Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong giảng dạy môn đất nước học Trung Quốc tại Học viện Khoa học quân sự

Tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong giảng dạy môn đất nước học Trung Quốc tại Học viện Khoa học quân sự: 23KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bốn trụ cột giáo dục do Chủ tịch Ủy ban UNESCO Jacques Darlos công bố trong báo cáo về Giáo dục thế kỷ XXI (năm 1996) “Học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để cùng chung sống” thì trụ cột thứ tư “học để cùng chung sống” nhấn mạnh cốt lõi của giáo dục là rèn luyện năng lực để con người có thể cùng chung sống với nhau, hay chính là năng lực hợp tác, làm việc nhóm. Đây là một năng lực vô cùng quan trọng cần phải trang bị cho người học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực này cho người học. HOÀNG THỊ NGỌC MINH*, TRỊNH THANH HOA** *Học viện Khoa học Quân sự,  hoangngocminhbg@gmail.com *Học viện Khoa học Quân sự,  hoatrinhthanh78@gmail.com Ngày nhận bài: 12/10/2018; ngày sửa chữa: 27/02/2019; ngày duyệt đăng: 27/02/2019 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG GIẢNG DẠY MÔN ĐẤT NƯỚC HỌC TRUNG QU...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong giảng dạy môn đất nước học Trung Quốc tại Học viện Khoa học quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bốn trụ cột giáo dục do Chủ tịch Ủy ban UNESCO Jacques Darlos công bố trong báo cáo về Giáo dục thế kỷ XXI (năm 1996) “Học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để cùng chung sống” thì trụ cột thứ tư “học để cùng chung sống” nhấn mạnh cốt lõi của giáo dục là rèn luyện năng lực để con người có thể cùng chung sống với nhau, hay chính là năng lực hợp tác, làm việc nhóm. Đây là một năng lực vô cùng quan trọng cần phải trang bị cho người học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực này cho người học. HOÀNG THỊ NGỌC MINH*, TRỊNH THANH HOA** *Học viện Khoa học Quân sự,  hoangngocminhbg@gmail.com *Học viện Khoa học Quân sự,  hoatrinhthanh78@gmail.com Ngày nhận bài: 12/10/2018; ngày sửa chữa: 27/02/2019; ngày duyệt đăng: 27/02/2019 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG GIẢNG DẠY MÔN ĐẤT NƯỚC HỌC TRUNG QUỐC TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ TÓM TẮT Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học hiện đại được sử dụng trong nhiều môn học và cấp bậc học, trong đó người học luôn được coi là chủ thể tích cực, có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Phương pháp dạy học này có nhiều ưu điểm so với phương pháp dạy học truyền thống, tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu khi thiết kế bài học theo phương pháp dạy học hợp tác, người dạy cũng cần chú ý đến tính quy trình của phương pháp này. Thông qua nghiên cứu một số vấn đề có liên quan đến phương pháp dạy học hợp tác, bài viết góp phần đưa ra quy trình vận dụng và những điểm cần lưu ý khi vận dụng phương pháp dạy học này trong giảng dạy môn Đất nước học Trung Quốc tại Học viện Khoa học Quân sự. Từ khóa: dạy học hợp tác, môn Đất nước học Trung Quốc, tiếng Trung Quốc, Học viện Khoa học Quân sự Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Carl Rogers đưa ra chiến lược lấy người học làm trung tâm, bao gồm những hoạt động đa dạng trong dạy học, trong đó có việc tổ chức môi trường học tập thuận lợi, thích hợp cho sự đối thoại giữa người dạy và người học và giữa người học với nhau. Nghiên cứu và báo cáo tổng quan của Slavin (1986) cho thấy, từ năm 1972 đến năm 1986 ở các nước Mỹ, Israel, Nga và Đức, các lớp học mang tính hợp tác hầu hết đều làm việc tốt hơn trong kiểm soát nhóm và giành kết quả học tập cao hơn. Các nghiên cứu đều khẳng định những lợi ích mà học tập hợp tác mang lại. Ở Việt Nam cũng đã có không ít công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học hợp tác và tác 24 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY dụng của nó trong giáo dục. Trần Bá Hoành (2002, tr.28), một trong những người đi đầu trong việc nghiên cứu về phát triển đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa ở Việt Nam, trong bài viết “Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực” có nêu: “Từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực giảng viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để họ tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình”. Những năm gần đây, trong quân đội đã bắt đầu có những công trình nghiên cứu về dạy học hợp tác. Phan Văn Tỵ (2016, tr.164-165) đã chỉ ra, qua những nghiên cứu về dạy học hợp tác cũng như đặc điểm, thực trạng dạy học cho thấy, dạy học hợp tác có nhiều chức năng và ưu thế trong dạy học, có thể phát huy tác dụng tốt trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Đại học Quân sự. Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều nhận thấy, dạy học hợp tác là một trong những phương pháp dạy học tích cực có ưu thế và chức năng trong dạy học, phát huy vai trò trung tâm của người học và có thể rèn luyện nhiều năng lực như năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp... cho người học. Phương pháp này đã được vận dụng trong nhiều cấp bậc học và môn học, tuy nhiên chưa có nghiên cứu vận dụng phương pháp này trong giảng dạy môn Đất nước học Trung Quốc tại các cơ sở dạy tiếng Trung Quốc trong toàn quân. Vì thế, đây là nội dung nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm phương pháp dạy học hợp tác Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2003, tr.466), “Hợp tác là cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một nhiệm vụ nào đó nhằm một mục đích chung”. Hợp tác là điều rất quan trọng đóng góp vào sự thành công của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào; là điều không thể thiếu được trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa các tổ chức kinh tế xã hội. Dạy học là một hoạt động mang tính xã hội cao, rất cần sự hợp tác. Dạy học hợp tác là kiểu dạy học trong đó người dạy tổ chức cho người học cùng học tập theo nhóm; các thành viên trong nhóm trao đổi, chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm; động viên, khuyến khích, giúp đỡ lẫn nhau để đạt được mục đích chung trong học tập. Trong dạy học hợp tác, người học luôn được coi là chủ thể tích cực trong quá trình dạy học, có vai trò tự tổ chức, tự chỉ đạo quá trình học tập của mình thông qua tương tác nhóm. Do vậy, người học luôn được đặt ở vị trí trung tâm của quá trình dạy học. Dạy học hợp tác luôn có sự tương tác qua lại giữa người dạy và người học và giữa người học với nhau trong một môi trường nhất định. Điều này có nghĩa dạy học hợp tác mang các yếu tố dạy học tương tác. Tuy nhiên, sự tương tác giữa người học với nhau trong dạy học hợp tác luôn mang tính hợp tác, nhằm hướng tới mục tiêu chung trong học tập. 2.2. Yếu tố và đặc điểm của phương pháp dạy học hợp tác Trong các bài nghiên cứu về phương pháp dạy học hợp tác đều chỉ ra, dạy học hợp tác không có nghĩa chỉ là việc xếp chỗ cho người học ngồi gần nhau, rồi yêu cầu mỗi người hoàn thành một nhiệm vụ được giao mà phải đảm bảo 5 yếu tố sau đây: Một là, luôn có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực: Kết quả của nhóm chỉ có được khi có sự hợp tác làm việc, chia sẻ của tất cả các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên được giao một phần nhiệm vụ chung của nhóm. Kết quả của nhóm được tạo ra khi kết hợp tất cả kết quả của các thành viên. Hai là, thể hiện trách nhiệm cá nhân: Mỗi cá nhân đều được phân công trách nhiệm thực hiện một phần của công việc và tích cực làm việc để đóng góp vào kết quả chung. Ba là, có sự tương tác trực diện: Trong quá 25KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v trình hợp tác cần có sự trao đổi, chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm để tạo thành ý kiến chung của nhóm. Bốn là, sử dụng các kỹ năng xã hội: Tất cả các thành viên đều có cơ hội để rèn luyện kỹ năng như lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, đưa thông tin phản hồi tích cực, thuyết phục, ra quyết định Năm là, kỹ năng rút kinh nghiệm, đánh giá: cả nhóm thường xuyên rà soát công việc đang làm và kết quả ra sao. Có thể đưa ra nhận định đúng hoặc sai, tốt hoặc chưa tốt để góp phần hoàn thiện các hoạt động và kết quả của nhóm. (Phan Văn Tỵ, tr.42-44). Từ đó chúng ta có