Báo cáo Tập tại công ty bóng đèn và phích nước Rạng Đông

Tài liệu Báo cáo Tập tại công ty bóng đèn và phích nước Rạng Đông: Lời nói đầu Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, phát triển mạnh mẽ khu công nghiệp vì vậy trong những năm gần đây, nền công nghiệp của ta có những bước tiến mang lại nhiều thành tựu kinh tế đáng kể cho đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào các ngành sản xuất làm nảy sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc cũng như sức khỏe của người lao động. Vì vậy, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của công tác Bảo hộ lao động. Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta là đưa công tác Bảo hộ lao động thực sự trở thành vấn đề quan tâm của các nhà quản lý, người sử dụng lao động và người lao động. Công tác Bảo hộ lao động được thực hiện tốt sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động, đẩy mạnh sản xuất và phát triển kinh tế. Trong thời gian thực tập tại Công ty Bóng đèn và phích nước Rạng Đông em đã tìm hiểu điều kiện làm việc và công tác Bảo hộ lao động tại Công ty. Qua ...

doc104 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tập tại công ty bóng đèn và phích nước Rạng Đông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, phát triển mạnh mẽ khu công nghiệp vì vậy trong những năm gần đây, nền công nghiệp của ta có những bước tiến mang lại nhiều thành tựu kinh tế đáng kể cho đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào các ngành sản xuất làm nảy sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc cũng như sức khỏe của người lao động. Vì vậy, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của công tác Bảo hộ lao động. Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta là đưa công tác Bảo hộ lao động thực sự trở thành vấn đề quan tâm của các nhà quản lý, người sử dụng lao động và người lao động. Công tác Bảo hộ lao động được thực hiện tốt sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động, đẩy mạnh sản xuất và phát triển kinh tế. Trong thời gian thực tập tại Công ty Bóng đèn và phích nước Rạng Đông em đã tìm hiểu điều kiện làm việc và công tác Bảo hộ lao động tại Công ty. Qua đó, em nhận thấy môi trường làm việc trong Công ty còn tồn tại nhiều yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Nhằm giải quyết một phần các yếu tố bất lợi, dưới sự hướng dẫn của Tiến Sỹ Trần Đình Bắc và các cô ,chú, anh , chị trong phòng kỹ thuật của Công ty tôi đã tính toán và kiểm tra, thiết kế hệ thống CSTN và NT cho phân xưởng đèn tròn. Do thời gian thực tập ngắn, kinh nghiệm thực tiễn có hạn nên đồ án còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy giáo ,cô giáo, các cô chú và anh chị trong phòng kỹ thuật của Công ty, các bạn sinh viên để đồ án được hoàn thiện hơn góp phần nhỏ bé vào việc cải thiện điều kiện lao động tại Công ty Bóng đèn và phích nước Rạng Đông . Tôi xin chân thành cảm ơn ! Những chữ viết tắt trong đồ án ATLĐ :An toàn lao động VSLĐ :Vệ sinh lao động BHLĐ :Bảo hộ lao động TLĐ :Tổng liên đoàn TLĐLĐVN :Tổng liên đoàn lao động Việt Nam TNLĐ :Tai nạn lao động BNN :Bệnh nghề nghiệp PCCN :Phòng chống cháy nổ BLĐ :Bộ lao động BYT :Bộ Y tế TBXH :Thương binh xã hội TT :Thông tư TTLT :Thông tư liên tịch. Phần I .Lý luận chung về công tác Bảo hộ lao động. Chương I. Một vài khái niệm và định nghĩa cơ bản về Bảo hộ lao động. 1.1. Bảo hộ lao động. Bảo hộ lao động là tập hợp tất cả các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp,tổ chức hành chính ,kinh tế xã hội,khoa học kỹ thuật nhằm mục đích cải thiện điều kiện lao động, phòng chống Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động. Nôi dung chủ yếu của Bảo hộ lao động là an toàn,vệ sinh lao động .Bởi vậy trong nhiều trường hợp, người ta dùng cụm từ “An toàn và vệ sinh lao động “ để chỉ công tác Bảo hộ lao động.Trong trường hợp nói đến Bảo hộ lao động, chúng ta hiểu đó là bao gồm cả an toàn lao động ,vệ sinh lao động và cả những vấn đề về chính sách đối với người lao động như: vấn đề lao động và nghỉ ngơi ,vấn đề lao động nữ,vấn đề bồi dưỡng độc hại….. 1.2. Điều kiện lao động. Trong quá trình lao động, để tạo ra của cải vật chất và gía trị tinh thần cho xã hội, con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định. Chúng ta gọi nó là điều kiện lao động. Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên,kỹ thuật, kinh tế, xã hội được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, quá trình công nghệ,môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí, tác động qua lại trong mối quan hệ với con người tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Điều kiện lao động có ảnh hưởng lớn tới người lao động nên việc đánh giá mức độ ảnh hưởng đó là một vấn đề quan trọng. Muốn vậy, chúng ta phải đi sâu phân tích các vấn đề đăc trưng của điều kiện lao động , xem xét, đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và tính mạng của người lao động. Công cụ ,phương tiện lao động bao gồm các dụng cụ lao động,máy móc thiết bị từ đơn giản tới phức tạp, từ chỗ làm việc đơn sơ đến những nơi làm việc đầy đủ tiện nghi. Chúng ta cần đánh giá chính xác tình trạng máy móc thiết bị, nhà xưởng là tốt hay xấu, tạo thuận lợi hay gây khó khăn nguy hiểm gì cho người lao động. Đối tượng lao động là cái mà con người thông qua công cụ, máy móc .tác động vào nó để tạo ra sản phẩm. Do đó, đối tượng lao động bao gồm các thể loại đa dạng và phong phú. Đối tượng lao động có thể là những loại đơn giản,an toàn không gây ảnh hưởng xấu nhưng cũng có thể là loại phức tạp, độc hại không gây ảnh hưởng nguy hiểm cho người như: dòng điện, hóa chất, vật liệu nổ, chất phóng xạ………. Quá trình công nghệ là quy trình để tạo ra sản phẩm. Trong thực tế, có những quá trình công nghệ đơn giản,chủ yếu là thủ công nhưng cũng có những quá trình công nghệ hiện đại có trình độ cơ khí, tự động hóa cao. Đối với quá trình công nghệ,trình độ cao hay thấp, hệ thống chiếu sáng nhân tạo sơ sài,lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động, thậm chí còn có thể làm thay đổi hẳn vai trò, vị trí của người lao động trong sản xuất . Môi tường lao động là các nơi con người trực tiếp làm việc. Môi trường lao động tập hợp các yếu tố tác động của tự nhiên và các yếu tố phát sinh trong quá trình lao động. Môi trường lao động đa dạng có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay nguợc lại rất khắc nghiệt, độc hại đều tác động rất lớn tới sức khỏe người lao động. Để đánh giá, phân tích điều kiện lao động của bất kỳ một cơ sở, một ngành sản xuất nào, ta cần phải tiến hành đánh giá, phân tích đồng thời mối quan hệ tác động của các yếu tố trên mà không thể chỉ nhìn một mặt, một yếu tố nào đó mà đã vội kết luận điều kiện lao động đó là xấu hay tốt, tiện nghi hay khắc nghiệt. 1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại. Yếu tố nguy hiểm và có hại là những yếu tố xuất hiện trong môi trường lao động, có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong quá trình lao động được chia thành 5 nhóm yếu tố sau: +Các yếu tố vật lý: bao gồm các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ có hại, tiếng ồn, rung động, ánh sáng, bụi… +Các yếu tố hóa học: bao gồm các chất độc, các loại hơi khí độc, bụi độc, chất phóng xạ… +Các yếu tố sinh vật: bao gồm các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và các loại sinh vật có hại khác… +Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động: không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh… +Các yếu tố tâm lý không thuận lợi như mệt mỏi, ốm đau, gia đình có việc, làm việc trong tình trạng stress….. 1.4. Tai nạn lao động(TNLĐ) Tai nạn lao động được coi là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, chuẩn bị thu dọn sau khi làm việc. Được coi là tai nạn lao động như các trường hợp tai nạn xảy ra đối với người lao động khi từ các nơi ở tới nơi làm việc và từ nơi làm việc về nơi ở và khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết như : nghỉ giải lao, ăn cơm giữa ca, bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh cá nhân, cho con bú…Tất cả những trường hợp trên phải được thực hiện ở những địa điểm và thời gian hợp lý. Khi lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc (Nhiễm độc cấp tính) có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc huỷ hoại chức năng nào đó của cơ thể thì cũng được coi là tai nạn lao động. Để đánh giá tình hình tai nạn lao động người ta sử dụng hệ số tần suất tai nạn lao động được ký hiệu là K K = Trong đó: K: Số tai nạn lao động tính trên 1000 người lao động trong một năm n : số người bị tai nạn lao động (Tính cho một cơ sở địa phương, ngành hay cả nước). N: số người lao động (Tính cho một cơ sở địa phương, ngành hay cả nước). 1.5. Bệnh nghề nghiệp(BNN). Bệnh nghề nghiệp là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó đã tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh. Người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp sẽ suy giảm khả năng lao động. Xuất phát từ sự đánh giá đúng mức độ thiệt hại mà người lao động phải chịu do tác động của nghề nghiệp mà chế độ đền bù (Bảo hiểm BNN) ra đời. Chế độ này nhằm bù đắp phần nào về thiệt hại của người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp, giúp họ điều dưỡng phục hồi sức khỏe. Tổ chức lao động thế giới (ILO) đã xây dựng danh mục quốc tế các bệnh nghề nghiệp bảo hiểm, danh mục này gồm 29 nhóm bệnh nghề nghiệp. ở nước ta, cho đến nay đã có 21 BNN được công nhận bảo hiểm. 8 bệnh đầu tiên được công nhận trong thông tư 08 ban hành ngày 19/5/1976. 1. Bệnh bụi phổi do nhiễm bụi Silíc(SiO2) 2. Bệnh bụi phổi do nhiễm bụi a-mi-ăng. 3. Bệnh nhiễm độc chì và hợp chất chì. 4. Bệnh nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của benzen. 5. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân. 6. Bệnh nhiễm độc măng-gan và hợp chất của măng-gan. 7. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ. 8. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn . Ngày 15/12/1991 trong Thông tư 29 do Nhà nước ban hành đã bổ sung thêm 8 BNN đó là: 9. Bệnh loét da,loét vách ngăn mũi,viêm da,chàm tiếp xúc. 10. Bệnh sạm da. 11. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp. 12. Bệnh bụi phổi bông. 13. Bệnh lao nghề nghiệp. 14. Bệnh viêm gan do virút nghề nghiệp. 15. Bệnh do leptospira nghề nghiệp. 16. Bệnh do nhiễm độc TNT(Trinitrotoluene). Quyết định 167/QĐ -4/2/1997 của Bộ trưởng Bộ y tế ban hành bổ sung 5 bệnh nghề nghiệp mới nữa là: 17. Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề nghiệp. 18. Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp. 19. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp. 20. Bệnh giảm áp nghề nghiệp. 21. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp. Mặc dù số lượng BNN được công nhận còn ít so với hàng trăm BNN của các nước trên thế giới, nhưng cũng đánh dấu những cố gắng của chúng ta nhằm đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Chương II. Vai trò của công tác Bảo hộ lao động trong hoạt động sản xuất. 2.1. Mục đích của công tác Bảo hộ lao động. Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra những sản phẩm vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.Trong hoạt động lao động sản xuất,con người thường xuyên tiếp cận với điều kiện làm việc có các yếu tố nguy hiểm và có hại rát dễ xảy ra TNLĐ và BNN. Bởi vậy, mục tiêu của công tác Bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật ,tổ chức kinh tế xã hội đẻ loại trừ những yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, nhằm tạo nên điều kiện lao động thuận lợi và được cải thiện ngày càng tốt hơn để ngăn ngừa BNN và TNLĐ , hạn chế ốm đau, giảm sút sức khỏe, nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động. 2.2. ý nghĩa công tác Bảo hộ lao động. Trong suốt quá trình đổi mới đất nước, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn các cấp mà công tác Bảo hộ lao động đã có ý nghĩa hết sức to lớn. Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù của sản xuất, do yêu cầu của người sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Mặt khác, nhờ chăm lo, bảo vệ sức khỏe của người lao động, công tác Bảo hộ lao động mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ nên nó có ý nghĩa xã hội và nhân đạo hết sức to lớn. Như vậy, Bảo hộ lao động là một chính sách kinh tế-xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nó là một nhiệm vụ trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nó được phát triển trước hết vì yêu cầu tất yếu khách quan của sản xuất và sự phát triển kinh tế. Đồng thời, nó mang một ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân đạo sâu sắc. 2.3. Tính chất của công tác Bảo hộ lao động . Để đạt được mục tiêu đã nêu, công tác Bảo hộ lao động nhất thiết phải mang đầy đủ 3 tính chất: Khoa học-Kỹ thuật, pháp lý và quần chúng. Ba tính chất này có một mối quan hệ hữu cơ, chúng ta gắn bó mật thiết và hỗ trợ cho nhau. Bảo hộ lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật là vì mọi hoat động của nó để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống TNLĐ và BNN đều xuất phát từ cơ sở khoa học và bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật. Các hoạt động điều tra, khảo sát, phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người cho đến các giải pháp xử lý ô nhiễm, các giải pháp đảm bảo an toàn …đều là những hoạt động khoa học, sử dụng các dụng cụ, phương tiện kỹ thuật và do các cán bộ khoa học kỹ thuật thực hiện. Bảo hộ lao động mang tính pháp lý thể hiện ở chỗ: muốn cho các giải pháp khoa học kỹ thuật, các biện pháp về tổ chức và xã hội về Bảo hộ lao động được thể hiện thì phải thể chế hóa chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy định, hướng dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức và cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện.Đồng thời phải tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên, khen thưởng và xử phạt một cách nghiêm minh, kịp thời thì công tác Bảo hộ lao động mới được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực. Bảo hộ lao động mang tính quần chúng rộng rãi vì tất cả mọi người, từ người sử dụng đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ. Đồng thời, bản thân họ cũng phải tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác. Mọi hoạt động của công tác Bảo hộ lao động chỉ đạt được kết quả khi mọi cấp quản lý, mọi người sử dụng lao động, đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật và người lao động biết tự giác và tích cực tham gia thực hiện các luật lệ, chế độ, tiêu chuẩn biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống TNLĐ và BNN. Bên cạnh đó, xét riêng về lĩnh vực BHLĐ, khoa học phát triển cùng với sự phát triển của các công ty đa quốc gia thì khi đó vấn đề BHLĐ không chỉ còn bó gọn trong một nước mà đã vượt ra khỏi lãnh thổ nước đó đến các quốc gia có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề an toàn vệ sinh và môi trường. Vì thế, trong thời điểm hiện nay, công tác BHLĐ ngoài 3 tính chất kể trên còn mang tính chất nữa là tính quốc tế. 2.4. Nội dung của công tác Bảo hộ lao động. Để đạt được mục tiêu và thể hiện được các tính chất như đã nêu trên, công tác Bảo hộ lao động phải đảm bảo bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: -Những nội dung về khoa học kỹ thuật. -Nhữnng nội dung về xây dựng và thực hiện các luật pháp, chế độ, chính sách về Bảo hộ lao động. -Những nội dung về giáo dục, huấn luyện và tuyên truyền quần chúng làm tốt công tác Bảo hộ lao động. Giáo dục,huấn luyện tuyên truyền BHLĐ Luật pháp,chế độ chính sách BHLĐ Nội dung về KHKT Có thể mô hình hóa công tác BHLĐ như sau: 1.Xây dựng,tổ chức hệ thống 1.Xây dựng&thực hiện LP-CĐ-CS. quản lý BHLĐ từ TW-Địa phương 2. Tiêu chuẩn,quy định về BHLĐ. 3. Quản lý Nhà nước về BHLĐ 2.Mở lớp huấn luyện &tuyên truyền. Nội dung về khoa học kỹ thuật bao gồm. 1.KH về vệ sinh lao động. 2.Các ngành KT vệ sinh. 3.Kỹ thuật an toàn. 4.Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân. 5.Khoa học Ecgonomi 2.4.1. Nội dung về khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật về BHLĐ là lĩnh vực khoa học rất tổng hợp và liên ngành. Nó được hình thành trên cơ sở kết hợp và sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học kỹ thuật khác nhau từ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật chuyên ngành đến các ngành khoa học kinh tế xã hội. Những nội dung nghiên cứu chính của khoa học kỹ thuật BHLĐ bao gồm các vấn đề về vệ sinh lao động, kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh và phương tiện bảo vệ cá nhân, kỹ thuật phòng chống cháy nổ cũng là một bộ phận quan trọng liên quan tới công tác BHLĐ song cũng có những tính chất và đặc thù riêng của nó. 2.4.1.1. Khoa học về vệ sinh lao động. Vệ sinh lao động là lĩnh vực nghiên cứu nhằm: -Phát hiện những yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong sản xuất. -Khảo sát, đo đạc, đánh giá nồng độ hay mức độ nguy hiểm của chúng. -Đề ra biện pháp y sinh học và phương pháp hướng dẫn về kỹ thuật để loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố đó. -Đề ra quy định và chế độ làm việc: thời gian làm việc và nghỉ ngơi. -Nghiên cứu xác định, khám giám định các BNN. -Điều trị các chấn thương, các BNN. 2.4.1.2. Các ngành khoa học về kỹ thuật vệ sinh.(KTVS). Khoa học về Kỹ thuật vệ sinh là lĩnh vực khoa học nghiên cứu chuyên ngành đi sâu nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật nhằm loại trừ các yếu tố có hại trong sản xuất, cải thiện môi trường lao động. Khoa học về Kỹ thuật vệ sinh gồm: kỹ thuật thông gió chống nóng, bụi, hơi khí độc và điều hòa không khí, kỹ thuật chống ồn và rung động, chống các bức xạ có hại, kỹ thuật chiếu sáng... Người ta gắn Kỹ thuật vệ sinh với công nghệ xử lý môi trường lao động và bảo vệ môi trường xung quanh. 2.4.1.3. Kỹ thuật an toàn. Kỹ thuật an toàn là các giải pháp về mặt tổ chức hay kỹ thuật nhằm loại trừ những yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất. Kỹ thuật an toàn đi sâu nghiên cứu, thiết kế chế tạo các thiết bị, bộ phận che chắn ,cơ cấu an toàn, tín hiệu an toàn …bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, xây dựng các tiêu chuẩn quy trình, quy phạm an toàn, tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị… Kỹ thuật an toàn chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại ngay từ giai đoạn thiết kế gia công chế tạo và lắp đặt máy móc ,thiết bị …để thực hiện việc chuyển từ “Kỹ thuật an toàn “ sang “an toàn kỹ thuật”. 2.4.1.4. Phương tiện bảo vệ. Khoa học về các Phương tiện bảo vệ người lao động ra đời có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những dụng cụ mà người lao động phải sử dụng để phòng tránh TNLĐ và BNN do các yếu tố nguy hiểm và có hại gây ra trong quá trình lao động khi các biện pháp về Kỹ thuật an toàn và Kỹ thuật vệ sinh không thể loại trừ, giải quyết được. Hiện nay có rất nhiều loại phương tiện bảo vệ được sử dụng trong các ngành sản xuất và góp phần đáng kể bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động. 2.4.1.5. Khoa học về Ecgonomi. Khoa học về Ecgonomi là một môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động và khả năng của con người về giải phẫu sinh lý, tâm lý, nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất và bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người lao động. Việc áp dụng các thành tựu về Khoa học về Ecgonomi đã góp phần cải thiện rõ rệt về điều kiện lao động, tăng các yếu tố thuận lợi, tiện nghi và an toàn trong lao động, giảm nặng nhọc, TNLĐ và BNN cho người lao động. 2.4.2. Nội dung xây dựng và thực hiện các luật pháp, chế độ, chính sách về BHLĐ. Trải qua một thời gian dài phát triển cùng đất nước, đến nay Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật về BHLĐ được mô hình hóa như sau: Hiến pháp Bộ Luật Lao động Nghị định Hệ thống tiêu chuẩn quy phạm, quy định về ATLĐ-VSLĐ Chỉ thị Thông tư Để đảm bảo hoạt động của các công tác Bảo hộ lao động thực sự có hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về Bảo hộ lao động như: - Nghị định( NĐ) số 06/CP ngày 20/1/1995 quy định chi tiết một số điều của bộ luật Lao động về ATLĐ, VSLĐ. - NĐ số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của chính phủ về việc sửa đổi bổ sung 1 số điều của NĐ số 06/CP ngày 20/1/1995. - NĐ số 195/CP ngày 31/12/1994 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số diều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. -Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 195/CP ngày 31/12/1994 của CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. - Thông tư số 10/2003/TT-BLĐ TBXH ngày 18/4/2003 của Bộ LĐ-TB và XH hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị TNLĐ và BNN. - TT số 15/2003/TT-BLĐ TBXH ngày 3/6/2003 của BLĐ TBXH hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với NLĐ làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn vị đặt hàng. - TT số 23/2003/ TT-BLĐ TBXH ngày 03/11/2003 của BLĐ TBXH quy định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ- VSLĐ. - Quyết định số 1123/2003/ QĐ- BLĐ TBXH nàgy 10/9/2003 của Bộ trưởng BLĐ TBXH quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cục ATLĐ. - TTLT số 14 ngày 8/3/2005 của BLĐ TBXH- BYT- TLĐLĐVN vè việc hướng dẫn khai báo điều tra tai nạn lao động. - TTLT số 10/1999/TTLT- BLĐ TBXH –BYT ngày 16/3/1999 của BLĐ TBXH và BYT hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với NLĐ làm viẹc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại. - Nghị quyết số 01/TLĐ ngày 21/4/1995 của TLĐLĐVN về cải tiến nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn trong công tác BHLĐ. Ngoài các văn bản chủ yếu liên quan trực tiếp đến BHLĐ nói trên, ở nước ta còn có những vản bản khác có những điều,nội dung liên quan đến Bảo hộ lao động như: Pháp lệnh phòng chống cháy và chữa cháy (1961), Luật Công đoàn(1990), Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân(1961), Luật bảo vệ môi trường(1993). Công tác thanh kiểm tra về BHLĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện nội dung về luật pháp của công tác Bảo hộ lao động.Việc thanh kiểm tra định kỳ hay đột xuất đều góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về BHLĐ đối với người lao động cũng như người sử dụng lao động. Vấn đề khai báo, điều tra và thống kê tai nạn lao động là hết sức cần thiết.Thông qua đó, ta có thể nghiên cứu, phân tích tìm ra nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động,diễn biến tình hình tai nạn lao động , từ đó kịp thời đề ra các biện pháp phòng ngừa cần thiết, ngăn chặn những TNLĐ có thể tái diễn. 2.4.3. Nội dung giáo dục,huấn luyện và tuyên truyền quần chúng làm tốt công tác BHLĐ. Muốn cho các biện pháp khoa học kỹ thuật cũng như các luật lệ, chế độ, quy định về BHLĐ cần phải cho người lao động hiểu và tự giác thực hiện.Vì vậy nội dung giáo dục, huấn luyện và tuyên truyền quần chúng phải bao gồm các hoạt động chủ yếu sau: Tuyên truyền giáo dục cho người lao động nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo an toàn trong sản xuất, huấn luyện tay nghề và các yêu cầu về Kỹ thuật an toàn cho người lao động, nâng cao hiểu biết về BHLĐ. Phải giáo dục ý thức lao động có kỷ luật cho người lao động. Vận động phong trào phát huy sáng kiến, tự cải thiện điều kiện làm việc, biết cách sử dụng và bảo quản phương tiện cá nhân. Tổ chức việc tự kiểm tra BHLĐ, duy trì mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Người sử dụng lao động phải thấy rõ trách nhiệm, quyền hạn trong công tác Bảo hộ lao động được pháp luật quy định để thực hiện tốt các chế độ, chính sách, kế hoạch Bảo hộ lao động. Tổ chức Công đoàn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và chỉ đạo phong trào quần chúng làm tốt công tác BHLĐ. Phần II: Thực trạng công tác BHLĐ tại công ty Bóng đèn- phích nước Rạng Đông Chương I: Khái quát chung về công ty bóng đèn -phích nuớc Rạng Đông 1.1. Những nét chung về công ty bóng đèn- phích nước Rạng Đông. Công ty được thành lập vào ngày 28 tháng 4 năm 1963. Ban đầu, Công ty có tên gọi là Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển nay là công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông thuộc Bộ Công nghiệp. