Tỷ lệ mì sợi có hàn the tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương

Tài liệu Tỷ lệ mì sợi có hàn the tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 338 TỶ LỆ MÌ SỢI CÓ HÀN THE TẠI THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG Đặng Bảo Yến*, Lê Thị Ngọc Ánh**, Phan Bích Hà**, Đặng Văn Chính** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hàn the đã được Bộ Y tế cấm sử dụng trong thực phẩm vì những tác hại đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hàn the vẫn được sử dụng trong sản phẩm mì sợi tươi. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này để đánh giá tỷ lệ mì sợi có hàn the ở các cơ sở kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Muc tiêu: Xác định tỷ lệ mì sợi có hàn the được bán tại các chợ trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 4- 8/2015. 31 mẫu mì sợi (tươi hoặc khô, không bao bì hoặc có đóng gói, không bao gồm sản phẩm mì ăn liền) tại 31 cơ sở kinh doanh, buôn bán mì sợi trên toàn bộ các chợ trên địa bàn thị xã Bến cát,...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ mì sợi có hàn the tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 338 TỶ LỆ MÌ SỢI CÓ HÀN THE TẠI THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG Đặng Bảo Yến*, Lê Thị Ngọc Ánh**, Phan Bích Hà**, Đặng Văn Chính** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hàn the đã được Bộ Y tế cấm sử dụng trong thực phẩm vì những tác hại đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hàn the vẫn được sử dụng trong sản phẩm mì sợi tươi. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này để đánh giá tỷ lệ mì sợi có hàn the ở các cơ sở kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Muc tiêu: Xác định tỷ lệ mì sợi có hàn the được bán tại các chợ trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 4- 8/2015. 31 mẫu mì sợi (tươi hoặc khô, không bao bì hoặc có đóng gói, không bao gồm sản phẩm mì ăn liền) tại 31 cơ sở kinh doanh, buôn bán mì sợi trên toàn bộ các chợ trên địa bàn thị xã Bến cát, tình Bình Dương để kiểm nghiệm hàn the theo phương pháp AOAC 970.33:2010. Kiểm định Kappa test được thực hiện để khảo sát tính tương đồng giữa phương pháp test nhanh hàn the và phương pháp AOAC 970.33- 2010. Đồng thời sử dụng bộ câu hỏi tự điền phỏng vấn trực tiếp 31 chủ cơ sở trực tiếp kinh doanh, buôn bán mì sợi về kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm và tác hại của hàn the. Kết quả: Tỷ lệ mì sợi có hàn the 74,2%. Tính tương đồng giữa phương pháp test nhanh và phương pháp AOAC 970.33- 2010 là 91,9%. Tỉ lệ người kinh doanh thực phẩm mì sợi biết về tác hại của hàn the là 93,5% và biết hàn the không được phép sử dụng trong thực phẩm là 87,1%. Kết luận: Gần ¾ mẫu mì sợi có hàn the. Vì thế, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cở sở sản xuất, kinh doanh mì sợi trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đặc biệt là thường xuyên thực hiện các test nhanh kiểm tra hàn the trong các sản phẩm mì sợi tại các cơ sở sản xuất, buôn bán mì sợi, và tổ chức cho những cơ sở kinh doanh thực phẩm tại các chợ ký cam kết kinh doanh thực phẩm bảo đảm ATTP. Từ khóa: Hàn the, mì sợi, thị xã Bến Cát, Bình Dương. ABSTRACT PREVALENCE OF NOODLES CONTAINING BORAX IN BEN CAT TOWN, BINH DUONG PROVINCE Dang Bao Yen, Phan Bich Ha, Dang Van Chinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 338 - 343 Background: Borax is banned as a food additive due to its adverse effects on human. It’s crucial to determine the prevalence of noodles containing borax. Objectives: To determine the prevalence of noodles containing borax which are sold at markets in Ben Cat town, Binh Duong province. Methods: A crossectional study was conducted from April to August 2015. Thirty one noodle samples were collected from all 31 noodle establishments to test for the presence of borax using AOAC method 970.33:2010. Kappa test was used to evaluate the agreement between quick test and AOAC method 970.33:2010. A * Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương **Viện Y Tế Công cộng TP.Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS CKI. Đặng Bảo Yến ĐT: 0978568720 Email: dangyentep@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 339 questionnaire was used to interview the owners of all noodle establishments on food safety knowledge, practice and adverse effects of borax. Results: The prevalence of noodles containing borax was 74.2%. The agreement between quick test and AOAC method 970.33:2010 accounted for 91.9%. The proportions of the owners of noodle establishments knowing that borax was harmful and banned for food use were 93.5% and 87.1%, respectively. Conclusion: Borax was found in ¾ of noodle samples. Therefore, food surveillance should be strengthened for noodle establishments in Ben Cat town, Binh Duong province. Quick test should be used to test for the presence of borax in noodles. There must be contracts for food safety responsibility. Keywords: borax, noodle, Ben Cat town, Binh Duong province. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm ngày càng cao. Thực phẩm đến tay người tiêu dùng phải có phẩm chất tốt và hình thức bên ngoài đẹp mắt. Người ta còn muốn sử dụng thực phẩm ở bất kỳ lúc nào, mùa nào; đòi hỏi thức ăn giữ nguyên được các đặc tính của thực phẩm tươi nên phụ gia thực phẩm được sử dụng để tạo sự đa dạng thực phẩm. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm đã được cảnh báo ở nhiều địa phương. Hàn the đã được Bộ Y tế cấm sử dụng trong thực phẩm vì những tác hại đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Mặc dù, hàn the đã được cấm dùng trong chế biến và bảo quản thực phẩm nhưng khi lấy mẫu thử test nhanh hàn the trong các mẫu mì sợi trên địa bàn thị xã Bến Cát vẫn phát hiện mì sợi dương tính với hàn the. Chính vì tầm quan trọng của việc ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng hàn the trong chế biến và bảo quản thực phẩm đặc biệt là mì sợi, chúng tôi thực hiện đề tài này để đánh giá tỷ lệ mì sợi có hàn the ở các cơ sở kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thị xã Bến Cát. Để cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Mục tiêu Xác định tỷ lệ người kinh doanh mì sợi tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương có kiến thức đúng và thái độ đúng về an toàn thực phẩm và tác hại của hàn the. Xác định tỷ lệ các mẫu mì sợi dương tính với hàn the. Xác định tính tương đồng giữa phương pháp test nhanh hàn the và phương pháp AOAC 970.33- 2010. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 4/2015 đến tháng 8/ 2015. Địa điểm nghiên cứu Các chợ trên địa bàn thị xã Bến Cát trong tháng 5 năm 2015. Đối tượng nghiên cứu Các chủ cơ sở kinh doanh mì sợi tại các chợ trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương và các mẫu mì sợi (tươi hoặc khô, không bao bì hoặc có đóng gói, không bao gồm sản phẩm mì ăn liền) đang được bán tại các cơ sở này. Cỡ mẫu Toàn bộ 31 cơ sở kinh doanh mì sợi tại các chợ, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Phương pháp và kỹ thuật chọn mẫu Lấy mẫu toàn bộ Quá trình lấy mẫu chia làm 02 đợt: Đợt 1 lấy tại chợ thị xã Bến Cát, chợ các khu công nghiệp Mỹ Phước 1 và Mỹ Phước 3. Đợt 2 lấy tại chợ Nhật Huy phường Hòa Lợi, chợ phường Chánh Phú Hòa, chợ Thùng Thơ xã An Tây, chợ Phú Thứ xã Phú An, chợ Hoàng Gia phường Tân Định. