Tỷ lệ và đặc điểm ung thư tuyến giáp ở người kiểm tra sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Tài liệu Tỷ lệ và đặc điểm ung thư tuyến giáp ở người kiểm tra sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Chợ Rẫy: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 64 TỶ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM UNG THƯ TUYẾN GIÁP Ở NGƯỜI KIỂM TRA SỨC KHỎE TỔNG QUÁT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Huỳnh Kim Phượng* TÓM TẮT Mở đầu: Tần suất ung thư tuyến giáp (UTTG) đặc biệt ung thư tuyến giáp dạng nhú kích thước nhỏ (UTTGDNKTN) ngày càng gia tăng bởi vì sự ứng dụng kỹ thuật siêu âm tuyến giáp với đầu dò độ phân giảicao kết hợp với chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) dưới hướng dẫn của siêu âm. Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ UTTG, UTTGDNKTN trên đối tượng người kiểm tra sức khỏe tổng quát (KTSKTQ). 2. Khảo sát các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng của UTTG và UTTGDNKTN. 3. Khảo sát mối liên quan giữa UTTG và các yếu tố khác: béo phì, thói quen ăn muối i-ốt, phình giáp hạt. Phương pháp: Hồi cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng NC là những người KTSKTQ được chẩn đoán UTTG tại Khoa Chăm sóc Sức khoẻ theo yêu cầu-Bệnh viện Chợ Rẫy từ 11/20...

pdf12 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ và đặc điểm ung thư tuyến giáp ở người kiểm tra sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 64 TỶ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM UNG THƯ TUYẾN GIÁP Ở NGƯỜI KIỂM TRA SỨC KHỎE TỔNG QUÁT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Huỳnh Kim Phượng* TÓM TẮT Mở đầu: Tần suất ung thư tuyến giáp (UTTG) đặc biệt ung thư tuyến giáp dạng nhú kích thước nhỏ (UTTGDNKTN) ngày càng gia tăng bởi vì sự ứng dụng kỹ thuật siêu âm tuyến giáp với đầu dò độ phân giảicao kết hợp với chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) dưới hướng dẫn của siêu âm. Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ UTTG, UTTGDNKTN trên đối tượng người kiểm tra sức khỏe tổng quát (KTSKTQ). 2. Khảo sát các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng của UTTG và UTTGDNKTN. 3. Khảo sát mối liên quan giữa UTTG và các yếu tố khác: béo phì, thói quen ăn muối i-ốt, phình giáp hạt. Phương pháp: Hồi cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng NC là những người KTSKTQ được chẩn đoán UTTG tại Khoa Chăm sóc Sức khoẻ theo yêu cầu-Bệnh viện Chợ Rẫy từ 11/2015 đến 10/2016. Kết quả: Khảo sát trên 6.340 người KTSKTQ đã ghi nhận: tần suất của UTTG 0,87% (55/6.340), trong đó UTTGDNKTN chiếm 52,7% (29/55); tuổi trung bình 44,92±12,49; nữ/nam 2,92; sống tại TPHCM 40%; thói quen ăn muối iốt chiếm 64,1%; nhân viên văn phòng 58,18%; đường kính trung bình bướu 10,01mm (<10mm chiếm 70,91%); UTTG đa ổ 12,73% (7/55); UTTG đơn ổ 87,27% (48/55) và 60,42% UTTG đơn ổ ở thùy phải (29/48); phình giáp hạt chiếm 56,36% (31/55); di căn hạch 1,81% (1/55); đặc tính siêu âm độ phản âm kém chiếm 98,18%; UTTG dạng nhú (dựa trên FNA) 76,36% và dạng nang 23,64%. UTTGDNKTN có tuổi TB 44,41 ±10,23; nữ/nam: 3,14; đường kính TB bướu 6,21mm (nhỏ nhất 2mm); bướu đơn ổ 82,76%; phình giáp hạt 48,3%; dấu hiệu độ phản âm kém trên siêu âm 100%. Không ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa giữa UTTG dạng nhú với tuổi, giới tính, thừa cân-béo phì, thói quen ăn muối iốt và phình giáp hạt. Kết luận: Trên những người KTSKTQ, tần suất của UTTG cao, đặc biệt là UTTGDNKTN. Từ khóa: Ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến giáp dạng nhú, ung thư tuyến giáp dạng nhú kích thước nhỏ, người kiểm tra sức khỏe. ABSTRACT INCIDENCE AND CHARACTERISTICS OF THYROID CANCER AMONG COMPREHENSIVE HEALTH CHECKUP EXAMINEES Huynh Kim Phuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 64 - 75 Background: Thyroid cancer and papillary thyroid microcarcinoma are increasing in incidence because the extensive use of high-frequency ultrasound and ultrasound –guided fine-needle aspiration cytology. Objective: Assessing the incidence of thyroid cancer (TC) and papillary thyroid microcarcinoma (PTMC) among comprehensive health checkup examinees; investigating characteristics of epidemiology, clinical and laboratory findings of TC and PTMC; investigating the relationship between thyroid cancer and obesity, iodine intake and nodular goiter. Method: A retrospective descriptive cross- sectional study was carried out on the comprehensive health checkup examinees at Health Care Department of Cho Ray hospital from Nov. 2015 to Oct. 2016. Results: Investigating on 6,340 health checkup examinees has revealed: incidence of TC 0.87% (55/6,340), in * Khoa CSSK Theo yêu cầu - Bệnh viện Chợ Rẫy. Tác giả liên lạc: TS.BS. Huỳnh Kim Phượng, ĐT: 0913121418, Email: drphuongkimhuynh@gmail.com. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 65 which PTMC 52.7% (29/55); the mean age is 44.92±12.49 years old; female/male ratio is 2.92; geography: HCM city 40%;iodine intake 64.1%; office- career is 58.18%; mean diameter of thyroid tumor is 10.01mm (<10mm: 70.91%); multifocal TC is 12.73% (7/55), monofocal TC is 87.27% (48/55) and 60.42% of monofocal TC (29/48) at right lobe; nodular goiter is 56.36% (31/55); lymph node metastasis is 1.81% (1/55), low echo gene of tumor is dominant 98.18%; FNA cytology-based PTC is 76.36% and FNA cytology-based follicular TC is 23.64%. Revealed PTMC with mean age 44.41 ±10.23; female/male ratio 3.14, mean diameter of tumor is 6.21mm (minimum 2mm), monofocal tumor is 82.76%, nodular goiter is 48.3%, low echo gene is 100%. No significant correlation between papillary thyroid cancer and age, gender, obesity, iodine intake and nodular goiter. Conclusion: In the comprehensive health checkup examinees, incidence of TC is high especially of PTMC. Keywords: Thyroid cancer, papillary thyroid carcinoma, papillary thyroid microcarcinoma, health checkup examinee. MỞ ĐẦU UTTG là ung thư phổ biến nhất của hệ nội tiết, chiếm khoảng 90%(19).Theo ACS, những năm gần đây tỷ lệ UTTG có tốc độ tăng nhanh nhất so với các bệnh lý ung thư khác, hàng năm có khoảng 17.000 trường hợp (TH) được phát hiện(3,19). Sự gia tăng này một phần là do tăng độ nhạy của các phương tiện chẩn đoán như siêu âm với đầu dò độ phân giải cao(3,16). Phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị hiệu quả đối với UTTG(13,23,24). Tại Việt Nam, UTTG cũng xảy ra nhiều ở nữ giới, có tỷ lệ mới mắc cao đứng hàng thứ 6 so với các bệnh lý ung thư khác, ước tính vào năm 2020 sẽ có khoảng hơn 6.000 trường hợp được phát hiện(1). Tuy nhiên, theo một NC hồi cứu năm 2009 trên những BN (BN) đến khám và điều trị tại các bệnh viện, thì đa số bệnh đã vào giai đoạn muộn, chiếm khoảng 70%(1). Trong các loại UTTG, ung thư tuyến giáp dạng nhú (UTTGDN) là loại thường gặp nhất, chiếm khoảng 80%. UTTGDN thường cho di căn hạch vùng cổ, với tỉ lệ khá cao trong một số báo cáo lên tới 50%(18). Ảnh hưởng của di căn hạch lên sự sống còn vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng người ta thấy rằng, ở những BN UTTGDN có di căn hạch cổ thì nguy cơ tái phát cao hơn sau điều trị(12,22). Việc di căn hạch cổ đã được chứng minh là có liên quan đến một số yếu tố bệnh học của UTTGDN như tính chất đa ổ của u, sự xâm lấn ra vỏ bao của u(9,10,12). Nhiều NC gần đây đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc UTTG gia tăng đáng kể phần lớn là do UTTGDNKTN ngày càng được phát hiện nhiều hơn(22,25) qua siêu âm và chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) dưới siêu âm(15). Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1988, UTTGDNKTN được định nghĩa là những nhân giáp ác tính có kích thước từ 10mm trở xuống(6,15,26) và được chẩn đoán bằng FNA dưới hướng dẫn của siêu âm(6,15). Do đó, phát hiện sớm UTTGDNKTN nói riêng, UTTG nói chung có ý nghĩa quan trọng, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho BN với tỷ lệ chữa khỏi bệnh rất cao(5). Việc quản lý UTTG vẫn còn là một thách thức lớn đối với tất cả các nước trên thế giới. Hiện nay, đã có nhiều NC khảo sát về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh, cũng như các phương pháp điều trị mới.Nhưng việc phát hiện sớm bệnh nhằm cải thiện khả năng sống cho BN vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện NC này nhằm khảo sát tỷ lệ cũng như đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng về bệnh UTTG trên những người đến kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Chợ Rẫy nhằm có thể cung cấp một số thông tin cần thiết cho các chương trình phòng ngừa và tầm soát sớm bệnh sau này. Mục tiêu tổng quát Đánh giá tỷ lệ và đặc điểm UTTG ở người KTSKTQ. Mục tiêu cụ thể Đánh giá tỷ lệ UTTG và UTTGDNKTN. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 66 Khảo sát các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng của UTTG và UTTGDNKTN. Khảo sát mối liên quan giữa UTTG dạng nhú và các yếu tố khác: tuổi, giới tính, thừa cân-béo phì, thói quen ăn muối iốt và phình giáp hạt. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế NC Hồi cứu mô tả cắt ngang, từ 11/2015 đến 10/2016. Đối tượng NC Tất cả người đến kiểm tra sức khỏe tổng quát tại Khoa CSSK Theo yêu cầu – BV Chợ Rẫy. Tiêu chuẩn chọn mẫu: tuổi >15 tuổi, người KTSKTQ sau khi được kiểm tra sức khỏe bởi thực hiện những xét nghiệm tổng quát, siêu âm tổng quát bao gồm siêu âm màu tuyến giáp, FNA tuyến giáp dưới hướng dẫn của siêu âm, và được chẩn đoán UTTG dựa trên kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật lấy bướu. Tiêu chuẩn loại trừ: không có đầy đủ thông tin từ hồ sơ bệnh án hoặc mất thông tin liên lạc với BN. Cỡ mẫu: lấy mẫu thuận tiện. Thu thập số liệu Tất cả BN sau khi được chẩn đoán là UTTG được ghi nhận: các chỉ số nhân trắc học: tuổi, giới, cân nặng, chiều cao; các đặc điểm về nghề nghiệp, nơi sinh sống; tiền căn ăn muối iốt, tiền căn bản thân và gia đình, các yếu tố nguy cơ UTTG: tiếp xúc chất phóng xạ, tiền căn gia đình có hội chứng đa bướu nội tiết, các bệnh lý đi kèm, đặc điểm hình ảnh học trên siêu âm và kết quả tế bào học FNA; chẩn đoán xác định UTTG dựa trên chẩn đoán UTTG sau khi phẫu thuật. Các dữ liệu sẽ được ghi vào mẫu bệnh án đã soạn sẵn. Công cụ thu thập số liệu Thu thập số liệu bằng bệnh án mẫu đã soạn sẵn. Biến số Biến định lượng gồm tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI, FT4, TSH. Biến định tính gồm giới, nghề nghiệp, nơi sinh sống, tiền căn gia đình, lý do đến khám, sờ thấy nhân giáp, đặc điểm hình ảnh siêu âm, kết quả FNA, bệnh lý đi kèm. Xử lý số liệu Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu sẽ được mã hóa và nhập vào phần mềm thống kê Stata 13.0. Kết quả sẽ được trình bày dưới dạng tần suất, tỷ lệ %, trung bình, độ lệch chuẩn, Vấn đề y đức Đây là NC hồi