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là bóng đèn và phích nước các loại phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên cả nước. Trong khoảng 36 năm qua, lời dạy khi Bác Hồ về thăm được các thế hệ người Rạng Đông khắc sâu ghi nhớ. Nhưng Rạng Đông cũng như bao doanh nghiệp khác không tránh khỏi sự chao đảo khi chuyển đổi cơ chế hoạch toán bao cấp sang cơ chế thị trường. Từ khi tinh thần đổi mới nền kinh tế đất nước của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI một luồng sinh khí mới thổi bùng khí thế vào Rạng Đông. Hơn 10 năm nay,phong trào thi đua “Học tập và làm theo lời Bác dạy” được tổ chức liên tục, đều đặn 3 tháng một đợt, mỗi năm 4 đợt , cuối mỗi đợt có sơ kết, phát động và công bố chỉ tiêu thi đua đợt tới, bình bầu những cá nhân tiêu biểu, khen thưởng thích đáng về tinh thần và vật chất cho tập thể, cá nhân thu đua tốt. Phong trào được hình thành 3 giai đoạn: Giai đoạn từ 1990-1993: Công ty gặp rất nhiều khó khăn, có lúc phải nghỉ sản xuất liền 6 tháng, 1650 công nhân không có việc làm, hàng hóa tồn đọng, kinh doanh thua lỗ, tào khoản ngân hàng bị phong tỏa… Nhưng Ban giám đốc đã tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, thực hành hạch toán kinh tế nội bộ triệt để, tăng quyền chủ động cho các đơn vị và đổi mới cơ chế điều hành…tạo nên bước đột phá đầu tiên. Với nhà xưởng, máy móc thiết bị hoàn toàn như cũ, chỉ bằng việc tổ chức lại và phát huy nhân tố con người, sau 4 năm từ 1990 đến 1993 giá trị tổng sản lượng đã tăng 2,27 lần, vốn kinh doanh tăng 2,34 lần, thu nhập bình quân tăng 4,88 lần. Năm 1990 còn thua lỗ, năm 1993 đã lãi gấp 16,85 lần năm 1991. Năm 1993, lần đầu tiên sản phẩm bóng đèn, phích nước Rạng Đông được người tiêu dùng cả nước bình chọn vàp “ TOPTEN hàng tiêu dùng Việt Nam được ưa thích nhất”. Giai đoạn từ 1994-1997: Năng lực của từng khâu đã được khai thác song trên toàn dây chuyền, toàn hệ thống vẫn có những mất cân đối, có khâu “căng”, nếu đầu tư chiều sâu giải quyết được khâu “căng” sẽ khai thác tiếp được tiềm năng toàn hệ thống. Toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty đã quyết định trích toàn bộ tiền thưởng tự lợi nhuận tập trung cho Công ty vay để đầu tư phát triển. Với những tổng số tiền 8,4 tỷ đồng, Công ty đã đầu tư vào khâu “ căng” , tiếp tục đà tăng trưởng và hiệu quả. Năm 1997 so với năm 1993, giá trị tổng sản lượng tiếp tục tăng 2,35 lần, doanh thu tăng 2,42 lần và đạt 100 tỷ, các sản phẩm bóng đèn tròn từ 10,5 triệu tăng lên 22,3 triệu, sản phẩm phích từ 862 ngàn tăng lên 2 triệu. Các chỉ tiêu chất lượng như nộp ngân sách tăng 2,8 lần, lợi nhuận thực hiện tăng 2,56 lần, vốn kinh doanh tăng 3,9 lần và thu nhập bình quân tăng 2 lần. Đánh dấu giai đoạn này năm 1998 Công ty đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba. Trong thời gian này, tập thể nhân viên Công ty còn được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba về công tác đền ơn đáp nghĩa và cứu trợ xã hội, Huân chương Chiến công hạng Ba về công tác bảo vệ an ninh. Giai đoạn III,1998-2001: Sau một số năm ngừng sản xuất đèn huỳnh quang trên dây chuyền thủ công, Công ty đã đưa vào dây chuyền hiện đại tốc độ 2,2-2,5 giây một sản phẩm đèn huỳnh quang. Công ty phối hợp với DETECH hoàn thành việc phục hồi dây chuyền lắp ghép bóng đèn 2600c/giờ số1. Tháng 1/1999 Công ty đưa máy thổi vỏ bóng P25 của Hunggary vào sản xuất. Tháng 8/1999 Công ty đưa dây chuyền lắp ghép bóng đèn 2600c/giờ số 2 vào hoạt động. Trên cơ sở các hạng mục cơ bản và công tác chuẩn bị hai năm đầu, năm 2000, năm cuối cùng của chương trình 3 năm 1998-2000 quá trình đầu tư hiện đại hóa Công ty được tăng tốc. Chương trình hiện đại hóa Công ty trong 3 năm 1998-2000 đã được hoàn thành trước 2 tháng. Từ một doanh nghiệp khó khăn, sản xuất chủ yếu là thủ công và bán cơ giới, nhiều bấn thành phẩm và linh kiện phải mua của nước ngoài, chỉ có 2 sản phẩm bóng đèn và phích nước, sau 10 năm đổi mới, đặc biệt sau 3 năm hiện đại hóa, các dây chuyền sản xuất sản phẩm của Công ty đã đổi mới ,đa dạng và phong phú hơn, nhiều bán thành phẩm và linh kiện đã tự sản xuất được. Sản phẩm của Rạng Đông được người tiêu dùng cả nước bình chọn là” sản phẩm uy tín nhất năm 2000” và “ Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Mới đây, tại Hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam cả ba sản phẩm bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang và phích nước Rạng Đông được tặng thưởng Huy chương Vàng. Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 phiên bản 2000 trong toàn bộ các dây chuyền. Ngày 8/12/2001 sản phẩm đã được Trung tâm kiểm tra chúng nhận Quốc gia QUACERT và tổ chức AJA (Anh) chứng nhận đạt tiêu chuẩn. 1.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông. Hiện nay Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông đang là một trong số những doanh nghiệp có mức tăng trưởng sản xuất ,mức thu nhập của lao động khá cao trong ngành công nghiệp. Chỉ tính qua 5 năm (1993-1997), đơn vị đã có giá trị tổng sản lượng gấp 2,35 lần, mức nộp ngân sách tăng 2,8,mức thu nhập của công nhân viên chức từ 198 ngàn đồng/người/tháng lên 1,8 triệu đồng/người/tháng. Vừa qua sản phẩm của công ty lại được bình chọn là 1 trong 10 mặt hàng tiêu dùng Việt Nam được ưa thích nhất. Đây là lần thứ tư công ty nhận phần thưởng này. Cả hai sản phẩm bóng đèn và phích nước cũng đều đoạt huy chương vàng hội chợ triển lãm quốc tế hàng công nghiệp 1997. Sự phát triển và không ngừng đổi mới của Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông chính là do mạnh dạn và đầu tư đúng hướng. Khi bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường, có năm trên 1600 lao động của công ty phải nghỉ 6 tháng liền do thiếu việc, do chất lượng sản phẩm kém, gía thành cao , không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập vào ồ ạt. Trước tình thế ấy, công ty đã đưa ra bước một của chương trình đầu tư. Trong tình trạng thiếu vốn, làm ăn thua lỗ trước hết phải đầu tư phát huy nhân tố con người thông qua một loạt biện pháp tổ chức và cơ chế quản lý. Đó là biện pháp tổ chức lại sản xuất,bố trí lại bộ máy cán bộ , sắp xếp và tinh giảm lao động, áp dụng mạnh mẽ hạch toán nội bộ trong công ty và thay đổi cơ chế điều hành. Đây là giai đoạn dùng sức người khai thác tiềm năng cơ sở vật chất cũ để tồn tại.Đến năm 1993, sản phẩm bắt đầu trở lại chiếm lĩnh thị trường ,và công ty làm ăn có lãi, đời sống công nhân viên chức được cải thiện dần, thu nhập bình quân tăng 4,8 lần so với năm 1990. Không thỏa mãn với kết quả đạt được và cũng không thể dừng lại ở việc đầu tư sức người, cường độ lao động để tiếp tục phát triển, công ty chuyển sang giai đoạn đầu tư chiều sâu hợp lý, tiết kiệm. Từ năm 1993 đến nay, do làm ăn có lãi,đáng lẽ mỗi thành viên trong đơn vị đều được nhận tiền thưởng từ lợi nhuận, nhưng họ đã dành toàn bộ tiên thưởng cho công ty vay đầu tư phát triển sản xuất. Kể cả năm 1997, số tiền đó lên tới gần 12 tỷ đồng. Đây cũng là hình thức thực hiện chủ trương đa dạng hóa sở hữu trong doanh nghiệp một cách thích hợp. Mỗi công nhân viên chức có một phần góp vốn vào đầu tư phát triển, được công ty ghi nhận bằng sổ vay vốn. Cuối năm, mỗi người được trả lãi suất bằng lãi suất công ty vay ngân hàng(cao hơn quỹ tiết kiệm). Có đồng vốn của mình góp, có quyền lợi khi doanh nghiệp làm ăn có lãi, công nhân viên chức càng gắn bó với kết quả sản xuất kinh doanh và làm hết mình để tăng hiệu quả. Sử dụng đồng tiền của anh em đóng góp, lãnh đạo công ty đã phát huy dân chủ, bàn bạc tập thể quyết định những vấn đề kinh tế lớn trong việc lựa chọn khâu cần đầu tư trước, nguồn cung cấp thiết bị thích hợp với sản phẩm, với tổng vốn, với trình độ công nhân và tiết kiệm nhất. Bằng đồng vốn ít ỏi, đơn vị đã đầu tư tự động hóa khâu thổi vỏ bóng, trang bị 5 dây chuyền lắp ghép bóng đèn và xây dựng lò phích nước số 2. Thiết bị chưa thật hiện đại, đắt tiền, nhưng vào tay kỹ sư, công nhân cần cù, sáng tạo đã phát huy hiệu quả khá tốt, đưa công ty phát triển một bước mới. Mức lãi tăng dần qua từng năm :năm 1993,lãi 3,74 tỷ đồng,năm 1997 lên tới 8,18 tỷ đồng. Cuối năm 1994, Công ty đưa liên doanh đèn huỳnh quang Đông á vào hoạt động .Năm 1995, năm đầu tiên có lãi 1,5 tỷ đồng, nộp ngân sách 790 triệu đồng. Đặc biệt năm 1997 mức lãi lên tới 9,3 tỷ đồng, nộp ngân sách 4,85 tỷ đồng. Liên doanh hoạt động đã thu hút trên 150 lao động và đã bổ sung nguồn vốn đầu tư cho công ty từ lợi nhuận. Song điều đáng nói là, ở đây đã trưởng thành một đội ngũ quản lý và sản xuất đèn huỳnh quang trên dây chuyền mới với kỹ thuật, cách quản lý, kinh nghiệm thương trường,của nước ngoài. Từ vốn quý đó, năm 1998, Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông vững tin đưa dây chuyền lắp ghép đèn huỳnh quang 2,2-2,5 giây/sản phẩm vào sản xuất. Đây là dây chuyền thiết bị hiện đại nhất trong 7 dây chuyền hiện có ở Việt Nam. Tổng số vốn đầu tư trong năm 1998 của Rạng Đông lên tới 30 tỷ đồng với phương châm hạn chế tới mức tối đa tiền vay ngân hàng. Công nhân viên chức trong công ty đã dành tiền thưởng từ lợi nhuận hàng năm cho đầu tư phát triển. Ngoài ra, con đường chủ yếu vẫn là đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, quay vòng vốn nhanh, đưa các dây chuyền mới đầu tư nhanh chóng đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả, phấn đấu tăng lợi nhuận để tạo nguồn vốn cho tái đầu tư. Cho đến hết năm 2001,giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty đạt 310830 triệu đồng, vuợt 142,62 % so với năm 2000(217912 triệu) và năm 1990 giá trị này mới có 18832 triệu. Doanh số tiêu thụ đạt 246756 triệu, vượt 120,92% so với năm 2000 (204060 triệu), năm 1990 chỉ có 7370 triệu. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên đạt 2292000 đồng /người/ tháng., vượt 117,41% so với năm 2000 (195200đ/người/tháng) và năm 1990 lương công nhân chỉ có 188000đ/người/tháng. Đó là những con số rất đáng tự hào, con số của sự “bứt phá’ để đi lên. Từ chỗ lỗ 16 triệu (1990) nay Công ty đã lãi 13000 triệu đồng (2001). Từ nay đến năm 2006, trong hàng loạt công việc phải làm và khó khăn trước mắt, bao trùm lên tất cả là trình độ của đội ngũ lao động của công ty phải được nâng lên thích ứng với việc vận hành,quản lý sản xuất trong điều kiện thiết bị,công nghệ được hiện đại hóa. Và trước sự thành bại của doanh nghiệp Cán bộ công nhân viên ở đây đang không tiếc sức mình, tiến hành nhiều công việc bảo đảm cho sự phát triển ngày càng “ăn nên làm ra” và vững vàng đi vào thiên niên kỷ mới. Bảng1: Tổng hợp số liệu về quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông từ 1994-2003 Chỉ tiêu Đơn vị tính 1994-1997:Giai đoạn phát huy nội lực,đầu tư chiều sâu,khai thác năng lực toàn hệ thống tiếp tục đưa công ty phát triển 1998-2002: Giai đoạn phát huy cao nội lực,đẩy tới một bước sự nghiệp hiẹn đại hóa công ty,nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế. 2003-2005:Giai đoạn Hội nhập Kinh tế Quốc tế. 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 % so với năm 2002 Giá trị tổng sản lượng Tỷ 54,3 69,4 81,1 100 112,4 167,1 217,9 310,8 355,7 470 +32,1% Doanh số tiêu thụ Tỷ 53,1 64,7 75,3 99,3 108,8 154,1 203,3 246,8 297,9 345 +15,9 % Xuất khẩu USD 286000 635000 965000 +51,90% Sản phẩm chủ yếu +Bóng đèn tròn 1000cái 14257 18627 19329 22271 20382 23202 29000 30882 37955 42020 +10,71% +Sản phẩm phích - 868 1026 1448 2000 2270 2483 3159 5503 3883 7076 +81,81% Trong đó: -phích H chỉnh - 517 703 928 1462 1392 1882 2542 2927 4009 4009 +0% +Bóng đèn H,quang - 1418 5122 7158 11427 13774 15472 +12,12% +Bóng đèn HQ Compact - 32 29 123 882 7,2 lần +Máng đèn - 51 1020 1313 1716 +30,69% +Chấn lưu - 34 216 884 4,06 lần Nộp ngân sách Tỷ 4,615 5,806 8,207 9,621 9,083 13,745 19,7 16,281 17,764 23,500 +32,29% Thu nhập BQ (ngưòi /tháng) 1000đ 880 1104 1565 1816 1761 1733 1952 2292 2294 2340 +4,5% Lợi nhuận Tỷ 7,475 9,933 7,273 9,008 9,763 10,934 12,551 15,42 15,310 16,000 +2,0% 1.3.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. Quy trình công nghệ sản xuất chính là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm,giá thành sản phẩm. Tại công ty Bóng đèn phích nước rạng Đông, mỗi sản phẩm được hoàn thiện phải dựa trên công nghệ sản phích nước, công nghệ sản xuất và lắp ghép bóng đèn . Bên cạnh đó công ty cũng có phân xuởng sản xuất thuỷ tinh đế phục vụ vệc sản xuất hai sản phẩm chính của công ty là Bóng đèn và phích nước. Các công đoạn sản xuất bóng đèn và phích nước được mô tả như sau: Hình 1 :Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất ở phân xưởng phích nước Bán thành phẩm thuỷ tinh Thử nóng lạnh Rút chân không Kiểm nghiệm Mạ bạc Lắp ghép bình phích Bao gói sản phẩm Hình 2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất ở phân xuởng bóng đèn. Bán thành phẩm thuỷ tinh Kiểm nghiệm Gắn đầu đèn Bảo ôn,đóng gói Rút chân không Lắp ghép Sản xuất trụ 1.4.Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất và lực lượng lao động của công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. 