Viện xã hội học 20 năm xây dựng và phát triển (1983-2003)

Tài liệu Viện xã hội học 20 năm xây dựng và phát triển (1983-2003): Xã hội học số 4 (84), 2003 7 viện xã hội học 20 năm xây dựng và phát triển (1983-2003) Trịnh Duy Luân PGS.Ts Viện tr−ởng Viện Xã hội học I. Giới thiệu Viện Xã hội học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, là cơ quan nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng, đ−ợc thành lập ngày 9/9/1983 theo Nghị định số 96/HĐBT của Hội đồng Bộ tr−ởng (nay là Chính phủ). Tổ chức tiền thân của Viện là Ban Xã hội học thuộc ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia) đ−ợc thành lập năm 1977, do GS. Vũ Khiêu, Phó Chủ nhiệm ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, làm Tr−ởng ban. Viện Xã hội học có các chức năng chính sau: Viện Xã hội học có các chức năng chính sau: 1) Tiến hành những nghiên cứu Xã hội học, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đ−ờng lối, chính sách kinh tế - xã hội và quản lý xã hội của Đảng và Nhà n−ớc; 2) Tiến hành đào tạo sau đại học chuyên ngành Xã hội học theo quyết định của Chín...

pdf14 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viện xã hội học 20 năm xây dựng và phát triển (1983-2003), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4 (84), 2003 7 viện xã hội học 20 năm xây dựng và phát triển (1983-2003) Trịnh Duy Luân PGS.Ts Viện tr−ởng Viện Xã hội học I. Giới thiệu Viện Xã hội học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, là cơ quan nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng, đ−ợc thành lập ngày 9/9/1983 theo Nghị định số 96/HĐBT của Hội đồng Bộ tr−ởng (nay là Chính phủ). Tổ chức tiền thân của Viện là Ban Xã hội học thuộc ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia) đ−ợc thành lập năm 1977, do GS. Vũ Khiêu, Phó Chủ nhiệm ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, làm Tr−ởng ban. Viện Xã hội học có các chức năng chính sau: Viện Xã hội học có các chức năng chính sau: 1) Tiến hành những nghiên cứu Xã hội học, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đ−ờng lối, chính sách kinh tế - xã hội và quản lý xã hội của Đảng và Nhà n−ớc; 2) Tiến hành đào tạo sau đại học chuyên ngành Xã hội học theo quyết định của Chính phủ và các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, góp phần phát triển bộ môn khoa học Xã hội học ở Việt Nam; 3) Tham gia thực hiện các dịch vụ t− vấn có liên quan đến tri thức và ph−ơng pháp xã hội học1. Về cơ cấu tổ chức, Viện Xã hội học hiện có 8 Phòng nghiên cứu thuộc các lĩnh vực: Nông thôn, Đô thị, Dân số, Gia đình, Văn hóa, Phúc lợi xã hội, Lao động công nghệ, Sức khoẻ, cùng với các phòng chức năng nh− Tổ chức - Đào tạo, Hành chính- Tổng hợp, và Thông tin - T− liệu - Th− viện. Viện có Tạp chí Xã hội học, ra đời từ năm 1983, là cơ quan ngôn luận duy nhất của ngành Xã hội học Việt Nam hiện nay, xuất bản 4 kỳ mỗi năm. 1 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Viện Xã hội học, do Giám đốc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia ban hành theo quyết định số 1333 QĐ/KHXH ngày 31/12/2002, tr. 2. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Viện Xã hội học 20 năm xây dựng và phát triển (1983-2003) 8 Đội ngũ cán bộ nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu của Viện hiện nay gồm 61 cán bộ trong biên chế và 21 nhân viên hợp đồng. Viện Xã hội học cũng là cơ quan nghiên cứu tập trung đông nhất số l−ợng các nhà nghiên cứu xã hội học trình độ cao, với 20 Tiến sỹ (trong số đó, có 1 Giáo s−, 6 Phó giáo s−), 20 Thạc sỹ, 15 cử nhân chuyên ngành xã hội học. Sau khi ra đời, Viện đã đ−ợc tr−ởng thành trong thực tiễn thực hiện công cuộc Đổi mới toàn diện đất n−ớc. Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế cao dẫn đến những chuyển đổi xã hội nhanh chóng và mạnh mẽ của thời kỳ Đổi mới đã là hiện thực sống động nhất, là những “phòng thí nghiệm thực tế” cho các nghiên cứu xã hội học giai đoạn vừa qua. Thế mạnh của các ph−ơng pháp và kỹ thuật nghiên cứu xã hội học là vận dụng các ph−ơng pháp của khoa học tự nhiên, kể cả toán học, vào việc nghiên cứu các qúa trình và hiện t−ợng xã hội, thông qua các bằng chứng thực nghiệm để rút ra các kết luận và đề xuất các kiến nghị. Nhờ lợi thế về ph−ơng pháp này, xã hội học đã triển khai nhiều nghiên cứu nhằm nhận diện và phân tích các biến đổi xã hội, chỉ ra các vấn đề xã hội cấp thiết đang đ−ợc đặt ra hiện nay, qua đó cung cấp thông tin, xây dựng luận cứ khoa học góp phần vào việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất n−ớc. Trong hơn 20 năm qua, Viện Xã hội học đã luôn luôn bám sát những yêu cầu của Đảng, Nhà n−ớc và xã hội để triển khai những h−ớng nghiên cứu gắn liền với thực tế đời sống và đã có những đóng góp nhất định theo định h−ớng này. Các công trình nghiên cứu của Viện trong hơn 20 năm qua đã tập trung vào việc nhận diện những biến đổi của cơ cấu xã hội và các khuôn mẫu hành vi, lối sống của các nhóm xã hội, chỉ ra thực trạng và xu h−ớng biến đổi của các nhóm xã hội quan trọng trong cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay. Điều này cũng đã đ−ợc khẳng định