Xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam – nhìn từ chiến lược quảng bá văn hóa của Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay

Tài liệu Xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam – nhìn từ chiến lược quảng bá văn hóa của Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay: 110 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1069.2018-0034 Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 110-117 This paper is available online at XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM – NHÌN TỪ CHIẾN LƯỢC QUẢNG BÁ VĂN HÓA CỦA TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Nguyễn Thị Thu Hoài Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong một “thế giới phẳng” như hôm nay, văn hóa được xem là chốt chặn, là địa hạt thể hiện bản sắc của mỗi một quốc gia, dân tộc. Để xác lập và khẳng định vị thế quốc gia trong một sân chơi chung, việc xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước ra bên ngoài có một tầm quan trọng đáng kể, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Vậy trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần phải tăng cường công tác này như thế nào để xây dựng được một hình ảnh Việt Nam hấp dẫn hơn, để văn hóa thực sự trở thành động lực, thành mục tiêu của sự phát triển? Bài viết nhằm mục tiêu đưa ra những gợi ý cho công tác xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam – nhìn từ chiến lược quảng bá văn hóa của Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
110 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1069.2018-0034 Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 110-117 This paper is available online at XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM – NHÌN TỪ CHIẾN LƯỢC QUẢNG BÁ VĂN HÓA CỦA TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Nguyễn Thị Thu Hoài Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong một “thế giới phẳng” như hôm nay, văn hóa được xem là chốt chặn, là địa hạt thể hiện bản sắc của mỗi một quốc gia, dân tộc. Để xác lập và khẳng định vị thế quốc gia trong một sân chơi chung, việc xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước ra bên ngoài có một tầm quan trọng đáng kể, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Vậy trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần phải tăng cường công tác này như thế nào để xây dựng được một hình ảnh Việt Nam hấp dẫn hơn, để văn hóa thực sự trở thành động lực, thành mục tiêu của sự phát triển? Bài viết nhằm mục tiêu đưa ra những gợi ý cho công tác xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam ra bên ngoài trên cơ sở tham chiếu những thành tựu và bài học kinh nghiệm của Trung Quốc – một quốc gia đặc biệt coi trọng việc quảng bá văn hóa ra bên ngoài, xem đó như một nhân tố quan trọng cho con đường “trỗi dậy” hay “phát triển”. Từ khóa: Việt Nam, Trung Quốc, chiến lược quốc tế, xúc tiến văn hóa. 1. Mở đầu Trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, để văn hóa có thể tham gia như một yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế đất nước, việc xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia ra bên ngoài được các nước đặc biệt quan tâm. Trên thế giới, nghiên cứu về vấn đề quảng bá hình ảnh đất nước ra bên ngoài từ lâu đã chiếm được sự quan tâm của nhiều học giả và lịch sử đã cho thấy, các cường quốc phương Tây đã dựa vào sức mạnh kinh tế, khoa học của mình để đẩy mạnh bá quyền văn hóa. Trong trường kì lịch sử và đặc biệt trong những năm gần đây, Trung Quốc trong chiến lược phát triển quốc gia đã đặc biệt coi trọng vai trò của yếu tố văn hóa và có nhiều nghiên cứu tập trung bàn luận về vấn đề này. Nhà nghiên cứu Lí San San phân tích và chỉ ra bảy khó khăn mà Trung Quốc gặp phải khi đưa văn hóa đi ra ngoài [4], tác giả Trịnh Vĩnh Niên lại bàn nhiều đến tính phổ biến, dễ tiếp nhận của văn hóa Trung Quốc trên trường quốc tế hiện nay [3], học giả Vạn Quý Phi thì phân tích và tiếp tục khẳng định sự đúng đắn của lộ trình chinh phục thế giới của văn hóa Trung Quốc [9]... Ở Việt Nam, với tuyên bố chung của Đảng cộng sản: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”, văn hóa trong những năm gần đây ngày càng phát huy sức mạnh vai trò cầu nối giữa Việt Nam và thế giới, tạo tiền đề thúc đẩy hợp tác phát triển. Bên cạnh những phát biểu của các học giả như Hữu Ngọc, Nguyễn Huỳnh Mai, Nguyễn Duy Bình [5], bài phát biểu của Nguyên Bộ Trưởng Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Anh Tuấn tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 26 (8/12/2008) đã chỉ ra tính cần thiết, cấp bách, tầm quan trọng và một số nội dung của xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước ra bên Ngày nhận bài: 19/2/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 29/3/2018. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thu Hoài. Địa chỉ e-mail: thuhoaisphn@gmail.com Xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam – nhìn từ chiến lược quảng bá văn hóa của Trung Quốc 111 ngoài [1] với những nội dung phong phú. Qua đây chúng ta có thể thấy, việc tổ chức nghiên cứu bài bản về vấn đề xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia ra bên ngoài trên nhiều bình diện, nhiều cấp độ là một việc làm mang tính cấp thiết. Bài viết trên cơ sở những những thành tựu từ chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia của Trung Quốc, đặc biệt là nghiên cứu nhằm chỉ ra những thành tựu và những thách thức, hạn chế trong chiến lược này ở Trung Quốc, từ thực tiễn Việt Nam, bàn bạc và thảo luận nhằm đề xuất những kiến nghị về công tác tạo dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quảng bá văn hóa trong chiến lược phát triển hiện nay của Trung Quốc: quan điểm và thành tựu Đánh giá về bối cảnh mới của sự nghiệp cải cách, mở cửa, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đánh giá “Thế giới đang ở trong thời kì phát triển lớn, thay đổi lớn và điều chỉnh lớn, nhưng hòa bình và phát triển vẫn là chủ đề của thời đại. Đa cực hóa thế giới, toàn cầu hóa kinh tế và thông tin hóa xã hội, đa dạng hóa văn hóa đã phát triển đi vào chiều sâu; những thay đổi của hệ thống quản trị toàn cầu và trật tự quốc tế diễn ra nhanh chóng; mức độ gắn kết, tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng sâu sắc; tương quan lực lượng quốc tế có xu hướng ngày càng cân bằng; xu thế lớn hòa bình và phát triển là không thể đảo ngược”[8]. Đồng thời, Trung Quốc xác định các nhân tố bất ổn và không xác định mà thế giới phải đối mặt cũng nổi lên, động lực tăng trưởng kinh tế thế giới còn yếu, phân hóa giàu nghèo ngày càng nghiêm trọng, các vấn đề điểm nóng khu vực liên tiếp xảy ra, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như chủ nghĩa khủng bố, an ninh mạng, đại dịch bệnh và biến đổi khí hậu tiếp tục lan rộng, loài người đang đứng trước nhiều thách thức chung. Thế giới mà chúng ta đang sống tràn đầy hy vọng, nhưng cũng đầy rẫy những thách thức. Trung Quốc xác định “không thể vì sự phức tạp của hiện thực mà từ bỏ giấc mơ, cũng không thể vì sự xa vời của lí tưởng mà từ bỏ theo đuổi”[8]. Trong bối cảnh với những biến đổi quan trọng đó, không có quốc gia nào có thể tự mình ứng phó được với những thách thức mà nhân loại phải đối mặt, cũng không có quốc gia nào có thể quay về làm ốc đảo tự đóng cửa cô lập. Bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi yếu ớt, xung đột cục bộ và bất ổn liên tục diễn ra, các vấn đề toàn cầu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và trước một loạt biến đổi sâu sắc khi kinh tế Trung Quốc phát triển sang “trạng thái bình thường mới”, Trung Quốc xác định đã và sẽ kiên trì định hướng chính là tiến lên trong ổn định, đương đầu khó khăn, bứt phá vươn lên, giành được những thành tựu mang tính lịch sử trong cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội. Trên phương diện văn hóa, Đại hội XIX đánh giá Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu quan trọng như “Giấc mộng Trung Hoa” đi sâu vào lòng người; giá trị quan cốt lối xã hội chủ nghĩa và văn hóa huyền thống ưu tú của dân tộc Trung Hoa được nhân lên rộng rãi; các hoạt động xây dựng văn minh tinh thần của quần chúng được triển khai thiết thực. Trình độ dịch vụ văn hóa công không ngừng được nâng cao, sáng tạo nghệ thuật tiếp tục phát triển, sự nghiệp văn hóa và công nghiệp văn hóa phát triển mạnh mẽ mà Văn kiện đại hội đã khẳng định: “Âm hưởng chủ đạo về văn hóa rõ nét hơn, năng lượng tích cực trong văn hóa mạnh hơn, tự tin văn hóa được tăng cường, sức mạnh mềm về văn hóa và ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa được nâng lên mạnh mẽ, thống nhất đoàn kết trên lĩnh vực tư tưởng của toàn Đảng, toàn xã hội ngày