1.4.1. Tổ chưc bộ máy quản lý. Ban lãnh đạo công ty đứng đầu là Tổng giám đốc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các Phó tổng giám đốc trợ giúp Tổng giám đốc trong việc điều hành công ty. Ngoài ra công ty còn có 10 phòng ban sau: -Văn phòng: Quản lý nhân lực, chính sách cán bộ, quy chế trả lương và các công việc hành chính khác. -Phòng kế toán tài chính : Chịu trách nhiệm toàn bộ công việc hạch toán kế toán trong công ty. -Phòng thị trường: Tìm hiểu nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, giao dịch, đàm phán chuẩn bị các hợp đồng ngoại thương, làm các chứng từ và thủ tục xuất nhập khẩu. -Phòng tổ chức điều hành sản xuất: Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của Công ty, điều độ, bố trí, cân đối sản xuất giữa các phân xưởng. -Phòng Kỹ thuật đầu tư: Xây dựng, vạch ra các kế hoạch nâng cao sản phẩm và đưa vào sản xuất. -Phòng quản lý công nghệ chất lượng: Chịu trách nhiệm quản lý và kiểm tra sự đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm trong quá trính sản xuất và tiêu dùng. -Phòng KCS: Kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất của các phân xưởng, quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng phương án quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm. -Phòng quản lý kho: Quản lý kho thành phẩm hàng xuất khẩu, quản lý cấp phát nguyên phụ liệu, tổ chức hạch toán kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đảm bảo cân đối nguồn thu chi, vốn, nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và thực hiện đúng chế độ chính sách quản lý tài chính của Chính phủ. 1.4.2. Tình hình nhân sự công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. Kể từ khi nền kinh tế có sự chuyển dịch từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Công ty đã sớm có các chính sách nhằm thay đổi, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân lao động nhằm phù hợp với điều kiện kinh doanh mới. Đến nam 2004, đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty như sau: -Tổng số lao động :1760 người (trong đó nữ chiếm 37%). -Cán bộ quản lý : 160 nguời ( 85 người có trình độ đại học, trên đại học, 75 người có trình độ cao đẳng, trung cấp). Sau đây sẽ là hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của Công ty . Hình 3: Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. P. Thị trường Văn phòng Giám Đốc Xưởng1 Xưởng2 Xưởng3 Xưởng4 P. KCS P. Quản lý kho P.Tổ chức điều hành sản xuất P. Kế toán P. Kỹthuật đầu tư P. quản lý công nghệ chất lượng Xưởng5 Xưởng6 Chương II: Thực trạng công tác Bảo hộ lao động tại công ty cổ phần Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. 2.1. Công tác kỹ thuật an toàn tại Công ty cổ phần Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. 2.1.1. An toàn máy móc thiết bị Theo số liệu thống kê, hiện nay công ty đang sử dụng khoảng hơn 2500 máy móc các loại. ở mỗi phân xưởng, máy móc đều được sắp xếp gọn gàng phù hợp với dây chuyền sản xuất. Người công nhân trước khi làm việc đều được hướng dẫn cách làm việc an toàn với máy móc thiết bị. Trong quá trình làm việc, nếu máy móc thiết bị có sai hỏng thì thợ bảo trì có nhiệm vụ sử chữa, đảm bảo cho máy móc hoạt động tốt. Thiết bị áp lực là loại thiết bị có nguy cơ gây nổ cao nên việc sử dụng an toàn rất được công ty quan tâm. Hiện nay ,công ty có 30 thiết bị áp lực trong đó có 1 nồi hơi 750kg/h đều được cấp phép sử dụng và có hồ sơ đăng kiểm. Để có thể phát hiện kịp thời và tránh xảy ra các sự cố trên nồi hơi, hàng năm Công ty đều mời các Công ty có thẩm quyền về kiểm tra các nồi hơi. Bên cạnh đó Công ty còn đưa ra văn bản riêng quy định cách sử dụng nồi hơi và các máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn. Ngoài ra còn có 15 thiết bị nâng bao gồm thang vận, cẩu và palăng. Công ty còn có 260 thiết bị đo các loại. Mặc dù vậy, hàng năm tại Công ty vẫn xảy ra các vụ TNLĐ. Nguyên nhân phần nhiều do máy móc, thiết bị chưa có thiết bị bảo vệ hoặc thiết bị bảo vệ không phát huy tác dụng. Một phần do người công nhân không thực hiện đúng các yêu cầu về an toàn khi sử dụng máy móc thiết bị. Để khắc phục tình trạng này, công ty đẩy mạnh tăng cường việc kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế đổi mới máy móc, thiết bị nghiên cứu lắp đặt các bộ phận bảo vệ và thường xuyên đôn đốc, giám sát việc thực hiện các quy định an toàn khi sử dụng máy móc của Người lao động. 2.1.2. An toàn điện Điện dùng trong công ty là mạng điện 3 pha 4 dây có trung tính nối đất trực tiếp với điện áp là 380V/220V cùng với 3 trạm biến thế trong đó 1 trạm 750 KVA,1 trạm 100 KVA và 1 trạm 2000 KVA. Do sử dụng điện áp lớn nên các máy móc, thiết bị sản xuất đều được nối đất ,nối không bảo vệ. Bên cạnh đó, Công ty đã ban hành các văn bản quy định việc sử dụng điện an toàn.Tại mỗi phân xưởng đều có hướng dẫn quy định sử dụng điện ở ngay trạm điện. Hàng năm Công ty kiểm tra tính cách điện của thiết bị sử dụng điện và thường xuyên kiểm tra thiết bị an toàn điện như : cầu dao, cầu chì, aptomat...Nếu có sai hỏng, Công ty sửa chữa kịp thời và rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo an toàn điện tuyệt đối. Công ty tổ chức huấn luyện an toàn điện cho công nhân lao động theo định kỳ trong đó tập trung vào vấn đề phòng ngừa tai nạn điện và tổ chức cấp cứu khi có tai nạn điện xảy ra. Do đặc điểm công nghệ sản xuất phích nước và bóng đèn phải sử dụng nhiều máy móc cùng với hệ thống đường dây điện khá phức tạp nên không thể tránh khỏi hiện tượng sử dụng điện không an toàn . 2.1.3. Công tác phòng cháy chữa cháy của Công ty bóng đèn- phích nước Rạng Đông. Do đặc điểm công nghệ sản xuất là bóng đèn và phích nước nên nguy cơ xảy ra cháy nổ là rất cao. Nhận thức được vấn đề đó, Công ty thường xuyên quan tâm tới công tác phòng cháy chữa cháy tại Công ty. Công ty đã có một hệ thống cứu hỏa bố trí trên toàn bộ mặt bằng công ty với mật độ 50 m /1 họng nước cứu hỏa. Hệ thống được đảm bảo bơm nước liên tục duy trì áp lực 3kg/cm2. Về phương tiện chữa cháy, Công ty có khoảng 270 bình cứu hỏa các loại, số họng cứu hỏa là 55. Công ty cũng lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các kho thành phần. Đồng thời Công ty đã sử dụng phương pháp cách ly các công đoạn, thiết bị có nguy cơ cháy, nổ ra xa khu vực khác, hạn chế thấp nhất các chất dễ cháy trong nơi sản xuất. Việc giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công nhân viên cũng được Công ty đặt lên hàng đầu trong công tác phòng cháy chữa cháy. Công ty đã tổ chức huấn luyện cách thức phòng cháy chữa cháy và tiến hành rút kinh nghiệm thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, phát hiện những sai sót để uốn nắn kịp thời đồng thời có biện pháp tích cực loại trừ nguy cơ cháy. 2.2. Công tác vệ sinh lao động của công ty . 2.2.1. Vi khí hậu. Vi khí hậu là một trạng thái vật lý của không khí trong một không gian hẹp. Vi khí hậu bao gồm các thành phần như : nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt…Các yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng điều hoà nhiệt của cơ thể. Do vậy vi khí hậu có tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động. Theo kết quả đo kiểm môi trường lao động tại Công ty thực hiện vào tháng12 năm 2003, điều kiện vi khí hậu của Công ty thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Kết quả đo tình hình vi khí hậu ở Công ty năm 2003. STT Vị trí đo Thời gian Nhiệt độ Không khí(0C) Độ ẩm tương đối(%) Tốc độ gió(m/s) Giá trị đo Đạt TCVS Không đạt TCVS Giá trị đo Đạt TCVS Không đạt TCVS Giá trị đo Đạt TCVS Không đạt TCVS 1 Phân xưởng bóng đIn 8h 27 + 65 + 0,25 + 2 Phân xưởng phích nước 8h30 27 + 72 + 0,27 + TCVS QĐ505-BYT Ê32 Ê80 ³1,5 Qua bảng số liệu trên ta thấy môi trường không khí ở các phân xưởng trong công ty không vượt quá TCCP, đạt yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm . Tuy nhiên, tốc độ gió nhỏ hơn nhiều lần so với TCCP. Cố được kết quả trên là do cố gắng và nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như toàn thể công nhân lao động trong Công ty: từng bước tiến hành cơ giới hóa, tự động hóa các quá trình lao động ở vị trí có nhiệt độ cao, thực hiện chế độ lao động thích hợp, nghỉ ngơi hợp lý, trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân chống nóng và chống lạnh. 2.2.2. Tiếng ồn và rung động. Quy trình công nghệ sản xuất bóng đèn và phích nước đòi hỏi tập trung nhiều máy móc hoạt động đồng thời và liên tục nên gây ra tiếng ồn trong nơi sản xuất cụ thể như tiếng ồn cơ học do chuyển động của các bộ phận máy, tiếng ồn va chạm như quá trình rèn , dập , tán….. Kết quả đo tiếng ồn tại một số khu vực sản xuất trong Công ty thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3: Kết quả đo tiếng ồn ở một số phân xưởng của Công ty năm 2003. TCCP Tiếng ồn(dBA) 85 STT Vị trí đo Mẫu đạt Mẫu không đạt 1 Xưởng đèn huỳnh quang compact Uốn ống 74,9 Chăng tóc-vít miệng 73,1 2 Xưởng đèn huỳnh quang Tráng bột 80,8 Sấy thử keo 78,2 Kiểm tra 74 3 Xưởng đèn tròn Cắm trụ 80 Chăng tóc 76,8 Gắn đầu đèn 80,4 Buồng máy nén trung tâm 83,7 4 Phân xưởng thuỷ tinh Lỗ thuỷ tinh bóng 74,5 Nhập liệu 83,8 Máy thổi 78 Lò thổi ruột phích 81,4 5 Xưởng ruột phích Đầu dây truyền 81,5 Thử 76,9 Theo kết quả cho thấy tiếng ồn tại khu vực sản xuất của Công ty đều nằm trong TCCP. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với tiếng ồn trong suốt 8 giờ làm việc và kéo dài từ ngày này sang ngày khác sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động. Khi làm việc với tiếng ồn cao người lao động sẽ dễ bị mệt mỏi, căng thẳng thần kinh làm giảm khả năng tập trung vào công việc gây nhầm lẫn, mất chính xác trong thao tác, dễ xảy ra TNLĐ. Bên cạnh tiếng ồn, các máy móc sử dụng trong công ty có độ rung tương đối lớn do làm việc với tốc độ cao. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe Người lao động. Để hạn chế tiếng ồn, Công ty thường xuyên cho kiểm tra tình trạng máy móc, thay mới các bộ phận cũ và lạc hậu. 2.2.3. Vấn đề bụi. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty gây ra bụi chủ yếu ở khu vực sản xuất thuỷ tinh và xưởng đèn huỳnh quang. Đây là loại nguyên liệu sinh ra một lượng bụi lớn. Công nghệ pha chế phối liệu thuỷ tinh là nơi phát sinh bụi Silíc, bụi sơn… Bụi cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới Người lao động. Chúng gây ảnh hưởng tới mắt, cơ quan hô hấp và làm suy giảm sức khỏe Người lao động. Nồng độ bụi trong các phân xưởng thể hện ở bảng sau: Bảng 4: Kết quả đo hàm lượng bụi ở Công ty năm 2003. STT Vị trí đo Hàm lượng bụi(mg/m3) I Khu vực sản xuất Quy định 505BYT/QĐ 6 1 Bên ngoài khu vực máy tráng bột 6 2 Bên ngoài khu vực pha chế bột 6 3 Khu vực lò nấu-Phân xưởng thủy tinh 3,4 4 Khu vực lò hơi-Phân xưởng cơ động 2,9 5 Xưởng sản xuất máng đèn 4,8 II Khu vực xung quanh TCVN 5937-95 0,3 1 Trước cửa số nhà 47 ngõ 85 phố Hạ Đình 0,21 2 Trước cửa nhà 95 ngõ 85 phố Hạ Đình 0,25 3 Trước cổng Công ty bóng đèn và phích nước Rạng Đông 0,35 Như vậy, nồng độ bụi tại các vị trí đo kiểm trong khu vực sản xuất đều nằm trong TCCP theo QĐ505/QĐ. Nồng độ bụi tại các vị trí đo thuộc khu vực xung quanh nói chung nằm trong TCCP theo TCVN 5937-95 ngoại trừ vị trí tại cổng ra vào có nồng độ bụi > TCCP do ảnh hưởng của bụi giao thông. 2.2.4. Vấn đề về hơi khí độc. Trong quá trình lao động, hơi khí độc thải qua xung quanh và môi trường sống rất lớn, nó có thể từ các thiết bị máy móc, nguyên vật liệu…Hơi khí độc xâm nhập vào cơ thể qua 3 con đường: qua hô hấp, tiêu hóa và da. Tại Công ty bóng đèn và phích nước Rạng Đông, hầu hết máy móc được nhập từ Đức, Pháp , Nhật, Trung Quốc nên lượng khí thải từ máy móc là ít nhưng trong quá trình có sử dụng : thuỷ tinh và một số kim loại nặng khác là các nhiên liệu có lượng khí thải khá lớn thường phát sinh hơi thiếc, hơi Hg, hơi SO2… Việc kiểm tra hơi khí độc tại các phân xưởng đã được tiến hành thường xuyên và kết quả đo hơi khí độc được thể hiện ở bảng sau: Bảng 5: Kết quả đo hơi khí độc ở Công ty năm 2003. STT Vị trí đo Hơi khí độc(mg/m3) CO SO2 NO2 As2O3 HF THC Butyl axetat Hơi Hg I Khu vực sản xuất Quy định 505 BYT-QĐ 30 20 5 0,3 0,5 300 200 0,01 1 Bên ngoài khu vực máy tráng bột 0,25 0,07 0,04 _ _ 1,5 1,0 KPHĐ 2 Bên ngoài khu vực pha chế bột 0,3 0,06 0,03 _ _ 110 95 KPHĐ 3 Khu vực lò nấu- PX thuỷ tinh _ 0,09 _ KPHĐ KPHĐ _ _ KPHĐ 4 Khu vực lò hơi- PX cơ động _ 0,12 _ KPHĐ KPHĐ _ _ _ 5 Xưởng sản xuất Máng đèn _ 0,06 _ KPHĐ KPHĐ _ 2,0 _ II Khu vực xung quanh TCVN5937-95 40 0,5 0,4 _ _ TCVN5938-95 0,03 0,02 _ _ 0,0003 1 Trước cửa số nhà 47 ngõ 85 phố Hạ Đình 1,5 0,08 0,06 KPHĐ KPHĐ _ KPHĐ KPHĐ 2 Trước cửa nhà 95 ngõ 85 phố Hạ Đình 2,0 0,08 0,06 KPHĐ KPHĐ _ KPHĐ KPHĐ 3 Trước cổng Công ty Bóng đèn và phích nước Rạng Đông 2,5 0,1 0,08 KPHĐ KPHĐ _ KPHĐ KPHĐ Như vậy,nồng độ các hơi khí độc tại các vị trí đo kiểm trong Khu vực sản xuất đều nằm trong TCCP theo quy định 505 BYT/QĐ. Bên ngoài khu vực pha chế bột nồng độ Butyl axetat đã giảm nhiều so với năm 2002 do hệ thống thu hút và xử lý nước thải đã hoạt động tốt. Nồng độ các hơi khí độc tại vị trí xung quanh thuộc khu vực xung quanh nằm trong TCCP theo TCVN5937-95 và TCVN5938-95. 