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 340 Tiêu chuẩn nhận vào Các chủ cơ sở buôn bán mì sợi trên địa bàn khảo sát và các mẫu mì sợi (phù hợp với định nghĩa biến) tại các cơ sở này. Tiêu chuẩn loại ra Chủ cơ sở kinh doanh không đồng ý tham gia phỏng vấn. Định nghĩa biến số Chủ cơ sở Người trực tiếp đứng ra quản lý việc kinh doanh, buôn bán (không quan tâm đến giấy phép kinh doanh). Thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp. Mì sợi Làm từ nguyên liệu chính là bột mì, có dạng sợi. Sản phẩm có màu vàng. Sản phẩm tươi hoặc khô. Sản phẩm không bao bì hoặc được đóng gói trong bao bì. Không bao gồm các sản phẩm mì ăn liền. Thu thập dữ liệu Gồm lấy mẫu thực phẩm, phỏng vấn chủ cơ sở kinh doanh mì sợi. Lấy mẫu thực phẩm: Mỗi mẫu được lấy 500g và chia làm hai mẫu nhỏ mỗi mẫu 250g. Mẫu sau khi lấy được mã hóa và ghi đầy đủ thông tin theo yêu cầu của phòng thí nghiệm trên mẫu. Mẫu kiểm nghiệm hàn the theo phương pháp test nhanh sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát thử nghiệm ngay trong ngày. Mẫu gửi kiểm nghiệm được bảo quản tại khoa An toàn vệ sinh thực phẩm trung tâm Y tế Thị xã Bến Cát và được gửi đến phòng nhận mẫu của Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh vào ngày hôm sau. Thời điểm lấy mẫu: mẫu được thu thập vào buổi sáng bắt đầu lúc 9 giờ và kết thúc vào lúc 11 giờ 30 phút mỗi ngày. Vì thời điểm sáng sớm trước 9 giờ là thời điểm các cơ sở kinh doanh rất đông khách đến mua hàng đo đó chủ cơ sở sẽ không có thời gian tham gia phỏng vấn hoặc trả lời phỏng vấn không rõ ràng. Đa số các cơ sở kinh doanh chủ yếu vào buổi sáng nên không tiến hành thu thập mẫu vào buổi chiều vì có khả năng không còn mẫu để thu thập. Test nhanh: sử dụng bộ kit test nhanh của Bộ Công an(5). Phương pháp AOAC 970.33:2010 là phương pháp định tính hàn the được thực hiện bởi Trung tâm kiểm nghiệm Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh. Phần kiến thức, thái độ về an toàn thực phẩm và tác hại của hàn the được phỏng vấn trực tiếp chủ cơ sở qua bộ câu hỏi đã được soạn sẵn. Nhập và xử lý số liệu: Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và được xử lý bằng phần mềm Stata 10.0. Thống kê mô tả dùng tần số và tỷ lệ %, sử dụng kiểm định Fisher để xác định mối liên quan giữa các biến số. Ngoài ra, dùng kiểm định Kappa test tính tương đồng giữa phương pháp test nhanh hàn the và phương pháp AOAC 970.33- 2010. KẾT QUẢ Đặc tính của mẫu nghiên cứu Bảng 1: Đặc tính của người kinh doanh mì sợi (n=31) Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi Từ 20 - 35 tuổi 6 19,4 Từ 36 – 50 tuổi 17 54,8 Trên 50 tuổi 8 25,8 Giới tính Nam 3 9,7 Nữ 28 90,3 Trình độ học vấn Mù chữ 1 3,2 Từ lớp 1 – lớp 5 7 22,6 Từ lớp 6 – lớp 9 17 54,8 Từ lớp 10 – lớp 12 3 9,7 Sau lớp 12 3 9,7 Thời gian bán hàng Dưới 1 năm 1 3,2 Từ 1 – 5 năm 12 38,7 Trên 5 năm 18 58,1 Người kinh doanh mì sợi tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương phần lớn có độ tuổi từ 36-50 chiếm 54,8%, hấu hết là nữ giới chiếm 90,3%, phần lớn có trình độ học vấn từ lớp 6-lớp 9 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 341 chiếm 54,8% và có thời gian bán hàng trên 5 năm chiếm 58,1%. Kiến thức và thái độ về an toàn thực phẩm và tác hại của hàn the Bảng 2: Kiến thức về tác hại của hàn the (n=31) Kiến thức Tần số Tỷ lệ (%) Biết hàn the có hại sức khỏe Có 29 93,5 Không 2 6,5 Trong mì sợi có thể có hàn the Có 9 29,0 Không 22 71,0 Biết hàn the không được phép sử dụng trong TP Có 27 87,1 Không 4 12,9 Kiến thức về xử phạt hành chính đối với vi phạm Có 24 77,4 Không 7 22,6 Đa số người kinh doanh đều biết hàn the có hại cho sức khỏe (93,5%) và 87,1% người kinh doanh biết hàn the không được phép sử dụng trong thực phẩm và 77,4% biết về quy định xử phạt hành chình nếu vi phạm sử dụng hàn the trong thực phẩm. Tuy nhiên chỉ có 29% người kinh doanh biết trong mì sợi họ đang bán có thể có hàn the. Thái độ người kinh doanh thực phẩm Bảng 3: Thái độ về an toàn thực phẩm (n=31) Thái độ Tần số