Xây dựng xã hội Việt Nam lành mạnh, văn minh, tiên tiến

Tài liệu Xây dựng xã hội Việt Nam lành mạnh, văn minh, tiên tiến: Xã hội học số 2 - 1983 XÂY DỰNG XÃ HỘI VIỆT NAM LÀNH MẠNH, VĂN MINH, TIÊN TIẾN Giáo sư Viện sĩ NGUYỄN KHÁNH TOÀN Chúng ta lấy làm vinh dự và phấn khởi bao nhiêu vì nhân dân ta đã và đang góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh thắng lợi của loài người tiến bộ vì hòa bình, độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội, thì chúng ta cũng có quyền tự hào bấy nhiêu về những trang sử vẻ vang ông cha ta đã viết nên trong mấy nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Lao động và đấu tranh, anh hùng và sáng tạo, là lẽ sống của một xã hội văn minh. Giữa cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta trong quá khứ và bản anh hùng ca của thế hệ Hồ Chí Minh ngày nay, có một mối quan hệ khăng khít, đều vì chính nghĩa, để giành quyền sống, quyền tự do, quyền sung sướng. Trong Nghị quyết của Bộ Chính trị về chính sách khoa học và kỹ thuật, về phương hướng nghiên cứu và hoạt động của các ngành khoa học xã hội có nêu rõ: “Tổng kết những bài học lịch sử của sự nghiệp dựng nước v...

pdf7 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng xã hội Việt Nam lành mạnh, văn minh, tiên tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 2 - 1983 XÂY DỰNG XÃ HỘI VIỆT NAM LÀNH MẠNH, VĂN MINH, TIÊN TIẾN Giáo sư Viện sĩ NGUYỄN KHÁNH TOÀN Chúng ta lấy làm vinh dự và phấn khởi bao nhiêu vì nhân dân ta đã và đang góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh thắng lợi của loài người tiến bộ vì hòa bình, độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội, thì chúng ta cũng có quyền tự hào bấy nhiêu về những trang sử vẻ vang ông cha ta đã viết nên trong mấy nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Lao động và đấu tranh, anh hùng và sáng tạo, là lẽ sống của một xã hội văn minh. Giữa cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta trong quá khứ và bản anh hùng ca của thế hệ Hồ Chí Minh ngày nay, có một mối quan hệ khăng khít, đều vì chính nghĩa, để giành quyền sống, quyền tự do, quyền sung sướng. Trong Nghị quyết của Bộ Chính trị về chính sách khoa học và kỹ thuật, về phương hướng nghiên cứu và hoạt động của các ngành khoa học xã hội có nêu rõ: “Tổng kết những bài học lịch sử của sự nghiệp dựng nước và giữ nước, giáo dục truyền thống đoàn kết đấu tranh, anh hùng bất khuất, lao động cần cù, thông minh sáng tạo, phong cách sống, lao động, chiến đấu cao đẹp của dân tộc Việt Nam” (1). Bốn nghìn năm văn hiến đã tạo nên một dân tộc kiên cường, bất khuất, dũng cảm, thông minh. Một dân tộc không khi nào chịu lùi bước trước bất cứ một khó khăn, trở ngại, gian nan, thử thách nào, bất cứ từ đâu đến, từ thiên nhiên hay từ con người, là một dân tộc biết tự tôn, tự trọng. biết bảo vệ phẩm giá và danh dự của mình, là vì đối với dân tộc ấy, không có gì quý hơn độc lập, tự do. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 1 Nghị quyết của Bộ Chính trị về chính sách khoa học và kỹ thuật, tr. 32. Xã hội học số 2 - 1983 Xây dựng xã hội Việt Nam... 31 Nói thế, có thể có nhà xã hội học uyên bác phương Tây cho rằng người Việt Nam chúng ta có tật lý tưởng hóa và hiện đại hóa lịch sử nước mình. Không phải ngẫu nhiên mà từ thời xa xưa, người Việt đã có ý thức về độc lập tự do. Rất lâu, trước khi những luồng văn minh của các nước lớn châu Á thời cổ Trung Hoa, Ấn Độ v.v... tràn xuống phía Nam, người Việt, một chi nhành của dòng Bách Việt thuộc ngữ hệ Nam Á, đã tập hợp nhau lại trên một lãnh thổ bao gồm nước Việt Nam ngày nay, thành cộng đồng dân