2.2.5. Vấn đề nước thải. Nước thải của Công ty có 2 nguồn chính là: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất. Nước thải sản xuất chủ yếu do công nghệ sản xuất bóng đèn và phích nước. 2 nguồn nước thải này đã được Công ty xây cống và cho thải vào cống chung của khu vực. Công ty cũng thường xuyên lấy mẫu nước thải để đánh giá mức độ ô nhiễm,kết quả cụ thể như sau: Bảng 6: Kết quả đo kiểm tra mẫu nước thải ở Công ty năm 2003. STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính TCVN 5945-95 Mẫu1 Mẫu 2 1 pH 5,5á9 7,86 8,97 2 SS mg/l 100 4 24 3 COD mg/l 100 18 82 4 Tổng Nitơ __ 60 11,5 21,7 5 Dầu mỡ __ 1 0,4 0,9 Ghi chú: Mẫu 1: Nước thải sản xuất phích nước. Mẫu 2: Nước thải sản xuất bóng đèn huỳnh quang. Nhận xét: Hai mẫu nước thải có 5 chỉ tiêu phân tích đều nằm trong TCCP theo TCVN 5945-95 (cột B). Tuy nhiên cần kiểm soát pH của mẫu nước thải sản xuất bóng đèn huỳnh quang vì pH của mẫu nước thải này cao xấp xỉ giới hạn cho phép. 2.2.6. Hệ thống chiếu sáng. ánh sáng là yếu tố không thể thiếu được trong ngành sản xuất đòi hỏi mức độ tập trung và độ chính xác cao. Hiện nay, Công ty sử dụng hệ thống chiếu sáng tự nhiên và hẹ thống chiếu sáng nhân tạo. Mặc dù mỗi phân xưởng được thiết kế một hệ thống cửa sổ và được lắp đặt hệ thống đèn huỳnh quang nhưng vẫn chưa đủ ánh sáng cho quá trình làm việc. Trong điều kiện làm việc thiếu ánh sáng, người lao động phải điều tiết mắt. Sự điều tiết mắt kéo dài sẽ gây ra các bệnh cho mắt, gây căng thẳng đầu óc, đau đầu…ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, giảm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Do đó Công ty cần phải sửa chữa lại hệ thống chiếu sáng cho các phân xưởng nhằm đảm bảo độ chiếu sáng cho người lao động. Trong phần sau của đồ án sẽ trình bày rõ hơn nữa về thực trạng chiếu sáng và phương án thiết kế hệ thống chiếu sáng của phân xưởng bóng đèn tròn. 2.2.7. Công tác vệ sinh chung của Công ty . Việc không ngừng cải thiện điều kiện lao động góp phần tạo ra môi trường làm việc tiện nghi luôn là vấn đề được Công ty theo dõi và tiến hành thường xuyên. Năm 1999, Công ty đã xây dựng nhà xưởng Sản xuất đèn tròn 2600 cái/h, hoàn thiện dây chuyền pha chế phối liệu thủy tinh khép kín giảm bụi và các yếu tố độc hại cho Người lao động. Năm 2000, Công ty đưa dây chuyền sản xuất đèn huỳnh quang tự động số 2 vào hoạt động, lắp đặt ruột phích vào hoạt động thay thế lao động thủ công nặng nhọc áp suất thấp. Năm 2001, Công ty đã cải tạo trang bị hệ thống nước nóng cho các nhà tắm trong toàn Công ty phục vụ người lao động. Năm 2002, Công ty cải tạo xây dựng nhà xưởng đèn compact phục vụ phát triển các sản phẩm chất lượng cao tiết kiệm năng lượng. Thay thế thiết bị hàn hơi axetylen bằng chai khí axetylen đảm bảo an toàn cao hơn. Cơ giới hóa khâu phối liệu thủy tinh thực hiện trong thiết bị kín. Năm 2003, Công ty đã chuyển đổi hệ thống khí hóa xăng sang sử dụng gas lỏng. Lắp đặt hệ thống xử lý bụi sơn cho nhà xưởng sản xuất máng đèn. Mặt bằng sản xuất của Công ty được quy định dọn dẹp thường xuyên nhằm đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Hàng ngày sau giờ sản xuất, công nhân thu dọn vệ sinh quanh khu vực mình làm việc. Hàng tuần, cuối ca làm việc, các tổ bộ phận tổng vệ sinh quanh khu vực mình làm việc. Công ty cũng đã trồng rất nhiều cây xanh quanh khu vực sản xuất tạo môi trường Xanh-Sạch- Đẹp. Công ty cũng định kỳ 1 năm 1 lần kết hợp với trung tâm Y tế môi trường đo đạc, đánh giá kiểm tra các yếu tố trong môi trường lao động. Các đoàn kiểm tra của Quận, Thành phố khi tiến hành kiểm tra vệ sinh lao động của Công ty đã đánh giá Công ty có nhiều thành tích trong vệ sinh lao động. 2.3. Trang bị phương tiện Bảo vệ cá nhân . Bên cạnh việc thực hiện các công tác về kỹ thuật vệ sinh và kỹ thuật an toàn, Công ty đã rất quan tâm đến việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch Bảo hộ lao động Công ty đều dự trù và lập kế hoạch trang bị BHLĐ cho người lao động. Công ty thường xuyên thực hiện đúng kế hoạch nên người lao động làm việc trong Công ty đã được cấp phát phương tiện cá nhân đầy đủ, đúng tiêu chuẩn, mục đích bảo hộ an toàn, đúng thời gian và định hướng. 2.4. Tình hình sức khỏe,tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 2.4.1. Tình hình sức khỏe của người lao động. Hàng năm, Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân và hồ sơ theo dõi tổng hợp tình hình sức khỏe của người lao động trong Công ty được lập và quản lý theo đúng quy định. Thực tế tình hình sức khỏe người lao động qua 2 lần khám sức khỏe định kỳ năm 2000 và năm 2004 được thể hiện rõ qua bảng sau Bảng 7: Tình hình sức khỏe của người lao động năm 2000-2004. Năm 2000 Năm 2004 Người Chiếm% Người Chiếm% Tổng số người khám 973 100% 1400 100% Sức khỏe loại I 68 7 168 12 Sức khỏe loại II 479 49,3 739 52,8 Sức khỏe loại III 409 42 183 13,05 Sức khỏe loại IV 17 1,7 310 2,15 Sức khỏe loại V 0 0 Nhìn vào bảng tình hình sức khỏe , ta thấy sức khỏe người lao động đã có nhiều tiến bộ rõ rệt bởi Công ty luôn đặt vấn đề chăm sóc sức khỏe và cải thiện điều kiện lao động của người công nhân lên hàng đầu. . 2.4.2. Tình hình tai nạn lao động Trong nhiều năm gần đây, các vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty đều là các vụ tai nạn lao động nhẹ, không có tai nạn lao động nặng gây chết người. Công ty thực hiện đầy đủ các yêu cầu về Báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ theo thông tư 14/LĐLĐ TBXH -BYT- TCĐVN. Bảng8: Thống kê tình hình TNLĐ năm 1999-2004. STT Năm Tổng số vụ Mức độ tai nạn Nhẹ Nặng Chết người 1 1999 4 4 2 2000 1 1 3 2001 7 7 4 2002 3 3 5 2003 5 5 6 2004 0 0 Trong tất cả trường hợp TNLĐ xảy ra Công ty luôn khẩn trương phối hợp cùng các bộ phận chức năng tiến hành điều tra nguyên nhân TNLĐ để đề ra các biện pháp khắc phục tránh tai nạn tái diến. Công ty cũng thực hiện trợ cấp TNLĐ và thực hiện giám định để đảm bảo quyền lợi cho Người lao động. 2.4.3. Tình hình BNN. Qua các đợt khám định kỳ, cho tới nay, Công ty chưa phát hiện trường hợp Người lao động nào mắc bệnh nghề nghiệp. Mặc dù vậy, công nghệ sản xuất bóng đèn và phích nước phải sử dụng nguồn nhiệt cao để gia công thủy tinh, công nghệ pha chế phối liệu thủy tinh là nơi phát sinh bụi silíc, hơi thiếc, hơi Hg, bụi sơn, hơi SO2, tiếng ồn sẽ dễ ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra bệnh nghề nghiệp như bụi phổi silic,điếc nghề nghiệp nếu phải tiếp xúc lâu dài và cường độ cao. Mong Công ty tiếp tục ngày càng cơ giới hoá, tự động hóa các khâu sản xuất để người lao động giảm bớt sự tiếp xúc với các yếu tố có hại và đồng thời cũng nâng cao sức khỏe công nhân. 2.5. Một số chế độ chính sách về Bảo hộ lao động. 2.5.1. Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động. Với mục đích tạo cho người lao động có hiểu biết cần thiết về an toàn, vệ sinh lao động, phòng tránh TNLĐ và BNN, Công ty đã tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân lao động. Tất cả các công nhân làm việc trong công ty đều được huấn luyện về an toàn máy móc thiết bị, an toàn điện trước khi tham gia lao động sản xuất. Đối với những công việc có sử dụng máy móc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thì hàng năm Công ty tổ chức huấn luyện định kỳ theo đúng quy định. Người lao động chưa qua các lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thì không được tham gia sản xuất. Khi có sự thay đổi về máy móc thiết bị, Công ty tổ chức huấn luyện cho người lao động về cách làm việc an toàn với máy móc như trước khi được nhận vào làm việc. Trong các bài huấn luyện, Công ty luôn đưa ra các nội dung phù hợp, đáp ứng nhu cầu sản xuất và công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các buổi huấn luyện được tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ có kiểm tra sát hạch và thực hiện đúng nguyên tắc, ai chưa đạt thì phải huấn luyện lại. Công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động của Công ty đã góp phần không nhỏ vào việc phòng tránh TNLĐ và BNN cho người lao động ở Công ty . 2.5.2. Kế hoạch BHLĐ. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác BHLĐ, hàng năm khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, Công ty đồng thời lập kế hoạch BHLĐ. Trong quá trình sản xuất luôn có sự thay đổi của máy móc, thiết bị và cách thức làm việc để đạt hiệu quả cao hơn nên kế hoạch BHLĐ cũng được đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Hàng năm, Công ty lập kế hoạch BHLĐ căn cứ vào nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo kiểm điểm công tác BHLĐ năm trước và các kiến nghị phản ánh của người lao động, ý kiến của tổ chức công đoàn, và kiến nghị của các đoàn thanh kiểm tra. Một bản kế hoạch BHLĐ của Công ty thường bao gồm 5 nội dung chính sau: +Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phònh chống cháy nổ. +Các biện pháp về vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc. +Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho nguời lao động làm các công việc nguy hiểm, có hại. +Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng bệnh nghề nghiệp. +Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về BHLĐ . Công ty đưa kinh phí trong kế hoạch BHLĐ hạch toán vào giá thành sản phẩm. Cán bộ chuyên trách BHLĐ phối hợp với các phòng, bộ phận chức năng đôn đốc kiểm tra việc thực hiện và thường xuyên báo cáo với Tổng giám đốc công ty, bảo đảm kế hoạch BHLĐ được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn. Bảng 9: Kế hoạch BHLĐ năm 1990-2004. TT Năm Biện pháp KTAT PCCN Biện pháp Kỹ thuật VSLĐ cải thiện ĐKLV Chăm sóc sức khỏe NLĐ Trang thiết bị BHLĐ Tuyên truyền Giáo dục về BHLĐ Kinh phí Số việc Số việc Số việc Số việc Số việc x1000đ 1 1990 11 8 2 35 5 928190 2 2000 11 6 2 36 3 1063074 3 2001 11 5 6 39 3 1055000 4 2002 11 5 6 37 3 1075810 5 2003 12 7 6 37 3 1444145 6 2004 12 7 6 36 3 1776125 2.5.3. Quản lý sức khỏe Người lao động và BNN. Người lao động trước khi tuyển vào Công ty được khám sức khỏe. Căn cứ vào kết quả khám sức khỏe, người lao động sẽ được phân công làm công việc phù hợp. Hàng năm, Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động nhằm phát hiện BNN cũng như các bệnh thông thường để kịp thời chữa trị bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Công ty lập hồ sơ quản lý sức khỏe và bệnh tật người lao động. Khi phát hiện những người lao động có sức khỏe loại IV hoặc V và bị bệnh mãn tính, Công ty sẽ sắp xếp công việc phù hợp và tổ chức theo dõi, điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động. Trong việc quản lý sức khỏe người lao động, Công ty rất chú trọng tới việc cấp cứu khi có TNLĐ xảy ra. Phòng y tế của Công ty được trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, thuốc men để cấp cứu kịp thời. Công ty huy động lực lượng cấp cứu hiểu biết, nhanh nhẹn để ngay sau khi người bị nạn được cấp cứu tại chỗ sẽ được chuyển tới cơ sở y tế gần nhất. Công ty lập hồ sơ cấp cứu ghi đầy đủ và đúng quy định, người lao động sau khi được điều trị sẽ được phân công công việc phù hợp với sức khỏe. 2.5.4. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi. Hiện nay, Công ty áp dụng chế độ làm việc hành chính cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Mỗi ngày làm việc 8 giờ và 48 giờ mỗi tuần. Thời gian nghỉ trong một ngày lao động làm 30 phút. Trong trường hợp công việc cần phải hoàn thành gấp, đảm bảo tiến độ, người lao động làm thêm 2-4 giờ một ngày và thời gian nghỉ tăng lên 1 giờ/ngày. Mỗi năm, người lao động được nghỉ 12 ngày phép và số ngày nghỉ tăng theo thâm niên. Trong nhiều trường hợp, số ngày nghỉ phép có thể được thanh toán bằng tiền. Công ty cho người lao động được hưởng nguyên lương khi nghỉ kết hôn (3 ngày), con kết hôn (1 ngày), bố , mẹ, vợ, chồng, con mất (3 ngày)… Với chế độ làm việc, nghỉ ngơi như hiện nay, công nhân lao động trong Công ty rất yên tâm công tác đồng thời sức khỏe cũng được cải thiện. 2.5.5. Chế độ bồi dưỡng độc hại, làm thêm giờ. Do chưa khắc phục được hết các yếu tố độc hại nên Công ty đã tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật để ngăn ngừa bệnh tật và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Trong trường hợp người lao động phải làm thêm giờ, ngoài tiền phụ cấp làm thêm giờ, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cũng được tăng tương ứng với số giờ làm thêm.Công ty quy định cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như: đường, sữa, trứng, chè, hoa qủa, bánh…do xí nghiệp đời sống của Công ty đảm nhận. 2.5.6. Chế độ lao động nữ. Hiện nay, số lao động nữ trong công ty chiếm tổng số cán bộ công nhân viên nên các chính sách đối với lao động nữ rất được quan tâm. Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho chị em phụ nữ tham gia lao động sản xuất. Lao động nữ khi mang thai được cán bộ y tế của Công ty theo dõi và khám thai định kỳ hàng tháng. Lao động nữ có thai đến tháng thứ bảy thì không phải làm thêm giờ. Khi sinh con, lao động nữ được nghỉ 3 tháng và trong thời gian con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mỗi ngày được nghỉ 60 phút cho con bú nhưng vẫn hưởng nguyên lương. Công ty bố trí phòng thay quần áo, nhà tắm, nhà vệ sinh cho nữ công nhân tại mỗi xí nghiệp sản xuất. Đồng thời, Công ty luôn tạo điều kiện cho chị em học tập, rèn luyện và sinh hoạt hội phụ nữ. 2.5.7. Chế độ trợ cấp cho Người lao động. Trong nhiều năm trở lại đây,các vụ TNLĐ xảy ra tại Công ty đều là TNLĐ nhẹ nên Công ty có nhiệm vụ tự tổ chức điều tra. Công ty đã thành lập đoàn điều tra và tiến hành điều tra theo đúng quy định. Biên bản điều tra TNLĐ được Công ty lưu trữ và gửi đến cơ quan lao động Thương binh xã hội, y tế, công đoàn các cấp, cơ quan Bảo hiểm xã hội và những người bị nạn. Người lao động bị tai nạn lao động được kịp thời cấp cứu và chữa trị tại trung tâm y tế và kinh phí chữa trị, tiền thuốc men do Công ty trả. Người lao động sau khi được chữa trị và phục hồi sức khỏe hoàn toàn, nếu không bị mất sức khỏe thì Công ty không phải chi trả trợ cấp hàng tháng. 