Bán hàng đa cấp tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Bán hàng đa cấp tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 27 (52) - Thaùng 02/2017 28 Bán hàng đa cấp tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Muti-Level Marketing in Vietnam – Situation andsolution TS. Đặng Công Tráng, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Dang Cong Trang, Ph.D., Ho Chi Minh City University of Industry Trần Vũ Hoàng Long, Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất Tran Vu Hoang Long, Tan Son Nhat International Airport Tóm tắt Muti-Level Marketing (MLM) trên thế giới có một lịch sử gần 80 năm phát triển và có những phát triển nhất định tại Việt Nam. Mô hình kinh doanh đa cấp đang phát triển mạnh với sự phát triển của nền kinh tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam là một thành viên tích cực và có trách nhiệm đối với hội nhập kinh tế quốc tế là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Diễn đàn Hợp tác châu Á - Thái Bình Dương - APEC... Do đó Việt Nam tận dụng cơ hội để thu được những thành tựu lập pháp của thế giới ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bán hàng đa cấp tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 27 (52) - Thaùng 02/2017 28 Bán hàng đa cấp tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Muti-Level Marketing in Vietnam – Situation andsolution TS. Đặng Công Tráng, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Dang Cong Trang, Ph.D., Ho Chi Minh City University of Industry Trần Vũ Hoàng Long, Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất Tran Vu Hoang Long, Tan Son Nhat International Airport Tóm tắt Muti-Level Marketing (MLM) trên thế giới có một lịch sử gần 80 năm phát triển và có những phát triển nhất định tại Việt Nam. Mô hình kinh doanh đa cấp đang phát triển mạnh với sự phát triển của nền kinh tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam là một thành viên tích cực và có trách nhiệm đối với hội nhập kinh tế quốc tế là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Diễn đàn Hợp tác châu Á - Thái Bình Dương - APEC... Do đó Việt Nam tận dụng cơ hội để thu được những thành tựu lập pháp của thế giới để giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay ở đa cấp kinh doanh. Từ khóa: bán hàng đa cấp, kinh doanh đa cấp, kinh doanh theo mạng. Abstract Muti-Level Marketing (MLM) in the world has a history of nearly 80 years of development and there are certain developments in Vietnam. Multi-level business model is growing in strength with the development of the economy and the explosion of information technology. In the trend of integration and globalization, Vietnam is an active member and responsible for international economic integration is a member of the World Trade Organization WTO, the Asia Cooperation Forum - Pacific Ocean - APEC... So Vietnam to take advantage of opportunities to acquire the legislative achievements of the world to address the current pressing issues in business multilevel. Keywords: sales of multi-level, multi-level business, MLM. 1. Đặt vấn đề Bán hàng đa cấp là vấn đề nóng không chỉ đối với Việt Nam mà còn nhiều quốc gia trên thế giới dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, vì hình thức kinh doanh này đã và đang làm thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống. Bán hàng đa cấp có lịch sử gần 100 năm trên thế giới nhưng ở Việt Nam hình thức này được du nhập từ cuối những năm 90 của thế kỷ 20, tuy nhiên đến nay vấn đề này vẫn luôn mới mẻ cả về lý luận, pháp lý và thực tiễn. Ở Việt Nam, mặc dù quy định của pháp luật về vấn đề này đã có nhưng với sự tham gia ồ ạt của các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hay kinh doanh đa cấp biến tướng, trá hình khiến các quy định pháp lý không theo kịp với sự thay đổi này, điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội, đến những người tham gia vào hệ thống kinh ĐẶNG CÔNG TRÁNG - TRẦN VŨ HOÀNG LONG 29 doanh đa cấp, đặc biệt gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý của các cấp, các ngành có liên quan. Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến vấn đề bán hàng đa cấp. Dù chưa có một văn bản luật cụ thể nào dành riêng cho hoạt động bán hàng đa cấp, nhưng để quản lý hoạt động này, Nhà nước đã ban hành Luật Cạnh tranh 2004, Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (Nghị định 110/2005/CP được thay thế bởi Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 (viết tắt là Nghị định 42/2014/NĐ-CP). Những văn bản quy phạm trên bước đầu cơ bản đã thừa nhận bán hàng đa cấp là một hình thức kinh doanh hợp pháp, đồng thời tạo cơ sở pháp lý quan trọng để người tham gia vào hệ thống đa cấp được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp vẫn còn ở mức quy định chung, nguyên tắc, gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế từ bán hàng đa cấp. Ngoài ra cũng chưa có nhiều những công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này để góp phần đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp. Xuất phát từ tính cấp thiết, ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề này cũng như từ những hạn chế của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp đòi hỏi việc nghiên cứu một cách có hệ thống, thấu đáo và đầy đủ những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá sâu sắc về phương diện quản lý Nhà nước cũng như các qui phạm pháp luật liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp là một việc cần thiết cấp bách hiện nay nhằm góp phần hoàn thiện thêm một bước của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam. 