Vai trò của các thiết chế văn hóa trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Đồng Tháp

Tài liệu Vai trò của các thiết chế văn hóa trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Đồng Tháp: KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 194 VAI TRÒ CỦA CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRONG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO THANH NIÊN ĐỒNG THÁP SV: Đặng Đinh Bằng, Lớp: ĐHQLVH15A GVHD: ThS. Đinh Văn Nhân Tóm tắt Thiết chế văn hóa đã hình thành và phát triển cùng những giai đoạn thăng trầm của đất nước và khẳng định được vai trò của mình đối với xã hội. Bài viết nêu lên sự phát triển của các thiết chế văn hóa ở Đồng Tháp và vai trò của các thiết chế văn hóa trong việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống, nhất là đối với tầng lớp thanh niên trong xã hội hiện nay. Từ khóa: Thiết chế văn hóa, Đồng Tháp, giáo dục, thanh niên. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dân tộc Việt Nam đã hình thành niên một hệ giá trị đạo đức truyền thống giàu bản sắc. Đó chính là tinh thần yêu nước, nhân ái, vị tha nhưng cũng giàu nghĩa khí, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và tiết kiệm. Những tinh thần đó là động lực...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của các thiết chế văn hóa trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 194 VAI TRÒ CỦA CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRONG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO THANH NIÊN ĐỒNG THÁP SV: Đặng Đinh Bằng, Lớp: ĐHQLVH15A GVHD: ThS. Đinh Văn Nhân Tóm tắt Thiết chế văn hóa đã hình thành và phát triển cùng những giai đoạn thăng trầm của đất nước và khẳng định được vai trò của mình đối với xã hội. Bài viết nêu lên sự phát triển của các thiết chế văn hóa ở Đồng Tháp và vai trò của các thiết chế văn hóa trong việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống, nhất là đối với tầng lớp thanh niên trong xã hội hiện nay. Từ khóa: Thiết chế văn hóa, Đồng Tháp, giáo dục, thanh niên. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dân tộc Việt Nam đã hình thành niên một hệ giá trị đạo đức truyền thống giàu bản sắc. Đó chính là tinh thần yêu nước, nhân ái, vị tha nhưng cũng giàu nghĩa khí, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và tiết kiệm. Những tinh thần đó là động lực để toàn thể nhân dân Việt Nam đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Trong thời bình, các giá trị đạo đức truyền thống cũng là hành lang quan trọng cho mỗi người dân Việt Nam trong quá trình lao động sản xuất, vui chơi giải trí. Về cơ bản, các giá trị đạo đức truyền thống, văn hóa truyền thống Việt Nam thường tồn tại ở các di tích lịch sử - văn hóa, trong các câu chuyện cổ dân gian, các câu ca dao, tục ngữ, hò, vè, các loại hình nghệ thuật truyền thống khác Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và giao lưu với nhiều nền văn hóa mới (có tích cực và cũng có tiêu cực), đã làm cho các giá trị đạo đức truyền thống ít nhiều đã bị phai nhạt, đặc biệt là ở tầng lớp thanh niên Việt Nam nói chung, thanh niên Đồng Tháp nói riêng. Chính vì thế, việc làm thế nào để các giá trị đạo đức truyền thống không không bị phai nhạt trong thế hệ thanh niên và vẫn phát huy được vai trò quan trọng của mình là điều cần phải xem xét. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua, các thiết chế văn hóa ở tỉnh Đồng Tháp đã phát huy được vai trò của mình trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Đồng Tháp như truyền tải các bài viết giới thiệu quê hương, đất nước; tăng cường sưu tầm, giảng dạy các văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc và Đồng Tháp. Bên cạnh đó, việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên tỉnh Đồng Tháp vẫn còn nhiều bất cập. Với những điều kiện thuận lợi hiện có, còn nhiều vấn đề đặt ra cho công tác này đó là: Hiện trạng những tệ nạn xã hội, nạn tham nhũng, sự suy thoái đạo đức của một bộ phận nhỏ cán bộ, đảng viên, người lớn tuổi đã ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của thanh niên; phương pháp và hình thức giáo dục xơ cứng, cơ sở vật chất chưa tốt; sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghệ thông tin và mạng xã hội. 2. Khái quát về tỉnh Đồng Tháp và các thiết chế văn hóa ở Đồng Tháp 2.1. Khái quát về tỉnh Đồng Tháp Là một trong 13 tỉnh, thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội và giao lưu hội nhập quốc tế khi phía Bắc giáp với tỉnh PreyVeng thuộc Campuchia (đường biên giới quốc gia giáp Campuchia có chiều dài khoảng 50km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước), phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp với tỉnh An Giang, phía Đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện; theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2011, Đồng Tháp có tổng diện tích 3.378,8 km2 và tổng dân số là 1.680.300 người. Đồng Tháp với địa bàn khá rộng lớn, dân số đông và năng động cùng sự giao thoa, hội tụ mạnh mẽ đã tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc mà các thiết chế văn hóa đang giữ vai trò giáo dục, bảo lưu và trao truyền giá trị ấy. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 195 2.2. Các thiết chế văn hóa ở Đồng Tháp Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Thiết chế văn hóa là chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí; chỉ riêng ngôi nhà hoặc công trình văn hóa chưa đủ để gọi là thiết chế văn hóa”. Thiết chế văn hóa có vai trò quan trọng trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho con người nói chung, thanh niên nói riêng, bởi đây là những nơi có chức năng lưu giữ, phát huy và sáng tạo các giá trị văn hóa. Tuy nhiên, không phải tất cả những nơi có chức năng lưu giữ, phát huy và sáng tạo ra các giá trị văn hóa đều là thiết chế văn hóa, mà nó phải có 4 yếu tố cơ bản: Có một bộ máy nhân sự được tổ chức thành hệ thống; Có thể chế để vận hành; Có trụ sở và các thiết bị chuyên dùng, gọi chung là cơ sở vật chất để tồn tại, hoạt động lâu dài và có sự tham gia của người dân. Thiết chế văn hóa có thể là những cơ quan văn hóa, đồng thời cũng là những thiết chế văn hóa xã hội, ví dụ như: Trung tâm Văn hóa, Bảo tàng, Thư viện, Nhà hát, Ở tỉnh Đồng Tháp hiện có hệ thống thiết chế văn hóa cơ bản như: - Về Trung tâm Văn hóa tỉnh Đồng Tháp: Được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 1991. Đến năm 2013, đổi tên thành Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh trên cơ sở hợp nhất giữa Trung tâm Văn hóa tỉnh và Điện ảnh tỉnh (theo Quyết định số 137/QĐ-UBND-TL ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Đến năm 2018, đổi tên thành Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh trên cơ sở hợp nhất giữa Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh và Đoàn Văn công Đồng Tháp (theo Quyết định số 92/QĐ-UBND-TL ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó toàn tỉnh còn có 12 Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện, thị xã, thành phố; 144/144 xã, phường, thị trấn trong tỉnh có Trung tâm Văn hóa – Học tập cộng đồng; 158/591 ấp có Nhà Văn hóa. - Về Bảo tàng: Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp là nơi sưu tầm, bảo quản, trưng bài những tài liệu, hiện vật và di tích của địa phương (với hơn 30.000 hiện vật, trong đó có các cổ vật quý của di chỉ văn hóa Óc Eo được công nhận là bảo vật quốc gia), nghiên cứu khoa học và phổ biến khoa học, nhằm giáo dục văn hóa truyền thống, nâng cao lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương, tổ quốc, đồng bào, động viên nhân dân ra sức thi đua hoàn thành tốt những nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. - Về hệ thống Thư viện: Đồng Tháp hiện có 09 Thư viện cấp huyện được tổ chức theo hình thức kho kín, bạn đọc chọn tài liệu trên cơ sở dữ liệu, phục vụ mượn về nhà, đọc tại chỗ, 11 thư viện xã và 160 phòng đọc cơ sở. Riêng Thư viện tỉnh Đồng Tháp sưu tầm và giới thiệu với bạn đọc khoảng 190.000 đầu sách các loại, 150 loại báo, tạp chí, 500 quyển luận văn, luận án; hơn 2.000 tài liệu địa chí; hơn 500.000 trang tài liệu điện tử. - Về thiết chế văn hóa – thể thao: Có khu liên hợp Thể dục Thể thao tỉnh với tổng diện tích 24ha gồm các công trình như: 01 sân vận động, 01 nhà thi đấu đa năng, 02 bể bơi, Trường Năng khiếu Thể dục thể thao, 02 sân quần vợt và các công trình phụ trợ khác. Ở cấp huyện, thị xã, thành phố có 06 nhà thi đấu, 11 nhà tập, 06 sân bóng đá 11 người, 10 hồ bơi, 36 sân quần vợt, 25 sân bóng chuyền, 50 sân cầu lông, 18 phòng tập thể dục thể thao và các điểm tập ở các khu công viên, sân cơ quan, trường học, được sử dụng cho người dân tập thể dục, chơi thể thao rèn luyện sức khỏe. Trong đó, hồ bơi, phòng tập thể dục thể thao đa số là của người dân tự đầu tư làm dịch vụ theo chủ trương xã hội hóa. Ở cấp xã, phường hiện có 45 sân bóng đá 11 người, 71 sân bóng đá 5 người dạng cỏ nhân tạo do tư nhân đầu tư xây dựng, 13 hồ bơi, 623 sân bóng chuyền, 240 sân cầu lông, 38 sân đá cầu, Những số liệu trên cho thấy, Đồng Tháp đã phấn đấu đạt những tiêu chí về phát triển các thiết chế văn hóa trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ đề ra: “Xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2015, 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đủ các thiết chế văn hóa; đến năm 2015 và năm 2020, 90 – 100% số quận, huyện, thị xã có nhà văn hóa và thư viện; 80 – 90% số xã, thị trấn có nhà văn hóa; 60 – 70% số làng, bản, ấp có nhà văn hóa”. 