lại trong Định h−ớng nghiên cứu tổng quát của Viện Xã hội học gần đây: “Chủ đề bao trùm của các nghiên cứu xã hội học trong thập niên tới là nghiên cứu động thái của những biến đổi xã hội ở Việt Nam trong quá trình thực hiện công cuộc Đổi mới, phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất n−ớc theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa”. II. Hai giai đoạn xây dựng và tr−ởng thành của Viện Xã hội học 2.1. Giai đoạn thứ nhất (1977-1986): B−ớc đầu tìm hiểu và xây dựng lực l−ợng Năm 1977, trong bối cảnh đất n−ớc đã đ−ợc thống nhất, Ban Xã hội học, tiền thân của Viện Xã hội học sau này, đ−ợc thành lập. Vào thời kỳ này, lực l−ợng cán bộ nghiên cứu của Ban còn rất mỏng. Tổng số cán bộ nghiên cứu của Ban ch−a tới 10 ng−ời và hầu hết đều ch−a đ−ợc đào tạo chuyên môn về xã hội học mà chủ yếu từ các ngành khoa học khác nh− Văn học, Sử học, Kinh tế học, Toán học, v.v Mặc dù còn Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Trịnh Duy Luân 9 nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn, song Ban Xã hội học đã triển khai một số nghiên cứu ban đầu. Năm 1978, Ban Xã hội học đã đ−ợc Nhà n−ớc giao nhiệm vụ nghiên cứu đề tài "Những khía cạnh xã hội của vấn đề nhà ở" thuộc Ch−ơng trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà n−ớc mã số 26-01. Đây là lần đầu tiên ph−ơng pháp xã hội học đ−ợc sử dụng trong nghiên cứu vấn đề nhà ở tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã tạo đ−ợc cơ sở dữ liệu cần thiết cho lĩnh vực thiết kế nhà ở và quy hoạch đô thị, đ−ợc đ−a vào giáo trình giảng dạy đại học. Nghiên cứu cũng đã cung cấp luận chứng khoa học cho chính sách xoá bỏ từng b−ớc chế độ bao cấp về nhà ở trong thời kỳ này. Trong những năm 1978-1983, với mục tiêu tăng c−ờng lực l−ợng, Ban Xã hội học đã tổ chức nhiều khoá đào tạo, lớp tập huấn cho cán bộ nghiên cứu với sự h−ớng dẫn của nhiều nhà khoa học n−ớc ngoài đến từ Nga, Đức, Ba Lan, Bungari, Bỉ,... Những khoá đào tạo này đã trang bị cho các cán bộ nghiên cứu xã hội học những kiến thức cơ bản, đặc biệt là ph−ơng pháp và kỹ năng nghiên cứu xã hội học, khả năng ứng dụng các ph−ơng pháp này trong thực tiễn xã hội Việt Nam. Các khoá đào tạo cũng bao gồm các chuyến đi nghiên cứu thực địa, qua đó các cán bộ nghiên cứu của Ban có đ−ợc những kinh nghiệm cần thiết cho các công trình nghiên cứu điền dã và thực nghiệm sau này. Vào đầu thập kỷ 80, Xã hội học đã b−ớc đầu khẳng định đ−ợc khả năng thực hiện những nghiên cứu của mình trên thực tế. Sự tr−ởng thành này đ−ợc đánh dấu bởi việc ban hành Nghị định số 96/HĐBT, ngày 9/9/1983 của Hội đồng Bộ tr−ởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập Viện Xã hội học thuộc ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam Việt Nam. Cùng với Viện Xã hội học, Tạp chí Xã hội học, diễn đàn của giới nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam cũng đ−ợc thành lập. Đó là tiếng nói và cầu nối quan trọng các hoạt động nghiên cứu của Viện với các cơ quan, các tổ chức xã hội trong n−ớc và n−ớc ngoài. Ngay từ số đầu tiên, Tạp chí Xã hội học (số 1/1983) đã dành nhiều trang đăng tải các bài viết mang tính lý luận của các tác giả: GS.VS Nguyễn Khánh Toàn, GS Vũ Khiêu, GS Đỗ Thái Đồng, khẳng định vai trò, vị trí của xã hội học trong hệ thống các khoa học xã hội ở Việt Nam. Những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về vấn đề nhà ở, vấn đề lối sống của thanh niên đô thị, hệ thống thông tin đại chúng (mass media) với công chúng Hà Nội, v.v cũng đã đ−ợc đăng tải. Thông qua các bài giới thiệu trên tạp chí, các nhà nghiên cứu xã hội học không chỉ có đ−ợc thông tin về hoạt động nghiên cứu xã hội học trên thế giới mà còn tìm thấy những bài học cần thiết cho việc định h−ớng, lựa chọn các vấn đề nghiên cứu phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn Việt Nam. Sau khi thành lập, Viện đã triển khai nhiều nghiên cứu thực nghiệm tại các địa ph−ơng trong cả n−ớc, nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng với các chủ đề về dân số, gia đình, lối sống, văn hóa, v.v Các nghiên cứu này đã có những đóng góp Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Viện Xã hội học 20 năm xây dựng và phát triển (1983-2003) 10 vào việc xây dựng và thực hiện Ch−ơng trình Dân số và Kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam. Những vấn đề khoán sản phẩm trong nông nghiệp, những −u điểm và hạn chế của nó cũng đã đ−ợc phân tích từ góc độ xã hội học, thông qua những nghiên cứu về phân công lao động trong gia đình, vai trò của hợp tác xã trong việc thực hiện khoán sản phẩm trong nông nghiệp, v.v Nhiều nghiên cứu đã góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách khoán trong nông nghiệp. Để chuẩn bị nguồn nhân lực của Viện trong t−ơng lai, vào thời kỳ này, Viện đã cử nhiều cán bộ đi đào tạo sau đại học tại các n−ớc nh− Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức, Bungari, Hunggari v.v Số cán bộ này đã trở thành lực l−ợng nòng cốt của Viện Xã hội học sau này. Ngoài ra, Viện còn gửi một số cán bộ đi học tập tại Cộng hòa ấn độ, Cộng hòa Pháp, V−ơng quốc Bỉ. 2.2. Giai đoạn thứ hai (1986 - nay): Nghiên cứu xã hội học phục vụ sự nghiệp Đổi Mới toàn diện đất n−ớc Năm 1986 mở đầu công cuộc Đổi mới trong hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt nam, đặc biệt trong đời sống kinh tế với việc chuyển sang nền kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa. Với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, sự đa dạng và phong phú của các hoạt động văn hóa xã hội đã tạo ra sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm xã hội, các tầng lớp xã hội, các khu vực, vùng miền. Các quan hệ và quá trình xã hội biến đổi th−ờng xuyên và ngày càng trở nên phức tạp với nhiều sắc thái và mức độ khác nhau. Chính sự đa dạng và phức tạp này đã khuyến khích các nghiên cứu xã hội học đi sâu tìm hiểu, phát hiện các vấn đề thực tiễn. Nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh, các sự kiện và hoạt động xã hội mới trong cơ cấu xã hội đã đặt ra rất nhiều câu hỏi cho các nghiên cứu xã hội học ở giai đoạn này. Những năm cuối thập kỷ 90 và đầu thập kỷ 2000 các nghiên cứu của Viện Xã hội học đã gia tăng cả về số l−ợng và chất l−ợng. Nhiều đề tài cấp Nhà n−ớc, cấp Bộ và cấp Viện đã đ−ợc triển khai. Chủ đề nghiên cứu có tính phổ quát trong giai đoạn này vẫn là "Những biến đổi xã hội và văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc" với những nội dung cụ thể nh−: cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội và định h−ớng giá trị, những vấn đề về biến đổi dân số và chính sách dân số, những biến đổi của gia đình Việt Nam, sự chuyển đổi cơ cấu lao động ở nông thôn và đô thị; vấn đề văn hóa, phúc lợi xã hội, sức khoẻ, lao động công nghệ và những đổi mới trong hệ thống chính trị ở cấp cơ sở v.v Bên cạnh nguồn kinh phí đ−ợc cấp từ ngân sách Nhà n−ớc cho các đề tài nghiên cứu, Viện đã khai thác đ−ợc các nguồn kinh phí trong n−ớc và n−ớc ngoài để hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu của Viện. Với nguồn kinh phí này Viện Xã hội học đã mở rộng các hoạt động nghiên cứu, tổ chức các khoá đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nghiên cứu trong và ngoài Viện. Nhiều cán bộ của Viện đã tr−ởng thành nhanh chóng, có khả năng nghiên cứu độc lập không chỉ trong Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Trịnh Duy Luân 11 khuôn khổ các đề tài của Viện mà còn tham gia phối hợp nghiên cứu với nhiều cơ quan khác và các tổ chức quốc tế. Một số cán bộ đã trở thành những chuyên gia giỏi, xếp loại đầu ngành trong các lĩnh vực nghiên cứu xã hội học. Trong số các đề tài nghiên cứu theo yêu cầu của Nhà n−ớc, Viện Xã hội học đã nhận đ−ợc nhiều đơn đặt hàng của các cơ quan trung −ơng và địa ph−ơng nh− Bộ Lao động Th−ơng binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu t−, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (nay là ủy ban Dân số - Gia đình - Trẻ em), các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, v.v Kết quả của các công trình nghiên cứu này đã đ−ợc trình bày tại các hội thảo khoa học trong n−ớc và quốc tế, các Báo cáo Xã hội hàng năm (từ năm 2000 đến nay) và đ−ợc đăng tải trên các tạp chí khoa học trong n−ớc và quốc tế, đặc biệt là Tạp chí Xã hội học. Nhiều công trình nghiên cứu đã đ−ợc xuất bản thành sách chuyên khảo, giáo trình xã hội học và đã đ−ợc phát hành rộng rãi trong n−ớc. Cũng trong giai đoạn này lực l−ợng nghiên cứu của xã hội học đã đ−ợc bổ sung bởi đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao sau khi đã hoàn thành ch−ơng trình nghiên cứu sinh từ các n−ớc Liên Xô , Cộng hòa dân chủ Đức, Bungari trở về. Cùng với việc xây dựng chiến l−ợc nghiên cứu theo các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, Viện tiếp tục đẩy mạnh và tăng c−ờng đào tạo nguồn nhân lực bằng việc lựa chọn và cử các cán bộ nghiên cứu trẻ đi đào tạo tại các n−ớc Australia, Hoa Kỳ, Thụy Điển, Nhật, Cộng hòa Pháp Đây là cơ hội thuận lợi để các nhà nghiên cứu xã hội học Việt Nam có điều kiện tiếp thu các tri thức xã hội học từ các n−ớc có nền xã hội học phát triển. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao, đ−ợc đào tạo từ nhiều n−ớc khác nhau đã mở ra những khả năng mới cho hoạt động nghiên cứu của Viện, không chỉ ở chất l−ợng nghiên cứu mà còn ở các quan hệ hợp tác quốc tế; với nhiều công trình, nhiều dự án đ−ợc hỗ trợ từ các n−ớc đào tạo và các tổ chức quốc tế. III. Một số loại hình và kết quả nghiên cứu của viện xã hội học trong 20 năm qua 1. Nghiên cứu theo yêu cầu của các cơ quan hoạch định chính sách của Đảng và Nhà n−ớc Đây là loại hình nghiên cứu có ý nghĩa nhất đối với một Viện nghiên cứu khoa học. Thông qua các nghiên cứu này, những phát hiện tìm tòi của các nhà nghiên cứu mới có cơ hội đ−ợc sử dụng trực tiếp trong quá trình hoạch định các chủ tr−ơng chính sách cuả Đảng và Nhà n−ớc. Về mặt lý thuyết, định h−ớng nghiên cứu này đã đ−ợc quán triệt trong những chủ tr−ơng đ−ờng lối chung nhất về phát triển khoa học công nghệ của Đảng và Nhà n−ớc ta. Đó là Khoa học công nghệ phải phục vụ cuộc sống, bám sát và trả lời những vấn đề cấp thiết của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Viện Xã hội học 20 năm xây dựng và phát triển (1983-2003) 12 của đất n−ớc, v.v... Viện Xã hội học trong hơn 20 năm phát triển, đặc biệt là trong thập kỷ 90 đã cố gắng thực hiện ph−ơng châm này trong các hoạt động nghiên cứu của mình. D−ới đây sẽ trình bày một số chủ đề và đề tài nghiên cứu mà Viện đã thực hiện để khẳng định điều vừa nói trên. Nghiên cứu vấn đề Phân tầng xã hội, Phân hóa giàu nghèo và công bằng xã hội trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa Vào năm 1992, lần đầu tiên Viện đề cập tới chủ đề này thông qua cuộc nghiên cứu về “Thực trạng kinh tế xã hội 4 Quận nội thành Hà Nội” theo chỉ thị của Tổng Bí th− Đỗ M−ời. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những dấu hiệu đầu tiên của sự biến đổi xã hội và sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo tại Thủ đô d−ới tác động của công cuộc Đổi mới. Nghiên cứu cũng chỉ ra tâm thế và thái độ của các tầng lớp và các nhóm xã hội khác nhau đối với hiện t−ợng phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo đang ngày một gia tăng. Theo nghiên cứu, vào thời điểm này, khoảng 75% số ng−ời đ−ợc hỏi xem đó là hiện t−ợng bình th−ờng, chấp nhận đ−ợc và 25% ý kiến còn lại phê phán hoặc không chấp nhận. Đây đ−ợc xem là một thông tin có ý nghĩa cho các quyết định quản lý ở cấp vĩ mô về những “liều l−ợng” cần thiết nhằm đẩy nhanh qúa trình Đổi mới cũng nh− sự hội nhập của đất n−ớc trong nửa sau của thập niên 1990. Tiếp sau đó là những hoạt động nghiên cứu của Ch−ơng trình nghiên cứu khoa học cấp nhà n−ớc KX-04, các đợt nghiên cứu phục vụ xây dựng nghị quyết Đại hội Đảng IX, với sự tham, gia của nhiều cán bộ nghiên cứu của Viện. Các nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích cực nhất của phân tầng xã hội là nó đã khơi dậy tính năng động xã hội của các cá nhân, đ−a họ thoát ra khỏi tâm lý ỷ lại, trông chờ, thụ động của thời bao cấp. Tác động tiêu cực của nó là tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, là xuất hiện các nhóm bị dễ bị tổn th−ơng, các nhóm thiệt thòi do không đ−ợc h−ởng lợi t−ơng xứng từ các thành quả của Đổi mới. Và để khắc phục tình trạng này cần có những chính sách xã hội rất năng động và hiệu quả. Một hệ quả tiêu cực khác là những hiện t−ợng làm giàu bất chính và phạm pháp mà cần phải đ−ợc khắc phục trong quá trình việc xây dựng nhà n−ớc pháp quyền, thể chế hóa và luật hóa các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Hệ thống chính trị và dân chủ cơ sở Cùng với việc xây dựng nền kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa, quá trình xây dựng nhà n−ớc pháp quyền, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội cũng đang tạo ra những biến đổi trong mô hình quản lý, trong nhận thức của ng−ời dân và của giới quản lý. Gần đây, qúa trình dân chủ hóa đời sống xã hội đ−ợc phản ánh qua việc triển khai rộng khắp Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Nghiên cứu đầu tiên theo h−ớng này đã đ−ợc Viện Xã hội học tiến hành lần đầu tiên về sự kiện Thái Bình. Đây là một h−ớng nghiên cứu mới, tập trung vào Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Trịnh Duy Luân 13 những mối quan hệ giữa ng−ời dân và cán bộ, vấn đề dân chủ cơ sở, công bằng và bình đẳng xã hội. Báo cáo khảo sát về sự kiện Thái Bình (tháng 6,7/1997) đã phân tích toàn diện vấn đề này và đề ra những khuyến nghị tới các cơ quan có trách nhiệm. Công trình nghiên cứu gần đây nhất là cuộc khảo sát về Hệ thống Chính trị cơ sở. Theo yêu cầu của Ban nghiên cứu của Thủ t−ớng Chính phủ, từ ngày 5/10 đến ngày 20/ 11/ 2001, Viện Xã hội học đã triển khai cuộc khảo sát công dân, nhằm thu thập ý kiến của ng−ời dân về Hệ thống Chính trị cơ sở cấp xã hiện nay, góp phần cung cấp thông tin cho việc xây dựng Đề án về Hệ thống Chính trị cơ sở trình Hội nghị TƯ 5 (khoá IX). Cuộc khảo sát đ−ợc tiến hành tại 5 tỉnh: Yên Bái, Nam Định, Bình Định, Đắc Lắc và Cần Thơ với tổng số 1.500 hộ gia đình đã đ−ợc hỏi ý kiến. Cuộc nghiên cứu đã thu thập đ−ợc nhiều thông tin cũng nh− đã phân tích và chỉ ra nhiều nội dung có ý nghĩa tham khảo tốt cho Ban soạn thảo Nghị quyết Trung −ơng 5 (Khoá IX) về những vấn đề của Hệ thống Chính trị cơ sở nông thôn n−ớc ta hiện nay. Đóng góp này đã đ−ợc cơ quan đặt hàng chính thức ghi nhận. Nghiên cứu cũng góp phần nhận diện thực trạng hoạt động của bộ máy chính trị cơ sở và chỉ ra tính phức tạp của quá trình dân chủ hóa ở cơ sở hiện nay. Nghiên cứu này cũng phát hiện rằng khoảng cách về kinh tế và vị thế xã hội của các nhóm dân c− ngày càng có xu h−ớng rộng ra, cho dù vào thời điểm hiện tại, chúng có thể ch−a dẫn tới các xung đột và bùng nổ. Và trong t−ơng lai, nếu xu h−ớng này không đ−ợc điều chỉnh sẽ có thể dẫn tới sự cách biệt về ý thức chính trị ngày càng lớn, từ đó có thể tiềm ẩn những mâu thuẫn và xung đột. Nghiên cứu cũng đặt ra vấn đề về các hình thức và mức độ cụ thể để thực hành dân chủ ở cơ sở trong nông thôn n−ớc ta hiện nay. Dân chủ không tách rời dân trí và dân sinh. Dân trí và dân sinh là nền tảng để thực hành dân chủ ở một cấp độ t−ơng ứng. Trong bối cảnh nông thôn Việt Nam hiện nay, tuy mức sống (dân sinh) và dân trí của ng−ời dân có đ−ợc nâng cao hơn tr−ớc, song mức tăng