Tỷ lệ (%) Cần sử dụng phụ gia thay thế hàn the 24 77,4 Cần tuyên truyền về hàn the 29 93,6 Cần mua/ lấy hàng ở CSSX có giấy chứng nhận ATTP 29 93,6 Có đến 93,6% người kinh doanh cho rằng cần tuyên truyền để mọi người biết hàn the không được sử dụng trong chế biến thực phẩm và mua hoặc lấy hàng mì sợi ở những cơ sở sản xuất, kinh doanh có giấy chứng nhận ATTP là cần thiết; có 77,4% đối tượng tham gia phỏng vấn cho rằng cần sử dụng phụ gia thực phẩm không độc hại để thay thế hàn the. Tỷ lệ mì sợi có hàn the Kết quả thử nghiệm hàn the bằng phương pháp test nhanh trên các mẫu mì sợi cho thấy, có 22/31 mẫu dương tính với hàn the. Bên cạnh đó, kết quả thử nghiệm tại phòng thí nghiệm theo phương pháp AOAC 970.33- 2010 thì mì sợi dương tính với hàn the là 23/31 mẫu chiếm tỷ lệ 74,2%. Bảng 4: Tỷ lệ mì sợi có hàn the (n=31) Phương pháp thử Tần số Tỷ lệ (%) Test nhanh Âm tính 9 29,0 Dương tính 22 71,0 AOAC 970.33- 2010 Âm tính 8 25,8 Dương tính 23 74,2 Bảng 5: Tỷ lệ mì sợi có hàn the theo loại sản phẩm (n=31) Sản phẩm Tần số Dương tính Tỷ lệ (%) Mì sợi khô 07 00 00 Mì sợi tươi 24 23 74,2 Tất cả các mẫu dương tính với hàn the trong nghiên cứu này điều là mì sợi tươi chiếm tỷ lệ 74,2%. Tính tương đồng giữa phương pháp thử test nhanh và phương pháp AOAC 970.33- 2010 Bảng 6: Tính tương đồng giữa phương pháp thử test nhanh và phương pháp AOAC 970.33- 2010 (n=31) Phương pháp thử test nhanh Phương pháp chuẩn (AOAC 970.33- 2010) Kappa p Có n (%) Không n (%) Có 22 (100) 0 0,91 <0,001 Không 1 (11,1) 8 (88,9) Tính tương đồng giữa phương pháp AOAC 970.33- 2010 và phương pháp thử test nhanh là 91,9% có ý nghĩa thống kê với P<0,0001. BÀN LUẬN Người kinh doanh mì sợi trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn có độ tuổi 36-50, tương đồng với nhóm tuổi kinh doanh chủ yếu theo nghiên cứu của tác giả Quảng Thị An Khanh tại thị xã Phan Rang – Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận năm 2014(4). Đa số người tham gia phỏng vấn chưa được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ 58,1%. Điều này chứng tỏ việc tập huấn cho các hộ kinh doanh thực phẩm tại các chợ chưa được chú trọng. Người kinh doanh thực phẩm tại các chợ thường có thời gian buôn bán quanh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 342 năm nên khi cán bộ chuyên trách chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm tại xã/ phường đến mời tham dự tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm hoặc phát thanh trên loa đài về thời gian tập huấn thì họ thường không thể sắp xếp thời gian tham dự. Tỷ lệ người kinh doanh thực phẩm biết về tác hại của hàn the khá cao (93,5%), biết hàn the không được phép sử dụng trong thực phẩm (87,1%) và 77,4% biết về quy định xử phạt hành chình nếu vi phạm sử dụng hàn the trong thực phẩm. Điều này có thể cho thấy công tác tuyên truyền kiến thức, tác hại của hàn the tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương có hiệu quả. Kết quả thử nghiệm tại phòng thí nghiệm theo phương pháp AOAC 970.33- 2010 thì mì sợi dương tính với hàn the chiếm tỷ lệ 74,2%; tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Ngọc Diệp về đánh giá thực trạng sử dụng hàn the, formol, chất tẩy trắng, phẩm màu trong thực phẩm tại các chợ bán lẻ trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh năm 2008(3) và thấp hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung năm 2014 tại các quầy hàng của chợ Tân An tỉnh Long An(2); Tỷ lệ khảo sát tương đương với nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Hải thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 -2005 với mẫu mì sợi của các cơ sở kinh doanh tại chợ(1). Kết quả này chứng tỏ tình trạng sử dụng hàn the trong thực phẩm nói chung và cụ thể là mì sợi còn khá phổ biến. Tỷ lệ mì sợi dương tính với