2.7. Tổ chức bộ máy làm công tác Bảo hộ lao động tại Công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. Để đảm bảo công tác an toàn và vệ sinh lao động được thực hiện tốt Công ty đã thành lập hội đồng Bảo hộ lao động. Hội đồng Bảo hộ lao động của Công ty gồm có: +Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất làm chủ tịch hội đồng. +Chủ tịch công đoàn làm phó chủ tịch hội đồng. +Các thành viên có trìnhh độ Đại học với các chuyên ngành khác nhau như cơ, điện, hóa chất, bác sỹ,….trong đó có 4 đồng chí là ủy viên Ban chấp hành công đoàn Công ty . +Cán bộ chuyên trách An toàn Bảo hộ lao động của Công ty bao gồm 1 đồng chí, tiểu ban An toàn ở các đơn vị và mạng lưới An toàn vệ sinh viên ở các tổ sản xuất gồm 118 đồng chí. Trong số các trưởng tiểu ban có 6 đồng chí là ủy viên Ban chấp hành công đoàn Công ty và các đồng chí này đều có khả năng đóng góp cho nội dung hoạt động về công tác Bảo hộ lao động của Công ty. Hội đồng BHLĐ tại Công ty có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Nhiệm vụ: Tham gia và tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch BHLĐ và các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động nhằm cải thiện điều kiện lao động phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong Công ty. Công ty định kỳ 6 tháng 1 lần kiểm tra tình hình thực hiện công tác BHLĐ ở các phân xưởng sản xuất làm cơ sở đánh giá tình hình công tác BHLĐ ở Công ty. Khi kiểm tra, nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn thì hội đồng BHLĐ có quyền yêu cầu người quản lý sản xuất thực hiện các biện pháp nhằm loại trừ nguy cơ đó. Công ty đã phân định rõ trách nhiệm cụ thể về công tác BHLĐ cho cán bộ quản lý và các phòng, bộ phận chức năng trong Công ty. Cán bộ chuyên trách BHLĐ có trách nhiệm và quyền hạn như sau: Trách nhiệm: Phối hợp với các phòng, bộ phận chức năng xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác BHLĐ ở Công ty, lập dự thảo và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch BHLĐ hàng năm. Huấn luyện về BHLĐ cho người lao động, theo dõi tình hình sức khỏe, TNLĐ, BNN, đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý chăm sóc sức khỏe người lao động. Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn quy phạm về an toàn và vệ sinh lao động của Nhà nước và các quy chế về BHLĐ của Công ty. Đề xuất việc tổ chức hoạt động tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động và theo dõi đôn đốc việc chấp hành các chế độ thể lệ BHLĐ, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động trong Công ty và đề xuất các biện pháp khắc phục. Điều tra và thống kê các vụ TNLĐ xảy ra trong Công ty . Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời các đề xuất kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra. Dự thảo trình lãnh đạo Công ty ký các báo cáo về BHLĐ theo quy định hiện hành. Quyền hạn: Tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy móc thiết bị xây dựng mới lắp đặt hoặc sau cải tạo, mở rộng để tham gia ý kiến về mặt an toàn, vệ sinh lao động. Tham dự các cuộc họp về giao ban sản xuất, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh, kiểm điểm việc thực hiện công tác BHLĐ. Khi kiểm tra, nếu phát hiện những vi phạm hoặc những nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đồng thời báo cáo cho ngưởi sử dụng lao động. 2.8. Tổ chức Công đoàn với Công tác BHLĐ. Ban chấp hành công đoàn Công ty gồm có: Chủ tịch công đoàn phụ trách chung chịu trách nhiệm công tác tuyên truyền giáo dục trong Công ty và có 9 ủy viên ban chấp hành công đoàn phụ trách các mảng công việc khác nhau. Ngay từ khi được thành lập, tổ chức công đoàn của Công ty đã tham gia nhiều hoạt động góp phần đẩy mạnh công tác BHLĐ ở Công ty . Công đoàn Công ty thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập thể trong đó có nội dung về BHLĐ. Công đoàn vận động, giáo dục và khuyến khích người lao động làm tốt quy định về BHLĐ, phát huy sáng kiến cải thiện môi trường làm việc. Mặ khác, tổ chức Công đoàn của Công ty tham gia vào các đoàn tự kiểm tra công tác BHLĐ, tham gia điều tra tai nạn lao động , nắm vững bệnh nghề nghiệp. Công đoàn Công ty đã xây dựng được mạng lưới an toàn, vệ sinh viên rộng khắp, đông đảo góp phần đưa công tác BHLĐ thực sự là vấn đề thiết yếu của mỗi người lao động. PGĐ điều hành sản xuất Các phòng,bộ phận chức năng Cán bộ chuyên trách BHLĐ Tổ trưởng tổ sản xuất Tiểu ban An toàn An toàn vệ sinh viên Chủ tịch Công đoàn Bí thư đoàn thanh niên Ban chấp hành Công đoàn Hình 4: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công tác BHLĐ của Công ty. Chương III: Kết luận và một số đề xuất kiến nghị Qua thời gian thực tập tại Công ty, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty và cán bộ hướng dẫn thực tập, được đi thực tế, tìm hiểu tại phân xưởng, tôi thấy công tác BHLĐ tại Công ty đã đạt được một số thành quả nhất định và còn tồn tại một số hạn chế sau: 1.Ưu điểm. Công ty đã xây dựng được hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động trong công tác BHLĐ hoàn chỉnh với sự phối hợp của Công đoàn Công ty . Tất cả các công nhân đều có trang phục BHLĐ theo yêu cầu, thực hiện cung cấp đầy đủ trang bị bảo hộ cá nhân trong Công ty theo đúng chức danh, chủng loại Nhà nước và ngành quy định. Thực hiện công tác khám chữa bệnh thường xuyên và định kù cho công nhân. Xây dựng được nội quy, quy phạm an toàn máy móc thiết bị, mỗi máy móc thiết bị đều được lắp đặt cầu dao đóng cắt bảo vệ riêng, có hộp bao che, hộp cách điện. Thực hiện thường xuyên việc kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm túc những trường hợp vi phạm nội quy an toàn, quy trình an toàn. Công tác PCCN luôn được chú trọng đề cao. Các vấn đề về chế độ chính sách được thực hiện tốt. 2. Những vấn đề còn tồn tại ở Công ty Bóng đèn- phích nước Rạng Đông. Một số máy móc thiết bị của Công ty hiện nay đã cũ, công nghệ lạc hậu, lao động thủ công nặng nhọc cho nên điều kiện lao động của người lao động vẫn chưa được đảm bảo, vẫn còn tồn tại một số ít yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất. Vấn đề tiếng ồn vẫn còn tồn tại nhiều trong khu vực phân xưởng thuỷ tinh. Hệ thống chiếu sáng tại phân xưởng bóng đèn nung sáng chưa đạt yêu cầu. Người lao động chưa thực sự coi trọng công tác BHLĐ. Cán bộ làm công tác BHLĐ còn kiêm nhiệm hoặc từ bộ phận khác chuyển sang( kỹ sư điện) nên hoạt động của công tác BHLĐ vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh. 3. Một số đề xuất kiến nghị. Để công tác BHLĐ của Công ty đạt hiệu quả cao hơn nữa, góp phần đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm TNLĐ và BNN tôi xin có một số ý kiến đề xuất sau: +Cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa hoạt động của Công đoàn với công tác BHLĐ trong việc đôn đốc, kiểm tra người lao động thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình mà Bộ Luật Lao động quy định, phát huy tốt vai trò của mạng lưới an toàn vệ sinh viên và đẩy mạnh các phong trào thi đua. +Bộ phận đời sống của Công ty nên xem xét và lập thực đơn phù hợp với yêu cầu cần bổ sung dinh dưỡng, năng lượng và thị hiếu người lao động để nhà ăn của Công ty có thể thu hút đông đảo anh chị em công nhân hơn. +Đôn đốc hơn nữa việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát cho người lao động. +Cải tạo hệ thống chiếu sáng ở phân xưởng Bóng đèn nung sáng cho phù hợp với tiêu chuẩn. +Có chế độ khen thưởng khuyến khích,động viên công nhân tham gia các sáng kiến cải tiến kỹ thuật ngay tại nơi làm việc để sản xuất ngày càng an toàn. +Cần lắp đặt hệ thống xử lý bụi và hơi khí độc ngay tại nguồn phát sinh. +Cải tạo môi trường vệ sinh nhà xưởng , hành lang tránh tình trạng ẩm ướt sẽ gây những tác hại xấu tới sức khỏe người lao động. Phần III: Tính toán kiểm tra thiết kế hệ thống chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo tại phân xưởng bóng đèn nung sáng công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. Chương I. Những cơ sở tính toán, kiểm tra, thiết kế hệ thống chiếu sáng. 1.1. Những đại lượng cơ bản về ánh sáng. 1.1.1. ánh sáng. ánh sáng là một phần bức xạ sóng điện từ có bước sóng l=3000-7800A0 mà ta có thể cảm nhận được nó.nhận thức được nó nhờ cơ quan thị giác. ánh sáng còn là một tập hợp các bức xạ đơn sắc được hòa trộn lẫn nhau. ánh sáng mang đặc thù 2 tính chất là sóng và hạt.Sự lan truyền ánh sáng có quy luật khác nhau. 1.1.2. Đại lượng cơ bản dùng trong kỹ thuật ánh sáng. 1.1.2.1. Quang thông Với mỗi nguồn sáng, khả năng bức xạ là khác nhau. Để đánh giá khả năng bức xạ của nguồn sáng, người ta sử dụng đại lượng quang thông. Quang thông thực chất là cơ sở năng lượng bức xạ của một nguồn nào đó mà mắt người cảm nhận được . Ký hiệu : F Đơn vị: Lm (Lumen) 1.1.2.2. Cường độ sáng Để đánh giá quang thông trên một nguồn nhất định của không gian, người ta sử dụng đại lượng cường độ sáng.Các nguồn sáng ta gặp trong thực tế thường có cường độ sáng khác nhau theo các hướng nên thường dùng đường cong phân bố cường độ sáng để xác định cường độ sáng theo một hướng nào đó. Cường độ sáng là mật độ quang thông theo một hướng nào đó gây ra bao trùm lên một khối không gian . Ký hiệu: I Đơn vị: Cd (Candela) 1.1.2.3. Độ trưng Mật độ quang thông hay bức xạ ánh sáng phát ra từ một diện tích vô cùng nhỏ bé của bề mặt phát sáng. Ký hiệu: M Đơn vị: Lm/m2 1.1.2.4. Độ chói Độ chói là đại lượng vô cùng quan trọng trong Kỹ thuật ánh sáng ,xác định bằng mật độ cường độ áng sáng (chiếu theo 1 hướng a) Ký hiệu: L Đơn vị: Nt(Nhit) 1.1.2.5. Độ rọi Độ rọi là mật độ quang thông rơi trên bề mặt nhận bức xạ ánh sáng. Nguồn sáng càng xa thì độ rọi càng thấp. Ký hiệu: E Đơn vi: Lx(Lux) 1.1.3. Tiện nghi nhìn Trong quá trình hoạt động, con người nhận biết được sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh chủ yếu nhờ vào cơ quan thị giác. Mắt nhận biết được hình dạng, kích thước, màu sắc của sự vật, hiện tượng khi và chỉ khi giữa vật phân biệt và nền có sự sai khác nhất định về độ sáng. Sự sai khác này được đánh giá bằng giá trị của độ tương phản về độ chói K Độ tương phản (K) |Lv - Ln.| Ln K = Trong đó” Lv: Độ chói của vật Ln: Độ chói của nền đặt vật càn phân biệt DL=Lv-Ln: Sự sai khác về độ chói. ở một giá trị K nào đó mà mắt người bắt đầu phát hiện được vật thì gọi là giá trị tương phản ngưỡng. Để nhận rõ được vật thì độ tương phản về độ chói giữa vật và nền thực tế Ktt phải lớn hơn độ tương phản ngưỡng Kng nhiều lần (Ktt > Kng).Vì vậy, để đặc trưng cho mức độ nhìn rõ vật,người ta sử dụng khái niệm độ nhìn rõ V: V= Độ nhìn rõ lớn nhất Vmax chỉ đạt được trong điều kiện chiếu sáng tốt nhất đảm bảo cho độ tương phản Kng là nhỏ nhất (thực tế vô cùng khó). Vì vậy,để đánh giá độ chiếu sáng thực tế so với điều kiện chiếu sáng tốt nhất về mặt sinh lý, người ta sử dụng khái niệm độ nhìn rõ tương đối Vo. Vo= Ê 1 Khi độ nhìn rõ tương đối Vo=1 thì chiếu sáng thực tế tương đương với điều kiện chiếu sáng tốt nhất. Đây là điều kiện lý tưởng vì đạt được điều kiện này, độ chói của vật sẽ rất lớn. Khi đó,việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và chi phí cho kỹ thuật chiếu sáng cũng rất lớn. Vì vậy mỗi quốc gia khi thiết lập chi tiêu định lượng, chất lượng ánh sáng đều đưa ra một giá trị độ rõ tương đối Vo phù hợp với điều kiện thực tế liên quan đến kỹ thuật của quốc gia đó. Hiện nay,ở nước ta, tiêu chuẩn chiéu sáng hiện hành được xây dựng trên cơ sở giá trị độ nhìn rõ tương đối Vo=0,6 Khi trong trường nhìn rõ xuất hiện vật có độ chói quá lớn thì xảy ra hiên tượng mắt bị chói. Khi đó,mắt sẽ không làm việc bình thường, thậm chí không nhìn rõ vật, mắt bị mỏi mệt, hoạt động thần kinh căng thẳng . Hiện tượng chói lóa được chia thành 2 loại: +Chói lóa làm giảm khả năng nhìn. +Chói lóa làm mất tiện nghi . Để đánh giá hiên tượng chói lóa làm mất khả năng nhìn thấy, người ta dùng đại lượng độ chói lóa mờ b. b = K. E q2 Trong đó: E: Độ rọi của nguồn gây lóa q: Góc cách ly giữa nguồn gây lóa và hướng nhìn từ mắt đến vật. K: Hệ số Khi đó, hệ số tương phản về độ chói giữa vật và nền là K: K’=|Lv-Ln|/ Ln+ b (K’< K) Khả năng nhìn càng giảm khi b càng lớn . Để đánh giá hiện tượng chói lóa mất tiện nghi,người ta sử dụng chỉ số chói lóa mất tiện nghi M: M =k.LvnwmPn.Lnb Theo kết quả nghiên cứu về kỹ thuật ánh sáng cho thấy: M< 8 : Tiện nghi M=8-35 : Bắt đầu thấy khó chịu M=35-50 : Bắt đầu thấy lóa. M=150-600: Bắt đầu mất tiện nghi M>600 : không thể chịu đuợc Để tạo ra một môi trường áng sáng hợp lý,nhiệm vụ của kỹ thuật áng sáng là: +Đảm bảo độ nhìn rõ được tốt nhất (ảnh hưởng với mức độ áng sáng phù hợp và giớihạn chói lóa). +Tính thuận tiện quan sát (ảnh hưởng với sự phân bố ánh sáng hài hòa cũng như phản ánh màu sắc đúng của ánh sáng). +Tính hấp dẫn quan sát chịu ảnh hưởng bởi màu sắc của ánh sáng, hướng chiếu và sự hình thành bóng khuất của vật thể quan sát. 1.2. Nguồn sáng. Nguồn sáng là cơ sở tạo ra ánh sáng để con người nhận thức được vật. 1.2.1. Nguồn sáng tự nhiên Nguồn sáng tự nhiên bao gồm áng sáng trực tiếp của mặt trời,ánh sáng khuếch tán của bầu trời,ánh sáng phản xạ từ mặt đất,công trình đối diện. Tổ hợp các yếu tố đặc trưng cho tình hình áng sáng địa phương gọi là khí hậu ánh sáng địa phương. Mỗi địa phương có khí hậu ánh sáng khác nhau ,biến đổi theo không gian và thời gian . Việc hiểu biết và nắm bắt tình hình áng sáng địa phương cho phép ta hiểu được nguồn ánh sáng trời cho phục vụ lợi ích con người. Mặt trời là nguồn gốc đầu tiên của ánh sáng tự nhiên. Năng lượng của mặt trời rất lớn và đặc trưng bởi: Hằng số bức xạ mặt trời So=1,94 cal/cm2 .phút Hằng số ánh sáng Eo=125,4 KLux Độ chói của mặt trời Lo=1,86.109 Cd/m2 Riêng vùng bức xạ quang học bao gồm: +vùng tử ngoại ngắn có bước sóng 1000á2800 Ao +vùng tử ngoại trung có bước sóng 2800á3150 Ao +vùng tử ngoại gần có bước sóng 3150á3800 Ao +vùng không khí có bước sóng 3800á7800 Ao + vùng hồng ngoại ngắn có bước sóng 7800á15000Ao + vùng hồng ngoại trung có bước sóng 15000á30000Ao +vùng hồng ngoại dài có bước sóng 30000á100000Ao Vào đến vùng ngoại vi của khí quyển, các bức xạ tử ngoại ngắn 3000Ao. Như vậy dưới tác dụng các yếu tố trên, bức xạ mặt trời khi đến mặt đất sẽ bị giảm rất mạnh về cường độ và thu hẹp….