càng được củng cố” [8]. Từ bối cảnh quốc tế và trong nước với nhiều nội hàm mới, phức tạp hơn trước, Đại hội XIX nêu lên những quan điểm cơ bản về phát triển nền văn hóa Trung Quốc trong thời kì mới với năm nội dung lớn, trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đến nội dung thứ năm, đó là, “thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa và ngành công nghiệp văn hóa. Muốn đáp ứng mong đợi mới về cuộc sống tươi đẹp của nhân dân thì cần phải cung cấp những món ăn tinh thần phong phú. Cần đi sâu cải cách thể chế văn hóa, hoàn thiện chế độ quản lí văn hóa, đẩy nhanh xây dựng cơ chế thể chế Nguyễn Thị Thu Hoài 112 đặt hiệu quả xã hội lên vị trí hàng đầu, coi trọng cả hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế. Hoàn thiện hệ thống dịch vụ văn hóa công cộng, đi sâu thực hiện công trình văn hóa đem lại lợi ích cho nhân dân, làm phong phú hoạt động văn hóa mang tính quần chúng. Tăng cường tận dụng, bảo vệ các cổ vật và kế thừa, bảo tồn các di sản văn hóa. Kiện toàn hệ thống ngành nghề và hệ thống thị trường của văn hóa hiện đại, đổi mới cơ chế sản xuất kinh doanh, hoàn thiện chính sách kinh tế văn hóa, vun đắp hình thái ngành văn hóa kiểu mới. Tăng cường giao lưu nhân văn trong và ngoài nước, lấy bản thân làm chủ, tiếp thu bao dung.” [8]. Thực tế cho thấy, không phải đến đại hội XIX mà từ đại hội XVIII, Đảng cộng sản Trung Quốc đã chỉ ra một cách rõ ràng, cần “tăng cường sức hiệu triệu và tầm ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa trên thế giới, cùng chung tay bảo vệ tính đa dạng của văn hóa. Đổi mới phương thức, phương pháp quảng bá văn hóa, tăng cường quyền phát ngôn trên trường quốc tế, giải đáp ổn thỏa những băn khoăn từ bên ngoài, nâng cao hiểu biết và nhận thức của cộng đồng quốc tế về tình hình cơ bản, quan niệm giá trị, con đường phát triển, chính sách nội chính ngoại giao... của Trung Quốc, giới thiệu một hình ảnh Trung Quốc văn minh, dân chủ, cởi mở, tiến bộ, thực thi công trình “đi ra ngoài” của văn hóa.” [7] Tư tưởng chỉ đạo đó đã làm thay đổi đáng kể trong công tác khai thác các giá trị văn hóa vào phát triển kinh tế đất nước. Những con số trong bài Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của xuất khẩu văn hóa phẩm Trung Quốc trong năm 2017 mà mạng tin tức kinh tế công nghiệp Trung Quốc cập nhật cho thấy, về dịch vụ văn hoá, hàng nhập khẩu đã tăng đáng kể và cơ cấu xuất khẩu liên tục được tối ưu. Nhập khẩu dịch vụ văn hoá là 23,22 tỉ đô la Mỹ, tăng 20,5% so với năm trước, trong đó lệ phí cấp phép sản phẩm nghe nhìn, bản quyền và các thành tựu nghiên cứu và phát triển khác tăng 52,1% và 18,9% so với cùng kì năm trước. Xuất khẩu dịch vụ văn hoá đạt 6,17 tỉ USD, giảm 3,9% so với cùng kì, trong đó 3 dịch vụ là dịch vụ văn hoá và giải trí, phí bản quyền R & D, phí nghe nhìn và các khoản phí cấp phép sản phẩm liên quan được xuất khẩu 1,54 tỉ USD, tăng 25% so với cùng kì năm trước, tăng 5,7 điểm phần trăm lên 24,9% và cơ cấu xuất khẩu tiếp tục được tối ưu. [11] Trong viễn cảnh phát triển văn hóa nhân loại trong tương lai, có thể nói, Trung Quốc đặc biệt chú trọng thông tin quảng bá văn hóa Trung Quốc ra nước ngoài và lẽ dĩ nhiên, thông tin đối ngoại để truyền bá văn hóa ra nước ngoài là một kênh đặc biệt quan trọng. Trung Quốc xác định, quảng bá văn hóa Trung Quốc ra nước ngoài quan trọng nhất là quảng bá tầng tinh thần văn hóa, đặc biệt là tinh thần văn hóa Trung Quốc đương đại. Hai điểm đặc biệt được coi trọng trong chiến lược đó là con người và Trung Quốc đương đại. Các quan chức, nhà doanh nghiệp, khách du lịch, nhân viên công vụ, vận động viên... là những đại diện cho hình ảnh của Trung Quốc được xem như chủ thể quan trọng bên cạnh các hình thái biểu hiện khác về mặt tinh thần và vật chất. Diệu Minh (Yaoming – một cầu thủ bóng rổ nổi tiếng của Trung Quốc - NTTH) là một thí dụ tiêu biểu. Từ quan điểm xây dựng nền văn hóa đã được xác định, Đại hội Đảng XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề xuất, phải mở ra cục diện mới, không ngừng nâng tầm ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa trên thế giới, mở cửa hơn nữa lĩnh vực văn hóa, tích cực tiếp thu và rút kinh nghiệm từ những thành tựu văn hóa ưu tú của nước ngoài. Trong đó, thúc đẩy xây dựng năng lực truyền thông quốc tế, làm tốt công tác tuyên truyền, thể hiện một Trung Quốc