này còn khá hạn chế. Điều này sẽ quy định rất nhiều hình thức quy mô, mức độ của thực hành dân chủ, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Theo định h−ớng này, Viện cũng có những đóng góp nhất định vào việc cung cấp thông tin và luận chứng cho việc xây dựng nghị quyết Trung −ơng 7 về công tác củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong giai đoạn mới. 2. Các nghiên cứu đánh giá tác động xã hội và thẩm định chính sách. Ngoài các nghiên cứu cơ bản, lý luận, nghiên cứu ứng dụng phục vụ trực tiếp cho các Ch−ơng trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của đất n−ớc là một thế mạnh của Viện, trong 20 năm qua Viện Xã hội học đã tham gia tích cực vào các nghiên cứu có quan hệ trực tiếp với việc hoạch định chính sách và thẩm định chính sách của nhà n−ớc. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Viện Xã hội học 20 năm xây dựng và phát triển (1983-2003) 14 Ch−ơng trình Tiến bộ Khoa học kỹ thuật trọng điểm cấp nhà n−ớc 26-01 (về vấn đề ở của Nhân dân ta) năm 1980-1985 đã nói ở trên, là một b−ớc đi mở đầu. Tiếp đến là các nghiên cứu thuộc Ch−ơng trình phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên trong những năm 1980; Nghiên cứu thẩm định xã hội phục vụ công trình Dự án Thuỷ điện Sơn La, trong những năm 1998-1999. Một nhiệm vụ nghiên cứu khác đ−ợc thực hiện trong những năm gần đây là tham gia T− vấn giám sát độc lập việc Tái định c− thuộc Dự án Giao thông Nông thôn giai đoạn 1, từ năm 1999 đến nay. Đây là dự án Giao thông nông thôn có quy mô lớn đầu tiên của Việt Nam và cũng là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng khuôn khổ chính sách (theo thoả thuận giữ Chính phủ và Ngân hàng thế giới) quan tâm đến các tác động về mặt xã hội. Qua thực hiện dự án, ngoài việc giám sát, Viện cũng đã đề xuất các kiến nghị với Cơ quan quản lý dự án nhằm thực hiện dự án đ−ợc tốt hơn. Gần đây, Viện còn tiến hành một số nghiên cứu t−ơng tự đối với Ch−ơng trình Điện khí hóa nông thôn cùng với Tổng công ty Điện lực Việt Nam và Ngân hàng thế giới. Nghiên cứu tập trung vào đánh giá tác động giảm nghèo của Ch−ơng trình này trên quy mô toàn quốc. Hoặc Dự án đánh giá “Tác động kinh tế - xã hội của việc xây dựng quốc lộ 5” do Viện thực hiện đã chỉ ra những tác dụng tích cực của Dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các cộng đồng dân c− ven đ−ờng 5. Thông qua các hoạt động nghiên cứu đánh giá tác động loại này, Viện Xã hội học đã khẳng định đ−ợc vai trò nh− một tổ chức nghiên cứu có định h−ớng ứng dụng, có liên hệ mật thiết với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất n−ớc, chứ không phải là một đơn vị nghiên cứu học thuật thuần túy. Những kết quả công việc của Viện cũng góp phần nâng cao hiểu biết cho đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật, những đơn vị kinh doanh về vai trò và tầm quan trọng của các nhân tố xã hội và văn hóa trong phát triển nói chung và trong từng lĩnh vực cụ tnể của đời sống xã hội ở n−ớc ta hiện nay. 3. Thành tựu nghiên cứu trong một số lĩnh vực chủ yếu khác 3.1 Những vấn đề về dân số và chính sách dân số Lĩnh vực nghiên cứu xã hội học về dân số đ−ợc quan tâm từ đầu những năm 80. Lần đầu tiên, Viện Xã hội học đã tham gia với t− cách là cơ quan phản biện cho việc hoạch định Ch−ơng trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (do ủy ban Quốc gia dân số chủ trì). Các nhà xã hội học đã tham gia xây dựng Chiến l−ợc truyền thông dân số đầu tiên của Việt Nam, góp phần hỗ trợ triển khai Ch−ơng trình dân số trong những năm 90. Trong những năm 1987-1996 các nhà xã hội học đã tích cực tham gia vào Ch−ơng trình "Dân số, mức sinh và kế hoạch hóa gia đình trong thời kỳ Đổi mới đất n−ớc" - một trong những ch−ơng trình nghiên cứu dài hạn do ủy ban Quốc gia dân số, Bộ Y tế cùng với các đoàn thể liên kết thực hiện. Các nhà xã hội học đã tham gia Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Trịnh Duy Luân 15 trong các đề tài cơ bản và đã đ−a ra nhận định: để có thể giảm sinh một cách bền vững, không thể y tế hóa mà phải xã hội hóa công tác dân số. Những năm tiếp theo, qua các phân tích về tác động chính sách đối với dân số, các nghiên cứu đã dự báo chính xác rằng chính sách khoán trong nông nghiệp không làm gia tăng mức sinh và nhu cầu sinh đẻ của ng−ời nông dân. Và thực tế đã khẳng định điều này: cùng với những cải thiện trong thu nhập và mức sống, tỷ lệ sinh ở khu vực nông thôn đã giảm nhanh và giảm bền vững trong thập niên qua. Viện đã chủ động mở ra h−ớng nghiên cứu về "Di dân và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc", từ đó đề xuất các kiến nghị quan trọng về vai trò của di dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, về chính sách di dân tự phát, về quản lý ng−ời nhập c− trong điều kiện kinh tế thị tr−ờng, về tác động của xuất khẩu lao động và di dân quốc tế. 3.2 Những vấn đề chính sách xã hội H−ớng nghiên cứu về chính sách xã hội đã đ−ợc Viện chú ý từ nửa đầu những năm 80. Từ đầu những năm 90, Viện đã đề xuất một quan niệm lý thuyết về chính sách xã hội, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu thực tế chính sách