Báo cáo Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

Tài liệu Báo cáo Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế: BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔNG CỤC DU LỊCH BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chủ nhiệm đề tài : Th.s Nguyễn Anh Tuấn Thư ký đề tài : CN. Phạm Thị Lan Dung Những người tham gia đề tài : CN. Vũ Thế Bình, PGS.TS Phạm Văn Dũng, TS. Trịnh Xuân Dũng, Th.s Nguyễn Thanh Bình, CN. Nguyễn Tuấn Việt, CN. Đỗ Đình Cương, CN. Phùng Quang Thắng, CN. Nguyễn Văn Cử, CN. Trương Nam Thắng, CN.Lưu Nhân Vinh, CN. Trần Minh Hằng, CN. Nguyễn Thanh Nga, CN Tống Thị Lê Vàng Cơ quan chủ trì: Vụ Lữ hành Hà Nội, tháng 12 năm 2007 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẠN...

pdf74 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỔNG CỤC DU LỊCH BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chủ nhiệm đề tài : Th.s Nguyễn Anh Tuấn Thư ký đề tài : CN. Phạm Thị Lan Dung Những người tham gia đề tài : CN. Vũ Thế Bình, PGS.TS Phạm Văn Dũng, TS. Trịnh Xuân Dũng, Th.s Nguyễn Thanh Bình, CN. Nguyễn Tuấn Việt, CN. Đỗ Đình Cương, CN. Phùng Quang Thắng, CN. Nguyễn Văn Cử, CN. Trương Nam Thắng, CN.Lưu Nhân Vinh, CN. Trần Minh Hằng, CN. Nguyễn Thanh Nga, CN Tống Thị Lê Vàng Cơ quan chủ trì: Vụ Lữ hành Hà Nội, tháng 12 năm 2007 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NGÀNH DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH ..... 4 1.1. CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ................................................................4 1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH.............................................4 1.3. TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THẾ GIỚI......................................5 1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ..........................................................................................................6 1.5. KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH TRÊN THẾ GIỚI................................................................................................................................... 12 Tóm tắt chương 1....................................................................................................13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM.........................................................14 2.1. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH VÀ BỐI CẢNH CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH CỦA VIỆTNAM........................................................10 2.2. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LHQT CỦA VIỆT NAM ......................................................................................... 16 2.3. TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH QUỐC TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY.......................................................................................................................... 19 2.4 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LHQT CỦA VN ......... 20 Tóm tắt chương 2.........................................................................................27 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM………………………41 3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LHQT CỦA VIỆT NAM.................................................................................................................................40 3 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ......................................................................................................42 3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: ..................................................................... 42 3.2.2. Nhóm giải pháp Hiệp hội: ........................................................................................ 49 3.2.3. Nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế: ........................................... 49 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................37 KẾT LUẬN ............................................................................................................61 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách quốc tế. Hoạt động lữ hành trên thế giới diễn ra trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Các doanh nghiệp lữ hành của các nước đang tìm mọi kế sách và biện pháp để giành được lợi thế và vị thế cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút khách du lịch. Hoạt động LHQT của Việt Nam mới bắt đầu phát triển đã góp phần quan trọng vào việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Khả năng cạnh tranh thu hút khách du lịch quốc tế của các doanh nghiệp LHQT của Việt Nam nói chung còn yếu so với các hãng lữ hành của nhiều đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Các doanh nghiệp LHQT về cơ bản còn thiếu chiến lược cạnh tranh, thiếu kinh nghiệm tiếp cận thị trường du lịch nước ngoài, thiếu đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong công tác thị trường, marketing. Nguồn tài chính dành cho hoạt động marketing, quảng cáo ở thị trường nước ngoài của nhiều doanh nghiệp LHQT của Việt Nam còn hạn chế. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới từ tháng 1/2007, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT để thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết. Các doanh nghiệp LHQT của Việt Nam nếu không có đủ năng lực tiếp cận thị trường quốc tế và khu vực, thiếu một chiến lược cạnh tranh linh họat sẽ khó có khả năng cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và sẽ bị loại khỏi cuộc chơi trong việc tiếp cận thị trường và thu hút khách quốc tế. 2. MỤC TIÊU, PHẠM VI, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam để thu hút khách quốc tế vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. 5 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT; Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT; Đưa ra các định hướng chiến lược và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành, tăng cường vị thế trên thị trường để thu hút khách quốc tế trong điều kiện hội nhập quốc tế. 2.3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam so với các nước là đối thủ cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á trong việc thu hút khách quốc tế inbound, không nghiên cứu năng lực cạnh tranh đưa khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài và du lịch nội địa. Đề tài tập trung nghiên cứu chủ trương, chính sách về du lịch nói chung và lữ hành nói riêng từ năm 1990, với nhấn mạnh chủ yếu từ năm 2000 đến nay và khảo sát, điều tra thực trạng hoạt động LHQT và năng lực cạnh tranh thu hút khách quốc tế của các doanh nghiệp LHQT được cấp phép trước 30/6/2006. 2.4. Tình hình nghiên cứu: 2.4.1. Trên thế giới: Trong thời gian qua, có nhiều học giả nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong du lịch, cả năng lực cạnh tranh điểm đến và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch. Những công trình nghiên cứu nổi bật về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch và lữ hành là của các học giả du lịch nổi tiếng như Crouch & Ritie, Harper Collins, Auliana Poon,... Tuy nhiên, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh là vấn đề phức tạp, nên có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới đã có công trình nghiên cứu, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch của các nước trên thế giới. Trong những năm gần đây, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã có những công trình nghiên cứu và đưa ra bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu hàng năm, trong đó xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp của gần 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới để đánh giá năng lực cạnh tranh của nền kinh tế của các quốc gia này. Năm 2007, WHF cũng đã đưa ra Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành của hơn 100 nước trên thế giới. Chúng tôi sẽ dựa trên kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành của các nước do Diễn đàn kinh tế thế giới thực hiện để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam nói chung và lĩnh vực LHQT nói riêng. 6 2.4.2. Trong nước: Cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành. Một số luận văn của sinh viên một số trường đại học như Đại học Kinh tế quốc dân có nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành nhưng chỉ mới đề cập tới một vài khía cạnh của lĩnh vực này, chưa có được những nhận định, đánh giá sâu sắc, toàn diện về năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh lữ hành. Năm 2006, UNDP đã tài trợ cho nhóm nghiên cứu của Trường Đại học kinh tế quốc dân do Bộ Kế hoạch đầu tư chỉ định triển khai xây dựng đề tài ‘Khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá ngành du lịch’, trong đó tập trung nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của ngành du lịch nói chung và tác động của quá trình tự do hoá ngành du lịch đối với nền kinh tế của đất nước. Cuối năm 2006, Chủ nhiệm đề tài này đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT tại Việt Nam. 2.5. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp điều tra, phỏng vấn và thu thập thông tin; Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống; Phương pháp thống kê; Phương pháp dự báo và chuyên gia 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Ngoài phần Mở đầu, Khuyến nghị và Kết luận, đề tài này gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH 7 1.1. CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh: - Khái niệm cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất, trao đổi hàng hoá và phát triển kinh tế thị trường. Có rất nhiều quan điểm về cạnh tranh. Theo Từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh được hiểu là “sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. - Với những quan niệm trên, phạm trù cạnh tranh được hiểu là quan hệ kinh tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. 1.1.2. Phân loại cạnh tranh: 1.1.3. Năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng được sử dụng rộng rãi nhưng đến nay vẫn là khái niệm khó hiểu và rất khó đo lường. Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học, năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa năng lực cạnh tranh là “khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững”. 1.1.4. Các cấp độ năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành bốn cấp độ dưới đây: cấp quốc gia, cấp ngành, cấp doanh nghiệp, cấp sản phẩm- hàng hoá. 8 1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH 1.2.1. Khái niệm: Năng lực cạnh tranh (gäi t¾t lµ NLCT) trong lĩnh vực LHQT thuộc cấp độ cạnh tranh ngành, là khả năng của các doanh nghiệp, ngành Du lịch và Chính phủ trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Một ngành có năng lực cạnh tranh nếu ngành đó có năng lực duy trì được lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong và ngoài nước. Đối với ngành du lịch, NLCT ngành Du lịch và lữ hành chính là NLCT điểm đến du lịch. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lÞch là khả năng của một điểm đến phân phối hàng hoá và dịch vụ du lịch tốt hơn các điểm đến khác. 1.2.2. C¸c nh©n tè ¶nh h­ëng ®Õn NLCT trong lĩnh vực lữ hành: Cã nhiÒu nh©n tè ¶nh h­ëng NLCT ngµnh Du lÞch vµ L÷ hµnh: Yếu tố nhân chủng-xã hội của cầu du lịch và sự thay đổi trên thị trường, Ảnh hưởng của thoả mãn khách du lịch, Marketing của các hãng lữ hành và cảm nhận của họ về điểm đến, TiÕp cËn thÞ tr­êng du lÞch; Gi¸ c¶ vµ chi phÝ; Tỷ giá; Sö dông c«ng nghÖ th«ng tin; An toµn, an ninh vµ rñi ro; Phân biệt sản phẩm (định vị); ChÊt l­îng cña ph­¬ng tiÖn vµ dÞch vô du lÞch; ChÊt l­îng tµi nguyªn m«i tr­êng ; Nguån nh©n lùc; ChÝnh s¸ch cña ChÝnh phñ. 1.2.3. Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành: Trong Báo cáo về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch và lữ hành năm 2007 của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đưa ra các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành dưới đây: 1.2.3.1. Hệ thống luật pháp, chính sách về du lịch và lữ hành gồm: các quy định luật pháp và chính sách, quy định về môi trường, an toàn và an ninh, y tế và vệ sinh, ­u tiên du lịch và lữ hành. 1.2.3.2. Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh du lịch và lữ hành gåm: Cơ sở hạ tầng giao thông hàng không, Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, Cơ sở hạ tầng du lịch, Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch và lữ hành. 1.2.3.3. Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực gåm chỉ số: nguồn nhân lực, nhận thức du lịch quốc gia, nguồn lực tự nhiên và văn hoá. 9 Chúng tôi sẽ sử dụng các chỉ số này và dựa trên kết quả công bố của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2007 để đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch và lữ hành của Việt Nam trong chương 2. 1.3. TÌNH HÌNH vµ xu h­íng PHÁT TRIỂN DU LỊCH THẾ GIỚI 1.3.1. Tình hình phát triển du lịch thế giới và khu vực: 1.3.1.1. Tình hình chung: Ngày nay, Du lịch được xác định là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước và được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), trong những năm gần đây, du lịch toàn cầu tiếp tục phát triển mặc dù chịu ảnh hởng tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh (SARS, Cúm gà,…), cuộc chiến Irắc, xung đột, khủng bố ở Trung Đông và nhiều nơi khác trên thế giới. Năm 1999, lượng khách du lịch quốc tế đạt 664 triệu lượt, thu nhập từ du lịch đạt 445 tỷ USD; đến 2006 lượng khách du lịch quốc tế đạt 842 triệu lượt, thu nhập từ du lịch đạt trªn 700 tỷ USD. 1.3.1.2. Mười điểm đến hàng đầu thế giới: Về lượng khách đến, Pháp đứng vị trí số 1, tiếp đó đến Tây Ban Nha và Mỹ, Trung Quốc đứng thứ 4 về lượng khách đến, Italia, đứng thứ 5 về lượng khách đến Anh và Đức đứng thứ 6 và thứ 7, Áo đứng thứ 9, Mexico và Liên bang Nga đứng thứ 10 về lượng khách đến, Về lượng khách quốc tế, có thay đổi trong danh sách 10 nước đứng đầu năm 2006, Đức thay thế Mexico ở vị trí thứ 7, Áo và Liên bang Nga tăng thêm một bậc, lên vị trí thứ 9 và 10. Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ đứng ở vị trí thứ 9 năm 2005, đã tụt 2 bậc. Mười nước thu nhập hàng đầu năm 2006 chiếm 51% tổng số thu nhập, ước tính 735 tỷ đô la Mỹ, lượng khách du lịch của các nước này có sụt giảm chút ít, chiếm 47% tổng lượng khách toàn cầu. 1.3.1.3. Du lịch ra nước ngoài. Đối với các thị trường nguồn, du lịch quốc tế vẫn khá là tập trung ở các nước công nghiệp của Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, với các mức độ gia tăng của thu nhập thuần, nhiều nước đang phát triển đã cho thấy sự tăng trưởng nhanh trong những thập kỷ qua, đặc biệt ở Đông Bắc và Đông Nam Châu Á, Trung và Tây Âu, Trung Đông và Nam Phi. 1.3.1.4. Tình hình du lịch Châu Á và Thái Bình Dương: Châu Á và Thái Bình Dương tăng trưởng mạnh trong năm 2006, với mức tăng trưởng bình quân 9,4%. Nam Á và 10 Đông Á tăng 11,6%. Khu vực thành công nhất là Nam Á, tăng 13,9%. Trong khi ®ã, lượng khách đến Indonesia giảm 6%, Thái Lan – tuy có nhiều biến cè chính trị xẩy ra nhưng các thông số theo tháng vẫn tăng 20%. Nam Á tăng 13,9% trong năm 2006. Ở Châu Đại Dương, khách đến Úc tăng hơn 5,2% trong năm 2005, và một số đảo Thái Bình Dương đạt được mức tăng trưởng bình thường, bao gồm các đảo Cook và Guam, đều tăng +6%. Nhưng điểm đến nhiều nhất là Papua New Guinea (+17%) và Fiji (+10%). 1.3.2. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới hiện nay: Theo dự báo của UNWTO, đến năm 2010, lượng khách du lịch trên toàn cầu đạt 1,006 tỷ l­ợt, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 900 tỷ USD và sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu chỗ làm việc trực tiếp, tập trung chủ yếu ở Châu Á-TBD, trong đó Đông Nam Á có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% l­ợng khách và 38% thu nhập xã hội từ du lịch toàn khu vực. Hệ thống tài khoản vệ tinh cũng dự đoán trong 10 năm từ 2007-2016, tốc độ tăng trưởng du lịch thế giới sẽ là 4,2% hàng năm. Trong cuốn “Tourism 2020 Vision”, UNWTO dự đoán lượng khách du lịch quốc tế sẽ đạt trên 1,56 tỷ vào năm 2020, trong đó 1,2 tỷ lượt sẽ đi du lịch trong nội vùng và 0,4 tỷ lượt sẽ là những khách du lịch dài ngày. Đông Á-Thái Bình Dương, Nam Á, Trung Đông và Châu Phi được dự đoán đạt tốc độ tăng trưởng trên 5% hàng năm, so với mức trung bình thế giới là 4,1%. Đông Á- Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế trung bình hàng năm trong giai đoạn 1995-2020 là 6,5%, đứng thứ hai thế giới và đến năm 2020 sẽ chiếm 25,4% thị phần khách du lịch toàn cầu, chỉ sau Châu Âu (45,9%). 1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc: 1.4.2. Kinh nghiệm của Malaysia: 1.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan: 1.4.4. Kinh nghiệm của Tây Ban Nha: 11 1.4.5. Một số bài học kinh nghiệm nâng cao NLCT trong lĩnh vực lữ hành. Từ kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của bốn nước nêu trên rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây: a. Bài học về xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh: Để cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế nhằm thu hút khách du lịch, cần thiết hoạch định chiến lược cạnh tranh du lịch quốc gia và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành, từ đó xây dựng triển khai kế hoạch và chương trình cạnh tranh cho từng thời kỳ, phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch và lữ hành. b. Bài học về xây dựng thương hiệu và xúc tiến hình ảnh du lịch quốc gia: Để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành, bốn nước trên đều coi trọng xây dựng thương hiệu và xúc tiến xác lập hình ảnh và vị thế của du lịch các nước này trên thị trường quốc tế. Thương hiệu du lịch quốc gia không chỉ là những yếu tố hữu hình như khẩu hiệu quảng cáo, logo, tập gấp, trang web mà còn bao gồm các yếu tố vô hình như thông tin quảng cáo, quan hệ công chúng và marketing trực tiếp, các sự kiện đặc biệt, chiến lược bán và thực hiện sản phẩm/dịch vụ. c. Bài học về công tác thị trường, xúc tiến du lịch: Để thu hút khách quốc tế, phải nghiên cứu đặc điểm, tâm lý, thị hiếu, khả năng chi tiêu của từng đối tượng khách, từ đó có biện pháp đáp ứng nhu cầu của họ. Muốn vậy, phải đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, trên cơ sở đó xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp và tổ chức xúc tiến hiệu quả. Để thực hiện tốt công tác thị trường, xúc tiến du lịch ở nước ngoài, cần tổ chức chiến dịch xúc tiến du lịch trong từng giai đoạn, thiết lập văn phòng đại diện du lịch ở những thị trường trọng điểm. d. Bài học đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch:Đa dạng hoá sản phẩm du lịch là yếu tố then chốt nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút khách du lịch. Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Tây Ban Nha đều coi trọng yếu tố này và đã thành công trong việc thu hút và lưu chân du khách. Để tăng sức hấp dẫn của các điểm đến du lịch, cần chú trọng nâng cao chất lượng; thiết lập mối liên kết du lịch với các nước láng giềng. Nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn hoá dịch vụ du lịch trên cơ sở nhấn mạnh tới an toàn, loại trừ đeo bám khách du lịch; ngăn ngừa tai nạn và bảo vệ khách du lịch. 12 e. Bài học tạo thuận lợi cho khách du lịch quốc tế: Miễn thị thực là chính sách có tính chiến lược nhằm thu hút khách quốc tế. Malaysia, Singapore và Thái Lan đã áp dụng thành công chính sách này, góp phần tăng nhanh lượng khách quốc tế đến các nước này thời gian qua. Hiện nay, miễn thị thực vẫn được coi như một trong những giải pháp kích cầu và thúc đẩy khách du lịch lựa chọn điểm đến. 1.5. KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH TRÊN THẾ GIỚI Hoạt động du lịch và lữ hành đã có từ lâu và có quá trình phát triển lâu dài. Trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, hoạt động du lịch và lữ hành có những hình thức biểu hiện và đặc trưng khác nhau. Có thể khái quát lịch sử phát triển hoạt động lữ hành và du lịch trên thế giới thành ba giai đoạn cơ bản: 1.5.1. Sự phát triển hoạt động lữ hành trong giai đoạn I (giai đoạn cổ đại) . a. Hoạt động lữ hành trong xã hội nguyên thuỷ: b. Hoạt động lữ hành trong xã hội nô lệ:. c. Hoạt động lữ hành trong xã hội phong kiến: 1.5.2. Sự phát triển của hoạt động lữ hành giai đoạn II (Giai đoạn cận đại). a. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp đối với hoạt động lữ hành b. Sự phát triển của hoạt động lữ hành và du lịch trong giai đoạn cận đại. c. Đặc trưng của hoạt động lữ hành thời cận đại: 1.5.3. Sự phát triển của hoạt động lữ hành giai đoạn III (từ năm 1950 đến nay) Hoạt động lữ hành tuy đã phát triển mạnh từ đầu thế kỷ XX với tư cách là một ngành non trẻ, nhưng nó phát triển rất mạnh mẽ trong nền kinh tế thế giới sau chiến tranh thế giới lần II, đặc biệt là từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây. a.Nh÷ng nguyªn nh©n c¬ b¶n thóc ®Èy sù ph¸t triÓn cña ho¹t ®éng l÷ hµnh. b. Mét sè xu h­íng ph¸t triÓn ho¹t ®éng l÷ hµnh trªn thÕ giíi c. VÞ trÝ cña h·ng l÷ hµnh trong ho¹t ®éng du lÞch vµ l÷ hµnh hiÖn ®¹i: Trong ho¹t ®éng du lÞch hiÖn ®¹i, h·ng l÷ hµnh ®ãng vai trß trung gian, cÇu nèi gi÷a kh¸ch du lÞch víi c¸c c¬ së cung cÊp dÞch vô du lÞch. 13 Tóm tắt chương 1 Chương 1 đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, phân loại cạnh tranh và đưa ra các cấp độ năng lực cạnh tranh. Chương I tập trung phân tích, làm rõ các quan niệm, khái niệm năng lực cạnh tranh trong ngành Du lịch và Lữ hành, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong ngành Du lịch và Lữ hành, đồng thời đề cập tới các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh trong ngành Du lịch và Lữ hành do DiÔn ®µn kinh tÕ thế giới đưa ra. Chương 1 cũng đã tập trung nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch và Lữ hành của 4 nước Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Tây Ban Nha, trên cơ sở đó rút ra mét sè bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch. Chương 1 cũng giành một phần quan trọng để phân tích, đánh giá khái quát về tình hình vµ xu h­íng phát triển du lịch thế giới và khu vực, t×nh h×nh ph¸t triÓn ho¹t ®éng l÷ hµnh trªn thÕ giíi vµ ë ViÖt Nam. Đó là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam trong chương 2 và chương 3. 14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC L÷ HµNH QuèC TÕ CỦA VIỆT NAM 2.1. Sù H×NH THµNH Vµ PH¸T TRIÓN Ho¹t ®éng l÷ hµnh vµ BỐI CẢNH CẠNH TRANH TRONG lÜnh vùc LỮ HÀNH CỦA VIỆT NAM 2.1.1. Kh¸i qu¸t sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn ho¹t ®éng l÷ hµnh t¹i ViÖt Nam: Về sự hình thành và phát triển của hoạt động lữ hành tại Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, nhưng có thể chia ra một số giai đoạn sau: a. Giai đoạn đến năm 1975: Do điều kiện kinh tế khó khăn và nhân dân còn nghèo, du lịch nội địa chưa phát triển. Phòng điều hành-hướng dẫn du lịch của Công ty Du lịch Việt Nam là nơi thực hiện hoạt động lữ hành đầu tiên của đất nước. b. Giai đoạn 1975- 1990: Công ty Du lịch Việt Nam có chức năng ký hợp đồng với các công ty du lịch của các nước XHCN để đón tiếp và phục vụ khách đến tham quan và nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Còn các công ty du lịch địa phương thực hiện chức năng đón tiếp và phục vụ khách do Công ty này đưa đến. c. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay: Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước, lượng khách nước ngoài vào Việt Nam ngày một tăng. Nhận thức rõ vai trò của hoạt động lữ hành nên từ năm 1990, ngành Du lịch đã từng bước mở rộng cấp giấy phép kinh doanh LHQT cho các doanh nghiệp, trước hết là doanh nghiệp nhà nước. Sau 16 năm, lĩnh vực lữ hành đã có hàng vạn doanh nghiệp lữ hành thuộc mọi thành kinh tế. Các doanh nghiệp lữ hành đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng nguồn khách du lịch trong những năm qua. Với sự phát triển kinh tế của đất nước và xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam sẽ không ngừng phát triển không chỉ theo quy mô mà cả về chất lượng đảm bảo là cầu nối giữa cung và cầu trong du lịch. 15 2.1.2. Bối cảnh cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam Ngày 10/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới. Sự kiện này cùng với việc Việt Nam trở thành Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội của Việt Nam, trong đó có du lịch. a. Những vận hội mới: Là thành viên WTO, Việt Nam có điều kiện phát huy tiềm năng lợi thế đồng thời, hạn chế những nhược điểm như thiếu vốn, lạc hậu về công nghệ,…Cầu du lịch sẽ tăng nhanh là cơ hội lớn để Việt Nam phát triển du lịch. Là thành viên WTO, Việt Nam buộc phải thực hiện những cam kết mở cửa thị trường hơn nữa, phải thay đổi thể chế, chính sách, luật pháp…theo thể chế thị trường, thông lệ quốc tế. Đây là tiền đề rất quan trọng để chúng ta trở thành “đối tác” của các tập đoàn du lịch quốc tế, là một khâu trong hệ thống du lịch toàn cầu. Là thành viên WTO, Việt Nam sẽ không còn bị phân biệt đối xử trong việc cung ứng cũng như tiếp nhận các dịch vụ du lịch. Theo nghĩa đó, chúng ta sẽ ngang bằng hơn với các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch. Khi cầu du lịch trên thế giới tăng lên đó cũng chính là cơ hội cho Việt Nam phát triển ngành du lịch. Hội nhập khu vực và thế giới, Việt Nam từng bước phải thay đổi môi trường, thể chế. Các chính sách và luật pháp ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Thông tin về Việt Nam sẽ ngày càng đầy đủ hơn, cập nhật tốt hơn...Những điều này làm cho Việt Nam trở nên gần gũi hơn với du khách nước ngoài. Ngoài việc được nâng lên mặt bằng chung, Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh do phát huy các lợi thế riêng. Trước hết, do đa dạng về điều kiện tự nhiên vµ truyền thống văn hoá đặc sắc, Việt Nam có thể phát triển nhiều loại hình du lịch. Bên cạnh ®ã, Việt Nam còn có môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch. Đó là môi trường chính trị ổn định và an toàn cho du khách. Một lợi thế khác là người Việt Nam đôn hậu, mến khách và chu đáo. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia đối phó hiệu quả với các loại dịch bệnh như bệnh SARS, dịch cúm gà.... Những phân tích trên cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những cơ hội to lớn cho sự phát triển của du lịch Việt Nam. 16 b. Những thách thức: Hội nhập khu vực và thế giới, du lịch Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Ba thách thức lớn mà Du lịch Việt Nam phải vượt qua lµ. Thứ nhất là tư duy kinh doanh. Tư duy trong kinh doanh du lịch vẫn mang đậm dấu ấn của tư duy tiểu nông, bao cấp. Thứ hai là tổ chức kinh doanh. Việt Nam đang kinh doanh du lịch theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, tức là được tổ chức một cách tự phát. Vì thế, sự hình thành, phát triển của các doanh nghiệp du lịch hầu hết mang tính tự nhiên. Nhà nước chủ yếu “đi sau” chứ chưa thật sự là người dẫn dắt, mở đường cho doanh nghiệp. Thứ ba là hoạt động điều hành của Chính phủ và ngành Du lịch. Việt Nam là nước đi sau, tiềm lực và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực (trong đó có kinh doanh du lịch) rất hạn chế. Nếu để tự phát, ít có khả năng doanh nghiệp lữ hành Việt Nam cạnh tranh được với các hãng lữ hành nước ngoài. Chúng ta bị lép vế và phải chịu thua thiệt là điều khó tránh khỏi. Những phân tích trên cho thấy, Việt Nam trở thành thành viên WTO đã đem lại những cơ hội và thách thức cho phát triển Du lịch Việt Nam đều rất lớn. Tuy nhiên, cơ hội chỉ là tiền đề, vấn đề là ở chỗ chúng ta cần phải làm gì để tận dụng được những cơ hội đó. Đồng thời, vượt qua những thách thức trên đây cũng không dễ dàng. Nếu không vượt qua được thách thức thì cơ hội cũng trở thành vô nghĩa. Rõ ràng là, những nỗ lực chủ quan của toàn Đảng, toàn dân, của ngành Du lịch, đặc biệt của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch là nhân tố giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới của đất nước và thế giới. 2.2. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LHQT CỦA VIỆT NAM 2.2.1. Môi trường vĩ mô : Thứ nhất: Môi trường chính trị - ngoại giao có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch nói chung và lữ hành nói riêng. Toàn cầu hóa, hòa bình, hợp tác và phát triển công nghệ nhanh tạo cơ hội lớn cho phát triển du lịch Việt Nam. Vị thế chính trị và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Chính sách cải cách và mở cửa của Chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh 17 tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện mở rộng giao lưu và quan hệ kinh tế quốc tế. Với điều kiện chính trị ổn định, Chính phủ đã đề ra những chính sách hướng vÒ doanh nghiệp, tạo nền tảng mở rộng các loại hình kinh tế đối ngoại. Chính phủ Việt Nam xác định du lịch là ngành “kinh tế quan trọng” tiến tới thành ngành “kinh tế mũi nhọn” trong nền kinh tế quốc dân, quan tâm phát triển du lịch. Chính phủ tập trung khá thành công vào việc tăng cường thông tin và hiểu biết về Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam được đánh giá là điểm đến “an toàn và thân thiện”. Các nhà đầu tư lớn trên thế giới đã quan tâm đầu tư vào Việt Nam. Du lÞch Việt Nam là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới và hầu hết các khuôn khổ đa phương kh¸c, đã ký hiệp định hợp tác du lịch song phương cấp Chính Phủ với 30 nước trên thế giới. Điều đó giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế về du lịch, nhận được trợ giúp của nhiều tổ chức quèc tÕ. Thứ hai xét về môi trường pháp lý : Hiện nay, hoạt động du lịch và LHQT của Việt Nam được chi phối bởi hàng loạt các văn bản luật và dưới luật. Nhiều văn bản pháp quy vẫn chưa quy định rõ ràng, đầy đủ, chưa được ban hành kịp thời, đồng bộ, gây khó khăn cho việc triển khai hoạt động lữ hành. Cụ thể như sau : a. Về Luật doanh nghiệp: trong thực tế thi hành Luật doanh nghiệp và các văn bản dưới Luật vẫn còn những khó khăn như: một số điều khoản trong Luật và các thông tư hướng dẫn không rõ ràng, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp lữ hành sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là tiến hành kinh doanh ngay mà không làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép LHQT. b.Về văn bản pháp lý chuyên ngành: Luật Du lịch ®­îc c«ng bè tháng 6/2005 và có hiệu lực từ 01/01/2006. Luật Du lịch ra đời đề cập đến nhiều nội dung mới, thực sự đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch. Tuy nhiên, những văn bản luật chuyên ngành vẫn còn những rào cản khiến doanh nghiệp lữ hành khó phát triển. c. Về các văn bản pháp quy khác liên quan đến hoạt động lữ hành còn thiếu đồng bộ. Khuôn khổ luật pháp cho khu vực dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng chưa hoàn thiện, nhiều văn bản pháp luật chồng chéo, quy định không rõ ràng. 18 Tựu trung lại, môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh lữ hành đã được cải thiện trong thời gian qua nhưng vẫn còn chưa thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp. Điều đó ảnh hưởng tới hoạt ®ộng kinh doanh lữ hành. Những ưu đãi cho hoạt động LHQT chưa rõ ràng, thậm chí hầu hết văn bản luật đưa ra các quy định khó khăn nhất, thí dụ: §ối với LHQT, thuế suất VAT là 10% chưa có tính cạnh tranh với du lịch một số nước trong khu vực. Thái Lan được coi là “thiên đường mua sắm” do hàng hóa dịch vụ đa dạng và rẻ, thuế suất VAT là 7%. Vấn đề hoàn thuế VAT cho khách quốc tế mang hàng hóa mua sắm trong tour du lịch ra khỏi lãnh thổ Việt Nam chưa được áp dụng. Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu quá cao. Giá điện, nước áp dụng cho du lịch luôn ở mức cao nhất, gấp nhiều lần mức sinh hoạt và sản xuất. Các quy định về hạn chế tốc độ xe còn bất hợp lý, gây tình trạng kéo dài thời gian đi lại và ức chế cho lái xe và hành khách. 2.2.2. Môi trường vi mô : Môi trường của bản thân các đơn vị kinh doanh LHQT ở Việt Nam cũng có những điểm thuận lợi và hạn chế trong từng lĩnh vực. Thứ nhất: LHQT là hoạt động có môi trường cạnh tranh cao: Lực lượng tham gia hoạt động lữ hành tăng mạnh, tạo áp lực cạnh tranh lớn, khiến giá sản phẩm du lịch giảm, hiệu quả kinh doanh lữ hành không cao. HiÖn nay, cßn tån t¹i hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động lữ hành, đó là việc một số tổ chức, cá nhân không có giấy phép vẫn kinh doanh lữ hành bằng cách hạ giá, hạ chất lượng sản phẩm, trốn thuế,... Thứ hai: Các cơ sở dịch vụ phục vụ cho hoạt động lữ hành đã phát triển khắp toàn quốc nhưng chưa theo kịp nhu cầu: - Cơ sở lưu trú: cung thấp hơn cầu ở các trung tâm du lịch lớn. Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành đang đối mặt với khó khăn thiếu cơ sở lưu trú chất lượng cao ở những trung tâm du lịch lớn. Giá phòng khách sạn 3 sao trở lên tăng đáng kể. - Các cơ sở kinh doanh vận chuyển khách du lịch: Các đơn vị lữ hành gặp khó khăn với hàng không nội địa (thiếu vé, hủy chuyến, chậm chuyến), tàu hỏa (dịp cuối tuần) và trong thời kỳ cao điểm thiếu ô tô chất lượng cao trên 35 chỗ. 19 - Các cơ sở dịch vụ khác: như nhà hàng, quán bar, chăm sóc sắc đẹp, cửa hàng mua sắm phát triển ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hội An nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Chúng ta còn thiếu c¸c cơ sở rộng, giới thiệu được công đoạn sản xuất, có phong cách phục vụ chuyên nghiệp, bài trí hấp dẫn, bán sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo uy tín. Thứ ba: Hoạt động lữ hành Việt Nam hoạt động trong môi trường tăng trưởng nhanh nhưng dễ bị ảnh hưởng của phát triển quá nóng. 2.3. TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH QUỐC TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY Giai đoạn 2001-2006, số lượng doanh nghiệp LHQT tăng nhanh, đặc biệt là doanh nghiệp LHQT tư nhân. Năm 1998, Việt Nam đón được trên 1,4 triệu lượt khách quốc tế, đến năm 2006 đã đạt trên 3,6 triệu lượt. Qua theo dõi kết quả kinh doanh lữ hành cho thấy, bên cạnh một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động LHQT lâu năm và một số doanh nghiệp liên doanh lữ hành vẫn giữ vai trò chủ lực trong kinh doanh lữ hành, các doanh nghiệp TNHH, cổ phần đã hoà nhập nhanh vào môi trường kinh doanh lữ hành, chủ động tiếp cận thị trường, mở rộng thị trường quốc tế và thu hút được nhiều khách quốc tế tới Việt Nam. Về cơ cấu doanh nghiệp, trong 5 năm qua cũng chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng về tỷ lệ cơ cấu giữa các thành phần doanh nghiệp. Nếu nhơ năm 2001, tỷ lệ các doanh nghiệp lữ hành nhà nơớc chiếm đại đa số, sau 5 năm, tỷ lệ đó giảm đáng kể và thay vào đó là số lơợng lớn doanh nghiệp hữu hạn và cổ phần. Xem sơ đồ sau: Thành phần doanh nghiệp LHQT 2002 và 2006 105 94 54 278 12 120 8 11 4 0 50 100 150 200 250 300 2002 2006 Năm Số lư ợ ng NN TNHH CP LD DNTN 20 Cơ cấu khách theo phơơng tiện vận chuyển không có nhiều thay đổi nhơng lơợng khách đơờng bộ và đơờng thuỷ chiếm tỷ lệ ngày càng nhỏ trong tổng số khách vào Việt Nam. Về số lượng khách quốc tế đón được của các doanh nghiệp trong giai đoạn này có thể thấy được sự nổi trội rõ ràng của các doanh nghiệp lữ hành TP.HCM. Nhìn chung, từ năm 2001 đến nay, các doanh nghiệp LHQT Việt Nam đã phát triển nhanh và có nhiều cố gắng bắt kịp nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp còn phải cố gắng rất nhiều để tăng khả năng cạnh tranh, dần hoà nhập vào sự phát triển chung của hoạt động lữ hành trên thế giới và khu vực, đặc biệt sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. 2.4. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LHQT CỦA VIỆT NAM 2.4.1. Vài nét về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam 2.4.1.1. Năng lực cạnh tranh chung của nền kinh tế Việt Nam có ảnh hưởng đến hoạt động LHQT: Theo công bố mới đây trong báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2006-2007 của Diễn đàn kinh tế thế giới, thứ hạng của Việt Nam xếp theo Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp là 77 trên 125 quốc gia, Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng là 86. Trong khi đó, thứ hạng tương ứng theo các chỉ số trên của Việt Nam tại báo cáo năm 2005-2006 là 74 và 81, trong tổng số 117 quốc gia được xếp hạng. Như vậy, thứ hạng của Việt Nam theo các chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp và tăng trưởng năm 2006 đều sụt giảm so với năm 2005. Những số liệu về xếp hạng và điểm xếp hạng trên cho thấy, Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể trong nhiều lĩnh vực có ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là chống tham nhũng. Tuy nhiên, tiến bộ đó vẫn chưa theo kịp những diễn biến của nhiều quốc gia. Hơn nữa, mặc dù chống tham nhũng dường như bắt đầu được cộng đồng đánh giá cao, nhưng lãng phí trong khu vực nhà nước vẫn là vấn đề nổi cộm và việc chống lãng phí chưa thực sự tạo được niềm tin trong cộng đồng. Phân tích trên cho thấy Việt Nam có nhiều nỗ lực cải thiện các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa nhiều trong việc cải thiện các yếu tố tác động tới năng 21 lực cạnh tranh quốc gia. Chất lượng tăng trưởng thấp càng trở nên bức xúc khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong thực tế, thay đổi khả năng cạnh tranh LHQT cũng diễn ra cùng với sự biến đổi năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung. 2.4.1.2. Đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam: Từ thực tiễn hoạt động lữ hành cho thấy, đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam là các nước Đông Bắc Á và ASEAN. Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Trong khu vực Đông Nam Á, lĩnh vực Lữ hành của Việt Nam đang phải đối diện với áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh từ các đối thủ cạnh tranh chính trong việc thu hút khách quốc tế. Mặc dù tốc độ tăng trưởng khách quốc tế hàng năm của Việt Nam luôn cao hơn so với hầu hết các nước trong khu vực nhưng về số tuyệt đối thì vẫn còn khoảng cách xa so với Malaysia, Thái Lan và Singapore. 2.4.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam 2.4.2.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh về thị trường, marketing trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam Từ kinh nghiệm thực tế của một số đối thủ cạnh tranh như Malaysia, Th¸i Lan, Singapore và từ những bài học chung được đúc kết, so sánh với thực tế của ngành Du lịch Việt Nam hiện nay, chúng tôi đưa ra những đánh giá cụ thể sau: Thứ nhất: về cấp vĩ mô. Từ đầu những năm 90, khi bước vào thời kỳ đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương chiến lược “Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Năm 1999, Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch được thành lập. Chương trình hành động quốc gia về du lịch với hàng loạt sự kiện được tổ chức khá rầm rộ. Chương trình hành động quốc gia về du lịch từ 2000-2001, 2002-2005 và tiếp tục sang 2006 với nhiều hoạt động đã được thực hiện với dấu hiệu khởi sắc hơn trước. Tuy nhiên, có thể thấy mét sè chủ trương phát triển du lịch ch­a thùc sù ®i vµo cuéc sèng. Thứ hai:Hệ thống chính sách, pháp luật đối với công tác thị trường, TTQB du lịch được xây dựng và ban hành luôn chậm hơn nhu cầu thực tế. các quy định và chế tài về sử dụng ngân sách, duyệt cấp kinh phí, ký kết hợp đồng thuê khoán, giao việc, biểu 22 phí dịch vụ quảng cáo,...đang được áp dụng cho hoạt động xúc tiến du lịch hiện nay chưa phù hợp, mang nặng tính bao cấp theo cơ chế “xin-cho”. Thứ ba, bộ máy và nhân sự thực hiện hoạt động marketing, xúc tiến quảng bá du lịch: Hiện nay, hệ thống các cơ quan quản lý và thực hiện xúc tiến du lịch trên toàn quốc là tương đối toàn diện từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, mô hình và phương thức hoạt động của Cục Xúc tiến Du lÞch hiện nay chưa thực sự phát huy được vai trò và chức năng của mình. Thứ tư, Ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến du lịch. Năm 2007, ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam (thông qua TCDL) chỉ là 1,25 triệu USD. Kể cả cộng thêm với ngân sách vài chục tỷ đồng các địa phương dành cho hoạt động này, con số này vẫn quá nhỏ so với ngân sách của các nước ASEAN khác như Thailand, Malaysia, Singapore ở mức từ 38-70 triệu USD/năm. Nguồn ngân sách hạn hẹp làm cho hoạt động xúc tiến du lịch trở nên vô cùng khó khăn. Thứ 5, việc đặt văn phòng đại diện tại các thị trường du lịch quốc tế trọng điểm: Tæng côc Du lịch đã xây dựng Đề án thành lập văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài trong đó chức năng chính là thực hiện hoạt động xúc tiến du lịch, trước mắt là ở Nhật Bản và Pháp. Đề án này đã được đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ, nhưng vì một số lý do về cơ chế hoạt động và kinh phí nên các văn phòng này đến nay vẫn chưa được thành lập. Thứ 6, vấn đề tham dự các hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế: diện tích gian hàng nhỏ, hình thức gian hàng còn đơn điệu, sơ sài, cách thức tổ chức, tham gia thiếu chuyên nghiệp làm hạn chế hiệu quả xúc tiến du lịch. Thứ 7, Vấn đề tài liệu, ấn phẩm TTQB du lịch: các ấn phẩm quảng cáo của du lịch Việt Nam chưa đồng bộ, chưa thống nhất, kém chất lượng về màu sắc và cách thức in ấn,...Chưa có sự quản lý thống nhất thông tin quảng bá, nhiều ấn phẩm của các tổ chức, doanh nghiệp đưa các thông tin khác nhau về cùng một điểm đến, một sản phẩm du lịch. Đối tượng phát hành ấn phẩm chưa được xác định, chưa đúng thị trường mục tiêu. Thứ 8, vấn đề quảng cáo trên truyền hình: Đây là mảng có thể coi là còn yếu nhất trong hoạt động xúc tiến du lịch. 23 Thứ 9, vấn đề TTQB du lịch trên mạng internet và qua các trang điện tử: Ngành Du lịch Việt Nam đã xây dựng, nâng cấp và hiện đang quản lý 4 trang thông tin điện tử. Đây là một trong những hình thức TTQB khá thành công của ngành Du lịch Việt Nam nếu xét về mức độ đầu tư và thời gian triển khai. Tuy nhiên, tính hữu dụng và hấp dẫn của những trang tin điện tử này vẫn phải được cải thiện hơn. Thứ 10, vấn đề tổ chức các roadshow. Việc tổ chức các roadshow vẫn còn nhiều hạn chế: Việc quyết định thời gian, địa điểm tổ chức thiếu nghiên cứu thị trường mang nặng tính chủ quan cảm tính; Đòi hỏi chi phí lớn trong khi ngân sách cho TTQB du lịch khá eo hẹp; Cách thức tổ chức sự kiện chưa chuyên nghiệp. Thứ 11, Vấn đề tổ chức FAM Trip và Press Trip ở Việt Nam có các hạn chế sau: tính chủ động chưa cao, chất lượng thành viên tham gia còn thấp, chưa mời được các tập đoàn lữ hành lớn tham gia vµ khá bị động. Bên cạnh những vấn đề đã nêu trên, có thể nhận thấy hàng loạt vấn đề khác hiện đang nổi cộm và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xúc tiến, du lịch của Việt Nam. - Thiếu tính chuyên nghiệp. -Từ đặc điểm trên dẫn tới hệ quả tất yếu: sự rập khuôn, bắt chước, sao chép, không có cá tính, đặc điểm riêng, hiệu ứng ‘đám đông’ trong hoạt động kinh doanh và trong hoạt động thị trường,..Hàng nghìn trang web được mở ra nhưng phần lớn ở dạng tĩnh, đơn điệu, nghèo nàn. Nói chung, năng lực cạnh tranh về thị trường, marketing trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam đang rất thấp. Đó là kết luận mang tính cảnh báo. Nó có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều nếu không có những giải pháp cấp bách và hữu hiệu vì các đối thủ cạnh tranh trực tiếp đang vận động rất năng động và mạnh mẽ trên thị trường quốc tế để khẳng định vị thế cạnh tranh thu hút khách quốc t ế. 2.4.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm và dịch vụ LHQT: a. Ph©n tÝch tình hình khách quốc tế đến Việt Nam từ góc độ doanh nghiệp lữ hành Lượng khách quốc tế vào Việt Nam hàng năm tăng æn định với tỷ lệ bình quân trên 10%, trong đó khoảng 65% theo mục đích du lịch. Trong tổng số khách đến theo mục đích du lịch, chỉ khoảng 50% - 60% đi theo tour trọn gói. Như vậy, một số lượng 24 khách không nhỏ đi tự do, thường gọi là "khách du lịch ba lô", khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích khác như dự hội nghị, hội thảo, tìm kiếm cơ hội làm ăn hay thăm thân...đã mua các tour tại chỗ trong thời gian ở Việt Nam. Những thông tin trên sẽ rất hữu ích cho các doanh nghiệp LHQT trong định hướng thị trường và hình thành sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách du lịch. b. Sản phẩm và dịch vụ LHQT của Việt Nam - S¶n phÈm l÷ hµnh quèc tÕ: - DÞch vô l÷ hµnh quèc tÕ c. Phạm vi cạnh tranh và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ LHQT của Việt Nam. * Phạm vi cạnh tranh * Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm và dịch vụ LHQT d. Đánh giá thực trạng NLCT sản phẩm và dịch vụ LHQT của Việt Nam. * Về sản phẩm LHQT - Về tính đa dạng: Các chương trình du lịch cho khách Inbound phần lớn dựa trên kinh nghiệm và thông tin ít ỏi, đôi khi đã lạc hậu và được chào bán trên hầu như tất cả các thị trường. Nhiều doanh nghiệp LHQT mới thành lập đã sao chép chương trình của các công ty khác. Ngoài ra, Du lịch Việt Nam ít đưa ra được sản phẩm mới hoặc làm mới sản phẩm. - Về tính độc đáo: các chương trình tour của Việt Nam vẫn chưa tạo nên khác biệt so với các nước trong khu vực. - Về tính ổn định của chất lượng: các công ty lữ hành luôn trong tình trạng báo động về chất lượng dịch vụ ở một khâu nào đó, một nơi nào đó và thời điểm nào đó. Điều này làm cho khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm của lữ hành Việt Nam. Trong khi đó, vấn đề này ở các nước trong khu vực ít phải quan tâm đến. - Về giá cả tour trọn gói: cao hơn nhiều nước trong khu vực. Mặt khác tính linh hoạt trong chính sách giá của Việt Nam cũng không bằng một số nước khác. - Về điều kiện hình thành sản phẩm.Việc khai thác tài nguyên du lịch để trở thành sản phẩm và dịch vụ du lịch mới ở Việt Nam diễn ra chậm. Ở một số địa phương trong 25 nhiều năm hầu như không có gì mới đã làm cho các công ty lữ hành không có điều kiện hình thành hoặc làm mới các chương trình tour. - Về nguồn nhân lực phát triển sản phẩm. Ở Việt Nam, nguồn nhân lực không được đào tạo cơ bản và không đủ điều kiện tìm hiểu thị trường và khách hàng thấu đáo. Do vậy, họ gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm. * Về dịch vụ LHQT: Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành cũng trong tình trạng tương tự: - Về dịch vụ tư vấn du lịch. Phần lớn nhân viên thị trường của doanh nghiệp lữ hành chưa có điều kiện tiếp cận các điểm đến và cập nhật thông tin về dịch vụ du lịch. Chính điều này hạn chế khả năng cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng. - Về cung cấp và môi giới cung cấp dịch vụ lẻ của các doanh nghiệp lữ hành cũng gặp nhiều khó khăn khi hệ thống dịch vụ của ta chưa được chuẩn hoá, nghèo nàn, chất lượng chưa ổn định, chưa đồng đều giữa các địa phương và mối liên hệ giữa họ với các công ty lữ hành không phải lúc nào cũng chặt chẽ. - Hỗ trợ giải quyết thủ tục liên quan đến chuyến đi. Dù đã có nhiều cải tiến nhưng những thủ tục hành chính như thủ tục NXC, thủ tục đối với một số loại hình du lịch đặc biệt như tour ô tô tay lái nghịch, chuyên cơ, tầu biển...cũng tốn không ít thời gian của các công ty lữ hành. - Dịch vụ chăm sóc khách hàng. Phần lớn công ty lữ hành đều triển khai chăm sóc khách hàng trong và sau chuyến đi. Tuy nhiên, đối với khách quèc tÕ công tác nµy mới chỉ được tập trung thực hiện trong quá trình phục vụ khách tại Việt Nam và cũng chỉ tập trung ở những công ty lữ hành lớn, có thương hiệu. Từ những phân tích trên có thể thấy năng lực cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ LHQT của Việt Nam còn nhiều hạn chế so với nhiÒu quốc gia trong khu vực. Hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó liên quan đến điều kiện hình thành sản phẩm và dịch vụ lữ hành, nguồn nhân lực, hiệu quả công tác xúc tiến du lịch và vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. 26 2.4.2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh về vốn, công nghệ và trình độ quản lý trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam a. Thực trạng năng lực cạnh tranh về vốn: Năng lực canh tranh về vốn đầu tư cho kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp LHQT còn thấp. Hầu hết doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ, với số vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và lao động không quá 30 người. Các công ty nhỏ khó khăn khi phải cạnh tranh với những đối thủ lớn. b. Thực trạng năng lực cạnh tranh về công nghệ: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đổi mới trang thiÕt bÞ văn phòng, áp dụng công nghệ mới trong quản lý lữ hành. Tuy nhiên, tốc độ đổi mới còn chậm, chưa đồng bộ và chưa có định hướng, lộ trình ưu tiên rõ rệt, gây lãng phí và giảm hiệu quả kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp chưa có website hoặc có nhưng chỉ hình thức, phong trào, chưa thực chất khai thác hiệu quả nhằm giảm thời gian và chi phí giao dịch, tiến tới áp dụng thương mại điện tử vào kinh doanh, quảng cáo, phát triển thị trường. c. Thực trạng về trình độ quản lý l÷ hµnh: Quản lý kinh doanh lữ hành bị buông lỏng ở nhiều địa phương. Cơ cấu tổ chức bộ máy của TCDL chưa tương xứng với vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn, các cơ quan quản lý du lịch địa phương chưa đủ mạnh. Hoạt động lữ hành cũng chịu chung những bất cập của doanh nghiệp Việt Nam. Việc phân cấp quản lý l÷ hµnh vÉn còn chồng chéo, gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp. Vẫn còn hiện tượng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nhà nước, quốc doanh với tư nhân, liên doanh… tạo nên những bất hợp lý, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Khả năng quản lý của hầu hết doanh nghiệp LHQT của Việt Nam, cả về công nghệ, vốn và tài chính, là tương đối hạn chế. Trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế, chưa tiếp cận tốt với kiến thức, phong cách quản lý hiện đại, đặc biệt là kinh nghiệm nghiên cứu thị trường, giao dịch thương mại điện tử và tiếp cận thị trường thế giới. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhà nước hiện còn quá cồng kềnh, không năng động, linh hoạt. Nãi chung, hiện nay năng lực quản lý lữ hành vẫn còn hạn chế. Có thể nói, mỗi doanh nghiệp LHQT, tuỳ theo qui mô, mục tiêu và năng lực đã tự mình chuẩn bị nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập với sân chơi toàn cầu. 27 2.4.2.4. Về nghiên cứu phát triển sản phẩm mới: Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, sản phẩm du lịch Việt Nam còn rất hạn chế, mới dựa chủ yếu vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những cái có sẵn, không thể hiện ưu thế trên thị trường. Giá trÞ gia tăng trong sản phẩm thấp hơn nhiều so với mức trung bình thế giới. Các doanh nghiệp l÷ hµnh của Việt Nam nhìn chung chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng và phát triển sản phẩm. Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và phát triển thị trường chưa được tổ chức khoa học, chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp rất hạn chế trong đầu tư sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê vào nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu thị trường nhằm tạo ra sản phẩm mới phù hợp. Đa số doanh nghiệp lữ hành thường thụ động, không chắc chắn về thị trường, không tạo ra được những sản phẩm mới đón đầu nhu cầu của thị trường, đáp ứng nhanh thay đổi đa dạng của thị trường quốc tế. 2.4.2.5. Thực trạng năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam Thứ nhất, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực LHQT inbound của Việt Nam. Doanh nghiệp LHQT có quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu. Lao động của các doanh nghiệp lữ hành thiếu tính chuyên nghiệp, vừa yếu vừa thiếu cả cán bộ quản lý, cán bộ điều hành, nhân viên tư vấn bán, hướng dẫn viên. a. Xuất xứ của nguồn nhân lực trong lĩnh vực LHQT inbound: Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên đại học tốt nghiệp hàng năm ngày càng tăng. Nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực LHQT cũng vậy. Lực lượng lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch, bậc đại học trong các doanh nghiệp cũng đa dạng, song chiếm tỷ lệ không cao lắm. b. M«i tr­êng lµm viÖc: Mét sè l­îng lín nh©n viên thÞ tr­êng lµm viÖc thô ®éng, phô thuéc vµo th«ng tin vµ kinh nghiÖm cña mét sè Ýt ng­êi trong doanh nghiÖp cã ®iÒu kiÖn tiÕp cËn thÞ tr­êng nhưng thiÕu n¨ng ®éng trong c«ng t¸c khai th¸c thÞ tr­êng. NhiÒu c¸n bé ®iÒu hµnh thiÕu th«ng tin cËp nhËt vÒ c¸c dÞch vô du lÞch t¹i c¸c ®Þa ph­¬ng, thiÕu th«ng tin vÒ tuyÕn ®iÓm vµ Ýt t¹o ®­îc mèi liªn hÖ mËt thiÕt víi c¸c c¬ së dÞch vô nµy nªn hiÖu qu¶ lµm viÖc bÞ h¹n chÕ. 28 c. Thãi quen hîp t¸c vµ lµm viÖc theo nhãm: Trªn thùc tÕ, viÖc liªn kÕt gi÷a c¸c c¸ nh©n, gi÷a c¸c bé phËn trong doanh nghiÖp kh«ng ph¶i lóc nµo còng æn tho¶. Cã nhiÒu lý do nh­ ph©n c«ng c«ng viÖc kh«ng râ rµng, do nhu cÇu tù thÓ hiÖn m×nh cña mét sè c¸ nh©n trong tËp thÓ vµ c¶ lý do kinh tÕ ®· lµm gi¶m sù g¾n kÕt gi÷a c¸c c¸ nh©n hoÆc gi÷a c¸c bé phËn trong doanh nghiÖp. d. Sử dụng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp: Các nhà quản lý doanh nghiệp LHQT Việt Nam luôn trong tâm trạng e ngại khả năng chảy máu chất xám. Do vậy, nhiều nhà quản lý ít khi tạo điều kiện hoặc đầu tư đồng đều cho mọi nhân viên phát triển khả năng của mình. Đa số doanh nghiệp lữ hành đều chỉ khai thác đóng góp của các cá nhân người lao động, chưa chú trọng đến công tác đào tạo họ. e. Chế độ khuyến khích nguồn nhân lực làm việc có hiệu quả: không ít doanh nghiệp LHQT Việt Nam (đặc biệt là công ty liên doanh với nước ngoài) hoàn toàn không thua kém các công ty trong khu vực. Nhiều doanh nghiệp lữ hành có yếu tố nước ngoài đã có mức lương cao, chế độ thưởng động viên tốt, tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp chưa nhiều. Nhiều doanh nghiệp dùng hình thức khoán với người lao động để khuyến khích tăng năng suất, đôi khi làm cho kinh doanh không bền vững và chạy theo thu nhập, chất lượng dịch vụ, sản phẩm không đảm bảo. f. Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp không thể tạo ra lập tức mà cần có thời gian, cách làm và quan tâm của nhà quản lý. Không nhiều doanh nghiệp lữ hành quan tâm đến điều này. g. Đạo đức nghề nghiệp: nhiều doanh nghiệp lữ hành mới thành lập, việc quan tâm của nhà quản lý các doanh nghiệp này là sự sống còn và chạy theo lợi nhuận, hầu như không quan tâm đến việc ứng xử với tài nguyên du lịch, đồng nghiệp và khách hàng, làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch. Thứ hai, số lượng lao động tại một số vị trí trong lĩnh vực LHQT Khả năng đáp ứng nhân lực cho hoạt động LHQT cũng góp phần làm tăng hoặc giảm chất lượng làm việc của nguồn nhân lực, dẫn đến giảm sút năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực này. Trong những năm gần đây, một số thị trường khách inbound của Việt Nam như khách Hàn Quốc, Nhật Bản và cả khách Thái Lan có biểu hiện phát 29 triển quá "nóng". Hậu quả là, chúng ta không chuẩn bị đủ nguồn nhân lực làm thị trường và đặc biệt là hướng dẫn viên các thứ tiếng đó. Thứ ba, tính ổn định của nguồn nhân lực: Sức ép cạnh tranh nguồn nhân lực gia tăng sau khi Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện cho các tập đoàn du lịch nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam. Các công ty mới hình thành tìm mọi cách thu hút nhân lực có kinh nghiệm từ công ty khác, gây xáo trộn không nhỏ tới tính ổn định nhân lực trong các doanh nghiệp. Từ thực tế trên có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực LHQT của Việt Nam từ góc độ xem xét chất lượng nguồn nhân lực đó như sau: - Chưa chuyên nghiệp do tỷ lệ được đào tạo có bài bản chưa cao. - Thiếu cập nhật thông tin thị trường nên hiệu quả làm việc bị hạn chế. - Phương pháp làm việc của số đông lao động là thụ động. - Môi trường làm việc của đội ngũ cán bộ nhân viên chưa thuận lợi. - Thiếu động lực làm việc một cách mạnh mẽ, năng động và sáng tạo. - Thiếu thói quen hợp tác và làm việc theo nhóm - Nguồn nhân lực luôn trong tình trạng có nguy cơ bị xáo trộn Từ những đặc điểm nêu trên cho thấy những hạn chế cơ bản của nguồn nhân lực và việc sử dụng nguồn nhân lực LHQT inbound. Điều này làm cho chất lượng nguồn nhân lực của ta không cao và những điều kiện để nhân lực phát huy tác dụng chưa thuận lợi, dẫn đến việc giảm sút năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước. 2.4.2.6. Thực trạng năng lực cạnh tranh giá trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam: a. Phân tích thực trạng sản phẩm, giá và năng lực cạnh tranh giá: Giá của sản phẩm LHQT Việt Nam so với một số nước trong khu vực ASEAN. Bảng 1. Giá một số chương trình tham quan ngắn ngày ( giá tính trên đầu khách bán cho đoàn 2 khách, DVT: USD ) Danh mục ViệtNam Thai Lan Malaixia Campuchia Lào 3N/2Đ quanh thủ đô 184,0 363,0 302,6 377,0 295,0 4N/3Đ quanh thủ đô 344,0 752,0 443,7 456,0 3N/2Đ ở một số thành phố khác 189,0 448,0 365,2 244,0 262,0 Nguồn : Công ty LDDL Hồ Gươm-Diethelm 30 Do điều kiện các chương trình ngắn ngày có nhiều khác biệt về đặc tính sản phẩm của từng vùng miền của mỗi nước, do đó chúng tôi chỉ chọn 3 chương trình để đưa vào Bảng 1. Qua Bảng 1 cho thấy giá của Việt Nam đều thấp hơn các nước trong khu vực. So với Thái Lan, giá của Việt Nam chỉ bằng một nửa. So với Malaixia, giá của Việt Nam có chương trình cũng chỉ bằng một nửa, có chương trình giá chỉ bằng hai phần ba. So với Lào, Campuchia ta cũng thấy giá của Việt Nam thấp hơn mặc dù hai nước này thuộc diện kém phát triển nhất trong 5 nước cả về du lịch và kinh tế. Điều này cho thấy, chương trình du lịch ngắn ngày quanh thủ đô là một sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh về giá. * Phân tích so sánh đơn thuần về giá của sản phẩm LHQT Việt Nam với một số nước tương đồng trong khu vực ASEAN: Từ các biểu phân tích về giá một số sản phẩm như chư¬ng trình tham quan thủ đô, chương trình dài ngày, chương trình ngắn ngày và giá vận chuyển của Việt Nam so với các nước Malaysia, Thái Lan, Lào và Campuchia cho ta các thông số về giá của một số sản phẩm có nhiều nét tương đồng về đặc tính sản phẩm, khả năng kinh doanh và nhận thức điểm đến của khách, từ đó tạo điều kiện so sánh tương đối chuẩn xác về giá cả và khả năng cạnh tranh về giá lĩnh vực LHQT của Việt Nam với Thái Lan, Malaixia, Lào và Campuchia. Nếu chỉ tính đơn thuần về giá và cho các dịch vụ có chất lượng trung cao cấp, các sản phẩm du lịch của Việt Nam rất cạnh tranh về giá. Từ dịch vụ đón tiễn sân bay, tham quan thủ đô nửa ngày, 1 ngày, cho đến các chương trình dài ngày về phần giá Việt Nam đều thấp hơn cả 4 nước trong khu vực. Như vậy, đơn thuần về giá dịch vụ du lịch trung cao cấp, sản phẩm của các công ty lữ hành Việt Nam cạnh tranh tốt và tích cực so với Thái Lan, Malaixia, Campuchia và Lào. Nhưng ®èi víi một sản phẩm, giá mới chỉ là một yếu tố cạnh tranh, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố cạnh tranh có liên quan, trong lữ hành còn liên quan đến các yếu tố kh¸c nªu ë ®iÓm b d­íi ®©y: b- Nh÷ng yếu tố ngoài giá tác động đến tính cạnh tranh của sản phẩm lữ hành và tác động đến tâm lý so sánh về giá:Tiếp thị và quảng bá điểm đến, Cơ sở hạ tầng, Văn hóa bán hàng, Trình độ chuyên môn của đội ngò cán bộ lữ hành Nói chung, xét đơn thuần về giá của các dịch vụ trung cao cấp, lĩnh vực LHQT của Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh và cạnh tranh tốt với các nước trong khu vực, 31 nhất là các nước như Thái Lan, Malaixia, Lào và Campuchia. Tuy vậy, những phân tích ở đây chỉ tập trung phân tích giá cả các dịch vụ có chất lượng trung cao cấp nên chưa mang tính bao quát về năng lực cạnh tranh trong du lịch quốc tế giá rẻ và du lịch đại trà. Đối với du lịch giá rẻ và du lịch đại trà, giá cả của Việt Nam kém tính cạnh tranh hơn các nước trong khu vực, nhất là kém cạnh tranh so với Indonexia, Thái Lan và Malaixia. Du lịch quốc tế Thái Lan đã và đang thu hút số lượng lớn khách du lịch Trung Quốc đến du lịch Thái Lan với giá tua là zero, Việt Nam chắc chắn không thể thực hiện được loại tua như vậy. Ngành Du lịch ViÖt Nam nên tập trung khai thác phân khúc khách du lịch có nhu cầu sử dụng dịch vụ trung cao cấp để phát huy lợi thế cạnh tranh về giá. 2.4.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam thông qua chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh: Tháng 4/2007, Diễn đàn kinh tế thế giới đã công bố bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành toàn cầu (gồm 124 nước), trong đó NLCT ngành Du lịch và lữ hành của Việt Nam, một số nước ASEAN và Trung Quốc được xếp hạng như sau (xem bảng 2): BẢNG 2. XẾP HẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC Chỉ số chung Hành lang luật pháp Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Singapore 8 5.31 1 5,81 11 5,01 42 5,11 Malaysia 31 4,80 27 5,12 27 4,44 57 4,84 Thái Lan 43 4,58 41 4,78 35 4,14 59 4,82 Indonesia 60 4,20 54 4,45 68 3,30 56 4,85 Philippines 86 3,79 80 3,98 79 3,10 100 4,29 Việt Nam 87 3,78 84 3,91 95 2,81 76 4,63 Campuchia 96 3,64 90 3,77 103 2,71 87 4,45 Trung Quốc 71 3,97 78 4,00 61 3,51 93 4,39 XÕp h¹ng 1: n­íc c¹nh tranh tèt nhÊt, 124: n­íc c¹nh tranh kÐm nhÊt. (Nguồn: WEF, 2007) 32 Nhìn vào bảng trên ta thấy, năng lực cạnh tranh lữ hành của nước ta còn rất thấp, Việt Nam chỉ đứng trên Campuchia. Nguyªn nh©n là do hành lang luật pháp còn thiếu đồng bộ, môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Nguồn lực tự nhiên, nhân lực và văn hoá cũng xếp thứ 76/124 nước, chứng tỏ chúng ta chưa phát huy được thế mạnh này của Du lịch Việt Nam, mặc dù so với các nước trong khu vực, nước ta đứng trên cả Trung Quốc, Philippines và Campuchia. Để hiểu rõ hơn về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của nước ta trong so sánh với một số nước trong khu vực và Trung Quốc, chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích sâu hơn về các chỉ số đơn đánh giá về năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành đã cấu thành 3 chỉ số nêu trên. Trước hết, chúng tôi phân tích, đánh giá các chỉ số đơn cấu thành chỉ số hành lang luật pháp. Xem bảng 3: BẢNG 3. XẾP HẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC - CHỈ SỐ HÀNH LANG LUẬT PHÁP Các chỉ số đơn Hành lang