chân thực, đa phương diện, toàn diện, nâng cao sức mạnh mềm văn hóa quốc gia là khởi điểm của mọi thành công. Các hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại diễn ra sôi nổi, các chương trình như năm văn hóa, lễ hội văn hóa Trung Quốc thường xuyên được tổ chức ở nhiều nước trên thế giới, học viện Khổng Tử và các lớp học Khổng Tử tại 127 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới được triển khai thực hiện. Các học viện Khổng Tử không chỉ là nơi nhân dân các nước học tiếng Hán, tìm hiểu văn hóa Trung Hoa truyền thống mà còn là một địa chỉ tin cậy để thúc tiến giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với nước ngoài. Đây cũng đồng thời là kênh thông tin đối ngoại mang tính chiến lược số một trong truyền bá văn hóa Trung Quốc ra thế giới. Các bộ môn nghệ thuật, trò chơi điện tử... trở thành những tiêu điểm trong chiến lược quảng bá văn hóa Trung Quốc đương đại. Tính đến nay, Bộ Văn hóa đại diện cho Trung Quốc đã kí kết hiệp định hợp tác văn hóa với 158 quốc gia, Xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam – nhìn từ chiến lược quảng bá văn hóa của Trung Quốc 113 vùng lãnh thổ trên thế giới. Qua quan sát các thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được từ việc quảng bá văn hóa ra nước ngoài chính là việc cả xã hội có nhận thức cao độ về vấn đề này và dường như, việc huy động sức mạnh tổng thể trong truyền thống bằng phương thức tập trung lực lượng làm việc lớn, làm công tác quảng bá văn hóa một cách hiệu quả, trong thời gian ngắn đạt được thành quả khả quan. Lí giải về những thành tựu trên đây, chúng tôi cho rằng bên cạnh việc xử lí tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa còn dựa vào các nỗ lực sau: Một là, Trung Quốc đã xây dựng được con đường phát triển văn hóa bền vững tương thích với kinh tế thị trường. Cơ chế thông tin quảng bá văn hóa ra nước ngoài nếu như trước đây chủ yếu vẫn do chính phủ giữ vai trò chủ đạo, cung cấp nguồn vốn chủ yếu, tiến hành quảng bá văn hóa qua hình thức cho tặng thì việc coi doanh nghiệp là chủ thể, coi vận hành cơ chế thị trường là phương thức chủ yếu, tham gia vào cạnh tranh trên thị trường quốc tế được xem là giải pháp chiến lược để củng cố quyền lực mềm của văn hoá quốc gia, đồng thời cũng được xem là nhu cầu tất yếu của việc thay đổi phương thức phát triển văn hoá. Có thể nhận thấy rất rõ, việc thực hiện chuyển biến từ mô hình giới thiệu văn hoá sang mô hình hiệu quả kinh tế và tiêu chí kinh tế được dùng để đánh giá hiệu quả “đi ra ngoài” của doanh nghiệp còn nhà nước tăng cường quản lí giám sát quá trình để sản phẩm văn hóa có được tầm ảnh hưởng và khả năng cạnh tranh thực sự là một trong những việc làm có ý nghĩa rất lớn. Hai là, linh hoạt trong chiến lược quảng bá văn hóa, thực hiện việc phân bố tầng lớp, cấp độ trong thông tin đối ngoại quảng bá văn hóa là một trong những lựa chọn chính xác, góp phần không nhỏ vào sự thành công của chiến lược quảng bá văn hóa Trung Quốc trong những năm gần đây. Xuất phát từ quan niệm xem vấn đề thông tin đối ngoại, truyền bá văn hóa ra nước ngoài là một quá trình phát triển dài hạn, tích lũy lâu dài, Trung Quốc đã thực hiện việc tuyên truyền quảng bá văn hóa một cách bài bản, có trọng điểm, dùng điểm để thúc đẩy diện. Nguyên tắc “dễ trước khó sau”, “tiến hành phát triển theo hình thang” là một trong những nguyên tắc đem lại những hiệu quả đáng kể. Chẳng hạn như, khu vực châu Á mà đặc biệt là các nước láng giềng có văn hóa gần gũi với Trung Quốc được chọn làm điểm đích đầu tiên để Trung Quốc đưa văn hóa ra ngoài. Trong khi đó, trong giao lưu văn hóa giữa với các nước Âu Mỹ, Trung Quốc lại xác định là “giới thiệu có hiệu quả, gia tăng hiểu biết, tồn tại cả tương đồng lẫn khác biệt” [9]. Như vậy, tư duy linh hoạt là một trong những cách thức góp phần làm nên thành công của chiến lược quảng bá văn hóa ra bên ngoài của Trung Quốc trong thời gian qua. Ba là, việc thay đổi các hình tượng mang tính đại diện quốc gia trong công tác thông tin đối ngoại đã mang đến cho thế giới một cái nhìn tương đối toàn diện về hình ảnh một Trung Quốc mới. Những hình tượng Trung Quốc đương đại đã dần thay thế những hình ảnh Trung Quốc “kinh điển” trong ấn tượng của thế giới như Vạn Lí Trường Thành hay ẩm thực Trung Hoa... Thật không khó để tìm thấy trên truyền thông Trung Quốc các nhân vật anh