xã hội Việt Nam trong qúa trình chuyển sang thể chế kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa, đã khuyến nghị cần phải khẩn tr−ơng xây dựng học thuyết chính sách xã hội trong thời kỳ mới. Các nghiên cứu xã hội học đã sử dụng khái niệm phúc lợi xã hội nh− là một phạm trù lý luận để khái quát hóa thực tiễn chính sách xã hội và công tác xã hội. Họ cũng đã đ−a ra lý thuyết về ba mô hình phúc lợi xã hội ở Việt Nam, về sự thay thế và pha trộn hỗn hợp của ba mô hình này trong tiến trình lịch sử hiện đại cũng nh− trong thực tế hiện nay ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Viện đã triển khai những công trình thực nghiệm liên quan đến các bộ phận của hệ thống phúc lợi xã hội quốc gia (−u đãi xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phúc lợi doanh nghiệp), những nhóm xã hội đối t−ợng của chính sách xã hội (ng−ời cao tuổi, trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn, ng−ời khuyết tật, ng−ời dân tộc thiểu số, ng−ời nghèo). Những nghiên cứu này giúp làm sáng tỏ hoàn cảnh sống và chính sách phúc lợi xã hội của Nhà n−ớc đối với các nhóm đối t−ợng. 3.3 Những vấn đề Lao động và Công nhân Những nghiên cứu xã hội học về Công nhân và lao động đã đ−ợc Viện tiến hành từ năm 1984 với cuộc khảo sát: "Thực trạng cơ cấu và trạng thái t− t−ởng của đội ngũ công nhân Thủ đô" phục vụ cho việc xây dựng Nghị quyết Công vận của Thành uỷ Hà Nội. Từ đó, chủ đề về sự biến đổi cơ cấu, trạng thái t− t−ởng của công nhân trở thành một h−ớng nghiên cứu xã hội học quan trọng. Nghiên cứu đã chỉ ra sự chuyển đổi rõ nét về nhận thức của đội ngũ công nhân do thay đổi cơ chế quản lí, dự báo sự phát triển không liên tục của cơ cấu đội ngũ công nhân trong một số ngành Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Viện Xã hội học 20 năm xây dựng và phát triển (1983-2003) 16 và những hệ quả xã hội của vấn đề này. Từ năm 1995, Viện đã phát triển các nghiên cứu về quan hệ xã hội của công nhân trong doanh nghiệp, những khó khăn của công nhân trong sản xuất và đời sống do sự chuyển đổi cơ chế quản lí tạo ra. Những nghiên cứu này cho thấy, trong giai đoạn đầu, quan hệ chủ - thợ ch−a nảy sinh những vấn đề lớn, song đã tiềm ẩn những dấu hiệu bất ổn, đặc biệt trong các doanh nghiệp không có đủ những điều kiện lao động và bảo đảm xã hội cho công nhân theo Luật lao động. Vai trò của tổ chức Công đoàn cũng đã đ−ợc chú ý trong các nghiên cứu xã hội học về công nhân và lao động. Các nghiên cứu cho thấy: Vai trò của tổ chức Công đoàn càng ngày càng đ−ợc nâng cao trong đội ngũ công nhân, nhất là công nhân lâu năm. Tuy nhiên yếu tố nhận thức về vai trò của Công đoàn của chính ng−òi lao động đang rất cần đ−ợc củng cố. Nhận thức ch−a đầy đủ của công nhân hiện đang hạn chế vai trò và hoạt động của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia quản lí, đấu tranh chống tham nhũng, cũng nh− bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của ng−ời lao động. Các nhóm và các quan hệ xã hội mới cũng đang xuất hiện cùng với các hình thức sở hữu và các loại hình doanh nghiệp mới rất đa dạng. Chẳng hạn, các quan hệ sở hữu mới đang làm hình thành nên các quan hệ quản lý mới giữa chủ và thợ, những nhóm xã hội mới nh− chủ doanh nghiệp Việt Nam và n−ớc ngoài, công nhân làm thuê trong khu vực ngoài quốc doanh hay trong các xí nghiệp liên doanh với n−ớc ngoài hiện nay. Các nghiên cứu của Viện về vai trò mới của các tổ chức xã hội nh− Công đoàn và các hiệp hội đoàn thể khác tại các loại doanh nghiệp khác nhau trong môi tr−ờng kinh tế xã hội hiện nay đã góp phần luận chứng cho sự cần thiết phải có các chính sách mới phù hợp hơn trong lĩnh vực này. 3.4 Những vấn đề thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khác Ngoài ra, Viện cũng đã triển khai nghiên cứu về những biến đổi xã hội trong các lĩnh vực khác nh− gia đình, các mô hình ứng xử, lối sống, văn hóa, các giá trị và chuẩn mực trên khắp các địa bàn nông thôn, đô thị, miền núi. Nghiên cứu của Viện đã chú ý tới các quan hệ hôn nhân gia đình đang biến đổi ở n−ớc ta với các vấn đề đa dạng và phong phú của nó. Những biến đổi trong tâm lý xã hội xuất hiện cùng với việc chuyển sang cơ chế thị tr−ờng cũng đã đ−ợc xem xét. Trong sự biến đổi của các chuẩn mực, mô hình ứng xử và lối sống, nghiên cứu xã hội học đã chỉ ra sự chuyển giao các yếu tố của những hệ giá trị khác nhau. Trong đời sống th−ờng ngày, Viện cũng đã triển khai các nghiên cứu về các mô hình ứng xử đang chuyển đổi của ng−ời dân. Và trực tiếp hay gián tiếp, kết quả của các nghiên cứu này đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích, cần thiết cho những nhà hoạch định chính sách. Nhiều công trình nghiên cứu khác về các vấn đề xã hội học đô thị và nông Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Trịnh Duy Luân 17 thôn, xã hội học văn hóa, sức khoẻ và môi tr−ờng, truyền thông và d− luận xã hội cũng đã đ−ợc cán bộ nghiên cứu thuộc các Phòng chuyên môn phối hợp tiến hành một cách th−ờng xuyên. Các kết quả nghiên cứu đã giúp cho việc nhận diện, đánh gía tình hình, đánh giá tác động, góp phần xây dựng và hoàn thiện các chiến l−ợc hay kế hoạch