hàn the theo phương pháp test nhanh là 71%; tỷ lệ mì sợi dương tính với hàn the theo phương pháp AOAC 970.33-2010 là 74,2%. Có 01 mẫu mì sợi được thử nghệm bằng phương pháp test nhanh hàn the âm tính nhưng khi thử bằng phương pháp AOAC 970.33-2010 cho kết quả dương tính. Tính tương đồng giữa kết quả thử nghiệm hàn the theo phương pháp test nhanh và phương pháp AOAC 970.33-2010 cao chiếm 91,9% có ý nghĩa thống kê với p<0,0001. Có sự khác nhau giữa kết quả kiểm nghiệm hàn the của hai phương pháp trên 01 mẫu mì sợi có thể do những nguyên nhân sau: hàn the có trong mẫu này thấp nên giới hạn phát hiện của phương pháp test nhanh không thể phát hiện được. Cũng có thể do thao tác xử lý mẫu của người thực hiện kiểm nghiệm hàn the bằng phương pháp test nhanh chưa tốt do không có thiết bị nghiền mẫu mà mẫu chỉ được cắt nhỏ. Một lý do nữa cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về kết quả là do quá trình hòa mẫu với dung dịch đệm chưa được thực hiện tốt. Tóm lại, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ mà thực phẩm đến tay người tiêu dùng ngày càng đa dạng hơn. Từ thực phẩm tươi sống đến thực phẩm đã qua sơ chế và chế biến với rất nhiều chủng loại khác nhau. Bên cạnh đó thì nguy cơ mất an toàn thực phẩm cũng trở nên phức tạp hơn đặc biệt là hàn the trong thực phẩm mì sợi ở nghiên cứu này. Chính vì vậy, nhà quản lý về ATTP cần đưa ra những dự án truyền thông thiết thực hơn nữa đến với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và cả người tiêu dùng. KẾT LUẬN Tỷ lệ người kinh doanh thực phẩm mì sợi biết hàn the có hại đến sức khỏe là 93,5% và biết hàn the không được phép sử dụng trong thực phẩm là 87,1%. Tỷ lệ mì sợi tại các chợ trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương dương tính với hàn the là 74,2%. Tính tương đồng giữa phương pháp test nhanh và phương pháp AOAC 970.33- 2010 chiếm 91,9%. KIẾN NGHỊ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cở sản xuất, kinh doanh mì sợi trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đặc biệt là thường xuyên thực hiện các test nhanh kiểm tra có hàn the trong các sản phẩm mì sợi tại các cơ sở sản xuất, buôn bán mì sợi. Tổ chức cho những cơ sở kinh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 343 doanh thực phẩm tại các chợ ký cam kết kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm ATTP. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thanh Hải, Đào Mỹ Thanh, Nguyễn Khoa Hạ Mai, Nguyễn Thị Từ Minh (2005). Khảo sát tình hình sử dụng hàn the trong thực phẩm tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 -2005. Luận Văn, tr 12-43. 2. Nguyễn Thị Mỹ Dung (2014). Thực trạng và các yếu tố liên quan đến việc sử dụng hàn the trong thực phẩm tại các quầy hàng của chợ Tân An tỉnh Long An năm 2014. Luận văn, tr 1- 50 3. Nguyễn Thu Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Thoan, Cao Thị Kim Hoa, Vương Thuận An, Bùi Thị Kiều Anh, Mai Thùy Linh, Đinh Thanh Bình, Bùi Sơn Lâm (2008). Đánh giá thực trạng sử dụng hàn the, formol, chất tẩy trắng, phẩm màu trong thực phẩm tại các chợ bán lẻ trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh năm 2008. Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5-2009. Nhà xuất bản Hà nội. 4. Quảng Thị An Khánh (2014). Tình hình sử dụng Hàn the và các yếu tố liên quan của một số cơ sở kinh doanh giò chả tại Thị xã Phan Rang- Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận năm 2014. Luận văn, tr 1-54. 5. Viện Kỹ thuật Hóa Sinh và Tài liệu Dịch vụ- Bộ Công An. Bộ KIT kiểm tra nhanh hàn the trong thực phẩm -KIT BK 04. Ngày nhận bài báo: 1/8/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 8/8/2016 Ngày bài báo được đăng: 05/10/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf338_3597_2177648.pdf
Tài liệu liên quan