hùng hay các tấm gương điển hình trong đời sống thường nhật, đó có thể là những lãnh đạo cấp cao hoặc có thể chỉ là những người dân bình thường với những câu chuyện rất đời, âm thầm hy sinh cho cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn. Ở kênh thông tin đối ngoại, những hình tượng nhân vật như vậy không hiếm và rõ ràng, nó đã bớt hàn lâm, bớt “mũ cao áo dài” để tiệm cận với thế giới. Rõ ràng là, quan điểm chỉ đạo của Trung Quốc đã có những thay đổi. Qua đây chúng ta thấy, đã qua rồi thời kì quảng bá văn hóa giáo điều mà Trung Quốc đã dần chiếm được sự đồng cảm, lí giải, chia sẻ về giá trị, quan niệm của bạn bè quốc tế. Đơn cử như hình ảnh “người Trung Quốc”. Rõ ràng là, người Trung Quốc với những mô tả của Lỗ Tấn, Bá Dương xưa kia dường như chỉ còn là cổ tích mà thay vào đó là những hình tượng con người Trung Quôc mới. Qua những gì Trung Quốc đã làm được chúng ta có thể thấy, trong quá trình ngày càng hội nhập với cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã khẳng định được cách mà một quốc gia có diện tích lớn thứ tư và dân số đông nhất trên hành tinh này quản lí xã hội và thực hiện các nguyên tắc xử lí các quan hệ quốc tế. Nguyễn Thị Thu Hoài 114 Bốn là, thông tin đối ngoại tập trung xây dựng cầu nối quảng bá văn hóa mới, trong đó công tác dịch thuật các tác phẩm ưu tú để tư tưởng Trung Quốc có điều kiện đi vào đời sống nhân dân trên thế giới rất được chú trọng. Nhiều tác tác phẩm không chỉ là “kinh điển” của Trung Quốc được dịch thuật đã khiến cho cộng đồng quốc tế hiểu được cái gốc của văn hóa Trung Quốc. Để mục tiêu này thành công, Trung Quốc đã và đang có chiến lược bồi dưỡng những nhân tài với nhiều phẩm chất – dạng nhân tài kép, là những người vừa có tầm nhìn quốc tế, có tố chất văn hóa thâm hậu, biết kinh doanh, hiểu ngoại ngữ và rành rẽ quy luật vận hành của thị trường văn hóa thế giới và xem đó là nguồn lực sứ giả quan trọng trong việc đưa văn hóa Trung Quốc ra bên ngoài. 2.2. Một số gợi ý đề xuất về việc tạo dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới Từ việc trình bày quan điểm và những thành tựu từ công tác quảng bá hình ảnh đất nước Trung Quốc ra thế giới những năm đầu thế kỉ XXI, chúng ta có thể thấy rằng, chiến lược “văn hóa đi ra ngoài” của Trung Quốc với những việc làm, những lộ trình cụ thể đã đem lại những thành tựu đáng kể. Đặt trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế đã được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm, được các cấp bộ, ngành coi trọng, ghi dấu bằng những Nghị quyết của các kì hội nghị, các chương trình hành động của các bộ, ngành liên quan. Lễ hội văn hóa Việt Nam tại nước bạn, những đại diện của Việt Nam trong các cuộc thi... mang lại cho thế giới những đánh giá tích cực. Câu chuyện về các tổng thống có thể một mình đi dạo và ngắm cảnh Hồ Gươm, có thể một mình đi uống cà phê vỉa hè... là những đánh giá đáng trân trọng khi Hà Nội, Việt Nam được mệnh danh là “thành phố vì hòa bình”. Chúng ta trân trọng những đóng góp của các tầng lớp nhân dân đã góp phần làm nên điều đó. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực để đạt được thành công bước đầu của các bộ, ngành và các cá nhân có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc xây dựng hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong quá trình phát triển, đâu đó vẫn còn tồn tại những hành vi của người Việt ở nước ngoài làm cho chúng ta phải suy nghĩ, trăn trở về hình tượng con người Việt Nam mới. Đó có thể là những mẩu chuyện nhỏ về một người lao động hay một người nổi tiếng có tật cầm nhầm, đó cũng có thể là câu chuyện về những ứng xử thiếu văn minh nơi công cộng hay những câu chuyện hài hước khó tin xung quanh các cô dâu Việt... Bất luận thế nào, dù đứng trên lập trường của công tác ngoại giao hay kinh tế, công tác quảng bá văn hóa của Việt Nam ra nước ngoài theo chúng tôi, cần được quan tâm nhiều hơn và điều quan trọng, cần được xây dựng với một lộ trình nhất định và lẽ đương nhiên, trước mắt cần cân nhắc về “diện” và “điểm” của công tác này. Trong khuôn khổ bài viết này, xét trong điều kiện của Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất như sau: Thứ nhất, cần chú trọng hơn nữa công tác thông tin đối ngoại và quảng bá hình ảnh đất nước qua các kênh thông tin chính thống Với những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta trong một thế giới đầy biến động, có lẽ trong chúng ta không ai có thể phủ nhận về sức mạnh của truyền thông. Theo chúng tôi, việc đầu tư có hiệu quả cho phương thức thông tin chính thống như kênh truyền hình VTV4 hay trên kênh phát thanh đối ngoại VOV5 tại những nơi có kiều bào, đặc biệt là những nơi tập trung đông kiều bào sinh sống như Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Canada, Hàn Quốc... là hết sức cần thiết. Bởi lẽ, có thể thấy rằng, dù là định cư hay ngụ cư, kiều bào chính là một cầu nối quan trọng giữa bên trong và bên ngoài. Tiếng nói của kiều bào, cái nhìn của kiểu bào, thái độ của kiều bào là một trong những kênh thông tin quan trọng đối với thế giới. Ngoài ra, cần gia tăng sự đạ dạng ngôn ngữ của các kênh thông tin này để gia tăng đối tượng tiếp nhận. Về công tác này, chúng ta có thể tham khảo những phương thức đã thành công ở Trung Quốc đã được nhắc đến trên đây. Tuy nhiên, việc chúng ta lựa chọn quảng bá sản phẩm gì cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn. Chúng tôi cho rằng, việc quảng bá ra bên ngoài bên cạnh việc cập nhật thường xuyên tình hình thời sự trong nước thì những trang sử hào hùng của dân tộc, những nhân vật kiệt xuất trong lịch sử, những điểm du lịch văn hóa nổi tiếng, những con người Việt Nam đương đại với nhiều đổi thay... là những điểm tham chiếu. Xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam – nhìn từ chiến lược quảng bá văn hóa của Trung Quốc 115 Thứ hai, tổ chức tốt hoạt động xuất khẩu sản phẩm văn hóa, trong đó chú trọng tới các ấn phẩm xuất bản Khái niệm “nhập siêu văn hóa” có lẽ không phải là xa lạ đối với mỗi nhà nghiên cứu và rõ ràng, đó cũng là vấn đề làm cho chúng ta nhiều băn khoăn, quan ngại. Nguyên nhân của vấn đề này thì có nhiều nhưng chắc chắn, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn để giảm bớt khoảng cách xuất – nhập, góp phần vào việc khẳng định giá trị văn hóa Việt trên trường quốc tế. Trước thế kỉ XXI, các sản phẩm văn hóa có khả năng xuất khẩu ra bên ngoài và được đón nhận nồng nhiệt không nhiều, có thể kể đến phim tư liệu về chiến tranh Việt Nam, một số sách dịch về các nhân vật kiệt suất trong lịch sử vệ quốc... Thế giới biết đến Việt Nam không hẳn nhiều. Sang thế kỉ XXI, trước những biến chuyển của thời đại, việc giới thiệu văn hóa ra bên ngoài mới bắt đầu được chúng ta quan tâm nhiều hơn qua động thái của các bộ, ngành có liên quan. Tuy nhiên, thành tựu của công tác này là vấn đề buộc ta phải suy nghĩ. Lấy thí dụ, năm 2011, tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ được dịch ra tiếng Anh với tiêu đề Open the window, eyes closed được xem là một hiện tượng khi lần đầu tiên nhà xuất bản này “mở cửa sổ ra tiếng Anh” và “Nhà xuất bản Trẻ bắt đầu dịch văn học Việt ra tiếng nước ngoài” có thể là một minh chứng sống động cho công tác quảng bá văn hóa ra bên ngoài. Rõ ràng là, việc lựa chọn cái gì, lựa chọn tác giả, tác phẩm nào để dịch hay “xuất khẩu” là vấn đề không đơn giản và cần có sự nghiên cứu, lựa chọn kỹ lưỡng nhưng những gì chúng ta làm dường như chưa đủ. Trong suy nghĩ của chúng tôi, ngoài những ấn phẩm mang tính kinh điển của các tác giả tên tuổi đã được khẳng định như những cây đại thụ trong nền văn hóa Việt Nam là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh hay những hiện tượng văn chương sau này như Tô Hoài, Nguyễn Nhật Ánh..., chúng tôi mạnh dạn đề xuất dịch thuật những ấn phẩm có giá trị về văn hóa dân tộc thiểu số, trong đó đặc biệt chú trọng đến kho tàng sách cổ. Việc đề xuất này xuất phát từ lí do: Một trong những giá trị đặc trưng của văn hóa Việt Nam là sự đa dạng văn hóa tộc người. Như vậy, những cuốn sách của dân tộc thiểu số, đặc biệt là sách về tri thức bản địa, về luật tục, về văn hóa dân gian chính là một bộ phận không thể tách rời trong bức tranh tổng thể của văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh thế giới đang quan tâm đến đa dạng văn hóa và vấn đề di cư, vấn đề quan hệ tộc người xuyên biên giới trở thành một câu chuyện “hàng ngày” thì việc quan tâm đến vấn đề giới thiệu các bản dịch sách của các dân tộc thiểu số ra thế giới là một công việc có tính khả thi. Những sử thi Tây Nguyên, những truyện thơ Thái, những mo Mường... chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc tộc người sẽ là những món ăn mới lạ trong kho tàng tri thức nhân loại. Trong nhận thức của chúng tôi, bộ phận những cuốn sách này chính là một thành tố quan trọng của chiến lược đưa văn hóa Việt Nam đi ra ngoài. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng công tác biên soạn giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Việt Nam đã và đang là một trong những quốc gia được quan tâm, là đối tác của nhiều nước trong và ngoài khu vực. Cùng với việc mở rộng các quan hệ kinh tế và quan hệ ngoại giao, tiếng Việt đang là một trong những ngôn ngữ được học nhiều trên thế giới, trong đó có thể kể đến như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Với đối tượng sử dụng chính là người nước ngoài và kiều bào, chúng tôi cho rằng, Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài là một kênh quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Theo quan sát của chúng tôi, những năm gần đây, giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã được biên soạn tương đối nhiều, bao gồm giáo trình Tiếng Việt cơ sở, giáo trình tiếng Việt chuyên ngành, giáo trình tiếng Việt theo từng chủ thể... Về đại thể, các bộ giáo trình này đều đã được biên soạn một cách bài bản với nguồn ngữ liệu phong phú. Tuy nhiên, được xem như một kênh đặc biệt trong việc quảng bá văn hóa nước nhà, chúng tôi cho rằng, việc biên soạn các tài liệu dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần được tổ chức một cách công phu hơn, hệ thống hơn nữa. Với tư liệu mà chúng tôi có được trong quá trình học tiếng nước ngoài, có thể thấy, Trung Quốc đã tận dụng phương diện này rất hữu hiệu để quảng bá hình ảnh đất nước. Từ những bộ giáo trình được xây dựng một cách bài bản Nguyễn Thị Thu Hoài 116 từ rất lâu như Giáo trình Hán ngữ (bộ 6 quyển của Đại học Ngôn ngữ và văn hóa Bắc Kinh, Trung Quốc đã trở thành kinh điển của dân học Hán ngữ), Giáo trình Phát triển Hán ngữ, Giáo trình Hán ngữ đối ngoại... sau này đều được biên soạn một cách kĩ lưỡng từ việc chọn ngữ liệu, hướng dẫn dạy và học đến việc thiết kế, minh họa... Bên cạnh giáo trình, việc xây dựng nhiều bộ phim dài tập mà khán giả chủ yếu hướng đến là lưu học sinh đã góp một phần rất quan trọng vào việc làm ngắn khoảng cách đến với văn hóa Trung Quốc. Bộ phim Nhà có trai có gái trở thành một người bạn đường không thể thiếu đối với lưu học sinh trong những ngày đầu đến với tiếng Hán – một thứ ngôn ngữ tượng hình đầy bí ẩn đã thể hiện được một cách xuất sắc vai trò của thứ tài liệu vô giá này. Thứ ba, cần tăng cường nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài trong chiến lược quảng bá hình ảnh đất nước Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận hữu cơ của văn hóa Việt Nam. Theo con số thống kê hiện nay, có khoảng 5 triệu người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài [10] và rõ ràng không thể phủ nhận rằng, đây chính là một nguồn lực to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước. Bên cạnh việc cung cấp nguồn lực về kinh tế thông qua việc đầu tư trực tiếp vào kinh tế đất nước, người Việt Nam ở nước ngoài chính là chiếc cầu nối giữa Việt Nam và thế giới. Quan điểm “đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam và là động lực to lớn trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc” của Đảng đã thể hiện rất rõ quan điểm của Đảng ta, được cụ thể hóa ở các Nghị quyết như Nghị quyết 08 NQ/TW ngày 29/11/1993 của Bộ Chính trị về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài... chắc chắn sẽ tạo tiền đề tốt để phát huy nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Để người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện một cách hiệu quả nội dung của chiến lược quảng bá hình ảnh đất nước, các cơ quan, các bộ ngành liên quan cần xác định thường xuyên cập nhật sách, báo, tạp chí trong nước đến với cộng đồng là một nhiệm vụ then chốt. Cần làm sao để trước hết, người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng thực tế trong nước, từ đó lan tỏa và ở một phương diện nào đó, là kênh định hướng thông tin chính thống đối với bạn bè quốc tế. Theo chúng tôi, trước mắt, chúng ta cần chọn một số hoạt động thường niên tổ chức tại nước bạn. Đó có thể là những cuộc thi trình diễn Áo dài, các cuộc thi chế biến món ăn Việt, các cuộc thi hiểu biết về Việt Nam – đất nước – con người... chắc chắn sẽ là những hoạt động có tác dụng cập nhật thường xuyên tình