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về bán hàng đa cấp 2.1. Chủ thể trong quan hệ bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật Có nhiều chủ thể tham gia vào quan hệ bán hàng đa cấp, song hiện tại pháp luật Việt Nam chỉ mới đề cập tới hai chủ thể cơ bản và quan trọng nhất của quan hệ bán hàng đa cấp là doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp: Theo quy định của pháp luật: “Doanh nghiệp bán hàng đa cấp là doanh nghiệp có tiến hành hoạt động kinh doanh bán lẻ theo phương thức đa cấp” [Khoản 1, Điều 3 Nghị định 42/2014/NĐ-CP]. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được phép tiến hành hoạt động bán hàng đa cấp sau khi được cấp giấy đăng ký và phải chịu trách nhiệm về mặt pháp luật trong khi thực hiện vai trò: cung cấp hàng hóa, sản phẩm cho nhà phân phối trong hệ thống đa cấp để đưa hàng hóa, sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, sản phẩm đó; Xác định mô hình bán hàng đa cấp. Mô hình này có tính quyết định tới sự hấp dẫn và mức chi trả hoa hồng cho các nhà phân phối, là cơ sở quan trọng nhất của hình thức bán hàng đa cấp; Chịu trách nhiệm đào tạo và quản lý các nhà phân phối để họ hoạt động tốt, hiệu quả và đúng pháp luật. Người tham gia bán hàng đa cấp là người giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp [Khoản 3, Điều 3 Nghị định 42]. 2.2. Pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp Hoạt động Bán hàng đa cấp ở nước ta diễn biến rất phức tạp, nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan hữu quan thì việc kiểm soát không hề dễ dàng, vì thế BÁN HÀNG ĐA CẤP TẠI VI T NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 30 Nghị định 42/2014/NĐ-CP đã dành một chương (Chương VI) để quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Bán hàng đa cấp. Nội dung quản lý nhà nước chủ yếu bao gồm: Thứ nhất, về phân cấp quản lý: tại Trung ương, Bộ Công thương là cơ quan quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên phạm vi cả nước. Phụ trách chuyên môn của Bộ Công thương là Cục Quản lý cạnh tranh (VCA - Vietnam Competition Authority); tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước tại địa phương. Phụ trách chuyên môn là các Sở Công thương. Quy định này ổn định qua các giai đoạn phát triển của pháp luật về bán hàng đa cấp. Thứ hai, các nội dung quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp rất đa dạng, bao gồm: Cấp, thu hồi, gia hạn giấy đăng ký, kiểm tra giám sát, báo cáo. Pháp luật Việt Nam chỉ có quy định chung về việc thành lập hội tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Về lý thuyết hiệp hội là nơi tổ chức phổ biến, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ kiến thức và nghiệp vụ cho hội viên. 2.3 Hành vi bán hàng đa cấp vi phạm từ phía doanh nghiệp Các hành vi vi phạm phổ biến từ phía doanh nghiệp Bán hàng đa cấp bao gồm: Đưa ra những khoản trả thưởng hấp dẫn để lôi kéo thêm nhiều nhà phân phối mới vào mạng lưới: Đây là vi phạm rất phổ biến của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam. Kế hoạch bán hàng và trả thưởng là phương tiện để đánh giá xem doanh nghiệp bán hàng đa cấp đó là bất chính hay chân chính, doanh nghiệp bán hàng đa cấp thường tô vẽ ra những bức tranh rất sáng về khả năng làm giàu nhanh khi tham gia vào mạng lưới của họ để lôi kéo người tham gia. Ép người mới tham gia phải đặt cọc một khoản tiền hay phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu để được quyền trở thành Nhà phân phối là hành vi mà rất nhiều doanh nghiệp bán hàng đa cấp áp dụng. Luật cấm việc doanh nghiệp ép người tham gia phải mua một số lượng sản phẩm nhất định để có thể trở thành thành viên tham gia vào hệ thống. Thổi phồng sự thật về chất lượng, tính năng hay giá cả của hàng hóa: Đây là loại vi phạm xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất từ phía các doanh nghiệp Bán hàng đa cấp. Những sản phẩm được thổi phồng về chất lượng, tính năng, nguồn gốc thường là những sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đồ gia dụng có thể sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. 2.4. Hành vi bán hàng đa cấp vi phạm từ phía người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp Yêu cầu người tham phải đóng một khoản tiền nhất định để được quyền tham gia vào mạng lưới. Đây là hành vi rất phổ biến được người tham gia áp dụng để trục lợi từ những người mới tham gia. Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về tính chất, công dụng của hàng hóa. Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác cho Nhà phân phối của mình về tính năng, công dụng của sản phẩm. 2.5. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý bán hàng đa cấp tại Việt Nam Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chưa nắm rõ các quy định mới của luật. Nghị định 42/2014/NĐ-CP thay thế Nghị ĐẶNG CÔNG TRÁNG - TRẦN VŨ HOÀNG LONG 31 định 110/2005/NĐ-CP trong đó kế thừa một số điều và bổ sung một số quy định cho phù hợp với thực tiễn quản lý. Mặc dù đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp không nắm rõ quy định mới nên thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định của pháp luật. Các vi phạm phổ biến hiện nay là doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp theo Nghị định 110/2005/NĐ-CP vẫn tiếp tục hoạt động mà không đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Khó khăn trong quản lý hoạt động quảng cáo: Đặc trưng của hoạt động bán hàng đa cấp như đã đề cập là việc người tham gia trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, việc quản lý những thông tin mà người tham gia trao đổi với Người tiêu dùng là một điều rất khó khăn và nan giải. Chưa có cơ chế quản lý mạng lưới bán hàng đa cấp quốc tế: Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại, các hoạt động mua bán, giao dịch trực tuyến diễn ra rất sôi nổi trong đó có các hoạt động bán hàng đa cấp của các công ty trên thế giới. Việt Nam thừa nhận và cho phép cung cấp qua biên giới theo hình thức bán lẻ đối với sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân và phần mềm máy tính, bao gồm cả hoạt động của các cá nhân theo phương thức bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về quản lý bán hàng đa cấp hiện nay chưa đáp ứng được cam kết của Việt Nam khi hội nhập. Cụ thể, chúng ta chưa đưa ra được những quy định để điều chỉnh hệ thống của các công ty bán hàng đa cấp mà không thành lập công ty con tại Việt Nam. Việc này có thể dẫn đến các hoạt động của nó không được quản lý, dẫn đến những khó khăn trong công tác giám sát và điều hành. Việc Nghị định số 42/2014/NĐ-CP được ban hành đã có những thay đổi cơ bản, quan trọng theo hướng thắt chặt quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp như nâng cao điều kiện gia nhập, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hoạt động của người tham gia, bổ sung nhiều quy định cấm, tăng cường sự tương tác giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý cũng như giữa các cơ quan quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn công tác đào tạo người tham gia của doanh nghiệp. Công tác quản lý bằng pháp luật đối với ngành công nghiệp bán hàng đa cấp Việt Nam đã ghi được dấu ấn với sự ra đời của những quy phạm pháp luật điều chỉnh khá toàn diện và đầy đủ. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhìn thấy trong đó các vấn đề còn tồn tại, còn yếu kém. 3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp Để chấn chỉnh lại hoạt động bán hàng đa cấp, thời gian tới Cục Quản lý cạnh tranh cần rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đổi, bổ sung các điều, khoản không còn phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp và thực tế quản lý của cơ quan quản lý nhà nước theo hướng siết chặt hơn nữa hoạt động này và tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp này, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh; tăng cường sự phối hợp giữa Cục Quản lý cạnh tranh, Sở Công thương và các lực lượng quản lý ở các địa phương để BÁN HÀNG ĐA CẤP TẠI VI T NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 32 gia tăng hoạt động giám sát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp. Về giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật nhằm quản lý hiệu quả hoạt động bán hàng đa cấp, cần bổ sung và hoàn thiện các vấn đề sau đây: Thứ nhất, cần mở rộng khái niệm “bán hàng đa cấp”. Điều 48 Luật Cạnh tranh năm 2004 nêu lên những dấu hiệu của kinh doanh đa cấp bất chính là cần thiết nhưng chưa đủ, cần có thêm những quy định khái quát hơn thừa nhận sự tồn tại của kinh doanh đa cấp và cụ thể hóa thêm những hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Do đó, tại Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 cần bổ sung kinh doanh đa cấp như một hành vi thương mại. Mặc dù kinh doanh đa cấp có những đặc trưng nhất định, nhưng cũng mang bản chất của hành vi thương mại, đó là mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa nhằm mục đích sinh lợi. Vì vậy trước khi xây dựng pháp luật về bán hàng đa cấp thì các nhà làm luật phải xem kinh doanh đa cấp như hành vi mua bán hàng hóa, đại lý hay ủy thác, bởi vì kinh doanh đa cấp có những đặc thù riêng, không chỉ là mua bán hàng hóa mà còn là tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa. Hơn nữa, mối quan hệ của các chủ thể tham gia trong kinh doanh đa cấp không chỉ là quan hệ giữa người mua, người bán hay bên giao đại lý và bên đại lý mà gần như là tổng hợp của các quan hệ trên. Thứ hai, về địa