hành động cho các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Có thể nói không qúa c−ờng điệu rằng, các nghiên cứu trong hơn 20 năm qua của Viện Xã hội học đã cố gắng đi vào mọi ngõ ngách của xã hội để phát hiện và lý giải những vấn đề của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất n−ớc trong thời kỳ Đổi Mới . Trong thời gian tới, phát huy tiềm năng và thế mạnh nghiên cứu của mình, Viện Xã hội học sẽ cố gắng làm đ−ợc nhiều hơn để góp phần phục vụ hoạt động hoạch định chính sách và quản lý sự phát triển xã hội ở cấp vĩ mô. IV. Công tác đào tạo và phát triển lực l−ợng nghiên cứu Ngày 17-4-1995 của Thủ t−ớng chính phủ đã ra Quyết định số 227/TTg về việc giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học cho Viện xã hội học. Sau đó Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có Quyết định số 1945/GD-ĐT ngày 5-6-1995, giao nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu sinh cho Viện. Điều này đã khẳng định khả năng kết hợp giữa nghiên cứu và đào tạo của Viện Xã hội học. Đến nay Viện đã tuyển sinh và tổ chức đào tạo đ−ợc 9 khoá cao học và nghiên cứu sinh trong đó có 42 học viên cao học đã bảo vệ luận văn Thạc sỹ, 6 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án và đã đ−ợc cấp bằng Tiến sỹ Xã hội học. Số cán bộ đã đ−ợc đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ Xã hội học hiện đang làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu giảng dạy thuộc nhiều viện nghiên cứu, tr−ờng Đại học, các cơ quan quản lý (trong đó có Bộ Công an, Bộ Quốc phòng). Năm 2003, Cơ sở đào tạo sau đại học Viện Xã hội học đã có thêm 5 nghiên cứu sinh tiến sỹ và 8 học viên cao học (khoá 9). Bên cạnh việc đảm nhận nhiệm vụ thuộc Cơ sở Đào tạo Sau đại học của Viện, các cán bộ nghiên cứu của Viện Xã hội học còn tham gia giảng dạy, h−ớng dẫn nghiên cứu sinh, học viên cao học, cử nhân tại nhiều cơ sở đào tạo sau đại học, các tr−ờng đại học trong cả n−ớc và luôn đ−ợc đánh giá cao. Về phát triển lực l−ợng, trong 20 năm qua, số các bộ trong biên chế của Viện ít biến động, đội ngũ cán bộ nghiên cứu giờ đây đã ở độ tuổi 40 và 50. Trong khi đó, các phòng nghiên cứu, nhờ sự năng động của mình đã khai thác thêm đ−ợc nhiều đề tài dự án độc lập hoặc liên kết với bên ngoài, rất cần lực l−ợng nhân viên, cán bộ nghiên cứu trẻ, năng động để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu mang tính tác nghiệp. Xuất phát từ tình hình này, Viện đã ban hành một quy chế tạm thời về việc cho phép các Phòng nghiên cứu tuyển dụng các nhân viên hợp đồng ngắn hạn, th−ờng là sinh viên xã hội học đã tốt nghiệp. Cho đến nay Viện đã có tất cả 21 nhân Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Viện Xã hội học 20 năm xây dựng và phát triển (1983-2003) 18 viên hợp đồng các loại. Trong quá trình làm việc, nhiều nhân viên hợp đồng đã đ−ợc tạo điều kiện tham gia các ch−ơng trình đào tạo của Viện, một số đã tốt nghiệp cao học. Ngoài ra, họ còn đ−ợc tham gia vào nhiều ch−ơng trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn khác (trong n−ớc và ngoài n−ớc, có trình độ từ cử nhân đến thạc sỹ và tiến sỹ) mà Viện khai thác đ−ợc. V. Phát triển quan hệ Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, Viện Xã hội học đã không ngừng mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế. Ngay từ đầu những năm 1980, Viện đã có những tiếp xúc và trao đổi khoa học với nhiều Tr−ờng Đại học và cơ quan nghiên cứu thuộc các n−ớc xã hội chủ nghĩa nh− Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bungari, Ba-Lan, Hunggari. Viện đã gửi đ−ợc nhiều nghiên cứu sinh, thực tập sinh đi đào tạo và đã có đ−ợc những dự án hợp tác quốc tế ban đầu rất có hiệu quả trong việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu các ph−ơng pháp nghiên cứu mới, hiện đại. Kết quả là đến giữa thập niên 90, Viện đã có gần một chục các phó tiến sỹ (nay là Tiến sỹ) xã hội học đ−ợc đào tạo từ Liên Xô cũ và các n−ớc Đông Âu. Trong thập niên 1990, thông qua hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo, Viện đã có thêm 04 Tiến sỹ đ−ợc đào tạo tại Mỹ, 01 tại Thụy Điển, 05 Thạc sỹ tại Australia và tại Anh, 03 nghiên cứu sinh tiến sỹ hiện đang học tại Mỹ và Australia; 02 nghiên cứu sinh khác đang theo học ch−ơng trình ngắn hạn tại Nhật Bản. Số cán bộ này cùng với số đ−ợc đào tạo tại Nga, Đức tr−ớc đây và tại Việt Nam sau này đã tạo thành một đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ, đa dạng về nguồn đào tạo và phong cách nghiên cứu, làm nòng cốt thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của Viện. Ngoài ra Viện còn tạo điều kiện để cho hàng chục l−ợt cán bộ tham gia hàng chục các khoá đào tạo ngắn hạn về ph−ơng pháp nghiên cứu tại các tr−ờng đại học, tham gia các Hội thảo khoa học ở n−ớc ngoài. Đặc biệt, từ những năm cuối của thập kỷ 80 và suốt thập kỷ 90 Viện đã có nhiều dự án đ−ợc các tổ chức quốc tế tài trợ nh− Dự án VIE/88/P05 (1988-1991) do UNFPA tài trợ, dự án nghiên cứu gia đình (1989-1992) do tổ chức SAREC (Thụy Điển) tài trợ, dự án nghiên cứu về đô thị hóa Việt Nam (1991-1995), phối hợp với Đại học British Columbia do CIDA và