cứu nên đảm bảo vấn đề y đức. KẾT QUẢ Tỷ lệ UTTG và UTTGDNKTN Nghiên cứu hồi cứu trong thời gian từ 11/2015 đến 10/2016 thu thập được 55 trường hợp bị UTTG trong tổng số 6.340 TH đến KTSKTQ tại khoa CSSKTYC-BVCR, UTTG chiếm tỷ lệ 0,87 % (55/6.340), trong đó UTTGDNKTN chiếm tỷ lệ 52,7% (29/55). Các đặc điểm của UTTG và UTTGDNKTN UTTG Tuổi TB của nhóm UTTG là 44,92±12,49 (nhỏ nhất 23 tuổi, lớn nhất 78 tuổi). Nhóm tuổi thường gặp nhất là 31-60 (78,18%); nữ chiếm đa số với 41 TH (74,55%) nữ/nam: 2,92; công nhân viên chiếm đa số 58,18 %, phần lớn BN đến khám sống tại TPHCM tỷ lệ 40% (22/55); ghi nhận thói quen ăn muối iốt 63,64%, lý do khám KTSKTQ 56,36%, sờ thấy nhân giáp 7,27%. Đặc điểm nhân giáp Kích thước nhân giáp ≤ 10mm chiếm tỷ lệ 70,91% (39/55). Tính chất đa ổ-đơn ổ UTTG đa ổ chiếm 12,73% (7/55); trong 7 TH này, bướu giáp ác tính phân bố cùng 1 thùy giáp là 3 TH (42,86%) và phân bố ở 2 thùy là 4 TH (57,14%). Trong UTTG đơn ổ, tỷ lệ bướu giáp ác tính phân bố tại thùy phải tuyến giáp là 60,42% (29/48), thùy trái là 37,50% (18/48) và eo giáp là 2,08% (1/48). Phình giáp hạt đi kèm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 67 Chiếm 56,36% (31/55). Hạch cổ di căn Có 1 TH hạch cổ di căn chiếm 1,81%. Tính chất gợi ý ác tính nhân giáp trên siêu âm Độ echo kém 98,18%, vi vôi hóa/vôi hóa không liên tục 32,73%, trục dọc 23,64%, giới hạn không rõ 5,45%, xâm lấn vỏ bao 3,64%. Tế bào học FNA UTTG dạng nhú 76,36%, UTTG dạng nang 23,64%. UTTGDNKTN Tuổi Độ tuổi trung bình là 44,41±10,23 thay đổi từ 27-64 tuổi và nhóm tuổi thường gặp nhất là 31-60 tuổi với tỷ lệ 82,75%. Giới tính Trong 29 trường hợp UTTGDNKTN, nữ chiếm đa số 75,86% (22/29). Tỷ số nữ/nam: 3,14 (22/7). Tình huống phát hiện Hầu hết các trường hợp UTTGDNKTN đến khám vì kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc vì bệnh lý khác với tỷ lệ 93,1% (27/29), trên lâm sàng đều không sờ thấy nhân giáp và tất cả đều được phát hiện qua siêu âm tuyến giáp. Tính chất nhân giáp Kích thước nhân giáp Trong 29 trường hợp UTTGDNKTN, kích thước nhân giáp trung bình là 6,21mm, dao động từ 2mm đến 10mm. Kích thước nhân giáp thường gặp là 4mm và 8mm. Tính chất đa ổ Chúng tôi ghi nhận UTTGDNKTN thường biểu hiện đơn độc một nhân với tỷ lệ là 82,76% (24/29), chỉ có 17,24% TH là bệnh đa ổ. Vị trí Ghi nhận UTTGDNKTN được phát hiện chủ yếu ở 1 thùy tuyến giáp 86,2% (25/29). Phình giáp hạt đi kèm Trong 29 trường hợp UTTGDNKTN có 14 TH có phình giáp hạt đi kèm, chiếm tỷ lệ 48,3%. Đặc điểm nhân giáp trên siêu âm Tính chất trên siêu âm của UTTGDNKTN bao gồm: hình ảnh echo kém 100%, hình ảnh hạt giáp theo trục dọc 31,03%, xâm lấn vỏ bao 3,44%, vi vôi hóa hoặc vôi hóa không liên tục 17,24%. Mối liên quan giữa UTTGDN và các yếu tố: giới tính, tuổi, thừa cân-béo phì, thói quen ăn muối iốt và phình giáp hạt đi kèm Mối liên quan giữa UTTGDN và giới tính Bảng 1:Mối liên quan giữa UTTGDN và giới tính. Giới tính Nam Nữ Tổng UTTGDN 10 32 42 Không phải UTTGDN 4 9 13 Tổng 14 41 55 Nhận xét Giá trị Pearson χ2= 0,2534 với mức ý nghĩa Pr = 0,615 cho thấy không có mối liên quan giữa UTTGDNKTN và giới tính. Mối liên quan giữa UTTGDN và nhóm tuổi ≤ 40 tuổi, >40 tuổi Bảng 2: Mối liên quan UTTGDN và nhóm tuổi. Tuổi ≤ 40 tuổi > 40 tuổi Tổng UTTGDN 18 24 42 Không phải UTTGDN 5 8 13 Tổng 23 32 55 Nhận xét Giá trị Pearson χ2= 0,0788 với mức ý nghĩa Pr = 0,779 cho thấy không có mối liên quan giữa UTTGDNKTN và tuổi. Mối liên quan giữa UTTGDN và tình trạng thừa cân - béo phì Bảng 3: Mối liên quan giữa UTTGDN và thừa cân - béo phì. BMI ≥ 23 < 23 Tổng UTTGDN 24 18 42 Không phải UTTGDN 5 8 13 Tổng 29 26 55 Nhận xét: Giá trị Pearson χ2= 1,3899 với mức ý nghĩa Pr = 0,238 cho thấy không có mối Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 68 liên quan giữa UTTGDNKTN và tình trạng thừa cân-béo phì. Mối liên quan giữa UTTGDN và thói quen ăn muối iốt Bảng 4: Mối liên quan giữa UTTGDN và thói quen ăn muối iốt. Thói quen ăn muối iốt Không Có Tổng UTTGDN 15 27 42 Không phải UTTGDN 5 8 13 Tổng 20 35 55 Nhận xét Giá trị Pearson χ2= 0,0324 với mức ý nghĩa Pr = 0,857 cho thấy không có mối liên quan giữa UTTGDNKTN và thói quen ăn muối iốt. Mối liên quan giữa UTTGDN và phình giáp hạt đi kèm Bảng 5: Mối liên quan giữa UTTGDN và phình giáp hạt đi kèm. Phình giáp hạt Có Không Tổng UTTGDN 23 19 42 Không phải UTTGDN 8 5 13 Tổng 31 24 55 Nhận xét Giá trị Pearson χ2= 0,1854 với mức ý nghĩa Pr = 0,667 cho thấy không có mối liên quan giữa UTTGDNKTN và bệnh lý phình giáp đi kèm. BÀN LUẬN Tỷ lệ UTTG trên đối tượng KTSKTQ Cùng với sự phát triển của kỹ thuật siêu âm đầu dò độ phân giải cao và FNA dưới hướng dẫn siêu âm đã giúp phát hiện ngày càng nhiều hơn UTTG giai đoạn sớm kích thước nhỏ, đặc biệt dích vụ KTSKTQ định kỳ hằng năm đã giúp cho phát hiện ngày càng nhiều hơn những bệnh lý khối u trong đó có u tuyến giáp. NC chúng tôi khảo sát trên 6.340 TH đến KTSKTQ tại Khoa CSSKTYC BV Chợ Rẫy từ 11/2015 đến 10/2016 ghi nhận 55 trường hợp UTTG chiếm tỷ lệ 0,87% (8,7/100.000). Theo các thống kê dịch tễ học tại Mỹ, Anh và Trung Quốc vào những năm thập niên 70 và 80, tỷ lệ mắc bệnh UTTG còn thấp dao động từ 1-3,6/100.000 dân(2,3,26). Theo NC của Rosenbaum MA(18) ghi nhận tần suất mắc bệnh UTTG tăng 4% mỗi năm và là một trong tám loại ung thư thường gặp nhất đối với phụ nữ, trong đó UTTG dạng nhú chiếm đa số 80%. Theo kết quả NC của Hughes DT và Cs đã