đồng thời phát sinh ra ánh sáng tán xạ của bầu trời. Đến mặt đất chỉ còn tia nắng và ánh sáng bức xạ của mặt trời mà thôi. Đặc trưng cơ bản để đánh giá sự gảm sút của cường độ bức xạ xuyên qua bầu khí quyển xuống mặt đất trong từng giờ gọi là hệ số trong suốt của khí quyển P. Hệ số này phụ thuộc vào mật độ các chất mà lẫn ở trong không khí. Mật độ càng lớn thì hệ số càng cao. Hệ số trong suốt sẽ biến đổi theo không gian và thời gian. Hệ số trong suốt của khí quyển P biến đổi nhiều từ địa phương này sang địa phương khác: +vùng có khí hậu khô và lạnh có độ trong suốt của khí quyển > vùng nóng ẩm. +vùng núi thì độ trong suốt của khí quyển > vùng đồng bằng +vùng biển có độ trong suốt của khí quyển> vùng ven biển. +vùng nông thôn có độ trong suốt của khí quyển > vùng thành thị. Tại mỗi địa phương,hệ số trong suốt còn biến đổi theo thời gian: +mùa nắng nóng thì hệ số trong suốt < mùa mưa lạnh +mùa xuân là mùa có hệ số trong suốt thấp nhất . Hệ số trong suốt cao nhất vào giữa trưa. Ngoài ra khả năng hấp thụ bức xạ tạo ra ánh sáng khuếch tán của mặt đất còn phụ thuộc vào tình hình mây vì chúng hấp thụ năng lượng bức xạ đi qua nó làm giảm ánh sáng trực xạ nhưng tăng ánh sáng tán xạ. Mây là vật phản xạ ánh sáng. Lượng mây là độ dầy mây của bầu trời tức là diện tích bầu trời bị mây bao phủ. Dưới ảnh hưởng của lượng mây, bầu trời được phân ra thành các dạng: +Trời quang mây :lượng mây từ 0-2/10 +Trời mây trung bình :lượng mây từ 3/10-7/10 +Trời đầy mây :lượng mây từ 8/10-10/10. Khi bầu trời quang mây thì có nắng to,b ầu trời mây trung bình có nắng vừa, bầu trời đầy mây có nắng nhạt. Để xác định độ rọi ánh sáng tự nhiên, người ta sử dụng đại lượng hệ số đặc trưng lượng sáng h . Trong đó h được tính bằng: Hệ số này chủ yếu phụ thuộc vào độ cao của mặt trời, độ trong suốt của khí quyển và lượng mây. Ngoài ra khí hậu ánh sáng còn phụ thuộc vào tỷ lệ nắng và số lượng nắng. Nguồn sáng tự nhiên được sử dụng trong hình thức chiếu sáng tự nhiên cho các công trình. 1.2.2. Nguồn sáng nhân tạo. Trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày,nguồn sáng tự nhiên hông thể đáp ứng đủ yêu cầu về chiếu sáng.Vì vậy, người ta sử dụng hình thức chiếu sáng nhân tạo trong kỹ thuật chiếu sáng nhằm mang đến cho con người ánh sáng nhiều hơn, tốt hơn, hoạt động thị giác thuận lợi hơn. Ngoài nguồn sáng nhân tạo là ngọn lửa, từ đầu thế kỷ 19 đến nay, nhiều loại đèn đã được phát minh chế tạo dựa vào đặc điểm vật lý, hóa học, quang học của các chất. Nguồn sáng nhân tạo rất đa dạng, trong việc chế tạo nguồn sáng hiện nay đã sản xuất hàng trăm loại nguồn sáng khác nhau nhưng có thể xếp thành 3 loại. +Đèn nung sáng +Đèn huỳnh quang +Đèn phóng điện hồ quang. Mỗi loại nguồn sáng chỉ phù hợp chiếu sáng cho một số loại đối tượng nhất định chứ không thể sử dụng chiếu sáng cho hầu hết mọi lĩnh vực. Hình 5: Các loại nguồn sáng thông dụng. NS thông thường NS Halogen Huỳnh Quang compact Huỳnh quang ống Thuỷ ngân cao áp Natri cao áp Metal Halide Bóng đèn Bóng đèn Huỳnh quanh quang Nung sáng Phóng điện Huỳnh quang 2. 2.1. Đèn nung sáng(tròn, sợi đốt, dâytóc) Đèn nung sáng là loại đèn có cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ, dễ sử dụng, giá thành rẻ, ánh sáng phát ra không phụ thuộc vào điện áp. Đèn nung sáng có dây tóc bằng Vônfram. Dây Vônfram được đặt trong bóng thuỷ tinh có độ chân không cao chứa các khí trơ. Khi có dòng điện đi qua, dây tóc được nung nóng và phát quang. Hiệu suất phát quang của đèn thấp từ 0,3Lm/W -18Lm/W. Đèn nung nóng có công suất từ một vài W đến một vài KW. Tuổi thọ của đèn ngắn (1000h). Tuy nhiên đèn nung sáng Halogen hoạt động dựa trên việc đốt hết không khí bên trong để tăng nhiệt độ nguồn sáng và tuổi thọ bóng đèn, khác với đèn nung sáng thông thường chỉ có sợi đốt. Đèn nung sáng thông thường có công suất <50 W trong khi công suất của đèn nung sáng Halogen là 100-1500W. 1.2.2.2. Đèn huỳnh quang Đèn hùynh quang phát sáng dựa trên hai nguyên lý. +Bức xạ hồ quang trong hơi Hg áp suất thấp . +Bức xạ hồ quang của lớp bột hung quang ở bên trong vỏ bóng đèn, được kích thích bởi các tia tử ngoại của bức xạ hồ quang. Hoạt động của đèn huỳnh quang: Bức xạ hồ quang trong hơi Hg áp suất thấp phát ra các bức xạ phổ vạch ở cả vùng tử ngoại và vùng khả kiến. Bức xạ tử ngoại kích thích chất bột huỳnh quang trên thành ống phát ra bức xạ ở vùng ánh sáng nhìn thấy. Bột huỳnh quang có nhiều loại nén cho ta các màu sắc ánh sáng khác nhau . Các đèn huỳnh quang sản xuất theo công nghệ hiện đại sử dụng bột huỳnh quang 3 màu cho ánh sáng gần với ánh sáng tự nhiên và có hiệu suất phát quang cao. Tuy nhiên đèn có nhược điểm là ánh sáng dao động với tần số gấp đôi điện công nghiệp (100Hz). Phổ ánh sáng của các loại đèn huỳnh quang là phổ hỗn hợp giữa phổ vạch của bức xạ hơi thuỷ ngân và phổ liên tục của bột huỳnh quang. Lượng ánh sáng chủ yếu do bột huỳnh quang phát ra. Đồng thời đèn huỳnh quang có nhược điểm là sử dụng phức tạp, để biến đổi hoạt động cần phải có chấn lưu, bộ mồi. Điều kiện hoạt động bình thường của đèn đòi hỏi phải có mạng điện ổn định,kích thước hình học của đèn lớn. Việc hủy các đèn hỏng cần không gây ô nhiễm cho môi trường và người sử dụng vì huỳnh quang trong đèn và bột huỳnh quang là rất độc. Huỳnh quang compact tương tự như huỳnh quang ống chỉ khác ở chỗ có kích thước thu nhỏ và các ống được uốn theo hình chữ. Đèn huỳnh quang thông dụng có công suất từ 15-215W. Hình dáng của đèn đa dạng ,hiệu suất phát quang từ 60-70Lm/W, tuổi thọ đạt 10000h. Đèn huỳnh quang sử dụng thay thế cho các bóng đèn nung sáng ở những nơi cần chiếu sáng có độ sáng. 1.2.2.3. Đèn phóng điện. Để khắc phục những nhược điểm của đèn huỳnh quang, người ta chế tạo đèn thủy ngân cao áp có nguyên lý hoạt động như đèn huỳnh quang, tuổi thọ bền, kích thước nhỏ như đèn nung sáng, hiệu suất phát quang đạt 40-60 Lm/W. Ngoài ra còn có một số loại đèn khác như: đèn Natri cao áp có hiệu suất phát quang đạt 130Lm/W, đèn Metal Halide hiệu suất phát quang đạt: 95 Lm/W, đèn Compac có hiệu suất phát quang lớn, kích thuớc nhỏ, tuổi thọ lớn. Tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu chiếu sáng mà người ta lựa chọn các loại đèn khác nhau. Các loại đèn chiếu sáng nhân tạo sẽ phát huy được hết tác dụng khi thông qua sự tính toán, thiết kế chiếu sáng hợp lý. 1.3. Tiêu chuẩn chiếu sáng. 1.3.1.Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên ở nước ta,dựa vào tiêu chuẩn sinh lý thị giác, đặc điểm nguồn sáng tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế, trình độ để đưa ra tiêu chuẩn về chiếu sáng tự nhiên. Trong việc tính toán chiếu sáng tự nhiên,người ta sử dụng đại lượng gọi là hệ số độ rọi tự nhiên (e%) và đây là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ chiếu sáng tự nhiên. 1.3.2. Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo Việc sử dụng các nguồn sáng nhân tạo, các phương thức chiếu sáng để quy định độ rọi tiêu chuẩn E(Lux). Các giá trị độ rọi tiêu chuẩn được sử dụng để thiết kế, kiểm tra, đánh giá hệ thống chiếu sáng nhân tạo. Quy định giá trị độ rọi cực đại trên mặt phẳng làm việc. Độ rọi tiêu chuẩn được quy định trên cơ sở đảm bảo độ nhìn rõ các chi tiết cần phân biệt. Đồng thời tính đến khả năng kỹ thuật và điện năng của quốc gia trong từng giai đoạn. Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng nhân tạo được lấy là tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo. 1.3.3. Tiêu chuẩn chiếu sáng áp dụng cho phân xưởng bóng đèn nung sáng của Công ty Bóng đèn- phích nước Rạng Đông. Đặc điểm công việc trong phân xưởng có ý nghĩa quyết định trong việc lựa chọn hệ số độ rọi tự nhiên và độ rọi chiếu sáng nhân tạo sao cho thích ứng với hoạt động thị giác của người lao động. Công nghệ sản xuất bóng đèn là lắp ghép các trụ và vỏ đèn. Việc ghép các bộ phận đòi hỏi phải có độ chính xác về kích thước,v ị trí. Mặt khác, khi lắp ghép, sự tương phản về màu sắc giữa vật và nền nhỏ. Đặc điểm của nền tối, kích thước nhỏ nhất của vật cần phân biệt từ 0,3 đến 0,5. Vì vậy chiếu sáng trong phân xưởng phải đáp ứng nhu cầu hoạt động thị giác .Đặc điểm phân xưởng bóng đèn thường tập trung nhiều người, nhiều máy móc thiết bị nên để vừa nhìn rõ chỗ làm việc, vừa quan sát tốt khi đi lại vận chuyển hàng hóa, Công ty đã sử dụng phương thức chiếu sáng bên hai phía (chiếu sáng tự nhiên) và phương thức chiếu sáng chung đều (chiếu sáng nhân tạo). Căn cứ vào hai bảng ,công việc trong phân xưởng ở cấp chính xác III a,tiêu chuẩn hệ số độ rọi tự nhiên trong phân xưởng etc ³ 1,0%, độ rọi chiếu sáng nhân tạo Etc >=200 Lx. Việc thiết kế hệ thống chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo phải căn cứ vào tiêu chuẩn hệ số độ rọi tự nhiên và độ rọi chiếu sáng nhân tạo. Hệ số chiếu sáng trong phân xưởng nếu thỏa mãn tiêu chuẩn sẽ góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường làm việc cho người lao động trong phân xưởng nói riêng và trong toàn Công ty nói chung. Bảng 10.Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng tự nhiên trong các nhà sản xuất.(TCXD29-68). Cấp công việc Tính chất công việc Hệ số độ rọi tự nhiên tiêu chuẩn(%) Loại công việc theo mức độ chính xác Kích thước nhỏ nhất của vật cần phân biệt Chiếu sáng trên và chiếu sáng hỗn hợp Chiếu sáng bên I Rất chính xác Nhỏ hơn 0,10 7,0 2,5 II Chính xác cao Từ 0,1 đến 0,3 4,9 1,4 III Chính xác Từ 0,3 đến 1 3,5 1,0 IV Chính xác vừa Từ 1 đến 10 2,1 0,7 V Công việc thô Từ 10 và lớn hơn 2,0 0,5 VI Yêu cầu quan sát chung trong quá trình sản xuất mà không cần phải phân biệt các chi tiết 1,0 0,25 Bảng 11 .Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng nhân tạo trên bề mặt làm việc trong các gian phòng sản xuất.