vị pháp lý của doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Luật Thương mại cần quy định quyền và nghĩa vụ các bên một cách khái quát, mang tính nguyên tắc, bao gồm quyền và nghĩa vụ của người tham gia, của người quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng như bản thân doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để văn bản dưới luật có những quy định cụ thể, cũng như các cơ quan liên quan ban hành văn bản hướng dẫn phù hợp. Những quyền và nghĩa vụ này phải bao hàm những nội dung cơ bản nhất, là cơ sở để bảo vệ quyền lợi các chủ thể trong kinh doanh đa cấp. Chẳng hạn,doanh nghiệp kinh doanh đa cấp phải cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về sản phẩm, về quyền và nghĩa vụ của việc tham gia kinh doanh đa cấp và những vấn đề khác có liên quan; doanh nghiệp có trách nhiệm nhận lại hoặc mua lại các sản phẩm đã bán cho người tham gia theo những điều kiện được quy định; cấm doanh nghiệp hoặc người tham gia dụ dỗ, lôi kéo người tham gia của doanh nghiệp khác hoặc trong mạng lưới của người tham gia khác về doanh nghiệp hoặc mạng lưới của mình. Thứ ba, đối với chủ thể tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Cần bổ sung thêm quy định: “Nếu người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp xây dựng và duy trì mạng lưới phân phối viên tuyến dưới từ 10 người trở lên trong thời hạn 1 năm, thì phải tiến hành đăng ký kinh doanh với hình thức là doanh nghiệp tư nhân”, bởi theo Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 của Chính phủ quy định về Đăng ký kinh doanh quy định: “Hộ kinh doanh cá thể có sử dụng hơn mười lao động hoặc có hơn một địa điểm kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp”. Thứ tư, đối với sản phẩm của bán hàng đa cấp. Sản phẩm phải có xuất xứ rõ ràng, dán nhãn mác, công dụng đầy đủ và phải ghi bằng tiếng Việt. Các sản phẩm kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp có rất ĐẶNG CÔNG TRÁNG - TRẦN VŨ HOÀNG LONG 33 nhiều sản phẩm là thực phẩm chức năng, trên thực tế đã gây ra ngộ nhận về chức năng chữa bệnh của sản phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng do sử dụng không đúng cách hoặc do nhà phân phối tư vấn không đúng sự thật về công dụng của sản phẩm. Do đó, các sản phẩm nào liên quan trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng, Nhà nước nên quy định bổ sung vào Nghị định số 42/2014/NĐ-CP thêm cơ chế tiền kiểm đối với chất lượng, tính năng công dụng sản phẩm bán hàng đa cấp là thực phẩm chức năng phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng dẫn cụ thể cách thức sử dụng và các yêu cầu khác của Ngành Y tế liên quan tới sức khỏe của con người khi sử dụng. Thứ năm, về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bán hàng đa cấp. Cần quy định thêm thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền xem xét và xử lý vi phạm pháp luật phát sinh trong lĩnh vực bán hàng đa cấp xảy ra trên địa bàn tỉnh/thành phố. Khi đó, Sở Công Thương với công cụ trong tay là Chi cục quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành thương mại sẽ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hiện, điều tra và đề xuất hình thức, biện pháp xử lý để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Nếu thực hiện được đề xuất trên, không chỉ giúp cho việc phát hiện, điều tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bán hàng đa cấp được tiến hành nhanh chóng, kịp thời mà còn tránh được trường hợp cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương “bất lực” trước những vi phạm xảy ra trên địa bàn do mình phụ trách. Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực tiễn từ đó phát hiện ra những bất cập của Luật chưa đáp ứng kịp thời với sự phát triển nhanh chóng của ngành nghề bán hàng đa cấp, đây cũng là yếu tố tiền đề quan trọng để có được những giải pháp hoàn thiện và hiệu quả cho công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về hoạt động bán hàng đa cấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2005), Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội. 2. Chính phủ (2014), Nghị định số 42/2014/NĐ- CP ngày 14/5/2014 về Quản lý hoạt động BHĐC, Hà Nội. 3. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh, số 27/2004/QH11, Hà Nội. 4. Quốc hội (2005), Luật Dân sự, số 33/2005/QH11, Hà Nội. 5. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, số 60/2014/QH11, Hà Nội. 6. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, số 36/2005/QH11, Hà Nội. 7. Competition Act 1985 Amendment 2014, Canada. 8. Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng 4 năm 2004 về Đăng ký kinh doanh. 9. Fair Trading Act 1986 Amendment 2013, New Zealand. 10. Wyllie - Executive Director DSA New Zealand (2012), Direct selling and the DSA. 11. Zoe Brennan (2007), “How Tupperware has conquered the world”, The Daily Mail. Retrieved May 19, 2009. Ngày nhận bài: 10/02/2017 Biên tập xong: 15/4/2017 Duyệt đăng: 20/4/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf82_3099_2215134.pdf
Tài liệu liên quan