ghi nhận(8) tần suất UTTGDN gia tăng ở những người trên 45 tuổi, số lượng UTTGDNKTN nhỏ hơn 10mm gia tăng trong tất cả các nhóm, hiện nay tại Hoa Kỳ, UTTGDNKTN ở người trên 45 tuổi là thường gặp nhất. Theo tác giả Youxin Wang và Cs(26), tần suất mắc bệnh UTTG tại Thượng Hải từ 1983 đến 2007 từ 2,6% đến 14,4% đối với nam giới và từ 4,9% đến 19,9% đối với nữ giới, sự gia tăng tần suất mắc bệnh đỉnh điểm xảy ra sau khi có chiến dịch bổ sung muối iốt cho cả hai giới nam và nữ tại Trung Quốc, điều này gợi ý sự phát triển phương tiện chẩn đoán (siêu âm) hoặc việc bổ sung iốt có thể làm gia tăng tần suất mắc bệnh UTTG. Theo một NC khác của Davies L và Cs(2) đã ghi nhận tần suất mắc bệnh UTTG tại Hoa Kỳ gia tăng từ 3,6/100.000 dân năm 1973 lên 8,7/100.000 dân trong năm 2002. Sự gia tăng tần suất mắc bệnh UTTG được cho là do gia tăng phát hiện UTTGDNKTN chứ không phải do gia tăng xuất hiện UTTG. So với kết quả của các NC trên, tần suất mắc bệnh UTTG trong NC của chúng tôi cao hơn rất nhiều. NC của chúng tôi nhằm đánh giá tần suất mắc bệnh UTTG đối với đối tượng kiểm tra sức khỏe tổng quát, không phải là một NC đánh giá tần suất mắc bệnh UTTG trong cộng đồng, vì thế tần suất mắc bệnh 0,87% chưa phải là tần suất mắc bệnh UTTG trong cộng đồng. Tuy nhiên, đối tượng kiểm tra sức khỏe tổng quát đa số là những người không không có triệu chứng hoặc người khỏe mạnh, vì thế tần suất mắc bệnh 0,87% phần nào phản ánh tần suất mắc bệnh UTTG trong cộng đồng. Kết quả này phải khiến cho các nhà lâm sàng như: bác sĩ nội khoa, nội tiết, ung thư, cần phải có sự quan tâm hơn để phát hiện UTTG ở giai đoạn sớm khi mà BN Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 69 chưa có triệu chứng gì, cũng như cần có những nghiên cứu cỡ mẫu lớn hơn trong cộng đồng nhằm đánh giá tần suất mắc bệnh trong cộng đồng và tìm yếu tố nguyên nhân liên quan nếu có đối với UTTG. Từ nhiều năm nay, Khoa CSSKTYC đã triển khai sử dụng kỹ thuật siêu âm với độ phân giải cao nhằm tầm soát UTTG, chúng tôi sử dụng trong NC này là máy siêu âm thế hệ mới Logic E95 của hãng GE đầu đò tần số 12MHz. Kết quả của nhiều NC trên phạm vi toàn thế giới đã ghi nhận tần suất mắc bệnh UTTG ngày càng tăng, điều này có thể lý giải là do sự phát triển ngày càng hoàn thiện của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đặc biệt là siêu âm với độ phân giải cao có thể phát hiện được những nhân giáp với kích thước rất nhỏ cùng với việc áp dụng kỹ thuật FNA dưới hướng dẫn của siêu âm góp phần không nhỏ phát hiện ngày càng nhiều các trường hợp UTTG, thậm chí có những báo cáo siêu âm giáp có thể phát hiện bướu giáp kích thước 1mm. Trong NC của chúng tôi, UTTGDNKTN chiếm đa số trong các trường hợp UTTG với tỷ lệ là 52,7% (29/55). Kết quả này khá phù hợp với NC của Harach HR(4) khi tiến hành tử thiết bao gồm cả tuyến giáp mà trước đó hoàn toàn không có biểu hiện lâm sàng và phát hiện được 67% các trường hợp là UTTGDNKTN. Tuy nhiên, NC của chúng tôi khá cao so với các công trình NC khác khi tỷ lệ này dao động từ 5,6 – 28,4%(4,27). Theo tác giả Noguchi Shiro, trong tổng số 6.019 trường hợp UTTG phát hiện từ năm 1966 đến 1995 tại Nhật thì UTTGDNKTN chiếm tỷ lệ 42,8%(15). Còn theo tác giả Ngô Viết Thịnh, UTTGDNKTN chiếm có 9,2% trong 5.061 trường hợp UTTG dạng nhú tính từ năm 2006 → 2010 được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh(14). Sự khác biệt này là do đối tượng NC trong NC của tác giả Ngô Viết Thịnh là những BN UTTG được điều trị tại BV Ung Bướu, trong khi đối tượng trong NC của chúng tôi là người kiểm tra sức khỏe tổng quát nên những trường hợp UTTGDNKTN chiếm đa số là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, kỹ thuật siêu âm tiên tiến với độ phân giải cao cũng như sự cẩn thận của chuyên gia siêu âm nhằm mục đích tầm soát bệnh ung thư ở giai đoạn sớm cũng là một lý giải cho tần suất cao mắc bệnh UTTG và tỷ lệ cao của UTTGDNKTN trong NC của chúng tôi. Các đặc điểm UTTG và UTTGDNKTN UTTG Tuổi Tuổi khởi phát bệnh là một yếu tố tiên lượng quan trọng, những BN UTTG trên 45 tuổi sẽ có tiên lượng xấu hơn. Trong NC của chúng tôi, tuổi trung bình là 44,92±12,49 dao động từ 23 đến 78 tuổi. Kết quả này khá phù hợp với một số NC khác với tuổi trung bình mắc bệnh là 47 tuổi(17). Theo NC của tác giả Noguchi S(15) BN UTTG dạng nhú lớn hơn 55 tuổi thì tỷ lệ tái phát 40% trong 30 năm và tiên lượng xấu hơn so với BN trẻ hơn. Theo NC từ 1978-2011 tại Hoa Kỳ của tác giả O’ Grady TJ ghi nhận(16) ở cả hai giới nam và nữ, tỷ lệ mắc bệnh UTTG dạng nhú ở người trên 50 tuổi đều cao hơn người dưới 50 tuổi. Theo NC của Yu XM và Cs(27) trên 18.445 trường hợp bị UTTGDNKTN ghi nhận những BN trên 45 tuổi, nam giới, người Mỹ gốc phi, di căn hạch, di căn xa và xâm lấn vỏ bao là những yếu tố tiên lượng xấu đối với sống còn. Giới tính Nhiều NC của các tác giả trên thế giới cũng chỉ ra rằng bệnh xảy ra thường xuyên ở nữ giới với tỷ số nữ/nam là 2-3(5,11,19). NC của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả này, nữ giới chiếm đa số các trường hợp với tỷ lệ là 74,55%, gấp 2,92 lần so với nam giới. Nghề nghiệp và nơi cư trú Trong NC này, phần lớn BN đến khám là công nhân viên (58,18%) và sống chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh (40%). Điều này có thể do đặc điểm của đối tượng khám sức khỏe và Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 70 yếu tố địa lý. BV Chợ Rẫy là bệnh viện tuyến trung ương của khu vực phía Nam nên lượng bệnh đến khám chủ yếu là các tỉnh thành phía Nam trong đó có thành phố Hồ Chí Minh.