luật pháp Quy định lp &chính sách Quy định môi trường An toàn và an ninh Vệ sinh và Y tế Ưu tiên du lịch & lữ hành Quốc gia H¹ng §iÓm H¹ng §iÓm H¹ng §iÓm H¹ng §iÓm H¹ng §iÓm H¹ng §iÓm Singapore 1 5,81 1 5,78 6 5,92 7 6,02 29 5,77 2 5,57 Malaysia 27 5,12 26 5,25 20 5,31 26 5,30 62 4,75 21 4,98 Thái Lan 41 4,78 55 4,78 39 4,58 42 4,91 59 4,80 25 4,84 Indonesia 54 4,45 43 4,97 81 3,66 50 4,77 103 3,48 6 5,36 Philippines 80 3,98 61 4,72 83 3,65 96 3,75 77 4,22 74 3,59 Việt Nam 84 3,91 104 3,66 83 3,59 51 4,77 94 3,96 76 3,55 Campuchia 90 3,77 93 3,78 73 3,82 98 3,72 122 2,21 7 5,34 Trung Quốc 78 4,00 97 3,76 88 3,53 83 4,08 84 4,09 33 4,54 Xếp hạng 1: nước cạnh tranh tốt nhất, 124: nước cạnh tranh kém nhất. (Nguồn: WEF, 2007) Từ bảng trên ta thấy, chỉ số quy định luật pháp và chính sách của nước ta quá kém, so với 7 nước trong khu vực đều kém hơn, kể cả so với Campuchia. Điều này cho thấy, các quy định luật pháp và chính sách của nước ta chưa tạo thuận lợi cho du lịch và lữ hành phát triển, còn nhiều rào cản về thủ tục, giấy phép, về đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như về sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực du lịch và lữ hành. Đối với chỉ số quy định về môi trường, Việt Nam xếp cuối bảng so với các nước ASEAN và chỉ hơn Trung 33 Quốc, có nghĩa là, các quy định về môi trường còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển du lịch và lữ hành. Về an toàn và an ninh, Việt Nam xếp thứ 51/124 nước về mức độ an toàn và an ninh và đứng trên Philippines và Campuchia trong bảng xếp hạng nêu trên. Điều này khẳng định đánh giá trước đây coi Việt Nam là điểm đến an toàn là có cơ sở. Tuy nhiên, so với Singapore và Malayxia, chỉ số này của Việt Nam còn xa mới đạt được. An toàn giao thông cho khách du lịch còn là vấn đề khi hệ thống giao thông của ta còn lạc hậu, tai nạn giao thông diễn ra hàng ngày khá nghiêm trọng. Về vệ sinh và y tế, Việt Nam nằm trong thứ hạng rất thấp (94/124 nước), chỉ đứng trên Campuchia và Indonexia là 2 nước có chỉ số về vệ sinh và y tế gần như kém nhất thế giới. Đây là điều đáng lo ngại đối với hoạt động lữ hành của nước ta. Về ưu tiên cho du lịch và lữ hành, Việt Nam đứng cuối bảng xếp hạng với các nước trong khu vực nêu trên là do mức độ ưu tiên của Chính phủ đối với hoạt động du lịch và lữ hành chưa cao, ngân sách đầu tư cho du lịch còn thấp, nhất là ngân sách cho xúc tiến du lịch ở nước ngoài. Về môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng, xem Bảng 4: BẢNG 4. XẾP HẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC - CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG Các chỉ số đơn Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng Csht vc hàng không Csht vc đường bộ Csht du lịch Csht cntt và truyền thông NLCT giá DL& LH Quốc gia Hạng Điểm Hạng ĐiÓm H¹ng §iÓ m H¹ng §iÓ m H¹ng §iÓm H¹ng §iÓm Singapore 11 5,01 10 4,88 3 6,45 44 3,73 18 4,87 26 5,10 Malaysia 27 4,44 31 3,91 15 5,58 60 3,14 37 3,69 2 5,89 Thái Lan 35 4,14 25 4,07 28 4,67 53 3,45 58 2,78 4 5,71 Indonesia 68 3,30 64 2,98 89 2,80 87 2,36 80 2,28 1 6,10 Philippines 79 3,10 72 2,80 91 2,70 93 2,19 83 2,22 7 5,59 Việt Nam 95 2,81 90 2,52 85 2,88 121 1,11 88 2,09 10 5,47 34 Campuchia 103 2,71 89 2,54 82 2,93 122 1,09 111 1,71 18 5,27 Trung Quốc 61 3,51 36 3,78 45 3,99 113 1,72 63 2,62 11 5,42 Xếp hạng 1: nước cạnh tranh tốt nhất, 124: nước cạnh tranh kém nhất. (Nguồn: WEF, 2007) Bảng 4 cho thấy, môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng của Việt Nam mặc dù có nhiều cải thiện trong thời gian qua nhưng còn nhiều hạn chế, chỉ hơn Campuchia. Cơ sở hạ tầng hàng không đứng cuối bảng. Mật độ sân bay được xếp thứ 123/124 nước, tức là nằm trong 2 nước kém nhất thế giới về chỉ số này. Điều này cho thấy, số lượng sân bay của nước ta còn quá ít. Tình trạng thiếu máy bay, thiếu chuyến bay, chậm chuyến, huỷ chuyến thường xuyên diễn ra là hậu quả của tình trạng độc quyền hàng không. Các hãng lữ hành cũng luôn gặp khó khăn trong việc thu xếp vé máy bay cho khách quốc tế đến Việt Nam. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của Việt Nam xếp thứ 85/124 nước về năng lực cạnh tranh và so với các nước trong khu vực được xếp trên Philippines và Indonexia nhưng lại kém hơn cả Campuchia. Cơ sở hạ tầng du lịch của Việt Nam là chỉ số tồi tệ nhất với kết quả xếp hạng là 121/124 nước, đồng nghĩa với việc Việt Nam cùng Campuchia và 2 nước khác là 4 nước kém nhất về chỉ số này. Lý do là cung số phòng khách sạn cao cấp còn rất thấp, phương tiện vận chuyển du lịch còn lạc hậu, vừa thiếu về số lượng vừa kém về chất lượng, hệ thống rút tiền tự động ATM tại các điểm du lịch còn rất ít, nhất là các điểm du lịch ở vùng nông thôn, miền núi, xa các trung tâm đô thị. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam cũng được xếp hạng thấp, xếp thứ 88/124 nước. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn nhiều hạn chế. Trong bảng so sánh với các nước trong khu vực nêu trên, Việt Nam chỉ hơn Campuchia về chỉ số này. Năng lực cạnh tranh giá du lịch và lữ hành của Việt Nam được đánh giá khá cao với việc được xếp hạng thứ 10/124 nước về chỉ số này. Với lợi thế này, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế. Sức mua tương đương cao, mức giá nhiên liệu thấp và mức thuế vé du lịch và lệ phí sân bay cũng không cao đã tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cho hoạt động du lịch và lữ hành 35 của nước ta. Nhờ vậy, giá tour trọn gói tới Việt Nam và giá cả hàng hoá, dịch vụ nói chung ở Việt Nam còn thấp. Tuy nhiên, nhìn vào bảng so sánh nêu trên, nước ta chỉ hơn Singapore, Campuchia và Trung Quốc về chỉ số này. Trong khi đó, Indonexia, Malaysia và Thái Lan lần lượt xếp thứ nhất, thứ hai và thứ tư trong số 124 nước về chỉ số nµy. Thậm chí Philippines cũng xếp thứ 7/124 nước, vượt trên Việt Nam ba mức về chỉ số này. Như vậy, mặc dù so với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam có năng lực cạnh tranh giá du lịch và lữ hành khá cao nhưng so với nhiều đối thủ cạnh tranh chính như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, năng lực cạnh tranh giá du lịch và lữ hành của Việt Nam lại thấp hơn. Về nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực, xem bảng 5: BẢNG 5. XẾP HẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC - CHỈ SỐ NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN, VĂN HOÁ VÀ NHÂN LỰC Các chỉ số đơn Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực Nguồn nhân lực Nhận thức du lịch quốc gia Nguồn lực tự nhiên và văn hoá Quốc gia Hạng Điểm Hạng ĐiÓm H¹ng §iÓm H¹ng §iÓm Singapore 42 5,11 2 6,21 47 5,20 79 3,94 Malaysia 57 4,84 34 5,38 26 5,64 101 3,52 Thái Lan 59 4,82 75 4,97 35 5,43 77 4,05 Indonesia 56 4,85 62 5,14 57 5,00 58 4,40 Philippines 100 4,29 93 4,64 83 4,58 95 3,66 Việt Nam 76 4,63 81 4,92 51 5,14 84 3,84 Campuchia 87 4,45 105 4,08 32 5,53 91 3,75 Trung Quốc 93 4,39 74 5,00 120 3,82 60 4,36 Xếp hạng 1: nước cạnh tranh tốt nhất, 124: nước cạnh tranh kém nhất. (Nguồn: WEF, 2007) Theo bảng 5 ta thấy, năng lực cạnh tranh về nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực của Việt Nam đứng trên Campuchia, Trung Quốc và Philippines nhưng lại kém xa Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonexia. Chỉ số này được cấu thành từ các chỉ số đơn: nguồn nhân lực, nhận thức du lịch quốc gia và nguồn lực tự nhiên và văn hoá. Chỉ số nhận thức du lịch quốc gia của nước ta được xếp thứ 51/124 nước, kém Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Singapore và đứng trên Trung Quốc, Philippines và Inđonexia. 36 Chỉ số nguồn nhân lực du lịch và lữ hành của Việt Nam xếp thứ 81/124 nước, chỉ hơn Philippines và Campuchia. Về chỉ số nguồn lực tự nhiên và văn hoá, Việt Nam có năng lực cạnh tranh kém, đứng trên Malaysia, Campuchia và Philippines. Chất lượng hệ thống giáo dục của nước ta bị xếp thứ 100, khả năng mắc bệnh nhiễm khuẩn (94/124) và mắc bệnh sốt rét (83/124), kinh doanh ảnh hưởng tới hệ thống sinh thái (99/124), nguy hiểm của khí CO2 (98/124), khu vực bảo vệ cấp quốc gia (88/124). 2.4.4. Đánh giá chung NLCT trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam: Nãi chung, ngoµi n¨ng lùc c¹nh tranh vÒ gi¸, lĩnh vực LHQT của Việt Nam còn nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh. Tõ kÕt qu¶ nghiªn cøu, ph©n tÝch trªn, chóng t«i ®¸nh gi¸ chung n¨ng lùc c¹nh tranh trong lÜnh vùc LHQT thông qua mô hình SWOT nh­ sau: Mô hình SWOT vÒ n¨ng lùc c¹nh tranh trong lÜnh vùc l÷ hµnh quèc tÕ 37 §iÓm m¹nh - ViÖt Nam ®ang næi lªn lµ ®iÓm ®Õn an toµn, hÊp dÉn, ®­îc dù báo lµ 1 trong 10 n­íc cã tèc ®é ph¸t triÓn du lÞch hµng ®Çu thÕ giíi giai ®o¹n 2006-2014. - M«i tr­êng kinh doanh LHQT ®­îc c¶i thiÖn. - Nguån tµi nguyªn thiªn nhiªn vµ nh©n v¨n ®a d¹ng vµ hÊp dÉn ë c¶ 3 vïng du lÞch lµ ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho c¸c doanh nghiÖp l÷ hµnh khai th¸c, x©y dùng c¸c lo¹i h×nh du lÞch míi ®Ó thu hót kh¸ch du lÞch: + Vïng du lÞch B¾c bé: ThÕ m¹nh du lÞch v¨n ho¸, lÞch sö, sinh th¸i, m¹o hiÓm. C¸c ®iÓm du lÞch næi bËt: VÞnh H¹ Long, Cát Bà, Hµ Néi, Tam Cèc – BÝch §éng, Sapa, Mù Căng Chải, cao nguyªn ®¸ §ång V¨n, các rừng quốc gia, b¶n s¾c v¨n ho¸ ®éc ®¸o cña c¸c d©n téc vµ c¶nh quan vïng nói B¾c bé. + Vïng du lÞch B¾c Trung Bé:ThÕ m¹nh du lÞch biÓn, du lÞch v¨n ho¸. Các điểm du lịch næi tréi: 3 di s¶n thÕ giíi: Phong Nha Kẻ bàng, Cố đô Huế vµ Nhã nhạc cung đình Huế, Vườn quốc gia Pù Mát, Bạch Mã, Bà Nà, c¸c b·i biÓn ®Ñp: §µ N½ng, Non N­íc, L¨ng C«, Thiªn CÇm, Cöa Lß, đảo Cù Lao Chàm. + Vïng du lÞch Nam Trung Bé vµ Nam Bé: Du lÞch biÓn, s«ng n­íc miÖt v­ên, du lÞch v¨n ho¸. Điểm du lịch næi tréi: 3 di s¶n v¨n ho¸ thÕ giíi : Di tích Mỹ Sơn, Đô thị cổ Hội An, Cồng chiêng Tây Nguyên; các bãi biển đẹp nổi tiếng: Nha Trang, Mũi Né, Cửa Đại, Phó Quèc, c¸c khu dù tr÷ sinh quyÓn, v­ên quèc gia, miÖt v­ên s«ng n­íc Cöu Long. - Èm thùc ®a d¹ng vµ ®Æc s¾c ë c¶ ba vïng du lÞch lµ ­u thÕ næi tréi cña du lÞch ViÖt Nam. - An toµn vµ an ninh cho khách du lịch. - N¨ng lùc c¹nh tranh gi¸ lữ hành cña ViÖt Nam kh¸ cao. - Sù th©n thiÖn vµ hiÕu kh¸ch cña ng­êi ViÖt Nam §iÓm yÕu - N¨ng lùc c¹nh tranh ®iÓm ®Õn vµ n¨ng lùc c¹nh tranh doanh nghiÖp l÷ hµnh cßn thÊp. C¹nh tranh thiÕu lµnh m¹nh gi÷a c¸c doanh nghiÖp l÷ hµnh quèc tÕ. - C¶nh quan thiªn nhiªn vÉn lµ tiÒm n¨ng ch­a ®­îc ®¸nh thøc. S¶n phÈm l÷ hµnh cßn ®¬n ®iÖu, thiÕu ®a d¹ng. ChÊt l­îng dÞch vô l÷ hµnh cßn thÊp. - C¬ së h¹ tÇng cßn thÊp, ch­a ph¸t triÓn. Qu¸ Ýt s©n bay, ch­a cã c¶ng biÓn riªng cho kh¸ch du lÞch. KÕt cÊu h¹ tÇng du lÞch cßn nhiÒu h¹n chÕ. Cung c¬ së l­u tró cao cÊp thiÕu nghiªm träng t¹i Hµ Néi, Đà Nẵng, TP.HCM,... - ThiÕu vèn, quy mô kinh doanh l÷ hµnh nhỏ - C¬ së vËt chÊt kü thuËt bæ trî vµ dÞch vô phôc vô kh¸ch du lÞch cã chÊt l­îng thÊp, thiÕu ®ång bé. ThiÕu c¸c khu vui ch¬i gi¶i trÝ vµ dÞch vô bæ trî cho kh¸ch du lÞch. - ThiÕu ®­êng bay trùc tiÕp tíi thÞ tr­êng träng ®iÓm vµ tiÒm n¨ng. C«ng suÊt/tÇn suÊt bay quèc tÕ cßn thÊp. - Can thiÖp cña nhµ n­íc vµo ho¹t ®éng kinh doanh l÷ hµnh cña doanh nghiÖp cßn nhiÒu. - Ho¹t ®éng xóc tiÕn du lÞch cßn yÕu. Th­¬ng hiÖu cña du lÞch ViÖt Nam ch­a ®­îc kh¾c ho¹ râ nÐt. - Ch­a cã chiÕn l­îc marketing du lÞch quèc gia vn phßng ®¹i diÖn du lÞch ViÖt Nam ë n­íc ngoµi. - NhiÒu doanh nghiÖp l÷ hµnh ch­a cã chiÕn l­îc marketing, ít nghiªn cøu thÞ tr­êng n­íc ngoµi. - Doanh nghiÖp l÷ hµnh chi cho nghiªn cøu triÓn khai vµ øng dông c«ng nghÖ cßn thÊp. - TCDL ch­a cã chiÕn l­îc toµn diÖn quan hÖ víi c¸c h·ng l÷ hµnh n­íc ngoµi. Tæ chøc, qu¶n lý điều hành ho¹t ®éng LHQT cßn nhiÒu h¹n chÕ. - ChÊt l­îng nh©n lùc l÷ hµnh cßn thÊp. ThiÕu tiªu chuÈn nghÒ, trang thiÕt bÞ gi¶ng d¹y thùc hµnh l÷ hµnh. - Hµnh lang luËt ph¸p vÒ du lÞch vµ l÷ hµnh ch­a ®ång bé. C¬ cÊu TCDL ch­a æn ®Þnh. ThiÕu sù phèi hîp liªn ngµnh. - Kh¶ n¨ng héi nhËp cña doanh nghiÖp LHQT cßn h¹n chÕ. 38 C¬ héi - M«i tr­êng chÝnh trÞ æn ®Þnh. §­êng lèi, chÝnh s¸ch ®æi míi, lµ thµnh viªn WTO víi cam kÕt më cöa dÞch vô l÷ hµnh t¹o vËn héi míi cho ho¹t ®éng l÷ hành ph¸t triÓn. - Du lÞch ®­îc x¸c ®Þnh lµ ngµnh kinh tÕ mòi nhän. ChÝnh phñ, c¸c ngµnh, ®Þa ph­¬ng, doanh nghiệp quan t©m ph¸t triÓn du lÞch, môi trường kinh doanh đang được cải thiện nhanh lµ ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho ho¹t ®éng l÷ hµnh ph¸t triÓn. - ViÖt Nam lµ ®iÓm ®Õn míi, ®a d¹ng, doanh nghiÖp l÷ hµnh cã thÓ tæ chøc các lo¹i h×nh du lÞch hÊp dÉn. - Nước ta míi ph¸t triÓn