Thực trạng và một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp - Lê Thị Vân Kiều

Tài liệu Thực trạng và một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp - Lê Thị Vân Kiều: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 74-78 74 Email: ltvkieu@dthu.edu.vn THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Lê Thị Vân Kiều - Trường Đại học Đồng Tháp Ngày nhận bài: 25/4/2019; ngày chỉnh sửa: 20/5/2019; ngày duyệt đăng: 27/5/2019. Abstract: Managing the educational activities on the culture of using social networks for students is is the impact of managers on cultural education activities on using social networks for students to achieve management goals. Based on analyzing the reality, we propose some measures of managing educational activities on the culture of using social networks for students. Keywords: Management, education, culture, use, social networks. 1. Mở đầu Mạng xã hội (MXH) với hiệu năng của nó ngày càng có vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Với khả năng kết nối nhiều mối quan hệ khác nhau, MXH đem lại nhiều tiệ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp - Lê Thị Vân Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 74-78 74 Email: ltvkieu@dthu.edu.vn THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Lê Thị Vân Kiều - Trường Đại học Đồng Tháp Ngày nhận bài: 25/4/2019; ngày chỉnh sửa: 20/5/2019; ngày duyệt đăng: 27/5/2019. Abstract: Managing the educational activities on the culture of using social networks for students is is the impact of managers on cultural education activities on using social networks for students to achieve management goals. Based on analyzing the reality, we propose some measures of managing educational activities on the culture of using social networks for students. Keywords: Management, education, culture, use, social networks. 1. Mở đầu Mạng xã hội (MXH) với hiệu năng của nó ngày càng có vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Với khả năng kết nối nhiều mối quan hệ khác nhau, MXH đem lại nhiều tiện ích cho cuộc sống. Tuy nhiên, MXH cũng có nhiều tác động tiêu cực, nếu việc sử dụng mạng không có định hướng, nhất là đối với thế hệ trẻ. Vì vậy, việc quản lí (QL) hoạt động (HĐ) giáo dục (GD) văn hóa sử dụng MXH cho học sinh, sinh viên (SV) là hết sức cần thiết. QL hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL đến hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV nhằm đạt mục tiêu QL. Để QL tốt hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV, cần: - Lập kế hoạch: trên cơ sở điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH, xác định mục tiêu, hệ thống công việc, các biện pháp thực hiện kế hoạch (các chủ thể sử dụng phương pháp, phương tiện, hình thức chức, không gian, thời gian, điều kiện); - Tổ chức thực hiện: thành lập bộ máy tổ chức thực hiện (chủ thể, đối tượng QL), xác định chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức; tổ chức, triển khai thực hiện công việc một cách khoa học; - Chỉ đạo: hiệu trưởng ra các quyết định QL; định hướng, dẫn dắt, khai thác nguồn lực thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học, hiệu quả, giám sát, khích lệ, tạo động lực, môi trường, điều kiện cho hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH; - Kiểm tra, đánh giá: QL việc xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, công cụ, sử dụng phương pháp, hình thức, kênh đánh giá, phản hồi kết quả. Các chủ thể QL càng thực hiện tốt các công việc trên, hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH của SV càng đạt hiệu quả cao và ngược lại. Trên cơ sở phân tích thực trạng, bài viết đề xuất một số biện pháp QL hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp Từ tháng 1 đến tháng 4/2019, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng trên 15 cán bộ quản lí (CBQL), 25 giảng viên (GV) gồm cả GV kiêm cố vấn học tập; 200 SV khóa 2016 các Khoa Sư phạm của Trường. Phương pháp được sử dụng là quan sát, điều tra, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, lấy ý kiến chuyên gia. Đánh giá thực trạng hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH của SV theo thang mức độ 1, 2, 3, 4, 5. Trong đó, mức độ 1 (thấp nhất) và mức độ 5 (cao nhất). Quy ước tính điểm như sau: 2.1.