Đa số công nhân viên là thành phần được kiểm tra sức khỏe hàng năm, sống và làm việc chủ yếu tại thành phố nên có điều kiện đến kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tiền căn bệnh tuyến giáp – Thói quen ăn muối iốt – Lâm sàng Về đặc điểm tiền căn, trong NC của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào có xạ trị vùng cổ trước đây cũng như không mắc bất kỳ bệnh lý ung thư nơi khác. Yếu tố gia đình được xem là có liên quan đến UTTG. Tuy nhiên, trong 55 trường hợp NC, chúng tôi chỉ ghi nhận có 1 trường hợp trong gia đình có người bị UTTG, chiếm tỷ lệ 1,82%. Thói quen ăn muối iốt chiếm đa số các trường hợp UTTG 63,64%. Đã có nhiều báo cáo nói rằng việc sử dụng quá nhiều muối iốt làm tăng nguy cơ UTTG. Tuy nhiên trong NC của chúng tôi, cỡ mẫu không là cao, vì thế cần có NC cỡ mẫu lớn hơn với thiết kế NC nhằm khảo sát mối tương quan giữa việc ăn muối iốt và UTTG thì mới có thể kết luận được vai trò lượng muối iốt ăn vào đối với UTTG. Việc sờ thấy nhân giáp trên lâm sàng tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo vùng cổ của BN, kích thước nhân giáp cũng như kinh nghiệm của nhà lâm sàng. Có những nhân giáp với kích thước lớn cũng không sờ thấy được nếu như không khám kỹ hay trên những BN thừa cân béo phì, cổ ngắn và dày mỡ. Hầu hết trong nhóm NC, BN đến khám vì KTSKTQ và không có bất kỳ triệu chứng than phiền về bệnh lý tuyến giáp (chiếm tỷ lệ 94,54%) như sờ thấy u vùng cổ, nghẹn ngang cổ, nuốt thấy vướng, nhịp tim nhanh, Và trong các trường hợp NC của chúng tôi, chỉ có 4 trường hợp là sờ thấy được nhân giáp trên lâm sàng, chiếm tỷ lệ 7,27%. Nói chung, UTTG hầu hết đều không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và chủ yếu được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe tổng quát có làm siêu âm tuyến giáp tầm soát. Vì thế vai trò của siêu âm với đầu dò độ phân giải cao có vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra những nhân giáp ác tính, đặc biệt là những trường hợp UTTG kích thước nhỏ. Đặc điểm nhân giáp Kích thước Kích thước bướu là yếu tố tiên lượng quan trọng trong UTTG. NC của chúng tôi trên 6.340 trường hợp có thực hiện siêu âm tuyến giáp ghi nhận đa số là nhân có kích thước nhỏ <15mm, điều này cũng phù hợp do đối tượng NC là những người kiểm tra sức khỏe, không phải là bệnh tuyến giáp sẳn có. Trong 55 trường hợp UTTG, đa số là bướu có kích thước chủ yếu ≤ 10mm chiếm tỷ lệ 70,91% (39/55), điều này cũng phù hợp do đặc điểm đối tượng NC.Kích thước trung bình của bướu là 10,01mm, kích thước nhỏ nhất phát hiện là 2mm và lớn nhất là 30mm. Theo kết quả NC gộp của Yang SL và Cs ghi nhận sự khác biệt về kích thước giữa hai nhóm UTTGDNKTN phát hiện tình cờ qua tử thiết (nhóm I) và UTTGDNKTN phát hiện lâm sàng (nhóm II) như sau: nhóm I có kích thước bướu < 3mm, nhóm II có kích thước bướu > 5mm. Ngoài yếu tố tính chất tế bào, kích thước bướu giáp là yếu tố quan trọng để tiên lượng quan trọng của UTTG; theo NC của Noguchi S và Cs(15) ghi nhận trên 2.070 trường hợp UTTG dạng nhú khi kích thước của bướu 6-10mm tỷ lệ tái phát là 14% trong vòng 35 năm, tỷ lệ này chỉ là 3,3% đối với bướu có kích thước < 6mm. Hiện nay, khả năng siêu âm với đầu dò có độ phân giải cao có thể phát hiện những hạt giáp có kích thước rất nhỏ thậm chí 1mm, theo nhiều báo cáo tần suất của UTTG dạng nhú ngày càng gia tăng tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài(8,14,16). Tính chất đa ổ- di căn hạch Trong NC của chúng tôi ghi nhận có 7 trường hợp UTTG đa ổ chiếm tỷ lệ 12,73%, phân Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 71 bố cùng một thùy giáp là 3 trường hợp và phân bố ở 2 thùy giáp là 4 trường hợp. Theo y văn, hai tính chất quan trọng của UTTG dạng nhú là là tính đa ổ và tính ưu thế di căn hạch, mặc dù kích thước trung bình của bướu trong NC của chúng tôi là 10,01mm, nhưng do đa phần là UTTG dạng nhú nên vẫn có những trường hợp UTTG đa ổ. Trong trường hợp đơn ổ, tỷ lệ nhân giáp phân bố đa số tại thùy phải là 60,42% (29/48), thùy trái 37,50% (18/48) và eo giáp là 2,08% (1/48). Trong 55 trường hợp UTTG ghi nhận 1 trường hợp có di căn hạch cổ, chẩn đoán này được xác định dựa vào kết quả giải phẫu bệnh lý của hạch được nạo. Số trường hợp còn lại đánh giá giải phẫu bệnh không ghi nhận hình ảnh di căn. Trong 55 trường hợp có 12 trường hợp phẫu thuật tại BVCR và 43 trường hợp phẫu thuật tại BV Ung Bướu và BV tư nhân, đây cũng chính là lý do khiến chúng tôi không thể thu thập đầy đủ các kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật. Việc xác định chẩn đoán UTTG dựa trên lời khai và giấy xuất viện của BN. Phình giáp đa hạt đi kèm Trong NC bào cáo tại Phần Lan trên 101 tử thiết phát hiện tần suất UTTGDN là 35,6% là đây là báo cáo có tần suất cao nhất trên thế giới(4). Những NC gần đây ghi nhận tần suất phát hiện UTTGDN từ 3,1-21% trên những BN được phẫu thuật vì bệnh lý lành tính tuyến giáp và từ 2- 15,2% trên những BN phình giáp đa hạt được phẫu thuật(14). Những kết quả đạt được này là do trình độ chuyên môn cao của bác sĩ siêu âm cũng như sự thành thạo kỹ thuật chọc hút tế bào dưới hướng dẫn của siêu âm tầm soát trước phẫu thuật. Trong NC của chúng tôi ghi nhận có 31 trường hợp có phình giáp hạt đi kèm chiếm tỷ lệ 56,36% cao hơn so