hình phát triển, sự đổi thay trong nước với cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, cần khuyến khích để cộng đồng này tổ chức thường xuyên và hiệu quả các chương trình giao lưu văn hoá với nước bạn, để họ trở thành trung tâm của các hoạt động văn hoá nghệ thuật, góp phần giới thiệu và quảng bá hình ảnh đất nước. 3. Kết luận Như vậy, tạo dựng, quảng bá những hình ảnh tích cực để tạo được những ấn tượng tốt trên trường quốc tế là một việc làm quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia. Trong thời đại ngày nay, khi văn hóa là chốt chặn cuối cùng để giữ gìn bản sắc dân tộc thì việc phải tạo dựng một hình ảnh đẹp càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với ý nghĩa “giúp quốc gia đó chiếm một vị trí nhất định trong tâm tưởng người nước ngoài khi họ quyết định đầu tư, du lịch hay mua sản phẩm” [1;7]. Tuy nhiên, từ quan điểm và thành tựu của chiến lược văn hóa đi ra ngoài của Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam chúng ta thấy, việc lựa chọn sản phẩm văn hóa nào mang tính đại diện để đi ra ngoài rõ ràng không phải là đơn giản. Thực tiễn này buộc chúng ta phải suy nghĩ: Muốn có sản phẩm đi quảng bá tốt thì thực tiễn đương nhiên phải tốt, đúng như câu trả lời của Hữu Ngọc khi được hỏi “Điều kiện tiên quyết để quảng bá văn hóa Việt Nam ra bên ngoài là gì? Câu trả lời đó là: “...là trong nước phải tốt, phát triển được cái tốt, cho nên cái gốc bao giờ cũng phải tốt” [5; 176]. Thiết nghĩ, với nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường sức mạnh mềm quốc gia như Việt Nam, chúng ta cần có một chiến lược tổng thể để văn hóa Việt Nam vừa giữ Xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam – nhìn từ chiến lược quảng bá văn hóa của Trung Quốc 117 được “hồn Việt” vừa phát huy được vai trò “là động lực, là mục tiêu của sự phát triển” như Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Tuấn Anh, 2009. Chiến lược tạo dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 295. [2] Triệu Khởi Chính, 2012. Quảng bá tiếng nói của Trung Quốc cần dựa vào sức mạnh của ngoại giao cộng đồng (tiếng Trung). Báo thanh niên, Bắc Kinh, Trung Quốc. [3] Trịnh Vĩnh Niên, 2012. Trung Quốc liệu có thể mang đến lựa chọn mới cho văn hóa thế giới, Mạng cộng thức. [4] Lưu San San, 2011. Làm thế nào để công tác đưa văn hóa ra ngoài tốt hơn nữa (tiếng Trung), Tân Hoa Xã (chuyên đề tháng 09). [5] Phạm Thắng, 2015. Đối thoại văn hóa. Nxb Nghệ An. [6] Kim Khởi Văn, 2012. Cần kịp thời thay đổi văn hóa đi ra ngoài (tiếng Trung). Thời báo học tập, Trường Đảng Trung ương Trung Quốc. [7] Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII, Nhân dân nhật báo (tiếng Trung), ngày 19-11-2012. [8] Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, Nhân dân nhật báo (tiếng Trung), ngày 19-10-2017. [9] Vạn Tế Phi, 2011. Nhiệm vụ nặng nề của mang văn hóa đi ra ngoài (tiếng Trung). Nhân dân nhật báo. [10] Baomoi.com (Truy cập hồi 14h00 ngày 8 tháng 3 năm 2018) [11] Mạng tin tức kinh tế công nghiệp Trung Quốc (2017 年 我 国 文 化 产 品 出 口 实 现 快 速 增 长,来 源: 中 国 产 业 经 济 信 息 网 时 间: 2018-02-14, truy cập 13h20 ngày 13 tháng 3 năm 2018. ABSTRACT Building and promoting Vietnamese image - look at the Chinese cultural promoting strategy in current context Nguyen Thi Thu Hoai Faculty of Vietnamese study, Hanoi National University of Education In a "flat world" today, culture is considered as a block as well as a realm of identity for every nation and nationality. To establish and affirm national status in a common playing battlefield, the construction and promotion of country's image abroad have a significant importance, so Vietnam is no exception. In the current context, how should Vietnam strengthen this work to build a more attractive Vietnam image, so that Vietnamese Culture truly becomes the driving force and the goal of the development? The paper’s aim is to provide suggestions for the construction and promotion of Vietnam's image abroad based on the reference to the achievements and lessons learned from China, a nation always specially values the promotion of its culture outwardly, as an important factor for the "rise" or "development". Keywords: China, Vietnam, international strategy, cultural promotion.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5208_14_nguyen_thi_thu_hoai_2501_2123691.pdf