du lÞch nªn doanh nghiÖp l÷ hµnh cã thÓ häc hái kinh nghiÖm c¸c n­íc phát triển du lịch, tiÕp thu c«ng nghÖ, kü n¨ng qu¶n lý l÷ hµnh. - Du lịch VN ®ang trong giai ®o¹n t¨ng tr­ëng nªn cã thÓ ph¸t triÓn nhanh trong vßng 10-15 n¨m tíi, trong khi Du lịch Th¸i Lan, Singapore vµ Malaysia ®ang tr¶i qua giai ®o¹n tr­ëng thµnh vµ tõ nay ®Õn n¨m 2020, s¶n phÈm du lÞch cña họ sÏ b·o hoµ. - Ch©u ¸-TBD có xu hướng phát triển du lịch m¹nh. - Xu h­íng hîp t¸c liªn kÕt gi÷a c¸c doanh nghiÖp l÷ hµnh c¸c n­íc trong khu vùc. - XuÊt hiÖn hµng kh«ng gi¸ rÎ. - Du lÞch VN tham gia nhiÒu h¬n vµo c¸c tæ chøc, diễn đàn quèc tÕ. - VÞ trÝ thuận lợi cña ViÖt Nam trong khu vùc Th¸ch thøc - Kh¶ n¨ng tôt hËu so víi c¸c h·ng l÷ hµnh ®èi thñ c¹nh tranh chÝnh lµ Th¸i Lan, Singapore, vµ Malaysia. - Bất ổn chính trị, thiªn tai, dÞch bÖnh, chiÕn tranh côc bé, d©n téc, t«n gi¸o, xung ®ét, ch¹y ®ua vò trang, khñng bè ¶nh h­ëng ®Õn thu hót kh¸ch quèc tÕ cña c¸c h·ng l÷ hµnh. - Du lÞch ViÖt Nam có ®iÓm xuÊt ph¸t thÊp so víi nhiÒu n­íc trong khu vùc. Ho¹t ®éng du lÞch chñ yÕu dùa trªn khai th¸c tµi nguyªn s½n cã, ch­a ®Çu t­ nhiÒu vµo t«n t¹o, ph¸t triÓn vµ ®a d¹ng ho¸ s¶n phÈm, loại hình du lịch. - HÖ thèng kÕt cÊu h¹ tÇng ch­a ph¸t triÓn, h¹n chÕ kh¶ n¨ng tiÕp cËn, khai th¸c vµ h×nh thµnh c¸c tuyÕn ®iÓm du lÞch ®a d¹ng ë c¸c vïng nói, vïng s©u, vïng xa, h¶i ®¶o. - Gi¸ dÇu t¨ng, ¶nh h­ëng tíi nhu cÇu du lÞch. Gi¸ vÐ hµng kh«ng ViÖt Nam cao lµm cho gi¸ tour kh«ng c¹nh tranh. - NhiÒu doanh nghiÖp l÷ hµnh thiÕu vèn, ®Çu t­ l¹i dµn tr¶i, ph©n t¸n, thiÕu ®ång bé, kÐm hiÖu qu¶. - ThiÕu nh©n lùc cã ®ñ tr×nh ®é, kinh nghiÖm, kü n¨ng vµ n¨ng lùc qu¶n lý, kinh doanh l÷ hµnh. - HÖ thèng chÝnh s¸ch, ph¸p luËt liªn quan ®Õn l÷ hµnh ch­a hoµn thiÖn. - ChÊt l­îng t¨ng tr­ëng h¹n chÕ v× tèc ®é c¶i thiÖn vµ ph¸t triÓn kÕt cÊu h¹ tÇng cßn chËm. - Tµi nguyªn du lÞch vµ m«i tr­êng ®ang bÞ suy gi¶m do khai th¸c, sö dông thiÕu hîp lý. Du lÞch ph¸t triÓn nhanh nh­ng thiÕu kiÓm so¸t cã thÓ ¶nh h­ëng xÊu ®Õn m«i tr­êng, ®e do¹ ®a d¹ng sinh th¸i vµ lµm xuèng cÊp c¸c nguån lùc du lÞch quan träng. Tóm tắt chương 2 Ch­¬ng 2 ®· tËp trung ph©n tÝch mét c¸ch kh¸i qu¸t quá trình hình thành và phát triển hoạt động lữ hành ở Việt Nam, bèi c¶nh c¹nh tranh trong ngµnh Du lÞch vµ l÷ hµnh, trong ®ã ®Ò cËp tíi nh÷ng vËn héi vµ th¸ch thøc cña ngµnh Du lÞch vµ L÷ hµnh, ®Æc biÖt trong bèi c¶nh ViÖt Nam lµ thµnh viªn chÝnh thøc cña Tæ chøc Th­¬ng m¹i thÕ giíi. Ch­¬ng 2 còng ®· tËp trung ph©n tÝch thùc tr¹ng m«i tr­êng kinh doanh, m«i 39 tr­êng c¹nh tranh trong lÜnh vùc l÷ hµnh quèc tÕ cña ViÖt Nam, nªu bËt nh÷ng yÕu tè thuËn lîi, còng nh­ khã kh¨n cña m«i tr­êng vÜ m«, m«i tr­êng vi m« ®èi víi lÜnh vùc l÷ hµnh quèc tÕ cña ViÖt Nam. §ång thêi, ch­¬ng 2 còng ph©n tÝch t×nh h×nh vµ kÕt qu¶ kinh doanh l÷ hµnh quèc tÕ tõ n¨m 2001 ®Õn nay. Träng t©m cña ch­¬ng 2 lµ tËp trung ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ thùc tr¹ng n¨ng lùc c¹nh tranh trong lÜnh vùc l÷ hµnh quèc tÕ cña ViÖt Nam. Trªn c¬ së ®Ò cËp rÊt kh¸i qu¸t thùc tr¹ng n¨ng lùc c¹nh tranh cña nÒn kinh tÕ ViÖt Nam, ®èi thñ c¹nh tranh trong lÜnh vùc du lÞch vµ l÷ hµnh cña ViÖt Nam, ch­¬ng 2 ®· tËp trung chñ yÕu vµo viÖc ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ mét c¸ch kh¸ toµn diÖn thùc tr¹ng n¨ng lùc c¹nh tranh trong lÜnh vùc l÷ hµnh quèc tÕ cña ViÖt Nam. Th«ng qua kÕt qu¶ ®¸nh gi¸ n¨ng lùc c¹nh tranh trong lÜnh vùc du lÞch vµ l÷ hµnh do DiÔn ®µn kinh tÕ thÕ giíi c«ng bè n¨m 2007 vµ qua m« h×nh SWOT, ch­¬ng 2 ®· ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ n¨ng lùc c¹nh tranh cña lÜnh vùc du lÞch vµ l÷ hµnh quèc tÕ cña ViÖt Nam víi c¸c ®èi thñ c¹nh tranh trong khu vùc nh­ Trung Quèc, Malaysia, Th¸i Lan vµ Singapore, nªu bËt mÆt m¹nh, mÆt yÕu, c¬ héi vµ th¸ch thøc cña lÜnh vùc l÷ hµnh quèc tÕ cña ViÖt Nam. §©y lµ c¬ së rÊt quan träng ®Ó ®Ò ra ®­îc c¸c ®Þnh h­íng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh trong lÜnh vùc l÷ hµnh quèc tÕ cña ViÖt Nam trong ch­¬ng 3. 40 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC L÷ hµnh quèc tÕ CỦA VIỆT NAM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LHQT CỦA VIỆT NAM 3.1.1. Nhà nước và ngành Du lịch cần tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp lữ hành cạnh tranh và phát triển. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách về du lịch và lữ hành và các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động lữ hành theo hướng xoá bỏ các rào cản về thể chế, hành chính, thủ tục. Xây dựng chính sách và ban hành các quy định quản lý hoạt động lữ hành phải trên cơ sở thực tiễn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp LHQT của Việt Nam hoạt động kinh doanh, tăng c­ờng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. 3.1.2. Tăng cường vai trò của ngành Du lịch trong định hướng thị trường và tổ chức xúc tiến du lịch quốc gia nhằm khẳng định vị thế và hình ảnh điểm đến Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế. Tổng cục Du lịch phải đóng vai trò đầu tầu hoạch định chiến lược marketing du lịch quốc gia, thực hiện quảng bá hình ảnh quốc gia nhằm “marketing thành công Việt Nam như một điểm đến du lịch quốc tế”. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp LHQT của Việt Nam chủ động đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, năng động và nhạy bén trong việc tiếp cận và thâm nhập thị trường du lịch thế giới và khu vực để khẳng định vị thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần, tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. 3.1.3. Có chính sách khuyến khích đẩy mạnh xây dựng sản phẩm du lịch vừa độc đáo, vừa đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường và thị hiÕu của khách du lịch hiện đại: Phải quán triệt quan điểm “thị trường quyết định sản phẩm, không phải sản phẩm quyết định thị trường”, chỉ bán sản phẩm thị trường đòi hỏi và khách hàng mong muốn. Tăng cường hợp tác, liên kết với các nước trong khu vực để hình thành sản phẩm du lịch liên quốc gia, đáp ứng xu hướng mới của du lịch quốc tế. 41 3.1.4. Đổi mới, hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý hoạt động LHQT theo hướng tinh gọn, năng động, hiệu quả, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn và tiến trình hội nhập quốc tế của ngành Du lịch Việt Nam nói chung và lĩnh vực LHQT nói riêng. Quán triệt quan điểm “quản lý vì sự phát triển” trong hệ thống quản lý nhà nước về du lịch. Tổ chức, quản lý hoạt động LHQT theo hướng tách bạch hoµn toµn chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng qu¶n lý kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy tối đa mọi nguồn lực, năng lực sáng tạo và tính chủ động của mọi thành phần kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh lữ hành lành mạnh và bình đẳng cho các doanh nghiệp LHQT. Hình thành tập đoàn kinh doanh du lịch Việt Nam, trong đó có kinh doanh LHQT. 3.1.5. Nhà nước, ngành Du lịch có chủ trương và biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp LHQT trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Định hướng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh lữ hành vào bốn lĩnh vực: Đào tạo các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp lữ hành, đội ngũ tư vấn bán tại các đại lý và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên. 3.1.6. Nhà nước ban hành các chính sách, quy định tăng cường bảo vệ môi trường vµ phát triển bền vững. Đội ngũ cán bộ, nhân viên lữ hành quèc tÕ, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp LHQT Việt Nam không được bán và tổ chức chương trình tour cho khách du lịch tới các địa điểm nhạy cảm về môi trường, khuyến khích tổ chức các chương trình du lịch thân thiện với môi trường. 3.1.7. Các doanh nghiệp LHQT phát huy vai trò chủ động, năng động, sáng tạo và nhạy bén trong tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. Xây dựng được đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp và có trình độ cao, ®Æc biÖt lµ nh©n viªn marketing, ®iÒu hµnh tour vµ h­íng dÉn viªn. Tổ chức điều hành hoạt động lữ hành hiệu quả để tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 3.1.8. Phát huy vai trò của Hiệp hội Du lịch trong việc b¶o vÖ quyÒn lîi cña doanh nghiÖp l÷ hµnh quèc tÕ, cung cấp thông tin, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp LHQT của Việt Nam. Tập trung nghiên cứu, xây dựng đề án đẩy nhanh việc thành lập các Hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực lữ hành như hiệp hội lữ hành, hiệp hội vận chuyển du lịch, hiệp hội hướng dẫn viên. 42 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM Trên cơ sở thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam và các ®Þnh h­íng nêu trªn, nhãm nghiªn cøu ®Ò tµi ®Ò xuÊt ba nhãm gi¶i ph¸p n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh trong lÜnh vùc l÷ hµnh quèc tÕ sau ®©y: 3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: 3.2.1.1. Tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp lữ hành cạnh tranh và phát triển. -Xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp và các quy định hoàn chỉnh, đồng bộ về kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng. - Tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường và môi trường pháp lý thuận lợi cho cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh, xoá bỏ hoàn toàn bao cấp, giảm dần hàng rào bảo hộ, vừa hỗ trợ, vừa tạo sức ép buộc các doanh nghiệp lữ hành nhà nước bỏ thói quen thụ động, ỷ lại vào Nhà nước, đổi mới công nghệ và quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại. - Lµm thñ tôc ®ăng ký kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh LHQT đơn giản và nhanh chóng, tăng cường xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước, xúc tiến đầu tư du lịch, cung cấp thông tin định hướng cho kinh doanh lữ hành, giảm chi phí đầu vào đối với các hàng hoá dịch vụ mà Nhà nước vẫn còn quản lý giá như điện, nước,... đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí giao dịch,… - Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Triệt để xoá bỏ cơ chế xin-cho, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm. - Tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch và lữ hành, tích cực triển khai Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch. Bằng chiến lược, kế hoạch, công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế, kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất và thông qua định hướng phát triển du lịch, ngành Du lịch hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch và của doanh nghiệp LHQT. 43 - Bãi bỏ các quy định cản trở tới hoạt động du lịch: Chính quyền các địa phương cần bãi bỏ ngay quy định cấm xe vận chuyển khách du lịch vào thành phố vào giờ cao điểm, bãi bỏ cấp phép tham quan du lịch tại các điểm du lịch. - Xoá bỏ độc quyền hàng không và đường sắt, khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Tăng cường phối hợp liên ngành trong du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp LHQT tổ chức phục vụ khách du lịch tại Việt Nam. - Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực lữ hành, phân cấp và đơn giản hoá thủ tục liên quan đến lữ hành. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát kinh doanh lữ hành. Kiên quyết xử lý nghiêm các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trái phép, trốn lậu thuế. 3.2.1.2. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về du lịch và LHQT, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động lữ hành phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh: a. Đổi mới chính sách đầu tư: - Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch: + Nhà nước giành nhiều ngân sách hơn cho đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch theo hướng đầu tư tập trung, có trọng điểm để tạo ra các khu du lịch có quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng cạnh tranh cao. + Đẩy mạnh đầu tư, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng du lịch tại các tuyến điểm du lịch trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và Quy hoạch phát triển du lịch ở địa phương. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể, nhà nước phải xác định tỷ lệ ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch so với các ngành nghề khác. + Tập trung cải tạo, nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện có và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế ở những trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Phan Thiết. + Nâng cao chất lượng phương tiện phục vụ và tiếp đón hành khách tại sân bay; Mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá các tuyến đường từ sân bay tới các thành phố và các khu du lịch; Đầu tư xây dựng mạng lưới đường bộ thuận tiện và có chất lượng phù hợp; Xây dựng đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống biển báo, chỉ dẫn giao thông và du lịch; Cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông tại các cửa khẩu; Nâng cấp, mở rộng các 44 tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường tới các trung tâm du lịch lớn. + §ẩy nhanh quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống điểm dừng chân dọc các tuyến quốc lộ. Thực hiện xếp hạng điểm dừng chân hàng năm. - Có cơ chế thúc đẩy xã hội hoá đầu tư cho du lịch, khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, các khu du lịch, điểm du lịch có quy mô lớn và chất lượng cao. - Tập trung nghiên cứu kinh nghiệm một số nước để xây dựng và sớm ban hành Luật đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Đầu tư hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại. Tổ chức các chiến dịch bán hàng giảm giá vào mùa thấp điểm. b. Đổi mới chính sách xuất nhập cảnh, hải quan: Tiếp tục cải tiến quy trình thủ tục cấp thị thực và xét duyệt xuất nhập cảnh, hải quan tại các cửa khẩu. Thực hiện cấp thị thực tại cửa khẩu. Tăng cường đầu tư, hiện đại hoá trang thiết bị kiểm tra hành lý và hành khách như máy soi hành lý, dây truyền hành lý,...Có kế hoạch đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ, nhân viên xuất nhập cảnh, hải quan. Thực hiện giảm thiểu các giấy phép, thủ tục đối với khách du lịch khi tham gia các loại hình du lịch mới và mạo hiểm ở Việt Nam như loại hình du lịch ô tô, mô tô, xe đạp do khách tự lái, leo núi, lặn biển, khinh khí cầu,... c. Đổi mới, hoàn thiện chính sách tài chính và thuế áp dụng đối với hoạt động du lịch và lữ hành: - Bộ Tài chính nghiên cứu giảm thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp LHQT xuống dưới 10% (chỉ nên 5-6%). Điều chỉnh mức giá điện nước, thuế đất hợp lý phù hợp với tính đặc thù của ngành kinh tế dịch vụ. Thực hiện chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch, chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với phương tiện vận chuyển khách du lịch đường bộ cao cấp từ 24 chỗ ngồi trở lên. - Nghiên cứu thành lập ngân hàng đầu tư phát triển du lịch và quỹ phát triển ngành du lịch. Tập trung đầu tư, mở rộng và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng trên toàn quốc, đặc biệt là tại các đô thị, trung tâm du lịch, các điểm du lịch lớn.Thúc đẩy thanh toán các sản phẩm, dịch vụ du lịch thông qua hệ thống lưu thông séc/hối phiếu, thẻ tín dụng và hệ thống thanh toán thay thế thanh toán bằng tiền mặt. 45 d. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển, đa dạng hoá sản phẩm, loại hình du lịch và tăng cường liên kết trong hoạt động du lịch và lữ hành: - Nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp LHQT tổ chức các loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái tại các địa phương có địa hình thích hợp và thế mạnh về thiên nhiên. - C¬ quan qu¶n lý nhµ n­íc ®øng ®Çu liên kết các doanh nghiÖp lữ hành quốc tế với các hãng hàng không, nhà hàng, khách sạn, shopping, cơ sở phục vụ du lịch. Hỗ trợ các doanh nghiệp định hướng phát triển sản phẩm du lịch míi. e. Tăng cường đánh giá, giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ lữ hành, khích lệ doanh nghiệp lữ hành nâng cao chất lượng và uy tín phục vụ: Hình thành tổ chức đánh giá, giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch. Tiếp tục tổ chức bình chọn Top ten LHQT. Hàng năm đưa ra bảng xếp hạng chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch của các tổ chức kinh doanh du lịch. f. Tăng cường ứng dụng công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành quốc tế ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh lữ hành: - TCDL cần xây dựng hệ thống thông tin điện tử hoàn chỉnh hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành, khuyến khích các doanh nghiệp LHQT đầu tư nhiều hơn về công nghệ, áp dụng thương mại điện tử vào kinh doanh, bán hàng trên mạng.. - Tổng cục Du lịch cần tiếp tục hoàn thiện các trang web chính thức để cung cấp thông tin cập nhật và hiệu quả cho các doanh nghiệp lữ hành và hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các trang web riêng. Định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng internet vào hoạt động lữ hành. g. Đổi mới, hoµn thiện công tác tổ chức quản lý hoạt động lữ hành đáp ứng yêu cầu mới của quá trình hội nhập quốc tế: Tách bạch hoµn toµn chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng kinh doanh trong hoạt động lữ hành. Xoá bỏ cơ chế doanh nghiệp trực thuộc. §ẩy nhanh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức đoàn thể hoạt động du lịch, xoá bỏ cơ chế chủ quản. 46 3.2.1.3. Xây dựng chiến lược cạnh tranh du lịch quốc gia, thương hiệu du lịch Việt Nam, tăng cường vai trò định hướng thị trường và hỗ trợ xúc tiến du lịch. a. Xây dựng chiến lược cạnh tranh du lịch quốc gia và xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam: Tổng cục Du lịch xây dựng Chiến lược cạnh tranh du lịch quốc gia nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến. Sớm tập trung xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam. b. TCDL phải đóng vai trò định hướng thị trường, tổ chức xúc tiến quảng bá điểm đến Việt Nam hiệu quả ở những thị trường quốc tế trọng điểm và tiềm năng. Hình thành bộ phận nghiên cứu thị trường nhằm định hướng thị trường cho các doanh nghiệp. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch như các liên hoan, hội chợ du lịch, triển lãm du lịch quốc tế. Xây dựng các chiến lược xúc tiến du lịch trên các kênh truyền thông nước ngoài. Cung cấp cơ sở dữ liệu nghiên cứu thị trường cập nhật, đúng mục tiêu cho doanh nghiệp LHQT. c. Xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing du lịch quốc gia. Xác định xúc tiến, quảng bá như một công cụ cơ bản để tạo lập hình ảnh Việt Nam như một điểm đến chất lượng và khắc hoạ hình ảnh quốc gia tại các thị trường du lịch trọng điểm. Vì vậy, chiến lược và kế hoạch marketing du lịch quốc gia cần sớm được xây dựng. Đầu tư ngân sách tương xứng cho thực hiện chiến lược và kế hoạch marketing du lịch quốc gia. Tổ chức nghiên cứu hình thành Quỹ xúc tiến du lịch quốc gia. d. Tăng cường tổ chức quảng bá và xúc tiến du lịch ở nước ngoài: Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch thường xuyên và liên tục ở các thị trường trọng điểm và tiềm năng. Chú trọng áp dụng marketing hỗn hợp trong quảng bá thu hút khách du lịch. Tăng cường tổ chức các FAMTRIP cho các hãng lữ hành và nhà báo. Đẩy nhanh việc thiết lập văn phòng đại diện của Du lịch Việt Nam ở những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm và tiềm năng. Sớm thiết lập một số văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở một số thị trường gửi khách chính như Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Anh, Thuỵ Điển, Úc và Mỹ. Tăng cường sự hiện diện của Du lịch Việt Nam tại các hội nghị, hội thảo du lịch quốc tế. Tổng cục Du lịch cần lập kế hoạch 5 năm và hàng năm về việc tham gia các hội chợ du lịch quốc tế. Tăng cường phối hợp với hàng không Việt Nam xây dựng và tổ chức thực hiện chiến dịch xúc tiến du lịch. 47 - Tăng cường hợp tác và kêu gọi sự hỗ trợ về tài chính và chuyên gia của các tổ chức quốc tế như UNWTO, PATA, EU,…để tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về thị trường du lịch và tổ chức cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đi khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch ở các nước phát triển du lịch. Tổ chức các Hội thảo cho các doanh nghiệp và đại lý lữ hành về các sản phẩm, các điểm du lịch cụ thể. Ban hành cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp LHQT đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tăng cường tiếp cận thị trường du lịch thế giới. e. Tập trung sản xuất ấn phẩm du lịch chất lượng, sử dụng đa dạng các phương tiện xúc tiến, thiết lập các trung tâm thông tin du lịch và hệ thống đặt chỗ: f. Tăng cường phối hợp với các phương tiện truyền thông đại chúng tuyên truyền về tiềm năng, thế mạnh và lợi ích của việc phát triển du lịch nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về du lịch nói chung và lĩnh vực LHQT nói riêng. 3.2.1.4. Hỗ trợ phát triển và đa dạng hoá sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu thị trường và tổ chức marketing các sác phẩm du lịch mới: Tổng cục Du lịch cần tập trung nhiều hơn vào việc định hướng và hỗ trợ đầu tư, phát triển và đa dạng hoá sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch. Thường xuyên tổ chức các đoàn khảo sát các tuyến điểm du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Tạo khác biệt khi thực hiện marketing và xúc tiến cho các điểm đến mới, các sản phẩm du lịch mới. Tập trung marketing và xúc tiến trọng tâm cho sản phẩm du lịch chính của điểm đến Việt Nam. Hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch đang được ưa thích. Tập trung nghiên cứu, thâm nhập nhanh thị trường du lịch MICE. Các Sở quản lý Du lịch đẩy mạnh quảng bá tiềm năng, sản phẩm du lịch. 3.2.1.5. Tập trung phát triển nguồn nhân lực quản lý lữ hành và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp LHQT. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức hoạch định chính sách vµ qu¶n lý về du lịch và lữ hành. Đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở đào tạo về lữ hành chuyên nghiệp ở những vùng du lịch mới theo quy hoạch mạng lưới trường du lịch. Triển khai công nhận và áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch. Mở rộng xây dựng và đưa vào áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng các nghề mới: quản trị, điều hành tour, hướng dẫn viên,...Kêu gọi tµi trî c¸c dù ¸n ®µo t¹o nguån nh©n lùc du lÞch cña các tổ chức quốc tế như Tổ chức Du lịch thế giới, JICA, KOICA,.... Tạo 48 điều kiện cho các cơ sở đào tạo tự chủ, mở rộng đào tạo các chuyên ngành lữ hành, hướng dẫn viên. Đẩy mạnh đào tạo và nâng cao dịch vụ hướng dẫn viên. Tổ chức thí điểm thi tuyển trực tiếp hướng dẫn viên. 3.2.1.6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập của ngành du lịch nói chung và lĩnh vực LHQT nói riêng. Đẩy nhanh rà soát quy định, chính sách phù hợp với nội dung cam kết lữ hành trong WTO. Tập trung triển khai chương trình hành động của ngành Du lịch thêi kú héi nhập WTO. Tổng kết, đánh giá thực hiện các hiệp định hợp tác du lịch. Tham gia tích cực hơn trong các khuôn khổ quốc tế về du lịch. Xây dựng đề xuất cụ thể, đề nghị các tổ chức quốc tế xem xét hỗ trợ Du lịch Việt Nam hình thành, triển khai các dự án hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nhân lực lữ hành. Tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp l÷ hµnh thực hiện các cam kết quốc tế trong l÷ hµnh. Chủ động đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế tại Việt Nam, tạo điều kiện cho các hãng LHQT cung cấp dịch vụ cho các sự kiện này. Tổ chức FAM trip cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp LHQT, nhất là trang bị kiến thức về hội nhập, ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ lữ hành, thị trường, luật lệ quốc tế. 3.2.1.7. T¨ng c­êng b¶o vÖ m«i tr­êng vµ ph¸t triÓn du lÞch bÒn v÷ng. - §ánh giá tác động môi trường trong quy hoạch và thẩm định các dự án đầu tư du lịch. Đẩy mạnh triển khai Luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực lữ hành thông qua tập huấn cho cán bộ nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp LHQT. -Thiết lập chiến lược và chính sách quốc gia và địa phương liên quan đến phát triển lữ hành và khách sạn, trong đó tính đến ảnh hưởng môi trường của các dự án. Có chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ làm sạch môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng, ... Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành xây dựng và chào bán các tour du lịch thân thiện với môi trường, du lịch sinh thái,.. Tăng cường tổ chức các hội thảo, các khoá bồi dưỡng về du lịch môi trường cho các doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên. Cần lồng ghép nội dung bảo vệ tài nguy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ-NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ.pdf
Tài liệu liên quan