với những NC khác(14,21,23). Việc phát hiện những trường hợp UTTGDNKTN trên nền phình giáp đa hạt đã giúp cho bác sĩ lâm sàng một sự hiểu biết mới về bệnh học cũng như cũng cần phải chú ý theo dõi kỹ hơn nhằm chẩn đoán nhân giáp nào lành tính, nhân giáp nào ác tính trên những trường hợp bệnh lý này. Nhiều nghiên cứu cho thấy UTTG trên phình giáp đa hạt rất cao khiến chúng ta cần phải thay đổi quan điểm cho rằng UTTG xảy ra trên phình giáp đa hạt thấp hơn đơn hạt(21). Đặc điểm gợi ý nhân giáp ác tính trên siêu âm Nhờ vào sự ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong phát hiện và tầm soát bệnh lý ung thư nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng, những nhân giáp ác tính ≤ 10mm qua siêu âm kiểm tra ngày càng nhiều, đây chính là thách thức lớn đối với BS siêu âm và bác sĩ lâm sàng nhằm phân biệt nhân lành tính và nhân ác tính. Ngày nay, việc sử dụng chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) dưới hướng dẫn của siêu âm là một phương pháp tương đối ít xâm lấn và có giá trị để chẩn đoán một nhân giáp ác tính. Khả năng phát hiện những nhân giáp có kích thước ≤ 10mm đòi hỏi BS siêu âm có nhiều năm kinh nghiệm trong thực hành bệnh lý tuyến giáp và đồng thời phải được trang bị máy siêu âm hiện đại với dầu dò siêu âm có độ phân giải cao. Hình ảnh echo kém chiếm hầu hết các trường hợp 98,18% (54/55), điều này cũng phù hợp với y văn trên thế giới, đặc tính thường gặp trên siêu âm của nhân giáp ác tính là echo kém. Tính chất nốt vi vôi hóa/vôi hóa không liên tục đứng hàng thứ 2 với 32,73% (18/55), đây là tính chất thường gặp của những nhân giáp ác tính. Tính chất trục dọc của nhân giáp ác tính chỉ chiếm 23,64% (13/55). Hình ảnh nhân giáp giới hạn không rõ chỉ chiếm 5,45% và xâm lấn vỏ bao 3,64%, điều này cũng phù hợp do đa phần các bướu giáp trong NC chúng tôi là <10mm và được phát hiện ở gia đoạn còn rất sớm. Kết quả FNA Trong NC của chúng tôi, kết quả FNA là UTTGDN chiếm đa số 76,36%, kết quả này cũng phù hợp với nhiều kết quả NC trong và ngoài nước, tỷ lệ UTTGDN chiếm đa số trong các dạng UTTG, trong khi đó UTTG dạng nang chỉ chiếm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 72 23,64% (13/55). Chúng tôi chưa thể đánh giá được mức độ phù hợp giữa kết quả FNA và kết quả giải phẫu bệnh sau mổ bởi vì đa số các BN được phẫu thuật tại BV khác, đây cũng chính là khó khăn lớn khi lấy số liệu NC như đã đề cập. UTTGDNKTN Cùng với sự phát triển của tiến bộ y học, các phương tiện chẩn đoán kỹ thuật cao như CT Scan, MRI, PET-CT, siêu âm,... Đặc biệt việc áp dụng kỹ thuật FNA dưới hướng dẫn của siêu âm ngày càng thành thạo và phổ biến trên ứng dụng lâm sàng đã giúp cho việc chẩn đoán bệnh lý ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm đồng thời tần suất UTTGDNKTN ngày càng gia tăng. Trong NC của chúng tôi, trên 55 trường hợp UTTG ghi nhận có 29 trường hợp UTTGDNKTN được chẩn đoán dựa vào kết quả FNA chiếm tỷ lệ 52,7%. Theo kết quả NC của Ngô Viết Thịnh(14) ghi nhận UTTGDNKTN chiếm tỷ lệ 9,2% trong UTTG dạng nhú (465/5.061), so với kết quả NC của chúng tôi UTTGDNKTN chiếm 52,7% thì có sự khác biệt rất xa, điều này có thể do đối tượng NC của chúng tôi là người kiểm tra sức khỏe tổng quát vì thế đa số là bướu giáp kích thước nhỏ < 10mm chiếm đa số. Tỷ lệ của UTTGDNKTN theo kết quả NC của các tác giả nước ngoài ghi nhận từ 5,6% đến 28,4%(8,27). Theo kết quả NC của Noguchi S và Cs từ 1966 đến 1995 ghi nhận trong 6.019 ung thư dạng nhú nói chung có 2.070 trường hợp là UTDNKTN chiếm tỷ lệ 34,4%. Tuổi và giới Theo kết quả NC ghi nhận tuổi trung bình 44,41±10,23 tuổi. Trong 4 nhóm tuổi ≤ 30 tuổi, 31-40 tuổi, 41-60 tuổi, > 60 tuổi, nhóm tuổi 41- 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 55,17%, kế đến nhóm tuổi 31-40 tuổi chiếm 27,58%, nhóm tuổi ≤ 30 tuổi chiếm 10,34% và > 60 tuổi có tỷ lệ thấp nhất 6,89%. Trong 29 trường hợp UTTGDNKTN, nữ giới chiếm đa số với 22 TH chiếm tỷ lệ 75,86%, tỷ lệ nữ/nam là 3,14 (22/7). So sánh kết quả NC của tác giả Ngô Viết Thịnh, UTTGDNKTN cũng thường gặp ở nữ hơn là nam, nữ/nam là 7,94. Theo báo cáo của nhiều y văn, bệnh lý tuyến giáp xảy ra trên nữ nhiều hơn nam, tương tự UTTGDNKTN xảy ra trên nữ nhiều hơn nam(7). Tình huống phát hiện Hầu hết trường hợp được phát hiện do BNđi KTSKTQ định kỳ hoặc vì bệnh lý khác với tỷ lệ 93,1% (27/29). Hai trường hợp còn lại với lý do khám là thấy cổ to ra. Tất cả các trường hợp đều không sờ được nhân giáp mà chỉ được phát hiện qua siêu âm tuyến giáp. Năm 1988 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa UTTGDNKTN là những trường hợp UTTGDN có kích thước ≤ 10mm. Vì thế, với kích thước nhỏ như thế rất khó phát hiện bởi khám lâm sàng, vì thế đã có nhiều NC trước đây báo cáo về UTTGDNKTN thường được chẩn đoán qua các tình huống như: qua các mẫu tử thiết hoặc phát hiện tình cờ sau phẫu thuật những bệnh lý lành tính của tuyến giáp,... Cùng với sự phát triển nhanh chóng kỹ thuật siêu âm hiện đại với đầu dò độ phân giải cao cũng như mô hình kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm trong đó bao gồm xét nghiệm tổng quát, siêu âm tổng quát, siêu âm tuyến giáp...