IDRC (Canada) tài trợ; dự án nghiên cứu về Ng−ời già và hệ thống an sinh xã hội (1992-1994) do Toyota Foundation tài trợ. Ngoài ra còn nhiều dự án nghiên cứu phối hợp khác đã nhận đ−ợc sự tài trợ của Đại học Michigan, Hội đồng dân số, Quỹ Ford, UNDP, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, SIDA, DANIA, FINIDA, JICA, v.v Những năm cuối của thập kỷ 90, với việc mở rộng và tăng c−ờng hợp tác quốc tế, Viện Xã hội học đã triển khai các ch−ơng trình nghiên cứu phối hợp, nh− ch−ơng trình nghiên cứu lịch đại dân số (1995-1999) hợp tác với đại học Washington. Dự án Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Trịnh Duy Luân 19 Di dân và sức khoẻ, nghiên cứu phối hợp với đại học Brown (1997-1999); Dự án ISTAR "Nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu về phát triển đô thị" nghiên cứu phối hợp với Đại học Amsterdam (Hà Lan); các dự án nghiên cứu về chủ đề gia đình với Đại học Gệthenburg (Thuỵ Điển), Đại học Michigan (Hoa Kỳ). Ngoài ra còn có nhiều dự án nghiên cứu phối hợp giữa Viện Xã hội học với các tổ chức nghiên cứu, các tr−ờng đại học thuộc các n−ớc Anh, Australia, New Zealand, Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam nh− UNDP, UNFPA, UNICEF, WB, v.v và các tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam. VI. Các hoạt động khác Trong những thành tích của Viện Xã hội học hơn hai thập kỷ qua, không thể không kể đến vai trò và sự đóng góp của Tạp chí Xã hội học - cơ quan ngôn luận của Viện Xã hội học, diễn đàn trao đổi và truyền bá tri thức xã hội học trong n−ớc và quốc tế. Với gần 80 số tạp chí đã đ−ợc phát hành, kết quả của hàng trăm công trình nghiên cứu trên nhiều chủ đề khác nhau đ−ợc đăng tải là những bằng chứng sinh động khẳng định sự đóng góp của Tạp chí Xã hội học. Phòng Thông tin - T− liệu - Th− viện đóng vai trò là cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng trong hoạt động của Viện. Th− viện Viện Xã hội học, với hơn 10.000 đầu sách, tài liệu và gần 60 đầu tạp chí trong n−ớc và n−ớc ngoài, là th− viện chuyên ngành lớn nhất trong cả n−ớc. Trong những năm qua và hiện nay, th− viện Xã hội học đã giúp cho cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và sinh viên chuyên ngành tìm đ−ợc những tài liệu cần thiết cho nghiên cứu và đào tạo. Những năm gần đây, Viện đã triển khai thực hiện ch−ơng trình "Tin học hóa" công tác thông tin th− viện, đ−a cơ sở dữ liệu vào máy vi tính để phục vụ bạn đọc, từng b−ớc nâng cao chất l−ợng phục vụ nghiên cứu, tiến tới hiện đại hóa công tác thông tin - th− viện. Thành tích của Viện Xã hội học trong hơn hai m−ơi năm qua là kết quả của sự phối hợp có hiệu quả của giữa sự lãnh đạo của chi bộ và chi uỷ, các thế hệ Lãnh đạo Viện, các cán bộ và nhân viên thuộc các Phòng nghiên cứu và chức năng, của Công đoàn và Đoàn Thanh niên. Mặc dù trong quá trình xây dựng và tr−ởng thành, Viện Xã hội học đã từng gặp không ít những khó khăn, thách thức, nh−ng với sự quyết tâm, nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên, Viện Xã hội học vẫn giữ vị trí là cơ quan nghiên cứu xã hội học hàng đầu ở Việt Nam. Đặc biệt, trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo đầu tiên của Viện, Giáo s− Vũ Khiêu là ng−ời có công lao to lớn trong việc xây dựng và phát triển ngành Khoa học xã hội nói chung và ngành Xã hội học ở Việt Nam. Giáo s− Vũ Khiêu, nguyên Viện tr−ởng đầu tiên của Viện Xã hội học, nguyên Tổng Biên tập đầu tiên của Tạp chí Xã hội học, năm 2001 đã đ−ợc đề xuất từ cơ sở Viện Xã hội học lên các cấp và đã đ−ợc Nhà n−ớc tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động trong thời kỳ Đổi mới. Đó là một vinh dự lớn cho Khoa học xã hội, trong đó có ngành Xã hội học Việt Nam đang ở độ tuổi 20 hiện nay. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Viện Xã hội học 20 năm xây dựng và phát triển (1983-2003) 20 Hai m−ơi năm, một chặng đ−ờng không phải là dài đối với một chuyên ngành khoa học xã hội ở Việt Nam, nh−ng cũng đủ thời gian để khẳng định sự tr−ởng thành và phát triển của chuyên ngành xã hội học tr−ớc những đòi hỏi của thực tế đầy năng động và những yêu cầu của các cơ quan Đảng và Nhà n−ớc đối với hoạt động nghiên cứu phục vụ thực tiễn. Với sự cố gắng và tinh thần trách nhiệm của những nhà khoa học đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam, các cán bộ nghiên cứu của Viện Xã hội học đã không ngừng học hỏi tìm tòi trong nghiên cứu và đào tạo, để có những phát hiện, những đóng góp có hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất n−ớc. Từ những thành tích đạt đ−ợc trong hơn hai thập kỷ hoạt động nghiên cứu và đào tạo của Viện Xã hội học có thể khẳng định rằng, những thành tựu đó đã góp phần tích cực vào việc cung cấp thông tin, luận cứ khoa học cho việc hoạch định đ−ờng lối, chính sách của Đảng và Nhà n−ớc. Đồng thời, Viện cũng đã góp phần cơ bản của mình vào việc xây dựng bộ môn khoa học xã hội học ở Việt Nam cũng nh− góp phần phát triển khoa học xã hội nói chung trong xu h−ớng phát triển các nghiên cứu liên ngành hiện nay. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_2003_trinhduyluan_6256.pdf
Tài liệu liên quan