thể thấy những đặc điểm nổi bật sau đây của dạy học hợp tác: Về mục đích, dạy học hợp tác không chỉ truyền thụ cho người học những kiến thức trong chương trình mà còn hướng vào việc phát triển tư duy, hình thành các kỹ năng hợp tác, kỹ năng thực hành sáng tạo, chuẩn bị cho người học thích ứng hòa nhập với đời sống xã hội. Về nội dung, dạy học hợp tác ngoài những kiến thức quy định trong chương trình còn bao gồm các bài tập nhận thức dưới dạng tình huống, thực hành tìm tòi, giải quyết vấn đề. Về phương pháp, coi trọng việc rèn luyện cho người học thói quen tự học, hoạt động độc lập cá nhân hoặc hợp tác trong tập thể thông qua thảo luận nhóm và thực hành. Về hình thức tổ chức, dạy học hợp tác sử dụng phối hợp và linh hoạt các dạng tổ chức dạy; nhóm – tập thể, nhóm – cá nhân. Trong đó dạng tổ chức dạy học nhóm – cá nhân có nhiều ưu thế trong việc tích cực hoạt động học tập và hợp tác của người học. Không gian tổ chức dạy học, thiết bị dạy học, bàn ghế được bố trí cơ động và linh hoạt. Về đánh giá, người học tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, cho nên cùng với việc kiểm tra, đánh giá của giảng viên, người học được tham gia vào quá trình đánh giá, tự đánh giá lẫn nhau. 2.3. Các dạng nhóm thường dùng trong dạy học hợp tác và ưu nhược điểm Dạng học tập theo nhóm đồng nhất: tất cả các nhóm đều thực hiện những nhiệm vụ học tập như nhau. Dạng này có ưu điểm là đơn giản, dễ sử dụng và rất thích hợp với việc tổ chức các bài học có nội dung cấu trúc theo đường thẳng. Nhược điểm là chưa tạo được sự phụ thuộc tích cực và tính chịu trách nhiệm cá nhân cao. Người học sẽ dễ sử dụng kết quả của nhau. Dạng học tập theo nhóm phân hóa: những nhóm khác nhau thực hiện những nhiệm vụ học tập khác nhau trong khuôn khổ đề tài chung cho toàn lớp. Với dạng này, giáo viên có thể thực hiện dạy học phân hóa theo trình độ và năng lực của từng nhóm người học, áp dụng cho các bài học có nội dung được cấu tạo phân nhánh. Nhược điểm của dạng này cũng chưa tạo ra được sự phụ thuộc tích cực và tính chịu trách nhiệm cá nhân. Dạng học tập theo nhóm hỗn hợp: Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ ở nhóm phân hóa, các thành viên trong nhóm phân hóa này sẽ ghép với các thành viên trong nhóm phân hóa khác tạo thành nhóm mới thực hiện nhiệm vụ học tập đồng nhất. Các thành viên trong nhóm phân hóa ban đầu có thời gian chuyên sâu nghiên cứu một nội dung nên nắm nội dung đó chắc hơn, hỗ trợ cho việc truyền đạt lại kiến thức mình nắm được cho các thành viên mới khi vào nhóm hỗn hợp, bởi vậy cách phân nhóm này tạo ra được sự phụ thuộc tích cực và tính chịu trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm, khắc phục được nhược điểm của cả hai cách phân nhóm đồng nhất và phân hóa kể trên. 2.4. Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học hợp tác Là một phương pháp dạy học tích cực, ưu điểm mà dạy học hợp tác mang lại đã được khẳng định từ rất sớm. Theo Trần Bá Hoành (2002, tr.27), 26 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY “Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự những nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung”. Cụ thể thì dạy học hợp tác có những ưu điểm sau: Dạy học hợp tác giúp người dạy có thể xử lý một lớp học có nhiều người học với những nhu cầu khác nhau. Người học học tập trong môi trường tương tác với nhau, có thể giúp đỡ lẫn nhau, tạo lập củng cố từ các mối quan hệ xã hội và sẽ không cảm thấy phải chịu nhiều áp lực từ phía người dạy. Thực hiện tốt quy trình dạy học hợp tác sẽ mang lại hiệu quả học tập cao hơn không chỉ riêng cho mỗi cá nhân người học mà còn mang lại hiệu quả chung cho cả tập thể. Dạy học hợp tác đặt ra cho mỗi người học sự kiên định của lý trí, duy trì sự tham gia tích cực của bản thân, luôn có ý thức và mong muốn được tham gia, được thể hiện kinh nghiệm và vốn sống của mình trước tập thể, trước người dạy và điều đó cũng có nghĩa là trong dạy học hợp tác, người học luôn có ý thức được nỗ lực và tự giải quyết nhiệm vụ học tập. Trong môi trường dạy học hợp tác, người học phát huy năng lực, khả năng tự chủ, độc lập, sáng tạo, chống lại thói chây lười, dựa