất cả chúng đã được thống nhất lại trong từng chỉnh thể tác phẩm. Vì vậy, chủ nghĩa nào khi để dấu ấn ở Lưu Trọng Lư thì cũng đã được cải biến, theo cái nhìn nghệ thuật riêng của nhà văn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lại Nguyên Ân, 2011. “Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư”, Lưu Trọng Lư Tác phẩm - truyện ngắn, tiểu thuyết, tập 1. Nxb Lao động - Trung tâm Văn hóa - Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 76 Dấu ấn của một số “chủ nghĩa”, trường phái văn học Pháp thế kỉ XIX trong văn xuôi tự sự... [2] Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2010). Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [3] Lưu Trọng Lư, 2011. Tác phẩm - truyện ngắn, tiểu thuyết, tập 1 (Lại Nguyên Ân - Hoàng Minh sưu tầm, biên soạn). Nxb Lao động - Trung tâm Văn hóa - Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. [4] Lưu Trọng Lư, 2011. Tác phẩm - truyện ngắn, tiểu thuyết, tập 2 (Lại Nguyên Ân - Hoàng Minh sưu tầm, biên soạn). Nxb Lao động - Trung tâm Văn hóa - Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. [5] Phương Lựu (chủ biên), 2006. Lí luận văn học, tập 3. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [6] Hoài Thanh – Hoài Chân, 1988. Thi nhân Việt Nam (tái bản). Nxb Văn học, Hà Nội. ABSTRACT The impress of a number of France literary neos, XIX century in Luu Trong Lu’s narrative prose before 1945 Ho Thi Thanh Thuy Faculty of Social Sciences Pedagogy, Dong Nai University Luu Trong Lu is known as not only a poem, a playwright , but also a writer, a “forgotten writer”. He is a special writer in famous writers generation before 1945, is combined by 3 literary streams : romance, reality and patriotism. In each Luu Trong Lu’s literary pages before 1945, the readers can find out the “hallmark” of France literary’s neos XIX century, and each neos always be transformed in private art to the point of Luu Trong Lu. Keywords: Impress, ism, school, France literary century XIX, narrative prose. 77

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4676_httthuy_7656_2128481.pdf
Tài liệu liên quan