3. Vai trò của thiết chế văn hóa đối với việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên tỉnh Đồng Tháp KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 196 Theo tác giả Lê Thị Anh thì “Thiết chế văn hóa đang hằng ngày, hằng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, của đất nước”. Có thể thấy, với chức năng, nhiệm vụ và vai trò của mình, trong những năm qua, hệ thống thiết chế văn hóa đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên nói riêng, cho các tầng lớp nhân dân nói chung như: 3.1. Trung tâm Văn hóa (Nhà Văn hóa) các cấp Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh (nay là Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật) đã thực hiện công tác tuyên truyền, cổ động trực quan, triển lãm, tuyên truyền lưu động, chiếu phim lưu động, từng bước được đổi mới về nội dung, hình thức, phong trào nghệ thuật quần chúng trong tỉnh phát triển sâu rộng; chất lượng các cuộc thi, hội diễn, liên hoan được tập trung nâng cao, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu hưởng thụ các các tầng lớp thanh niên và nhân dân. Trong năm tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi cấp tỉnh; đăng cai thành công các cuộc thi cấp khu vực; tham gia hội diễn, liên hoan cấp khu vực và toàn quốc đạt nhiều giải cao. Công tác đào tạo năng khiếu và hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ sở được tăng cường; duy trì thường xuyên hoạt động các câu lạc bộ tại chổ để tạo nguồn cộng tác viên nòng cốt; sáng tác, biên tập, dàn dựng và tổ chức thực hiện nhiều chương trình nghệ thuật quy mô và hoành tráng phục vụ các ngày lễ lớn, những sự kiện trọng đại của đất nước và địa phương. Đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng các nguồn lực trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và hoạt động nghiệp vụ điện ảnh. Trung tâm Văn hóa – Thể thao các huyện, thị xã, thành phố: Đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa – thể thao phong phú, quy mô hoành tráng phục vụ nhân dân vào những dịp lễ hội mừng Đảng – mừng xuân, kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện trọng đại tại địa phương. Chất lượng phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở cơ sở từng bước được nâng lên thông qua mô hình hoạt động các câu lạc bộ. Quan tâm cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ tổ chức hoạt động cho Trung tâm Văn hóa – Học tập cộng đồng cấp xã trên địa bàn. Tất cả những hoạt động của Trung tâm văn hóa (Nhà văn hóa) các cấp đã tạo nên không gian, môi trường thu hút một số lượng lớn thanh niên tham gia. Thông qua đó, giáo dục cho thanh niên thị hiếu văn hóa nghệ thuật lành mạnh và trân trọng các loại hình nghệ thuật truyền thống của Đồng Tháp nói riêng và của dân tộc nói chung. Quan trọng hơn, các thiết chế văn hóa này còn giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị - xã hội ở địa phương đến các tầng lớp thanh niên và nhân dân được biết, là nơi để nâng cao tinh thần và hiểu biết pháp luật cho thanh niên, cho nhân dân. Từ đó, giảm thiểu các tệ nạn xã hội như: Ma túy, mại dâm, trộm cắp, vi phạm trật tự an toàn giao thông, vi phạm cảnh quan đô thi,Các buổi sinh hoạt văn hóa ở cơ sở cũng chính là môi trường thuận lợi để thanh niên mạnh dạng đóng góp, đề xuất ý kiến với các cấp Ủy đảng, chính quyền góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. Đây cũng là nơi để thanh niên, để nhân dân “tăng thêm sức đề kháng” đối với những luận điệu sai trái, chống phá cách mạng, chống phá Đảng và Nhà nước trong tình hình nước ta vẫn phải cảnh giác, đấu tranh với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. 3.2. Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp Thường xuyên mở những đợt sinh hoạt chuyên đề, tổ chức trưng bày lưu động giới thiệu những hiện vật lịch sử - văn hóa từ buổi hình thành vùng đất Đồng Tháp Mười đến quá trình đấu tranh giành độc lập, xây dựng và phát triển tỉnh Đồng Tháp ngày nay, qua đó giúp mọi người, trong đó có tầng lớp thanh niên, hiểu sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc và của vùng đất Sen Hồng oai hùng. Tổ chức sưu tầm, lập hồ sơ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đề nghị các cấp công nhận. 3.3. Thư viện tỉnh Đồng Tháp và thư viện các cấp Từng bước ổn định và phát triển với nhiều đầu sách, đa dạng về lĩnh vực đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin, nghiên cứu, học tập cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn (riêng Thư viện tỉnh đang triển khai hiệu quả 