dẫm, tạo nên ý chí “dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm”. Một khi có hứng thú, có trách nhiệm, có sự cọ sát với tập thể, được khuyến khích, được sự tôn trọng của thầy, của bạn, hay nói một cách khác có sự phát triển của cá nhân trong môi trường tốt đẹp thì điều đó sẽ là cơ hội thuận lợi cho quá trình hình thành nhân cách của con người. Sự đồng thuận trong việc xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa đào tạo con người của nhà trường với đời sống xã hội chính là sự thấu hiểu những gì vốn có của đời sống xã hội để vận dụng những nhân tố tốt đẹp giúp ích cho quá trình đào tạo của nhà trường, nhằm tạo ra những sản phẩm, những nhân cách biết làm chủ xã hội, làm chủ bản thân, biết mình, biết người để hòa nhập. Dạy học hợp tác là một trong những hướng chiến lược quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, năng lực hợp tác, kỹ thuật giao tiếp xã hội sẽ được phát triển tốt qua dạy học hợp tác. Đây là năng lực quan trọng cần thiết trong việc chuẩn bị những công dân tương lai của xã hội có tính phụ thuộc lẫn nhau cao và xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ. Dạy học hợp tác bao gồm sự tham gia của mỗi người học, của tập thể người học vào việc chiếm lĩnh nội dung học vấn, sự khuyến khích động viên, tổ chức tạo dựng môi trường cho người học của người dạy là cần thiết và phải được phổ biến rộng rãi trong quá trình dạy học ở các bậc học. Tuy nhiên phương pháp dạy học hợp tác tốn nhiều thời gian cho một nội dung tri thức. Trong quá trình hoạt động nhóm một số thành viên có tâm lý ỷ lại các thành viên khác nên chưa thực sự phát huy tính tự giác, tích cực; kết quả đánh giá toàn nhóm sẽ khó khách quan cho từng thành viên trong nhóm. Dạy học hợp tác theo nhóm đòi hỏi phải có những điều kiện tiên quyết như phương tiện, tài liệu học tập, phòng học, số lượng người học không quá đông trong một lớp học... 3. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG GIẢNG DẠY MÔN ĐẤT NƯỚC HỌC TRUNG QUỐC TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ Đất nước học Trung Quốc là một môn học giảng dạy nhằm trang bị cho người học tiếng Trung Quốc kiến thức về đất nước, văn hóa, con người của Trung Quốc. Là môn học có kiến thức bao quát về tình hình đất nước Trung Quốc nên môn học này được bố trí giảng dạy vào năm thứ 3, sau khi người học đã trải qua quá trình tích lũy và có nền tảng tiếng Trung Quốc nhất định. Đất nước học Trung Quốc gồm có 2 học phần, tổng cộng 120 tiết. Nội dung môn Đất nước học tiếng Trung Quốc học phần 1 tương đối phong phú, bao gồm 14 bài tương ứng với 14 chủ đề: Lãnh thổ, Lịch sử, Dân số, Dân tộc, Chính trị, Kinh tế, Khoa học-kỹ thuật, Giáo dục, Tư tưởng truyền thống, Văn học, Nghệ thuật, Tập tục, Du lịch và Giao lưu quốc tế. Như vậy lượng kiến thức môn học là khá đồ sộ, nội dung đa dạng, đề cập đến 27KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v các phương diện cơ bản về đất nước, văn hóa, con người Trung Quốc. Một bài học môn Đất nước học Trung Quốc thường có nội dung tương đối dài, nếu chỉ sử dụng một phương pháp dạy học thì sẽ rất dễ tạo ra sự mệt mỏi, nhàm chán cho người học, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Bởi vậy, cần khéo léo kết hợp nhiều phương pháp dạy học, lựa chọn phương pháp phù hợp nội dung để làm tăng chất lượng, hiệu quả giờ dạy. Dạy học hợp tác là một trong những phương pháp dạy học hiện đại tích cực hoàn toàn phù hợp để đưa vào trong giảng dạy môn Đất nước học tiếng Trung Quốc tại Học viện Khoa học Quân sự. 3.1. Quy trình tổ chức môn Đất nước học Trung Quốc bằng tiếng Trung Quốc theo phương pháp dạy học hợp tác Quy trình thực hiện dạy học hợp tác được thể hiện qua 3 bước sau: Bước 1: Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp Trong thực tế dạy học môn Đất nước học Trung Quốc bằng tiếng Trung Quốc tại Học viện Khoa học Quân sự, chỉ một số nhiệm vụ tương đối cần nhiều thời gian, nhiệm vụ có tính chất tương đối khó khăn, cần huy động kinh nghiệm của nhiều người học, cần chia sẻ nhiệm vụ cho một số người học hoặc cần có ý kiến tranh luận, thảo luận để thống nhất một vấn đề có nhiều cách hiểu khác nhau hoặc có