đã giúp phát hiện những nhân giáp nghi ngờ ác tính. Trong những trường hợp này, kỹ thuật FNA dưới hướng dẫn của siêu âm đã giúp cho việc chẩn đoán những tổn thương nhân nghi ngờ ác tính ngày càng thuận tiện và chính xác hơn(20). Để phát hiện nhân giáp nghi ngờ ác tính kích thước nhỏ ≤ 10mm, ngoài yếu tố máy siêu âm phải hiện đại và có độ phân giải cao, thì yếu tố bác sĩ siêu âm có trình độ chuyên môn cao cũng như cần phải luôn ý thức việc tầm soát phát hiện bướu giáp nếu có. Những nhân giáp kích thước < 10mm có thể được sờ thấy ở những BN có cổ dài và ốm, nhưng đôi khi một nhân giáp kích thước 20mm cũng có thể bị bỏ sót nếu như không khám cẩn thận kỹ lưỡng trên một có cổ ngắn và dày mỡ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 73 Như vậy, vai trò của siêu âm rất quan trọng đối với khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ tổng quát tầm soát bệnh ung thư nói chung và UTTG nói riêng. Vào năm 2002, Bệnh viện Chợ Rẫy là nơi đầu tiên tại phía Nam thành lập khoa kiểm tra sức sức khỏe định kỳ, các bác sĩ siêu âm được đào tạo và rất có kinh nghiệm trong việc phát hiện tổn thương ác tính giai đoạn sớm khi kích thước bướu còn rất nhỏ. Tùy thuộc vào dấu hiệu nghi ngờ ác tính trên siêu âm, bác sĩ siêu âm sẽ lựa chọn nhân giáp nào cần được làm FNA để xác định chẩn đoán. Theo y văn, các dấu hiệu gợi ý nhân giáp ác tính khi: độ phản âm kém, giới hạn bướu không rõ, trục dọc, vi vôi hóa, tăng sinh mạch máu trong mô bướu và xâm lấn (vỏ bao, mạch máu). Tính chất nhân giáp Kích thước Trong NC của chúng tôi ghi nhận kích thước trung bình của bướu UTTGDNKTN là 6,21mm, kích thước bướu nhỏ nhất được phát hiện là 2mm. Theo tài liệu tham khảo nước ngoài, khả năng phát hiện của siêu âm với đầu dò có độ phân giải cao được sử dụng bởi bác sĩ có kinh nghiệm thì có thể phát hiện nhân giáp kích thước rất nhỏ, thậm chí 1mm. Theo kết quả NC của tác giả Ngô Viết Thịnh(14) trên 465 BN UTTGDNKTN ghi nhận kích thước trung bình của bướu là 6,54mm và kích thước bướu nhỏ nhất cũng là 2mm, kích thước trung bình bướu UTTGDNKTN trong NC của chúng tôi tương tự kích thước trung bình bướu UTDNKTN trong NC của Ngô Viết Thịnh (6,21mm so với 6,54mm). Trong UTTG nói chung, kích thước của bướu là một yếu tố tiên lượng quan trọng. Theo một số NC nước ngoài, có thể phân nhóm UTTGDNKTN dựa vào kích thước của bướu: 5- 10mm và < 5mm, bởi vì có sự khác biệt di căn hạch giữa hai nhóm này, kích thước bướu 6- 10mm có tỷ lệ tái phát 14% trong 35 năm và tỷ lệ này 3,3% khi kích thước bướu <6mm(15). Trong NC của chúng tôi, kích thước bướu 4mm chiếm nhiều nhất 31,03 (9/29) và kích thước bướu 8mm chiếm tỷ lệ 27,58 % (8/29). Nếu phân nhóm thì bướu có kích thước <5mm chiếm 34,48% (10/29), nhóm 5-10mm chiếm 65,51% (19/29). Tính chất đa ổ- di căn hạch cổ Đa số UTTGDNKTN trong NC chúng tôi biểu hiện đơn độc một nhân với tỷ lệ 82,76% (24/29), UTTGDNKTN đa ổ chiếm 17,24% và di căn hạch cổ là 3,44%. Theo y văn thế giới, hai tính chất quan trọng của UTTG dạng nhú là tính chất đa ổ và tính ưu thế di căn hạch. Vì thế mặc dù là UTTG kích thước nhỏ, diễn tiến bệnh khá chậm nhưng UTTGDNKTN vẫn có tính chất đa ổ và di căn hạch như UTTG dạng nhú kích thước lớn. Tính chất này là do chính tế bào bướu sản sinh ra yếu tố gây tăng sinh bướu và tăng sinh sự phát triển của hệ bạch huyết. So sánh với NC của tác giả Ngô Viết Thịnh, tỷ lệ đa ổ của UTTGDNKTN là 5,59% và di căn hạch cổ 8,82%, kết quả NC của chúng tôi với tỷ lệ đa ổ cao hơn (17,24% so với 5,59%) và tỷ lệ di căn hạch thấp hơn (3,44% so với 8,82%). Trong NC chúng tôi có 29 BN UTTGDNKTN có 1 trường hợp có di căn hạch cổ (3,44%), không có trường hợp nào ghi nhận di căn xa, sự khác biệt khi so với NC của tác giả Ngô Viết Thịnh có thể do đa phần các trường hợp trong NC của chúng tôi được phát hiện sớm hơn, kích thước bướu nhỏ hơn nên tỷ lệ di căn hạch cổ thấp hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ đa ổ cao trong NC của chúng tôi thể hiện được tính chất của bướu UTTGDNKTN. Vị trí UTTGDNKTN trong NC chúng tôi đa số ở thùy phải với tỷ lệ 44,82% (13/29), ở thùy trái 41,37% (12/29) và eo giáp là 13,79% (4/29). Phình giáp hạt đi kèm Tỷ lệ phình giáp hạt đi kèm chiếm 48,3% (14/29), phù hợp với lý do đến khám là kiểm tra sức khỏe tổng quát. Kết quả này cao hơn so với kết quả của các NC khác trong nước(21), nhưng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 74 thấp hơn so với tỷ lệ phình giáp đa hạt đi kèm trong nhóm UTTG chung 56,36%. Mối liên quan giữa UTTGDN với các yếu tố Tuổi, giới tính, tình trạng thừa cân-béo phì, thói quen ăn muối iốt và phình giáp hạt đi kèm: không ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa UTTGDN với các yếu tố kể trên. KẾT LUẬN NC mô tả hồi cứu từ 11/2015 đến 10/2016 tại Khoa Chăm sóc Sức khỏe theo yêu cầu BV Chợ Rẫy trên 6.340 trường hợp KTSKTQ, chúng tôi có những kết luận sau: Tỷ lệ UTTG là 0,87% trong đó UTTGDNKTN chiếm 52,7%. UTTG có độ tuổi trung bình 44,92±12,49 tuổi, nữ/nam 2,92, kích thước nhân giáp trung bình 10,01mm, tính chất đa ổ 12,73%, phân bố thùy phải đa số 60,42%, phình giáp đi kèm 56,36%, đặc tính siêu âm độ phản âm kém 98,18%. UTTGDNKTN có độ tuổi trung bình 44,41±10,23 tuổi, nữ/nam 3,14, kích thước nhân giáp trung bình 6,21mm, tính chất đơn ổ 82,76% và đa ổ 17,24%, phình giáp đi kèm 48,3%, đặc tính siêu âm độ phản âm kém 100%. Không ghi nhận mối liên quan giữa UTTG và giới tính, tuổi, tình trạng thừa cân béo phì, thói quen ăn muối iốt và phình giáp đi kèm. KIẾN NGHỊ Cần quan tâm hơn nhằm để phát hiện bệnh lý UTTG đặc biệt là UTTG kích thước nhỏ ≤ 10mm nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt, thành lập đơn vị ung thư tuyến giáp tại BV Chợ Rẫy nhằm quản lý và điều trị những trường hợp UTTG được phát hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Diệu và cộng sự (2015), Gánh nặng bệnh ung thư và chiến lược phòng chống ung thư quốc gia đến năm 2020. Trong Tạp chí ung thư học Việt Nam, số 4, tr.13-18. 