Hồ Chí Minh với công tác học tập và vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin

Tài liệu Hồ Chí Minh với công tác học tập và vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin: 88 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC HỌC TẬP VÀ VẬN DỤNG LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN Nguyễn Tốt*, Nguyễn Thanh Phương** TÓM TẮT Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là danh nhân văn hóa kiệt xuất của thế giới. Tư tưởng của Người rất phong phú, bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau. Bài viết này bước đầu đề cập một số nội dung phản ánh vai trò to lớn của Người trong việc bảo vệ và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh đất nước Việt Nam; đồng thời định hướng cho việc học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Hồ Chí Minh, bảo vệ, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác HO CHI MINH WITH THE STUDY AND APPLICATION OF MARXIST – LENINIST ABSTRACT President Ho Chi Minh as a hero of national liberation in Vietnam and is an outstanding cultural celebrities of the world. His thoughts are very abundant, covers many different aspects. This article mentions some initial conten...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồ Chí Minh với công tác học tập và vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
88 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC HỌC TẬP VÀ VẬN DỤNG LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN Nguyễn Tốt*, Nguyễn Thanh Phương** TÓM TẮT Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là danh nhân văn hóa kiệt xuất của thế giới. Tư tưởng của Người rất phong phú, bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau. Bài viết này bước đầu đề cập một số nội dung phản ánh vai trò to lớn của Người trong việc bảo vệ và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh đất nước Việt Nam; đồng thời định hướng cho việc học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Hồ Chí Minh, bảo vệ, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác HO CHI MINH WITH THE STUDY AND APPLICATION OF MARXIST – LENINIST ABSTRACT President Ho Chi Minh as a hero of national liberation in Vietnam and is an outstanding cultural celebrities of the world. His thoughts are very abundant, covers many different aspects. This article mentions some initial content reflects his great role in protecting and creative application of Marxism in Vietnam country situations; and orientation for learning, applying Marxism - Leninism in our country in the current period. Keywords: Ho Chi Minh, protection, creative application of Marxism. Chính trị - Xã hội * T.S. Bộ môn Lý luận chính trị, KHXH & NV Trường T39- Bộ Công An. Điện thoại: 0913118277 ** GV. Bộ môn Quân sự, TDTT, Trường T39, Bộ Công an. 89 Hồ Chí Minh . . . Chủ nghĩa Mác từ khi ra đời cho đến nay luôn phải đương đầu với đủ mọi sự vu khống, xuyên tạc của nhiều loại kẻ thù. Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, chủ nghĩa Mác lại bị đặt trước sự phê phán gay gắt chưa từng thấy từ nhiều hướng khác nhau. Các học giả tư sản đã làm rùm beng về “sự cáo chung” của chủ nghĩa Mác, cho rằng đây là một học thuyết lạc hậu, lỗi thời, cực đoan và sai lầm Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây cũng đã có một số người có ý kiến cho rằng việc “giữ vai trò độc tôn của chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ đưa đến sự trì trệ”. Từ thực tiễn và lý luận của chủ nghĩa Mác, chúng ta thấy rằng, sự khẳng định đó là cực đoan, cố tình không hiểu, đi đến xuyên tạc bản chất khoa học và cách mạng, tính nhân văn, tính sáng tạo và bản chất chính trị của chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa Mác trong bản chất của nó là một học thuyết mở, dân chủ, đối thoại để tiếp thu tất cả những tinh hoa trí tuệ của loài người, tổng kết thực tiễn của sự phát triển để làm phong phú cho lý luận và trí tuệ của mình. Chủ nghĩa Mác thể hiện tư tưởng, lập trường và trí tuệ của giai cấp công nhân, góp phần thúc đẩy thời đại tiến bộ, văn minh, hiện đại. Đối với bản thân C.Mác, ngay từ đầu đã khẳng định rằng học thuyết của ông không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho mọi hành động, đó là thế giới quan và phương pháp luận mở ra con đường tiếp tục phát triển trí tuệ. Những vấn đề cơ bản trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đến nay vẫn còn có giá trị to lớn và mang ý nghĩa phổ biến với đại đa số các dân tộc trên thế giới.Giắc-cơ Đê-ri-đa, một học tư sản, một triết gia hiện đại phương Tây có uy tín từng tuyên bố: “Cần phải trở về với Mác’’, “Không có tương lai nếu không có Mác, nếu không có các di sản của Mác’’2. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà thế giới có nhiều biến động và thách thức. Từ khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội tạm thời thoái trào, cùng với những luận điệu cho rằng “chủ nghĩa Mác đã chết’’, thì không ít những người khác lại khẳng định “Mác - nhà tư tưởng của thế kỷ XXI’’ như đầu đề bài viết của tác giả Điđiê Eribông đăng trên báo Pháp “Observateur’’ (Người quan sát), số ra ngày 17-10-1993. Như vậy sự thách thức trước hết ở đây lại chính là công tác lý luận.Vấn đề đặt ra cho nhân loại ngày hôm nay không phải chỉ là sự trở về học tập, nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, mà một điều quan trọng nữa là học tập như thế nào? Xoay quanh tất cả những vấn đề đó, phong cách tư duy của Hồ Chí Minh cho chúng ta một bài học quý giá. Thực ra không phải đến hôm nay, khi thế giới có những biến động dữ dội, người ta mới thấy hết tầm quan trọng của lý luận và việc cần thiết phải luôn luôn bổ sung lý luận, không được sao chép, áp đặt một cách máy móc. Các Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin là những bậc thầy về lý luận. Các ông từng nhấn mạnh vai trò của lý luận.C.Mác cho rằng: vũ khí phê phán không thể thay thế sự phê phán bằng vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất. Nhưng một khi lý luận đã thâm nhập vào quần chúng nhân dân, thì nó cũng biến thành một lực lượng vật chất. Còn Lênin thì cho rằng: không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng. Chỉ Đảng nào được trang bị bằng một lý luận tiên phong thì mới hoàn thành nhiệm vụ của một chiến sĩ tiên phong. 2 Giắc-cơ Đê-ri-đa: Những bóng ma của Mác, Nxb. Chính trị quốc gia và Tổng cục II bộ Quốc phòng, Hà Nội, 1994, tr. 6. 90 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Với những suy nghĩ có tính cách mạng, các ông đã xây dựng nên học thuyết của mình, đó là học thuyết Mác - Lênin. Nhưng đồng thời Lênin cũng nhắc nhở những người macxit rằng: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đó xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống’’3. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh vừa chú ý khắc phục sự khủng hoảng về đường lối cứu nước, vừa quan tâm đén vấn đề tổ chức, phương pháp và lý luận cách mạng. Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên đề cao vai trò của lý luận cách mạng. Người cho rằng lý luận cách mạng đối với một Đảng cách mạng chân chính quan trọng như một linh hồn của một con người. Tổng kết chặng đường 30 năm hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng Đảng ta có nhiều ưu điểm, nhưng cũng còn có nhiều nhược điểm, mà một trong những nhược điểm lớn nhất là trình độ lý luận còn thấp kém, Người cho rằng Đảng ta cùng một lúc phải giải quyết hai nhiệm vụ cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa, với “đặc điểm to nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa’’. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc biến đổi khó khăn nhất, sâu sắc nhất. Phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có. Phải “biến nước dốt nát, cực khổ thành nước có văn hóa cao, đời sống tươi vui, hạnh phúc’’ Hồ Chí Minh đặt vấn đề chúng ta phải dùng phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến lên chủ nghĩa xã hội mà bớt mò 3 Lênin: Toàn tập, Tập 4, Nxb. Tiến bộ, Macxitcơva, 1974, tr. 232. mẫm, đỡ phạm sai lầm. Người cũng luôn nhấn mạnh rằng trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng cần phải mạnh hơn bao giờ hết. Muốn cải tạo xã hội, Đảng viên phải tự cải tạo, phải có lập trường giai cấp vô sản thật vững vàng, giác ngộ về chủ nghĩa xã hội cao; cán bộ, Đảng viên phải rửa sạch ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp bóc lột, rửa sạch chủ nghĩa cá nhân, phải khắc phục quan liêu, cô độc, hẹp hòi, phát huy tính sáng tạo, Vì thế, phải nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng, trước hết là cán bộ cốt cán. Để học lý luận Mác- Lênin được tốt, trước hết mỗi cán bộ, Đảng viên phải có sự nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa Mác- Lênin trên cơ sở phân tích, so sánh với các học thuyết khác, gắn với thực tiễn dân tộc và xu thế của thời đại. Nhờ những kinh nghiệm thực tiễn phong phú và xuất phát từ việc nghiên cứu sâu, nắm bản chất của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất, triệt để nhất là chủ nghĩa Lênin’’4.