ý kiến đa dạng, phong phú thì mới phù hợp để tổ chức người học học tập hợp tác. Với nội dung đơn giản thì tổ chức dạy học hợp tác sẽ lãng phí thời gian và không có hiệu quả. Có những bài học hoặc nhiệm vụ có thể được thực hiện hoàn toàn theo nhóm. Tuy nhiên có những bài học/nhiệm vụ thì chỉ có một phần sẽ thực hiện học theo nhóm. Do đó, người dạy cần căn cứ vào đặc điểm dạy học hợp tác để lựa chọn nội dung cho phù hợp. Ví dụ: Bài 2 “Lịch sử Trung Quốc” trình bày về quá trình lịch sử từ thời cổ đại đến đương đại của Trung Quốc, trong đó giai đoạn lịch sử cổ đại trải qua 4 thời kỳ, trong đó 2 thời kỳ nguyên thủy, nô lệ do nội dung ngắn giáo viên có thể sử dụng phương pháp thuyết trình. Tuy nhiên đến thời kỳ quá độ từ nô lệ lên phong kiến và thời kỳ phong kiến có nội dung trải dài với nhiều sự kiện, nhân vật quan trọng, giáo viên có thể linh hoạt vận dụng phương pháp dạy học hợp tác, chia lớp thành các nhóm nhỏ nghiên cứu từng triều đại, trình bày bằng PowerPoint và tổ chức thuyết trình trước lớp, vừa đảm bảo nội dung giảng dạy, đồng thời tạo cho người học cơ hội nâng cao năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực giao tiếp. Như vậy tùy theo từng nội dung của bài, ta có thể vận dụng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp cùng các phương pháp khác một cách phù hợp. Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học để dạy học hợp tác Sau khi đã lựa chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp, bước tiếp theo là thiết kế các hoạt động của người dạy và người học nhằm đạt được mục tiêu của bài học. Thiết kế mục tiêu bài học: Để chuẩn bị cho một tiết dạy, người dạy phải xác định chính xác mục tiêu bài học, những nội dung tri thức cơ bản cần phải truyền thụ cho người học, lựa chọn các phương pháp, phương tiện dạy học, các hoạt động và hình thức đánh giá phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học. Để bảo đảm tính chất toàn vẹn của nội dung và cấu trúc của bài học, người dạy khi thiết kế mục tiêu bài học cần chú ý bao quát đủ 3 lĩnh vực chung của học tập đó là: Về nhận thức: nhận biết sự vật, sự kiện, hiểu sự vật, sự kiện đó, áp dụng sự nhận biết và sự hiểu vào các tình huống học tập tương tự trên cơ sở trí nhớ, nhớ lại và làm theo mẫu. Thực hiện các hành động trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, suy luận, đánh giá, phán đoán. Về kỹ năng: kỹ năng hợp tác gồm có kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng di chuyển tri thức và phương thức hành 28 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY động trong các tình huống thực tế thay đổi; kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề từ những vấn đề thực tiễn. Đặc biệt đây là môn học giảng dạy bằng tiếng Trung Quốc, mục tiêu rèn luyện, nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Trung Quốc cho người học trong quá trình làm việc nhóm cũng như khi lên thuyết trình là vô cùng quan trọng. Về thái độ: Khi áp dụng phương pháp dạy học hợp tác trong giảng dạy thì người dạy cần chú trọng đến rèn luyện thái độ hợp tác, tính tích cực và tự chịu trách nhiệm trước tập thể của người học. Chúng tôi tóm tắt mô hình mục tiêu bài học môn Đất nước học Trung Quốc theo phương pháp dạy học hợp tác như sau: (xem hình 1) Ba mục tiêu này đều hết sức quan trọng, có liên hệ chặt chẽ và tác động nhân quả với nhau. Trên cơ sở mục tiêu nhận thức, kỹ năng, thái độ đã xác định, người dạy cần tích hợp và cụ thể hóa các nội dung có liên quan để hướng dẫn, dạy cho người học những kỹ năng học tập hợp tác, phù hợp với đặc điểm của người học. Sau khi đã xác định mục tiêu bài học, người dạy cần xác định cả bài học đều thực hiện phương pháp dạy học hợp tác hay đến một thời điểm nhất định mới tổ chức dạy học hợp tác. Xác định rõ cách tổ chức nhóm: đồng nhất, phân hóa hay hỗn hợp, số lượng các thành viên trong một nhóm. Xác định phương pháp chủ đạo là dạy học hợp tác. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ phù hợp để tạo điều kiện cho mỗi nhóm hoạt động. Hoạt động của người dạy và người học: Cần thiết kế hoạt động nhóm một cách cụ thể. Ví dụ hoạt động của người dạy là tạo ra nhiệm vụ phù hợp với khả năng của người học, nêu mục đích, nhiệm vụ của nhóm, cách chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký và nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Chú ý xác định thời gian phù hợp cho hoạt động hợp tác để hoạt động có hiệu quả tránh hình thức. Thiết kế nhiệm vụ củng cố, đánh giá: Người dạy cần tổ chức đánh giá/cho điểm cho mỗi nhóm và thành viên trong nhóm: Tổ chức đánh giá trong nhóm về sự đóng góp của mỗi thành viên, cho đại diện nhóm trình bày kết quả, nhận xét đánh giá giữa các nhóm... Người dạy có thể thiết kế thêm một số bài tập củng cố chung hoặc trò chơi theo nhóm giúp người học học tích cực và thoải mái nhưng cần phù hợp với thời gian của lớp học. Người dạy cần thiết kế phiếu bài tập củng cố, đánh giá phù hợp, tạo điều kiện cho người học nhận thức rõ ràng nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bước 3: Tổ chức dạy học hợp tác Các bước chung của việc tổ chức dạy học hợp tác thường như sau: Thành lập nhóm học tập hợp tác và giao nhiệm vụ cho nhóm Tổ chức các nhóm: phân công vị trí của các nhóm trong không gian lớp học; yêu cầu cử nhóm trưởng để điều hành hoạt động và thư ký ghi chép lại các ý kiến phát biểu. Giao nhiệm vụ cho nhóm: Khi giao nhiệm vụ cho nhóm người dạy cần lưu ý: Sát với trình độ Hình 1: Mô hình mục tiêu bài học theo phương pháp dạy học hợp tác 29KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v của từng nhóm; giải thích rõ ràng ngắn gọn các vấn đề nhóm cần giải quyết và các mục tiêu cần đạt được, bố trí thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ; đưa ra một số câu hỏi xem nhóm đã thông hiểu nhiệm vụ chưa. Hoạt động của nhóm học tập: Nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm: người học hoạt động cá nhân, theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận, thống nhất kết quả chung của nhóm, thư ký ghi kết quả của nhóm. Người dạy theo dõi, điều khiển, hướng dẫn người học hoạt động nếu cần. Khi người học hoạt động nhóm nhiều vấn đề có thể xảy ra, do dó người dạy cần quan sát bao quát, đi tới các nhóm để hướng dẫn, hỗ trợ người học nếu cần. Nếu thảo luận nhóm không đi vào trọng tâm hoặc tranh luận thiếu hợp tác thì người dạy cũng cần có mặt để định hướng, điều chỉnh hoạt động của nhóm. Tổ chức cho người học báo cáo kết quả và đánh giá: Người dạy yêu cầu mỗi nhóm sẽ hoàn thiện kết quả của nhóm và cử đại diện nhóm báo cáo kết quả, chia sẻ kinh nghiệm với nhóm khác. Người dạy yêu cầu người học lắng nghe, nhận xét, bổ sung và hoàn thiện. Nếu người dạy không quán triệt ngay từ đầu, nhiều người học không chú ý lắng nghe kết quả của nhóm bạn, gây mất trật tự thì sẽ mất khả năng chia sẻ kinh nghiệm trong học tập hợp tác làm giảm hiệu quả. Người dạy nhận xét đánh giá và chốt lại kiến thức cần lĩnh hội: Sau khi người học báo cáo và tự đánh giá, người dạy có thể nêu vấn đề cho người học giải quyết để làm sâu sắc kiến thức hoặc củng cố kỹ năng. Nếu người học đã làm đúng và đầy đủ thì người dạy cần nêu tóm tắt tránh tình trạng người dạy nêu lại toàn bộ các vấn đề người học đã nêu làm mất thời gian. 3.2. Vận dụng vào trong giảng dạy môn Đất nước học Trung Quốc tại Học viện Khoa học Quân sự Bài 9: Tư tưởng truyền thống của Trung Quốc. Bước 1: Chọn nội dung và nhiệm vụ dạy học hợp tác Bài này cung cấp cho người học những hiểu biết về các tư tưởng truyền thống của Trung Quốc như tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo, Pháp giáo, Binh giáo, Mặc giáo v.v. Trong đó tư tưởng Nho giáo do Khổng Tử, nhà chính trị, nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc sáng lập có vị trí rất quan trọng và ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với Trung Quốc nói riêng và với Thế giới nói chung. Đây cũng là nội dung mà chúng ta có thể lựa chọn để tổ chức dạy học hợp tác. Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài giảng để dạy học hợp tác Thiết kế mục tiêu bài giảng: Về kiến thức: Trình bày được 5 nội dung tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử: Lễ, Nhân, Trung dung, thuyết Thiên mệnh, tư tưởng giáo dục. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng trình bày sơ đồ tư duy. - Rèn luyện kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Trung Quốc những nội dung của tư tưởng Khổng Tử. - Rèn luyện kỹ năng lắng nghe, chia sẻ công việc và hợp tác để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Về thái độ: - Có thái độ tích cực hợp tác với các bạn cùng nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Có tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc chung. - Tự tin sử dụng tiếng Trung Quốc thuyết trình một vấn đề trước lớp. Thiết kế nhiệm vụ: Vòng chuyên gia: Mỗi nhóm nghiên cứu một nội dung của tư tưởng Khổng Tử (Lễ, Nhân, Trung dung, thuyết Thiên mệnh, tư tưởng giáo dục), giải thích các câu trích dẫn trong giáo trình, lấy ví dụ và trình bày thành sơ đồ tư duy. 30 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Với nội dung này có 2 cách chia nhiệm vụ: - Cách 1, chia làm 5 nhiệm vụ nhỏ tương ứng với 5 nội dung trên. - Cách 2, do nội dung Trung dung và thuyết Thiên mệnh ít hơn so với các nội dung còn lại của tư tưởng Khổng Tử nên có thể gộp hai nội dung làm một, xác định 4 nhiệm vụ nhỏ tương ứng. *Vòng triển lãm: Trưng bày sản phẩm (sơ đồ tư duy), giảng lại nội dung nhóm mình vừa nghiên cứu cho các nhóm khác. *Vòng thuyết trình: Các nhóm lên thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình cho cả lớp. Xác định cách tổ chức nhóm: - Lựa chọn dạng nhóm: Ở vòng chuyên gia là nhóm phân hóa, ở vòng triển lãm là nhóm hỗn hợp. - Số lượng nhóm: Căn cứ vào cách chia nhiệm vụ và số lượng người học để chia số lượng nhóm cho phù hợp. Với trường hợp lớp học có số lượng người học đông, có thể chia lớp học thành các khu với nhiều nhóm nhỏ, nhiệm vụ của các khu là giống nhau. Giả thiết với một lớp học có khoảng 32-40 người, chúng tôi lựa chọn cách chia nhiệm vụ 2, chia thành 2 khu, mỗi khu 4 nhóm, nghiên cứu 4 nội dung tương ứng. Ở vòng chuyên gia: Hết vòng chuyên gia, các nhóm sẽ hình thành nhóm mới từ thành viên của các nhóm ban đầu như sau: Khu A (tương tự với khu B) Hình 3: Nhóm phân hóa (trước khi chia lại nhóm) Khu A (tương tự với khu B) Hình 4: Nhóm hỗn hợp (sau khi chia lại nhóm) Ở vòng triển lãm các nhóm sẽ di chuyển theo sơ đồ sau: Hình 5: Sơ đồ di chuyển của các nhómHình 2: Sơ đồ phân bố khu và các nhóm 31KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v Phương pháp giảng dạy: dạy học hợp tác, thuyết trình. Phương tiện giảng dạy: Ngoài giáo trình, giáo án, PPT ra, người dạy cần chuẩn bị giấy A1, bút dạ. Bước 3: Tổ chức dạy học hợp tác Hoạt động của người dạy và người học: (Bảng 1) Với cách thức tổ chức một giờ học theo phương pháp dạy học hợp tác như vậy, người học không chỉ phát huy tính tự giác, tích cực, hơn nữa qua quá trình tự nghiên cứu, dạy lại cho người khác, nghe người khác dạy và người dạy tổng hợp lại kiến thức, như vậy kiến thức sẽ ngấm sâu hơn là cách học nghe giảng – ghi chép thông thường. 4. KẾT LUẬN Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học tích cực, có thể phát huy tính chủ động và vai trò trung tâm của người học, rèn luyện cho người học năng lực hợp tác – năng lực rất cần thiết trong xã hội hiện đại. Để phát huy hiệu quả tối ưu khi khi sử dụng phương pháp dạy học này người dạy cần áp dụng theo đúng quy trình 3 bước: Chọn nội dung, Thứ tự, nội dung Hoạt động của người dạy Hoạt động của người học 1. Hoạt động khởi động - Trình chiếu một đoạn trong phim Khổng Tử, hỏi người học trích đoạn này nói về giai đoạn nào trong cuộc đời của Khổng Tử. - Trả lời câu hỏi của giáo viên 2. Hoạt động giảng bài Giới thiệu về cuộc đời Khổng Tử - Thuyết trình về cuộc đời Khổng Tử. - Lắng nghe, ghi chép. Nội dung của tư tưởng Khổng Tử - Tổ chức chia lớp thành 2 khu vực, mỗi khu vực 4 nhóm (hình 2). - Chia nhóm theo hướng dẫn, về vị trí, phân công nhóm trưởng, thư ký. Vòng chuyên gia - Phân công nhiệm vụ cho các nhóm nghiên cứu, sau đó yêu cầu các nhóm tóm tắt nội dung đó thành sơ đồ tư duy. - Quan sát, hướng dẫn khi cần. - Nghiên cứu nhiệm vụ được phân công: Nhóm 1,5: Lễ Nhóm 2,6: Nhân Nhóm 3,7: Trung dung- thuyết Thiên mệnh. Nhóm 4,8: Tư tưởng giáo dục. - Trình bày thành sơ đồ tư duy. Vòng triển lãm - Yêu cầu các nhóm sau thời gian quy định dán sản phẩm