(Trích TCVN 3743-83) Tính chất công việc Kích thước nhỏ nhất của vật cần phân biệt Cấp công việc Phân cấp Sự tương phản giữa vật và nền Đặc điểm của nền Độ rọi nhỏ nhất Khi dùng đèn huỳnh quang Khi dùng đèn nung sáng Chiếu sánh hỗn hợp Chiếu sáng chung Chiếu sáng hỗn hợp Chiếu sáng chung 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Rất chính xác Nhỏ hơn 0,15 I a b c d Nhỏ Nhỏ Tbình Nhỏ Tbình Lớn Tbình Lớn Rất Lớn Tối Tbình Tối Sáng Tbình Tối Sáng Sáng Tbình 1500 1000 750 500 506 400 300 200 750 500 400 300 200 200 150 100 Chính xác cao Từ 0,15 đến 0,30 II a b c d Nhỏ Nhỏ Tbình Nhỏ Tbình Lớn Tbình Lớn Rất lớn Tối Tbình Tối Sáng Tbình Tối Sáng Sáng Tbình 1000 750 500 400 400 300 200 150 500 400 300 200 200 150 100 75 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chính xác Từ 0,3 đến 0,5 III a b c d Nhỏ Nhỏ Tbình Nhỏ Tbình Lớn Tbình Lớn Lớn Tối Tbình Tối Sáng Tbình Tối Sáng Sáng Tbình 500 400 300 200 200 150 100 100 300 200 150 100 100 75 50 50 Chính xác Trung bình Từ 0,5 đến 0,5 IV a b c d Nhỏ Nhỏ Tbình Nhỏ Tbình Lớn Tbình Lớn Lớn Tối Tbình Tối Sáng Tbình Tối Sáng Sáng Tbình 300 200 150 100 100 100 10 100 150 100 100 100 50 50 50 50 ít chính xác Từ 1đến 5 V a b c d Nhỏ Nhỏ Tbình Nhỏ Tbình Lớn Tbình Lớn Lớn Tối Tbình Tối Sáng Tbình Tối Sáng Sáng Tbình 100 100 100 100 75 75 100 100 50 50 36 30 Thô sơ Lớn hơn 5 VI Không phụ thuộc hệ số sản xuất 75 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Công việc có các vật liệu, sản phẩm tự phát sáng VII 100 50 Yêu cầu quan sát chung trong quá trình sản xuất mà không cần phải phân biệt các chi tiết VIII 50 20 Chương II: Thực trạng công tác chiếu sáng tại phân xưởng Bóng đèn Công ty Bóng đèn - phích nước rạng Đông. 2.1. Hình thức chiếu sáng tại phân xưởng bóng đèn. Phân xưởng bóng đèn của Công ty được bố trí tại tầng 2 của khu sản xuất chính. Tại phân xưởng,nhà sử dụng cho sản xuất có kích thước cơ bản sau: Chiều dài nhà :55m Chiều rộng nhà :35m Chiều cao nhà : 6m Hệ thống chiếu sáng của phân xưởng bao gồm hệ thống chiếu sáng tự nhiên và hệ thống chiếu sáng nhân tạo. 2.1.1. Hệ thống chiếu sáng tự nhiên. Chiếu sáng tự nhiên là phương thức chiếu sáng lợi dụng các nguồn sáng tự nhiên, ánh sáng tự nhiên có khả năng phân bố đều nên rất tốt cho hoạt động của thị giác. Vì vậy, Công ty đã tổ chức thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho khu nhà sản xuất nói chung và phân xưởng bóng đèn nói riêng. Hiện nay, do dược xây dựng theo kiểu nhà công nghiệp nhiều tầng nên hệ thống chiếu sáng tự nhiên của phân xưởng sử dụng cửa sổ để lấy ánh sáng tự nhiên. Chiếu sáng ở phân xưởng có hình thức chiếu sáng ở hai bên bằng hệ thống cửa sổ. Cửa sổ được bố trí đều theo kết cấu nhà với chiều dài là 55m, chiều rộng là 35m. Toàn bộ ohân xưởng được thiết kế chiếu sáng bên hai phía bằng 16 cửa sổ, kích thước mỗi cửa sổ là 4m x 2m. Vậy tổng diện tích cửa sổ là 128m2 . Kết cấu cửa sổ của phân xưởng gồm lớp cửa chớp phía ngoài bằng gỗ, lớp trong là cửa kíng thường khung bằng gỗ. Mỗi cửa sổ có một ô văng để tránh hiện tượng chói lóa do ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào chỗ làm việc và có tác dụng chống hắt khi mưa. Khi chiếu sáng bên có sự phản xạ ánh sáng bên trong phân xưởng, Công ty đã quét vôi trần, quét tường bằng vôi trắng, lát bằng gạch men màu ghi sáng nhằm tăng lượng ánh sáng phản xạ. Do khẩu độ của phân xưởng tương đối lớn nên chiếu sáng tự nhiên chỉ đảm bảo cho các vị trí máy gần cửa sổ. Bên cạnh đố,nhiều lúc chiếu sáng tự nhiên không đảm bảo cho toàn phân xưởng khi thời tiết xấu. Để đảm bảo chất lượng chiếu sáng tốt, người lao động làm việc bớt căng thẳng thị giác hơn, Công ty đã thiết kế hệ thống chiếu sáng nhân tạo nhằm bổ sung thêm lượng ánh sáng trong phân xưởng. 2.1.2. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo trong phân xưởng được thiết kế theo phương thức chiếu sáng chung đều, các nguồn sáng được phân bố đều trên diện tích chiếu sáng và treo đèn trên cùng độ cao. Phương thức chiếu sáng chung đều rất phù hợp với mật độ làm việc tập trung nhiều người, máy móc, thiết bị tại phân xưởng và việc bố trí máy móc theo hàng, dãy. Với phương thức chiếu sáng này, người lao động làm việc trong phân xưởng có điều kiện quan sát tốt, không bị cản trở đến thao tác, việc đi lại vận chuyển hàng hóa. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo trong phân xưởng được bố trí gồm có 36 bộ máng đèn đôi. Loại đèn sử dụng trong phân xưởng là đèn huỳnh quang có công suất 36 W. Mỗi đèn đều được lắp chao đèn để tập trung ánh sáng và tăng cường độ chiếu sáng nhờ sự phản xạ ánh sáng trong chao đèn. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo tại phân xưởng có thích ứng với yêu cầu sản xuất hay không ta căn cứ vào việc tính toán kiểm tra ở phần sau. 2.2. Tính toán kiểm tra hệ thống chiếu sáng của phân xưởng bóng đèn nung sáng. 2.2.1. Tính toán kiểm tra hệ thống chiếu sáng tự nhiên. 2.2.1.1. Phương pháp tính toán kiểm tra chung. Để kiểm tra hệ thống chiếu sáng tự nhiên trong phân xưởng, ta cần phải tính hệ số độ rọi tự nhiên. Hệ số độ rọi tự nhiên thực tế tại phân xưởng được xác định dựa vào công thức. 100. = ett . hcs . K fx to. r1 (m2). ị ett = Scs. to . r1 .100 Ss. hcs. K fx (%) Trong đó: Scs :Tổng diện tích cửa sổ. Ss :Diện tích sàn. to : Hệ số truyền qua của cửa sổ. t1 :Hệ số xuyên suốt của vật liệu trong suốt. Nó phụ thuộc vào loại kính lắp cửa và được tra theo bảng sau: Bảng 12 : Hệ số xuyên suốt t1 của vật liệu trong suốt. Kính t1 Kính thường một lớp 0,90 Kính hoa văn 0,60 Kính cốt thép 0,60 Kính màu sữa 0,40 Khối thủy tinh 0,50 Kính hữu cơ trong suốt 0,90 Kính hữu cơ màu sữa 0,60 t2 :Tỷ lệ ánh sáng còn lại qua khung cửa và phụ thuộc vào kết cấu khung. t2 được tra theo bảng sau: Bảng 13 :Tỷ lệ ánh sáng còn lại t2 qua khung cửa . Loại kết cấu khung t2 Khung gỗ 0,75 Khung thép, nhôm 0,75 Khung Panen bêtông và khối thủy tinh 0,85 t3 : Tỷ lệ ánh sáng còn lại qua lớp bẩn ở kính nên phụ thuộc vào mức độ bẩn của kính. t3 được tra theo bảng sau: Bảng 14 :Tỷ lệ ánh sáng còn lại t3 qua lớp kính bẩn. Mức độ bẩn t3 Bẩn đặc (bụi, khói) kính đứng 0,65 Bẩn vừa (bụi, khói) kính đứng 0,7 Bẩn nhẹ (bụi, khói) kính đứng 0,8 t4 :Tỷ lệ ánh sáng còn lại qua kết cấu chịu lực nên phụ thuộc vào loại kết cấu chịu lực. t4 được tra theo bảng sau: Bảng 15 : Tỷ lệ ánh sáng còn lại t4 qua kết cấu chịu lực . Loại kết cấu chịu lực t4 Vì kèo dàn bằng thép = 0,9 Dàn và vòm bằng bêtông cốt thép, gỗ 0,8 Vì kèo đặc chiều cao ³ 0,50 m 0,8 Vì kèo đặc chiều dưới ³ 0,5 m 0,9 r1: Hệ số tăng ánh sáng nhờ phản xạ bên trong phòng khi chiếu sáng bên. r1 phụ thuộc tỷ số giữa chiều rộng nhà với chiều cao từ mặt phẳng lao động đến mép trên cửa sổ (B/h1), tỷ số giữa chiều dài nhà với chiều rộng nhà (L1/B), nó phụ thuộc vào hệ số phản xạ của sàn nhà, tường, trần nhà, chiếu sáng 1 bên hay hai bên. r1 được tra theo bảng sau: Bảng 16 : Hệ số tăng ánh sáng nhờ phản xạ bên trong phòng khi chiếu sáng bên, r1 B/ h1 Chiếu sáng rtb = 0,5 rtb = 0,3 L1/B=0,5 L1/B=1 L1/B³2 L1/B=0,5 L1/B=1 L1/B³2 Từ 1 đến 1,5 1 bên 2 bên 2,1 1,35 1,9 1,25 1,5 1,15 1,4 1,1 1,3 1,1 1,2 1,1 >1,5 đến 2,5 1 bên 2 bên 3,8 1,8 3,3 1,45 2,4 1,25 2,8 1,25 2,4 1,15 1,8 1,1 > 2,5 đến 4 1 bên 2 bên 7,2 1,5 5,4 1,4 4,3 1,25 2,6 1,2 2,2 1,1 1,7 1,1 hcs : Chỉ số ánh sáng của cửa sổ hcs phụ thuộc vào tỷ số chiều dài nhà với chiều rộng nhà ( L1/B ) và tỷ số giữa chiều rộng nhà với chiều cao từ mặt phẳng lao động đến mép trên cửa sổ ( B/h1) hcs được tra theo bảng sau: Bảng 17 :Chỉ số ánh sáng cửa sổ hcs L1/B B/h1 1 1,5 2 3 4 5 7,5 10 ³ 4 6,5 7 7,5 8 9 10 11 12,5 3 7,5 8 8,5 9,6 10 11 12,5 14 2 8,5 9 9,5 10,5 11,5 13 15 17 1,5 9,5 10,5 13 15 17 19 21 23 1 11 13 16 18 21 25 26,5 29 0,5 18 23 31 37 45 54 66 __ Kfx : hệ số ảnh hưởng của kiến trúc đối diện. Kfx: phụ thuộc vào tỷ số giữa khoảng cách công trình cần xác định đến công trình bên cạnh với chiều cao của công trình cần xác định. Kfx được tra theo bảng: Bảng 18 ; Hệ số ảnh hưởng của kiến trúc đối diện Kfx L/H 0,5 1 1,5 2 ³ 3 Kfx 1,7 1,4 1,2 1,1 1,0 Khi xác định được hệ số độ rọi thực tế, ta đem so sánh với tiêu chuẩn và từ đó đánh giá thực trạng. 2.2.1.2. Tính toán cụ thể cho phân xưởng bóng đèn. áp dụng công thức tính độ rọi tự nhiên cho phân xưởng ta có: ett = Scs. to. r1. 100 Ss. hcs. K fx (%) Để xác định được hệ số độ rọi tự nhiên, ta cần xác định được các thông số sau: Diện tích sàn Ss: Ss = 55. 35 = 1925 (m2) Tổng diện tích cửa sổ: Scs = 16. 2. 4 = 128 (m2) Hệ số tăng phản xạ trong phân xưởng khi chiếu sáng bên là: r1. Biết hệ số phản xạ của tường trần là: r t =0,5, r tr = 0,7, r s = 0,3 nên r tb = 0,5. Chiều rộng nhà là B=35m, chiều dài nhà là L1= 55m, chiều cao từ mặ phẳng lao động đến mép trên của cửa sổ : h1 =2,4m ta có: L1/B = 1,57 , B/h1 = 14,6 Xí nghiệp chiếu sáng bên 2 phía. Tra bảng ta được r1 = 1,4. Hệ số của cửa sổ tính cho vật liệu: to = t1 .t2 .t3 .t4 Cửa sổ của phân xưởng làm bằng kính thường 1 lớp. Tra bảng được: t1 = 0,9. Kết cấu khung cửa sổ bằng khung gỗ nên ta tra bảng được: t2 = 0,75. Kính bẩn vừa nên ta tra bảng được : t3 = 0,7. Kết cấu chịu lực của phân xưởng bằng bêtông cốt thép nên tra bảng ta được: t4 = 0,8. ị to = 0,9. 0,75. 0,7. 0,8 = 0,378 Chỉ số ánh sáng cửa sổ :h cs Biết L1/B = 1,57 ; B/h1 = 14,6 nên tra bảng ta được h cs = 23. Hệ số ảnh hưởng của kiến trúc nhà đối diện : Kfx = 1. Vậy hệ số độ rọi tính toán : ett = = 0,153 (%) 2.2.1.3. So sánh với tiêu chuẩn. Công việc trong phân xưởng là loại công việc đòi hỏi tính chính xác vừa. Theo tiêu chuẩn TCXD 29- 69 : hệ số độ rọi tự nhiên tiêu chuẩn cho mức độ chính xác của công việc và hình thức chiếu sáng bên tại phân xưởng là etc ³ 1,0%. Theo kết quả tính toán, hệ số độ rọi tự nhiên thực tế tại phân xưởng là 0,153 % so với tiêu chuẩn thì nhỏ hơn rất nhiều. Vậy hệ thống chiếu sáng tự nhiên của phân xưởng không đảm bảo hệ số độ rọi tự nhiên theo tiêu chuẩn nên hoạt động thị giác của người lao động bị ảnh hưởng. 2.2.2. Tính toán kiểm tra hệ thống chiếu sáng nhân tạo. 2.2.2.1. Phương pháp tính toán chung. Hiện nay, người ta dùng 2 phương pháp tính toán chủ yếu: +Hệ số hiệu dụng quang thông . +Phương pháp tính toán điểm. Trong đồ án này, ta sử dụng hệ số hiệu dụng quang thông. Nguyên lý của phương pháp này là đảm bảo trên mặt phẳng làm việc có giá trị độ rọi đúng theo tiêu chuẩn Etc tương ứng với hệ số dự trữ K. Để kiểm tra hệ thống chiếu sáng nhân tạo của phân xưởng ta cần xác định được giá trị độ rọi trong phân xưởng. Độ rọi thực tế trong phân xưởng được xác định dựa vào công thức. Ft = S . Ett . K . U. Z .h (Lm) Trong đó: - S: Diện tích cần chiếu sáng (m2) -Ft: Quang thông tổng của các bóng đèn. - h : hiệu suất của 1bóng đèn - U: Hệ số hiệu dụng quang thông. U phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố : Cấu tạo đèn Đặc tính phản xạ của trần, tuờng và sàn. Độ cao treo đèn Kích thước phòng i : Chỉ số phòng. i được xác định theo công thức: i = a. b (a + b) . h Trong đó: a,b là chiều rộng, chiều dài phòng cần chiếu sáng. h : độ cao treo đèn so với bề mặt làm việc. Z : hệ số chiếu sáng đồng đều khi sử dụng chiếu sáng nhân tạo. K : hệ số dự trữ của đèn. U được tra theo bảng sau đây. Bảng 19 : Hệ số hiệu dụng quang thông( đèn huỳnh quang) được xác định theo bảng sau: r trần % r tường % r sàn % 70 50 30 70 50 10 50 50 10 50 30 10 0 0 0 I Hệ số U % 0,5 23 22 16 14 10 0,6 29 28 21 18 12 0,7 33 32 24 21 14 0,8 37 35 27 24 16 0,9 40 38 30 27 18 1,0 43 41 32 29 19 1,1 46 43 34 31 20 1,25 49 46 37 34 22 1,5 54 50 40 37 24 1,75 57 53 43 40 25 2,0 60 55 45 42 27 2,25 63 57 47 44 28 2,5 65 59 48 45 29 3,0 68 61 50 48 30 3,5 71 63 52 50 31 4,0 73 65 54 52 32 5,0 76 67 56 53 34 2.2.2.2. Tính toán cụ thể tại phân xưởng Bóng đèn. áp dụng công thức tính độ rọi thực tế cho phân xưởng ta có: Ett = Ft .h. U. Z S. K ( Lux) Để tính độ rọi thực tế ta cần xác định các thông số sau: Quang thông của mỗi bóng đèn. Phân xưởng dùng bóng đèn huỳnh quang 36 W nên ta có F = 3200 Lm. Tổng số bóng đèn trong phân xưởng: n = 36 . 2 = 72 . ị Ft = n. F = 72 . 3200 = 230400 (Lm) Hiệu suất đèn là 100% nên h = 1. Hệ số dự trữ : K = 1,3. Độ chiếu sáng đồng đều là : Z = 0,77. Diện tích chiếu sáng : 1925 m2 Hệ số hiệu dụng quang thông được xác định với chỉ số phòng i = 35 . 55 (35 + 55) . 3,2 = 6,7 và rtr = 70%, rt = 50%, rs = 30% Tra bảng ta được U = 76% Ett = 230400. 0,76. 0,77 1925. 1,3 = 54 ( Lux) 2.2.2.3. So sánh với tiêu chuẩn Căn cứ theo tiêu chuẩn TCVN 3743-83 độ rọi tiêu chuẩn là 200 Lux khi dùng đèn huỳnh quang chiếu sáng chung. Theo kết quả tính toán, độ rọi chiếu sáng nhân tạo tại phân xưởng là Ett=54 Lux , nhỏ hơn nhiều so với tiêu chuẩn. 2.3. Kết luận chung Qua tính toán kiểm tra trên, hệ số độ rọi tự nhiên và độ rọi chiếu sáng nhân tạo tại phân xưởng Bóng đèn không đạt tiêu chuẩn quy định.Hệ thống chiếu sáng tự nhiên và hệ thống chiếu sáng nhân tạo của phân xưởng chưa cung cấp đủ ánh sáng cần thiết cho quá trình làm việc của người lao động. Để góp phần tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động, trong đồ án này, em xin trình bày 1 phương án thiết kế hệ thống chiếu sáng cho phân xưởng Bóng đèn nung sáng của Công ty. Chương III: Thiết kế hệ thống chiếu sáng tự nhiên và hệ thống chiếu sáng nhân tạo cho phân xưởng Bóng đèn nung sáng Công ty Bóng đèn - phích nước Rạng Đông. 3.1. Thiết kế hệ thống chiếu sáng. 3.1.1. Thiết kế hệ thống chiếu sáng tự nhiên. 3.1.1.1. Phương pháp tính toán chung. Hệ thống chiếu sáng tự nhiên của phân xưởng sử dụng các cửa sổ bên hai phía để lấy ánh sáng. Vì vậy, để thiết kế hệ thống chiếu sáng tự nhiên cho phân xưởng, ta cần tính toán tổng diện tích cửa sổ đảm bảo hệ số độ rọi tự nhiên ³ 1,0% (TCXD 29.68) Tổng diện tích cửa sổ được tính theo công thức: Scs = etc. hcs. Kfx .Ss 100. to. r1 (m2) Trong đó: Ss: Diện tích sàn cần chiếu sáng(m2) etc: Hệ số độ rọi tự nhiên tiêu chuẩn (%). Kfx: Hệ số ảnh hưởng bởi kiến trúc đối diện. r1 : Hệ số phản xạ ánh sáng trong phòng. hcs: Chỉ số ánh sáng của cửa sổ. to: Hệ số của cửa sổ tính cho vật li

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25012.DOC
Tài liệu liên quan