“ Muốn cách mạng thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”5. Khẳng định nền tảng tư tưởng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cũng luôn luôn nhắc nhở: Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải giáo điều theo từng câu từng chữ. Phải nắm bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời phải biết chắc lọc, tổng kết những tinh hoa tư tưởng, văn hóa của dân tộc và nhân loại, phải biết học tập những điều hay, những tư tưởng mà ý nghĩa, giá trị của nó còn mãi với 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 2, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.189. 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 2, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 207. 91 Hồ Chí Minh . . . nhân loại, kể cả những tư tưởng củaThích Ca, Giêsu, Khổng Tử Người cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bị bóc lột. Chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường, chỉ lối đúng đắn cho chúng ta đi; là thế giới quan, phương pháp luận giúp ta tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện những bài toán nảy sinh từ cuộc sống và tìm ra lời giải pháp. Hiểu ở một khía cạnh khác, chủ nghĩa Mác-Lênin không có gì cao xa. Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là đi đúng đường lối, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, dù việc to hay nhỏ. Chủ nghĩa Mác- Lênin là sự thống nhất giữa lợi ích chung và lợi ích riêng; là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực, đi vào sâu thẳm tình cảm mỗi con người. Hồ Chí Minh cho rằng “đọc bao nhiêu sách Mác- Lênin mà sống với nhau không có tình, không có nghĩa thì ai bảo rằng hiểu chủ nghĩa Mác- Lênin’’. Với những nội dung như vậy, rõ ràng chủ nghĩa Mác - Lênin “không bó buộc tư tưởng, bó buộc giáo dục’’. Từ sự khẳng định đó, Hồ Chí Minh cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là tài liệu gốc trong huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ, đồng thời phải dạy lý luận Mác - Lênin cho mọi người. Điều có ý nghĩa quan trọng hơn cả là giáo dục và học lý luận Mác - Lênin như thế nào? Chủ nghĩa Mác - Lênin có tính phổ biến cho tất cả mọi quốc gia trên thế giới. Nhưng mỗi dân tộc lại có đặc điểm riêng. Việt Nam là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, nằm trong tổng thể văn hóa phương Đông, nên nhiều vấn đề diễn ra không giống như ở phương Tây. Đặc điểm truyền thống văn hóa châu Á nói chung (Việt Nam nói riêng) với những khía cạnh đặc thù như áp dụng chế độ “tĩnh điền’’ từ 5000 năm trước; chế độ lao động bắt buộc; thuyết “đại đồng’’ và sự bình đẳng về tài sản là “những lý do lịch sử cho phép chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào châu Á6. Theo Hồ Chí Minh, học tập lý luận Mác - Lênin là học “cái tinh thần xử trí mọi việc’’, là nắm lập trường, quan điểm Mác - Lênin để áp dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, chứ không phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ của Mác, Lênin. Học là để “phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại; học là để làm việc, làm người, làm cán bộ’’, chứ không phải “học để trang sức’’, “có cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng’’7. Một vấn đề được Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh: Lý luận phải liên hệ với thực tế. Trước hết, lý luận thống nhất với thực tiễn là một thuộc tính, một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Mặt khác, lý luận cách mạng, như Lênin nhắc đi nhắc lại rằng “không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách mạng; và lý luận không phải là cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn sinh động. Những người cộng sản các nước phải cụ thể hóa chủ nghĩa Mác - Lênin cho thích hợp với hoàn cảnh từng lúc từng nơi’’8. Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn không có nghĩa là đòi hỏi lý luận phải giải quyết hết mọi vấn đề thực tiễn. Hồ Chí Minh lưu ý rằng: “cần tránh sự lệch lạc, đòi hỏi trong lúc học tập phải giải quyết tất cả mọi vấn đề thực tế. Thực tế của cách mạng rất rộng, giải quyết các vấn đề thực tế ấy là cả một quá trình lâu dài của toàn Đảng. Ở nhà trường chỉ có 6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.35. 