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên Lập kế hoạch vô cùng quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả QL. Vì vậy, vấn đề đầu tiên được quan tâm Mức độ Giá trị trung bình (�̅�) Các mức độ đánh giá thực trạng 1 >4 Tốt Rất thường xuyên Rất ảnh hưởng 2 3,5 – 3,99 Khá Thường xuyên Ảnh hưởng 3 3 – 3,49 Trung bình Đôi khi Khá ảnh hưởng 4 2,5 – 2,99 Yếu Hiếm khi Ít ảnh hưởng 5 <2, 49 Kém Rất ít khi Rất ít ảnh hưởng VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 74-78 75 nghiên cứu là thực trạng xây dựng kế hoạch QL hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH của SV và kết quả được thể hiện qua bảng 1. Bảng số liệu cho thấy, CBGV và GV đánh giá mức độ thực hiện trung bình khá. Trong đó, GV xếp nội dung “Xác định mục tiêu, yêu cầu của hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV” được GV đánh giá ở mức cao nhất, xếp thứ bậc 1 (�̅�=3,23); nội dung “Xác định điểm mạnh, điểm yếu về tổ chức hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV” được CBQL xếp loại cao nhất, xếp thứ bậc 1 (�̅�=3,57). Các nội dung còn lại được CBQL và GV đánh giá đạt mức trung bình. Theo kết quả khảo sát, việc lập kế hoạch QL hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV đã được quan tâm thực hiện nhưng đạt kết quả chưa cao, đặc biệt là việc xác định huy động các nguồn lực để thực hiện, việc thường xuyên kiểm tra tính hợp lí, khả thi và điều chỉnh kế hoạch được đánh giá ở mức độ thấp nhất. Vì vậy, chủ thể QL cần quan tâm lập kế hoạch QL hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV phù hợp, hiệu quả hơn. 2.1.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên Sau khi lập kế hoạch là việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch QL. Thực trạng của vấn đề này được thể hiện ở bảng 2. Nhìn tổng thể, công tác tổ chức hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV được CBQL và GV đánh giá đạt mức trên trung bình. Trong đó, hai nội dung được đánh giá cao là “Truyền đạt nội dung chính kế hoạch thực hiện hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV gây ảnh hưởng và thuyết phục” và “Huy động nguồn lực để tổ chức hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV” xếp thứ bậc 1 và 2 (�̅� = 3,28). Hai nội dung còn lại được đánh giá đạt trung bình yếu �̅� = 3,00 và 2,92. Kết quả Bảng 1. Mức độ thực hiện lập kế hoạch hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV TT Nội dung CBQL GV �̅� TB ĐLC �̅� TB ĐLC 1 Xác định điểm mạnh, điểm yếu về tổ chức hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV 3,57 1 0,59 2,76 4 0,52 2 Xác định mục tiêu, yêu cầu của hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV 3,28 2 0,52 3,23 1 0,73 3 Xác định hệ thống công việc với thời gian cụ thể thực hiện 2,85 5 0,65 3,15 2 0,68 4 Xác định nguồn lực cần huy động tổ chức hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV 3,14 3 0,37 3,15 2 0,68 5 Thường xuyên kiểm tra tính hợp lí, khả thi của kế hoạch và điều chỉnh cho phù hợp 3,00 4 0, 40 2,69 5 0,52 6 Ý kiến khác 0 0 Bảng 2. Mức độ tổ chức hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV TT Nội dung CBQL GV �̅� TB ĐLC �̅� TB ĐLC 1 Truyền đạt nội dung chính kế hoạch thực hiện hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV gây ảnh hưởng và thuyết phục 3,28 1 0,52 3,00 2 0,66 2 Huy động nguồn lực để tổ chức hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV 3,28 1 0,52 3,07 1 0,78 3 Phát huy các thành tố của quá trình hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH 3,00 3 0,40 3,00 2 0,66 4 Xử lí tình huống trong hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV 3,00 3 0,40 2,92 4 0,57 5 Ý kiến khác 0 0 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 74-78 76 khảo sát cho thấy, kế hoạch QL có quan tâm, triển khai thực hiện. Nhưng việc phát huy các yếu tố hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV, xử lí tình huống còn hạn chế. Đây là những nội dung quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cần có biện pháp QL hiệu quả hơn. 2.1.