2. Davies L, Morris L (2015). American association of clinical endocrinologists and american college of endocrinology disease state clinical review: The increasing incidence of thyroid cancer. Endocrine Practice. 21(6), p. 686-696. 3. Davies L, Welch HG (2006). Increasing incidence of thyroid cancer in the United States, 1973-2002. JAMA. 295, p. 2164- 2167. 4. Harach HR, Franssila KO, Wasenius V (1985). Occult papillary of the thyroid. A “Normal” finding in Finland. A systemic autopsy study. Cancer. 56 (531), p. 8. 5. Haugen BR, Alexander EK (2015). 2015 American Thyroid Association Management Guidelines for Adult Patients with Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer. The American Thyroid Association (ATA) Guidelines Taskforce on Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid. 10.p. 1089. 6. Hedinger C, Williams ED, Sobin LH (1989). WHO histological classifiation of thyroid tumors: a commentary on the second edition. Cancer. 63. P.908-911. 7. Gharib H, Papini E, Paschke R, Duick DS, Valcavi R, Hegedüs L, Vitti P; AACE/AME/ETA Task Force on Thyroid Nodules (2010). American association of clinical endocrinologists, associazione medici endocrinologi, and european thyroid association medical guidelines for clinical practice for the diagnosis and management of thyroid nodules. J Endocrinol Invest. 33(5 Suppl):51-6. 8. Hughes DT, Haymart MR, Miller BS, Gauger PG, Doherty GM (2011). The most commonly occurring papillary thyroid cancer in the United States is now a microcarcinoma in a patient older than 45 years. Thyroid. 21. p. 231-236. 9. Koo BS, Yoon YH, Kim JM, Choi EC, Lim YC (2009). Predictive factors of level IIb lymph node metastasis in patients with papillary thyroid carcinoma. Ann Surg Oncol. 16(5), p.1344-1347. 10. Kupferman ME, Weinstock YE, Santillan AA (2008). Predictors of level V metastasis in well-differentiated thyroid cancer. Head Neck.30(11), p. 1469-1474. 11. Lê Hoàng Minh và cộng sự (2014). 5 ung thư hàng đầu của Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong Tạp chí ung thư học Việt Nam, số 3, tr. 18-27. 12. Merdad M, Eskander A, Kroeker T (2014). Predictors of level II and Vb neck disease in metastatic papillary thyroid cancer. JAMA Otolaryngology Head & Neck Surgery. 138 (11), p. 1030-1033. 13. Morrison SA, Suh H, Hodin RA (2014). The Surgical Management of Thyroid Cancer. Rambam Maimonides Med J. 5(2), p. 1-11. 14. Ngô Viết Thịnh và cộng sự (2014). Chẩn đoán và xử trí carcinôm tuyến giáp dạng nhú kích thước nhỏ. Trong Tạp chí ung thư học Việt Nam. số 3, tr. 78-86. 15. Noguchi S, Yamashita H, Uchino S, Watanabe S (2008). Papillary Microcarcinoma. World Journal of Surgery. 32(5), p. 747–753. 16. O’Grady TJ, Gates MA, Boscoe FP (2015). Thyroid cancer incidence attributable to overdiagnosis in the United States 1981-2011. Int J Cancer. 137, p. 2664-2673. 17. Pelizzo MR, Boschin IM, Toniato A (2006). Papillary thyroid microcarcinoma (PTMC): prognostic factors, management and outcome in 403 patients. Eur J Surg Oncol. 32, p. 1144– 1148. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 75 18. Rosenbaum MA, McHenry CR (2009). Contemporary management of papillary carcinoma of the thyroid gland. Expert Rev Anticancer Ther. 9, p. 317–29. 19. Steward DL (2012). Update in utility of secondary node dissection for papillary thyroid cancer. J Clin Endocrinol Metab. 97(10), p. 3393-3398. 20. Stulak JM, Grant CS, Farley DR, Thompson GB (2006). Value of preoperative ultrasonography in the surgical management of initial and reoperative papillary thyroid cancer. Arch Surg. 141(5), p. 489-494. 21. Trần Thị Kim Thảo và cộng sự (2010). Khảo sát đặc điểm ung thư tuyến giáp trên bệnh nhân phình giáp đa hạt . Trong Y Học TP Hồ Chí Minh. Tập 14 (4), tr.184-189. 22. Trần Văn Thiệp và cộng sự (2009). Chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp dạng nhú kích thước nhỏ. Trong Y Học TP Hồ Chí Minh. Tập 13(6), tr. 154-158. 23. Tunbridge WM, Evered DC, Hall R, Appleton D, Brewis M, Clark F, Evans JG, Young E, Bird T, Smith PA (1977). The spectrum of thyroid disease in a community: the Whickham survey. Clin Endocrinol (Oxf). 7(6), p. 481-93. 24. Www.springerlink.com (2010). American Joint Committee on Cancer TNM classification of thyroid carcinomas. Springer Science and Business Media LLC, Seventh Edition. 25. Yong SL, Hyunsun L (2014). Papillary thyroid microcarcinomas are different from latent papillary thyroid carcinomas at autopsy. Oncology & Hematology. 29, pp. 676- 679. 26. Youxin W, Wei W (2015). Increasing Incidence of Thyroid Cancer in Shanghai, China, 1983-2007. Asia Pac J Public Health. 2(27), p. 407-417. 27. Yu XM, Wan Y, Sippel RS, Chen H (2011). Should all papillary thyroid microcarcinomas be aggressively treated? An analysis of 18,445 cases. Annals of surgery. 254(4), p. 653- 660. Ngày nhận bài báo: 15/02/2017 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/02/2017 Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_va_dac_diem_ung_thu_tuyen_giap_o_nguoi_kiem_tra_suc_kh.pdf
Tài liệu liên quan