7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.497. 8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.496. 92 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật thể đặt cơ sở cho việc liên hệ tới thực tế mà thôi’’9.Với tính phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin và những đặc điểm riêng của nước ta, khi học tập chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như kinh nghiệm dồi dào của các nước khác, phải luôn luôn chú trọng cả hai mặt: đặc điểm của dân tộc và giá trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn. Muốn thực hiện được những điều đó, trước hết phải “kết hợp giữa huấn và luyện. Huấn là dạy dỗ. Luyện là rèn giũa cho sạch những vết xấu xa trong đầu óc’’10. Hồ Chí Minh cho rằng nếu người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn luyện của mình như Lênin đã dạy: “Học, học nữa, học mãi’’, như Khổng Tử đã nói “học không biết chán, dạy không biết mỏi’’, thì người học cũng phải khiêm tốn, thật thà, tự nguyện, tự giác. “Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập’’. Người còn chỉ ra rằng: “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu, hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách Tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều’’11. Hồ Chí Minh còn nhắc nhở rằng: “Phải bảo vệ chân lý, phải có nguyên tắc tinh, không được ba phải, điều hòa’’12. Bảo vệ chân lý hay phục tùng chân lý tức là “ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân’’13. Mà muốn bảo vệ được chân lý thì phải bảo vệ sự đúng đắn những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin. Cũng có nghĩa là trên cơ sở khoa học và thực 9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 498. 10 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.51. 11 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.500. 12 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.216. 13 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.216. tiễn cách mạng của dân tộc và thời đại, phải đấu tranh tích cực, không khoan nhượng với những thái độ thù địch, những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ chủ nghĩa Mác - Lênin.Đó là cách tốt nhất và cũng chỉ với tinh thần cách mạng đó mới vận dụng và phát triển được chủ nghĩa Mác – Lênin.Đó cũng là tinh thần của mỗi chúng ta trong việc học tập, vận dụng và bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh, giá trị tinh thần vô giá của dân tộc và nhân loại trong sự nghiệp cách mạng đổi mới. Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Cùng với quá trình khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, Đảng ta không chỉ trung thành và phát triển sáng tạo đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn phải phê phán những nhận thức không đúng, những tư tưởng sai lầm, xuyên tạc, phủ nhận tinh thần cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, chúng ta phải kiên định chủ nghĩa Mác dựa trên chính lập trường khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác; tư cách khoa học về giải phóng con người, loài người; khoa học co mục đích nhân văn duy nhất là chỉ ra con đường dẫn tới lý tưởng “tự do, bình đẳng”. Chủ nghĩa Mác sẽ mãi mãi trường tồn cùng loài người, cùng với những chiến sĩ chiến đấu quên mình vì “tự do, hạnh phúc” của nhân loại. 93 Hồ Chí Minh . . . TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lưu Đình Á (2014), Hãy cảnh giác cuộc chiến tranh thế giới không có khói súng. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2]. Lê Kim Bình, Đỗ Minh Hợp (2014), Tại sao chúng ta phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3]. Terry Eagleton: Tại sao Mác đúng?, Lời nói đầu, truong-phai-triet-hoc/chu-nghia-marx/tai-sao-marx-dung- [4]. Giắc-cơ Đê-ri-đa (1994),Những bóng ma của Mác, Nxb. Chính trị quốc gia và Tổng cục II bộ Quốc phòng, Hà Nội. [5]. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6]. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7]. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập,tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [8]. Nguyễn Ngọc Hồi (2015), Sức sống bất diệt của Chủ nghĩa Mác, Tạp chí quốc phòng toàn dân. [9]. Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb. Tiến bộ, Macxitcơva.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf53_3333_2122304.pdf
Tài liệu liên quan