tộc Việt Nam, có nền văn hóa riêng, lối sống riêng, một hình thức Nhà nước cổ đại - nước Văn Lang dựa trên nền dân chủ và bình đẳng làng xã cổ xưa, sinh sống bằng nghề nông (trồng lúa nước). Từ đó, ý thức về quyền làm chủ của cộng đồng Việt nảy sinh rất sớm. Trong những điều kiện lịch sử, xã hội và địa lý lúc bấy giờ, phải trải qua một thời kỳ lâu dài chung sức chung lòng, chung lưng đấu cật, mới xây dựng nên được một cộng đồng dân tộc có nếp sống riêng, nền văn hóa riêng, một lãnh thổ riêng, một tâm lý riêng. Tâm lý ấy, có thể tạm gọi là tâm lý xã hội, không phải cái gì khác hơn là ý thức cộng đồng về quyền lợi và nghĩa vụ, được thể hiện trong hoạt động thực tiễn, trong những lúc phải bảo vệ đất đai và cộng đồng chống giặc ngoại xâm, ở tình đoàn kết chiến đấu. Vì cộng đồng sống theo chế độ cùng làm cùng hưởng trên tinh thần bình đẳng, ngày nay người ta gọi là tình đồng cam cộng khổ, đỉnh cao của tính cộng đồng là tính đoàn kết dân tộc. Bắt nguồn từ thưở nhân dân lao động - những người đã xây dựng nên nền văn minh nông nghiệp sông Hồng, dưới thời đại các vua Hùng, là người chủ của đất nước và vận mệnh mình, ở Việt Nam, tình đoàn kết dân tộc đã trở thành sức mạnh thần kỳ, nhờ nó mà nhân dân ta đánh bại tất cả các thế lực ngoại xâm, cả những lúc chúng được coi như vô địch đối với thế giới đương thời. Yêu nước đi liền với đoàn kết toàn dân, đó là lá cờ quyết chiến quyết thắng của dân tộc ta. Bởi vì từ xưa, trong trí óc và tâm hồn của người dân Việt Nam, nước và dân là một. Có lòng yêu nước chân thật thì phải có tình yêu dân, thương dân, quý dân. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 2 - 1983 32 NGUYỄN KHÁNH TOÀN Công lao dựng nước và giữ nước, gánh nặng thuộc về nhân dân. Thực chất, đây là vấn đề nhân nghĩa. Cách đây 600 năm, Nguyễn Trãi đã nói: “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, và “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”; đề ra những nguyên lý cao siêu, Nguyễn Trãi không thể không nghĩ đến và “nhớ ơn kẻ cấy cày”. Giải phóng đất nước khỏi giặc ngoại xâm, giải phóng nhân dân khỏi lũ bóc lột tham tàn, để cho nước mạnh, dân giàu. Dân có giàu - ăn no, mặc lành, được học hành, làm chủ cuộc sống của mình bằng lao động - thì nước mới mạnh, không rơi vào tay giặc ngoài. Tổng kết kinh nghiệm mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân ta và kinh nghiệm đấu tranh trong nửa thế kỷ nay của loài người tiến bộ vì hòa bình, độc lập, tự do và tiến bộ xã hội, Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã rút ra từ mối tình nhân nghĩa cao cả nhất - chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, những lời dạy soi sáng con đường của chúng ta đi từ chủ nghĩa yêu nước tới chủ nghĩa xã hội khoa học. - Không có gì quý hơn độc lập, tự do. - Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết ; Thành công, thành công đại thành công. - Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. - Suốt đời làm đầy tớ trung thành của nhân dân. Những giá trị văn hóa và tinh thần - mà chí khí anh hùng và lòng nhân nghĩa, ưu ái là cốt lõi, và tình đoàn kết dân tộc là biểu hiện sáng ngời - đã được đúc nên từ trong hành động thực tiễn, lao động sáng tạo của những con người, trong hàng nghìn, hàng vạn vạn năm, đã xây đắp cái nền tảng vật chất của cuộc sống của dân tộc. Nói cách khác, công khai sơn phá thạch, đưa con người từ dã man đến văn minh, là sự nghiệp của toàn dân. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 2 - 1983 Xây dựng xã hội Việt Nam... 33 Đã là sự nghiệp của toàn dân, thì sự chăm lo cho con người, cho từng thành viên của cộng đồng là trách nhiệm của cộng đồng, theo tinh thần bình đẳng về quyền lợi cũng như về nghĩa vụ. Đó là đạo lý tự nhiên, là quan hệ có tình, có lý giữa những người cùng một hội, một thuyền, cùng chung một sự nghiệp, một lý tưởng cao đẹp. Trên tinh thần ấy, từ thời xa xưa, ông cha ta không phân biệt việc nhà, việc làng với việc nước. Một tai họa đến với đất nước cũng là tai họa cho gia đình : nước mất, nhà tan ; nghĩa nước, tình nhà. Con người Việt Nam coi tình thương yêu nhau, đùm bọc nhau, tương thân tương trợ như một quy tắc cao nhất và phổ biến trong các mặt của cuộc sống xã hội, trong đời sống hằng ngày cũng như khi nước nhà gặp tai biến. Tình nghĩa ấy được diễn đạt trong lời ăn tiếng nói của người dân thường, cả đến những lớp người nghèo, đời sống khó khăn. Và là những lời nói chân thật trung thực, thẳng thắn, vừa ấm áp, vừa sâu sắc: “Tình đất nước, nghĩa đồng bào”; “Ăn ở với nhau cho có thủy có chung, có tình có nghĩa”; “Thương người như thể thương thân”; “Hở môi răng lạnh”; “Máu chảy ruột mềm”; “Chị ngã em nâng “. Lòng yêu nước thương dân, tình đoàn kết được diễn đạt bằng những câu ca dao, câu hò, câu ví uyển chuyển, nhịp nhàng, dạt dào tình yêu và ý nghĩa bóng bẩy cao sâu, một tư liệu lại rất giản đơn, bình dị : Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng. Bầu ơi ! thương lấy bí cùng, Tuy là khác giống nhưng chung một giàn. Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Những câu hò, câu ví về tình đoàn kết trong sản xuất và chiến đấu, giữa vợ chồng, cha con, trong gia đình, nổi lên, với khí thế xung thiền, như những tiếng trống xuất quân: Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 2 - 1983 34 NGUYỄN KHÁNH TOÀN - Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn! - Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. - Giặc đến nhà, trẻ già đều đánh. Non nước xanh tươi, bao la hùng vĩ được lấy làm khung cảnh để nói lên sức mạnh của tình đoàn kết, làm nên những sự nghiệp vĩ đại : Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại thành hòn núi cao. Những người đã sớm dựng nên nền văn minh nông nghiệp xán lạn là những người đã chinh phục được thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên : Vắt đất ra nước. Thay trời làm mưa. Lên án chế độ tư hữu, chẳng cần đao to búa lớn, chỉ lấy những việc hằng ngày diễn ra trong làng xóm để ví, mà lời tố cáo vẫn đanh thép, nghiêm khắc : Trống đình ai đánh thì thùng, Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng. “Dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Lời nói ấy của Bác Hồ nhắc lại một thực tế lịch sử diễn ra cách đây mấy nghìn năm, nhưng vẫn sống mãi cho đến ngày nay. Sự thống nhất về dân tộc, về lãnh thổ, về văn hóa, về cách sống và về ý chí là hiện tượng nổi bật nhất trong bản sắc của dân tộc Việt Nam. Sự thống nhất ấy là động cơ của tình đoàn kết dân tộc không gì phá vỡ nổi; đánh tan tất cả quân xâm lược xưa và nay. Bởi vì thống nhất, đoàn kết là vì chính nghĩa, đề bảo vệ những quyền dân tộc cơ bản thiêng liêng. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 2 - 1983 Xây dựng xã hội Việt Nam... 35 Ngày nay, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những truyền thống cao quý ấy được nâng cao và phát huy đến cao độ, lại được cả loài người tiến bộ nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ, nhân dân ta đã đánh tan những tên đế quốc sừng sỏ và bọn bành trướng ngoan cố và ngu xuẩn, vĩnh viễn kết thúc áp bức, bóc lột, chia rẽ, toàn thể nhân dân, tất cả các thành phần dân tộc thuộc các tôn giáo, tín ngưỡng đoàn tụ trong đại gia đình dân tộc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà từ nay họ là người chủ tập thể, thực hiện vượt mức giấc mơ nghìn năm cao đẹp của cộng đồng người Việt. Cùng với “Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, “Tất cả vì hạnh phúc của nhân dân” là sự lo lắng hàng đầu của xã hội xã hội chủ nghĩa. Nói đến hạnh phúc của nhân dân tức là nói đến tất cả những gì có liên quan đến lợi ích, đến các mặt của đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Không có cái gì thuộc đời sống của nhân dân mà người cán bộ cách mạng không chú ý tới. Vấn đề xã hội chính là ở đó. Và đó là nội dung và đối tượng của khoa xã hội học. Xung quanh hai nhiệm vụ chiến lược do Đại hội lần thứ V của Đảng đề ra, xuất hiện một loạt những vấn đề cụ thể mà tất cả các ngành và các cấp phải góp phần tích cực thực hiện, trong đó phần không nhỏ thuộc về các ngành khoa học xã hội, kể cả xã hội học. Những vấn đề xã hội là những vấn đề lớn, và rất nhiều. Đối tượng của xã hội học là tất cả các tầng lớp nhân dân. Chúng ta không thể giải quyết được nhất loạt và chỉ trong một thời gian ngắn. Vả lại, xã hội học không phải là một vấn đề kỹ thuật. Nó là một khoa học và là một nghệ thuật. Bởi vì trách nhiệm của nó là góp phần cải tạo con người và xây dựng con người mới. Đúng ra, nó là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân theo nghĩa rộng của từ ấy, chủ yếu về phần thực nghiệm. Trong lúc này, lực lượng của chúng ta còn mỏng, phương tiện còn bị hạn chế, chúng ta hãy chọn lấy một đối tượng, một môi trường làm trọng điểm. Hiện nay, đối tượng và môi trường đang đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của những nhà xã hội học là lớp thanh thiếu niên và trường phổ thông cơ sở. Một là, vì chúng ta phải lo bồi dưỡng cho Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 2 - 1983 36 NGUYỄN KHÁNH TOÀN tương lai những người xứng đáng kế thừa sự nghiệp của cha anh, những người xây dựng xã hội cộng sản. Hai là, vì cuộc sống của lớp thanh thiếu niên ít nhiều đang chịu ảnh hưởng của ba môi trường - gia đình, nhà trường và xã hội, mà mỗi một môi trường còn có những khó khăn, những vấn đề phức tạp chưa được giải quyết. Đi vào thanh thiếu niên, đi vào nhà trường và hoạt động theo chức năng của mình, xã hội học chắc chắn sẽ giải quyết đúng đắn những khó khăn hiện nay mà ngành giáo dục đang vấp phải, nó làm cho những ai quan tâm đến tương lai của con em mình không yên tâm. Trong lúc này, hơn bao giờ hết, chúng ta phải giáo dục cho các thế hệ trẻ những truyền thống cao quý của ông cha. Một trong những truyền thống ấy là truyền thống đoàn kết, tính cộng đồng, tinh thần tập thể, tình thương yêu, đùm bọc nhau. Theo tinh thần của Năm điều Bác Hồ dạy, chúng ta phải giáo dục và rèn luyện cho các cháu biểu hiện những đức tính ấy trong gia đình như thế nào, ở lớp học như thế nào, ở ngoài xã hội như thế nào, chủ yếu là bằng hành động, bằng việc làm. Mục tiêu cuối cùng của hoạt động xã hội học trong lớp thanh thiếu niên là đi tới sự nhất trí theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa giữa giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Ban Xã hội học sẽ thực hiện nhiệm vụ có kết quả nếu Ban có sự hỗ trợ và hợp tác của các cơ quan phụ trách: Hội đồng cải cách giáo dục, Bộ Giáo dục, nhất là Viện nghiên cứu khoa học giáo dục của Bộ, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Phụ huynh học sinh, Công đoàn Giáo dục... Chúng ta phải cố gắng làm theo lời Lênin dạy: trong tình hình phức tạp, phải nắm lấy khâu nào là khâu chính để mở đường cho chúng ta giải quyết các vấn đề khác. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso2_1983_nguyenkhanhtoan_8706_4358.pdf