của nhóm mình lên tường. - Hướng dẫn các nhóm chia lại thành các nhóm mới. Tổ chức các nhóm triển lãm, giới thiệu sản phẩm của các nhóm. - Các nhóm dán sơ đồ tư duy lên tường. - Chia thành nhóm mới (hình 4), tham quan và di chuyển theo sơ đồ hình 5, ở vị trí tác phẩm của nhóm nào thì thành viên cũ của nhóm đó sẽ giảng nội dung đó cho các thành viên mới, các thành viên khác lắng nghe, ghi chép. Vòng thuyết trình - Gọi 4 nhóm lên thuyết trình về nội dung Lễ, Nhân, Trung dung - thuyết Thiên mệnh, tư tưởng giáo dục. - Nhận xét, đánh giá, chính xác hóa nội dung học tập. - Lên thuyết trình sản phẩm. - Lắng nghe, ghi chép. 3. Hoạt động củng cố - Tổ chức cho cả lớp điền vào phiếu học tập. - Điền vào phiếu học tập. Bảng 1: Tổ chức dạy học hợp tác 32 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY nhiệm vụ phù hợp; Thiết kế kế hoạch bài học và Tổ chức hoạt động dạy học hợp tác. Qua thực tế giảng dạy môn Đất nước học Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy khi vận dụng cần chú ý: Một là, lựa chọn nội dung bài học tương đối cần nhiều thời gian, nhiệm vụ có tính chất tương đối khó khăn, cần huy động kinh nghiệm của nhiều người học, cần chia sẻ nhiệm vụ cho một số người học hoặc cần có ý kiến tranh luận, thảo luận để thống nhất một vấn đề có nhiều cách hiểu khác nhau hoặc có ý kiến đa dạng, phong phú thì mới phù hợp để tổ chức người học học tập hợp tác. Hai là, khi thiết kế mục tiêu bài học cần chú ý bao quát 3 yếu tố nhận thức, kỹ năng và thái độ, trong đó kỹ năng chủ yếu là hợp tác và sử dụng tiếng Trung Quốc để hoàn thành nhiệm vụ. Ba là, khi xác định nhóm cần căn cứ vào số lượng và khối lượng của nhiệm vụ, số lượng người học để lựa chọn dạng nhóm, số người trong nhóm cho phù hợp. Ngoài ra còn cần chú ý khi thiết kế hoạt động học tập linh hoạt, phù hợp với năng lực của người học, có thể phát huy tính tích cực, trách nhiệm của từng cá nhân và thiết kế hoạt động củng cố, đánh giá phù hợp để củng cố, chính xác hóa nội dung học tập và đánh giá được chính xác quá trình nỗ lực của người học cũng như kết quả đạt được./. APPLICATION OF COLLABORATIVE TEACHING APPROACH IN TEACHING CHINESE STUDIES AT MILITARY SCIENCE ACADEMY HOANG THI NGOC MINH, TRINH THANH HOA Abstract: Collaborative teaching is a modern teaching approach implemented in multiple subjects and various levels of learning, in which the learner-centered role through teamwork is emphasized during teaching activities. This teaching approach has more advantages in comparision with traditional teaching methods; nevetheless, to make the best use of collaborative teaching, certain procedures should be taken into consideration when designing the lesson plan. On researching some aspects of collaborative teaching, this paper gives details about how to apply this method in teaching Chinese Studies at Military Science Academy. Keywords: collaborative teaching, Chinese Studies, Chinese, Military Science Academy Received: 02/10/2018; Revised: 27/02/2019; Accepted for publication: 27/02/2019 Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Hồng (2010), Dạy học hợp tác - nhóm, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Trần Bá Hoành (2002), “Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực”, Tạp chí Giáo dục, số 32, tr.26-28. Tạ Xuân Phương (2017), Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong môn Địa lí ở trường Dự bị Đại học Dân tộc, Luận văn Tiến sĩ khoa học. Lê Văn Tạc (2004), “Một số vấn đề về cơ sở lý luận học hợp tác nhóm”, Tạp chí Giáo dục, số 81, tr.23-25. Nguyễn Thị Thanh (2016), Quy trình dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên đại học sư phạm, NXB Đại học Vinh, Vinh. Phan Văn Tỵ (2016), Vận dụng dạy học hợp tác trong giảng dạy và học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn ở đại học Quân sự, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 刘玉静、高艳(2011),合作学习教学策略,北京师范大学出版社,北京。 宁继鸣(2013),中国概况,北京语言大学出版社,北京。 王顺洪(2010),中国概况,北京大学出版社,北京。 王卓、杨建云(2006),合作学习:一种教学策略的研究,辽宁师范大学出版社,辽宁。

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhnnqs_18_3_2019_23_32_hoang_t_ngoc_minh_hoa_8206_2136256.pdf
Tài liệu liên quan