10 phòng đọc, hằng năm phục vụ trên 600.000 lượt người/năm). Qua các hoạt động của thư viện đã góp TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 197 phần nâng cao dân trí, phát huy hiệu quả nét văn hóa đọc truyền thống trong nhân dân, trong đó có tầng lớp thanh niên. 3.4. Khu liên hợp Thể dục Thể thao tỉnh và Trung tâm Văn hóa – Thể thao các cấp Hằng năm, khu liên hợp Thể dục Thể thao tỉnh tổ chức và phối hợp tổ chức đăng cai các giải thể thao cấp tỉnh, cấp khu vực, quốc gia, quốc tế; hướng dẫn, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thể dục thể thao cho cơ sở; thể thao thành tích cao duy trì, giữ vững thành tích trong top mạnh cả nước; tham dự các giải thể thao cấp khu vực, quốc gia và quốc tế với các môn như: Cờ vua, Cờ tướng, Xe đạp, Taekwondo, Bi sắt, Judo,Song song đó ở các địa phương cũng triển khai các dự án xây dựng sân vận động, nhà tập và bãi thể thao cấp huyện, thị xã, thành phố kết hợp chặt chẽ với chương trình xây dựng nông thôn mới. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho thể thao trường học phấn đấu theo quy chuẩn quốc gia. Đáp ứng nhu cầu luyện tập và thi đấu của quần chúng nhân dân. Thông qua hoạt động của các thiết chế văn hóa – thể thao góp phần giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho các tầng lớp thanh niên về tinh thần thượng võ, đoàn kết, phát triển thể chất con người Việt Nam trong thời đại mới, giáo dục cho thanh niên ý thức rèn luyện thể dục thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại, có sức khỏe xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thời gian gần đây nền kinh tế Đồng Tháp phát triển khá sôi động, tạo điều kiện cho sự phát triển hệ thống thiết chế văn hóa nhằm đáp ứng đời sống văn hóa tinh thần ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân nói chung, thanh niên Đồng Tháp nói riêng. Bằng những hoạt động thiết thực của các thiết chế văn hóa ở Đồng Tháp đã thu hút một lượng đông đảo thanh niên tham gia, không chỉ với tư cách là đối tượng thưởng thức các giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, mà còn với tư cách là người sáng tạo và bảo lưu, trao truyền cho các thế hệ. Qua các hoạt động của thiết chế văn hóa, một cách tự nhiên nhất, các giá trị văn hóa truyền thống được thanh niên tiếp thu, giữ gìn và phát triển, góp phần chung tay cùng Đảng, Nhà nước thực hiện tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. 4. Kết luận Thanh niên hiện nay nói chung, thanh niên Đồng Tháp nói riêng rất năng động, sáng tạo và ham học hỏi những cái mới, Tuy nhiên, để họ có được sự phát triển toàn diện, nhất là hoàn thiện nhân cách cần có sự tập trung, đầu tư giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho họ. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Đồng Tháp hiện nay, cần thiết phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp, thay đổi phương thức hoạt động của từng loại hình thiết chế văn hóa với nhau; phải có sự hỗ trợ, phối hợp giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Đồng Tháp với bề dày truyền thống và kinh nghiệm trong tổ chức và quản lý hoạt động của các thiết chế văn hóa, chắc chắn rằng, trong một thời gian gần đây, Đồng Tháp sẽ có được một thế hệ thanh niên đủ sức kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhằm đưa Đồng Tháp lên một bước phát triển mới, cùng chung sức với các tỉnh, thành khác đưa Việt Nam trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, có nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Thị Anh (2014), Vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa, Tạp chí Cộng sản điện tử, (20/8/2014). [2]. Bảo tàng Đồng Tháp – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp (2018), Số liệu di tích, lễ hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, [3]. Đinh Văn Nhân (2018), Vai trò của các thiết chế văn hóa ở Đồng Tháp trong giáo dục giá trị văn hóa truyền thống, Tạp chí thiết bị giáo dục, số 175 kỳ 2-8/2028, tr.141-144. [4]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp (2017), Báo cáo số 158/BC-SVHTTDL ngày 04/8/2017 về việc Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Đồng Tháp. [5]. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2164/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 – 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội. KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 198 [6]. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2474/QĐ-TTg về việc ban hành Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội. [7]. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 581/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf29_3081_2200886.pdf