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên Việc tổ chức thực hiện kế hoạch phụ thuộc vào sự chỉ đạo của chủ thể QL. Thực trạng này được thể hiện qua bảng 3. Kết quả khảo sát ở bảng 3 cho thấy, việc chỉ đạo thực hiện hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV được CBQL và GV đánh giá ở mức trung bình. Độ lệch chuẩn giữa các ý kiến đánh giá đảm bảo, kết quả khảo sát có độ tin cậy. “Nội dung chỉ đạo điều hành” được đánh giá cao nhất xếp thứ bậc 1. Sự chỉ đạo được quán triệt rõ ràng cho các cá nhân, đơn vị thực hiện hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH nhưng vai trò người chỉ đạo điều hành chưa được phát huy tốt, chưa có biện pháp phát huy tính tích cực, độc lập của chủ thể thực hiện hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc chỉ đạo hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV đã được quan tâm thực hiện đạt kết quả mức trung bình. Vai trò chỉ đạo của chủ thể QL, phát huy vai trò các chủ thể thực hiện cần tăng cường hơn nữa. 2.1.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên Để việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hiệu quả, chủ thể cần thực hiện kiểm tra, đánh giá việc QL hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH của SV. Thực trạng này được thể hiện qua bảng 4. Việc QL chuẩn và xây dựng công cụ đánh giá được CBQL, GV xếp thứ 1 với điểm trung bình là 3,14; 3,00. Về QL phương pháp đánh giá, ý kiến CBQL và GV đạt mức trung bình với 2,85 điểm và 2,77 điểm. Việc QL phản hồi kết quả đánh giá được CBQLvà GV xếp ở thứ bậc thấp nhất, ở mức yếu, với 2,71 điểm (CBQL) và 2,70 điểm (GV). Điều này cho thấy, còn nhiều hạn chế trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV, đặc biệt là QL phản hồi kết quả. Để tìm được biện pháp hữu hiệu tác động thay đổi thực trạng, chúng tôi nghiên cứu tìm mức độ nguyên nhân chi phối. 2.1.5. Nguyên nhân ảnh hưởng thực trạng quản lí hoạt động giáo dục văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến thực trạng QL hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV với nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhau. Tác giả khảo sát và thu được kết quả (thể hiện ở bảng 5). Bảng 3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV TT Nội dung CBQL GV �̅� TB ĐLC �̅� TB ĐLC 1 Nội dung chỉ đạo điều hành 3,28 1 0,33 3,00 1 0,70 2 Vai trò chỉ đạo, điều hành của người phụ trách 3,14 2 0,41 2,92 2 0,59 3 Tính tích cực, độc lập, sáng tạo của chủ thể thực hiện hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV 3,14 2 0,41 2,92 2 0,59 4 Ý kiến khác 0 0 Bảng 4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV TT Nội dung CBQL GV �̅� TB ĐLC �̅� TB ĐLC 1 QL tiêu chuẩn đánh giá 3,14 1 0,69 3,00 1 0,66 2 QL xây dựng công cụ đánh giá 3,00 2 0,55 2,77 2 0,65 3 QL phương pháp, kênh đánh giá 2,85 3 0,53 2,77 2 0,65 4 QL phản hồi kết quả đánh giá 2,71 4 0,43 2,70 4 0,69 5 Ý kiến khác 0 0 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 74-78 77 Kết quả khảo sát ở bảng 5 cho thấy, tất cả các nguyên nhân đều có ảnh hưởng rất cao. Nguyên nhân “Sự quan tâm thực hiện các chức năng QL của hiệu trưởng” được đánh giá có ảnh hưởng rất cao �̅� = 4,85 và được CBQL, GV và SV xếp thứ bậc 1. Các nguyên nhân 1, 3, 5, 7 đều ảnh hưởng cao. Với mức độ các nguyên nhân ảnh hưởng trên, các chủ thể QL cần có những biện pháp tác động vào các nguyên nhân để đạt được kết quả QL hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH như mong muốn. 2.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp 2.2.1. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên Đầu năm học, Hiệu trưởng ủy quyền cho Phòng Công tác SV xây dựng kế hoạch hoạt động GD SV của nhà trường, trong đó có kế hoạch GD văn hóa sử dụng MXH cho SV. Người được ủy quyền cần nhận thức đầy đủ và nắm vững yêu cầu của cơ quan QL cấp trên; Phòng công tác SV thu thập xử lí thông tin toàn diện về hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, điều kiện, năng lực chủ thể), xác định những điểm mạnh, yếu, thời cơ, thách thức đối với việc QL nâng cao chất lượng hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV. Khi có đầy đủ thông tin, chủ thể QL lập kế hoạch: xác định mục tiêu của kế hoạch là phát triển hệ thống phẩm chất, năng lực sử dụng mạng xã hội cho SV; tích hợp thực hiện qua hoạt động dạy học các môn học và qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạch định hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học tích hợp thực hiện GD văn hóa sử dụng MXH cho SV; Kế hoạch định hướng thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học cho SV về chủ đề này; tổ chức hệ thống hoạt động sinh hoạt chuyên môn cấp khoa, tổ bộ môn. Đoàn Thanh niên có thể tổ chức câu lạc bộ GD văn hóa sử dụng MXH cho SV với hệ thống hoạt động nâng cao nhận thức đến trải nghiệm kĩ năng sử dụng mạng xã hội. 2.2.2. Nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên Hiệu trưởng cử người phụ trách chỉ đạo GD văn hóa sử dụng MXH cho SV gồm: Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV và các thành viên hỗ trợ khác: Trưởng Phòng Công tác SV, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội SV, các trưởng khoa, QLSV, đại diện đội ngũ cố vấn học tập. Người phụ trách có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cụ thể, giao kế hoạch cho các bộ phận thực hiện, huy động, phối hợp các lực lượng thực hiện hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH đạt hiệu quả; Người phụ trách chỉ đạo xây dựng chức năng, nhiệm vụ, cụ thể hóa kế hoạch GD văn hóa sử dụng MXH cho SV từ kế hoạch chung của nhà trường, thực hiện kế hoạch theo tháng, học kì và năm học; kiểm tra và đánh giá chất lượng, hiệu quả của HĐ; Phân công rõ trách nhiệm và quyền hạn các lực lượng tham gia hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV. Phòng Công tác SV, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội SV QL SV Bảng 5. Nguyên nhân ảnh hưởng thực trạng QL hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV TT Nội dung CBQL GV SV �̅� TB ĐLC �̅� TB ĐLC �̅� TB ĐLC 1 Phẩm chất, năng lực chuyên môn, QL 4,14 2 0,9 3,92 5 0,7 4,30 5 0,88 2 Sự quan tâm thực hiện các chức năng QL 4,85 1 1,03 4,15 1 0,78 4,47 1 0,86 3 Phẩm chất, năng lực của chủ thể thực hiện hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV 4,00 4 1,06 4,00 3 0,69 4,37 3 0,88 4 Nội dung hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV 3,85 6 1,34 3,84 8 0,64 4,25 6 0,89 5 Phương pháp tổ chức hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV 3,85 6 1,34 3,92 5 0,7 4,25 6 0,88 6 Điều kiện, CSVC, phương tiện thực hiện hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH 3,71 8 1,11 3,92 5 0,7 4,40 2 0,98 7 Tính tích cực tự giáo dục của SV 4,00 4 1,06 4,07 2 0,74 4,37 3 0,97 8 Môi trường 4,14 2 0,9 4 3 0,8 4,24 8 0,89 9 Ý kiến khác 0 0 0 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 74-78 78 2.2.3. Tăng cường chỉ đạo hoạt động giáo dục văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên Việc chỉ đạo được cụ thể hóa như sau: Chỉ đạo công tác triển khai thực hiện đối với các cá nhân, tổ chức phụ trách hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV; họp hàng tháng để tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV trong tháng và xây dựng phương hướng tháng tiếp theo. Nội dung cuộc họp phải kết luận được các nội dung: những việc làm được và chưa làm được trong tháng, nguyên nhân, các cá nhân, tập thể nổi bật cần được tuyên dương và nhắc nhở cá nhân, tập thể chưa làm tốt nhiệm vụ; Thống nhất nội dung thực hiện và phân công nhiệm vụ tháng kế tiếp. Chỉ đạo Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội SV (gọi chung là Đoàn thể): Ban Chấp hành Đoàn thể họp thống nhất nội dung, phương pháp, hình thức GD văn hóa sử dụng MXH cho SV đảm bảo đúng mục tiêu đề ra; Chỉ đạo các khoa chuyên ngành: trên cơ sở kế hoạch đầu năm, Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng khoa chuyên ngành đảm nhiệm thực hiện hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV trong năm học phù hợp với đặc điểm tình hình của khoa. Theo dõi, nắm bắt kịp thời, đầy đủ các thông tin liên quan đến việc tổ chức thực hiện, xử lí những tình huống nảy sinh, kịp thời khen, thưởng thành tích; cảnh báo, nhắc nhở, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn, khắc phục hạn chế, điều chỉnh QL hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV phù hợp hơn. 2.2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên Công tác kiểm tra, đánh giá cần chuẩn bị: Xác định các tiêu chuẩn đánh giá; Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá; Xác định lực lượng kiểm tra; Xác định phương pháp, hình thức kiểm tra. Ngoài ra, chủ thể thực hiện cần kiểm tra yếu tố đầu vào như kiểm tra các điều kiện, phương tiện vật chất, nguồn nhân lực, kinh phí phục vụ công tác tổ chức hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV. Từ đó dự đoán được kết quả và điều chỉnh cho phù hợp; Kiểm tra quá trình thực hiện hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV; Kiểm tra đầu ra (phản hồi): Kiểm tra thông tin phản hồi tập trung vào những kết quả đã thực hiện hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV. Tiến hành kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra kế hoạch hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV dựa trên các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá, có bám sát kế hoạch chung của nhà trường, quá trình triển khai có phù hợp với những quy định và mục tiêu của nhà trường. Việc kiểm tra được thực hiện thông qua nhiều hình thức: quan sát, trao đổi, lập phiếu đánh giá, báo cáo tự kiểm tra của lực lượng thực hiện hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV Thu thập, hệ thống hóa, phân tích, đánh giá các kết quả thực tế hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV, xem xét lại phương pháp, phương tiện, hình thức, thời gian và điều kiện tổ chức có phù hợp và hiệu quả không, trên cơ sở đó, điều chỉnh cho phù hợp. 3. Kết luận QL là tác động của chủ thể QL đến đối tượng nhằm nâng cao hoạt động giáo dục văn hóa sử dụng MXH cho SV. Để QL tốt hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH, chủ thể QL cần lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá khoa học, nghệ thuật. Việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đánh giá hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV Trường Đại học Đồng Tháp đạt mức trên trung bình, còn hạn chế nhiều mặt. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc QL hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV như năng lực, phẩm chất của chủ thể QL, GV; phương tiện, điều kiện thực hiện đặc biệt là thực hiện các chức năng của chủ thể QL. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn, 4 biện pháp QL đã được đề xuất, khảo nghiệm và đều có hiệu quả và tính khả thi cao trong QL hoạt động GD văn hóa sử dụng MXH cho SV Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu tham khảo [1] Đào Lê Hòa An (2013). Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người - Một thách thử mới cho tâm lí học hiện đại. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 49, tr 15-21. [2] Lê Quãng Tự Do (2017). Công tác quản lí mạng xã hội trong tình hình mới. http:// www.tapchicongsan.org.vn/Home/Binh-luan/2017/ 46405/Cong-tac-quan-ly-mang-xa-hoi-trong-tinh- hinh-moi.aspx, ngày truy cập 15/8/2017. [3] Trần Thị Minh Đức - Bùi Thị Hồng Thái (2014). Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81), tr 50-61. [4] Nguyễn Thị Kim Hoa - Nguyễn Lan Nguyên (2016). Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 2, tr 68-74. [5] Nguyễn Hoàng (2012). Báo động “Văn hóa mạng xã hội” trong giới trẻ. hoa-mang-xa-hoi-trong-gioi-tre-post23036.info, ngày truy cập 24/6/2012 . [6] Nguyễn Văn Kim (2016). Tiếp biến và hội nhập văn hóa. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [7] Việt Nga (2018). Ứng xử “có văn hóa” trên mạng xã hội. ung-xu-co-van-hoa-tren-mang-xa-hoi, ngày truy cập 2/11/2018.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf15le_thi_van_kieu_4178_2148343.pdf
Tài liệu liên quan